giahamdzui
11-19-2013, 11:46 PM
Đừng Gọi Anh Bằng Chú
Nguyên Đỗ
Thanh với tôi học chung cùng trường cả mười năm trời, từ hồi học mẫu giáo tới hết năm lớp 10.
Mười năm học chung hồi ấy cũng là chuyện thường ở một thị xã nhỏ, chứ chẳng như bây giờ, đổi nhà, đổi sở, trường lớp liên miên, trong thế giới văn minh di động thời nay. Người ta thường bảo càng di động càng nhiều là dấu hiệu của thăng tiến, chứ chẳng như thời ông bà quanh năm suốt tháng an nhiên sinh sống sau luỹ tre làng.
Hết năm lớp 10 nàng vội vã lấy chồng rồi đi vượt biên với gia đình chồng. Chả là gia đình nhà chồng chỉ có một người con trai độc nhất, lại nghe khu phố sắp bắt thanh niên đi nghĩa vụ quân sự và lao động vào cuối năm 1979 khi chiến trường Kampuchea đang bùng nổ và thanh niên bộ đội Việt Nam vừa phải lo đánh quân Pol Pot vừa lo chống trả cả triệu quân hùng mạnh của Trung Cộng ở mặt Bắc.
Bạn thân gọi mày tao với nhau từ thuở mặc quần đùi chơi bi mà tôi cũng chẳng được biết cho tới khi thiên hạ kháo láo với nhau là vợ chồng mới cưới Hồng, Thanh đã cùng cha mẹ chồng đi vượt biên. Đám cưới vội vàng, nhanh chẳng ai ngờ vì có lẽ hai gia đình đã có chủ trương, bên chồng thì nghĩ cô dâu hiền, hiếu thảo, bên vợ lại nghĩ con trai một, lại khá giả và ra đi biết đâu có ngày có thể bảo lãnh gia đình quá đấy. Xưa một người làm quan, cả họ được nhờ, giờ một người vượt biên thành công, cả gia đình có cơ hy vọng giữa thời cao điểm vượt biên.
Ba tôi lúc bấy giờ đang đi học cải tạo ở ngoài Bắc, mẹ tôi cứ vài tháng lại đi thăm nuôi. Tôi có người chị cả nên cũng đỡ. Hai chị em lớn lo săn sóc đùm bọc hai người em nhỏ đỡ đần cho mẹ.
Chị tôi lúc đó nghỉ học lo chạy hàng phụ với mẹ tôi để kiếm tiền nuôi ba và gia đình. Mẹ và chị tôi thời đó huấn luyện tôi cũng kỹ, chỉ bảo tôi cách nấu nướng lúc mẹ và chị chạy hàng lậu, ôi thôi gọi là lậu vì không được phép chính thức của nhà nước, chứ thật ra cũng làm ăn lương thiện, tải cà phê, tiêu, mè... vào Sài Gòn, vừa mua các thứ cần dùng về Ban Mê Thuột.
Cuối năm 1986 ba tôi được thả về sau 11 năm học tập cải tạo. Cũng thời ấy các chú bác học tập cải tạo trên ba bốn năm gì đó được nộp đơn đi theo diện nhân đạo với sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ.
Tôi lúc này cũng 23, chị Mai tôi 25, các em Lan, Cúc cũng 21, và 19. Ba tôi đi học tập từ năm 1975, lúc Cúc mới 8 tuổi. Lúc ba tôi về thì các em tôi đã đến tuổi cập kê. Ba tôi nói ngay khi về đến nhà, "Các con tính sao cũng được, nhưng muốn đi Mỹ thì không đứa nào được lấy chồng, lấy vợ cho tới khi đặt chân lên đất Mỹ! Vì lập gia đình rồi, sẽ khó mà đi chung. Ba muốn các con hy sinh chờ đợi, qua bển rồi tính! Chứ ở đất này, ba bị xem là ngụy dù cả đời chẳng làm hại ai! Chỉ bị cái tội làm sĩ quan an ninh quân đội thôi!"
Chị Mai cười, "Ba chẳng phải lo cho con làm gì, chỉ lo cho con Lan, con Cúc thôi, có biết bao chàng trai gấm ghé rồi đấy, chứ con già rồi, chẳng ai ngó ngàng gì đâu! Thằng Trúc kia, chẳng vào đại học được vì con sĩ quan ngụy, chỉ học sửa xe, cũng chẳng cô nào thèm ngó nó! Ba má cứ an tâm! Tụi con nếu được đi chung thì càng hay, không thì cũng chờ ba má bảo lãnh đi sau!"
Tưởng là được đi tới nơi, nào ngờ chạy chọt giấy tờ, bổ túc hồ sơ, khám sức khoẻ phải mất bốn năm ròng rã mới được đi cả gia đình, hai đứa em sợ sốt vó sợ già như chị Mai đến ế chồng mất, nhưng tụi nhỏ cũng can đảm chịu khó chờ kẻo không lỡ dịp may đi ra nước ngoài. Chị Mai và tôi thì an phận rồi, sao cũng được. Khi lên máy bay đi Mỹ chị còn nói cùng tôi, "Tao tưởng phải chờ tới hàng băm mới được đi, hàng hăm cũng còn trẻ chán! Mày liệu qua đấy sẽ làm gì? Mày làm thợ máy không biết có tìm được cô nào không nữa!"
-- Lo gì chị, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, dù gì em cũng có cô đầm La Voiture đó mà!
-- Ừ mày cũng chịu khó thật, bốn năm ròng làm máy vẫn cố học tiếng Anh, tiếng Pháp! Tao thì ôi thôi, cứ lo chạy hàng, chẳng kiếm được chữ i, chữ tờ gì hết. Qua đấy tao phải nhờ mầy đó nghe mày!
-- Chị đừng lo, hồi xưa chị lo cho gia đình đủ thử. Giờ này tụi em lại lo cho chị mà, biết đâu chừng có anh nào bên đó chưa vợ tìm được chị là may mắn bảy đời cho anh ấy!
-- Mày mồm lưỡi quá, tao thua mày! Qua đấy lo làm ăn rồi tìm chỗ nào tốt mà cưới để ba má có cháu mà cưng nha!
