giavui
10-17-2010, 01:01 PM
Tạ quang Khôi
i làm về, bà, bà nấu cơm, rồi lấy đồ ăn cũ trong tủ lạnh ra hâm lại. Tuy giận, bà vẫn dọn bàn cho hai người.
Ông Kiệm và bà Phượng yêu nhau từ hồi còn trẻ. Ông là sinh viên đại học, còn bà mới là nữ sinh lớp đệ Tứ trung học. Hai người thề thốt sẽ thành chồng thành vợ. Nhưng lời thề của ông bà không được hai bên cha mẹ chấp thuận. Ông bà đành ngậm ngùi chia tay sau một buổi khóc lóc như mưa như gió. Rồi, khi tốt nghiệp đại học, ông lấy vợ. Bà chưa học hết trung học cũng sang ngang với một ông sĩ quan cấp tá, bạn học cũ của anh bà.
Cuộc đời tưởng thế là xong, mỗi người đi một ngả đường, không còn bao giờ gặp lại nhau nữa. Nhưng hình như duyên vẫn còn, nợ chưa dứt, ông bà tình cờ gặp lại nhau trên mảnh đất xa quê hương nửa vòng trái đất này. Trong một tiệm ăn Việt Nam, bà nhận ra ông vì ông tuy có già đi nhiều nhưng những nét chính vẫn còn nguyên. Ông không nhận ra bà vì bà thay đổi quá nhiều, mập gấp đôi hồi trẻ. Chỉ khi bà nhoẻn miệng cười ông mới nhận ra nụ cười tươi tắn ngày xưa.
Hai người nhanh chóng thân mật trở lại, rồi gắn bó khi biết hoàn cảnh cảnh hiện tại của nhau. Cả hai ông bà cùng góa. Chồng bà chết trong trại tù cải tạo, vợ ông mới ra đi bất ngờ khoảng một năm trước vì tai biến mạch máu não. Con cái đều đã lớn và đã ở riêng. Tình xưa lại lai láng không hàn. Ông bà quyết định nối lại lời thề cũ. Một đám cưới liền được tổ chức một cách đơn giản. Gọi là đám cưới cho vui, thực ra chỉ là một bữa tiệc nhỏ để trình diện cụ dâu, cụ rể với bà con hai họ, gồm con ông, con bà và đàn cháu nội, ngoại, không quá ba thồi.
Sau đó, ông về nhà bà để động phòng hoa chúc. Sở dĩ rể phải đến nhà dâu vì rể đang ở trong một nhà già, còn dâu chưa đến tuổi về hưu nên vẫn còn đi làm và có nhà riêng, một biệt thự nhỏ, xinh xắn trong một khu yên tĩnh. Khỏi nói cũng biết ông mừng lắm. ã được gặp lại người xưa, lại được ở nhà khang trang, riêng biệt. Từ ngày sang Mỹ, Ông cũng đã từng mua nhà, nhưng chỉ là nhà phố mà người ta gọi là townhouse, chưa bao giờ đủ khả năng mua biệt thự (hay cũng gọi là single house). Ông tính rằng nhà già thì cứ để đó, ông sẽ chạy đi chạy về khi bà đi làm vắng.
ã gặp được người xưa lại được ở nhà đẹp, ông tự coi mình đã chuột sa chĩnh gạo. Vui ơi là vui ! Các con ông cũng mừng cho ông. Cuộc đời ông không đến nỗi ba đào, chìm nổi, nhưng cũng chỉ vào loại mát mày mát mặt, không phải vay mượn. Khi sang Mỹ, hai vợ chồng ông đều đi làm để lo cho lũ con năm đứa học hành đến nơi đến chốn. Bà vợ ông chưa kịp về hưu đã vội về với tổ tiên. Ông thầm nghĩ rằng thà bà đi nhanh như vậy mà lại sướng cái thân, chứ nằm liệt nửa người, không những khổ thân mình mà còn khổ lây cả chồng con nữa.
Bây giờ được gặp lại người xưa, ông rất vui, không ngờ hậu vận mình lại tốt đẹp như vậy. Bà Phượng tuy hơi mập nhưng cũng vẫn còn những nét xinh đẹp, dễ thương ngày xưa. Bà rất chiều ông. Mỗi khi có việc đi phố, bà thường ghé vào chợ Việt Nam mua những món ông thích ăn. ể đáp lại, ông cũng lo việc nội trợ rất chu đáo. Ông đi chợ, mua đồ ăn về nấu nướng để hai vợ chồng cùng ăn. Ngoài ra, ông cũng dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. Ông bầy biện lại, trang hoàng căn nhà cho thành một tổ ấm. Các con ông, con bà đều vui vẻ, hòa thuận. Họ mới quen nhau mà đã thân mật rất nhanh. Họ coi nhau như anh em ruột thịt.
