View Full Version : Bên Giòng Nước- Quỳnh dao
giavui
09-11-2014, 06:25 PM
Bên Giòng Nước- Quỳnh dao
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1410459844_Tuthienbao.com-2.jpg
Không làm sao tôi quên đuợc cái đêm đầu tiên gặp Đỗ Tiểu Song. Dù chuyện đó xảy ra cách đây đã mấy năm. Bao nhiêu chuyện bể dâu, bao nhiêu biến cố đã xảy đến, nhưng những hình ảnh hôm ấy lại hiện ra rành rành trước mắt.
Mùa đông năm ấy rét đặc biệt, vì mùa mưa đã kéo quá dài, đó cũng là lý do hoa Đỗ quyên nở thật sớm. Vừa qua khỏi tết dương lịch chẳng bao lâu là bên hàng giậu trong sân nhà chúng tôi màu hoa Đỗ Quyên rực rỡ. Mưa không làm hoa tàn, trái lại cánh hoa thêm long lanh tươi tắn. Chỉ có cái rét theo cơn mưa làm tôi khó chịu. Trong nhà phải nói là chỉ có tôi và bà Nội là sợ rét nhất.
Vì vậy ngay đâu năm, chúng tôi đã khơi lò sưởi. Thỉnh thoảng tôi bỏ vào đấy một ít vỏ quít, để mùi tinh dầu dễ chịu tỏa lan khắp phòng.
Tối hôm ấy, cả nhà quây quần quanh lò sưởị Nội đang đan cho tôi một chiếc áo ấm sọc xanh trắng xen hàng, mẹ gỡ chỉ, trong khi chị Thi Tịnh và vị hôn phu không rời nửa bước là Lý Khiêm đang chơi cờ. Chị Thi Tịnh thì hiếu thắng ông anh rể chờ của tôi lại nịnh đầm, nên cứ giả vờ thua mãi. Tính ông anh cả Thi Nghiêu tôi lại khác.
Chu Thi Nghiêu bao giờ cung là Chu Thi Nghiêu. Hiện ông ấy đang ngồi cạnh máy tivi, trên tay là quyễn Tuyển tập dân ca Mỹ quốc, mà mắt lại không rời màn ảnh tivi. Phim đang chiếu có tựa đề là Tên trộm tài ba, tên trộm đang trổ tài trộm các bức danh họa.
Tôi vừa khều lửa trong lò sưởi vừa nói,
--Anh cả à, nhà có tivi không hẳn phải mở suốt ngày, trên máy có nút tắt mở, thì khi nào không cần ta có thể tắt chứ.
Anh Thi Nghiêu chỉ chau mày không đáp, mẹ đỡ lời:
--Thi Bình, con đừng quấy rầy, anh con làm nghề này, phải nghiên cứu chứ?
--Nghề gì? Ăn trộm ư?
Bà nội trừng mắt với tôi:
--Cái con này riết rồi ăn nói không chừng không đổi. Có phải bữa nay không nhận đuợc thư thằng Vũ Nông phải không?
--Sao Nội biết?
Nội có vẻ đắc ý.
--Sao không? Suốt chiều tới giờ, Nội thấy trời mưa trời gió mà con cứ chạy ra thùng thơ ba bốn lần là biết ngaỵ
Tôi đỏ mặt:
--Đâu phải đâu. Con ra xem coi có thư của cha không.
Nội cười:
--Trời ơi, sao cha bây lúc này có phước thế??
Tôi đỏ mặt:
--Mẹ, xem Nội kìa!
Thi Tịnh bỏ bàn cờ quay sang.
--Thi Bình, không lẽ lớn thế rồi mà đụng tí mi phải kêu mẹ sao? Có kêu mẹ cũng chắng làm gì đuợc Nội.
--Hứ, chị cũng bênh Nội, để bao giờ chị với anh Khiêm lập gia dình có tí nhau rồi chị biết, Nội sẽ giành kẹo với cả con chị!
Chị Thi Tịnh quay sang mẹ:
--Mẹ, mẹ có nghe Thi Bình nói gì không?
Mẹ cười:
--Thôi tôi không can dự gì đến chuyện mấy người đâu.
Nội cũng cười theo,
Thi Tịnh quay sang Lý Khiêm phân bua.
--Anh thấy không? Ở nhà này mẹ thì bênh anh cả, còn Nội thì cưng chiều Thi Bình, chỉ có em là chẳng ai yêu.
Lý Khiêm gật gù:
--Chính vì vậy mà anh yêu em.
Cả phòng ngập đầy tiếng cười.
Anh Thi Nghiêu xem xong phim, đứng dậy tắt tivi, chậm rãi quay lại:
--Quý vị vui gì ồn thể. Ban nãy con nghe Nội nhắc đến thùng thơ phải không? Phải rồi, sáng nay khi đi làm, con có mở thùng thơ ra, có một lá thư gởi Thi Bình, sẵn con bỏ vào túi, rồi quên luôn.
Tôi hét lên:
--Trời ơi, anh Nghiêu, chờ gì mà anh không mang ra ngay chứ?
Anh Thi Nghiêu từ từ lấy trong túi ra. Bức thư tôi đã đợi cả ngày trời. Bức thư của Vũ Nông từ Mã Tổ gởi về Tôi giật lấy thư, nổi giận:
--Thư của người ta mà anh bỏ vào túi làm gì? Xem nè anh làm nhẩu hết trơn.
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chay mày:
--Anh nào có cố tình đâu. Đừng hiểu lầm, trong đó có gì quan trọng??
--Cũng không có gì!
Tôi đáp, nhưng Nội đã chen vào:
--Sao lại không? Nếu không hở, Thi Nghiêu, từ giờ sắp lên con gặp thư nó cứ cất luôn đi, xem ai quýnh lên cho biết.
Tôi nhào tới, đấm thùm thụp vào lưng Nội:
--Nội, sao lúc nào Nội cũng đối lập với con thể
Nội phải hét lên với mẹ:
--Tâm Bội, cô coi con gái cô kìa, con gái gì mà chẳng ý tứ, nết na gì hết!
Mẹ tôi phải lên tiếng:
--Thi Bình!
Bỗng nhiên, Mẹ ngưng lại lắng nghe, rồi nói:
--Hình như con nghe có tiếng anh Tư Canh, chắc anh ấy ở Cao Hùng mới về.
Quả nhiên, có tiếng cổng mỡ. Rồi tiếng cha như đang nói chuyện với ai. Chúng tôi đứng bật dậy chờ đợi. Đúng ra cha tôi đi Cao Hùng chỉ ba ngày về, thế mà không hiểu sao lần này hơn tuần. Chắc có việc gì. Cha đã vào đến phòng khách. Cửa mỡ. Không chỉ có một mình cha, mà còn có một cô gái. Khoảng 17 tuổi gầy yếu trong bộ áo màu đen. Duới ánh đènh vàng, tôi chỉ thấy đôi mắt nàng ta nổi bật, đen nháy đang tò mò nhìn chúng tôi.
-- Vào đi!
Cha bảo, và cô bé ngoan ngoãn bước vào. Cha đặt tay lên vai gầy của cô ta, và nghiêm trang nhìn bà Nội, mẹ và chúng tôi.
--Bắt dầu từ giờ phút này, gia đình chúng ta có thêm một đứa con gái, tên nó là Đỗ Tiểu Song, và nó sẽ sống ở đây với chúng ta luôn.
Mẹ đưa mắt tò mò nhìn cha, và cha nhìn mẹ nói:
--Tâm Bội. Xin lỗi vì đã chưa bàn trước với em, nhưng Kính Chi chết rồi, anh cũng không ngờ nó lại nghèo thế này.Một con người tài năng, dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đổi lấy một núi nợ nần, và gia tài duy nhất còn lại là đứa con gái Tiểu Song này đâỵ Anh không nỡ để nó bơ vơ ở lại Cao Hùng. Bạn bè của Kính Chi ở đó đều là bạn nghèo. Sự đóng góp của họ chỉ đủ mua quan tài mai táng Kính Chi. Tiểu Song mất mẹ lúc còn nhỏ, bây giờ mất cả cha. Anh mang nó về đây, chỉ một mong ước. Cho nó có đuợc một mái nhà.
Đỗ Tiểu Song đứng đấy, dưới ánh đèn, đứng thẳng lưng, gương mặt thờ ơ như không một súc cảm. Lời tường thuật của cha tôi về cô bé hình như chẳng liên hệ gì tới cô ta. Cả nhà im phắc trước sự bất ngờ. Hình như nghe cả tiếng muỗi baỵ Sự vui nhộn ban nãy biến mất. Cô gái đến mang cả cái lạnh của mùa đông. Nhung rồi truyền thống hiếu khách của dòng họ Chu chúng tôi đã phá đuợc giá băng.
Nguời đầu tiên là Nội, Nội dẹp ngay kim đan và chỉ len, người bước tới đẩy chiếc nón trên đầu Tiểu Song lên, ôm vai cô bé nóị
-- Cho Nội xem dung nhan con một chút xem.
Chiếc nón đuợc cởi ra, mái tóc dài buông xỏa xuống. Cô bé có gương mặt thanh tú, và đẹp nhất là đôi mắt. Cái đẹp thanh cao nhưng buồn.
Nội nắm lấy tay Tiểu Song và nói:
-- Đẹp, đẹp lắm! Sao tay con lạnh thế nàỵ Con ốm quá, gầy như bộ xương..Nhưng con đừng lo, Nội bảo đảm con ở đây ba tháng, là Nội sẽ vỗ béo con ngay.
Hành động của Nội đã mang chúng tôi trở về thực tại. Mẹ bước tới cởi áo khoác ngoài cho Tiểu Song. Chị Thi Tịnh nhắc chiếc ghế đặt cạnh lò sưởi bắt nàng ngồi xuống, anh Lý Khiêm thì khuân vali, còn tôi giới thiệu.
-- Đây là bà Nội, đây là mẹ, đây là chị Thi Tịnh, tôi là Thi Bình, đó là anh rể tương lai của tôi, anh Lý Khiêm, còn....Ủa anh Thi Nghiêu đâu rồỉ
Mẹ nhìn tôi:
--Nó đi ngủ rồi, mệt quá chắc đi ngủ sớm.
Tôi bất mãn:
-- Xem tivi thì chẳng mệt, đến chừng có chuyện thì lẩn đi ngủ. Không lẽ....
Mẹ cắt ngang.
-- Thi Bình! Mẹ tính con với Tiểu Song chung phòng nhé? Dù sao giường con cũng là giường hai tầng mà.
Rồi mẹ quay sang Tiểu Song.
-- Con ngủ chung phòng với Thi Bình đuợc chứ?
Tiểu Song gật đầu. Nội hỏi Tiểu Song:
-- Năm nay con bao nhiêu tuổỉ
--Dạ 18.
Đây là câu đầu tiên của Tiểu Song trong nhà tôi. Nội ngắm nghía cô bé một lúc nói:
-- Vậy là con nhỏ hơn Thi Bình hai tuổi, con nhỏ nhất nhà đấỵ
Tiểu Song yên lặng đua mắt nhìn lửa trong lò sưởi. Cô bé thật là bình thản như kẻ bàng quang bên đuờng, yên lặng như nghe nói về ai chứ không phải chính mình.
Cha nói với mẹ:
-- Tâm Bội này, anh thấy em thu xếp cho Tiểu Song nghỉ ngơi đi, mấy hôm nay nó phải mệt lả, lại một ngày ngồi xe hoả không khéo ngã bệnh.
Thế là cả nhà tôi rộn lên. Tôi, mẹ , bà chị Thi Tịnh người lấy gối, chăn, nguời giũ giường, thu xếp chỗ cho Tiểu Song đê vali, treo quần áo. Trong lúc mọi người lăng xăng thì Tiểu Song vẫn đứng lặng một chỗ, đưa mắt nhìn khắp phòng. Mắt cô bé dừng lại trước cây đàn dương cầm. Tiểu Song hỏi tôi. Câu thứ hai sau khi bước vào nhà.
-- Nhà chị có đàn dương cầm nửa à?
Tôi vui vẻ trả lời:
-- Vâng của anh Thi Nghiêu đấỵ Gia đình tôi tuy không khá giả lắm, nhưng cha mẹ lại không bao giờ để cho con cái thiếu thốn nhất là với anh Nghiêu, anh ấỵ Thôi khuya rồi, đi tắm đi rồi ngũ.
Cô nàng cũng không hỏi thêm, lẳng lặng theo tôi vào phòng tắm. Nhà tôi là ngôi nhà cất kiểu Nhật, khá hẹp, nên chỉ có một phòng tắm cho cả nhà luân phiên dùng. Sau khi Tiểu Song tắm rửa xong, tôi đưa cô ta về phòng, cho cô bé nằm giường trên, tôi nói:
-- Lúc đầu, tôi với chị Thi Tịnh ngủ chung ở phòng này, sao đó chị Thi Tịnh có bạn trai, sợ tôi quấy rầy hai người, nên cha tôi mới cho xây thêm phòng ngoài cho chị Tịnh. Đó cô thấy ba mẹ tôi văn minh không?
Tiểu Song nằm ở giường trên, nghiêng xuống nhìn tôi một cách xa lạ, làm tôi mất hứng. Ở đâu có nguời gì lạ lùng, lúc nào cũng xa lạ như khách, không hòa hợp.
Tôi lắc đầu chán nản, nóị
-- Thôi cô ngủ đi, khuya rồi!
giavui
09-11-2014, 06:25 PM
Tối hôm ấy, chúng tôi ở cùng chung một phòng. Xưa tới giờ, tôi đuợc coi là nhỏ nhất trong nhà, lại đuợc Nội nuông chiều nên hơi nhõng nhẽo. Bây giờ đột nhiên trong nhà xuất hiện một người nhỏ hơn. Cảm giác đuợc làm chị khiến tôi thấy mình lớn và trưởng thành hơn, tôi thấy dễ chịu. Nhắm mắt lại một chút, tôi ngủ lúc nào không haỵ
Đến khi giật mình thức giấc thì trời đã sáng trắng. Nhưng ơ kìa, một cả giác lạ vây quanh. Căn phòng tôi hôm nay thật khác. Sách báo trên bàn đâu vào đó, chứ không lộn xộn như hàng ngàỵ Bàn đuợc lau chùi sạch sẽ. Ghế ngay ngắn. Thảm dưới chân trải thẳng. Định làm chị chưa kịp chăm sóc nguời ta thì đã đuợc người chăm sóc lại chu đáo.
Tôi thấy ngượng ngập. Nhưng như vậy cũng tốt, từ đây về sau tôi sẽ không còn bị Nội mắng là ở cái phòng giống như là cái ổ chó. Tiểu Song đi đâu không có trong phòng. Tôi đẩy cửa bước ra. Ngoài phòng khách có tiếng đàn, anh Thi Nghiêu hôm nay đàn sớm thể? Tôi bước qua phòng khách định nhắc nhở anh đến sở Truyền hình, đồng thời nhớ lấy cho tôi mấy tấm vé xem diễn tập ở đài, mà tôi và bà Trương bên cạnh đã mấy lần nhắc nhở, nhưng anh vẫn quên.
Vừa bước vào phòng khách, tôi lại ngạc nhiên với cảnh trước mắt. Tiếng đàn ban nãy không phải của anh Thi Nghiêm đàn. Người đang ngồi sau đàn là Tiểu Song. Những ngón tay thon dài lướt nhanh trên phím, tạo thành những âm thanh trầm bổng thành thuộc. Anh Thi Nghiêu đứng cạnh lắng nghe. Tiểu Song với chiếc aó khoác ngoài bằng len màu đen, mái tóc dài xõa ngang vai, điểm một hoa trắng cài trên mái tóc. Những âm thanh điêu luyện van g đều. Tối qua dưới ánh đèn, có lẽ tôi không thấy rõ dung nhan Tiểu Song. Bây giờ, bên cây dương cầm, Tiểu Song hiện thân như một tiểu thư đài các, kiêu sa, thanh tú với làn da trắng xanh lôi cuốn.
Một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ mà có thể đàn những tác phẩm tuyệt tác thành thạo như thế ư? Có lẽ tôi chưa biết đuợc hết cội nguồn của người bạn mới nàỵ Bản nhạc dứt, Tiểu Song đưa mắt lên thăm dò nhìn anh Nghiêu.
Ông anh tôi cũng có vẻ chợt tỉnh, hỏi:
-- Cô học đàn đuợc bao lâu rồỉ
Tiểu Song đáp.
-- Em cũng không nhớ. Có lẽ từ khi mới biết đi. Cha em là giáo viên dạy nhạc. Người thường nói, đời cha nghèo lắm, không có của cải gì để lại cho con, ngoài kiến thức âm nhạc này, con hãy gắng học, và em đã vâng lời cha, học thật chăm chỉ. Nhà không có đàn. Em chỉ sử dụng đàn của nhà trường lúc về đêm.
-- Nhưng cô đàn tuyệt quá.
-- Nhờ em chịu khó tập luyện.
Thi Nghiêu gật gù:
-- Ban nãy cô dấu, định thử tài tôi ư?
-- Dạ không, nhưng em nghe nói đàn này là của anh.
Anh Nghiêu nổi nóng:
-- Và vì vậy mà cô muốn thử tôi. Cô nghỉ rằng người tàn tật như tôi không biết đuợc bao nhiêu âm nhạc? Phải không?
Tiểu Song đỏ mặt, nàng mở to mắt:
-- Anh tàn tật?
Anh Nghiêu giận dữ:
-- Không lẽ cô không nhìn thấy?
Tôi thấy không khí thật căng thẳng. Tiểu Song kém tế nhị quá. Cô ấy không hiểu ông anh tôi. Một ông anh tài hoa nhưng nóng tánh, và mỗi khi nóng lên thì giống như một hỏa sơn phun lửa. Tôi định bước vào gỡ rối, thì nghe Tiểu Song nói:
-- Em nghỉ là ...thọt chân không có nghĩa là tàn phế, anh không thấy là bao nhiêu người câm, điếc, khùng...
Chết chưa! Trong nhà tôi hai chữ thọt chân là hai chữ đại kỵ, từ Nội cho đến tôi chẳng ai dám nói đến hai tiếng đó. Không ngờ, mới bước vào nhà có một ngày, mà Tiểu Song đã làm một chuyện động trời.
Tôi chưa biết phải làm gì để cứu vãn tình hình thì đã nghe anh Thi Nghiêu lớn tiếng:
-- Im mồm! Cô đừng tưởng cô đàn đuợc như vậy là cô đã hơn người, cô ngạo nghễ cười sự tàn tật của người khác. Cái thứ mồ côi không cha không mẹ, không nhà không cửa như cô mới thật sự là đáng buồn. Cô phải tự ti với định mệnh tàn khốc đó mới phải chứ
Tiểu Song bị choáng váng, nàng trừng mắt và chỉ ngồi yên. Tôi chạy ra.
-- Anh Nghiêu!
Nội nghe ồn ào cũng tới:
-- Cái gì mà sáng sớm đã la lối thế?
Anh Nghiêu nói:
-- Mới thức dậy đã gặp quỷ ma!
Nội hỏi
-- Ma quỷ đâu?
Tiểu Song đứng lên:
-- Con đây!
Tôi can thiệp:
-- Thôi bỏ qua hết đi. Tiểu Song, tính của anh cả nóng nảy lắm, anh cả dược Nội nuông chiều quá nên...
Nội nói:
-- Chứ không phải cô sao?
-- Thì tất cả chúng con bị Nội nuông chiều hư hết cã.
-- Hừ, chúng bây làm gì cũng trút hết tội cho Nội.
Tôi nóị
-- Di nhiên rồi. Nội sinh ra cha, rồi cha tạo ra chúng con, tất cả không phải lỗi ở Nội còn ở ai?
Nội ngẩn ra hết cãi. Tôi quay sang anh Thi Nghiêu, anh ấy mặt vẫn còn tái xanh.
-- Anh Nghiêu này, dù sao anh cũng là chủ, cô Song đây mới đến với chúng ta có một ngày mà anh chẳng khách sáo một chút đuợc ư?
Anh Nghiêu chưa trả lời , thì Tiểu Song dã lên tiếng:
-- Em không phải là khách, nên không cần sự biệt đãi nào cã. Có điều em không biết là tại sao con người lại hay trốn tránh sự thật? Nếu định mệnh đã an bày, đã bắt ta có một khuyết tật hay hòan cảnh nào đó. Không lẽ khi không đề cập đến là khuyết tật hay hoàn cảnh đó sẽ biến mất đi? Vâng, em là đứa con mồ côi, đứa không còn cha còn mẹ Có lẽ đó là định số, là ý trời đặt để. Nhưng nói thật, em cũng không vì thế mà cảm thấy tủi thân hay tự ti.
Tiểu Song cuí xuống, giọng lạc hẵn .
--Em còn đuợc gia đình anh chị thu nhận vào , coi như người trong nhà, so với hàng vạn đứa trẻ mồ côi khác, em còn có phúc hơn.
Nói xong Tiểu Song bỏ đi về phòng. Không hiểu sao, tôi chỉ đứng lặng. Bà tôi thì ngơ ngác vì không hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao.
Riêng anh Thi Nghiêu thì đứng đấy như người vừa phạm lỗi. Mẹ xách giỏ đi chợ về thấy cảnh trong phòng khách, ngạc nhiên hỏi:
-- Ủa hôm nay Thi Binh không đi học ư? Còn Thi Nghiêu đi làm chưa? Chuyện gì vậy?
Câu nói của mẹ làm tôi nhớ ra. Bữa nay thi cuối học kỳ, thế mà mặt còn chưa rửa, tóc chưa chải. Chuyện của Tiểu Song với anh Nghiêu làm tôi quên hết. tôi vội vã đi chuẩn bị công việc mình. Chiều hơn năm giờ tôi mới từ trường trở về. Nhà thật vắng chỉ có Nội ngồi đan áo trong phòng khách. Lò sưỡi lửa hồng, cái ấm áp tràn lan.
Tôi ngồi xuống cạnh Nội, hỏị
-- Đi đâu hết rồi Nội? Còn Tiểu Song ?
Nội nóị
-- Coi chừng, đừng quậy rối chỉ hết nghen. Coi kìa, đi học không mang dù theo, để mưa ướt cả tóc cả người, lạnh như cục nước đá, coi chừng cảm lạnh cho xem!
-- Con hỏi Nội đi đâu hết rồi, Nội không trả lời con?
-- Thì cha con nghỉ đủ mười ngày phép rồi, hôm nay phải đi làm. Thi Nghiêu thì công việc ở đài truyền hình chưa về, còn Thi Tinh tan sở xong chắc ghé nhà họ Lý rồi, Tiểu Song thì.
Nội nói tới đây, đột ngột đổi giọng:
-- Cái con nhỏ coi vậy mà đảm đang ra phết. Cả một ngày làm đủ mọi việc. Giặt rửa, may vá cái gì cũng biết, chứ không như tiểu thư đài các như chúng bây đâu. Cái gì cũng đợi sẵn tới miệng.
-- Nhưng cô ấy hiện ở đâu?
-- Trong nhà bếp phụ mẹ con.
Tôi vội đứng dậy ùa vào nhà bếp. mẹ đang xắt thịt, trong khi Tiểu Song đang ngồi trên ghế cao bóc ngô, hai người đang nói gì có vẻ tâm đắc lắm. Tôi nói:
-- Mẹ, Tiểu Song mới đến nhà ta mà mẹ bắt cô ấy làm việc như vậy không sợ mang tiếng bóc lột à?
Mẹ quay lại cười:
-- Làm gì con bênh Song dữ vậy. Đuợc rồi, nếu sợ mang tiếng thì Tiểu Song ơi, mang ngô ra đưa cho Thi Binh nó bóc hột giùm bác đi.
-- Bóc thì bóc, sợ gì.
Tôi nói và quay sang Tiểu Song .
-- Này Song, mình mang về phòng mình cùng làm đi, tôi có chuyện muốn nói với bạn.
Mẹ nói:
-- Đám con gái tụi bây lộn xộn quá. Làm gì bí mật thể? Phải về phòng riêng mới nói chuyện đuợc à?
Tôi tỉnh bơ kéo Tiểu Song và rổ bắp về phòng, khép cửa lại. Chúng tôi ngồi bên bàn vừa bóc hạt vừa nói:
-- Tiểu Song, làm sao sáng nay cãi nhau với anh Nghiêu thể? Đến lớp mà tôi vẫn không hiểu, tại sao bạn đàn cho ông ấy nghe mà còn bị ông ấy bắt bẻ là thử tài?
Tiểu Song yên lặng một chút, ngẩng đầu lên nhìn tôi:
-- Chị hỏi thì em nói. Thế này, chị biết là ngay từ nhỏ, em đã đuợc cha dạy nhạc, không những chỉ piano, violon, đến khi cha phát hiện mình bị bệnh ung thư, cha biết không còn sống bao lâu nửa, nên cha càng ra sức truyền hết nghề cho em. Cha thường nói, cha chết đi không có gì để lại cho con. Nhưng con có tài, con có chí, như vậy con sẽ không nghèo giống cha. Cha dạy em nhạc, cống hiến cả một đời cho âm nhạc mà có ai biết tới đâu? Đó là điều khiến cha buồn. Với em, cha đặt hy vọng cao lắm, em cũng không muốn phụ lòng cha, nên thấy nhà chị có piano, có cả ông anh hiểu về nhạc, em...
Tôi cắt ngang.
-- Bạn lầm rồi. Ngành nghề chánh của anh Nghiêu không phải là âm nhạc. Anh ấy tốt nghiệp ngành báo chí, sau đó sang Mỹ tu nghiệp môn truyền thông đại chúng, và hiện là Phó Giám dốc kế hoạch cho Đài Truyền hình. Âm nhạc chỉ là một thứ tiêu khiển của anh ấy, chứ không phải để kiếm ăn.
Tiểu Song ngỡ ngàng nhìn tôi:
-- À thì ra thể Nhưng sao anh ấy lại biết nhiều về âm luật như vậy?
-- Nhưng bạn đã thử thế nào để ông ấy nổi sùng chứ?
Tiểu Song nói.
-- Cũng không có gì. Em chỉ cố tình đánh sai mấy nốt nhạc, người không sành khó có thể nhận ra, em ỷ lại, phải nói là em chỉ kiêu hãnh về vốn liếng âm nhạc của mình, vì vậỵ Thôi từ rày về sau em chẳng dám xem thường ai hết.
Sẵn dịp tôi đã thổi phồng anh Nghiêu:
-- Anh Nghiêu nhà tôi rành nhiều thứ lắm, ngoài hội họa, văn học, nghệ thuật, âm nhạc ra anh ấy còn nghiên cứu đủ thứ. Tiếc một điều là lúc còn nhỏ sau một cơn sốt, anh ấy bị liệt thành thọt chân. Có lẽ cái tật này đã làm anh ấy khó tánh, dễ nổi nóng...
Tiểu Song đã lẩy xong ngô nói:
-- Em biết anh ấy khó tánh, từ rày về sau em sẽ cố không để có chuyện xảy ra nữa.
Và cô ta bưng rổ ngô xuống bếp. Trước giờ cơm tối, cha và anh Nghiêu mới về. Về tới nhà là anh bỏ ngay về phòng riêng. Mãi tới giờ cơm, khi mọi người tụ họp đông đủ, anh mới ra. Bữa cơm tối là giờ phút vui vẻ nhất trong nhà. Mọi người quây quần bên bàn ăn. Nội và mẹ hết lời tán tụng Tiểu Song.
Cha ngồi chăm chú nghe, đột nhiên người nói:
-- Song phải học luyện thi, để mùa hè năm nay vào đại học Tiểu Song nhìn lên:
-- Con muốn tìm việc làm, không học đại học đâu!
Cha cắt ngang.
-- Tiểu Song! Con mới 18 tuổi mà việc gì làm? Nếu cha con còn sống, chắc người cũng muốn con vào đại học thôị
Tiểu Song cương quyết:
-- Nếu cha con còn sống người cũng không để con lên đại học đâu, nguời nói ở dại học cũng không dạy con nhiều hơn điều cha đã dạỵ
-- Nhưng hiện nay cha con chết rồi, ai dạy con?
Tiểu Song cũng kính nói.
-- Vâng. Thưa bác, bác hãy để con tự quyết định lấy tương lai của mình. Con hiểu điều con muốn. Gia đình bác đã dành cho con quá nhiều thứ. Cuộc đời và địn h mệnh con quá khốn khổ, con không dám mơ ước nhiều hơn, con chấp nhận những gì mình có. Hạnh phúc quá, chỉ tổ trời xanh ganh ghét.
Cha ngẩn người ra. Người có vẻ không tin chính tai đã nghe những lời như vậy thốt ra từ chiếc miệng 18 tuổị Chúng tối cũng thế.
Mẹ có vẻ cảm thấy không khí năng nên nói vàọ
-- Ồ! Cái đó cũng không quan trọng, có đại học hay không cũng thế. Ai bảo tôi lạc hậu tôi chịu, chứ con gái học ít cũng tốt thôi. Học cho nhiều, rồi cũng bồng con, nuôi chồng thôi.
Tiểu Song nhỏ nhẹ:
-- Con muốn có công việc làm, chứ không thích ngồi không ở nhà.
Cha tôi lắc đầu:
-- Nhưng bác không tin con sẽ tìm đuợc việc.
Nãy giờ ngồi yên, chợt anh Thi Nghiêu lên tiếng:
-- Để tôi vaò đài, hỏi mấy ban nhạc xem họ có cần người chép nhạc không?
Tiểu Song nhìn thẳng:
-- Thôi khỏi. Một mình em tìm lấỵ
Anh Thi Nghiêu tiu nghỉu, từ đó đến tàn bữa cơm, anh không nói một tiếng nào nữa. Phải nói là tôi phục lăn Tiểu Song, vì chỉ một tuần sau đó, cô ta đã tìm một chân dạy đàn piano ở một lớp dạy nhạc .
Có lần tôi đã đề nghị Song dùng đàn ở nhà, chiêu sinh mấy em nhỏ đến học, đỡ phải đi xa, nhưng cô ấy lạnh lùng nói.
-- Học trò vô ra bận rộn không khí gia đình, vã lại em cũng không muốn sử dụng đàn của anh Nghiêu.
Tôi thấy buồn, vì Tiểu Song vừa vào ở trong nhà đã không thân thiện với anh Nghiêu rồi sau này sẽ ra sao.
giavui
09-11-2014, 06:26 PM
Những ngày kế tiếp, sự hiện diện của Tiểu Song đã khiến cuộc sống gia đình tôi có nhiều thay đổi. Chẵng mấy chốc cô ấy trở thành phụ tá đắc lực của mẹ ở nhà bếp. Một điển hình về thục nử.
Nội cứ tấm tắc khen. Một bạn hữu thân thiết khó rời của tôi. Thân dến độ thư của Vũ Nông gởi riêng tôi cũng mang ra cho cô bé đọc. Dù Song rất ít nói, nhưng mỗi lần nói lại gây nhiều chú ý cho người xung quanh. Cô bé mới có 18 tuổi. Cái tuổi chưa hẳn dã hiểu thế nào là tình yêu. Nhưng vẫn đuợc tôi đưa thư cho xem và chờ nghe bình phẩm.
Thú thật, bấy giờ là lúc tinh thần tôi đang ở mức thấp nhất. Sự chia ly với Vũ Nông làm tôi sầu muộn. Còn những hơn 7 tháng huấn luyện nữa.. Vũ Nông mới tới hạn mãn nghĩa vụ trở về.
Anh ấy là bạn cùng trường. Năm tôi ghi danh học năm thứ nhất, thì anh ấy học năm thứ ba. Và như một truyền thống ở trường đại học. Các sinh viên lớp lớn thường có màn chọn người đẹp mới ngơ ngác vào trường.
Khi trông thấy tôi, chàng đã bị ngay tiếng sét. Vũ Nông thường khoác lác. Duyên nợ của chàng với tôi đã có trước đây những 3 trăm năm, vì vậy khi vừa trông thấy tôi là chàng ngã gục ngaỵ
Ngôn ngữ tình yêu có khác. Dù có thế nào miễn mật ngọt là vẫn làm con người cảm động. Những ngày xa cách tôi và Vũ Nông thư gần như mỗi ngàỵ Và khi Đỗ Tiểu Song xuất hiện, trong thư gần như lúc nào tôi cũng đề cập đến cô ta, cũng như thư của Vũ Nông hay kể về người bạn binh ngủ mới quen là Lư Hữu Văn. Chúng tôi dã biết Lư Hữu Văn từ bao giờ không biết, có điều thỉnh thoảng nhận đuợc cái thư khi thì của Hữu Văn tốt nghiệp ban văn, khi thì Hữu Văn tài hoa cái gì cũng biết...
Đến độ tôi phát ghen lên, có thư tôi hỏi "Coi chừng anh với hắn Homosexuality (Đồng tính luyến aí) nhé!" Và thư chàng viết lại: "Em với Tiểu Song đồng tính luyến ái thì có, đọc thư vừa rồi của em, em nhắc đến tên Tiểu Song những mười hai lần."
Khi Tiểu Song đọc thư của tôi cô cười lăn, nói:
-- Chị Thi Binh, em chưa gặp Vũ Nông bao giờ, nhưng em chắc anh ấy hẳn tếu lắm.
Nội thường cho là con gái ở nhà họ Chu chúng tôi, đứa nào cũng có máu ếm tài, có máu thống trị dàn ông nên vô phước tay nào đụng đến chúng tôi là coi như không còn làm ăn gì nổị
Nội lấy thí dụ như chị Thi Tinh quen với Lý Khiêm từ trung học. Lúc lớn lên, Lý Khiêm tốt nghiệp khoa ngoại ngữ trường đại học hành chính đến nhà kèm Anh ngữ cho chị Tinh là kèm luôn, mê đến độ bỏ cả chuyện lấy học bổng ra nước ngoài tu nghiệp.
Rút cục lại chẳng làm đuợc gì hết ngoài một chân dạy ngoại ngữ ở trung học. Mãi đến lúc anh Thi Nghiêu từ nước ngoài trở về, nhậm chức ở Đài truyền hình, mới tìm thêm đuợc cho Lý Khiêm một nghề tay trái béo bở đó là viết kịch cho đài. Và hiện nay thì nghề này là cái nghề chính hái ra tiền của anh Khiêm, và với số tiền tích lũy đuợc, chị Tinh và anh Khiêm định sang đầu năm tới sẽ làm lễ cướị
Như phía trên tôi đã nói. Sự hiện diện của Tiểu Song trong nhà đã tạo ra những xáo trộn lớn. Ngay từ hôm đầu tiên, sau màn gây nhau với Thi Nghiêu. Họ đối sử nhau như kẻ xa lạ, chẳng ai thèm nói tới ai, đôi lúc còn tìm cớ để không nhìn mặt nhaụ Cha cũng đã tìm ra sự việc, nên có hôm nói:
-- Nếu tính về tuổi, thì Nghiêu đáng mặt anh cả. Thế mà lại chấp nhất con bé làm gì, coi trẻ con quá đi.
Mẹ tôi nói.
-- Ông trưởng Thi Nghiêu lớn lắm rồi ư? Đừng tưởng thấy nó làm Phó Giám đốc đài rồi là trưởng thành. Nó quen đuợc chiều chuộng từ nhỏ, ngang ngạnh thành thói đâu có chững chạc bằng Tiểu Song, Song nó tuy nhỏ tuổi hơn, nhưng nói đâu ra đấy khó ai cãi đuợc.
Tôi cũng chen vàọ
-- Đúng là lỗi của anh Thi Nghiêu. Người ta là khách lại nhỏ tuổi hơn mình chấp nhất làm gì những tiểu tiết.
Tối hôm ấy, sau khi dùng cơm mọi người quây quần trong phòng khách. Nội vẫn với chiếc aó len sọc xanh trắng xen kẽ đan dở của tôi, số người còn lại rỗi rảnh nên ai cũng xem truyền hình. Đài đang chiếu chương trình Thời đại hoàng kim. Các hãng truyền hình hiện nay đang giành giựt khán giả, nên tranh nhau chiếu các bộ phim nhiều tập.
Tiểu Song tuy không thích loại giải trí này lắm, nhưng vì mọi người xem nên cũng ngồi lại xem. Đang lúc xem nữa chừng, đột nhiên cô ấy nói.
-- Em không hiểu sao kỳ quá, các nhân vật trong phim nói gì cũng lập lại hai lần là sao
Chị Thi Tinh không hiểu hỏi:
-- Em nói vậy là thế nào
Tiểu Song nói.
-- Chị để ý xem, bà lão nói "Làm sao vậy? Làm sao vậy " Thì bà cô tiếp lời "vâng, chúng ta có tội tình gì? Chúng ta có tội tình gì?" Và ông già tiếp theo "Thật tức thật, tức chết tôi". Rồi bà chị lớn. "Tôi không muốn sống nữa, không muốn sống nữa". Tới cô em "Thôi, chị hãy chấp nhận số phận đi, chấp nhận số phận đi!". Đó chị thấy không, người nào cũng lập lại câu nói hai lần. Nghĩa là làm sao?
Nếu không có lời của Tiểu Song mọi người cũng không để ý thấỵ Bây giờ nghe vạch ra, rõ là như vậỵ Cô con gái của nhân vật nữ đang hát "Hãy giết tôi đi, giết tôi đi! Nếu không các người không phải là người, không phải là người!"
Cha phì cười nói:
- Thế con không biết ư? Thế này mới gọi là kịch truyền hình chứ?
Nội, mẹ và tôi cùng cười, chỉ có chị Thi Tinh là có vẻ ngượng, chống chế:
--Tại em không biết, có khi ở thời đó nguời ta có thói quen nói như vậỵ
Nội phản đối ngay:
-- Nói bậy, chuyện xảy ra thời đầu cách mạng lúc đó tôi còn trẻ, nhưng đâu có thấy ai nói cà lăm như vậy đâu.
Mẹ quay sang anh Thi Nghiêu:
-- Đài truyền hình của con làm ăn thế nào mà chuyện không có gì cũng thành dược vấn đề thế?
Anh Thi Nghiêu cười.
-- Mẹ hỏi làm sao con trả lời, đúng ra mẹ nên hỏi mấy ông viết kịch bản đó.
Thế là tất cả các tia mắt đổ dồn về phía Thi Tinh va Lý Khiêm. Khiêm có vẻ lúng túng, một lúc nói:
- Biết làm sao hơn, kịch bản cũng không phải một mình tôi viết, mà là tập thế. Hôm trước tôi cũng đã nhìn thấy chuyện lạ này, tôi nêu lên thì một trong những lão làng trong nghề nói "Cậu không hiểu gì hết. Mỗi một kịch bản chúng ta nhận đuợc thù lao bao nhiêu Nếu cậu chỉ nói một lần kịch đuợc bao nhiêu phút, chúng ta viết kịch ăn theo thời gian mà? Phải làm thế nào để kéo dài tình tiết, cậu không thấy có nhiều kịch bản kéo dài nữa năm chưa dứt sao? Vì vậy, từ đó tôi đành làm ngơ. Tại Tiểu Song không thấy chứ, kịch bản của chúng tôi chỉ cà lăm có một lần, chứ có nhiều kịch bản còn cà lăm nhiều lần nữa là khác.
Lời của Lý Khiêm khiến cả nhà cười rộ. Cười là một chứng bệnh truyền nhiễm và hay lâỵ Tôi để ý thấy người ít cười nhất là Thi Nghiêu cũng đang cuời, vừa cười vừa nhìn về phía Tiểu Song, và nàng cũng không nhịn dược. Sau trận cười, Tiểu Song lại nhận xét thêm.
- Ngoài ra, kịch bản trên truyền hình không phản ảnh đuợc cuộc sống thật của thời đạị em thấy như vở kịch đang diễn đâỵ Thời gian là những năm 1911, 1912 mà các nữ diễn viên cô nào cũng kẻ mắt xanh, mắt đỏ. Lúc diễn cảnh bệnh gần chết, vẫn đẹp lộng lẫy như thường.
Anh Thi Nghiêu pha trò:
-- Bởi vì đài truyền hình chúng tôi theo phái tôn sùng cái đẹp cơ mà? Hôm qua chính tôi thấy trên màn ảnh, một anh giả gái mặc jupe soiree, phấn son loè loẹt nhảy cha cha.
-- Vâng, tôi cũng thấy, có điều không thể làm ngơ được với đôi chân lông lá của ông ấỵ
-- Ai bảo cô để ý chuyện đó làm gì?
Mọi người lại cười ồ, anh Thi Nghiêu lấy lại uy tín cho đài truyền hình bằng cách nói:
-- Truyền hình chỉ là một phương tiện giải trí thôi, ta đừng nên đòi hỏi ở nó nhiều thứ quá.
Nhưng Tiểu Song không buông tha:
-- Đồng ý truyền hình là một phương tiện giải trí thôi, nhưng nó cũng phải có tính giáo dục. Trước kia nhà nghèo, em không có tivi xem, em không để ý chuyện đó, nhưng từ khi đến đây ngày nào cũng xem màn ảnh nhỏ em mới để ý. Hoạt hoạ của Walt Disney không phải là giải trí ư? Nhưng tính giáo dục của nó khá cao. Kết hợp đuợc như vậy mới tuyệt vời. Chúng ta vẫn có thể làm đuợc những chuyện như vậy mà? Tại sao ta không làm. Nếu làm được, bảo đảm anh, khách hàng sẽ không chỉ thu hẹp ở phạm vi nào đó, mà phải nói là quảng đại quần chúng, kể cả trẻ con.
Anh Thi Nghiêu khập khểnh bước tới, anh không còn che giấu chiếc chân thọt của mình. Anh nói:
-- Nói thì hay lắm, nhưng có biết trên thế giới này có bao nhiêu Walt Disney? Muốn lập một đài truyền hình phải dưới bao nhiêu áp lực, bao nhiêu cấm kỵ, rồi lợi nhuận, tiền quảng cáo làm sao được?
Tiểu Song nói:
-- Em không hiểu
-- Không hiểu ư. Người làm phim chân chính muốn quay cảnh một đóa hoa hé nở. Phải tốn mười mấy giờ liền. Muốn chụp được sự biến thái của nhộng thành bướm phải tốn hàng tháng. Thử hỏi có muốn làm thì làm được không? Những vở kịch có tính nghệ thuật tôi đưa ra, thì 80% bị phòng kế hoạch bác. Nào kinh phí lớn quá, không được các hãng quảng cáo tài trợ. Tôi muốn làm mấy thước phim phỏng vấn có chuyên đề, có chiều sâu thì cấp trên phê là không phổ biến, coi chừng vạch lá tìm sâu, đụng chạm... Tôi định làm phóng sự về đời sống của ngư dân, của người sống bằng nghề làm muối, về đời sống dân cao nguyên thì phải xin giấy phép của chính quyền địa phương sở tại, đủ thứ rắc rối, phiền phức...Trong khi đó nếu gượng gạo làm những loại phim truyên vô nghĩa như. Cuộc tình của nhà phi hành vu trụ với nàng tiên thì thuận lơi vô cùng, lại hốt bạc...Thành thử nhiều lúc tôi phải tự hỏi, phải chăng dân tộc ta là dân tộc giàu óc trào phúng.
Nội nãy giờ ngồi nghe, người có vẻ mỏi mệt:
-- Sao ở đài con lắm chuyện rắc rối thế?
Tiểu Song dịu dàng:
-- Nội đừng cắt ngang, nãy giờ anh ấy cho con biết quá nhiều thứ ở màn ảnh nhỏ mà con chưa biết.
Thi Nghiêu tiếp:
--Có nhiều thứ khác còn bê bối hơn. Cô thấy kịch bản của Lý Khiêm viết dù sao cũng còn có kịch bản. Có nhiều vở kịch viết vội vã đến độ kịch sẽ gần như diễn cương.
--Ồ! còn có chuyện như vậy nữa ư? Rồi diễn viên họ phải diễn sao cho ăn khớp?
--Vì thế tôi mới nói diễn viên của chúng ta đều là thiên tài cả, cô hiểu không?
Tiểu Song ngẩn ra, nhưng rồi cô tò mò thêm.
-- Có một điều nữa em không hiểu, là có nhiều vở kịch bối cảnh ở đầu thập kỷ 20 mà sao lại đệm nhạc kích động hiện đại?
-- Chuyện đó tại mấy ông phụ trách âm nhạc. Tôi đã nói nhiều lần mà chẳng ai nghe, ai cũng cho đó là tiểu tiết. Có khi diễn kịch triều dại cho nhà Thanh mà đệm nhạc của ban Shadow...Không phải chỉ nhạc không, bối cảnh cũng sai bét, có lần diễn cảnh trong quán rượu đời nhà Tần mà lại quảng cáo rượu Chiêu Hưng, chữ Chieu Hung chỉ xuất hiện ở đời Tống, may là chưa treo bản có bán Whisky, champagne. Cũng như một lần trong vở kịch diễn cảnh một tay gián điệp cho Nhật thời 1939-1940 mà trong phòng lại bày biện tủ lạnh hiệu Tatung, là tủ lạnh chỉ xuất hiện ở Đài Loan năm 60. Đó là các bạn thấy dở thế nào.
-- Đó chẳng qua họ tiên tri trước là sẽ có tủ lạnh Tatung xài cơ mà.
Hôm ấy cả nhà bình luận, đem đài truyền hình ra mổ xẽ. Làm anh Thi Nghiêu và Lý Khiêm như kiến ngồi trên nắp xoong. Cuọc thảo luận đến thật khuya thì Lý Khiêm kiếu về. Nội đã ngáp dài ngáp vắn. Ba mẹ đã về phòng riêng. Chỉ còn lại tôi, Tiểu Song và anh Thi Nghiêu mà đài truyền hình vẫn còn hát, một nữ ca sĩ nổi tiếng đang hát "Tiểu Vi ơi Tiểu Vi. Chiếc aó trời xanh" Tiểu Song nói:
-- Cô ấy hát gì thế?
--Không lẽ cô không biết là người ta đang ví cái cô Tiểu Vi gì đấy với chiếc áo.
-- Con người mà ví với chiếc aó ư?
Anh Thi Nghiêu lắc đầu:
-- Nếu bây giờ cô đem lời nhạc ra mổ xẻ nữa thì tất cả các bản nhạc hiện đại sẽ dẹp tiệm hết.
-- Không lẽ chúng ta không viết được một lời hát nào có nghĩa ư?
-- Ai sẽ viết?
Tiểu Song trầm ngâm chút nói:
-- Em còn nhớ. Khi cha còn sống cha có sáng tác một bản nhạc và đã phổ thơ bài Thi Kinh, nghe cũng hay lắm, sao ta không làm?
Anh Thi Nghiêu yên lặng một chút nói:
-- Tôi có thể nghe được không?
Tiểu Song do dự một chút, mắt liếc về phía đàn dương cầm. Anh Nghiêu bước tới tắt tivi, và đứng trước mặt Tiểu Song với giọng mềm mỏng mà ít khi tôi nghe thấỵ
-- Nếu tôi có làm cô giận, thì chiếc đàn tôi không có lỗi gì cã.
Tiểu Song cúi đầu, chợt cười, nụ cười thật tươi, thật xúc động và cô bước tới mở nắp đàn.
giavui
09-11-2014, 06:27 PM
Tháng tư đến, thời tiết ấm áp. Mùa mưa dã trôi qua, nắng ấm bắt dầu, tôi bắt đầu mặc aó cánh ngắn, hoa lựu trong vườn đỏ chói. Và đến bây giờ thì Tiểu Song đã ở nhà tôi đã được bốn tháng. Trong bốn tháng đó từ một người xa lạ Tiểu Song đã trở thành một nhân tố trong nhà như chị Thi Tinh và tôi.
Thời gian trôi qua, con người đã đổi khác, từ một cô bé ốm yếu xanh xao lúc mới đến, bây giờ da dẻ đã hồng hào. Song đã hay cười hơn, nét lạnh lùng cứ giảm hẳn, dù không mập ú như lời hứa vỗ béo của Nội, nhưng cũng không còn cà tong như trước.
Sự có da có thịt khiến Tiểu Song thanh tú hơn. Tuy bề ngoài có thay đổi, nhưng bản chất của Tiểu Song vẫn cố chấp và ngang như cũ. Thí dụ như công việc của Tiểu Song hiện nay tuy là mang tiếng là dạy ở trường dạy nhạc, nhưng thực chất chỉ giống như một lớp nhạc tư nhân, ở đó ngoại dạy piano ra, còn guitar, organ, trống, kèn và một số nhạc khí khác của Trung Quốc. Cả trường nằm gọn trên tầng lầu của một hiệu bán nhạc cụ. Chuyện dạy đàn dương cầm là phải kèm cặp từng người một, vì vậy khi Song có học sinh càng đông thì thời gian phải dạy dài hơn. Có điều lương bổng của Tiểu Song không được tính theo giờ, mà tính theo tháng.
Trưa bắt đầu đi, tối 7 giờ mới về, mệt phờ, mà lương chỉ có 3 ngàn đồng.
Vì vậy có lần anh Thi Nghiêu bất bình nói:
-- Đúng là bóc lột sức lao động. Nếu cô chịu dạy đàn ở tư gia, một đứa đã có ba ngàn đồng.
Tiểu Song nói.
-- Thôi kệ, Học sinh đến học đa số cũng nghèo, chúng thích mình dạy, nhà trường thu học phí cũng cao. Có nhiều người quần quật suốt này vẫn không kiếm được tới ba ngàn đồng.
Thi Nghiêu gật gù không đáp. Tiểu Song lại tiếp:
--Con người nhiều khi cũng nên nghĩ lại. Ngó lên buồn nhưng nhìn xuống nhiều khi thấy mình vẫn hơn người.
-- Cô có vẻ an phận.
Lời của Tiểu Song có vẻ như an ủi Tiểu Song an phận, nhưng Thi Nghiêu thì không bao giờ bằng lòng với định số. Thấy Tiểu Song đi lại vất vả, một hôm Thi Nghiêu nói:
-- Nhà có sẵn đàn, thời gian sử dụng của tôi không nhiều lắm, sao Song không kiếm một vài đứa học trò về đây dạy?
Tiểu Song chối từ:
-- Làm thế coi gì được, nhà sẽ rối lên từ sáng đến tối "la la mi mi". Nhức đầu cả nhà, đám học trò nhỏ chưa hẵn đã ngoan, rồi chúng phá phách nầy nọ phiền lắm.
Thi Nghiêu biết Tiểu Song vẫn còn mặc cảm với chuyện hôm nọ, nên cũng không nói thêm. Cuối tháng khi lãnh lương, Tiểu Song đưa hết cho me, mẹ ngạc nhiên hỏi:
--Con làm gì thế?
Tiểu Song nói:
-- Con thấy anh Nghiêu và chi Binh lãnh lương về trao hết cho me. Con là một thành viên trong gia đình con cũng phải làm thế.
Mẹ nói.
-- Sao vậy được. Lương của Thi Tinh chỉ đủ cho nó sắm sữa quần áo son phấn, đưa cho bác có nghĩa là tượng trưng thôi. Còn Thi Nghiêu thì thu nhập khá hơn, coi như phụ bớt cho gia đình. Còn con, con còn đang cần tiền xài, đưa hết cho bác, rồi còn gì đi lại?
-- Con ở đây ăn uống đầy đủ, cần tiền gì nữa?
Mẹ tròn mắt:
--Có nghĩa là con muốn trả cơm tháng ư?
Tiểu Song nói.
-- Không phải đâu bác, con không dám làm chuyện đó. Nếu trả cơm tháng ba ngàn của con đâu có đũ. Ân nghĩa của gia đình, tiền bạc đâu trả được, con đưa tiền đây là vì Con muốn làm giống như anh chị ở nhà, con là một trong những thành viên trong gia đình mà.
Mẹ nói.
-- Nếu vậy, con đưa tuợng trưng cho bác năm trăm đồng, phần còn lại con để đó, lúc này trời khá nóng, con cũng nên may một số aó để mặc. Tuy còn tang, nhưng không nhất thiết phải mặc đồ đen mãi. Con có thể mặc màu trắng, màu xanh... Dù gì cũng là con gái, con phải làm đẹp chứ
Tiểu Song đáp
-- Vậy thì con xin để lại năm trăm, còn hai nghìn rưỡi bác cất đi.
--Tầm bậy, năm trăm con làm được gì?
--Thế tại sao bác bảo đưa cho bác năm trăm thôi?
Thấy hai người cù cưa không giải quyết được tôi nói:
-- Nếu hai bên chẳng thỏa thuận được đưa hết cho tôi, dù sao tôi vẫn còn ở trong giai cấp chìa taỵ
Nội trợn mắt:
-- Nói thế mà không biết xấu hổ. Bây giờ nghe tôi xử đâỵ Ba ngàn đó chia hai. Một nữa Tiểu Song cất, không lôi thôi gì hết.
Thế là sự việc lương bổng của Tiểu Song giải quyết xong. Nội hết lời khen ngợi Tiểu Song biết điều và giỏi dắn. Không biết số tiền ngàn rưỡi còn lại, Tiểu Song giải quyết thế nào, chứ số một ngàn rưỡi mà mẹ cất, mẹ cũng sử dụng hết vào việc mua sắm quần áo cho Tiểu Song. Qua tháng tư, Tiểu Song đã có bộ quần áo mới. Chiếc áo dài tay xanh. Tất cả tươi mát như hàng dâu mơn mởn trong vườn nhà.
Và hôm ấy, tôi đã thấy một điều. Anh Thi Nghiêu đứng lặng rất lâu trước cảnh chiều đang xuống. Tóm lại mùa hè đến là Tiểu Song đã thực sự gắn chặt với gia đình tôi. Không hiểu ba mẹ và Nội nghỉ sao, chứ ý tôi thí ích kỷ một chút. Tôi nghỉ là dù gì định mệnh đã mang Tiểu Song vào nhà tôi, thì Tiểu Song cũng nên vinh viễn gắn liền với gia đình nàỵ
Tôi đang nghĩ tới anh Nghiêu. Nhưng anh Thi Nghiêu thì sao? Anh ấy như kẻ sống trên trời, một con mọt sách, không biết tán gái! Giữa tháng năm, công việc ở Đài truyền hình đột nhiên rộn hẳn lên. Đài đang thực hiện một chương trình văn nghệ tổng hợp các quy mô lớn, bao gồm các mặt như phỏng vấn văn nghệ, sinh hoạt, ca hát, múa. Giới thiệu cả dân ca thế giới và cảnh đẹp các nơị Chương trình này kéo dài hơn tiếng rưỡi đồng hồ và mỗi tuần đều có mục.
Anh Thi Nghiêu được đề cử làm phụ trách. Vì vậy bù đầu luôn, nhiều lúc không về ăn cơm. Lúc đầu là sưu tập tài liệu, sắp xếp, sau đó chọn nhân sự. Vì là một chương trình khá đặc biệt, nên anh Thi Nghiêu phải cân nhắc chọn người giới thiệu chương trình, người được chọn phải làm thế nào để đạt được các tiêu chuẩn như đẹp, hay dễ nhìn, ăn nói duyên dáng và thu hút được người xem.
Và coi như để trưng cầu ý kiến người trong gia đình, một hôm anh Nghiêu đã đưa một nữ diễn viên trẻ mới tuyển của đài tên Huỳnh Lệ về nhà. Đó là một cô gái có sắc đẹp tuyệt vời. Sóng mũi thẳng, mắt to, cằm chẻ, mái tóc dài. Khuôn mặt thon đẹp kiểu tượng thần Venus, với một thân hình bốc lửa. Rõ ràng là nếu đặt trước ống kính là sẽ thu hút người xem ngaỵ
Nội vừa trông thấy đã buột miệng.
-- Đúng là một tuyệt tác của tạo hóa, người trong tranh chưa hẳn đẹp như vậỵ Cha mẹ thế nào mà đẻ được như thế này vậy?
Chúng tôi cười. Nội tôi trực tính như vậy đôi lúc làm phiền người đối diện. Trong khi Huỳnh Lệ khiêm nhường nói:
-- Dạ bà khen quá lời, con có nhiều thứ không biết, cần phải được quí vị chỉ giáo.
Anh Lý Khiêm thì cứ ngồi đó ngắm nghía đã đời, một lúc nói:
-- Cô Lệ này, tôi thấy cô khỏi cần phụ trách chương trình gì cả, tôi có một vở kịch dài nhiều tập, cô giữ vai chính nhé
Mắt Huỳnh Lệ tròn xoe, miệng mở nụ cười thật ngọt để lô hàm răng trắng đều và một đồng tiền duyên.
-- Anh Khiêm đùa đấy chứ, kịch anh viết hẳn đã chọn xong người?
-- Không tôi nói thật đấy, nếu không tin hôm nào cô cho cái hẹn đi, chúng ta dùng cơm tối, rồi bàn việc cụ thể luôn.
Huỳnh Lệ quay sang anh Nghiêu nũng nịu:
-- Anh Phó Giám đốc, anh ấy không gạt em chứ?
Lý Khiêm phân bua:
-- Thật đấy, vở kịch đang định làm của tôi hiện còn thiếu một vai chính. Cái cô được chọn trước đó tánh hay làm cao, bỏ tập mãi, tôi thấy dáng cô cũng thích hợp với vai nhân vật.
Huỳnh Lệ nhìn anh Nghiêu làm dáng:
-- Em làm sao so được với mấy cô đào nổi tiếng? Thôi thì anh xem lại xem có cái vai nào nho nhỏ cho em thử trước xem rồi sau đó... À mà anh là Phó Giám đốc, nghe anh nói là làm người phụ trách chương trình không cũng mệt phờ rồi , phải không anh?
Anh Nghiêu nói:
-- Di nhiên, nhưng nếu có thể vừa phụ trách chương trình vừa diễn xuất thì càng hay, tôi thấy cũng không có gi trở ngại.
Huỳnh Lệ liếc sang Lý Khiêm:
-- Anh phó bảo thế em nghe, nhưng anh đừng nói đùa nhé!
Anh Lý Khiêm chưa kịp trả lời, thì tôi thấy chị Thi Tịnh đã lẻn ra phía sau anh ta với một cái nhéo đau điếng vào lưng ông anh rể hờ, và phát ngôn thế:
--Cô yên tâm mấy người này sẽ ủng hộ cô hết mình. Vì với sắc vóc cô, đóng phim màn ảnh rộng còn thừa điều kiện là khác.
Huỳnh Lệ nhanh nhẩu:
-- Cô quá khen, chứ cả Đài truyền hình ai không biết là anh phó đây có hai cô em gái đẹp như ngọc, tại các cô ấy không chịu ra chứ nếu không chương trình nào phụ trách được?
Nghe Huỳnh Lệ nói, tôi cảm thấy được bay lên mâỵ tiếc là không thể đột ngột bỏ chạy vào phòng lấy kính ngắm xem, cái đẹp như ngọc của mình ra sao? Trước kia nghe Vũ Nông khen "Em đẹp tuyệt vời" tôi nghĩ là lời kẻ nịnh đầm nhưng bây giờ có ý kiến của Huỳnh Lệ nữa, vậy chắc hẳn ta không xí. Không những thế mà còn thừa khả năng đóng phim. Tôi chưa kip chiêm ngưỡng xong lời khen ngợi.
Thì cha tôi đã làm tôi cụt hứng.
-- Cô Huỳnh Lệ quá lời chứ thật ra hai cô con gái nhà tôi, nói học thì được, còn sắc thì chẳng bằng ai cã.
-- Gia đình bác nề nếp, ai cũng học vấn uyên thâm, thành đạt. Ở đài chúng con ai cũng nói, cũng ca ngợi chẳng hạn như anh phó đây, tài danh toàn vẹn...
Thôi đi cô! Tôi nói trong bụng. Có ca cũng ca vừa phải thôi. Có phải cô định cua ông anh tôi ư? Đúng ra phải ngợi khen Huỳnh Lệ. Cô ta vừa đẹp lại vừa biết nói năng lanh lợi, ứng đáp suông sẽ. Ai cũng hài lòng, chỉ có mình Tiểu Song. Tôi còn nhớ rõ, lúc đó Tiểu Song chỉ đứng cạnh chiếc máy hát cho đĩa vào máy, vặn vừa đủ nghe
Trong lúc mọi người vui vẻ đối đáp, thì cô ta chỉ đứng lặng cười. Sau cùng khi Huỳnh Lệ cáo từ ra về, mọi người còn huyên thuyên bàn tán về trang phục, dáng dấp, thanh âm của Lệ Và anh Thi Nghiêu có vẻ kiêu hãnh nói:
-- Như vậy là sự đánh giá của tôi không đến nỗi nào chứ? Nếu quí vị không chê thì sự thành công của chương trình ít ra là 80%.
-- Thất bại 80% thì có!
Một giọng nói rõ ràng phát xuất nơi góc máỵ Đó là tiếng của Tiểu Song, thì ra cô vẫn vừa nghe nhạc vừa quan sát chúng tôi. Anh Nghiêu hỏi:
-- Sao vậy? Cô ấy không đẹp ư?
-- Đẹp lắm, nhưng chương trình của anh đâu phải tuyển chọn người đẹp?
-- Nghĩa là sao? Tôi nghĩ là người phụ trách chương trình có chủ đề này phải hội đủ mọi điều kiện như : tự nhiên, đẹp, ăn nói luu loát, thu hút được người xem.
Tiểu Song tròn mắt.
-- Thế ư? Em thì nghĩ rằng người phụ trách chương trình của anh cần phải có kiến thức rộng, phát âm rõ ràng, có phong cách cao quí, trang nhã, khiến người xem mến mộ Với Huỳnh Lệ em thấy nếu anh giao cho chị ấy chức trưởng ban giao tế thì hay hơn, chọn hoa khôi cũng tốt, còn người yêu; Sẽ gây sự chú ý thèm thuồng của người chung quanh. Vợ Thì càng tuyệt, nhưng làm người phụ trách chương trình thì chưa đủ tư cách.
Anh Thi Nghiêu chau màỵ
-- Tôi chưa hiểu. Hình như cô có một chút tình cảm ghen tị của phụ nữ với cô ta.
Tiểu Song sa sầm mặt, nàng quay đi tắt máy nói:
-- Vậy thì em không có ý kiến gì nữa
Và định bỏ về phòng, anh Thi Nghiêu bước theo chặn lạị
-- Chậm tí nào, xin lỗi, tại anh muốn biết rõ, em hãy phân tích cho anh rõ lý do tại sao Huỳnh Lệ không đủ tư cách phụ trách chương trình?
Tiểu Song đứng dậy suy nghĩ một chút nói:
-- Cái trọng tâm của chương trình đặc biệt của anh là gi
-- Âm nhạc .
-- Thế ban nãy em đã cho máy bát mấy bản gì anh có để ý không?
-- Đó là chồng đia dân ca anh đã tuyển ra.
-- Vậy mà cô ấy muốn phục trách chương trình của anh. Mà chẳng để ý gi đên âm nhạc . Ít ra cô ta phải tỏ ra một chút gì cho thấy mình hiểu biết về nó chứ. Hay là cô ta không thích âm nhạc? Hoặc có thể là không biết một tí gì về âm nhạc tuyệt vời này. Cũng có thể cô ấy bận phô trương cách cư xử của mình cho mọi người thấy nên không chú ý tới. Có điều, khán giả truyền hình họ rất khó, họ thường để ý đến phương thức giới thiệu của người phụ trách hơn là để ý đến dung nhan họ. Nhất là ở màn phỏng vấn. Người phụ trách phỏng vấn phải bén nhọn với đề tài thực hiện, mỗi một câu hỏi là một câu đáng tiền..Và như vậy không phải bất cứ một ông ngáo nào đó có thể làm được. Tôi biết có nhiều trường hợp, người phỏng vấn lắm mồm có khi nói hết những điều mình muốn phỏng vấn lắm mồm có khi nói hết những điều mình muốn phỏng vấn người khác hoặc có khi hỏi những câu chẳng ra gì như "Bà càng lúc càng trẻ ra càng đẹp nhờ gì thế? Bà có người yêu chưa Có thể tiết lộ chuyện riêng tư cho chúng tôi biết không?" Chán lắm. Khán giả xem chương trình chuyên đề thường khó tính, họ đòi hỏi chất lượng, đòi hỏi chiều sâu. Nếu chương trình của anh không kén chọn những thứ đó, thì coi như tầm phào. Còn nếu không, anh nên lựa một người có trình độ để phụ trách.
Anh Nghiêu đỏ mặt nói, trên trán lấm tấm mấy giọt mồ hôị
-- Hay lắm. Cô nói hay lắm. Cô thông minh, hiểu rộng âm nhạc nhưng tôi hỏi cô, làm sao tìm được người phụ trách chương trình hội đủ điều kiện như cô đưa ra. Không lẽ chọn cô?
Tiểu Song nghiêm trang:
-- Đừng pha trò tôi là người tự trọng, đuong nhiên tôi hiểu là tôi không đủ điều kiện phụ trách chương trình của anh, nhưng tôi biết một người có đủ tư cách đó. Nếu anh sáng suốt và bình tinh, tôi sẽ giới thiệu cho anh.
--Ai? Cô nói đi.
Tiểu Song lớn tiếng.
--Anh đó!
Căn phòng đột ngột chìm trong căng thẳng một lúc mới có tiếng cười lớn của anh Thi Nghiêu
--Ha ha! Cô giỡn chơi ư? Cô châm biếm hay lắm. Không chọn một người đep như Huỳnh Lệ mà chọn một thằng đàn ông què quặt như tôỉ Cô muốn làm nhục tôi chứ gì.
