PDA

View Full Version : Phát đại nguyện niệm Phật mới vượt qua đại nạn



gioidinhhue
10-14-2010, 04:43 AM
Người khỏe mạnh thường than ngủ không đủ. Trong bịnh viện có quá nhiều nước mắt, sự đau khổ kéo dài lây lất! Người chưa tới số, nằm nướng trên giường và nói đồng hồ reo báo thức quá ồn. Người tới số, suốt đêm chiến đấu và dằng co với sanh tử. Có một người bị ung thư ở hàm dưới và lan đến cuống họng. Ông không thể nuốt được, hô hấp cũng khó khăn, cho nên bác sĩ mới khoét một lỗ ở bụng để đút ống dẫn thức ăn vào dạ dày, và khoét một lỗ ở cổ để giúp sự hô hấp. Chúng ta có thể ăn uống không cần khoét lỗ để đút đồ ăn và hô hấp không cần khoét lỗ đút ống thì thiệt rất quý, rất đáng biết ơn! Vài ngày trước khi ông mất, có thể nói là mỗi ngày đều chảy máu một chút, cách hai ba ngày lại chảy máu nhiều; máu từ miệng và mũi chảy ra, từ chỗ đút ống thở chảy ra. Những người y tá và bác sĩ trực rất muốn cứu ông nhưng chỉ có thể đứng một bên cầm cái thau để hứng máu từ thân ông chảy ra, rồi phải truyền máu cho ông tại vì máu trong mình ông chảy ra từ những chỗ không thể cầm được. Có một lúc máu của ông chảy ra dính vào cả người tôi. ôi mắt của ông đỏ ngầu và sưng lớn lên trông rất dễ sợ. Cả đêm chúng tôi ở bên cạnh chăm sóc và hứng máu cho ông. Sáng ngày hôm sau còn phải tiếp tục khám bịnh nên tôi mới nhờ một người bạn đem áo lại cho tôi thay. Áo tôi có thể thay còn áo của ông thì không thể thay được! Bạn biết không, mỗi lần ông cử động mạnh một chút là máu chảy ra nhiều thêm nữa. Chúng tôi phải không ngừng tiếp máu vào cho ông nhưng cũng không nhanh bằng máu từ người ông tuôn ra; thuốc men gì cũng hết công hiệu; thân thể ông cứ chảy máu như vậy và hành hạ ông cả ngày, cả đêm. Người ta muốn nhắm mắt một cách êm đềm thiệt không phải là một việc đơn giản!

Từ hôm đó tôi hiểu thêm một chút về vấn đề sanh tử, cái hình bóng phản chiếu trên sông Hằng rất có thể cũng là hình bóng của chính mình!

Có một em trai 16 tuổi là một học sinh hạng nhất trong lớp; em bị bịnh ung thư não. Em đã phải mổ não bốn lần mà ba lần mổ được tiến hành trong cùng một năm. Em vào bịnh viện lần này để trị liệu phóng xạ, xương não của em bị cắt đi một khoảng cho nên cái đầu bị lõm vô một bên. May mà tánh mạng còn duy trì và có cơ hội nghe được Phật pháp. Một hôm tôi nhận được một bức thiệp cám ơn của ba em gởi. Trong đó ông nói là em nhờ ông viết và hy vọng nếu thuận tiện thì xin gởi cho em một tượng Phật để em lễ lạy. Ông rất khách sáo sợ làm phiền tôi, và làm như là bất đắc dĩ lắm mới xin tượng Phật. Tôi cảm động đến chảy nước mắt nên lập tức đi thỉnh một tượng Phật A Di à cho em. Ông ở Phong Nguyên, tôi quá bận nên phải nhờ một cô y tá đem cho ông. Cô y tá này kể lại khi cô vừa đến thì em từ trên giường ngồi bật dậy, vì nửa thân người gần như cử động không được nên đi cà nhắc nhưng rất hăng hái và có tinh thần để đi lạy Phật. Nhìn cảnh tượng như vậy nên cô cảm động và nói: Tứ chi tôi còn khỏe mạnh nhưng từ trước đến nay không bao giờ có ý muốn lạy Phật, nhìn thấy em chí thành như vậy, phấn đấu hết sức lực yếu ớt của mình để lạy Phật, tôi rất xấu hổ. Khi người ta còn khoẻ mạnh đi đứng cử động được, thì cứ nghĩ đó là tự nhiên, ít khi nào quý trọng. Thời gian thân thể khỏe mạnh không thể kéo dài hoài được, những đoạn trước có kể người ta có thể mất đi miệng, mất cuống họng, thậm chí đến mất bộ não. Ngày nay chúng ta còn có miệng chúng ta nên học những lời nói ôn hòa tốt đẹp, cùng nhau khuyên nhủ giúp đỡ, cùng nhau niệm câu vạn đức hồng danh A Di à Phật. Chúng ta không biết khi nào có thể mất đi bộ não, ngày hôm nay nên dùng nó để nghĩ đến hào quang và lòng từ bi của đức Phật.