Nhưng cuộc trăng mật của hai ông bà chỉ kéo dài vừa đúng hai tuần thì cơm đã không lành, canh cũng không ngọt nữa. Lủng củng bắt đầu vào đêm cuối cùng bà được nghỉ hàng năm để làm đám cưới với ông. Bà phải đi ngủ sớm để hôm sau đi làm lại, ông ngồi xem ti vi đến quá nửa đêm. Khi ông vào giường thì bà đã ngủ say. Ông nằm xuống cạnh bà rồi mơn trớn, vuốt ve làm bà thức giấc. Bà xin ông cho bà ngủ yên để hôm sau tỉnh táo đến sở. Nhưng ông không nghe, bắt bà phải chiều. Bà đành chiều nhưng lòng ấm ức. Xong việc, ông nằm lăn quay ra ngủ. Bà trằn trọc mãi vì giở giấc, vì tiếng ngáy của ông lớn quá. Cuối cùng, bà phải chuyển sang phòng ngủ dành cho khách.
ến gần sáng, thức giấc, ông không thấy bà nằm cạnh thì ngạc nhiên, vội đi tìm. Ông lại đánh thức bà dậy, bắt về nằm chung với ông. Bà không chịu, ông đành nằm cạnh bà. Lần này thì ông không đòi hỏi gì, chỉ ôm bà rồi ngủ tiếp một cách dễ dàng. Bà lại mất ngủ cũng vì giở giấc và vìmùi hôi từ miệng ông phì ra. Lần này bà không ấm ức nữa mà giận ông đã quấy phá giấc ngủ của bà. Không còn kiêng nể nữa, bà hất tay ông ra, rồi vùng ngồi dậy. Trời đã hửng sáng, không dám ngủ lại nữa, sợ quá giấc, bà đành dậy luôn.
Suốt ngày hôm ấy bà mệt mỏi, buồn ngủ, làm việc uể oải. Hàng ngày bà chỉ uống có một ly cà phê, hôm nay bà đã phải uống tới ba ly mà vẫn không hết buồn ngủ. Bà giận ông đã hành hạ bà quá đáng. Ông là người độc đoán, không biết chiều vợ. Buổi tối đi làm về, bà không nói chuyện với ông, dù hai người vẫn ngồi ăn chung bàn. Ông hỏi gì bà chỉ trả lời cụt ngủn có hoặc không. Sau bữa ăn, bà lại vào phòng ngủ dành cho khách, rồi khóa trái cửa lại. Nửa đêm, xem ti vi xong, ông gọi cửa, bà nhất định không mở. Cuối cùng ông đành về phòng ngủ một mình.
Hôm sau, bà đi làm trước khi ông dậy. Ong thấy bà giận hờn, tỏ vẻ lạnh nhạt, cũng hơi ngạc nhiên. Chuyện có gì quan trọng đâu. Vợ chồng ân ái là thường, tại sao bà lại tỏ ra khó khăn với ông ? Mới đâu ông cũng định xin lỗi để giàn hòa, sau nghĩ lại, ông cho là bà vô lý, nên làm ngơ luôn. ã giận thì cứ việc giận, ông thầm nghĩ. Không những thế, ông cho là bà ỷ của, giầu hơn ông nên làm phách. Lòng tự ái nổi lên, ông củng giận bà. Ông không thèm nấu cơm như mọi bữa nữa.
i làm về, bà, bà nấu cơm, rồi lấy đồ ăn cũ trong tủ lạnh ra hâm lại. Tuy giận, bà vẫn dọn bàn cho hai người. Nhưng ông không thích ngồi chung bàn với bà, lấy đồ ăn khác trong tủ lạnh ra, rồi ra phòng khách vừa ăn vừa xem ti vi. Hai người không hề trao đổi với nhau một lời. Ăn xong, bà chỉ rửa chén riệng phần của bà, rồi vào phòng riêng ngủ ngay. Bà cố ý không khóa cửa xem ông có vào làm hòa không. Bà tính nếu ông làm hòa, bà sẽ quên chuyện cũ để lại ngủ chung với ông với điều kiện ông phải để bà ngủ để có sức đi làm ngày mai. Việc ân ái dồn vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Bà nghĩ rằng vợ chồng thỉnh thoảng đụng chạm nhẹ để hiểu rõ nhau hơn, không lẽ chỉ có một bất hòa nhỏ đã vội bỏ nhau.