Tiểu Song nghiêm nghị
-- Hừ! Đừng nghĩ là tôi cười ngạo anh. Ông phó giám đốc ạ. Tôi cũng không dám coi thường anh. Anh không thấy là Eddy Salogan vừa già lại vừa xấu, nhưng chương trình của ông ta phụ trách đã làm mưa làm gió trên đài truyền hình nước Mỹ mười mấy năm liền. Anh không phá được cái quan niệm xấu dẹp cũ rích đó thì anh làm phó giám đốc l àm chi hở anh?
Tiểu Song nói xong là bỏ ngay về phòng. Thi Nghiêu chỉ đứng lặng nhìn theo. Đến cửa Tiểu Song còn quay lại bồi thêm một câu:
-- Có điều tôi cần nói với anh. Đứng về quan điểm đẹp thì chị Huỳnh Lệ đúng đẹp đấỵ Ngoại hình đẹp, rất có duyên, rất dễ làm điêu đứng nhiều người. Nếu anh có đủ khả năng làm hãm bớt tính khao khát danh vọng, hư vinh của chị ấy, thì cưới về làm vợ rất haỵ
Cô ấy đã rời khỏi phòng khách rồi, mà chúng tôi vẫn còn lặng yên, ngay người hay nói hay cười như Nội cũng không lên tiếng. Ít phút sau mới nghe cha nói với mẹ
-- Em thấy không? lẽ trẻ bây giờ đáng gờm lắm, những nhận xét của chúng nhiều lúc ngoài dự đoán cũa ta. Một buổi tối mà ta đã thấy hai mẫu con gái. Em thấy hậu sinh khả uý chứ.
Anh Nghiêu đứng đó. Rõ ràng những câu nói của Tiểu Song đã làm anh bối rối. Cha đứng dậy, vỗ mạnh lên vai anh rồi bỏ vào phòng riêng, tôi đi vào phòng vệ sinh, ngắm mình trong gương mấy phút, rồi bước ra nói với anh Nghiêu
-- Anh cả, em đồng ý với Tiểu Song, em bỏ phiếu tán thành cô ấy, vì cô ấy thực tế, không ảo tưởng.
Và tôi bỏ về phòng. Viết thư cho Vũ Nông, tôi có quá nhiều điều muốn nói. Chủ yếu tôi sẽ nói với chàng, tôi không phải là người con gái sắc nước hương trời, nghiêng thành đổ nước. Tôi chỉ là một đứa con gái bình thường..Viết xong thơ, tôi quay đầu lại để nhìn Tiểu Song. Hình như cô ta đang lim dim muốn ngũ. Tôi viết thêm một câu: "Nhưng Tiểu Song lại không phải là đứa con gái bình thường."
giavui
09-11-2014, 06:27 PM
Trung tuần tháng sáụ Chương trình nghệ thuật tổng hợp của anh Thi Nghiêu được ra mắt. Người giới thiệu chương trình được chọn không phải là Huỳnh Lệ, cũng không tự anh đảm nhiệm, mà được giao cho một thanh niên vừa tốt nghiệp ở học viện văn học Trung Quốc. Anh chàng này không đẹp trai nhưng cũng dễ nhìn, có điều kiến thức về âm nhạc và giao lưu văn hóa của anh ta rất phong phú. Với giọng nói ấm và cách trình bày khúc triết, anh đã lôi cuốn được người xem. Sau khi mục kích mấy chương trình liền, tôi cũng cảm thấy anh ấy đóng trọn vai trò hơn nếu giao cho Thi Nghiêu. Vì tính anh Thi Nghiêu cao ngạo, dễ tạo cho khán giả có cảm giác tự phụ chứ không có cái hòa nhã linh hoạt của thanh niên phụ trách. Khi nói điều đó với Tiểu Song, tôi chỉ nhận được nụ cười của cô ta.
- Anh của chị không cao ngạo như chị nghĩ đâu. Cái bề ngoài đó chẳng qua để che đậy mặc cảm tự ti bên trong thôi.
Nhiều lúc, tôi thấy tư tưởng của Tiểu Song rất già dặn, già dặn hơn cả cái tuổi cô ấy có. Nhiều khi cô ấy nói một câu rất bình thường vẫn làm tôi cân nhắc suy nghĩ. Có thể, hoàn cảnh nghèo khó đã luyện cho cô ta, hay đó là điều thiên phú. Dù lý do gì đi nữa thì tôi cũng thấy nể vì Tiểu Song. Tiết mục của anh Thi Nghiêu rất thành công, tạo được sự phê phán thuận lợi. Anh Thi Nghiêu càng ngày càng bận, hết kẹt ở phòng ghi hình, ghi âm là chuẩn bị phỏng vấn hay xem lại nội dung chương trình. Tất cả mọi việc anh ấy đều đích thân coi sóc.
Với Huỳnh Lệ, tuy anh Thi Nghiêu không đưa phụ trách giới thiệu chương trình nhưng cũng được anh đặc biệt đề cử qua bộ phận tiết mục của đài và như điều Tiểu Song tiên đoán. Ở đấy cô ta đã được tìm chỗ đứng vững chắc.
Đúng liên tiêp mấy cuốn phim dài. Trong hoàn cảnh như vậy, Huỳnh Lệ gần như lúc nào cũng có mặt cạnh Thi Nghiêu và không phải chỉ có một mình tôi mà hầu như mọi người trong giới liên hệ phim ảnh đều nghĩ đến sự gần nhau của họ sẽ là tất yếu.
Cũng trong thời gian nàỵ Thời hạn nghĩa vụ của anh Vũ Nông cũng mãn. Anh ấy sẽ từ Mã Tổ trở về. Một năm trời xa cách, một năm trời thương nhớ. Tôi như quên hết tất cã. Tôi líu lo, tôi ca hát. Nội phải mắng là " Con gái không đàng hoàng". Mẹ nói, "Con nít quá". Còn cha thì "Con gái hư", chỉ có Tiểu Song là cảm thông và tri kỷ. Cô ta lúc nào cũng nhìn tôi với đôi mắt vui mừng, san sẽ. Có lúc tôi phải xiết chặt vai Tiểu Song nói "Sinh ra tôi là cha mẹ, còn hiểu tôi chỉ có Tiểu Song "
Tiểu Song lắc đầu nói:
-- Không, hiểu chị là anh Vũ Nông chứ!
Thử hỏi trên đời này còn ai hiểu biết và tế nhị hơn cô bé không? Tôi nắm tay Tiểu Song giới thiệu với Vũ Nông .
-- Anh Nông, đây là Tiểu Song, người mà em viết thư cho anh đã nhắc đến trăm lần đấỵ Anh xem nó có dễ yêu không?
Vũ Nông chỉ lặng lẽ nhìn Tiểu Song cười. Thật ra thì họ đã biết nhau từ lâu qua thư rồi. Nên họ không khách sáo và cư xử nhau khá tự nhiên. Anh Vũ Nông quay sang tôi.
-- Cô ấy đẹp hơn thư em tả.
Tôi giật mình và kéo Vũ Nông ra ngoài phòng khách.
-- Này, này không có quyền thay lòng đổi dạ nhe
Vũ Nông cười lớn, kéo tôi vào lòng, thủ thỉ bên taị
--Làm sao tin được trái tim mình? Anh đang bị dao động đây này!
--Đố anh dấy!
Vũ Nông cụng đầu với tôi
-- Em tưởng anh không dám ư? Chúng ta mở cuộc tình tay ba đi, đâu có gì xấu ...
Tôi nhéo vào tay chàng.
--Hư. Xấu xí như ông, cắp với tôi còn coi được, cóc nhái mà đòi ăn thịt Thiên nga ư? Còn lâu! Tôi cảnh cáo ông đấy, coi chừng tôi.
Và tôi lại nhéo thêm mấy cái trên vai, trên đùi chàng đến độ Vũ Nông phải kêu:
-- Ối trời ơi! Chưa gì em định giết chồng sắp cưới ư?
Nội từ trong nghe thấy, cười nói:
--Hai đứa bây làm gì ồn thế? Chuyện giấu kín mà nói nhỏ đến độ cả chợ đều nghe. Thôi vào đi, đừng để Tiểu Song nó cười bây giơ...
Chúng tôi kéo trở vào và giật mình vì tiếng cười ồn àọ Thật ngượng ngùng vì trong phòng khách, không những chỉ có mặt Nội, mà còn có Tiểu Song , ba mẹ
Tôi vội kéo Tiểu Song ra ngoài nói.
-- Em đừng giận, em nói giùm em đấỵ Em không thấy ông ấy đầu óc hắc ám phát ngôn bừa bãi, không đứng đắn đấy ư ?
Tôi chỉ nói vậy, cố tình muốn che bớt sự ngượng ngập, nhưng Vũ Nông lại không giúp tôi, lại cãi
-- Ai nói cô tôi đầu óc hắc ám, cô thì chỉ khéo nghĩ xấu cho người khác.
Tức quá, tôi quay lại đá cho Vũ Nông một phát vào chân, chàng vừa lò cò khắp phòng vừa hét.
--Ối Nội ơi, sao lạ vậỵ Con mới đi vắng có một năm mà Thi Binh đã biến thành chằng rồi. Thế này thì về sau con làm sao sống nổi?
Nội ôm bụng cười không thành tiếng, cha mẹ tôi chỉ nhìn nhau lắc đầu. Chị Thi Tinh và anh Lý Khiêm thì giả vờ lịch sự không ý kiến. Anh Thi Nghiêu với nụ cười trên môi đang đặt đĩa hát giả vờ như không trông thấy, chỉ có Tiểu Song là hòa hợp vui vẻ với mẹ
Nội có vẻ đồng ý, vỗ vai Tiểu Song nói:
-- Con nói đúng. Một đứa thẳng ruột ngựa, đứa thì vô tâm, đứa hồn nhiên. Mấy đứa con gái đều chọn đúng đối tượng nọ Còn con, chừng nào tới phiên con, con phải đưa nó về đây cho Nội xem mắt. Nội vừa ý, con hãy ưng nghe
-- Nội!!
Nội nói
-- Không phải Nội ỷ mình già là chọn giỏi đâu. Nhưng với đứa con gái tâm tình giống con, Nội chẳng yên tâm tí nào. Theo ý Nội thì hay là con làm dâu nhà...
Tiểu Song vội cắt ngang:
-- Nội, hôm nay Nội nói vui quá, khi không chuyện ở đâu rồi lại kéo con vào thế??
Tôi háo hức nhảy vào cuộc:
-- Nội nói đi, Nội muốn Tiểu Song làm dâu nhà ai vậy?
Tiểu Song trừng mắt với tôi.
-- Thi Binh, quí vị ở đây đem tôi ra làm hề ư? Tối nay tôi còn kèm hai học sinh nữa.. Thôi tôi đi.
Tôi kéo Tiểu Song lạị
-- Chưa gì giận ư ? Xưa tới giờ có nghe Tiểu Song dạy tối bao giờ đâu ?
-- Có chứ, mới nhận, thôi để em đi!
Tiểu Song vội vã bỏ ra ngoài. Tôi tức quá, quay sang anh Thi Nghiêu.
-- Anh cả, anh đúng là người không có mắt.
Thi Nghiêu ngẩng đầu lên, anh ấy nhìn tôi với đôi mắt thật sắc.
-- Anh à? Thôi cô làm ơn đừng bận tâm giùm. Cô làm sao hiểu vị Đỗ tiểu thư nhà ta. Cô ấy đâu phải loại bình dị như mình? Một người cao ngạo, kiêu hãnh. Cô thử nghĩ kỹ xem. Làm gì cô ấy chịu ghé mắt xanh tới những người dưới thiếu trên dư như tôi.
Tôi hỏi:
-- Anh nói thế Vậy thi Anh nhìn lại cô Huỳnh Lệ của anh xem cô ấy có ý đó không?
Anh Thi Nghiêu sa sầm mặt.
-- Thi Binh, cô cũng can thiệp vào việc giao du của tôi nữa ư ?
Nội thấy tình hình căng thẳng quá nên nói:
--Thôi... Thôi Vũ Nông mới về tới chơi Mấy đứa bây muốn cãi gì đợi hôm khác không được ư ?
Tôi chưa kịp nói, thì Vũ Nông ghé vào tai tôi:
-- Thi Binh, chúng ta tìm một chỗ nào riêng tư đi, ở đây đông quá, em không đi anh hôn em ngay tại đây a ?
Tôi bối rối hét:
-- Không, không được
Nội hỏi:
-- Cái gì không được?
Chi Thi Tinh xem vào:
--Hai người đang thì thầm tìm cách đuổi khéo chúng ta đó. Thôi, anh Khiêm chúng mình ra ngoài vậỵ
Nội lanh trí:
-- Tao nghĩ là tụi bây muốn lánh chứ không phải Thi Binh!
Tôi vỗ tay:
-- Hoan hô Nội! Nội nói đúng đấy!
Thi Tinh nói.
-- Đúng là con người không lương tâm. Được rồi, chúng mày muốn phá, thì để tối nay, chúng bây đến đâu, thì tụi tao đến đó.
Anh Thi Nghiêu giờ mới lên tiếng.
--Bực mấy người này thật, chỉ có Tiểu Song là khôn. Thi Tinh, mi đừng quên là xưa kia chính mi đuổi khéo Thi binh ra khỏi phòng nhé Còn Thi Binh mi cứ việc đưa Vũ Nông về phòng riêng nói chuyện là chẳng ai quấy rầy ai hết.
Tôi nhìn anh Nghiêu cười. Anh ấy cũng cười với tôi. Không hiểu sao tôi như cảm nhận trong ánh mắt kia như có một cái gì ..Một uẩn khúc..Đang muốn nói nhưng tình cảm bấy giờ với Vũ Nông bao ngày xa cách..Bao tâm sự khiến tôi vội vã kéo Vũ Nông về phòng riêng của mình. Ôi! Một năm xa cách, bấy nhiêu nhớ nhưng , có biết bao điều muốn nói muốn tỏ bầy, muốn cười, muốn khóc, muốn kể lể, muốn nhìn nhau; Chúng tôi cứ thế ngồi bên nhaụ Hết nói chuyện học, chuyên quân trường, chuyện Tiểu Song đến chuyện người bạn Lư Hữu Văn..
Rồi khóc, rồi hôn nhau Rồi chuyện tính toán tương lai. Hết hạn nghĩa vụ là nghĩ ngay đến chuyện kinh tế, đến cuộc sống, chàng dự tính đến Tòa án tìm việc, rồi lên Cao học, sau đó mở văn phòng luật sư .
Chúng tôi cứ thế quên cả thời gian. Quên cả người bạn ở cùng phòng với tôi. Tiểu Song, mãi đến lúc nghe tiếng đàn dương cầm từ phòng khách vọng lạị Tôi mới giật mình. Nhìn qua cửa số. Trăng mờ mờ, sao đầy trời lấp lánh, tôi mới biết là đã quá khuya.
-- Thôi đừng nói nữa, trời sáng trắng bây giơ...
Vũ Nông không hiểu:
-- Sao thế ?
Tôi đẩy Vũ Nông ra.
--Còn Tiểu Song nữa.. Tội nghiệp, cô bé chỉ biết ngồi ở phòng khách đàn dương cầm. Thôi anh về đi, để tôi gọi cô ấy vào ngũ.
Vũ Nông kéo tôi lạị
-- Thi Binh!
-- Chỉ
-- Nhà em phải xây thêm một phòng nữa..
-- Hứ!
Tôi nói và bước ra cửa định vào phòng khách, nhưng rồi tôi lại thụt lui, suýt chút nữa thì đã đụng Vũ Nông đang buớc tới.
Vũ Nông hỏi.
-- Gì thế
Tôi thích thú nói:
-- Đừng vào. Họ đang ở trong ấỵ
Vũ Nông ngơ ngác, còn tôi thò đầu qua cửa nhìn vào phòng khách. vâng, có người đang đàn dương cầm trong phòng khách, có điều tôi đoán sai. Người đàn không phải là Tiểu Song mà là anh Thi Nghiêu của tôi.
Tôi nghe khá quen thuộc, đã nghe ở đâu rồi thì phải. Tôi không có khiếu về nhạc, nên không nhớ được rõ ràng. Tựa bên đàn là Tiểu Song. Người đứng thẳng, tay tì trên thành đàn, mắt sáng long lanh đang nhìn anh tôi.
Tấu khúc đã dứt, anh Nghiêu ngẩng lên.
-- Sao, thấy thế nào
Tiểu Song cười rất tươi:
-- Tuyệt lắm, em đàn mới mấy lần, mà anh đã ghi nốt được.
Anh Thi Nghiêu nói.
-- Tôi nghe qua cả thảy ba lần. Lần đầu hôm cả nhà phê bình đài truyền hình, lần thứ hai vào giữa tháng năm, buổi sáng Tiểu Song ngồi đàn một mình và lần thứ ba là tối thứ hai tuần trước, khi chương trình của tôi phát được tròn tháng, bữa đó tôi về trễ, ngồi trong phòng nghe Tiểu Song đàn mấy lượt, tôi vội lấy bút ra ghi nốt.
Tiểu Song nhẹ nhàng đáp.
-- Vâng. Hôm ấy chị Thi Bình bận viết thư cho anh Vũ Nông, em sợ ngồi bên quấy rầy chị ấy, nên ra đây ngồi đàn.
Tôi chợt nhớ ra, phải rồi đây là một bản nhạc di sản của cha Tiểu Song. Bản Bên Dòng Nước. Và một người vô tình đàn, còn một người cố ý ngồi ghi. Lãng mạn đứt đi rồi! Tôi nghĩ thế và quay sang cười với Vũ Nông .
Bên ngoài, anh Thi Nghiêu tiếp tục nói:
-- Tôi đã đưa cho ban nhạc phổ âm. Nhưng bản nhạc này của cha Tiểu Song, thế tiền bản quyền tính sao
Tiểu Song thở dài:
-- Anh cứ cho hát, nếu bản nhạc này nổi tiếng thì cha em sẽ ngậm cười nơi chín suối. Em còn nhiều bản khác của cha, có điều chưa ghi lời, nếu anh muốn , hôm nào rảnh rỗi em sẽ đàn cho anh nghe nhé!
-- Nếu thật vậy thì sao chúng ta không hợp tác viết lời?
-- Viết lời cho bản nhạc đâu dễ dàng như vậy
-- Tiểu Song đã nói một lần, là có thế dùng thơ xưa phổ nhạc, vừa hay vừa có giá trị, vừa phổ biến được văn học Trung Quốc hơn là những bản như "Tình yêu chúng ta là bó đuốc cháy" phải không?
-- Nếu anh thấy được em sẽ hợp tác.
-- Vậy thì giữ lời nhé!
-- Vâng.
Thi Nghiêu đưa tay lên và Tiểu Song bắt lấỵ
Đứng ở đây tôi chỉ có thế trông thấy sau lưng Thi Nghiêu, nên lòng như lửa đốt. Ngu thật, còn đợi gì nữa, ông anh chậm lụt của tôi. Chẳng dám tiến thêm một bước. Tôi thấy anh Nghiêu buông tay Tiểu Song ra, trong khi má Tiểu Song bừng đỏ, mặt hướng lên, chờ đợi. Thế mà ông anh tôi, trời ơi sao cù lần vô cùng, chỉ biết nói một câu.
-- Tiểu Song thấy tôi thế nào. Có xấu lắm không?
Nếu là tôi, tôi đã kéo Tiểu Song và tỏ tình ngay, kế đến tôi nghe Tiểu Song nói:
-- Em thấy bao giờ?
-- Tại vì lúc nào thấy em cũng có vẻ xa cách làm sao ấỵ
Tiểu Song chớp chớp mắt.
-- Vì em khác, em muốn gì là nói nấy, chứ không như cô Huỳnh Lệ biết người đối diện mình thích gì là nói theo đấỵ
Anh Thi Nghiêu thở ra:
-- Không lẽ Tiểu Song cũng nghĩ như Thi Binh? Tưởng tôi với Huỳnh Lệ có gì ư?
-- Nhưng chuyện giữa anh với Huỳnh Lệ có gì, thì liên hệ gì tới em?
Anh Thi Nghiêu lại nắm lấy tay Tiểu Song .
-- Tiểu Song này, để tôi nói em nghe
Tôi nín thở, lắng tai đang chăm chú theo dõi câu nói quan trọng nhất thì đột nhiên phía sau tôi có cái gì nặng lắm đẩy tới.
Vũ Nông phía sau đang nghe lén như tôi đột ngột mất thăng bằng ngã tới, làm cả thân hình tôi bắn ra phòng khách. Tôi giật mình hét lên "Ối!!" Và tiêng hét của tôi đã khiến cho Tiểu Song rút tay lại đứng ra xa. Anh Thi Nghiêu chưa kịp tỏ tình, quay lại trừng mắt nhìn.
Bấy giờ, chưa bao giờ tôi thấy mình xấu xí như vậỵ Tôi cuống lên, phân bua.
-- Ồ, xin lỗị Xin lỗị Quí vị cứ tự nhiên , tự nhiên nói; Tôi và anh Vũ Nông sẽ vào phòng bảo đảm là sẽ không còn ai quấy rầy quí vị nữa đâụ
Tiểu Song đỏ mặt
-- Chị Thi Binh. Chị nói năng gì lộn xộn thế, chị muốn làm ồn đánh thức cả nhà ư? Chúng em có nói gì đâu? Nếu chị và anh Vũ Nông không cần phòng nữa, thì em đi ngũ.
-- Nào. Đừng.. Đừng..
Tôi bối rối định can ngăn nhưng cái ông chết tiệt Vũ Nông lại nói tĩnh bơ:
-- Xin lỗi cô Tiểu Song nhé, làm cô mất ngũ. Bây giờ khuya rồi, tôi về, xin trả lại phòng cho cô để cô nghỉ ngơị
Và Tiểu Song giống như chú cá, luồn một cái đã vuột khỏi tay tôi về phòng. Tôi bực bội vô cùng, trừng mắt với Vũ Nông :
-- Ông bữa nay làm sao thế. Mọi khi ông thông minh lanh lợi quá mà, sao bữa nay chẳng biết gì cả thế ??
Vũ Nông nhìn tôi ngạc nhiên.
-- Ồ kìa. Tôi có làm gì sai đâu mà cô la tôi
Anh Thi Nghiêu đã đậy nắp đàn lại, lẳng lặng bước vào trong, tôi bước tới nắm tay anh phân bua:
-- Đừng giận em nghe anh.. Em chỉ cần biết anh muốn gì là em sẽ cố hết sức giúp anh..Em chỉ sợ quí vị cứ chơi trò cút bắt. Thích mà giả vờ như chẳng có gì cả, khiến mọi người không biết đâu mà mò. Mà làm thế để làm gì, rõ khổ Nếu em sớm biết.
-- Em biết gì! Biết cái con khỉ!
Anh Thi Nghiêu có vẻ giận, phủi tay tôi ra, đi thẳng. Tôi ngẩn ra, lần đầu tiên trong đời, tôi mới thấy mình đụng phải đinh, bị người ta nghé bọ
Quay lại nhìn Vũ Nông. tôi thấy tất cả đều do ông ấy gây ra cã. Nếu không có cái đẩy của ống ấy thi biết đâu biết đâu. Tôi giận quá muốn mắng cho một trận. Nhưng nhìn thái độ xì hơi chưa hiểu lý do phạm tội của anh ta, tôi lại mềm lòng...Thật ra thì Vũ Nông đứng sau tôi, nhìn không rõ mà nghe cũng không rõ. Mới đi thi hành nghĩa vụ về, anh ấy cũng không biết được chuyện của Tiểu Song và anh Thi Nghiêu làm sao trách anh ấy được? Tôi đành thở dài. Vũ Nông có vẻ bực tức:
-- Sao thế anh đã phạm sai lầm gì?
Tôi cười và nắm vai chàng.
-- Thôi chẳng có gì cã. Chẳng có gì hết. Cả hai người ấy, người nào cũng cao ngạo, ngang bướng..Nhưng có cao gì thì cũng không thế thiếu tình yêu. Ngày mai em sẽ tạo cơ hội cho họ, rồi đâu sẽ vào đó cã.
Vâng, ngày maị Tôi là một đứa thông minh nhất trong những đứa ngu. Vì trên đời này làm sao biết được chuyện ngày mai sẽ đến? Ngày mai sẽ ra sao? Mình không phải là thần định mệnh để ban phát mọi việc Có những tình huống đột xuất mà ta không thế đoán truớc để ta có thế an bàỵ
giavui
09-11-2014, 06:28 PM
Tôi còn nhớ có một lần cha của anh Lý Khiêm đã nói đùa với cha tôi.
-- Người ta sinh con trai dể có dâu con mang về nhà. Còn con trai nhà tôi từ khi đụng với con gái nhà anh là như bị bắt cóc, mỗi lần muốn tìm phải chạy tới đâỵ Không biết anh chị dạy con sao hay thếy, giữ riết chúng không cho về nhà.
-- Vâng, không hiểu sao nhà tôi có điểm dặc biệt như vậỵ Ai đến nhà một lần là ở miết không muốn đi. Cả chúng tôi cũng vậy, ít khi ra ngoài. Bạn bè chỉ đưa về nhà chứ không lang bang ngoài đuờng.
Anh Lý Khiêm từ ngày gặp chị Thi Tinh, ngoài giờ đến sở làm và ngủ ra, gần như suốt ngày ở nhà tôi. Anh Vũ Nông cũng thế, ngay trước khi đi nghĩa vụ đã chọn địa chỉ tôi làm nơi tạm trú, và sau khi mãn lính về, đương nhiên thường trú đóng luôn tại đây, Vũ Nông thuờng nói:
-- Thi Binh em biết không? Người trẻ nhất trong nhà em là ai? Là bà của em đấỵ
Tôi nghị Câu nói trên đủ để diễn tả cảnh vui nhộn và thoải mái trong nhà. Có một người trẻ như Nội trong nhà. Ba mẹ tôi cũng không có lý do gi ` lam mặt người lớn. Thế là cả nhà lớn bé coi như hòa hợp nhau thành một khốị Người không hiểu chuyện, cố chấp sẽ cho là "nhà không biết ai lớn nhỏ gì cả". Nhưng với chúng tôi, như vậy mới thực sự là tổ ấm. Vì vậy, sau khi trở về được hai ngày, vừa ngủ thức dậy là tôi đã nghe có tiếng của Vũ Nông trong phòng khách.
Chuyện đó không có gì ngạc nhiên. Tiểu Song dậy từ bao giờ, chỉ còn mình tôi trong phòng. Hôm qua bắt cô ấy thức dậy sớm. Tôi nhớ lại khúc phim bi hài kịch buổi tối, vẫn còn thấy bứt rứt. Nhưng không sao, tình yêu nếu đã đến thì khó chặn lại nổị Và nếu cần người phụ lực, thì tôi sẳn sàng. Sau khi rửa mặt xxong. Tôi thấy trong người thật thư thái, thật vui với những kế hoạch đầy ắp trong đầụ Tình yêu là mật ngọt, là men saylà nguồn sống cho tuổi trẹ
Tôi xông vào phòng khách. Chưa vào đến nơi tôi đã nói to:
-- Anh Vũ Nông, em định bàn với anh điều này, tôi qua anh..
Chưa kịp nói hết lời tôi đã ngưng lạị Vì trong phòng khách, ngoài Vũ Nông ra còn Tiểu Song, đang ngồi trên salon với nụ cười và một thanh niên xa lạ khác. Tôi khựng lại mắt mở to. Gã thanh niên có tướng tá cao lớn, đẹp traị Aó màu cafe gài nút cổ, không cà vạt, quần sậm màu hơn. Mi sậm, mắt to đen mũi thẳng, môi mỏng, cằm chẽ có lẽ là diễn viên chánh trong phim truyện của Lý Khiêm ư? Anh chàng này còn đẹp trai hơn cả Tần Tường Lâm, Đặng Quang Vinh.
Tôi còn đang ngạc nhiên, thì gã thanh niên kia đứng dậy, với nụ cười trên môị Anh ta nói với giọng quan thoai thật rọ
-- Nếu tôi không lầm chị là Thi Binh.
Tôi nói.
-- Dạ phải. Vậy ra anh là Lư Hữu Văn.
-- Dạ phải.
Chúng tôi cùng cười. Không khí trong phòng tươi mát và hoà hợp giống như nắng sớm ngoài trời, như bầu trời mùa hạ vắng mâỵ Tôi nói.
-- Anh Văn này, trước kia nghe anh Vũ Nông nói về anh, tôi cứ tưởng thần thánh gì khác. Lư hữu Văn cười:
-- Bây giờ chị đã thấy đấy, tôi cũng đâu có ba đầu sáu tay đâu
Anh chàng tỏ ra rất biết cách nói chuyện, tôi bước tới ngồi cạnh Tiểu Song. Tiểu Song hôm nay có vẻ thật tươi, nét mặt thật rạng rỡ Phải chăng vì chuyện đêm qua Tôi thoáng nghị Lư hữu Văn lại lên tiếng:
-- Vũ Nông nàỵ Tất cả những ưu tú trên đời này có lẽ đều tụ lại dưới mái gia đình họ Chu này cã.
--Cậu lầm nhé, Tiểu Song chẳng phảI họ Chu đâu.
Vũ Nông nói, nhưng Hữu Văn đã lanh miệng:
-- Tôi chỉ nói là tập họp lai dưới mái nhà họ Chu thôi, chứ đâu nhất thiết phải là người họ Chu
Tiểu Song mở miệng với nụ cười.
-- Anh chỉ khéo pha trọ Anh muốn ca tụng chị Thi Binh thế nào cứ ca, đừng đẩy em vào cuộc, hai người khéo đóng kịch lắm nhẹ Chị Thi Binh này, ban nãy chị không dậy sớm xem, hai ngưòi kẻ tung người hứng như làm xiếc vậỵ
Tôi nói.
-- Thôi nhé! Tôi dại ăn dại nói lắm, đừng kéo tôi vào cuộc.
Vũ Nông nhún vai:
-- May mà em dại ăn dại nói còn thế, nếu nói nhiều hơn, chắc chết hết lũ đàn ông chúng anh.
Chúng tôi cùng cười. Giữa không khí vui vẻ đó thì anh Thi Nghiêu bước ra, tôi đứng dậy giới thiệu:
-- Đây là anh Lư Hữu Văn, còn đây là Chu Thi Nghiêu anh ruột tôi.
Lư hữu Văn buớc tới siết chạt tay anh Nghiêu:
-- Lúc còn ở trong trại, nghe Vũ Nông nói nhiều về anh, tôi hết sức ái mộ.
Anh Thi Nghiêu có vẻ không tự nhiên. Ngắm Văn rồi nhìn mọi người, tôi để ý thấy Tiểu Song đang cúi xuống trốn lánh tia nhìn của anh, nụ cười trên môi của cô ấy cũng mất.
Anh Nghiêu từ từ quay lại
-- Mời anh ngồi. Hiện anh làm việc ở đâu?
Bực ông này thật. Tôi rủa thầm trong bụng. Cứ mở miệng ra là hỏi chuyện làm ăn, công việc. Để anh ấy ở ghế Phó Giám đốc thềm vài năm, dám bao nhiêu sự linh hoạt sẽ biến hết.
Nhưng Hữu Văn rất tự nhiên:
-- Tôi mới rời quân ngũ, trước ở chung trong trại huấn luyện của Vũ Nông nên chưa tìm được việc làm, thật ra thì tôi cũng chưa định...
--Hở
Anh Thi Nghiêu có vẻ ngạc nhiên, như nghe được một lời rất lạ taị
-- Chúng tôi cũng thế,
nhìn Hữu Văn , anh ấy tiếp:
-- Trước kia tôi tốt nghiệp khoa văn. Những năm dài ở đại học thật khó khăn, vì đến Đài Loan này, tôi chỉ là một đứa con côi, được chú nuôi dưởng. Đúng ra, sau khi tốt nghiệp phổ thông xong tôi phải vào trường dạy nghề để tìm một nghề kiếm sống, nhưng vì quá mê nghề viết văn, nên tôi cũng cố thi lên đại học, mà không cần nghĩ suy là có tiền nộp học phí không. Bốn năm ở ban ngoại ngữ Văn khoa, không giấu gì các bạn, tôi đã chịu lạnh nhịn đói, vừa làm vừa học. Cái đồng hồ sì cút này đã vào tiệm cầm đồ hàng chục lần.
Văn nói một cách tự nhiên, nỗi cay đắng như hiện ra trên môi, hoàn toàn khác hẳn vẻ phóng khoáng lúc đầu. Tiểu Song ngẩng đầu lên, ánh mắt ngập đầy thông cảm.
-- Còn chú anh đâu. Không giúp đỡ được gì cho anh hay sao
Hữu Văn tiếp.
-- Chú tuy có thương tôi, nhưng chịu bất lực. Lúc rời Hoa Lục đến Đài Loan, chú để người vơ cũ lại, sang đây lập gia đình mới có ba con. Tiến kiếm ra thì ít, mà miệng ăn lại nhiều. Giữa tôi và bà vơ nhỏ lại không hạp nhau. Bà ấy rất khắt nghiệt, không cho tôi dùng thau rửa mặt, không cho dùng ly để uống nước nữa, vì vậy đến năm lớp mười hai thì tôi bỏ nhà ra đi.
Tiểu Song ngạc nhiên.
-- Ồ! Thế rồi anh sống ở đâu?
-- Thì chạy sô. Hôm thì ở nhà người bạn này, bữa thì ở nhà người khác. Mãi đến khi đậu vào đại học, tôi mới có chỗ ở cố định trong ký túc xá.
-- Đại học đã lọt qua được rồi. Thế thì tại sao anh không tìm việc, để chuẩn bị ra nước ngoài học tiếp??
Giọng Hữu Văn đổi cao.
-- Ra nước ngoài. Tại sao phải ra nước ngoài Không lẽ chỉ có nước ngoài mới có điều ta đáng học? Không, tôi không nghĩ thế, tôi không đi đâu hết. Với tôi, chỉ cần một ngôi nhà nhỏ đủ che mưa trải nắng, một cây bút, một xấp giấy trắng..Tôi đã đợi ngày nay lâu lắm rồi, bây giờ đã ra trường. Với vốn liếng văn hoc trong ngoài nước, tích tụ lại được bao nhiêu năm nay, cũng đủ cho tôi thực hành, tôi viết.
Bây giờ thì anh Thi Nghiêu mới lên tiếng.
-- À, thì ra ông Hữu Văn đây là một nhà văn?
Lư hữu Văn lắc đầu, anh ta nhìn chăm chú Thi Nghiêu, rồi nói:
-- Tôi chưa phải là nhà văn, vì muốn được mang danh là nhà văn đâu phải dể Có lẽ tôi chỉ là người thích mơ mộng, nhưng trên đời này đã có biết bao sự thành công đã đạt được nhờ mơ mộng lớn? Vì vậy tôi sẽ cố gắng viết, biết đâu chừng vài năm nữa tôi cũng thành nhà văn. Đó là chuyện tương lai, còn bây giờ tôi chỉ bắt đầu.
Anh Thi Nghiêu hỏi:
-- Thế ông định viết cái gi Tôi hiện có một cậu em rể tương lai viết kịch cho đài truyền hình..
Hữu Văn đột ngột cắt ngang, giọng sắt lạị
-- Ồ! Kịch của truyền hình ư? Anh Nghiêu này, theo anh thì kịch bản ở đài truyền hình hiện nay của ta có đáng gọi là tác phẩm văn học nghệ thuật không? Anh có nghĩ là rồi sau mấy chục năm hay trăm năm, các thế hệ đời sau của ta có thế đem những kịch bản đó ra để nghiên cứu văn học nghệ thuật chứ? Câu hỏi của Hữu Văn làm ngã ngựa tính kiêu hãnh của anh Nghiêu.
Anh có vẻ bối rối, ngồi xuống, đốt một điếu thuốc, yên lặng nhìn Văn rồi nói:
-- Thế theo anh thì một tác phẩm thế nào mới được gọi là có tính cách văn học, mới có giá trị?
-- Một tác phẩm được gọi là có tính cách văn học ít ra phải có chiều sâu, có nội dung. Đề cập được tới những vấn đề lớn của thời đại hay ít ra phải phản ảnh được bối cảnh của thời đại đó. Nó phải có thịt, có da, có máu và xương.
Anh Nghiêu nhíu mày, anh thở ra một làn khói vàhỏi tiếp:
-- Nếu vậy cậu cho một ví dụ cụ thế xem? Và trong số những nhà văn hiện đại của nước ta, có ai là đủ tư cách đo
Hữu Văn buồn bạ
-- Nếu nghiêm khắc mà nhận xét. Chúng ta chưa có nhà văn nào cã. Thời ngũ tứ còn có một vài người tạm giỏi là như Úc Đạt Phu, như Từ Chí Ma, còn thời nay thì không.
Hữu Văn im lặng một chút tiếp:
-- Không phải viết được vài trang baó, ra được một hai cuốn sách là có quyền xưng là nhà văn. Những người tự nhận là nhà văn hiện nay không viết được ra trò cả, quanh đi quẩn lại Tình yêu rồi hận thù. Sống không gần nhau được thì chết..viết đại loại như thế, chán vạn người viết được đâu có gì gọi là văn học đâu
Anh Thi Nghiêu nhìn thẳng Hữu Văn .
-- Theo cậu, một tác phẩm văn học phải là một tác phẩm không đề cập đến tình yêu và hận thù. Cậu không nghĩ la tình yêu và hận thù đã là bản năng của nhân loại từ xưa ư
Hữu Văn trịnh trọng nói.
-- Tôi đồng ý với anh. Tình yêu và hận thù là hai vấn đề bản năng của con người. Nhưng tôi phải đối chuyện thương mây khóc gió. Cái gì đáng yêu thì yêu, đáng hận thì hận, chứ đừng đụng một chút là rên rỉ, đêu tạo kích thích, tạo căng thẳng cho cốt chuyện, nhiều người viết đã cho nhân vật nam đụng xe, rồi nhân vật nữ nhảy lầu tự vận...
Hữu Văn thở dài
-- Tất cả những bố cục như vậy xưa rồi, hủ lậu quá rồi. Tác phẩm văn hoc dù không cần phải viết về một thời đại vi đạị, nhưng cũng phải mô tả được một cách sống động con người thời đại, đó là những con người tầm thường thôi, như những chú hề, sự hiện hữu của họ không được ai để ý, nhưng chính họ, họ đã mang lại cho con người bao nhiều niềm hoan hỉ ái ố. Ví dụ như tiểu thuyết của Mark Twain, đọc ông ta, nhiêu khi ta rơi nước mắt bao giờ không haỵ Đó là cái chiều sâu của văn học mà tôi muốn đề cập.
Anh Thi Nghiêu chăm chú ngồi nghe, anh vẫn thở khói liên tục. Biểu hiện trên mặt anh khó đoán, nó có vẻ vừa nghi ngờ, kinh ngạc, băn khoăn, chuyện thuyết phục được anh Nghiêu không phải là chuyện dễ dàng. Trong khi tôi, Vũ Nông và cả Tiểu Song đều phục lăn sát đất. Nhất là Tiểu Song, cô ấy tay chống cằm, say sưa lắng nghe. Nhìn Tiểu Song là tôi biết, cô ta đã hoàn toàn bị thuyết phục. Hữu Văn là một thanh niên, phấn đấu trưởng thành từ nghèo khổ, chắc chắn phải có ý chí ghê gớm. Còn Vũ Nông bây giờ qua những lập luận của Hữu Văn, tôi hiểu tại sao Vũ Nông lại phục Hữu Văn sát đất. Bình trà trên bàn đã cạn, Hữu Văn rót ra chỉ được một chút xíu. Tiểu Song vội vã lấy vào châm bình mới. Thái độ tiếp đãi ân cần.
Uống một ngụm trà rôì Hữu Văn lại tiếp.
-- Ở Đài Loan, ta được gọi là nhà văn nhiều quá. Tiếc một điều, phần lớn tác phẩm trai tài gái sắc, tròn trịa lại nhiều quá. Vì vậy ta rất dễ thấy rõ một điều là không hiện thực, không tưởng, tách rời với cuộc sống..Không tạo được niềm tin ở người đọc, Lúc gần đây, chỉ có vài tác phẩm của Trương Ái Linh là có khá hơn một chút, nhưng cũng chưa sâu sắc. Tôi không học văn thì thôi, lỡ học rồi lại thích, nên tôi thề là sẽ cố viết bằng được một cuốn sách ra hồn, có thế đại diện cho một nền văn học Trung Quốc, để cho người nước ngoài họ thấy là Trung Quốc không phải chỉ có hai tác phẩm lớn là Hồng Lâu mộng và Kim Bình Mai.
Vũ Nông lên tiếng, giọng đầu khâm phục.
-- Hữu Văn. Chắc chắn cậu sẽ làm được, cậu sẽ làm được điều đó, vì cậu có kiến thức chuyên môn, lại có tài cậu phải viết được tác phẩm lớn, chứ bằng không tôi ấm ức vô cùng, tại sao một nước nhỏ như Nhật mà vẫn có Nobel văn học còn ta thì không?
Hữu Văn nói.
-- Đó cũng chính là nỗi đau của tôi. Tôi không tin là Trung Quốc không có được một Kawabata như Nhật. Thật là buồn cười, thật là chưa xót. Giải Nobel đâu có gì là vĩ dại, là tuyệt đối đâu, mà ta không đạt được? Chỉ cần có sự cố gắng, cố gắng!
Mấy câu nói của Hữu Văn thật hào phóng, thật khẳng khái, khi nói những câu này mắt anh chàng rạng rỡ như sắp cầm được giải thưởng trên taỵ Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục, phan chấn hẳn lên. Giải Nobel ra làm sao tôi chưa thấy, nhưng nghe Hữu Văn nói, tôi tuởng chừng như tấm bằng khen kia vàng chói, đang toả hào quang khắp phòng và bên trên có viết mấy chữ "Giải Nobel văn học 197...Người đoạt giải nhà văn Trung Quốc Lư Hữu Văn.."
Tiểu Song bị khích động đến độ bước ghế đối diện với Hữu Văn ngồi xuống, nhìn Hữu Văn với ánh mắt khâm phục nói:
-- Anh Văn, ban nãy anh nói anh chỉ cần cố gắng, tin vào sức mình là được. Nhưng còn phải có việc làm nữa chứ Không việc làm thì lấy cái gì ăn để mà viết? Anh nói chỉ cần một căn nhà nhỏ. Nhưng cũng phải có một căn nữa chứ ? Tiền ăn, uống, mua giấy mực ở đâu ra?
Hữu Văn nhìn Tiểu Song :
-- Cô Tiểu Song, cô có sống qua cảnh nghèo đói như tôi đã trải chưa?
Tiểu Song ấp úng:
-- Tôitôi nghĩ là. Trước khi đến ở nhà bác Chu đây, tôi đã sống rất khổ.
-- Như vậy hẳn cô đã hiểu, cái đòi hỏi cơ bản của con người là gì? Đâu phải là sơn hào hải vị, gấm vóc lụa la Chỉ cần một trăm đồng mướn căn gác nhỏ. Con nguời có thế chịu đựng được gian khổ mới hơn người. Đó là chưa nói, từ nhỏ tới giờ, tôi dính liền với cái nghèo, nên đã tự luyện cho mình một sự cứng cỏi Tiểu Song, cám ơn cô đã quan tâm, nhưng cô cứ yên trí, tôi sẽ vượt qua được. Chỉ cần có tác phẩm, sống thế vật chất có khổ một chút nhưng tinh thần thư thái là còn gì hơn. Cô có nghĩ tôi như vậy là không tưởng là đa sầu đa cảm lắm không?
-- Không, anh có vẻ bất cần và lạc quan.
-- Cô có biết sức mạnh nào đã yểm trỡ tôi không?
Tiểu Song lắc đầu. Hữu Văn lớn tiếng.
-- Đó là niềm tin! Niềm tin, hai chữ đó rộng lớn vô cùng, bao nhiêu kỳ tích trên thế gian này cũng từ đó mà ra. Bao nhiêu tín đồ Hồi Giáo, đi một bước, lạy một bước với niềm tin đến Mecca, bao nhiêu tín đồ Thiên Chúa giáo cam phận hiến thân cho sư tử; và đóng đinh trên Thập tự giá, bao nhiêu tín đồ Ấn độ giáo chân trần đi trên lửa hồng cũng nhờ nó, cũng như đã có bao nhiêu con bệnh hiểm nghèo qua khỏi cũng nhờ niềm tin, vậy thì niềm tin cũng là bạn không rời của Lư hữu Văn này vậỵ
Anh Thi Nghiêu chợt buột miệng
-- Van Gogh!
Tiểu Song hỏi:
-- Anh nói gì thế
Hữu Văn lắc đầu:
-- Không, tôi không phải là Van Gogh. Van Gogh có bệnh ưu sầu, tinh thần bệnh hoạn, còn tôi không có. Van Gogh nhiều ảo tưởng phức tạp, tôi bình thường. Anh nhắc tới Van Gogh, vậy anh đọc qua quyển Tình Yêu cuộc sống chưa Anh Nghiêu ngẩn ra:
-- Chưa, đó là sách gì?
-- Quyển tự truyện của Van Gogh, đó là quyển sách hay và nếu anh đọc qua, anh sẽ thấy tôi không phải là Van Gogh. Tôi cười chen vaọ
-- Còn nữa, Van Gogh xấu xí, còn anh thì đẹp trai.
Hữu Văn tiếp.
-- Cô nói thế càng sai. Van Gogh không xấu xí mà rất đẹp, một họa sĩ tạo được những họa phẩm tuyệt vời như vậy làm sao xấu được. Dưới mắt tôi, ông ấy không những dẹp , mà còn rất đẹp.
-- Ai? Ai rất đẹp? Chỉ cho Nội xem xem.
Tiếng của Nội đột ngột vang lên và Nội đã xuất hiện trước cửa phòng khách. Vừa nhìn thấy Lư hữu Văn, bà chợt "Úi cha!" Rồi dừng sững lại ngắm nghía.
-- Đúng rồi! Đúng rồi!
Và quay sang anh Thi Nghiêu vội nói:
-- Đây là người phụ trách giới thiệu chương trình của con phải không? Đứng kế cô Huỳnh Lệ thì hợp đôi vô cùng!
Tôi vội đính chính.
-- Nội, Nội lầm rồi, đây là Lư hữu Văn, bạn của anh Vũ Nông đấy, chứ không phải người phụ trách giới thiệu chương trình của anh Nghiêu, anh ấy cũng không hề quen Huỳnh Lệ
Nội nhìn Hữu Văn cười.
-- Vậy hữ? Không sao, không sao, nếu con muốn bác sẽ làm mai Huỳnh Lệ cho.
Bây giờ tới phiên Tiểu Song .
-- Nội nàỵ Hai người là hai thế giới khác biệt, chưa gì Nội đã làm lẫn lộn, người ta cười cho.
Nội bây giờ mới ngắm ngía kỹ hơn Hữu Văn .
-- Hư? Tướng tá đẹp thật, giống Kha Tuấn Hùng, còn đẹp hơn Kha Tuấn Hùng nữa là khác. Thế con có đóng phim không?
Tiểu Song có vẻ bất mãn:
-- Nội này, người ta không phải là tài tử đóng phim hay truyền hình mà anh ấy là nhà văn.
-- À, vậy là cậu này viết kịch bản cho truyền hình?
Tôi cười nói:
-- Nội đừng tưởng nhà này có hai ngươi ăn cơm của đài truyền hình rồi tưởng ai cũng vậy hết.
Nội nhe răng cười. Lư hữu Văn có vẻ rất phóng khoáng
-- Lúc trước Vũ Nông có kể con nghe bà là người có trái tim trẻ nhất trong nhà, bây giờ con mới biết.
-- Vậy ư?, nhờ nói tốt vậy, bà mới gả Thi Binh cho nó chứ.
Tôi hét.
-- Trời ơi. Con đâu phải là món quà đâu mà Nội muốn cho ai thì cho. Nội kỳ quá.
-- Tại con không biết, trước kia nhờ có cha con ăn nói dễ thương mẹ mới gả cho nọ Vì vậy con thấy đó, chuyện ăn nói cũng quan trọng lắm.
Nội nói, rồi quay sang nhìn Thi Nghiêu, anh ấy đang ngồi như pho tượng gổ.
-- Thằng Thi Nghiêu nhà ta này có được cái thật thà, phải có mồm mép một tí nữa..
Anh Thi Nghiêu đứng dậy, mặt không vui.
-- Nội! Nội đừng nói tới con.
Nội nói.
-- Hừ, cái gì như đụng phải đinh thế. Thằng gì khó chịu, ai nói gì tới nó một chút là nó giẩy nẩỵ
Cả nhà cười ầm lên. Anh Thi Nghiêu khẽ liếc về phía Tiểu Song . Cô này hình như không để ý, không thấỵ Cùng cười với mọi người Anh Thi Nghiêu quay lưng đi vội về phòng riêng. Anh đi như chạy trốn. Cánh tay chạm mạnh vào bàn, làm ly nước ngã lăn đổ, tôi suýt kêu lên và cảm thấy bước chân thọt của anh hình như nện mạnh hơn trên gạch.
Một tình cảm bơ vơ, buồn phiền vô cớ đột nhiên dâng trong lòng tôi. Chỉ mới đó. Chỉ cách có một đêm, mà ông anh tội nghiệp của tôi gần như đã đánh mật hạnh phúc trong tầm taỵ Tôi quay nhìn Tiểu Song rồi nhìn Lư hữu Văn .
Họ vẫn vô tình nhìn nhau cười nói. Một cặp tuổi trẻ xuất sắc. Kim đồng ngọc nữ phải chăng định mệnh khá cay đắng éo le. Một sự sắp xếp tình cờ, nhưng là một sự sắp xếp làm tan vỡ một hạnh phúc khác. Tôi hoàn toàn bồi hồi và bối rối.
giavui
09-11-2014, 06:28 PM
Trưa hôm ấy, Lư hữu Văn ở lại dùng cơm với chúng tôi, lúc ngồi ăn, anh ta tỏ ra rất lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ chớ không dao to búa lớn như lúc ban sáng. Khi biết cha trước kia tốt nghiệp ban sử và hiện đang phục vụ ở Viện nghiên cứu Sử học Trung ương, anh ta tỏ ra khiêm tốn và nhờ cha chỉ giáo nhiều vấn đề có liên quan đến sử học. Thết là cha tôi được dịp diễn thuyết một hơi.
Bình thường ở nhà vì cái không khí âm thịnh dương suy, gà mái nộị Gà mẹ rồi lu gà mái con lấn áp, nên phe nam giới nhà tôi rất ít nói. Mà bản chất con người hình như tiềm ẩn trong lòng biểu hiện của mình, nên hôm ấy tôi thấy cha nói rất nhiều, nói huyên thuyên, nói một cách rất đắc ỵ
Sau bữa cơm. Cha còn làm cả một kết luận khái quát về lịch sử nhân loạị
-- Tóm lại lịch sử con người là một chuổi sự việc lập lại Tại sao Vì lịch sử là do con người tạo nên, mà con người thì lúc nào cũng có những khuyết điểm chung. Muốn tránh bi kịch cho cuộc sống thì tốt nhất con người cần tìm tòi nghiên cứu những nguyên nhân cặn kẽ của vấn đề, tránh đau khổ lập lại
Lư hữu Văn có vẻ rất thích, vì vậy anh tỏ rõ thái độ kính trong và sùng bái ra mặt Chỉ có anh Thi Nghiêu là trong suốt buổi ăn ngồi lặng lẽ. Ăn xong anh ấy đứng dậy bỏ đi làm. Hôm nay đài truyền hình chuẩn bị tiết mục dành cho ngày chủ nhật sau. Trước khi đi, tôi thấy anh ấy còn quay lại nhìn Tiểu Song và bốn mắt đã chạm nhau. Không biết họ nói gì trong những ánh mắt đó, nhưng tôi thấy thái độ anh Thi Nghiêu không còn lạnh như lúc ban đầu. Sau đấy tới phiên Tiểu Song đến nhà dạy nhạc dạy học Lư hữu Văn đứng dậy nói:
-- Bây giờ tôi cũng xin phép về. May quá, cô Tiểu Song, tôi có thế cùng đi với cô tới trường dạy nhạc được chứ
Tiểu Song có vẻ bối rối.
-- Nhà anh ở đâu? Biết có cùng đuờng với tôi không? Tôi đi bằng xe bus đấỵ
Lư hữu Văn ròn rã.
-- Không gì trở ngại cã. Tôi cũng không bận việc gì, rảnh rỗi sẵn đưa cô tới trường dạy luôn..Sau đó sẽ bát phố xem thiên hạ sinh hoạt ra sao. Hôm nay vui lắm, được quen biết một số bạn mới, được ăn bữa cơm tuyệt vời, tôi thỏa mãn lắm rồi.
Vũ Nông pha trò:
-- Những thứ đó đều là tư liệu cần thiết cho việc viết lách của anh, nhớ sau này viết gì phải nhắc đến tôi một tí cho mọi người biết vai trò tôi nhá.
Hữu Văn mở giọng triết lý:
-- Đứng trên phương diện triết học thì mỗi con người đều có vai trò của mình trên vũ đài nhân sinh, mỗi người đều là vai chính trong cuộc.
Lời Hữu Văn lúc nào cũng sặc mùi văn và triết học, tôi phải ngồi suy nghĩ một chút mới tự nghĩ là mình hiểu
Tiểu Song và Hữu Văn đã ra cửa lúc nào tôi không haỵ Chỉ nghe mẹ nói sau đó.
-- Cái cậu này nói năng luu loát, phong độ làm mọi người yêu thích, mẹ mà có thêm đứa con gái thứ ba, chắc mẹ sẽ gả cho cậu ta.
Tôi giật mình, có cái gì đó không ổn, tôi nói.
-- Mẹ nói gì thế? Tiểu Song cũng có thế coi là đứa con gái thứ ba của mẹ vậy? Nhưng Hữu Văn dù có tốt hơn điều mẹ nghĩ, cũng chưa hẳn hơn một người.
Mẹ nhìn tôi thật lâu, chỉ cười. Vũ Nông keó kéo áo tôi giục đi. Nội nhìn thấy nói:
-- Thôi tụi bây đi đâu thì đi, đừng bày trò kéo áo tới lui thế.
-- Ghét Nội ghê!
Tôi nói, nhưng vẫn mặt dày cùng Vũ Nông đi về phòng riêng mình. Vừa đến nơi, tôi nói:
-- Anh Nông, tại sao anh kéo Hữu Văn đến đây chi vậy? Anh có ý gì chứ
Vũ Nông nói.
-- Đừng trách anh. Cậu ấy là bạn thân của anh, đưa đến đây giới hiệu để biết nhau, có gì không phải đâu? Chẳng qua chỉ là sự giao tế.
Tôi bực dọc:
-- Không phải em không muốn anh đưa Hữu Văn đến đây, nhưng thời gian đưa lại không đúng, không lẽ anh không thế để một vài tháng sau, khi mà đại cuộc đã quyết định rồi mang lại không được sao?
-- Cái gì đại cuộc đã quyết định? Em nói gì anh không hiểu ?
Tôi giậm chân nói.
-- Thôi anh đừng giả bộ với em nữa.. Bộ anh không thấy là Hữu Văn vừa vào đến nhà em là hắn tấn công Tiểu Song ngay hay sao? Nói thật anh biết, em không thích chuyện đó. Con trai gì vừa thấy con gái là xáp lại liền.
-- Ối trời ơi! Em làm như người ta là thầy tu không bằng. Ngay chính anh khi xưa mới gặp em, nếu anh không làm cái món tấn công tới tấp thì làm sao mà anh bắt được em? Đàn ông con trai phải thế. Trong tình yêu phải biết chụp giựt chậm tay là chết. Xã hội hiện đại mà em đòi hỏi sự từ từ thì chết rồi.
Tôi cắt ngang.
-- Thôi đừng nói nhiều. Anh Vũ Nông, anh nghe này, việc này ta cần phải nghiên cứu kỵ
Vũ Nông nói và nắm lấy tay tôi.
-- Không nghiên cứu gì hết. Em nghĩ gì anh đều biết hết. Nhưng em phải hiểu là Lư hữu Văn chẳng phải là một con người tầm thường, một người tầm thường như bao người khác, em hiểu không?
-- Đồng ỵ
-- Vậy thì nếu hắn có săn đuổi Tiểu Song, thì đó cũng là một kết hợp xứng đáng chứ
Tôi nhún vai không đáp. Vũ Nông tiếp:
-- Đuợc rồi, có nghĩa là trong trái tim nhỏ nhắn của em, chỉ có ông anh em là xứng đáng. Anh cho em biết, lúc còn ở đại học Lư hữu Văn đã nổi tiếng như cồn, văn chương giỏi lại tài hoa. Suốt bốn năm đại học, bao nhiêu cô đã theo đuổi hắn, vậy mà sao hắn không có được một cô bạn gái Sự thật thì tại hắn quá kén chọn. Anh làm bạn hắn cả năm nay, ở quân ngũ, em biết không khi rảnh rỗi là đàn ông con trai chúng anh chỉ nói chuyện đàn bà, và quan niệm của hắn thế nào em hiểu không? Làm quan không cần chức quan to, giàu có. Nhưng chọn vợ phải chọn một người xứng đáng là bạn đời Đấy cũng là lý do, bốn năm đại học không một đứa con gái nào lọt được vào mắt hắn. Vì vậy, Thi Binh, em cứ yên tâm, chưa hẳn Lư hữu Văn sẽ chọn Tiểu Song. Hắn muốn đưa Tiểu Song đến trường dạy nhạc, chẳng qua chỉ là một ý bốc đồng, chưa hẳn có dụng ỵ
Tôi nhíu màỵ
-- Nếu vậỵ thì thôi.
-- Em cũng đừng nói thì thôi. Vì trong cõi đời này chuyện tình yêu trai gái còn có chữ bất ngờ, làm sao ta biết được đoán được Giống như điều Nội hay nói định số lương duyên là kiếp trước đã an bày, lão nguyệt se tơ và không ai thoát được
-- Anh lại đem mấy lời cổ lỗ đó ra đây làm gì?
Vũ Nông trịnh trọng nói.
-- Anh chỉ muốn em thấỵ Với Tiểu Song , cô ấy có cách nhìn riêng của mình, có định mệnh riêng, và ta không thế muốn thế này thế kia theo ý ta được. Chưa hẳn là Hữu Văn sẽ yêu Tiểu Song, cũng chưa hẳn Tiểu Song rồi sẽ yêu Hữu Văn . Vì vậy anh đề nghị em, đừng quan tâm đến việc đó nữa.. , hãy để nó phát triển tự nhiên vậỵ
Tôi bực mình.
-- Nói tới nói lui rồi anh cũng bênh vực Lư hữu Văn . Thành thật cho anh biết Lư hữu Văn không có quyền yêu Tiểu Song, vì nếu thế thì anh Thi Nghiêu nhà tôi sẽ thất tình.
Vũ Nông nói.
-- Nói thế càng kỳ cục. Nếu thật sự anh Nghiêu yêu Tiểu Song, thời gian bảy tháng trước kia làm gì? Không lẽ ông ấy ngủ gục?
Tôi nổi giận.
-- Anh Nông, sao lúc nào anh cũng bênh vực Hữu Văn cả thế
Vũ Nông ngồi xuống ghế
-- Anh không bênh ai hết. Anh mới thật sự công bình và bình tinh hơn em, anh nhìn thấy rõ hơn em là chắc chắn Thi Nghiêu chưa yêu Tiểu Song và ngược lại
-- Tại sao anh biết?
-- Vì em nghĩ xem, ở chung với người mình yêu trong cùng mái nhà cả nữa năm trời hơn sao không tiến tới Con người đâu phải là gỗ đá Anh dám chắc là Thi Nghiêu không hề yêu Tiểu Song. Còn nếu Tiểu Song có âm thầm yêu anh Nghiêu thì chắc chắn không một hình bóng của bất cứ chàng trai nào lọt được vào tim nàng. Đó vậy đó, vì vậy anh khuyên em, đừng bao giờ lo những chuyện tầm phào mất công.
Lời của Vũ Nông làm tôi bối rối. Rõ ràng là chàng cũng có lỵ Nhớ đến những xung đột trước kia của Tiểu Song và anh Nghiêu. Rồi lần anh Nghiêu đưa nữ diễn viên Huỳnh Lệ về. Tình cảm hai người có gì chưa Thế mà không hiểu sao, tôi chỉ dựa vào những ấn tượng có được với hình ảnh tối qua để kết luận vội vàng. Đàn ông thường hay tham lam nhiêù bạn gái càng tốt. Cũng có thế như thế Tôi không dám chắc là người ít giao du với đàn bà như anh Thi Nghiêu là ngoại lê Biết đâu muốn bắt cá hai tay hoặc ba bốn taỵ Càng nghĩ tôi thấy càng rối, càng tức cho cánh đàn ông, tôi nói:
-- Không thế như vậy được, thứ vô lương tâm!
Vũ Nông nắm tay tôi cười, không hiểu:
-- Gì vậy? Em nói ai vô lương tâm?
-- Thì lũ đàn ông các anh đấỵ
Vũ Nông tròn mắt.
-- Hừ! hừ! Sao quơ đũa cả nắm vậy? Đúng như lời người xưa nói. Ôi! Ðàn bà! Ta chịu không làm sao hiểu được ngươị
Tôi nín cươi không được. Nhưng rồi lòng vẫn bâng khuâng. Suốt một ngày tôi nôn nóng, tôi muốn gặp Thi Nghiêu. Tôi định trực tiếp gặp anh ấy để đặt vấn đề, phải làm rõ mọi thứ. Nhưng anh Nghiêu lại bận ở đài mãi đến nữa khuya mới về nhà, nên tôi không gặp. Còn Tiểu Song?
Tối hôm ấy vì bận đi xem hát với Vũ Nông, đến lúc tôi về tới nhà thì Tiểu Song đã ngủ, thành thử không có cơ hội nói chuyện Ngay hôm sau, không nghe Tiểu Song đề cập đến Hữu Văn, đến mười giờ hơn thì Vũ Nông đến và chúng tôi lại bận tính toán công việc tương lai của chàng. Vũ Nông đã chọn nhiệm sở ở một Toà án địa phương và đầu tháng tám bắt đầu đi làm, kế đó, tôi với Vũ Nông qua nhà chàng để gặp ba mẹ anh ấỵ Khi xong xuôi trở về, thì chỉ có anh Thi Nghiêu, chị Thi Tinh và Lý Khiêm ở nhà, còn Tiểu Song thì đi chưa về. Cơm tối dọn xong. Có tiếng điện thoại reo Điện thoại cũa Tiểu Song .
-- Chị Thi Binh, nói nhà ăn cơm truớc đi, đừng đợi em.
-- Cô bận gì mà bỏ cơm tối
-- Dạ em có việc...
Tôi hét.
-- Việc gì nói thẳng đi, đừng dối, bằng không tối nay không yên với tôi đâu nhé.
Giọng Tiểu Song nhỏ nhẹ
-- Thôi em nói. Anh Lư hữu Văn đến trường dạy nhạc đón em, chúng em sẽ ăn cơm ngoài, chắc phải về trễ Vậy thôi, em không nói gì nữa hết.
-- Khoan đá
Tôi chưa kịp nói thêm gì thì đầu dây bên kia đã cắt, quay lại nhìn mọi người, tôi chỉ nói.
-- Tiểu Song không về ăn cơm tốị
Và lẳng lặng quan sát anh Nghiêu. Anh Nghiêu ngồi đấy, thừ người ra, anh đang nghĩ gì? Cơm xong, không như ngày thường mọi người thường tụ laị phòng khách. Cươì cười, nói nói, xem truyền hình.. Lân` này anh Nghiêu lấy cớ là còn nhiều việc phải làm và rút lui về phòng riêng. Tôi ngồi lại trước máy truyền hình. Máy đang mỡ Nhưng người ta diễn cái gì trên ấy tôi cũng không để ỵ Tôi đang bậy suy nghĩ Chợt nhiên, một ý thoáng qua.
Tôi quay sang anh Lý Khiêm.
-- Anh Khiêm này, lúc gần đây tình cảm của anh Nghiêu với cô Huỳnh Lệ tiến tới đâu rồỉ
Anh Lý Khiêm thở ra:
-- Cô làm tôi hết hồn, tưởng hỏi việc gì khác!
Lập tức chị Thi Tinh quay sang dò xét.
-- Anh nói gì? Anh nghĩ là Binh nó nói gì? Sợ lật tẩy hả, nói xem.
Lý Khiêm trố mắt.
-- Có gì đâu Tôi nào có tẩy gì đâu mà sợ lật.
-- Thế tại sao anh làm gì như ăn trộm bị bắt tại trận vậy?
-- Làm gì ăn trộm?
-- Nếu không tại sao Thi Binh vừa hỏi là ông tái mặt thế Ông đáng nghi lắm, dám có chuyện động trời nào rồi.
Mẹ phải can thiệp:
-- Cái con Thi Tinh này, không có cớ để cãi nhau không được ư? Con cái gì cứ giỏi kiếm chuyện.
-- Mẹ nói đúng đấỵ
Anh Lý Khiêm vừa lên tiếng, là tay Thi Tinh đã thò qua, nhéo anh ấy một cái thật đau điếng, đau muốn nín thở nhưng anh không dám la, trong khi Vũ Nông ngồi cạnh lại làm bộ ui da làm tôi nổi nóng.
-- Anh làm gì thế
Vũ Nông giả bộ lắp bắp.
-- Anh..anh ..Anh nghĩ là Hai chị em của em đồng bệnh và anh với Lý Khiêm sẽ là nạn nhân
-- Ui da!
Tôi không để Vũ Nông tiếp, một ngón nhéo chưỡng tung liền để chàng biết taỵ Anh Lý Khiêm ban nãy chưa trả lời câu hỏi của tôi, nên tôi vẫn hỏi tới
-- Sao, anh Khiêm, em ít khi đến đài nên không biết. Anh cho em biết là chuyện giữa anh Nghiêu với cô Huỳnh Lệ tới đâu rồỉ
-- Anh cũng không biết.
