sophienguyen
04-15-2015, 02:48 AM
Những sự thật khoa học lý thú
1. Ngôi sao lớn nhất (từng biết) trong vũ trụ - VY Canis Majoris, có thể chứa 7.000.000.000.000.000 Trái đất. Nói cách khác, nếu Trái đất có kích cỡ bằng hạt đậu, thì VY Canis Majoris sẽ có đường kính 2,7 km.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat1.jpg
2. Nếu gom toàn bộ nước trên hành tinh chúng ta lại thì ta sẽ có một quả cầu nước đường kính 1385 km.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat2.jpg
3. Nước ngọt ở trạng thái lỏng (chưa kể các sông băng) chỉ chiếm 0,77% tổng lượng nước trên thế giới.
4. Dấu hiệu nhiệt của vệ tinh Mimas của Thổ tinh có hình dạng y chang Pac-Man.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat4.jpg (http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat4.jpg)
5. Đây là nơi mà những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của nhân loại đã truyền tới (112 năm). Loài người cũng chẳng nhỏ bé cho lắm phải không nào?
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat5.jpg
6. Aerographite là chất liệu nhẹ cân đến mức bạn có thể nhấc cả một xe bus chất này trên một tay. Nó có cấu tạo gồm những ống carbon rỗng, nên nó có thể nâng tải trọng gấp 40.000 lần trọng lượng riêng của nó.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat6.jpg
7. Nghĩ tới sự tận thế... Bạn có nghĩ rằng có tiểu hành tinh nào đó có thể lao vào hành tinh của chúng ta không? Hiện nay, có ba vật thể được đặt dưới tầm quan sát kĩ lưỡng của các nhà nghiên cứu. Hai trong số này đủ nhỏ nên hậu quả của vụ va chạm nếu có sẽ mang tính cục bộ. Mối đe dọa lớn nhất là tiểu hành tinh 1950 DA với đường kính 1100 m. Nếu Trái đất va chạm với nó thì có thể có những hệ lụy toàn cầu. Xác suất va chạm là thấp (khoảng 0,33%), và đợt chạm trán sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2088.
8. Hành tinh đầu tiên nằm bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta được phát hiện ra vào năm 1990. Bạn có thể nghĩ đó là bởi vì không có nhiều hành tinh cho lắm trong vũ trụ. Thật ra, người ta tin rằng có đến 40.000.000.000.000.000.000.000 (40 và 21 số 0!) hành tinh. Cho đến nay, chúng ta chỉ mới khám phá khoảng 800 hành tinh.
9. Ngôi sao lớn nhất được biết hiện nay là VY Canis Majoris. Bán kính của nó gấp 600 lần bán kính của mặt trời. Tuy nhiên, khối lượng của nó chỉ gấp 30 lần khối lượng của mặt trời.
10. Ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời là đỉnh Olympus Mons trên Hỏa tinh, độ cao của nó ước tính là 26.000 m và đường kính tại chân núi là trên 600 km. Trên hành tinh của chúng ta, một ngọn núi lớn như vậy không thể nào hình thành được.
11. Trong hệ mặt trời, có một vật thể lớn hơn hành tinh, mặc dù nó không phải là hành tinh. Đó là Ganymede. Nó là một vệ tinh của Mộc tinh. Nó có kích cỡ lớn hơn Kim tinh!
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat11.jpg
12. Dù tin hay không, chúng ta đều được sinh ra từ các ngôi sao và bụi vũ trụ. Nếu các ngôi sao không bùng nổ theo một kiểu kịch tính tạo ra sao siêu mới, thì sẽ không có các nguyên tố cần thiết để cho chúng ta tồn tại. Bởi vì các ngôi sao đang qua đời, nên chúng ta có thể sống.
13. So sánh chỗ bùng nổ trên mặt trời với Mộc tinh và Trái đất.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat13.jpg
14. Mỗi giây mặt trời tạo ra lượng năng lượng đủ cho nhân loại sử dụng trong thiên niên kỉ tới (với nhu cầu ở mức hiện nay).
15. Từ hành tinh chúng ta, mắt trần có thể nhìn thấy khoảng 6000 ngôi sao. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng ống nhòm, chúng ta sẽ thấy 50.000 ngôi sao. Có vẻ như là nhiều, nhưng chỉ tính riêng trong thiên hà của chúng ta đã có đến 400 tỉ ngôi sao.
