PDA

View Full Version : Những Dòng Sông Chảy Qua Vùng Đá Sạn



giavui
10-12-2014, 02:32 AM
Những Dòng Sông Chảy Qua Vùng Đá Sạn

Phan Nhật Nam

http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413081113_1741a7aeab3bff49253f76aa613c0858.jpg

Khi cô phụ tài Xe Đò Hoàng tuyến đường San José-Westminster (Bắc-Nam Cali) mở băng DVD ca nhạc trình diễn màn hát Quan Họ thì hai người khách đàn bà bắt đầu câu chuyện với cách bí ẩn riêng tư, diễn tả qua từng nét mặt, âm tiếng thay đổi theo cảm xúc..

..Bà biết hát Quan Họ nầy hay như thế nào không?

- Làm sao biết được, giỏi lắm là ngâm nga theo điệu “Người ơi người ở đừng về..” Mà bà có hơn gì tôi để ra câu đố nầy nọ?

- Biết là vậy, tôi với bà di cư vào Nam năm 1954 còn “oắt tì xà lai”, làm sao biết “ngoài Bắc ta”có cái gì, may ra còn giữ được giọng Hà Nội khác với mấy cậu, mợ 75, “iem ở hà lội.. suốt”.. Theo ông bố vào ở chỗ Hỏa Xa Đà Nẵng, đi học trường Bà Xơ dưới Nhà Thờ Con Gà bị tụi bạn trêu “Bắc Kỳ ăn cá rô cây nên hô răng..“, thế nhưng, biết được cái hay của Quan Họ là do đứa chị kể lại sau nầy..

- Chị nào, chẳng lẻ mợ Nguyệt nhà bà lại biết được những điều mà tôi với bà không biết ra..

- Không, đây là nhỏ chị họ ngoài Bắc, gặp sau nầy ở Mỹ, nó qua đây làm đại diện thương mại gì đó cho bên Việt Nam, gọi là chị (tuy nhỏ tuổi hơn) vì là cháu ngoại lớn của bà cả, nó đẹp lắm, giống như Romy Schneidder trong phim Sisi Impéatrice... 1 (http://vietmessenger.com/books/?title=nhungdongsongchayquavungdasan#n1)

- Bà có nói quá không, người ngoài Bắc đẹp đến cỡ Brigitte Bardot mà chụp cái nón cối lên đầu như em Jane Fonda thì trông cũng chẳng giống ai.. Mà bà ngoại cả là sao? 1 (http://vietmessenger.com/books/?title=nhungdongsongchayquavungdasan#n1)

- Thì ông ngoại tao (khi “tôi” trở thành “tao”, hoặc “bà” hạ xuống “mầy” tức là câu chuyện đã đi vào đoạn gay cấn, cấp thiết) là người Tàu, Tàu chính gốc, có đến chín bà vợ, đại gia đình sống như trong chuyện Hồng Lâu Mộng. Bà tao thứ Tám, ông lấy từ bên Miên đem về Sài Gòn, xong đưa ra Bắc nên mợ tao có tên ấy mầy không thấy sao.. Nhỏ chị ấy sinh đúng một năm sau di cư, 1955 tại Phố Hàng Đường, Hà Nội. Nó tuổi Mùi thua mầy và tao đúng mười tuổi. Nhỏ hơn mười tuổi như nỗi đau, cảnh khổ của nó so với của mầy và tao cứ như núi, dẫu rằng mầy với tao chịu nạn sau 30 tháng Tư cũng đã nát người.. Chồng đi tù cải tạo, một thân nuôi con, vượt biên đến Mỹ với thứ tiếng Anh Anglais Vivant nói đến gãy lưỡi, mỏi tay.. Nhưng dù sao bọn mình còn có an ủi với hai-mươi mốt năm nơi Miền Nam, và cuối cùng cũng đến được đất Mỹ. So với nhiều người, mầy và tao còn “hạnh phúc” hơn bao nhiêu kẻ khác.. Cứ như cảnh chị nhỏ ấy tao sợ chịu không thấu..

- Mầy nói thì tao nghe, nhưng với cảnh khổ ai có thể so sánh với ai, mấy ai nói mình khổ hơn hay khổ kém bao giờ.. Người bạn trầm giọng bùi ngùi, thương cảm.. Đời mầy cũng quá sức rồi, từ “sáu-mươi, bảy-mươi..”, tiểu thư lái Mazda 1500, Mustang Capri đưa con đi học.. Qua “bảy-lăm” đẩy xe trâu làm ruộng dưới Suối Nghệ, Bà Rịa; rồi với hai con nhỏ chưa đầy mười tuổi vượt biên qua Thái bằng đường bộ Campuchia giữa bầy lính Polpot thôi cũng đủ đáng sợ như chuyện kể trong Papillion, lại thêm mấy năm ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan coi như ở tù không án..

- Chuyện tao kể ra cũng thường so với vạn, triệu người Nam, đời chị nhỏ ấy diễn ra theo cách khác, điển hình cảnh khổ của người Miền Bắc, lại là đàn bà có học, tài sắc, gia thế.. Tao không nói điều tưởng tượng, nghe ra chuyện mầy sẽ thấy lời tao chưa đủ. Nó lại luôn chịu cảnh khổ một thân, một mình..

- Sao lại một mình, chồng, con nó đâu..

..Đấy lại là một đầu mối của đau thương đời nó.. Đầu mối lớn nhất.


Một Bé Giang Thanh sáng đẹp như khối ngọc toàn hảo. Sinh ra trong một chiếc túi đỏ rực - Đẻ bọc điều năm tuổi Mùi “không chùi cũng sáng”. Và cô bé đã nhận ngay ân huệ lớn: Đau đậu mùa lúc lên ba nhưng dù chửa chạy qua loa bằng thuốc ngoại khoa cũng hết bệnh, chỉ để lại những chấm sẹo nhỏ trên cánh mũi như là nét duyên. Sống mũi cao chạy thẳng lên trán biểu lộ trí sáng và sự cương nghị. Nghe kể lại, ông ngoại thường bế đặt lên đùi, nhìn vào mắt cháu nói lời thương yêu thắm thiết: “Tội nghiệp cháu tôi phải phận con gái.. Gía như là con trai thì dễ đương cự hơn với tử vi “Mệnh vô chính diệu, Địa Không, Hỏa Tinh độc thủ..”, bởi ông là người thâm cứu tử vi, thấy ra phận người đau thương qua lá số. Ông đặt tên nó là Giang Thanh như bà Nguyệt nhà tao được gọi là Minh Nguyệt theo ý thơ của Lý Bạch. Bà ngoại, vợ cả của một gia đình gồm tám phụ nữ tứ xứ, thuộc nhiều chủng tộc, sắc dân khác nhau, ông lấy về trên đường làm ăn phiêu bạc khắp Đông-Nam Á.. Nơi khởi đầu từ Vân Nam, đầu nguồn sông Thanh Thủy, dừng chân, dựng sở tại Hà Nội-Hải Phòng sau khi liên kết với viên chánh sở mật thám Pháp, Đại Úy Favani xây dựng nên đường giây nha phiến qua ba trục Côn Minh-Hà Nội-Sàigòn. Cũng bởi viên đại úy người Corse 2 (http://vietmessenger.com/books/?title=nhungdongsongchayquavungdasan#n2) nầy cùng chung sở thích-Đàn bà và thuốc phiện-Những thú vui tuyệt vời (lại sinh lợi tối đa) ông ta tiếp nhận, áp dụng, và khai triển bài học kinh nghiệm từ viên chỉ huy, Thiếu Tướng Tư Lệnh De Linarès. Phần gia chủ Uông Đại Dụng, dẫu xuất thân Đại Học Côn Minh, học viện cổ kính có từ Thế Kỷ 15 với tòa đại sảnh cao 99 bậc thềm nổi tiếng là một di tích lịch sử của thủ phủ Tỉnh Vân Nam, nhưng ông đã thấy rõ sự vô ích, vô dụng của học vấn, lại là thứ chữ nghĩa của Khổng, Mạnh, nên ông quyết chí làm giàu.. Có tiền tức có tất cả - Tiền vi tiên. Ứng vạn biến. Ông gieo trồng, chế biến, sản xuất ra thứ đem lại nhiều tiền nhất: Thuốc phiện. Và tùy theo tình hình chính trị, thời cuộc quân sự, ông cũng là đầu mối chuyển một thứ hàng nguy hiểm không kém thứ thuốc kia: Thuốc súng, đạn, bom.. Ông bán súng, đạn cho những phe phái cần thiết đến chúng không phân biệt họ là ai: Thổ phỉ, cộng sản, đảng phái tư sản, kể cả kẻ tống tiền, giết mướn.. Bán cho ai ông báo cho viên đại úy biết, nếu cần, người nầy cung cấp thêm hàng cho ông tìm nơi tiêu thụ. Quanh bàn đèn, Đại Úy Favani nói lời khen ngợi: Ông là người khôn ngoan nhất Đông Dương. Uông Tiên Sinh không trả lời, ông đứng dậy châm hương lên bàn thờ - Bàn thờ do bà cả thiết lập với những mẫu tượng thánh thần sơn son thiếp vàng rực rỡ.. Đại úy nói quá lời, tôi chỉ làm theo cố vấn của nhà tôi. Ông nói thật vì bà cả đã từng vào Sàigòn với một cây roi mây.. Bà đến ngôi nhà (Đường Trần Nhật Duật, Tân Định, sau nầy gia đình tao ở trước 1975, mầy đã tới chơi mấy lần – Người kể chuyện nhắc nhở) ông mua riêng cho bà ngoại tao, nói lời đỉnh đạc, kẻ cả: Cô đừng sợ, đàn bà với nhau, tôi phải giữ cho cô, tội là do lão ghê gớm nầy.. Bà ghìm ông tao xuống, bà xử dụng những thế võ như thế nào đó (ông tao cũng thuộc loại cao thủ nhưng không chống lại).. Ông nằm im nghe vợ kể tội: Cô ấy còn trẻ, mới mười sáu tuổi, ông phải biết làm thế là thất đức, tôi sẽ chuộc phần lỗi của ông bằng cưới hỏi đúng lễ để chính thức xin cô ấy về.. Nhưng nay phải trừng trị để ông biết thế nào là nghĩa vợ chồng mà ông đã nhiều lần gây nên điều xúc phạm xấu hổ (Đối với tôi và cũng đối với cô ấy) - Lần nầy là lần thứ tám, lần cuối cùng. Ông nằm im nhận mấy chục roi phạt, xong đứng lên cầm tay bà cả: Tôi xin lỗi mình. Anh xin lỗi em. Ông quay qua nói với bà tao. Khi trở ra Bắc, ông đưa bà tao lên chiếc xe đua mui trần màu đỏ chạy từ Hà Nội về Hải Phòng, mặt căng kiêu hãnh với điếu xì gà ngậm ngược chỉa lên trời.. Bà cả ngồi băng sau cười cười coi như không có gì.

- Mầy vẫn chưa nói gì về nhỏ chị tuổi Mùi kia..

- Tao phải nói rõ ra như thế để mầy thấy ông tao, bà cả, bà bác (mẹ chị nhỏ ấy) ra sao để hiểu nó ảnh hưởng những gien như thế nào từ mẹ, bà, và ông ngoại. Nó là tổng hợp của những người kia với mức độ cao nhất – Cao nhất về sắc sảo tính khí, hạnh phúc, khổ đau kể cả dáng vẻ rất lạ của nó.. Cổ không chỉ cao ba ngấn mà đến những năm ngấn.

- Thế mẹ nó như thế nào? Bà bác của mầy..

.. Bà ấy là một trong những người đầu tiên (lại là phụ nữ) đi Pháp học về âm nhạc qua bảo trợ bởi lão mật thám người Pháp kia (đã trở nên là một người thân trong gia đình ông tao).. Trong nhà gọi là ông Pha và chỉ dùng tiếng Việt để nói chuyện. Bác tao kể: Ông ấy đã có nhận xét trong một bữa ăn: “Tôi ăn đủ năm trăm thứ phô-ma của Tây (“Tây”chứ không là “Pháp”), tôi cũng nếm hết các thứ mắm của “ta”.. Biết phân biệt nước mắm nhỉ khác nước mắm pha như thế nào. Nghĩa là tôi ăn tất không bỏ sót một thứ gì!” Lão ấy bảo trợ bà bác tao đi Pháp học không phải không có mục đích, lão muốn gia tài của ông tao lọt vào tay người nhà của lão. Lão tính trước bà bác tao cho ông con trai ngoại hôn (mà lão bảo là con nuôi để tránh trách nhiệm với bà người Việt sinh ra ông con nầy, lấy cớ mắc chứng “tráng dương sậu tinh”, thêm nghiện nặng thuốc phiện nên không thể có con, lại là con trai). Ông nầy lúc ấy là thiếu úy Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù là đơn vị năm 1954 nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên..

- Làm sao mày mầy rành chuyện lính tráng, nhà binh đến như thế..

- Thì ông Nhân nhà tao năm “tám-chín” sau khi đi tù về có theo mợ tao đến gặp ông nầy ở nhà Đường Nguyễn Trải Sàigòn.. Lính gặp lính nói ra biết ngay, lại là lính nhảy dù không có bao nhiêu đơn vị. Dịp ấy, mợ tao mới biết vụ việc của bà bác tao, bà cả, ông ngoại ngoài Bắc sau “năm-tư”.. Thực tế xẩy ra đáng sợ, kinh hoàng hơn bất cứ câu chuyện nào người trong Nam nghe được, tưởng tượng ra..

.. Mới nghe mầy giáo đầu đã thấy bày ra như một đống bùi nhùi, đến chuyện thật nữa không biết lường tới đâu, nhưng mầy cũng chưa nói gì đến nhỏ chị kia..

Thủng thẳng, chuyện phải có đầu đuôi, xe chưa ra Đường 152, nếu kể chưa hết tao bảo ông Nhân kể tiếp, viết lại cho mầy xem, ông ấy còn có dự định đưa người, việc thật nầy vào một cuốn chuyện dài nữa.. Cũng bởi, có ông Đỗ chủ báo Thời Luận, bạn ông ấy đã viết về cảnh khổ, nỗi đau của người đàn bà Miền Nam rồi, nay ông ấy phải viết về Miền Bắc cho cân phân, cũng để trả ơn quê vợ. Để tao kể tiếp.. Trước khi vào Nam, ông tao cho tập họp đủ tám bà vợ và chia phần dưới sự quyết định của bà cả.. Những chậu trồng ngãi dưới chân bàn thờ đền được mang vào phòng riêng, đào vàng lên, chia thành tám phần khác nhau tùy theo nhận định của bà về khả năng giữ gìn, sinh lợi của mỗi người.. Phần những bà kia như thế nào tao không rõ, phần của bà tao được quyết định như sau: Cô Tám, cô là người nhỏ tuổi nhất, nhưng cô đã chứng tỏ đủ sức thay thế tôi, cô giữ phần lớn nhất, cô mang năm trăm lạng vào Nam theo chuyến máy bay sớm nhất với con, cháu nhà cô..

