Mặc Vũ
10-19-2010, 10:59 PM
Cứu Tinh Của Hollywood
Công ty ILM là cái tên gợi cho những người yêu điện ảnh một sự tò mò. Từ khi đạo diễn George Lucas thành lập công ty vào năm 1975 để cung cấp các hiệu quả đặc biệt cho bộ phim Star Wars, ILM đã góp nhiều tâm lực của mình vào 8 trong 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra, công ty còn đoạt 28 giải Oscar, 14 giải cho hiệu quả hình ảnh xuất sắc nhất và 14 giải khác cho thành tựu kỹ thuật.
Cụ thể, ILM đã tham gia vào việc dàn dựng các bộ phim nổi tiếng như Star Wars, The Empire Strikes Back, Return of The Jedi, Indiana Jones (3 tập), Star Trek: Generations (2 tập), Jurassic Park, The Lost World, Men In Black, Jumanji, The Mask, Forrest Gump, Twister, Star Wars: Episode 1, The Perfect Storm…
Trong 28 năm qua, ILM đi tiên phong trong việc vận dụng kỹ xảo điện ảnh với nhiều sáng tạo mang tính đột phá. Thật khó lòng kể lại chi tiết những gì ILM đã làm được chỉ trong một bài viết. Việc tạo ra các hiệu quả đặc biệt thực hiện bởi máy tính (CG) không hề là chuyện đơn giản, mà đây là cả một quá trình căng thẳng, đòi hỏi vô số cuộc nghiên cứu và lao động miệt mài.
ILM có khoảng 1.000 nhân viên tài năng, trong đó có: các nhà giám sát hiệu quả hình ảnh, các chuyên gia chỉ đạo kỹ thuật, các nhà phát triển phần mềm phục vụ công việc CG, các nhà khoa học, các nhà chỉ đạo nghệ thuật, các nhà sản xuất, nhà tạo hình mẫu, các chuyên viên hoạt họa, các cameraman và kỹ thuật viên sân khấu…v.v.v…
http://www.yxine.com/upload/light30042003/storm3.jpg
Nơi quy tụ tài năng
Mỗi nhóm người trên có nhiều ngón nghề đặc biệt. Ví dụ Habib Zargarpour, nhà giám sát hiệu quả hình ảnh phim The Perfect Storm có biệt danh “Paticle Man” vì ông có công tạo ra đám mây khí trên máy tính bằng hàng triệu phân tử 3D nhỏ kết hợp lại trong một cảnh ấn tượng của bộ phim The Mask. Tốt nghiệp cử nhân khoa học ứng dụng và kỹ thuật cơ khí, Habib lấy thêm bằng thiết kế công nghiệp trước khi vào làm việc cho ILM năm 1993. Ông giữ cương vị chỉ đạo kỹ thuật phim The Mask. Trong phim The Perfect Storm, Habib tạo ra các mô hình máy tính làm giả nước. Ông còn dùng kỹ thuật phân tử tạo ra các vì sao trong bộ phim Twister, tạo ra sóng triều trong bộ phim Snake Eyes (ở cảnh cuối). Các kỹ xảo CG đóng vai trò quan trọng trong các bộ phim hiện nay, dù rất ít người biết về nó. Ví dụ kỹ xảo CG có mặt trong hầu hết cảnh nước, thuyền và cả cảnh người của bộ phim The Perfect Storm.
Các điều kiện cần có
Trước khi người đạo diễn một bộ phim đến nhờ ILM giúp một tay, ông ta phải hoàn tất các công đọan sau: có một kịch bản hoàn chỉnh, từ kịch bản sẽ hình hành các bộ phác thảo. Mỗi phác thảo gồm những bức vẽ tĩnh có lời thoại và chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể.
http://www.yxine.com/upload/light30042003/11.jpg
Một cảnh phim có thể có nhiều tiểu cảnh. Mỗi tiểu cảnh là một góc quay, nên phải có một phác thảo riêng. Một bộ phim điển hình thường có 2.000 tiểu cảnh khác nhau, mà khi nối kết nhau, sẽ tạo thành một bộ phim hoàn tất.
