PDA

View Full Version : Hác áo cán phái trÃnh xa mái thá cà thá gÃy chưáng ngái



gioidinhhue
10-19-2010, 09:42 AM
Kinh Văn: Phật ngôn: "ái dục chi nhân, do như chấp cự, nghịch phong nhi hành, tất hữu thiêu thủ chi hoạn."

Dịch Nghĩa: ức Phật dạy: "Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay."

giảng nghĩa:

ây là chương thứ hai mươi lăm, đại ý giải thích vì sao chúng ta cần phải xa lánh ái dục.

ức Phật dạy: "Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió." Những người buông thả dục vọng và nặng lòng tham ái, hạng người chỉ biết chạy theo tình cảm và tâm dâm dục của riêng họ, thì chẳng khác nào kẻ cầm bó đuốc đi ngược chiều gió, "tất sẽ mắc phải nạn cháy tay." chắc chắn thế nào kẻ ấy cũng bị cháy bỏng tay. Cháy bỏng tay dù sao cũng còn là chuyện nhỏ, chỉ sợ rằng có thể rủi ro chuốc phải cái họa cháy thiêu cả người! Cho nên, trước tình huống này thì tốt nhất là hãy lánh xa những thứ ấy!.


Chương 26

Thiên Ma Nhiễu Phật

(Thiên Ma Quấy Nhiễu Phật)

Kinh Văn: Thiên-thần hiến ngọc-nữ ư Phật, dục hoại Phật ý.

Phật ngôn: "Cách nang chúng uế, nhĩ lai hà vi? Khứ! Ngô bất dụng."

Thiên-thần dũ kính, nhân vấn ạo ý. Phật vi giải thuyết, tức đắc Tu-đà-hoàn quả.

Dịch Nghĩa: Thiên-thần hiến ngọc-nữ cho Phật, toan phá hoại ý chí của Ngài. ức Phật nói: "Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì? i ngay! Ta chẳng dùng đâu."

Thiên-thần càng thêm kính nể và nhân đó hỏi Phật về ý ạo. Phật giảng nói xong, Thiên-thần liền đắc được quả Tu-đà-hoàn.

giảng nghĩa:

Vị Thiên-thần này là Thiên-ma, và cũng chính là Ma-vương Ba-Tuần. Ma-vương đợi đến khi ức Phật sắp thành ạo, bèn huy động đông đảo bà con quyến thuộc của loài ma � tức là toàn thể quân-đội tới quấy nhiễu Phật. Tuy nhiên, ức Phật không hề bị lay chuyển, dao động. Chương thứ hai mươi sáu này cho thấy rằng ức Phật chẳng những không bị Ma-vương cám dỗ hoặc làm cho rối trí, mà lại còn cảm hóa được Ma-vương, khiến Ma-vương trở thành kẻ hộ pháp cho Phật nữa!

Thiên-thần hiến ngọc nữ cho Phật, toan phá hoại ý chí của Ngài. Ma-vương từ trên cõi trời đem dâng tặng ức Phật ba ngọc-nữ. "Ngọc-nữ" nghĩa là gì? ó là những người con gái xinh đẹp tuyệt trần, khả ái như ngọc vậy. Tướng mạo của cả ba ngọc-nữ này mỹ lệ đến độ chẳng những ở chốn nhân gian mà ngay cả trên cõi trời cũng không ai sánh bằng. Dụng ý của Ma-vương là muốn làm cho Phật khởi ý niệm dâm dục, và nhân đó, phá hủy ý chí cùng nguyện lực tu ạo của Ngài.

ức Phật dạy: "Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì?" Câu này có thể áp dụng cho cả nam lẫn nữ, bao gồm luôn cả những người nam khôi ngô tuấn tú và người nữ xinh đẹp mỹ miều; bởi chẳng phải chỉ có nữ giới mới là xấu xa còn nam giới thì lại không! ức Phật dạy rằng thân thể con người chẳng qua chỉ là một cái túi da đựng toàn những thứ ô uế, dơ bẩn. Lớp da bao bọc bên ngoài cơ thể chúng ta ví như một cái bag, cái túi hoặc cái đãy bằng da vậy. Trong túi da ấy đựng cái gì? Cũng chẳng có gì nhiều ngoại trừ phân và nước tiểu! Quý vị nghĩ xem, có gì là đẹp đẽ đâu?