Các em tôi cũng tíu tít tính chuyện đi học các ngành, được cái tụi nhỏ thông minh lanh lẹ nên tôi học được gì đều kèm lại cho hai đứa nên tiếng Anh tụi nhỏ cũng không đến nỗi, đó là nói về văn phạm, viết văn, đọc sách, chữ cánh phát âm thì chẳng biết sao, tôi có cảm tưởng mình nói tiếng Anh như chó sủa, đôi khi rặn mãi mới ra một chữ. Cũng may mà tôi quen với một thầy dạy tiếng Anh hồi xưa, có thửa vườn cà phê nên xe máy cày, máy tưới có hư gì, thầy đều gọi tôi tới sửa. Ngoài tiền trả công chút đỉnh, thầy dạy cho tôi tiếng Anh, tiếng Pháp để mai mốt qua bển nói với người ta, không thì cứ như người câm, nói ba xú ba tế với đôi bàn tay chỉ thiên chỉ địa.
Chẳng biết chính phủ Mỹ nghĩ thế nào lại đưa gia đình chúng tôi về thành phố Springfield, tiểu bang Missouri, nơi có chừng vài chục gia đình người Việt. Lúc phi cơ đáp xuống phi trường, gia đình chúng tôi tay xách gói vào thì ôi thôi thật không ngờ có sơ Tường, sơ Bảo và môt bà sơ người Mỹ tên Patricia Sullivan cùng vài chục người được các sơ vận động tới đón. Sơ Pat chào mừng một cách châm rãi:
-- Welcome to Springfield to all of you! We hope you had a nice trip! (Chào mừng mọi người đến Springfield! Chúng tôi hy vọng các bạn có cuộc đi tốt lành).
Ba tôi và các em tôi đồng loạt:
-- Thank you! (Cám ơn)
Ba tôi nhìn tôi như thầm bảo nói gì đi con, may ra người ta giúp đỡ tốt hơn. Tôi nói:
-- Thank you very much, Sister! We all had a nice trip! We slept a lot on the airplane! (Cám ơn sơ nhiều! Chúng tôi đều có cuộc đi tốt lành! Chúng tôi ngủ li bì trên máy bay!
Các sơ cười như hiểu được câu nói tếu của tôi. Sơ Pat nói:
-- Your English ís very good! You will make it here! (Tiếng Anh của bạn rất khá! Bạn sẽ thành công ở đây!)
Tôi nói:
-- I am a mechanics! You have a bad car, bring it to me! (Con là thợ máy xe! Sơ có xe hư, cứ đưa tới cho con!)
-- It s good that you have that confidence! But I m afraid you have to go to school and get certified for that! But we wait and see! I will take you to find jobs at different places tomorrow, since you speak English very well!
Tôi trố mắt nhìn các sơ Việt Nam cầu cứu nói:
-- Thưa các sơ. sơ Mỹ nói gì nhanh quá em không hiểu, các sơ giải thích giùm.
Sơ Tường nói:
-- Sơ Pat nói tự tin là điều tốt! Nhưng ở đây bà sợ là chú phải đi học và lấy chứng chỉ mới được. Chờ xem, ngày mai bà sẽ đưa chú đi tìm việc, bởi vì chú nói tiếng Anh giỏi.
Sau khi được giải thích, tôi nhìn sơ Pat cười nói:
-- Now you know, I don t speak English very well. (Bây giờ sơ biết rồi đó, con không nói tiếng Anh giỏi đâu).
-- You ll do fine! Don t worry! ( Bạn sẽ được lắm! Đừng lo lắng!)
Tôi quay qua thì thấy ba má tôi đang nói chuyện với các người Việt. Mẹ tôi vẫy tôi lại và bảo:
-- Con chào bác Hàn đi, bác ở Hà Lan B, còn kia cô kia là ai con nhớ không?
Tôi chào bác Hàn rồi quay nhìn người thiếu phụ trạc chừng tuổi tôi 27 đang cầm tay người con trai khôi ngô độ 9, 10 tuổi trông ngờ ngợ quen. Nàng mỉm cười trông thật khoan dung như chờ đợi và thách đố. Tôi còn ngần ngừ thì nàng đã phân bua với ba má tôi:
-- Chú ấy chẳng nhận ra con đâu bác ơi, cả 10 năm rồi còn chi!
Vừa nghe tiếng nói của nàng, tôi giật mình nhớ lại cô bạn hồi xửa hồi xưa ở Ban Mê Thuột, tôi la lên:
-- Phải là Thiên Thanh không?
Chị Mai, các em Lan, Cúc ùa lên:
-- Vậy là còn nhớ!
Tôi giải thích và thú thật:
-- Nhìn mặt Thiên Thanh trông quen quen, nhưng không nhớ, nhưng khi Thiên Thanh lên tiếng thì Trúc nhận ra ngay. Thế anh ấy đâu? Chắc bận đi làm?
Bác Hàn trầm buồn nói như giải thích cùng gia đình chúng tôi:
-- Thằng Hồng và ông nhà tôi mất rồi. Chuyện dài và buồn lắm, thủng thẳng rồi có dịp tôi sẽ kể cho gia đình ông bà nghe!
Thiên Thanh lên tiếng:
-- Má à, con xin phép má mời gia đình chú Trúc đến ăn trưa ở tiệm mình nha má! Con sẽ nhờ người tới đón ngày mai.
Bác Hàn nói với Thanh và mời ba má tôi:
-- Phải rồi, má bậy quá! Nãy giờ gặp người cùng xứ vui quá, quên cả mời mọc! Mai anh chị và các cháu đến tiệm dùng bữa trưa. Chẳng có gì, chỉ là tiệm phở hai mẹ con đứng ra làm ăn qua ngày thôi. Anh chị tới chơi, rồi hôm chúa nhật nào đó, tôi mời gia đình anh chị đi thử đồ ăn Mỹ!
Không biết là hên hay xui, sơ Pat tới chỗ chúng tôi tới Sở An Sinh Xã Hội làm thẻ An Sinh và đơn sinh trợ cấp lúc đầu, rồi vì thấy tiếng Anh tôi kha khá liền dẫn tôi đi xin việc, còn toàn bộ ba má, chị Mai, Lan, Cúc thì được sơ cho người tới nhà chở đi học ESL ở phòng học ở giáo xứ Sacred Heart (Thánh Tâm) đường Summit chỗ sơ thuộc chi dòng Daughters of Charity (Nữ Tử Bác Ái) sống. Còn các sơ Việt Nam lại thuộc chi dòng Trinh Vương Việt Nam ở sau nhà thờ chính tòa trên đường Jefferson.
