PDA

View Full Version : Nho Giáo, Đạo Gíao, Phật Giáo - Tam Giáo không rời lòng người



gioidinhhue
10-14-2010, 11:31 AM
Nho Giáo, ạo Gíao, Phật Giáo - Tam Giáo không rời lòng người

(Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng tại Viện Dịch Kinh Quốc Tế, ngày 06 tháng 02 năm 1994.)



Nho giáo thì giảng về "trung thứ"; ạo giáo lại giảng về "cảm ứng," và ạo tuy nói là "thanh tịnh, vô vi," song cần phải tu đạo tự nhiên. Trong ạo ức Kinh có chép: "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên"; nhưng trên thực tế, giáo nghĩa của nó nằm trong hai chữ "cảm ứng." Phật giáo thì giảng về "từ bi." Nho giáo, ạo giáo, Phật giáo - ba giáo pháp này đều không rời khỏi cái "tâm," nếu rời "tâm" thì sẽ không có giáo pháp nào cả.

Nho giáo đề xướng lòng "trung thứ." "Trung" tức là "trung dĩ trì kỷ," có nghĩa là lấy sự trung thành để giữ mình, kiềm chế mình. "Trì kỷ" là giữ lấy mình, bất luận làm việc gì cũng phải có lòng trung thành tận tụy, và đó là điều kiện cơ bản trong việc bồi dưỡng phẩm đức của chính mình. "Thứ" là "thứ dĩ đãi nhân," có nghĩa là lấy sự khoan dung mà đối đãi với người khác. "Thứ" là tha thứ, dung tha cho người khác. Nếu ai có điều lầm lẫn thì ta nên có lòng thông cảm, bao dung đối với họ. Nếu quý vị có thể lấy sự trung tín để giữ mình thì nhân cách sẽ trở nên thanh cao hơn; quí vị có thể lấy lòng khoan thứ để đãi người thì sẽ có tư tưởng làm lợi ích cho người khác, và đối với ai cũng không có lòng đòi hỏi khắt khe. ó là Nho giáo không rời nhân tâm. (Quí vị xem, hai chữ "trung thứ" đều có chữ "tâm" ở dưới.)

ạo giáo thì giảng về "cảm ứng," việc gì cũng căn cứ vào cảm ứng. "Cảm" là "cảm nhi tư thông" và "ứng" là "vô cầu bất ứng"; có nghĩa là có cầu xin điều gì thì đều được toại nguyện cả. "Có cảm tất thông, không có điều mong cầu nào mà chẳng được đáp ứng"; đó là ý nghĩa của hai chữ "cảm ứng."

"Cảm ứng đạo giao" là thế nào? Ví như dòng điện, quí vị nối mạch điện tới nơi nào thì nơi đó có ánh sáng; đó gọi là "có cảm tất thông, không có điều mong cầu nào mà chẳng được đáp ứng" vậy.

Quí vị trong tâm nghĩ tưởng cái gì, người khác ở đâu cũng biết cả, đó là do trong tâm có luồng điện tương thông gọi là cảm ứng. Cảm ứng là như vậy, như vậy là cảm ứng. Bởi "hữu cảm tư thông, vô cầu bất ứng," một khi đã cảm thông thì quí vị cầu cái gì sẽ được cái đó. Nếu lòng dạ chân thành thì sẽ có thể cảm, có thể thông, có thể thấu đạt đến thần minh.

ạo giáo chú trọng "cảm ứng," cho nên Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử) mới viết thiên Cảm Ứng. Thiên nầy mới khai mào đã nói:

"Lão Quân nói rằng: Phước họa vô môn, duy nhân tự chiêu." ó chính là ó chính là "cảm ứng" - họa không có cửa ra vào, phước cũng không có lối vào ra, chẳng qua là tự mình làm việc lành thì được phước báo, làm việc ác thì phải chuốc lấy tai họa mà thôi.

"Quả báo của thiện ác, như bóng theo hình." Quả báo của thiện ác ví như cái bóng luôn theo sát thân thể con người vậy; quí vị đi đến đâu thì cái bóng của quí vị đều đi theo đến đó. Quả báo của việc thiện thì như bóng theo hình, và quả báo của việc ác cũng như bóng theo hình.