Chuyện của gia đình mầy bao nhiêu lâu quen thân tao biết rõ, kể về gia đình ông mầy ở lại ngoài Bắc với chị nhỏ kia thôi. Người nghe chuyện nôn nóng.. Và tao cũng thắc mắc, ông mầy, bà cả khôn ngoan, tinh tế như vậy, lại thêm bà bác mầy nữa, mới nghe qua chuyện cũng đã thấy ra là hạng người không thường.. Thế sao lại không tính đường đi vô Nam, chẳng lẻ tin lời tuyên truyền của cộng sản nên ở lại?

- Về lý do chính trị tao không rõ, nhưng theo lời mẹ tao hỏi lại ông bố con Giang Thanh hôm gặp ở nhà đường Nguyễn Trải thì sự thể là thế nầy.. Ông tao nói với bà cả và bà bác: Tộc họ Uông vốn chủng người Bạch, người Bố thuộc nhóm Di ở Vân Nam, từ ngày xưa Đời Đường, Tống.. đã không thuận với người Hán ở phương Bắc, bên Quảng Đông, Quảng Tây; dẫu có lúc Tưởng Giới Thạch phải rút về Trùng Khánh để chống cộng sản, cần mượn đường Côn Minh để nhận tiếp tế, quân viện Mỹ từ Miến Điện đưa lên. Vụ công ty tàu đường sông của chú Sáu bị bang hội Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến chèn ép đến nỗi phải phá sản là một bài học phải nhớ cho dù chú ấy đã vào trong Huế gặp Vua Bảo Đại để xin bảo trợ, cạnh tranh với người Hoa qua danh nghĩa người Việt. Tôi đã tới Nam Vang, Chợ Lớn.. những nơi nầy mình không tranh lại với họ (Người Hoa, gốc Hán tộc), vậy nên tôi quyết định ở lại Hà Nội.

- Nhưng đó là phần của ông ngoại, bà cả, chẳng lẻ bà bác mầy với ông chồng lai Pháp, sĩ quan nhẩy dù lại chịu ở lại với cộng sản hay sao..

.. Vụ việc nầy có những lý do khác tao không được rõ lắm, nhưng quyết định cuối cùng là do bà bác tao. Bà nói: Bố đã quyết, vậy con không thể để bố mẹ ở lại một mình, nhà con tuy là sĩ quan, nhưng anh ấy (theo cách của ông Pha, nhân sự, cơ quan mật hoạt động tình báo của nhiều phía) cũng đã có những liên hệ với người bên Việt Minh.. Nhưng nếu xẩy ra khó khăn đến đâu con cũng xoay xở được. Mẹ sinh ra con - Một mẹ. Một con - Con là con cửa đền, cửa phủ, chỉ Thần, Thánh mới đem con về với các Ngài, người phàm không thể nào chạm đến con. Bà bác tao là tổng hợp sự quyết liệt của bà cả, mưu thuật của ông tao cộng thêm phần thâu nhận của những năm học ở đất Pháp.. Rau tập tàng thì ngon. Bà có đến ba nguồn văn minh, văn hóa trong người hòa hợp trong Đức Tin Đạo Giáo. Nhưng sự thể dù chuẩn bị giỏi đến thế nào, tai họa vẫn xẩy đến như một điều tất nhiên. Giọng người kể chuyện trùng xuống.

.. Yên được hai năm, đến năm 1957, Hà Nội bày ra mặt thật của họ với trận đánh tư sản, những kẻ quen biết với ông, bà tao trong chính quyền đồng cố ý lánh mặt khi chiến dịch truy lùng, đấu tố bắt đầu. Căn nhà ba tầng Phố Hàng Đường một sớm mai ngủ dậy bị vây bởi một đám đông trang bị gậy gộc, la ó, chưởi bới ầm ỉ do công an khu phố hướng dẫn. Chúng đòi ông tao ra trình diện để nghe đấu tố. Ông đóng cửa phòng bảo người nhà ra nói với chúng: Muốn nói chuyện với ông phải cỡ ông Đồng, ông Giáp.. Nhưng cũng không cần, ông sẵn có cách giải quyết. Ông thay áo quần mới, áo dài hai lớp lót gấm, cúc vàng gài bên hông phải, lấy bàn đèn, dọc tẩu mạ vàng xuống (chỉ khi nào có khách quý mới đem dùng). Ông làm thuốc bình thản, kiểu cách phong lưu.. Xong lần dưới gối lấy khẩu súng nhỏ do ông Pha tặng trước đây với lời dặn: Đây là khẩu súng khởi nghiệp của tôi. Bao nhiêu người gây khó khăn, trở ngại cho công việc, tôi giải quyết với khẩu súng nầy.. Nó đã thành tinh, đêm ngủ tôi gối lên, nghe tiếng khóc của những người chết. Tôi giao nó cho ông vì (dẫu còn sống) ông đáng mặt thủ lãnh của những hồn ma nầy. Với nó, không ai hại ông được, chỉ khi ông quyết định chính ông thôi. Hôm nay, ông thực hiện lời ông Pha - Hút xong tám điếu thuốc, số lượng những người vợ ông yêu thương. Ông nói lớn: Tôi đi đây mình. Tôi chết đừng chôn. Đốt thành tro ném theo sông. Nhớ, ném xuống Sông Thanh Thủy ở biên giới, chảy về Vân Nam. Chúng nó không xứng để làm nhục tôi. Ông đặt nòng súng vào miệng xem như hút thêm một điếu. Điếu cuối cùng. Điếu số 9, tượng trưng cho Bà Cả.

.. Phần bà cả, bà đứng giữa điện thờ, trước tượng Đức Thánh Trần nến thắp sáng, tay cầm bó nhang cháy đỏ, tay cầm cái (xiên) lình.. Bà xiên chiếc lình qua má. Mũi nhọn chiếc xiên đi ngọt ló ra qua gò gò má thứ hai. Bà hét lên lanh lảnh như kêu gọi tất cả âm binh cùng dậy lên.. Qua ánh lửa, sau màn khói, mặt bà hiện vẻ uy nghi thần bí. Bọn người dần rút lui. Sau bàn thờ, bà bác tao được dặn chuẩn bị sẵn chất đốt để nếu bọn người làm tới sẽ phóng hỏa đốt rụi căn nhà. Cả gia đình sẽ hoá thân trong lửa.

Người nghe kể rúng động.. Hèn gì mợ mầy và mầy đều có tính “không sợ ai” qua cái trán dồ nầy (người bạn chỉ vào trán kẻ kể chuyện).. Hóa ra đấy là cách của cả nhà bên ngoại mầy.

- Tao cũng không rõ điều ấy nếu không gặp chị nhỏ Giang Thanh, trán nó cũng thẳng đứng, dồ ra thế nầy. Người kể gỏ gỏ vào cái trán.. Yên, để tao kể tiếp, mà tới chỗ nào rồi.. Chỗ bà cả lên đồng đuổi tụi định cướp nhà ông mầy.

..Lo tang ma cho ông xong, đến lượt bác tao nhập trận. Bà nói với bà cả: Bố chết, mẹ phải sống để giữ giềng mối nhà nầy, nhưng nay đến lượt con gánh vác. Con không phải chỉ lo cho mẹ, nhưng còn phần chồng, con con nữa – Gánh nặng nầy là của riêng con. Con không bỏ được. Bà thay áo nhung màu bordeau, tóc vấn cao, cổ đeo chuỗi ngọc, mang giấy tờ địa bạ sở hữu căn nhà.. Bà lên xe xích lô (do người nhà đạp) đi giữa hai hàng phố người lố nhố nhìn ra. Bà đến gặp lão chủ tịch nhân dân thành phố Hà Nội nói lời thẳng thắng.. Căn nhà tôi là điện thờ Đức Thánh Trần, Ngài là vị anh hùng hiễn thánh của người Việt, Bác Hồ cũng đã làm thơ ca tụng Ngài. Vì chế độ mới có nhiều quy định nên chúng tôi biết mình không thể tiếp tục ở đấy. Chúng tôi muốn giao lại cho người xứng đáng, biết giá trị của căn nhà.. Vậy xin ông nhận lấy do đã bao lâu quen biết gia đình chúng tôi..

Lão chủ tịch rúng động, bỗng dưng được một tài sản quá đỗi lớn lao, vì đấy là một trong những căn nhà tư nhân lớn nhất Hà Nội.. Chị quyết định như vậy hay là do “Bà Cả”.. Viên chủ tịch nhấn mạnh chữ “Bà Cả” với ý tôn trọng, và tôi sẽ phải làm những gì? Ông ta băn khoăn..

- Mẹ tôi để tôi toàn quyền, nhà chúng tôi chỉ xin giữ căn điện thờ Đức Thành Trần (bà cố ý dùng đủ chữ), cũng để mẹ tôi ở lại lo hương khói. Phần gia đình chúng tôi, xin ông cho một căn hộ ở La Khê, Hà Đông và ít vàng làm vốn.

.. Chị có gì bảo đảm cho vụ việc nầy. Viên chủ tịch ngại ngần trước diễn tiến quá mau chóng, dễ dàng..

- Tôi mang theo đây tất cả giấy tờ, ông làm tờ giấy tay mua lại (mua ngày trước khi bộ đội vào Hà Nội - Tháng 10/1954) với giá tùy ông định. Nhà chúng tôi đã có nhiều và nay mất thì cũng là chuyện tất nhiên. Ông đừng ngại, chúng tôi “quyết định ở lại với cách mạng” chứ không phải bị bắt buộc, các chị kia bà tôi đã cho đi Nam. Gia đình chúng tôi ở lại để chuẩn bị cơ sở cho ngày thống nhất như nhà nước đã thông cáo! Bà bác biết kết hợp tất cả yếu tố (chính trị, xã hội, riêng tư..) với giọng chân thực, lịch lãm nhưng quyết liệt, chặt chẽ, hợp lý..

.. Rồi sau đó thế nào? Người nghe chuyện thấy khó khăn hình dung ra sự kiện.. Trước khi về La Khê bác tao nói với bà cả: Chúng nó (kẻ cầm quyền mới) nói cứng nhưng đứa nào cũng tham và cũng nhát bởi chúng làm điều ác độc, vô lại.. Mình nhường cho chúng một phần căn nhà, mẹ ở lại giữ đền (sau nầy có dịp mình đòi lại). Con về bên La Khê để dễ qua lại thăm mẹ và theo dõi tình hình. Bà xin vào tổ hợp đan len xuất khẩu và xoay qua đường buôn chuyến lên mạn ngược, ngã Lào Cai-Vân Nam-Con đường ngày trước ông tao chuyển thuốc phiện.

.. Đã buôn bán như thế thì ghi tên vào tổ hợp đan kia làm gì?

- Để có hộ khẩu theo ngành nghề, bà ấy đâu có thể ngồi yên một chỗ mà cầm que đan.. Năm “sáu-mươi” Hà Nội bắt đầu đánh Miền Nam, nhỏ chị tao vừa được mấy tuổi đã thay mẹ tập đan những phần đơn giản, đến mười tuổi nó đã đan nhà nghề, biết ráp cổ, vai và đan lồng những hình hoa văn phức tạp. Năm Miền Bắc bắt đầu bị dội bom (1964), nó đã là tay đan chuyên nghiệp vượt chỉ tiêu, một tháng xong ba áo gởi sang Nga Sô.. Mười tuổi, mầy với tao ở Miền Nam chỉ biết đánh thẻ, đòi búp-bê, nó phải đi chăn trâu cho hợp tác xã nơi sơ tán (để tránh bom Mỹ), đan áo giúp mẹ. Nhưng nó khôn ngoan, biết lợi dụng nhân dáng đẹp đẻ của mình để dụ bọn con nít nhà quê.. Tao hát cho chúng mầy nghe, chúng mầy cắt cỏ cho trâu tao.. Nó đứng giữa bãi ruộng, mặt sáng đẹp, tóc bay dài theo gió.. Dẫu áo quần lam lủ, chân đất, Giang Thanh hiện thân toàn hảo nét đẹp thuần nhã của văn minh, văn hóa đất Bắc. Nó diễn cảnh Thị Mầu lên chùa phải lòng Thị Kính; nó hát Lý Tình Tang, Lý Thiên Thai.. của hoạt cảnh “Liền Anh, Liền Chị” trong hát Quan Họ..

.. Làm sao bé tí như thế mà biết những điệu hát ấy?

- Bà cả tao họ Đặng, Bắc Ninh, tức vùng Kinh Bắc dọc Sông Đuống; đời Vua Lê, Chúa Trịnh sinh ra bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ. Bà cả bày cho mẹ nó, mẹ nó hát ru cho nó nghe từ còn nằm nôi.. Mầy nghe nó hát mới biết Quan Họ phong nhã, trữ tình như thế nào.. Chưa kể hoạt cảnh cảm động khi “liền anh, liền chị” gặp nhau mỗi năm sau Tết âm lịch vào ngày Hội Lim sau một năm xa cách..

Năm 1968, Mỹ tăng cường dội bom Miền Bắc để ép Hà Nội ngồi vào bàn hội nghị, bộ đội dồn đưa vào Nam, vùng biên giới Hoa-Việt giao cho lính Trung Cộng trông giữ, bọn phỉ người Tàu nhân cơ hội lén qua Việt Nam kiếm ăn. Bác tao trong một chuyến buôn hàng bị bọn cướp chận lại khoảng rừng Phố Lu, Lào Cai. Bà không chịu mất của cho chúng, dùng chiếc quanh gánh (với những thế võ bí truyền của người Hoa, võ Việt cỗ do ông, bà tao dạy) đánh lại bọn cướp không nao núng.. Cuối cùng chúng giản ra, một tên dùng súng tiểu liên AK47 chỉa vào ngực bà đòi vàng và tiền mà chúng biết bà quấn quanh người. Bà quắt mắt nhìn thằng cầm súng khinh miệt.. Muốn bắn mầy nhìn thẳng mắt tao, còn nếu sợ hãy cút đi.. Bà nói bằng tiếng Hoa. Thằng phỉ nhắm mắt, bóp cò, đạn phá toang lồng ngực. Bà chết ngồi dựa sườn đồi, hai tay bám vào lườn đất không chịu ngã xuống, giương mắt đứng tròng, khối tóc dài xanh đen bung xỏa.. Đứa bắn súng tiến tới, bỗng chấp tay, sụp lạy.. Xin nương nương tha tội, quả tình tôi không có ý định.. khi nó nhận ra chiếc trâm của giòng họ Uông trên đầu tóc bà. Bác tao ứa ra giòng máu uất hận. Bà chết bất đắc oan nghiệt nên rất linh, dân chúng vùng biên giới lập miếu thờ. Miếu ấy hiện nay vẫn còn, cũng phù hợp với sự việc bố con Thanh kể lại cho mợ tao nghe sau nầy. Không ai dám bày chuyện nếu thật sự không có. Thế là, nhỏ chị mười-bốn tuổi phải thay mẹ gánh hết khối nặng của gia đình gồm bà ngoại, cha già, và hai đứa em. Khi nghe tin con bị nạn, bà tao chỉ thét lên tiếng oán hờn.. Súng! Bắn.. bắn súng! Bà vẫn tiếp tục sống nhưng như gốc cây khô, suốt ngày không nói, đêm đứng sững trước điện thờ, mất trí nhớ hoàn toàn. Bà không hề khóc.

