anbinh
10-14-2010, 11:08 PM
Tài liệu nghệ thuật Cắm Hoa này (có minh họa hình ảnh) được sưu tầm và phỏng dịch bởi tác giả LyLeTran - tvvn.org
Khái Niệm về IKEBANA
(Nghệ thuật cắm hoa theo trường phái Nhật Bản)
Đại Cương:
Danh từ Ikebana hay Ka-do (hoa đạo) xuất phát từ tiếng Nhật hikeru, làm sinh động, và hana, hoa. Danh từ này có thể tạm dịch "nghệ thuật cắm hoa".
Ikebana là một nghệ thuật mà trong đó sự sắp xếp các thành phần của bó hoa được phối trí theo một biểu tượng chính xác, hệ truyền từ những nghi lễ Phật Giáo, để qua tính cách mỹ thuật, tìm đến sự tập trung tinh thần, nhằm mục đích hòa hợp vào cái mà người Nhật gọi "tâm hoa". Nghệ thuật này khác hẵn những cách thức cắm hoa tây phương bởi sự biểu tượng, bất tương xứng và việc sử dụng khoảng không (trống).
Lịch sử và tiến triển:
Có lẽ nguồn gốc Ikebana xuất phát từ những nghi lễ dâng lên các đấng thần linh bên Ấn Độ, được truyền qua Trung Hoa, Đại Hàn trước khi vào đến Nhật.
Những nguyên tắc căn bản của Ikebana được bắt đầu thiết lập vào thế kỷ thứ VI, cùng lúc với Phật Giáo. Vào thời đó, thuật cắm hoa chưa được gọi là Ikebana và chưa được quy tắc hóa, có liên hệ mật thiết với Phật Giáo. Vì theo truyền thống nghi lễ Phật Giáo, người ta dâng hoa để cúng Phật. Thế nên, các nhà sư thường cắm những bó hoa để trang hoàng bàn thờ.
Nghệ thuật này vào thời đó chỉ dành riêng cho các nhà sư, không nhằm mục tiêu thẩm mỹ mà có những nguyên tắc tôn giáo sau :
hoà hợp giữa người và thiên nhiên;
ý niệm vô thường và tái sinh;
nguyên lý âm, dương;
nguyên lý tam tài của Khổng giáo (thiên-địa-nhân)
Đến thế kỷ thứ X, ý niệm thiêng liêng giảm dần thế vào đó bằng một cuộc tìm tòi qui mô về thẩm mỹ trong bố cục cắm hoa. Việc này đưa đến hậu quả là giúp nghệ thuật cắm hoa "phổ thông" hơn nhưng không vì đó mà trở thành "đại chúng".
Đến thế kỷ thứ XII, một số quy tắc rườm rà được bỏ đi, từ sự giản dị hóa đó nảy sinh trường phái Rikka. Đặc điểm của trường phái Rikka là những bó hoa với dạng tam giác. Số nhánh hoa dùng để cắm là số lẻ. Mỗi nhánh mang một biểu tượng và có tên riêng. Thí dụ nhánh cao nhất gọi là Ryo (đỉnh) và tượng trưng cho trời (thiên). Tỷ lệ kích thước bó hoa cũng được quy định. Như chiều cao của bình hoa phải bằng 1/4 của chiều cao tổng quát của bó hoa. Chiều cao tổng quát của bó hoa bằng chiều cao của bình hoa cộng với chiều của nhánh hoa cao nhất. Đại sư Senkei là người đầu tiên đưa ra những nguyên tắc của loại bó hoa này.
Trường phái Ikenobo giảng dạy những nguyện tắc của phái Rikka, trở thành trường phái Ikebana tiền phong và cổ cựu nhất. Trường phái này được Ono no Imoko thành lập vào năm 607 sau khi mãn nhiệm chức vụ sứ thần Nhật Bản tại Trung Hoa. Ono no Imoko là sứ thần của nữ hoàng Toyomike Kashikiya-hime (554-639) tại Trung Hoa đời nhà Tùy.
