giavui
10-19-2010, 12:44 PM
Trần quang Lộc
http://i54.tinypic.com/sxgj80.jpg
Hơn mười lăm năm, tôi chưa có dịp về thăm quê ngoại. Nhiều lý do lắm nhưng có hai nguyên nhân chính : Thứ nhất, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bị cuốn vào vòng xoáy sâu hun hút của nền kinh tế thị trường lắm gian truân nhưng cũng đầy hấp dẫn. Lý do thứ hai, quê ngoại tôi không còn ai họ hàng thân thích : Ngoại đã mất gần mười sáu năm, các cậu đang sinh sống tận nước ngoài, mẹ con tôi dắt nhau lên thành phố thừa hưởng gia tài ba tôi để lại ngay sau khi ngoại mất. Riêng ngôi nhà mái năm gian với vườn cây ăn quả của ông bà để lại, mẹ đã nhờ bác Mão, một người quen cũ đến ở và chăm nom hộ. Vì vậy, cái làng quê nằm dọc theo dòng sông cái của một huyện miền trung du, nơi tôi đã trải qua thời trong sáng hồn nhiên như cây cỏ cứ xa dần theo năm tháng, nhạt nhòa trong ký ức của tôi.
Rồi hôm nay, tôi quay về quê ngoại vì một lý do hết sức đơn giản : Bán nhà !
Tôi đến ga rất sớm để mua vé tàu về nơi mà cách đây mười lăm năm mình đã ra đi. Trên đường ra ga, một vài người bạn gặp tôi chào hỏi. Câu trả lời “về quê” của tôi làm cho họ hết sức ngạc nhiên. Cũng phải thôi ! Mười lăm năm ở phố, chưa bao giờ tôi nghĩ mình cũng có một miền quê êm ả, đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ. Vài năm đổ lại đây, dân thành phố có xu hướng đưa vợ con về quê : Về quê ăn tết, về quê dự ngày giỗ chạp, về quê nghỉ hè … Ai cũng rất tự hào về quê hương của mình và xem đó là nơi trú ngụ bình yên vững chãi sau những năm tháng bon chen, tranh lấn đến rệu rã, mỏi mòn giữa chốn phố phường bụi bặm. Còn tôi, suốt mười lăm năm lo miệt mài đèn sách rồi lao vào thương trường, đầu óc đặc sệt ý tưởng làm giàu.
Những năm đầu của nền kinh tế mở, tôi hăng hái lao vào việc sản xuất kinh doanh bằng sức trẻ dám nghĩ, dám làm của mình, bằng kiến thức tích lũy được trong bốn năm trên giảng đường đại học kinh tế và nhất là dựa vào vốn liếng ba tôi để lại.
Việc đầu tiên, tôi thay mẹ điều hành công ty sản xuất hàng mỹ phẩm lớn nhất thành phố, đồng thời lo nâng cấp ngôi nhà mặt tiền thành khách sạn mini cho người nước ngoài thuê. Việc kinh doanh buôn bán rất phát đạt. Sản phẩm làm ra không những được khách hàng trong nước tin dùng mà còn xuất hiện trên các thị trường Châu Á, Châu Âu, ngay cả Châu Mỹ xa xôi. Vì vậy, công ty không ngừng cải tiến thiết bị công nghệ, tăng thêm lực lượng chuyên viên kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống Maketing hoạt động rộng khắp. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước xem tôi như một nhà doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng. Phương tiện thông tin đại chúng không ngừng nâng tên tuổi của tôi lên ngang tầm với những nhà làm kinh tế trẻ, tài năng trong nước.
Nhưng tôi chưa thỏa mãn những gì đã đạt được bằng năng lực, bằng sự nhạy cảm của chính mình. Đầu óc tôi lúc nào cũng quay cuồng với việc xoay nhanh đồng vốn, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đầu tư dịch vụ … Tôi không ngần ngại vay những khoản tiền lớn trong các ngân hàng nhằm biến những ước mơ của tôi trở thành hiện thực. Mẹ thường khuyên tôi lấy vợ để có người giúp tôi trong công việc làm ăn. Tôi một mực từ chối, viện lý do chưa thành đạt.