Tôi nổi giận:
-- Anh muốn giấu phải không?
Anh Lý Khiêm đã khiêm chỉnh lại
-- Thi Binh. Cô cứ yên tâm, hạng đàn bà con gái cỡ Huỳnh Lệ trong đài truyền hình thiếu gì, cỡ cô ấy ai lại chẳng anh anh em em. Anh Thi Nghiêu của cô đâu dễ dãi, anh ấy làm ở đài truyền hình mấy năm nay rồi thì làm gì dễ vào tròng. Chẳng qua chỉ để nói cười cho vui, người anh ấy chọn không nằm trong mấy cô ấỵ Còn Huỳnh Lệ Thân mật với anh cô chưa hẳn là yêu Nghiêu. Cô ta mới nổi, đang cần có chỗ dựa đấy!
- Thế ư?
Nghe Lý Khiêm nói, tôi càng buồn. Nếu quả thật là anh Nghiêu có ý bắt cá hai taỵ Thì coi như mất cã. Tối hôm ấy, lòng tôi nóng như lửa đốt. Mẹ cũng tỏ ra thật trầm lặng. Hơn mười giờ Tiểu Song vẫn chưa thấy về. Anh Lý Khiêm và Vũ Nông đã kiêú từ. Một mình tôi ngồi trong phòng khách, mẹ bước tới đặt tay lên vai tôi nói.
-- Thi Binh, mỗi người có một duyên phận riêng, chúng ta không làm sao cưỡng lại được, thôi thì để mặc tự nhiên đi.
Vâng, cứ buông xuôi đi! Định số đã đặt để rồi. Thế làm sao Thi Binh tôi lại thừa nước mắt khóc khi đọc truyện người xưa, lại dư nước mắt buồn giùm người khác. Ông anh tôi ơi, ông anh. Tội nghiệp, tôi thở dài. Thôi tôi không thế ngồi đây chờ Tiểu Song trở về. Có chờ cũng vô ích. Tôi đứng dậy tiến đến gõ cửa phòng anh Nghiêu.
-- Ai đó, cứ vàọ
Tôi đẩy cửa bước vào Phòng tràn ngập khói thuốc, suýt làm cho tôi ho.
Anh Thi Nghiêu đang ngồi trước bàn, chiếc gạt tàn đầy cả tàn thuốc. Tôi bước tới, đứng trước mặt anh. Hai anh em chúng tôi nhìn nhau yên lặng. Một lúc thật lâu, anh mới dụi tàn thuốc và đưa hai tay lên nắm lấy tay tôi siết nhẹ Anh có vẻ thật xúc động, thật hiểu tôi hiểu anh.
-- Anh Nghiêu này, đừng buồn, tình thế vẫn cứu vãn được. Họ chỉ mới quen nhau hai ngày, còn anh, anh biết cô ta hơn bảy tám tháng nay, không nên thối chí, tuyệt đốị Tình yêu là bãi chiến trường. Anh chưa thật bại lần nào, lần này anh rồi sẽ thấỵ
Anh Thi Nghiêu lắc đầu.
-- Anh đã thua!!
Tôi trố mắt :
-- Thua bao giờ
-- Trong cuộc chạy đuạ
Tôi suy nghĩ một chút:
-- Anh Nghiêu này đừng nhìn Tiểu Song một cách thực dụng như vậy, cô ấy khác những người con gái khác. Cô ấy chưa hề lộ ý xem nhẹ anh vì cái tật bẩm sinh của anh. Phải tự hiểu mình, phải dẹp bỏ mặc cảm tự ti, tại sao anh cứ nghĩ tới cái chân thọt của anh hoài vậy?
Lời tôi làm anh Nghiêu nhảy dựng lên, anh tái cả mặt:
-- Thôi đủ rồi, đừng nói nữa.. Chuyện đó đã qua rồi, tôi không muốn ai nhắc tớị Tôi không muốn! Tại sao mấy người cứ nói đến Tiểu Song trước mặt tôi Tôi có nói là tôi thích cô ấy bao giờ đâu
-- Anh Nghiêu!
Tôi hét, rồi không biết nói gì nữa, tôi khóc. Mặt anh Nghiêu như đanh lại
-- Buồn cười thật! Tại sao mấy người lại khóc trước mặt tôi Tại sao? Mấy người thương hại tôi ư? Tôi thế nào Một gã thất tình? Buồn cười thật, buồn cười quá đi mất! Thi Binh! Hãy nghe nói đây! Hãy nghe tôi nói đây!
Tôi cố gắng.
-- Anh Nghiêu. Em chỉ định giúp anh!
Trong đôi mắt đau khổ của anh Thi Nghiêu hằn lên nét giận dự
-- Giúp tôi à? Ai cần cô giúp, ai cần! Muốn giúp ư? Được rồi hãy đi ra khỏi đây, hãy đi cho khuất mắt, để tôi một mình trong phòng..
Tôi líu lưỡị
-- Anh...Anh...Anh đúng là người không biết điều.
-- Đúng rồi, tôi không biết điều Tôi không muốn ai quấy rầy tôi hết. Tôi không biết điều từ lâu rồi. ..Đi đi, đi đi!
Tôi chạy nhanh ra khỏi phòng anh Thi Nghiêu. Mẹ đứng bên ngoài chỉ lặng lẽ lắc đầu. Tôi xông về phòng mình, nhảy lên giường và trùm chăn. Tôi giận quá. Tôi giận anh Thi nghieu, giận Tiểu Song và giận cả chính mình. Mười một giờ khuya, Tiểu Song mới về nhà. Tôi nằm yên, lắng nghe cô ấy thay đồi đi tắm trở về phòng...Tôi giả vờ lăn trở mình.
Tiểu Song keu khẽ:
-- Chị Thi Binh!
Tôi giả vờ không nghe, trở mình tiếp.
-- Chi Thi Binh. Giọng nói của cô bé thật nhẹ với tiếng thở ra:
-- Em biết chị đang giận em, chị giận em vì sao em cũng không biết.
Tôi vùi đầu vào gối im lặng.
-- Thôi được rồi, khuya quá rồi, để mai bao giờ chị hết giận, chị em mình sẽ nói chuyện với nhau.
Và Tiểu Song ngồi lên giường. Tối hôm ây, hình như cả hai chúng tôi chẳng ai ngủ được. Cả hai cùng lăn qua lăn lại trên giường tới sáng.
giavui
09-11-2014, 06:29 PM
Mấy ngày kế tiếp đó. Giữa tôi với Tiểu Song là một cuộc chiến tranh lạnh. Tôi cố tạo một khoảng cách, không nói chuyện, lạnh lùng. Nhưng Tiểu Song cũng không vừa, cô ấy phớt mặc. Và ngày nào cũng vậỵ Sau khi dạy xong, Tiểu Song không về nhà ngay, mà bỏ đi chơi đến mười một mười hai giờ khuyạ Về tới nhà là tắm rửa rồi lên giường ngũ. Khiến tôi càng tức, càng giận. Con gái gì mà thay đổi như chong chóng.
Vũ Nông thấy tôi không vui, một bữa nói:
-- Thi Binh này, không lẽ em không chịu nhìn sự thật? Thử nghĩ xem giữa Tiểu Song và anh Thi Nghiêu họ đã có cái gì chưa
Tôi nhún vai không đáp. Vũ Nông nói tiếp.
-- Thì em cứ nói đi? Họ đã từng thề non hẹn biển, gắn bó keo sơn chưa Họ đã được người khác công nhận như chuyện chúng mình chưa, hở
Tôi bối rối, một chút mới nói:
-- Chuyện anh Thi Nghiêu yêu Tiểu Song, đúng ra cô ấy phải hiểu chứ?
-- Hay lắm. Chuyện đó thì em biết thôi, mà em biết thì có tác dụng gì? Em đâu phải là Tiểu Song? Mà dù có là phải đi nữa nếu Tiểu Song không yêu anh Thi Nghiêu thì cũng chẳng giúp được gì Họ hoàn toàn đứng bên lề. Chưa hề trao nhau một cái hôn, chưa nói chuyện tình yêu thì làm sao em kết tội là cô ấy không chung thuy Em sai rồi Binh ơi Tỉnh lại đi. Chuyện này đâu phải em muốn là được? Sự nhiệt tình của em chỉ tổ làm Tiểu Song giận, anh Thi Nghiêu cũng chẳng vui và em cũng tự làm khổ mình.
Câu nói của Vũ Nông như làm tôi thức tỉnh. Đúng rồi, tội gì thế? Tiểu Song chẳng nói chẳng rằng với tôi, anh Thi Nghiêu thì có bộ mặt lạnh lùng, đi biệt từ sáng sớm đến tối mò mới về. Rõ ràng là chỉ có tôi tự chuốc lấy sự bực mình. Tôi thở ra, và tự hứa với lòng. Thôi thì mặc kệ họ Và buổi tối hôm ấy, tôi và Vũ Nông đi xem phim. Thời tiết tương đối nóng, tan rạp tôi và Vũ Nông rủ nhau ăn kem.
Chúng tôi kéo nhau đến quán kem lừng danh Minh Tinh. Lâu lâu phá tiền một bữa cũng chả sao. Vừa kéo ghế ngồi xuống, thì mắt tôi chợt ngỡ ngàng. Trước mắt là anh Thi Nghiêu và cô Huỳnh Lệ Họ đang nói đùa thân mật. Chợt nhiên tôi nổi sùng. Tôi đứng dậy và bỏ chạy ra khỏi qúan, để khỏi trông thấy cảnh chứớng mắt.
Vũ Nông ngơ ngác chạy theọ
-- Em thề, từ nay về sau, anh Thi Nghiêu làm gì thì làm, em chẳng thèm xía vào nữa.. Nếu còn xía vào, em không phải là con của ba má, không còn là người mà là con chó.
Vũ Nông bực mình:
-- Thi Binh, em làm gì kỳ cục vậy? Phải tỏ ra lịch sự một chút, đến chào hỏi rõ ràng, vừa tỏ ra mình có phong độ, vừa .. Biết đâu ăn kem khỏi phải trả tiền?
Tôi giận dự
-- Thôi dược rồi. Ngay cả chuyện ăn kem anh cũng tính toán, anh định lợi dụng tôi để được anh tôi bao ăn nữa ư Ích kỷ!
-- Còn gì nữa nói tiếp đi.
Vũ Nông hỏi, tôi chợt thấy mình giận vô cớ, phì cươi Thế là đêm ấy, tôi chủ động làm lành với Tiểu Song . Về đến nhà, vào phòng thấy Tiểu Song còn chưa ngũ Cô ta đang cầm quyển Tập Truyện Ngắn của Trương Ái Linh đọc, tôi bước tới lấy quyển sách ném sang bên nói.
-- Tiểu Song cô định từ đây về sau không nói chuyện với tôi nữa phải không?
Tiểu Song cười, bá vai tôi nói:
-- Hèn gì Nội chẳng nói. Chị là chúa nói ngược, ai không nói chuyện với ai trước chứ?
Tôi thở ra.
-- Phải nói là tôi quá sốt săng, không những chỉ sốt sắng trở nên lam chuyện bao đồng. Muốn cho mọi chuyện êm đẹp, không ngờ chuyện chẳng xảy ra như ỵ Tôi ôm một trái tim nóng bỏng đụng phải tảng băng, chỉ là công cốc.
Tiểu Song quay lại nằm đối diện với tôi, vì trời nóng nên chúng tôi mở quá.t, gió thổi mái tóc dài của Tiểu Song ra sau khiến gương mặt trở nên sáng sũa .
Vừa vuốt mái tóc ngắn của tôi Tiểu Song nói.
-- Chị Thi Binh! Trái tim nhiệt tình của chị, em hiểu chứ, em không có anh chị, em mất mẹ lúc ba tuổi, mười tám tuổi lại mô côi cha, hầu như cả đời em chưa hưởng được một tí gì là hạnh phúc gia đình. Đến đây ở, em mới biết thế nào là gia đình, thế nào là tình huynh đệ, thế nào là hạnh phúc. Em làm sao không mong được ở mãi dưới mái nhà này, trở thành một con bé vinh viễn của nhà họ Chụ Nhưng làm sao em ngăn cấm được tiếng gọi của trái tim, chị hãy suy nghĩ xem có đúng không? Tính tình của anh Thi Nghiêu thì nóng nảy còn em tuy xuất thân bần hàn, nhưng rất cao ngạo, em và anh ấy không thế hòa hợp nhau được chị hiểu không? Chị Thi Binh? Đó là chưa nói cái hoàn cảnh nghề nghiệp của anh ấy, lúc nào cũng vắng nhà và giao tiếp với những người con gái trong giới văn nghế dễ dãi, em lại trực tính và như vậy khó tránh được những phiền phức xảy ra sau nàỵ Chị nghĩ có đúng không?
Tôi chăm chú nhìn Tiểu Song, có một câu mà tôi muốn nói mãi không thốt ra được. Tôi muốn nói cho Tiểu Song biết là: Anh Thi Nghiêu yêu Tiểu Song, nhưng mặc cảm tàn tật và sự cao ngaọ đã làm cho anh ấy không dám tỏ bàỵ Nhưng rồi tôi chơt nhớ lại cái hình ảnh thân mật của Thi Nghiêu và Huỳnh Lệ trong quán cà phê, thế là tôi không nói ra được. Tôi chưa hiểu hết được lòng người, vì tôi mới có hai mươi mốt tuổi Tôi hỏị
-- Như vậy có nghĩa là Tiểu Song đã yêu Lư hữu Văn?
Tiểu Song quay mặt, không nhìn thẳng vào mắt tôi nữa..
-- Thời gian còn ngắn quá, làm sao có thế nói là đã yêụ Nhưng em cũng thừa nhận là anh Lư hữu Văn rất lôi cuốn, rất dễ mến, anh ấy có cùng một thân thế tương đồng với em, nên có những ý nghĩ cảm xúc tương tơ Anh ấy lại dung cảm, có ý chí, có nhiệt tình, có ước mơ, lúc nào ở gần bên anh Văn là em khó có thế không bị ảnh hưởng và cảm thấy không có gì khó khăn trên cuộc đời này cả, chưa kể là kiến thức anh ấy quá rộng, mỗi lần nói chuyện văn học với Văn em đều có cảm giác như mình chỉ là một đứa bé mới học mẫu giaọ Tôi nhìn Tiểu Song, lúc nàng nói mắt long lanh như vậy làm sao có thế bảo là chưa yêu . Đó không phải đơn thuần là một sự sùng bái, tôi hít vào một hơi dài, hỏi:
-- Em có nói chuyện âm nhạc với anh ấy không?
Tiểu Song phồng đôi má
-- Chuyện âm nhạc ư? Đó chẳng qua là một thứ để giải buồn, làm sao có thế so sánh được với văn học.
À! Tôi nhìn lên trần nhà. Nghĩ đến những sự kiêu hãnh mà Tiểu Song đã có trước kia. Khi nói đến cái kiến thức về âm nhạc của mình, nghĩ đến những tấu khúc đàn dương cầm và sự sáng tác âm nhạc mà trước kia Tiểu Song và cả cha nàng đều mơ ước. Thế mà bây giờ tất cả không được coi như một vấn đề quan trọng.
Ôi! Tình yêu, sức mạnh của nó quả là vô đi.ch và chỉ cần trong giây phút đó, tôi thây mọi chuyện đã ngã ngụ Anh Nghiêu của tôi bất chiến tự bại rồi! Vì sao? Vì Lư hữu Văn đã xóa được sự cao ngạo trong tim của Tiểu Song còn anh thì không làm được việc ấỵ Tôi hỏi
-- Có nghĩ là mấy ngày naỵ Cô và anh Văn lúc nào cũng bên nhau
-- Vâng.
Tiểu Song cười nói.
-- Ông ấy mới mướn được một căn gác nhớ. Mấy hôm nay tôi bận phụ anh ấy sắp xếp, bày biện, bao giờ xong là anh ấy sẽ khởi đầu. Anh ấy là người có lý tưởng và phân minh rất rành mạch giữa lý tưởng với thực tế vì vậy tiền thuê nhà anh ấy cũng giao cho tôi.
Tôi hỏi:
-- Như vậy khi lãnh tiền tác quyền thì sao
-- Bao giờ viết được tác phẩm có được tiền tác quyền sẽ tính sau.
Tôi ngẫm nghĩ rồi nghiêm chỉnh nói:
-- Thôi được Tiểu Song, coi như chị đại diện cho gia đình thừa nhận chuyện của Tiểu Song với anh ấỵ Ở nhà này con gái có bạn trai không dược phép giấu diếm người lớn. Nội cũng thường nói "Trai lớn có vợ, gái lớn có chồng. Đó là một điều quang minh chính đái, di nhiên không có gì mắc cỡ giấu diếm". Vì vậy sau này rảnh rỗi Tiểu Song cứ đưa Văn về đây chơi
Tiểu Song nhìn tôi. Nhìn thật lâu, mắt rướm lệ, hôm ấy tôi không nói.
-- Chị Thi Binh, chị không giận em nữa chứ ? Từ rày nếu có chuyện gì xảy ra, dù có ở gần bên nhau hay đã xa nhau, chúng ta mãi mãi là chị em phải không chị Binh.
Tôi cũng xúc động muốn khóc. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau giống như cái hôm đầu tiên Tiểu Song đến nhà. Có điều, tâm trạng của tôi lại buồn vui lẫn lộn. Tiểu Song đúng ra phải là người mang họ Chu mới phải. Và chỉ mấy ngày sau, một buổi tốị Tiểu Song đưa Lu hữu Văn về nhà.
Hôm ấy vắng mặt anh Thi Nghiêu ï Lư hữu Văn ngồi giữa phòng khách vẫn gương mặt rạng rỡ dáng tự tin. Chúng tôi mời Văn ở lại ăn cơm tối và trong bữa cơm đó, Văn lại huyên thuyên về chuyện văn học nghế thuật với cha, cái gì Văn cũng tỏ ra am hiểu, mãi khi đến mười giờ anh Thi Nghiêu mới về tớị
Vừa nhìn thấy anh Nghiêu, Văn đứng dậy chào hỏi rất lịch sự
-- Chào ông phó giám đốc.
-- Không dám. Chào ông.
Hai người dùng tiếng ông thật khách sáọ Anh Nghiêu không ở lại với chúng tôi để nói chuyện, mà đi về phòng riêng của mình, trước khi tôi thấy anh liếc nhanh Tiểu Song và Tiểu Song chớp mắt quay về hướng khác, dường như tôi nghe có tiếng thở dài và anh Nghiêu bước khập khễnh đi vào trong.
Tôi nhìn theo và chợt cảm nhận một sự cô đon lạc loài, buồn bã của người thất trận. Khi quay lại tôi cũng thây mẹ đang yên lặng nhìn theo Nghiêu, ánh mắt thương yêu lo lắng và một chút thương xót.
Khi anh Nghiêu đã vào phòng. Phòng khách trở lại không khí nói cười vui vẻ như cũ, như sự hiện diện của Thi Nghiêu có hay không cũng chẳng là một sự bận tâm. Cha đem trò đố chữ ra đố và Hữu Văn đáp ứng rất hòa hợp, mặc dù anh ta không hòan toàn giải đáp hết.
Thái độ hòa nhã của Văn khiến cha rất vui lòng, tôi còn nhớ trước khi vào phòng nghỉ, cha còn nói:
-- Đúng là một thanh niên ưu tú
Tôi nghĩ không biết lúc nói câu đó, cha có quên đi bóng dáng của thằng con trai làm nên sự nghiệp của cha trong phòng riêng không? Hôm ấy Tiểu Song.. rất lặng lẽ, suốt buổi tối cô ta chỉ yên lặng ngồi cạnh Hữu Văn nhìn anh chàng với đôi mắt say sưa.
Và khi tất cả những người lớn đã về phòng. Anh Lý Khiêm và chị Thi Tinh đi tìm chỗ khuất để tâm sự thì phòng khách chỉ còn lại tôi Vũ Nông va Tiểu Songvới Văn . Bấy giờ ngoài cửa sổ, bầu trời của đêm hè đang lấp lánh đầy sao, tiếng côn trùng trong các lùm cây ngoài sân thi nhau gọi bạn và xa xa là tiếng gõ nhịp của anh bán mì gọi khách.
Đêm mùa hè với bao âm thanh rộn ra. Lư Hữu Văn nắm lấy tay Tiểu Song nói.
-- Tiểu Song chúng ta ra ngoài dạo một tí đi.
Tiểu Song, quay lại nhìn chúng tôi và tôi nói.
-- Cứ đi đi tôi sẽ trông cửa cho. Tiểu Song ngoan ngoãn đi theo Lu hữu Văn, tôi buớc đến bên cửa sổ nhảy lên thành cửa bắt chéo chân ngồi. Ngoài sân cảnh vật êm đềm có mấy con đom đóm đang lấp lánh trên những cánh hoa hồng, gió mùa hè thổi nhẹ lay tóc tôi.
Với một tâm trạng mơ màng tôi nghĩ bâng quơ đủ thứ. Vũ Nông bước tới lúc nào không hay, chàng kéo tôi ngã vào người chàng với giọng ru êm:
-- Em nghĩ gì đấy Thi Binh dễ thương của anh?
Tôi đưa đầu vào vai chàng nói:
-- Có phải chăng mỗi người đều có hạnh phúc riêng của mỗi ngườỉ
Vũ Nông nói.
-- Mỗi người cũng có cái bất hạnh riêng của họ
Và không hiểu tại sao câu nói của chàng làm tôi rùng mình. Khi Vũ Nông từ giã ra về, tôi mở rộng cửa đưa chàng ra. Và trước mắt tôi là Tiểu Song với Lư hữu Văn họ đang đứng tựa người vào một thân cây lớn. Họ đang ôm nhau với môi trên môi. Ánh trăng xuyên qua tạo thành một khung ảnh mờ ảo.
giavui
09-11-2014, 06:29 PM
Tháng chín tôi bắt đầu trở lại trường. Năm nay là năm thứ tư, không còn nhàn hạ như nhưng năm học trước. Có thêm các môn học như kế toán, quản lý, kế hoạch, chế độ kế toán, và mậu dịch quốc tế v.v...Tùm lum thứ khiến tôi rối cả đầu
Giữa lúc đó thì Vũ Nông lại bận kỳ thi ở Luật sư đòan, chàng bận tuí bụi vì vừa phải làm thư ký cho Toà án ở địa phương, vừa phải nghiên cứu bản án, nghe xử, ghi chú rồi phải soạn bài Do đó mỗi ngày chúng tôi chỉ gặp nhau buổi tối. Gặp nhau mà trên tay tôi vẫn là một quyển sách dày và trên tay chàng là hồ sơ vụ án.
Tuy rất bận rộn, nhưng lúc nào tôi cũng để tâm đến sự tiến triển tình cảm của Tiểu Songvà Hữu Văn. Bây giờ thì địa vị của Lư hữu Văn trong gia đình tôi đã được công khai hóa như Lý Khiêm và Vũ Nông. Có điều họ chỉ đến nhà hai lần, còn phần lớn thời gian là Tiểu Songở lại bên căn gác trọ của Văn.
Theo tôi thì lý do ít đến đó là do sự hiện diện của anh Thi Nghiêu, dù giữa Thi Nghiêu và Tiểu Song chưa có việc gì xảy ra nhưng đã có một khoảng cách, anh Nghiêu và Văn không hợp nhau có vẻ Tiểu Song hiểu vậy, nên cũng ít đưa Hữu Văn về nhà.
Mỗi lần đi vắng Tiểu Song đều mượn cớ:
-- Chị nghĩ xem, anh Văn rất bận viết nên không thế ra ngoài. Tối nào anh ấy cũng viết tới khuyạ
Tôi hỏi:
-- Như vậy cô ngồi bên cạnh, rồi có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh ấy không?
Tiểu Song đỏ mặt, đáp một cách không tự nhiên:
-- Em cố gắng để không trở ngại anh ấy, em chỉ phụ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp sách vở, may vá quần áo hoặc đôi lúc chép lại bản thảo Em hoàn toàn im lặng thì làm sao trở ngại việc viết.
Một bức tranh hoà hợp và sống động. Tôi nghĩ đến hình ảnh của những cặp vợ chồng văn si trong tiểu thuyết, không biết họ có đát được cái hanh phúc đó không?
Tôi hỏi:
-- Thế anh Văn viết được bao nhiêu chữ rồỉ Tiểu Songkhông tự nhiên:
-- ...Chị Bình, bộ chị tưởng chuyện viết lách đơn giản lắm sao, đâu phải chỉ cần ngồi xuống là có tác phẩm. Chuyện viết lách là chuyện cực khổ vô cùng. Trước kia em cũng không hiểu, em đọc báo, đọc sách, thấy sách báo đủ thư; em cũng tưởng viết vẫn là một chuyện dễ, đâu ngờ bây giờ thấy anh Hữu Văn viết mới hiểu là muốn làm một nhà văn không phải đơn giản.
Tôi vẫn chưa hiểu, hỏi:
-- Sao thế. Nếu nói làm nhà văn không đơn giản sao ở xứ Đài Loan này nhiều quá thê Ví dụ như ....
Tôi đang định đơn cử tên tuổi một số nhà văn thì Tiểu Song đã chau mày cắt ngang:
-- Những nhà văn đó viết những tác phẩm không ra gì Nói chuyện trên trời dưới nước, nặn tác phẩm ra để câu cơm thì có gì là khó Nhưng như anh Hữu Văn nói nguời cầm bút phải là người có lương tâm nghệ thuật, tác phẩm phải được chính mình kiểm duyệt và thông qua mới được tung ra ngoài, còn nếu chỉ là một sự lưà dối vô nghĩa thì là vô đáo đức. Vì vậy anh Hữu Văn rất khắt khe với chính mình. Anh bỏ cả một ngày trời, cặm cụi viết rồi ngày hôm sau lại xé bỏ Anh nói "Thà không có còn hơn"
Chợt nhiên tôi thấy nể vì Lư hữu Văn vô cùng, tôi nghĩ đến những kịch bản của anh Lý Khiêm, viết tình tiết lập đi lập lại, phát biểu lung tung, có khi xem nữa buổi trời chẳng hiểu mô tê Thế này thì anh Lý Khiêm phải học hỏi thêm ở anh Hữu Văn. Nếu không học được cái lối viết tuyệt vời của người ta thì ít ra cũng hoc được cái tinh thần viết lách.
Tôi hỏi:
-- Thế anh ấy đang viết truyện dài hay truyện ngắn? Những tác phẩm mà anh ấy cho phép in được bao nhiêu rồi, có đăng báo chưa .
Tiểu Songcó vẻ ngượng nghịu:
-- Có nhà văn nào lúc khởi đầu viết lại viết ngay được truyện dài? Di nhiên là phải bắt đầu bằng truyện ngắn, và tối hôm qua anh ấy mới lập được bản đề cương về nhân vật...
Tôi giật mình:
-- Bản đề cương về nhân vật? Truyện ngắn mà phải cần đến nguyên một danh sách nhân vật ư? Có giống như truyện Thủy Hử, tới một trăm lẻ tám vị hảo hớn chăng?
Tiểu Song có vẻ giận:
-- Thôi không thèm nói chuyện với chị nữa đâu Chị không biết một tí gì về văn học cã. Nếu ta không nghiêm khắc đòi hỏi, chỉ viết cho có viết thì di nhiên truyện dài cũng không cần có bản đề cương. Chị có đọc những quyển tiểu thuyết kiếm hiệp không? Nhiều quyển đánh đi đánh lại đã đời có nhiều nhân vật chết rồi lại sống lại, tương tự những quyển tiểu thuyết ba xu cũng thế. Có một cốt truyện mà viết ra những ba bốn tập.
Tôi tròn mắt:
-- Em đang nói về tiểu thuyết kiếm hiệp ư? Hữu Văn có định viết những truyện đại loại như vậy không?
Tiểu Song trề môi:
-- Chỉ cần nghe đến đó là anh âý đã bịt mũi.
Vậy là tiểu thuyết mà Hữu Văn định viết hẳn là cao siêu, sâu sắc lắm. Tôi thấy mừng cho Hữu Văn và cho cả Tiểu Song .
Qua tháng tám, gió thu đến, cái không khí lành lạnh làm cho con người dễ mơ mộng. Tiểu Song lúc này vắng nhà thường xuyên. Sự tò mò khiến tôi đề nghị với Vũ Nông hôm nào sẽ cùng ghé qua gác trọ của Văn một cách đột xuất, để xem việc viết lách của Văn đã đến đâu
Nhưng còn ngần ngại nên tôi hỏi Tiểu Song :
-- Anh Hữu Văn có khó tính không, khi viết chắc hẳn không cho phép ai quấy rầy cả
Tiểu Song nói:
-- Vâng, anh ấy nghiêm túc, khi viết chẳng thích ai vào.
Nhưng Vũ Nông nói:
-- Ồ, không sao anh với hắn là bạn cơ mà. Nhờ anh hắn mới quen được với Tiểu Song thế mà chưa có một ly rượu mừng uống. Chúng ta cứ đến đấy uống ly trà, xem họ sinh hoạt ra sao cũng không quá đáng.
Thế là tối hôm đó, tôi với anh Vũ Nông ghé qua "căn gác văn học" của Hữu Văn . Đó là căn gác nhỏ, nằm trên sân thượng lầu tư của một nhà tư nhân, có lẽ lúc đầu được sử dụng như chỗ chưa đồ dư thừa, sau đó không hiểu vì lẽ gì mới đem ra cho thuệ Và chúng tôi phải hì hục lắm mới lên tới nơi. Nhà tôi là loại nhà trễt kiểu Nhật.
Mấy nắm trước với phong trào xây cất cao ốc chung cư, có nhiều nhà thầu đến đề nghị hợp tác nhưng cha không chịụ Nhờ vậy chúng tôi khỏi phải leo lầụ Chỉ có bốn tầng mà đã muốn đứt hơi Đúng là ái tình vi đại thật!
Mở cửa là Tiểu Song tròn mắt ngạc nhiên.
Hữu Văn vừa thấy chúng tôi, từ bàn viết đứng dậy ròn rã:
-- Đúng là khách quý, khách quý, khách hiếm!
Vũ Nông cười:
-- Vậy ra ở đây còn khách thường xuyên nữa cở
Lư hữu Văn nói.
-- Có chứ, sao lại không?
Tôi hỏi
-- Ai vậy? Không được tính Tiểu Song nghe, cô ấy không kể là khách.
-- Vậy thì là chuột!
Chúng tôi cùng cười. Tôi có cái nhận xét là Lư hữu Văn lúc nào cũng rất lạc quan. Từ cái ăn uống, tiện nghi thiếu thốn vẫn không lo lắng. Tôi đưa mắt quan sát căn phòng. Thú thật chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà đơn giản hơn. Nhà cây vách hở, gió tự do luồn vào. Một miếng ván to đặt sát vào vách, dùng làm giường, rôì mấy miếng gỗ khác ghép lại làm thành kệ sách, chất đầy sách.
Chỉ có một tiện nghi giống như đồ đạc trong nhà đó là chiếc bàn và hai chiếc ghê. Giấy nằm rải trên bàn tờ đã viết, chưa viết.. Và một hộp bút bi. Tôi thắc mắc không hiểu chuyện viết văn là thế nào Không lẽ mỗi lần viết phải sử dụng đến bao nhiêu giấỵ Viết xong tờ nào, lấy tờ khác, bút cũng vậy không được ư.
Hình như hiểu được điều tôi nghĩ, Tiểu Song nói:
-- Bút bi hay bị chảy mực, nên phải mua nhiều, em đã thử xem cây nào viết được để qua bên, để anh Văn viết. Sợ lúc ấy đang cảm hứng mà không chọn được cây bút tốt thì trở ngại nhiều.
Thì ra thế nhà văn nào cũng có người túc trực bên, hầu hạ, viết thế này mà chẳng thành công cũng uổng. Tôi lại quan sát tiếp. Trên bàn ngoài giấy và bút ra còn một dĩa đậu phụng rang, một dia bánh ngọt, một dĩa khô Chỉ thiếu một bình rượu nữa là đủ bộ
Tiểu Song phải giải thích:
-- Khi viết anh ấy hay ăn vặt, có khi viết đến khuya bụng đói, có gì nhắm nháp cũng đỡ
À thì ra ...Những món mà tôi thích ăn như quả đậu, chị Tịnh thích ăn nho khô, và bánh ngọt của nội trong nhà đều biến mất. Nó chạy hết về đây, Hữu Văn đẩy hai chiếc ghế về phía chúng tôi nói:
-- Ngồi đi chứ? Đứng chi thế
-- Thôi để tôi ngồi lên giường được rồi.
Tôi nói và ngồi xuống, không ngờ vừa đặt đít lên đã nghe tiếng kèn kẹt.
Tiểu Song trấn an:
-- Không sao đâu, nó không sập được, nếu có sập thì cũng chỉ có cách mặt nền có hai tấc cũng chẳng đến nỗi nào
Tôi yên tâm ngồi xuống. Tiểu Song rót cho chúng tôi hai ly trà thơm và ngọt và ngọt loại Toàn Tường, thứ loại mà nhà tôi thường uống.Vậy là cũa Tiểu Song mang đến thôi. Vừa uống trà tôi vừa nói:
-- Anh cứ lo việc của anh, đừng để tâm tới sự hiện diện của chúng tôi mà bị cắt dòng cảm hứng. Tôi với anh Nông đến đây chỉ tò mò xem cuộc sống của anh thế nào. Nếu không có lợi cho anh thì tôi xin rút lui ngaỵ
Hữu Văn nói:
-- Không, không có gị Các bạn cứ ngồi chơi Hôm nay cũng may là tôi hơi mệt mỏi, ý cạn, chưa thế viết được, sự hiện diện của các bạn cũng chẳng ảnh hưởng gì đâu
Vũ Nông bước tới bàn, lật một vài trang bản thảo, hỏi:
-- Sao viết tới đâu rồi? Tiểu thuyết ư? Tên gì vậy
Tiểu Song bước vội tới, ngăn lại:
-- Anh đừng động đến, để không tí nữa anh ấy bảo là tìm không ra đầu đệ
Vũ Nông ngạc nhiên.
-- Sao kỳ vậy Cậu viết được bao nhiêu chương rồi. Bao nhiêu đầu để
Lư hữu Văn nói:
-- Cậu không hiểu Mấy hôm nay tôi đã soạn ra được mười mấy đầu đề, chứ chưa viết được chương nào hết. Viết tiểu thuyết mà ta chọn đầu đề rồi thì phần sau sẽ viết được dễ hơn.
Tiểu Song cũng tiếp lời:
-- Đầu đề của một cuốn sách quan trọng lắm chứ!
Tôi lanh miệng:
-- Nhưng nếu chỉ có đầu mà chẳng tay chân thì cũng không là một quyển sách.
Lư hữu Văn cười:
-- Cũng đúng, nhưng viết sách cái mở đầu là quan trọng. Ta chọn được tựa sách, chủ đề s'ach đã là đi nữa đoạn đuờng. Cũng chính vì vậy mà tôi rất thận trọng khi đặt bút phần mở đầu
Vũ Nông hỏi:
-- Thế lúc viết tới giờ, anh đã viết được bao nhiêu rồỉ
Hữu Văn cười, vừa cười vừa chỉ vê ` phía Tiểu Song
-- Cậu hỏi cô ấy, chính cô ấy hại tôi đấỵ
Tiểu Song đỏ mặt, môt chút mắc cỡ, một chút sung sướng. Tôi và Vũ Nông nhìn nhau, không hiểu gì cã. Nhất là tôi, tôi ngu ngơ đến độ buột miệng:
-- Tiểu Song làm sao hại anh Văn không viết được vậy?
Tiểu Song chỉ cười lảng:
-- Đừng nghe ông ấy, ông ấy chỉ giỏi khôi hàị
Hữu Văn quay sang Vũ Nông .
-- Khôi hài ư? Cậu Nông, cậu nhớ lúc còn ở Mã Tổ không? Cả ngày tập lũyện mệt phờ, mà tới tối đến vần còn viết được một vài bàị Lúc trở về đây tôi đã định bụng sẽ làm ăn lớn, viết một tác phẩm vi đại, vậy mà gặp Tiểu Song là dẹp hết.
Tôi thắc mắt.
-- Sao vậy? Sao gặp Tiểu Song là không viết được nữa
Lư hữu Văn nhìn chúng tôi.
-- Viết văn khác hẳn với làm những việc khác, phải tập trung toàn bộ tư tưởng. Nhưng bây giờ thì, vừa thức dậy là đầu tôi đã nghĩ đến Tiểu Song, tim tôi cũng gọi Tiểu Song. Hôm nào cô ấy không đến, ruột tôi nôn nóng, chờ đợi, không muốn ăn, không uống như vậy còn tinh thần đâu mà viết? Khi cô ấy đến rồi. Thì nhất cử nhất động gì của cô ta cũng ngập đầy tình yêu. Đầu tôi ngẩn ngơ. Còn ý đâu mà viết thành lời. Trước kia tôi đâu có ngờ sức mạnh của tình yêu lại mạnh như vậy? Cũng vì tình yêu của Tiểu Song mà tôi không viết được, không trách cô ấy thì trách ai?
Tiểu Song nghe Hữu Văn kể khổ, chỉ cười, mắt long lanh:
-- Đừng tin anh ấỵ Cái gì viêt không ra là đổ tội cho người.
-- Tôi nói thật đo chứ, đó là sự thật.
Hữu Văn nói, và cười. Tôi đưa mắt nhìn Vũ Nông rồi khắp căn phòng. Ngôi nhà không đủ che mưa che nắng, nhưng ngập đầy cái ấm cúng của mùa xuân. Còn những tờ giấy viết dở trên bàn? Nghi đến lời của Hữu Văn. Tình yêu là vật cản của sự nghiệp viết lách? Như vậy hạnh phúc đã hạn chế sự phát triển của nghê. thuật? Và tất cả những tuyệt tác trên đời này đều thành hình từ khổ đau cay đắng ư? Nếu thật như vậy thì cuộc gặp gỡ giữa Hữu Văn và Tiểu Song chỉ mang đến cho Hữu Văn một sự bất hạnh. Rắc rối quá và tôi không muốn nghĩ tiếp nữa..
Tối hôm ấy khi ra khỏi nhà của Hữu Văn, tay trong tay tôi và Vũ Nông thả trên phố, trong cái gió thu lành lạnh, trong cái ánh đèn vàng vọt và phố vắng đầu mưa, tôi nói:
-- Anh Vũ Nông này, anh có nghĩ là sau này Hữu Văn và Tiểu Song hạnh phúc không?
Vũ Nông nói với giọng tự tin, chàng có vẻ san sẻ niềm vui từ hạnh phúc của Văn .
-- Em không thấy bây giờ họ quá hạnh phúc ư? Hãy tin tưởng chỉ có tin yêu mới mang lại hạnh phúc, họ hạnh phúc và ta, ta cũng hạnh phúc.
Tôi vẫn không yên tâm.
-- Nhưng mà, nếu Lư hữu Văn không viết, không tìm cách viết, cứ chờ có hứng có linh cảm mới viết thì em sợ rằng chẳng bao giờ anh ấy thành công, anh ấy cần điều đó, như cần lập gia đình, họ không thế sống bên nhau, trong một chiếc chòi đơn so như vậỵ
Anh Vũ Nông có vẻ bất mãn
-- Sao em lại thực tế như vậy? Anh nghĩ là chỉ cần hiểu và yêu nhau. Còn giàu nghèo không là vấn đề. Có khi càng nghèo, tình yêu được thử thách mới càng thấy vi đại: Đó là chưa hẳn Văn nghèo mãi, anh tin tưởng là cậu ấy sẽ thành công. Vì xã hội hiện nay đâu để mai một nhân tài như xưả Có tài là không sợ gì hết.
Tôi hỏi và không tin tưởng.
-- Có thật thế không?
Vũ Nông nói.
-- Vậy thì em cứ chờ xem.
Tôi nhún vai, Ðương nhiên là không còn cách nào khác hơn là chờ xem. Thế giới này tiến hóa và thay đổi không ngừng. Thời gian trôi qua, rồi lần lượt mọi cái sẽ xuất hiện, tốt hay xấu thế thôi.
Tối hôm ấy, khuya lắm tôi mới về tới nhà. Như một bất ngơ. Anh Thi Nghiêu vẫn còn chưa ngũ. Anh ngồi một mình giữa phòng khách hút thuốc. Đó là một chuyện lạ Vì ít khi anh Thi Nghiêu hút thuốc trong phòng khách, anh chỉ hút ở phòng riêng, tôi bước tới hỏi:
-- Anh làm gì đó
-- Anh đang đợi Tiểu Song .
Tim tôi đập mạnh, nhìn anh tôi nói:
-- Đợi cô ấy làm gì?
-- Có chuyện cần nói. Anh Nghiêu đáp gọn. Tôi ngồi xuống trước mặt nhìn anh. Qua làn khói mờ mờ không cảm nhận được cảm xúc trên mặt. Tôi nhớ tới cái không khí mùa xuân trong ngôi nhà nhỏ của Hữu Văn.
Tôi nói:
-- Ban nãy tụi em đến nhà Lư hữu Văn, gặp Tiểu Song ở đấỵ Hữu Văn viết còn Tiểu Song chép lại Ngôi nhà thì rách nát nhưng họ có vẻ rất vui.
Anh Nghiêu dụi tàn thuốc, trừng trừng nhìn tôi.
-- Em nói nhừng điều đó với anh làm gì? Em tưởng anh gặp Tiểu Song để muốn nói gì chứ? Đến giờ phút này rồi, còn gì để nói nữa đâu Anh nào có ngu đến mức như vậy?
Tôi buồn buồn:
-- Em không biết, mãi đến giờ này em vẫn không hiểu anh, nên có khi em thấy mình ngu quá.
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi có vẻ xúc động, anh đứng dậy:
-- Anh hiểu. Ở nhà này, em là người hiểu anh nhất.
Rồi anh Nghiêu bỏ về phòng riêng, trước khi khép cửa phòng lại anh còn quay lại nói:
-- Thôi không cần đợi Tiểu Song về nữa, em nhắn lại với cô ấy là tối mai lúc sáu giờ mười phút cô ấy nên chờ xem tiết mục Rừng Ca Khúc nhé!
Phòng khách chỉ còn lại một mình tôi. Không biết tiết mục Rừng Ca Khúc và Tiểu Song có quan hệ gì mà anh Thi Nghiêu muốn Tiểu Song xem. Hay đó là một chương trình đặc biệt mà anh đã dành riêng cho nàng? Mười một giờ rưỡi khuya Tiểu Song vẫn chưa về. Tôi mệt quá, trở về phòng riêng,. Tôi nằm trên giường chờ Tiểu Song nhưng rồi chợp mắt lúc nào không biết. Và Tiểu Song trở về tôi cũng không haỵ
Đến khi thức dậy, thì trời đã sáng trắng. Tiểu Song không còn trên giường. Chỉ có một mảnh giấy trên bàn. "Em cùng anh Hữu Văn đến Tân Trúc thăm bạn, sẽ không về dùng cơm trưa lẫn cơm tối" Chết chưa! Tôi nhớ lại Tôi đã quên không thông báo cho Tiểu Song biết lời dặn dò của anh thi Nghiêu. Tôi vội chạy sang phòng anh Nghiêu và xin lỗi.
Anh ấy yên lặng một chút rồi cười buồn.
-- Thôi cũng không có gì có lẽ có lẽ định mệnh muốn thế.
Nghe những lời thất vọng trên, tôi càng bứt rứt. Nhưng làm sao kéo Tiểu Song lại? Nàng đang trên đuờng đến Tân Trúc rồi Tối hôm ấy lúc sáu giờ mười Tôi đã xem được tiết mục đó. Không phải chỉ có tôi mà còn cả gia đình. Tôi nghĩ, chắc chắn là không có ai trong gia đình tôi có được cái ấn tượng mạnh mẽ mà tôi có hôm ấỵ Vì đó chỉ là một tiết mục ca nhạc bình thường. Có điều một bản nhạc. Vâng, trong chương trình đó có một bản nhạc. Một bản nhạc có tên là Bên Dòng Nước với bối cảnh là một thiếu nữ tóc dài, đứng trên bờ sông, khói sóng mờ nhà.t. Một vài cành cây leo thả trên sông nước. Khiến cho bối cảnh càng mông lũng, hư ảọ Gió thổi, tóc bay, nước lăn tăn sóng gợn. Tiếng ca phối hợp từ hậu trường Vang lên:
Sóng nước mây mù cỏ non xanh
Có người thiếu nữ đứng bên dòng
Và tôi xuôi ngược cùng năm tháng
Mo được cùng ai cạnh mãi lòng
Dù cho sóng vỗ thác ghềnh cao
Dù cho dịu vợi gữa bên dòng
Toi vẫn thầm mong cùng ai đó
Đuợc sống gần nhau cảnh vợ chồng
Nhưng cỏ buồn khô, mây trắng bay
Người con gái đó vẫn bên dòng
Mà sao hai ngã giờ chia cách
Không thế cùng ai đến cạnh nhau
Cuộc đời buồn quá lòng xa lạ
Có nhớ thương người tôi muốn sang
Người con gái cũ giờ như nước
Trôi giữa dòng đời mắt đắng caỵ
Bài hát đã dứt, rồi bối cảnh người con gái mờ nhạt dần rồi biến mất. Tôi có cảm tưởng đó là hình ảnh của Tiểu Song. Đi về phòng đột nhiên tôi thấy mình ràn rụa nước mắt.
giavui
09-11-2014, 06:29 PM
Hôm ấy thật khuya, Tiểu Song mới về tới nhà. Tôi đang ngoài trước bàn học, với quyển Kế Hoạch Tuyến Tính và quyển sổ ghi chú, mà vẫn không có một chữ trong đầu. Vì tôi đang đợi Tiểu Song. Tiểu Song bước vào da mặt rám nắng, môi đó. Trong chiếc áo khác màu tím nhạt, chiếc quần ống loe màu trắng tróc dài xõa vai với cánh hoa trắng trên tóc. Còn đúng mấy hôm nữa là xả tang. Tiểu Song đếm ngón tay nói với tôi. Thế thì nhanh thật. Tiểu Song đến nhà tôi gần giáp năm. Còn nhớ lúc mới đến. Cô ấy với tôi bộ quần màu đen dáng gầy còm đứng giữa phòng khách so với bây gờ thì khác xa Vì cái nhất cử nhất động bây giờ là của mùa xuân chứ không phải muà đông lạnh giá nữa..
Tiểu Song nhìn tôi hỏi:
-- Chị Binh sao giờ nay còn chưa ngủ
Tôi giả vờ thờ ơ:
-- Đi Tân Trúc chơi vui không? Gặp bạn chứ? Hẳn là một người có tên tuổi.
Tiểu Song đặt tất cả chìa khoá cửa, túi ví, xách tay lên bàn vừa cười vừa nói.
-- Đâu có. Chúng em không gặp ai hết, vì anh Hữu Văn chẳng có bạn ở Tân Trúc.
Tôi hỏi -- Sao vậy Rõ ràng giấy để lại của Tiểu Song nói thế cơ mà?
Tiểu Song đến bên giường, cởi giầy rồi năm lăn ra, cô bé nói:
-- Sự thật thế này nàỵ Mấy ngày hôm nay anh Hữu Văn chẳng viết được gì hết. Viết trang nào xong anh ấy lại xé, vì không hài lòng. Tối hôm qua anh ấy nói làm việc kiệt sức quál. Tôi cũng thấy điều đó. Con người chứ đâu phải chiếc máy đâu mà cứ nhốt mình trong gác với giấy bút hoài phải không? Chị thấy đó, truớc kia Jack London viết được quyển Sói Biển là nhờ ông ta có kinh nghiệm thuỷ thụ Còn Hemingway viết Chuông Gọi Hồn Ai cũng nhờ sông qua mấy năm ở trận mạc. Viết văn không thế tách rời kinh nghiệm cuộc sống, nếu để anh ấy giam mãi trong nhà thì cao lắm là chỉ viêt được Ký Sự về lũ chuột phàm ăn mà thôi.
Tôi buộc miệng :
-- Không ngờ mới đây mà cô đã trở thành nhà nghiên cứu tiểu thuyết rồi.
Tiểu Song cười, đưa mấy ngón tay vẽ vẽ trên thành giường:
-- Nhờ em nghe anh Hữu Văn nói, anh ấy cái gì cũng biết, nhất là về thân thế và sự nghiệp các nhà văn. Có nhiều lúc em cũng nghĩ không hiểu sao óc anh lại chứa được nhiều đến thế.
Tôi cười buồn:
-- Nói rằng nhà văn phải có kinh nghiệm sống mới viết được tác phẩm, vậy không lẽ nhà văn Pháp Alexandre Dumas khi viết Trà Hoa Nữ phải đi làm điếm qua ư?
Tiểu Song cười:
-- Chị chỉ khéo nói nhảm, Alexandre Dumas là đàn ông làm sao làm điếm được.
-- Còn Tolstoi phải là đàn bà mới viết được cuốn Anna Karenine Còn Jack London ngoaì kinh nghiệm thủy thủ ra phải có kinh nghiệm làm chó mới viết được quyển Tiếng Gọi Nơi hoang Dã, Hemingway phải là ngư ông mới viết được Ngư Ông và Biển Cả, ngay cả nhà văn Ngô Thừa Ân của chúng ta phải có kinh nghiệm làm khỉ
Tiểu Song ngơ ngác nhìn tôi:
-- Ngô Thừa Ân là ai vậy
-- Là tác giả Tây Du Ký đấỵ Nếu không là khỉ thì làm sao ông ta tạo được nhân vật xuất sắc như Tề Thiên Đại Thánh được.
Tiểu Song cười lớn.
-- Chị có óc trào phúng khá lắm, tôi ngần hiểu chị không ưa anh Hữu Văn nên lúc nào cũng ở phía đối lập, và câu nào của anh ấy nói ra chị cũng vặn lại được.
Tôi nhún vai:
-- Không bao giờ có chuyện đó. Thôi được rồi nãy giờ Song dài dòng về Jack London Hemingway nhưng những người này có dính dáng gì đến chuyến đi Tân Trúc của cổ
Tiểu Song quay lại nhìn tôi:
-- Em chỉ lấy một vài ví dụ để minh chứng cho việc trước tác, không phải là một vấn đề khép kín, nó phải phản ảnh thực tế Ví dụ như anh Hữu Văn lúc gần đây không đủ hứng để viết nên em đề nghị anh ấy đi nơi này nơi kia vừa giảm bớt sự căng thẳng vừa kiếm thêm một chút tư liệu, biết đâu nhờ thế chẳng viết được? Cũng vì thế mà hôm nay chúng em đến hồ Thanh Thảo, đến núi Sư Tử đi mệt phờ người.
Tiểu Song vuốt lấy mái tóc, tuy mệt mỏi, nhưng cô bé vẫn có vẻ rạng rỡ
-- Hôm nay thời tiết quá tốt, không nóng quá cũng không lạnh, không hiểu sao các anh chị lại đóng kín cửa trong nhà không đi ra ngòai chơi, mùa thu là mùa lý tưởng cho picnic cơ ma
À thì ra cô bé cũng thường đi picnic, nhưng có đi thì đi cần gì phải lý lũận dài dòng như thế, tôi nhún vai:
-- Thì cứ nói đại đi chơi cần gì phải nói đi thăm bạn bè
Tiểu Song vẫn cãi:
-- Đâu phải hoàn toàn đi chơi đâu, mà theo lời anh Hữu Văn là đi bắt lấy nguồn cảm hứng.
Tôi cười nhẹ:
-- Như vậy từ sáng đến giờ, ông ấy hẳn đã bắt đầy một giỏ rồi chứ?
Tiểu Song cười và ngượng ngùng úp mặt vào gốị Chợt nhiên tôi cảm thấy không cần phải để cho cô ấy bị chuyện anh Thi Nghiêu tâm huyết sắp xếp một chương trình cho bản nhạc Bên Dòng Nước. Bây giò có nói cũng chẳng ý nghĩa gì Tiểu Song bận rộn quá, vừa dạy học, chuẩn bị giấy bút, rồi chép bản thảo ïphải đi theo trỡ lực dể bắt nguồn cảm hứng...
Thế thì cô ta còn thì giờ đâu nữa mà để ý bản nhạc Bên Dòng Nước kia ? Vì nghĩ thế, nên tối hôm ấy, tôi không hề nhắc tới chuyện anh Nghiêu làm. Mấy hôm sau bản nhạc Bên Dòng Nước lại được phát lại một lần nữa.. Tiểu Song vẫn không hề hay biết. Đến lần phát lại thứ ba rồi thứ tư thì Tiểu Song mới khám phá ra, đó là trung tuần tháng mười một.
Hôm ấy chương trình ca nhạc kéo dài đến tận khuyạ Tình cờ Tiểu Song ở nhà. Nàng ta dang cùng nội học đan áọ Chiếc aó màu chocolat cổ cao. Nhìn chiếc aó là tôi biết Tiểu Song đan cho Hữu Văn. Tiểu Song vừa đan áo vừa xem ti vị Lư hữu Văn hôm ấy cũng có đến, nhưng ngồi được một chút, nói là bận viết một truyện ngắn nên cáo từ về trước, chị Thi Tinh và anh Lý Khiêm thì bận đi sắm sữa đồ đạc chuẩn bị cho nhà mới, để xây dựng gia đình, nên cũng không có ở nhà, mẹ và cha ở phòng riêng.
Phòng khách chỉ còn tôi, Vũ Nông, Tiểu Song và nộị Anh Thi Nghiêu giam mình trong phòng, lúc gần đây anh ấy càng ngày tự cô lập mình trong phòng riêng. Khi bản nhac. Bên Dòng Nước hiên ra trên màn ảnh Tiểu Song đã giật mình. Nàng như bị cuốn hút.
Nội nói:
-- Cái người hát hôm nay sao lạ quá! Nội thì chỉ biết có một vài ca si quen thuộc. Lần này người trình bày bài hát này không phải là nữ, mà là giọng nam. Và trên nàm ảnh, không giống cả như mấy lần trước. Lần này ca si xuất hiện trước ống kính. Chỉ có bối cảnh sau lưng của ông ta là hình ảnh một thiếu nữ, mặc aó dài trắng, tóc dài, đứng giữa trời nước mênh mông như một ảo ảnh. Khi nam ca si hát hết đoạn "Người con gái cũ giờ như nước, trôi giữa dòng đời mắt đắng cay" thì Tiểu Song quay lại nhìn tôi , mặt tái hẳn. Nàng có vẻ xúc động lắm.
Tiểu Song trách:
-- Chị Binh, sao chị không cho em biết? Anh Thi Nghiêu cũng thế?
Tôi hỏi
-- Cho em biết để làm gì? Cho em biết là hôm nay có bản Bên Dòng Nước ư? Chị không biết và cả anh Thi Nghiêu cũng chưa hẳn biết, vì bản nhạc naỳ không phải mới hat' lần đầu. Lần đầu lúc mới phát, anh Nghiêu có bảo tôi nói lại cho Tiểu Song nghe, nhưng lúc bấy giờ Tiểu Song bận cùng Hữu Văn đi bắt nguồn cảm hứng. Những lần kế tiếp anh Nghiêu không cho biết nữa.. Còn Tiểu Song, thì suốt ngày có ở nhà đâu Tiểu Song lại chẳng quan tâm lắm đến truyền hình. Còn âm nhạc ư? Âm nhạc chẳng qua chỉ là trò giải trí nhảm nhí Có cho Tiểu Song biết cũng chẳng ích lợi gì
Tiểu Song nhìn tôi, thật lâu không nói. Sau đó nàng lẳng lặng thu dọn kim đan và len rồi đi vào phòng.
Vũ Nông ngồi cạnh, níu aó tôi khẽ:
-- Thôi em đừng xen vào chuyện người ta nữa.. Dù gì đâu cũng vào đó cả rồi, không dảo ngược được lại đâu
Tôi trừng mắt:
-- Vây anh còn lo lắng gì nữa.. Khi mà mọi sự đã đâu vào đấy
Nội nhìn chúng tôi, rồi nhìn vào tivị
-- Hôm nay con Binh làm sao thế? Ba hồi gây với Tiểu Song , rồi ba hồi lại gây với Vũ Nông? Con gái càng ngày càng lớn, được nuông chiều riết rồi sinh hự
Tôi nổi giận
-- Nội chẳng hiểu ất giáp gì cứ la hoài, kệ con đi!
Nội nói.
-- Thấy chưa. Bây giờ mày gây cả với tao nữa ư? Thôi để tao về phòng, ngôi đây mày nhìn thấy chướng mắt.
Tôi hối hận, vội bước tới nắm tay người:
- Nội... nội làm gì thế... Con có giận nội bao giờ dâu, nội nói oan con thế
Nội lấy tay vuốt mũi tôi với nụ cười:
-- Đừng tưởng nội chẳng hiểu gì cã. Cái gì nội cũng biết hết con a Trong đám con cái nhà này, con là đứa có tâm hồn trong trắng và yêu người hơn hết, vì vậy mà con hay làm chuyện bao đồng, ngu xuẩn. Nội cho con biết nhe ở đời cái gì cũng có định số. Người tính không bằng ông trời tính. Con muốn cãi lại, nội muốn cãi lại cũng không được, con hiểu không?
Tôi cười gượng lắc đầu và nép người vào vai nội. Nội nhìn tôi với đôi mắt thật hiền và sau đó nguời bỏ vềphòng riêng. Tôi tắt tivi, ngồi xuống ghế tựa thẫn thờ Tám giờ sáng mai Vũ Nông bận ra toà để xử một vụ án kỳ cục Ông già chồng cáo nàng dâu bỏ bê. Nên chàng cũng không thế ở lại chơi lâụ Nông bước tới vuốt mái tóc tôi, nói:
-- Thôi đừng mãi lo chuyện người nữa, nếu có thời gian dư thừa em hãy nghĩ đến cũốc sống mai sau của đôi ta.
Tôi miễn cưỡng với nụ cười, lòng man mác không hiểu vì sao. Vũ Nông đi rồi, tôi vẫn ngồi đó, mông lung suy nghị Nghi gì? Vẩn vợ Chị Thi TInh đi chơi về và đi thẳng vào phòng, chị có vẻ mệt mỏi Tôi không buồn ngủ nên vẫn ngồi yên trong phòng khách. Thật lâu sau đó, Tiểu Song từ phòng ngủ bước ra:
-- Chị Thi Binh, chị không đi ngủ di? Tôi ngước lên.
Đôi mắt Tiểu Song còn đỏ, hình như cô ấy vừa mới khóc. Tại sao? Tại sao cô ấy lại khóc? Vì bản nhạc Bên Dòng Nước ư? Một công trình của anh Thi Nghieu? Tôi không biết và cũng không muốn biết. Tôi đứng dậy đi vào phòng và lên giương. Chúng tôi chẳng nói gì với nhau nữa cã. Một đêm mấy ngày sau đó, khi tôi đang bận làm bài về chế độ kế toán, và Tiểu Song đang đan áo thì đột nhiên có tiếng gõ cửạ Tôi chưa lên tiếng thì cửa đã mở và anh Thi Nghiêu xuất hiện. Mặt anh đỏ gay, mùi rươu nồng nặc. Anh ấy đã uống rươụ Khuya thế này mà còn uống rượu ư? Ký ức tôi ghi nhận anh Nghiêu không biết uống rượu cơ mà?
Tôi đứng lên:
-- Anh Nghiêu!
Anh Nghiêu có vẻ không để ý đến tôi. Mắt anh chằm chằm nhìn về phía Tiểu Song. Cô ấy đang bối rối. Anh bước vào kéo chiếc ghế ban nãy tôi vừa ngồi về phía Tiểu Song :
-- Tiểu Song .
Anh nói và ngồi đối diện với nàng:
-- Tôi có một món quà muốn tặng cho Tiểu Song. Món quà này có ích cho cả cô và Hữu Văn nữa..
Và anh Nghiêu móc trong tuí ra một mảnh giấy đặt lên bàn. Tôi nhìn theo đó là một tấm chi phiếu. Tiểu Song ngơ ngác, mắt tròn nhìn anh Nghiêu:
-- Thế này là thế nào
Anh Nghiêu nói.
-- Tấm chi phiếu một vạn đồng. Cô có thế mang đến ngân hàng và lãnh bất cứ lúc nào
Mặt Tiểu Song tái hẳn.
-- Anh..Anh nghĩ lạ Anh nghĩ là tụi tôi không có tiền tiêu ư?
Thi Nghiêu trịnh trọng nói.
-- Vâng tôi hiểu chứ Tôi còn biết mỗi ngày cô phải đi bộ bốn mươi phút đến nhà Hữu Văn. Trên đuờng còn phải ghé mua bánh lót lòng cho Văn. Bữa ăn trua của mấy người là mì ăn liền. Rồi sau đó, cô phải đi bộ đến trường dạy nhạc vì đoạn đuờng này không có xe bus. Tan giờ cô phải mua thêm bánh mì, jambon, bơ đậu phọng...Để mang lại nhà Hữu Văn. Dù lương cô đã được tăng, mỗi tháng cũng chỉ có bốn ngàn đồng. Một ngàn rưỡi đã đưa cho mẹ tôi, cô còn lại được bao nhiêu chứ?
Tiểu Song thất sắc. Nàng có vẻ giận dự
-- Anh theo dõi tôi ư?
Anh Thi Nghiêu nói.
-- Chuyện đó cũng không có gì
Không khí trong phòng đầy ngập mùi thuốc súng.
Tôi thấy đầu căng thẳng. Anh Thi Nghiêu say thật rồi, say đến độ anh ấy không biết mình đang nói gì
-- Vì những điều tôi nói chỉ là sự thật, đúng không? Vì vậy với số tiền mười ngàn đồng này, cô có thế ngồi Taxi hoặc đưa bạn trai cô đi ăn cơm tiệm...
Tiểu Song ngồi thẳng lưng, mắt mở to trừng trừng, giọng giận dữ, run rẩy:
-- Vì chúng tôi nghèo, nên anh có quyền sỉ nhục ư? Vì anh Văn mê viết lách nên anh xem rẻ Chúng tôi cố phấn đấu kiếm sống...Nghèo, không có tiền, nên anh tự cho mình có quyền bố thí, ban ơn cho chúng tôi, phải không?
Anh Thi Nghiêu cắt ngang.
-- Đừng nói vậy? Thi Nghiêu này có ngu có khùng, có lùng bùng cỡ nào đi nữa, cũng không đến nỗi đem tiền cho không kẻ tình địch cũa mình, cô nên nhớ điều đó!
Tiểu Song chau màỵ
-- Thế Số tiền ở trong chi phiếu này ở đâu ra?
Anh Thi Nghiêu hét.
-- Đó là tiền của cô. Tôi đã tranh đấu hết sức mình, để đòi cho được tiền bản quyền bản nhạc Bên Dòng Nước. Công ty Rừng Nhạc đã mua tác quyền, tất cả được một vạn đồng. Tôi không làm sao đòi họ trả cao hơn được. Tôi đã làm hết sức mình rồi cô hiểu chưa. Đây là tiền của cô, là di sản của cha cô để lại cho cô, chứ không phải của tôi. Với con người cao ngạo, tự kiêu như cô làm sao tôi dám sỉ nhục, dám bố thí, dám đưa một cắc bạc cho cô.
Tiểu Song ngớ ra. Những câu nói cuối cùng của anh Thi Nghiêu, khiến Tiểu Song bàng hoàng, nàng ấp úng.
-- Không, không thế như vậy được, anh Nghiêu.
Anh Thi Nghiêu nắm lấy tay Tiểu Song, mắt long lên:
-- Sao vậy? Sao lại không được? Cô nghĩ là hãng Rừng Nhạc không có quyền mua tác quyền bản nhạc đó ư?
Mắt Tiểu Song long lanh nước mắt:
-- Không phải thế, em không nói hãng Rừng Nhạc mà là nói anh. Anh không được phép vì em, nghĩ đến em nhiều như thế, em không tin.
Chợt nhiên anh Thi Nghiêu nâng cằm Tiểu Song lên, xúc động:
-- Em phải tin, phải tin. Tiểu Song ạ! Anh đã sai lầm nhiều thứ, anh là một thằng ngu vô cùng mới để cho Hữu Văn chen vào đời em. Từ khi em bước vào nhà đến nay, anh chẳng làm được gì cả, anh...Hãy tin anh đi em. Cuộc đời anh chưa bao giờ đau khổ hơn lúc nàỵ
Tiểu Song ngồi yên, cố ngăn những dòng lệ chảy ra mắt nàng không nói gì hết. Trong khi anh Nghieu lại kéo Tiểu Song gần hơn:
-- Tiểu Song, hãy tin anh.
Tiểu Song cố tránh ra, nàng nhìn lên:
-- Anh Nghiêu Em... Em nào thấy anh nói năng gì đâu, em cứ ngỡ người anh yêu quý là cô Huỳnh Lệ
Thi Nghiêu xúc động nói.
-- Sao em khờ thế? Thi Binh mẹ anh và ngay cả Nội cũng đều biết, thế mà em.. Em lại dám nói là mình không biết?
Tiểu Song nói như trách.
--Tại sao em phải biết? Lúc nào anh cũng lạnh lùng cao ngạo, tỉnh bơ Nhiều lúc em nghĩ là tất cả chỉ là một sự hiểu lầm của chị Thi Binh.
Anh Thi Nghiêu run run giọng.
-- Vậy thì Vậy thì bây giờ anh nói, anh bày tỏ hẳn chưa muộn chứ? Phải không Tiểu Song ?