A Di à Phật. A Di à Phật.

Khi tôi làm bác sĩ nội trú vào năm thứ nhất, có một đêm trực ở phòng cấp cứu. Nửa đêm có một người bị nghẽn động mạch cơ tim, đã ngừng hô hấp và hôn mê không tỉnh. Mặt và lưỡi đã biến thành màu tím ngắt. Máy đo tim và kết quả thử máu cho biết là tim đã bị hư hoại trầm trọng; theo kinh nghiệm của bác sĩ chủ nhiệm thì bịnh trạng nhẹ hơn người này cũng không cứu được nữa huống chi là tình trạng nặng như người này nên nói cho người nhà phải chuẩn bị tinh thần. Tôi cứ theo lệ thường vừa niệm Phật vừa lo cấp cứu bịnh nhân. Dùng hết nhiều thứ thuốc rồi nhưng huyết áp của ông không thế nào đo được, ông vẫn còn hôn mê và không thể tự mình hô hấp. Vợ của ông đau lòng nói với tôi:

Người ta nói ông trời thương và giúp đỡ người hiền lương, nhưng tại sao ông trời không thương tôi?. Xin bác sĩ tìm mọi cách để cứu ông, cho dù ông biến thành người thực vật thì tôi cũng chịu chăm sóc cho ông.

Tôi cảm thấy là bà rất đôn hậu và thật thà nên mới khuyên bà:

Lúc người gặp tai nạn lớn, phải phát đại nguyện niệm Phật thì hy vọng có thể vượt qua.

Bà nói: Làm sao phát đại nguyện?.

Tôi nói: Dùng tâm chí thành của mình mà phát đại nguyện.

Bà liền nói: Từ nay trở đi hai vợ chồng chúng tôi sẽ ăn chay trường và niệm Phật; ông ta là thầy giáo, khi hết bịnh có thể hoằng dương Phật pháp.

Tôi đưa bà và mấy người con mỗi người một xâu chuỗi và nói: êm nay quý vị nóng lòng chờ đợi trong phòng cứu cấp thì cũng không ích lợi gì, không bằng đem tâm bồn chồn này lắng xuống để niệm một vạn danh hiệu Phật A Di à, cầu Phật gia bị, Phật lực không thể nghĩ bàn. Chúng tôi rán hết sức để cứu ông, quý vị vì ông mà niệm Phật, nếu thọ mạng của ông hết thì ông cũng có thể vãng sanh Cực Lạc. êm đó ba người bác sĩ chúng tôi cứ nhìn các điện đồ đo tim và đo máu, điều chỉnh lượng thuốc từ 7 giờ chiều đến 3 giờ khuya. Một trong ba bác sĩ than là: Chúng ta ba người trực cả đêm để lo cho một người mà không đo áp suất máu được! (Nghĩa là người này nếu không có gắn máy thì không thể tự mình hô hấp được). iều kỳ lạ là đến khoảng bốn năm giờ sáng thì áp suất máu của ông từ từ tăng lên, ông cũng từ từ tỉnh lại. Tôi lập tức đi thông báo cho người nhà của ông. Tôi rất cảm động khi mở cửa nhìn thấy cả nhà ngồi xếp thành một hàng đang niệm Phật một cách rất chí thành. Con của ông viết trên một trang giấy: Thưa ba, con rất muốn ba mở đôi mắt hiền từ ra.