Sơ Pat chở tôi đi tới ba nơi khác nhau xin việc, chủ ra hỏi qua loa, tới chỗ thứ ba, ông chủ tên Wayne nói chờ một lát rồi loay hoay đội xe lên coi chỗ thay dầu bị rỉ. Sơ Pat cùng tôi ngồi chờ gần cả tiếng khiến sơ sốt ruột đi ra chỗ sửa xe nói:
-- Are you seriously interested in hiring this young man or not, we don t want to waste your time and we don t want to waste ours either. If you are not, then just let us know, we will be on our way to look for other opportunities. (Ông có thực sự muốn mướn người thanh niên này không, chúng tôi không muốn làm mất thì giờ của ông và chúng tôi cũng không muốn mất thời giờ của chúng tôi. Nếu ông không cần, chúng tôi sẽ đi tìm cơ hội khác)
Ông chủ vội vàng xin lỗi:
-- Tôi thành thật xin lỗi, tôi bận rộn quá quên mất, bà thấy không, các thợ của tôi đều vắng mặt, chỉ có một mình tôi, và chiếc xe này phải giao lại cho thân chủ trong vòng một tiếng nữa mà tôi còn đang loay hoay...
Tôi xen vào:
-- May I look at it? (Cho phép tôi xem được không?)
Tôi ngẩng đầu lên nhìn, chỉ trỏ chỗ phải thay. Ông cười nói với sơ Pat.
-- This young man knows what he is doing. He s hired as an assistant for now, $11.00 an hour. (Anh thanh niên này biết việc mình làm. Tạm làm người phụ giúp lúc này, với lương là 11 Mỹ kim một giờ).
-- Just like that? On the spot without checking or interviewing? (Vậy đó sao? Ngay tại chỗ không kiểm tra hay phỏng vấn à?)
Ông ta cười:
-- He s ok! For an assistant, of course he has to take a few courses and work with a specialist and take tests later. (Anh ta được! Trợ giúp việc, dĩ nhiên anh ta phải học thêm và làm việc chung với người chuyên viên và sau đó phải thi).
Tới lượt sơ Pat phải xin lỗi và giải thích:
-- Tôi xin lỗi ông hồi nãy tôi hơi nóng tính, vì tôi đã phải chờ hai chỗ khác hơi lâu, và cuối cùng họ đã nói là không cần người trong khi lúc tôi gọi điện thoại họ bảo cứ đưa người tới, họ sẽ phỏng vấn xem làm được không. Chúng tôi đã phải chờ lâu mà họ chẳng phỏng vấn gì cả, họ chỉ nói cám ơn chúng tôi không cần người. Tôi cũng nghĩ lầm là ông cũng chỉ nói cho qua thôi.
Sơ Pat mừng lắm để tôi ở lại làm, sơ lắc đầu lẩm bẩm là chưa bao giờ sơ đưa người đi làm được lương cao giá này một cách dễ dãi như vậy lúc sơ đến đón tôi về. Tôi dĩ nhiên là không được đi ăn phở buổi trưa hôm đó làm bác Hàn và Thanh ngóng chờ hoài. Ba má, chị Mai và các em tôi đều bảo vậy, nhưng họ đều mừng vì tôi được lương cao gấp ba mức lương tối thiểu lúc bấy giờ là 3.75 Mỹ Kim một giờ.
Nhà tôi chưa có điện thoại nên tôi lấy chiếc xe đạp sơ Pat cho để hôm sau đạp đi làm sau khi coi bản đồ thật kỹ để đi tới tiệm phở của Han Thanh Pho, tên ghép của bác Hàn và Thanh, nghe như là Hán Thành Phố của Đại Hàn hay người Tàu gì đó, được cái là có chú thích hàng chữ to ngay phía dưới Authentic Vietnamese Noodles. Tôi tới xin lỗi không dự tiệc mời ăn trưa vì có việc làm ngay tại chỗ. Bác Hàn cười, "Vậy là cháu giỏi lắm! Cháu rảnh thì tối tối lại phụ với bác và Thanh nấu phở, quét dọn bàn luôn, bác đã nói ba má và các chị em cháu ra giúp bác và Thanh một tay sau khi học xong mỗi ngày buổi trưa nay rồi!"
Tôi cám ơn bác Hàn rối rít. Tôi nghe ba má tôi nói hồi chập tối là bác Hàn trai và anh Hồng bị tụi hải tặc giết vì bảo vệ vợ con. Cũng may mà máu me vào đầy mình mẩy bác Hàn và Thiên Thanh nên chúng chẳng màng nữa. Tôi chia buồn với bác Hàn và tạ ơn Trời là bác Hàn, Thanh bình yên để một tay nuôi cháu nuôi con và gầy dựng được cơ nghiệp như thế này. Ăn uống chuyện trò xong, bác Hàn nói, "Hay cháu ở lại tối nay, phụ giúp con Thanh dọn dẹp! Bác đưa thằng Dũng về trước cho nó làm bài vở."
Tôi quay nhìn Dũng rồi hỏi bác Hàn:
-- Cháu Dũng hồi nãy chào cháu rồi đi vào góc kia làm bài. Cháu Dũng nói tiếng Việt rõ ghê! Chắc bác kèm thêm?
-- Kèm đâu mà kèm. Được cái tối ngày mẹ con lúc vắng khách, hay lúc ở nhà, nói chuyện bằng tiếng Việt thôi nên cháu nó nghe, nói được, chứ viết thì không. Bác đã đề nghị với cộng đồng tổ chức dạy tiếng Việt nhưng ở đây ai cũng bận rộn hết. Các sơ Việt Nam có dạy giáo lý bằng tiếng Anh và Việt. Mà ở đây cũng đông người ngoại lắm. Hay cháu xung phong dạy sau thánh lễ tiếng Việt do các cha dòng Đồng Công phụ trách đi.
Thật là hên quá là hên! Chắc là ơn trên phù hộ gia đình chúng tôi rồi, mới đặt chân đến xứ người lại gặp bạn cũ, người đồng hương, được người Mỹ, ông chủ giúp đỡ, lại được làm ngay với người quen nữa, chẳng là hên quá rồi còn gì. Phúc đức của ông bà để lại chứ chẳng chơi. Tôi may mắn kiếm được việc tốt nên hăng say tình nguyện liền nói với bác Hàn rằng, "Bác báo mọi người có con em dù lương dù đạo cứ đưa tới lớp, cháu sẽ dạy một hai tiếng mỗi Chúa nhật cho. Bác lo sắp xếp trường lớp, cháu xung phong!"
