hailua
03-05-2014, 11:43 PM
Tiểu Sử Thanh Tuyền
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1394062935_30_1.jpg
Thanh Tuyền là một trong số rất ít ca sĩ sau nhiều năm vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng khán giả ái mộ. Không chỉ có lớp khán giả trung niên dành cho Thanh Tuyền nhiều ưu ái, mà lớp khán giả thuộc thế hệ sau cũng ưa thích.
Tâm tư của những người lính chiến oai hùng trong một thời binh lửa cũng đã là những chủ đề thường được tiếng hát của Thanh Tuyền gửi đến người nghe với tất cả chân thành.
Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, sinh ở Đà Lạt. Chị lớn lên tại thành phố sương mù đến năm 17 tuổi mới về sống ở Sài Gòn, theo học tiếp tại trường Lê Văn Duyệt đến hết lớp 12.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_2.jpg
Có khiếu về ca nhạc từ khi còn nhỏ, được sự chỉ dẫn căn bản về nhạc lý của người cậu và qua một số giờ học nhạc ở trường, Thanh Tuyền đã tích cực tham gia nhiều buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức. Cũng chính vì vậy mà khi mới được hơn 10 tuổi - với ước vọng trở thành ca sĩ - Thanh Tuyền đã được mọi người gọi là "thần đồng", sau khi đi dự thi giải "Thần Đồng" của Đà Lạt vào năm 59. Cuộc thi này được diễn ra ngay tại sân vận động thành phố với đông đảo khán giả tham dự. Và cô bé Như Mai đã chiếm được hàng đầu với nhạc phẩm: "Nắng Đẹp Miền Nam". Từ đó giấc mộng ca sĩ nơi Thanh Tuyền càng lớn mạnh. Chị cho biết chị đã gặp được rất nhiều may mắn vì chỉ 3 tháng sau, vào mùa Hè 64, sau khi về đến Sài Gòn là tên tuổi chị đã được biết đến. Hãng đĩa nhạc Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã mời chị ký giao kèo độc quyền ngay sau khi chân ướt chân ráo từ Đà Lạt về. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát có dịp được nghe chị hát ở Hội trường Hòa Bình Đà Lạt và ông đã chú ý ngay, sau này đã giới thiệu chị với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_3.jpg
Về lý do chọn Thanh Tuyền làm tên nghệ sĩ, chị cho biết khi ký độc quyền với hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chị đã được hai nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Mạnh Phát chọn cho tên này để thay thế tên thật vì trùng tên với một nghệ sĩ lúc đó...
Một phần do giọng hát thiên phú, một phần do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc "lăng xê" trên báo chí cũng như trên đài phát thanh. Nên chỉ trong một thời gian ngắn từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới tên một giọng ca mới có tên Thanh Tuyền.
Tuy sớm nổi tiếng, nhưng Thanh Tuyền tự nhận biết tiếng hát của mình vào khoảng giữa thập niên 60 hãy còn non nớt. Năm sau, tức 1966, khi chị về cộng tác với hãng đĩa Asia (tức Sóng Nhạc) qua sự giới thiệu của bố nuôi là Mạnh Phát thì Thanh Tuyền mới thật sự "chín" với "Đà Lạt Hoàng Hôn" và "Nỗi Buồn Hoa Phượng".
Một thời gian sau, Thanh Tuyền góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác. Lúc đó khán thính giả mới biết đến hình ảnh của Thanh Tuyền.
Mãi đến năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, chị sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_4.jpg
Từ năm 67, 68 một hiện tượng được nhắc nhở đến rất nhiều, đó là sự xuất hiện của Chế Linh bên cạnh Thanh Tuyền để trở thành một cặp song ca cho đến nay vẫn còn được nhắc nhở. Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khi Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông.
Sự thành công của cặp song ca Chế Linh-Thanh Tuyền một phần nhờ ở một hình thức mới lạ, một phần nhờ những nhạc phẩm soạn riêng cho song ca, thích hợp với tâm trạng của những người yêu nhau, lính chiến.
Sau năm 75, Thanh Tuyền ở lại Việt Nam và tiếp tục sinh hoạt văn nghệ với Đoàn Kịch Nói Kim Cương. Đến mùa Hè năm 1978, Thanh Tuyền vượt biên đến đảo Pulao Bidong. Sau 11 tháng ở đảo, gia đình chị được sang định cư tại thành phố Houston, tiểu bang Texas cho đến bây giờ.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_5.jpg
Thanh Tuyền có tất cả 4 người con đều thích âm nhạc, trong số đó chỉ có Shayla theo nghiệp của mẹ. Con trai cả của chị hiện đang phục vụ trong binh chủng Không Quân Hoa Kỳ và đã thành hôn với nữ nghệ sĩ nổi tiếng Ngọc Huyền từ vài năm nay. Còn người chị kế Shayla hiện đang hành nghề dược sĩ. Trong khi người con trai út năm nay 26 tuổi đang theo học bác sĩ chuyên khoa mắt.