Nhưng đêm hôm đó, ông cho bà ngủ yên một mạch đến sáng. Rồi đêm hôm sau cũng vậy. Bà ngạc nhiên về sự lạnh nhạt của ông. Tuy thế, bà vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Cho đến cuối tuần, ông vẫn làm ngơ. Sáng thứ bảy, bà đành làm quen trước, đề nghị trưa nay hai vợ chồng đi ăn buffet ở một tiệm Tầu. Ông vẫn giữ vẻ mặt lạnh nhạt chăm chú xem ti vi. Bà đên ngồi cạnh ông trên ghế đệm dài, nhắc lại đề nghị cùng đi ăn trưa. Ông không trả lời, cũng không có phản ứng gì khi bà ngồi sát vào ông, coi như không biết bà là ai. Chờ một lúc, không thấy ông nói năng gì, bà đành đứng lên, vào phòng riêng để trang điểm, rồi lái xe đến thăm người con gái và mấy cháu ngoại. Thấy mẹ buồn, cô con gái hỏi lý do, bà không trả lời. Cô lại hỏi đến bác Kiệm, bà cũng làm ngơ. Cô tinh ý hiểu hai ông bà già giận hờn nhau nên không hỏi tiếp nữa. Chơi với cháu ngoại một lúc, bà ra về. Khi tiễn mẹ ra cửa, cô con gái ngỏ lời chúc bác Kiệm mạnh khỏe. Bà liền nói :
Muốn chúc thì sang tận nơi mà chúc, tao không rỗi hơi mà chuyển lời.
Cô con gái biết có chuyện bất hòa giữa hai ông bà già, bèn cười phá lên :
Trời đất ơi, các cụ mà cũng giận lẫy nhau nữa sao ?
Lúc đó bà mới ấm ức nói :
Ông ấy làm phách, tao lã làm hòa mà mặt cứ vác lên, không thèm nói với tao một lời. ã làm phách, tao cho phách luôn. Tao đâu cần.
Cô con gái sốt sắng đề nghị :
ể con sang nói chuyện với bác
Bà liền ngăn lại :
ừng có dây vào chuyện riêng của tao. Mày tới, ổng lại tưởng tao cầu cứu mày.
Cô con gái biết tính mẹ, không dám nói gì thêm.
i làm về, bà, bà nấu cơm, rồi lấy đồ ăn cũ trong tủ lạnh ra hâm lại. Tuy giận, bà vẫn dọn bàn cho hai người.
Ông Kiệm và bà Phượng yêu nhau từ hồi còn trẻ. Ông là sinh viên đại học, còn bà mới là nữ sinh lớp đệ Tứ trung học. Hai người thề thốt sẽ thành chồng thành vợ. Nhưng lời thề của ông bà không được hai bên cha mẹ chấp thuận. Ông bà đành ngậm ngùi chia tay sau một buổi khóc lóc như mưa như gió. Rồi, khi tốt nghiệp đại học, ông lấy vợ. Bà chưa học hết trung học cũng sang ngang với một ông sĩ quan cấp tá, bạn học cũ của anh bà.
Cuộc đời tưởng thế là xong, mỗi người đi một ngả đường, không còn bao giờ gặp lại nhau nữa. Nhưng hình như duyên vẫn còn, nợ chưa dứt, ông bà tình cờ gặp lại nhau trên mảnh đất xa quê hương nửa vòng trái đất này. Trong một tiệm ăn Việt Nam, bà nhận ra ông vì ông tuy có già đi nhiều nhưng những nét chính vẫn còn nguyên. Ông không nhận ra bà vì bà thay đổi quá nhiều, mập gấp đôi hồi trẻ. Chỉ khi bà nhoẻn miệng cười ông mới nhận ra nụ cười tươi tắn ngày xưa.
Hai người nhanh chóng thân mật trở lại, rồi gắn bó khi biết hoàn cảnh cảnh hiện tại của nhau. Cả hai ông bà cùng góa. Chồng bà chết trong trại tù cải tạo, vợ ông mới ra đi bất ngờ khoảng một năm trước vì tai biến mạch máu não. Con cái đều đã lớn và đã ở riêng. Tình xưa lại lai láng không hàn. Ông bà quyết định nối lại lời thề cũ. Một đám cưới liền được tổ chức một cách đơn giản. Gọi là đám cưới cho vui, thực ra chỉ là một bữa tiệc nhỏ để trình diện cụ dâu, cụ rể với bà con hai họ, gồm con ông, con bà và đàn cháu nội, ngoại, không quá ba thồi.
Sau đó, ông về nhà bà để động phòng hoa chúc. Sở dĩ rể phải đến nhà dâu vì rể đang ở trong một nhà già, còn dâu chưa đến tuổi về hưu nên vẫn còn đi làm và có nhà riêng, một biệt thự nhỏ, xinh xắn trong một khu yên tĩnh. Khỏi nói cũng biết ông mừng lắm. ã được gặp lại người xưa, lại được ở nhà khang trang, riêng biệt. Từ ngày sang Mỹ, Ông cũng đã từng mua nhà, nhưng chỉ là nhà phố mà người ta gọi là townhouse, chưa bao giờ đủ khả năng mua biệt thự (hay cũng gọi là single house). Ông tính rằng nhà già thì cứ để đó, ông sẽ chạy đi chạy về khi bà đi làm vắng.
ã gặp được người xưa lại được ở nhà đẹp, ông tự coi mình đã chuột sa chĩnh gạo. Vui ơi là vui ! Các con ông cũng mừng cho ông. Cuộc đời ông không đến nỗi ba đào, chìm nổi, nhưng cũng chỉ vào loại mát mày mát mặt, không phải vay mượn. Khi sang Mỹ, hai vợ chồng ông đều đi làm để lo cho lũ con năm đứa học hành đến nơi đến chốn. Bà vợ ông chưa kịp về hưu đã vội về với tổ tiên. Ông thầm nghĩ rằng thà bà đi nhanh như vậy mà lại sướng cái thân, chứ nằm liệt nửa người, không những khổ thân mình mà còn khổ lây cả chồng con nữa.
Bây giờ được gặp lại người xưa, ông rất vui, không ngờ hậu vận mình lại tốt đẹp như vậy. Bà Phượng tuy hơi mập nhưng cũng vẫn còn những nét xinh đẹp, dễ thương ngày xưa. Bà rất chiều ông. Mỗi khi có việc đi phố, bà thường ghé vào chợ Việt Nam mua những món ông thích ăn. ể đáp lại, ông cũng lo việc nội trợ rất chu đáo. Ông đi chợ, mua đồ ăn về nấu nướng để hai vợ chồng cùng ăn. Ngoài ra, ông cũng dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. Ông bầy biện lại, trang hoàng căn nhà cho thành một tổ ấm. Các con ông, con bà đều vui vẻ, hòa thuận. Họ mới quen nhau mà đã thân mật rất nhanh. Họ coi nhau như anh em ruột thịt.
Nhưng cuộc trăng mật của hai ông bà chỉ kéo dài vừa đúng hai tuần thì cơm đã không lành, canh cũng không ngọt nữa. Lủng củng bắt đầu vào đêm cuối cùng bà được nghỉ hàng năm để làm đám cưới với ông. Bà phải đi ngủ sớm để hôm sau đi làm lại, ông ngồi xem ti vi đến quá nửa đêm. Khi ông vào giường thì bà đã ngủ say. Ông nằm xuống cạnh bà rồi mơn trớn, vuốt ve làm bà thức giấc. Bà xin ông cho bà ngủ yên để hôm sau tỉnh táo đến sở. Nhưng ông không nghe, bắt bà phải chiều. Bà đành chiều nhưng lòng ấm ức. Xong việc, ông nằm lăn quay ra ngủ. Bà trằn trọc mãi vì giở giấc, vì tiếng ngáy của ông lớn quá. Cuối cùng, bà phải chuyển sang phòng ngủ dành cho khách.
ến gần sáng, thức giấc, ông không thấy bà nằm cạnh thì ngạc nhiên, vội đi tìm. Ông lại đánh thức bà dậy, bắt về nằm chung với ông. Bà không chịu, ông đành nằm cạnh bà. Lần này thì ông không đòi hỏi gì, chỉ ôm bà rồi ngủ tiếp một cách dễ dàng. Bà lại mất ngủ cũng vì giở giấc và vìmùi hôi từ miệng ông phì ra. Lần này bà không ấm ức nữa mà giận ông đã quấy phá giấc ngủ của bà. Không còn kiêng nể nữa, bà hất tay ông ra, rồi vùng ngồi dậy. Trời đã hửng sáng, không dám ngủ lại nữa, sợ quá giấc, bà đành dậy luôn.
Suốt ngày hôm ấy bà mệt mỏi, buồn ngủ, làm việc uể oải. Hàng ngày bà chỉ uống có một ly cà phê, hôm nay bà đã phải uống tới ba ly mà vẫn không hết buồn ngủ. Bà giận ông đã hành hạ bà quá đáng. Ông là người độc đoán, không biết chiều vợ. Buổi tối đi làm về, bà không nói chuyện với ông, dù hai người vẫn ngồi ăn chung bàn. Ông hỏi gì bà chỉ trả lời cụt ngủn có hoặc không. Sau bữa ăn, bà lại vào phòng ngủ dành cho khách, rồi khóa trái cửa lại. Nửa đêm, xem ti vi xong, ông gọi cửa, bà nhất định không mở. Cuối cùng ông đành về phòng ngủ một mình.
Hôm sau, bà đi làm trước khi ông dậy. Ong thấy bà giận hờn, tỏ vẻ lạnh nhạt, cũng hơi ngạc nhiên. Chuyện có gì quan trọng đâu. Vợ chồng ân ái là thường, tại sao bà lại tỏ ra khó khăn với ông ? Mới đâu ông cũng định xin lỗi để giàn hòa, sau nghĩ lại, ông cho là bà vô lý, nên làm ngơ luôn. ã giận thì cứ việc giận, ông thầm nghĩ. Không những thế, ông cho là bà ỷ của, giầu hơn ông nên làm phách. Lòng tự ái nổi lên, ông củng giận bà. Ông không thèm nấu cơm như mọi bữa nữa.
i làm về, bà, bà nấu cơm, rồi lấy đồ ăn cũ trong tủ lạnh ra hâm lại. Tuy giận, bà vẫn dọn bàn cho hai người. Nhưng ông không thích ngồi chung bàn với bà, lấy đồ ăn khác trong tủ lạnh ra, rồi ra phòng khách vừa ăn vừa xem ti vi. Hai người không hề trao đổi với nhau một lời. Ăn xong, bà chỉ rửa chén riệng phần của bà, rồi vào phòng riêng ngủ ngay. Bà cố ý không khóa cửa xem ông có vào làm hòa không. Bà tính nếu ông làm hòa, bà sẽ quên chuyện cũ để lại ngủ chung với ông với điều kiện ông phải để bà ngủ để có sức đi làm ngày mai. Việc ân ái dồn vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Bà nghĩ rằng vợ chồng thỉnh thoảng đụng chạm nhẹ để hiểu rõ nhau hơn, không lẽ chỉ có một bất hòa nhỏ đã vội bỏ nhau.
Nhưng đêm hôm đó, ông cho bà ngủ yên một mạch đến sáng. Rồi đêm hôm sau cũng vậy. Bà ngạc nhiên về sự lạnh nhạt của ông. Tuy thế, bà vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Cho đến cuối tuần, ông vẫn làm ngơ. Sáng thứ bảy, bà đành làm quen trước, đề nghị trưa nay hai vợ chồng đi ăn buffet ở một tiệm Tầu. Ông vẫn giữ vẻ mặt lạnh nhạt chăm chú xem ti vi. Bà đên ngồi cạnh ông trên ghế đệm dài, nhắc lại đề nghị cùng đi ăn trưa. Ông không trả lời, cũng không có phản ứng gì khi bà ngồi sát vào ông, coi như không biết bà là ai. Chờ một lúc, không thấy ông nói năng gì, bà đành đứng lên, vào phòng riêng để trang điểm, rồi lái xe đến thăm người con gái và mấy cháu ngoại. Thấy mẹ buồn, cô con gái hỏi lý do, bà không trả lời. Cô lại hỏi đến bác Kiệm, bà cũng làm ngơ. Cô tinh ý hiểu hai ông bà già giận hờn nhau nên không hỏi tiếp nữa. Chơi với cháu ngoại một lúc, bà ra về. Khi tiễn mẹ ra cửa, cô con gái ngỏ lời chúc bác Kiệm mạnh khỏe. Bà liền nói :
Muốn chúc thì sang tận nơi mà chúc, tao không rỗi hơi mà chuyển lời.
Cô con gái biết có chuyện bất hòa giữa hai ông bà già, bèn cười phá lên :
Trời đất ơi, các cụ mà cũng giận lẫy nhau nữa sao ?
Lúc đó bà mới ấm ức nói :
Ông ấy làm phách, tao lã làm hòa mà mặt cứ vác lên, không thèm nói với tao một lời. ã làm phách, tao cho phách luôn. Tao đâu cần.
Cô con gái sốt sắng đề nghị :
ể con sang nói chuyện với bác
Bà liền ngăn lại :
ừng có dây vào chuyện riêng của tao. Mày tới, ổng lại tưởng tao cầu cứu mày.
Cô con gái biết tính mẹ, không dám nói gì thêm.