Trường phái này được phát triển tột bực vào thế kỷ thứ XVI, được giản dị hóa vào thế kỷ thứ XVII với trường phái Seikka chỉ dùng không hơn 2 loại hoa thảo. Ikebana không ngừng bành trướng ảnh hưởng và số môn đồ trong suốt triều đại Muromachi (1333 - 1574)
Vào thế kỷ thứ XV, quyển thư luận đầu tiên về Ikebana (Sendensho) ra đời, theo đó là quyển Senno Kudden vào thế kỷ thứ XVI với khái niệm phong cảnh toàn diện. Nhiều hình thức bó hoa mới xuất hiện, thường để chào mừng những ngày lễ lạc như đầu năm, lễ các thiếu nữ (3 tháng ba), lễ thiếu niên (5 tháng năm) ... Nhiều bó hoa trong thời kỳ này đẹp và thanh tao (khái niệm Furyu) hơn, nhưng không vì thế mà có tính cách phong phú, dồi dào như vào thế kỷ XVI sau này.
Một khái niệm khác được phát triển song hành bởi trường phái Nageire ("thêm hoa") khuyến khích sự trở về với tinh thần thiêng liêng, giản dị và tiết độ. Khái niệm Wabi thường được tượng trưng bằng của một nhánh hoa độc nhất trong một chậu hoa bằng đất nung.
Ikebana tiếp tục tiến triển qua từng thế kỷ như cho phép cho phụ nữ tham dự vào thế kỷ thứ XVII, cho phép dùng thêm nhiều loại hoa và số trường phái tăng dần kể từ thế kỷ thứ XIX. Ohara (1861-1914) là người tiền phong dùng những loại hoa của tây phương để cắm và thành lập một trường phái theo đường hướng mới Moribana (hợp hoa).
Hiện nay, Ikebana vẫn còn được áp dụng tại gia, thường để chưng trong Tokonoma. Trong những căn nhà cổ truyền, tokonoma là một cái ổ nhỏ, không sâu lắm, cao hơn sàn nhà một ít, dùng để trưng bày những món đồ trang trí mỹ thuật. Dẫu rằng khái niệm này vẫn còn dược duy trì, từ đầu bán thế kỷ XX, Ikebana đã tiến hóa, và đang trở thành một môn nghệ thuật tạo hình hoàn toàn.
Các trường phái thông thường:
Rikka: thế kỷ XII, Sengyô quy định vào năm 1462. Dùng để dâng lễ tôn giáo - Bó hoa cắm theo hình tam giác, gồm 7 (cổ truyền) hoặc 9 (từ thế kỷ XVIII).
Nageire: đây là một hình thức thanh lọc từ phái Rikka. Trường phái này bỏ đi những đường thẳng để tạo cho toàn thể bố cục một hình thái tự nhiên hơn.
Shabana: (hoa trà) Nghệ thuật cắm hoa cho những buổi trà đạo. Bó hoa không theo đúng quy thức của phái Rikka.
Seika: Thế kỷ thứ XVII - 2 loại thảo mộc - nghệ thuật cắm hoa dựa trên thuyết Tam Tài.
Shôka: Thế kỷ XVIII - phái Rikka giản lược - chịu ảnh hưởng Khổng giáo, dựa trên thuyết Tam Tài.
Moribana: Thế kỷ XIX - do Ushin Ohara sáng lập (1861.1914). Trường phái này cho phép dùng hoa của tây phương. dòng phái là nguồn gốc của nhiều trào lưu tân tiến. Có thể phân chia thành hai dòng lớn dựa theo kỹ thuật áp dụng. Sự phân chia này chỉ có tính cách lý thuyết. Hai dòng lớn này là "thiên nhiên" và "tân tiến". Dòng "thiên nhiên" tôn trọng thảo hoa và mùa hơn là dòng "tân tiến". Trong những bố cục, có thể dùng (Compoto) hay không (Nageire) chân đinh để cắm hoa. Dòng "tân tiến" thường tác động trên khối lượng và thể tích.
