PDA

View Full Version : BA NHÁT DAO CHÍ MẠNG ChO THẦN LINH: TA VỐN LÀ THÚ



tieulacphong
10-13-2010, 01:56 PM
Vốn là thú, ta
Phan Huy Đường


Ngươi sẽ không giết !
Tu ne tueras point !

Câu văn đẹp, thừa tình, tối nghĩa. Đúng hơn, không có nghĩa. Thực chất, đó là một câu thơ. Như nhiều câu thơ trứ danh, nội dung nó "mở". Ở đây, nó hoàn toàn mở : nó mơ hồ. Chỉ thêm một ý, nó sẽ có nghĩa liền nhưng câu thơ biến ngay thành một lời nói tầm thường, một mệnh lệnh bất khả thi :


a/ Ngươi sẽ không giết người.

Đương nhiên phải thế. Trong mọi cộng đồng người từ muôn thuở, giết người là cấm lệnh đầu tiên và sự trừng phạt cuối cùng.

Tuy vậy, người ở đây có nghĩa giới hạn : người cùng cộng đồng.

Trong Cựu Ước, dân của Đấng Vĩnh Cửu1 giết người của những cộng đồng khác sành sõi và khốc liệt chẳng thua ai.


b/ Mở rộng cõi từ bi theo kiểu Phật : ngươi sẽ không sát sinh. Rất đẹp nhưng bất khả thi. Không ai sống được nhờ ăn sỏi đá. Không "ăn thịt" thú còn được, nhưng vẫn phải ăn cỏ cây, hoa quả, ngũ cốc. Đó cũng là những hình thái của sự sống.

Đây có vẻ là một quy luật trong thú giới2 : để sống, nhiều loài thú vật phải ăn thịt nhau. Gọi đó là luật rừng, rất đúng : nó tự-nhiên3, nó. khoa học ! Ta tưởng con giun sống nhờ ăn đất vì bụng nó đầy bùn. Nhưng trong bùn đó có biết bao tế bào sống của đủ thứ sinh vật. Nhờ chúng mà khi ta cắt đôi con giun, nó biết đổ máu. Chưa ai biến được bùn tinh khiết thành máu.

Tại sao lại phải thế ? Ta không biết. Đó là nỗi đau đặc thù của một loại sinh vật quái đản, con người: nó không chịu đựng được lâu những điều nó không hiểu được.

Điều ta không hiểu được, để tạm "hiểu"4 nó, ta thần thánh hoá nó bằng Ngôn Từ : Sự Sống, và thờ nó. Ta thờ mảnh tăm tối của chính mình dưới hình thái sáng lạn của một ngôn từ viết hoa : Sự Thật, Niềm Tin, dĩ nhiên phải tuyệt đối. Định nghĩa cơ bản của khái niệm tha hoá (aliénation) của Marx là thế. Chỉ mấy anh trí thức lôi thôi mới tiếp tục thắc mắc quằn quại với những cấu hỏi dấm dớ : sự sống là gì ?

Thuở xa xưa, người ta tạc tượng dương vật (lingam) và âm hộ (yoni) để thờ : đó là nguồn gốc của Sự Sống. Từ ấy Sự Sống đã là và vẫn là giá trị tối cao của nhiều tôn giáo, nhiều tư tưởng, nhiều nhà thơ, nhà văn. Trên nó, chỉ còn kẻ tạo ra Sự Sống : Đấng Tối Cao.

Nhưng nhân giới có quá nhiều Đấng Tối Cao. Những Ngài ấy lại hay có máu ghen, ham độc quyền5, lắm lúc đến khát máu, chẳng coi sự sống của ai khác dân mình ra gì cả.

Người đời thường thì ít ai biết đến tất cả các Ngài để có thể so sánh và lựa chọn. Và cũng ít ai có thời giờ tìm hiểu các Ngài. Nói chung chẳng mấy ai lựa chọn tôn giáo của mình. Cha mẹ đã gài nó trong đầu và trong lòng mình ngay từ thời thơ ấu khi mình chưa có khả năng lựa chọn một cách có ý thức bất cứ giá-trị nào.