"Trong trời đất có vị thần xét lỗi phải." Trời đất có niên trực, nguyệt trực, nhật trực và thời trực, do bốn vị thần (tứ trực công tào) âm thầm cai quản; cho nên nói: "Trong trời đất có vị thần xét lỗi phải, cứ tùy theo tội lỗi người ta phạm phải là nặng hay nhẹ mà định đoạt mạng số của người đó, nếu giảm thì hao tổn."

"ịnh đoạt mạng số của người đó" tức là định đoạt thọ mạng, quyểt định sẽ sống được bao lâu. Ví dụ người đó đáng lẽ được sống lâu, bỗng nhiên bị đoản mệnh, chết sớm, tức là thọ mạng ngắn đi, cũng chính là nghèo đi, tất cả tai họa như tai bay vạ gió, tật bệnh, khẩu thiệt đều ập đến.

ó là thiên Cảm Ứng, chủ yếu là bàn về sự "hữu cảm tư thông, vô cầu bất ứng"; cho nên nói ạo giáo giảng về "cảm ứng."

Phật giáo thì giảng về lòng từ bi. "Từ" là gì? Từ là "vô duyên đại từ," cũng gọi là "vô duyên từ," có nghĩa là dù người ta không có thiện duyên với quí vị và chẳng kể người đó đối xử với quí vị tốt hay không tốt, thì quý vị đều lấy lòng từ bi mà đối đãi với họ. Không có thiện duyên ư? Bởi không có thiện duyên mới cần dùng tâm từ bi! "Bi" là "đồng thể đại bi." Thế nào là tâm đại bi"? "Tâm đại bi" là lòng cảm thông, xem sự đau khổ của người khác như của chính bản thân mình; cho nên nói "cảm đến lòng bi thương của trời, lòng thương xót của người."

Từ, bi, hỷ, xả - thì "từ" là ban cho chúng sanh sự an lạc; "bi" là gánh vác khổ não cho chúng sanh, bởi vì quí vị có lòng cảm thông nên có thể gánh vác giùm nỗi khổ của chúng sanh, đó là "thương người như thể thương thân" vậy!

gioidinhhue
10-14-2010, 11:35 AM
ạo Làm Người

LTS: ức Phật dạy rằng: Làm người cho tròn rồi mới làm Phật.

Bên Trung Hoa đạo làm người là trung tâm nền tảng giáo dục của đạo Khổng. Chúng tôi xin trích dẫn lời dạy về đạo làm người qua phần ại Tượng Truyện do đức Khổng Tử giải thích ở 64 quẻ trong Kinh Dịch. Phối hợp với quẻ Dịch là những lời dạy trong tập Luận Ngữ mà ngài Tăng Sâm, một đệ tử của đức Khổng Tử chép lại. Tất cả những kẻ thành tựu, bậc quân tử, vĩ nhân, thánh nhân, hay kẻ giác ngộ đều xây dựng sự nghiệp trên nền tảng đạo đức chắc thật, kiến giải thấu triệt và tâm lượng rộng lớn. Họ là những kẻ lúc nào cũng xoay về gốc, nhìn ngược lại tâm mình, sống với giá trị và lý tưởng cao thượng. Không nao núng trước thế lực và áp lực, không ngừng cải thiện tầm nhìn và sự hiểu biết, họ tìm cách cống hiến năng lực đời mình một cách thiết thực nhất.

Tài liệu tham khảo và trích dịch gồm có:

Tiếng Việt: Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, Chu Dịch của Phan Bội Châu

Tiếng Hoa: Dịch Kinh ại Toàn, Tứ Thư ộc Bổn, Luận Ngữ Chú Giải

Tiếng Anh: The Essential Confucius do Thomas Cleary dịch, The Wisdom of Confucius của Lin Yu Tang (Lâm Ngữ ường).

KINH DỊCH:

Thủy Lôi Truân: Quân tử dĩ kinh luân.