Shinka: Ikebana hiện tại được chia làm 2 nhánh : Moribana và Nageire
...
Khái Niệm về IKEBANA
(Nghệ thuật cắm hoa theo trường phái Nhật Bản)
Đại Cương:
Danh từ Ikebana hay Ka-do (hoa đạo) xuất phát từ tiếng Nhật hikeru, làm sinh động, và hana, hoa. Danh từ này có thể tạm dịch "nghệ thuật cắm hoa".
Ikebana là một nghệ thuật mà trong đó sự sắp xếp các thành phần của bó hoa được phối trí theo một biểu tượng chính xác, hệ truyền từ những nghi lễ Phật Giáo, để qua tính cách mỹ thuật, tìm đến sự tập trung tinh thần, nhằm mục đích hòa hợp vào cái mà người Nhật gọi "tâm hoa". Nghệ thuật này khác hẵn những cách thức cắm hoa tây phương bởi sự biểu tượng, bất tương xứng và việc sử dụng khoảng không (trống).
Lịch sử và tiến triển:
Có lẽ nguồn gốc Ikebana xuất phát từ những nghi lễ dâng lên các đấng thần linh bên Ấn Độ, được truyền qua Trung Hoa, Đại Hàn trước khi vào đến Nhật.
Những nguyên tắc căn bản của Ikebana được bắt đầu thiết lập vào thế kỷ thứ VI, cùng lúc với Phật Giáo. Vào thời đó, thuật cắm hoa chưa được gọi là Ikebana và chưa được quy tắc hóa, có liên hệ mật thiết với Phật Giáo. Vì theo truyền thống nghi lễ Phật Giáo, người ta dâng hoa để cúng Phật. Thế nên, các nhà sư thường cắm những bó hoa để trang hoàng bàn thờ.
Nghệ thuật này vào thời đó chỉ dành riêng cho các nhà sư, không nhằm mục tiêu thẩm mỹ mà có những nguyên tắc tôn giáo sau :
hoà hợp giữa người và thiên nhiên;
ý niệm vô thường và tái sinh;
nguyên lý âm, dương;
nguyên lý tam tài của Khổng giáo (thiên-địa-nhân)
Đến thế kỷ thứ X, ý niệm thiêng liêng giảm dần thế vào đó bằng một cuộc tìm tòi qui mô về thẩm mỹ trong bố cục cắm hoa. Việc này đưa đến hậu quả là giúp nghệ thuật cắm hoa "phổ thông" hơn nhưng không vì đó mà trở thành "đại chúng".
Đến thế kỷ thứ XII, một số quy tắc rườm rà được bỏ đi, từ sự giản dị hóa đó nảy sinh trường phái Rikka. Đặc điểm của trường phái Rikka là những bó hoa với dạng tam giác. Số nhánh hoa dùng để cắm là số lẻ. Mỗi nhánh mang một biểu tượng và có tên riêng. Thí dụ nhánh cao nhất gọi là Ryo (đỉnh) và tượng trưng cho trời (thiên). Tỷ lệ kích thước bó hoa cũng được quy định. Như chiều cao của bình hoa phải bằng 1/4 của chiều cao tổng quát của bó hoa. Chiều cao tổng quát của bó hoa bằng chiều cao của bình hoa cộng với chiều của nhánh hoa cao nhất. Đại sư Senkei là người đầu tiên đưa ra những nguyên tắc của loại bó hoa này.
Trường phái Ikenobo giảng dạy những nguyện tắc của phái Rikka, trở thành trường phái Ikebana tiền phong và cổ cựu nhất. Trường phái này được Ono no Imoko thành lập vào năm 607 sau khi mãn nhiệm chức vụ sứ thần Nhật Bản tại Trung Hoa. Ono no Imoko là sứ thần của nữ hoàng Toyomike Kashikiya-hime (554-639) tại Trung Hoa đời nhà Tùy.
