Lạc Việt
10-18-2010, 04:07 AM
Triết học Hy Lạp và thần học thiên chúa giáo
Dr. Mortimer J. Adler
Thưa tiến sĩ Adler,
Nhiều học giả nói với chúng tôi rằng các triết gia ngoại đạo Flato và Aristotle giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thần học Cơ Đốc giáo. Augustine mắc nợ Plato nhiều ý tưởng, còn Aquinas tìm thấy cơ sở triết học của mình nơi Aristotle. Điều này nghe thật kỳ quặc. Làm thế nào mà những vị thánh và nhà thần học Cơ Đốc giáo này lại đi tìm nền tảng tư tưởng của họ nơi các triết gia ngoại đạo không hề tin vào Thượng Đế của Cơ Đốc giáo hay những tín lý Cơ Đốc giáo?
S.C thân mến,
Chúng ta hãy trở lại với thời khởi nguyên của Cơ Đốc giáo. Nó thoát thai từ Do Thái giáo, và từ nền văn hóa cổ Hy Lạp trong Đế quốc La Mã. Nó đưa ra một đường hướng cứu chuộc và một học thuyết về sự liên hệ đặc biệt giữa con người với Thiên Chúa.
Gắn liền với đường hướng và học thuyết đó, một cách thiết yếu, là hành vi tin tưởng vào sự mặc khải thần thánh. Tuy nhiên việc hiểu cho trọn vẹn ý nghĩa niềm tin Cơ Đốc giáo đòi hỏi các nhà tư tưởng kiến tạo của giáo hội sơ kỳ phải liên kết những giáo lý về mặc khải với những ý tưởng và chân lý nền tảng được khai triển thông qua sự thẩm tra triết học hay khoa học. Có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ sử dụng vốn tri thức Hy Lạp phát triển cao có sẵn và họ biết một cách tường tận? Sự thật, vài người trong số họ, chẳng hạn Justin Martyr (l) và Augustine đã là những triết gia ngoại đạo trước khi cải theo Cơ Đốc giáo.
Nhưng bạn có thể hỏi, chẳng phải là Cơ Đốc giáo sơ kỳ chống lại tình trạng ngoại đạo và tất cả trước tác của nó sao? Chẳng phải Cơ Đốc giáo đã tự cho là chỉ mình nó chiếm hữu mọi chân lý và lẽ phải sao? Chẳng phải sự ngoại đạo bị coi là dối trá và không ngay thẳng sao? Việc kết hợp giữa tín ngưỡng Cơ Đốc giáo với triết học Hy Lạp không có vẻ là một nghịch lý lố bịch đối với những người Cơ Đốc giáo sơ kỳ sao?
Không nghi ngờ gì là có một số người hoàn toàn nghĩ như vậy. Tertullian, một trong những người biện hộ xuất sắc nhất cho giáo hội Cơ Đốc giáo sơ kỳ, nói:
“Thử hỏi Athens thì có liên quan gì với Jerusalem chứ? Có điều gì đồng thuận giữa trường Academy của Plato trà Giáo hội?... Hãy dẹp bỏ đi mọi nỗ lực tạo ra một Cơ Đốc giáo không thuần nhất gồm Thuyết Khắc kỷ, thuyết Plato, và tư tưởng Biện chứng!”
Tertullian đại diện cho trường phái tư tưởng Cơ Đốc giáo vẫn hiện diện cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, nhiều nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ khác khẳng định rằng nền văn hóa ngoại đạo là di sản kế thừa đúng đắn của Cơ Đốc giáo Augustine so sánh nó với những kho tàng mà những người Do Thái cổ chiếm hữu khi họ rời Ai Cập. Ông nói rằng triết học Hy Lạp chứa đựng
“Sự chỉ dẫn rộng rãi đã được thích ứng tốt hơn bao việc sử dụng chân lý, cùng một số châm ngôn đạo đức xuất sắc nhất; và một vài chân lý liên quan ngay cả đến việc thờ phụng Một Thiên Chúa cũng được tìm thấy ở đó.”