Quẻ Truân: Quân tử sắp đặt, sửa sang.

Lược giải:

ây là quẻ thứ ba trong Kinh Dịch. Quẻ này gồm hai phần hợp lại: Phần trên là hình tượng của Thủy (nước, hoặc hơi nước, hoặc là mây); phần dưới là hình tượng của Lôi (sấm sét). Truân có nghĩa là gian nan, rắc rối, khó khăn, phiền phức. ây là cảnh mây đen giăng bủa, sấm sét chớp xẹt, báo trước rằng trời sắp sửa mưa xuống. Kinh Dịch dạy rằng: Khi người quân tử nhìn thấy cảnh tượng này, chàng ta liền phải gấp lo thu xếp công việc, đặt định mọi chuyện để phòng bị mưa rơi, do đó kinh nói người quân tử sắp đặt, sửa sang, trước khi tai họa hoặc sự việc xảy ra.

Sau đây là một câu chuyện lịch sử nói về quẻ Truân:

ời nhà ường, có vị lãnh chúa tên Châu Ôn (852-912 AD) ôm ấp ý đồ muốn làm hoàng đế nên đã công nhiên chống lại chính quyền địa phương đương thời là quan tri phủ Lý Khắc Dụng (856-924 AD) và thách thức cả vua ường Chiêu Tông (đương triều 889-903 AD). Thời ấy, dân cư trong vùng lân cận chịu đủ thứ gian nan, nhiễu nhương vì chinh chiến, đúng là thời đại của quẻ Truân.

Bây giờ có một ngôi chùa nọ đang được trùng tu. Ngài Phương trượng đốc thúc việc xây cất đột nhiên bắt các nhân công phải bí mật xây hai tường hai vách, mà giữa vách thì chất đầy lương khô. Ngài lại cố ý cho xây thật nhiều trụ để chống đở trần nhà. Vì những trụ này không mấy cần thiết, nên các vị tăng khác thấy ngài làm vậy thì chế diễu, cho rằng ngài già rồi nên lẩm cẩm, thiếu minh mẫn.

Mấy tháng sau, khi chùa xây xong thì nội chiến cũng bùng phát. Lính tráng và giặc giã nổi lên khắp nơi. Thương buôn phải đình trệ. Nông gia chẳng thể tiếp tục chăm sóc ruộng vườn yên ổn được. Thành phố, thôn quê, đâu đâu cũng bị cướp bóc và đốt cháy. Dân chúng khổ sở, mất mạng nhiều vô số. ến khi mùa đông rét buốt tới thì củi quý như vàng, gạo đắt như ngọc. Không ai muốn bán thóc lúa, cây trái, vốn là những thứ khó kiếm vô cùng lúc bấy giờ. Kẻ giàu, phú ông, bởi vì ham tiếc không chịu đổi chác ngọc ngà, tài sản nên rốt cuộc nhiều kẻ phải chết đói.

Bấy giờ, trong lúc hỗn loạn ấy, vị phương trượng truyền dạy chư tăng từ từ chẻ mấy cái trụ dư thừa kia xuống làm củi, rồi lấy bớt lương khô ra mà ăn lần lần. Tất cả chúng tăng nhờ đó mà không chết đói, chết rét. Ai cũng tán thán trí huệ thực tế, nhìn xa thấy rộng của ngài phương trượng.

ấy chính là do ngài thấy được thế sự đang ở trong thời quẻ Truân, và ngài biết áp dụng câu: Người quân tử sắp đặt, sửa sang.

