duyanh
10-19-2010, 02:27 AM
Trời đã quá trưa, bà cụ lụi hụi nấu bữa cháo đơn sơ của mình. Đã từ lâu, bà không còn người thân, cuộc sống của bà lầm lũi trong xó nhà khiến hàng xóm ở đây không khỏi xót xa... Tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Gái (74 tuổi) tại thôn Hạ 2, Thuỷ Xuân, thành phố Huế như một sự tình cờ và hơn hết như một duyên phận để chúng tôi gặp được bà. Một căn nhà nhỏ, đơn sơ chỉ đủ kê chiếc giường và một vài vật dụng trong nhà. Không biết khách là ai, bà cũng niềm nở, đôi bàn tay lần mò theo mép tường mời khách vào nhà. Thật đáng thương thay cho bà cụ đơn độc này, đã gần 2 tuần bà đau bệnh nằm một chỗ nên nhà cửa không được dọn dẹp. Căn nhà tưởng chừng như bấy lâu không có ngưòi ở, mạng nhện giăng đầy, muỗi bọ khắp các chậu nước, mọi thứ lộn xộn, thức ăn đổ lênh láng giữa nhà, chuột rúc vào thức ăn, phá hết đồ đạc. Bà tâm sự: Các cô thông cảm, tôi ngồi dậy đâu có được nên nhà cửa như vậy đấy, đến cái chỗ ngồi tiếp khách cũng chẳng được tử tế.
Bà mất bố từ năm lên 2 tuổi, bà sống với mẹ cùng người anh trai. Gia cảnh nghèo khó, mấy mẹ con thắt lưng buộc bụng dành dụm ít tiền cho người anh cưới vợ hi vọng có con, có cháu trong nhà đông vui. Nhưng người anh đó có được 5 đứa con thì cũng lâm bệnh qua đời.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1287455142_gai-200910.jpg
Bà cụ sống một mình trong căn nhà đã mục nát.
Không được học hành đến nơi đến chốn, cũng chẳng có nghề nghiệp gì đàng hoàng, ngày xưa, bà chỉ biết sống và nuôi mẹ già nhờ vào số tiền bán hàng rong kiếm được. Thấy nhà nào trồng hoa bà mua lại rồi ra đến chợ Bến Ngự để bán kiếm lãi. Không có phương tiện, bà đi bộ chừng 6 cây số để bán hàng. Đi bán xa thế cũng cực lắm, nhưng bán ở chợ thành phố có lãi hơn, bà nói. Vất vả là thế nhưng bà chỉ kiếm được 10 - 15 nghìn đồng mỗi ngày. Hai mẹ con bà chỉ có đủ tiền mua gạo, nhiều khi còn phải húp cháo trắng.
Cuộc sống vất vả đó cũng không tồn tại được bao lâu thì người mẹ cũng ra đi vì bệnh già yếu. Bây giờ, bà sống một mình không người thân, không hề biết được con cháu phụng dưỡng là gì. Suốt bao nhiêu năm, cuộc sống của bà cứ lặng lẽ trôi qua, bà chỉ biết căn nhà nhỏ luôn vắng tiếng người, với nồi cơm đạm bạc chưa bao giờ ấm áp hạnh phúc của mái ấm gia đình. Chị Yến, hàng xóm bà Gái cho biết: Bà cụ sống khổ lắm, già rồi còn làm được gì nữa, mọi sinh hoạt nước non đều xin nhờ hàng xóm, không thì hứng nước mưa dùng tạm, đến cái ăn cũng chẳng đủ nữa là
Đã thế, bà còn mắc đủ bệnh, bệnh tiểu đường hơn 15 năm nay chưa hề được chạy chữa, bệnh mờ mắt, bệnh khớp khiến tay chân bà tê cứng không làm được việc gì. Những ngày trở trời, gió bão, những căn bệnh hành hạ, bà chỉ biết nằm trong nhà mà khóc, mà tủi cho số phận của mình. Bởi bà cũng chẳng còn đủ sức mà đi khám bệnh, bệnh viện xa nhà phải chừng chục cây số, mỗi lần đến bệnh viện bà phải đi bộ đến trước một ngày, chờ khám bệnh xong bà lại lủi thủi đi về. Phải biết tuỳ vào hoàn cảnh mà sống cô à, tôi được các sư cô ở chùa cho mỗi tháng 10 kg gạo, hưởng trợ cấp xã hội 120.000 đồng mỗi tháng, tằn tiện cũng qua ngày. Nhưng sống thế này, nhiều khi cũng chẳng biết sống để làm gì - giọng bà bỗng nhiên khác hẳn, trong tiếng ho sù sụ của bà tôi hiểu được tâm trạng của bà lúc này. Trong khi người ta được con cháu phụng dưỡng, rộn rã tiếng cười nói vui vẻ trong nhà thì bà chỉ nằm trơ trọi một mình, khi ốm đau cũng phải tự ngồi dậy nhóm bếp nấu cháo.