Việc Augustine dùng triết học Plato để diễn giải học thuyết Cơ Đốc giáo là yếu tố quyết định trong công cuộc Cơ Đốc hóa tư tưởng và văn hóa ngoại đạo.
Cống hiến của Thomas Aquinas(2) đến vào lúc những tác phẩm chủ yếu của Aristotle vừa mới được khôi phục và được dịch sang tiếng La tinh. Những tác phẩm này bao gồm toàn bộ các khoa học tự nhiên và sự tìm hiểu có tính chất triết học. Một số quan điểm căn bản được Aristotle khai triển ban đầu có vẻ như bất đồng sâu sắc với những tín điều của Cơ Đốc giáo; và tại nhiều nơi, thuyết Aristotle bị tẩy chay và thậm chí bị kết án chính thức. Nhưng Aquinas vẫn cho rằng không thể có bất đồng giữa chân lý của lý trí và chân lý của niềm tin; và vì thế ông cương quyết đảm trách việc thâu thái cho Cơ Đốc giáo tất cả chân lý mà ông có thể tìm thấy nơi Aristotle.
Quả đúng như bạn nói, nội dung của tư tưởng Hy Lạp và tín ngưỡng Cơ Đốc giáo không đồng nhất. Thượng Đế (God) của các triết gia Hy Lạp không phải là Thiên Chúa (God) của Abraham (3), Isaac, và Jacob, cũng không phải là Chúa Cha (God) trong Phúc Âm (4). Thần học về tự nhiên của Plato và Aristotle không chứa đựng điều gì tương tự như những học thuyết đặc trưng Cơ Đốc giáo về sự sáng thế, thiên hựu, và cứu rỗi. Tuy nhiên, nó vẫn chứa đựng một số chân lý căn bản về bản chất của sự tồn tại và biến dịch, vật chất và tinh thần, cõi trần và cõi vĩnh hằng, tất cả đều có ý nghĩa sâu xa trong sự phát triển của tư tưởng Cơ Đốc giáo.
Trong khi sử dụng những chất liệu này, các nhà tư tưởng vĩ đại của Cơ Đốc giáo không mô phỏng Plato và Aristotle. Chỗ xuất phát của họ luôn luôn là những giáo điều của niềm tin Cơ Đốc giáo, chứ không phải là những nguyên lý của triết học Hy Lạp. Để tự biết nó một cách đầy đủ, niềm tin cố tìm tri thức; và trong khi làm việc đó, nó tạo ra một cái gì mới mẻ. Angustine không trao Plato cho chúng ta một cách đơn thuần, nhưng là một Plato đã được Cơ Đốc hóa nhằm mục đích soi sáng niềm tin Cơ Đốc giáo. Aquinas cũng làm như thế với Aristotle. Và ở bất cứ chỗ nào những học thuyết chính yếu của Cơ Đốc giáo đòi hỏi, Angustine và Aquinnas đều phản bác mạnh mẽ những giáo thuyết của người Hy Lạp.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Justin Martyr (100 - 165): một trong những triết gia - nhà biện giải Hy Lạp quan trọng nhất của giáo hội Cơ Đốc giáo sơ kỳ. Các trước tác của ông trình bày sự gặp gỡ tích cực giữa sự mặc khải Cơ Đốc giáo và triết học Hy Lạp. Ông là người đặt nền tảng cho khoa thần học về lịch sử.
(2) Saint Thomas D’Aquinas (1225 – 1274) triết gia và nhà thần học người Ý. Ông tìm cách hòa hợp triết học của Aristole với thần giáo của ST. Augustine.
(3) Abraham: theo Sáng thế kỷ ông là tộc trưởng Hebrew, và cả dân tộc Do Thái đều là con cháu ông. Ông sinh ra Isaac sinh ra Jacob.