Rồi những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế có phần thông thoáng hơn, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn xuất vốn đầu tư, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nhiều tay giàu sụ khi nay im hơi lặng tiếng bỗng nhảy ra khuấy động thương trường. Các tập đoàn tư sản nước ngoài sẵn sàng đưa vào những khoản tiền khổng lồ để liên doanh liên kết phát triển sản xuất, đầu tư dịch vụ …
Thế là thương trường thành chiến trường sôi động. Ai có nhiều lợi thế hơn sẽ phất lên như diều gặp gió và trở thành những ông chủ lớn, không ít chủ doanh nghiệp bị phá sản, sập tiệm, có người phải vào tù ngồi bóc lịch chỉ vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh, và nhất là vì thiếu cái “tâm” trong sáng kinh doanh. Tôi thuộc thành phần thứ hai nhưng chưa đến nỗi phải bị truy tố trước tòa.
Công ty sản xuất hàng mỹ phẩm vang bóng một thời dần dần suy sụp. Chỉ trong vòng một năm, nó đã teo lại thành quầy bán kem thoa mặt, dầu gội đầu trị gàu, xà phòng tắm, thậm chí còn chen thêm dăm bao thuốc lẻ, vài lon sữa hộp, mấy gói mì ăn liền mới mong tồn tại ! Khách sạn mini mang bảng hiệu “Anh Thơ” cũng bị chi phối bởi quy luật đào thải và trở thành chuồng chim câu tồn tại giữa vô số nhà hàng khách sạn năm, sáu sao ngang tầm quốc tế.
Mẹ rất buồn vì việc làm ăn của tôi bị thất bại. Tôi lo bán tất cả những gì có thể bán được để trang trải nợ nần và quyết tâm nuôi mộng khôi phục lại những gì đã mất. Tất nhiên, tôi không quên nhờ người về quê nhắn bác Mão rao bán hộ vườn nhà của ngoại. Nhắn đi nhắn lại nhiều lần nhưng bác Mão vẫn bặt vô âm tín ! Bực quá, tôi xoay sang trách mẹ đã rất sai lầm khi giao quyền sử dụng tạm thời căn nhà của ngoại cho người dưng. Rồi đây thế nào cũng xảy ra tranh chấp hết sức phức tạp. Lòng người dễ thay đổi, biết đâu mà lường ? Mẹ bảo tôi có tính đa nghi như Tào Tháo, hiểu nhầm người ngay. Bẵng đi một thời gian, bác Mão nhắn mẹ tôi về gấp để thu xếp việc bán nhà. Mẹ ủy thác việc này cho tôi.
Khoảng xế chiều, tàu dừng lại trên một ga xép. Tôi hối hả rời sân ga đi ngược theo hướng cũ để tìm đường về quê ngoại. Cứ đi loanh quanh mãi mà chưa tìm ra lối nhỏ ngày xưa. Nhờ một người đi đường chỉ dẫn, tôi mới hiểu ra. Chao ôi ! Con đường nhỏ hẹp thuở nào dày lỗ chân trâu, hai bên mọc đầy cỏ dại, mùa nước lũ, nhiều đoạn phải xắn quần lội bì bõm, giờ đây trở thành tuyến đường liên huyện ! Điều làm tôi ngạc nhiên hơn khi trông thấy mạng lưới tải điện chạy dọc ngang trên các cánh đồng xanh mướt, đưa ánh sáng văn minh đến vùng quê có một thời được coi là xứ khỉ ho cò gáy. Một làn điệu dân ca phát ra từ chiếc loa phóng thanh có công suất lớn đặt ở đâu đó càng làm tăng thêm sự bình yên êm ả của buổi chiều quê.