Có một thanh niên đến thăm ông và khóc sướt mướt làm tôi cứ tưởng là con của ông. Người thanh niên đó nói: Ổng là thầy tôi, lúc trước ổng ở trong một chái nhà lụp sụp, dùng hết tiền lương để cung cấp lo cho đám học sinh chúng tôi. Nếu không có thầy thì hôm nay không có tôi, xin bác sĩ nhất định phải cứu sống ổng. Lời nói chưa dứt thì lại khóc tiếp; sau đó tôi mới biết ông đã được chọn là một trong mười vị thầy có lòng thương lớn nhất đối với học sinh. Sau khi ông tỉnh lại phải tiếp tục dùng máy để trợ giúp hô hấp thêm ba ngày nữa. Lúc đó ông bắt đầu niệm Phật; ngoài bịnh bị nghẽn động mạch cơ tim ông còn bị bịnh phổi nữa. Cuối cùng ông cũng lành bịnh và tự mình bước đi ra khỏi bịnh viện. Sau đó ông trở lại bịnh viện kiếm tôi để hợp tác in kinh. Những bác sĩ xem qua tâm điện đồ và kết quả thử máu và thấy sức khoẻ ông từ từ bình phục đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.

Có một cô gái rất đẹp lúc trước từng là hoa khôi trong trường. Trên mặt bị bịnh ung thư sưng lớn lên khoảng gần bằng ba cái đầu chụm lại. Lúc tôi mới gặp và nhìn thấy cô thì có cảm tưởng như là có đứa bé đang ngồi trên đầu. Tuy cô phải chịu đựng sự đau khổ to lớn này nhưng nghĩ lại cũng còn may. Trong thời gian đau khổ này cô biết đến Phật pháp, cô than là: Rất tiếc tôi nghe được quá trễ!. Nhưng nếu kịp thời phát tâm thì cũng không trễ. Trong trường hợp đau khổ như vậy nếu người khác thì đã kêu trời kêu đất rồi, ngược lại cô còn có thể niệm Phật. Cô đem sự đau khổ biến thành nước cam lồ của lòng từ bi, đổi sự áo não buồn rầu thành ánh sáng thanh lương, tâm cô đã nương dựa vào đức Phật A Di à. Cô đem tất cả tài sản của cô ra để cúng dường cho mọi người và dặn dò chuyện lâm chung đại sự. Rất nhiều pháp sư và liên hữu cũng cảm động và từ bi niệm Phật tiếp cô. Một hôm cô đưa năm trăm đồng nhờ tôi mua hột giống hoa đem gieo trong chùa hoặc là phía trước của Tịnh Nghiệp Tinh Xá Niệm Phật ường; cô nói là để khi nào hoa nở có thể cúng Phật, có hoa nở ra hoài để cúng Phật. Chúng ta là người khoẻ mạnh nhưng không ai có tâm niệm đẹp như cô. Có lẽ bạn sẽ nói mặt của cô rất xấu xí, diện mạo không còn đẹp như xưa nữa, nhưng nghĩ lại chúng ta có tâm niệm đẹp như cô không? Cô đưa tôi sợi dây chuyền quý nhất mà má cô tặng cho cô lúc trước và nói: Nhờ bác sĩ bán sợi dây chuyền này xong rồi đem tiền đi in kinh, cúng dường Tam Bảo tuỳ tiện làm thế nào cũng được, miễn là có thể làm lợi ích cho chúng sanh. Thật là hiếm có, trong lúc cô chịu đựng muôn vàn đau khổ mà lại có được tâm niệm đẹp như vậy, bạn đã thể hội được sức lực của Phật pháp hay không? Rất nhiều người vào thăm cô, cô nói: Tôi bị bịnh này là do nghiệp báo [của những chuyện ác mà tôi làm lúc trước], quý vị thăm tôi rồi sau này phải đừng làm việc ác, nên làm việc lành, luôn luôn nhớ như vậy, phải biết dự trữ đồ ăn phòng khi đói kém. Mau sớm niệm Phật thì mới không uổng chuyến đi thăm tôi lần này.