Tiểu Song không đáp, nàng như cố tìm cách thoát khỏi cảnh bối rối. Trong khi anh Thi Nghiêu vẫn tiếp tục nói với một giọng xúc động.
-- Tiểu Song, có thế anh là thằng ngu, thằng khờ, một thằng không biết cách bày tỏ lòng mình, nhưng với em, với em thị Anh biết nói làm sao bây giờ để em hiểu Lần đầu tiên em bước vào nhà anh, anh còn nhớ. Hôm ấy em mặc nguyên bộ áo quần màu đen, đứng giữa phòng khách, sự hiện diện của em đã khiến anh choáng từ đầu. Anh bối rối, anh buồn, anh tự ti. Em giống như một thiên thần nhớ. Qua ngày hôm sau Em ngồi đàn, em thử anh. Với một người nào khác là anh đã không giận nhưng là vì em. Một dáng dấp thanh cao thuần khiết, khiến anh có mặc cảm, anh nghĩ là em xem thường anh, và anh nổi giận. Thế đó cứ nhứt cử nhứt động, càng lúc anh càng tạo nên hiểu lầm. Em càng lôi cuốn, anh càng chống tra. Anh cũngkhông biết tại sao mình lại làm thê Tiểu Song ..Tiểu Song ..Em hãy tha thứ cho anh...Tại anh chưa có kinh nghiệm của tình..anh chưa hề biết được tình yêu.
Tiểu Song vẫn yên lặng. Căn phòng tràn ngập trong yên lặng, ngoài tiéng thở hổ hển của anh Nghiêu. Tôi đứng đó mà sự hiện diện của tôi như là một số không to tướng...Một số không biết xúc động.
Một lúc, tôi nghe Tiểu Song nói.
-- Anh Nghiêu, em không thế. không thế.
Anh Thi Nghiêu cắt ngang.
-- Tiểu Song , Nếu em mà nói không thì tốt nhất đừng nói gì cã. Em hãy suy nghĩ kỹ đi. Anh không phải là hạng người đến sau, biết em đã có người yêu rồi cố giành giựt ...Mà anh là một thằng ngu, thằng khờ, tự ái dỏm..Anh yêu em không dám tỏ bàỵ
-- Anh Thi Nghiêu!
Tiểu Song cắt ngang, không để anh Nghiêu nói tiếp. Và tôi thấy anh Nghiêu buông thỏng hai tay, dáng tuyệt vọng một cách tội nghiệp. Anh ấy giống như một người sắp chết đuối, cố nắm lấy thanh gỗ mục không dám buông ra.
Anh Nghiêu hỏi một cách tuyệt vọng.
-- Vậy thì Tiểu Song , em hãy cho tôi biết, tôi phải làm gì? Làm gì để em đừng ghét bỏ tôỉ
Tiểu Song nhỏ nhẹ
-- Em không hề ghét anh. Từ xưa đến nay và mãi sau này chẳng bao giờ có chuyện đó
Anh Nghiêu hy vong:
-- Vậy thì Em hãy để anh được quyền chăm sóc em, yêu em, đem cả cuộc đời của mình ra bảo bọc lo lắng cho em chứ?
Mắt Tiểu Song mờ lệ: - Không..Không..Không được..Anh Thi Nghiêu ..Hẳn anh cũng không thích làm bạn gì với một..đứa con gái ăn ở hai lòng...
-- Anh không hiểu?
Tiểu Song kiên quyết.
-- Anh Nghiêu. Em rất xúc động trước sự chăm sóc của anh. Em cảm ơn anh lắm, cảm ơn suốt đời em. Anh có biết không, hôm nghe đài hát bản Bên Dòng Nước em đã xúc động dường nào không? Nhưng mà em không thế chấp nhận lời tỏ tình của anh, vì em không có quyền. Khi mà em đã nhận lời yêu một người khác. Làm thân con gái không thế có hai chồng!
Anh Thi Nghiêu đứng lặng thật lâu:
-- Em muốn nói lạ Người em yêu là Hữu Văn chứ chăng phải anh, phải không?
Tim tôi chợt nhói đau. Ông anh đáng thuong của tôi. tôi có thế giúp gì cho anh chứ?
Bên tai tôi là lời nói nhẹ đầy lời buồn của Tiểu Song .
-- Vâng, anh Nghiêu, em không dám giấu anh. Em yêu Văn, và bây giờ không còn cách nào khác...
Gian phòng chìm trong yên lặng. Tôi ngẩng đầu lên. Anh Thi Nghiêu như biến thành một pho tượng đá
Tiểu Song, cô tàn nhẫn lắm, cô tàn nhẫn quá. Đừng! Đừng! Tiểu Song ...Tôi đứng chơ vơ, lòng kêu gào, nhưng chẳng biết phải phản ứng thế nào. Mắt anh Thi Nghiêu chợt đỏ lên, tôi hình như trông thấy cả những tia chỉ màu máu trong mắt.
Anh Thi Nghiêu nói.
-- Đuợc rồi Tiểu Song , Vậy thì hai người hãy làm đám cưới đi, hãy lấy nhau đi! Hãy lấy ông nhà vắn sắp lãnh giải Nobel văn học của cô ...Rồi cô sẽ thấỵ Cô hãy theo hắn...Mong rằng suốt đời tôi sẽ không thấy được cô nữa..
Nói xong, như một chiếc tàu hỏa, anh xồng xộc ra khỏi cửa Tiểu Song chợt oà lên khóc, nàng ngã vào lòng tôi.
-- Chị Thi Binh, Tại sao anh Nghiêu lại tàn nhẫn như vậy? Tại sao? Sao không chấp nhận tình bạn còn lại của em dành cho anh ấy?
Tôi chợt buồn thêm. Tiểu Song, cô mới thật là tàn nhẫn. Tói nói trong lòng. Tình yêu là một cuộc chiến bại đang gào thét, phát tiết những âm thanh cuối cùng của cuộc tình mình. Anh ấy chỉ có thế làm như vậy thôi.
giavui
09-11-2014, 06:30 PM
Mấy ngày liền sau đó, Tiểu Song sáng đi tối mịt mới về. Chúng tôi ít khi gặp được Tiểu Song. Ngay cả tôi cũng vậỵ Khi Tiểu Song ra cửa, tôi còn ngũ Còn đến lúc Tiểu Song về thì tôi đã ngủ khò Đôi lần gặp nhau, khi nghe tôi hỏi "Sao bận rộn gì thế?"
Thì Tiểu Song chỉ trả lời ngắn gọn:
-- Không có gì cả
Nghe vậy, là không có lý do nào ta hỏi thêm. Tuy không hỏi nhưng tôi cũng biết rằng dù cho bầu trời đã vào đông dù lò sưởi đã bắt đầu được khởi nóng đêm đêm và bên ngoài mưa lạnh lất phất, thì ở tận cùng của ngôi lầu bốn tần nọ, trong ngôi nhà gỗ lụp sụp, mùa xuân vẫn ngập đầy, vẫn ấm áp.
Tiểu Song vắng nhà suốt ngày làm cho cha tôi không vui, người nói với mẹ, với Nội:
-- Có chuyện gì mà con bé vắng nhà suốt ngày thế Quý vị làm bà, làm bác đừng bao giờ nghĩ là nó họ Đỗ chớ không phải họ Chu mà hất hủi nó nghe
Nội tôi kêu lên.
-- Lam cái gì có chuyện đó, Nó đáng tội đáng thương hon lũ trẻ nhà này nhiều, ai lại không thương. Có điều con gái lớn rồi có ban trai thì tính tình đương nhiên đổi khác. Nó cũng nào phải họ Chu đâu mà dám mang bạn trai về nhà như mấy đứa trong nhà nàỵ Đó còn chưa nói là tại vị tại vị
Nội chỉ nói đến đó rồi thở dài. Tôi hiểu tiếng thở dài đó, nó phải là "Tại vì trong nhà này còn có một thằng đang thất tình" đó là ông anh tôi. Đâu phải Thi Binh, Thi Tinh đâu Mang bạn trai về nhà lam nhà vui hơn. Còn Tiểu Song mang về chỉ tổ làm cho một người thêm đau khộ
Đó là lý do Tiểu Song phải mang "nguời ta" đi noi khác. Cha tôi nhìn mọi người hỏi:
-- Sao? Có bạn trai rồi ư? Tiểu Song đã yêu? Ai vậy? Lư Hữu Văn ư?
Vũ Nông đáp.
-- Vâng, Đúng là Lư hữu Văn .
Cha tôi gật gù, một chut nói tiếp.
-- Ai chứ thằng đó cũng được, tuy nghèo nhưng có ý chí, có tài, lại chịu khó Với những đứa như vậy sẽ làm nên. Một đứa thì mồ côi cha mẹ không chiụ tìm chỗ giàu sang nương tựa, mà lại yêu một thằng rớt mồng tơi như thế, cũng hiếm có.
Tôi nghị
-- Di nhiên như vậy thôi. Không yêu một phó giám đốc đài truyền hình, trẻ tuổi tài cao, lại yêu một tay như vậỵ Hạnh phúc ư? Phép la Nhưng dù sao cũng mong là họ sẽ hanh phúc.
Mấy ngày đó, gia đình tôi đều bận rộn, tôi cũng lo thi học kỳ nên không còn thời gian đâu lưu ý chuyện Tiểu Song . Một buổi tối Tiểu Song nói.
-- Hôm nay, anh Hữu Văn dọn nhà.
-- Hư? Tôi ngạc nhiên. Tiểu Song nói tiếp:
-- Lúc này, trời lạnh quá, cái nhà nhỏ lại nằm tuốt trên sân thượng khiến cho mỗi lần gió thổi vào là giống như ngồi trong tủ đá, nếu cứ ở mãi trong tình trạng đó rất dễ sinh bệnh.
Tiểu Song ngần ngừ một tí rồi lại tiếp:
-- Vì vậy, không thế không dọn đi chỗ khác được. Anh Văn sẽ dọn đến ở gần khu Đại học sư phạm, nơi ấy có một ngôi nhà nhỏ, lúc đầu chủ nhà định phá vỡ để xây cất chung cư nhưng đất hẹp quá mà nhà kế bên lại không hợp tác nên đành bỏ trống, bỏ trống thì uổng nên họ lại cho thuệ Anh Văn muớn được nơi này tuy hẹp nhưng vẫn tốt hơn nơi ở cũ, bây giờ chỉ cần sắp xếp lại, trồng thêm một ít hoa là khung cảnh sẽ hết sức thích hợp cho việc viết lách.
Tôi hỏi:
-- Tiền nhà mỗi tháng là bao nhiêu?
-- Tám trăm đồng, thế chân thêm năm ngàn đồng nữa.. Tám trăm đồng! Đối với nhiều người đó là một con số nhỏ.
Nhưng đối với Lư hữu Văn là một con số rất to, đó là chưa kể năm ngàn tiền thế chân. Ở đâu Lu hữu Văn có Nhưng rồi tôi nhớ đến Tiểu Song. Số tiền mười ngàn đồng tác quyền của bản nhạc. Vậy là Tiểu Song có cách sử dụng. Của anh hoặc của em cũng thế. Có điều tôi chợt thấy buồn. Cái ông anh khờ khạo của tôi khéo lo, anh đã nghĩ sai khi tưởng rằng với số tiền đó Tiểu Song sẽ được ăn ngon hon, lên xe xuống ngựa đỡ phải vất vã Nhưng số tiền đó đã được sử dụng bằng phương thức khác.
Nhừng ngày kế tiếp, Tiểu Song tỏ ra bận rộn hơn. Một bữa tối dưới ánh đèn, tôi thấy Tiểu Song đang may màn cửa bằng kim tay, màn cửa màu đỏ bằng một loại vải dàỵ
Tôi nói:
-- Sao không đem cho mẹ may bằng máy?
Tiểu Song đỏ mặt:
-- Cũng không cần, em may xong rồi.
Thì ra cô nàng vẫn ngại. Ngôi nhà mới của Lư hữu Văn với toàn bộ thiết ké đều là do Tiểu Song đích thân bày trị Nhìn cô bé tôi thấy tội nghiệp quá! Tôi mong rằng Lư hữu Văn sẽ không để cho Tiểu Song dọn dẹp cả đống cỏ ngoài sân. Nhưng rồi hai hôm sau khi Tiểu Song trở về tôi thấy trên ngón tay nàng được băng kín bằng vảị
Tôi hỏi:
-- Sao thế?
Tiểu Song cười nói:
-- Cũng không có gì, em không ngờ cái liềm nó lại bén như vậỵ Hôm ấy cũng thật tình cờ anh Thi Nghiêu tan sở sớm. Anh với Tiểu Song chạy đụng nhau tại phòng khách, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau, kể từ khi có chuyện xảy ra trong phòng ngũ Họ muốn tránh né nhau, nhưng bất ngờ lại đụng vào nhau và thật tình cờ anh Nghiêu lại đụng trúng ngóng tay bị thương của Tiểu Song, cô nàng đau quá hét lên "Ui da" một tiếng.
Anh Thi Nghiêu hết hồn nắm lấy ngón tay bị thương của Tiểu Song :
-- Làm sao thế Em bị thương à?
Tiểu Song đỏ mặt rút tay lại:
-- Cũng không có chi.
Rồi nhanh chóng Tiểu Song bỏ về phòng ngủ, anh Thi Nghiêu đứng ngần ngừ một chút mới lê gót về phòng riêng. Tôi nghe có tiếng thở dài của mẹ và tiếng ho của Nội trong phòng khách. Tối hôm ấy tôi kiếm cớ vào phòng của anh Thi Nghiêu thấy anh nằm trên giường mắt dán lên trần nhà.
Tôi thở dài nói:
-- Anh Nghiêu này đừng ngớ ngẩn nữa, cô ấy vì người khác mà bị thương mắc mớ gì anh phải đau lòng cho cô ta.
Anh Thi Nghiêu cắn nhẹ môi nói:
-- Cái thằng Lư hữu Văn chết bầm kia, không biết sao lại để cho Tiểu Song bị thương như vậỵ
Tôi thấy tội nghiệp cho ông anh của tôi.
-- Kỳ cục không? Chuyện đó không lẽ Lư hữu Văn cố tình muốn, đó chăng qua chỉ là một sự xui xẻo, có ai thích vậy đâu
Anh Thi Nghiêu vẫn có vẻ buồn buồn:
-- Không cần biết, tôi không muốn thấy Tiểu Song bị thương. Nếu Tiểu Song là người yêu của anh, thì anh sẽ không bao giờ để cô ấy bị đau đến một cọng tóc.
Tôi nhìn anh Nghiêu rồi đột nhiên nhớ đến chuyện không thế cứu chữa nữa rồi. Mấy hôm sau rồi tôi khám phá ra là trên mái tóc dài của Tiểu Song không còn kẹp đóa hoa trắng.
Tôi tròn mắt:
-- Ủa bộ mãn tang rồi ả
Tiểu Song nói khẽ
-- Đủ một năm rồi. Em đã đến chùa lạy ba lạy coi như xong lễ. Em không biết là người chết rồi sẽ đi dâu, chỉ mong rằng dưới suối vàng cha sẽ hiểu cho và ở cạnh em để giúp đỡ chỉ bảo, để đời em không còn khiến ai buồn nữa..
Nghe Tiểu Song nói. Rồi nhìn vào mắt nàng, tôi cảm thấy như Tiểu Song có rất nhiều tâm sự, nhưng chờ mãi vẫn không thấy nàng nói gì nữa.. Và rồi những ngày thi cuối năm cũng trôi qua và một buổi tối chủ nhật Tiểu Song đột ngột cùng Lư hữu Văn đến nhà. Đó là một chuyện la, cũng tình cờ hôm ấy cả nhà đều đông đủ.
Anh Thi Nghiêu thì vừa nhìn thấy Lư hữu Văn là miễn cưỡng gật đầu rồi dự tính rút lui. Không ngờ Tiểu Song đưa tay ngăn lại với nụ cười:
-- Anh ở lại Anh Nghiêu, được chứ?
Nụ cười của Tiểu Song rất dịu dàng khiến anh Thi Nghiêu không thế không ngồi xuống ghế trở lại và đốt một điếu thuốc. Tiểu Song hôm nay mặc rất đẹp chiếc robe màu phấn hồng, mặt trang điểm khéo, còn Lư hữu Văn trong bộ âu phục màu đen, áo chemise trắng trông rất lịch sự, hai người như đi dự dạ hội và tôi liếc khéo về phía anh Thi Nghiêu, hình như anh có vẻ bối rối, Tiểu Song đứng giữa phòng khách trịnh trọng nói:
-- Thưa Nội, thưa hai bác cùng các anh chị, trước hết con xin rất cám ơn tất cả đã giúp đỡ và nuôi nấng con trong một năm quá. Ơn đó con không bao giờ quên...
Nội có vẻ không hiểu được:
-- Tiểu Song , làm gì con trịnh trọng thế. Con định đóng phim ư?
Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc. Tôi không hiểu Tiểu Song định làm gì, chỉ có mẹ là có vẻ hiểu tâm lý đàn bạ Người nói.
-- Tiểu Song có chuyện gì con cứ nói. Gia đình này rất thoải mái con đừng ngại gì ca
Tiểu Song đỏ mặt
-- Con biết hai bác đều rộng rãị Vì vậy có gì không phải xin hai bác tha thứ cho
Cha tôi khuyến khích.
-- Thì con cứ nói đi. Tiểu Song nhìn hết mọi người trong phòng rồi nói:
-- Thưa bác, con và Hữu Văn mới ký giấy hết hôn chiều naỵ
Cả phòng khách chợt nhiên chùng hẳn xuống, mọi người nhìn nhau, chẳng ai tin đó là sự thật nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi ở chung một phòng với Tiểu Song lại thân nhau thế mà tôi chẳng hay biết gì cã. Tôi thấy tức giận bước tới nắm tay Tiểu Song, nói:
-- Sao làm chuyện kỳ cục vậy? Song muốn lấy chồng có ai cấm đâu Nhưng Tiểu Song phải biết là Song đã vào đây ở với chúng tôi, đã là một thành viên trong gia đình chúng tôi vậy mà cái chuyện kết hôn Tiểu Song lại lén lút không cho chúng tôi biết. Chúng tôi không đáng được uống một ly rượu mừng ư? Thật là kỳ!
Nội cũng có vẻ không vui:
-- Tiểu Song , chuyện hôn nhân là chuyện hệ trọng chứ không phải là một trò đùa. Sao con lại làm như thế
Lư hữu Văn buớc tới, cúi đầu chào cha mẹ rồi nói:
-- Xin hai bác hãy bớt giận, tất cả là đều do tôi xướng cả, hai bác có trách, trách tôi chứ không phải Tiểu Song .
Nội nói:
-- Có nghĩa thật sự hai người đã lấy nhau
Lư hữu Văn nói:
-- Vâng. Tụi con đã đăng ký kết hôn tại Toà án địa phương. Nếu quí vị không tin, chứng thư đây ne
Chúng tôi nhìn thấy chứng thư kết hôn mới tinh, là sự thật. Lập tức cả phòng vang lên tiếng xì xào bình luận. Tôi quay sang nhìn anh Thi Nghiêu hình như anh đang bối rối và tôi quay sang Vũ Nông .
-- Hay thật! Anh Nông làm việc ở toà án địa phương vậy mà họ đến đấy đăng ký kết hôn anh lại không biết hay là anh muốn giấu?
Vũ Nông kêu oan:
-- Em lầm rồi, toà án nó rộng như vậỵ Anh lại bận ghi ở phiên toà xử, trong khi họ đăng ký kết hôn ơ phòng khách, thì làm sao anh biết được.
Tiểu Song bước tới bên tôi:
-- Chị Thi Binh chị đừng giận anh ấỵ Nghe em nói này, ngày em mất cha, bác Chu đã đem em về đây nuôi, một năm qua về phương diện ăn mặc em đều được sung sướng với chị và chị Thi Tinh. Đó là một năm mà mãi mãi không bao giờ quên, em thật có lỗi, em là đứa vô tình vô nghĩa được cư xử đầy như thế mà chuyện lớn như lấy chồng em lại không hỏi ý kiến hai bác, lại tự ý đi làm, xin hai bác và tất cả anh chi thứ lỗị Có điều em thấy sau khi quen với Lư hữu Văn định mệnh đã an bàỵ Anh ấy cũng là một đứa con mồ côi không cha không em., con may tốt phước hơn anh ấy nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa con côi, lúc nào cũng mặc cảm với thân ăn nho ở đậu, giữa hai đứa trẻ mồ coi chúng con đã cảm thông và đến hôn nhân. Con biết bác rất thương anh Hữu Văn và con nghĩ chắc bác cũng không phản đối chuyện con lấy anh Văn chứ?
Cha tôi nhìn Tiểu Song gật đầu và Tiểu Song lại tiêp:
-- Bác thử nghĩ xem, hai bác đã coi con như con ruột thì con đưa ý kiến lập gia đình bác sẽ không bao giờ để con kiếm hai người chứng dến toà án làm hôn thú một cách đơn giản như vầy chắc chắn là bác sẽ làm linh đình hơn bác mới yên tâm. Nhưng nếu làm như thế con sẽ bứt rứt. Hơn một năm qua tình cảm bác dành cho con từ tinh thần đến vật chất, nghĩa nặng ân dày, bây giờ để bác phải nặng lo chuyên. hôn nhân nữa làm sao con yên tâm . Anh Văn cũng nghĩ như con. Hôn nhân là chuyện riêng của hai người yêu nhau lấy nhau, niềm tin với lời thề cộng thêm thủ tục ph'ap lý cho hợp lệ là đu . Chúng con không cần hình thức. Tình yêu trên hết và tình yêu mới vinh cữụ Xin hai bác hãy tha thứ cho chúng con về tội qua mặt. Nếu bác và anh chị đây hãy còn thương con thì đừng trách mắng gì con, mà hãy chúc mừng hai con.
Tiểu Song nói một hơi, chúng tôi cứ ngẩn ra nhìn mà không biết xử trí ra sao. Cuối cùng cha là người phá vỡ cái không khí ngỡ ngàng đó:
-- Thôi được rồi, ta xin chúc mừng các con, ta cũng mong hai đứa nên phấn dấu để vươn lên và yêu nhau đến lúc bạc đầu.
Tiếp theo lời cha tôi là những tiếng vỗ taỵ Tôi kéo Tiểu Song về phía mình nói:
-- Mi hư thật, chuyện quan trọng vậy mà dám giấu diếm cả nhà.
Trong khi Vũ Nông kéo Hữu Văn qua một bên nói:
-- Ê, Hữu Văn, mày chưa trả lễ cái công làm mai của tao nhẹ
Chị Thi Tinh thì hỏi:
-- Nhà mới ở đâu vậy? Tại sao không đưa tụi này đến xem.
Anh Lý Khiêm cũng nói vào:
-- Chúng ta không được uống rượu, không được tham gia nghi thức hôn lễ Vậy thì kéo nhau đến phá nhà mới đi!
Giữa tiếng cười nói ồn ào thì Nội chen vào nắm tay Tiểu Song nói:
-- Tụi bây bậy quá. Nội chẳng hài lòng tí nào trước một lễ cưới đơn giản như vậy nhưng lỡ rồi, Nội cũng không thế trách các con. Nội chỉ biết mừng cho các con, con có nhớ ngày đầu tiên con đến đây, lúc đó Nội đã nói con là đứa cháu thứ ba của Nộị Khi Nội còn trẻ gia đình rất dư giả nhưng sau cuộc chiến chạy đến Đài Loan này Nội hoàn toàn tay trắng. Tài sản của Nội chỉ vỏn vẹn có một đôi xuyến và một chiếc mặt ngọc. Đôi xuyến thì Nội đã định cho Thi Tinh và Thi Binh mỗi đứa một chiếc còn mặt ngọc này Nội dành cho con.
Nói xong Nội tôi tháo sợi dây chuyền trên cổ và mở ra lấy chiếc mặt ngọc gói vào miếng bông đưa cho Tiểu Song . Đó là chiếc mặt ngọc cẩm thạch khắc hình hai chú cá.
-- Đây là món nữ trang rất cổ. Nội tôi mang trong người đã mười mấy năm, Nội không biết với trào lưu hiện đại nó có còn đúng giá không, nhưng Nội có cái tin tưởng là nó có thế trừ được tà ma, vì vậy Tiểu Song hãy mang nó trong người Nội mong rằng nó sẽ vinh viễn trên người con, đừng làm mất, coi như là một vật kỹ niệm.
Tiểu Song cầm chiếc mặt ngọc có vẻ bối rối:
-- Nội ơi không được đâu Nội hãy giữ lấy nó mà mang.
Nội tôi nghiêm giọng:
-- Con không muốn coi Nội là Nội của con ư?
Tiểu Song xúc động, nàng chỉ kêu lên một tiếng:
-- Nội!
Rôì không nói được nên lời và sà vào lòng người. Nội tôi vuốt lấy tóc Tiểu Song nói:
-- Tội nghiệp cháu tôi vô phước, không mẹ không cha, bây giờ lại lấy chồng, một cuộc đời mới đang bắt đầu, mong rằng từ đâ về sau con sẽ không còn khổ nữa..
Và hai người cứ thế ôm nhau với nước mắt, mẹ tôi bước tới gỡ tay Nội ra nói:
-- Thôi hôm nay là ngày vui không được phép khóc, dù gì cũng là ngày lấy chồng của Tiểu Song, chúng ta không có chuân bị gì hết nhưng cơm tối qua cũng lâu rồi. Tôi đề nghị cả nhà đến nhà hàng Cành Mai kêu một chai rượu và vài món ăn gọi là để mừng cho Tiểu Song, mọi người thấy thế nào
Đề nghị của mẹ lập tức được mọi người hoan hô, tôi nhìn sang anh Thi Nghiêu người từ đầu đến cuối chỉ yên lặng hút thuốc, bây giờ đã đứng dậỵ
Anh Nghiêu nói:
-- Mẹ nói đúng, chúng ta phải ăn mừng. Phải ăn mừng cái vui từ trên trời rớt xuống.
Tôi cảm thấy lời nói của anh Thi Nghiêu không được tự nhiên, chưa biết làm gì, thì mẹ đã lên tiếng:
-- Này, Thi Nghiêu, hình như sáng mai con bận việc , vậy con ở nhà trông cửa nhé
Thi Nghiêu ngạc nhiên nhìn mẹ. rồi bước đến trước mặt Tiểu Song :
-- Có phải là tôi không có quyền uống rượu mừng của cô phải không?
Tiểu Song bối rối:
-- Sao lại có chuyện đó.
Anh Thi Nghiêu đưa mắt nhìn mọi người hỏi
-- Vậy thị Còn ai phản đối chuyện tôi đi uống rươu nữa không?
Không khí có căng thẳng, Nội đã gỡ rối bằng cách vỗ tay nói:
-- Thôi chúng ta đi nào. Hôm nay là ngày mà không cho phép bất cứ một ai vắng mặt.
Thế là chúng tôi ùa nhau về phòng riêng sữa soạn, và kéo rốc đến nhà hàng, tổng số cũng vừa ngồi đủ chật một bàn.
Vừa an vị thì anh Nghiêu gọi cô hầu bàn lại:
-- Cho tôi năm chai ruou Chiêu Hưng. Tối nay ai không say không cho phép về.
Tôi nhìn mẹ không biết tình hình rồi sẽ diễn biến ra sao, cô hầu bàn đã mang rưọu ra, anh Nghiêu lập tức rót cho mỗi người một ly, nâng lên anh nhìn về phía Lư hữu Văn nói:
-- Cuộc đời giống như một bãi chiến trường phải không cậu Văn ?
Lu hữu Văn đáp lại bằng nụ cười rất lịch sự, nụ cười kẻ chiến thắng. Không khí trên bàn tiệc rất căng, chúng tôi chưa biết làm gì thì cha lên tiếng:
-- Làm gì ky cục thế, chưa gọi thức ăn mà đã chuốc rượu
Anh Thi Nghiêu tảng lờ như chẳng nghe thấy, nói với Hữu Văn .
-- Chúng ta thi nhau uống nào Xem thử tữu lượng của cậu có mạnh như những thứ khác không?
Lư hữu Văn vẫn cười một cách rất quân tử:
-- Có cần thiết phải như vậy không? Tôi không chuyên nghiệp về rượu lắm.
Và nhìn về phía Tiểu Song, Văn lại tiếp:
-- Hôm nay không cần rượu, tôi cũng đã say rồi.
Câu nói của Hữu Văn khiến lòng Thi Nghiêu bốc lửa. Tôi đã nhìn thấy phản ứng trên tròng mắt anh Nghiêu. Anh đứng dậy, đang định nói gì đó, thì Tiểu Song cũng đã dứng lên. Trong tay Tiểu Song một ly rượu lớn. Tiểu Song nhìn anh Nghiêu bằng ánh mắt van lơn nhịn nhục:
-- Anh Nghiêu này, xưa đến nay em không biết uống rượu, nhưng hôm nay xin phép anh cho em kính anh một ly gọi là để đa tạ sự giúp đỡ và chăm sóc lâu nay của anh. Nếu thời gian qua em có làm gì không phải, cũng xin anh tha thứ.
Nói xong, Tiểu Song nâng ly lên uống ngaỵ Nhưng chỉ mơí hai ngụm, Tiểu Song đã bị sặc. Anh Nghiêu tái mặt. Đua tay chận lại:
-- Thôi đủ rồi, Tiểu Song a
Giọng anh run run. Và tôi nhìn thấy nét giận lúc đầu của anh Nghiêu đã biếtn mất, thay vào đó là một thoáng buồn.
Anh cũng nâng ly lên nói với Hữu Văn .
- Xin chúc mừng cậu, cậu Văn mong là cậu sẽ thay gia đình tôi chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho Tiểu Song .
Nội vỗ tay nói:
-- Hoan hô, nào goị thức ăn đi. Nội đói rồi đây nàỵ Ai muốn uống rượu thì một tí nữa hãy uống. Còn bây giờ xem naò, nhà hàng này có món cá hương ngon lắm, ngoài cá hương ra không biết có món tôm hùm không? Hôm nay ngày vui phải dùng món đặc biệt.
Không khí bàn tiệc cởi mở hơn, vui hơn. Và bữa cơm hôm ấy cũng đánh dấu được một cuộc tình trong giai đoạn mới. Tiểu Song đã lấy chồng như vậy đó. Nàng rời gia đình tôi về với tổ âm. Đến cũng đột ngột rồi đi cũng đột ngột. Đêm ấy cũng là đêm đầu tiên, sau một năm dài, bây giờ ngủ một mình tôi không làm sao ngủ được. Đồ đạc của Tiểu Song vần còn để trong phòng. Cuộc hôn nhân quá bí mật, nên chưa kịp mang đi. Nhìn quần aó đồ đạc của nàng để lại, rồi nghĩ đến những vui buồn một năm sống chung, lòng tôi bồi hồi trăn trỡ Tôi ngồi dậy, khoác áo và đi về phía phòng của anh Thi Nghiêu. Đèn phòng của anh Nghiêu vẫn sáng, chứng tỏ anh cũng không ngũ Tôi đẩy cửa bước vào. Anh đang ngồi bên bàn, với giấy và bút.
Thấy tôi, anh vẫn yên lặng. Tôi bước tới:
-- Anh Nghiêu nàỵ
Anh quay lại nhìn tôi:
-- Anh đã nghĩ kỹ rồi, anh đã sai ngay từ đầu.
Tôi kêu lên:
-- Anh Nghiêu. Sao anh cứ tự trách mình thế Đó chẳng qua là định mệnh. Cuộc hôn nhân này trời đã định từ lâu rồi anh.
Anh Thi Nghiêu vẫn tiếp tục nguệch ngoạc trên giấy, giọng buồn:
-- Anh sai nhiều thứ. Chính anh kêu cô ấy lấy chồng, anh bức cô ta lấy chồng. Vì Tiểu Song cảm thấy không còn chỗ đứng trong gia đình này nữa.. Tại anh, anh không hề tỏ rõ mình yêu Tiểu Song, mà anh chỉ bức bách Tiểu Song.
Tôi xúc động bước tới nắm tay anh Nghiêu, bàn tay thật lạnh.
-- Anh Nghiêu, anh nghe em này, đừng nghĩ ngợi gì nữa, nếu hôm dó không có chuyện cãi nhau giữa anh với Tiểu Song thì em nghĩ la Tiểu Song rồi cũng lấy Hữu Văn. Đó là một sự thật.
Anh Thi Nghiêu nhìn lên với đôi mắt đó. Anh không trả lời tôi, anh lại cúi xuống vớ cây viết và tờ giấỵ Những con số nằm theo đủ mọi hướng...Con số 378.
Tôi ngạc nhiên hỏi
-- Con số gì thế anh? Số nhà của họ ư?
Anh Nghiêu lắc đầu:
-- 378! Tất cả là 378 ngày! Từ ngày đầu tiên đặt chân vào nhà ta cho đến lúc bay mất. Anh đã làm sổng mất 378 cơ hộị
Tôi thở dài nhìn anh Nghiêu. Trời ơi! Một người tình sị Từ đây về sau sẽ chẳng bao giờ tôi dám nghĩ thơ Xuân Diệu là một câu sáo rỗng không thực rồi!
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uống nhụy lòng tươi tặng khách thơ
giavui
09-11-2014, 06:30 PM
Tiểu Song lấy chồng được ba hôm. Tôi đang thu dọn toàn bộ đồ đạc của cô ấy lại chuẩn bị gởi về nhà mới thì chị Thi Tinh tới nói:
- Thi Binh nàỵ Chị đã tính với anh Lý Khiêm rồi, chuyện Tiểu Song lấy chồng, bất cứ lý do gì, ta cũng không có quyền làm ngơ, ta nên có một cái gì gọi là kỷ niệm.
Tôi tán đồng ngay:
-- Vâng. Hoan hộ Nhưng... nhưng mà đám cưới đã xong rồi, làm sao
Anh Vũ Nông nói:
-- Theo tôi thì bây giờ không phải là phút bày tỏ lòng yêu quý của mình. Hoàn cảnh của Hữu Văn thế nào tôi hiểu rọ Cậu ấy nghèo đến độ khố rách áo ôm. Còn Tiểu Song , mọi người đã thấỵ Họ yêu nhau bằng tình uoÁng nước lã nói chuyện tình yêụ Vì vậy tôi đề nghị chúng ta ở đây mỗi người bỏ ra một ít, hùn lại cho Thi Binh mang đi. Thi Binh hẳn khéo nói, để cô ấy nhận tiền mà không tự áị
Anh Lý Khiêm nói.
-- Hay lắm. Vậy tiến hành ngay đi.
Thế là chúng tôi bắt đầu đóng góp. Tiếc một điều ai cũng đều nghèo nên tổng số không được bao nhiêụ Giữa lúc chúng tôi đang bàn tán, thì mẹ gọi tôi vào phòng người.
-- Nghe nói tụi con đang góp tiền cho Tiểu Song ư?
Tôi nói.
- Vâng. Gom hết mà chỉ mới có hai ngàn đồng, sớm biết vậy, tháng trước con không may aọ
Mẹ yên lặng một chút nói.
-- Thi Binh, mẹ với cha con cũng đã bàn tính. Nhà ta mấy năm nay cũng đủ ăn đủ mặc, tuy không có dư giả gì, lại lo đám cưới cho Thi Tinh nên không còn tiền mặt, con đem sợi dây chuyền này cho Tiểu Song .
-- Vâng, quý lắm rồi, nãy giờ con chỉ sợ ít quá coi không được.
Mẹ nói và lấy trong tủ ra một túi vảị
-- Còn nữa.. Đây là số tiền mà hàng tháng Tiểu Song đưa cho mẹ, mẹ không xài tích lũy lại, con đưa cho Tiểu Song luôn nhẹ
Tôi cảm động.
- Vâng. Mẹ con thật tuyệt vời, con yêu mẹ
Mẹ cười:
- Xem kiạ Con lớn rồi. Nhưng thấy mẹ lo cho Tiểu Song thế này, con không ganh ư?
Tôi cười nói:
- Không đâu mẹ Không bao giờ, vì con khác Tiểu Song . Con có mẹ yêu, có cha lo lắng và Nội nuông chìu còn Tiểu Song mồ côi không có gì cã.
Mẹ gật gụ
- Con gái mẹ biết nói như vậy là tốt. Con có phúc vì có cha có mẹ thôi được rồi, con đi đi.
Thế là tôi mang hơn mười lăm ngàn bạc, nữ trang và cả đồ đạc, cho Tiểu Song ra cửa, vừa định đi thì anh Thi Nghiêu đuổi theo nói.
- Thi Binh, bộ cô tưởng tôi nhỏ nhoi đến độ không có quà cưới được ư?
Tôi bối rối.
- Đâu phải, tại em nghĩ là bao nhiêu đây cũng đủ rồi em đưa cho Tiểu Song và nói với cô ấy là đóng góp của cả nhà ta chứ không là riêng của ai hết.
Anh Thi Nghiêu đưa một phong thư dày cộm cho tôi:
- Đua thêm cái này cho cô ấỵ
Tôi lùi lại khoát taỵ
- Đừng anh Nghiêu, người ta dù sao cũng đã có chồng, không dám đưa thu đâu
Anh Nghiêu lắc đầu.
- Anh thề đây không phải là thư tình đâu
- Vậy cái này, có thế đưa truớc mặt Hữu Văn không?
- Không nên.
- Vậy thì em không đuạ
Anh Nghiêu suy nghĩ môt. chút rồi nói.
- Thôi được, em cứ đưa truớc mặt Hữu Văn, nói là của anh, nếu Tiểu Song không nhận cứ ra về.
Tôi nghĩ ngơ.
- Anh cứ cho biết cái gì trong ấỵ Nếu làm trò cười em sẽ không nhận đâu
Anh Nghiêu thất vọng.
- Không lẽ anh làm trò cười cho họ ả
- Làm sao em biê't?
Anh Nghiêu có vẻ giận.
- Thôi được rồi, không cần, mai đích thân anh mang đi.
Tôi nghĩ chắc không có gì đâu, nên nói.
- Vậy đưa đây em mang cho.
Và tôi mang tất cả ra đuờng, đón xe Taxi đem dến cho Tiểu Song. Xe ngừng trước môt. con hẻm ở đuờng Phổ Thành và nhanh chóng tìm ra địa chỉ nhà Tiểu Song . Chung quanh hầu như đều là nhà bốn tầng, chỉ có một vài căn nhà gỗ lạc lõng. Tôi bấm chuông và Tiểu Song ra cổng với ánh mắt ngạc nhiên:
- Ồ! Chị Thi Binh, không ngờ chị đến, em đang tính mai rủ chị và Thi Tinh đến chơi, không ngờ chị đến trước.
- Thôi mau mang đồ đạc cô vào đi, chờ cô đến rước chắc mỏi cộ
Tiểu Song mang đồ đạc, chăn mền vào, cô ta có vẻ ngạc nhiên.
- Ủa, sao có cả những thứ này nữa
- Thì cái nào của cô đã xài tôi đêù mang đến hết, vì bỏ ở nhà cũng đâu có ai xài đâu, để đó cuối năm sẽ có xàị
- Tại sao cuối năm có xàỉ
- Thì có thêm một tí nhau.
Tiểu Song nói một cách ngượng ngùng.
- Ồ! Chị nàỵ
Tôi đưa mắt nhin` quanh ngắm nghíạ Căn nhà lá hẹp. Nhưng được cái có khoảng sân ngoài sân, trồng chuối, và cây hoa hồng và cỏ dạị Vào phòng khách, là thấy ngay Hữu Văn ngồi bên bàn giấy bút, bản thảo, tách tra. Chiếm hết mặt bàn.
Hữu Văn quay lại nhìn tôi nói.
- Đang viết đến đọan gay cấn nhất, để khỏi bị ngắt đọan cảm hứng, chị ngồi chơi với Tiểu Song, đừng buồn nhẹ
- Không, không sao đâu
Tôi nói và được Tiểu Song kéo vào nhà trong.Căn nhà vách gỗ này lâu nay chưa được tu sữa nên rất ọp ẹp, mỗi bước đều gây thành tiếng động. Trong phòng chỉ có một chiếc giường mới sắm. Ngoài giường ra, còn một tủ áo, hai chiếc ghế, một chiếc bàn. Trên bàn đặt một lọ hoa và một tấm kính có lẽ dùng để trang điểm. Mùi mốc và mùi gỗ mục đâu đấỵ
Tiểu Song nói như phân buạ
- Nhà vừa nhỏ lại vừa cũ, nhưng được cái chúng em cũng không đòi hỏi, miễn qua ngày là được.
Tôi hỏi
- Anh Hữu Văn lúc gần đây viết lách có thu nhập được gì không?
Tiểu Song với tay ở đâu giuờng lấy một quyển tạp chị Quyển này có lẽ đã được lật xem nhiều lần nên vừa cũ vừa rách. Tiểu Song lật đưa tôi xem một trang, đó là một truyện ngắn có tựa đề là Dưới Ngưỡng Cửa Đời và ký tên Lư Hữu Văn.
Tôi nói.
- Cái tựa nghe cũng được quá hợ
Tiểu Song vừa gật đầu nàng có vẻ hãnh diện tôi định hỏi viết một truyện ngắn như vậy được bao nhiêu tiền nhưng rồi lại thôi vì với những người yêu văn nghê. mà đụng tí đem tiền ra nói có vẻ trần tục quá.
Tôi cười và lấy từ trong ví ra gói quà của chúng tôi và sợi dây chuyền của mẹ
- Dây chuyền này của mẹ cho Tiểu Song, người nói tuy nói không đáng giá nhưng là một vật kỷ niệm, còn gói quà này là của cả nhà. Tôi biết Tiểu Song với Văn rất coi thường vật chất, nhưng cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống, ta không thế thiếu gạo mắm muối nước tương. Ta phải thực tệ Vì vậy xin gửi cho Tiểu Song ...
Tiểu Song nhìn tôi bối rối. Cô nàng có vẻ khó xử trí Tôi phải nói thêm vào.
- Thật ra chúng tôi cũng nghì là Tiểu Song đang cần tiền nên thay vì mua quà đãnh mang tiền mặt đến cho Tiểu Song, đừng có tự áị
Tiểu Song nắm lấy tay tôi nước mắt rưng rưng.
- Sao các anh chị lại tốt với chúng em như thế
Tôi an ủi:
- Chỉ cần em hiểu và nhận là chúng tôi đã vui rồi.
- Em không nhận cũng không được. Thú thật với chị con người sống không thế trốn tránh thực tế phải không? Hiện em rất khộ
Bỗng nhiên tôi thấy bối rối, làm sao tôi không biết là cuộc sống của Tiểu Song thiếu thốn, nhưng với đông lương bốn ngàn ở trường dạy nhạc cộng thêm số tiền viết lách của Hữu Văn. Đó là chưa kể đến số tiền mười ngàn của anh Thi Nghiêu đưa, thì cũng còn chút đỉnh dự trự Vậy tại sao khổ
Trong lúc tôi còn suy nghĩ thì chợt Tiểu Song cười nói:
- Ồ! Quên, nãy giờ quên mời chị dùng nước để em đi lấy tra.
Tôi ngăn lại
- Khoan hãy đi, còn một món này nữa nẹ
Tiểu Song quay lại
- Gì nữa. Nhiều quá em không nhận đâu
Tôi kéo Song ngồi xuống mép giường nói:
- Ngồi xuống đâỵ Cái món này là cái gì tôi cũng không biết, của anh Nghiêu bảo tôi đưa cho Tiểu Song .
Tiểu Song nhìn phong thư mặt tái hẳn.
- Chị Binh, hãy đem về đi. Không cần biết bên trong có chưa gì nhưng nó là của anh Nghiêu thì em không nhận. Em lấy anh Văn vì chúng em yêu nhau, có cực khổ thế nào em cũng chịu. Em quyết không bao giờ để chồng em hiểu lầm mình.
Lời của Tiểu Song làm tôi thấy xấu hộ Sớm biết thế này tôi sẽ không nhận lời làm hộ anh Nghiêu.
Tôi đứng dậy nói.
- Thôi đuoc. rồi để tôi về.
- Khoan đá Chị ở lại uống với em tách nước. Chị giận em đấy ả
Thế là tôi không có lý do gì để bỏ đi, tôi ngồi lại để Tiểu Song ra ngoài rót nước mang vào. Tôi hỏi:
- Chúng ta nói chuyện lớn tiếng thế này có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh Văn không?
Tiểu Song cười nói.
- Không đâu Anh ấy mới vưa cho biết là hôm nay viết rất hứng khởi, được hơn hai ngàn chự Anh bảo tôi giữ chị lại chơi
Tôi chẵng hiểu gì về văn chương nên hỏi
- Thế nhưng anh Hữu Văn bình thường mỗi ngày viết được bao nhiêu chứ?
- Cái đó không nhất định. Việc viết lách phải tuỳ cảm hứng, có ngày viết được vài ngàn chữ, nhưng đôi khi cả tháng lại không được chữ nào.
Tôi khù khờ rồi hỏi:
- Vậy thời gian của Hữu Văn , hứng hay không hứng nhiều hơn?
- Đương nhiên là thiếu cảm hứng nhiều hơn. Chị không thấy có nhiều nhà văn suốt cuộc đời viết có được một tác phẩm hay sao?
Tôi tò mò lấy tập san có truyện ngắn Dưới Ngưỡng Cửa Đời của Văn ra xem, Tiểu Song ngồi cạnh cười nói.
- Có lẽ chị không thích tiểu thuyết loại này đâu
- Tại sao vậy?
- Chị đọc đi sẽ rõ.
Và tôi đọc, chuyện chỉ dài khoảng tám ngàn chữ, không có tình tiết nào phức tạp. Chủ yếu tả chuyện một đứa con gái người thợ mỏ, yêu một anh sinh viên. Cô cứ nghĩ rằng anh sinh viên có trình độ đại học đương nhiên là phải cao thượng và cư xử lịch thiệp hơn các phu thợ mò. Thế rồi một buổi tối anh sinh viên hẹn cô ra một khu vườn bỏ hoang, anh chàng như con thú dữ vồ mồi thọc tay vào áo con gái người thợ mỏ, cô gái phải vùng vẫy mới thoát thân được và lúc bấy giờ cô mới giác ngộ ra rằng "Lũ đàn ông chúng đều giống nhau".
Đợi tôi đọc xong Tiểu Song hỏi:
- Chị thấy thế nào
Tôi nhún vaị
- Tạm được, nhưng chẳng có gì xuất sắc. Tôi nghĩ là tốt hơn Hữu Văn nên cho. đề tài khác.
- Tại sao?
- Vì tôi cũng đọc qua một số tạp chí văn học trong và ngoài nước. Tôi thấy Văn nên chọn một đề tài nào cụ thế. Ví dụ như hiện nay thì tốt nhất nên viết về tình yêụ Miêu tả được cái tình yêu say đắm thánh thiện mà Tiểu Song đã dành cho anh ấy nó sẽ tuyệt vời hơn, là mô tả "Cái thọc tay vào ngực của một người phụ nữ"
Tiểu Song cười:
- Em đã nghĩ là chị không thích, vì chị là người yêu cái đẹp, cái thánh thiện, nhưng cuộc đời đâu phải thế.
Tôi nổi nóng.
- Cuộc đời thì sao? Có phải lần đầu Lư hữu Văn gặp cô đã thọc tay vào ngực cô à
- Chị này, lúc nào chị cũng nghĩ xấu cho người khác, dù sao thì người ta cũng là nhà văn.
Tôi nhún vaị
- Thì nhà văn mới cần phải hiện thực, tôi còn nhớ lần Lư hữu Văn đến nhà nói chuyện văn chương anh ấy đề cập đến "Văn chương cần phải sinh động hoá" thì ra là như vậỵ
- Tôi không ngờ Thi Binh lại nghiên cứu về văn chương thế.
Có tiếng của Lư hữu Văn. Anh ta đứng ngay cửa như vậy là nãy giờ đã theo dõi cuộc nói chuyện giữa tôi và Tiểu Song. Tôi nói.
- Có nghiên cứu gì đâu? Biết lõm bõm cho vui với đời vậy mạ
Tiểu Song trông thấy Hữu Văn, nét vui thoáng hiện, nàng như một cánh én lượn ngay đến bên Văn .
- Anh viết xong rồi à? Để em rót ly trà nóng cho anh nhé! Và Song biến ra khỏi phòng.
Hữu Văn nhìn theo lắc đầu.
- Tiểu Song dại quá! Lấy chi một thằng điên như tôi để cho cuộc đời phải khộ
Tôi cười.
- Anh là thằng điên à?
- Vâng, có hàng trăm công việc hái ra tiền mà chẳng làm, để ôm bụng đói viết lách không phải điên thì là gì?
Có tiếng Tiểu Song dịu dàng ở phía sau.
- Anh không phải là điên, anh là một thiên tàị
Hữu Văn nhún vai, với thái độ tự hào.
- Giữa thiên tài với người điên khoảng cách không lớn lắm. Tôi nghĩ là chắc có lẽ mình nên viết một quyển sách có tựa đề là Thiên tài và điên lọan biết đâu chả đọat được giải Nobel.
Tiểu Song nhìn tôi với nụ cười kiêu hãnh.
- Đó chị thấy không? Đầu ông ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc viết với viết.
Chợt Lư hữu Văn nghiêm mặt.
- Không phải vậy đâu Tiểu Song. Trong đầu anh còn có hình bóng của em. Ngày mai anh phải đi tìm việc làm, chuyện viết lách không đổi được gạo mà ta cần sống, phải ăn...
Tiểu Song cắt ngang.
- Anh Văn. Anh hãy lo việc viết lách của mình, đừng bân. tâm chuyện đó.
Và để làm loãng cái không khí căng thẳng, Tiểu Song nói:
- Anh Văn này, cả nhà của Thi Binh góp lại cho chútn ta một vạn đồng quà cưới và sợi dây chuyền nàỵ Lư hữu Văn nhìn sợi dây chuyền ngớ ra, nụ cười biến mất, chàng lầu bầu cái gì trong miệng rồi bỏ đi về phòng viết.
Tiểu Song cũng có vẻ bối rối. Tôi hỏi:
- Tiền nhuận bút của anh ấy có khá không?
Tiểu Song nhìn về phía tờ tạp chí ban nãy thở dài.
- Loại tạp chí này không cho tiền nhuận bút.
Tôi ngạc nhiên:
- Thế các nhà văn tên tuổi lúc chưa nổi danh họ sống bằng cách nào
Tiểu Song nói.
- Thì cũng giống như Văn thôi. Anh Văn lại kén viết lắm, nên tác phẩm cũng chẳng nhiều.
Rồi quay sang tôi, đôt. nhiên Tiểu Song hỏi:
- Chị biết ở đâu có bán đàn dương cầm cũ không? Em định dành dụm tiền mua một chiếc, để ở nhà thu dạy học trọ
Tôi ngạc nhiên:
- Thế còn trường dạy nhạc, cô nghỉ rồi ả
Tiểu Song nói.
- Trường dạy học cuối tháng này đóng cửa Ông chủ bảo là lời ít quá nên dẹp tiệm và em coi như thất nghiệp.
- Hèn gì! Họ có vẻ túng quẫn.
Tiểu Song cười gượng với tôi.
- Đúng ra em cũng không khổ thế nàỵ Nhưng chị biết anh Hữu Văn, truớc kia sống độc thân không làm ra tiền, anh ấy lại nợ tùm lum. Gần ngày cưới em mới biết được chỗ này một trăm chỗ kia hai trăm, nhưng em đã trả được tất.
Tôi gật gù, còn biết nói gì hơn, mỗi người có một định số, một sự lựa chọn. Tiểu Song đã chọn Văn nếu đát được niềm vui thì đã là hạnh phúc. Tối hôm ấy trở về nhà, lòng tôi mênh mang bao thứ đi ngang qua phòng anh Thi Nghiêu tôi lẳng lặng đặt phong thư lên bàn, anh đưa mắt nhìn tôi thăm dò
- Họ cũng không buồn xé ra xem ư?
- Vâng. Suýt chút họ đã giận cả tôi.
Anh Nghiêu im lặng lấy phong thư xé ra, bên trong là một xấp giấy giống như giấy hoa đổ xuống sàn nhà, trong đó có một mảnh giấy lớn đẹp mắt, tôi to` mò cầm lên. Đó là đơn đặt hàng của hãng dương cầm Yamaha bên trên có dòng chữ nhỏ của anh Nghiêu. Người xưa tặng kiếm báu cho hiệp sĩ Phấn hồng cho giai nhân. Còn tôi xin tặng chiếc đàn dương cầm này cho người tri âm.
Anh Thi Nghiêu giật lấy đơn đặt hàng đó và xé nát ném tung qua cửạ
giavui
09-11-2014, 06:31 PM
Sau khi lấy chồng Tiểu Song rất ít về nhà chúng tôi. Còn nhà tôi thì sao? Ngày một tháng năm sẽ là ngày đám cưới cho chị Thi Tịnh. Công việc của anh Vũ Nông ở Tòa án cũng ngày càng bận rộn, anh phải chuẩn bị cho cuộc thi vào Luật sư đoàn. Anh Lý Khiêm thì đã chánh thức phụ trách biên tập cho Đài truyền hình, anh Thi Nghiêu lên chức Giám đốc và công việc càng bề bộn hơn truóc, mẹ và Nội gần như suốt ngày cùng chị Thi Tịnh mua vải may wần áo, sắm sữa gia dụng trong nhà cho chị Tôi cũng bận tất bật, nào là luận án tốt nghiệp, rồi thực tập kế toán tại Ngân hàng. Có lẽ vì sự bận rộn của cả nhà nên tình cảm giữa chúng tôi và Tiểu Song cũng hời hợt đi. Có một đôi lần, Nội với mẹ gh'e wa Tiểu Song, lúc trở về Nội có vẻ buồn buồn, nói:
_Tội nghiệp con nhỏ, cái thân ốm yếu như vậy mà phải gánh biết bao cực khộ
Mẹ thì không nói gì hết, nguòi chỉ ngồi yên lặng. Truóc hôm cử hành hôn lễ của chị Thi Tỉnh một ngày Tiểu Song có ghé qua, lúc đó đã chiều tối. Chị Thi Tỉnh và anh Lý Khiêm bận sắm sửa, không có nhà. Cha thì đi dự tiệc, những nguòi còn lại có mặt đầy đủ, sự xuất hiện của Tiểu Song làm tôi thích thụ Nội buóc tới ôm lấy cô ta mà ngắm nghía:
_Thế này không đuọc nghe Tiểu song, mập lên một chút chự Nguòi tay lấy chồng thì mập ra mà con lại càng lúc càng gầy?
Hôm đó Tiểu Song vẫn mặc chiếc áo truóc kia nàng hay mặc. Đó là bộ âu phụïc mày đen, nàng không trang điểm, mái tóc xõa dài, nuóc da xanh xao như ngày đầu tiên đến với chúng tôi. Tiểu Song cũòi chào hết mọi nguòi trong nhà, khi đến truóc mặt anh Thi Nghiêu, nàng nói một câu rất khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấỵ
- Cám ơn món quà anh đã tặng cho tôi.
Món quà gì thế Tôi thắc mắc. Còn nhớ cách đây không bao lâu Tiểu Song đã thẳng thắn từ chối tặng phẩm của anh Thi Nghiêu cơ mà? Thế là thế nào Tôi liếc nhanh về phíá anh Thi Nghiêu, anh có vẻ bối rối một chút:
- Xài được không?
- Dạ tốt lắm! Em thu được mười học sinh.
Tôi tò mò, nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy
Tôi tò mò nhìn Tiểu Song rồi nhìn anh Nghiêu:
- Anh tặng cho Tiểu Song cái gì đấy
Tiểu Song đáp thay:
- Một chiếc đàn duong cầm. Chúa nhật tuần truóc khi vừa thức dậy tôi thấy nguòi ta khiêng chiếc đàn ấy vào nhà. Tôi rất ngỡ ngàng không biết đó là mộng hay thực, mãi đến khi nghe anh Hữu Văn hỏi tôi ở đâu có, tôi nhìn lên tấm danh thiếp trên đàn mới biết là phần thưởng rút thăm trong công ty anh Thi Nghiêu.
Nhìn sang anh Thi Nghiêu, Tiểu Song hỏi:
- Giải thưởng lớn như vậy? không có rút thăm mà ở đâu anh có
Anh Thi Nghiêu có vẻ bối rối, anh nói:
- À! Cái đó, cái đó là thông lệ của công ty chúng tôi, nếu hàng không rút thăm thì được phát cho nhân viên cao cấp để thay cho tiền thưởng, mà nhà tôi đã có một chiếc đàn rồi, có lấy thêm một chiếc nữa, thừa ư?
Tiểu Song gật đầu nhìn mẹ và Nội rồi nói:
- Con mang ơn ở nhà này nhiều quá! Thật ra thì, mặc dù chiếc đàn là của công ty cho riêng anh Thi Nghiêu, không phải tốn tiền mua Nhưng con chẳng co công mà được hưởng, thì điều đó cũng không đúng, có điều....
Tiểu Song thở dài nói
-- Con đang cần một chiếc đàn, sau khi truòng dạy nhạc đóng cửa, con không có việc gì làm cũng buồn, có đàn con rất vui, con cũng thu thêm được một số học sinh... Con mang ơn anh Thi Nghiêu vô cùng.
Lời của Tiểu Song làm cho anh Thi Nghiêu vui hẳn lên, anh ngồi cười và nói:
- Tiểu Song đừng khách sáo như vậỵ Tôi biết truóc kia tôi đã sai lầm nhiều thứ. Tiểu Song có bỏ quá điều đó cho tôi không?
Tiểu Song nói với đôi má hồng:
- Anh nhắc những điều ấy làm gì? Anh em ruột thịt đôi khi còn ngộ nhận, em cũng nhờ vả quá nhiều vào gia đình anh làm sao dám buồn dám giận? Nguọc lại thì có.
Tôi nhìn hai nguòi chợt thấy tội cho ông anh của tôi, ông ấy vẫn không quên, chỉ có Tiểu Song là nguòi hưởng lợi nhiều nhất.
Mẹ nãy giờ ngồi yên mãi cho đến anh Thi Nghiêu biện bạch về xuất xứ của chiếc đàn duong cầm, mẹ mới lắc đầu thở dài. Anh Thi Nghiêu thì duòng như không nghe thấy, anh đang phấn chấn:
- Còn một món quà nữa tôi muốn tặng cho cộ
Anh nói và lập tức Tiểu Song chau mày:
- Tôi không thế nhận thêm bất cứ cái gì của anh nữa..
- Nhưng món quà này lại khác. Cô không thế không nhận.
Anh Thi Nghiêu nói và lập tức xông vào phòng. Tiểu Song có vẻ bối rối nhìn tôi, mọi nguòi chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, thì anh Nghiêu đã quay trở ra với miếng bìa cứng trên tay, đó là một đia hát. Tôi nhìn lên bao đia và chợt nhiên hiểu ra. Ðó là đia hát có tên gọi BÊN DÒNG NUÓC. Tiểu Song xúc động hỏi:
- Cho em muọn máy một chút nhé. Nhà không máy về sẽ không nghe được.
Anh Thi Nghiêu mở máỵ Tiểu Song yên lặng lắng nghẹ Hai nguòi ngồi cạnh đó. Trong phòng không một tiếng động. Chỉ có lời của bản nhạc . Bản nhạc vừa dứt, anh Thi Nghiêu cho hát lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Sau đó Tiểu Song trịnh trọng lấy đia hát ra phûi nhẹ trên mặt đia, dù chẳng có một hạt bụi nào bám trên ấỵ Anh Thi Nghiêu có vẻ nặng tình:
- Tiểu Song, có nhớ lời hứa của em hôm truóc không?
- Hứa gì?
- Em đã hứa là sẽ phổ lời vào nhạc của cha em, để anh đem lên đài trình diễn? Bản Bên dòng nước bây giờ nổi tiếng em biết không?
- Thế à Em thì suốt ngày trong nhà, nên chẳng biết gì hết.
Thi Nghiêu say sưa nói:
- Rồi ngày nào đó. Ðầu đuòng xó chợ đâu đâu Tiểu Song cũng nghe hát bài đó. Do tình trạng hiện nay, đi chấn chỉnh phong hóạ Nhà nuóc đã cấm hết mấy bản nhạc có lời ca thô tục, kém văn hoa. Nên nhạc hay nhạc tốt rất hiếm. Ðây là cơ hộị Tiểu Song nên bắt tay vào việc, vừa có thêm thu nhập lại làm vui lòng cha Tiểu Song nơi chín suốị
Tiểu Song chăm chú nghe, nàng gật gù tán đồng:
- Vâng, bây giờ em đã có đàn, em sẽ cố soạn nhạc , có thời gian là em sẽ bắt tay vào việc ngaỵ
Thi Nghiêu nói:
- Em nên nhớ là lúc nào tôi cũng theo dõi, em phải bắt tay ngay vào việc.
Tiểu Song cười, tôi nắm lấy chéo áo của Vũ Nông kéo mạnh, anh Vũ Nông như chợt tỉnh, hỏi:
- Chị Tiểu Song, lúc này anh Hữu Văn thế nào Mà chẳng thấy cùng đi với chị vậy?
Câu hỏi của anh Nông đột ngột làm anh Nghiêu mất vui. Sự say sưa thảo luận biến mất, anh lặng lẽ rút lũi về phía ghế salon ngồi xuống. Tiểu Song thì lúng túng:
- Ờ! Anh ấy rất bận, lúc nào anh ấy cũng rất bận.
Tôi chen vào:
- Quyển KẺ ÐIÊN LOẠN VỚI THIÊN TÀI anh ấy viết tới đâu rồi
Tiểu Song nhìn tôi cười:
- -Dến giờ này em cũng không rõ anh ấy là thiên tài hay chỉ là kẻ điên loạn.
Nội không hiểu gì cả nói:
- Tiểu Song nầỵ Nhà này thì chỉ mua mỗi ngày có một tờ Liên Hiệp. không biết Hữu Văn nó đăng tiểu thuyết ở báo nào, mà Nội chẳng thấy cái tên nó ở đâu cã.
Vũ Nông phải nói:
- Tại Nội không hiểu, chứ viết tiểu thuyết, mấy ông nhà văn thuòng sử dụng bút danh chứ đâu để tên thật đâủ
- Vậy bút danh của Hữu Văn là gì? Nó có viết báo Liên Hiệp không?
Nội hỏi, khiến Tiểu Song đỏ mặt:
- Dạ, Nội ơi! hiện nay anh ấy bận viết một truyện dài. Mà chuyện dài không phải là một sớm một chiều, có khi phải viết từ tám tới mười năm. Trong khi viết, anh ấy cũng không dám bàn chuyện gì khác, vì như vậy khi nguồn cảm hứng bị phân tán, không tập trung... Chính vì thế mà Nội sẽ không thấy bất cứ bài nào của anh ấy trên báo cã.
Nội thở ra:
- Trời! Rồi nhà báo họ có phát lương cho nó không?
Tôi vội đỡ lời cho Tiểu Song:
- Nội không hiểu gì cã. Nhà văn ai lại lãnh lương? Nguòi ta chỉ lãnh tiền nhuận bút thôi, mà tiền nhuận bút thì có bài đăng ra mới có tiền.
Nội vẫn thắc mắc:
- Vậy thì ngồi đó tám năm, mười năm mới viết xong một cuốn truyện rồi lấy gì mà ăn? Lấy gì sống?
- Bởi vậy làm nhà văn đâu phải dể Phải chịu khó, nhẫn nại và can đảm.
Tôi nói, nhưng Nội vẫn chưa hiểu:
- Như vậy làm nhà văn làm gì? Bao nhiêu công việc khác không làm, đút đầu vào cái nghề khổ như vậy làm chỉ
Mẹ tôi nói với Nội:
- Mỗi nguòi họ có cái chí riêng của họ cã. Mẹ ạ, mẹ không nghe ngày xưa nguòi ta hay nói "Thập niên song hạ vô nhân tri, nhất cử thành danh thiên hạ hiểu" Hữu Văn hiện đang ở giai đoạn "Thập niên song hạ" đấy, rồi sẽ có ngày cậu ấy nổi danh.
Nội tôi như giác ngộ ra:
- À, thì ra cậu ấy định làm quán chứ gì?
Tiểu Song cười, chúng tôi cũng không nhịn được cười Nội lẩm bẩm, nhìn chúng tôi quá đôi kính lãọ
- Tuỏng tao không biết ư? Nó muốn được làm Quan No bị ở mà?
- Quan No Bị Ở ?
Tiểu Song không hiểu, tôi chợt nhớ ra cười lớn:
- Giải Nobel ấy!
Thế là tiếng cười rộ tiếp theo, tôi nhìn Tiểu Song và thấy ra trong cái cười kia có một chút gì ngượng ngập. Hay là Tiểu Song hiểu lầm lầm chúng tôi đang cười ngạo Hữu Văn .
Tối hôm ấy, sau khi Tiểu Song về rồi, tôi vào phòng anh Thi Nghiêu.
- Chiếc đàn duong cầm đó sao vậy? anh nói thật em nghe đi
Anh Thi Nghiêu nhìn tôi chậm rãi:
- Thì cô không giúp được, tôi một mình hành động thôi.
Tôi nói:
- À thì ra đó là chiếc đàn duong cầm Yamaha! Ðuong nhiên không phải là giải rút thăm của đài truyền hình. Nhưng anh lấy tiền ra mua vậy?
Anh Thi Nghiêu yên lặng, tôi nổi nóng:
- Một chiếc đàn duong cầm không phải rẹ Hay là anh thâm lạm công quỷ
Anh Thi Nghiêu châu mày:
- không bao giờ có chuyện đó. Chẳng quá mấy năm rồi, tiền thưởng của công ty hơi khá
Tôi cắt ngang:
- Hèn gì nghe mẹ than, năm nay khó khăn quá , ngay tiền thưởng cuối năm của anh cũng không có.