http://i54.tinypic.com/sxgj80.jpg
Hơn mười lăm năm, tôi chưa có dịp về thăm quê ngoại. Nhiều lý do lắm nhưng có hai nguyên nhân chính : Thứ nhất, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bị cuốn vào vòng xoáy sâu hun hút của nền kinh tế thị trường lắm gian truân nhưng cũng đầy hấp dẫn. Lý do thứ hai, quê ngoại tôi không còn ai họ hàng thân thích : Ngoại đã mất gần mười sáu năm, các cậu đang sinh sống tận nước ngoài, mẹ con tôi dắt nhau lên thành phố thừa hưởng gia tài ba tôi để lại ngay sau khi ngoại mất. Riêng ngôi nhà mái năm gian với vườn cây ăn quả của ông bà để lại, mẹ đã nhờ bác Mão, một người quen cũ đến ở và chăm nom hộ. Vì vậy, cái làng quê nằm dọc theo dòng sông cái của một huyện miền trung du, nơi tôi đã trải qua thời trong sáng hồn nhiên như cây cỏ cứ xa dần theo năm tháng, nhạt nhòa trong ký ức của tôi.
Rồi hôm nay, tôi quay về quê ngoại vì một lý do hết sức đơn giản : Bán nhà !
Tôi đến ga rất sớm để mua vé tàu về nơi mà cách đây mười lăm năm mình đã ra đi. Trên đường ra ga, một vài người bạn gặp tôi chào hỏi. Câu trả lời “về quê” của tôi làm cho họ hết sức ngạc nhiên. Cũng phải thôi ! Mười lăm năm ở phố, chưa bao giờ tôi nghĩ mình cũng có một miền quê êm ả, đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ. Vài năm đổ lại đây, dân thành phố có xu hướng đưa vợ con về quê : Về quê ăn tết, về quê dự ngày giỗ chạp, về quê nghỉ hè … Ai cũng rất tự hào về quê hương của mình và xem đó là nơi trú ngụ bình yên vững chãi sau những năm tháng bon chen, tranh lấn đến rệu rã, mỏi mòn giữa chốn phố phường bụi bặm. Còn tôi, suốt mười lăm năm lo miệt mài đèn sách rồi lao vào thương trường, đầu óc đặc sệt ý tưởng làm giàu.
Những năm đầu của nền kinh tế mở, tôi hăng hái lao vào việc sản xuất kinh doanh bằng sức trẻ dám nghĩ, dám làm của mình, bằng kiến thức tích lũy được trong bốn năm trên giảng đường đại học kinh tế và nhất là dựa vào vốn liếng ba tôi để lại.
Việc đầu tiên, tôi thay mẹ điều hành công ty sản xuất hàng mỹ phẩm lớn nhất thành phố, đồng thời lo nâng cấp ngôi nhà mặt tiền thành khách sạn mini cho người nước ngoài thuê. Việc kinh doanh buôn bán rất phát đạt. Sản phẩm làm ra không những được khách hàng trong nước tin dùng mà còn xuất hiện trên các thị trường Châu Á, Châu Âu, ngay cả Châu Mỹ xa xôi. Vì vậy, công ty không ngừng cải tiến thiết bị công nghệ, tăng thêm lực lượng chuyên viên kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống Maketing hoạt động rộng khắp. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước xem tôi như một nhà doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng. Phương tiện thông tin đại chúng không ngừng nâng tên tuổi của tôi lên ngang tầm với những nhà làm kinh tế trẻ, tài năng trong nước.
Nhưng tôi chưa thỏa mãn những gì đã đạt được bằng năng lực, bằng sự nhạy cảm của chính mình. Đầu óc tôi lúc nào cũng quay cuồng với việc xoay nhanh đồng vốn, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đầu tư dịch vụ … Tôi không ngần ngại vay những khoản tiền lớn trong các ngân hàng nhằm biến những ước mơ của tôi trở thành hiện thực. Mẹ thường khuyên tôi lấy vợ để có người giúp tôi trong công việc làm ăn. Tôi một mực từ chối, viện lý do chưa thành đạt.
