khieman
05-07-2014, 10:53 PM
.
Học thuyết về “Đạo”
trong triết học Lão Tử
Lão Tử là nhà triết học lớn về “đạo” của Trung Quốc cổ đại. Ông được xem là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo gia. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Người huyện Khổ, Hưng Lệ, làng Khúc Nhân, nước Sở (thời Xuân Thu- Chiến Quốc). Ông làm quan sử, giữ kho sách, tàng trữ thất sử nhà Chu, là tác giả của cuốn Đạo đức kinh gồm 81 chương, chia làm hai thiên: thượng và hạ. Bằng lối diễn đạt đầy chất thơ, Lão Tử đã trình bày các vấn đề: học thuyết về “đạo”, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết “vô vi”. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu học thuyết về “đạo” trong triết học Lão Tử.
Xét về mặt bản thể luận, “đạo” được Lão Tử trình bày theo ba mặt: thể, tướng, và dụng.
a. Thể:
Thể của “đạo” là nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụ vạn vật. Nó chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất. Lão Tử viết:
“Có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không, vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là mẹ của thiên hạ.”
( Đạo đức kinh, chương 25)
“Đạo” là cái gốc ban đầu của toàn vũ trụ, tuyệt đối vĩnh hằng , có trước trời đất. Nó chỉ là “một”, uyên nguyên, chứa đựng và viên đồng hết thảy cái hữu và vô, cái tĩnh lặng và biến đổi, cái siêu hình và hữu hình. Ông viết: “Trời được một mà trong. Đất được một mà yên. Thần được một mà linh.” Như vậy, theo Lão Tử, đạo là cái vô cực và chứa đựng trong nó là thái cực. “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.”
(Đạo đức kinh- chương 42)
Tính tự nhiên của “đạo” được Lão Tử đưa lên hàng đầu. Ông viết:
“Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp tự nhiên.”
( Đạo đức kinh, chương 25).
Tính tự nhiên của “đạo” được hiểu nó vốn như thế, mộc mạc thuần phát, không bị nhào nặn , gọt rũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập với ý muốn, nguyện vọng của con người. Nó sinh ra vạn vật nhưng thản nhiên lạnh lùng “không vì rét mướt mà bỏ mùa đông”. Đạo sinh ra vạn vật nhưng không cho vạn vật là của mình. Chính vì vậy mà trời đất, vạn vật cứ sinh sinh hóa hóa thuận theo tự nhiên, không can thiệp, chẳng có lòng nhân. “Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...”.
Đề cao tính thuần phát, tự nhiên của “đạo”, Lão Tử không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tuân theo mục đích định sẵn của thế lực siêu tự nhiên nào đó. Ông cho rằng con người phải hành động theo quy luật tự nhiên, đứng trước tự nhiên, con người không làm gì cả.
Thuộc tính thứ hai của “đạo” được Lão Tử nói đến nhiều trong Đạo đức kinh là tính chất lặng yên và trống không. Ông viết: “ Hết sức trống rỗng cùng cực. Giữ lặng dốc một lòng”. Lão Tử thường dùng từ “cốc thấn” để chỉ tính chất trống rỗng của “đạo”. “Cốc thấn”chỉ khoảng cách trống không giữa lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không trái, không ngược , ở thấp không hèn không động, giữ lặng yên không suy…”
(Đạo đức kinh- chương 6).
Sự trống rỗng này vô cùng vô tận, chứa đựng vạn vật, muôn loài mà chẳng bao giờ đầy, biến hóa khôn lường mà chẳng bao giờ kiệt. Cái lặng yên trống rỗng của “đạo” còn được Lão Tử diễn đạt bằng từ “vi diệu”, “huyền thông”. Ông dùng chữ “huyền”với nghĩa sâu kín, mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, không thể nói ra bằng lời để chỉ đạo biến hóa. Ông viết :
“Vô danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật…Cả hai cái đó cùng xuất phát một chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền , huyền tới mức huyền nhất, đó là cái của của mọi thứ diệu kỳ- huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.”
(Đạo đức kinh- chương 1).