Sau khi có các phác thảo trong tay, đoàn làm phim sẽ chia thành nhiều nhóm:
- Nhóm lo về thiết kế và xây dựng các phim trường cần thiết cho các cảnh phim.
- Nhóm đi điều tra và chọn các điểm quay thực tế.
- Nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh kỹ xảo CG khác nhau.
- Nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh liên quan đến diễn viên đóng thế.
- Nhóm chuẩn bị các hiệu quả đặc biệt mô hình thật, ví dụ như cá mập robot trong phim Jaws.
- Nhóm lo về phục trang.
- Đoàn làm phim chuẩn bị camera, ánh sáng, âm thanh.
ILM thường tham gia 3 công đoạn: tạo ra các phác thảo đồ họa 3D, tạo ra những cảnh quay CG thuần túy, tạo ra các kỹ xảo CG có người (như con tàu trên sóng ảo với đoàn thủy thủ ở trên).
Giai đoạn hậu sản xuất
Khi việc sản xuất phim hoàn tất, nó sẽ chuyển sang giai đoạn hậu kỳ với các công việc sau:
- Phần nào của phim dùng kỹ xảo kỹ thuật số sẽ được kỹ thuật số hóa.
- Các tiểu cảnh sử dụng cả kỹ xảo CG và người thật việc thật hoặc mô hình nhân vật thu nhỏ được lồng vào nhau, để cho ra một cảnh quay duy nhất trông như thật.
- Các cảnh quay đóng thế và nguy hiểm có đạo cụ dây nhợ hỗ trợ sẽ được xóa đạo cụ và dây.
- Phim được “dọn dẹp vệ sinh” và chỉnh màu.
- Tất cả các cảnh quay được nối kết lại thành một bộ phim hoàn hảo.
- Nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được thêm vào.
- Phim được hoàn chỉnh lần cuối, nhân bản và gửi đến rạp chiếu phim.
||| Phông nền xanh - công cụ đặc biệt của kỹ xảo điện ảnh
Từ lâu, kỹ xảo điện ảnh đã đóng góp vào sự thành công của nhiều bộ phim. Một trong các công cụ được sử dụng nhiều nhất của kỹ xảo điện ảnh chính là Phông nền xanh - Blue/Green Screen. Phông nền xanh cho phép ghép cảnh theo yêu cầu của đạo diễn.
Giả như thật
Vài ví dụ điển hình về ứng dụng kỹ xảo điện ảnh:
- Trong bộ phim E.T., chính kỹ thuật phông nền xanh đã làm cho khán giả thấy bọn trẻ trong phim đang bay khi mà trên thực tế chúng không bay gì cả!
- Trong bộ phim Star Wars, Luke lao chiến đấu cơ X-wing vào chiến hào của hành tinh Death Star cùng với các máy bay TIE truy kích phía sau lưng, nhưng tất cả đều là mô hình giả.
- Trong Return of The Jedi, Leia và Luke bay chiếc xe đạp đua ở vận tốc 160km/h trong rừng, trên thực tế, không có chiếc xe đạp nào bay ở vận tốc như thế!
- Trong Back to The Future, cảnh Delorean “cất cánh” chiếc xe hơi và bay xuống đường phố đông đúc tất nhiên là cảnh giả.
- Hay như trên bản tin thời tiết mỗi đếm ở Mỹ, phát thanh viên đứng trước bản đồ thời tiết được thực hiện bởi vi tính sao cho trông giống như cô ấy đang có mặt tại nơi bão tố đang hoành hành.
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, ảo giác được tạo nên bởi kỹ thuật hiệu quả đặc biệt gọi là Kỹ thuật phối hình động ( Traveling Matte ) trên phông nền xanh.
Kỹ thuật này cho phép các diễn viên và mô hình xuất hiện trong những cảnh nằm ngoài sức tưởng tượng của con người như: bay ra không gian, đong đưa với sợi dây buộc vào thành cầu phía dưới là khe sâu, bay qua đường phố… Người xem có cảm giác, mọi chuyện diễn ra… như thật!
Kỹ xảo phông nền xanh
Có 2 cách khác nhau để thực hiện kỹ thuật này:
1. Static Matte ( phối hình tĩnh )
Phối hình tĩnh được sử dụng thường xuyên trong kỹ nghệ điện ảnh để tạo hiệu quả đặc biệt. Cách thông dụng nhất là dùng kỹ thuật phối hai lần. Sau đây là các bước cần phải làm để tạo một cảnh hiệu quả đặc biệt.
Muốn có cảnh ngoạn mục hai diễn viên đấu kiếm trên một bình nguyên lớn bằng phẳng khi bầu trời mây đen vần vũ, cameraman phải quay cảnh hai diễn viên đứng trên một bình nguyên êm ả, nhưng phần trên của thấu kính được che lại bằng băng đen để phần bầu trời không xuất hiện trên phim ( bấm máy bình thường, hình chỉ hiện lên phim ở nửa dưới của phim ). Sau đó, cameraman cho đoạn phim vừa quay trở lui trong máy, rồi dùng băng che phía dưới của thấu kính để chụp đám mây thật. Đám mây này sẽ hiện bên trên phim ở phần bị bỏ trống lần quay trước. Như vậy với 2 lần quay, chúng ta đã có một cảnh hoàn chỉnh diễn viên đấu kiếm trong trời mưa bão.
Ngoài kỹ thuật này ra, có thể được tiến hành bằng cách:
- Bầu trời có thể hình hành từ máy tính thay vì phải quay bên ngoài.
http://www.yxine.com/upload/22092003/t2.jpg
- Hai cảnh quay riêng lẻ ở hai cuộn phim, rồi đưa vào bộ phận kỹ xảo điện ảnh để kết hợp thành cảnh hoàn chỉnh bằng một kỹ thuật gọi là Optical compositing ( bố cục quang học ).
Hai cảnh quay người trên bình nguyên và mây vần vũ được chuyển thành cảnh thứ 3, nhờ chiếc máy tạo bố cục thực hiện mỗi lần một khung hình với độ chính xác cao. Sự kết hợp này cũng có thể tiến hành tại bộ phận kỹ thuật số với 2 cảnh quay trước đó được kỹ thuật số hóa, kết hợp từng khung hình với nhau trong bộ nhớ vi tính, rồi in ra thành cảnh phim kết hợp hoàn chỉnh.
http://www.yxine.com/upload/22092003/t4.jpg
2. Traveling Matter ( phối hình động )
Ví dụ về một cảnh quay có cảnh nữ diễn viên nắm sợi dây nhìn xuống khe nước sâu la hét cầu cứu. Đạo diễn có nhiều lựa chọn để thực hiện cảnh quay:
a. Nếu diễn viên có đủ can đảm thực hiện, cô ta sẽ nắm sợi dây đong đưa thật sự trong môi trường thật. ( Hầu như không có diễn viên nào dám làm chuyện như vậy ).
b. Đạo diễn có thể dùng người đóng thế trong môi trường thật nhưng không được quay cận cảnh. Khuôn mặt hoảng sợ của diễn viên sẽ được quay sau.
c. Đạo diễn có thể dùng phông nền xanh với diễn viên nắm sợi dây đong đưa trước màn ở độ cao an toàn. Kỹ thuật phông nền xanh cho phép kết hợp 2 hay nhiều lần quay một cảnh vào một cảnh hoàn chỉnh trông như thật. Lần quay đầu là quay khe núi như bối cảnh, lần quay 2 là quay diễn viên đu dây trước phông nền xanh trong studio. Tại bộ phận kỹ xảo điện ảnh, các chuyên viên sẽ sử dụng các phần mềm đặc biệt đế tạo thành cảnh cuối cùng diễn viên đu dây trên khe núi. Phông nền xanh cho phép ghép bối cảnh thật vào phía sau diễn viên, vì phông nền xanh tương đương với khoảng trống chưa có hình khi đi qua bộ lọc màu đỏ.