Thí dụ, quý vị mới nhìn qua bề ngoài thì thấy là anh chàng thanh niên kia rất đẹp trai; nhưng đẹp cách mấy cũng không hơn được Tôn-giả A-Nan. Tướng mạo ngài A-Nan tuấn tú, đẹp đẽ đến nỗi con gái của Ma-ăng-Già vừa gặp mặt ngài là sanh lòng luyến ái ngay. Khi cô ta đến gặp Phật, Phật hỏi: "Ngươi yêu A-Nan ở điểm nào?" Cô đáp: "Mũi thầy ấy rất đẹp, mắt đẹp, tai đẹp, cả khuôn mặt cũng đẹp nữa."

ức Phật bảo: "ược! Ngươi thích cái mũi của ông ấy thì Ta sẽ cắt mũi ông ấy để cho ngươi, thích tai của ông ấy thì Ta xẻo tai ông ấy cho ngươi, thích mắt của ông ấy thì Ta móc mắt ông ấy cho ngươi. Như thế, ngươi có thể đem những thứ ấy về!"

Cô ta phản đối: "Không! Như thế thì không được!"

Vậy, xét cho cùng thì tình cảm luyến ái giữa nam và nữ có ý nghĩa gì? Tướng mạo bề ngoài dù có đẹp đến đâu đi nữa, bất quá cũng chỉ là một cái túi da đựng các thứ ô uế tanh hôi � bên trong chứa nào là phân, nào là nước tiểu... Lại thêm chín lỗ trên thân không ngừng bài tiết ra những chất dơ bẩn, bất tịnh. Mắt thì có ghèn, tai thì có ráy tai, mũi thì có nước mũi, miệng thì có nước miếng, rồi còn phân và nước tiểu nữa. Quý vị nghĩ xem, có thứ nào là sạch sẽ đâu? Do đó, ức Phật gọi cái thân này là cái túi da hôi hám chứa toàn rác rưởi bẩn thỉu.

ức Phật dạy: "Ngươi cho Ta các thứ này để làm gì? i ngay! Ta chẳng dùng đâu! Các ngươi hãy mau rời khỏi nơi này, Ta chẳng cần đến các ngươi!" Khi Thiên-ma mang ngọc-nữ đến dâng tặng Phật, vừa nhìn thấy ba nàng ngọc-nữ này ức Phật liền quán tưởng: "Chao ôi! Khi các ngươi già cả, trên mặt các ngươi sẽ có không biết bao nhiêu là nếp nhăn; hẳn là chẳng đẹp mắt chút nào. Tuổi già đến thì các ngươi sẽ tóc bạc da mồi, tàn tạ xấu xí, khó coi vô cùng!" ức Phật vừa quán tưởng như thế, thì tướng mạo các ma-nữ bỗng nhiên biến đổi theo đúng như sự quán tưởng của Ngài. Khi trông thấy chính mình với hình dạng già nua ấy, các ma-nữ nhận thấy quả thật chẳng có ý nghĩa gì cả và đều lấy làm xấu hổ. Do đó, Phật bảo họ lánh đi nơi khác: "Hãy đi ngay! Ta không dùng các ngươi đâu!"

Thấy vậy, Thiên-thần càng thêm kính nể. Bấy giờ, thấy được ạo-tâm của Phật kiên cố như thế, Thiên-ma càng sanh lòng kính trọng Phật hơn nữa, và nhân đó hỏi Phật về ý ạo, thỉnh cầu Phật thuyết pháp. Phật giảng nói xong, Thiên-thần liền đắc được quả Tu-đà-hoàn. ức Phật thuyết pháp cho Thiên-ma nghe và Thiên-ma lập tức chứng được quả vị Tu-đà-hoàn � quả vị đầu tiên của hàng A-la-hán.


Chương 27

Vô Trước ắc ạo

(Không Chấp Trước Tất ắc ạo)

Kinh Văn: Phật ngôn: "Phu vi ạo giả, do mộc tại thủy, tầm lưu nhi hành, bất xúc lưỡng ngạn, bất vi nhân thủ, bất bị quỷ thần sở già, bất vi hồi lưu sở trú, diệc bất hữu bại; ngô bảo thử mộc, quyết định nhập hải. Học ạo chi nhân, bất vi tình dục sở hoặc, bất vi chúng tà sở nhiễu, tinh tấn vô vi; ngô bảo thử nhân, tất đắc ạo hỹ."