16. Nếu bạn đang chuyển động trong không gian ở tốc độ bằng 99,999999% tốc độ ánh sáng và có thể trở về sau 10 năm du hành, thì trên Trái đất 70.000 năm đã trôi qua.
17. Sao neutron có tỉ trọng lớn đến mức một muỗng cà phê vật chất của nó cân nặng 90 tỉ kilogram!
18. Nếu bạn muốn nhìn thấy sự ra đời của vũ trụ, bạn chỉ cần bật ti vi nhà bạn lên và chuyển sang kênh không có đài nào phát. Khoảng 10% tín hiệu nhiễu mà chúng ta nhìn thấy đó là bức xạ nền, gửi đến chúng ta từ sự ra đời của vũ trụ.
19. Nếu bạn chọn tỉ lệ sao cho Trái đất chừng bằng hạt đậu, thì Mộc tinh sẽ ở xa hơn 300 m, và Pluto sẽ cách chúng ta khoảng 2,5 km (và sẽ có kích cỡ bằng con vi khuẩn nên bạn sẽ không nhìn thấy nó). Ngôi sao gần nhất – Proxima Centauri (4 năm ánh sáng) sẽ ở cách chúng ta 16.000 km.
20. Nếu bạn ngồi vào phi thuyền vũ trụ Voyager, bạn sẽ du hành với tốc độ 56.000 km/h. Và đây là lịch trình của bạn
- đến vật thể gần nhất, mặt trăng: 6 giờ
- đến mặt trời: 111 ngày
- đến ngôi sao gần nhất bên ngoài hệ mặt trời, Proxima Centauri: 77.000 năm!
- đến sao Bắc Cực: 8.000.000 năm du hành
- đến thiên hà gần nhất, Andromeda: 48 tỉ năm (hãy nhớ rằng vũ trụ mới có 13,7 tỉ năm tuổi!)
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat20.jpg (http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat20.jpg)
Theo MyScienceAcademy
1. Ngôi sao lớn nhất (từng biết) trong vũ trụ - VY Canis Majoris, có thể chứa 7.000.000.000.000.000 Trái đất. Nói cách khác, nếu Trái đất có kích cỡ bằng hạt đậu, thì VY Canis Majoris sẽ có đường kính 2,7 km.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat1.jpg
2. Nếu gom toàn bộ nước trên hành tinh chúng ta lại thì ta sẽ có một quả cầu nước đường kính 1385 km.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat2.jpg
3. Nước ngọt ở trạng thái lỏng (chưa kể các sông băng) chỉ chiếm 0,77% tổng lượng nước trên thế giới.
4. Dấu hiệu nhiệt của vệ tinh Mimas của Thổ tinh có hình dạng y chang Pac-Man.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat4.jpg (http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat4.jpg)
5. Đây là nơi mà những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của nhân loại đã truyền tới (112 năm). Loài người cũng chẳng nhỏ bé cho lắm phải không nào?
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat5.jpg
6. Aerographite là chất liệu nhẹ cân đến mức bạn có thể nhấc cả một xe bus chất này trên một tay. Nó có cấu tạo gồm những ống carbon rỗng, nên nó có thể nâng tải trọng gấp 40.000 lần trọng lượng riêng của nó.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat6.jpg
7. Nghĩ tới sự tận thế... Bạn có nghĩ rằng có tiểu hành tinh nào đó có thể lao vào hành tinh của chúng ta không? Hiện nay, có ba vật thể được đặt dưới tầm quan sát kĩ lưỡng của các nhà nghiên cứu. Hai trong số này đủ nhỏ nên hậu quả của vụ va chạm nếu có sẽ mang tính cục bộ. Mối đe dọa lớn nhất là tiểu hành tinh 1950 DA với đường kính 1100 m. Nếu Trái đất va chạm với nó thì có thể có những hệ lụy toàn cầu. Xác suất va chạm là thấp (khoảng 0,33%), và đợt chạm trán sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2088.