Hai người đàn bà cùng lần im lặng như thể gánh nặng đau thương của Giang Thanh đè lên họ.. Rồi nó xoay xở làm sao? Làm sao sống được! Câu hỏi vô ích, thừa thải. Người kể tiếp tục với cách gắng gượng: Bị dồn vào cảnh khổ, nó trở nên khôn ngoan, đáo để.. Từ Hà Đông nó về căn nhà ở Hàng Đường lấy cớ thăm bà.. Đến khuya, nó vào phòng viên chủ tịch thành phố, nói với cách đòi nợ.. Ông cho cháu số vàng mà ông đã thiếu của mẹ cháu? Viên chủ tịch không phải là người dễ bị dọa.. Vàng gì, tao đã giả cho mẹ mầy đủ, giấy tờ tao còn giữ đây.. Tao chỉ có con buồi cho mầy! Ông nhìn nó với cặp mặt diễu cợt dâm đảng.. (Cũng bởi hỗn hợp ba giòng máu, nó cao hơn đứa mười-bốn tuổi bình thường, ngực nẩy nỡ vun phồng khiêu gợi) Cháu biết cái giấy ấy, nhưng mấy lạng vàng kia không xứng với giá của nhà nầy.. Ông hẳn biết! Cháu không đòi quá, chỉ xin ông trả thêm cho đủ.. Tao không có! Mầy làm gì nào? Ranh con đừng giở trò khốn nạn.. Mầy tự động vác xác vào đây, ông hiếp có chửa bây giờ! Ông không hiếp cháu được đâu, thằng bạn cháu đứng dưới kia chỉ đợi cháu la lên là nó chạy tới báo trụ sở công an khu phố! Ông chủ tịch đến cửa sổ, mở hé những lá sách nhìn xuống đường.. Trời đất! Bây giờ mầy muốn gì? Cháu chỉ xin ông số vàng còn thiếu.. Gì nữa? Ông chủ tịch mệt nhọc, buông xuôi. Ông viết cho cháu cái giấy gởi nơi tổ hợp đan len giúp cháu tiếp tục việc của mẹ cháu. Mầy xin gì hãy nói cho xong một lần.. Ông bảo hộ cho cháu vào Trường Sân Khấu bởi lý lịch bố cháu không tốt! Ông chủ tịch nói như than: Mầy bao nhiêu tuổi mà đã gớm ghê đến thế.. Lớn lên chút nữa mầy còn ra sao hỡ?! Khi vén vạt áo, buộc những khoen vàng vào thắt lưng quần, Giang Thanh nhìn gã đàn ông thông cảm đồng lõa.. Cháu sẽ không nói việc nầy với ai. Bà nhà không phải đi Hà Nam đâu.. mà qua bên La Khê gặp bố cháu chiều mai mới về! Cháu khai trong đơn xin vào học trường ca múa là ông có họ với bà cháu. Ông thuộc nhà Đặng Xuân của ông Trường Chinh phải không ạ..

Khi ngồi với đứa bạn trong vòng rào sân vận động Hàng Đẩy, Giang Thanh khóc như chưa bao giờ được khóc.. Mẹ ơi! Ông ơi! Nhỏ gào như kẻ điên. Gã bạn cuống quýt ôm lưng tỏ vẻ an ủi.. Nó ngưng khóc, tát thằng bé một tát cực mạnh, đạp gã bạn ngã ra đất.

.. Tại sao nó muốn vào học trường sân khấu kia?

- Bởi đấy là một trong những cơ quan cho học viên nhiều đặc quyền, đặc lợi. Vào đoàn đó, nó được tiêu chuẩn đường, sữa, thịt để có sức khoẻ tốt, ngoại hình đẹp. Lớp của nó chỉ nhận hơn ba mươi học viên của cả ngàn người dự tranh, đấy là chưa kể phải thành phần lý lịch tốt. Nó lại là con của sĩ quan nhảy dù Pháp, không có cái chước với lão chủ tịch kia thì làm sao mà vào được. Nhưng nó cố ý là nhắm vào món bồi dưỡng đường, sữa, thịt hằng tháng cùng với tiêu chuẩn mười-sáu ký gạo cho mỗi học viên - Tiêu chuẩn cao nhất của Miền Bắc. Thì từ đó mới biết hạt gạo quý, hiếm đến thế nào đối với người Miền Bắc. Ông thi sĩ Phùng Cung phải kêu lên: Tôi cúi đầu.. Bạc tóc, dập đầu.. Lạy hạt gạo rơi.. Với tiêu chuẩn gạo đó, nhỏ chị nuôi được cả nhà bốn người.. Mầy nói gì tao không hiểu? Thì nhỏ Giang Thanh ấy dùng một nửa tiêu chuẩn (gạo) để nuôi bà, bố và hai em.. Trong suốt bảy năm liền từ 1968 đến 1974, nó chỉ ăn một ngày một lần vào buổi trưa, để dành tám ký gạo (nửa tiêu chuẩn) đem về nuôi gia đình. Suốt một thời con gái lớn lên, nó không có một chút đường, chút sữa nào hết!

Người kể trầm giọng tiếp tục: Không phải chỉ mình nó mà cả miền Bắc vậy mà mấy ai trong Nam biết đến, phải sau 1975, khi chịu chung đòn cộng sản mới vỡ lẻ ra.. Như vậy đời nó cũng phải được lúc dễ chịu chứ, từ bé đến lớn cứ khổ như vậy chịu sao nỗi! Người bạn ngao ngán, cố ý chờ nghe một điều vui.

- Những điều tao vừa kể vắn tắt cho mầy nghe ra chưa diễn tả đủ cảnh đời và cách sống của nó.. Cơ cực như thế, nhưng vào dịp Tết Trung Thu, nó vẫn cố dành dụm để nấu được một nồi cháo ám cho cả nhà.. Tại sao phải có nồi cháo ấy? Thì thuở trước khi bà bác còn sống, lúc bà tao còn trẻ, dịp lễ, tết là để cho cả nhà trổ tài nấu nướng, dọn cổ.. Ví như nồi cháo ám ấy là phải nấu với một con cá quả, thịt ba chỉ, hành phải búi lại từng củ, đủ rau thìa là, cần tây.. Trước ngày Tết âm lịch, mọi người phải tắm bằng nước rau ngò phơi khô, mặc áo quần mới để chúc tết nhau trong ngày Mồng Một. Bà tao mất trí, bác tao chết, bố nó bị khủng khoảng, hai em gái còn nhỏ trong một xã hội thiếu thốn, hạn chế của miền Bắc, nó phải một mình đóng vai chủ gia đình, người cha lẫn người mẹ từ năm chưa đến tuổi thành niên.. Đời em nó khốn nạn lắm chị ạ! Nó than thở với tao khi chị em gặp nhau năm 2005 vừa rồi. Năm nó năm-mươi tuổi.

..Năm mươi tuổi hẳn nó phải già lắm nếu như gặp phải cảnh đời như mầy vừa kể ra. Mà sao gọi là em, nhỏ ấy là vai chị mầy cơ mà.. Nó giữ lễ trăm phần trăm của người Bắc chứ không “xà bần” như mầy và tao (những người đã được “Nam Hóa” coi như toàn phần).. Ngay mợ tao, không phải là người dễ tính, nhưng buổi đầu gặp nó là chịu ngay. Nó khôn ngoan thiên bẩm thêm cảnh khó làm nên sắc sảo hơn. Nhưng cũng không hẳn là vậy, những tình thế tao vừa kể thật ra cũng không mấy khó khăn đối với nó, vì đấy là hoàn cảnh chung của cả miền Bắc trước 1975.. Dẫu rằng suốt bẩy năm từ 1968, coi như hằng ngày nó phải chạy trên trục tam giác: Khu Mai Dịch - Phố Hàng Đường - La Khê (Hà Đông) để trông bà, cha và hai em, cùng về trường học nếu không có những tai nạn nói ra đến nặng lòng, tội nghiệp..

..Sống như thế đã quá khổ, còn tai nạn nào thêm nữa đây? Người bạn nghe chuyện nói như than.

- Thì ví như lần mất chiếc xe đạp, dù chỉ có cái sườn và hai bánh xe.. Bọn cướp rình sẵn trước cổng nhà bà nó.. Như con hổ cái, một mình đánh hai thằng kẻ cắp, thằng thứ ba giật xe chạy mất, nó chạy theo thì bị một gậy đập ngang mặt, phải dùng hai ống tay để chận.. Hai tay nó giờ nầy còn sẹo và thương tật do trận đòn nầy, cũng may giữ được cái mặt đẹp, vũ công ba-lê mà mặt bị sẹo thì còn gì để múa với may. Mất xe đạp nên khi đi từ Mai Dịch về Hà Đông, nó phải nhảy tàu điện nhiều lần, tránh người soát vé để tiết kiệm vài hào bạc, chỉ khoảng một, hai cent Mỹ. Nhưng tất cả tình thế thiếu thốn vật chất ấy hình như nó coi nhẹ vì xem là điều tất nhiên, nếu không vướng phải tai nạn tình ái, hệ lụy thương yêu!

- Đã qua cảnh khổ như thế thì chuyện yêu đương trai gái có nghĩa là gì?! Người nghe chuyện lên tiếng phê bình, cũng thật sự thắc mắc về tình cảnh tâm lý của một con người đã kinh qua khốc liệt cùng cực, nhưng sao chưa đủ độ cứng cỏi, trưởng thành?

- Hỏi như thế thật ra mầy cũng chưa hiểu gì về nó - Đấy chỉ là một đứa nhỏ phải chịu cảnh đời khắc nghiệt của những người lớn (mà nó phải buộc phải thay thế).. Thế nên, khi nghe anh chàng cùng lớp (Thằng bạn thân năm trước theo nó đi đòi nợ lão chủ tịch thành phố - Nó vốn trung hậu, thẳng thắng, chơi với ai hết lòng với người ấy. Thằng nầy lại là con ông giám đốc trường sân khấu) ngõ lời yêu thương và nhất là quà cưới sẽ là chiếc xe đạp Phượng Hoàng do Trung Quốc sản xuất mà hiện nó đang mượn xử dụng. Thế là nó tin thật, chấp nhận ngay lời cầu hôn. Nó cũng nghĩ rằng: Với sắc vóc đẹp đẻ, tính tình chân thật ắt sẽ được mọi người coi trọng thương yêu. Một hôm, bất ngờ mang quà sáng đến cho thằng kia (xôi nấu từ sáng tinh mơ để chứng tỏ lòng thương yêu chăm sóc).. Tay ủ dĩa xôi, tay giữ ghi-đông xe, đạp chập choạng giữa trời đông đất Bắc.. Đi vào, bắt gặp thằng ấy đang ngủ với một đứa bạn gái cùng lớp! Nó ngất xỉu ngay trên ngưỡng cửa, lên cơn động kinh, nằm lăn ra đất, răng cắn chặt, thân thể cứng đơ như khối gỗ.. Thằng kia (hoảng sợ nếu nó chết sẽ chịu phần trách nhiệm) vạch quần đái lên mặt nó, cũng do người chung quanh thúc dục, chỉ bảo.. Tỉnh dậy, nó đi thẳng một mạch. Mặt tỉnh lạnh, mắt ráo

hoãnh. Bịnh sạch sẻ và ghê tởm liên hệ trai gái có triệu chứng từ đó, càng ngày càng rõ rệt - Nó thấy ra bộ phận sinh dục của thằng kia trước mặt trong cơn kích ngất.

Tóm lại, nó vẫn chỉ là một đứa bé gái với tâm chất trong sáng, cả tin trong một thân thể thiếu nữ đương độ phát triển, cũng vô cùng quyến rủ.


Hai Sau tai nạn tình ái, Giang Thanh trở nên lầm lì ít nói, nhưng khi cần phát biểu thì cứng cỏi giữ chắc ý kiến qua cách lớn tiếng cố chấp, không kìm giữ phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ. Cuối năm, tháng 12, 1974 tốt nghiệp ưu hạng trường sân khấu, cũng đúng mười-chín tuổi, Giang Thanh tình nguyện đi B (chiến trường Miền Nam) với mục đích: Để gia đình “xóa thành phần” do có con là chiến sĩ văn công đi Nam. Người cha được phục hồi quyền công dân thay mặt bà ngoại coi ngôi đền nay được xếp hạng là tụ điểm sinh hoạt văn hóa nhân gian. Nhưng lý do chính, để cô em kế, Hương Thơ (sinh 1957) được ghi danh vào đại học tổng hợp và kết nộp đoàn (Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh), sau đó chắc chắn sẽ trở nên thành “đối tượng đảng”.

Đoàn văn công được điều động đi B vào đầu năm 1975 sau chiến dịch đánh chiếm Phuớc Long hoàn tất (12, 1974). Tuyến giao thông gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh” nay đã là một xa lộ hai chiều chạy dọc theo sườn Đông Trường Sơn sâu nội địa Miền Nam, chứ không là đường giây “xã hội chủ nghĩa” nằm phía Tây trong lãnh thổ Lào và Campuchia của thập niên 60-70. Giang Thanh bừng bừng cảm xúc của người được tham dự vào giai đoạn quyết định lịch sử dân tộc. Thêm mối hân hoan cụ thể là hoàn cảnh gia đình được ổn định do nỗ lực của gần mười năm quên mình lo cho bà, cha và hai em. Cô để lại sổ lương, tem, phiếu gạo, thực phẩm cho cha với lời dặn.. “Con đi B chuyến nầy bình an thôi, chỉ chờ ngày giải phóng Miền Nam con sẽ về thăm bố và hai em. Hy vọng bà còn sống, và khoẻ mạnh cho đến ngày ấy. Khi nào lãnh lương con, bố đừng tiêu hết, nhớ để lại một tháng vài đồng để sau nầy nhà có cái vốn nhỏ cho hai em..” Cô không nghĩ rằng mình vừa mới hai mươi, và đời sống trước mặt có nhiều điều không thể lường trước, nghĩ ra, dự phòng tới. Buổi ra đi, người cha hiện nguyên đủ hình dạng một con người bị thời thế khuất phục, đánh vỡ mà nay dẫu cố gắng hồi phục nhưng bất lực. Ông nhìn con trong bộ quần áo vải kaki màu ô-liu, mũ tai bèo, cổ quấn khăn rằn với đôi mắt không phản ứng.. Ông nhớ ngày rất xa xưa trước kia, cũng đã có lần mặc quân phục - Quân phục của một quân đội khác - Đội ngũ đã một thời hùng mạnh vang danh thế giới, nhưng cuối cùng đã thất trận từ nơi đất nước nầy và mất hết khả năng lập lại lần vinh quang. Ông lạ với con. Ông lạ với đời sống mà ông đã sống cùng, chịu đựng, chia xẻ hằng mấy mươi năm qua. Ông hôn lên má con.. Động tác thắm thiết từ lâu không thực hiện, cũng không thấy ai lập lại, bày tỏ. Giang Thanh nhận ra (và cảm thấy rất hiện thực) phần u uẩn trong mắt người cha về một điều mơ hồ (cũng rất cụ thể) của lần đi B không hẳn là buổi vui mừng như mọi người chung quanh đang rộn rã hân hoan ca ngợi.