Nếu hiểu quẻ Truân trên phương diện tâm linh thì:

Mây đen tụ lại, giăng bủa: tượng trưng cho vọng tưởng, thành kiến, chấp trước tích tập đầy dẫy. Sấm sét chớp nhoáng: tượng trưng cho cảm giác, phiền não, tức giận, âu lo, v.v.. Khi vọng tưởng và phiền não quá nhiều thì trước sau cũng sẽ dẫn tới hành động ngu muội, không hợp lý, không hợp giới luật; hệt như khi có mây đen, sấm sét thì trước sau trời cũng sẽ mưa. Kinh Dịch dạy: người quân tử sắp đặt, sửa sang tức là dạy người tu hành khi thấy và nhận biết được vọng tưởng, chấp trước và phiền não của mình thì phải mau mau phản tỉnh, sửa đổi chính mình. Sắp đặt, tức là phải suy nghĩ cho đúng với giới luật, với lý nhân quả. Sửa sang là sửa đổi thái độ, thói quen và quan niệm. Sửa sang có mấy thứ bậc:

1. Ở bậc thấp nhất: Một khi mây đã giăng, sét đã dậy, thì ta phải giữ gìn giới luật đối với lời ăn tiếng nói, kiểm soát hành động đừng để tổn hại kẻ khác. Nho giáo dạy: Phát, nhi giai trung tiết, vị chi hòa (tâm tình bộc phát nhưng giữa cho thăng bằng, trong vòng lễ độ thì gọi là hòa), hay là giữ tâm bình khí hòa.

2. Ở bậc cao hơn một chút: Quán sát nhân quả dòng vọng tưởng để phá trừ thành kiến và chấp trước; quán sát thực chất của mối phiền não để chấm dứt nó.

3. Ở bậc cao hơn nữa: ừng để mây đen kéo tới, đừng để sấm sét nổi lên. Nho giáo dạy: Hỉ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung (Khi vui, giận, buồn, sướng chưa phát ra thì gọi là trung). Phật dạy: ừng khởi tà kiến, chớ trụ tâm chấp trước, đừng sinh phiền não. Tu lòng từ bi hỉ xả.

Một câu chuyện nói về quẻ Truân như sau:

Có hai vợ chồng làm nghề buôn bán đã nhiều năm. Họ thường thường cứ bị những con buôn khác lường gạt hoài. Bực dọc, hai người mới lên than phiền với một vị thiền sư; họ nghĩ rằng họ đã phải làm gì bậy trong kiếp trước nên mới bị lường gạt trong kiếp này.

Vị sư cười, hỏi rằng: Hãy khoan đổ thừa cho kiếp trước! Các con có bao giờ gạt ai chưa?

Ngần ngừ một hồi, hai người mới nói: Dạ có, nhưng tụi con đã ngừng. Lâu lắm rồi, tụi con chẳng gạt gẫm ai.

Sư hỏi tiếp: Thế con vẫn còn tính toán, tranh hơn, giành thắng?

Họ đáp: Dạ, đương nhiên tụi con phải tính toán, mình phải tính lời chớ, thưa thầy.

Sư hỏi: Thế con vẫn còn nói dối, nói lợi, nói đẹp cho mình?

Họ đáp: Mình không tự quảng cáo thì ai mua hàng mình bán?

Sư hỏi: Thế con có nói xấu, chê bai người buôn khác, chê bai hàng hóa họ bán?

Họ đáp: Tụi con không nói toạc ra (rằng kẻ khác xấu) thì khách hàng cứ chạy đi mua chỗ khác, không mua hàng tụi con.

Sư kết luận: Khi tâm các con tranh chấp, gạt gẫm, chê bai, giành giựt thì con sẽ chiêu cảm quả báo là những thứ lường gạt, đấu tranh. Việc làm của con tuy nói là buôn bán, thực sự chẳng khác gì chuyện đánh giặc. Làm sao con có thể yên vui, hòa bình, không bị lường gạt được.

Câu chuyện trên đây cho thấy một khi trong tâm đã nuôi dưỡng quan niệm sai lầm, thành kiến, chấp trước, tranh chấp nội tại, thì quả báo đau khổ thật khó tránh. ức Phật tóm gọn quá trình khổ đau này trong ba giai đoạn: Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ quả báo. Khởi hoặc tức là dấy khởi tà kiến, phiền não. Tạo nghiệp tức là có hành động và lời nói sai lầm. Thọ quả báo tức là chịu đau khổ, không được như ý mình.

(còn tiếp)
http://www.dharmasite.net/bdh41/DaoLamNguoi.html