“Đạo” là cái đầu tiên, uyên nguyên, lại có trong tất cả vạn vật. Nó “ngỗn ngang rối rít” nhưng “pha trộn vào ánh sáng” , “hòa chung vào bụi rậm”, lớn vô cùng và nhỏ vô cùng, không ở đâu không có sự tồn tại của “đạo”. Với quan điểm đó, mặt thể của “đạo” cũng chính là bản chất sâu kín, u huyền, mầu nhiệm của vũ trụ, vạn vật.
b. Tướng:
Về mặt tướng của đạo, Lão Tử cho rằng nó không có hình trạng, “không nhìn thấy, không nghe thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà nghe không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối”
(Đạo đức kinh, chương 14)
Nhưng nó không bao giờ mất, nó tồn tại khắp vũ trụ, sâu kín, mập mờ, thấp thoáng, là một khối hỗn độn thống nhất, không phân chia sáng và tối, hữu và vô. Vì thế không thể diễn tả nó bằng lời, không thể gọi nó bằng tên thường, nếu gọi bằng tên thì sẽ có sự đối chọi, cân xứng như tốt xấu, thiện ác, đầu cuối. Nên Lão Tử gọi nó là “đạo vô danh”. “Đạo” vô danh nhưng nó vẫn tồn tại. Sự tồn tại của “đạo” được biểu hiện trong mỗi sự vật, hiện tựợng đang tồn tại biến hóa vô cùng vô tận. Do đó, “đạo” vừa duy nhất, vừa thiên hình vạn trạng, vừa bất biến, lại vừa biến hóa.
Theo Lão Tử, từ trời đất đến muôn vật và tất cả những gì có hình tượng, màu sắc, âm thanh đều bắt đầu từ cái tự nhiên, sâu kín không danh tính, không hình thể, vô cùng vô tận ấy. Vì thế, ông viết:
“Mọi vật trong thiên hạ đều sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô, và đạo vô danh như gỗ chưa đẽo, khi làm ra mới có danh”
(Đạo đức kinh, chương 40)
Ông thường lấy nước để diễn đạt trạng thái của “đạo” vì nước giống “đạo”ở chổ không thể chất, không hình trạng. Nước không nơi nào là không tới. Nó mềm mại song không gì mạnh bằng nó, không gì linh hoạt như nó. “ Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước mà công phá vật rắn mạnh thì không có gì hơn được nó, không lấy gì thay thế được nó”. Nên Lão Tử chủ trương lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương. Nước còn giống đạo ở thế quân bình, dù ở trong trạng thái nào, nước vẫn mau chóng tìm lại thế quân bình của mình, sang lấp những chỗ lồi lõm…
c. Dụng:
Dụng tất là công dụng, năng lực của “đạo”. “Đạo” là cái sáng tạo. Nó là khởi nguồn của vũ trụ, vạn vật. Từ trong sự trống rỗng của “đạo”, khi vận động, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lão Tử viết:
“ Cái khoảng không giữa trời đất, giống như ống bể, tuy trống không mà vô tận, càng động lại càng ra hơi.” “Đạo” bao trùm, che chở và nuôi dưỡng vạn vật nhưng nó thản nhiên (tự nhiên) như không làm gì. Ông viết: “Đạo thường không làm nhưng không gì không làm.”
(Đạo đức kinh, chương 37).
Như vậy năng lực của đạo là ở trạng thái “tĩnh” nhưng không gì là không nhờ đến “đạo” để phát sinh, tồn tại.
Theo Lão Tử, “đạo” là bản thể của “đức”, “đức” là công dụng, năng lực của “đạo” Ông viết: “Đạo sinh, đức chứa, làm cho vật lớn lên và nuôi dưỡng vạn vật yên định”
(Đạo đức kinh, chương 51).
Và, “đạo” vốn không tên, đến “đức” mới bắt đầu có tên, mới bắt đầu có sự phân biệt như sáng tối, giàu nghèo, lớn nhỏ, sướng khổ(…), mới bắt đầu có khái niệm như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín(…). Nên nói:
“Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy”
(Đạo đức kinh, chương 38).
Như vậy, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chỉ là cái vỏ bề ngoài của “đạo” và “đức” mà thôi. Cho nên Lão Tử chủ trương bỏ những cái đó để quay về với “đạo” và “đức”, có nghĩa là quay về với cội nguồn của vũ trụ vạn vật, với những tính chất tự nhiên, tĩnh lặng, trống không. Khi đó con người mới có thể lĩnh ngộ được “đạo”.