giavui
10-12-2014, 02:34 AM
Đoàn xe Zil chở toán văn công qua sông Bến Hải vào địa phận tỉnh Quảng Trị, Xã Gio Linh, vùng đất đã dựng nên bài hát bi tráng của một nghệ sĩ ngày trước 1954 là thần tượng của những người yêu tiếng nhạc ái quốc và hào hùng chiến đấu của hai miền Bắc /Nam - Cuộc chiến đấu giữ nước khởi đầu từ đêm 19 tháng 12, 1946 tại Hà Nội, Hải Phòng với những Tự Vệ Thành tóc xanh, áo trắng,có người mặc áo veste, đội mũ phớt khi tác chiến.. Những thanh niên, sinh viên, học sinh, kể cả “dân càng” giang hồ.. dùng thân thể chắn ổ súng đại liên của Binh Đoàn Viễn Chinh Pháp. Trận chiến mà những người viết văn, làm thơ diễn tả lại với mỗi chữ nóng sôi lửa đỏ.. Nổ súng rồi! Nổ súng rồi! Hải Phòng ộc máu phun ra bể... 3 Hoặc: Nhớ đêm ra đi trời bốc lửa. Cả kinh thành ngụt cháy sau lưng... 4 Cùng lần với những lời thơ hùng vĩ nầy, bài hát vẽ nên một cảnh huống khốc liệt, bi thương.. Mẹ già đi lấy đầu con.. Xa xa tiếng chuông chùa reo.
5


Đêm liên hoan cuối năm, dịp Tết Âm Lịch 1974 qua 1975, Giang Thanh cùng những bạn trong tốp ca múa diễn tả, thúc dục, ngợi ca cuộc kháng chiến thứ hai hiện đang đi vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi vẻ vang qua những bài hát.. Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân, Trường Sơn Đông/Trường Sơn Tây.. Nhưng khác với sự chờ đợi của đoàn ca múa, trên bãi cát Thôn Diêm Hà Nam, quận Triệu Phong bên bờ biển âm âm tiếng sóng, toán bộ đội giữ vị trípháo và đám dân chúng tham dự buổi liên hoan không có vẻ hào hứng nôn nao của một đêm vui được tổ chức, động viên, chuẫn bị từ ngày đoàn bước chân lên đất Miền Nam. Sáng hôm sau, Giang Thanh ngõ lời thắc mắc với viên chính ủy đơn vị bộ đội.. Sao em thấy các đồng chí bộ đội có vẻ không hồ hởi khi nghe các em hát.. Và quần chúng hình như cũng thế?! Hồ hởi sao được cô ơi, cả một Sư 308 chỉ còn chừng ấy mống! Năm 1972 mà cô vào đây thì chỉ có là tan xương sau dăm phút đứng trên mặt đất. Không chỉ bên ta mà cả lính ngụy cũng chịu chung số phận.. Nhân dân nào tránh được, cũng hứng bom, chia lửa của cả hai bên. Đạn, bom dập xuống không phân biệt bên nào, dưới đất chốt cách nhau vài ba thước, trận chiến tháng 9 năm ấy hai bên như trộn trấu vào nhau. Làm sao phân biệt đạn nào của địch, pháo nào của ta.. Cô thấy đằng xa kia không..? Giang Thanh nhìn ra xa, phía tây, sau những cồn cát, lũy tre loang lỡ.. Cô thấy những ụ đất và những kiến trúc xiêu ngã ngỗn ngang.. Thành Phố Quảng Trị đấy, mấy ụ đất kia là cổ thành bằng gạch xây cả hai trăm năm như mấy cửa ô Hà Nội!

Giang Thanh xuôi về Nam với tâm cảnh nặng lòng.. Điều mơ hồ cảm nhận từ lúc ra đi nay càng cụ thể với những xóm làng cô đi qua. Hơn thế nữa, cô còn linh cảm, xao xuyến về một điều gì bất hạnh của riêng mình - Một tai họa nào đang phục sẵn.

Rời Quảng Trị, đoàn theo đường giây giao liên được bảo vệ, hộ tống bởi một đại đội trinh sát qua những căn cứ quân sự, những địa phương đã được quân giải phóng chiếm đóng, lấn chiếm từ những năm Tổng Công Kích 1972, hoặc sau Hiệp Định Ba lê 1973, trong năm 1974.. Những địa phương (với cư dân dị biệt âm, chữ nói) có những tên gọi lạ lùng như Ba Lòng, Cùa, Tý, Sé, Đắc Tô.. khác hẳn những làng quê miền Bắc thông thường đặt theo tên chữ Hán-Việt, và lũy tre xanh bao bọc.. Nhưng tất cả những nơi nầy cùng chung một cảnh sắc: Đấy là những thị trấn, làng xã heo hút giữa vùng núi mù mờ trùng điệp, hoặc đồi cỏ khô cằn.. Tuy nhiên, đến đâu cũng nghe những lời vui mừng phấn khởi: Bây giờ là hòa bình rồi, chứ như mấy năm trước còn Mỹ thì đâu có ngủ được trên mặt đất.. “Hoà bình rồi.. Không còn Mỹ”, nhưng sao vẫn không thấy những thị xã, thành phố? Và “chiến tranh giải phóng” nầy tại sao vẫn tiếp tục? Và đâu là “nhân dân Miền Nam bị kìm kẹp dưới ách Mỹ-Ngụy” đang trông chờ lần giải phóng từ Miền Bắc!? Những câu hỏi âm thầm xuất hiện trong đầu Giang Thanh đồng thời nỗi nhớ quê nhà, nơi các em, với ánh mắt u uẩn của người cha. Mãi cho đến giữa tháng Ba, đoàn được thông báo tin vui: Quân Đoàn Tây Nguyên đã giải phóng Thị Xã Buôn Ma Thuộc, nhưng vì tình hình ở đấy còn đang phức tạp nên toán văn công chưa được phép vào trình diễn, mặc dù bộ đội và nhân dân đang hồ hỡi, phấn khởi chào đón (?!). Hiện thực cho nguồn vui nầy, đoàn được phát những thức ăn tươi, đồ hộp cao cấp mang nhãn hiệu “Quân Tiếp Vụ QLVNCH” với hình người lính cầm súng (Mỹ) và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đoàn lên những xe quân sự to, chắc hơn xe Zil (của Trung Quốc) tiếp tục xuôi Nam với tốc độ khẩn cấp để đến cuối tháng Ba đi vào một thành phố đẹp như phong cảnh, tranh ảnh Tây Phương: Đà Lạt. Và Giang Thanh cùng với tất cả thành viên trong đoàn đều không nén được tiếng kêu kinh ngạc thán phục trước chiếc cổng lớn của một khu doanh trại uy nghi trãi rộng hết vùng đồi trùng điệp hùng vĩ: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Toán ca múa được xếp chỗ ngủ vào những phòng riêng biệt, mỗi phòng gồm hai giường sắt, nệm, khăn trải giường trắng tinh xếp thẳng góc.. Phòng ngủ nầy là của tụi học viên sĩ quan Ngụy đấy. Chúng được đào tạo như thế nầy để đàn áp, giết hại nhân dân. Viên chính ủy đoàn (cố gắng) tìm lời giải thích (phù hợp) về cảnh trí tiện nghi, xếp đặt ngăn nắp, sạch sẻ của tòa doanh trại mà dù những chủ nhân căn phòng hẳn đã phải ra đi trong khẩn cấp nhưng nền nhà còn nguyên độ bóng sạch khiến người bước lên có cảm giác e ngại gây dơ bẩn. Nhưng lời giải thích (dẫu cố tình ép buộc mà người nói cũng không tin vào nội dung do chính mình nói ra) không còn độ tác dụng khi toán văn công được lệnh thu dọn chiến lợi phẩm nơi thư viện.. Những khối sách bề thế bọc gáy da, chữ vàng xếp chật trong toà đại sãnh im lặng một cách uy nghiêm - Nội lực trí tuệ thể hiện qua chữ của người xây dựng nên văn minh, văn hóa nhân loại – Những người học, đọc những sách nầy chắc chắc không là kẻ chuyên nghiệp sát nhân, ăn gan, uống máu người, ném trẻ con hài nhi vào lửa (?!) Giang Thanh có ý niệm rất cụ thể. Và cô thực sự chìm xuống cảm giác phạm tội - Tội hủy diệt, với máu, thịt con người do chính tay cô tàn phá, nhúng đẫm - Cô và các bạn trong toán văn công được lệnh thiêu đốt khối sách của thư viện. Lửa bùng lên.. Các bạn cô đùa cợt, bừng bừng hân hoan ném sách vào lửa.. Sách nầy! Sách nầy.. Sách mã mẹ chúng mầy.. Đọc cho cố.. học cho lắm để tàn sát nhân dân! Giang Thanh nghe đau trên thịt da mình. Cô như đang cùng sách chịu lần thiêu sống. Cô cố gắng cất dấu những cuốn sách lớn, dày, đẹp nhất, bìa in theo kiểu chữ Romain cổ điển, nét khắc vàng tươi. Cô có cảm giác an ủi như cứu được những con người - Những người lương thiện, tốt lành, cao thượng.

Đêm liên hoan Giang Thanh uống tất cả những gì các bạn mang lại.. Rượu Số 7 nồng cay; rượu nhản Người Đi Bộ thơm mùi lúa mạch; rượu sâm-banh mở ra cùng tiếng nổ và bọt trào vàng óng.. Rượu đỏ như màu máu.. Rượu vang.. Rượu vang.. Ông ngoại, bà ngoại, ông người Pháp tên Pha (nghe qua câu chuyện nhà thường kể lại), và người cha với chiếc áo trận nhiều túi, vải rằn ri thô cứng (chỉ mặt trong nhà khi mùa rét).. Rượu Vang tất cả là đây.. Giang Thanh uống vào người như nhận lãnh một thứ nước quen thuộc, máu của mẹ, của cha, của quá khứ, ngày xưa khi bà còn uy nghiêm, xuân sắc, đài các. Khi mẹ còn sống. Cô uống xuống như nuốt hết cùng lần tuổi thơ khốn cùng, nguy biến, sáng dậy tinh mơ và đêm giá rét thức giấc một mình.. Một mình từ mười bốn tuổi vượt đói khổ nuôi cha, nuôi em. Giang Thanh uống rượu chiến thắng hoà nước mắt của mình. Cô cười dòn dã, líu lưỡi nói với Sơn.. Mầy là thằng khốn nạn.. Tao yêu mầy nhất mà tao cũng khinh ghét mầy nhất.. Tiên sư bố mầy.. Mầy ngủ với con Diễm như thế có được gì mà mầy mất tao trọn. Tao chẳng đau khổ mẹ gì cả, chỉ tiếc là tao đã có lần yêu mầy.. Muốn trả thù mầy thì tao giết mầy ngay nhưng tao.. đéo cần.. Mẹ tao bị chúng giết nên tao sợ chuyện giết người chứ không phải tao sợ gì mầy.. Tao thách mầy đánh tao như năm kia khi vì còn yêu mầy nên tao nhịn mầy! Cô nhổ nước bọt và rượu vào mặt Sơn, gã trai đã cùng cô sống suốt thời gian bảy năm nơi trường ca múa với Tình Bạn thắm thiết - Cũng là người giúp cô nhận hiểu về sự phản bội của Tình Ái tầm thường.

Giang Thanh không biết mình đã trở về chỗ ngủ như thế nào, với ai. Nửa đêm, cô tỉnh giấc với cảm giác ê nhức nơi bộ phận sinh dục. Cô đưa tay xuống sờ đũng quần.. Ướt dính máu, và chất nhầy nhầy đóng khô trên những sợi lông nỏn.

Giang Thanh phải ra trước phiên họp của bí thư đoàn để trả lời về tội hủ hóa nay đã nên bằng chứng cụ thể với bầu thai càng ngày càng dễ nhận. Nhưng cô không phải tay vừa. Mặt đanh lại, tiếng nói như ngọc vỡ, cô trả lời với ban bí thư.. Tôi không phải là loại người khốn nạn, suy đồi hủ hóa, mê giai.. Tôi là chiến sĩ cách mạng. Là diễn viên ưu tú của đoàn kịch nói, ca múa, đi Nam để cổ vũ động viên cho cuộc giải phóng Miền Nam. Đêm ấy, đêm uống rượu liên hoan, tất cả mọi người đều say không riêng một mình tôi.. Có chăng tôi là người say nặng nhất.. Ngày hôm sau tôi xin đi khám phụ khoa thì bác sĩ chứng nhận tôi bị cưỡng dâm, y chứng còn đây, và tôi đã báo sự vụ đến ban bí thư. Nếu ăn vụng thì tôi đi báo làm gì? Chẳng đứa nào ngu đến độ đi tố cáo chuyện lén lút của mình! Và tôi cũng đã xin đi khám phụ khoa hai lần sau đó để xin bác sĩ tống cái thai ấy ra.. Hôm nay, tôi vẫn giữ nguyên ý định ấy. Nếu phá thai phải nhiễm trùng hay băng huyết mà chết tôi cũng không từ. Tôi viết giấy ngay bây giờ chấp nhận quyết định nầy. Đáng nhẻ, ban bí thư phải tìm ra kẻ khốn nạn ấy, bắt nó phải chịu kỹ luật, hạ tầng công tác, khai trừ nó ra khỏi hàng ngũ đảng viên.. Đảng viên cộng sản là thế sao.. Đạo đức cách mạng Bác Hồ dạy chúng mầy (cô cố ý dùng chữ “chúng mầy”) để đâu? Đảng viên gì nhân lúc đồng chí mình say cởi quần đè ra hiếp! Mắt cô giương lên sòng sọc, giọng thét lớn, bao nhiêu giận hờn uất ức (suốt từ năm tháng qua, do nhiều nguyên nhân..) cùng lần nỗ tung không che dấu.

Ban bí thư cuối cùng đưa đến biện pháp: Tất cả những đoàn viên phái nam đồng phải làm tự kiểm để tìm ra kẻ thủ phạm. Cuộc kiểm thảo đưa đến kết quả dễ dàng với số lượng có đến ba kẻ thú nhận, bao gồm viên phó bí thư và gã tên Sơn.. Tất cả “ba thủ phạm” đồng lòng nhận lỗi, và xin được chuộc lỗi bằng đám cưới chính thức với Giang Thanh do ban bí thư làm chủ hôn. Nhưng tất cả đều không lường được.. Giang Thanh cười khinh miệt, chỉ mặt ba kẻ ”thủ phạm” với lời như dao chém đá: Các anh nhìn lại mặt mình đi.. Tôi như thế nầy mà phải gọi các anh làm chồng ư? Cái thai trong bụng tôi đã là một sự đốn nhục.. Lấy các anh tôi phải chịu sự nhục nhã kia đến trọn đời.. Cô đổi giọng.. Tao không cần thằng nào phải gánh chịu phần khốn nạn do một trong ba đứa chúng bây đã gây nên.. Nhưng tao cũng đã biết rõ đứa nào.. Cô nhìn vào mặt gã tên Sơn: Mầy đã hai lần gây nhục cho tao.. Nay mầy lại ngỡ qua “nhận lỗi” nầy, mầy sẽ cột được với tao.. Đừng có hòng! Tao sẽ phá cái thai nầy, hoặc nếu để thì tao cũng sẽ không bao giờ cho mầy được nhận đứa bé trong bụng tao làm con. Con tao không có loại thằng bố khốn nạn, hèn hạ như mầy!