Tenkens Smile
Công ty ILM là cái tên gợi cho những người yêu điện ảnh một sự tò mò. Từ khi đạo diễn George Lucas thành lập công ty vào năm 1975 để cung cấp các hiệu quả đặc biệt cho bộ phim Star Wars, ILM đã góp nhiều tâm lực của mình vào 8 trong 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra, công ty còn đoạt 28 giải Oscar, 14 giải cho hiệu quả hình ảnh xuất sắc nhất và 14 giải khác cho thành tựu kỹ thuật.
Cụ thể, ILM đã tham gia vào việc dàn dựng các bộ phim nổi tiếng như Star Wars, The Empire Strikes Back, Return of The Jedi, Indiana Jones (3 tập), Star Trek: Generations (2 tập), Jurassic Park, The Lost World, Men In Black, Jumanji, The Mask, Forrest Gump, Twister, Star Wars: Episode 1, The Perfect Storm…
Trong 28 năm qua, ILM đi tiên phong trong việc vận dụng kỹ xảo điện ảnh với nhiều sáng tạo mang tính đột phá. Thật khó lòng kể lại chi tiết những gì ILM đã làm được chỉ trong một bài viết. Việc tạo ra các hiệu quả đặc biệt thực hiện bởi máy tính (CG) không hề là chuyện đơn giản, mà đây là cả một quá trình căng thẳng, đòi hỏi vô số cuộc nghiên cứu và lao động miệt mài.
ILM có khoảng 1.000 nhân viên tài năng, trong đó có: các nhà giám sát hiệu quả hình ảnh, các chuyên gia chỉ đạo kỹ thuật, các nhà phát triển phần mềm phục vụ công việc CG, các nhà khoa học, các nhà chỉ đạo nghệ thuật, các nhà sản xuất, nhà tạo hình mẫu, các chuyên viên hoạt họa, các cameraman và kỹ thuật viên sân khấu…v.v.v…
http://www.yxine.com/upload/light30042003/storm3.jpg
Nơi quy tụ tài năng
Mỗi nhóm người trên có nhiều ngón nghề đặc biệt. Ví dụ Habib Zargarpour, nhà giám sát hiệu quả hình ảnh phim The Perfect Storm có biệt danh “Paticle Man” vì ông có công tạo ra đám mây khí trên máy tính bằng hàng triệu phân tử 3D nhỏ kết hợp lại trong một cảnh ấn tượng của bộ phim The Mask. Tốt nghiệp cử nhân khoa học ứng dụng và kỹ thuật cơ khí, Habib lấy thêm bằng thiết kế công nghiệp trước khi vào làm việc cho ILM năm 1993. Ông giữ cương vị chỉ đạo kỹ thuật phim The Mask. Trong phim The Perfect Storm, Habib tạo ra các mô hình máy tính làm giả nước. Ông còn dùng kỹ thuật phân tử tạo ra các vì sao trong bộ phim Twister, tạo ra sóng triều trong bộ phim Snake Eyes (ở cảnh cuối). Các kỹ xảo CG đóng vai trò quan trọng trong các bộ phim hiện nay, dù rất ít người biết về nó. Ví dụ kỹ xảo CG có mặt trong hầu hết cảnh nước, thuyền và cả cảnh người của bộ phim The Perfect Storm.
Các điều kiện cần có
Trước khi người đạo diễn một bộ phim đến nhờ ILM giúp một tay, ông ta phải hoàn tất các công đọan sau: có một kịch bản hoàn chỉnh, từ kịch bản sẽ hình hành các bộ phác thảo. Mỗi phác thảo gồm những bức vẽ tĩnh có lời thoại và chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể.
http://www.yxine.com/upload/light30042003/11.jpg
Một cảnh phim có thể có nhiều tiểu cảnh. Mỗi tiểu cảnh là một góc quay, nên phải có một phác thảo riêng. Một bộ phim điển hình thường có 2.000 tiểu cảnh khác nhau, mà khi nối kết nhau, sẽ tạo thành một bộ phim hoàn tất.
