giavui
10-15-2010, 03:44 AM
- Vĩnh là một thanh niên trên ba mươi, luôn luôn muốn tỏ ra là một người trí thức. Là một chuyên viên truyền hình, anh được hoãn dịch khi cuộc chiến chưa tới hồi khốc liệt. Tuy nhiên sau cuộc tấn công tết Mậu Thân, Vĩnh bị động viên và nhập ngũ với cấp bậc binh nhì.
Sau ba năm trời lăn lộn trên chiến trường, Vĩnh được biệt phái về đài truyền hình. Hình như Vĩnh lập được nhiều thành tích đáng kể trong quân đội, nhưng anh không bao giờ thổ lộ với ai. Cuộc chiến quá tàn bạo đối với một thanh niên muốn tỏ ra là người trí thức.
Khoảng hai năm sau khi được biệt phái, Vĩnh tâm sự với Khải, một người bạn thân, về ý định viết một quyển tiểu thuyết trinh thám, vì từ hồi nhỏ, Vĩnh vẫn say mê nhân vật thám tử Kỳ Phát của nhà văn Phạm Cao Củng.
Vĩnh nói rằng việc tạo ra các nhân vật rồi đưa họ vào những hoàn cảnh do chính mình tạo ra với những chứng cớ giả tạo nhưng có vẻ hợp lý, có lẽ thú vị hơn là đọc chuyện của người khác và bị hướng dẫn bởi những chứng cớ giả tạo của họ. Anh nói:
- Tôi muốn viết một câu chuyện hoàn toàn bí mật cho tới khi độc giả đọc tới giòng chữ cuối cùng.
Khải hỏi bạn:
- Thế ông đã có ý tưởng gì chưa?
- Có chứ! Trong câu chuyện của tôi, kẻ sát nhân thực ra lại không ra tay giết người.
Khải hơi nhíu mày:
- Ê ê, chỗ này coi bộ hơi lôi thôi rồi đấy! Tại sao đã gọi là kẻ sát nhân mà lại không giết người?
Vĩnh mỉm cười:
- Thế mới hay chứ! Kẻ sát nhân tìm thấy nạn nhân trong tình trạng nguy ngập mà nếu hắn không chịu giúp đỡ, nạn nhân sẽ chết. Hắn đâu có giết tuy hành động của hắn có nhiều yếu tố cấu thành tội phạm... Tuy nhiên trước khi khởi sự, tôi muốn chế ra một loại mật mã rất tầm thường nhưng rất khó khám phá, loại mật mã mà mọi người thường thấy nhưng không bao giờ nghĩ rằng chúng lại được xử dụng để truyền đạt tin tức.
Khải có vẻ suy nghĩ:
- Tin tức... ngắn hay dài?
- Ngắn thôi! Loại tin tức mà bọn tội phạm dùng báo động, hẹn gặp... đại khái như vậy.
Khải nhìn Vĩnh:
- Tôi sẽ suy nghĩ về việc này. Nếu tìm được cái gì, tôi sẽ cho ông hay.
Chỉ hai hôm sau, Khải vui vẻ bước vào apartment của Vĩnh:
- Tôi tìm ra được một loại mật mã cho ông rồi!
Vĩnh nhìn bạn với vẻ nghi ngờ:
- Ông thử viết vài ký hiệu xuống xem.
Khải lắc đầu, mỉm cười bí mật:
- Hay ở chỗ là loại mật mã này không cần ký hiệu. Chúng có thể được học thuộc lòng trong vài phút, và sẽ không ai có thể khám phá được, ngoại trừ tay thám tử siêu nhân mà ông đẻ ra trong chuyện.
Rồi Khải nói đùa:
- Ông phải chia ba chục phần trăm tác quyền cho tôi đấy nhá!
Vĩnh gật gù:
- Để coi! Bây giờ ông thử nói xem mật mã của ông là cái gì mà ghê thế!
Khải chậm rãi nói:
- Khi một tên gian muốn liên lạc với đồng bọn, hắn chỉ cần gởi cho tên kia một bộ bài. Hoặc có thể những quân bài của hai ba bộ, tùy theo tin tức dài hay ngắn. Dĩ nhiên những con bài còn lại phải có đủ để tránh nghi ngờ trong trường hợp bị thất lạc.
Vĩnh chau mày:
- Tôi không hiểu ông muốn nói cái gì.
- Dễ quá mà! Chữ Việt mình có 24 mẫu tự, nhưng mình nên dùng mẫu tự Tây phương với 26 chữ trong trường hợp cần dùng những chữ j, w hoặc z. Ông cũng biết một bộ bài có 52 lá, điều này có nghĩa là mỗi mẫu tự được tượng trưng bằng hai lá bài.
- Ông có thể nói rõ hơn một chút được không?
- Thế này nhá, tính theo thứ tự cơ, rô, chuồn, bích thì ách cơ sẽ là chữ a, già cơ sẽ là chữ b, đầm cơ chữ c.... theo thứ tự đó, hai rô sẽ là chữ z. Khi một tên gian trong chuyện của ông muốn báo một tin gì cho đồng bọn, hắn chỉ việc xếp những con bài theo thứ tự...