Bác Hàn cười:
-- Có thế chứ! Thanh niên từ bển mới qua còn nhiệt tình, chứ ở lâu lại mê tiền chẳng còn nhiệt huyết nữa.
Tôi chống chế, bênh đỡ mọi người kiểu tinh thần của Hùng Tâm Dũng Chí do linh mục Pháp Gaston Courtois sáng lập đã truyền sang Việt Nam luôn luôn nghĩ tốt cho người khác:
-- Bác nói vậy thôi, chứ các anh chị em ở đây chắc bận làm bận học nên không có giờ, chứ chẳng phải họ lười đâu.
Tôi lại bàn Dũng làm bài hỏi:
-- Cháu muốn học viết tiếng Việt mình không?
-- Dạ cháu hỏi má cháu hoài, nhưng má cháu bận.
-- Nội cháu vừa bàn với chú để chú dạy tiếng Việt sau thánh lễ mỗi Chúa nhật.
-- Thật hở chú? Thích quá đi thôi!
Dũng quay sang bác Hàn:
-- Con cám ơn nội!
-- Cám ơn chuyện gì hở cháu?
-- Thì... thì kiếm... thầy dạy tiếng Việt cho cháu và các bạn á! Bà cho phép cháu gọi bạn nha!
-- Khoan đã, để bà bàn với các cha và nhà xứ coi như thế nào đã chứ. Với lại chú Trúc cũng vừa tới để cho chú nghỉ Chúa nhật này, làm quen nói chuyện với mọi người sau lễ cái đã.
Tiệm đóng cửa lúc 9 giờ, nhưng dọn dẹp và đợi khách đã vào đứng lên đi ra cũng gần 10 giờ khuya. Bác Hàn đã đưa Dũng về từ lúc 8 giờ rưỡi khi bớt khách để cho Dũng ngủ, ngày mai còn đón xe búyt đi học lúc 7 giờ 15. Tan học thì hoặc bà nội hoặc Thanh lại đến đón lúc 3 giờ hơn. Tôi âm thầm nghĩ rằng ở xứ này sao cực quá, chỉ được thoải mái tinh thần thôi, chứ làm việc còn hơn ở Việt Nam. Bây giờ chỉ còn thợ bếp và thợ phụ rửa chén đĩa, Thanh và tôi ở lại làm cho xong việc chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Thanh cứ chú chú, chị chị hoài nghe đến mắc cỡ. Tôi nghĩ hồi xưa hai đứa cứ mày tao tối ngày bây giờ nghe vậy nó dị dị làm sao ấy, nhưng chả nhẽ tôi sửa lưng trước mặt mọi người. Khi xong xuôi hết trơn, mọi người ra về, Thanh khóa cửa tiệm, và tôi chào Thanh để đạp xe về hôm sau còn đi làm sớm, dù chỗ làm cũng gần nhà, đạp xe chắc chỉ 5, 10 phút thôi. Thanh nói:
-- Đâu được! Liệu chú có biết đường về không hay là lạc đi lạc tới sáng cũng chưa mò đường về tới nhà. Khóa xe để đó đi, mai sớm chị tới đón chú đi làm, nhân tiện cho biết chỗ làm của chú luôn.
Tôi nhìn Thanh, nghĩ nếu mình không sửa bây giờ, chắc suốt đời nàng sẽ chị chị, chú chú hoài cho xem nên buột miệng nói:
-- Thiên Thanh à, đã tới đây được thì sẽ biết đường về thôi. Chỉ xin Thiên Thanh đừng gọi chú, xưng chị với Trúc. Trước mặt Dũng thì được, Dũng không có đây cứ xưng tên với nhau được rồi, hồi xưa mày tao chi tớ cả 10 năm, bây giờ chú chú chị chị nghe sao sao đó!
-- Bộ không thấy Thanh già đi sao?
-- Đâu có, trưởng thành lên thôi, chứ có thấy Thiên Thanh già chút nào đâu. Nói thật là nếu không biết Thiên Thanh có chồng, có con, Trúc cũng cứ ngỡ là Thiên Thanh như bọn em gái của Trúc đó!
Thanh cười:
-- Xạo ghê nha, bộ con trai Việt Nam thời này miệng lưỡi lắm hở?
Tôi đưa mấy ngón tay phải lên kiểu tuyên thệ ngày xưa mà Thanh chắc hẳn còn nhớ:
-- Không thật đó mà! Lời nói danh dự của Hùng Tâm Dũng Chí!
-- Ừ, thôi tạm tin cho Trúc đó! Thôi để xe đạp đó đi, để Thanh đưa Trúc về! Mai Thanh tới đón sau khi chờ bé Dũng lên xe búyt. Trúc phải có mặt ở sở lúc 8 giờ rưỡi phải không? Đủ giờ để Thanh đãi ly cà phê và Krispee Kreme Donut.
-- Krispee Kreme Donut là món gì vậy?
-- À bánh ngọt đó mà! Vậy đi, lên xe Thanh đưa Trúc về.
Lên xe, tôi ngồi cạnh Thanh, thấy cũng vui, bạn bè nhiều năm trước biết bao nhiêu chuyện sao mà kể cho hết. Hơn mười năm trời, thật đủ mọi đổi thay. Thanh tự tin hơn ngày xưa rất nhiều, hồi xưa nàng còn nhút nhát, nhỏ nhẹ, bây giờ nàng chín chắn và rất tự tin. Sự tự tin toát ra trong cử chỉ cách nói của nàng. Có lẽ vì nàng đã bương chải từ những ngày ở trại tỵ nạn bên mẹ chồng, hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau và trưởng thành khi thích nghi với cuộc sống bên này.
Thanh đậu vào bãi đậu xe, rồi chào hẹn ngày mai. Nàng nói thêm, "Chiều 6 giờ, Thanh hoặc mẹ Thanh sẽ tới đón Trúc tới đây làm nhé!" Tôi cười bảo được mà! Lại có dịp chuyện trò thêm biết thêm về quãng đời mười năm lạc nhau! Gớm chưa nói giá cả gì hết mà sao tôi đã nhận lời rồi kìa? Tôi vừa vào nhà vừa húyt sáo. Tôi chợt nhận ra, dù Thanh không trả đồng nào tôi cũng sẵn sàng làm. Thế có lạ không nhỉ?
