Mặc Vũ
10-16-2010, 04:45 AM
Chuyện Công Viên Ở Mỹ
Bút ký Đoàn Thanh Liêm
Tôi sinh trưởng trong một gia đình làm nghề nông tại một làng quê thuộc đồng bằng sông Hồng miền Bắc. Vào tuổi 12 -13, giữa thời chiến tranh chống Pháp lúc trường học đóng cửa, thì tôi được gia đình giao phó cho việc chăn dắt con trâu, dẫn nó đi ăn cỏ xung quanh làng, trưa nắng thì dẫn trâu đi tắm ngoài mương rạch. Tôi thật vui thích với chuyện này, vì được sống tự do ngoài trời với bàu không khí trong lành khoảng khoát ở đồng quê, được thong dong ngất ngưởng ngồi trên mình con trâu rong ruổi đi khắp nơi, kể cả lúc nó bơi lội theo dòng nước trong mát.
Cho đến khi tôi được gia đình cho đi học ở Hà Nội, thì tôi cũng hay tìm cách ra ngoài các công viên, vừa để ngắm cảnh vừa nghỉ xả hơi, và lúc nào ở tại công viên, thì tôi cũng đều thấy tâm hồn mình thanh thản, thoải mái dễ chịu vô cùng. Vào tuổi đôi mươi, lúc tôi bước vào đại học ở Sài Gòn, thì thành phố này lại còn có nhiều công viên rộng rãi và đẹp đẽ gấp bội so với Hà Nội nữa. Tuổi trẻ của tôi lúc nào cũng gắn liền với màu xanh của cây cỏ, ở miền quê cũng như ở thành phố.
Vào năm 1966-67, một nhóm anh em chuyên gia chúng tôi thường hay đến họp tại nhà Luật sư Trần Văn Tuyên trên đường Hồng Thập Tự, đối diện với Vườn Tao Đàn. Có lần do Luật sư Tuyên hướng dẫn, chúng tôi được Vị Đô trưởng Sài Gòn, lúc đó là Bác sĩ Văn Văn Của, tiếp kiến để anh em trình bày về một Dự án “Phát triển Đô thị Sài Gòn thời hậu chiến”. Dự án này do anh Kiến trúc sư Trương Đức Nguyên đảm trách việc soạn thảo với sự tham khảo tài liệu của một công ty của người Mỹ gốc Hy Lạp soạn ra theo hợp đồng với cơ quan Viện trợ Mỹ USAID. Sau cuộc thảo luận trao đổi tại Tòa Đô Chánh kéo dài đến hai tiếng đồng hồ, thì BS Của kết luận rằng: “ Dự án này rất hấp dẫn, nhưng vì tình hình chiến sự hiện vẫn còn đen tối khó khăn căng thẳng lắm, nên vào lúc này, ông chưa thể cam kết điều gì đối với Dự án này được.”
Trong thời gian thảo luận về Dự án này, tôi thật nhớ anh Nguyên thường luôn nhấn mạnh rằng: “Các bạn nên nhớ cho công viên có nhiều cây xanh, đấy chính là ‘cái buồng phổi’ cho cả thành phố hít thở đó. Cho nên trong môn thiết kế đô thị hiện đại ở các nước văn minh, người ta rất chú trọng đến việc xây dựng công viên xanh cho các thành phố…”
Đến năm 1996, tôi được cùng gia đình qua định cư tại California bên nước Mỹ. Lúc đó tôi đã ngoài 60 tuổi rồi, lại bị bệnh hoạn yếu đuối sau nhiều năm bị giam giữ tù đày ở Việt Nam. Vì thế trong thời gian nghỉ dưỡng sức, tôi thường thả bộ đi ra mấy công viên gần nhà để tập luyện thể dục thể thao và thư giãn tinh thần. Buổi sáng sớm lúc 6-7 giờ, thì công viên thường chỉ có mấy người lớn tuổi đi bách bộ hay tập luyện thể dục khí công, cho nên khung cảnh thật là yên tĩnh vắng lặng, nó thật thích hợp cho những người thích trầm tư nghiền ngẫm chuyện đời. Nhưng đến giấc chiều khoảng 5-6 giờ, thì rất đông con nít và thanh niên đi ra chơi thể thao như ném bóng rổ, chơi base ball, chạy nhảy, đá banh…, nên công viên thật là ồn ào tấp nập và rất vui nhộn. Khung cảnh này làm cho người lớn cũng vui lây theo với lớp trẻ vào cỡ tuổi như lũ con, lũ cháu của mình.