Vĩnh gật gù thán phục:
- Có lý quá!
Khải nói tiếp:
- Sau khi nhận tin, tên kia sẽ hủy bỏ ngay một cách rất tự nhiên và dễ dàng bằng cách xào bài là xong.
Trong trường hợp bộ bài lọt vào tay phe địch hoặc cảnh sát, ngay khi những người này xem xét những quân bài để tìm dấu tích thì chính họ đã xóa bỏ những dấu tích đó rồi.
Vĩnh đập mạnh tay vào đùi:
- Hết xẩy!
- Ông nên nhớ một điều là một bộ bài thường không đủ vì trong một tin tức nào đó dù thật ngắn cũng có thể có nhiều chữ trùng nhau, bởi thế, mỗi tên gian trong chuyện của ông sẽ có khoảng mười bộ bài để có thể gởi những tin dài cho nhau. Lỡ có ai nhìn thấy những bộ bài này, cùng lắm họ chỉ nghĩ rằng bọn chúng là những tay cờ gian bạc lận mà thôi.
Vĩnh có vẻ hứng khởi:
- Thật là một sự trùng hợp hiếm hoi. Hồi sáng này lão Thân bên thuế vụ mới cho tôi một thùng bài tây mà lão tịch thu được. Để tôi lấy ra coi.
Vĩnh đứng dậy, bước tới cái tủ nhỏ ở góc phòng, mở cửa lấy ra một bọc mười hai bộ bài còn bọc trong giấy bóng kính, đem lại đặt lên bàn:
- Bây giờ tôi thử rút vài quân ra xem theo mật mã của ông chúng sẽ thành chữ gì.
Vĩnh và Khải cùng xé giấy bóng kính ra, mở hộp, đổ mấy bộ bài lên mặt bàn. Vĩnh rút hai quân:
- Bẩy chuồn, ách cơ... là chữ gì?
Khải nói ngay:
- Bẩy chuồn là chữ h, còn ách cơ là chữ a. Ha.
Vĩnh rút thêm bốn lá nữa. Khải coi từng lá một theo thứ tự:
- Sáu cơ... là chữ i, chín rô... chữ s, ách chuồn... chữ o, ách rô... chữ n. Như vậy, sáu lá bài mà ông mới rút là chữ haison, có thể là hai sơn hoặc hải sơn gì đó.
Mặt Vĩnh chợt tái xanh, hai tay run lẩy bẩy, những giọt mồ hôi không biết ở đâu đột nhiên ướt đầm trên trán. Khải nhìn bạn ngạc nhiên:
- ủa, ông... ông làm sao vậy?
Sau ba năm trời lăn lộn trên chiến trường, Vĩnh được biệt phái về đài truyền hình. Hình như Vĩnh lập được nhiều thành tích đáng kể trong quân đội, nhưng anh không bao giờ thổ lộ với ai. Cuộc chiến quá tàn bạo đối với một thanh niên muốn tỏ ra là người trí thức.
Khoảng hai năm sau khi được biệt phái, Vĩnh tâm sự với Khải, một người bạn thân, về ý định viết một quyển tiểu thuyết trinh thám, vì từ hồi nhỏ, Vĩnh vẫn say mê nhân vật thám tử Kỳ Phát của nhà văn Phạm Cao Củng.
Vĩnh nói rằng việc tạo ra các nhân vật rồi đưa họ vào những hoàn cảnh do chính mình tạo ra với những chứng cớ giả tạo nhưng có vẻ hợp lý, có lẽ thú vị hơn là đọc chuyện của người khác và bị hướng dẫn bởi những chứng cớ giả tạo của họ. Anh nói:
- Tôi muốn viết một câu chuyện hoàn toàn bí mật cho tới khi độc giả đọc tới giòng chữ cuối cùng.
Khải hỏi bạn:
- Thế ông đã có ý tưởng gì chưa?
- Có chứ! Trong câu chuyện của tôi, kẻ sát nhân thực ra lại không ra tay giết người.
Khải hơi nhíu mày:
- Ê ê, chỗ này coi bộ hơi lôi thôi rồi đấy! Tại sao đã gọi là kẻ sát nhân mà lại không giết người?
Vĩnh mỉm cười:
- Thế mới hay chứ! Kẻ sát nhân tìm thấy nạn nhân trong tình trạng nguy ngập mà nếu hắn không chịu giúp đỡ, nạn nhân sẽ chết. Hắn đâu có giết tuy hành động của hắn có nhiều yếu tố cấu thành tội phạm... Tuy nhiên trước khi khởi sự, tôi muốn chế ra một loại mật mã rất tầm thường nhưng rất khó khám phá, loại mật mã mà mọi người thường thấy nhưng không bao giờ nghĩ rằng chúng lại được xử dụng để truyền đạt tin tức.
Khải có vẻ suy nghĩ:
- Tin tức... ngắn hay dài?