Có một ông già tám mươi tuổi bị ung thư phổi từ viện dưỡng lão đến. Ông nói: Lúc ông năm tuổi thì cha ông mất, tám tuổi thì mẹ mất, một người sống cô đơn đến nay đã 80 năm. Có thể nói là ông đã nếm đủ hết mùi vui, buồn, ly, hiệp trong đời. ến nay đã già lại mắc phải bịnh nặng, suốt ngày phải nằm trên giường. Có một đêm ông ngồi dậy ôm gối tự nói chuyện với mình : Tôi muốn đi về, tôi muốn đi về; giọng nói rất là thê lương, nhưng lúc đứng dậy thì đứng không vững và lại té bị thương. Răng trong miệng đã bám đầy bựa, mỗi ngày y tá phí bao nhiêu sức lực để kêu ông chà răng, ông nhất định không chịu chà và nói: Người muốn chết rồi, chà răng để làm gì nữa!. ã gần hai tháng ông không chịu ăn gì hết nên gần kiệt lực vì đói. Rất khó khăn lắm tôi mới để thuốc và thức ăn vào miệng ông, nhưng ông nhất định không chịu nuốt và quyết tâm muốn chết. Sau đó đại và tiểu tiện cũng không khống chế và điều kiển được; đi đại tiểu tiện ngay trên giường bịnh. Ông không có gia đình, người làm trong bịnh viện không đủ, không có người túc trực ở kế bên để thay vải trải giường và thay quần áo. Sau đó cả quần áo cũng không còn sức để mặc mà cũng không chịu mặc, chỉ còn trơ da bọc xương như vậy nằm trên giường. Vì ông không chịu ăn cơm cho nên chỉ có thể chích thuốc. Tay ông bấy hết vì kim đâm để chích thuốc hoặc lấy máu. ây là cái khổ của sự già nua. Khuyên ông niệm Phật nhưng ông cũng rất khó niệm được, mỗi lần nhìn ông thì không có bút mực nào diễn tả hết những sự đau lòng khổ não này. Ông cũng đã từng khoẻ mạnh như chúng ta, đã từng bước đi thoăn thoắt trèo non vượt suối, cũng đã từng giống như chúng ta, khi đói thì kiếm ăn, cười tươi như hoa nở. Nhưng những đợt sóng sanh tử của sông Hằng một giây phút, một tích tắc cũng không chịu ngừng lại Thân thể chúng ta cũng như căn nhà có thể bị hư hoại và bị sụp đổ; sống trong căn nhà cũ bị hư, bị dột mưa thì rất khổ, rất khó khăn. Nếu lúc đó chúng ta niệm Phật, đem tâm an trú tại cõi Tây phương tự do tự tại, kiên cố thanh tịnh, bất cứ lúc nào cũng có thể dọn nhà đi thì rất trang nghiêm tốt đẹp. Nếu buồn rầu áo não theo căn nhà cũ nát, sợ là tương lai bạn cũng sẽ dọn đến căn nhà còn hư dột và cũ hơn hiện tại nữa, đời đời chịu khổ!

Có một bịnh nhân đã già, có người nói ông đã 80 tuổi, có người nói ông đã 90 tuổi. Hình như trước kia ông là giáo sư trường đại học Bắc Kinh, diện mạo của ông rất giống người trí thức. Ông không phải là bịnh nhân thuộc chuyên khoa chữa trị của tôi. Từ lúc đầu tiên khi tôi gặp ông thì ông đã hôn mê bất tỉnh. Mỗi lần đi vào phòng bịnh tôi chỉ có thể niệm A Di à Phật, A Di à Phật vào tai ông. Cứ như vậy cả hai tháng ông chưa khi nào có một chút phản ứng gì hết. Sau cùng ông tỉnh lại, có chút phản ứng và nhìn tôi, ra hết sức hình như muốn niệm A Di à Phật, nhưng không có sức để niệm ra tiếng. Tay ông cử động hình như muốn chắp tay, chắp tay lại đối với người khoẻ mạnh là một chuyện rất là dễ dàng, nhưng đối với ông thì lại vô cùng khó khăn. Không phải là lúc còn trẻ da ông cũng rất hồng hào mềm mại hay sao? Nhưng thế gian vô thường, hồng hào mập mạp trẻ trung sẽ từ từ biến thành già nua lụm cụm!

Hình như tôi đã đem hình tượng của những người lớn tuổi kéo xuống tận đáy thẳm vực sâu, như thế có phải quá tàn nhẫn hay không? Nhưng nếu không diễn tả rõ ràng thì mọi người không hiểu rõ những chuyện trong thế gian, không buông xả được, như vậy thì không thể đạt được hạnh phúc tự tại. Nếu không kịp lúc hồi đầu niệm Phật e rằng sẽ hối hận vĩnh kiếp về sau!

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/langnghetienghatsonghang/langnghe.htm