giavui
09-30-2010, 02:35 AM
Một khối sáng bay qua nhiều vùng thuộc bang Texas và New Mexico của Mỹ vào đầu tuần trước.
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/caulua.jpg
Cầu lửa (chấm sáng nhỏ hơn phía trên) xuất hiện trong camera hồng ngoại của Thomas Ashcraft. (Ảnh: Space).
Space cho biết, khối sáng xuất hiện vào khoảng 11h tối ngày 21/9 theo giờ địa phương và nó có thể là một thiên thạch. Nó bay khoảng 23 giây rồi biến mất.
Thomas Ashcraft - nhà thiên văn làm việc tại trạm quan sát vũ trụ gần thành phố Santa Fe, bang New Mexico - ghi lại được cảnh tượng khối sáng trên trời bằng camera hồng ngoại. Buổi tối hôm đó ông nghe thấy âm thanh lớn ở khoảng cách xa. Ban đầu Ashcraft nghĩ đó là tiếng sấm, nhưng ông bác bỏ ngay suy nghĩ ấy vì hôm đó không có bão. Ông bèn kiểm tra lại đoạn phim trong camera của trạm và nhìn thấy khối sáng.
"Vật thể bay với tốc độ tương đối thấp nên tôi nghĩ đó là rác vũ trụ hoặc một phần của vệ tinh nhân tạo rơi xuống đất. Nhưng sau khi phân tích kỹ lưỡng hình ảnh, tôi cho rằng nó có thể là một thiên thạch", Ashcraft nói.
Nhiều người gọi điện thoại tới một đài truyền hình ở thành phố Albuquerque, bang New Mexico để thông báo sự việc. Một số người nói cầu lửa phát ra ánh sáng màu trắng và để lại nhiều vệt sáng nhỏ ở phía sau giống như pháo hoa. Vài người khác lại nhìn thấy những vệt sáng màu đỏ và vàng bắn ra từ cầu lửa.
Chiếc camera hồng ngoại mà Ashcraft sử dụng để ghi hình cầu lửa thuộc quyền sở hữu của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia. Được thiết kế để theo dõi bầu trời vào ban đêm, nó có thể phát hiện mọi khối sáng trong phạm vi có bán kính 563 km. Trong một số trường hợp camera này có thể ghi lại âm thanh phát ra từ các vật thể bay.
"Nếu lắng nghe kỹ chúng ta sẽ phát hiện một số âm thanh khi xem đoạn phim về quả cầu lửa này, mặc dù đó chỉ là những âm thanh rất nhỏ", ông nói.
Theo VnExpress
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/caulua.jpg
Cầu lửa (chấm sáng nhỏ hơn phía trên) xuất hiện trong camera hồng ngoại của Thomas Ashcraft. (Ảnh: Space).
Space cho biết, khối sáng xuất hiện vào khoảng 11h tối ngày 21/9 theo giờ địa phương và nó có thể là một thiên thạch. Nó bay khoảng 23 giây rồi biến mất.
Thomas Ashcraft - nhà thiên văn làm việc tại trạm quan sát vũ trụ gần thành phố Santa Fe, bang New Mexico - ghi lại được cảnh tượng khối sáng trên trời bằng camera hồng ngoại. Buổi tối hôm đó ông nghe thấy âm thanh lớn ở khoảng cách xa. Ban đầu Ashcraft nghĩ đó là tiếng sấm, nhưng ông bác bỏ ngay suy nghĩ ấy vì hôm đó không có bão. Ông bèn kiểm tra lại đoạn phim trong camera của trạm và nhìn thấy khối sáng.
"Vật thể bay với tốc độ tương đối thấp nên tôi nghĩ đó là rác vũ trụ hoặc một phần của vệ tinh nhân tạo rơi xuống đất. Nhưng sau khi phân tích kỹ lưỡng hình ảnh, tôi cho rằng nó có thể là một thiên thạch", Ashcraft nói.
Nhiều người gọi điện thoại tới một đài truyền hình ở thành phố Albuquerque, bang New Mexico để thông báo sự việc. Một số người nói cầu lửa phát ra ánh sáng màu trắng và để lại nhiều vệt sáng nhỏ ở phía sau giống như pháo hoa. Vài người khác lại nhìn thấy những vệt sáng màu đỏ và vàng bắn ra từ cầu lửa.
Chiếc camera hồng ngoại mà Ashcraft sử dụng để ghi hình cầu lửa thuộc quyền sở hữu của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia. Được thiết kế để theo dõi bầu trời vào ban đêm, nó có thể phát hiện mọi khối sáng trong phạm vi có bán kính 563 km. Trong một số trường hợp camera này có thể ghi lại âm thanh phát ra từ các vật thể bay.
"Nếu lắng nghe kỹ chúng ta sẽ phát hiện một số âm thanh khi xem đoạn phim về quả cầu lửa này, mặc dù đó chỉ là những âm thanh rất nhỏ", ông nói.
Theo VnExpress