Được đăng bởi ĐINH KHANG
Nguồn:blogdk2.blogspot
Học thuyết về “Đạo”
trong triết học Lão Tử
Lão Tử là nhà triết học lớn về “đạo” của Trung Quốc cổ đại. Ông được xem là người sáng lập ra trường phái triết học Đạo gia. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, còn gọi là Lão Đam. Người huyện Khổ, Hưng Lệ, làng Khúc Nhân, nước Sở (thời Xuân Thu- Chiến Quốc). Ông làm quan sử, giữ kho sách, tàng trữ thất sử nhà Chu, là tác giả của cuốn Đạo đức kinh gồm 81 chương, chia làm hai thiên: thượng và hạ. Bằng lối diễn đạt đầy chất thơ, Lão Tử đã trình bày các vấn đề: học thuyết về “đạo”, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết “vô vi”. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu học thuyết về “đạo” trong triết học Lão Tử.
Xét về mặt bản thể luận, “đạo” được Lão Tử trình bày theo ba mặt: thể, tướng, và dụng.
a. Thể:
Thể của “đạo” là nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ trụ vạn vật. Nó chi phối sự sinh thành và biến hóa của trời đất. Lão Tử viết:
“Có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không, vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là mẹ của thiên hạ.”
( Đạo đức kinh, chương 25)
“Đạo” là cái gốc ban đầu của toàn vũ trụ, tuyệt đối vĩnh hằng , có trước trời đất. Nó chỉ là “một”, uyên nguyên, chứa đựng và viên đồng hết thảy cái hữu và vô, cái tĩnh lặng và biến đổi, cái siêu hình và hữu hình. Ông viết: “Trời được một mà trong. Đất được một mà yên. Thần được một mà linh.” Như vậy, theo Lão Tử, đạo là cái vô cực và chứa đựng trong nó là thái cực. “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.”
(Đạo đức kinh- chương 42)
Tính tự nhiên của “đạo” được Lão Tử đưa lên hàng đầu. Ông viết:
“Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp tự nhiên.”
( Đạo đức kinh, chương 25).
Tính tự nhiên của “đạo” được hiểu nó vốn như thế, mộc mạc thuần phát, không bị nhào nặn , gọt rũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập với ý muốn, nguyện vọng của con người. Nó sinh ra vạn vật nhưng thản nhiên lạnh lùng “không vì rét mướt mà bỏ mùa đông”. Đạo sinh ra vạn vật nhưng không cho vạn vật là của mình. Chính vì vậy mà trời đất, vạn vật cứ sinh sinh hóa hóa thuận theo tự nhiên, không can thiệp, chẳng có lòng nhân. “Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...”.
Đề cao tính thuần phát, tự nhiên của “đạo”, Lão Tử không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tuân theo mục đích định sẵn của thế lực siêu tự nhiên nào đó. Ông cho rằng con người phải hành động theo quy luật tự nhiên, đứng trước tự nhiên, con người không làm gì cả.
Thuộc tính thứ hai của “đạo” được Lão Tử nói đến nhiều trong Đạo đức kinh là tính chất lặng yên và trống không. Ông viết: “ Hết sức trống rỗng cùng cực. Giữ lặng dốc một lòng”. Lão Tử thường dùng từ “cốc thấn” để chỉ tính chất trống rỗng của “đạo”. “Cốc thấn”chỉ khoảng cách trống không giữa lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không trái, không ngược , ở thấp không hèn không động, giữ lặng yên không suy…”
(Đạo đức kinh- chương 6).
Sự trống rỗng này vô cùng vô tận, chứa đựng vạn vật, muôn loài mà chẳng bao giờ đầy, biến hóa khôn lường mà chẳng bao giờ kiệt. Cái lặng yên trống rỗng của “đạo” còn được Lão Tử diễn đạt bằng từ “vi diệu”, “huyền thông”. Ông dùng chữ “huyền”với nghĩa sâu kín, mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, không thể nói ra bằng lời để chỉ đạo biến hóa. Ông viết :
“Vô danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật…Cả hai cái đó cùng xuất phát một chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền , huyền tới mức huyền nhất, đó là cái của của mọi thứ diệu kỳ- huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.”
(Đạo đức kinh- chương 1).