Gã tên Sơn sụp xuống đất than vãn.. Anh lạy em.. Anh van em xin em giữ lấy con. Nó là con chúng ta, anh với em dẫu sao trước kia cũng có lễ hỏi chỉ chưa cưới mà thôi.. Em không cho anh nhận nó cũng được, nhưng xin em đừng bỏ nó.. Tối hôm qua anh nằm mơ thấy nó rất rõ - Nó là con gái giống hệt đứa con mà chị anh đã để chết ngạt trong hầm trốn pháo năm kia ở Thái Bình..

Ai anh, ai em, vợ chồng gì với mầy.. Nếu tao giữ đứa bé là vì nó từ trong bụng tao mà ra. Mầy là thằng khốn kiếp đâu xứng đáng làm bố con tao. Giọng nói vẫn còn nguyên độ cứng cỏi nhưng thoáng vẻ cay đắng chán chường chứ không hoàn toàn do phẫn nộ như khi bắt đầu buổi họp.

Cuối năm 1975, ngày 28 tháng 12, đúng chín tháng, mười ngày kể từ cơn say ngất ở Trường Đà Lạt, Giang Thanh sinh đứa bé gái ở Nhà Bảo Sanh của bà đỡ Người Hoa, họ Lương, Đường Hai Bà Trưng, ngã ba gặp đường Trần Quang Khải, từ Đường Trần Nhật Duật đi thẳng ra - Nơi có căn nhà ngày trước Uông Đại Dụng đã mua cho bà thứ Tám vào năm 1915, sáu-mươi năm trước, cũng một năm Ất Mão, 1975.


Ba Giang Thanh từ chối những quyền lợi của người được tước hiệu “Nghệ Sĩ Ưu Tú” nếu như thuận trở về Hà Nội với đoàn ca múa. Cô xin ở lại Sàigòn, ghi danh vào học trường Quốc Gia Âm Nhạc nay cải biên nên thành Trường Âm Nhạc Nghệ thuật số #2, Lớp Đạo Diễn do quan niệm, nghệ sĩ trình diễn chỉ có một thời đoạn và một lãnh vực riêng: Hát, múa, phim, kịch.. Và sẽ bị hạn chế bởi tuổi tác, thời gian, yêu cầu của nghiệp vụ (cho dù tài nghệ xuất sắc, kỹ thuật điêu luyện đến đâu) - Nhưng những hạn chế nầy sẽ không tác động đối với chức năng đạo diễn, nếu không nói ngược lại – Càng ở lâu trong nghề, tuổi càng lớn, người đạo diễn ắt sẽ trở nên vững vàng, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, cô cũng phải chịu những lời phê phán, trách móc, ác độc.. “Nó muốn ở lại Sàigòn là bị nhiễm cái mùi bơ thừa sữa cặn của bọn ngụy bỏ lại đấy mà.. Cái ngữ ấy rồi đây chỉ có nước nằm ngữa ra để bán thân nuôi miệng thôi.. Thằng Sơn ấy đã van lạy trước tập thể như thế mà nó còn đá thằng nhỏ như con chó thì nó còn biết thương ai.. Đứa nhỏ kia trước sau gì nó cũng cho vào nhà mồ côi để rộng đường đi ngang về tắt.” Đối với những lời “tiên tri” không mấy tốt lành nầy, cô đáp lại không khoan nhượng.. “Ở Miền Bắc, tao mười bốn tuổi còn nuôi được cả nhà dưới bom đạn Mỹ, hôm nay chúng mầy nói điêu, nói độc, rồi đây sẽ có ngày chạy tới bám vào gấu quần tao để xin xỏ.” Cô không dùng lời ngoa ngôn, trống rỗng, bởi sẵn có dự định (thật ra là quyết định) với hai khả năng giúp phần ưu thế: Một sắc vóc rực rỡ lồ lộ, và trí sáng thiên bẩm do từ trực giác bén nhạy, giúp cô thấy ra sự việc, lời nói, ý niệm của người khác từ lúc mới manh nha khởi động.. Hơn ai hết cô biết rõ về mình nên rất đỗi tự tin, đồng thời biết giữ vững tâm chất trong sáng do đã kinh qua cảnh khổ mà không bị nhận chìm xuống. Nhưng cô cũng sẵn sàng tiếng lời độc địa, khắc nghiệt ứng phó, trả lại chính xác từng chữ, từng câu với đối thủ. Chắc chắn một điều, Giang Thanh không hề sợ hãi, ngã lòng.

Miền Nam nói chung, Sàigòn nói riêng (hiện thực cụ thể nhất) sau 30/4/1975 rơi vào một tình trạng bi thảm kỳ dị suốt hơn trăm năm thành hình, xây dựng nên cảnh sắc riêng biệt, đặc dị tài hoa - Cảnh huống bi thảm do chính bản thân (người Miền Nam) góp phần khởi dựng, thực hiện qua một cuộc đổi đời đảo ngược nên thành tồi tệ - Cũng gọi là “cách mạng giải phóng dân tộc”, nếu nói theo ngôn ngữ chính trị thời thượng mà lần hồi không mấy ai cam tâm xử dụng do so sánh với thực tế khi “chưa giải phóng”. Những chuyến xe buýt vàng chạy đường Gia Định, xe xanh nội thành Sàigòn thoắt trở nên chuyện, tích đời xưa cũ. Nhà cửa, quán đàng Đường Lê Lợi, Tự Do, Lê Thánh Tôn bày ra vẻ buồn thảm tội nghiệp như cô gái ngày hôm trước còn mặc trên người những áo quần đắt tiền của thời trang thế giới nay lập tức thay bằng chiếc bà bà màu trắng, và quần đen nội hóa, chân mang đôi dép nhật đúc bằng nhựa làm từ Chợ Lớn, hiện thực chính xác miêu tả của Hoàng Cầm: Chân dép râu. Đầu thắt bím. Quần đen, áo trắng, dáng con sen..

Người Miền Nam vừa kinh ngạc, vừa buồn cười bởi hậu quả thất trận “lãng xẹt” quá mau chóng, vô lý của mình, đồng thời thấy rõ ra chân dung kẻ thắng trận.. Chỉ là một đối thủ lúng túng, xoay xở cây xẻng cá nhân mang nhản hiệu U.S. trên tay, ngơ ngác đi trước Toà Đô Chính, bối rối nhìn lên những cao ốc với lời tán thán.. Khiếp! Và người giúp việc nay là cứu tinh của gia đình qua lời trấn an kẻ cả..”Cậu, mợ đừng ngán đứa nào, cứ dời xuống dưới ga-ra mà ở; tui bây giờ là chủ nhà nầy, thuộc đội đặc công thành phố, phụ trách phụ nữ quận Phú Nhận (“Nhận” chứ không là “Nhuận”)”. Người ta bắt đầu ăn bo bo, củ mì thay hạt gạo mà chỉ tháng trước phải là “gạo Nàng Hương, Chợ Đào” mới có thể nuốt xuống một chén cơm với mâm thức ăn ít nhất cũng phải ba món “canh, xào, mặn”. Người Sàigòn phải trình bày toàn bộ ý nghĩ, cảm xúc của mình bằng một tỉnh từ tổng quát “tốt” với một lối nói “được học tập” sau nhiều đêm họp tổ khu phố, kiểm điểm, bình bầu, báo cáo thành tích thi đua lao động, tăng gia sản xuất.. Báo cáo cán bộ, tôi đã lao động tốt, đạt, và vượt chỉ tiêu mà trên giao.. Từ bà già bán bún ốc nơi Chợ Phú Nhuận, ông đạp xích lô, anh thanh niên chạy xe thồ, thằng bé chạy việc nơi tiệm phở quốc doanh.. Tất cả đều chung một lời báo cáo với một nội dung tất cả đồng học thuộc. Mỗi đêm từ 8 đến 11 giờ. Xong tất cả về đi ngủ để sáng sáu giờ ra công viên văn hóa tập thể dục theo nếp sống văn minh văn hóa mới.

Và để an ủi, người Sàigòn tự hoạt kê phần bất hạnh của mình qua những câu chế diễu.. “Đả đão Thiệu-Kỳ cái gì cũng có. Hoan hô Hồ Chí Minh, mua cái đinh cũng phải xếp hàng..” Tuy nhiên cũng có một điều mà trước đây những chế độ cũ (thực dân, phong kiến, cộng hòa..) dẫu cố công bao nhiêu cũng không thực hiện được: Đấy là mọi người đều bình đẵng trong một tình huống cùng khổ, thảm hại qua một cơ chế kinh tế, xã hội gọi là “chế độ bao cấp”. Giang Thanh không thoát khỏi cảnh chung khốn cùng do vinh quang cách mạng cô góp phần xây dựng nên. Mức lương cố định của học viên trường Âm Nhạc Nghệ Thuật không thể giúp cô nuôi đủ bản thân, huống gì nay thêm bé Thanh Giang - Cô đão ngược tên mình đặt tên con để biểu lộ quyết chí - Đấy là đứa con của chính cô. Với riêng một mình cô. Vì bé Thanh Giang chỉ được đăng ký là con tư sinh do cô không có chứng chỉ kết hôn với ai, nên bé không được gọi là con trẻ của chế độ mới - Chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ chấm dứt hiện tượng người bóc lột người. Thanh Giang không được tính vào mức lương của mẹ. Thế nên, Giang Thanh tìm cách phấn đấu để nuôi con.

Xin được chân chạy bàn ca đêm (ban ngày phải học tại lớp đạo diễn) ở nhà hàng Bát Đạt được hai bữa.. Đêm thứ ba, viên quản lý đến bên cạnh khi cô đang choàng chiếc áo đồng phục trước buổi làm.. Em đẹp quá, thơm quá.. Anh ta hít hít cánh mũi rộng để chứng thật đang được thấm đẫm hương thơm từ da thịt cô gái.. Giang Thanh ngừng mặc áo, nhìn gã quản lý.. Hiểu lầm sự im lặng của cô, anh ta tiến tới.. Em khỏi phải chạy bàn nữa, phí đi, đừng mặc áo chiêu đãi nầy kể từ đêm nay. Lên phòng anh, phòng quản lý, lầu tám, phòng có bể cá vàng đằng trước.. Không mặc thì bà đội lên đầu mầy ấy à.. Mầy nhầm người rồi! Giang Thanh chụp chiếc áo choàng lên đầu gã quản lý. Quay ngoắt bước đi. Cô cũng gặp phải “sự cố” tương tự tại vài nhà hàng khác, hoặc bị vợ của những viên quản lý đòi xé xác “con Bắc Kỳ trắng như đầm lai, đẹp như Thanh Nga, Mộng Tuyền..” Cuối cùng, cô chọn chân rửa chén tại Khách Sạn Nam Đô, cơ sở biên chế nên thành nhà hàng quốc doanh, địa điểm chiêu đãi chính thức cho những đoàn hát trung ương vào Sài Gòn công tác. Không ai biết cô diễn viên thoại kịch tài hoa, nghệ sĩ trình diễn ca, múa dân tộc điêu luyện, học viên biên đạo diễn xuất sắc cũng là cô phụ bếp (những đêm cuối tuần) lên ca với những chồng chén dĩa cao ngất, lầy nhầy thức ăn rửa bằng tay trần với xà phòng nội hóa. Nhưng Giang Thanh không hề ta thán, cô nói thành lời với chính mình.. Chẳng thấm vào đâu so với cảnh đội bom Mỹ chạy từ Mai Dịch về Hà Đông với cái bụng đói! Cô còn có được mối hân hoan khi xin với ban quản lý bớt một phần lương tính vào hai con gà xối mỡ đem về đãi bạn đồng lớp.. Ăn đi chúng mầy, đây là tiền lương của tao chứ không phải xin của ai. Chúng mầy ăn đi, từ ngày vào học đến giờ tao chưa đãi chúng mầy được một bữa cho đáng. Cũng bởi cô vốn có tính ham vui và ưa chăm sóc người khác vì đã hiểu nghĩa hạnh phúc khi được thương yêu và biễu lộ sự yêu thương cùng người.

..Đồng chí học viên Giang Thanh hãy báo cáo trước tập thể từ đâu đồng chí có được hai con gà quay đem về đãi các bạn học viên trong lớp đạo diễn.. Hai con gà ấy tính ra hơn một nửa mức lương căn bản của học viên. Chúng có từ đâu nếu không do những quan hệ bất chính!

Trong khoảng khắc, Giang Thanh uất ức nghẹn cứng vì không thể nghĩ sự tốt lành lại đưa đến hậu quả tồi tệ ác độc nầy. Nén xuống phẫn nộ, cô phản công.. Từ đâu mà có? Các đồng chí ám chỉ tôi đi làm gái mới có tiền để mua những con gà ấy chứ gì? Tôi không rẻ đến thế.. Nếu muốn làm gái, tôi biết đường xuống khách sạn Bến Nghé đi khách ngoại với những món tiền lớn gấp bội, hơn cả năm lương của tôi kìa..Và muốn biết vì sao tôi có những con gà kia hãy đến hỏi chỗ Nam Đô, đêm thứ bảy vừa rồi ở đấy chiêu đãi đoàn ca múa Hồng Hà từ ngoài Hà Nội vào, sau khi trình diễn nơi tụ điểm ca nhạc Bông Sen.. Nhưng giá sử như tôi phải đem thân đi làm gái thì các đồng chí cũng phải xấu hổ cùng tôi.. Chiến sĩ văn công đi B, Miền Nam được giải phóng rồi phải đem thân đi làm gái.. Ai xấu hổ hơn ai!? Ai đau xót hơn ai!? Thành quả cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà đẩy chiến sĩ, bộ đội vào chỗ phải bán thân nuôi miệng là làm sao? Và miếng thịt gà kia không phải chỉ cho riêng tôi, nhưng còn cho vào miệng các đồng chí đang ngồi ở đây để chủ trì vụ kiểm điểm nầy.. Xét xử tôi đi! Hãy kiểm điểm tôi đi! Ai được quyền kiểm điểm ai? Lấy cái gì để kiểm thảo, phê bình!? Giang Thanh đẩy không khí buổi kiểm điểm nên thành một màn bi kịch đen thẫm đoạ đày. Sau nầy nhớ lại, cô lấy làm tiếc đã không nói hay hơn, độc hơn thế nữa.. Bà đã không nói thì thôi, nói thì phải cho chúng mầy sống dỡ, chết dỡ mới được.