(4) Phúc Âm: câu chuyện về cuộc đời và giáo lý của Jesus Christ.
http://chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168AED88D45648F671CE3F2BB4818/View/Nhan-Thuc/Triet_hoc_Hy_Lap_than_hoc_thien_chua_giao/?print=417640024
Dr. Mortimer J. Adler
Thưa tiến sĩ Adler,
Nhiều học giả nói với chúng tôi rằng các triết gia ngoại đạo Flato và Aristotle giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thần học Cơ Đốc giáo. Augustine mắc nợ Plato nhiều ý tưởng, còn Aquinas tìm thấy cơ sở triết học của mình nơi Aristotle. Điều này nghe thật kỳ quặc. Làm thế nào mà những vị thánh và nhà thần học Cơ Đốc giáo này lại đi tìm nền tảng tư tưởng của họ nơi các triết gia ngoại đạo không hề tin vào Thượng Đế của Cơ Đốc giáo hay những tín lý Cơ Đốc giáo?
S.C thân mến,
Chúng ta hãy trở lại với thời khởi nguyên của Cơ Đốc giáo. Nó thoát thai từ Do Thái giáo, và từ nền văn hóa cổ Hy Lạp trong Đế quốc La Mã. Nó đưa ra một đường hướng cứu chuộc và một học thuyết về sự liên hệ đặc biệt giữa con người với Thiên Chúa.
Gắn liền với đường hướng và học thuyết đó, một cách thiết yếu, là hành vi tin tưởng vào sự mặc khải thần thánh. Tuy nhiên việc hiểu cho trọn vẹn ý nghĩa niềm tin Cơ Đốc giáo đòi hỏi các nhà tư tưởng kiến tạo của giáo hội sơ kỳ phải liên kết những giáo lý về mặc khải với những ý tưởng và chân lý nền tảng được khai triển thông qua sự thẩm tra triết học hay khoa học. Có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ sử dụng vốn tri thức Hy Lạp phát triển cao có sẵn và họ biết một cách tường tận? Sự thật, vài người trong số họ, chẳng hạn Justin Martyr (l) và Augustine đã là những triết gia ngoại đạo trước khi cải theo Cơ Đốc giáo.
Nhưng bạn có thể hỏi, chẳng phải là Cơ Đốc giáo sơ kỳ chống lại tình trạng ngoại đạo và tất cả trước tác của nó sao? Chẳng phải Cơ Đốc giáo đã tự cho là chỉ mình nó chiếm hữu mọi chân lý và lẽ phải sao? Chẳng phải sự ngoại đạo bị coi là dối trá và không ngay thẳng sao? Việc kết hợp giữa tín ngưỡng Cơ Đốc giáo với triết học Hy Lạp không có vẻ là một nghịch lý lố bịch đối với những người Cơ Đốc giáo sơ kỳ sao?
Không nghi ngờ gì là có một số người hoàn toàn nghĩ như vậy. Tertullian, một trong những người biện hộ xuất sắc nhất cho giáo hội Cơ Đốc giáo sơ kỳ, nói:
“Thử hỏi Athens thì có liên quan gì với Jerusalem chứ? Có điều gì đồng thuận giữa trường Academy của Plato trà Giáo hội?... Hãy dẹp bỏ đi mọi nỗ lực tạo ra một Cơ Đốc giáo không thuần nhất gồm Thuyết Khắc kỷ, thuyết Plato, và tư tưởng Biện chứng!”
Tertullian đại diện cho trường phái tư tưởng Cơ Đốc giáo vẫn hiện diện cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, nhiều nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ kỳ khác khẳng định rằng nền văn hóa ngoại đạo là di sản kế thừa đúng đắn của Cơ Đốc giáo Augustine so sánh nó với những kho tàng mà những người Do Thái cổ chiếm hữu khi họ rời Ai Cập. Ông nói rằng triết học Hy Lạp chứa đựng
“Sự chỉ dẫn rộng rãi đã được thích ứng tốt hơn bao việc sử dụng chân lý, cùng một số châm ngôn đạo đức xuất sắc nhất; và một vài chân lý liên quan ngay cả đến việc thờ phụng Một Thiên Chúa cũng được tìm thấy ở đó.”