Ngược lại, Sự Sống thì ai mà chẳng biết, vì ai cũng sợ chết, ai cũng ngại giết người. Nhưng cũng chẳng mấy ai mất thời giờ suy nghĩ về nó. Suy nghĩ về cái gì ? Con người chỉ quan tâm, suy ngẫm tới Sự Sống khi nó phải giết người hoặc phải đối diện với khả năng chết của chính mình hay người thân.

Phải chăng vì thế mà trong những thời điểm khủng hoảng tư tưởng của những nền văn minh, Sự Sống trở thành giá trị tối cao và giải đáp cuối cùng cho mọi chuyện ở nhiều nhà văn và triết gia ?

Một thí dụ khá nổi tiếng tại Pháp và Bỉ, những năm 60-70 : Raoul Vaneigem, trong trường phái Internationale situationiste6. Năm 1996, ông công bố quyển Nous qui désirons sans fin7 (Chúng ta, những kẻ khao khát bất tận). Đọc nó, có thể toát mồ hôi hột. Một bản trường ca vinh danh Sự Sống. Văn phong, khỏi nói. Thỉnh thoảng phát thèm mình viết được một câu văn Pháp "hay" đến thế ! Nhưng đọc đi đọc lại, suy nghĩ nát óc, cũng chẳng thể nào đoán mò được rằng, đối với ông, Sự Sống là gì, nên như thế nào, để làm gì, để đi tới đâu, với ai, cho ai, et tutti quanti để khi buông tay thở dài từ giã nó, ta mỉm cười toại nguyện : ta đã không sống thừa. Ngoài chất thơ của ngôn từ (thua xa Nietzsche), chẳng có gì giúp tôi "sống", ở đời này, với con người đời nay.

Xưa kia, nhiều tôn giáo và triết gia đã khẳng định được mình nhờ niềm tin của thiên hạ : linh hồn của vũ trụ (Đấng Tối Cao) hay kiến thức duy nhất đúng về vũ trụ (triết gia, các vị thánh). Khoa học vật lý đã ít nhiều cho họ nghỉ hưu, ít nhất trong lĩnh vực này. Nhưng từ thuở Giordano Bruno bị thiêu sống (1600) tới nay, đã phải mất hơn 400 năm ! Ngay hôm nay, vẫn còn không ít hậu duệ của Chúa tin rằng thế giới này đã được Chúa tạo ra như nó là nội trong 6 ngày. Ngày thứ 7, Ngài xả hơi, khiến chính giới Pháp ngày nay tranh luận túi bụi về chuyện cho hay không cho phép buôn bán ngày Chúa Nhật8 ! Ở Mỹ có đại học cấm giảng dạy học thuyết của Darwin.

Dường như những nhà văn, nhà tư tưởng và triết gia đã dùng Sự Sống làm cột trụ giá trị và trí tuệ cho ý tưởng của mình đang hay sắp phải đương đầu với nguy cơ nghỉ hưu. Từ nửa thế kỷ nay, sinh học đang bào mòn tất cả những niềm tin hão về Sự Sống.


eheheheh .. híc híc .. ehehehe

tieulacphong
10-13-2010, 02:03 PM
Ba nhát chém chí mạng :

a/ không ai định nghĩa được sự sống là gì.9

Vậy ai muốn tán gì về nó thì tán, có chút văn phong tràn trề nhục cảm và thần bí càng hay, sẽ có người tin, thậm chí yêu yêu điên người, có khi mê mệt thí mạng.

Nhưng đừng bao giờ đem kiến thức khoa học ra để lòe đời. Hết ăn tiền rồi.


b/ không có Sự Sống biệt lập, Sống không có ngoài vật giới. Nó là một quá trình vận động của một cấu trúc vật chất. "Thực ra sự sống là một quá trình vận động, một hình thái tổ chức của vật chất.10"

Quan điểm này của F. Jacob, cơ bản mà nói, có khác gì "định nghĩa" của Engels về "sự sống" ? Còn chưa đầy đủ và chính xác bằng :

“Sự sống là hình thái tồn tại của những cơ thể cấu tạo bằng anbimun, và hình thái tồn tại đó cơ bản thể hiện qua sự tái thiết liên tục, do chính chúng, cơ cấu hóa học của chúng11.”