Rồi những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế có phần thông thoáng hơn, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn xuất vốn đầu tư, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nhiều tay giàu sụ khi nay im hơi lặng tiếng bỗng nhảy ra khuấy động thương trường. Các tập đoàn tư sản nước ngoài sẵn sàng đưa vào những khoản tiền khổng lồ để liên doanh liên kết phát triển sản xuất, đầu tư dịch vụ …
Thế là thương trường thành chiến trường sôi động. Ai có nhiều lợi thế hơn sẽ phất lên như diều gặp gió và trở thành những ông chủ lớn, không ít chủ doanh nghiệp bị phá sản, sập tiệm, có người phải vào tù ngồi bóc lịch chỉ vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh, và nhất là vì thiếu cái “tâm” trong sáng kinh doanh. Tôi thuộc thành phần thứ hai nhưng chưa đến nỗi phải bị truy tố trước tòa.
Công ty sản xuất hàng mỹ phẩm vang bóng một thời dần dần suy sụp. Chỉ trong vòng một năm, nó đã teo lại thành quầy bán kem thoa mặt, dầu gội đầu trị gàu, xà phòng tắm, thậm chí còn chen thêm dăm bao thuốc lẻ, vài lon sữa hộp, mấy gói mì ăn liền mới mong tồn tại ! Khách sạn mini mang bảng hiệu “Anh Thơ” cũng bị chi phối bởi quy luật đào thải và trở thành chuồng chim câu tồn tại giữa vô số nhà hàng khách sạn năm, sáu sao ngang tầm quốc tế.
Mẹ rất buồn vì việc làm ăn của tôi bị thất bại. Tôi lo bán tất cả những gì có thể bán được để trang trải nợ nần và quyết tâm nuôi mộng khôi phục lại những gì đã mất. Tất nhiên, tôi không quên nhờ người về quê nhắn bác Mão rao bán hộ vườn nhà của ngoại. Nhắn đi nhắn lại nhiều lần nhưng bác Mão vẫn bặt vô âm tín ! Bực quá, tôi xoay sang trách mẹ đã rất sai lầm khi giao quyền sử dụng tạm thời căn nhà của ngoại cho người dưng. Rồi đây thế nào cũng xảy ra tranh chấp hết sức phức tạp. Lòng người dễ thay đổi, biết đâu mà lường ? Mẹ bảo tôi có tính đa nghi như Tào Tháo, hiểu nhầm người ngay. Bẵng đi một thời gian, bác Mão nhắn mẹ tôi về gấp để thu xếp việc bán nhà. Mẹ ủy thác việc này cho tôi.
Khoảng xế chiều, tàu dừng lại trên một ga xép. Tôi hối hả rời sân ga đi ngược theo hướng cũ để tìm đường về quê ngoại. Cứ đi loanh quanh mãi mà chưa tìm ra lối nhỏ ngày xưa. Nhờ một người đi đường chỉ dẫn, tôi mới hiểu ra. Chao ôi ! Con đường nhỏ hẹp thuở nào dày lỗ chân trâu, hai bên mọc đầy cỏ dại, mùa nước lũ, nhiều đoạn phải xắn quần lội bì bõm, giờ đây trở thành tuyến đường liên huyện ! Điều làm tôi ngạc nhiên hơn khi trông thấy mạng lưới tải điện chạy dọc ngang trên các cánh đồng xanh mướt, đưa ánh sáng văn minh đến vùng quê có một thời được coi là xứ khỉ ho cò gáy. Một làn điệu dân ca phát ra từ chiếc loa phóng thanh có công suất lớn đặt ở đâu đó càng làm tăng thêm sự bình yên êm ả của buổi chiều quê.