Sau khi có các phác thảo trong tay, đoàn làm phim sẽ chia thành nhiều nhóm:
- Nhóm lo về thiết kế và xây dựng các phim trường cần thiết cho các cảnh phim.
- Nhóm đi điều tra và chọn các điểm quay thực tế.
- Nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh kỹ xảo CG khác nhau.
- Nhóm chuẩn bị cho các tiểu cảnh liên quan đến diễn viên đóng thế.
- Nhóm chuẩn bị các hiệu quả đặc biệt mô hình thật, ví dụ như cá mập robot trong phim Jaws.
- Nhóm lo về phục trang.
- Đoàn làm phim chuẩn bị camera, ánh sáng, âm thanh.
ILM thường tham gia 3 công đoạn: tạo ra các phác thảo đồ họa 3D, tạo ra những cảnh quay CG thuần túy, tạo ra các kỹ xảo CG có người (như con tàu trên sóng ảo với đoàn thủy thủ ở trên).
Giai đoạn hậu sản xuất
Khi việc sản xuất phim hoàn tất, nó sẽ chuyển sang giai đoạn hậu kỳ với các công việc sau:
- Phần nào của phim dùng kỹ xảo kỹ thuật số sẽ được kỹ thuật số hóa.
- Các tiểu cảnh sử dụng cả kỹ xảo CG và người thật việc thật hoặc mô hình nhân vật thu nhỏ được lồng vào nhau, để cho ra một cảnh quay duy nhất trông như thật.
- Các cảnh quay đóng thế và nguy hiểm có đạo cụ dây nhợ hỗ trợ sẽ được xóa đạo cụ và dây.
- Phim được “dọn dẹp vệ sinh” và chỉnh màu.
- Tất cả các cảnh quay được nối kết lại thành một bộ phim hoàn hảo.
- Nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được thêm vào.
- Phim được hoàn chỉnh lần cuối, nhân bản và gửi đến rạp chiếu phim.
||| Phông nền xanh - công cụ đặc biệt của kỹ xảo điện ảnh
Từ lâu, kỹ xảo điện ảnh đã đóng góp vào sự thành công của nhiều bộ phim. Một trong các công cụ được sử dụng nhiều nhất của kỹ xảo điện ảnh chính là Phông nền xanh - Blue/Green Screen. Phông nền xanh cho phép ghép cảnh theo yêu cầu của đạo diễn.
Giả như thật
Vài ví dụ điển hình về ứng dụng kỹ xảo điện ảnh:
- Trong bộ phim E.T., chính kỹ thuật phông nền xanh đã làm cho khán giả thấy bọn trẻ trong phim đang bay khi mà trên thực tế chúng không bay gì cả!
- Trong bộ phim Star Wars, Luke lao chiến đấu cơ X-wing vào chiến hào của hành tinh Death Star cùng với các máy bay TIE truy kích phía sau lưng, nhưng tất cả đều là mô hình giả.
- Trong Return of The Jedi, Leia và Luke bay chiếc xe đạp đua ở vận tốc 160km/h trong rừng, trên thực tế, không có chiếc xe đạp nào bay ở vận tốc như thế!
- Trong Back to The Future, cảnh Delorean “cất cánh” chiếc xe hơi và bay xuống đường phố đông đúc tất nhiên là cảnh giả.
- Hay như trên bản tin thời tiết mỗi đếm ở Mỹ, phát thanh viên đứng trước bản đồ thời tiết được thực hiện bởi vi tính sao cho trông giống như cô ấy đang có mặt tại nơi bão tố đang hoành hành.
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, ảo giác được tạo nên bởi kỹ thuật hiệu quả đặc biệt gọi là Kỹ thuật phối hình động ( Traveling Matte ) trên phông nền xanh.
Kỹ thuật này cho phép các diễn viên và mô hình xuất hiện trong những cảnh nằm ngoài sức tưởng tượng của con người như: bay ra không gian, đong đưa với sợi dây buộc vào thành cầu phía dưới là khe sâu, bay qua đường phố… Người xem có cảm giác, mọi chuyện diễn ra… như thật!