“Như thế, sự sống, hình thái tồn tại của những cơ thể cấu tạo bằng anbimun, biểu hiện trước nhất như sau: sinh vật luôn luôn vừa là chính mình vừa là khác mình12.”

Cứ như thơ của Verlaine ! (sống cùng thời với Engels) :


Mon Rêve familier
Je fais souvent ce rêve étrange et pénétrant
Dune femme inconnue, et que jaime, et qui maime,
Et qui nest, chaque fois, ni tout à fait la même
Ni tout à fait une autre, et maime et me comprend.



Giấc Mơ thân thuộc của tôi
Tôi hay mơ một giấc mơ lạ lùng thấm thía
Mơ tới một người đàn bà xa lạ, mà tôi yêu, mà yêu tôi,
Mà, mỗi lần, không hẳn là mình
Cũng không hẳn là người khác, và yêu tôi và hiểu tôi.


Thỉnh thoảng nhà thơ bất hủ nhạy bén không thua triết gia lỗi lạc !

Vui chơi chữ nghĩa tí thôi : cấu một hai câu của tác giả này để "bình luận" về tác giả kia, vì đọc toàn bộ bài phát biểu của F. Jacob và quyển La logique du vivant, une histoire de lhérédité13, tạm dịch : Lôgích của quá trình sống, một cách hiểu khái niệm di truyền trong lịch sử kiến thức của người đời, thì thấy quan điểm của F. Jacob đồng nhất với quan điểm của Engels, nhưng phong phú, cụ thể hơn, với đầy kiến thức mà loài người đã đạt được trong thế kỷ 20, tuy không có kiến thức nào vượt qua tầm nhìn tổng quát của Darwin (chính Jacob công nhận) và Engels cả14.

Và mời bạn đọc giải lao một khắc với chuyện dịch thuật, không còn là văn chương văn gừng nữa, mà là dịch ý tưởng của người khác.

La logique du vivant : không dịch thành Lôgích của sự sống, nghe rất bùi tai nhưng sai. Vì chính tác giả khẳng định : sự sống không là gì cả, không định nghĩa được, nó (là) một quá trình vận động, mô tả được. Trong tiếng Pháp, bàn tới khái niệm sống, có nhiều từ. Vivre = sống, động từ. La vie = sự sống, danh từ. Vivant = sống, tính từ hay động tính từ. Cách nói và viết : le vivant, dùng động tính từ như một danh từ, chỉ xuất hiện một cách phổ biến trong thế kỷ 20 thôi. Nó cưỡng lại khuynh hướng cố hữu danh từ hoá động từ của tiếng Pháp, biến quan-hệ-sống của con người với thế-giới thành quan-hệ "chết" của con người với… khái niệm !15 Nó ghi nhận một "bế tắc" của tư duy bằng ngôn ngữ Pháp thông thường16. Nó cũng chỉ cưỡng lại được một cách tương đối thôi : trong le vivant thì, về mặt hình thức, vivant có chức năng của một… danh từ. Đó là một danh từ tự phủ định chính mình trong tư cách ấy. Ôi biện chứng ! Ôi nỗi đau ngôn từ !

Không dịch une histoire de lhérédité thành lịch sử của sự di truyền, vì "sự" di truyền cũng (là) một quá trình vận động, còn là một quá trình vận động quái đản : vừa khắt khe, do định trình gien (programme génétique) quyết định, vừa ngẫu nhiên ! Bản thân định trình ấy lại tự tạo ra những công cụ để thực hiện chính nó và tự… thay đổi ! Vì thế mà trong lịch sử "kiến thức" của loài người, đã từng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm di truyền. Phải từ Mendel trở đi, mới bắt đầu có một cách hiểu có cơ sở khoa học, kiểm chứng được. Bản thân quyển sách của F. Jacob thuật lại và phân tích quá trình vận động ấy của tư duy.