Cuối cùng, Giang Thanh quyết định rời Nhà Hàng Nam Đô đi vác cá ở chợ Cầu Ông Lãnh với lời nguyền rũa tự thân.. “Mã mẹ chúng mầy, bà lấy cái thân bà đây để nuôi con xem thử có đứa nào đụng đến, vòi vĩnh, bắt ép được!” Mỗi đêm, cô lén dậy từ lúc một giờ sáng, chêm mùng cho con ngủ yên, đạp xe xuống vựa cá góc đường Cô Giang/ Nguyễn Thái Học.. Vóc người cao, chắc, Giang Thanh đội thúng cá chạy thoăn thoắt không khó khăn, chỉ phiền nỗi nước cá chảy xuống tóc, ướt đẫm mặt, đậm mùi tanh tưởi.. Bốn giờ sáng trở về, gội đầu, tắm cho hết mùi cá đọng sâu chân tóc, trên da thịt. Cũng may trời miền Nam luôn nóng nực nên không phải chịu giá rét, nhưng ngâm nước suốt một giờ trong buổi sáng sớm lâu ngày sau nầy gây chứng viêm soang mũi làm tiếng nói của cô bị khàn đục mất âm sắc trong trẻo.. Bù lại, cảnh khổ tôi luyện ý chí Giang Thanh bền bỉ hơn, thông cảm trực tiếp cảnh khốn cùng của người (là chính bản thân). Cô dựng kịch “Bà Mẹ Can Đảm với Những Người Con” của Bertol Brecht để tố cáo tội ác của phát xít, tư bản gây chiến tranh đày đọa con người cần lao vô tội, và thủ vai người mẹ mà không ai có thể diễn xuất sánh cùng - Thật ra cô chỉ cần hiện thực nỗi đau của chính mình và những người đàn bà trong gia đình họ Uông trên sàn sân khấu mà thôi.

Vỡ kịch trên thật ra do ủy viên văn hóa tư tưởng trong ban bí thư nhà trường, Lê Đậu phỏng dịch từ nguyên tác của Bertol Brecht. Đậu người Thanh Hóa nơi đã có những ví von (thuần túy không chỉ là những ca dao, tục ngữ của địa phương nầy để miệt thị, chế diễu địa phương khác) thể hiệu đủ cá tính về người, việc của vùng đất đã nẩy sinh ra những cuộc huyết chiến kéo dài từ thế kỷ 16, 17..Nam/Bắc Triều; 60 năm); Trịnh/Nguyễn hơn trăm năm tranh hùng quanh khu vực hai bên Đèo Ngang.. Thanh Hoá ăn rau má, phá đường rầy! Người Thanh Hóa thực sự hãnh diện với tính chất kiên cường, mạnh mẽ, đánh phá của họ.. Đá như Thanh Hóa! Tức là mẫu mực kỹ thuật đá bóng tròn để (miễn có) đoạt thắng bất kể giá nào phải trả. Thanh Hóa không phải chỉ có vinh quang trên ngôn ngữ, thi ca, hò vè, nhưng thực tế đã có viên Đại Tá Đặng Vũ Nam đánh tan đạo binh Charlton, Le Page trên Đường Số 4 (1953), bắt sống hai chỉ huy cao cấp trên trận điạ, hũy diệt hoàn toàn một binh đoàn cơ động liên binh chủng của quân đội Pháp trong một cuộc vận động chiến tài tình, điêu luyện của chiến thuật du kích tiến lên trận địa chiến. Thanh Hóa là an toàn khu trong chiến tranh 1946-1954, và cũng là địa phương dẫn đầu trận đấu tố bật tung lũy tre ngàn năm che chở quê nhà, ghìm chặt xuống tiếng than của vạn con người thống khổ, đọa đầy. Đậu vào Nam với câu khẳng định: “Đéo mẹ chúng nó! Cần Thơ, Gia Định.. không riêng của người Nam. Đứa nào mạnh thì đứa đó lấy”. Đậu không dịch vỡ kịch chỉ vì công việc của người dịch thuật, phóng tác, nhưng như lời anh ta nói với Giang Thanh: “Tôi dịch vỡ kịch nầy để cho cô. Cô dựng nó nên thành kịch đáng giá khác với những bản kịch nhà quê của chúng nó.. Loại chiến sĩ cộng sản Paven (*) xúc tuyết làm cách mạng! Với nó, cô đi lên sân khấu lớn như đoàn kịch trung ương Mát-cơ-xva” Khi diễn thử, dẫu chẳng có cảm tình với Đậu, Giang Thanh cũng phải nói thầm: Lão quái nầy đáng phục thật, đối thoại của Bertol Brecht mà nó dịch ra cứ như kịch của Lưu Quang Vũ.

Sinh nhật Giang Thanh ba-mươi tuổi, 1985 dẫu đang thời bao cấp, khó khăn chung, vì bao nhiêu tài sản, kho tàng tịch thâu từ Miền Nam phải dồn trả nợ Nga, Tầu, và bù trừ cho thiếu thốn của (người) Miền Bắc đã phải chịu đựng từ 1945, 46.. Nhưng Sài Gòn vẫn không thể “nghèo ngang bằng” Hà Nội, Hải Phòng.. nên Đậu xoay được một bó hoa ba-mươi đoá hồng Brigitte, với chiếc bánh sinh nhật được những người tham dự trầm trồ đánh giá.. Bó hoa đẹp hơn lẵng hoa Bác Tôn gởi cho bộ chính trị ngoài ta và cái bánh lớn như mâm cối 82Ly Trung Quốc. Không hiểu lão “Đậu đéo” kiếm đâu ra được như thế như thế! Đậu sở dĩ có tính danh “đéo”, do anh ta luôn bắt đầu câu nói với.. “Ông đéo cần.. Chúng mầy đéo hiểu..” trong tất cả mọi giao dịch. Cũng chẳng phải trong ngôn ngữ bình thường mà ngay cả khi trò chuyện với viên bí thư bộ văn hóa.. “Báo cáo anh.. Tôi “đéo” nghĩ rằng bọn miền Nam có thể làm “đéo”gì được ta!” Viên bí thư vốn tổng hợp nhuần nhuyễn“tính nhân dân và tính đảng” nên đã đáp lại: ”Nói vậy, cậu “đéo” hiểu gì về chúng nó cả..”. Riêng về nghĩa đen, Đậu không thể nhịn “đéo” cho dù một ngày theo như lời anh ta tự mô tả: “Đéo biết thế nào mà khi nào tao cũng cứ tưng tưng thế nầy.. Đéo mẹ, giá như là đàn bà ắt phải mỗi ngày nạo thai một lần!” Đậu không nói quá về mình, sợ rằng anh ta diễn tả không được chính xác hơn. Sài Gòn sau 1975 với đàn ông (miền Nam) hầu hết phải vào trại tập trung; bộ đội Miền Bắc chết rải dọc Trường Sơn.. Phần lớn phụ nữ (không học vấn (cho có học vẫn vô dụng), ngành nghề, tài sản..) muốn kiếm sống không còn gì ngoài thân xác của mình, nên người như Đậu với tật “đéo” không là trở ngại, mà đôi khi còn được “biễu dương”. Trước cổng nhà Đậu luôn có những cô gái ngồi đợi vì.. “Anh ấy có bảo em, mỗi khi ế khách, không chỗ ăn, chỗ ngủ thì đến đây..” Nhưng Đậu không chỉ “nhiều” với thói tục “đéo”, anh còn nhiều trong tất tả mọi phương tiện.. Ăn thì phải ăn cho đáng! Cắn miếng thịt phải ngập hàm răng.. Ăn ba thứ rau, dưa, cà muối.. ông đéo đụng tới bao giờ. Mất công đi.. ĩa!! Đậu không nói quá, anh không hề cho vào miệng bất kỳ các loại rau, trái, đậu nào. ..Trứng là rau của ông. Thịt là cơm của ông. Cái hỉm là bùa của ông! Ông la lối, hùng hổ như thế, học hành, chữ nghĩa như thế tại sao không viết nên cuốn sách nào đi.. Không lẻ cái đầu, trái tim của ông chỉ chứa ngần ấy thứ? Có người đặt câu hỏi khó với ý định bắt bí. Đậu nhanh chóng nắm chắc ý đối thủ, nhổ toẹt mẫu tàn thuốc đẫm nước bọt.. Cái đầu hả.. Thì chỉ nghĩ đến chuyện đéo, và cuộc đời ông đã là một tác phẩm hoàn chỉnh.. Đéo cần viết thêm một chữ (*) Pavel: Nhân vật thanh niên cộng sản của tiểu thuyết cách mạng Nga

nào nữa. Còn quả tim.. Đéo mẹ, quả tim ông thuộc về đảng vinh quang.. Hê..hê! Đậu gằm gằm nhìn đối phương sau lớp kính dày. Với lối sống, ăn, ngủ, nghĩ như thế, chiếc đầu, thân thể Đậu luôn nóng như một khối lửa, nên anh chỉ có thể mặc quần sọt, áo tay ngắn không gài hai nút ở cổ. Đậu ngủ ngay trên sàn nhà, không hề nằm giường, nệm. Trong cung cách sống với quan niệm vừa kể, Giang Thanh là một “mục tiêu” Đậu không thể bỏ qua. Đéo mẹ, ông phải bắt cho được con bé nầy dẫu mầy có chạy lên giời! Khi Đậu chưởi thề nguyên chữ là gặp phải trường hợp vô cùng “khẩn trương” và rất có ý nghĩa.

Thế nên, khi đến lúc, cô Thúy Hương, vợ Đậu một người đàn bà đẹp, chuyên làm người mẫu cho tạp chí thương mại, thời trang phụ nữ (Đậu mang vào Nam năm sau 1975) trở thành gánh nặng.. Em là người mẫu mà không chụp “nuy” thì phí đi, để hôm nào anh kêu thằng quay phim, chụp ảnh trong trường về nhà làm cho em mấy phùa.. Hương tin lời Đậu, cũng bởi người tình của cô (một tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp Sài Gòn trước 1975 cũng có nhận xét tương tự), hơn nữa cô cũng thích thú với dự kiến được tham dự vào “sinh hoạt văn minh tiên tiến mà trước kia bọn Mỹ-Ngụy (sa đọa) đã nâng lên hàng nghệ thuật”. Và khi anh chàng nhiếp ảnh đang lóng cóng sửa vị thế nằm cho Thúy Hương thì Đậu phá tông cửa phòng nhào vào với hai viên công an khu phố (dẫu anh ta có sẵn chìa khoá phòng).. Ối giời đất ơi! Ối giời đất ôi.. Cô người mẫu đẹp nhất Hà Nội! Vợ của tôi! Đậu ngã lăn lên đất trước để hai viên công an chụp hiện trường phạm tội. Đậu lấy được căn nhà Đường Nguyễn Huệ với cớ chứng “lỗi phần người vợ” - Căn phố mặt tiền trước 1975 là cơ sở Ảnh Viện Thăng Long, Thúy Hương chiếm dụng dưới danh nghĩa Hội Nhiếp Ảnh Giải Phóng.

Giữa buỗi tiệc sinh nhật Giang Thanh, Đậu trình ra tờ giấy ly dị với lý do: Vợ bị bắt gặp làm tình tại chỗ! Giang Thanh cũng đã quá mệt với cuộc sống đơn độc mà luôn có kẻ nhìn vào với ý định sỗ sàng.. Cho anh làm cha con bé của em đi! Cô thuận lấy Đậu với một giao ước: Lấy tôi, anh muốn ngủ với con nào thì mặc (tôi đã biết rõ anh “máu’ như thế nào), chỉ yêu cầu anh đừng mang gái về nhà khi tôi đi vắng.. Tôi không muốn con tôi (là con gái) thấy sự dơ bẩn ấy! Khi con tôi lớn, đưa ra ngoại quốc học là tôi vào chùa ngay. Chuyện gì chứ chuyện nhỏ ấy ông biết liệu, mợ đéo phải dặn! Đậu cam kết, quay mặt dấu nụ cười.. Con nầy ghê lắm, đéo đùa được với nó!

Sống vợ chồng chính thức được một tuần, Giang Thanh xác chứng điều cô nghi ngờ: Những mạnh mẽ ồn ào về “đéo” của Đậu chỉ cốt che dấu: Anh ta không có khả năng hoàn tất “nghĩa vụ (hoan lạc) làm chồng” - Để được trở nên thành một người cha theo nghĩa bình thường. Đậu bào chữa (khuyết điểm) của mình với nụ cười xuôi xị: Ông chỉ có cái mồm thôi, mợ đừng phiền! Nhưng chính khi Đậu bộc lộ điều yếu đuối tội nghiệp nầy với nụ cười ngây ngô con trẻ (rất hiếm hoi) thì lòng Giang Thanh lại lắng xuống.. Cô nói lời an ủi: Cũng chẳng quan trọng lắm, miễn là bố yêu thương, che chở mẹ con tôi.. Bố cứ việc ‘đéo” ở đâu như bố muốn từ trước đến nay, đừng đem gái về nhà, đừng rước bệnh vào người chỉ làm khổ thân, và xấu mặt tôi..

Để trả ơn sự thông cảm rộng lượng của vợ, ngày hôm sau Đậu mang giỏ đi chợ với cách hân hoan, nụ cười rộng mở kéo đến mang tai.. Tôi đi chợ về nấu ăn cho mẹ con nó. Lần đầu tiên Đậu mua những món rau, đậu, củ.. Đậu giải thích với người bán hàng: Tôi mua những thứ nầy nấu canh cho con bé ấy mà. Cũng là lần đầu anh không xử dụng chữ “đéo” trong lời nói. Và Giang Thanh thật tình cảm động khi Đậu lóng cóng bưng tô canh lên cho hai mẹ con.. Ông cả đời chỉ biết làm món nhắm, đây là lần đầu tiên ông phải làm “nội trợ” hầu mẹ con nhà mợ. Đậu cười rộn rã, hào hứng ngồi xuống với bé Thanh Giang.. Để bố cho mầy ăn nhá. Giang Thanh cười vui trong ánh mắt, cô nhủ thầm: Thôi thì lão có dở chứng gì mình cũng phải bỏ qua cho yên nhà lợi nước, chỉ mong được bình an thế nầy..