Nguyên Đỗ
Thanh với tôi học chung cùng trường cả mười năm trời, từ hồi học mẫu giáo tới hết năm lớp 10.
Mười năm học chung hồi ấy cũng là chuyện thường ở một thị xã nhỏ, chứ chẳng như bây giờ, đổi nhà, đổi sở, trường lớp liên miên, trong thế giới văn minh di động thời nay. Người ta thường bảo càng di động càng nhiều là dấu hiệu của thăng tiến, chứ chẳng như thời ông bà quanh năm suốt tháng an nhiên sinh sống sau luỹ tre làng.
Hết năm lớp 10 nàng vội vã lấy chồng rồi đi vượt biên với gia đình chồng. Chả là gia đình nhà chồng chỉ có một người con trai độc nhất, lại nghe khu phố sắp bắt thanh niên đi nghĩa vụ quân sự và lao động vào cuối năm 1979 khi chiến trường Kampuchea đang bùng nổ và thanh niên bộ đội Việt Nam vừa phải lo đánh quân Pol Pot vừa lo chống trả cả triệu quân hùng mạnh của Trung Cộng ở mặt Bắc.
Bạn thân gọi mày tao với nhau từ thuở mặc quần đùi chơi bi mà tôi cũng chẳng được biết cho tới khi thiên hạ kháo láo với nhau là vợ chồng mới cưới Hồng, Thanh đã cùng cha mẹ chồng đi vượt biên. Đám cưới vội vàng, nhanh chẳng ai ngờ vì có lẽ hai gia đình đã có chủ trương, bên chồng thì nghĩ cô dâu hiền, hiếu thảo, bên vợ lại nghĩ con trai một, lại khá giả và ra đi biết đâu có ngày có thể bảo lãnh gia đình quá đấy. Xưa một người làm quan, cả họ được nhờ, giờ một người vượt biên thành công, cả gia đình có cơ hy vọng giữa thời cao điểm vượt biên.
Ba tôi lúc bấy giờ đang đi học cải tạo ở ngoài Bắc, mẹ tôi cứ vài tháng lại đi thăm nuôi. Tôi có người chị cả nên cũng đỡ. Hai chị em lớn lo săn sóc đùm bọc hai người em nhỏ đỡ đần cho mẹ.
Chị tôi lúc đó nghỉ học lo chạy hàng phụ với mẹ tôi để kiếm tiền nuôi ba và gia đình. Mẹ và chị tôi thời đó huấn luyện tôi cũng kỹ, chỉ bảo tôi cách nấu nướng lúc mẹ và chị chạy hàng lậu, ôi thôi gọi là lậu vì không được phép chính thức của nhà nước, chứ thật ra cũng làm ăn lương thiện, tải cà phê, tiêu, mè... vào Sài Gòn, vừa mua các thứ cần dùng về Ban Mê Thuột.
Cuối năm 1986 ba tôi được thả về sau 11 năm học tập cải tạo. Cũng thời ấy các chú bác học tập cải tạo trên ba bốn năm gì đó được nộp đơn đi theo diện nhân đạo với sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ.
Tôi lúc này cũng 23, chị Mai tôi 25, các em Lan, Cúc cũng 21, và 19. Ba tôi đi học tập từ năm 1975, lúc Cúc mới 8 tuổi. Lúc ba tôi về thì các em tôi đã đến tuổi cập kê. Ba tôi nói ngay khi về đến nhà, "Các con tính sao cũng được, nhưng muốn đi Mỹ thì không đứa nào được lấy chồng, lấy vợ cho tới khi đặt chân lên đất Mỹ! Vì lập gia đình rồi, sẽ khó mà đi chung. Ba muốn các con hy sinh chờ đợi, qua bển rồi tính! Chứ ở đất này, ba bị xem là ngụy dù cả đời chẳng làm hại ai! Chỉ bị cái tội làm sĩ quan an ninh quân đội thôi!"
Chị Mai cười, "Ba chẳng phải lo cho con làm gì, chỉ lo cho con Lan, con Cúc thôi, có biết bao chàng trai gấm ghé rồi đấy, chứ con già rồi, chẳng ai ngó ngàng gì đâu! Thằng Trúc kia, chẳng vào đại học được vì con sĩ quan ngụy, chỉ học sửa xe, cũng chẳng cô nào thèm ngó nó! Ba má cứ an tâm! Tụi con nếu được đi chung thì càng hay, không thì cũng chờ ba má bảo lãnh đi sau!"
Tưởng là được đi tới nơi, nào ngờ chạy chọt giấy tờ, bổ túc hồ sơ, khám sức khoẻ phải mất bốn năm ròng rã mới được đi cả gia đình, hai đứa em sợ sốt vó sợ già như chị Mai đến ế chồng mất, nhưng tụi nhỏ cũng can đảm chịu khó chờ kẻo không lỡ dịp may đi ra nước ngoài. Chị Mai và tôi thì an phận rồi, sao cũng được. Khi lên máy bay đi Mỹ chị còn nói cùng tôi, "Tao tưởng phải chờ tới hàng băm mới được đi, hàng hăm cũng còn trẻ chán! Mày liệu qua đấy sẽ làm gì? Mày làm thợ máy không biết có tìm được cô nào không nữa!"
-- Lo gì chị, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, dù gì em cũng có cô đầm La Voiture đó mà!
-- Ừ mày cũng chịu khó thật, bốn năm ròng làm máy vẫn cố học tiếng Anh, tiếng Pháp! Tao thì ôi thôi, cứ lo chạy hàng, chẳng kiếm được chữ i, chữ tờ gì hết. Qua đấy tao phải nhờ mầy đó nghe mày!
-- Chị đừng lo, hồi xưa chị lo cho gia đình đủ thử. Giờ này tụi em lại lo cho chị mà, biết đâu chừng có anh nào bên đó chưa vợ tìm được chị là may mắn bảy đời cho anh ấy!
-- Mày mồm lưỡi quá, tao thua mày! Qua đấy lo làm ăn rồi tìm chỗ nào tốt mà cưới để ba má có cháu mà cưng nha!