Việc Augustine dùng triết học Plato để diễn giải học thuyết Cơ Đốc giáo là yếu tố quyết định trong công cuộc Cơ Đốc hóa tư tưởng và văn hóa ngoại đạo.
Cống hiến của Thomas Aquinas(2) đến vào lúc những tác phẩm chủ yếu của Aristotle vừa mới được khôi phục và được dịch sang tiếng La tinh. Những tác phẩm này bao gồm toàn bộ các khoa học tự nhiên và sự tìm hiểu có tính chất triết học. Một số quan điểm căn bản được Aristotle khai triển ban đầu có vẻ như bất đồng sâu sắc với những tín điều của Cơ Đốc giáo; và tại nhiều nơi, thuyết Aristotle bị tẩy chay và thậm chí bị kết án chính thức. Nhưng Aquinas vẫn cho rằng không thể có bất đồng giữa chân lý của lý trí và chân lý của niềm tin; và vì thế ông cương quyết đảm trách việc thâu thái cho Cơ Đốc giáo tất cả chân lý mà ông có thể tìm thấy nơi Aristotle.
Quả đúng như bạn nói, nội dung của tư tưởng Hy Lạp và tín ngưỡng Cơ Đốc giáo không đồng nhất. Thượng Đế (God) của các triết gia Hy Lạp không phải là Thiên Chúa (God) của Abraham (3), Isaac, và Jacob, cũng không phải là Chúa Cha (God) trong Phúc Âm (4). Thần học về tự nhiên của Plato và Aristotle không chứa đựng điều gì tương tự như những học thuyết đặc trưng Cơ Đốc giáo về sự sáng thế, thiên hựu, và cứu rỗi. Tuy nhiên, nó vẫn chứa đựng một số chân lý căn bản về bản chất của sự tồn tại và biến dịch, vật chất và tinh thần, cõi trần và cõi vĩnh hằng, tất cả đều có ý nghĩa sâu xa trong sự phát triển của tư tưởng Cơ Đốc giáo.
Trong khi sử dụng những chất liệu này, các nhà tư tưởng vĩ đại của Cơ Đốc giáo không mô phỏng Plato và Aristotle. Chỗ xuất phát của họ luôn luôn là những giáo điều của niềm tin Cơ Đốc giáo, chứ không phải là những nguyên lý của triết học Hy Lạp. Để tự biết nó một cách đầy đủ, niềm tin cố tìm tri thức; và trong khi làm việc đó, nó tạo ra một cái gì mới mẻ. Angustine không trao Plato cho chúng ta một cách đơn thuần, nhưng là một Plato đã được Cơ Đốc hóa nhằm mục đích soi sáng niềm tin Cơ Đốc giáo. Aquinas cũng làm như thế với Aristotle. Và ở bất cứ chỗ nào những học thuyết chính yếu của Cơ Đốc giáo đòi hỏi, Angustine và Aquinnas đều phản bác mạnh mẽ những giáo thuyết của người Hy Lạp.
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Justin Martyr (100 - 165): một trong những triết gia - nhà biện giải Hy Lạp quan trọng nhất của giáo hội Cơ Đốc giáo sơ kỳ. Các trước tác của ông trình bày sự gặp gỡ tích cực giữa sự mặc khải Cơ Đốc giáo và triết học Hy Lạp. Ông là người đặt nền tảng cho khoa thần học về lịch sử.
(2) Saint Thomas D’Aquinas (1225 – 1274) triết gia và nhà thần học người Ý. Ông tìm cách hòa hợp triết học của Aristole với thần giáo của ST. Augustine.
(3) Abraham: theo Sáng thế kỷ ông là tộc trưởng Hebrew, và cả dân tộc Do Thái đều là con cháu ông. Ông sinh ra Isaac sinh ra Jacob.
(4) Phúc Âm: câu chuyện về cuộc đời và giáo lý của Jesus Christ.
http://chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168AED88D45648F671CE3F2BB4818/View/Nhan-Thuc/Triet_hoc_Hy_Lap_than_hoc_thien_chua_giao/?print=417640024