Anh Thi Nghiêu chỉ ngồi yên lặng, anh lấy viết ra nguệch ngoạc trên giấỵ Tôi nhìn qua, không phải là những con số mà chỉ là câu:
Sóng nuóc mây mù cỏ non xanh .
Có nguòi con gái đứng bên dòng.
Ðứng bên dòng... bên kia dòng.
Rõ ràng nguòi đẹp của anh Thi Nghiêu nhà tôi đang đứng ở bên kia dòng nuóc. Một khoảng cách thật xa lắc xa lợ
Ðầu tháng năm, đám cưới của chị Thi Tỉnh với anh Lý Khiêm. Ngôi nhà mới của họ là apartment rộng khoảng ba muoi mét gồm năm phòng cả thảy, trang trí đẹp lắm ở đuòng Nhân Áị Hôm đám cưới, Tiểu Song với Hữu Văn cũng có đến dự Hữu Văn vẫn đẹp trai, vẫn láng, còn Tiểu Song thì ốm và xấu đi thấy rọ Trong bữa tiệc, một nhà đạo diễn bạn của anh tôi còn hỏi:
- Ê, cậu đàng kia là ai vậy, hỏi thử xem anh ta chịu đóng phim không?
Anh Thi Nghiêu trợn mắt:
- Ðừng nói năng lộn xộn chạm tự ái bây giợ Nguòi ta là nhà văn đó.
Anh đáo diễn vẫn không hiểu:
- Nhà văn thì nhà văn chứ, viết văn là làm nghê. thuật, còn làm điện ảnh là tổng hợp nghê. thuật. Nguòi làm nghê. thuật đóng phim cũng đâu có gì xấu hổ đâu?
Cũng chính vì chuyện đó mà, sau lễ cưới của chị Thi Tỉnh, chúng tôi thuòng đem ra đùạ Anh Vũ Nông vỗ vai Hữu Văn nói:
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không?
- Nào, Hữu Văn đổi nghề đóng phim đi. Cậu không thấy cậu viết văn cả năm nay có đồng xu nào không? Nhà cửa thì trống vắng, gió thổi vi vụ Còn cậu xem này các tài tử như Tần Tuòng Lâm, Ðặng Quang Vinh... Chỉ đóng một cuốn phim là có mấy trăm ngàn. Thời đại đã thay đổi rồi cậu ạ Chuyện viết lách bây giờ không có thời gian. Hữu Văn đẩy Vũ Nông quá một bên:
- -Dừng đùa, muốn tôi đóng phim ư? Cũng được thôi, với điều kiện là phim đó phải phóng tác từ tiểu thuyết của tôi viết.
- Tiểu thuyết của cậu
- Vâng, đang viết dở mà!
Và Hữu Văn đang bám chặt việc viết lách. Mặc phê phán mặc mọi nguòi không dem chuyện đó ra đùạ Tôi cũng phải phục lăn.
Mùa hè đến. Tôi tốt nghiệp đại học và lập tức có chân kế toán trong ngân hàng ngaỵ Tôi rất bận. không phải bây giờ mà truóc khi ra truòng. Nạp luận văn tốt nghiệp, thực tập rồi thi cự Bây giờ thì đi làm. Nên rất ít ghé quá Tiểu Song. Trung tuần tháng có một bữa rảnh rỗi, tôi tạt ngang. Lúc đó trời đã tối, vừa tới cửa có tiếng đàn không liên tục từ trong vọng ra. Vậy là Tiểu Song đang dạy đàn.
Tôi bấm chuông. Tiểu Song ra mở cửa với nụ cười:
- Ồ, chị Thi Bình, vậy mà em cứ ngỡ là chị quên em luôn rồi chự
- Cô quên thì có. Cô không biết là tôi bận duòng nào ư? Vậy mà cũng không ghé quá, Nội cứ nhắc mấy nguòi luôn đấỵ
Tiểu Song có vẻ bối rối:
- Em... Em nào có quên đâu chỉ tại chỉ tại
Tôi cười:
- Nói chơi vậy thôi. Chứ lúc gần đây ai chẳng công việc lũ bù, làm sao rảnh rỗị
Chúng tôi đi vào phòng khách. Lư Hữu Văn đang ngồi viết quay lại chàọ Tôi định buóc tới nói mấy câu, nhưng Tiểu Song đã kéo tôi về phòng ngũ Bấy giờ tôi mới thấy là chiếc đàn duong cầm đặt trong phòng ngủ chứ không phải ở phòng khách. Có một cô bé khoảng tám tuổi mập mạp đang ngồi đàn. Tiểu Song khép cửa lại rồi mới nói với tôi:
- Mấy ngày nay, anh ấy lại viết không thuận tay, nên hơi nóng nảỵ Em phải đặt đàn trong phòng ngủ để khỏi làm ồn anh ấỵ Chị Thi Bình chị ngồi chơi một chút, để em dạy con bé này xong mình sẽ nói chuyện sau nhẻ
- Cứ lo chuyện của Tiểu Song đi.
Tôi nói, và tự ý ngồi tựa vào thành giường, với tay lấy quyển tạp chí ở đầu giường xuống xem. Vẫn là quyển báo cũ có truyện ngắn Duói Nguõng Cửa Ðời của Hữu Văn . Tôi lật quá lật lại cũng không có gì để đọc. Tiếng đàn Vang lên. Tiểu Song vừa đàn vừa cố gắng giải thích cho cô bé:
- Sao con hiểu không?
Cô bé lắc đầu, Tiểu Song đàn lại:
- Con hiểu rồi chứ?
Cô bé cứ lắc đầu. Tiểu Song cầm tay cô bé đặt lên phím đàn. Những ngón tay giống như những khúc gộ Tôi chăm chú theo dõi đến bực m`inh. Nếu là học trò của tôi, nãy giờ chắc tôi đã đẩy nó ra khỏi phòng. Ðàn khảy tai trâu đã là một đau khổ mà Dạy Trâu khảy đàn lại còn bi đát hon.
Tôi đang định nói điều đó cho Tiểu Song nghe, thì có một tiếng ho trong phòng khách, rồi tiếng kéo ghế vọng vào,Tiểu Song chợt ngưng đàn. Chưa biết xảy ra chuyện gì, thì cửa mỡ Hữu Văn với khuôn mặt hầm hầm xuất hiện:
- Tiểu Song, tôi đã nói với cô mấy lần rồi
Tiểu Song vội đứng dậy nói:
- Anh Văn. Em dạy xong rồi, tối nay không dạy nữa đâu Bữa nay có chị Thi Bình đến.
- Tôi biết chuyện đó.
Hữu Văn cắt ngang, liếc nhanh về phíá tôi rồi quáy sang Tiểu Song.
- Tôi đã bảo em hàng trăm lần rồi, sao em không nghe? Muốn dạy đàn, thì đi đâu đó mà dạy, cứ tối ngày ồn ào như vầy làm sao tôi viết??
Và quay sang cô bé học đàn, Văn hét:
- Ði, đi đi. Cái con nhỏ ngu này, đần thế mà cũng bày đặt học đàn, ra khỏi đây ngaỵ
Tiểu Song sợ hãi kéo cô bé vào lòng:
- Anh đừng nói thế mẹ nó nghe. Em bé này không đần đâu, từ từ dạy nó sẽ biết. Có ai không học mà biết đàn ngay đâu
Hữu Văn vẫn hét:
- Ði, tôi bảo phải cho nó cút đi!
Cô bé sợ hãi khóc thét lên. Tiểu Song phải vỗ về.
- Ly Ly đừng khóc con. Chú đang giận đang nóng, con đừng buồn chú ấy nhẹ
Cô bé tên Ly Ly càng khóc lớn:
- Không, không, cho con về với mẹ đi, mẹ ơi, mẹ
Lư Hữu Văn kéo cô bé đẩy ra cửạ
- Ði, đi! Về với mẹ mày đi, bắt đầu từ ngày mai cấm đến nhớ đấy nhé!
Cô bé khóc bù lũ bù loa chạy tuốt về nhà. còn lại Tiểu Song ngồi lặng bên đàn.
- Thế này là anh hài lòng rồi nhé, anh đã đuổi đứa học trò cuối cùng của em.
Lư Hữu Văn vẫn còn nổi nóng:
- Haì lòng, hài lòng! Em phải biết từ khi em mang chiếc đàn quỹ yêu này về đâỵ Tôi không viết được một chữ nào hết, hiểu không?
Tiểu Song nhìn lên, chậm rãi:
- -Dâu phải chỉ khi mang đàn vể Truóc khi mang về anh cũng có viết được chữ nào đâu?
Hữu Văn trừng mắt nhìn Tiểu Song, những tia lửa đỏ trong lòng mắt:
- Em nói thế là thế nào Có phải em muốn nói là tôi chẳng viết được gì hết? Em khi dể tôi phải không? Ðừng giấu gì hết. Muốn gì cứ nói ra đi!
Tiểu Song chẳng dám nhìn thẳng mắt Văn, nàng đưa mắt nhìn lên nắp đàn:
- Từ lâu em kính trọng anh, sùng bái anh, yêu anh... Chính vì vậy mà em mới lấy anh.. Em biết anh có lý tuỏng, có chí lớn, nhiều ước mơ. Nhưng ước mơ với thực tế là hai vấn đề, để giải quyết cuộc sống, không có gì khác hơn, em phải dạy đàn...
Hữu Văn hét:
- Em nông c.an lắm. Lúc nào cũng nghe em nói tới gạo củi nước mắm. Tại sao không biết nhìn xa hơn, anh không muốn em so sánh em với những hạng nguòi tầm thuòng.
Tiểu Song trầm giọng:
- Em lúc nào lại không sống bằng hy vọng sáng lạn mai sau. Nhưng nhiều lúc em phải lo lắng khi cái tuong lai sáng lạn chưa kịp đến, thì chúng ta đã chết đóị
Hữu Văn nghiến răng:
- Tiểu Song, thật tôi không ngờ cô thực dụng như vậy, nhỏ nhoi, ích kỷ, nông cạn... Cô chỉ là con đàn bà sống bằng cái hào nhoáng bề ngoài.
Tiểu Song nói:
- Anh nói mà không nghị Anh cho rằng min`h hơn nguòi, anh không muốn so sánh với những con nguòi tầm thuòng, nhưng anh vẫn phải ăn, phải uống, phải mặc như bao nguòi khác? Anh và em đều chẳng phải là thần thánh tiên phật... rồi còn con của chúng ta.
Tiểu Song bắt đầu rớt nước mắt. Tôi ngẩn ra, bây giờ tôi mới chú ý đến chiếc áo rộng phụøng phình của Tiểu Song. Thì ra cô nàng đã sắp sữa làm mẹ Tôi lại quay sang nhìn Văn. Quả nhiên câu nói của Tiểu Song đã khiến anh thay đổi. Anh không còn hùng hổ như lúc đầu nữa.. Một chút suy nghĩ, rồi anh bước tới nắm lấy tay Tiểu Song.
- Anh xin lỗi em, anh nóng quáï Anh mới ích kỷ, hẹp hòi, anh có trăm thứ tội vì để em khộ
Tiểu Song ngã vào lòng Hữu Văn
- không, không có gì đâu anh! Tại em hết, đúng ra em không nên nói như vậy, em đã làm anh buồn.
Hữu Văn rung rung nước mắt.
- Em không có lỗi gì hết. Tất cả tại anh. Từ ngày lấy anh đến nay, không có ngày nào em vui. Anh phải đi tìm việc làm. Em nói đúng. Mặc dù ta có kỳ vọng ở một tuong lai sáng lạn, thì cũng không quên thực tế phổ cuộc sống. Anh không thế để em đói, em khổ vì anh.... -Dó là chưa nói đến đuá con trong bụng em. Hữu Văn nầy không nuôi được vợ con thì có còn là đàn ông nữa không? Tiểu Song, em nên yên tâm đi, đừng buồn nữa, anh không phải là hạng nguoì biết nổ mà không biết làm. Anh thề với em, bắt đầu từ hôm naỵ
Nói xong, Hữu Văn lấy bút ra, viết lên phần trắng của tờ tạp chí để trên đầu giường mấy hàng chự Rồi chỉ vào đó, nói với tôi và Tiểu Song.
- Ở đây có chị Thi Bình làm chứng, đây là lời thề của tôi và bây giờ, tôi đi!
Hữu Văn nói xong bỏ ra ngoài. Tiểu Song gọi theo:
- Anh Văn, anh Văn. Anh đi đâu đấy
Văn không quay lại nói:
- Ðến gặp thầy học cũ của anh ở đại học, nhờ ông ấy tìm việc làm!
Còn lại tôi và Tiểu Song, cô ấy đã lau khô nước mắt. Nàng nhìn với nụ cười guọng gạo nói:
- Bậy quá, lâu lâu chị ghé thăm, để chị thấy cái cảnh không haỵ
Tôi choàng tay quá ôm Tiểu Song, nói:
- Phải nói là một cảnh rất cảm động. Thôi đừng buồn, thế gian này có cặp vợ chồng nào không một lần cãi nhaủ Anh ấy còn gởi lời thề cho cô này, chịu chưa, nguòi sắp làm mẻ
Tiểu Song đỏ mặt, tôi lại nói:
- Sao một chuyện quán trọng như vậy mà chẳng cho nhà biết vậy? Bao giờ sinh?
- còn sớm mạ chắc có lẽ cuối tháng hai sang năm.
Tôi cười:
- Thế này là Nội sẽ bận cho bằng thích.
Rồi chợt nhớ đến lời thề ban nãy của Hữu Văn , tôi tò mò lấy quyển tạp chí lên. Bút tích của Hữu Văn như rồng bay phụọng múa:
Tôi xin từ giã cái linh hồn quá khứ tôi, tôi ném nó lại đằng sau như ném một vỏ ốc. Cuộc đời chẳng quá chỉ là một chuỗi chết đi và sống lại Lư Hữu Văn nầy, thôi thì ta hãy chết đi rồi sống lại sau.
Tôi đọc đi đọc lại mấy lần, bất giác thở dài:
- Tiểu Song đọc mấy hàng chữ nầỵ Tôi thấy nếu sau nầy mà Hữu Văn không trở thành văn hào thì thật vô lỵ Tiểu Song xem nầy, mới phóng bút có mấy hàng mà văn chương lại súc tích như vầỵ Văn đã sử dụng ngôn ngữ quá tuyệt diệụ
Tiểu Song cầm quyển tạp chí tôi đưa, liếc nhanh rồi trả lại cho tôi nói:
- Văn chương thì hay thật, nhưng ông ấy đã viết thế này cho em không biết mấy trăm lần, em đã thuộc làụ Mỗi lần Văn cảm thấy cần tìm việc làm là lại viết.
Tiểu Song ngưng lại một chút, rồi nói tiếp:
- Câu văn này đâu phải của Văn đâu? Nó là câu cuối trong quyển Jean Christopher của Romain Roland, anh ấy chỉ thay chữ Christopher bằng chữ Hữu Văn mà thôi.
Tôi ngẩn ra, ngơ ngác. Chợt nhiên tôi cảm thấy nỗi xót xa cay đắng trong câu nói của Tiểu Song. Tôi hiểu Nàng đã cố chịu đựng, che giấu lâu rồi. Nàng đã vật vã trong nỗi phiền muộn giấu kín tất cã. tất cã. Tôi nhìn thấy nàng cười
Ôi mọi thứ trong ngôi nhà này tất cả chỉ là một sự lừa dối trắng trợn. không có lấy một sự thật! Kể cả nụ cười của Tiểu Song.
giavui
09-11-2014, 06:31 PM
Từ nhà Tiểu Song trở về. Tôi im thin thít, không dám để lại cho ai biết chuyện vợ chồng họ đã cãi nhau. Tôi chỉ cho mẹ và Nội biết là Tiểu Song đã có bầụ Thế là Nội tôi nhảy dựng lên.
- Thấy chưa, con nguòi ta nhỏ hơn Thi Tỉnh, Thi Bình mà đã làm mẹ rồi. Coi như đã đoạt giải Nobel rồi đấỵ Nhưng mạ Ờ!.. còn nhỏ quá, không có biết cách lo cho con không? Ðiệu này Nội phải quá bên đó chỉ bảọ
Tôi cảnh cáo:
- Nè nè Nội đứng trước mặt Hữu Văn với Tiểu Song, nhớ không được nói đến giải Nobel cả nhẹ
Nội có vẻ không hiểu:
- Sao vậy? Bộ cái chữ đó xúi quåy lắm ư? Sao tao thấy Hữu Văn nhắc hoài vậy, mà mỗi lần đều nhắc một cách kiêu hãnh?
Tôi không biết phải giải thích thế nào với Nội, nên nói:
- Thì con bảo đừng nhắc là Nội cứ không nhắc là xong.
Nội là nguoì nhanh nhẹn, việc gì nói làm là làm ngaỵ Thế là quá ngày sau, nguòi tới ngay nhà Tiểu Song. Và vừa về tới nhà nguòi đã thở ra:
- Thật tức chết đi thôi, tức thật đó.
Mẹ tôi hỏi:
- Sao vậy? Tiểu Song nó cũng lễ độ lắm mà, nó làm mẹ giận ư?
Nội vừa thở vừa nói:
- không phải Tiểu Song. Tao vừa vô nhà mày biết tao thấy gì không? Cái con nhỏ đó nó bò duói sàn lau nhà, mồ hôi mồ kê nhễ nhại Tao kéo nói lại rầy, có nghén không được làm chuyện nặng như vậỵ Nó chỉ cười bảo vận động một chút cho khỏẹ
Mẹ tức quá nói:
-- Vậy sao không để cho Hữu Văn vận động một chút? Nó không chịu nói, chuyện này là chuyện của đàn bà làm, mày thấy giận không?
Anh Thi Nghiêu đứng gần đó, hỏi:
- Thế lúc Nội nói chuyện, Hữu Văn đứng ở đâu?
Nội nói:
- Thì thằng đó vắng nhà. Cái con Tiểu Song mở miệng ra là tội nghiệp ảnh. Con làm khổ ảnh. -Dúng ra ảnh phải dành hết cuộc đời mình để lo chuyện viết lách, không phải đi làm, thế mà vì có con... Tóm lại, lúc nào Tiểu Song cũng bao che, lo lắng, còn chồng nó tỉnh bơ. Ðâu phải chỉ vậy không? Mấy con biết không, khi Nội chưa kịp ngồi xuống thì có một nguòi đàn bà mập ơi là mập... Coi coi lớn khoảng gấp đôi Nộị
Tôi tò mò:
- Bà ấy làm gì?
Nội không chịu được nên bước tới nói:
- Nguòi ta đã xin lỗi, đã chịu hoàn tiền một phần cho bà đủ rồi, bà còn đòi hỏi gì nữa chứ? Nội chỉ mới nói có mấy câu thì bà ta hùng hổ nói: " Rồi sao mấy nguòi định đánh tôi phải không?" Tiểu Song phải chạy tới can nói: "Bác ơi con lạy bác, thôi con xin hoàn lại cả ba tháng tiền học cho con bác. Bác cho con hẹn mấy ngày con sẽ trả, như vậy mới yên.
Anh Thi Nghiêu vẫn chưa hả giận:
- Nhà bà ta ở số mấy? Con tới đó cho bả một trận biết taỵ
Nội nói.
- Thôị đụng với mấy bà như vậy chỉ thiệt mình. Chuyện cũng chưa hết.
- Sao vậy?
- Lúc Hữu Văn về, Nội thấy tức quá mới kể lại cho Hữu Văn nghe, Tiểu Song không chịu đứng bên cứ kéo tay kéo chân Nộị Nội đã không ngờ chuyện làm của mình càng gây thêm rắc rối.
Anh Thi Nghiêu nói:
- Con biết rồi, có phải Hữu Văn nghe nói đã nổi nóng và đi tìm nguòi đàn bà mập kia gây sự không?
Nội nhìn anh Thi Nghiêu:
- Mâỳ chỉ nói đúng có một nữa đúng là Lư Hữu Văn nổi sùng lên, nhưng nó lại quay sang gây với Tiểu Song mới tức chự
Tôi ngạc nhiên:
- Sao kỳ vậy?
- Tụi con không biết Nội lúc đó giận run lên, thằng Hữu Văn nó vừa chỉ Tiểu Song vừa chứ?i: "Tôi đã bảo cô rồi mà tối ngày chỉ giỏi kiếm chuyện không hạ Với những đứa ngu và những bà lắm mồm như thế thì đừng có đụng vào? Tôi có bảo cô dạy đàn, thu nhận học sinh đâu? Cô làm tôi mất mặt quá!" Tụi con biết không, tội nghiệp con nhò. Tiểu Song chỉ biết đứng đó ràn rụa nước mắt, nó vừa thút thít vừa nói: " Em chỉ muốn kiếm tiền'. Nhưng không ngờ câu nói làm Hữu Văn nổi nóng thêm. Nó nhảy dựng lên nói: "Ai bảo cô kiếm tiền, cô định trước mặt Nội của Thi Bình làm xấu tôi ư? Lư Hữu Văn này nghèo thật, không có tiền, chuyện đó ai cũng biết. Tại sao lúc cô lấy tôi, cô nói là cô có thế chịu được, cô không chịu khổ nổi thì cô lấy tôi làm gì? Lư Hữu Văn này không cần phải bám vào cái nghề dạy học của cô mới sống nổi" Các con biết không nó vừa nói vừa hét. Tao đứng đó mà tay chân tao giận run. Tao định lên tiếng, tội nghiệp con Tiểu Song nắm lấy tao Van nài: "Xin Nội đừng nói gì anh ấy hết, tại anh ấy đang giận đấy, bình thuòng anh ấy rất tốt với con..." đứng trước cảnh như vậy tao biết nói sao. Thôi thì đành hậm hực bỏ về.
Lời kể của Nội làm không khí trong phòng nặng nề, một lúc lâu mới nghe tiếng mẹ thở dài:
- Tội nghiệp sao con nhỏ này nó khổ quá!
Anh Thi Nghiêu đứng dậy bỏ về phòng, tôi thấy trên mặt anh thoáng nét buồn, tôi yên lặng bước theo anh, thấy anh buoc' tới bên bàn cầm một cây bút chì lên bẻ đôị Tôi bước tới, anh ngẩng đầu lên nhìn lạnh lùng:
- Cô giỏi lắm Thi Bình !
Tôi ngẩn ra. Ồ! Khi không sao lại trút cơn giận lên đầu tôi, không lẽ Tiểu Song bị ức hiếp rồi tôi phải lãnh? Tôi nói:
- Em có làm gì nên tội đâu anh?
Anh Thi Nghiêu rít lên:
- Tại sao cô giấu tôỉ Cô biết mà cái gì cô cũng giấu Tiểu Song đang sống trong điạ ngục mà cô cũng giấu?
Tôi hỏi:
- Theo anh thì sự khác biệt nhau giữa địa ngục với thiên đàng ở chỗ nào Anh tuỏng cô ấy đang ở địa ngục, nhưng cô ta lại cho rằng mình đang ở thiên đàng thì sao? Vì vậy, anh Nghiêu, em nghĩ là anh khéo lo.
Anh Thi Nghiêu trừng mắt, những sợi gân xanh như hằn lên trán anh, anh ném thật mạnh cây bút chì gãy trong tay lên vách và hét lớn:
- Tôi làm được gì đây hỡi trời?
Tôi nghiêm nghị nói:
- Anh không thế làm được gì cả! nguòi ta đã là đàn bà có chồng lại sắp làm mẹ Cái mà anh cần làm nhất hiện nay là làm sao xóa đi hình ảnh của Tiểu Song trong đầu anh, đừng nghĩ đến cô ấy nữa, chuyện Tiểu Song có hạnh phụùc hay bất hạnh thì cũng chỉ là chuyện của cô ấy, điều anh nên làm hiện nay là nên đi tìm một nguòi bạn gái mới, lấy vợ đẻ con cho ba mẹ, anh cũng đừng tuỏng rằng Nội đã được giải phóng khỏi quán niêm cũ, Nội hiện nay rất cần cháu chắt đấy anh ơi
Anh Thi Nghiêu tròn mắt nhìn tôi. Anh nhìn tôi như nhìn một con quái vật, anh nghiến răng nói:
- Thi Bình, cô đúng là một thứ không có lương tâm, một động vật máu lạnh, không tình cảm.
Tôi quáy lưng định đi ra ngoài và nói:
- Tốt lắm. Em chỉ là một con vật máu lạnh thì để xem động vật máu nóng anh sẽ làm được gì trong chuyện nàỵ
Anh Thi Nghiêu nắm tôi kéo lại:
- Khoan hãy đi!
Tôi đứng lại Anh nhìn tôi với đôi mắt đỏ ngầu:
- Thi Bình , em làm ơn giúp anh một việc, nếu không anh cũng không biết làm sao.
- Anh muốn em làm gì?
- Em hãy giúp anh sắp xếp thế nào, để anh được gặp riêng Tiểu Song một lần, anh có rất nhiều điều muốn nói với cô ấy, Thi Bình em hãy làm ơn.
Tôi lắc đầu:
- không. không thế được. Anh không có quyền làm thế anh ạ em cũng không thế giúp được anh làm chuyện đó, như điều anh đã nói, anh đã đánh mất ba trăm bảy muoi tám cơ hội, và bây giờ trễ thật rồi. Nếu muốn, tại sao những ngày đầu tiên cô ấy đến nhà ta, khi Lư Hữu Văn chưa xuất hiện, khi họ chưa yêu nhau, anh lại không nhờ em. Em rất sẵn sàng để sắp xếp, nhưng bây giờ thì tuyệt đối không, không thế được.
Anh Thi Nghiêu giữ chặc lấy tay tôi giọng xúc động:
- Thi Bình , em phải giúp anh. Anh biết mọi sự đều trễ hết rồi. Anh cũng không phải gặp cô ấy để tỏ tình, em cũng biết con nguòi của anh cao ngạo đến chừng nào, thế mà bây giờ anh cô đơn như một thanh gỗ mục. Anh biết mình đã mất đi cái quyền tán tỉnh Tiểu Song. Anh chỉ muốn gặp cô ấy để nói với cô ta là, lúc naò anh cũng bên cạnh, cũng sẵn sàng gíup đỡ và làm mọi thứ, anh muốn Tiểu Song hiểu anh, hiểu thật rõ về con nguòi của anh....
Tôi nghiêm túc:
- Anh Nghiêụ Tất cả những gì anh muốn nói em biết, Tiểu Song đều hiểu cả, bây giờ tốt nhất em nghĩ là anh không nên làm gì cã. Vì nếu anh hành động chỉ có thế gây đau khổ thêm cho Tiểu Song mà thôi.
Anh Thi Nghiêu đứng lặng nhìn tôi. Cả hai anh em tôi yên lặng nhìn nhau. Mắt anh ấy ngập đầy nỗi buồn tuyệt vọng, cô đơn, anh buông tay tôi ra và buông nguòi xuống giường.
- Em nói đúng, anh sẽ không làm gì cả, nhưng mạ
Anh Nghiêu chợt nghiến răng.
- Nếu cái thằng chết bầm Lư Hữu Văn mà còn ức hiếp Tiểu Song nữa thì anh sẽ giết nó.
Tôi bước tới ngồi xuống cạnh anh:
- Anh Nghiêu, anh đừng có điên như vậy, không lẽ anh không hiểu là Tiểu Song đã yêu Lư Hữu Văn đến độ nào ư? Dù Hữu Văn bạc đãi thế nào thì Tiểu Song vẫn yêu chồng, em dám bảo đảm với anh là nếu anh đụng đến một sợi lông chân của Hữu Văn thì nguòi đau khổ chính là Tiểu Song chứ không ai khác.
Anh Nghiêu trừng mắt nhìn tôi:
- C'ai thằng Hữu Văn kia lại đáng hưởng một tình yêu như vậy ả
Tôi buồn buồn nói:
- Em cũng không biết. Có điều em hiểu là Tiểu Song chỉ vui khi Hữu Văn vui và buồn khi chồng cô ấy buồn.
Anh Thi Nghiêu nằm quay mặt vào trong, không nói thêm một tiếng nào nua, và tôi bỏ ra ngoài.
Qua lời kể của Nội và một loạt những sự thăm dò của tôi, mọi nguòi trong nhà đều biết là, cuộc hôn nhân của Tiểu Song không đẹp như mọi nguòi tuỏng. Nhưng gia đình nào lại chẳng có bứt rứt của nó, trên quáû đất này cũng không thế tìm được hạnh phụùc vẹn toàn, chúng tôi nghĩ như vậy, chúng tôi đau khổ cho Tiểu Song. Nhưng còn bản thân Song cô ấy có hối tiếc về cuộc hôn nhân của mình chăng? Ðiều ấy không ai biết, và một tháng sau khi chuyện xảy ra, chúng tôi còn đang uu tu, thì Tiểu Song một mình đến trong bộ y phụïc tươm tất. Lúc đó là buổi tối, cả nhà có mặt đông đủ, Tiểu Song trong chiếc áo màu hồng váy đén tóc xoã ngang vai, mặt được điểm một tí phấn hồng nên trông rất tuoị Anh Thi Nghiêu vừa nhìn thấy Tiểu Song vào là ngồi bật dậy như một sợi dây thun, anh ấy chăm chú nhìn Tiểu Song đến độ cô ấy phát ngượng, hỏi:
- Bữa nay chẳng có ai ra phố cả ả
Nội thì nắm lấy tay của Tiểu Song âu yếm:
- Hôm nay trời tốt con đi đó đi đây thế này phải lắm, chứ tối ngày làm việc nặng nhọc như lau nhà là chẳng được nha.
Tiểu Song nhìn Nội cười:
- Lâu lâu làm một lần bị Nội bắt gặp, chứ con ở nhà rất hiếm khi đụng tay đến việc đó.
- Con Hữu Văn ở nhà viết văn ư?
Anh Vũ Nông hỏi Anh cũng có một chút mặc cảm phạm tội vì nghĩ rằng mình là nguòi đã giới thiệu Văn với Tiểu Song. Tiểu Song quay sang vui vẻ:
- Anh Nông biết không? Anh Hữu Văn đã tìm được việc làm.
Vũ Nông trỡn tròn mắt.
- Ði làm hả ? Làm ở đâu thế
- Ở một công ty thương mạị Anh ấy giữ chức nghiên cứu thư văn bằng tiếng Anh, ngày làm tám tiếng. Mới di làm nên cũng chưa quen về bữa nào cũng than nhức mỏi, đau bụng.
Tôi tò mò:
- Ủa làm việc sao lại đau bụng?
Tiểu Song cười và nói rất tuoị
- Anh ấy bảo là, phải cong lưng nhiều quá nên ảnh hưởng đến bụng.
Lâu lắm rồi tôi mới được thấy cô ấy vui như thế.
- Dù sao thì anh ấy cũng đã chịu đi làm, bảo anh ấy đi làm còn khó hơn bảo anh ấy uống thuốc chuột.
Vũ Nông hỏi:
- Vậy còn việc viết lách của ông ấy ra sao?
Tiểu Song nói với một chút bối rối.
- Thì cũng vẫn viết, nhưng tối đến mới viết. Anh Vũ Nông. không biết anh thấy thế nào, chứ em thấy anh Hữu Văn tuy có tài nhưng anh ấy không thế làm một nhà văn chuyên nghiệp vì anh ấy thiếu sự nhạy bén, em đã từng nghiên cứu rất nhiều về chuyện viết lách của anh ấy, em cũng đã thắc mắc tại sao ở Ðài Loan co quá nhiều nhà văn chuyên nghiệp kiếm được tiền mà anh ấy lại không kiếm được một đồng? Rồi em cũng tìm được kết luận, gạt tất cả những nhà văn tên tuổi quá một bên, chỉ đề cập đến nhà văn mới thôi, mỗi tháng họ viết từ tám đến muoì truyện ngắn, giả sử phân nữa bị bỏ vào sọt rác, thì cũng còn bốn năm chuyện, như vậy cũng còn chút đỉnh tiền, đàng này anh Hữu Văn , anh ấy chỉ thích ngồi đấy suy nghĩ, nghĩ chán rồi viết xong lại xẹ Cứ thế cả một tháng trời, viết chưa được một ngàn chữ, hỏi như vậy làm sao làm nhà văn chuyện nghiệp được?
Tôi hỏi:
- Tiểu Song. Tôi hỏi thật nhé, từ lúc quen Hữu Văn hồi tháng bảy năm ngoái đến nay tính ra đã hơn năm ruỡị Trong năm ruõi đó Hữu Văn viết được bao nhiêu tác phẩm rồi
Tiểu Song thật thà:
- Thật ra viết cũng nhiều lắm, nhưng anh ấy đã xé hết.
Nội không hiểu hỏi:
- Tại sao lại đem xé, đem những thứ đó lên đăng báo cũng kiếm được tiền vậy?
Tiểu Song nói:
- Dạ tại anh ấy đòi hỏi khá cao. Anh Hữu Văn muốn tác phẩm của mình phải đát được sự đánh giá cao của độc giả, nên thấy cái nào không hợp lòng thì anh ấy lại xẹ Từ ngày con quen anh ấy đến giờ, anh chỉ cho đăng một truyện ngắn có tựa Duói Nguõng Cửa Ðời, truyện này lại không có nhuận bút.
Và quáy sang anh Vũ Nông nói như phân bua:
- Anh Vũ Nông biết không, anh Hữu Văn nhà tôi ít khi nào chịu đề cập đến chuyện tiền bạc. Anh ấy nói: Nếu đem nhuận bút ra để đánh gía tác phẩm là làm nhục anh ấỵ Anh Văn nói không muốn đem văn chương ra đổi lấy cái ăn, mà văn chương thì để lưu văn hậu thế. Chắc quí vị ở đây cũng nghe quá cách lý luận đó.
Tiểu Song cười nói tiếp
- Vì vậy khuyến khích anh ấy đi làm là cả một vấn đệ
Tôi hỏi:
- Thế cô động viên bằng cách nào thế
Tiểu Song thở dài:
- À cũng khó lắm. Trước kia tôi cũng không muốn để anh ấy bận tâm về vấn đề tiền bạc, nhưng kéo daì mãi cũng khọ Thi Bình biết không? Tháng này công ty điện lực xuống cắt điện, anh ấy vẫn ngoan cố thắp đèn cầy viết, nhưng rồi tiếp đó thủy cục xuống đòi cắt nước, mà nếu không có nước làm sao ta nhịn uống được? Em phải đi xách nước một bữa, mới quãy đôi thùng đến trước cửa em đã trượt té.
Nội kêu lên:
- Trời ơi! Con muốn giỡn chơi ư? Bầu bì như vậy mà còn gánh nước, rồi có làm sao không?
Tiểu Song đỏ mặt:
- Lúc đó đau quá con ngất đi, lúc tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường, được chích thuốc an thai, nên cũng không sao. Anh Hữu Văn hoảng lên thề là anh ấy sẽ cố gắng kiếm tiền để lo lắng cho gia đình. Anh ấy cũng đem cái lời hứa cũ rích " Sẽ từ giã cái linh hồn cũ, sống lại một cuộc đời mới." Con tuỏng là anh ấy chỉ hứa suông, không ngờ lần này làm thiệt, thật khó tin.
Tôi nói:
- Cũng nhờ cái truọt ngã của Tiểu Song đấỵ Nói thật nhé, Tiểu Song biết không, tôi thấy là dù Hữu Văn có là thiên tài cỡ nào thì cậu ấy cũng phải có một công việc thật sự để làm, đàn ông không thế.
Nhưng cha tôi nãy giờ ngồi yên, đã cắt ngang:
- Nói như vậy cũng không đúng. Viết văn cũng là một công việc đấy chự Có điều không được "Nổ cho nhiều mà làm chẳng bao nhiêu". Phê bình nguòi khác thì thật hay, nhưng khi đụng tay vào việc thì chẳng nên tích sự Cuộc đời không đơn giản.
Tiểu Song nói:
- Bác đừng nói câu này cho Hữu Văn nghe nhé, anh ấy kị nhất là khi nghe phê phán " Chí lớn tài hèn".
Tôi nhanh miệng:
- Nhưng rõ là như vậy cơ mà?
Tiểu Song biện bạch.
- không phải đâu Anh ấy có tài, chỉ vì còn trẻ quá, chưa quá tôi lũyện, nên thiếu kinh nghiệm đời Em đã khuyên nhủ nhiều lần. Nói cho anh ấy thấm là ở các nhà văn lớn họ cũng phải ăn mới sống.
Cha tôi gật gù:
- Cậu Văn cũng tốt đấy chứ, cái sai của cậu ấy chỉ là mơ mộng nhiều quá nên quên thực tệ
Tiểu Song cười với nụ cười thật ngọt, một nụ cười hạnh phúc hiếm thấỵ
- Bây giờ thì anh ấy thực tế lắm rồi bác ạ Nhưng cũng tội cho anh ấy, anh ấy phải hi sinh nhiều quá vì con.
Anh Thi Nghiêu buột miệng:
- Thế mà cũng nói được! bổn phận nguòi chồng là phải lo lắng cho gia đình, vợ con, cái đó đâu phải là sự hi sinh!
Tiểu Song quay sang nhìn anh Thi Nghiêu. Tôi tuỏng nàng định biện bạch, nhưng không phải, nàng chỉ cười và quay sang đề tài khác.
- Anh Nghiêu, hôm này em đến đây là để gặp anh.
- À
Anh Thi Nghiêu có vẻ ngạc nhiên. Chợt nhiên tôi thấy anh lúng túng, Tiểu Song lấy xấp giấy trong túi xách ra, đưa cho anh với nụ cười:
- Em đã soạn được hai bản nhạc của cha, lời em viết. Anh Văn đọc chê là lẩm cẩm, nhưng anh ấy không chịu viết cho em. Anh cứ xem thử đi, nếu sử dụng được thì sử dụng, có nhiều chỗ hơi ngượng, nhưng em không biết sữa thế nào, nhờ anh.
Anh Thi Nghiêu đọc sơ quá, rồi đứng dậy mở nắp đàn duong cầm, vui vẻ:
- Vậy Tiểu Song đàn đi, hát đi, nếu có chỗ nào trục trặc, ta sẽ bàn lại và sữa ngay tại chỗ, được chứ?
Tiểu Song ngoan ngoãn ngồi xuống ghê. Anh Thi Nghiêu đứng cạnh bên với ánh măt dịu dàng, trìu mến. Ðối với anh, Tiểu Song vẫn là Tiểu Song ngày nào, chứ không phải là một nguòi đàn bà sắp làm mẹ. Bàn tay Tiểu Song dạo nhẹ trên phím . Nàng nói:
- Bản nhạc này có tên là Mộng. Anh nghe lời nhạc có gì không phải đừng cười nhé...
Và nàng bắt đầu hát, cả nhà cùng lắng nghe:
- Tối qua gặp ai trong mộng
Tay trong tay chẳng thành lời
Sáng nay thức dậy mộng không còn
Nguòi hỡi nguoì, sao khép vội chi
Tối quá nhìn nhau trong mộng
Bao nhiêu câu chẳng thành lời
Sáng nay thức dậy nhớ nguoì
Mong rằng rồi lại gặp mơ
Tối quá gặp nhau trong mộng
Tình yêu sao lắm ngọt bùi
Sáng nay thức giấc tan rồi
Giấc mộng chỉ là mơ thôi.
Tiếng hát của Tiểu Song thật ngọt. Lời cũng khá haỵ Chúng tôi ngồi yên thưởng thức. Và di nhiên, thấm nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi nghĩ thế, vì tôi thấy ông anh tôi thẫn thờ như kẻ mộng du.
giavui
09-11-2014, 06:32 PM
Cuối năm, tôi ghé quá thăm Tiểu Song. Lúc đó khoảng tám giờ tối. Tôi nghĩ chăc Hữu Văn và Tiểu Song đều có mặt ở nhà, nhưng khi đến nơi chỉ gặp một. mình Tiểu Song. Căn nhà thật lạnh lẽọ Chỉ có một ngọn đèn nhỏ lờ mỡ Tôi đến lúc Tiểu Song đang ngồi bên bàn soạn nhạc . Bụng cô ấy đã thật to, thật nặng nệ Nàng có vẻ thật mệt mỏị Tôi hỏi:
- Anh Hữu Văn đâu rồi
Tiểu Song chỉ cười buồn:
- Em cũng không biết, lúc gần đây, tan sở xong ít khi anh Hữu Văn về nhà. Anh ấy bảo là không đi làm thì thôi, mà đã đi là có bạn bè, họ kéo đi nhậu Thế giới của đàn ông không hạn hẹp như đàn bà, ngoài gia đình ra họ còn có xã hội riêng của họ
- Nói láọ Anh Lý Khiêm và chị Thi Tỉnh chẳng phải đi làm ư? Sáng sớm thức dậy, họ ăn sáng ở nhà rồi đến sợ Chiều ai về trước thì nguòi đó lo cơm nước, rồi cùng ăn vui vẹ Tôi có nghe anh Lý Khiêm nói là thế giới đàn ông khác đàn bà gì đâu?
Tiểu Song yên lặng nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Họ thật hạnh phụùc, phải không chị Thi Bình ? Có một mái ấm như chị Thi Tỉnh. Chồng vợ đều lo chung sức làm ăn thì còn gì hơn.
- Thế còn vợ chồng cổ Hữu Văn còn viết văn không?
- Dạ vẫn còn.
Tiểu Song bước ra phòng khách, tôi bước theọ Nàng bật đèn lên và tôi thấy trên bàn viết của Hữu Văn , giấy má lẫn lộn, cái có mấy chữ, cái viết được vài hàng, cái còn là giấy trắng. Tôi tò mò cúi xuống hỏi:
- Tôi đọc được chứ?
Tiểu Song chọn lấy một tờ đưa cho tôi. Chỉ có mấy hàng chữ " Chàng đứng trên dốc cao, gió núi thở phần phật. Hình như có tiếng gọi của biển từ thật xa, tiếng gọi đó dồn dập như cơn sóng dữ muốn vùi lấp tất cã."
Tôi đặt trang giấy xuống:
- Mở đầu thế này hay lắm, sao không viết tiếp?
Tiểu Song chau màỵ
- Tại vi tại vì anh ấy không biết tiếng gọi kia gọi cái gì và nó muốn vùi lấp cái chị Em nghĩ do chẳng quá chỉ là sự vật vã của nội tâm anh Hữu Văn. Anh ấy nghe lòng mình tự nhụ Hữu Văn , mi là thiên tài, là thiên tàị Thế là anh ấy cầm bút lên, phải viết, phải viết. Nhưng viết được mấy chữ lại tịt ngòi, anh ấy không biết phải viết gì nên bỏ dợ
Tôi nói:
- Còn nhớ lần đầu tiên đến nhà tôi, Hữu Văn đã nói rất nhiều, vạch ra nhiều kế hoạch, lý tuỏng. Ðã dự tính như thế sao không viết được là sao?
Tiểu Song bối rối:
- Cái đó em cũng không biết. Bây giờ cái gì em cùng thấy rối nùị Chị biết không, lần đầu tiên gặp Văn, nghe Văn nói, em thấy anh ấy nghèo thật nhưng giàu lý tuỏng, có nghị lực, anh ấy là nguòị hằng ao ước. Nhưng bây giờ thì anh ấy giống như một bài tóan độ Khoảng cách giữa chúng em càng lúc càng tọ Em như sống trong hỏa mù, đầu em lúc nào cũng căng thẳng sợ sệt. Em sợ bâng quơ, em không còn thấy đâu là hạnh phúc.
- Cảm giác đó có thế là do Tiểu Song có một mình trong nhà, nghĩ ngợi nhiều thứ tạo thành. Ðáng ra anh Hữu Văn phải có mặt bên cạnh Tiểu Song luôn, nhất là trong thời điểm Tiểu Song đang mang bầu thế nàỵ
Tiểu Song nói:
- Cái đó em thấy cũng không cần thiết lắm. Còn hai tháng nữa em mới sinh, bên cạnh em còn cả chiếc bùa hộ mệnh nữa..
- Bùa hộ mệnh nào vậy?
- Chiếc mề đay bằng ngọc của Nội cho đây nàỵ
Tiểu Song nói, rồi mân mê chiếc mặt ngọc trên cộ
- Mỗi lần có gì buồn, lo lắng, em chỉ cần đưa tay lên nắm lấy chiếc mề đay này là lòng em bình hẳn xuống. Chị biết không chị Bình, em thấy là em sống trong cuộc đời này không cô độc, không lẻ loi, em được mọi nguòi thương, em là cháu cưng của Nộị
Tôi nhìn Tiểu Song . Thì ra nàng đã có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi Vậy là nàng không hạnh phúc? Như sực nhớ ra mình đã tiết lộ điều gì không haỵ Tiểu Song cười vả lạ
- Ôi thôi, nói chi mấy chuyện căng thẳng đó, chuyện của anh Văn mặc anh ấy, lại đây, chị Bình. Chị lại đây nghe em đàn nẹ Bản nhạc em mới sáng tác. Chị nghe thử xem được không nhẹ
Chúng tôi trở về bên đàn. Tiểu Song đàn cho tôi nghe, trình độ thưởng thức âm nhạc tôi kém. Nhưng tôi cũng cảm nhận được những âm thanh trầm buồn.
- Chỉ là một bản nhạc chưa có lời ư?
Tôi hỏi, Tiểu Song không nhìn tôi nói.
- Có cả lời chứ, nhưng em không muốn hát.
- Tại sao vậy?
- Vì anh Hữu Văn cho là lời ca này thuộc tiêu chuẩn đàn bà
- Ủa, nhạc mà cũng có giống đực giống cái nữa ư?
Tiểu Song nói.
- Tại chị không biết. Chứ theo anh Hữu Văn thì ngoài nhạc ra, phim cũng có lọai phim đàn bà, tiểu thuyết cũng có loại tiểu thuyết đàn bà nữa..
- Những thứ văn nghê. đại loại đàn bà đó tốt hay xấu?
- Phần lớn là xấu, vì nó đại diện cho cái thứ gọi là thương vay khóc muốn ủy mị, yếu đuối, không có tinh thần truọng phụ, không có máu, có lửa.
Tôi gật gù:
- À, đúng là cái gì thuộc về đàn bà đều không tốt cả, có một điều lạ là lúc nào tôi cũng thấy đàn ông sống không thế thiếu đàn bạ
- Anh Văn nói, đó chính là bi kịch của nhân loạị
- Vậy tại sao ông ấy không viết một tác phẩm đại loại như Luận về bi kịch của nhân loạị Biết đâu một tác phẩm như thế sẽ đoạt được giải Nobel?
Tôi nói mà thấy tức vô cùng. Tại sao nhục mạ đàn bà chúng ta thế Nếu không có đàn bà thì làm gì có đàn ông?
Tiểu Song cười nói:
- Sao chị dễ nổi giận như vậy? không có gì cũng giận, chị mà ở gần anh Văn, chăc có nước cãi tối ngàỵ
Tôi nói.
- Vì vậy mà ít khi tôi ngôì lâu bên ông ấỵ Mà thôi, Tiểu Song cô cứ hát bản nhạc đàn bà kia cho tôi nghe xem nào
Tiểu Song dạo đàn, vừa định hát thì tiếng chuông cửa reo Tiểu Song nhảy xuống, mặt vui hẳn.
- Chắc anh Văn về đấỵ
Và chạy ra mở cửa, tôi bước ra phòng khách, nghe tiếng hai vợ chồng cãi nhau. Giọng Tiểu Song có vẻ nhẫn nhục:
- Từ đây về sau, nếu có bận gì không về được anh cũng nhắn cho em biết trước chứ, để em chờ tới giờ chưa ăn cơm.
Thì ra, Tiểu Song chưa ăn cơm. Tôi nhìn đồng hộ Chín giờ hơn rồi. Nếu Nội mà biết được, chắc là bà giận lắm. Tôi đứng đó, nghe họ bước vào. Thấy tôi, Hữu Văn có vẻ ngỡ ngàng:
- À, chị Thi Bình đấy ả Chị đến đây chơi vừa kịp lúc. Chị ở nhà chơi với Tiểu Song nhẹ Tôi còn bận chuyện phải đi ngaỵ
Tiểu Song ngạc nhiên, nắm lấy chéo áo của Hữu Văn:
- Chín giờ hơn rồi anh còn đi đâu nữa Bận cái gì mà lúc rày anh cứ sáng đi tối mịt mới vể Mai còn phải đi làm nữa đấỵ
Hữu Văn phûi tay Tiểu Song :
- Tôi có chuyện gấp.
Hay là Hữu Văn định lánh mặt tôỉ Tôi nói:
- Thôi để tôi về, bữa khác gặp lại nhé Tiểu Song .
Hữu Văn nói.
- Khoan, chị Bình đừng đi. Chị ở lại với Tiểu Song đi, tôi bận chuyện phải đi liền, nếu không có chị ở lại Tiểu Song sẽ ngồi khóc suốt đêm. Nghi cũng lạ trước kia tôi tuỏng cô ấy là nguoì cứng cỏi chớ đâu ngờ đụng một tí là rơi nước mắt như bây giờ đâu Tôi đã lầm, tôi không phải là Cổ Bảo Ngọc lại gặp một con vợ như Lâm Ðại Ngọc, tôi rất sợ nước mắt mà bây giờ lại cưới phải con vợ lúc nào cũng nước mắt.
Tôi đứng lại quay nhìn Tiểu Song , cô ta có vẻ rất cố gắng, nhưng mắt cũng long lanh, bấy giờ Lư Hữu Văn quay lại nói với Tiểu Song :
- Anh có chuyện muốn nói riêng với em.
Tiểu Song cắn nhẹ môi.
- Chị Thi Bình cũng không phải là nguoì ngoài, không cần giấu diếm gì cả, anh muốn nói gì cứ nói tại đâỵ
Lư Hữu Văn ngần ngừ một chút nói:
- Vậy thì đưa anh một ít tiền.
Tiểu Song trừng mắt:
- À thì ra anh về để lấy tiền, nếu không vì lý do đó chắc anh chưa về phải không?
Lư Hữu Văn chau mày nói.
- Ðừng có lằng nhằng. Tôi không có thời giờ cãi lộn, lấy ba ngàn đưa cho tôi nhanh lên.
Tiểu Song tròn mắt:
- Ba ngàn đồng? Anh tuỏng tôi có cái mỏ vàng chắc, ở đâu tôi có ba ngàn đồng, mà anh cần số tiền lớn như vậy để làm gì?
Lư Hữu Văn có vẻ bực dọc:
- Tôi làm gì kệ tôi, cô đưa đây đi.
- Tôi làm gì có số tiền đỏ
Lư Hữu Văn đã thật sự nổi nóng.
- Ðừng có giả vờ nữa.. Chị Thi Bình ở đây mà cô muốn tôi lật tẩy cô ư?
- Lật tẩy Tôi làm gì có tẩy cho anh lật?
- Cô làm tôi bực lắm rồi đấỵ Ðừng giả vờ thanh cao nữa, cô tuỏng tôi không biết là mới tuần rồi Thi Nghiêu mới đem lại cho cô bao nhiêu? Con số đâu phải nhỏ.
Tôi nghe tim mình đập mạnh. Lại cũng anh Thi Nghiêu, anh ấy đúng là một thằng khùng, có lẽ anh đã lén lút gặp riêng Tiểu Song và lại để cho chồng nguòi ta trông thấỵ Tôi quay sang nhìn Tiểu Song , nhưng thấy cô ta vẫn bình thản như không về làm chuyện gì xấu xa gian dốị Cô ta đang nhìn thẳng về phía Hữu Văn hỏi:
- Làm sao anh biết?
- Tôi đã điện thoại hỏi Lý Khiêm, anh ấy nói là hai bản nhạc của cô đã bán xong, nghĩ cũng lạ, mấy cái bản nhạc của cô vậy mà cũng được mấy hãng đia muạ Tiền trên trời rơi xuống như vậy mà không chia cho tôi là không được.
- Anh.. anh nói thế là thế nào
- Tôi biết cô tài, cô giỏi, cô có bản linh làm ra tiền, được không? Bây giờ đưa tiền đây cho tôi.
Tiểu Song run rẩy, nàng cố hết sức để nén cái cảm xúc của mình, mắt trừng trừng nhìn Hữu Văn nói như nghẹn:
- Anh Văn, anh hay lắm, đúng rồi tôi mới thu được một vạn đồng do nguòi ta mua nhạc của tôi, cái đó cũng nhờ Công ty truyền hình, nhờ sự giúp đỡ và giới thiệu của anh Nghiêu, nhưng đồng tiền đó là đồng tiền quang minh chính đại, anh đừng có lậm lời nghĩ xấu cho nguòi khác. Tôi không có làm điều gì nhục cã.
Tay Lư Hữu Văn xiết chặt tay Tiểu Song gằn mạnh... và hét lớn.
- Tôi có bảo là cô làm chuyện gì nhục đâủ Bây giờ có đưa tiền cho tôi không? nói đi.
Tiểu Song đau khổ Van xin:
- Anh Văn em Van anh, em để dành số tiền đó chờ ngay sanh đẹ
- Sanh đẻ gì? Từ đây đến đó còn cả hai tháng, tới lúc đó tôi sẽ lấy tiền nhuận bút đưa cho.
- Anh Văn, anh đừng nói tới chuyện nhuận bút, cái đó xa vời lắm.
Tiểu Song nói và tiếp theo nàng hét tọ
- Ối đau quá, anh xiết mạnh làm em đau qúạ
Tôi không nhịn được bước tới trước, kéo tay Hữu Văn lắc mạnh:
- Anh có khùng không anh Văn, anh làm cô ấy đau, anh buông ra đi, anh phải nhớ là trong bụng cô ấy còn có đứa con của anh.
Lư Hữu Văn đẩy mạnh tay rồi buông ra. Tiểu Song loạng choạng suýt té, tôi ôm lấy cô ấy, tấm thân yếu đuối còn run rẩy trong lòng tôi. Lư Hữu Văn vẫn còn đứng gần đấy hét.
- Tiểu Song , tôi đã cảnh cáo cô, đừng bao giờ đem chuyện viết lách của tôi ra để châm biếm, tôi thù việc ấỵ
Tiểu Song đứng thẳng dậỵ Nàng có vẻ hối hận:
- Xin lỗi anh, anh đừng giận, em không cố tình muốn thế.
Tôi ngồi đó thở dài, tôi không hiểu Tiểu Song đã sai ở chỗ nào. Ðời sao rắc rối thế. Lư Hữu Văn đã bỏ đi về phíá ghế, ngồi xuống. Còn Tiểu Song ngập ngừng buồn bạ
- Anh Văn, anh có giận em không?
Văn úp mặt vào hai tay:
- Cô đã coi thuòng tôi, tôi biết cuộc đời này tôi chỉ có một mình cô mà cô cũng không thương tôi.
Tiểu Song có vẻ sợ hãi, bước tới ôm đầu Văn vào lòng như hành động của một nguòi mẹ đang an ủi con.
- Anh Văn, không bao giờ có chuyện đó, em không bao giờ dám coi thuòng anh, em biết anh là thiên tài, anh có quyết tâm, nhưng cái gì cũng phải từ từ phải không? Thành Rome cũng không phải một sớm một chiều dựng lên, anh đừng buồn, em lỡ lờị
Và Tiểu Song lại khóc, Lư Hữu Văn nhìn lên và kéo vợ vào lòng mình nói.
- Tội nghiệp vợ tôi, số em khộ Em đã gặp một thằng chồng không ra gì, tại sao em lại chọn anh? và không chọn một nguoì khác để cuộc đời sung suóng hơn?
Thái độ tự trách của Hữu Văn khiến cho Tiểu Song cảm động, nàng ôm chồng nói.
- Ðừng nói vậy anh Văn. Anh lúc nào cũng là một nguoì chồng tốt, em không cảm thấy khộ
Rồi Tiểu Song buông Văn ra, và chạy vào phòng ngủ, chỉ một phùt sau tôi thấy cô ta buoc' ra trên tay với một xấp tiền, không biết bao nhiêụ Nàng nhét tất cả vaò túi áo Hữu Văn, lấy tay vuốt suông những sợi tóc rối trên đầu chàng, nói:
- Thôi có việc gì anh cứ đi đi để không nguòi ta chợ
Lư Hữu Văn lắc đầu:
- Thôi anh không đi đâu Anh ở lại đây với em, anh hứa sẽ sữa đổi.
Nhưng Tiểu Song thúc giục:
- Anh đi nhanh lên đi để về sớm, vì em biết nếu để anh ở nhà suốt đêm anh sẽ trằn trọc.
- Nhưng mạ Em có một mình...
- Thì anh cứ đi đi.
Lư Hữu Văn đứng dậy, do dự nhìn tôi:
- Chị Thi Bình ở lại chơi với Tiểu Song nhẹ
Tôi đứng dậy n'oi nhanh:
- không được. Tiểu Song là vợ của anh, anh phải ở nhà với cô ấỵ
Nhưng Tiểu Song đã nắm lấy tay tôi.
- Chị Thi Bình chị giận em ả
Tôi như bị xì hơi, khoát tay với Hữu Văn.
- Thôi anh đi đi, đi nhanh còn về, tôi ở đây với vợ anh.
Lư Hữu Văn do dự một chút rồi quay đầu lẻn nhanh chỉ còn lại tôi và Tiểu Song nhìn nhau trong phòng. Sau đó Tiểu Song vào phòng tắm rửa mặt, tôi bước theo hỏi:
- Tiểu Song chưa ăn cơm tối phải không? Thôi ăn đi, tôi đợi đâỵ
Tiểu Song lắc đầu:
- Bây giờ cái gì em cũng nuốt không vô cả, đợi một tí đói em sẽ ăn sau.
Tôi thở dài, chúng tôi quay trở về phòng ngủ của Tiểu Song , tôi nhìn cô ấy, nhịn không được tò mò hỏi
- Anh Văn đi khuya như vậy, cô biết là anh ấy đi đâu không?
- Em biết chự
- Ði đâu vậy?
Tiểu Song chỉ cúi đầu không đáp. Tôi hỏi thêm:
- Ði làm gì chứ? Sao Tiểu Song biết mà lại không nói ra.
Tiểu Song vẫn im lặng, có điều trên guong mặt mới rửa sạch kia lại có hai giọt nước mắt rơi xuống, tôi trợn mắt.
- Trời! Có phải anh ấy có vợ bé phải không? Tiểu Song cho tôi biết đi. những anh chàng có mã đẹp trai như Hữu Văn khó tin lắm, họ dễ đào hoa.
Tiểu Song cắt ngang.
- Chị Thi Bình. Chị đừng nghĩ thế, anh Văn không có chuyện đó đâu
- Vậy thì khuya thế này anh ấy còn đi đâu vậỵ
Tiểu Song ngập ngừng một chút rồi nói:
- Anh ấy đi đánh bạc.
Tôi nhảy dựng lên.
- Cái gì? Cô có điên không? Cô biết như vậy mà vẫn để ông ấy đi, có bao nhiêu tiền dành dụm để thua hết, cô đâu phải triệu phụù hay thần tàỉ Cờ bạc là chuyện tán gia bại sản, cô nuông chìu, cô để mặc anh ấy làm gì thì làm, vậy là cô đã hại anh ta.
Tôi nói một hơi, Tiểu Song chỉ yên lặng, một lúc sau nàng lắc đầu nói nhớ.
- Chị thấy đó, em biết làm sao hơn? Em chỉ cần can mấy câu là anh ấy đối xử với em như kẻ thụ Nhưng nghĩ lại nhiều lúc cũng tộị Anh Văn không viết được tác phẩm, anh ấy mặc cảm, anh ấy buồn. Chính vì vậy mà anh ấy mới đi đánh bạc, để trốn lánh chính mình.
Tôi giận dữ:
- Tiểu Song em đừng tin. Bất cứ một tay mê cờ bạc nào cũng viện dẫn trăm lý dọ Không lẽ cô chẳng biết sao còn bào chữa cho hắn? Em đúng lạ
Tiểu Song nhìn tôi với cặp mắt buồn, cặp mắt Văn xin, làm tôi không nói thêm được lời nào. Chúng tôi nhìn nhau thở dài. Một lúc sau, Tiểu Song chợt nói:
- Em muốn nhờ chị một chút, chị Bình!
- Tiểu Song cứ nói.
- Tất cả những gì chị nhìn thấy bữa nay, từ chuyện đánh bạc của anh Hữu Văn đến chuyện chúng em cãi lộn. Xin chị làm ơn đừng cho anh Thi Nghiêu và cả Nội biết nhẹ
Tôi nhìn Tiểu Song . Thật tội nghiệp: Còn biết làm sao hơn?
- Ðược rồi, Tiểu Song cứ yên tâm, tôi sẽ không nói lại cho ai biết đâu
Tiểu Song nhìn tôi với cặp mắt cảm ơn, và nàng bước tới bên đàn, chậm rãi dạo từng phím nhạc .
- Ban nãy chị bảo là chị muốn nghe bài hát đàn bà của em ư?
Và rồi Tiểu Song vừa đàn vừa hát:
Anh ơi hãy lắng nghe, lời nhạc buồn.
Có nguòi con gái nhỏ chưa hiểu thế nào là yêu
Nàng thì thầm với trăng: "Tinh yêu là chi hở ?"
Trăng chỉ biết thì thầm "Tình chỉ là niềm đau"
Bây giờ nàng đã lớn.
Tình đã quá với đời
Bây giờ đây mới biết cuộc tình là cô đơn
Nhìn sao lòng thầm hỏi
Chờ mãi đến bao giờ "Tình yêu là mong đợị Tình yêu là đơn phuong....
Tiểu Song không hát hết bản, vì đột nhiên nàng gục mặt lên đàn nức nở khóc.
Tôi xúc động đến cạnh, nắm lấy tay Tiểu Song kéo vào lòng. Tiểu Song vẫn ràn rụa nước mắt.
- Chị Bình ơỉ Tại sao tình yêu lại có thế thay đổi nhanh chóng như vậy? Nguòi em yêu vẫn là nguòi yêu hay lại biến thành kẻ thụ Tình yêu là niềm vui hay chỉ là sự bi đát của cuộc sống. Là hạnh phúc hay bất hạnh triền miên.
giavui
09-11-2014, 06:32 PM
Suốt một thời gian dài, tôi buồn dùm cho Tiểu Song , tuy đã hứa với nàng là sẽ không để cho anh Thi Nghiêu và Nội biết, nhưng tôi không thế giấu Vũ Nông. Vì Hữu Văn là do Vũ Nông mang đến giới thiệu với Tiểu Song , do đó tôi thấy Vũ Nông phải có phần nào trách nhiệm trong sự việc nàỵ Vũ Nông cũng hiểu như vậy, chàng bứt rứt nói với tôi.
- Dù sao Lư Hữu Văn cũng là một thanh niên nhiệt tình và thông minh, không thuộc loại đàng điếm nguọc đãi vợ con. Bên trong hẳn có uẩn khúc gì đây, để anh tìm hiểu xem.
Và chúng tôi cứ hai ba ngày kéo đến nhà Tiểu Song một lần. Có lẽ Tiểu Song cũng đoán được, nên lúc nào đến, tôi cũng chỉ thấy Tiểu Song cười làm ra vẻ hết sức hạnh phúc. Còn Hữu Văn? Ðến ba lần chỉ một lần gặp ở nhà, lần gặp duy nhất đó lại thấy Hữu Văn ngồi nghiêm chỉnh bên bàn, luôn miệng "bận quá" "ngồi chơi, tôi hơi kẹt"... Và thế là chúng tôi chẳng làm sao hỏi cho ra lẽ được. Ngồi một chút lại về. Nhưng dù sao đến mấy lần như vậy thấy gia đình Tiểu Song lặng sóng cũng yên tâm.
Nhưng rồi cái gì cũng không giấu được lâụ Một buổi tối khi đến chơi Chúng tôi thấy Hữu Văn với nét mặt hầm hầm ngồi nơi bàn. Còn Tiểu Song mặt tái mét ngồi cạnh đấỵ Khung cảnh cho chúng tôi biết sóng gió đã xảy ra, Vũ Nông bước tới cạnh Hữu Văn hỏi:
- Sao thế Nguồn hứng lại bị kẹt, nên viết không ra lẻ
Hữu Văn lớn tiếng.
- Viết cái khỉ gì? Này cậu Nông, cậu biết không, tôi chỉ là một thằng điên chứ không phải là thiên tài!
Vũ Nông nhìn Hữu Văn, rồi nhìn Tiểu Song :
- Thế này là thế nào Hai nguòi lại cãi nhau ư? Cậu Văn, cậu phải biết Tiểu Song là nguòi đàn bà toàn diện thế nào, cậu cần yêu vợ nhiều hơn, dù sao cậu cũng sắp là cha rồi đấỵ
Hữu Văn nhảy dựng lên, chỉ Tiểu Song nói.
- Làm cha quý lắm ư? Lúc biết cô ấy mang thai, tôi đã bảo đi giải quyết đi, nhà nghèo thế này nuôi bản thân không còn chưa đủ, bày đặt có con làm gì, nhưng cô ấy không chịu nghe, đòi đẹ Rồi bây giờ, mở miệng ra một tí là vì con, lo cho con, chuẩn bị cho con.. Tôi đâu có cần con cái gì đâu? Tôi chỉ cần sống để viết. Có Tiểu Song rồi có con. Ðời tôi sẽ ra sao? Làm thân trâu ngựa hay nô lể Cái tên Lư Hữu Văn sẽ biến mất trên thế gian này, chỉ còn tên nô lệ cho Tiểu Song và đứa con gái.