Các em tôi cũng tíu tít tính chuyện đi học các ngành, được cái tụi nhỏ thông minh lanh lẹ nên tôi học được gì đều kèm lại cho hai đứa nên tiếng Anh tụi nhỏ cũng không đến nỗi, đó là nói về văn phạm, viết văn, đọc sách, chữ cánh phát âm thì chẳng biết sao, tôi có cảm tưởng mình nói tiếng Anh như chó sủa, đôi khi rặn mãi mới ra một chữ. Cũng may mà tôi quen với một thầy dạy tiếng Anh hồi xưa, có thửa vườn cà phê nên xe máy cày, máy tưới có hư gì, thầy đều gọi tôi tới sửa. Ngoài tiền trả công chút đỉnh, thầy dạy cho tôi tiếng Anh, tiếng Pháp để mai mốt qua bển nói với người ta, không thì cứ như người câm, nói ba xú ba tế với đôi bàn tay chỉ thiên chỉ địa.
Chẳng biết chính phủ Mỹ nghĩ thế nào lại đưa gia đình chúng tôi về thành phố Springfield, tiểu bang Missouri, nơi có chừng vài chục gia đình người Việt. Lúc phi cơ đáp xuống phi trường, gia đình chúng tôi tay xách gói vào thì ôi thôi thật không ngờ có sơ Tường, sơ Bảo và môt bà sơ người Mỹ tên Patricia Sullivan cùng vài chục người được các sơ vận động tới đón. Sơ Pat chào mừng một cách châm rãi:
-- Welcome to Springfield to all of you! We hope you had a nice trip! (Chào mừng mọi người đến Springfield! Chúng tôi hy vọng các bạn có cuộc đi tốt lành).
Ba tôi và các em tôi đồng loạt:
-- Thank you! (Cám ơn)
Ba tôi nhìn tôi như thầm bảo nói gì đi con, may ra người ta giúp đỡ tốt hơn. Tôi nói:
-- Thank you very much, Sister! We all had a nice trip! We slept a lot on the airplane! (Cám ơn sơ nhiều! Chúng tôi đều có cuộc đi tốt lành! Chúng tôi ngủ li bì trên máy bay!
Các sơ cười như hiểu được câu nói tếu của tôi. Sơ Pat nói:
-- Your English ís very good! You will make it here! (Tiếng Anh của bạn rất khá! Bạn sẽ thành công ở đây!)
Tôi nói:
-- I am a mechanics! You have a bad car, bring it to me! (Con là thợ máy xe! Sơ có xe hư, cứ đưa tới cho con!)
-- It s good that you have that confidence! But I m afraid you have to go to school and get certified for that! But we wait and see! I will take you to find jobs at different places tomorrow, since you speak English very well!
Tôi trố mắt nhìn các sơ Việt Nam cầu cứu nói:
-- Thưa các sơ. sơ Mỹ nói gì nhanh quá em không hiểu, các sơ giải thích giùm.
Sơ Tường nói:
-- Sơ Pat nói tự tin là điều tốt! Nhưng ở đây bà sợ là chú phải đi học và lấy chứng chỉ mới được. Chờ xem, ngày mai bà sẽ đưa chú đi tìm việc, bởi vì chú nói tiếng Anh giỏi.
Sau khi được giải thích, tôi nhìn sơ Pat cười nói:
-- Now you know, I don t speak English very well. (Bây giờ sơ biết rồi đó, con không nói tiếng Anh giỏi đâu).
-- You ll do fine! Don t worry! ( Bạn sẽ được lắm! Đừng lo lắng!)
Tôi quay qua thì thấy ba má tôi đang nói chuyện với các người Việt. Mẹ tôi vẫy tôi lại và bảo:
-- Con chào bác Hàn đi, bác ở Hà Lan B, còn kia cô kia là ai con nhớ không?
Tôi chào bác Hàn rồi quay nhìn người thiếu phụ trạc chừng tuổi tôi 27 đang cầm tay người con trai khôi ngô độ 9, 10 tuổi trông ngờ ngợ quen. Nàng mỉm cười trông thật khoan dung như chờ đợi và thách đố. Tôi còn ngần ngừ thì nàng đã phân bua với ba má tôi:
-- Chú ấy chẳng nhận ra con đâu bác ơi, cả 10 năm rồi còn chi!
Vừa nghe tiếng nói của nàng, tôi giật mình nhớ lại cô bạn hồi xửa hồi xưa ở Ban Mê Thuột, tôi la lên:
-- Phải là Thiên Thanh không?
Chị Mai, các em Lan, Cúc ùa lên:
-- Vậy là còn nhớ!
Tôi giải thích và thú thật:
-- Nhìn mặt Thiên Thanh trông quen quen, nhưng không nhớ, nhưng khi Thiên Thanh lên tiếng thì Trúc nhận ra ngay. Thế anh ấy đâu? Chắc bận đi làm?
Bác Hàn trầm buồn nói như giải thích cùng gia đình chúng tôi:
-- Thằng Hồng và ông nhà tôi mất rồi. Chuyện dài và buồn lắm, thủng thẳng rồi có dịp tôi sẽ kể cho gia đình ông bà nghe!
Thiên Thanh lên tiếng:
-- Má à, con xin phép má mời gia đình chú Trúc đến ăn trưa ở tiệm mình nha má! Con sẽ nhờ người tới đón ngày mai.
Bác Hàn nói với Thanh và mời ba má tôi:
-- Phải rồi, má bậy quá! Nãy giờ gặp người cùng xứ vui quá, quên cả mời mọc! Mai anh chị và các cháu đến tiệm dùng bữa trưa. Chẳng có gì, chỉ là tiệm phở hai mẹ con đứng ra làm ăn qua ngày thôi. Anh chị tới chơi, rồi hôm chúa nhật nào đó, tôi mời gia đình anh chị đi thử đồ ăn Mỹ!
Không biết là hên hay xui, sơ Pat tới chỗ chúng tôi tới Sở An Sinh Xã Hội làm thẻ An Sinh và đơn sinh trợ cấp lúc đầu, rồi vì thấy tiếng Anh tôi kha khá liền dẫn tôi đi xin việc, còn toàn bộ ba má, chị Mai, Lan, Cúc thì được sơ cho người tới nhà chở đi học ESL ở phòng học ở giáo xứ Sacred Heart (Thánh Tâm) đường Summit chỗ sơ thuộc chi dòng Daughters of Charity (Nữ Tử Bác Ái) sống. Còn các sơ Việt Nam lại thuộc chi dòng Trinh Vương Việt Nam ở sau nhà thờ chính tòa trên đường Jefferson.