Cả cuộc đời bà chỉ biết sống đơn độc trong nghèo khổ đầy bất hạnh, chia tay bà, như một lời an ủi tôi không quên quét lại căn nhà, sắp đặt vài thứ cho gọn gàng. Nhìn tôi bà chỉ mỉm cười Ước gì tôi có được đứa con, đứa cháu như cô nhỉ. Và rồi, bà lại lặng lẽ nằm một mình trong căn nhà tối om không điện để nghĩ về quá khứ và hiện tại với cuộc sống của chính mình.
Bà mất bố từ năm lên 2 tuổi, bà sống với mẹ cùng người anh trai. Gia cảnh nghèo khó, mấy mẹ con thắt lưng buộc bụng dành dụm ít tiền cho người anh cưới vợ hi vọng có con, có cháu trong nhà đông vui. Nhưng người anh đó có được 5 đứa con thì cũng lâm bệnh qua đời.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1287455142_gai-200910.jpg
Bà cụ sống một mình trong căn nhà đã mục nát.
Không được học hành đến nơi đến chốn, cũng chẳng có nghề nghiệp gì đàng hoàng, ngày xưa, bà chỉ biết sống và nuôi mẹ già nhờ vào số tiền bán hàng rong kiếm được. Thấy nhà nào trồng hoa bà mua lại rồi ra đến chợ Bến Ngự để bán kiếm lãi. Không có phương tiện, bà đi bộ chừng 6 cây số để bán hàng. Đi bán xa thế cũng cực lắm, nhưng bán ở chợ thành phố có lãi hơn, bà nói. Vất vả là thế nhưng bà chỉ kiếm được 10 - 15 nghìn đồng mỗi ngày. Hai mẹ con bà chỉ có đủ tiền mua gạo, nhiều khi còn phải húp cháo trắng.
Cuộc sống vất vả đó cũng không tồn tại được bao lâu thì người mẹ cũng ra đi vì bệnh già yếu. Bây giờ, bà sống một mình không người thân, không hề biết được con cháu phụng dưỡng là gì. Suốt bao nhiêu năm, cuộc sống của bà cứ lặng lẽ trôi qua, bà chỉ biết căn nhà nhỏ luôn vắng tiếng người, với nồi cơm đạm bạc chưa bao giờ ấm áp hạnh phúc của mái ấm gia đình. Chị Yến, hàng xóm bà Gái cho biết: Bà cụ sống khổ lắm, già rồi còn làm được gì nữa, mọi sinh hoạt nước non đều xin nhờ hàng xóm, không thì hứng nước mưa dùng tạm, đến cái ăn cũng chẳng đủ nữa là
Đã thế, bà còn mắc đủ bệnh, bệnh tiểu đường hơn 15 năm nay chưa hề được chạy chữa, bệnh mờ mắt, bệnh khớp khiến tay chân bà tê cứng không làm được việc gì. Những ngày trở trời, gió bão, những căn bệnh hành hạ, bà chỉ biết nằm trong nhà mà khóc, mà tủi cho số phận của mình. Bởi bà cũng chẳng còn đủ sức mà đi khám bệnh, bệnh viện xa nhà phải chừng chục cây số, mỗi lần đến bệnh viện bà phải đi bộ đến trước một ngày, chờ khám bệnh xong bà lại lủi thủi đi về. Phải biết tuỳ vào hoàn cảnh mà sống cô à, tôi được các sư cô ở chùa cho mỗi tháng 10 kg gạo, hưởng trợ cấp xã hội 120.000 đồng mỗi tháng, tằn tiện cũng qua ngày. Nhưng sống thế này, nhiều khi cũng chẳng biết sống để làm gì - giọng bà bỗng nhiên khác hẳn, trong tiếng ho sù sụ của bà tôi hiểu được tâm trạng của bà lúc này. Trong khi người ta được con cháu phụng dưỡng, rộn rã tiếng cười nói vui vẻ trong nhà thì bà chỉ nằm trơ trọi một mình, khi ốm đau cũng phải tự ngồi dậy nhóm bếp nấu cháo.
Cả cuộc đời bà chỉ biết sống đơn độc trong nghèo khổ đầy bất hạnh, chia tay bà, như một lời an ủi tôi không quên quét lại căn nhà, sắp đặt vài thứ cho gọn gàng. Nhìn tôi bà chỉ mỉm cười Ước gì tôi có được đứa con, đứa cháu như cô nhỉ. Và rồi, bà lại lặng lẽ nằm một mình trong căn nhà tối om không điện để nghĩ về quá khứ và hiện tại với cuộc sống của chính mình.