Kỹ xảo phông nền xanh
Có 2 cách khác nhau để thực hiện kỹ thuật này:
1. Static Matte ( phối hình tĩnh )
Phối hình tĩnh được sử dụng thường xuyên trong kỹ nghệ điện ảnh để tạo hiệu quả đặc biệt. Cách thông dụng nhất là dùng kỹ thuật phối hai lần. Sau đây là các bước cần phải làm để tạo một cảnh hiệu quả đặc biệt.
Muốn có cảnh ngoạn mục hai diễn viên đấu kiếm trên một bình nguyên lớn bằng phẳng khi bầu trời mây đen vần vũ, cameraman phải quay cảnh hai diễn viên đứng trên một bình nguyên êm ả, nhưng phần trên của thấu kính được che lại bằng băng đen để phần bầu trời không xuất hiện trên phim ( bấm máy bình thường, hình chỉ hiện lên phim ở nửa dưới của phim ). Sau đó, cameraman cho đoạn phim vừa quay trở lui trong máy, rồi dùng băng che phía dưới của thấu kính để chụp đám mây thật. Đám mây này sẽ hiện bên trên phim ở phần bị bỏ trống lần quay trước. Như vậy với 2 lần quay, chúng ta đã có một cảnh hoàn chỉnh diễn viên đấu kiếm trong trời mưa bão.
Ngoài kỹ thuật này ra, có thể được tiến hành bằng cách:
- Bầu trời có thể hình hành từ máy tính thay vì phải quay bên ngoài.
http://www.yxine.com/upload/22092003/t2.jpg
- Hai cảnh quay riêng lẻ ở hai cuộn phim, rồi đưa vào bộ phận kỹ xảo điện ảnh để kết hợp thành cảnh hoàn chỉnh bằng một kỹ thuật gọi là Optical compositing ( bố cục quang học ).
Hai cảnh quay người trên bình nguyên và mây vần vũ được chuyển thành cảnh thứ 3, nhờ chiếc máy tạo bố cục thực hiện mỗi lần một khung hình với độ chính xác cao. Sự kết hợp này cũng có thể tiến hành tại bộ phận kỹ thuật số với 2 cảnh quay trước đó được kỹ thuật số hóa, kết hợp từng khung hình với nhau trong bộ nhớ vi tính, rồi in ra thành cảnh phim kết hợp hoàn chỉnh.
http://www.yxine.com/upload/22092003/t4.jpg
2. Traveling Matter ( phối hình động )
Ví dụ về một cảnh quay có cảnh nữ diễn viên nắm sợi dây nhìn xuống khe nước sâu la hét cầu cứu. Đạo diễn có nhiều lựa chọn để thực hiện cảnh quay:
a. Nếu diễn viên có đủ can đảm thực hiện, cô ta sẽ nắm sợi dây đong đưa thật sự trong môi trường thật. ( Hầu như không có diễn viên nào dám làm chuyện như vậy ).
b. Đạo diễn có thể dùng người đóng thế trong môi trường thật nhưng không được quay cận cảnh. Khuôn mặt hoảng sợ của diễn viên sẽ được quay sau.
c. Đạo diễn có thể dùng phông nền xanh với diễn viên nắm sợi dây đong đưa trước màn ở độ cao an toàn. Kỹ thuật phông nền xanh cho phép kết hợp 2 hay nhiều lần quay một cảnh vào một cảnh hoàn chỉnh trông như thật. Lần quay đầu là quay khe núi như bối cảnh, lần quay 2 là quay diễn viên đu dây trước phông nền xanh trong studio. Tại bộ phận kỹ xảo điện ảnh, các chuyên viên sẽ sử dụng các phần mềm đặc biệt đế tạo thành cảnh cuối cùng diễn viên đu dây trên khe núi. Phông nền xanh cho phép ghép bối cảnh thật vào phía sau diễn viên, vì phông nền xanh tương đương với khoảng trống chưa có hình khi đi qua bộ lọc màu đỏ.
Tenkens Smile