Dịch Nghĩa: ức Phật dạy: "Người hành ạo ví như khúc gỗ dưới nước, theo dòng mà trôi. Nếu nó chẳng tấp vào hai bên bờ, chẳng bị người ta vớt lấy, chẳng bị quỷ thần ngăn trở, chẳng bị nước xoáy giữ lại, cũng chẳng bị mục nát, Ta cam đoan rằng khúc gỗ này nhất định sẽ ra đến biển. Người học ạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà vạy quấy nhiễu, lại tinh tấn tu pháp Vô-vi; Ta cam đoan rằng người này tất sẽ đắc ạo."

giảng nghĩa:

Trong chương thứ hai mươi bảy này, ức Phật nêu lên một tỷ dụ để giải thích vì sao người học ạo cần phải tránh xa mọi thứ có thể gây chướng ngại.

Vậy, trong chương này, "hai bên bờ" tức là gì? Ở đây, "hai bên bờ" tượng trưng cho tình cảm và dục vọng. Tình cảm và dục vọng được phân làm hai loại là kiến tư tình dục (tình cảm và dục vọng dấy khởi từ cái thấy và cái nghĩ) và vô minh dục (tình cảm và dục vọng dấy khởi từ sự vô minh). Kiến tư tình dục tức là sự chấp trước sanh tử, và được ví là "bờ bên này." Vô minh tình dục là sự chấp trước Niết-bàn, và được ví là "bờ bên kia."

Ngoài ra, khúc gỗ "bị người ta vớt lấy" là dụ cho kẻ bị bao bọc trong tấm lưới tà kiến; còn "bị quỷ thần ngăn trở," là dụ cho những người bị che phủ bởi tấm lưới kiến tư.

Khúc gỗ "bị nước xoáy giữ lại" ám chỉ sự lười biếng, trễ nãi, trái ngược với tinh tấn. Khúc gỗ "bị mục nát" tiêu biểu cho sự tương phản với pháp Vô-vi. Có nhiều người tu hành vì không thể chân chánh, thẳng thắn nhớ nghĩ đến Chân-như, nên mặc dù họ luôn luôn muốn tinh tấn nhưng rốt cuộc lại trở thành thối chuyển. Họ như đang ở trong vũng nước xoáy � nước tuy chảy xiết nhưng chỉ xoáy quanh một chỗ, chỉ rẽ ngoặt rồi quay lại chỗ cũ. Tương tự như thế, họ trở về lại khởi điểm và không thể đạt tới pháp Vô-vi. Chính vì không đạt được pháp Vô-vi nên họ mới sanh ra chấp tướng; và thế là việc tu phước, tu huệ của họ không được viên mãn. Những người ở trong tình huống này thì chẳng khác nào khúc gỗ mục nát. Họ tất sẽ bị đọa lạc, không đến được bờ bên kia của Niết-bàn, không chấm dứt được dòng sanh tử. ó là do họ bị tình dục làm cho mê muội, bị những sai lầm của ái dục và tà kiến vây khốn, quấy nhiễu.

Nếu quý vị chân chánh nhớ nghĩ tới Chân-như và tinh tấn tu hành, hiểu được rằng bản tánh của Pháp vốn là Vô-vi, và không bị tình ái lôi cuốn, chi phối, thì chắc chắn quý vị sẽ đắc ạo. ó là ý nghĩa khái quát của phần kinh văn trong chương này.

ức Phật dạy: "Người hành ạo ví như khúc gỗ dưới nước, theo dòng mà trôi." ức Phật so sánh những người tu ạo với khúc gỗ trôi xuôi theo dòng nước.

"Nếu nó chẳng tấp vào hai bên bờ." Giả sử khúc gỗ này chẳng bị đá ở hai bên bờ cản lại hoặc ngăn trở. "Tấp vào hai bên bờ" tức là bị mắc kẹt, bị chận lại. "Chẳng tấp vào hai bên bờ" tức là vẫn trôi lềnh bềnh, không bị vướng hoặc kẹt lại ở bờ nào cả. Khúc gỗ này ví như người tu ạo không bị ái tình ràng buộc, níu kéo. Và nếu khúc gỗ ấy "chẳng bị người ta vớt lấy, chẳng bị quỷ thần ngăn trở hoặc che lấp, chẳng bị nước xoáy giữ lại, chẳng bị dòng nước cuộn tròn ngăn chận và cuốn lấy, và cũng chẳng bị mục nát, hư hoại; thì Ta cam đoan rằng khúc gỗ này nhất định sẽ ra đến biển, sẽ trôi ra được tới biển cả."