Trường phái này được phát triển tột bực vào thế kỷ thứ XVI, được giản dị hóa vào thế kỷ thứ XVII với trường phái Seikka chỉ dùng không hơn 2 loại hoa thảo. Ikebana không ngừng bành trướng ảnh hưởng và số môn đồ trong suốt triều đại Muromachi (1333 - 1574)
Vào thế kỷ thứ XV, quyển thư luận đầu tiên về Ikebana (Sendensho) ra đời, theo đó là quyển Senno Kudden vào thế kỷ thứ XVI với khái niệm phong cảnh toàn diện. Nhiều hình thức bó hoa mới xuất hiện, thường để chào mừng những ngày lễ lạc như đầu năm, lễ các thiếu nữ (3 tháng ba), lễ thiếu niên (5 tháng năm) ... Nhiều bó hoa trong thời kỳ này đẹp và thanh tao (khái niệm Furyu) hơn, nhưng không vì thế mà có tính cách phong phú, dồi dào như vào thế kỷ XVI sau này.
Một khái niệm khác được phát triển song hành bởi trường phái Nageire ("thêm hoa") khuyến khích sự trở về với tinh thần thiêng liêng, giản dị và tiết độ. Khái niệm Wabi thường được tượng trưng bằng của một nhánh hoa độc nhất trong một chậu hoa bằng đất nung.
Ikebana tiếp tục tiến triển qua từng thế kỷ như cho phép cho phụ nữ tham dự vào thế kỷ thứ XVII, cho phép dùng thêm nhiều loại hoa và số trường phái tăng dần kể từ thế kỷ thứ XIX. Ohara (1861-1914) là người tiền phong dùng những loại hoa của tây phương để cắm và thành lập một trường phái theo đường hướng mới Moribana (hợp hoa).
Hiện nay, Ikebana vẫn còn được áp dụng tại gia, thường để chưng trong Tokonoma. Trong những căn nhà cổ truyền, tokonoma là một cái ổ nhỏ, không sâu lắm, cao hơn sàn nhà một ít, dùng để trưng bày những món đồ trang trí mỹ thuật. Dẫu rằng khái niệm này vẫn còn dược duy trì, từ đầu bán thế kỷ XX, Ikebana đã tiến hóa, và đang trở thành một môn nghệ thuật tạo hình hoàn toàn.
Các trường phái thông thường:
Rikka: thế kỷ XII, Sengyô quy định vào năm 1462. Dùng để dâng lễ tôn giáo - Bó hoa cắm theo hình tam giác, gồm 7 (cổ truyền) hoặc 9 (từ thế kỷ XVIII).
Nageire: đây là một hình thức thanh lọc từ phái Rikka. Trường phái này bỏ đi những đường thẳng để tạo cho toàn thể bố cục một hình thái tự nhiên hơn.
Shabana: (hoa trà) Nghệ thuật cắm hoa cho những buổi trà đạo. Bó hoa không theo đúng quy thức của phái Rikka.
Seika: Thế kỷ thứ XVII - 2 loại thảo mộc - nghệ thuật cắm hoa dựa trên thuyết Tam Tài.
Shôka: Thế kỷ XVIII - phái Rikka giản lược - chịu ảnh hưởng Khổng giáo, dựa trên thuyết Tam Tài.
Moribana: Thế kỷ XIX - do Ushin Ohara sáng lập (1861.1914). Trường phái này cho phép dùng hoa của tây phương. dòng phái là nguồn gốc của nhiều trào lưu tân tiến. Có thể phân chia thành hai dòng lớn dựa theo kỹ thuật áp dụng. Sự phân chia này chỉ có tính cách lý thuyết. Hai dòng lớn này là "thiên nhiên" và "tân tiến". Dòng "thiên nhiên" tôn trọng thảo hoa và mùa hơn là dòng "tân tiến". Trong những bố cục, có thể dùng (Compoto) hay không (Nageire) chân đinh để cắm hoa. Dòng "tân tiến" thường tác động trên khối lượng và thể tích.
Shinka: Ikebana hiện tại được chia làm 2 nhánh : Moribana và Nageire
...