tieulacphong
10-13-2010, 04:06 PM
THỂ HOA NGHI TÌNH GIÁO
xin trích 1 đoạn nói về cái tên
Thể là sự thể nghiệm. Năm dài tháng rộng, con người trải qua bao kinh lịch của cuộc sống, đó là nghiệm. Thể nghiệm là sự tích tập những kinh nghiệm qua thời gian (hay sự biến đổi). Thể nghiệm ở đây lại mang một ý nghĩa tôn-triết lý hơn, đó là sự dấn thân vào cuộc. Khi nhìn một dòng nước in bóng trăng tròn, thể không phải chỉ đơn thuần là đứng trên bờ ngắm nhìn mảnh trăng kia rồi làm thơ hay suy diễn triết lý. Làm như vậy chẳng có ích lợi thực tiễn nào. Thể ở đây phải là nhảy xuống dòng sông kia, là phải cảm giác nước lạnh hay không lạnh, bóng trăng kia là thật hay là giả. Người không biết bơi sẽ chết chìm theo dòng nước cuốn. Cho nên trường phái tôn-triết học này chỉ dành cho người mạnh (trí tuệ). Đây chỉ là thí dụ, dùng thí dụ để hiểu từ ngữ; xin đừng chấp vào từ ngữ rồi phản biện.
Hoa nghĩa đen là bông hoa, nghĩa sâu xa là tất cả pháp giới này. Pháp giới nở ra như một đóa hoa. Thử quan sát những sự vật hiện tượng trong vũ trụ, ta thấy tất cả đều xuất hiện (nở ra) rồi hoại diệt (tàn), không có gì là vĩnh cửu (vô thường). Đời người cũng vậy, nở ra rồi tàn lụn. Vậy ý nghĩa của đời người là gì? Trước tiên thử hỏi hoa nở ra để làm gì, khoe sắc ư? Không hẳn như vậy, con người thường gán cho hoa những đặc tính không thuộc về của chúng, như bướm yêu hoa chẳng hạn, làm gì có thật. Hoa nở ra do sự vận hành của một quy luật hay nguyên nhân nào đó, hoặc có thể do thức (duy thức) biến hiện? Nói đơn giản thì hoa chỉ nở ra như vậy, không lệ thuộc ở thị thành hay rừng sâu núi thẳm. Hoa vẫn ung dung đi qua cuộc đời mà không để lại dấu vết của buồn vui đau khổ; hoa trang điểm cho cuộc đời thêm sắc. Đây chính là Bồ Tát đạo.
Nghi là nghi ngờ. Nghi ngờ sự hiện hữu của Thượng Đế, nghi ngờ Phật và Phật Pháp, và nghi ngờ cả cái nghi ngờ. Nghi ngờ triệt để như vậy thì làm sao tìm ra chân lý? Thứ nhất cái có thể nghi ngờ hẳn không phải là chân lý; khi phá hết những cái không phải là chân lý thì chân lý có cơ hội hiện diện. Thứ hai khi nói đến hai chữ chân lý thì nó đã không còn là chân lý, và trường phái tôn-triết học này không đặt nặng việc đi tìm chân lý. Chân lý phải được thể nghiệm trong im lặng; nghi là vũ khí và hành trang. Con người vì thiếu nghi nên thấy vũ trụ này rất thất, quả đất này rất vững chắc, vui buồn đau khổ tất cả đều thật. Nhưng có thật pháp giới là thật hay chỉ là ảo? Trước tiên phải khởi lên cái nghi như vậy.
Tình là năng lực làm chuyển động pháp giới (như ái, vô minh). Tại sao con người sinh ra, già, chết? Tại sao hoa nở hoa tàn, xuân hạ thu đông v. v. Tại sao mọi vật đều chuyển động? Hẳn có một năng lực hay một chất liệu làm cho pháp giới biến đổi không ngừng. Xin tạm gọi đó là tình. Ta dùng chữ tình vì trong hữu tình chúng sinh (như con người), tình là động lực chi phối tất cả những hành động. Tình của con người biến hóa ra nhiều dạng: tình yêu, tình thân, tình láng giềng hàng xóm, tình người, .. và cả những thứ tình không tên (sự cô liêu) luôn bức bách con người theo hướng chuyển động.