"Người học ạo nếu chẳng bị tình dục � ái tình và vật dục � làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà vạy quấy nhiễu, chẳng bị vô minh, lười biếng ngăn trở, gây chướng ngại, lại tinh tấn tu pháp Vô-vi, hăng hái học tập theo pháp Vô-vi; thì Ta cam đoan rằng người này tất sẽ đắc ạo. Ta bảo đảm là những người như thế nhất định sẽ đắc được ạo."


Chương 28

ý Mã Mạc Túng

(ừng Theo "Con Ngựa" ý Niệm)

Kinh Văn: Phật ngôn: "Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín. Thận vật dữ sắc hội, sắc hội tức họa sanh. ắc A-la-hán dĩ, nãi khả tín nhữ ý."

Dịch Nghĩa: ức Phật dạy: "Phải thận trọng, chớ tin ý ông; ý của ông không thể tin được. Phải thận trọng, chớ gần gũi sắc dục; gần gũi sắc dục tất sanh họa. Chứng được A-la-hán rồi mới có thể tin được ý ông."

giảng nghĩa:

Trong chương thứ hai mươi tám này, ức Phật cho biết rằng cái "ý" của người đời chúng ta giống như một con ngựa khó điều phục, uốn nắn. Ngoài ra, đối với "sắc" - bất luận là nam sắc hay nữ sắc � quý vị đều nên xa lánh; bằng không, quý vị chỉ tự rước họa vào thân mà thôi.

Từ vô lượng kiếp về trước cho đến nay, chúng sanh chúng ta do quen sống buông xuôi theo tình cảm và dục vọng của mình, nên cứ phải loanh quanh luẩn quẩn mãi trong sáu nẻo luân hồi. Vì bị vô minh, ái kiến và kiêu mạng luôn luôn vây phủ nên chúng ta chưa thể chứng được quả-vị A-la-hán. Do đó, chúng ta không nên tin tưởng ý niệm của mình. Chúng ta phải dè dặt, không được bất cẩn. Chúng ta phải tuyệt đối thận trọng, chớ nên đắm nhiễm sắc dục và cũng đừng tin ở ý niệm của mình!

ức Phật dạy: "Phải thận trọng, chớ tin ý ông." Quý vị không nên nghe theo ý niệm của mình, đừng tin cậy những điều mình nghĩ. Quý vị cần phải hết sức cẩn thận � chớ tin ở ý niệm và ý nghĩ của mình! ý của ông không thể tin được." Tâm ý của quý vị thì không đáng tin cậy, không thể tín nhiệm được.

Quý vị "phải thận trọng, chớ gần gũi sắc dục; gần gũi sắc dục tất sanh họa." Quý vị hãy ghi nhớ rằng mình phải hết sức cẩn thận, đừng bao giờ mê đắm sắc tướng. Nếu quý vị mê chấp, cùng với sắc tướng "hợp lại thành một," ắt sẽ có tai họa xảy ra.

"Chứng được A-la-hán rồi, mới có thể tin được ý ông." Chừng nào quý vị chứng được quả-vị A-la-hán. dứt sạch được các mối phiền não của cái thấy (kiến) và cái nghĩ (tư) rồi, bấy giờ quý vị mới có thể tin cậy ý niệm của quý vị một chút - nhưng chỉ nên tin ít ít thôi, chứ chưa thể tin nhiều được!"


Chương 29

Chánh Quán ịch Sắc

(Quán Tưởng Chân Chánh Thắng ược Sắc Dục)

Kinh Văn: Phật ngôn: "Thận vật thị nữ sắc, diệc mạc công ngôn ngữ. Nhược dữ ngữ giả, chánh tâm ư niệm: Ngã vị Sa-môn, xử ư trược thế, đương như liên hoa, bất vị nê ô. Tưởng kỳ lão giả như mẫu, trưởng giả như tỷ, thiếu giả như muội, trĩ giả như tử, sanh độ thoát tâm, tức diệt ác niệm."