Vũ Nông khờ ra. Ngay chính chàng cũng không hiểu được cái lập luận kỳ cục của Hữu Văn, Vũ Nông nói:
- Chúng ta sống vì nguòi ta yêu quí, thì có gì sai đâu?
Bấy giờ Tiểu Song mới ngẩng lên:
- Vấn đề ở đây là anh ấy đâu có yêu em và con đâu!
Câu nói của Tiểu Song giống như một quả bom vừa được châm ngòi, Hữu Văn nhảy dựng lên, bước tới lăc mạnh vai Tiểu Song :
- Tiểu Song , cô nói gì? Cô nói bằng lương tâm cô chứ?
Tiểu Song với đôi mắt đẫm lệ:
- Anh đừng hành hạ tôi như vậy, nếu thật sự anh yêu tôi thì hãy chứng minh bằng hành động xem.
Lư Hữu Văn buông Tiểu Song ra, trừng trừng nhìn vợ, rồi quay về buông nguòi xuống ghê. Cái nghề đóng kịch của Hữu Văn bắt đầu phô bàỵ Anh ta ôm lấy đầu, tỏ vẻ bứt rứt đau khộ
- Tôi đã làm gì? Tôi đã làm gì? Quỉ ám tôi ư? Sao tôi lại hành động như vậy? Hết rồi, hết thuốc chữa rồi, tôi đã tự giết mình. Còn nói chi chuyện viết lách? Tôi chỉ là một thứ thùng rỗng, một vật phế thải, một thứ rác ruởi vô giá trị, tôi không có tài mà cứ tuỏng mình là thiên tàị Sự hiện diện của tôi trên cõi đời này còn có ý nghĩa gì? Nó chỉ làm đau khổ nguòi tôi yêu, đày đoạ nguòi tôi yêụ Tôi không hơn cả một con chó!
Chưa bao giờ tôi nghe được những lời tự trách nặng nề như vậỵ Tôi chới với, Vũ Nông ngơ ngác, còn Tiểu Song ? Trái hẳn mọi khi, nàng không mềm lòng như trước, mà hôm này lại tỏ ra rất cứng rắn, Tiểu Song lạnh như một tảng băng, nàng ngồi im lặng mặc cho những lời của Hữu Văn vi vu bên taị Tôi nghĩ có lẽ Tiểu Song đã nghe nhiều, nghe chán rồi, những bản nhạc cũ rích lải nhảị Trong lúc đó thì Hữu Văn càng tỏ ra đau khổ bứt rứt hơn, anh ta hai tay ôm đầu kêu gào:
- Tiểu Song , anh biết mạ em hận anh, em thù anh lắm phải không?
Tiểu Song lắc đầu:
- Em không giận anh, mà em chỉ giận chính mình.
Hữu Văn như một con thú bị thương đau đớn, gào thét.
- không, không, em đừng nói thế. Em hãy đánh anh đi, anh đáng hưởng mấy tát tay của em, anh là một thằng hèn, Tiểu Song ! Em đừng giận anh nữa, anh hứa với em từ giờ phụùt này, anh sẽ không về khuya nữa, anh không cờ bạc nữa, anh sẽ gắng viết, sẽ tiếp tục sự nghiệp văn chương của anh. Ở đây có mặt Vũ Nông và chị Thi Bình, hai vị làm chứng giùm tôi. Bắt đầu từ ngày mai Lư Hữu Văn này sẽ thay đổi. Sẽ cố gắng làm, kiếm tiền và viết văn. Sẽ cố để xứng đáng với Tiểu Song , xứng đáng là nguòi đàn ông biết trách nhiệm với bản thân và gia đình...
Tiểu Song chỉ nói nhỏ:
- Nếu thật sự anh đã quyết tâm như vậy, thì cứ hành động đi khỏi hứa gì cã.
Tôi bàng hoàng nhìn Tiểu Song . Phải, làm đi, khỏi phải nói gì hết.
Lư Hữu Văn có vẻ thật ngoan ngoãn dễ chịu:
- Vâng, nếu em không giận nữa, nếu em tha thứ cho anh thì anh hứạ Anh sẽ ít nói đi, anh sẽ làm, sẽ hành động, anh sẽ cho em thấy rõ thành quả thật sự của mình, chứ không phải là thứ hổ lốn không đầu không đuôị
Tiểu Song thở dài, nàng nhìn lên. Họ yên lặng nhìn nhau. Cuộc cãi vã có lẽ chấm dứt. Tôi liếc nhanh về phía anh Vũ Nông, ngầm thông báo với chàng nên rút lũi đúng thời điểm. Sau cơn mưa thuòng trời lại sáng. T`inh yêu sau bão táp càng nồng. Tiểu Song đưa chúng tôi ra cửa, tôi tò mò hỏi:
- Tại sao lại cãi nhau thế
Tiểu Song ngập ngừng một chút nói.
- Vì anh Văn đòi bán chiếc duong cầm.
Tôi giật mình.
- Tại sao vậy?
- Tại sao chị cũng không biết ư? Nhà này còn có gì đáng giá để ông ấy bán lấy tiền đi đánh bạc đâủ Chỉ còn cây đàn thôi. Ông ấy đòi bán. Tôi nói, cây đàn này là của tôi, nhiều lúc không có anh ở nhà, tôi đàn đỡ buồn. Vả lại lúc gần đây việc học nhạc trở thành nguồn thu nhập đáng kệ Nếu nếu bán đàn, em làm sao soạn nhạc được? Chỉ có vậy mà ông ấy nổi sung thiên lên nói " Nào là tôi khi dễ, coi thuòng ông ấy".
Tôi thở dài, trong khi Vũ Nông an ủi Tiểu Song :
- Thôi chuyện quá rồi, đừng buồn nữa, cậu ấy cũng đã hứa là bắt đầu từ ngày mai sẽ làm lại cuộc đời
Tiểu Song thở dài.
- Ngày mai ư? Cái bản nhạc đó nhàm quá rồi. "Cứ ngày mai rồi ngày mai sẽ đổi thay, cư" chờ đi, cứ đợi đi rồi sẽ thay đổi" mong là lần ngày mai này, thật sự Hữu Văn sẽ thay đổi.
Từ nhà Tiểu Song ra, tình cảm của tôi với Vũ Nông cũng rất nặng nệ Chúng tôi là những nguòi đã biết được tình yêu của họ từ khởi đầu đến nay, quen nhau yêu nhau, lấy nhau. tuỏng là một mối tình hạnh phúc, đâu có ngờ Hữu Văn lại bê bối như vậy? Anh Vũ Nông phân tích nói:
- Thật sự ra thì Hữu Văn cũng thông minh tốt lành chứ, nhưng tại tình cảm của cậu ấy quá phức tạp, mâu thuẫn. Hữu Văn nóng thật đấy, nhưng cũng nguội rất nhanh, chính vì sự thay đổi thất thuòng đó mà nguòi sống chung nhiều lúc thấy bối rối, đau khộ Cậu ấy cảm xúc thật sự chứ không phải đóng kịch.
Tôi không biết sự phân tích của Vũ Nông có đúng với con nguoì của Hữu Văn không? Có điều một sự kiện khác xảy đến, làm mọi thứ đều thay đổi.
Ðó là ngày 8 tháng 2 duong lịch, tôi còn nhớ rất rọ Sắp Tết đến nơi, công việc của Ngân hàng rất bận rộn. Năm giờ chiều tôi đang thu xếp công văn chuẩn bị dọn dẹp để ra về thì nhận được điện thoại của mẹ
- Thi Bình, con đến phòng cấp cứu bệnh viện Hùng Ân ngay, Tiểu Song gặp tai nạn! Con cũng điện cho Vũ Nông bảo nó tìm Hữu Văn ngay nhẹ
Tôi kinh hoàng, giao hồ sơ nhờ bạn đồng nghiệp cất dùm, không kịp gọi điện thoại cho Vũ Nông, tôi gọi Taxi đi thẳng tới bệnh viện. Gặp mẹ, nguòi nắm tay tôi hỏi:
- Còn Hữu Văn đâu?
Tôi nói.
- Dạ không biết. Con đi thẳng từ ngân hàng đến đâỵ Tiểu Song làm sao thế Chuyện gì vậy mẻ
Mẹ tôi nói.
- Mẹ cũng không biết. Theo lời bà hàng xóm của Tiểu Song kể lại, thì bà ta nghe tiếng bấm chuông, chạy ra mở cửa thấy Tiểu Song quỵ nơi đó, máu me tùm lũm. Tiểu Song chỉ kịp nhờ bà ấy gọi điện đến nhà ta, cho mây con số máy là ngất xỉụ Bà ta hoảng quá, kêu xe cấu cứu, rồi điện đến báo cho mẹ và Nội con haỵ Hiện nay Tiểu Song vẫn chưa tỉnh, bác si đang truyền máu, chuẩn bị ph ẫu thuật mang đứa bé ra. Còn cái thằng Lư Hữu Văn đâu? không có nó lấy ai ký tên chứ?
Tôi hốt hoảng:
- Mẹ thế. Tiểu Song bị gì thế Cuối tháng mới tới ngày sanh cơ mà? Rồi đuá bé có sao không?
- Mẹ cũng không biết, bác si nói nếu tình trạng mà nguy kic.h quá thì phải hy sinh đứa con để cứu mẹ Con còn chờ gì mà không bảo Vũ Nông điện thoại tới công ty của Hữu Văn báo nó đến đây liền chự
Tim tôi đập rối lên. Tôi chạy ngay đến tra.m điện thoại công cộng quay số gọi cho Vũ Nông hay, rồi tức tốc quay về phòng cấp cứụ Tiểu Song nằm thiêm thiếp duói lớp ra trắng. Mặt trắng bệch, bác si và cô y tá đang vây quanh. Nguoì đo áp huyết, nguoì chuẩn bị vô huyết thanh. Tôi bước tới cạnh gọi:
- Tiểu Song ơi! Tiểu Song !
Tiểu Song mở mắt thì thào:
- Nội đâu rồi Nội ơi! Nội ơi!
Nội bước tới nghẹn ngào:
- Nội đây, đừng sợ con, có Nội cạnh con đâỵ
Tiểu Song lắc đầu, nức nở:
- Nội ơi, chiếc mề đay, Nội ơi
Chợt nhiên tôi nhớ tới chiếc mặt ngọc mà Nội đã cho Tiểu Song , chiếc bùa hộ mệnh của nàng. Tôi nhìn lên ngực Tiểu Song , ở đó chỉ có vết xuớc đỏ, tôi còn đang ngo ngác, thì mấy bác si phẫu thuật đến, họ đẩy tôi qua một bên.
- Tránh hết, mời quí vị ra khỏi đây, đưa bệnh nhân vào phòng mổ ngaỵ Ai là thân nhân ký tên đi chứ?
Nội run run nói:
- Dạ có tôi, tôi kỵ
Thế là Tiểu Song được đẩy vào phòng giải phẫu, trên đuòng Tiểu Song vẫn vật vã:
- Nội ơi, chiếc mề đây, chiếc mề đay của Nội!
Khi cửa phòng ph ẫu thuật đóng kín, chúng tôi chỉ biết ngồi bất lực nhìn nhau. Lư Hữu Văn vẫn mất biệt. Mẹ từ phòng y si truỏng trở về. Chúng tôi ba thế hệ ngồi đây trông ngóng. Giữa không khí căng thẳng, anh Thi Nghiêu đến, mặt anh tái xanh:
- Sao? Thi Bình? Tiểu Song thế nào Có nguy hiểm lắm không?
Tôi bực dọc nói.
- Ðừng có trù! Bác si đã đưa vào phòng giải ph ẫu, nghe nói hy sinh một trong hai mẹ con hoặc con nhưng... nhưng anh đến đây làm gì?
Mẹ sực nhớ ra, nói:
- Chính mẹ kêu anh con đến. Ðâu, tiền đâu? Phải nộp tiền thế chân rồi tiền tiếp huyết nữa..
Anh Thi Nghiêu nói:
- Con gom hết tất cả tới đâỵ Ở nhà còn bảy ngàn, con hỏi bác Lý hàng xóm muợn thêm năm ngàn.
Mẹ đưa phiếu nộp phí cho anh Thi Nghiêụ Giữa lúc đó một y tá đẩy hai bình maú vào phòng phẫu thuật, anh Thi Nghiêu hốt hoảng nhìn theo, tôi phải đẩy anh ấy ngồi xuống:
- Ðừng anh, anh bình tinh một chút, coi chừng nguòi ta tuỏng anh là chồng Tiểu Song còn mệt nữa..
- Cái thằng chết tiệt Hữu Văn đâu rồi Thật tức!
Tôi can:
- Thôi lấy tiền đi nộp phí đi, giờ này không phải giờ chứ?i nguòi ta, có chửi cũng vô ích.
Anh Thi Nghiêu đi nộp phí xong quay lại rồi cùng chúng tôi ngồi chợ Thời gian trôi qua thật chậm... Các bác si, y tá ra vô phòng phẫu thuật vội vã, nhưng chẳng ai thèm nhìn đến mặt chúng tôi. Gặp ai Nội cũng nắm áo hỏi:
- Sao cổ Bệnh nhân thế nào cổ
- Chưa rọ
Rồi bỏ đi, lần lũợt mấy nguòi như vậỵ Sau cùng rồi cũng có một cô bước ra nhìn chúng tôi với nụ cười:
- Sinh một con gái, khỏe, nặng hai ký tám.
Nội hỏi:
- Sống chứ?
Cô ta cười
- Sống tốt.
Anh Thi Nghiêu nghẹn giọng:
- Còn Tiểu Song ? Nguoì lớn đó cổ
- Bác si sắp ra, quý vị cần gì hỏi bác sị
Và cô y tá bỏ đi, anh Thi Nghiêu ngã phịch xuống ghế, ôm lấy đầu.
- Chắc cô ấy sẽ chết tôi biết mà!
Tôi giận quá lấy chân giẫm mạnh lên chân anh Nghiêu:
- Anh bình tinh một chút được không? Tại sao anh cứ rủa Tiểu Song hoài vậy?
Anh Thi Nghiêu ngẩng lên nhìn tôi, mắt anh đỏ hoe, mặt tái ngắt, thần sắc anh giống như nguòi vừa được toà tuyên án tử hình, nắm lấy tay anh, tôi nói:
- Anh yên tâm đi, cô ấy không sao đâu, mới hai muoi tuổi, còn trẻ quá mà làm sao chết được?
Và bác si đã bước ra, chúng tôi đứng bật dậy quây quanh. Bác si gật gù nói:
- Mất máu nhiều qúa, nếu trễ một chút là không cứu kịp. Bây giờ nếu không có biến chứng bất ngờ nào khác thì chắc có lẽ không sao đâu Quí vị qua phòng bệnh đợi đi nhẹ
Chúng tôi qua phòng bệnh. Một lat' sau Tiểu Song được đẩy ra. Khuôn mặt trắng bệch với đôi mắt thâm quầng, cơ thế yếu đuối mong manh nằm ép sát với làn da trắng. Thuốc mê chưa mất hiệu lực, nàng nằm thiêm thiếp, nhìn nàng không ai không chưa xót, xúc động. Tội nghiệp! Tiểu Song nằm thoi thóp, mê sảng, đau đớn.
- Nội ơi! Nội ơi
Nội xúc động nắm tay Tiểu Song .
- Tiểu Song , Nội đây con, Nội đang ở cạnh con đâỵ
Tiểu Song cố gắng mở mắt, nàng đưa tay sờ soạng chung quanh:
- Nội ơi còn... con con đâu?
Tôi vội nói.
- Nó khỏe lắm. Tiểu Song cứ yên tâm nghỉ ngơi, con gái, nặng hai ký tám. Tôi sắp qua xem nó đâỵ Tiểu Song cứ nghỉ ngơi
Tiểu Song nhìn tôi với đôi mắt nghĩ ngợi Rồi hai giọt nước mắt lăn xuống mạ
- chị Thi Bình, em muốn nhìn con em.
Mẹ vội trấn an.
- Ðể bác đi thương lượng bác si xem, nhờ mấy cô y tá mang nó đến đây cho con nhìn nhẻ chịu không? nhưng theo lũật ở đây, sau khi sinh được hai muoi bốn tiếng đồng hồ mới được mang ra khỏi lồng kiếng.
Tiểu Song đưa mắt Văn xinh nhìn mẹ Cô y tá chăm sóc đứng cạnh an ủi:
- Không được đâu, bác si không cho phép mang ra đâu
Rồi cô y tá xúc động nói:
- Thôi để tôi đi hỏi thử xem.
Cô y tá đi rồi. Tiểu Song mới nhắm mắt lại Quả nhiên chỉ một lúc sau, cô ta bồng đuá bé ra. Tiểu Song cố mở to mắt ra nhìn con của mình. Ðứa bé ngủ yên như con mèo nhỏ, hai bàn tay nhỏ nắm chặt lại
- Thôi đủ rồi, cả mẹ lẫn con đều cần phải nghỉ ngơi
Và bồng trẻ sơ sinh về phòng vô trùng. Tiểu Song bây giờ mới tỏ ra yên tâm. Nội vuốt mái tóc rối của Tiểu Song .
- Tiểu Song , con ngủ một chút đi.
Tiểu Song nói yếu ớt.
- Nội ơi chiếc mề đay của Nội cho, hắn đã giựt mất rồi.
Nội không hiểu Tiểu Song nói gì, Nội nhìn tôi và tôi cúi xuống:
- Tiểu Song , ai đã cũớp mất chiếc mề đay
Tôi hỏi nhưng cũng lờ mờ đoán ra. Chiếc mặt ngọc bị mất, rồi lại đẻ non hai muoi ngày, vậy là phải có lý do có liên can giữa hai sự việc.
Tiểu Song nghẹn lời, nước mắt chảỵ
- Hắn đã cướp mất. Hữu Văn đấy! Hắn đã bán mất sợi dây chuyền rồi bây giờ cướp cả chiếc mặt ngọc.
Tôi đưa tay kéo cổ áo Tiểu Song qua bên. Vết xuớc trên cổ nàng, chứng tỏ có sự giằng có. Tôi thở dài quay lại thấy anh Thi Nghiêu tựa nguoì vào cửa, anh có vẻ giận run, tôi bước tới nói:
- Thôi anh về đi, ở đây không có việc gì cho anh nữa đâu
Anh Thi Nghiêu nghiến răng nhìn tôi.
- Không biết cái thằng Hữu Văn ở đâu, anh mà gặp nó là phải bằm ra làm trăm mảnh.
Tôi nhíu màỵ
- Anh làm ơn đừng gây rối nữa được không? Bao nhiêu đó cũng đủ quá rồi.
Và ngay lúc đó Vũ Nông đến:
- Thi Bình, anh đã tìm mà không thấy Hữu Văn ở đâu cả, ở Công ty nói chiều nay Văn xin phép nghỉ một buổị Anh đã đến nhà cậu ấy, có để lại giấy để cậu ta biết mà đến đâỵ Còn bạn đồng nghiệp của Văn thì bảo muốn tìm Văn cứ đến sòng bạc mà tìm.
Tôi ngẩn ra:
- Sòng bạc ư? Ở Ðài Loan làm gì có sòng bạc ?
Vũ Nông nói.
- Thì sòng bạc lậu đấỵ Tôi biết một nơi, để tôi đến đó xem, nhưng mấy đồng nghiệp của Văn nói, chưa hẳn tìm được vì sòng bạc đó thay đổi địa chỉ luôn. Anh sợ em chờ nên đến đây xem sao. Thế nào Tiểu Song đã thoát nguy hiểm chưa
Tôi nói và nghẹn lại
- Sinh được một cháu gái nặng hai ký tám. Anh Nông, anh biết không. Hữu Văn là thằng đàn ông tàn nhẫn nhất, không có nhân tính nhất trên thế gian nàỵ
Vũ Nông nhìn tôi, rồi quay lưng đi.
- Anh phải tìm cho ra hắn.
Anh Thi Nghiêu nói.
- Tôi cùng đi với cậụ
Tôi nắm anh Nghiêu níu lại
- Anh Nghiêu, anh đừng đi, anh mà đi gây thêm hoa. còn khổ hơn.
Và tôi đưa mắt với Vũ Nông, để Vũ Nông vội vã bỏ đi. Anh Thi Nghiêu bất lực, nắm hai tay lại, mắt trừng trừng nhìn lên trần nhà. Tôi thấy xúc động. Sao vậy? Sao cuộc đời lắm éo le thế này? nguoì yêu ta lại không duyên không nở nguoì được ta yêu lại không biết tiếc rẻ cuộc tình. Tại sao? TẠI SAO ......
giavui
09-11-2014, 06:33 PM
Tối hôm ấy tôi ngồi suốt đêm bên giường của Tiểu Song , đúng ra thì phải mời y tá đặc biệt để chăm sóc, nhưng vì nhà cũng không dư giả, điểm thứ hai sợ sau này có khi cần phải chi, tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng ấy, để Tiểu Song nằm một mình lại không yên tâm, Nội thì tuổi cao, mẹ cần phải có mặt ở nhà để chăm sóc cho chạ Anh Thi Nghiêu ở lại, lại không thích hợp, thế là tôi gánh hết và tôi vui vẻ chấp nhận sự gánh vác đó.
Anh Vũ Nông đi tìm Lư Hữu Văn mãi khuya vẫn không thấy về, khoảng chín giờ tối Tiểu Song bắt đầu rên rỉ, tôi phải nhờ bác si chích cho một mũi thuốc giảm đau nàng mới ngủ được. Mấy cô y tá thì cứ cách hai giờ đo huyết áp một lần, huyết áp của Tiểu Song đã hạ, nhưng nàng vẫn phải cần vô nước biển.
Cứ thế tôi ngồi cạnh giường của Tiểu Song , ngắm thân hình tiều tụy của nàng, l`ong đầy trăm mối cảm xúc, diễn biến của quá khứ như một khúc phim quay nhanh trong đầu, từ lần đầu tiên Tiểu Song đến nhà, đến lúc gặp Hữu Văn, cuộc kết hôn sơ sài, tuần trăng mật trong ngôi nhà nhỏ, rồi định mệnh đưa Tiểu Song đến đây, một cuộc đời quá nhiều đau khộ
Ðến nữa đêm Tiểu Song lại tỉnh giấc, ói, rên rỉ tôi phải xoa dầu cho nàng. Tiểu Song nhìn tôi với cặp mắt buồn.
- Chị Thi Bình ơi!
Tôi nắm tay nàng nói.
- Tiểu Song đau lắm phải không? Có cần gọi bác si không?
- Thôi khỏi chị ạ
Tiểu Song nói và đưa mắt nhìn quanh như định tìm ai, tôi nói.
- Nội và mẹ về trước rồi, mai mới trở lại với Tiểu Song .
Tiểu Song gật đầu, không nói gì hết. Tôi cảm thấy hình như chẳng phải nàng muốn tìm Nội và mẹ, nên nói thêm.
- Anh Vũ Nông đã đi tìm Hữu Văn, không biết sao tới giờ này chưa thấy họ đến, nhưng đừng lo, anh Nông có để mảnh giấy báo tin cho anh Văn ở nhà của Tiểu song rồi.
Tiểu Song mở mắt to nhìn tôi, ánh mắt thất thần không cảm xúc, một lúc khép lại rồi ngủ tiếp.
Mãi đến lúc gần hai giờ sáng, tôi mới nghe tiếng gõ cửa, lúc đầu tuỏng là y tá đến thăm bệnh, nhưng sau khi tôi bảo vào đi, thì cửa mở và Vũ Nông cùng Hữu Văn xuất hiện, Vũ Nông vừa vào đến phòng đã kéo tôi qua một bên hỏi:
- Saỏ Thế nào rồi
- Chưa chết.
Tôi nói gọn mà lòng ấm ức vô cùng. Quay lại nhìn Lư Hữu Văn tôi thấy anh chàng đầu tóc rối bù, guơng mặt tiều tụy, râu ria lởm chởm một Lư Hữu Văn khác xa, con nguoì hào hoa ngày nào, tôi chưa kịp ngăn thì Lư Hữu Văn đã nhào đến bên giường Tiểu Song nắm lấy cánh tay khẳng khiu của nàng gọi:
- Tiểu Song .
Tiểu Song giật mình mở mắt, nàng chau mày nhìn nguòi trước mặt, thấy Lư Hữu Văn, Song lại khép mắt nằm yên.
- Tiểu Song ! Anh xin lỗi em, anh bậy quá, tội anh đáng chết, đáng xuống địa ngục, em thế nào rồi hở em?, em hãy tha cho anh. Có muốn đánh chửi hay làm gì cũng được, vì anh là con thú chứ không phải là con nguòị
Tiểu Song chau mày, nàng cố rút tay mình ra khỏi tay Hữu Văn và gọi tôi:
- Chị Thi Bình ơi!
Tôi bước nhanh tới, Tiểu Song nói như cố lấy hết hơi:
- Em mệt lắm, em muốn ngủ một chút, chị bảo ông ấy đi noi khác giùm em được không?
Tôi kéo tay Hữu Văn:
- Anh làm cái chuyện tốt lành lắm rồi anh Văn à, bây giờ anh còn đến đây quấy rầy gì nữa.. Tiểu Song mới được giải ph ẫu, cô ấy vưọt khỏi tay tử thần, còn mệt lắm, hãy để cô ấy nghị Có chuyện gì anh hãy đợi vài hôm, khi cô ấy tỉnh hãy nói sau.
Lư Hữu Văn đưa mắt đau khổ nhìn tôi rồi lại nhìn Tiểu Song , duòng như anh ấy có điều gì muốn nói, nhưng Tiểu Song nằm mắt nhắm nghiền không muốn nghẹ Lư Hữu Văn thở dài. Tôi kéo chéo áo của Văn nói:
- Anh không thấy Tiểu Song còn đang vô nước biển sao? Anh ngồi đây có thế trở ngại, qua bên kia ngồi đi bằng không thì qua phòng trẻ sơ sinh để xem mặt con gái anh kìạ
Câu nói của tôi như đánh thức Hữu Văn, anh nhìn lên hỏi:
- Thế con bé ấy có khoẻ không?
Tôi nói.
- Khá lắm! nó được cứu sống trong gang tấc, những đứa bé như vậy mang lớn lắm anh à!
Lư Hữu Văn guọng gạo nhìn tôi, rồi đứng dậy đi vào phòng trẻ sơ sinh. Tôi liếc nhanh về phía Vũ Nông. Vũ Nông chỉ lắc đầu nói:
- Thôi đừng trách ông ấy nữa, suốt khoảng đuòng về đây cậu ta tỏ vẻ rất hối hận, nhiều lần định đâm đâù vào xe tự sát.
Tôi trề môi:
- Tôi nghe ông ấy hối hận cả trăm lần rồi, vì vậy tôi cũng không tin chuyện anh ta định nhảy vào xe tự sát. Mà anh tìm gặp Hữu Văn ở đâu vậy? Trong sòng bạc ả
Vũ Nông nhìn tôi:
- Thật không thế nào tin được những gì trông thấỵ Thi Bình biết không, anh đã tìm thấy Hữu Văn giữa đám bụi đời, một nơi dơ bẩn ngập đủ thứ mùi, nếu em đến đấy chắc em phải bỏ chạy ngay, một nơi hạ cấp bẩn thỉu với những lời thô tục nhất thế giớị Thế mà Hữu Văn đến đấỵ
Tôi ngỡ ngàng nhìn Vũ Nông:
- Không lẽ Hữu Văn lại sa đoạ đến vậy ư? Vậy mà em cứ ngỡ chuyện cờ bạc của anh ấy chỉ quanh quẩn với đám bạn đồng sự của anh ta.
- Hữu Văn nói với anh, là lúc đâù cậu ta chỉ muốn tìm cảm hứng để viết một quyển sách có tựa đề là Ngày tàn của một tên cờ bạc, lần đâù tiên nguòi ta rủ hắn chơi, và hắn như bị một ma lực thúc đẩy, lần nào nhảy vào sòng đều bị cháy túi, tánh của Hữu Văn lại uong nghạnh, không bao giờ chịu thua nên càng lúc càng lún chân.
Vũ Nông định nói thêm thì Hữu Văn đã quay trở lại, hắn nhìn Tiểu Song đang thiêm thiếp trên giường rồi nói với tôi:
- Tôi đã nhìn thấy con tôi quá khung cửa kính, nó có chút xíụ
Tôi nổi sùng:
- Vậy chứ anh mong nó bao to? Một đứa bé sanh thiếu tháng được hai ký tám, còn đòi hỏi gì nữa
Lư Hữu Văn yên lặng ngồi xuống ghế, hai tay ôm lấy bằng dầu như vẻ sắp chết đến nơi, tôi không nén được cơn giận, hỏi:
- Anh Văn còn sợi dây chuyền và chiếc mặt ngọc của Tiểu Song đâu rồi
Lư Hữu Văn ngẩng đầu lên, nhìn tôi yên lặng.
- Anh đã đem đi cầm hay đi bán mất rồi
- Thua hết rồi.
- Thua ai?
Vũ Nông cắt ngang:
- Thi Bình bây giờ em hỏi mấy điều đó có ích lợi gì? Dù gì thì Hữu Văn cũng đã thua và chiếc mặt ngọc kia đương nhiên là đã nằm trong tiệm Kim Hoàn.
Tôi nhìn Văn mà thấy giận vô cùng:
- Sao lại có chuyện này xảy rả Anh đã đánh lộn với Tiểu Song và lúc Tiểu Song bị nguy ngập anh lại không có ở nhà.
Hữu Văn khẽ nói:
- Chúng tôi không có đánh lộn, tôi chỉ bảo Tiểu Song đưa chiếc mặt ngọc cho tôi, cô ấy không chịu, mà tôi thì đang cần nó để gỡ vốn, không có thời giờ để đôi co, nên tôi chỉ còn biết giật đáị
Tôi đưa mắt nghiêm khắc của một vị quan toà đang thẩm vấn phạm nhân:
- Anh đã giật chiếc mặt ngọc trên cổ của Tiểu Song và làm xước một lằn dài trên cổ cô ấy phải không? Anh lại đó xem vết thương còn trên nguòi cô ấy kìạ
Lư Hữu Văn úp mặt vào đôi tay, đau khổ:
- Tôi là con thú chứ không phải con nguòi!
Tôi trừng mắt:
- Rồi sau đỏ
- Tôi giật được chiếc mặt ngọc rồi bỏ chạy, Tiểu Song đuổi theo và cô ấy bị vấp ngã, tôi cũng không để ý, tuỏng là một cuộc vấp ngã bình thuòng, nên bỏ chạy luôn, đâu có ngờ chuyện lại như thế nàỵ
Nghe Văn nói, tôi tức muốn ngất xỉụ Văn đã thấy Tiểu song vấp ngã mà vẫn bỏ mặc đi đánh bạc, thật là không còn tình nguòi, nếu không được nguoì hàng xóm phụï giúp, biết đâu Tiểu song đã chết, không biết rồi toà án có coi đây làmột vụ giết nguoì không? Tôi trừng mắt nhìn Hữu Văn, tôi hiểu đương nhiên là Hữu Văn đã giấu bớt đi một chi tiết. Trong lúc giành giật chiếc mặt ngọc, đương nhiên là Tiểu Song đã bị động thai, cộng thêm cái té nặng mới đưa đến tình trạng nặng như vầỵ Tôi muốn lớn tiếng nặng lời Hữu Văn một mách, nhưng Vũ Nông đã nhìn tôi lắc đầu, thế là tôi như chiếc bong bóng xì hơi, tôi bỏ măc. Văn ở đó và đến ngồi cạnh Tiểu Song .
Ðến khi trời sáng, Tiểu Song thức dậy, mở mắt ra nhìn thấy tôi. Tiểu Song hỏi:
- Chị Bình, chị đã thức suốt đêm phải không?
Tôi cười nói:
- Cũng chả sao đâu Tiểu Song ạ!Cô có nhớ trước kia m`inh vẫn thuòng tán gẫu đến sáng trắng.
Lư Hữu Văn bước đến ngồi bên mép giường, nắm tay Tiểu Song nói:
- Tiểu Song hãy tha thứ cho anh.
Tiểu Song quay mặt và trong hỏi tôi:
- Chị Bình ơi, cháu nó ngoan chứ?
Hữu Văn cướp lời:
- Ngoan lắm, anh mới vừa qua đấy, họ không cho anh vào, nhìn qua kính anh thấỵ Tiểu Song , hãy tin anh, anh sẽ thay đổi, anh sẽ thay đổi từ đầu.
Tiểu Song nhìn tôi, bình thản:
- Chị Bình ơi, chị làm ơn hỏi bác si giùm em, em muốn được yên tinh...
Nàng thấy Vũ Nông đứng gần, quay sang nhờ Nông:
- Anh Vũ Nông, anh làm ơn bảo anh này ra ngoài giùm em.
Lư Hữu Văn nghe thế, ngồi xụp xuống, đầu tựa lên thành giường:
- Tiểu Song anh van em, em hãy ban cho anh cơ hội cuối cùng, anh biết lỗi mình rồi, lần này là lần cuối, anh thề là anh sẽ không bao giờ cờ bạc nữa.. Mấy lần trước em đều tha thứ cho anh, thì lần naỳ em hãy ban cho anh một ân huệ cuối cùng. Anh sẽ chấn chỉnh làm nguoì chồng tốt, anh sẽ viết văn trở lại, anh thật sự làm chứ không nói nữa.. Ðời anh chỉ có mình em và bây giờ có con nữa, chỉ có hai nguoì là thân nhân của anh. Anh thề là anh sẽ sống vì hai mẹ con em, cố tạo cho mình một sự nghiệp..
Lời của Hữu Văn chưa dứt thì Tiểu Song đã với tay lên đầu giường bấm chuông gọi y ta. Lập tức có nguoì của bệnh viện bước vào. Hữu Văn thấy ngượng vội đứng dậỵ Cô y tá hỏi:
- Cô gọi việc gì thế
Tiểu Song nhìn Hữu Văn với guong mặt lạnh. Guong mặt của cái ngày đầu tiên Tiểu Song đến nhà tôi trong bộ áo đen. Chợt nhiên tôi hiểu khi nguoì ta đến tột cùng đau khổ thì cảm xúc cũng trở thành trơ cứng lạnh băng.
- Cô làm ơn mời ông này ra ngoài.
Cô y tá thoáng ngạc nhiên nhìn Song , rồi nhìn Hữu Văn. Vũ Nông thấy tình hình căng thẳng nên bước đến nắm tay Hữu Văn:
- Thôi được rồi, cậu Văn qua đây ngồi yên, đừng nói gì hết để Tiểu Song nghỉ ngơi, cô ấy còn mệt.
Hữu Văn ngoan ngoãn theo Nông trở lại ghế ngồi, tay chống ngồi yên. Vũ Nông nháy mắt với cô y ta. Cô như chợt hiểu, mỉm cười: Chuyện vợ chồng! Rồi bước tới cạnh chai dịch truyền, sóat lại dây dẫn, sờ mạch ở cổ tay Tiểu Song và nói:
- Cô này hồi sức nhanh lắm đấỵ
Và bỏ ra ngoài. Còn lại chúng tôi ngồi yên. Một đêm không ngủ cả hai chúng tôi đêù mệt mỏị Nhưng không ai dám bỏ đi. Vì tôi biết cá tính của Tiểu Song rất cứng cỏị Sợ khi chúng tôi đi rồi, họ lại cãi nhau, và đó là một sự cấm kỵ lớn, vì Tiểu Song còn yếu, còn nguy kịch.
Anh Vũ Nông kéo chiếc ghế xếp ra bảo tôi nằm, tôi ngoan ngoãn nghe lờị Vừa đặt lưng xuống là ngủ ngaỵ Khi chợt tỉnh thì trời đã sáng. Trên ngực tôi có cả chăn, tôi mở mắt ra gặp ngay nụ cười của Nộị
- Thi Bình, mẹ con đã gọi dây nói cho Ngân hàng xin cho con một ngày phép. Con khỏi lo gì cả, bây giờ về nhà ngủ đi, ở đây đã có Nội, Vũ Nông cũng đã về ban nãy rồi.
Tôi vừa dậy, sự lũòi biếng cũng muốn về ngay nên quay sang Tiểu Song . Tôi thấy nàng đã thức, nằm yên trên giường bệnh, mắt mở to như đang suy nghĩ cái gì đó. Nội bước tới lấy lũọc chải tóc cho Tiểu Song nói:
- Con rửa mặt, rồi chải tóc là tuoi ngaỵ Nội đã hỏi bác si rồi, ông ta nói bao giờ cắt chỉ xong là con có thế về, ráng mà ăn cơm bệnh viện thêm một tuần nữa thôi con, là có quyền bế con về với Nộị
Nội có nụ cười rất hiền, Tiểu Song gọi:
- Nội ơi!
- Gì con?
- Vào bệnh viện lần naỳ, con đã làm Nội tốn hết bao nhiêu tiền rồi
Nội trách yêụ
- Ối cái con nhỏ này Có bao nhiêu đâu mà cũng thắc mắc. Nếu con thương Nội thì cố tịnh duõng cho mau lành, con hết bệnh là Nội thấy vui rồi.
Tiểu Song có vẻ xúc động:
- Nội ơi Khi ra viện rồi con sẽ muốn một ngôi nhà riêng để ợ
Nội nói.
- Ðừng có nói tầm phào nữa.. Ra viện xong con hãy còn trong tháng dù không tiện ở nhà Nội, thì con cứ ở nhà con. Nội sẽ dọn sang đấy chăm sóc cho con, cho em bé được đầy tháng Nội sẽ về.
Nội là nguoì rất hiểu biết. Tôi hiểu đúng ra Nội định đưa Tiểu Song về nhà tôi, nhưng vì tình trạng cơm không lành canh không ngọt giữa Tiểu Song với Hữu Văn, vì ở nhà tôi còn có ông anh đau khộ Nếu đưa Tiểu Song về biết đâu lại gây thêm bao nhiêu rắc rối khác.
Tiểu Song cũong quyết.
- không đâu Con sẽ không bao giờ trở về ngôi nhà đó nữa..
Và giọng nàng như tắc nghẹn.
- Bây giờ coi như con chẳng có nhà.
- Ðừng nói bậỵ Nội nói con là đuá chaú thứ ba của Nội, sao con nói vậy? Con chẳng coi Nội là Nội của con nữa ư?
Tiểu Song rơi nước mắt:
- Sao Nội lại nói thế Con đâu bao giờ dám hỗn láo vô ơn như vậy? Con... Con xấu hổ quá, Nội thương con, Nội quý con.. mới cho con chiếc mặt ngọc vậy mà con cũng để mất.. Con không dám nhìn mặt Nộị
Nội nói, mà mắt cũng đã đỏ hoẹ
- Trời ơi, sao con ngu vậỵ Cái mặt ngọc kia chỉ là đá, có đáng bao nhiêu tiền đâu Lúc Nội cho con, chủ đích không phải là vì nó quý báu mà nói cho con như cho chiếc bùa hộ mệnh trừ tà thôi. Nếu nó chẳng ngăn được vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, thì rõ ràng là nó không có tác dụng tốt, bỏ mất cũng không sao mà buồn làm gì?
Tiểu Song oà khóc.
- Tại Nội không biết. Ðối với con chiếc mặt ngọc kia là tuọng trưng cho con biết, con có một mái ấm gia đình, con được Nội, hai bác và các anh chị đùm bọc yêu quí, chứ không phải là một đứa mồ côi Với con nó không phải là một hạt ngọc, một hòn đá vô tri vô giác, mà là một bảo vật quí giạ
Nội lấy khăn thấm nước mắt cho Tiểu Song .
- Thôi đừng khóc nữa.. Con đừng khóc, vì mơi sinh trong tháng mà khóc nữa sau mắt sẽ kém đấỵ Chiếc mặt ngọc cũng không có gì đáng giạ Con đừng để Nội khóc theọ
Lư Hữu Văn vẫn còn ngồi yên ở một góc phòng, Nội ngoắc lại
- Văn, còn chờ gì nữa mà không đến đâỷ
Lư Hữu Văn bước tới, Nội nói:
- Sao không xin lỗi vợ mày đi, suýt nữa mày đã giết cả con của màỵ
Tiểu Song quay mặt đi nói:
- Con không muốn nhìn mặt anh ấy nữa, con muốn vinh viễn không thấy anh ấỵ Nội cho con được ly dị
Chúng tôi ngỡ ngàng. Lần đầu tiên tôi mới nghe Tiểu Song cương quyết nói đến hai chữ đó. Lư Hữu Văn cũng có vẻ gặp bất ngờ, anh chàng cuống quít.
- Tiểu Song , anh đã biết lỗi của anh, em muốn xử thế nào cũng được, nhưng mong em đừng nói đến hai chữ ấỵ Anh không muốn ly dị, em hãy nghĩ đến con chúng ta, đừng để nó vừa chào đời đã phải đứng trước cảnh gia đình tan vỡ ... Em Tiểu Song , anh van... em.
Phải thú thật là lời nói của Hữu Văn rất xúc động, nhìn cách anh ấy diễn đát sự đau khổ, bứt rứt, hối hận, tôi không cầm được nước mắt, nói chi Tiểu Song ? Và Tiểu Song cũng khóc oà lên. Nội vừa lau nước mắt cho Tiểu Song vừa nói:
- Chuyện ly dị là chuyện quán trọng, đâu phải giận là cứ nói đâu con. Hôn nhân gắn liền với cuộc đời khi con đã yêu đã lựa chọn thì coi như định mệnh đã an bài, cuộc sống chung có thế nào đi nữa, cũng phải gắng mà chịu đựng nhau. Tiểu Song , dù thế nào đi nữa, Hữu Văn cũng nó cũng đã biết lồi rồi. Con cũng nên nghĩ đến Nội, đến con của con mà tha thứ cho nó một phen nữa đi con.
Tiểu Song chỉ vật vã khóc, khóc cho đã nư. Nàng khóc đến độ vết thương ở bụng nhói đau, phải hét lên. Hữu Văn vội vã bước tới ôm lấy vợ
- Tiểu Song , em hãy nghe lời Nội, tha thứ cho anh một lần cuối cùng, anh hứa sẽ không để em buồn, em đau khổ vì anh nữa.. Anh thề, anh sẽ cố gắng yêu em gấp bội, anh sẽ chăm sóc em, nếu không làm được như vậy, kiếp sau anh sẽ chẳng làm nguòị
Tiểu Song vẫn khóc, nhưng bây giờ nàng đã chịu nhìn Văn. Cái nhìn đầu tiên từ lúc vào bệnh viện.
- Em không tin anh đâu anh Văn. Anh hoàn toàn không đáng tin cậỵ
- Anh xin thế.
- Anh đã thề quá hàng trăm lần rồi.
Lư Hữu Văn đau khổ nhìn Tiểu Song nói.
- Nhưng đây là lần cuối cùng.
Một đêm không ngủ và dày dò, đã khiến Hữu Văn trông thật tiều tụy, râu cằm lởm chởm. Tiểu Song đưa tay sờ vào đấy nói.
- Anh Văn, anh phải đi cạo râụ
Hữu Văn cúi xuống, vùi đầu vaò tấm chăn đắp trên nguoì Tiểu Song , nước mắt ràn rụạ
Nội đứng lên phũi phũi tay nói:
- Ồ! quên. Tới giờ Nội chưa ăn sáng. Thi Bình con đói chuả
- Dạ con cũng đói rồi.
- Vậy thì ta ra ngoài kiếm cái gì ăn đi.
Nội vội kéo tay tôi, ra tới cửa nguoì còn quay lại nói.
- Hữu Văn, Nội cho con biết, lần sau mà con còn nguọc đãi với Tiểu Song nữa, thì Nội sẽ đập gãy cổ con, Nội không tha đâu
Rồi Nội mới chịu đi.
Nhìn mái tóc bạc, chiếc lưng còng của Nội, tôi thấy Nội tôi dễ thương vô cùng.
Ra đến cổng bệnh viện, tôi thấy anh Thi Nghiêu đang đi vào. Thấy tôi và Nội, anh đứng lại Guong mặt anh còn thiểu não hơn cả Hữu Văn. Có lẽ suốt đêm đã không ngũ Anh hỏi:
- Sao? Tiểu Song thế nào thằng chồng của cô ấy đến rồi phải không? hay lắm, anh đang tìm hắn đâỵ Tìm hắn để thanh toán chuyện hắn nguọc đãi vợ
Nội nắm tay Nghiêu lại:
- Này mi có điên không? Ba muoi tuổi đầu rồi mà cái gì cũng không biết. Ðừng vào nơi ấy, nếu con thông minh. Con vào chỉ làm khổ Tiểu Song thêm thôi. Con đi với Nội này, hôm qua tới nay, con đã không ăn, không uống, không ngủ, có gì lại khổ Nội, cùng Nội ăn sáng nhẻ
Anh Thi Nghiêu trừng trừng mắt:
- Nôị Nội không đứng về phíá con ư?
Nội nói.
- đứng về phía con? Ðể phá hoại hạnh phúc gia đình của nguoì khác? Ðể đoạt vợ nguoỉ Con có cho cổ lỗ hủ lậu gì cũng được, nhưng Nội không thế đứng về phía con trong chuyện này được.
Thi Nghiêu trợn mắt:
- Nội biết đấy, con khờ khạo, điên rồ ngay từ nhớ. Con ngang buóng. Cả chính con cũng biết, nhưng con biết làm sao hơn? Ngay từ khi Tiểu Song đi lấy chồng, con đã tự nhủ lòng nếu Tiểu Song tìm được hạnh phúc, thì con xin cúi đầu trước định mệnh, nhưng nếu Tiểu Song đau khổ thì con sẽ không bao giờ làm kẻ bàng quang.
Tôi trợn mắt.
- Rồi bây giờ anh định làm gì?
- Em biết còn phải hỏi, Thi Bình. Anh sẽ không để yên thằng Hữu Văn đâu
Nội nói.
- Ðừng có điên. Họ đang làm lành với nhau ở trỏng, con vào chỉ để phá đám.
Anh Thi Nghiêu lạnh lùng.
- Thật ư? Rồi con sẽ chờ, chờ xem.
Anh Thi Nghiêu nói, và đứng tựa nguoì vào cột đèn, nhìn lên khung cửa kiếng của bệnh viện.
Gió mùa đông đã đến, thổi luồn qua áo khoác của anh, phần phật. Tôi cảm thấy lạnh, nhưng anh vẫn đứng yên.
Tôi và Nội nhìn nhau.
giavui
09-11-2014, 06:33 PM
Ngày Tiểu Song xuất viện, để giữ lời, Nội đã dọn theo Tiểu Song để chăm sóc, vừa phụï coi trước coi sau. Nội làm đủ thứ thức ăn, nào gà nấu ruợu, gan heo chứng, hạt sen nấu táo đỏ để cho Tiểu Song bổ duõng. Nội nói riêng với chúng tôi.
- Tội nghiệp nó, không cha, không mẹ, không ai chăm sóc, sống quá khổ, vậy mà lại có thằng chồng...
Nói tới đó, Nội lại thở dài. Nội không nói tiếp nhưng chúng tôi cũng hiểu Một tháng Nội ở nhà Tiểu Song , theo lời Nội kể thì Hữu Văn cũng tỏ ra khá ngoan, mỗi ngày đi làm về đúng giờ, ngủ thì ngủ ở phòng khách, chỉ có thỉnh thoảng là thở dài. Nội hỏi tại sao thì Hữu Văn nói đại hoại như: Con tạo trớ trêu, Sống bất cập thời, Ðịnh mệnh éo le, hoặc: Nguoì hiền không gặp may Nội còn nói:
- Sao thằng Nghiêu nhà mình nó cũng học đại học mà nói chuyện văn chương gì tao cũng hiểu, còn Hữu Văn mở miệng ra là nói toàn từ cao siêu làm sao, có khi nghe mà nghĩ hoài chẳng biết nói nói gì?
Tôi nghĩ sự hiện diện của Nội trong nhà Văn đã ít nhiều ảnh hưởng đến nếp sống tự do của Văn. Cái sống lại sau cái chết của Tiểu Song cũng phần nào tác động đến tâm hồn chàng, cảm xúc hỗn đôn kia làm cho tình cảm Văn bị giằng co, bị căng thẳng. Con gái của Tiểu Song được đặt tên là San San. Vừa đầy th'ang tuổi đã tròn, dễ thương vô cùng. Nó có cái đôi mắt to đen của Tiểu Song và cái miệng hay cười, mỗi lần tôi ghé quá thăm đều nghe Tiểu Song nói:
- Chị Thi Bình, bây giờ em đã có con, em đã làm mẹ, em không còn là nguoì chỉ có một thân trên cõi đời naỳ, mỗi lần nhìn con thấy nó cười là bao nhiêu phiền muộn tan biến hết. Em sẽ cố gắng làm nhiều tiền, cố gắng lo cbo con em no đủ, ấm áp, sống vui, hồn nhiên, và truỏng thành nên nguòị
Tôi chưa làm mẹ, nên cũng chưa ý thức hết sự yêu con của Tiểu Song . Tôi chia vui với nàng, nhưng từ tiềm thức, tôi vẫn cảm nhận một sự lo lắng. Có một cái gì không ổn trong câu nói của Tiểu Song . Sao không hề nghe nàng nhắc đến Hữu Văn? Tiểu Song đã bắt đầu đi lại bình thường, không những thế nàng bắt đầu sáng tác trở lại, và các tác ph ẩm có được Tiểu Song đều đưa cho Nội để chuyển lại cho anh Thi Nghiêụ
Di nhiên, không phải bất cứ tác phẩm nào của Tiểu Song cũng đều có nguoì mua, cũng đều được hát, nhưng nhờ sự nâng đỡ của anh Thi Nghiêu, nên từ từ nguoì ta đã biết đến tên tuổi của nàng. Tiểu Song cũng rất nhẫn nại, chỉ cần nghe công ty dĩa hát chê một đoạn nào, là nàng sưả ngay, nhơ thế mà ngoài bản Bên Dòng Nuớc, những tác phẩm khác như Cơn Mơ, Con đuòng nhỏ, Những điều mơ ước, Ở tận trời cao, Tiếng chim v..v... đều được phổ biến, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình cũng khá ổn định.
Trong khoảng thời gian này, giữa tôi và Vũ Nông có một xung đột nhớ. Vũ Nông muốn chúng tôi phải làm lễ cưới trong tháng mười, còn tôi lại định để xa hơn. Vũ Nông nói:
- Em không thấy Tiểu Song như vậy, mà đã có con, chúng mình không lấy nhau thì đợi mãi đến bao giờ?
Chuyện tôi không định lấy chồng ngay chủ yếu cũng vì không khí gia đình tôi. Sau ngày chị Thi Tịnh lấy chồng, họ ra riêng và gia đình tôi đột nhiên lạnh hẳn. Lúc trước tối na`o phòng khách cũng đầy nguoì nói cười ồn ào, còn bây giờ khi màn đêm buông xuống, phòng khách chỉ còn lại có ba mẹ và Nội, họ thuòng ngồi nhìn nhau. Nuôi con lớn lên để rồi thế này ư? Một cảm giác buồn buồn, tôi có muốn ở lại gia đình thì thời gan cũng chẳng còn dài bao lâu, vì năm nay tôi đã hai muoi ba tuổi
Cái nhân vật trở thành vấn đề lớn nhất trong gia đình tôi hiện nay là anh Thi Nghiêụ Sau ngày Tiểu Song ngã bệnh, anh Nghiêu đã trở nên ít nói, mỗi ngày đi làm về anh lủi thủi về phòng riêng của mình, không nói, không cười, chúng tôi thấy anh chẳng nghe anh có bạn gái, cũng không thấy đề cập đến chuyện hôn nhân. Cuộc sống của anh Nghiêu dính liền hẳn với Công ty truyền hình. Anh làm hết mọi việc hình như để quên lãng, anh cũng giúp Tiểu Song soạn nhạc .
Nội và ba mẹ tôi biết anh Thi Nghiêu vẫn còn yêu Tiểu Song , tuy không nói ra nhưng nguoì cũng buồn.
- Không lẽ nó ở vậy suốt đời sao?
- Nguoì ta đã có chồng có con, có muốn thế nào cũng không được. Tại sao nó không quên đi và tìm đến tình yêu với một nguoì khác?
Chỉ có Nội là hiểu anh Thi Nghiêu, Nội nói:
- Thôi kệ nọ Nghiêu nó đã khổ nhiều rồi, nói vô chỉ khiến nó khổ thêm, thời gian sẽ là liều thuốc quên lãng. Có nôn nóng cũng chẳng giúp ích gì được cho nó đâu
Nhưng thời gian như tỏ ra vô giạ Tối hôm ấy anh Thi Nghiêu cùng Tiểu Song hẹn gặp mặt Giám đốc một công ty dĩahát tại vu truòng để thảo luận việc ký hợp đồng. -Dây là một hợp đồng rất quan trọng vì có tính cách dài hạn, nên phải có sự hiện diện của Tiểu Song . Di nhiên là có tôi với Vũ Nông đi kèm và Nội có bổn ph ận giữ cháu San San.
Tôi không sao quên được, cái hình ảnh của Tiểu Song hôm ấỵ Cô mặc chiếc robe đen đơn giản nhưng cũng thật bắt mắt, tóc búi cao để lộ cổ trần hơn, tạo ra một dáng dấp cao quý, một thứ PH airladỵ
Không khí của hộp đêm khá trang nhã, mỗi bàn là một chiếc nến con, còn đen` trần thì núp trong những chiếc bản lề tạo thành ánh sáng mờ ảọ Tiểu Song nói chuyện âm nhạc với ông Giám đốc, nói chuyện hợp đồng và họ đã thỏa thuận rất nhanh, viên Giám đốc vì bận việc nên kiếu từ trước. Tiểu Song cũng định về, nhưng anh Thi Nghiêu đã chận lại:
- Lâu lắm rồi Tiểu Song đâu có dịp ra ngoài đâu? Tại sao không ngồi lại một chút cho vuỉ
Tiểu Song liếc nhanh anh Thi Nghiêu, rồi lặng lẽ ngỗi xuống, ban nhạc bắt đầu bản nhạc nhẹ, âm thanh rất quen thuộc, một nam ca si bước ra mới Micro trên tay, không biết vô tình hay cố ý, anh ta huóng về phía bàn chúng tôi và giới thiệu bản nhạc anh sắp hát: Bên Dòng Nước. Nghe đến tên bản nhạc , Tiểu Song có vẻ bàng hoàng, nàng liếc nhanh về phía anh Thi Nghiêụ Anh Nghiêu nói:
- Tiểu Song cũng biết đó, hồi nào tới giờ tôi không hề khiêu vu vì chiếc chân thọt của tôi nhưng hôm nay Tiểu Song có thế giúp tôi phá vỡ mặc cảm đó chứ?
Tiểu Song lặng nhìn anh Nghiêu, nàng cũng có vẻ xúc động, duói âm điệu nhẹ nhàng của Bên Dòng Nước, Tiểu Song nói:
- Em không biết khiêu vụ
- Vậy thì cả hai ta đều chưa hề khiêu vu qua lần nào. Sao chúng ta không thử một lần xem?
Lần đầu tiên tôi mới thấy anh Thi Nghiêu của tôi biết cách diễn đát ngôn ngữ với bạn gái và giữa lúc chúng tôi còn tuỏng mình đang nằm mơ, thì Tiểu Song đã đứng dậy theo anh Thi Nghiêu ra sàn nhảỵ Vũ Nông không chịu kém, nắm lấy tay tôi:
- Mình cũng ra chứ?
Tôi và Vũ Nông quyện nhau ra sàn nhảy, chúng tôi cố tình kéo sát đến gần anh Nghiêu và Tiểu Song , để xem xem họ nói với nhau những gì, nhưng chỉ thấy họ yên lặng. Anh Nghiêu vòng tay qua nguoì Tiểu Song , mắt say đắm, còn Tiểu Song yếu đuối trong vòng tay anh Nghiêu, với ánh mắt van xin, như vậy là họ đã nói với nhau bằng mắt.
Bản nhạc dứt, nhưng anh Thi Nghiêu vẫn không buông Tiểu Song ra, và nam ca si kia lại tiếp liên` bản Cơn Mợ Hết bản nhạc đó một ca si khác với bản nhạc Ở Tận Trời Cao, rồi Những điêù mơ ước, Dĩ Vãng... tất cả đều là những bản nhạc của Tiểu Song . Tôi chợt hiểu tất cả đều đã được anh Thi Nghiêu sắp đặt trước. Tôi bối rối nhìn Vũ Nông. Rồi mọi nguoì trở về bàn với những cảm xúc khác nhau, Tiểu Song uống một ly cam vắt, còn anh Thi Nghiêu chỉ tựa vào ghế và hút thuốc. Tiểu Song có vẻ vui, nàng không giấu được lòng mình, nói với anh Thi Nghiêu:
- Lần sau em sẽ viết một bản nhạc với tựa đề là Phải chi Ðừng Quen Anh.
Anh Thi Nghiêu nói.
- Hay lắm. Trong đó nên có những câu như thế này: Phải chi đừng quen em thì đâu có buồn đau, nhưng quen em cũng là niềm vui, vì buồn đau còn hơn chẳng có.
Tiểu Song nhìn Thi Nghiêu với ánh mắt long lạnh. Tôi thấy tim đập mạnh, vậy là không được, không được! không thế để cho rắc rối lại xảy đến, tôi nhẹ đá chân anh Thi Nghiêu duói bàn. Anh Nghiêu như hiểu ý tôi, anh thở dài và quay mặt nhìn lên sân khấu, nơi một nữ ca si đang hát:
Mùa hoa đang nở nguoì ơi
Suong thắm cành hoa mơ ước
Tình yêu cần sự gần nhau
Ðừng để hoa rồi héo úạ
Tôi cũng thở dài.
Tối hôm ấy từ hộp đêm trở về, tôi càng thấy bối rối hơn, tôi nói với anh Thi Nghiêu:
- Nếu tình trạng này kéo dài, chắc có chuyện nữa qúạ
Sự linh cảm của tôi không phải là không có căn nguyên. Hai tuần lễ sau một chuyện bất ngờ xảy đến. Hôm ấy đã chiều, anh Thi Nghiêu nói là phải đến Tiểu Song để bàn chuyện làm ăn. TôI bảo vậy để em nhắn hộ cho nhưng anh Thi Nghiêu không chịu, anh ấy nói là không có sao đâu, nói chuyện quang minh chánh đại chớ có gì đâu mà sợ Anh ấy cũng hứa sẽ không gây gỗ với Hữu Văn.
- Anh bảo đảm với em, anh sẽ chẳng nói chuyện gì riêng tư hết.
Tôi cắn nhẹ môi:
- Thật ư? chớ không phải anh muốn đến gặp Tiểu Song rồi muọn cở
Anh Thi Nghiêu có vẻ giận.
- Thi Bình! Không lẽ anh không có quyền gặp Tiểu Song ả
Và anh quay nguoì định đi. Tôi thấy không ổn, nên rủ thêm Vũ Nông. Chúng tôi cả ba đến nhà Tiểu Song .
Nguoì ra mở cửa cho chúng tôi là Tiểu Song . Nàng rất vui khi thấy chúng tôi đến. Tôi đoán là Lư Hữu Văn lại vắng nhà và hình như điều tôi đoán đúng. Chúng tôi vào phòng khách vẫn không thấy Văn, cô bé San San nay đã được năm tháng, trông mum mim dễ thương, nó có khuôN mặt của mẹ Vũ Nông nói:
- Bao giờ chúng ta mới có một đứa thế này hở em?
Tôi ngắt mạnh trên vai Vũ Nông một cái đau điếng, rồi quay sang Tiểu Song :
- Anh Văn đi vắng ư?
Tiểu Song vừa đi vào trong vừa nói.
- Không. Anh ấy đang ngũ
Tôi nhìn đồng hồ mới tám giờ tối, không biết sao Văn lại ngủ sớm vậỵ không tiện hỏi, nhưng hình như để trả lời câu hỏi của tôi, tiếng Hữu Văn đã từ phòng ngủ vang ra:
- Cô không biết là tôi không khỏe, tôi lại bận suy nghĩ cho kết cấu của truyện dài sắp viết ư? Cứ mang khách đến nhà, ồn quá!
Tiểu Song nói nhỏ với Văn điều gì, nhưng Văn vẫn lớn tiếng:
- Danh dự, danh dự ả Danh dự là cái con khỉ gì? Tại sao tôi phải giữ thế diện, danh dự cho khách của cổ
Tôi với anh Thi Nghiêu, Vũ Nông nhìn nhau. Có lẽ chúng tôi đã đến không đúng lúc. Gia đình họ đang ở trạng thái căng thẳng. Tôi nháy mắt với anh Thi Nghiêụ Càng nên đề cao cảnh giác. Như vậy cáo từ chờ dịp khác thì hơn. Chúng tôi đứng dậy, nhưng Tiểu Song đã từ bên trong bước ra:
- Xin lỗi các bạn, nhà văn thiên tài của tôi đang bận nằm trên giường chờ giải Nobel từ trên trời rớt xuống, nên không thế ra tiếp các bạn được.
Tiểu Song nói rất to, như cố ý để phòng trong nghe thấỵ Và kết quả trông thấy ngay "phùm!" tiếng cửa xô mạnh và Hữu Văn trong chiếc áo thun đẫm mồ hôi từ trong xông ra, mặt giận dữ:
- Cô nói thế là thế nào nói đi, nói đi!
Tiểu Song vẫn không kém, đứng thẳng lưng lạnh lùng:
- Tôi nói vậy không đúng ư? Lúc nào cũng thấy anh chờ giải Nobel, cái thằng Nhật lùn có cái gì đáng guòm đâu Kaquábata chỉ là một cái móng tay của Lư Hữu Văn, thế mà cũng đoạt được giải Nobel! Anh nói giỏi lắm. Anh nằm đó, anh đợi, anh không biết lấy một tác phẩm mà cứ chờ Nobel, thì tôi nghĩ là chỉ có giải Nobel từ trên trời rớt xuống thôi, anh cứ nằm đó đi, nằm hoài, biết đâủ
Lư Hữu Văn bước tới, đưa tay lên. dáng dấp anh ta cao lớn còn Tiểu Song nhỏ nhắn như cọng laụ Chỉ một cái tát là Tiểu Song sẽ lăn kềnh. Chúng tôi bối rối, anh Thi Nghiêu phải lên tiếng:
- Lư Hữu Văn, vợ chồng phải nhịn nhục nhau. Cậu là đàn ông không có quyền đánh đàn bạ
Bàn tay của Hữu Văn bỏ xuống, anh ta vẫn guòm guòm:
- đúng là đầu óc đàn bà!
Chỉ cần Hữu Văn nói thế là Tiểu Song nhảy tiếp vào:
- đúng rồi, đầu óc đàn bả Thế còn anh? Anh là đàn ông, anh phải là chủ gia đình, phải biết tính tóan lo toan mọi thứ mới phải, chứ tại sao cái gì anh cũng giao hết cho tôi là sao?
Hữu Văn xanh mặt, nắn nắm tay lại đưa ra trước mặt Tiểu Song đe doạ:
- Tôi nói cô biết, cô đừng bức bách tôi. Tôi không muốn cho nguòi ta thấy cảnh đánh đàn bà, nhưng cô quá quắt quá, suy nghĩ hạ cấp quá. Coi chừng, đừng tuỏng có anh em Thi Bình ở đây là tôi không dám. Cô chua ngoa mấy câu nữa, cô biết tôi!
Thấy không khi qúa căng thẳng. Anh Nghiêu lại bất bình ra mặt, tôi chưa biết làm gì thì may thay, có tiếng San San khóc từ phòng vọng ra, tôi kéo Tiểu Song nói:
- Tiểu Song , đi vào đi, con đang khóc kìa, vào bế cháu ra đâỵ
Tôi đưa Tiểu Song vào phòng ngũ Liếc nhanh về phía Vũ Nông nháy mắt, muốn chàng tìm lời can ngăn Hữu Văn, cũng như để ngăn cuộc chạm trán có thế có giữa anh Nghiêu với Văn.
Tiểu Song thẫn thờ như nguoì mất hồn, bế con lên thay tả lót, pha sữạ Tôi đứng cạnh không có gì phụï giúp, cũng không biết nói năng gì để xoa dịu nàng. Trong khi tiếng của Hữu Văn lại lồng lộng ngoài phòng khách dội vào:
- Cô ấy khi nguoì lắm, kiếm được mấy đồng tiền tanh hôi, là coi thuòng chồng. Quí vị ban nãy thấy cái thái độ trịch thuọng đó chứ? Nói thật, nếu trước kia tôi mà biết mình sẽ gặp loại đàn bà này thì tôi đã ở vậy cho xong.
Có tiếng ho khúc khắc của anh Thi Nghiêu, rồi tiếng cười của anh Vũ Nông.
- gia đình nào mà tránh khỏi lục đục, chuyện đó có gì đâu mà ông lại rùm beng?
Tiếng của Hữu Văn vẫn lớn.
- Nói cho các vị biết. Cái số tôi nó tận cùng xui rồi. Vũ Nông, cậu nhớ lại coi, lúc chúng ta cùng thi hành nghĩa vụ Cậu thấy tôi có tài không? Tôi có khiếu về văn chương không? khi mãn hạn về, tôi đã định là sẽ không làm gì hết, chỉ để hết tâm trí cho việc viết lách mà thôi. Tôi đã định tâm là đã viết một tác phẩm về đời phải không? Như vậy cậu thấy là tôi đâu phải không có tham vọng, không lý tuỏng đâu? Nhưng số tôi xui xẻo qúạ Ðùng một cái đụng phải Tiểu Song . Cô ấy đã đem hôn nhân ra ràng buộc lấy tôi. Khiến đầu óc tôi không còn minh mẫn. Tối ngày bị vật chất gò ép. Tôi phải đi làm, đi tìm việc làm để nuôi sống gia đình, tôI phải làm thân trâu ngựa! Ði làm về, thân xác mệt lả rồi lấy sức đâu mà viết? đúng ra cô ấy là nguoì yêu chồng, cô ấy phải an ủi, dịu ngọt với tôi, đan`g này lại len giọng chê tôi nào là lũòi biếng, không biết phấn đấu, chỉ biết nói chứ không biết làm. Ðó có phải là cả cuộc đời tôi đã bị cô ấy dẫm nát rồi không? biết đâu chẳng có Tiểu Song tôi đã đoạt giải Nobel rồi Chớ đâu khổ như vầỷ Tiểu Song đúng là một tay đao phủ giết chết cuộc đời tài hoa của tôi.