Cái cảnh vui lây sinh động này rõ rệt càng làm cho tôi nhớ lại câu nói của Vị Tông Đồ Saint Paul khuyên bảo tín đồ môn sinh của mình đã 2000 năm trước, ông nói: “Hãy vui với kẻ vui” (nguyên văn tiếng La tinh : Gaudens gaudentibus). Nó cũng làm cho tôi liên tưởng đến tác giả cuốn truyện nổi danh: “Dr Zivago” của văn hào người Nga được giải thưởng Nobel về văn chương hồi năm 1957-58, đó là Boris Pasternak. Tác giả này viết trong một câu đối thọai ngắn gọn như sau: “Cuộc sống của bạn là ở nơi những người khác” (Your life is in others ). Tức là bạn tỏa chiếu ý nghĩ, tình cảm, thái độ ra tới người khác, hoặc là ngược lại người khác tỏa chiếu hành động, tư trưởng của họ ra cho bạn. Mỗi lần ra đi dạo mát ở công viên, tôi đều được lũ trẻ truyền đạt cho tôi cái niềm vui thích hồn nhiên ngây thơ của chúng, giữa lúc vui chơi thỏa tình hò hét ồn ào. Quả thật tụi nhỏ đã giúp cho tôi sống lại cái thời trai trẻ những năm xưa kia của tôi vậy. Cuộc sống đơn sơ lành mạnh như vậy, thì chẳng phải một điều tuyệt diệu lắm sao?
Tiếp theo
Diễn Đàn Thế Kỷ
Bút ký Đoàn Thanh Liêm
Tôi sinh trưởng trong một gia đình làm nghề nông tại một làng quê thuộc đồng bằng sông Hồng miền Bắc. Vào tuổi 12 -13, giữa thời chiến tranh chống Pháp lúc trường học đóng cửa, thì tôi được gia đình giao phó cho việc chăn dắt con trâu, dẫn nó đi ăn cỏ xung quanh làng, trưa nắng thì dẫn trâu đi tắm ngoài mương rạch. Tôi thật vui thích với chuyện này, vì được sống tự do ngoài trời với bàu không khí trong lành khoảng khoát ở đồng quê, được thong dong ngất ngưởng ngồi trên mình con trâu rong ruổi đi khắp nơi, kể cả lúc nó bơi lội theo dòng nước trong mát.
Cho đến khi tôi được gia đình cho đi học ở Hà Nội, thì tôi cũng hay tìm cách ra ngoài các công viên, vừa để ngắm cảnh vừa nghỉ xả hơi, và lúc nào ở tại công viên, thì tôi cũng đều thấy tâm hồn mình thanh thản, thoải mái dễ chịu vô cùng. Vào tuổi đôi mươi, lúc tôi bước vào đại học ở Sài Gòn, thì thành phố này lại còn có nhiều công viên rộng rãi và đẹp đẽ gấp bội so với Hà Nội nữa. Tuổi trẻ của tôi lúc nào cũng gắn liền với màu xanh của cây cỏ, ở miền quê cũng như ở thành phố.