Dịch Nghĩa: ức Phật dạy: "Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ. Nếu phải nói chuyện với họ, hãy chánh tâm nhớ nghĩ: Ta là bậc Sa-môn sống ở đời ô trược, phải như hoa sen chẳng bị bùn làm ô uế. Tưởng người già như mẹ, người lớn như chị, kẻ nhỏ như em, đứa bé như con; rồi sanh lòng độ thoát thì mới diệt được niệm xấu."

giảng nghĩa:

ây là chương thứ hai mươi chín. Chương này nói rõ ràng nhằm ngăn ngừa những chuyện sai quấy có thể xảy ra, nam giới cần phải tránh xa nữ giới và đồng thời, nữ giới cũng cần phải tránh xa nam giới. ó là phương pháp "sanh thiện, diệt ác," dùng để đối trị lòng tham ái và tham dục.

Con người ví như hoa sen vậy (sự so sánh này có thể áp dụng cho cả nam lẫn nữ) - hoa sen tuy mọc trong bùn song không bị nhuốm bùn mà cũng chẳng nhiễm mùi bùn. Nếu quý vị cứ tự nghĩ như thế thì mọi niệm, mọi ý tưởng trong lòng sẽ trở nên chân chánh, ngay thẳng; và như thế tức là quý vị đã tự mang lại lợi lạc cho chính mình (tự lợi) vậy.

Nam thì nên xem những phụ nữ cao niên như mẹ, và nữ thì nên xem những người đàn ông già cả như cha. Khi người nam gặp những người nữ trạc tuổi mình hoặc hơn mình một vài tuổi thì hãy xem họ như chị, nếu nhỏ tuổi thua mình thì xem như em gái, còn nếu là trẻ con thì xem như con cái của mình vậy, và nên phát tâm cứu độ họ. Quý vị phát tâm độ thoát họ tức là quý vị có lòng từ bi, muốn mang lại lợi ích cho kẻ khác (lợi tha). Như thế, quý vị vừa làm lợi cho mình lại vừa có thể làm lợi cho người khác nữa. Khi hai hành vi tự lợi và lợi tha này tương ưng, thì niệm ác sẽ tự nhiên tiêu tan và vọng tưởng cũng ít bớt.

ức Phật dạy: "Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ." ây là cách người nam đối xử với người nữ. Về cách người nữ đối xử với người nam thì có thể đảo lại: "Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nam sắc, cũng đừng nói năng với họ!" Quý vị không được cùng nhau chuyện trò với người khác phái. ừng nói là cười đùa, ngay cả nói năng cũng không thể được!

"Nếu phải nói chuyện với họ, hãy chánh tâm nhớ nghĩ: Ta là bậc Sa-môn sống ở đời ô trược, thì phải như hoa sen chẳng bị bùn làm ô uế." Trong trường hợp quý vị có việc gì cần nói với người khác phái thì phải làm sao? Bấy giờ, quý vị cần phải giữ lòng chân chánh, không vướng chút tà tâm! Nam thì nên nghĩ: "Ta là một Sa-môn, một thầy Tỳ-khưu..."; còn nữ thì hãy tự nhủ: "Ta là một Tỳ-khưu ni..." Bất luận là nam hay nữ, tất cả chúng ta đều đang sống trong cõi đời xấu ác có năm thứ ô trược. Mặc dù cõi "ngũ trược ác thế" này là chốn bất tịnh, chúng ta cần phải giống như hoa sen vậy. Cả nam lẫn nữ đều có thể được so sánh với hoa sen. Hoa sen tuy mọc giữa chốn bùn lầy song chẳng bị bùn làm cho ô uế, gần bùn mà chẳng nhuốm bùn.

"Tưởng người già như mẹ." Quý vị hãy nghĩ rằng: "Những phụ nữ tuổi tác già hơn mình là mẹ mình; những người đàn ông già hơn mình là cha mình."

"Người lớn như chị." ối với những người nữ lớn hơn mình vài tuổi thì hãy xem họ như chị mình; và đối với những người nam lớn tuổi hơn mình một chút thì hãy xem họ như anh mình vậy.

"Kẻ nhỏ như em." Nhỏ tuổi hơn mình thì hãy xem như em gái. ó là cách nhìn mà nam giới nên có đối với nữ giới. Nữ giới nên có cái nhìn như thế nào về nam giới? Họ nên nghĩ rằng: "ối với những người nhỏ tuổi hơn tôi thì tôi xem như em trai của mình vậy."

"ứa bé như con." Hãy xem những trẻ em dưới mười tuổi như con cái của mình vậy.

"Rồi sanh lòng độ thoát." Bất luận đó là cha, mẹ, anh, chị, em trai, hay em gái của quý vị, thì quý vị đều nên có tư tưởng muốn cứu độ họ, để họ được thoát khỏi khổ não, hưởng sự an vui.