Thể Hoa là thể nghiệm thể nhập pháp giới, dấn thân vào cuộc để thể nghiệm sự vật hiện tượng nở ra và thể nghiệm luôn cả con người; con người cũng là hoa, một loài hoa lạ. Nghi Tình là khởi lên sự hoài nghi về thực tại, khởi lên cái tâm phá hoại. Nghi chính là lưỡi kiếm sắc bén rạch đứt màng vô minh. "Chỉ mối nghi ngờ [về tồn tại trên cơ sở tự tính] cũng đủ làm vòng sinh tử rạn vỡ"...
ehehehe .. híc híc .. heheheheh
xin trích 1 đoạn nói về cái tên
Thể là sự thể nghiệm. Năm dài tháng rộng, con người trải qua bao kinh lịch của cuộc sống, đó là nghiệm. Thể nghiệm là sự tích tập những kinh nghiệm qua thời gian (hay sự biến đổi). Thể nghiệm ở đây lại mang một ý nghĩa tôn-triết lý hơn, đó là sự dấn thân vào cuộc. Khi nhìn một dòng nước in bóng trăng tròn, thể không phải chỉ đơn thuần là đứng trên bờ ngắm nhìn mảnh trăng kia rồi làm thơ hay suy diễn triết lý. Làm như vậy chẳng có ích lợi thực tiễn nào. Thể ở đây phải là nhảy xuống dòng sông kia, là phải cảm giác nước lạnh hay không lạnh, bóng trăng kia là thật hay là giả. Người không biết bơi sẽ chết chìm theo dòng nước cuốn. Cho nên trường phái tôn-triết học này chỉ dành cho người mạnh (trí tuệ). Đây chỉ là thí dụ, dùng thí dụ để hiểu từ ngữ; xin đừng chấp vào từ ngữ rồi phản biện.
Hoa nghĩa đen là bông hoa, nghĩa sâu xa là tất cả pháp giới này. Pháp giới nở ra như một đóa hoa. Thử quan sát những sự vật hiện tượng trong vũ trụ, ta thấy tất cả đều xuất hiện (nở ra) rồi hoại diệt (tàn), không có gì là vĩnh cửu (vô thường). Đời người cũng vậy, nở ra rồi tàn lụn. Vậy ý nghĩa của đời người là gì? Trước tiên thử hỏi hoa nở ra để làm gì, khoe sắc ư? Không hẳn như vậy, con người thường gán cho hoa những đặc tính không thuộc về của chúng, như bướm yêu hoa chẳng hạn, làm gì có thật. Hoa nở ra do sự vận hành của một quy luật hay nguyên nhân nào đó, hoặc có thể do thức (duy thức) biến hiện? Nói đơn giản thì hoa chỉ nở ra như vậy, không lệ thuộc ở thị thành hay rừng sâu núi thẳm. Hoa vẫn ung dung đi qua cuộc đời mà không để lại dấu vết của buồn vui đau khổ; hoa trang điểm cho cuộc đời thêm sắc. Đây chính là Bồ Tát đạo.
Nghi là nghi ngờ. Nghi ngờ sự hiện hữu của Thượng Đế, nghi ngờ Phật và Phật Pháp, và nghi ngờ cả cái nghi ngờ. Nghi ngờ triệt để như vậy thì làm sao tìm ra chân lý? Thứ nhất cái có thể nghi ngờ hẳn không phải là chân lý; khi phá hết những cái không phải là chân lý thì chân lý có cơ hội hiện diện. Thứ hai khi nói đến hai chữ chân lý thì nó đã không còn là chân lý, và trường phái tôn-triết học này không đặt nặng việc đi tìm chân lý. Chân lý phải được thể nghiệm trong im lặng; nghi là vũ khí và hành trang. Con người vì thiếu nghi nên thấy vũ trụ này rất thất, quả đất này rất vững chắc, vui buồn đau khổ tất cả đều thật. Nhưng có thật pháp giới là thật hay chỉ là ảo? Trước tiên phải khởi lên cái nghi như vậy.
Tình là năng lực làm chuyển động pháp giới (như ái, vô minh). Tại sao con người sinh ra, già, chết? Tại sao hoa nở hoa tàn, xuân hạ thu đông v. v. Tại sao mọi vật đều chuyển động? Hẳn có một năng lực hay một chất liệu làm cho pháp giới biến đổi không ngừng. Xin tạm gọi đó là tình. Ta dùng chữ tình vì trong hữu tình chúng sinh (như con người), tình là động lực chi phối tất cả những hành động. Tình của con người biến hóa ra nhiều dạng: tình yêu, tình thân, tình láng giềng hàng xóm, tình người, .. và cả những thứ tình không tên (sự cô liêu) luôn bức bách con người theo hướng chuyển động.
Thể Hoa là thể nghiệm thể nhập pháp giới, dấn thân vào cuộc để thể nghiệm sự vật hiện tượng nở ra và thể nghiệm luôn cả con người; con người cũng là hoa, một loài hoa lạ. Nghi Tình là khởi lên sự hoài nghi về thực tại, khởi lên cái tâm phá hoại. Nghi chính là lưỡi kiếm sắc bén rạch đứt màng vô minh. "Chỉ mối nghi ngờ [về tồn tại trên cơ sở tự tính] cũng đủ làm vòng sinh tử rạn vỡ"...
ehehehe .. híc híc .. heheheheh