Nhưng sự cố gắng (có thiện ý) của Đậu bị lung lay sau lần xong trận tình cực độ thoả mãn (bởi không phải chịu trách nhiệm, ràng buộc bởi nghĩa vụ/ý nghĩa làm chồng) với nữ nghệ sĩ Xuân Hồng ngôi sao văn, thơ, ca nhạc từ Hà Nội vào công tác thành phố mang tên Bác. Nữ sĩ châm điếu thuốc Điện Biên bọc giấy bạc (thuốc là cao cấp nhất do Hà Nội sản xuất).. Vất đi, hút thứ ba số nầy (Thuốc lá nhập cảng, Hiệu 555), ngủ với ông mà hút đồ nhà quê mang từ Hà Nội vào là chưởi ông không bằng.. (Thật sự Đậu chỉ muốn chứng tỏ cách ăn chơi của “người Sàigòn để chộ người ngoài ta mới vào” chứ không có ý định bĩ thử cô nữ sĩ). Nhưng Xuân Hồng không phải tay vừa.. “Ông mã mẹ cả nhà anh.. Ba số với chẳng là ba số. Mồm anh chẳng ăn mắm tôm thịt chó, hút thuốc lào suốt cả mấy mươi năm hay sao.. Nay vừa được hầu con đĩ không chồng mà chửa, xin được chân bưng bô nhà nó đã quên mất ‘tính cách mạng trong sáng” của cán bộ văn hóa tư tưởng như lời anh thường lên lớp dạy chúng tôi.. Anh biết nó mô tả anh như thế nào không? Nó nói gì? Đậu ngồi nhỏm dậy. Nó bảo anh là thứ gà trống thiến, chỉ được cái mồm! Đậu có thể bỏ qua nhiều chuyện, nhưng bởi cô nữ sĩ vốn rất tinh nên biết đánh trúng ngay “tử huyệt” đối thủ.. Nó bảo như thế à? Đậu như ngồi phải đống lửa. Nó chẳng bảo thì ai mà biết ra, kể cả màn anh bưng bô hầu mẹ con nó. Đậu chống chế trống không, yếu ớt.. Vừa vừa thôi, liệu cái mồm! Cô nữ sĩ ỡm ờ.. Anh bảo nó với anh giữ mồm với nhau chứ bảo được ai.. Mà cũng lạ, người như anh sao mà dễ bị xỏ mũi đến thế? Tôi cứ ngỡ anh cao như núi, ai ngờ chỉ là một hòn đất.. Xuân Hồng biết nâng lên và đạp xuống. Đậu cáu kỉnh: Đéo đứa nào xỏ mũi được ông, ông không phải là loại người chui vào gầm giường la lối, đưa mông ra để đứa khác đá đít.. Đứa nào giỏi “quay” được ông, vì thương tình thì ông chịu nhũn thế thôi. Xuân Hồng xoay qua vấn đề “chí tử” thứ hai.. Kể từ ngày lấy ông nó đã tiêu hết mấy cây vàng.. Đòn quả rất hiệu lực. Đậu ấp úng.. Chuyện ấy liên quan gì đến cô. Nữ sĩ cười nhạt.. Không liên quan đến tôi, nhưng nói ra để báo cho ông rõ, cả Hà Nội người ta đang bàn chuyện: “Thằng Đậu đéo” (xin lỗi cho tôi nhắc lại đúng nguyên văn..) dở trò lưu manh lấy được cái nhà của con Thúy Hương nay lại đi cúng cho con Giang Thanh để được cái tiếng làm chồng hờ.. Mẹ kiếp, người như em đây cũng chỉ mong được tiếng về làm dâu nhà “Họ Lê Thanh Hóa” của bố.. Bố đâu phải là thằng nhỏ, con sen xách làn đi chợ về hầu mẹ con nhà nó, dọn cứt chó, cho mèo ăn.. Được bố làm chồng, cố vấn đường chữ nghĩa, em được giải thưởng văn học hội nhà văn liền một khi. Bố là một bậc thầy cơ mà!

giavui
10-12-2014, 02:36 AM
Đậu lụp chụp bỏ áo vào quần, điếu thuốc ngậm ở miệng rung rung, đẫm ướt.. Địt mẹ chúng mầy cả lũ.. Nầy, muốn chưởi về nhà anh mà chưởi, tôi không phải là cái thùng rác để anh trút xuống những thứ thổ tả của nhà anh.. Xuân Hồng rít giọng. Rồi sẽ biết tay ông! Đậu quyết chí. Ông là cái đéo gì mà biết với chả biết! Xuân Hồng đổ tràn ly nước khiêu khích. Đùng đùng chạy xuống cầu thang, Đậu lẫm bẩm.. Địt mẹ chúng mầy.. Địt mẹ chúng mầy!

Nhưng khi Đậu bước chân vào nhà thì Giang Thanh đã ra tay trước.. Chén, dĩa, đồ sành, đồ sứ, gương soi, tủ kính, cửa sổ, bàn trang điểm.. Tất cả đã trở thành một đống vụn lỡm chởm vươn vải đầy nhà. Cô nói sắc gọn: Thằng khốn, tao đã truyền đời cho mầy từ ngày đầu tiên.. Mầy có quyền đi “đéo” bậy, nhưng cấm làm nhục mặt tao. Con đĩ Xuân Hồng đã đi rêu rao khắp những nơi tao quen biết, là tao chịu lấy mầy chỉ cốt chiếm cái nhà do mầy cướp được qua vụ dàn cảnh con Thúy Hương ngủ với thằng thợ chụp hình.. Tao lấy mầy là vì vàng, dẫu con buồi thối của mầy vất ra chó cũng chê, cái mặt mầy ác như con chó ngao.. Nhà nào.. Vàng nào.. hỡ?!

Giang Thanh trở nên là “kẻ thù” vì đã bày ra những “nhược điểm” chí tử không thể bù trừ, chuyển đổi của Đậu. Nhưng dẫu là kẻ bản lĩnh do gian nan cảnh khổ tôi luyện nên thành, cô vẫn nguyên vẹn tâm chất chân thật, mẫn cảm của một nghệ sĩ vốn xuất thân từ gia đình thế giá, văn hóa thuần nhã, cô không thể tưởng ra, lường trước những tình huống ti tiện hèn hạ, thủ đoạn ác độc hơn một cơn giận. Nên sau khi ra tay tàn phá, và thấy Đậu im lặng quét dọn với cách thức chịu đựng, hối lỗi.. Tất cả vật dụng bị đánh vỡ dồn lại hai cần xé lớn, Đậu cố sức xoay xở nhưng không thể xê dịch, chiếc kính trắng gãy gọng đong đưa một bên tai, đầu tóc rũ rượi.. Giang Thanh cảm thấy ái ngại về hành vi quá độ của mình, cô cười nhỏ, khẻ gắt.. Xê ra, chẳng làm được cái gì ra hồn.. Chỉ được cái mồm láo! Và cô hầu như đã quên mất phần lỗi của Đậu, khi qua hôm sau anh xuất một lượng vàng đi sắm lại những thứ đã bị đập vỡ với câu tán thán kèm nụ cười khỏa lấp.. Lần sau có đập vỡ, mợ nhớ chỉ đập cái nào bằng sành thôi, cái nào đắt tiền mợ tha cho nó! Chẳng có lần sau nào nữa.. Lần sau tôi đập vỡ đầu anh ra. Và cô thật quên hẳn tai nạn đã xẩy ra.

Như một cố tật không thể sửa đổi và cố ý thực hiện, Đậu lập lại thành tích “đéo bậy” không những một lần nhưng nhiều lần nhưng với một cách thức khôn ngoan, kín đáo hơn với những “đối tượng” mà anh cho là “vô hại”.. Anh giải thích với Giang Thanh: Tôi chẳng thích gì những con mụ ấy, chúng nó không đáng gót chân của mợ.. Nhưng tôi muốn cho chúng nó biết rằng người ngoài ta hơn bọn ngụy tất cả, kể cả cái khoảng trên giường! Giang Thanh trả lời cũng “cực kỳ”: Chẳng biết đứa nào “chiến thắng” đứa nào.. Ông hơn bọn ngụy cái gì tôi không biết, chứ vụ “khoảng trên giường” chắc ông thua chúng nó rồi.. Đừng nói phét với tôi! Thế mợ đã “test” với chúng nó rồi hay sao mà biết rõ thế? Giang Thanh mau chóng nổi xùng: Tôi chẳng hơi sức đâu để “tét, tiết” gì cả? Tôi chỉ nhìn dáng ông đi về sau mỗi lần mà ông gọi là đi “tiếp thu chiến lợi phẩm của bọn ngụy để lại” thì biết ngay?! Có “chiến lợi phẩm” nào đi tìm ông lần thứ hai, có chăng là do mấy cây vàng ông mang từ ngoài Bắc vào còn lại.. Nhưng tôi nói để ông yên tâm: Con bé lên cấp hai là tôi thôi ông ngay, vì tôi cũng đã kiếm được căn hộ ở Đường Nguyễn Trãi.. Ông tha hồ đi “trả thù ngụy quân, ngụy quyền” và trả tiền cho bọn “sản phẩm sa đọa do chế độ Mỹ-Thiệu” để lại.. Mặc xác ông với cái lũ đàn bà của ông.. Những “con cháu Bác Hồ” hay “tay sai Mỹ-Thiệu” đối với tôi chẳng khác gì nhau..

Những đối thoại kể trên có kết thúc tại lần Giang Thanh trình ra tờ giấy ly dị với lỗi phần “người chồng phạm tội ngoại tình”. Đậu ngẫn người, hỏi câu thành thật: Làm sao.. làm sao mợ có tờ giấy ấy? Giang Thanh từ tốn, cặn kẻ, dứt khoát: Tôi cấm ông xử dụng lối cậu, mợ, anh, em.. với tôi từ nay. Ông hỏi tôi làm sao có cái giấy nầy chứ gì.. Vậy là ông chẳng nhớ những thành tích “trả thù (vợ, con) bọn ngụy quân, ngụy quyền” đã khoe với tôi hay sao.. Ông dạy cho tôi nhiều điều, tôi phải học được đôi phần. Ông muốn nghe lại những thành tích kia không? Tôi đã sang ra nhiều cuộn băng, nghe lại hấp dẫn cực kỳ.. Với cái máy cassette mà ông khoe đã thâu băng lần làm tình với con mụ vợ bé thằng cha tổng trưởng ngụy gì đó đi Mỹ để lại trong biệt thự đường lên sân bay.. Ông nhớ lần ông vừa làm tình vừa chưởi để con mẹ thêm phần phấn khích không?

.. Thế thì mợ.. Nầy, đã bảo không “cậu, mợ”! Giang Thanh dứt khoát. Vâng, thế thì cô muốn gì? Chẳng muốn gì cả, tôi ra khỏi nhà nầy, không lấy của ông một cái bát, đôi đũa.. Hôm nào mời ông lên chơi nhà ở Nguyễn Trải, nhà số.. Hẻm 222, số ấy dễ nhớ..

..Bà cho tôi lên nhà bà, và bà xuống đây thăm tôi. Tôi van bà.. Tôi biết lỗi.. Cũng đã gần ba năm tôi sống với bà.. Tôi không thể không có bà và con bé.. Bà hiểu tôi.. Tôi không thể sống một mình! Đậu quỳ xuống hôn lên chân Giang Thanh.

Đấy là tôi nói riêng với ông, người ngoài không ai biết.. Chẳng tốt lành gì việc nay bỏ người nầy, mai đi lấy người khác. Đến khi nào ra khỏi nước với con bé, tôi sẽ tuyên bố công khai, rồi mọi người nghĩ sao tùy ý họ.. Sau khi mẹ con tôi dọn đến nhà Nguyễn Trải, ông muốn xuống ăn cơm thì gọi cho biết trước, hoặc tôi lên nấu nơi nhà nầy nếu hôm ấy tôi rảnh rỗi. Coi như hai vợ chồng ra riêng vì công việc..

Đậu úp mặt trên chân Giang Thanh rất lâu tỏ ý hàm ân, thống hối.


Đoạn kết [I]Thôi thì như thế cũng được, nhỏ chị mầy cứng cỏi, khôn ngoan thật. Người nghe chuyện thở dài, nói gắng gượng tuồng như kiệt sức sau chặng đường quá vất vả. Nhưng cuối cùng cũng không như mầy nghĩ đâu.. Trời đất lại còn gì nữa đây?! Người bạn lên tiếng than như thấy ra tai họa trước mắt với chính mình.

1995. Tháng 11, Đậu đến nhà Nguyễn Trải với một người Pháp đứng tuổi, tóc trắng sáng gợn sóng úp sát vào đầu quý cách, hào hoa. Anh ta xử dụng một ngôn ngữ Pháp thoại với văn phong đúng trường quy thông dụng buổi đầu thế kỷ ở những trường Pháp-Nam trên toàn cõi Đông Dương.. Đây là người đàn bà rất xứng đáng để nhận lãnh tất cả những ân huệ tốt đẹp nhất, và tôi là một một kẻ đàn ông tồi tệ không xứng đáng với người đàn bà cao thượng nầy. Ông.. Phải, chỉ chính ông mới là người định mạng đặt để bên cạnh bà ta với tất cả sự thích hợp tuyệt vời nhất.. Tôi xin kính cẩn trao lại cho ông phần thưởng mà Thượng Đế luôn giành cho người có lòng tốt.. Giang Thanh không rõ hết nội dung lời của Đậu nhưng cô hiểu nghĩa của những tỉnh từ “admirable, respectable, noble..” được lập đi lập lại nhiều lần trong câu nói, và thái độ trang trọng của người khách khi nghe đến chữ “Dieu”, đồng thời cúi xuống cầm tay cô với cách điệu phong nhả.. Ông nói gì với ông ta tôi nghe không hết, nhưng tôi hiểu được ý chính.. Vậy ông ta là ai? Muốn gì? Đây là ông tổng thanh tra của hãng làm lốp ô-tô Michelin, ngài Paul de Lucassan sang Việt Nam để làm việc với chính phủ ta xem lại việc quản lý các đồn điền cao su, liên doanh mở nhà máy sản xuất lốp ô-tô.. Sản xuất lốp ô-tô, lốp máy bay thì liên quan gì đến tôi? Có, nên tôi mới đưa lại, ông ta có coi phim “mợ” đóng mấy năm trước, vai Bà Mẹ Bất Khuất.. Và ngõ ý muốn gặp “mợ” để bàn chuyện lâu dài.. Lâu dài là làm sao? Xin cưới “mợ” và đưa về Pháp! Ông bán tôi đấy hả? Không, không bao giờ, “mợ” hiểu tôi không đúng. Tôi là người trí thức xã hội chủ nghĩa, là cán bộ văn hóa nhân bản cộng sản.. Bây giờ đến lượt ngài, tôi xin ra ngoài kia. Đậu xoè bàn tay lịch thiệp, nhún nhường.. Lucassan cố gắng diễn đạt với những từ ngữ giản dị nhất, hai tay đặt trên ngực thành thật, thắm thiết.. Thưa bà, tôi quá già, năm mươi tuổi, đã hai lần ly dị, tôi mệt mỏi, không thích làm kẻ phiêu lưu tình ái.. Tôi xin bà bàn tay.. Quand, et comment.. Giang Thanh ấp úng, cô khai triển tối đa khả năng và tỷ lệ phần máu lai Pháp di truyền trong người.. Ông Đậu, ông vào đây.. Ông nói hộ tôi về phần con Thanh Giang. Đậu mau mắn chạy vào với dáng điệu hăm hở, chủ động.. Chuyện ấy mợ khỏi lo, tôi đã nói trước với ngài Lucassan, trước mắt mình chỉ lo đám cưới, mợ chịu phần tổ chức tiệc cưới, tôi trách nhiệm việc giấy tờ, visa để mợ theo ông ấy.. Mợ đi trước, sẽ làm nghi lễ Công Giáo nơi nhà thờ họ đạo riêng của gia tộc ông ấy, xong đưa con bé qua sau.. Đi trước là thế nào? Khi nào? Thứ hai, bây giờ là thứ tư, chỉ còn mấy ngày để lo bao nhiêu việc.. Thứ bảy, chủ nhật đám cưới, mợ mời họ hàng từ Hà Nội vào càng đông càng tốt.. Lấy cái gì để lo đám cưới như chạy tang như thế? Tiền, tiền đô, đô-la Mỹ.. Đây, đây ông ấy đưa trước năm ngàn.. Đậu đếm rõ từng tờ 100 Đô trước mắt người chồng (tương lai) của Giang Thanh. Và Giang Thanh quả thật không thể lường ra sự việc khi Lucassan đeo vào ngón tay cô chiếc nhẫn với hạt kim cương lóng lánh nổi gồ lên.. Cô không hiểu tại sao chiếc nhẫn vừa khít với ngón tay cô (vốn lớn hơn của phụ nữ Việt bình thường), nên cũng không để ý về cách xưng hô (cố tình với danh xưng “mợ”) của Đậu.. Tại sao nó vừa thế nhỉ.. Cô băn khoăn xoay xoay chiếc nhẫn. Đậu tin ý, có liền lời giải thích: Thì tôi lấy cái nhẫn mợ giả tôi năm kia làm mẫu.. Để mợ hiểu tôi yêu mợ như thế nào. Chiếc nhẫn nầy đến hai mươi-lăm ngàn đô kia đấy, đắt nhất của tiệm kim cương nơi IMEXCO, phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Khi người khách và Đậu đi khỏi, Giang Thanh ngồi im, lắng xuống với câu hỏi: Tại sao lão ấy tính trước tất cả thế nhỉ? Cô ngạc nhiên với thái độ gần như thụ động của mình.. Nhưng khi nghĩ đến tương lai (rất cụ thể) bé Thanh Giang được ra khỏi nước du học, cô như được truyền nhận một năng lực mạnh mẽ - Điều nầy giúp cô lấy lại sáng suốt, tính thực tế hằng có. Cô cầm máy điện thoại.. Ông Đậu đấy hả.. Tôi muốn hỏi vài điều.. Đám cưới ai chủ hôn, những điều kiện pháp lý về hôn nhân như quản lý, thừa kế tài sản, của hồi môn.. Đành rằng năm ngàn đô Mỹ, chiếc nhẫn hột xoàn là món tiền lớn, nhưng thân tôi, đời con tôi không thể được trả bằng những món tiền, của ấy.. Còn nhà cửa, nữ trang, bé con tôi ai sẽ giám hộ ngày tôi ra khỏi nước? Tiếng Đậu tự tin chắc nịch.. Tôi, tôi lo tất.. Tôi đã lo hết giấy tờ, hộ tịch, giấy kết hôn, điều kiện quản lý, thừa kế.. Kể cả cái két sắc ở ngân hàng để mợ đăng ký gởi tài sản, giấy chủ quyền nhà cửa của mợ.. Ai giám hộ con bé ngày tôi đi để sau nầy đưa nó qua cho tôi? Giang Thanh hỏi dồn quyết liệt. Tiếng Đậu dứt khoát: Tôi, tôi biết nó chưa tới hai mươi tuổi, thế nên phải làm gấp đám cưới trước ngày sinh nhật của nó.. Nó sinh ngày 28 tháng sau, 28 tháng 12..