"Thì mới diệt được niệm xấu." Có như thế thì quý vị mới có thể dứt bỏ được những ý nghĩ xấu xa, xằng bậy, và nhất là những vọng tưởng về sắc dục.

Chú thích:

Ngũ trược (năm thứ dơ ở cõi Ta-ba): Kiếp trược (kỳ kiếp trược), Kiến trược (ý kiến, sự thấy biết ô trược), Phiền não trược (các mối mê dục ô trược), Chúng sanh trược, Mạng trược (đời sống ô trược).


Chương 30

Dục Hỏa Viễn Ly

(Lánh Xa Lửa Dục)

Kinh Văn: Phật ngôn: "Phu vi ạo giả, như bị can thảo, hỏa lai tu tỵ. ạo nhân kiến dục, tất đương viễn chi."

Dịch Nghĩa: ức Phật dạy: "Người hành ạo cũng giống như cỏ khô, lửa đến phải tránh. Người tu ạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa."

giảng nghĩa:

ây là chương thứ ba mươi; đại ý khuyên người đời nên xa lánh mọi dục niệm, đừng để bị lửa dục thiêu thân. Ở đây, "cỏ khô" dụ cho cái gì? Lục tình � sáu thứ tình cảm tương ưng với sáu căn � có thể ví như cỏ khô vậy; còn cảnh giới của lục trần thì tựa như lửa dữ bốc cháy phừng phừng. Khi quý vị chưa đạt tới cảnh giới "tâm và cảnh đều quên," thì nên tu hạnh thù thắng "viễn ly (lánh xa)"! Thế nào gọi là "tâm, cảnh đều quên"? ó chính là:

Nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm,

Ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình.

(Trong, quán xét tâm, tâm kia chẳng có,

Ngoài, quán hình tướng, tướng nọ cũng không.)

Tâm cũng không còn nữa � thật sự là không, là trống rỗng. Ngay cả bên ngoài cũng không còn một cảnh giới nào cả. Tâm không, thân cũng không. Cả tâm lẫn cảnh đều bị lãng quên. Mắt nhìn mọi vật, nhưng thảy đều chẳng còn. ây chính là lúc mà quý vị không còn bị lục căn và lục trần chi phối hoặc điều khiển nữa.

ức Phật dạy: "Người tu ạo..." Có thể nói rằng "người tu ạo" là bao gồm các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di � tức là tất cả những người tu học và thực hành ạo. Những người tu ạo thì "cũng giống như cỏ khô, lửa đến phải tránh." Ở đây ngụ ý rằng vấn đề nam nữ chẳng khác nào củi khô và lửa dữ (hoặc lửa với rơm) vậy. Củi khô thì cũng như cỏ khô vậy � cỏ đã khô rồi thì chỉ một đốm lửa nhỏ cũng có thể bắt lửa và cháy phừng lên! Cho nên, hễ lửa đến thì quý vị phải tránh xa, chớ tới gần nó.

Phàm là người tu ạo, hễ lửa đến thì nên tránh xa. "Lửa tức là gì? Ở đây, "lửa" là dụ cho dục vọng và ái tình, và cũng là tình cảm mong muốn các cảnh giới của lục trần. Lục căn thì thuộc về tình, còn lục trần thì thuộc về cảnh. Cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) hợp với sáu trần (hình sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, tiếp xúc, pháp) làm cho con người bị đắm say mê muội, mê đắm đến nỗi như "sống say, chết mộng"!

Vì vậy, "người tu ạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa." Người tu ạo cần phải lánh xa dục vọng. Nếu quý vị có thể "thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe," tức là đã đạt được cảnh giới:

Nhãn quán hình sắc nội vô hữu,

Nhĩ thính trần sự tâm bất tri.

(Mắt nhìn hình sắc, lòng không động,

Tai vẳng chuyện đời, dạ chẳng hay.)

Thì bấy giờ quý vị không cần phải tu hạnh "viễn ly" nữa. Nếu quý vị ngày ngày tiếp xúc với trần cảnh mà không bị đắm nhiễm thì không sao; nhưng nếu không làm được như vậy thì cần phải nghiêm cẩn tu hạnh "viễn ly" ; lánh xa lửa dục!

http://www.nhantrachoc.net.vn/forum/archive/index.php?t-6674.html