Vào năm 1966-67, một nhóm anh em chuyên gia chúng tôi thường hay đến họp tại nhà Luật sư Trần Văn Tuyên trên đường Hồng Thập Tự, đối diện với Vườn Tao Đàn. Có lần do Luật sư Tuyên hướng dẫn, chúng tôi được Vị Đô trưởng Sài Gòn, lúc đó là Bác sĩ Văn Văn Của, tiếp kiến để anh em trình bày về một Dự án “Phát triển Đô thị Sài Gòn thời hậu chiến”. Dự án này do anh Kiến trúc sư Trương Đức Nguyên đảm trách việc soạn thảo với sự tham khảo tài liệu của một công ty của người Mỹ gốc Hy Lạp soạn ra theo hợp đồng với cơ quan Viện trợ Mỹ USAID. Sau cuộc thảo luận trao đổi tại Tòa Đô Chánh kéo dài đến hai tiếng đồng hồ, thì BS Của kết luận rằng: “ Dự án này rất hấp dẫn, nhưng vì tình hình chiến sự hiện vẫn còn đen tối khó khăn căng thẳng lắm, nên vào lúc này, ông chưa thể cam kết điều gì đối với Dự án này được.”
Trong thời gian thảo luận về Dự án này, tôi thật nhớ anh Nguyên thường luôn nhấn mạnh rằng: “Các bạn nên nhớ cho công viên có nhiều cây xanh, đấy chính là ‘cái buồng phổi’ cho cả thành phố hít thở đó. Cho nên trong môn thiết kế đô thị hiện đại ở các nước văn minh, người ta rất chú trọng đến việc xây dựng công viên xanh cho các thành phố…”
Đến năm 1996, tôi được cùng gia đình qua định cư tại California bên nước Mỹ. Lúc đó tôi đã ngoài 60 tuổi rồi, lại bị bệnh hoạn yếu đuối sau nhiều năm bị giam giữ tù đày ở Việt Nam. Vì thế trong thời gian nghỉ dưỡng sức, tôi thường thả bộ đi ra mấy công viên gần nhà để tập luyện thể dục thể thao và thư giãn tinh thần. Buổi sáng sớm lúc 6-7 giờ, thì công viên thường chỉ có mấy người lớn tuổi đi bách bộ hay tập luyện thể dục khí công, cho nên khung cảnh thật là yên tĩnh vắng lặng, nó thật thích hợp cho những người thích trầm tư nghiền ngẫm chuyện đời. Nhưng đến giấc chiều khoảng 5-6 giờ, thì rất đông con nít và thanh niên đi ra chơi thể thao như ném bóng rổ, chơi base ball, chạy nhảy, đá banh…, nên công viên thật là ồn ào tấp nập và rất vui nhộn. Khung cảnh này làm cho người lớn cũng vui lây theo với lớp trẻ vào cỡ tuổi như lũ con, lũ cháu của mình.
Cái cảnh vui lây sinh động này rõ rệt càng làm cho tôi nhớ lại câu nói của Vị Tông Đồ Saint Paul khuyên bảo tín đồ môn sinh của mình đã 2000 năm trước, ông nói: “Hãy vui với kẻ vui” (nguyên văn tiếng La tinh : Gaudens gaudentibus). Nó cũng làm cho tôi liên tưởng đến tác giả cuốn truyện nổi danh: “Dr Zivago” của văn hào người Nga được giải thưởng Nobel về văn chương hồi năm 1957-58, đó là Boris Pasternak. Tác giả này viết trong một câu đối thọai ngắn gọn như sau: “Cuộc sống của bạn là ở nơi những người khác” (Your life is in others ). Tức là bạn tỏa chiếu ý nghĩ, tình cảm, thái độ ra tới người khác, hoặc là ngược lại người khác tỏa chiếu hành động, tư trưởng của họ ra cho bạn. Mỗi lần ra đi dạo mát ở công viên, tôi đều được lũ trẻ truyền đạt cho tôi cái niềm vui thích hồn nhiên ngây thơ của chúng, giữa lúc vui chơi thỏa tình hò hét ồn ào. Quả thật tụi nhỏ đã giúp cho tôi sống lại cái thời trai trẻ những năm xưa kia của tôi vậy. Cuộc sống đơn sơ lành mạnh như vậy, thì chẳng phải một điều tuyệt diệu lắm sao?
Tiếp theo
Diễn Đàn Thế Kỷ