Hữu Văn còn nói nhiều nữa.. Bao nhiêu tội đều trút lên đầu Tiểu Song . những uẩn ức trong lòng Văn như suối chảy chưa ngừng. Tiểu Song không phải không nghe thấỵ Nàng đứng yên như phổ tuọng, bộ mặt không cảm xúc, mắt trừng trừng, thái độ của Tiểu Song làm tôi sợ hãị Cái anh Vũ Nông này, khi không rồi khơi màu cho Văn nói năng lộn xộn. Chợt nhiên Tiểu Song đặt bình sữa xuống và nắm lấy tay tôi. Bàn tay lạnh giá:
- Tiểu Song , Tiểu Song làm sao thế
Tiểu Song ngã nguòi lên vai tôi, run giọng:
- Chị Thi Bình, em không còn chịu nổi nữa.. Chị có biết làm em khổ duòng nào không? Em đã phải vật vã với chính mình. Nếu không có San San, chăc em đã tự sát chết mất.
Tim tôi đập mạnh:
- Ðừng có ý nghĩ ngu xuẩn như vậỵ Tiểu Song ạ Hữu Văn không cố tình xúc ph ạm em, anh ấy chỉ nói cho hả nói vậy thôi. Bình thuòng anh ấy vẫn tốt cơ mà?
- Em không thế nào chịu nổi nữa.. Mỗi lần thấy em đòi bỏ nhà đi là anh ta lại quỳ xuống van xin năn nỉ, nhưng chỉ được hai phút là Văn lại huênh hoang. Lúc thì em là vị cứu tinh của anh ấy, khi em lại là đao thủ phủ ? Trên đời này sao lại có nguoì như vậy hở chị Thi Bình?
Tiểu Song hỏi, đôi mắt lạnh và ngơ ngác nhìn tôi. Tôi cũng chưa biết trả lời sao thì nàng lại tiếp:
- Chị Bình, chị nói đi, em đã lấy một thằng chồng thế nào Hắn là thiên tài hay chỉ là một thằng điên?
Bên ngoài lại có tiếng Hữu Văn van g lên:
- Khi một nguòi đàn ông có lý tuỏng, có ý chí mà bị biến thành một gã nô lệ của đồng tiền thì hắn còn làm được gì? Hắn chỉ có nước chui xuống mộ
Tiếng thét của anh Thi Nghiêu:
- Thôi im đi! Mày không có quyền nói xấu Tiểu Song , đừng sỉ nhục nàng. Bổn phận đàn ông của mày đúng ra là phải đi làm ra đồng tiền để nuôi sống gia đình, chứ không để cho nguoì khác vỗ béọ Ðó là chưa nói, Tiểu Song làm ra tiền nhiêù hơn mày cơ mà?
Giọng cười của Hữu Văn vang lên, tiếng cười làm tôi căng thẳng:
- Ha ha! Kiếm tiền ả kiếm tiền? Tất cả chúng bây là một lũ giống nhau. Mầy nói đến chuyện kiếm tiền thì tao cũng muốn làm rọ Tiểu Song trình độ tới đâu tao không rõ ư? Soạn nhạc? nhạc của cô ấy soạn ra đáng bao nhiêu đồng? nếu không dưạ vào mày? không dưạ vào cái thế lực, cái tên tuổi của màỷ thì làm sao có nguòi mua chứ? chúng bây đã làm điều gì đen tối chúng bây kéo nhau đến vu truòng nhảy đầm. Tất cả những chuyện ấy tao biết hêt' chứ, phải không? Ðừng qua mặt. Mày muốn cắm sừng tao ả
Lời của Hữu Văn chưa dứt,t hì tôi đã nghe "bốp!" một tiếng, tôi hoảng hốt đẩy cửa ra vừa kịp trông thấy anh Nghiêu rút tay lại, còn Hữu Văn ngã chổng lên bàn. Bình trà, ly tách, bút giấy đang ngã ùa cả xuống đất. Tiểu Song bồng con chạy ra. Tôi hét:
- Anh Nghiêu!
Anh Nghiêu mặt đang đỏ gay, mắt trừng trừng, anh đang hổn hển thở, chưa bao giờ tôi thấy anh Nghiêu giận dữ đến độ như vậỵ Vũ Nông nhảy tới đứng chận giữa hai nguoì:
- Mấy nguoì làm cái gì vậy? Có gì thủng thẳng nói, sao lại động tay động chân?
Anh Thi Nghiêu vẫn chưa nguôi cơn giận, vừa chỉ Hữu Văn vừa hét:
- Tao muốn đập vỡ mặt nó ra, cái thứ chó điên không có tình nguoì, chẳng biết thiệt hơn gì cã.
Lư Hữu Văn đã ngồi dậy, anh ta cũng giận dữ không kém, trừng mắt nhìn anh Nghiêu, Văn nghiến răng nói:
- Chu Thi Nghiêu, mày đã ra tay trước, được rồi, muốn thì ta làm một trận xem nào. Tao đã định đập mày một trận từ lâu, nhưng thấy tội nghiệp chiếc chân thọt của màỵ Bằng không một ngón tay của tao cũng đủ đưa mày về chín suốị Bữa nay, tao với vợ tao cãi lộn, mày lại dám cả gan bênh nó, mày có tình ý với nọ Nếu yêu nó, sao mày không cưới nó làm vở Mày chơi cha tao, mày không chịu cưới vợ, mà mày lại ôm nó nhảy đầm.. Ðừng hòng giấu tao bất cứ chuyện gì cã.
Anh Thi Nghiêu giận điên lên, anh nhảy tới đẩy Vũ Nông qua một bên và vung thẳng tay vào mặt Hữu Văn, nhưng Hữu Văn đã đề phòng trước, nên né được. Hai nguòi quần nhau, bàn ghế, chai lọ đã ngã tứ tung. Tôi hét lên:
- Anh Vũ Nông! Anh làm gì mà đứng đấy như mất hỗn vậy? sao anh không can họ ra.
Vũ Nông giật mình bước tới nhưng cũng không sao can được cả hai. Tiếng hét tiếng la làm cho bé San San khóc thét, Tiểu Song vẫn đứng chết lặng.
- Tiểu Song , em bé khóc kìạ
Nhưng Tiểu Song không nghe thấy, nhìn hai nguoì đàn ông đang quần nhau trên đất, nói:
- Hữu Văn mắng anh Thi Nghiêu là thọt chân, nhưng chị Thi Bình ạ! chị hãy cho anh Nghiêu biết, thọt chân chẳng phải là tật nguyền, chỉ có những kẻ đầu óc dơ bẩn, hành vi gian dối, vô trách nhiệm mới là kẻ tật nguyền. Hữu Văn mới chính là kẻ tật nguyền.
Lời của Tiểu Song thật rõ khiến anh Thi Nghiêu đang đánh nhau còn nghẹ Anh buông tay Hữu Văn ra, trố mắt. Hữu Văn thì như con hổ dữ, hùng hổ vung tay đánh. Anh Vũ Nông đã kịp thời giữ lấy tay Văn. -Dánh không được hắn bắt đầu chứ?ị
- Tiểu Song , cô yêu hắn sao không lấy hắn đi, cô còn liều đi bênh vực hắn. đúng là số tôi xui mười tám kiếp mới gặp cô, mới lấy cô làm vợ Cô đã giết chết tuong lai của tôi, giết chết danh dự và hạnh phúc của tôi, khiến tôi không thế nào thành công trên cõi đời nàỵ Cô là một thứ đao thủ phủ!
Tiểu Song im lặng lắng nghe một chút nói:
- Con tôi nó lại khóc.
Tiểu Song cắn nhẹ môi.
- Thế này thì làm sao sống được nữa..
Và nàng quay nguòi đi vào phòng.
Còn lại Lư Hữu Văn tiếp tục chửi rủa, tiếp tục trút lên đầu Tiểu Song trăm tội ác. Cái thái độ lồng lộn của Văn làm anh Vũ Nông không dám buông hắn ra, chỉ buông lời khuyên nhụ Còn anh Thi Nghiêu, vẫn ngồi yên trên sàn nhà ngơ ngẩn. Giữa lúc đo, tôi thấy cửa phòng ngủ chợt mỡ Tiểu Song bế em bé, như cơn lốc chạy nhanh ra cửa ngoài. Tôi bàng hoàng, không biết chuyện gì vừa xảy ra. Tôi chỉ kịp hét:
- Anh Vũ Nông, đuổi theo, đuổi theo xem Tiểu Song đi đâu kìạ
Vũ Nông buông vội Hữu Văn ra, chạy ra cổng. Anh Thi Nghiêu cũng đứng bật dậy, tôi cũng thế. Ba chúng tôi cũng chạy theo ra nhưng Tiểu Song ở đâu chẳng thấỵ Có mấy chiếc Taxi đang xuôi nguọc. không biết Tiểu Song đã ngồi trên chiếc taxi nào. Tôi chợt linh cảm một điều gì không haỵ
- Trời ơi, phải đuổi theo, phải tìm cho được Tiểu Song nhanh lên!
Anh Thi Nghiêu luống cuống nhìn tôi, rồi chạy nhanh ra phổä Tôi quay đầu lại, thấy Hữu Văn đang đứng tựa cổng bơ phờ, nét giận dữ ban nãy đã biến mất, chỉ là một khuôn mặt thiểu nãọ
- Chị Thi Bình, tôi đã làm gì thế Quỷ đã ám tôi, tôi chẳng hề có ý nói những điều như vậỵ đúng là quỉ ám. Tiểu Song hiểu tôi mà sao vẫn giận tôỉ Tôi điên rồi, đúng là tôi đã điên, sao tôi lại chửiTiểu Song ? Tôi yêu nàng mạ
Vũ Nông chẳng tỏ ra lưu ý lời biện bạch của Văn, anh nắm lấy tay tôi nói:
- Thôi chúng ta về, anh đưa em về nhà trước, sau đó anh sẽ đi tìm Tiểu Song sau.
giavui
09-11-2014, 06:33 PM
Mãi thật khuya khi cả nhà đang ngồi đông đủ ở phòng khách, thì vẫn chưa tìm được Tiểu Song . Chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm nghe tin cũng đến. Anh Lý Khiêm đề nghị đi báo cảnh sát, anh cũng tự động đến Sở cảnh sát dò tìm danh s'ach các nạn nhân giao thông. Anh Vũ Nông thì đến Sở Nội Chính tìm danh sách khách trọ trong khách sạn. Chỉ có anh Thi Nghiêu là khùng nhất cứ lùng sục khắp nơi các phố Ðài Bắc, cứ cách hai tiếng đồng hồ lại điện thoại về nhà hỏi tin Tiểu Song . Tôi hỏi:
- Anh đang ở đâu thế
- Tìm Tiểu Song .
- Thành phố lớn như thế này, anh tìm ở đâu chứ?
- Anh đang ở trên cầu, nãy giờ cầu nào anh cũng tìm hết rồi, từ cầu Trung Chánh, Trung Sơn đến Trung Hưng.
- Nhưng ở trên cầu làm gì có Tiểu Song ?
Giọng anh Thi Nghiêu run run:
- Anh sợ cô ấy nhảy sông tự tự Em có nhớ bản nhạc Bên Dòng Nước không? Anh có linh cảm, cô ấy sẽ nhảy sông.
Và anh Thi Nghiêu cắt ngang dây nói. Tôi thẫn thờ và liên tuỏng đến cảnh anh Thi Nghiêu đang hớt hải đi từ cây cầu này sang cây cầu khác. Anh đứng bên này dòng.. sục sọi tìm kiếm.. Bên Dòng nước... Bên Dòng Nước...
Sóng nước mây núi cỏ non xanh,
Có nguòi thiếu nữ đứng bên dòng..
Nguoì con gái cũ giờ như nước..
Trôi giữa dòng đời mắt đắng cay
Tôi nhớ tới bài hát, rồi nhớ tới hình ảnh Tiểu Song lúc ngồi cạnh đàn với tấu khúc. Ðột nhiên tôi rùng mình. tôi cũng linh cảm.. Biết đâu Biết đâu điều anh Thi Nghiêu nghĩ chẳng là sự thật.
Muòi hai giờ ruõi khuya Anh Lý Khiêm quay về. Anh nhún vai và khóat taỵ Vậy là chẳng tin tức. Một giờ khuya Vũ Nông về kiếm hết tất cả khách sạn, vẫn không có tên Tiểu Song . Và một giờ ruõi khuya, anh Thi Nghiêu cũng thất thiểu trở về, anh không nói gì hết, chỉ đốt thuốc ngồi thở khói trên ghế tựạ
- Cầu nào tôi cũng đi hết. Gió đêm thật lạnh và thật to, rồi suong mù, vậy mà Tiểu Song vẫn không thấỵ
Mọi nguoì đều ngồi đấy, dầu rất mỏi mệt nhưng vẫn không ngủ được. Ai cũng đều lặng yên theo đuổi ý tuỏng riêng của mình. Nội thở dài:
- Nếu biết sớm thế này, lúc ở bệnh viện, Nội đã không ngăn chuyện nó ly dị
Mẹ tôi trách chạ
- Cũng tại anh Tư Canh hết. Ngay lúc mới gặp thằng đó, cứ khen nào là có chí lớn, có lý tuỏng, khác nguoì làm cho con nhỏ phải xúc động. Ðã cứu nguoì thì phải cứu cho trọn, con nhỏ bây giờ khộ Biết vậy, cứ để cho nó ở lại Cao Hùng phải hơn không?
Cha tôi nói.
- Em nói thế cũng không phải. không lẽ em quên là lúc đầu em cũng khen lấy khen để Hữu Văn ư?
Chị Thi Tịnh nói.
- Chuyện này cha mẹ chẳng ai lỗi cã. Tiểu Song đã yêu và chọn Hữu Văn làm chồng, chứ đâu ai ép buộc đâủ Cái sai ở đây là do chính Tiểu Song chọn lầm nguòi chứ đâu phải cha mẻ
Anh Vũ Nông nói.
- Ai mới đầu mà không lầm? Mới tiếp xúc lần đầu ai lại chẳng thấy Hữu Văn tài hoa, học thức rộng? Phải nói ở đây chúng ta đều đánh giá saị
Nội tôi thở dài.
- Hự Bởi vậy cái gì mà thấy nổ qúa, phô truong quá, ta phải coi chừng. Chọn chồng chọn vơ cũng vậy, kiếm thứ thiệt thà ít nói coi bộ chắc ăn hon. Thôi bây giờ chúng con đi ngủ hết đi, mai còn phải đi tìm một chuyến nữa đấỵ
Anh Thi Nghiêu cố chấp:
- Ai ngủ thì ngủ, con không ngủ, con ngồi đây đợi điện thoại
Tôi nói:
- Em cũng không ngủ, vì có vô giường em cũng không nhắm mắt được.
Vũ Nông nói.
- Vậy tôi cũng thức với quí vị
- Tôi ở đây chờ tin tức.
Chị Thi Tịnh nói. Thế là chỉ có những nguoì lớn tuổi đi nghỉ, còn lại lớp trẻ tôi đều thức. Mọi nguòi ngồi yên, nghe cả tiếng gió thổi vi vu ngoài vuòn vơ"i ánh đèn vàng vọt của cây cột đen` hiu hắt. -Dêm thật tinh mịch, thật buồn, cô đơn, trái tim tôi thổn thức trong lòng. Tiểu Song ! Tiểu Song ! Bây giờ em ở đâu?
Lúc đó khoảng ba giờ sáng. Chợt nhiên có tiếng chuông cửa reo Cả nhà ai cũng giật mình. Ai cũng đứng bật dậỵ Anh Vũ Nông là nguoì nhanh chân nhất, anh chạy ra mở cổng và chúng tôi ùa theo sau. Cổng vừa mở, Vũ Nông hét lớn:
- Trời ơi, Tiểu Song , Tiểu Song đã về rồi.
Tiểu Song đã về, chúng tôi mừng qúa ôm lấy nhau. Nội chỉ chấp tay nói:
- Nam mô a di đà Phật!
Kế tiếp chúng tôi thấy Vũ Nông dìu Tiểu Song vào nhà. bước chân chập choạng mệt mỏị Tiểu song phờ phạc như một xác chết biết đi. Trên tay vẫn ôm chặt đứa con gái. Ðến thềm, nàng ngước lên nhìn chúng tôi, đôi mắt thất thần, sâu thẳm.
- Con không còn chỗ nào khác để đi, nên phải đến đâỵ
Nói xong là Tiểu Song ngã xuống. Anh Thi Nghiêu nhanh tay đỡ kịp. Tôi lập tức bế lấy đứa bé, để anh dễ dìu Tiểu Song vào phòng khách. Ðứa bé được bọc trong chăn dầy, nên ngủ rất hồn nhiên. Mọi nguòi rối rắm, chạy đi kéo bàn, kéo ghê. tiểu Song lại được đặt ngồi dựa trên ghế salon. Anh Thi Nghiêu ngồi gần đấy vừa vui vừa tủi, ngắm lại Tiểu Song . Tiểu Song uể oải nhuóng mắt lên nhìn tôi.
- chị Thi Bình, con tôi đâu?
Tôi nói.
- Con nó đang ngũ Em yên tâm đi, nó ngoan lắm.
- Tới giờ uống sữa rồi đấy, lúc đi em không có mang sữa theọ
- Tôi sẽ đi mua ngaỵ
Anh Lý Khiêm nói và lập tức chạy bay ra cửạ Tôi vội réo theọ
- Nhớ mua bình sữa luôn nghen.
Nội nói.
- Nửa đêm nữa hôm làm gì có ai bán bình sữả
Nhưng anh Lý Khiêm đã nói vọng lại:
- Nhà con có sẵn.
Chúng tôi nhìn nhau, rồi nhìn chị Thi Tịnh cười Chị Thi Tịnh đỏ mặt:
- Bác si báo là có lẽ là có rồi, ông điên đó vừa nghe nói đã chạy đi lo đủ thứ tả lót, bình sữạ
Nếu không có Tiểu Song nằm bất động trên ghế, cái tin kia hẳn làm cả nhà tôi vui loạn lên. Nhưng bây giờ thì mọi sự lo lắng đều tập trung bên Tiểu Song . Anh Thi Nghiêu sau khi nhìn Tiểu Song chán chê, đã đi vào trong làm một ly ca phe nóng bưng ra. Nội thì làm hai cái trứng chiên ốp la và mấy miếng bánh mị Ai cũng cho là Tiểu Song hẳn đói lã, mà thật vậy, Tiểu Song bưng ly ca phe lên uống muốn không nổị Tay nàng run run, tôi phải bước tới đỡ giùm, nàng uống mấy hớp, Tiểu Song có vẻ khỏe một chút. Nội lấy bánh mì kẹp trứng chiên đưa cho nàng, Tiểu Song cầm lấy ăn ngaỵ Anh Thi Nghiêu ngồi đấy lặng lẽ nhìn, chăm chú nhìn nỗi đau và thương cảm như hiện rõ lên mắt anh. San San buông tiếng khóc. Tiểu Song đưa tay muốn bồng con. Tôi vội trao cháu bé cho nàng, Tiểu Song khóc, những giọt lệ rơi trên mặt con. -Dứa bé có vẻ đã đói, nó nuốt ngay những giọt nước mắt đó. Tôi thấy mủi lòng. không phải chỉ có một mình tôi, mà tất cả mọi nguòi có mặt ở đấy đều rơi lệ Chỉ mấy phút sau, anh Lý Khiêm mồ hôi uót đẫm từ ngoài trở về, anh không ~ chỉ mang bình sữa, sữa bột, mà mang cả tã lót và áo quần khiến chị Thi Tịnh nhìn thấy phải đỏ mặt. Mọi nguòi lại bận rộn lên, rửa bình, ph a sữa, chỉ một lúc sau là đứa bé có sữa bú, nó vừa bú vừa cười, nụ cười trẻ thơ vô tội làm chúng tôi xúc động. Sau khi San San đã bú no, mẹ tôi đỡ lấy cháu nựng nịụ
- May là chú Khiêm của con chu đáo, mang cả quần áo và tả lót, bằng không chắc con phải trần truồng.
Sau đó mẹ tôi và Nội là hai nguoì bận rộn nhất, pha nước tắm cho cháu, thoa phấn rồi thay quáàn áọ -Dứa bé mát mẻ bắt đầu ngủ ngon, Nội mang nó vào giường của nguoì, rồi quay ra phòng khách nói với Tiểu Song .
- Tiểu Song, Nội đã chuẩn bị giường cho con, vào ngủ đi. Thấy chưa làm gì khổ như vậy, để mắt sưng húp thế
Và Nội ra lệnh:
- Tất cả đi ngủ hết, có chuyện gì ngày mai sẽ nói.
Nhưng Tiểu Song đã ngăn lại:
- không được, ở đây có mặt đông đủ, xin tất cả hãy ở lại đây, tôi có chuyện muốn nói, bao giờ tôi nói xong đi nghỉ cũng không muộn.
Thế là mọi nguòi ngồi xuống, im lặng nghe Tiểu Song . Giọng của nàng rất rõ ràng và bình tinh.
- Nội, hai bác và các anh chị, có biết không? Tối qua con đã bế cháu San San ra khỏi nhà, lúc đó con không muốn sống nữa, con quyết định hai mẹ con con cùng chết vì con không muốn thấy San San bị cha nó làm khổ, con đã nghĩ mình và con cùng chết, như một sự giải thóat, sẽ không còn những phiền muộn đau khổ bám theọ Thế là con gọi một chiếc Taxi, chúng con đến nhà ga xe lửa, con định bao giờ xe lửa chạy, con sẽ ôm con nhảy vào đầu máỵ Nhưng khi nhìn thấy đuòng rày con lại do dự, con không nhẫn tâm để mọi nguoì nhìn thấy con của con chết mà thịt da be bét, thế là con bỏ đi đến cửa cống số 13, con định nhảy xuống nước nhưng đứng ở bên bờ nhìn xuống giòng nước lăn tăn, con lại cảm thấy không thế để cho con của con phải chết một cách lạnh lẽo như vậỵ
Bất giác tôi quay sang anh Thi Nghiêu đang phì phà điếu thuốc, nhưng mắt anh đã long lanh những giọt lệ
- ... Giữa lúc con còn đang phân vân, thì chợt San San khóc, con cúi xuống nhìn nó một khuôn mặt ngây thơ vô tội, lòng con chợt bàng hoàng. Con có quyền giết mình, nhưng con không có quyền giết nọ Thế là con trèo lên khỏi bờ đê và lang thang khắp phố, con định tìm chỗ nào an toàn để gởi lại cháu San San, và con cũng đã từng đến đâỵ
Tiểu Song ngừng lại nhìn chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đều thấy tiếc rẻ, phải chi cho một nguoì ngồi canh ở cửa, thì biết đâu đã giữ được Tiểu Song . Nàng lại tiếp:
- Con định đặt bé San San ở trước cửa vì con biết ở nhà này ai cũng yêu trẻ chắc chắn là con của con sẽ được nuôi duõng nên nguòị Nhưng khi con đặt nó xuống, con lại do dự vì bé San San đã được sinh ra bởi con, nó là con của con, chứ đâu phải chaú của nhà họ Chu? Nó bị sanh ra chứ đâu phải nó muốn, con lấy tư cách và quyền lợi gì để từ chối cái nghĩa vụ của mình, đem gánh nặng trút cho nhà họ Chủ Thế là con lại bồng nó lên đi tiếp. Con lại nghĩ con cái thì có cha có mẹ, nếu mẹ chết thì con phải sống với cha, thế là con lại bồng cháu trở về nhà cũ, nhưng rồi chợt nhiên con nhớ lại lời Hữu Văn đã nói " Anh không muốn có con" Anh ấy đã bảo con, phải đi nạo thai từ đầu nhưng con không chịu, và con đã sinh ra nọ Con nhìn bé San San và nói "không, không được, mẹ không thế giao con cho cha vì cha con có yêu con đâủ" Sự thật là thế. Hữu Văn ngoài những mộng tuỏng trên đời, anh ấy không cần cái gì hết, nếu con giao bé San San cho anh ấy, thì nó sẽ sống bi đát hon là cùng chết với con, và thế là con đi mãi, không tìm được lối thoát, bồng con lang thang đầu đuòng xó chợ, bé San San bắt đầu đói, con lại không một xu trong túị NÓ khóc con càng rối rắm hơn, con đã sống những giây phút hãi hùng nhưng con thấy mình vẫn còn trách nhiệm. Dù gì nó cũng là con của con. Con phải nuôi duõng nó nên nguoị Nó phải sống và đương nhiên con phải sống theọ Nhưng chúng con sẽ sống ở đâủ Con là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn me, lại không có thân nhân, có chồng lại chẳng ra chồng. Suy đi tính lại mãi con chỉ còn một chỗ nuong tựa duy nhất là gia đình họ Chu nàỵ Nghi thế, con lại trở về đâỵ
Tiểu Song dứt lời, cả nhà tôi đều rưng rưng nước mắt. Nội bước đến ôm Tiểu Song vào lòng, nghẹn ngào:
- Cũng may là con biết suy nghĩ, nhờ con biết nghĩ chứ bằng không là nguy rồi! Từ nay về sau con đừng dại dột như vậy nữa nghe, hứa với Nội đi! Con hãy nhìn Nội nẹ Bảy muoi mấy tuổi rồi mà Nội vẫn yêu đời, còn con mới có chút xíu, tuong lai còn dài sao con đành tìm đến cái chết?
Anh Thi Nghiêu giờ mới mở miệng. Anh xúc động.
- Tiểu Song ! Từ rày về sau em đừng như thế. Em không có quyền làm như thế nghe không?
Tiểu Song buồn buồn nhìn Nội rồi nhìn anh Thi Nghiêu:
- Vâng em hứạ Từ rày về sau em sẽ không bao giờ tìm đến cái chết nữa.. Nhưng có một điều, Nội và hai bác cần giúp đỡ con.
Nội hỏi:
- Có chuyện gì con cứ nói, bất cứ chuyện gì dù khó khăn cách mất, Nội cũng sẵn sàng giúp con.
Tiểu Song cúi đầu nhìn xuống, một lúc sau nói:
- Nội ơi, muốn thấy được ấu tri và sự sai lầm của m`inh thì phải có can đảm phải không Nộỉ Muốn thấy sự thất bại của hôn nhân thì càng phải dung cảm hơn... Khoan! khoan! anh Vũ Nông với anh Lý Khiêm đừng đi đâu hết, em đã đưa con em đến đây là em đã coi đây là nhà em, và các anh chị là nguoì trong gia đình, hãy ngồi lại nghe em trình bày tất cã.
Chúng tôi ngồi lại, yên lặng. Tiểu Song thở daì rồi tiếp:
--Các anh chị có nhớ lần đầu Hữu Văn xuất hiện ở đây không, anh ấy nói chuyện văn học, chuyện trước tác, nói về lý tuỏng và sự ước mơ, về thói đời và cả giải Nobel, dáng anh ấy quắc thước, giọng nói khoan thai, hùng hồn, em đã bị chinh phụïc hoàn toàn, rồi chúng em kết bạn. Trong thời gian bảy tháng Văn không viết được một tác phẩm, Văn có hàng trăm lý dọ Nhưng lý do quan trọng nhất là bởi vì em không lấy anh ấỵ Anh ấy đổ lỗi vì không có nhà, không có một cuộc sống ổn định, không có nguoì chăm sóc nên không làm sao viết được, cách lý luận và ngũy biện của anh Văn thì ở đây ai cũng đều biết nhưng lúc đó vì em quá yêu Văn, quý trọng và sùng b'ai Văn cũng vừa lúc được anh Thi Nghiêu đưa cho mười ngàn đồng tiền tác quyền, nên em quyết định lấy Văn để gíup chàng hoàn thành mộng ước. Chúng em lấy nhau rồi, em hoàn toàn sống cho anh ấy, em làm hết mọi việc để Hữu Văn yên tâm viết, nhưng anh Văn vẫn không viết được chữ nào, thế là em lại giúp anh ấy nói dối, em đem lý do này lý do nọ ra để che giấu sự bất tài của Văn, để các anh chị yên tâm, nhưng bên cạnh đó em cũng hết lời an ủi, khuyến khích, để Văn không chán nản. Công việc nhà một mình em gánh, nhưng cuộc sống gia đình càng ngày càng khó khăn, đôi lúc vui miệng em nói thì Văn lại bảo đừng nhắc chuyện gạo, củi, lửa trước mặt anh ấy, muốn làm vợ một nguoì sắp đoạt giải Nobel thì phải chấp nhận cực khộ Khi ở nhà không còn một cắc bạc, em cũng không dám nói cho Văn nghẹ Cũng may có anh Nghiêu cho chiếc đàn duong cầm kịp lúc, em thu được một số học trò, kiếm tiền trang trải gia đình. Nhưng rồi Văn lại nói tiếng đàn của em đã đuổi mất cảm hứng của anh ấy, và học trò của em cũng bị đuổi luôn. Hữu Văn mỗi ngày mỗi đổi tính, trở nên thô lỗ , hở tí là anh giận, anh chứ?i, chửixong lại hối hận, nhưng vì yêu Hữu Văn nên em bỏ qua, em nghĩ Văn bội bạc như vậy vì ở vào thời kỳ qúa độ, mỗi một thiên tài đều có một tật xấu riêng của mình, chẳng hạn như Van Ghog, trong một lần nổi điên đã tự cắt tai của mình. Sau khi Văn kiếm được việc làm, cuộc sống của em chẳng những không thoải mái mà còn bi đát hon. Anh ấy bắt đầu chứ?i, trách em. Anh ấy bảo là vì em mà anh ấy phải đi làm, nên không lấy được giải Nobel! Chị Thi Bình!
Tiểu Song ngừng một chút nhìn tôi rồi nói:
- Chắc chị thắc mắc tại sao mỗi lần chị đến chơi đều thấy chúng em cãi nhaủ đó không phải là vì Văn không ua chị, mà chuyện cãi nhau của chúng em bấy giờ đã trở thành cơm bữạ Văn lúc nào cũng nói: "Em là sao khắc của anh, và chuyện lấy em là một lầm lẫn lớn của cuộc đời"
Anh Lý Khiêm chen vào:
- Tiểu Song , sống với những nguòi như thế làm sao em chịu nổi, sao không tìm cách xa nhau càng sớm càng haỷ
Tiểu Song quay sang nhìn anh Lý Khiêm:
- Anh tuỏng là em chưa thử qua sao? Em đâu phải là gỗ đá, em đã từng đề cập với Văn, có điều em chỉ vừa mới đề nghị sống riêng là Văn đã nhảy đổng lên, em nói để anh ấy ở một mình, anh ấy sẽ chuyên tâm viết. Nhưng Văn lập tức ôm chầm lấy em hối hận và khóc đổ lỗi cho sức khỏe, vì bực dọc không viết được, anh ấy nhận có lỡ lời, nhưng đó là lời vô tâm, lời quỉ ám, anh ấy ca em là thiên thần, nếu sống không có em anh ấy sẽ chết mất, và thế là em khóc, em phải ôm lấy anh ấy và lại vỗ về. Em thề là em sẽ không xa anh ấy và tha thứ tất cả, rồi Hữu Văn bắt đầu đánh bạc, từ đó cuộc sống là những chuỗi ngày tận thế, tất cả những gì quí giá trong nhà có thế bán được, anh ấy đều chôm kể cả chiếc nhẫn cũóị Em đã khóc, đã van xin cầu khẩn, nhưng Hữu Văn bảo tại gia đình không có hạnh phúc, không ấm cúng nên anh ấy phải tìm thú vui bên ngoài. Em đã suy nghĩ kỹ và nghĩ thật kỹ điều Văn nói. không hẳn là không lý do, tại ta chưa đóng trọn vai trò của nguoì vợ hiền, nhưng muốn làm nguòi vơ hiền thì phải làm sao? Văn lại nói: đánh bạc là một thú vui quên lãng duy nhất, nhờ nó anh mới quên được sự đau khổ, quên được cái mà anh gọi là thất bại của sự nghiệp viết lách. Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất của sự thất bại là em.
Tiểu Song ngưng lại một chút, hớp một ngụm trà tiếp.
- Tóm lại, từ lúc quen với Hữu Văn , nghe Văn thao thao bất tuyệt, ph ê bình các nhà văn hiện đại không đáng một xu cho đến lúc anh ấy chuẩn bị viết truyện dài có tựa đề Gã Ðiên với Thiên Tàị Em cũng không biết Hữu Văn là một thiên tài hay chỉ là một gã điên, là một thánh nhân hay chỉ là một gã vô tích sự Bây giờ thì em đã biết rồi, anh Hữu Văn không là một cái gì hết, anh ấy chỉ là một gã Chí lớn tài hèn đáng thương. Chính vì có chí lớn mà không có thực tài, nên anh Văn đã đau khổ, đau khổ thật sự, và em, em đã trở thành mục tiêu để anh ấy trút hết những căm hờn trong đầu.
Tôi để ý, cha đang chăm chú nghe Tiểu Song nói. Và anh Thi Nghiêu thì lúc nhìn Tiểu Song thương hại, lúc lại giận dữ, nhưng anh ấy có vẻ cố gắng kềm chế, Tiểu Song nói tiếp:
- Cuộc sống hôn nhân coi như hoàn toàn thất bạị Các anh chị có biết không, lúc đầu là sự sùng bái, chiêm nguõng, kế tiếp là sự đồng tình, rồi sau đó là thương hạị Khi nguòi đàn bà không còn thấy nể vì ông chồng của mình nữa thì cuộc hôn nhân coi như đã lũng laỵ Kế tiếp lại xảy ra chuyện Hữu Văn đoạt chiếc mặt ngọc, trong lúc em thập tử nhất sinh ở bệnh viện, thì ông ấy lại thản nhiên nơi sòng bạc. Thú thật khi tỉnh dậy, em đã thấy lòng mình lạnh giá, em đã cương quyết là sẽ không đồng tình, không tha thứ cho Hữu Văn nữa và như vậy sẽ không để Hữu Văn xin lỗi làm lành. Nhưng cuối cùng là em lại mềm lòng ngaỵ Chuyện đó phần lớn cũng tại lời khuyên của Nộị
Nội tròn mắt ngỡ ngàng:
- Con nói gì? Hôm đó Nội khuyên làm sao?
- Nội nói là, nếu lúc đầu con đã nhận Văn làm chồng, thì dù có tốt xấu thế nào cũng là chồng mình, định mệnh đã an baì, và con nghĩ tại con chọn, hôn nhân dó chính con lựa chọn, con đã không thèm hỏi cả ý kiến của hai bác, thì hậu quả con phải g'anh chứ? Con thấy mình thua, thua thật sự Con không phiền trách ai hết, con không có quyền để con của con thành đứa không cha, vì vậy con đã tha thứ cho Văn.
Tiểu Song thở dài:
- Ðã biết lỡ sa xuống địa ngục, lại không leo lên được thì bi đát vô cùng. Như các anh chị biết, trở về với Văn, cuộc sống của em càng khộ Em biết anh Thi Nghiêu là nguoì hiểu em hơn ai hết, bản chất háo thắng và tự ái của em rất lớn. Có đau khổ cách mấy em cũng cắn răng chịu đựng, nhưng anh Văn cứ suốt ngày kiếm chuyện, hết chửimắng vợ con, đến chửicông việc đang làm, chửitrời chửiđất, không từ một aị Anh ấy nói là đi làm tại vì em với con. Nhưng em xin thề trước mặt con: Từ lúc Hữu Văn đi làm tới giờ em chưa hề cầm được một cắc tiền lương của anh ấỵ Vì tiền lãnh lương ra kia vừa tới cổng là mấy con nợ cờ bạc đã vây quanh thanh toán sạch hết trơn rồi. Kết quả em và con đã phải sống dựa vào tiền làm nhạc cho các hãng diạ
Tiểu Song ngẩn lên buồn bã:
- Chuyện xảy ra vừa qua, các anh chị đã biết hết, em không cần kể lại Từ ngày Hữu Văn đòi bán đàn duong cầm không được em đồng ý, là Văn bắt đầu bôi bác em nào là: đó là tặng vật của tình yêu là la đủ thứ. Hữu Văn biết rất rõ là không phải như vậy, nhưng vẫn sử dụng vu khí đó để dày vò em, để hạ nhục và làm tổn thương tự aí em. Ðến lúc em nổi giận, Hữu Văn lại xuống nước hối hận đau khô Em thông cảm Văn, nhưng bây giờ thì không còn chịu đựng nổi nữa..
Tiểu Song quay sang cha tôi:
- Thưa hai bác, thưa Nộị Tính con ngang buóng xưa nay, hay tự ái hảo, nên khi gặp điều gì khó khăn con cũng cố cắn răng chịu đựng. Lúc cha con mất, con cũng cố hết sức để không rơi một giọt nước mắt. Nhưng bây giờ con thấy thua rồi, cái sự tự phụï, ngang nghạnh kia, chẳng giúp ích được gì cho con. Sự hiểu biết của con về cuộc đời quá ít, con đã phải trả một giá khá đắt, và bây giờ con nghĩ, biện ph áp tốt nhất để cứu con, cứu Văn và bé San San lạ phải ly dị
Tiểu Song làm cả gian phòng lắng xuống:
- Con nói ly dị không phải là vì bồng bột nhất thời, mà là sự suy nghĩ chín chắn. Ly dị sẽ cứu được cả bạ Vì cái lý do thất bại mà Hữu Văn thuòng đưa ra là sự hiện diện của con. Biết đâu loại bỏ trở ngại này, anh ấy sẽ thành công? Nếu không suốt ngày con sẽ bị dày vò, không phải chỉ mình con mà cả anh ấy nữa.. Nên ly hôn sẽ cứu được cả ba, và chúng con đều có thế làm lại cuộc đời mình. Bác Chu biết không, trước cái chết, con nguòi thuòng ngỡ chân lý là hy sinh cuộc hôn nhân đau khổ còn hơn giết chết cả một đời nguòị
Mẹ hỏi:
- Nhưng liệu Hữu Văn nó có chịu ly dị không?
Tiểu Song nói:
- Anh ấy sẽ không chịụ Vì vậy, con cần Nội, hai bác và các anh chị đứng về phía con để thuyết phụïc Văn. Con biết chắc rằng Văn sẽ nói con chuyện nhỏ xé ra to, rồi anh ấy sẽ tỏ ra ăn năn hối hận, đổ lỗi cho là vì quá yêu con. Nhưng nếu con tha thứ một lần nữa, thì cuộc sống khốn khổ lại tái diễn và con chỉ còn nước cuối cùng là tìm đến cái chết thôi.
Anh Lý Khiêm quyết định đầu tiên:
- Tôi sẽ đứng về phía cô, Tiểu Song , tình trạng này không thế không ly dị được.
Anh Thi Nghiêu nhiệt tình:
- Chỉ cần Vũ Nông nữa thôi. Vì theo luật pháp của Trung Quốc chỉ cần có chữ ký của hai nguòi chứng, là cuộc ly hôn sẽ có hiệu lực.
Mẹ nhìn anh Thi Nghiêụ Tôi cũng tự hỏi Tại sao anh ấy lại rành thủ tục này như vậy? Anh Thi Nghiêu thì không để ý, nói luôn:
- Chúng tôi ở đây đều đứng về phía cộ
Tiểu Song nhìn cha với đôi mắt cầu khẩn. Nước mắt ruom ruóm mị Cha tôi đành thở dài:
- Nếu con đã suy nghĩ kỹ rồi, thì bác nghĩ lạ Ðó là biện ph áp đúng.. Bác cũng đứng về phíá con.
Lời của cha làm Tiểu Song xúc động, cô bé ngã nguoì ra sau như một lực si sau phút giây cố gắng đã về đến đích.
giavui
09-11-2014, 06:34 PM
Ðêm hôm ấy khi chúng tôi bắt đầu đi ngủ thì trời sắp sáng. Thời gian quá ít ỏi đối với nguoì phải đến sở làm. Nội rất chu đáo, nguoì đã điện thoại xin ph ép cho tôi vơi chị Thi Tịnh nghỉ một hôm. Anh Vũ Nông thì không thế vắng mặt ở ph iên toà, còn anh Thi Nghiêu và Lý Khiêm, công việc ở đài truyền hình thì chỉ bắt đầu từ xế trưa nên có thế chợp mắt một chút. Sau một đêm quá nhiều sóng gió, chúng tôi cũng khó chợp mắt được.
Tiểu Song lại ngủ trong phòng tôi. Nội vì muốn Tiểu Song không bị quấy rầy nên bé San San được ở phòng nguoị Tiểu ong có vẻ khá mệt, nên khi đặt nguoì lên chiếc giuon`g mà cách đây có một năm từng ngũ Tiểu Song chỉ nói:
- Chị Bình ơi, em giống như một chú ngựa, sau bao năm buông gió trên sa mạc, lũng sâu, xông pha nơi hoang dã bị sút móng, bị chấn thương cả nguoì, bây giờ mệt mỏi nhưng đã tìm về được mái ấm.
Mặc dù Tiểu Song yêu và lấy Hữu Văn gần hai năm. Nhung khi trở về, Tiểu Song vẫn như một chú chim non bé bỏng. Tôi đắp chăn cho Tiểu Song và nói:
- Chị rất sung suóng đón em về.
Tiểu Song lắc đầu, định nói gì nhưng lại thôi. Nàng nhắm mắt lại và thiếp đi. Tôi nằm cạnh lòng bồi hồi, mắt cứ ráo hoảnh không làm sao ngủ được, trằn trọc mãi một lúc rồi cũng ngũ Nhưng khi tiếng ồn ào bên ngoài làm tôi mở mắt ra thì đã 12 giờ ruõi trưạ Tôi còn muốn nhắm mắt ngủ tiếp nhưng tiếng Lư Hữu Văn ngoài phòng khách làm tôi tỉnh hẳn. Hay lắm. Thế mà còn dám mò đến đâỵ
Tôi vào phòng về. sinh rửa mặt, chải đầu, và khi bước ra phòng khách thì cả nhà đông đủ, kể cả Tiểu Song . Lư Hữu Văn đang bứt đầu bứt tai nói:
- ...Em nghĩ kỹ đi Tiểu Song . Em là nguoì hiểu Anh nhất trong cõi đời nàỵ Anh đâu có muốn như vậỵ Vì anh viết không được, anh thối chí, anh đau khổ, nôn nóng, anh không kềm chế được lòng mình, mới sơ sót thế. Anh là một thằng chồng tồi, tôì nhất thế gian. Em hiểu anh. Anh nói một cách vô tâm, chứ anh đâu cố tình xúc ph ạm. Em đừng để tâm chuyện đó. Anh biết em là con nguoì độ lượng, em thương anh và thương con. Tối qua, anh hoàn toàn bị quỉ ám. Anh cũng không biết mình đã lỡ lời nói gì, sai lầm gì Bây giờ trước mặt em, trước mặt anh Thi Nghiêu, Thi Bình, Vũ Nông và đủ cả nhà, anh xin nhận lỗi, anh xin lỗi em. Hãy để đám mây kia tan đi, em đừng làm phiền Nội, hai bác và các anh chị ở đây nữa..
Thú thật nếu là một nguòi nào khác, hiểu biết Hữu Văn không nhiều thì tôi đã tin lời Văn. Nhung thực tế, bao nhiêu lần xảy ra trước mặt, rồi chuyện đêm quá. lời "xin lỗi", hối hận", "thuyết phụïc" kia đã không còn đủ sức thuyết phụïc nữa.. Mặc dù tôi vãn xúc động. Làm sao tránh khỏi khi con nguoì ta là con vật thích nghe chuyện bùi tai, ru ngủ ?
Tiểu Song trái lại tỏ ra rất cứng rắn. Nàng ngồi yên bất động chờ Văn nói hết mới mở lờị
- Anh nói hết chưa
Lư Hữu Văn thở dài, sự khổ tâm hiện lên trên khuôn mặt hốc hác.
- Nói hết gì? Lòng tốt của em đối với anh làm sao kể hết, còn sự xấu xa của anh chẳng biết lấy gì để che giùm...
Tiểu Song cắt ngang.
- Vậy thì ở đây ai cũng bận rộn hết, anh đừng kể lể nữa hẳng ai ở không nghe đâu
Và quay sang Vũ Nông. Tiểu Song nói.
- Anh Vũ Nông, chuyện em nhờ anh đêm qua, anh đã chuẩn bị chưa Nhân ở đây có mặt đông đủ, anh làm ơn giải quyết luôn cho dứt khoát.
Anh Vũ Nông móc trong túi ra tấm đơn làm sẵn, anh do dự nhìn Tiểu Song :
- Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhưng Tiểu Song có thật là đã suy nghĩ chín chắn rồi chứ?
- Còn gì nữa.. Bộ anh tính để tôi phải khổ tới khổ lũi mãi sao? Tôi không muốn kéo dài cuộc sống như thế này nữa, tôi đã quyết định.
Tiểu Song đưa tay đón lấy lá đơn trên tay anh Vũ Nông, đọc một chút. Hữu Văn tái mặt, anh ta ấp úng:
- Mấy nguoì làm gi thế
Tiểu Song đưa hai lá đơn cho Hữu Văn:
- Yêu cầu anh hãy ký vào hai lá đơn ly dị nàỵ Chúng ta không có tài sản để chia, cũng không có tiền để tranh chấp, chỉ có một mình bé San San. Tôi nghĩ là tôi có bổn phận nuôi nó đến truỏng thành.
Hữu Văn đứng lên, đổi ngay sắc mặt.
- Khoan. Ai bảo em là chúng ta sẽ ly dỉ
Tiểu Song cương quyết.
- Tôi nói. Nếu anh đồng ý ký, chúng ta sẽ chia tay trong vui vẻ và sau này vẫn còn tình bạn, còn nếu anh không đồng ý, tôi vẫn ly dị, lúc đó tình cảm của hai bên sẽ bị tổn thương. Tôi đưa vấn đề ra toà án, khống cáo anh nguọc đãi tôi, và cuối cùng tôi cũng đát được mục đích.
Hữu Văn trừng mắt:
- Nguọc đãi ả Tôi nguọc đãi em bao giợ
- Rất nhiều lần, tôi không đưa ra được chứng cự nội cái chuyện anh bỏ nhà đi thâu đêm bên sòng bạc, bỏ mẹ con tôi trơ trọi cũng là một sự nguọc đãị đúng rồi, tôi vẫn có bằng chứng. Cái giấy chứng thương ở bệnh viện Hùng Ân...
Lư Hữu Văn lớn tiếng.
- Ðó chỉ là một tai nạn. không lẽ chuyện vợ bị để non cũng là lý do để ly dị ư? Lý do đó không vững.
Tiểu Song lạnh lùng nói.
- Vâng, chỉ là một tai nạn. Tiếc một điều là trong cuộc sống chúng ta tai nạn nhiều quá, khiến tôi không thế nào tiếp tục sống với anh, vì nếu để nó kéo dài một ngày nào đó chắc tôi chết mất. Anh Văn, anh nghĩ kỹ đi, anh hãy buông tha tôi, coi như anh đã làm được một việc tốt.
Lư Hữu Văn ngỡ ngàng nhìn Tiểu song rồi nhìn chúng tôi, như để tìm kiếm đồng minh. Thấy tình hình không ổn, anh chàng lại nhìn Nộị Mồ hôi điểm lấm tấm trên trán Huu Văn, trời tháng bảy thật nóng.
- Nội ơi Nội, Nội nói đi. Nội noi giùm con đi. Chuyện vợ chồng cãi nhau là chuyện thuòng tình. Tại sao đụng chút lại đòi ly dỉ Thế gian này ai cũng vậy thì còn gì là gia đình, Tiểu Song cứng đầu lắm, Nội nói hộ con đi!
Nội đang bế bé San San, nó đang trèo lên vai nguoì, nghịch chiếc cổ áọ Nguoì vừa vỗ nhẹ vào đít nó, vừa nói:
- Con muốn Nội nói gì? Nội là nguòi ở thế hệ trước, lạc hậu hơn thời các con, lúc Nội lập gia đình phải lễ ra mắt, lễ nói, lễ cũóị Mâm cỗ đầy đủ, lễ nghị Chớ đâu văn minh như các con mà chỉ cần ra toà án ký cái rẹt là xong. Vay mà Nội vẫn ở với nhau suốt đời, yêu nhau suốt đời C`on tụi con? Quen nhau, yêu nhau rồivội vã lấy nhau. Lấy nhau một cách dễ dàng như đi chợ Có khi chưa phải là yêu nhau, cũng lấy nhau rồi thôi nhau. làm cái gì cũng vội vàng, không đắn đo suy nghị Ở thời đại này, Nội không hiểu gì hết, và Nội cũng không mong mỏi gì Tiểu Song là cháu Nội, Nội chỉ mong nó sung suóng, ngoài ra không cần gì cã.
Lư Hữu Văn bối rối, đưa tay lên trán quẹt mồ hôi nhìn Tiểu Song :
- Tiểu Song , anh nghĩ là em chỉ giận anh, em nói vậy thôi, chúng ta đâu đến nỗi phải ly di, phải không em. Sống trên đời này, em thấy đấy anh chỉ có một thân một mình, anh chỉ có.
Tiểu Song tiếp lời:
- Anh chỉ có em và con thôi phải không? và em vơi con là thế giới là cuộc đời của anh, là tất cã. Nếu chúng tôi xa anh, anh sẽ mất tất cả, cuộc sống rồi sẽ hết ý nghiạ Và nếu em tha thứ cho anh, thì anh sẽ làm lại từ đầu, anh sẽ vinh viễn bỏ cả linh hồn Cuộc sống là một sự tuần hoàn giữa chết đi và sống lại, anh lúc nào cũng chết đi sống lại, và anh sẽ là con nguòi hoàn toàn mới.
Tiểu Song nói như trả bài, khiến Hữu Văn vui lên:
- Ðấy thấy không, em đúng là nguoì hiểu anh.
Tiểu Song cười đau khộ
- Vâng, em hiểu anh vô cùng. Vì quá hiểu anh nên em không thế chịu nổi vở kịch cũ nhai đi nhai lại Vì hiểu anh nên tất cả lời thề thốt, lý luận, tỏ tình mật ngọt của anh. lập luận tràng giang đại hải cũ rích, em rõ hết tim đen của nọ Vì vậy nó đã mất tác dụng từ lâu với em rồi anh ạ
Hữu Văn hét.
- Lời của anh không phải là rỗng tuếch. Nếu anh hứa suông thì trời đày anh đi. Anh nói thật dù em có khi dễ, dù em có hận anh thế nào cũng phải dành cho anh một cơ hội cuối cùng. Anh cương quyết không ly hôn. Vì anh yêu em.
Tiểu Song lên tiếng.
- Yêu em? Sao anh lại có thế dùng tiếng yêu một cách dễ dàng như vay? anh yêu em lắm ư? Lúc em thập tử nhất sinh trong phòng giải phẫu thì anh ở đâu? ngày đông rét muót ngồi chờ anh về. Anh không về. Lúc bé San San lên ban đỏ, em phải bế nó suốt đêm, thì anh cũng vắng. Vậy anh nói thương em là thương ở chỗ nào
Hữu Văn đỏ mặt nói:
- Em đừng đem sai lầm nhỏ nhặt đó ra để đánh giá tình yêụ Nếu không yêu em là anh đã ký giấy ly dị, anh cần gì phải van xin năn nỉ, cần gì hạ thấp tự ái mình trước mặt cả nhà họ Chu này, phải không chứ?
- Nói như anh, tất cả đều là tại tôi không hiểu Chứ anh yêu tôi lắm chỉ tội cái anh hay phạm sai lầm, anh không biết cách biểu lộ tình yêu thôi.
- đúng đấy! đúng đấy!
Tiểu Song lắc đầu.
- Nếu đúng như thế thì càng bi đát hon vì tình yêu mà không biết cách biểu lộ tình yêu còn khổ hơn là không yêụ Em cũng gắng tin điều anh nói. Có điều, như nhiều lúc anh nói, sự hiện hữu của em và con là một trở ngại cho tuong lai anh, là đao thủ phủ giết chết tài hoa của anh. Hữu Văn, nhiều lần em đã cố gắng đóng vai nguòi vợ hiền. Nhưng em em diễn xuất dở quá nên đã lỡ làm hại anh. Vậy thì hôm nay em xin được từ chức, để khỏi làm phiền anh nữa.. Dù anh chấp nhận hay không, em cũng từ chức.
- Nghĩa là em vẫn giữ ý ly dỉ
- Vâng.
Lư Hữu Văn quay sang cha tôi.
- Bác trai, bác cho con một ý kiến khách quan đi, Tiểu Song làm như vậy có quá đáng lắm không?
Cha tôi nói.
- Bác thấy thế này nhẹ Con là một thanh niên có tài, có tiền đồ rạng rỡ, nhưng con mộng thì cao mà không thực tệ Cái bi kịch của cuộc đời con là tự đánh gía mình quá cao tuỏng mình là trên hẳn mọi nguoì, kết quả làm gì cũng thất bạị Bác cũng không làm sao giúp con được. Tiểu Song nó được bác mang từ Cao Hùng về nuôi duõng như con. Hôm nay bác nói một nhận xét khách quan nhẹ Nếu để nó tiếp tục sống với con, nó sẽ chết mất. Bác muốn cứu nọ Lư Hữu Văn, thôi thì con ký giấy ưng thuận đi.
Lư Hữu Văn lắc đầu, quay sang mẹ:
- Còn bác gái
- Nếu cậu hỏi tôi, thì tôi xin trả lời như Nội mấy đứa nhỏ. Ngoài ra tôi còn thấy Tiểu Song trước kia lúc lấy cậu nó tự ý lấy chứ không hỏi ý kiến ai, bây giờ thì nó cũng toàn quyền quyết định ly hay không ly hôn với cậụ
Lư Hữu Văn chết lặng, nhìn chúng tôi. Anh chàng tự biết mình cô độc, không có đồng minh, nên cuối cùng bám chiếc ph ao cuối cùng là Tiểu Song .
- Tiểu Song , em không có quyền như vậy, lúc lấy nhau ta đã thề là sẽ ở bên nhau đến răng long tóc bạc cơ mà, làm sao em có thế quên nhanh như vậy chứ?
Tiểu Song đau khổ nói.
- Em chưa quên. Ngay từ trước khi lấy nhau em đã nguyện với lòng là sẽ yêu anh, chăm sóc anh, để anh viết lách, làm nên sự nghiệp, đoạt giải Nobel, nhưng rồi, anh đã viết được mấy chự Hay là anh chẳng làm được gì hết?
Lư Hữu Văn phẫn nộ
- Tôi biết rồi. Cô thấy tôi nghèo, không có vận may và cô bỏ rơi tôi. Cô lấy tôi chỉ vì muốn có danh vọng. Thực ra cô muốn lấy giải Nobel chứ nào phải muốn lấy tôỉ Khốn nạn thật, trên đời này được bao nhiêu giải Nobel chứ? Cô thực dụng đến độ như vậy sao? thấy tôi chẳng làm nên sự nghiệp, cô ly dị để lấy thằng khác!
Tiểu Song nhìn Văn tuyệt vọng:
- Anh đừng nói bậy, đừng trút hết lỗi lầm của mình cho nguoì khác. Cái chuyện đoạt giải Nobel la do chính miệng anh huênh hoang, không phải chuyện em đòi hỏi Anh cũng từng cho rằng tại vì em mà anh xui xẻo, không viết lách được, không đoạt giải Nobel, thì bây giờ em trả tự do cho anh đó, để anh phát huy tài năng của mình. Ðừng cho mình là thất bại vì lý do này hay lý do kiạ Muốn thất bại cũng phải hành động để có được cái kinh nghiệm của thất bại, chứ cứ "ngồi không chờ thời", rên rỉ, không làm, thì biết gì là thất bại chứ? Nếu bây giờ anh viết được một chuyện nào đó khoảng mười ngàn, hai muoi ngàn chữ, dù có được đăng báo hay không, em sẽ công nhận ngay anh là nhà văn. -Dằng naỳ anh không viêt' được cái gì hết. Anh không cố gắng. Ðiều mà em thất vọng nhất ở anh không phải anh nghèo, không lãnh được giải Nobel mà là anh chẳng có ý phấn đấụ Anh chỉ thích ngồi một chỗ than trời trách đất. Muọn đủ mọi lý do để trốn tránh trách nhiệm... đụng một tí là anh nằm trên giường than bệnh nhức đầu, đau lũng, không thế làm việc được nhưng anh lại sẵn sàng thâu đêm bên sòng bạc... Em đã chịu đựng quá sức mình, anh Hữu Văn ạ, hãy tha cho em đi!
Hữu Văn chau mày, bất lực nhìn mọi nguòi, vì đứng cả trên mặt "lý" anh ta cũng đấu không lại Tiểu Song . Anh chợt thấy tức giận, lớn tiếng:
- Ðược rồi Tiểu Song . Cô cậy ở đây đông nguòi, cô làm nhục tôi. Cô đừng hiểu tôi không hiểu tim đen cộ Lúc đầu, ở đây có nguòi đeo đuổi, cô chê nguòi ta là thọt chân, cô sợ lấy nó, nên cô bám vào tôi. Khi lấy tôi rồi cô thấy tôi nghèo, không chỗ tựa, cô lại hối hận. Gã thọt kia dù sao cũng có quyền có thế, có địa vị, cô muốn quay lại Thế là cô kiếm chuyện với tôi. Lý do để ly dị không phải là tôi mà là vì cô muốn lấy gã Thi Nghiêu kia kìa!
Ðang cố trầm tinh nghe Hữu Văn nói, Tiểu Song bàng hoàng. Anh Thi Nghiêu thì khỏi nói, giận dữ vẹt đám đông qua một bên bước tớị Thấy không khí căng thẳng,cuộc thư hùng sắp xảy ra, cha tôi hét lớn:
- Hữu Văn, cậu im đi!
Hữu Văn quay lại cha tôi:
- Mấy nguoì ỷ đông định hiếp tôi ư? Ở đây tôi chỉ có một mình thôi, mấy nguoì muốn giết tôi cứ nhảy vộ Nào Thi Nghiêu, tao đứng đây chờ đâỵ Mày có giết ra tay liền bằng không sẽ bị mang tiếng là dụ dỗ vợ nguòi, phá hoại gia cang nguoì ta đấỵ
Anh Thi Nghiêu mặt tái xanh, nhấn mạnh từng chữ:
- Lư Hữu Văn. Hôm nay tao không đánh màỵ Vì may không phải là thằng đàn ông. Mặc dù trước đây tao rất ghét mày, tao ghét mày vì tuỏng mày có tài, giỏi hơn taọ Bây giờ tao biết rõ mày rồi, mày dơ bẩn, đê tiện, mày chỉ là một đống rác. Mày dám sử dụng cả ngôn ngữ thấp hèn nhất để lăng mạ nguoì đàn bà mày từng yêu quý, thì rõ ràng mày là thằng hết thuốc chữa, đánh mày bẩn tay thôi.
Anh Thi Nghiêu nói một cách hào hứng, chưa bao giờ tôi thấy anh ấy đáng yêu như vậỵ Hữu Văn như bị gõ trúng tim, hă"n lùi ra sau chỉ trừng mắt nhìn anh Nghiêụ Anh Nghiêu vẫn chưa im, tiếp tục nói:
- Vâng tao chỉ là một thằng thọt chân, tao bị thọt chân từ nhỏ, cho mày biết, trước kia tao cũng rất xấu hổ vơ"i tật nguyền của m`inh, tao mặc cảm, tự ti, đau khộ Tao nghĩ rằng suốt đời tao sẽ đau khổ mãi vì nọ Nhưng bắt đầu từ hôm qua, tao đã không còn mặc cảm đó. Nhờ mày giải thoát đó. vì nhờ mày mà tao thấy rằng, trên đời này có lắm điều khổ đau, bất hạnh còn hơn cái chân thọt của taọ Lư Hữu Văn, mày là thằng đẹp trai, không bị tật, cũng thông minh khôn ngoan, miệng lũõi, cái gì mày cũng hơn tao hết. Nhưng tao lại thắng mày là vì tao có tâm điạ ngay thẳng, quang minh chính đại, tao suy nghĩ đúng và hạnh động đúng. Tao tuy thọt nhưng lại đứng vững vàng, còn mày, mày bình thuòng, nhưng lúc nào cũng đứng bên vực thẳm. Vâng, tao yêu Tiểu Song , tao không giấu chuyện đó, vì đó không phải là điều xấu xạ Tiểu Song đã không chọn tao, mà chọn mầỵ Trên tình truòng rõ ràng là tao thuạ Chuyện thắng thua đó cũng thuòng tình, tao cũng không giấu mày, nếu mày ly hôn với TiểuSong , tao vẫn tiếp tục theo đuổi Tiểu Song . Nếu mầy sợ chuyện đó, sao mầy chẳng ăn ở đàng hoàng ở cương vị nguoì chồng? Còn chuyện mày bảo là tao Quyến ru Tiểu Song , hay giữa tao vơ"i Tiểu Song có hành vi ám muội, là vì mày đã có cái nhìn hẹp hòi, nhỏ nhoị Mầy đã nhìn vợ mày duói con mắt tiểu nhân chứ không phải là quân tự Tao con nguòi quang minh chính đại, trước mặt bà Nội, cha mẹ và các em tao ở đây, tao xin lấy danh dự của cả gia đình, trịnh trọng tuyên bố với mày là giữa tao với Tiểu Song không hề có hành vi xấu xa nào cã. Hữu Văn, tin hay không là quyền của màỵ Nhưng nếu mày là hạng nam nhi chi khí, thì tao nghĩ tốt hơn mày không nên dùng quyền lực của thằng đàn ông để ức hiếp nguoì đàn bà, nhất là nguòi đàn bà đó đã vì mình mà hy sinh tất cã.
Lời của anh Thi Nghiêu làm tôi muốn vỗ tay, muốn hét lên, muốn chạy tới ôm chầm lấy anh để tỏ lòng thán phụïc. Ông anh đáng yêu của tôi, ông anh thọt chân của tôi, sao ông anh dễ thương và đẹp trai như vậy? Tôi thấy anh như một thiên thần. Một thiên thần không chỉ kềm chế được Hữu Văn, mà còn khuất phụïc cả Nội, cha mẹ và các chị em tôi nữa.. Gian phòng chìm trong yên lặng, chỉ có Nội tôi lên tiếng.
- Tao không ngờ, thằng cháu yêu quý của tao nó đáng yêu biết chừng nào!
Cha tôi nhìn Nội gật gù:
- Ðến bây giờ con mới biết con của con nó là một thằng đàn ông ra sao.
Lư Hữu Văn đã bị quật ngã, anh ta không còn lớn lối, hung hăng, mất hết nhuệ khị Văn ngồi ngã lưng xuống ghế, hai tay ôm đầu, guong mặt lại trở về với đau khộ Chúng tôi yên lặng đứng quanh. Cục diện chưa biết ngã ra sao. Hữu Văn chợt ngẩng lên:
- Tiểu song, thật tình em muốn ly dị chứ?
- Vâng.
- Có phải vì Thi Nghiêu không?
Tiểu Song nói:
- không, mà là vì anh. Em không muốn trở thành một chuóng ngại cho sự nghiệp của anh.
- Em biết đó chỉ là một cái cớ thôi chứ?
- Em biết, nhưng em không muốn là mục tiêu của cái cớ đó.
- Em đã cương quyết không cho anh một cơ hội cuối cùng?
Tiểu Song nói.
- Có chứ, bao giờ ly dị xong, anh vẫn còn cơ hộị Nếu anh còn yêu em, anh vẫn có thế chứng minh cho em thấy, em sẽ chờ đợi, bao giờ anh có một tác phẩm dài không cần nó có được in ra hay không. Chỉ cần em thấy có, là chúng mình trùng phùng nhau.
Mặt Hữu Văn sáng lên.
- Em nói thật chứ?
Tiểu Song nhìn quanh.
- Vâng, em xin thế. Xin quí vị ở đây làm chứng cho lời hứa của tôi, em cũng xin nói thật với anh là lời hứa của em đáng tin chứ không giống như của anh đâu
Chúng tôi nhìn nhau không hiểu Tiểu Song bày trò gì Vì đã ly hôn thì thôi, còn bày chi chuyện trùng phùng? hay là Tiểu Song vẫn còn yêu Hữu Văn?
Hữu Văn ngẫm nghĩ một lúc, gật đầu:
- Vậy thì anh ký Cái thất bại của ngày hôm nay chắc chắn không phải là một sự thất bại mãi mãi, phải không em?
- Vâng sự thất bại của hôm nay chẳng qua chỉ là viên đá đầu tiên của sự thành công. Anh Văn, anh cứ yên tâm, nếu anh còn yêu em, anh hãy cố gắng và em sẽ chờ anh.
Hữu Văn gật đầu, nhiều lần:
- Vâng anh thề anh sẽ cố gắng.
Và Hữu Văn ký tên lên đơn ly hôn. Anh cũng đồng ý giao quyền nuôi duõng San San cho Tiểu Song .
- Dù sao tôi cũng hứa là sẽ tìm mọi cách để đem được mẹ con em trở về.