“Đạo” là cái đầu tiên, uyên nguyên, lại có trong tất cả vạn vật. Nó “ngỗn ngang rối rít” nhưng “pha trộn vào ánh sáng” , “hòa chung vào bụi rậm”, lớn vô cùng và nhỏ vô cùng, không ở đâu không có sự tồn tại của “đạo”. Với quan điểm đó, mặt thể của “đạo” cũng chính là bản chất sâu kín, u huyền, mầu nhiệm của vũ trụ, vạn vật.
b. Tướng:
Về mặt tướng của đạo, Lão Tử cho rằng nó không có hình trạng, “không nhìn thấy, không nghe thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà nghe không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối”
(Đạo đức kinh, chương 14)
Nhưng nó không bao giờ mất, nó tồn tại khắp vũ trụ, sâu kín, mập mờ, thấp thoáng, là một khối hỗn độn thống nhất, không phân chia sáng và tối, hữu và vô. Vì thế không thể diễn tả nó bằng lời, không thể gọi nó bằng tên thường, nếu gọi bằng tên thì sẽ có sự đối chọi, cân xứng như tốt xấu, thiện ác, đầu cuối. Nên Lão Tử gọi nó là “đạo vô danh”. “Đạo” vô danh nhưng nó vẫn tồn tại. Sự tồn tại của “đạo” được biểu hiện trong mỗi sự vật, hiện tựợng đang tồn tại biến hóa vô cùng vô tận. Do đó, “đạo” vừa duy nhất, vừa thiên hình vạn trạng, vừa bất biến, lại vừa biến hóa.
Theo Lão Tử, từ trời đất đến muôn vật và tất cả những gì có hình tượng, màu sắc, âm thanh đều bắt đầu từ cái tự nhiên, sâu kín không danh tính, không hình thể, vô cùng vô tận ấy. Vì thế, ông viết:
“Mọi vật trong thiên hạ đều sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô, và đạo vô danh như gỗ chưa đẽo, khi làm ra mới có danh”
(Đạo đức kinh, chương 40)
Ông thường lấy nước để diễn đạt trạng thái của “đạo” vì nước giống “đạo”ở chổ không thể chất, không hình trạng. Nước không nơi nào là không tới. Nó mềm mại song không gì mạnh bằng nó, không gì linh hoạt như nó. “ Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước mà công phá vật rắn mạnh thì không có gì hơn được nó, không lấy gì thay thế được nó”. Nên Lão Tử chủ trương lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương. Nước còn giống đạo ở thế quân bình, dù ở trong trạng thái nào, nước vẫn mau chóng tìm lại thế quân bình của mình, sang lấp những chỗ lồi lõm…
c. Dụng:
Dụng tất là công dụng, năng lực của “đạo”. “Đạo” là cái sáng tạo. Nó là khởi nguồn của vũ trụ, vạn vật. Từ trong sự trống rỗng của “đạo”, khi vận động, vạn vật sinh sôi nảy nở. Lão Tử viết:
“ Cái khoảng không giữa trời đất, giống như ống bể, tuy trống không mà vô tận, càng động lại càng ra hơi.” “Đạo” bao trùm, che chở và nuôi dưỡng vạn vật nhưng nó thản nhiên (tự nhiên) như không làm gì. Ông viết: “Đạo thường không làm nhưng không gì không làm.”
(Đạo đức kinh, chương 37).
Như vậy năng lực của đạo là ở trạng thái “tĩnh” nhưng không gì là không nhờ đến “đạo” để phát sinh, tồn tại.
Theo Lão Tử, “đạo” là bản thể của “đức”, “đức” là công dụng, năng lực của “đạo” Ông viết: “Đạo sinh, đức chứa, làm cho vật lớn lên và nuôi dưỡng vạn vật yên định”
(Đạo đức kinh, chương 51).
Và, “đạo” vốn không tên, đến “đức” mới bắt đầu có tên, mới bắt đầu có sự phân biệt như sáng tối, giàu nghèo, lớn nhỏ, sướng khổ(…), mới bắt đầu có khái niệm như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín(…). Nên nói:
“Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy”
(Đạo đức kinh, chương 38).
Như vậy, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chỉ là cái vỏ bề ngoài của “đạo” và “đức” mà thôi. Cho nên Lão Tử chủ trương bỏ những cái đó để quay về với “đạo” và “đức”, có nghĩa là quay về với cội nguồn của vũ trụ vạn vật, với những tính chất tự nhiên, tĩnh lặng, trống không. Khi đó con người mới có thể lĩnh ngộ được “đạo”.
Được đăng bởi ĐINH KHANG
Nguồn:blogdk2.blogspot