Sơ Pat chở tôi đi tới ba nơi khác nhau xin việc, chủ ra hỏi qua loa, tới chỗ thứ ba, ông chủ tên Wayne nói chờ một lát rồi loay hoay đội xe lên coi chỗ thay dầu bị rỉ. Sơ Pat cùng tôi ngồi chờ gần cả tiếng khiến sơ sốt ruột đi ra chỗ sửa xe nói:
-- Are you seriously interested in hiring this young man or not, we don t want to waste your time and we don t want to waste ours either. If you are not, then just let us know, we will be on our way to look for other opportunities. (Ông có thực sự muốn mướn người thanh niên này không, chúng tôi không muốn làm mất thì giờ của ông và chúng tôi cũng không muốn mất thời giờ của chúng tôi. Nếu ông không cần, chúng tôi sẽ đi tìm cơ hội khác)
Ông chủ vội vàng xin lỗi:
-- Tôi thành thật xin lỗi, tôi bận rộn quá quên mất, bà thấy không, các thợ của tôi đều vắng mặt, chỉ có một mình tôi, và chiếc xe này phải giao lại cho thân chủ trong vòng một tiếng nữa mà tôi còn đang loay hoay...
Tôi xen vào:
-- May I look at it? (Cho phép tôi xem được không?)
Tôi ngẩng đầu lên nhìn, chỉ trỏ chỗ phải thay. Ông cười nói với sơ Pat.
-- This young man knows what he is doing. He s hired as an assistant for now, $11.00 an hour. (Anh thanh niên này biết việc mình làm. Tạm làm người phụ giúp lúc này, với lương là 11 Mỹ kim một giờ).
-- Just like that? On the spot without checking or interviewing? (Vậy đó sao? Ngay tại chỗ không kiểm tra hay phỏng vấn à?)
Ông ta cười:
-- He s ok! For an assistant, of course he has to take a few courses and work with a specialist and take tests later. (Anh ta được! Trợ giúp việc, dĩ nhiên anh ta phải học thêm và làm việc chung với người chuyên viên và sau đó phải thi).
Tới lượt sơ Pat phải xin lỗi và giải thích:
-- Tôi xin lỗi ông hồi nãy tôi hơi nóng tính, vì tôi đã phải chờ hai chỗ khác hơi lâu, và cuối cùng họ đã nói là không cần người trong khi lúc tôi gọi điện thoại họ bảo cứ đưa người tới, họ sẽ phỏng vấn xem làm được không. Chúng tôi đã phải chờ lâu mà họ chẳng phỏng vấn gì cả, họ chỉ nói cám ơn chúng tôi không cần người. Tôi cũng nghĩ lầm là ông cũng chỉ nói cho qua thôi.
Sơ Pat mừng lắm để tôi ở lại làm, sơ lắc đầu lẩm bẩm là chưa bao giờ sơ đưa người đi làm được lương cao giá này một cách dễ dãi như vậy lúc sơ đến đón tôi về. Tôi dĩ nhiên là không được đi ăn phở buổi trưa hôm đó làm bác Hàn và Thanh ngóng chờ hoài. Ba má, chị Mai và các em tôi đều bảo vậy, nhưng họ đều mừng vì tôi được lương cao gấp ba mức lương tối thiểu lúc bấy giờ là 3.75 Mỹ Kim một giờ.
Nhà tôi chưa có điện thoại nên tôi lấy chiếc xe đạp sơ Pat cho để hôm sau đạp đi làm sau khi coi bản đồ thật kỹ để đi tới tiệm phở của Han Thanh Pho, tên ghép của bác Hàn và Thanh, nghe như là Hán Thành Phố của Đại Hàn hay người Tàu gì đó, được cái là có chú thích hàng chữ to ngay phía dưới Authentic Vietnamese Noodles. Tôi tới xin lỗi không dự tiệc mời ăn trưa vì có việc làm ngay tại chỗ. Bác Hàn cười, "Vậy là cháu giỏi lắm! Cháu rảnh thì tối tối lại phụ với bác và Thanh nấu phở, quét dọn bàn luôn, bác đã nói ba má và các chị em cháu ra giúp bác và Thanh một tay sau khi học xong mỗi ngày buổi trưa nay rồi!"
Tôi cám ơn bác Hàn rối rít. Tôi nghe ba má tôi nói hồi chập tối là bác Hàn trai và anh Hồng bị tụi hải tặc giết vì bảo vệ vợ con. Cũng may mà máu me vào đầy mình mẩy bác Hàn và Thiên Thanh nên chúng chẳng màng nữa. Tôi chia buồn với bác Hàn và tạ ơn Trời là bác Hàn, Thanh bình yên để một tay nuôi cháu nuôi con và gầy dựng được cơ nghiệp như thế này. Ăn uống chuyện trò xong, bác Hàn nói, "Hay cháu ở lại tối nay, phụ giúp con Thanh dọn dẹp! Bác đưa thằng Dũng về trước cho nó làm bài vở."
Tôi quay nhìn Dũng rồi hỏi bác Hàn:
-- Cháu Dũng hồi nãy chào cháu rồi đi vào góc kia làm bài. Cháu Dũng nói tiếng Việt rõ ghê! Chắc bác kèm thêm?
-- Kèm đâu mà kèm. Được cái tối ngày mẹ con lúc vắng khách, hay lúc ở nhà, nói chuyện bằng tiếng Việt thôi nên cháu nó nghe, nói được, chứ viết thì không. Bác đã đề nghị với cộng đồng tổ chức dạy tiếng Việt nhưng ở đây ai cũng bận rộn hết. Các sơ Việt Nam có dạy giáo lý bằng tiếng Anh và Việt. Mà ở đây cũng đông người ngoại lắm. Hay cháu xung phong dạy sau thánh lễ tiếng Việt do các cha dòng Đồng Công phụ trách đi.
Thật là hên quá là hên! Chắc là ơn trên phù hộ gia đình chúng tôi rồi, mới đặt chân đến xứ người lại gặp bạn cũ, người đồng hương, được người Mỹ, ông chủ giúp đỡ, lại được làm ngay với người quen nữa, chẳng là hên quá rồi còn gì. Phúc đức của ông bà để lại chứ chẳng chơi. Tôi may mắn kiếm được việc tốt nên hăng say tình nguyện liền nói với bác Hàn rằng, "Bác báo mọi người có con em dù lương dù đạo cứ đưa tới lớp, cháu sẽ dạy một hai tiếng mỗi Chúa nhật cho. Bác lo sắp xếp trường lớp, cháu xung phong!"