- Ngắn thôi! Loại tin tức mà bọn tội phạm dùng báo động, hẹn gặp... đại khái như vậy.
Khải nhìn Vĩnh:
- Tôi sẽ suy nghĩ về việc này. Nếu tìm được cái gì, tôi sẽ cho ông hay.
Chỉ hai hôm sau, Khải vui vẻ bước vào apartment của Vĩnh:
- Tôi tìm ra được một loại mật mã cho ông rồi!
Vĩnh nhìn bạn với vẻ nghi ngờ:
- Ông thử viết vài ký hiệu xuống xem.
Khải lắc đầu, mỉm cười bí mật:
- Hay ở chỗ là loại mật mã này không cần ký hiệu. Chúng có thể được học thuộc lòng trong vài phút, và sẽ không ai có thể khám phá được, ngoại trừ tay thám tử siêu nhân mà ông đẻ ra trong chuyện.
Rồi Khải nói đùa:
- Ông phải chia ba chục phần trăm tác quyền cho tôi đấy nhá!
Vĩnh gật gù:
- Để coi! Bây giờ ông thử nói xem mật mã của ông là cái gì mà ghê thế!
Khải chậm rãi nói:
- Khi một tên gian muốn liên lạc với đồng bọn, hắn chỉ cần gởi cho tên kia một bộ bài. Hoặc có thể những quân bài của hai ba bộ, tùy theo tin tức dài hay ngắn. Dĩ nhiên những con bài còn lại phải có đủ để tránh nghi ngờ trong trường hợp bị thất lạc.
Vĩnh chau mày:
- Tôi không hiểu ông muốn nói cái gì.
- Dễ quá mà! Chữ Việt mình có 24 mẫu tự, nhưng mình nên dùng mẫu tự Tây phương với 26 chữ trong trường hợp cần dùng những chữ j, w hoặc z. Ông cũng biết một bộ bài có 52 lá, điều này có nghĩa là mỗi mẫu tự được tượng trưng bằng hai lá bài.
- Ông có thể nói rõ hơn một chút được không?
- Thế này nhá, tính theo thứ tự cơ, rô, chuồn, bích thì ách cơ sẽ là chữ a, già cơ sẽ là chữ b, đầm cơ chữ c.... theo thứ tự đó, hai rô sẽ là chữ z. Khi một tên gian trong chuyện của ông muốn báo một tin gì cho đồng bọn, hắn chỉ việc xếp những con bài theo thứ tự...
Vĩnh gật gù thán phục:
- Có lý quá!
Khải nói tiếp:
- Sau khi nhận tin, tên kia sẽ hủy bỏ ngay một cách rất tự nhiên và dễ dàng bằng cách xào bài là xong.
Trong trường hợp bộ bài lọt vào tay phe địch hoặc cảnh sát, ngay khi những người này xem xét những quân bài để tìm dấu tích thì chính họ đã xóa bỏ những dấu tích đó rồi.
Vĩnh đập mạnh tay vào đùi:
- Hết xẩy!
- Ông nên nhớ một điều là một bộ bài thường không đủ vì trong một tin tức nào đó dù thật ngắn cũng có thể có nhiều chữ trùng nhau, bởi thế, mỗi tên gian trong chuyện của ông sẽ có khoảng mười bộ bài để có thể gởi những tin dài cho nhau. Lỡ có ai nhìn thấy những bộ bài này, cùng lắm họ chỉ nghĩ rằng bọn chúng là những tay cờ gian bạc lận mà thôi.
Vĩnh có vẻ hứng khởi:
- Thật là một sự trùng hợp hiếm hoi. Hồi sáng này lão Thân bên thuế vụ mới cho tôi một thùng bài tây mà lão tịch thu được. Để tôi lấy ra coi.
Vĩnh đứng dậy, bước tới cái tủ nhỏ ở góc phòng, mở cửa lấy ra một bọc mười hai bộ bài còn bọc trong giấy bóng kính, đem lại đặt lên bàn:
- Bây giờ tôi thử rút vài quân ra xem theo mật mã của ông chúng sẽ thành chữ gì.
Vĩnh và Khải cùng xé giấy bóng kính ra, mở hộp, đổ mấy bộ bài lên mặt bàn. Vĩnh rút hai quân:
- Bẩy chuồn, ách cơ... là chữ gì?
Khải nói ngay:
- Bẩy chuồn là chữ h, còn ách cơ là chữ a. Ha.
Vĩnh rút thêm bốn lá nữa. Khải coi từng lá một theo thứ tự:
- Sáu cơ... là chữ i, chín rô... chữ s, ách chuồn... chữ o, ách rô... chữ n. Như vậy, sáu lá bài mà ông mới rút là chữ haison, có thể là hai sơn hoặc hải sơn gì đó.
Mặt Vĩnh chợt tái xanh, hai tay run lẩy bẩy, những giọt mồ hôi không biết ở đâu đột nhiên ướt đầm trên trán. Khải nhìn bạn ngạc nhiên:
- ủa, ông... ông làm sao vậy?