8. Hành tinh đầu tiên nằm bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta được phát hiện ra vào năm 1990. Bạn có thể nghĩ đó là bởi vì không có nhiều hành tinh cho lắm trong vũ trụ. Thật ra, người ta tin rằng có đến 40.000.000.000.000.000.000.000 (40 và 21 số 0!) hành tinh. Cho đến nay, chúng ta chỉ mới khám phá khoảng 800 hành tinh.
9. Ngôi sao lớn nhất được biết hiện nay là VY Canis Majoris. Bán kính của nó gấp 600 lần bán kính của mặt trời. Tuy nhiên, khối lượng của nó chỉ gấp 30 lần khối lượng của mặt trời.
10. Ngọn núi cao nhất trong hệ mặt trời là đỉnh Olympus Mons trên Hỏa tinh, độ cao của nó ước tính là 26.000 m và đường kính tại chân núi là trên 600 km. Trên hành tinh của chúng ta, một ngọn núi lớn như vậy không thể nào hình thành được.
11. Trong hệ mặt trời, có một vật thể lớn hơn hành tinh, mặc dù nó không phải là hành tinh. Đó là Ganymede. Nó là một vệ tinh của Mộc tinh. Nó có kích cỡ lớn hơn Kim tinh!
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat11.jpg
12. Dù tin hay không, chúng ta đều được sinh ra từ các ngôi sao và bụi vũ trụ. Nếu các ngôi sao không bùng nổ theo một kiểu kịch tính tạo ra sao siêu mới, thì sẽ không có các nguyên tố cần thiết để cho chúng ta tồn tại. Bởi vì các ngôi sao đang qua đời, nên chúng ta có thể sống.
13. So sánh chỗ bùng nổ trên mặt trời với Mộc tinh và Trái đất.
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat13.jpg
14. Mỗi giây mặt trời tạo ra lượng năng lượng đủ cho nhân loại sử dụng trong thiên niên kỉ tới (với nhu cầu ở mức hiện nay).
15. Từ hành tinh chúng ta, mắt trần có thể nhìn thấy khoảng 6000 ngôi sao. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng ống nhòm, chúng ta sẽ thấy 50.000 ngôi sao. Có vẻ như là nhiều, nhưng chỉ tính riêng trong thiên hà của chúng ta đã có đến 400 tỉ ngôi sao.
16. Nếu bạn đang chuyển động trong không gian ở tốc độ bằng 99,999999% tốc độ ánh sáng và có thể trở về sau 10 năm du hành, thì trên Trái đất 70.000 năm đã trôi qua.
17. Sao neutron có tỉ trọng lớn đến mức một muỗng cà phê vật chất của nó cân nặng 90 tỉ kilogram!
18. Nếu bạn muốn nhìn thấy sự ra đời của vũ trụ, bạn chỉ cần bật ti vi nhà bạn lên và chuyển sang kênh không có đài nào phát. Khoảng 10% tín hiệu nhiễu mà chúng ta nhìn thấy đó là bức xạ nền, gửi đến chúng ta từ sự ra đời của vũ trụ.
19. Nếu bạn chọn tỉ lệ sao cho Trái đất chừng bằng hạt đậu, thì Mộc tinh sẽ ở xa hơn 300 m, và Pluto sẽ cách chúng ta khoảng 2,5 km (và sẽ có kích cỡ bằng con vi khuẩn nên bạn sẽ không nhìn thấy nó). Ngôi sao gần nhất – Proxima Centauri (4 năm ánh sáng) sẽ ở cách chúng ta 16.000 km.
20. Nếu bạn ngồi vào phi thuyền vũ trụ Voyager, bạn sẽ du hành với tốc độ 56.000 km/h. Và đây là lịch trình của bạn
- đến vật thể gần nhất, mặt trăng: 6 giờ
- đến mặt trời: 111 ngày
- đến ngôi sao gần nhất bên ngoài hệ mặt trời, Proxima Centauri: 77.000 năm!
- đến sao Bắc Cực: 8.000.000 năm du hành
- đến thiên hà gần nhất, Andromeda: 48 tỉ năm (hãy nhớ rằng vũ trụ mới có 13,7 tỉ năm tuổi!)
http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat20.jpg (http://360.thuvienvatly.com/images/2013/01b/suthat20.jpg)
Theo MyScienceAcademy