Bỏ ống điện thoại xuống, Giang Thanh trở lại câu hỏi: Tại sao lão ấy tính trước hết mọi chuyện như thế.. Thôi, để cho con bé được sung sướng, hạnh phúc ra khỏi đất nước khốn nạn nầy. Giang Thanh đứng lên cầm chai rượu Johny Walker nhãn xanh - Thói quen từ ngày cô sống một mình. Cô nhìn lên cuốn lịch, lật đến ngày Thứ Hai, 28 tháng 11.. Tuần tới mình đi ra khỏi đây.. Có thật không..?!

Xuống xe lửa tốc hành từ Paris ở ga Lyon thì Giang Thanh hoàn toàn không còn ý niệm thời gian, về nước Pháp khi chiếc xe gia đình Lucassan đón cô bỏ đồng bằng đi sâu hướng núi phía Tây, bắt đầu lên ngọn đường đèo dốc ngược.. Đây là nhà máy Michelin, đây là phố chính Montlosier, kia là nhà thờ Notre Dame de Clermont-Ferrand.. Lucassan ân cần, chậm rãi giải thích, chỉ vào khối nhà lớn, ngôi thánh đường màu đen.. Tất cả nhà cửa, tên của vùng nầy thuộc về núi.. Tous sont sur des dômes.. Tu sais.. Lucassan thân thiết cầm tay người vợ mới cưới, hôn những ngón tay tròn đầy, cắn nhẹ lên đầu móng.. Toi.. tu es aussi un dôme.. non, la rivière, soong.. soong en montant des montagnes.. Xe ngừng trước một lâu đài xây dựa vách núi, chung quanh mênh mông trãng trống, cỏ lau cao gờn gợn uốn sóng dưới cơn gió buốt sắc của mùa đông.. Lucassan chỉ về một khoảng trống nhấp nhô những khối đen.. Đấy là nghĩa địa giòng họ De Lucassan, những người chết từ Thế Kỷ 11 bởi “croisade” - Tu sais.. “La Croisade pour défendre Le Royame de Dieu..” Giang Thanh muốn bật cười về hoàn cảnh, câu chuyện đang tiếp diễn với người đàn ông gọi là chồng. Cô không hề e ngại, sợ hãi, chỉ lạ lẫm, dững dưng. Nếu đổi tất cả mọi thứ trên đời kể cả thân xác cô để được ôm con trong tay một lần.. Ngay bây giờ! Chắc chắn cô không chút ngần ngại từ chối.

Sau gần một tháng sống nơi xứ người, lần đầu tiên Giang Thanh có lại được sự năng động hứng khởi đấy là một ngày gần ngày Lễ Giáng Sinh, ngày 22 thứ Sáu. Ngày rất lạnh, ngọn đồi đóng băng trắng xóa vào buổi sáng, chỉ chút nắng heo hút vào buổi trưa. Nhưng là một ngày vui – Vui nhất vì cô sắp được nghe tiếng con từ bên kia quê nhà, cách nửa vòng trái đất.. Giang Thanh theo chồng xuống phố Clermont - Ferrand để gọi điện thoại về bé Thanh Giang.. Đấy là tượng Vercingétoric, tổ phụ người Gaulois.. Lucassan chỉ lên một khối tượng người cởi ngựa hùng vĩ.. Kia là Blaise Pascal nhà khoa học, tư tưởng siêu việt của người Pháp.. Ông lộ vẻ cung kính ngưỡng mộ khi vòng qua vườn hoa nơi có bức tượng người đứng trầm tư. Nhưng tất cả đều là vật vô tri, vô nghĩa đối với Giang Thanh, bởi cô đang thấp thỏm, nôn nao trong cơn chờ đợi tưởng như sắp nhận được, chứng kiến phép lạ.. Giang Thanh nén thở, hồi hộp theo dõi câu chuyện giữa Lucassan và nhân viên bưu điện khi người nầy loay hoay với cuốn sổ lớn ghi danh mục những tổng đài quốc tế.. Impossible.. Impossible.. Quel est la cité de Ho.. Và cô vỡ oà niềm vui kích ngất khi nhân viên bưu điện chuyển ống điện thoại với tiếng thở hắt thành công.. Tiens.. lui voilà.. Con hả.. mẹ đây.. Giang Thanh bật khóc khi nghe tiếng nói bên kia nửa vòng trái đất.. Mẹ..mẹ.. Mẹ không được khóc.. Con bình an, con chỉ cần ít tiền để đãi bạn sinh nhật con sắp tới.. Mẹ yên tâm, con không sao cả.. Không, con không hỏi bác ấy, con không thích gặp bác ấy.. Con chỉ xin mẹ.. Giang Thanh cuống quýt không hiểu tình thế gì đã xẩy ra giữa con bé và Đậu.. Con nghe mẹ, mẹ không tiếc gì với con, tất cả là của con, nhưng trước khi ra khỏi nước mẹ đã uỷ quyền cho bác ấy bởi con chưa đến hai-mươi tuổi.. Vâng, vâng mẹ hiểu con sắp sửa hai-mươi tuổi, mẹ sẽ về với con ngay sau khi xong giấy tờ bảo lãnh.. Vâng, vâng, sinh nhật con mẹ gọi lại.. Mẹ nhớ con.. Việt Nam cách đây bảy giờ, mẹ đã biết cách gọi cho con.. Giang Thanh lẫn lộn giữa đáp và hỏi, cô cũng không hỏi rõ tại sao con bé có bất đồng gì với Đậu.. Cô mất hẵn bình tỉnh, sáng suốt khi nghĩ đến tình cảnh đứa con đơn độc nơi quê nhà - Tình thế bản thân cô phải gánh chịu từ năm thơ ấu. Cô thương con bởi nỗi đau xa cách tàn phá cô lớn hơn bất cứ tai hoạ nào từ trước đến nay đã gặp phải - Đáng sợ hơn, Giang Thanh cảm thấy hiện thực một lần ly biệt đoạn đành..

Những ngày Lễ Giáng Sinh đối với Giang Thanh như một cực hình, khối nặng thời gian như tảng đá không xê dịch.. Cô di chuyển, cười nói, ăn uống, cổ khô rốc, tim đập váng vất, tham dự trò vui, bữa ăn với đại gia đình Lucassan theo lời dẫn của chồng như một đứa trẻ mắc chứng chậm phát triển, mắt trống rỗng vô tính nhìn người và việc diễn ra chung quanh.. Sáng ngày 28 tháng 12, cô dậy từ lúc rạng đông, trời rét đậm, nhìn ra những tầng mây màu chì phủ mờ đỉnh núi.. Giang Thanh thấy ra hình tượng những mộ huyệt. cô không dám nghĩ tiếp. Khi cô ngỏ ý Lucassan đưa cô xuống phố, đến nhà bưu điện thì cuộc xung đột âm ỉ từ bao ngày qua nổ bùng không thể che dấu..

- Em gọi tôi là gì..

- Là chồng.. Giang Thanh nhìn thẳng mắt người hỏi không e ngại,

- Vậy em là vợ tôi, người vợ tôi lấy trước mặt Chúa. Lucassan cảm thấy bị xem thường bởi cách nhìn không khoan nhượng từ người vợ mà ông nghĩ phải chịu thái độ khuất phục biết ơn..

- Tôi biết, nên tôi làm tất cả mọi việc trong nhà nầy.. Không phải cái nhà mà là một lâu đài lớn, tôi nấu những món mà ông thích

- Việc ấy của quản gia, người giúp việc, người bếp.. Người vợ phải thỏa mãn ý thích (ý muốn, “le désir” – Lucassan nhấn mạnh) của người chồng. Nhưng em là một cái tủ lạnh.. Không, đúng ra là một tủ đá di động. Em nhìn tôi với tất cả người gia đình tôi với đôi mắt bằng sứ. Điều nầy không phải một lần.. Nhưng lập lại mỗi đêm, lễ Noel vừa qua là một bằng chứng cụ thể..

Giang Thanh cười nhạt.. Ông hiểu tôi không thể vui với gia đình ông, họ nói gì tôi không biết, tôi người đạo Phật, tôi không biết đọc kinh đạo Chúa. Hôm đám cưới nhà thờ, cha xứ cũng thông cảm với tôi. Còn chuyện liên hệ vợ chồng mỗi đêm, tôi không thoả mãn ông theo cách ông yêu cầu được.. Tôi là đàn bà Á Đông, tôi không biết những “kỹ thuật”.. Và tôi đang nhớ con tôi. Tôi sống cũng như chết. Giang Thanh cố gắng diễn đạt ý nghĩ với khả năng Pháp ngữ thâu nhận được sau một tháng chung sống. Nhưng do bởi là một diễn viên, đạo diễn sân khấu, phim ảnh, cô vốn có khả năng thẩm âm, và phát âm rất chính xác..

Lucassan biết không thể nói gì hơn.. Ông ghìm xuống tức bực, theo cách lịch sự của người Pháp có văn hóa cao, chuyển giọng bình thường: Thế bây giờ “bà” muốn gì? Từ “bà” được nhấn mạnh tỏ vẻ cách biệt, dững dưng..

- Ông giúp tôi xuống phố, đến nhà bưu điện. Tôi cần gọi điện thoại cho con tôi, hôm nay là sinh nhật của nó.

- Tôi chỉ có thể giúp bà vào buổi chiều, sau 4 giờ, tôi còn nhiều việc phải làm sau ngày lễ..

- Không được, buổi chiều thì đã quá khuya bên ấy, bưu điện lại đóng cửa..

- Tôi đã nói, tôi cần làm việc.. Bà đừng quấy rầy tôi!

Giang Thanh quay ngoắt bước ra khỏi phòng.. Cô gầm lên.. Tao đếch cần đứa nào khi thay đội giày cao cổ đế thấp. Cô đi như chạy xuống chân đồi, khi đi ngang qua cột cây số với bảng chỉ đường: Clermont – Ferrand, 11 Km.. Có là một trăm-mốt tao cũng đi được như thường

Giang Thanh tìm được nhân viên bưu điện giúp cô ngày hôm trước.. Bà muốn gọi đứa bé hả.. Ông Lucassan đâu rồi.. Cô nén cơn xúc động..Hôm nay sinh nhật con gái tôi.. Tôi muốn nghe tiếng nó, ông giúp tôi, tôi rất cám ơn.. Cô đưa hai tay ra nắm tay nhân viên bưu điện khẩn thiết.. Chuông reo liên tục không trả lời.. Ông thử thêm lần nữa giúp tôi.. Quái, con bé đi đâu?! Giang Thanh thất sắc. Nhân viên bưu điện bối rối, tuyệt vọng.. Đây, đây ông giúp tôi gọi số nầy, cũng ở cité Ho.. Đằng giây bên kia Việt Nam có tiếng Đậu.. Tiếng từ điạ ngục, của quỷ.. Bé nó đi rồi! Hả? Đi đâu.. Con bé đâu!.. Giang Thanh buông ống điện thoại, ngã sấp người trên đất.

Một năm sau, Giang Thanh phục hồi trí nhớ, ly dị Lucassan, về ở hẵn Việt Nam. Cô nhớ lại yếu tố mật mã, mở được két sắt ngân hàng, nhưng tất cả nữ trang, hồ sơ địa bạ căn nhà đường Nguyễn Trải đã bị lấy mất. Cô cũng biết chi tiết, đêm sinh nhật bé Thanh Giang đàn mèo ở nhà kêu thảm thiết.. Và hàng xóm ngỏ 222 Nguyễn Trải thấy bé đi ra khỏi nhà từ chiều tối với áo quần đẹp, nét mặt tinh anh rạng rỡ như thiên thần. Bé khoe với người gặp trong xóm.. Cháu qua nhà Bác Đ.. để lấy tiền làm sinh nhật đãi bạn. Bé không về từ đêm ấy.

Thế thì cái lão ấy sau nầy thế nào.. Người nghe chuyện không muốn gọi tên “Đ..”.. Năm năm sau, tháng 12, cuối năm 2000, hắn ngã chết khi đi chơi Hồ Suối Vàng, Đà Lạt.. Từ đồi cao ngã quay lông lốc xuống hồ.. Chết mặt úp xuống nước, bầm tím như bị bóp cổ.

Hai người bạn im lặng khi xe vào Chợ ABC, thành phố Westminster.. Bây giờ mầy muốn tao đưa đi ăn cái gì không? Không, tao gọi con tao ra đón. Tao ăn không nổi.

Phan Nhật Nam
Cuối năm, tháng 12, 2007.
--------------------------------
--------------------------------
1 Những nữ tài tử điện ảnh Mỹ, Pháp nổi tiếng trong thập niên 50, 60, 70.
2 Corse: Đảo Tây-Nam nước Pháp, trong Địa Trung Hải, nổi tiếng với cư dân có tâm lý, tính khí mạnh mẽ do thổ ngơi, địa thế, môi trường cằn cỗi, khắc nghiệt.
3 Thơ Trần Huyền Trân, Hải Phòng, 11/1946.
4 Thơ Chính Hữu, Tống Biệt, 1947.
5 Nhạc Phạm Duy, Bà Mẹ Gio Linh, 1948 (?)