Bác Hàn cười:
-- Có thế chứ! Thanh niên từ bển mới qua còn nhiệt tình, chứ ở lâu lại mê tiền chẳng còn nhiệt huyết nữa.
Tôi chống chế, bênh đỡ mọi người kiểu tinh thần của Hùng Tâm Dũng Chí do linh mục Pháp Gaston Courtois sáng lập đã truyền sang Việt Nam luôn luôn nghĩ tốt cho người khác:
-- Bác nói vậy thôi, chứ các anh chị em ở đây chắc bận làm bận học nên không có giờ, chứ chẳng phải họ lười đâu.
Tôi lại bàn Dũng làm bài hỏi:
-- Cháu muốn học viết tiếng Việt mình không?
-- Dạ cháu hỏi má cháu hoài, nhưng má cháu bận.
-- Nội cháu vừa bàn với chú để chú dạy tiếng Việt sau thánh lễ mỗi Chúa nhật.
-- Thật hở chú? Thích quá đi thôi!
Dũng quay sang bác Hàn:
-- Con cám ơn nội!
-- Cám ơn chuyện gì hở cháu?
-- Thì... thì kiếm... thầy dạy tiếng Việt cho cháu và các bạn á! Bà cho phép cháu gọi bạn nha!
-- Khoan đã, để bà bàn với các cha và nhà xứ coi như thế nào đã chứ. Với lại chú Trúc cũng vừa tới để cho chú nghỉ Chúa nhật này, làm quen nói chuyện với mọi người sau lễ cái đã.
Tiệm đóng cửa lúc 9 giờ, nhưng dọn dẹp và đợi khách đã vào đứng lên đi ra cũng gần 10 giờ khuya. Bác Hàn đã đưa Dũng về từ lúc 8 giờ rưỡi khi bớt khách để cho Dũng ngủ, ngày mai còn đón xe búyt đi học lúc 7 giờ 15. Tan học thì hoặc bà nội hoặc Thanh lại đến đón lúc 3 giờ hơn. Tôi âm thầm nghĩ rằng ở xứ này sao cực quá, chỉ được thoải mái tinh thần thôi, chứ làm việc còn hơn ở Việt Nam. Bây giờ chỉ còn thợ bếp và thợ phụ rửa chén đĩa, Thanh và tôi ở lại làm cho xong việc chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Thanh cứ chú chú, chị chị hoài nghe đến mắc cỡ. Tôi nghĩ hồi xưa hai đứa cứ mày tao tối ngày bây giờ nghe vậy nó dị dị làm sao ấy, nhưng chả nhẽ tôi sửa lưng trước mặt mọi người. Khi xong xuôi hết trơn, mọi người ra về, Thanh khóa cửa tiệm, và tôi chào Thanh để đạp xe về hôm sau còn đi làm sớm, dù chỗ làm cũng gần nhà, đạp xe chắc chỉ 5, 10 phút thôi. Thanh nói:
-- Đâu được! Liệu chú có biết đường về không hay là lạc đi lạc tới sáng cũng chưa mò đường về tới nhà. Khóa xe để đó đi, mai sớm chị tới đón chú đi làm, nhân tiện cho biết chỗ làm của chú luôn.
Tôi nhìn Thanh, nghĩ nếu mình không sửa bây giờ, chắc suốt đời nàng sẽ chị chị, chú chú hoài cho xem nên buột miệng nói:
-- Thiên Thanh à, đã tới đây được thì sẽ biết đường về thôi. Chỉ xin Thiên Thanh đừng gọi chú, xưng chị với Trúc. Trước mặt Dũng thì được, Dũng không có đây cứ xưng tên với nhau được rồi, hồi xưa mày tao chi tớ cả 10 năm, bây giờ chú chú chị chị nghe sao sao đó!
-- Bộ không thấy Thanh già đi sao?
-- Đâu có, trưởng thành lên thôi, chứ có thấy Thiên Thanh già chút nào đâu. Nói thật là nếu không biết Thiên Thanh có chồng, có con, Trúc cũng cứ ngỡ là Thiên Thanh như bọn em gái của Trúc đó!
Thanh cười:
-- Xạo ghê nha, bộ con trai Việt Nam thời này miệng lưỡi lắm hở?
Tôi đưa mấy ngón tay phải lên kiểu tuyên thệ ngày xưa mà Thanh chắc hẳn còn nhớ:
-- Không thật đó mà! Lời nói danh dự của Hùng Tâm Dũng Chí!
-- Ừ, thôi tạm tin cho Trúc đó! Thôi để xe đạp đó đi, để Thanh đưa Trúc về! Mai Thanh tới đón sau khi chờ bé Dũng lên xe búyt. Trúc phải có mặt ở sở lúc 8 giờ rưỡi phải không? Đủ giờ để Thanh đãi ly cà phê và Krispee Kreme Donut.
-- Krispee Kreme Donut là món gì vậy?
-- À bánh ngọt đó mà! Vậy đi, lên xe Thanh đưa Trúc về.
Lên xe, tôi ngồi cạnh Thanh, thấy cũng vui, bạn bè nhiều năm trước biết bao nhiêu chuyện sao mà kể cho hết. Hơn mười năm trời, thật đủ mọi đổi thay. Thanh tự tin hơn ngày xưa rất nhiều, hồi xưa nàng còn nhút nhát, nhỏ nhẹ, bây giờ nàng chín chắn và rất tự tin. Sự tự tin toát ra trong cử chỉ cách nói của nàng. Có lẽ vì nàng đã bương chải từ những ngày ở trại tỵ nạn bên mẹ chồng, hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau và trưởng thành khi thích nghi với cuộc sống bên này.
Thanh đậu vào bãi đậu xe, rồi chào hẹn ngày mai. Nàng nói thêm, "Chiều 6 giờ, Thanh hoặc mẹ Thanh sẽ tới đón Trúc tới đây làm nhé!" Tôi cười bảo được mà! Lại có dịp chuyện trò thêm biết thêm về quãng đời mười năm lạc nhau! Gớm chưa nói giá cả gì hết mà sao tôi đã nhận lời rồi kìa? Tôi vừa vào nhà vừa húyt sáo. Tôi chợt nhận ra, dù Thanh không trả đồng nào tôi cũng sẵn sàng làm. Thế có lạ không nhỉ?