Trải qua gần 45 năm đi hát, giọng hát của Thanh Tuyền hiện nay tại hải ngoại vẫn như một dòng suối trong ngọt ngào của Đà Lạt ngày nào đối với những người yêu nhạc.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1394062935_30_1.jpg
Thanh Tuyền là một trong số rất ít ca sĩ sau nhiều năm vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng khán giả ái mộ. Không chỉ có lớp khán giả trung niên dành cho Thanh Tuyền nhiều ưu ái, mà lớp khán giả thuộc thế hệ sau cũng ưa thích.
Tâm tư của những người lính chiến oai hùng trong một thời binh lửa cũng đã là những chủ đề thường được tiếng hát của Thanh Tuyền gửi đến người nghe với tất cả chân thành.
Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, sinh ở Đà Lạt. Chị lớn lên tại thành phố sương mù đến năm 17 tuổi mới về sống ở Sài Gòn, theo học tiếp tại trường Lê Văn Duyệt đến hết lớp 12.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_2.jpg
Có khiếu về ca nhạc từ khi còn nhỏ, được sự chỉ dẫn căn bản về nhạc lý của người cậu và qua một số giờ học nhạc ở trường, Thanh Tuyền đã tích cực tham gia nhiều buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức. Cũng chính vì vậy mà khi mới được hơn 10 tuổi - với ước vọng trở thành ca sĩ - Thanh Tuyền đã được mọi người gọi là "thần đồng", sau khi đi dự thi giải "Thần Đồng" của Đà Lạt vào năm 59. Cuộc thi này được diễn ra ngay tại sân vận động thành phố với đông đảo khán giả tham dự. Và cô bé Như Mai đã chiếm được hàng đầu với nhạc phẩm: "Nắng Đẹp Miền Nam". Từ đó giấc mộng ca sĩ nơi Thanh Tuyền càng lớn mạnh. Chị cho biết chị đã gặp được rất nhiều may mắn vì chỉ 3 tháng sau, vào mùa Hè 64, sau khi về đến Sài Gòn là tên tuổi chị đã được biết đến. Hãng đĩa nhạc Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã mời chị ký giao kèo độc quyền ngay sau khi chân ướt chân ráo từ Đà Lạt về. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát có dịp được nghe chị hát ở Hội trường Hòa Bình Đà Lạt và ông đã chú ý ngay, sau này đã giới thiệu chị với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_3.jpg
Về lý do chọn Thanh Tuyền làm tên nghệ sĩ, chị cho biết khi ký độc quyền với hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chị đã được hai nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Mạnh Phát chọn cho tên này để thay thế tên thật vì trùng tên với một nghệ sĩ lúc đó...
Một phần do giọng hát thiên phú, một phần do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc "lăng xê" trên báo chí cũng như trên đài phát thanh. Nên chỉ trong một thời gian ngắn từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới tên một giọng ca mới có tên Thanh Tuyền.
Tuy sớm nổi tiếng, nhưng Thanh Tuyền tự nhận biết tiếng hát của mình vào khoảng giữa thập niên 60 hãy còn non nớt. Năm sau, tức 1966, khi chị về cộng tác với hãng đĩa Asia (tức Sóng Nhạc) qua sự giới thiệu của bố nuôi là Mạnh Phát thì Thanh Tuyền mới thật sự "chín" với "Đà Lạt Hoàng Hôn" và "Nỗi Buồn Hoa Phượng".
Một thời gian sau, Thanh Tuyền góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác. Lúc đó khán thính giả mới biết đến hình ảnh của Thanh Tuyền.
Mãi đến năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, chị sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_4.jpg
Từ năm 67, 68 một hiện tượng được nhắc nhở đến rất nhiều, đó là sự xuất hiện của Chế Linh bên cạnh Thanh Tuyền để trở thành một cặp song ca cho đến nay vẫn còn được nhắc nhở. Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khi Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông.
Sự thành công của cặp song ca Chế Linh-Thanh Tuyền một phần nhờ ở một hình thức mới lạ, một phần nhờ những nhạc phẩm soạn riêng cho song ca, thích hợp với tâm trạng của những người yêu nhau, lính chiến.
Sau năm 75, Thanh Tuyền ở lại Việt Nam và tiếp tục sinh hoạt văn nghệ với Đoàn Kịch Nói Kim Cương. Đến mùa Hè năm 1978, Thanh Tuyền vượt biên đến đảo Pulao Bidong. Sau 11 tháng ở đảo, gia đình chị được sang định cư tại thành phố Houston, tiểu bang Texas cho đến bây giờ.
http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/30_5.jpg
Thanh Tuyền có tất cả 4 người con đều thích âm nhạc, trong số đó chỉ có Shayla theo nghiệp của mẹ. Con trai cả của chị hiện đang phục vụ trong binh chủng Không Quân Hoa Kỳ và đã thành hôn với nữ nghệ sĩ nổi tiếng Ngọc Huyền từ vài năm nay. Còn người chị kế Shayla hiện đang hành nghề dược sĩ. Trong khi người con trai út năm nay 26 tuổi đang theo học bác sĩ chuyên khoa mắt.
Trải qua gần 45 năm đi hát, giọng hát của Thanh Tuyền hiện nay tại hải ngoại vẫn như một dòng suối trong ngọt ngào của Đà Lạt ngày nào đối với những người yêu nhạc.