tuedang
10-18-2010, 03:06 AM
:smile:
Hỏi :
- Thế nào là "Hàn lu trục khối, sư tử giảo nhơn "?
Đáp :
- Tổ Sư Thiền có một thí dụ về con chó và con sư tử :
"Một người liệng ra cục xương, con chó thông minh của nước Hàn đuổi theo cục xương mà cắn, còn con sư tử chẳng thèm để ý cục xương mà cắn ngay người ấy".
Người ấy là gì? Là Tự tánh;
Cục xương là gì ? Là lời nói của Phật, của Tổ.
Hễ đuổi theo lời nói của Phật, Tổ để hiểu là con chó, hướng vào Tự tánh để ngộ là con sư tử.
Đức Phật muốn chúng ta làm con sư tử chứ chẳng muốn chúng ta làm con chó, nên Kinh Lăng Nghiêm nói "Phàm hữu ngôn thuyết giai phi thật nghĩa", lời nói của Phật cũng là ngôn thuyết vậy, làm sao căn cứ chỗ đó, chấp vào chỗ đó, nói là thật nghĩa !
Nên biết tất cả lời của Phật, của Tổ chỉ là phương tiện tạm thời để ngộ nhập Tự tánh của mình, như Kinh Pháp Hoa nói "Khai thị ngộ nhập", chẳng phải ngộ nhập cái khai thị đó của Phật, mà là nhờ khai thị ngộ nhập Tự tánh.
Nay hễ chấp lời thì nghịch ý, như tôi thường giảng về "lìa tứ cú":
Chúng sanh chấp có thì Phật nói là không;
Chúng sanh chấp không thì Phật nói là có.
Lúc Phật nói "có", ý của Phật chẳng phải có,
Lúc Phật nói "không", ý của Phật chẳng phải không , đã rõ ràng rồi.
Nếu Phật nói "Có", mình chấp cái có là chơn lý, lúc Phật nói "Không", mình chấp cái không là chơn lý , là nghịch với ý của Phật.
Phải hiểu ý của Phật, theo ý của Phật mà ngộ nhập tự tánh, hễ đuổi theo lời nói của Phật để hiểu là con chó, chẳng phải con sư tử.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/duylucnguluc-01-5.htm
:smile:
Hỏi :
- Thế nào là "Hàn lu trục khối, sư tử giảo nhơn "?
Đáp :
- Tổ Sư Thiền có một thí dụ về con chó và con sư tử :
"Một người liệng ra cục xương, con chó thông minh của nước Hàn đuổi theo cục xương mà cắn, còn con sư tử chẳng thèm để ý cục xương mà cắn ngay người ấy".
Người ấy là gì? Là Tự tánh;
Cục xương là gì ? Là lời nói của Phật, của Tổ.
Hễ đuổi theo lời nói của Phật, Tổ để hiểu là con chó, hướng vào Tự tánh để ngộ là con sư tử.
Đức Phật muốn chúng ta làm con sư tử chứ chẳng muốn chúng ta làm con chó, nên Kinh Lăng Nghiêm nói "Phàm hữu ngôn thuyết giai phi thật nghĩa", lời nói của Phật cũng là ngôn thuyết vậy, làm sao căn cứ chỗ đó, chấp vào chỗ đó, nói là thật nghĩa !
Nên biết tất cả lời của Phật, của Tổ chỉ là phương tiện tạm thời để ngộ nhập Tự tánh của mình, như Kinh Pháp Hoa nói "Khai thị ngộ nhập", chẳng phải ngộ nhập cái khai thị đó của Phật, mà là nhờ khai thị ngộ nhập Tự tánh.
Nay hễ chấp lời thì nghịch ý, như tôi thường giảng về "lìa tứ cú":
Chúng sanh chấp có thì Phật nói là không;
Chúng sanh chấp không thì Phật nói là có.
Lúc Phật nói "có", ý của Phật chẳng phải có,
Lúc Phật nói "không", ý của Phật chẳng phải không , đã rõ ràng rồi.
Nếu Phật nói "Có", mình chấp cái có là chơn lý, lúc Phật nói "Không", mình chấp cái không là chơn lý , là nghịch với ý của Phật.
Phải hiểu ý của Phật, theo ý của Phật mà ngộ nhập tự tánh, hễ đuổi theo lời nói của Phật để hiểu là con chó, chẳng phải con sư tử.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/duylucnguluc-01-5.htm
:smile: