giavui
10-16-2010, 06:46 PM
Nguyễn ngọc Tư
Ai cũng hỏi, "Làm gì có chuyện đời như ý?". Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngợ Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài "Chiếc áo người vợ hiền", "Con gái của mẹ"... nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông "Đời Như Ý" sắp đi quạ Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc... cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, "Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì".
Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người tạ Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát lồng lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, "Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con". Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. "Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương".
2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen "Rượu ngon. Mùi đã thiệt" nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.
Ai cũng hỏi, "Làm gì có chuyện đời như ý?". Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngợ Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài "Chiếc áo người vợ hiền", "Con gái của mẹ"... nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông "Đời Như Ý" sắp đi quạ Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc... cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, "Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì".
Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người tạ Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát lồng lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, "Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con". Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. "Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương".
2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen "Rượu ngon. Mùi đã thiệt" nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.