Hữu Văn nói với một giọng tràn đầy tin tuỏng rồi hiên ngang bước ngay ra khỏi nhà chúng tôi. Tôi chợt liên tuỏng đến hình ảnh của Hữu Văn lần đầu tiên đến nhà.
Và thế là Tiểu Song đã cùng chồng ly dị
giavui
09-11-2014, 06:34 PM
Sau ngày Tiểu Song ly hôn, cả nhà ai cũng nghĩ là cánh chim mỏi cánh đã bay về tộ Tiểu Song sau một hành trình mệt mỏi, sau bao gió suong đã trở về mái ấm gia đình. -Dây là giây phút để nghỉ ngơi, để rỉa khô cánh sau cơn bão táp, và ủ ấm cánh chim non trong tộ Nội hăng hái sữa soạn lại phòng của chị Thi Tịnh dành cho Tiểu Song . Vì phòng tôi không còn đủ rộng để chưa hai mẹ con cô bạn nhỏ, mẹ thì cũng bận rộn với chăn mền, chiếu gối vì nguoì muốn căn phòng dành cho Tiểu Song phải thích nghĩ cho trẻ con, ngay khi chị Thi Tịnh và anh Lý Khiêm cũng mang hết vật dụng mà anh chị đã sắm sữa để chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời đến cho bé San San. Chúng tôi cố tạo cho Tiểu Song một cảm giác, là Tiểu Song không bao giờ cô độc trên cõi đời nàỵ Có ngờ đâu Tiểu Song về chỉ được ba hôm là nói với Nội:
- Nội và bác đừng lo cho con quá, vì con không ở đây lâu đâu, con sẽ tìm một nơi khác.
Tôi là nguòi lên tiếng phản đối đầu tiên.
- Làm gì kỳ cục thế, đây không phải là nhà của cô sao, còn đòi đi đâu nữa Nếu Tiểu Song dọn đi Nội và ba mẹ sẽ giận cho xem.
Nội cũng nói theọ
- Tiểu Song này, con với Lư Hữu Văn đã chia tay rồi th`i cứ về đây mà ở, nhà ta từ khi con với Thi Tịnh đi lấy chồng đã lạnh lẽo nhiều, có con về Nội rất vui, nhất là có thêm bé San San, Nội bồng nó đã quen taỵ Nếu con đi Nội buồn lắm.
Rồi Nội chăm chú nhìn Tiểu Song tiếp.
- Ngó bề ngoài của con thì yếu đuối mà làm việc thì cứng rắn, con đã khổ nhiều, có tội tình gì mà phải đày đọa xác thân. Tại con uong ngạnh quán nên cuộc đời mới khộ Bây giờ con hãy nghe lời Nội con nhẹ
Tiểu Song ngồi trên ghế salon, lặng lẽ nhìn Nội, cái nhìn trầm tinh như mọi khi:
- Lần này không phải là ngang ngạnh, mà là một sự suy nghĩ rất cặn kẹ
Tiểu Song nói.
- Chính vì con đã suy nghĩ kỹ mới đi đến quyết định là phải dọn đi.
Tôi hỏi:
- Tại sao vậy? Với lý do gì?
Tiểu Song quay lại nhìn tôi, nàng không nói bằng lời mà bằng ánh mắt.
- Chị Thi Bình, em biết chị đã hiểu lý do rồi.
Tôi biết? Phải nói là tôi ngu ngơ vô cùng, tôi rất chậm hiểu, nhiều lúc thấy Tiểu Song còn nhạy cảm hơn tôi. Trong lúc tôi còn nghĩ ngợi thì cha đã lên tiếng:
- Thôi được rồi, Tiểu Song . Con lớn rồi tự con quyết định, con muốn dọn đi thì cứ dọn, không ai ngăn cản con được. Có điều, bác không biết là con đã chọn được nơi dọn đến chưa Nơi đó có thích hợp với đàn bà có con mọn như con không?
- Cái đó con sẽ tìm.
Cha gật gù, chăm chú nhìn Tiểu Song như muốn tìm hiểu điều Tiểu Song đang nghĩ và cha nói:
- Cũng được, có điều con cần ghi nhớ điều của bác đây là cửa nhà họ Chu lúc nào cũng rộng mở đó con. Dù con ở duói một hoàn cảnh nào.
Tiểu Song nhìn cha với cái nhìn biết ơn, rồi lại cúi nhìn xuống. Anh Thi Nghiêu từ đầu cuộc nói chuyện đến giờ, không phát biểu tiếng nào, đột ngột đứng dậy bỏ vào trong.
Việc thảo luận coi như kết thúc. Tối hôm ấy, sau khi ru con ngủ xong, Tiểu Song qua phòng tôi nói.
- Chị Thi Bình, em biết chị lo lắng nhiều cho em, có lẽ chị không hiểu lý do tại sao em muốn dọn đỉ
Tôi chưa kịp lên tiếng, thì có giọng nói rất rõ ràng từ ngoài cửa vọng vào:
- Ðể tôi giải thích cho Thi Bình nghẹ
Ðó là tiếng của anh Thi Nghiêu, anh đang đứng áng ngay cửa, mắt đăm đăm nhìn Tiểu Song .
- Tiểu Song , tôi biết tại sao em muốn dọn đi, có phải vì họ Chu này có một nhân vật rất nguy hiểm phải không? Em không thế không trốn tránh, em sợ lời dèm pha của Hữu Văn, đúng không? Nếu vậy thì em khỏi phải dọn đi. Tôi sẽ đi noi khác ợ
Tiểu Song nhìn anh Thi Nghiêu với ánh mắt buồn:
- Anh Thi Nghiêu, xin anh hãy hiểu cho.
Thi Nghiêu nói nhanh.
- Tôi hiểu, tôi rất hiểu Tuy cô đã ly dị nhưng cô vẫn còn yêu Hữu Văn, cô ở đó mà chờ đợi, theo dõị Vì vậy khi cô muốn dọn đi là cô muốn trốn lánh tôi, đúng không Tiểu Song ? Nếu sự hiện diện của tôi là một sự uy hiếp, thì cô cứ ở lại, tôi sẽ đi.
Tiểu Song kêu lên một cách đau khộ
- Anh Thi Nghiêu!
Anh Thi Nghiêu nắm chặt lấy vai Tiểu Song lắc mạnh:
- Em đừng nói gì hết. Em hãy nghe tôi nói đâỵ Lúc đứng trước mặt Lư Hữu Văn tôi đã từng nói là tôi không bao giờ từ bỏ ý định yêu cộ Vì vậy, nếu cô có bỏ đi chân trời, góc bể nào thì tôi vẫn đến đó cần gì phải chạy trốn chứ? Nhưng nếu cô vẫn giữ ý định thì hãy nghe tôi nói nẹ Cô còn trẻ, yếu đuôi, lại có bé San San, làm sao cô có thế sống một cách độc lập được? Niềm đau trải qua chưa đủ hay sao? Nếu cô biết suy nghĩ cô hãy ở lại đây, vì ở đây ít ra còn có Nội và ba mẹ tôi, ai cũng sẵn sàng chăm sóc cô, còn tôi, tôi là một nguoì đàn ông, nơi đâu tôi cũng có thế ở được. Tôi không sợ một thứ nguy hiểm nào hết. Cô ở lại, mai tôi sẽ dọn đi. Cô cần phải ở một nơi an toàn, có tình yêu và có sự êm ấm của gia đình. Cô hãy nghe tôi, đừng để tôi ngày ngày phải hồi hộp lo lắng, cứ sợ cô gặp bất trắc, hay khổ sở, được không hả Tiểu Song ?
Tiểu Song nhìn anh Nghiêu với đôi mắt mờ lệ:
- Anh Thi Nghiêu tại sao anh phải khổ sở như vậy? Anh nên hiểu rằng, chuyện em ly dị không phải là đệ
Thi Nghiêu vội vàng đưa tay chận lại, không để Tiểu Song nói tiếp:
- Em đừng nói gì hết. Chuyện em ly dị có ý nghĩa khác đối với em. Anh không cần biết em nghĩ gì và anh cũng không muốn em hiểu ý nghĩ của anh. Anh chỉ muốn em ở lại, để anh dọn đi.
Tiểu Song lắc đầu, anh Thi Nghiêu giận dữ:
- Tiểu Song, sao em cứng đầu thế
Tiểu Song đẩy tay Thi Nghiêu ra.
- Vậy thì em nói. Anh Thi Nghiêu, anh có nhớ là lúc em đòi ly dị, Hữu Văn cứ lời một cho là em đã làm thế là vì anh. Bây giờ nếu em ở đây, cái tội danh đó sẽ được hợp thức hoá, dư luận sẽ xầm xì, dù chúng ta không có ý nghĩ đó. Vì vậy em đã chấp thuận chuyện đợi chờ Hữu Văn. Em đã hứa là bao giờ Hữu Văn viết được một quyển truyện, thì em sẽ trùng phùng lại với chàng, và hứa là em phải giữ lời, dù thời gian có là bao lâu, em dọn ra khỏi gia đình anh, mục đích chỉ có như vậy để cho Văn thấy rằng giữa chúng ta không có bất cứ một điều gì mờ ám, và anh ấy có thế an tâm để trước tác.
Anh Thi Nghiêu gật đầu.
- Ðiều đó anh đã nghĩ đúng, em không bao giờ quên được Hữu Văn. chuyện em ly hôn chỉ là một thủ đoạn. Một thủ đoạn để giúp chồng thành công.
Tiểu Song thở dài.
- Anh Thi Nghiêụ Chuyện vợ chồng một ngày một bữa cũng là vợ chồng. Em và Hữu Văn đã ở với nhau gần hai năm, chuyện ly hôn là bất đắc di, em quyết định như thế chẳng qua chỉ là một biện ph áp kích thích, biết đâu với sự kích thích đó Văn sẽ thật sự cố gắng phấn đấu và em chỉ cần anh ấy dựng lại cuộc đời, lúc đó em vần là vợ của Văn. Anh đừng nghĩ rằng điều em ly dị là để cắt đứng ân tình. Hãy biết đó là thủ đoạn và em phải giữ lờị
- Nhưng nếu Hữu Văn mãi hai muoi năm sau vẫn không viêt được thì sao?
- Thì em sẽ đợi anh ấy hai muoi năm.
Thi Nghiêu trừng mắt, nhìn Tiểu Song :
- Em điên rồi!
Tiểu Song im lặng. Anh Thi Nghiêu buồn bã:
- Tốt lắm. Em đợi hắn hai muoi năm, thì anh cũng sẽ đợi em hai muoi năm.
Tiểu Song tròn mắt nhìn Thi Nghiêu:
- Anh Nghiêu, anh cũng điên ư?
Thi Nghiêu gật đầu:
- đúng vậy, em điên anh cũng điên theọ Chỉ có một điều không công bình là em đã điên vì chồng em, còn anh lại điên vì em.
Tiểu Song yên lặng với hai giọt nước mắt lăn dài trên mạ Anh Thi Nghiêu xúc động nói:
- giọt nước mắt kia có phải vì tôi hay vì aỉ
Tiểu Song không trả lời, tiếp tục khóc. ANh Thi Nghiêu thở dài, rồi đột nhiên anh cúi xuống ôm lấy Tiểu Song tìm môi nàng, nhưng Tiểu Song đã vùng vẫy cố thóat khỏi tay của anh Thi Nghiêụ
- Ðừng! Ðừng anh, xin anh hãy tha thứ cho em.
Anh Thi Nghiêu ngẩn ra. Anh đứng thẳng nguoì bối rối:
- Thôi được rồi, anh sẽ không động đến em, nhưng em phải hứa với anh là em sẽ ở lại
Tiểu Song lắc đầu, anh Thi Nghiêu ra lệnh:
- Nhất định em phải ở lại
Tiểu Song vẫn không đồng ý, anh Thi Nghiêu bất lực, anh vung tay đấm mạnh lên bàn:
- Thật anh chẳng làm được gì cả!
Thế là ba hôm sau Tiểu Song dọn ra khỏi nhà chúng tôi. Tiểu Song muốn một phòng trọ nhỏ trong một chung cư ở đuòng Hạ Môn, may mắn là trong phòng được trang bị đầy đủ tiện nghị Tiểu Song định trở về nơi cũ, lấy chiếc đàn duong cầm về, tiếp tục thu nhận học sinh, tiếp tục nghề cô gíao dạy nhạc . Hôm đi dọn đàn có tôi cùng theọ Vì Song không muốn đơn độc đối diện với Hữu Văn. Hôm ấy, Văn tỏ ra rất hoà nhà. Anh ta chỉ nhìn Tiểu Song hỏi:
- Em vẫn giữ lời hứa chứ?
- không bao giờ thay đổi.
- Nhưng em có hận tôi không?
Lư Hữu Văn hỏi, mắt buồn buồn nhìn Tiểu Song . Con nguoì nghĩ cũng lạ Khi còn trong vòng tay thì chẳng đóai hoài, trân trọng, lúc mất đi rồi lại hối tiếc. Tiểu Song nói.
- không. Nếu hận, tôi đã không chờ anh, tôi hứa sẽ chờ anh, hẳn anh hiểu rồi. Tôi hy vọng anh sẽ phấn đấu vuon lên, đừng sa xuống vung lầy nữa..
Hữu Văn ngần ngừ một chút nói.
- Tiểu Song . Có thề thốt thì cũng vô ích thôi phải không? Trước kia anh đã từng thề hàng trăm lần, nhưng không giữ được, vậy thì bây giờ anh không thề, anh sẽ cố làm cho em thấỵ Vì Tiểu Song , anh yêu em, anh không muốn mất em.
Tiểu Song chớp mắt, xúc động:
- Anh Văn, bây giờ thì anh không còn gánh nặng gia đình, anh không còn gặp bất cứ trở ngại, phiền ph ức, bực dọc khi sống với em và con, anh đã được giải thoát, để trở lại chính con nguoì ban sơ của mình. Anh hãy cố gắng viết, nếu thật sự anh còn yêu em, thì anh hãy tin rằng em vẫn chờ anh.
Hữu Văn nói.
- Anh biết. Anh hiểu lòng tốt của em, nếu em không cương quyết làm như vầy, thì cuộc sống của anh sẽ chẳng hơn gì loài thụ Tiểu Song , em yên tâm, anh sẽ không dễ dàng để mất em, anh sẽ làm đơn xin nghỉ việc. Tuần sau anh sẽ đi về miền Nam.
Tiểu Song ngơ ngác:
- Ði về miền Nam? để làm gì thế
- Anh sẽ đến một thôn làng hẻo lánh, ở đấy và viết. Anh đã nghĩ kỹ rồi, cuộc sống ở thành phố quá xô bồ, quá nhiều cám dỗ, không còn thích hợp với anh, hoặc anh sẽ đi sâu và vùng rừng núi, ở đấy anh sẽ cố gắng phấn đấụ Trong vòng một năm phải có tác ph ẩm, lúc đó chúng ta lại sẽ trùng phùng.
- Vâng, và em sẽ đợi anh.
Tôi đứng đó, lòng ngập đầy cảm xúc, nhìn đôi vợ chồng đã chia tay, say sưa vẽ ra viễn cảnh trùng phùng đẹp đẽ, chuyện hoang tuỏng. Tôi nghĩ là nếu đem ra mà dựng thành sách hẳn sẽ lôi cuốn nhiều bạn đọc. Nhìn cảnh họ chia tay rất xúc động. Lần này chắc chắn Hữu Văn đã quyết tâm, và biết đâu anh ta chẳng làm nên sự nghiệp? Tôi nghĩ , và lúc bấy giờ anh Thi Nghiêu sẽ tính sao? Tôi lắc đầu không muốn nghĩ tiếp.
Chiếc đàn duong cầm được đưa sang nhà mới, Tiểu Song mở nắp đàn ra, một phổng thư rơi ra ngoài. Nhìn nét chữ rồi Tiểu Song đưa cho tôi. Thư của Hữu Văn, Tiểu Song đọc thư với một tâm trạng phấn chấn và sau đó cho cả tôi đọc:
Tôi sẽ đem hết quãng đời còn lại tranh đấu và xây dựng, để đổi thay quan điểm của Tiểu Song bằng dã có với tôi, để đoạt lại tình cảm của nàng.
Tôi phải làm lại cuộc đời, cống hiến tất cả cho việc viết lách.không dòi hỏi phải có một cuộc đổi chác. Vì chính sự đặt để mục tiêu trước kia, đã đưa tôi vào cảnh tuyệt vọng. Tiểu Song đã thương hại tôi, vì tôi bất tài, cái đó phải thay đổi. Một năm ruõi sống bên nàng, một năm ruõi ngập đầy tình yêu mà tôi không biết trân trọng. Bây giờ, mất tất cả, tôi mới biết rằng, cuộc đời tôi là của Tiểu Song . Dù sao cú sốc vừa qua đã đem lại cho tôi một bài học lớn. Bây giờ biết được chân lý tình yêu, dù không một chút hy vọng, tôi hứa vẫn phấn đấu hết sức mình để lấy lại niềm tin của nàng. Tôi đã nghĩ được một đề tài lớn, tôi sẽ cố tập trung viết, sẽ cố tình cho nàng thấy thành tích của mình...
Tôi đọc xong, nhìn lên:
- Tiểu Song có tin được lời của Hữu Văn không?
Tiểu Song lặng lẽ nhìn tôi.
- Thuòng thì sau qúa nhiều thất vọng, nguoì tay hay nghĩ ngờ, phải không? Nhưng em cũng cố chờ xem một phép lạ
Phép lạ. Vâng. Tiểu Song rồi sẽ chợ Dù bao nhiêu năm tháng trôi quá. không phải chỉ có một mình Tiểu Song mà cả ông anh Thi Nghiêu của tôi. Có điều hai nguòi chờ hai phép lạ khác hẳn. Và trong khi chờ đợi, tháng năm vẫn đi qua, mới đó mà bé San San đã được ba tuổi
Trong ba năm đó, bao nhiêu sự việc đã xảy đến. Tôi và Vũ Nông đã lấy nhau. Chúng tôi mua một ngôi nhà ở đuòng Hạ Môn, chỉ cách nhà Tiểu Song mấy con hẻm. Con của chị Thi Tịnh cũng đã lớn. Hai tuổi Nó tròn và trắng, sổ sữa đẹp traị Một niềm kiêu hãnh của anh Lý Khiêm. Anh Thi Nghiêu lên chức Gíam đốc thì anh Lý Khiêm cũng được cân nhắc lên làm truỏng ban biên tập, còn anh Vũ Nông của tôi bây giờ đã là một Quan Toà thực thụ rồi. Ngôi nhà cũ của gia đình đình tôi, ba mẹ đã cho ph á xây thành một biệt thứ. rộng, còn ngôi nhà cũ xưa kia Tiểu Song và Hữu Văn ở hiện đã biến mất, nơi đó mò.c lên một toà chung cư bốn tãng. Tiểu Song bây giờ rất bận. Soạn nhạc rồi soạn lờị Anh Thi Nghiêu đã đưa đến cho cô ấy rất nhiều việc để làm, nên bây giờ cũng không có thời giờ đâu mà nhận học trò kèm tại nhà riêng. Tiểu Song bây giờ rất nổi tiếng. Thu nhập của cô ấy trội hẳn của chúng tôi. Chuyện nghèo khổ nay đã trở thành quá khự Nhưng Tiểu Song vẫn ở nơi cũ, nàng không chịu dọn đến nơi khác khang trang hơn, lý do là:
- Thành phố biến đổi nhiều quá, cao ốc mò.c lên khắp nơi, nếu bây giờ em dọn tới chỗ mới, rủi anh Văn về, anh ấy biết nơi nào mà tìm em?
Tôi nói.
- Ðừng có điên. Từ khi Văn đi xa đến giờ đã hai năm, ông ấy chẳng hề có một cái tin, một cái thư nào về cho cộ Cô còn đợi gì? Mà nếu bây giờ Hữu Văn có muốn tìm cô thì khó khăn gì đâu? Chỉ cần điện thoại tới đài truyền hình là biết ngay chứ gì?
Tiểu Song chỉ nhún vai, không nói gì cã.
Bé San San càng lớn càng đẹp. Nó bây giờ là cháu chắt cưng của Nội, lại rất ngoan. Một tiếng, hai tiếng đều "Cố ơi, cố!" Nội nói:
- San San là của Cố đấy, phải không?
Còn anh Thi Nghiểủ Giữa anh với bé San San có một tình cảm rất đặc biệt. Tôi chưa thấy ai yêu trẻ như anh, cùng bò duói thảm làm trâu, làm ngựa, rồi cùng chơi trò xếp hình sắp chữ, xây dựng. Bé San San gọi anh Thi Nghiêu là "con tàu hoả của con". Và mỗi lần gặp anh là nó nung nịụ
- Tàu hoả ơi, sao taù hỏa không chở bé San San đi vòng vòng vậy?
Làm sao tàu hỏa lại không đành lòng chở khách, và thế là tàu hỏa phải chống chân lên thảm "tin, tin!".
Bé San San cũng thuòng đòi một tay nắm lấy tay mẹ, một tay nắm lấy tay Thi Nghiêu làm trò xích đu, nghêu ngao bài hát ở mẫu giáo:
Gà mẹ mắng gà con Con tôi sao ngu quá Mẹ dạy cục cục cục Mà cứ chi chi chị
Mỗi lần trông hình ảnh đó, là tôi lại xót xa, nếu nhự nếu như San San là con của Tiểu Song với anh Thi Nghiêu thì còn gì hơn? Tôi không hiểu Tiểu Song suy nghĩ sao chớ việc chờ đợi biết đến bao giờ? Muòi năm rồi hai muoi năm? Còn anh Thi Nghiêủ không lẽ anh ấy lại định truòng kỳ kháng chiến? có nhiều lúc tôi nói với anh Nghiêu
- Em không biết vở kịch này sẽ kết thúc thế nào
Mùa thu năm ấy, nguoì tôi không khỏe, nên anh Vũ Nông thuòng đưa tôi ra ngoại ô đổi gió và mỗi lần đi tôi đều kéo anh Thi Nghiêu với Tiểu Song theo, đương nhiên là có cả bé San San. Chúng tôi đùa rất hoà hợp. Một buổi chiều khi từ truòng mẫu giáo về San San có vẻ rất vui, nó cùng anh Nghiêu chơi đủ mọi trò chơi Hạnh phúc như tràn ngập căn phòng nhớ. Chợt anh Thi Nghiêu bước tới đứng cạnh Tiểu Song nói:
- Tiểu Song này, bé San San nó đang cần một nguoì chạ
Tiểu Song nói nụ cười chợt tắt:
- Nó đã có cha rồi!
- Thế cha nó hiện ở đâu?
- Ở một nơi nào đó thôi.
Tiểu Song vẫn nói, mắt xa vời. Anh Thi Nghiêu đặt tay lên tay Tiểu Song .
- Tiểu Song nàỵ không lẽ em cứ ở vầy chờ đợỉ chúng ta phải nghiêm chỉnh suy nghĩ , không lẽ em chờ thêm hai muoi năm?
Tiểu Song nói nhớ.
- Em có bảo anh chờ đâu Bây giờ là lúc anh phải có gia đình rồi.
Anh Thi Nghiêu siết mạnh tay Tiểu Song .
- Tiểu Song , sao em tàn nhẫn thế Em không thấy là tôi đã đợi được bao nhiêu năm rồi ư? Có thêm hai muoi, năm muoi, hay một trăm năm nữa anh vẫn chợ
Tiểu Song quay lại nhìn anh Thi Nghiêụ
- Làm chi cho khổ như vậy? Anh hãy nghĩ kỹ đi, trên đời này còn biết bao nhiêu nguoì con gái, anh biết tôi là chuyện điên rồ mà anh lại điên theo sao? -Dợi, đợi biết đến bao giờ?
Anh Thi Nghiêu vẫn ngoan cố:
- Nếu em điên, anh điên theọ Nếu em chờ, anh chờ theọ
- Anh Nghiêu, sao anh không nghĩ là nếu Hữu Văn vinh viễn không về, thì em vẫn ở vậy, anh có chờ cũng vô ích.
- Thật vậy ư? Ðể xem.
- Sao anh cố chấp như vậy? vô ích thôi.
- Bởi vị
Anh Thi Nghiêu chưa kịp nói, thì bé San San đã chạy hết một vòng ô tô chân nó chen vào giữa hai nguoì vói bài hát:
- Gà mẹ mắng gà con
Sao con tôi ngu quá
Mẹ dạy cục cục cục
Mà cứ chi chi chi
- Bởi vị bởi vì anh là một đuá ngu!
Bé San San nghe, cười ngặt nghẽo, nó bá cổ Thi Nghiêu nũng nịu nói:
- Mẹ ơi, sao taù hoả của con lại ngu hở mẻ
Tiểu Song đỏ mặt quay về huóng khác. Tôi nắm tay anh Vũ Nông nói:
- Em rất mong, mong sao cho vở kịch này nhanh chóng hạ màn.
giavui
09-11-2014, 06:35 PM
Mùa đông đến, bác si cho biết là tôi bị thiếu máu, và duói sự khuyên nhủ của Nội và anh Vu Nông, tôi xin tạm nghỉ việc ở Ngân hàng. Cuộc sống rảnh rỗi hơn. Anh Vũ Nông suốt ngày ở Tòa Án, nên khi buồn tôi qua nhà của Tiểu Song chơi, phụï nàng chép nhạc , sọan lời, đôi lúc là đùa với bé San San. Tiểu Song bây giờ đã là một nhạc si nổi tiếng, có nhiều tác ph ẩm. Cũng trong khoảng thời gian nàỵ Anh Thi Nghiêu ngoài lúc bận ở đài truyền hình ra, cũng có mặt thuòng xuyên ở nhà Tiểu Song . Tiểu Song bắt chước Nội, mua một bếp lò để giữa nhà làm lò suỏị Buổi tối tôi và Anh Vũ Nông, Thi Nghiêu, bé San San thuòng quây quần quanh đấy chuyện trò vui vẻ, đùa với San San. Cái khung cảnh êm đềm như vậy nhiều lúc làm tôi suy nghị Nếu cuộc đời ph ẳng lặng thế này cũng tốt thôi. Hạnh phúc đâu cần phải một cái gì to tát? MỘt chút niềm vui, một chút ấm cúng là đủ rồi. Nhưng cuộc đời đâu được ph ẳng lặng mãi đâủ Có những bất ngờ thiên định. Tôi nghĩ đến cái đêm hôm ấỵ Cái đêm mà anh Thi Nghiêu định tỏ tình với Tiểu Song bên đàn duong cầm, nêu hôm ấy không bị anh Vũ Nông làm mất thăng bằng, văng ra ngoài cửa phòng thì có lẽ đã đâu vào đấy Vậy ma.
Bất ngờ thuòng không chỉ đến một lần, lại đến và hôm ấy cũng vào lúc ban đêm.
Tôí hôm ấy, tôi với Vũ Nông dùng cơm ở nhà Tiểu Song , cơm xong chúng tôi ngồi chuyện rỗị Giờ này thương` khi có cả anh Thi Nghiêu, nhưng hôm đó không hiểu anh ấy bận gì mà không đến. Hơn tám giờ khuya, bé San San đã ngủ yên. Lửa trong lò suỏi cháy mạnh, làm ấm cả gian phòng. Bên ngoài mưa nặng hạt, gió đập vào cửa kính phần ph ật. Tiểu Song vừa khều than trong lò, vừa nhìn ra ngoài trông ngóng với tâm trạng bất an. Tiểu Song chợt nói:
- Chị Thi Bình, chị có nhớ hôm đầu tiên em đến nhà chị không? Bữa đó cũng mua to gió lớn như thế này, trời thật lạnh, vừa từ ngoài vào là em đã thấy quá ấm.
Tôi nhớ lại cái đêm ấỵ Tính nhẩm:Sáu năm! mới đây mà đã sáu năm rồi. Trong sáu năm đó, cuộc đời chúng tôi ph ẳng lặng trên dòng đời Chỉ có Tiểu Song là qua bao sóng giọ Lấy chồng, ly dị, đợi chờ, dày vò, đau khộÐến bây giờ vẫn còn "Mộng nơi đâu, tình về nơi đâủ" Tôi nghĩ , và thấy tội nghiệp cho Tiểu Song quá.
Chợt nhiên có tiếng chuông cửa reo Văn g. Vũ Nông nhảy vội ra mỡ Anh Thi Nghiêu bước vào với một luồng gió lạnh. Anh đứng giữa phòng khách. không áo mưa, không dụ mình mẩy uót như chuột. Nhưng anh vẫn cười Anh nhìn Tiểu Song với cái nhìn nồng ấm:
- Hôm nay anh sẽ mang đến cho em một món quà, em đoán ba lần, xem thử anh sẽ mang quà gì đến cho em?
Có lẽ lại mang thêm việc phối âm cho Tiểu Song . Tôi nghĩ, hoặc không thì làm một tuyển tập bài hát của Tiểu Song. Tóm lại, tôi biết tính anh Thi Nghiêu, anh hết lòng lăng xê Tiểu Song , vuọt mọi trắc trở, đau khộ
Tiểu Song nhìn anh Nghiêu nói:
- Em không đoán đâu Vì cái mà em mong đợi, nó vuọt khỏi tầm tay anh giúp.
Tiểu Song nói làm tôi cũng thấy buồn. Cô ấy vẫn một lòng chờ đợi nguoì xưạ Có lẽ anh tôi buồn lắm. Tiểu Song hình như thấy có gì không phải, nên lại tiếp:
- Thôi lau nguoì đi, anh uót hết trơn rồi kìa!
Tiểu Song định đi vào trong lấy khăn, nhưng anh Thi Nghiêu đã dưa tay giữ lại Anh Thi Nghiêu nhìn thẳng vào mắt nàng.
- Ðừng đi đâu cã. Tôi bảo cô đoán mà cô vẫn không chịu đoán.
Tiểu Song đứng lại nhìn anh:
- Vậy thì anh đã hợp đồng dĩa hát cho em?
Anh Thi Nghiêu lắc đầu:
- Anh làm một băng nhạc chuyên đề cho em?
- ...
- Nếu anh cho em một cassette hifi stereo thì em sẽ không nhận đâu nhé, em có đủ thứ rồi, bày đặt kiểu đàn duong cầm như lúc xưa, em không nhận đâu
- không phải tuốt!
- Vậy thì em chịu thuạ
Anh Thi Nghiêu nhìn Tiểu Song với đôi mắt bí mật, từ từ lấy trong túi ra một hộp đựng nữ trang màu đỏ, đưa đến trước mặt Song . Tôi liếc nhanh về phía anh Vũ Nông. Anh Thi Nghiêu lại điên rồi. Anh định va đầu vào đá ư? Biết tính Tiểu Song cố chấp và uong ngạnh. Bây giờ đâu phải là lúc cầu hôn? Quả nhiên, đúng như điều tôi nghị Tiểu Song tái mặt liếc nhanh chiếc hộp, rồi bước thụt lùi:
- không, không, không, tôi không nhận vật nàỵ
Anh Thi Nghiêu đứng thẳng lưng, nước trên đầu chảy ròng ròng xuống mặt. Anh nói từng tiếng một:
- Nếu không nhận cũng không sao, nhưng hãy mở ra xem đi.
Tiểu Song lắc đầu:
- Anh cứ mang về đi, tôi không xem gì hết!
Anh Thi Nghiêu có vẻ bực:
- Chỉ để làm việc này, tôi đã phải đội mưa để tìm cho bằng được, và cô không nhận để cho tôi được một chút an ủi sao?
Tiểu Song xúc động, nàng suy nghĩ một chút nói:
- Em chỉ nhìn, nhưng em sẽ không nhận!
- Thì cứ xem đi rồi quyết định sau, được chứ?
Tiểu Song cầm lấy hộp nữ trang, chầm chậm mơ ra. Anh Thi Nghiêu có vẻ căng thẳng. Tôi tự nghĩ mấy năm nay anh Thi Nghiêu cũng kiếm được không ít, có lẽ anh đã tặng cho Tiểu Song một chiếc nhẫn hình trái tim để tỏ tình, đang nghĩ thì tôi nghe Tiểu Song hét lên:
-- không thế tin được, anh Thi Nghiêu em không dám tin đây là sự thật.
Rồi nước mắt chảy dài trên má nàng. Tiểu Song vừa khóc vừa cười quay về hưóng tôi.
- chị Thi Bình, chị xem này, đúng là một chuyện khó tin! Chiếc mặt ngọc, chiếc mặt ngọc mà Nội đã cho em, anh Thi Nghiêu ở đâu anh tìm được vậỵ
Tiểu Song sung suóng, nàng nói lũng tung. Tôi bước tới, anh Thi Nghiêu đúng là đã làm được một việc ngoài trí tuỏng tuọng của mọi nguòi, hay là chiếc mặt ngọc này chỉ là chiếc mặt ngọc mới làm theo khuôn mẫu củ Nhưng khi nhìn kỹ, tôi cũng phải sững sờ, đúng là chiếc mặt Ngọc của Nội, màu cẩm thạch, trên có khắc hình hai con cá đang boi lộị Tôi buột miệng:
- Anh Thi Nghiêu, anh tìm được ở đâu đấy
Anh Thi Nghiêu không nhìn tôi mà chăm chú nhìn Tiểu Song .
- Tôi đã mất hết bốn năm mới tìm ra được tông tích của nọ Lúc đầu tôi tìm đến nguòi bạn cờ bạc chung với Hữu Van, họ cho biết là đã bán nó cho tiệm nữ trang, tôi tìm đến đấy, thì chiếc mặt ngọc đã được một mệnh phụï mua, gặp bà ta, bà ta lại cho biết là đã nhuòng nó cho một minh tinh màn bạc. Cô ấy đang đóng phim ở Hong Kong, tôi cho nguòi sang ấy thương lượng, cô ta không chịu nhuọng lại, cuối cùng bất đắc di tôi phải viết một bức thư dài cho cô ta, kể hết sự quan trọng của nó, và tối hôm ấy cô ta đã nhờ nguoì mang chiếc mặt ngọc đến cho tôi. Tiểu Song , như vậy là lá rụng về cội rồi nhẻ
Tôi cầm chiếc mặt ngọc trên taỵ Sợi dây vẫn là sợi dây cũ, tôi mang vào cổ cho Tiểu Song :
- Ồ! Tiểu Song tuyệt quá! Món nữ trang của nhà họ Chu truyền lại, bây giờ vẫn thuộc về nhà họ Chụ
Trong lúc vui suóng, tôi đã nói một câu khá mập mờ, khiến Tiểu Song đổi hẳn sắc mặt:
- Chị Thi Bình, em nghĩ hay la chị mang về đi, để nơi đây sợ rồi cũng mất. Tôi giữ lấy tay của Tiểu Song :
- Cái này của Nội đã cho cô, thì cô cứ mang.
Anh Thi Nghiêu cũng bước đến nói:
- Tiểu Song , cô còn nhớ lúc ở bệnh viện không? Cô đã gào khóc đòi chiếc mặt ngọc, bây giờ tôi đã mang về cho cộ
Tiểu Song quay sang nhìn anh Thi Nghiêu nói nhỏ:
- Em không biết lấy gì để cảm ơn anh. Anh đã bỏ ra bốn năm trời để tìm chiếc mặt ngọc cho em. Em đã nợ gia đình họ Chu quá nhiều, không biết lấy gì đền đáp.
Anh Thi Nghiêu vẫn nắm lấy tay của Tiểu Song , nhìn Tiểu Song với đôi mắt thật ấm, tôi chợt thấy xúc động biết đâu chuyện khó tin lại xuất hiện, biết đâu không cần phải chờ đến hai muoi năm.. biết đâu
Nhưng giữa cái biết đâu đó, một chuyện khó tin lại xảy đến, nó ph á tan cái không khi bình lặng đầy xúc động nàỵ
-Dầu tiên là chuông của lại reo, làm giật mình cả Tiểu Song và Thi Nghiêu, ph á tan cái cảnh mà bấy nhiêu năm nay tôi mong đợị Anh Vũ Nông ra mở cửa, một bóng nguoì uót như chuột lại xông vào. Nhìn kỹ thì ra anh Lý Khiêm, tôi còn đang ngạc nhiên, không hiểu anh ấy đến đây làm gì thì anh Lý Khiêm đã nói như hét:
- Tiểu Song tôi đem tin của Lư Hữu Văn vê cho cô đây!
Chợt nhiên căn phòng chìm trong yên lặng. Chúng tôi đón tin với cảm xúc khác nhau. Cơ hội của anh Thi Nghiêu lại bay mất. Rồi Tiểu Song xông tới, căng thẳng.
- Làm ơn cho em biết anh ấy hiện ở đâu?
Anh Lý Khiêm nói.
- Ở Cao Hùng. Tôi đi làm phim phóng sự cho xí nghiệp thép thì gặp Hữu Văn ở Cao Hùng!
Tiểu Song chăm chú nhìn Lý Khiêm, mặt tái đi.
- Anh ấy lại thất bại, anh ấy không viết được một chữ nào nữa phải không? hay là anh ấy đã có nguòi yêu khác?
Lý Khiêm lắc đầu, giọng nói nhỏ hẳn xuống:
- Tiểu Song , Hữu Văn sắp chết.
Tiểu Song lùi ra sau mấy bước, nàng loạng choạng như sắp té, phải dựa vào tuòng. Vũ Nông quay sang Lý Khiêm hét:
- Anh làm gì vậy? Anh định doạ Tiểu Song ư? Nguoì đang mạnh khỏe như vậy sao lại chết? Phải nói rõ chứ?
Lý Khiêm nói một cách nghiêm trang:
- Tôi nói thật. Tôi đã gặp Hữu Văn ở bệnh viện Bình Dân, hôm ấy tôi bị cúm, đến đó khám bệnh, tôi đã chạm mặt ngay với một nguoì ốm chỉ còn da bọc xuong, một vị bác si đang đuổi theo hắn, bảo hắn phải nhập viện, nhưng hắn không chịụ Tôi đã nhìn ra đó là Hữu Văn và Văn chỉ nói với tôi có mấy tiếng " Anh Lý Khiêm, nhờ anh về nói với Tiểu Song , là tác phẩm của tôi sắp hoàn thành!" Nói xong là Hữu Văn bỏ chạy mất. Tôi thấy lạ, quay lại tìm vị bác si đã trị bệnh cho Văn. Tôi tự xưng là bạn của Hữu Văn, và vị bác si đó đã cho tôi biết, trong bệnh án Hữu Văn đã giấu không cho biết quê quán thân nhân là ai cã. Vì vậy thật khó báo tinh với gia đình là Hữu Văn đã bị chứng ung thư gan, bác sĩ còn cho biết bệnh của Văn đã tiềm ẩn năm sáu năm rồi và bây giờ cao lắm cậu ấy có thế sống thêm khoảng ba tháng.
Anh Lý Khiêm ngừng nói, chúng tôi bàng hoàng. Một sự thật khó chấp nhận được. Tiểu Song mắt mở to nhìn anh Lý Khiêm, không chớp mắt. Lâu lắm mới nghẹn ngào hỏi:
- Anh có địa chỉ của Hữu Văn không?
- Tôi có chép lại theo sổ bệnh án của Hữu Văn đâỵ Tôi cũng không biết nên hành động thế nào nên trở về đây hội ý với các bạn.
Tiểu Song nắm chặt lấy tôi, tay nàng lạnh như đá:
- Chị Thi Bình, em chết mất!
Tôi dìu Tiểu Song đến ghê. Trong khi anh Thi Nghiêu bước nhanh đến máy điện thoại Tôi chưa hiểu anh định làm gì thì đã nghe anh nói qua máy:
- Làm ơn cho tôi hai vé máy bay chuyến Cao Hùng sáng mai nhẻ
Tiểu Song đột nhiên đứng thẳng nguòi:
- không. Em không thế đợi đến ngày mai, em sẽ ngồi xe tốc hành tối nay đến Cao Hùng.
Vũ Nông nói:
- Tối nay ư? Bây giờ đã chín giờ ruõi tối rồi!
Anh Lý Khiêm nói:
- Muòi giờ ruõi tối nay còn một chuyến xẹ
Thế là Tiểu Song vội vã bước, nhưng cái chóang ban nãy khiến sức khỏe của Tiểu Song chưa hồi phụïc, làm nàng ngã nguoì vào anh Thi Nghiêụ Tiểu Song sẵn dịp nói:
- Anh Thi Nghiêu, em nhờ anh một chuyện được không?
- Em cứ nói.
- Anh còn nhớ lần trước khi chúng ta đến suối Ngoại Song để thu hình cảnh phim Bên Dòng Nước ở đấy có mấy ngôi biệt thứ. rất đẹp, vậy nhờ anh lập tức muốn cho em một căn, giá mắc bao nhiêu cũng được, nếu không đủ tiền anh cho em muọn, em sẽ soạn nhạc trả bù lại anh!
- Anh sẽ đi ngay!
Tiểu Song nói như ra lệnh:
- Phải làm thế nào trong vòng ba hôm em với Hữu Văn có thế dọn vào đấy ợ Em muốn tất cả đâu sẽ vào đó, anh Khiêm hãy giúp anh Thi Nghiêu trang trí gìum nhẹ Suốt cuộc đời anh Hữu Văn chưa có một ngày anh ấy sống hạnh phúc, tiện nghĩ , bây giờ em muốn anh ấy phải được hưởng những ngày cuối cùng của đời mình một cách sung suóng thoải máị Nếu các anh hiểu em, thì hãy giúp đỡ em!
Anh Lý Khiêm trấn an.
- Ba ngày ư? được rồi, Tiểu Song cứ yên tâm, tôi và anh Thi Nghiêu sẽ hoàn tất, còn đây là địa chỉ của Lư Hữu Văn, nhưng cô nên nhớ rằng, bản thân của Văn cũng chưa biết mình lại bệnh nặng như vậỵ
Tiểu Song gật đầu, quay qua tôi:
- Chị Thi Bình, chị cùng đi với em đến Cao Hùng nhẻ
Và quay sang Vũ Nông, Tiểu Song nói.
- Anh Vũ Nông cho em muọn tạm chị Thi Bình, vì em sợ em yếu đuối quá.
Vũ Nông nói nhanh:
- Khỏi phải giải thích gì cã. Tôi sẽ mang bé San San về Nội, còn Thi Bình nhớ chăm sóc cho Tiểu Song .
Tất cả xảy ra một cách đột ngột, một cách rối loạn và dồn dập như trong giấc mỡ Một tiếng đồng hồ sau, tôi vói Tiểu Song đã có mặt trên chuyến xe lửa tốc hành. Nguoì khác không biết cảm xúc thế nào, riêng tôi lòng đầy rối rắm. Tiểu Song ngồi yên bên cạnh. Nàng trang nghiêm như một phổ tuọng, không biết nàng đang nghĩ gì? Xe lửa xin`h xịch chạy về phía trước, Tiểu Song nhắm mắt lại Tôi nắm lấy tay nàng hỏi:
- Tiểu Song , em thấy trong nguòi thế nào
- Em khỏe lắm chị ạ Em đang nghĩ là số em, là cái số cô đơn. Sáu năm trước, cha em đã mất vì chứng ung thư, rồi bây giờ tới Hữu Văn. Em thuòng tự nhủ lòng mình phải cứng cỏi để đối diện với đời Nhưng định mệnh đã trêu ghẹo chẳng bao giờ buông thạ
Giọng nói của Tiểu Song rất bình thản. Tôi chợi liên tuỏng đến cái đêm đầu tiên cô ấy đến với gia đình tôi cũng giống như phổ tuọng đá lạnh lùng, đến lúc nằm lên giường mới buông tiếng khóc. Tôi nhìn Tiểu Song và hiểu rằng duói cái bề ngoài yên lặng kia, trái tim của nàng đang rỉ máụ Tiểu Song ! Tại sao định mệnh cứ bỡn cợt với em? và tôi nắm lấy tay Tiểu Song siết mạnh.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến Cao Hùng, thành phố còn phủ đầy suong. Trời Ðài bắc tháng này mưa như trút nhưng ở Cao Hùng thì nắng gắt. Chúng tôi xuống xe gọi chiếc taxi, theo địa chỉ của Hữu Văn đến nơi anh ấy ợ Xe dừng trước một con hẻm nhỏ, chúng tôi xuống xe và cũng tìm được nhà. Ðó là một ngôi nhà gõ hai tầng, trông rất bệ ra.c, phíá duói là một cửa hàng xe đáp, chứng tỏ Hữu Văn rất nghèo, không thế muốn riêng một căn nhà. Tiểu Song dừng lại v` đứng trước cửa rất lâu, như cố nén lấy tình cảm của mình, tay mân mê chiếc mặt ngọc, tôi xúc động muốn khóc, Tiểu Song nói:
- Hãy cười lên đi chị Bình!
Tiểu Song nói với tôi nhưng như tự nhủ lòng mình. Tôi rất muốn cười nhưng không làm sao cười nổị Một lúc sau có một cậu nhỏ bước ra.
- Mấy cô kiếm ai vậy?
- Phải anh Lư Hữu Văn ở đây không?
- Ông ấy ở trên lầu?
Chúng tôi men theo cầu thang gỗ ọp ẹp lên lầu, bấy giờ trên lầu mới thấy còn được ngăn ra nhiều phòng nhớ. Phòng của Hữu Văn ở cuối cùng nằm sát cầu tiêu, vừa bước đến cửa phòng đã nghe mùi hôi nồng nặc. Tôi thầm nghĩ , sống ở một nơi như vầy làm sao không bệnh? Tiểu Song ngần ngừ một chút rồi gõ cửạ
- Ai đấy
Có tiếng của Hữu Văn từ bên trong vọng ra. Tiểu Song dựa vào thành cửa, mắt chớp chớp không trả lờị
Rồi cửa mỡ Văn xuất hiện với chiếc mền cũ khoác trên lưng, tóc rối, râu ria lởm chởm đôi mắt sâu hoắm với chiếc cằm nhớ.n. Thật khó nhìn ra, chỉ có đôi mắt là có vẻ trong sáng của Văn ngày cụ Nhìn thấy chúng tôi, chàng chựng ra như đang nằm mỡ Văn đưa tay lên dụi mắt nghẹn lời hỏi:
- Có phải Tiểu Song ấy không?
Tiểu Song kéo tôi vào nhà, nàng chăm chú nhìn Hữu Văn, nét mặt đau khổ và nụ cười miễn cũõng.
- Vâng, em đâỵ Anh không thích em đến đây ả
Lư Hữu Văn mở to mắt, mắt thoáng vui:
- Anh không dám tin đây là sự thật, vì em biết không mây ngày nay không hiểu sao anh cứ nằm mơ thấy em.
Tiểu Song nhào tới úp mặt vào vai Hữu Văn, nàng ruón nguoì lên, tự động trao nụ hôn cho chồng, một thứ tình cảm mãnh liệt mà tôi chưa hề thấỵ Tiểu Song như muốn dâng hiến tất cả tình cảm và sự nhớ nhung của mình cho Hữu Văn. Họ quyện lấy nhau.
--Em đã đến đây, có phải là em đã tha thứ cho anh? Hay chỉ là một sự thương hạỉ Chắc chắn là Lý Khiêm đã cho em biết. Họ bảo là anh bị bệnh nặng lắm phải không? Ðừng tin hắn, anh rất khỏe, anh chỉ mệt mỏi một chút. Nhưng vì nếu nghe tin anh bệnh mà đến thì đó cũng là một điều rất haỵ
Tiểu Song cắn nhẹ môi. Nàng muốn khóc nhưng rồi lại kềm được.
- Anh Văn, anh ác lắm! Sao xa cách bao nhiêu năm mà anh chẳng cho em biết một tí tin tức gì về anh cả ?
Lư Hữu Văn buồn rầu:
- Anh làm sao dám cho em biết tin, khi anh chưa làm được một cái gì? Em có nhớ cái hôm ký giấy ly hôn không? Em đã cương quyết và thẳng thắn. Và anh đã nghĩ nếu anh chưa làm được gì thì anh sẽ không dám nhìn mặt em.
Tiểu Song nói.
- Chuyện đó em đã quên hết rồi. Hiện em chỉ còn nhớ đến hình ảnh hạnh phúc của chúng mình!
Lư Hữu Văn đau khộ
- Em đừng lừa dối anh. Anh không tin điều đó vì lúc chúng ta sống gần nhau có giây phút nào là hạnh phúc đâủ Thời gian đó anh đã làm biết bao nhiêu sai lầm khiến em bị đau khổ, bị dày vọ Tiểu Song , em có hận anh không?
- Nếu còn hận anh em đã không đến!
Lư Hữu Văn xúc động:
- Tiểu Song em có biết không? Khi con nguoì đánh mất tài sản quí báu của mình mới biết được gía trị của nọ Mấy năm nay anh đã suy nghĩ rất kỹ, nhiều lúc không tin rằng chính mình đã làm ra biết bao nhiêu chuyện tày trời như vậy
Hữu Văn đưa tay vuốt nhẹ má Song
- Em biết không? em là một con nguòi độ lượng, anh đã làm em buồn mặc dù đã được em tha thứ rất nhiều lần, anh đã nghĩ hàng ngàn lần là anh đã mất em, vì dày vò, đau khổ mà anh đã gây ra cho em đến thần thánh hẳn cũng chưa chịu đựng nổị Anh làm sao dám Văn xin em tha thử Em ly hôn để trừng ph ạt anh là đúng. Vì chỉ sau khi mất em, anh mới thấy yêu em vô cùng, mấy năm nay nhờ hối hận, anh đã nuôi được ý chí, đó là phải cố gắng tập trung tinh thần và tình cảm để viêt' một cái gì đó cho em. Và em biết không anh đã viết được thật sự, chứ không phải chỉ nói suông.
Lời của Văn khiến Tiểu Song khóc và Văn cũng khóc.
- Tiểu Song em có biết là anh yêu em vô cùng, nhưng tại sao yêu em mà lại cứ làm khổ em, cứ làm em khóc? Tiểu Song ! đến bây giờ anh mới biết anh là một con nguòi chẳng ra gì, tất cả cao ngạo, tự phụï mà anh có đều là thứ ấu trị Cái huênh hoang lớn tiếng của anh cũng chỉ để che đậy cái bất tài vô dụng của anh. Anh đã hiếp đáp, đã làm nhục em, trút lên đầu em bao nhiêu tội danh chẳng qua chỉ tại em hiểu anh quá nhiều. Tiểu Song , anh xin lỗi về hành động tội lỗi của mình và để chuộc lại lỗi lầm đó anh đã viết, anh đã thật sự viết được, em hãy dành cho anh thêm ba tháng, là anh sẽ viết xong.
Hữu Văn bước tới bàn, lấy ra tập bản thảo thật dày, đặt vào tay Tiểu Song .
- Ðây này em xem bằng chứng cho thấy anh đã viết được.
Tiểu Song cúi xuống nhìn xấp bản thảo, nàng lật từng trang và lệ đẫm uót mạ Nàng xiết mạnh xấp bản thảo vào ngực mình, ngước lên nhìn Hữu Văn.
- Anh đã làm được điều em mơ ước và bây giờ em đến đây để rước anh về.
Lư Hữu Văn chựng lại hỏi:
- Anh có nghe lầm chăng?
- không đâu, trước kia em đã nói với anh, bao giờ anh làm có kết quả là chúng ta lại trùng phùng.
- Nhưng anh phải cần thêm ba tháng nữa mới hoàn thành được tập truyện dài nàỵ Hay là hãy để anh ở lại đây thêm ba tháng...
Tiểu Song cắt ngang.
- không cần. Anh cứ về nhà rồi hoàn tất sau cũng không muộn, vì ngoại vị trí của một nhà văn ra anh còn là một nguoì chồng, một nguoì chạ
Lư Hữu Văn suy nghĩ một chút hỏi:
- Anh không có nghe lầm chứ? Em vẫn là của anh chứ?
Tiểu Song đứng nhón gót, hôn lên môi của Hữu Văn, nàng nói một cách thận trọng:
- Trước khi đến gặp anh, em đã đến với trái tim thương hại nhưng khi nhìn thấy tập bản thảo của anh thì em lại thấy kiêu hãnh. Anh Văn, em thành thật muốn anh trở về, bởi vì em còn yêu anh.
Thế là trong ngôi biệt thứ. bên bờ suối Ngoại Song , Tiểu Song và Hữu Văn lại trùng phùng. Ngôi nhà họ nằm bên dòng nước, buổi sáng họ ra vuòn hứng suong, buổi chiều ngắm ánh tà duong bên suốị Bé San San từ sáng đến tối cười nói líu lọ Chúng tôi cũng thuòng đến đây vui choị Lư Hữu Văn làm việc rất cực khổ, chàng được Tiểu Song đưa đến bệnh viện Trung uong để khám bệnh, ở đây cũng có kết luận như ở Cao Hùng. Thuốc men chỉ giúp cho Văn giảm đau, ngoài ra không ngăn được cơn bệnh tiến triển. Hữu Văn như cũng biết được, chàng trân trọng từng phút từng giâỵ Tôi thuòng nghĩ , nếu lúc mới lấy nhau Văn giữ được lối sinh hoạt như hiện nay, thì hạnh phục' biết chừng nào. Bây giờ Văn bệnh, hạnh phúc cuối đời, Tiểu Song dù sao cũng đã dành cho chồng ngày tháng mật ngọt. Thời gian còn lại quá ngắn ngủi, có lẽ định mệnh muốn thế! Truyện của Hữu Văn viết có tựa đề Những Chuyện Bình Thuòng Xảy Ra Trong Ngàỵ Tiểu Song phụï chồng sữa chữa bản thảo, chạy lo việc in ấn. Một bữa khi ngồi bên Tiểu Song , Hữu Văn chợt nhìn ra chiếc mặt ngọc trên cổ của Tiểu Song, chàng hỏi:
- Ai đã tìm ra chiếc mặt ngọc này cho em vậy? Nếu anh đoán không lầm thì ngoài Chu Thi Nghiêu ra không có nguoì thứ hai nào tìm được. Tội nghiệp anh ấy quả ân cần...
Tiểu Song bối rối, hai tháng qua đã cố giữ để không cho Hữu Văn nhìn thấy, Tiểu Song định nói cái gì đó, nhưng Văn đã ngăn lại:
- Em phải mang chiếc mặt ngọc này luôn trong nguòi, vì đây là món quà cưới của em. Em có nhớ là em từng nói với anh gì không? Chỉ có anh mới là nguoì tàn tật, còn anh Chu Thi Nghiêu là nguoì khỏe mạnh hoàn toàn!
- Ðó là lời nói lúc cãi nhau, anh còn để tâm làm gì?
Hữu Văn nắm lấy tay Tiểu Song :
- Anh đang nghĩ là em, một cô gái yếu đuối mà lại chữa lành cho hai gã đàn ông tàn tật như anh với Thi Nghiêụ
Lúc Hữu Văn nói, là tôi đang cùng bé San San lượm những hòn đá cũội bên bờ suối, nghe Văn nói tôi bàng hoàng, mắt tôi uót, tôi cảm động vô cùng. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Hữu Văn được Tiểu Song yêu quí đợi chợ Thì ra bên trong cái bản chất dễ thay đổi, Hữu Văn vẫn còn một trái tim thông minh và hiểu biết.
Sau đó một ngày bệnh của Hữu Văn đột ngột trở nặng, chàng được đưa vào nhà thương và từ đó không còn trở về nhà được nữa.. Nhưng trước khi Hữu Văn chết, Tiểu Song cũng đã xuất bản được quyển NHỮNG CHUYỆN BÌNH THUÒNG XẢY RA TRONG NGÀỴ Nhờ vậy Văn cũng đã đọc được tác ph ẩm đầu tay mà cũng là tác ph ẩm cuối cùng của mình trước tác.
Tôi không biết quyển sách đó có hay hay không? có làm chấn động giới văn đàn hay đoạt giải Nobel hay không? Nhưng tôi nghĩ tất cả điều đó không quan trọng mà cái quan trọng ở đây là Hữu Văn đã viết được ở trang nhất của quyển sách có một lời tựa kia khi đọc tôi đã xúc động:
"TRUÓC KIA TÔI NGHI MÌNH LÀ MỘT THIÊN TÀỊ MỘT THIÊN TÀI DUY NHẤT TRÊN CÕI ÐỜI NÀỴ ÐUONG NHIÊN LÀ MỘT THIÊN TÀI TÔI PHẢI KHÁC HẲN MỘT THIÊN TÀI KHÁC VÀ NHỮNG NGUOÌ CHUNG QUANH TÔI ÐỀU BÉ NHỎ TẦM THUÒNG, TÔI KHINH BỈ NHỮNG CÁI TẦM THUÒNG, TÔI GIẬN DỮ VỚI NHỮNG CÁI THÔNG TỤC VÀ TÔI ÐÃ CẢM THẤY ÐAU KHỔ KHI ÐÃ SỐNG TRONG NHỮNG CÁI BÌNH THUÒNG VÀ THÔNG TỤC ÐỌ THẾ LÀ TÔI LA HÉT, TÔI BI QUAN
RỒI MỘT NGÀY KHÁC TÔI CHỢT PHÁT HIỆN RA, NHỮNG NGUOÌ CHUNG QUANH TÔI ÐỀU TỰ CHO MÌNH LÀ THIÊN TÀI CẠ HỌ CŨNG HẬN ÐỜI NHƯ TÔỊ SỰ PHÁT HIỆN ÐÓ LÀM TÔI BÀNG HOÀNG. VÌ NÓ CHỨNG MINH CHO TÔI THẤY TÔI CHỈ LÀ MỘT THIÊN TÀI TỰ NHẬN VÀ CÁI TỰ NHIÊN ÐÓ CHO THẤY TÔI CHỈ LÀ MỘT NGUOÌ BÌNH THUÒNG, NHƯ BAO NHIÊU NGUOÌ BÌNH THUÒNG KHÁC. NÓI KHÁC ÐI NHỮNG GÌ MÀ TÔI ÐAU KHỔ VÀ KHINH BỈ THÌ ÐÓ LÀ CÁI TÔỊ
BÂY GIỜ THÌ TÔI BIẾT RẰNG TÔI không PHẢI LÀ MỘT THIÊN TÀI, TÔI CHỈ LÀ MỘT CON NGUOÌ TẦM THUÒNG, NHỮNG GÌ TÔI LA HÉT, TÔI TA THÁN CHỈ LÀ NHỮNG LA HÉT CỦA MỘT KẺ THÔ TỤC.
THẾ LÀ TÔI VIẾT QUYỂN "những chuyện bình thuòng xảy ra trong ngày" ÐỂ CHO NHỮNG AI TỰ TÔN, TỰ CHO MÌNH LÀ CAO CẢ ÐỌC VÀ QUYỂN TIỂU THUYẾT NÀY TÔI XIN DÀNH CHO NGUOÌ VỢ ÐÃ TỪNG ÐAU KHỔ VÌ TÔI --- Tiểu Song. TÔI NGHI RẰNG NẾU TRÊN ÐỜI NÀY THẬT SỰ CÓ NGUOÌ không TẦM THUÒNG THÌ ÐÓ CHỈ CÓ THỂ LÀ VỢ TÔI MÀ THÔI".
Ðoạn văn này là đoạn văn mà tôi lãnh hội sâu sắc nhất.
Lời Cuốị Câu chuyện của Tiểu Song viết đến đây đúng ra đã được kết thúc, nhưng vẫn còn nhiều việc khác cần nói thêm một chút.
Sau khi Lư Hữu Văn qua đời, mộ chàng được xây trên triền núi ở phíá Bắc Ðẩu Phụ Tiểu Song vẫn cùng bé San San ngũ trong ngôi biệt thứ. bên bờ suối Ngoại Song . Tiếng đàn của Tiểu Song và tiếng cười của bé San San hoà lẫn tiếng suối reo, tiếng gió thổi qua rừng thông tạo thành một bản nhạc .
Tôi nghĩ dù sao ở ngôi biệt thứ. kia, Tiểu Song cũng đã thật sự hưởng được tình yêu, hưởng được cuộc sống hôn nhânh hạnh phúc. Tiểu Song đã yêu được nguoì mình yêu mặc dù chỉ vỏn vẹn có hai tháng, nhưng hai tháng đó rất tuyệt vời để giữ kỷ niệm cho đời mình. Tiểu Song đã thương lượng với chủ nhà dùng phụong thức trả góp để mua hẳn ngôi biệt thứ. đó.
Cả nhà tôi vẫn còn yêu quí Tiểu Song , đám trẻ chúng tôi từ anh Thi Nghiêu cho đến tôi đều coi ngôi nhà của Tiểu Song là nơi tụ họp. Có lúc chúng tôi ở hẳn nơi đó qua đêm. Tiểu Song nay đã là một thiếu phụï dễ thương thanh nhã, nàng thuòng hay ngồi bên đàn dạo những nốt nhạc làm ấm màn đêm.
Quyển tiểu thuyết NHỮNG CHUYỆN BÌNH THUÒNG XẢY RA TRONG NGÀY của Lư Hữu Văn bán không chạy lắm, nhưng cũng gây được tiếng vang trong giới văn nghê. Tiếc là Hữu Văn mồ đã xanh cỏ, không thấy được kết quả thành tích của mình. Tôi vẫn thuòng nghĩ , nếu lúc đầu Tiểu Song không cương quyết đưa chuyện ly dị ra, thì chưa hẳn Lư Hữu Văn đã viết được sách.
Tiểu Song thuòng ngồi bên một tảng đá lớn bên bờ suối, với quyển NHỮNG CHUYỆN BÌNH THUÒNG XẢY RA TRONG NGÀY trên taỵ Nàng ngồi đó lặng lẽ hàng giợ Tôi biết rằng Tiểu Song đã thuộc lòng từng chữ, từng câu trong sách nhưng nàng vẫn xem. Nàng ngồi đó với mái tóc xõa dài lặng lẽ bên bờ suối, để suy tư, để tuỏng nhớ. Nước vẫn chảy mãi, vẫn nhấp nhơ, bóng của nàng lay động bên dòng. Tôi nhớ đến bản nh.ac ngày xưa và Tiểu Song là hình ảnh nguoì con gái bên sông.
Nội hay ghé qua thăm Tiểu Song , Nội vẫn yêu cô ấy như một cô cháu út, Nội vẫn thuòng nói riêng với tôi:
- Tiểu Song là nguoì của nhà ta đấy con ạ
Còn Tiểu Song ? Tiểu Song có nghĩ như vậy không? Chúng tôi cũng không biết. Ông anh Thi Nghiêu của tôi vẫn giữ vững lập truòng. Hữu Văn đã qua đời, mặc dầu anh không thẳng thắn bày tỏ tình cảm của mình đối với Tiểu Song , anh chỉ bày tỏ bằng cách lăng lẽ giúp đỡ chăm sóc nguoì con gái mình hằng yêu quị Nhiều lúc đến nhà Tiểu Song chơi, tôi thấy anh Thi Nghiêu ngồi với điếu thuốc trên môi hằng giờ không nói, tôi thắc mắc không hiểu chuyện nhân quả có thật hay không? Hay là kiếp trước Tiểu Song đã thiếu nợ của Lư Hữu Văn và ông anh của tôi lại nợ Tiểu Song một món nợ tình?
Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoát Hữu Văn mất đã một năm.
Buổi chiều hôm ấy, tôi, Vũ Nông và anh Thi Nghiêu cùng đến thăm Tiểu Song . Tiểu Song và bé San San đang ngồi bên bờ suối, bé nhìn thấy tôi và tung tăng chạy đến, với hai chiếc bím ngộ nghinh phía sau. Tiểu Song đứng dậy dáng dấp một thiếu phụï đài các, bóng nàng in trên làn nước mờ ảo chợt làm tôi nhớ lại bản nhạc Bên Dòng Nước.
Sóng nước mây mù cỏ xanh non Có nguòi thiếu nữ đứng bên dòng Và tôi xuôi nguọc cùng năm tháng Mo được cùng ai cạnh mãi lòng.
Anh Thi Nghiêu nghe tôi hát, anh có vẻ xúc động, anh bước nhanh về phía Tiểu Song , nhìn nàng chăm chú:
- Tiểu Song , hai chúng ta không lẽ sống mãi thế này sao?
Tiểu Song cúi đầu không đáp. Anh Thi Nghiêu nói.
- Thôi được. Mấy năm nay, anh với em chỉ là chiếc bóng trong dòng. Nếu em muốn như vầy mãi thì anh đành đứng bên kia bờ lặng ngắm em. Em có nhìn thấy ngôi nhà mới bên kia không?
Tiểu Song nhìn qua bên kia sông, có một ngôi nhà mới xâỵ
- Ngôi nhà đó có dính dáng gì tới em?
Anh Thi Nghiêu khẳng định.
- Anh sẽ mua ngôi nhà kia. Anh sẽ ở đó và ngắm em bất cứ lúc nào, mưa hay nắng, sáng hay chiêụ Anh sẽ chờ đợi em mãi cho đến bao giờ em chịu bắc nhịp cầu cho anh sang đây với em.
Tiểu Song chớp mắt thật lâu mới nói.
- Tại sao anh phải khổ như vậy?
Anh Thi Nghiêu nháy mắt.
- Ai bảo em là anh khổ ? Nguoì xưa từng nói đời là một chuỗi đợi chờ và hy vọng, kế tiếp, nếu anh có cả hai thứ đó thì có gì đâu mà khổ ?
Tiểu Song yên lặng. Trong nước, bóng của hai nguoì như chập chờn vào nhau. Nắng chiều hắt những tia nắng cuối cùng qua cành lạ. Lòng tôi chợt vun đầy niềm tin. Tôi và Vũ Nông dẫn bé San San đi nơi khác. Một ngày sắp tắt để ngày mai đến và sẽ bắt đầu, sẽ đẹp hơn hôm naỵ
HẾT
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.