Với tư cách "một quá trình vận động, một hình thái tổ chức của vật chất", sinh giới chẳng khác gì vật giới. "Bất cứ" vật thể nào, dù nhỏ như hạt nguyên tử, cũng là một hình thái tổ chức của vật chất, cũng đang vận động. Người ta phân biệt vật giới với sinh giới vì người ta đã sớm linh cảm rằng sự vận động sống có những hình thái đặc thù không có trong sự vận động của vật thể phi sinh tính. Trong thú giới, có hai hình thái cơ bản đặc thù sau :

1/ Tự nó, thú vật chọn lựa những quan hệ của nó với thế giới để tái tạo tổ chức và sự vận động nội tại của chính nó, để tiếp tục… sống ! Nói thế nghĩa là : thú vật là một thực thể có ý hướng. Ý hướng (intentionalité) không là tính đặc thù của con người, của ý thức (conscience), như Husserl, Sartre và Trần Đức Thảo tưởng. Nó là một đặc tính chung của thú giới.

2/ Thú vật giao tiếp với nhau để sinh đẻ, tái tạo ngoài nó những thú vật như nó, đồng giống.

Hai hình thái vận động ấy đều mang tính mục đích17. Chúng không hề có nội dung giá-trị (đạo đức, lý trí, v.v.), một loại quan-hệ chỉ có trong nhân-giới, khiến con người có thể giết nhau chỉ vì một lời nói, một niềm tin. Điều quan trọng ở đây : mục đích ấy là tái tạo cái đã có và, vì sự sống chỉ có thể đến từ sự sống, tồn tại nhờ sự sống : ăn sinh vật khác để sống. Như thế hai nét đặc thù của vận động có ý hướng này là : bảo thủ18 và sát sinh. Rất tự-nhiên, dễ chấp nhận vì chính ta cũng là thú vật. Và, xin thú thật, ngày ngày ta sống như vậy.19 Ta nên do dự khi chắp bút thăng hoa Sự Sống thành giá trị tối cao của con người. Đừng bao giờ quên tư tưởng của Hitler và những người theo nó, với những "lebensraum", "espace vital" khủng khiếp của nó.

Tính ý hướng đòi hỏi một hình thái ý thức về chính mình : thú vật phải biết phân biệt nó với thế giới chung quanh và, hơn thế, phải có khả năng cảm nhận sự hiện diện của nhiều thực thể khác nhau trong thế giới ấy, thì mới biết chọn lựa những quan hệ với thế giới cho phép nó tái tạo chính mình. Ý thức đó hình thành xuyên qua một loại quan hệ đặc thù của sinh giới : quan hệ nhục-cảm xuyên qua giác quan. Hình thái tổng hợp của những quan hệ này cộng với ký ức nghiệm sinh và văn hoá, gọi là trực giác cũng được.

Ngoài tính ý hướng ấy, trong văn học Tây Âu còn có một thứ "ý hướng" khác đã tràn ngập thơ văn, lý luận văn học và một đống môn khoa học tâm lý, xã hội, thậm chí lịch sử, dựa vào tư tưởng của Freud : Tiềm thức. Rất có thể, như Freud20 đã từng mong ước, môn sinh học về óc não thời nay sẽ mang lại cho tiềm thức cơ sở sinh học của nó21 :

"Tiềm-thức có một cơ sở vật-chất và sinh-học: toàn bộ cấu-trúc-nơron ghi-nhớ nghiệm-sinh của một con người. Những cấu-trúc ấy có thể không gắn liền với toàn bộ những cấu-trúc-nơron cần-thiết để cho phép ứng-xử có ý-thức mà chỉ gắn liền với một số cấu-trúc-nơron nào đó thôi. Trong trường hợp ấy, ký-ức kia vẫn tồn-tại, vẫn sống ở đâu đó trong óc ta, vẫn chi phối ứng-xử và hành-động của ta mà ta không biết. Cái ký-ức thiếu quan-hệ tổng-hợp mà hiện nay, vì ta còn dốt-nát, ta gọi là tiềm-thức, cái ký-ức bị dồn-nén kia là và không là ký-ức, nó là một ký-ức không nhớ mình nhưng không mất mình, một ký-ức bị lãng quên, một tiền-ký-ức22. Trong một số trường hợp, hoặc xuyên qua một quan-hệ đặc biệt với thế-giới, hoặc xuyên qua một suy-luận có ý-thức và, thường thường, xuyên qua sự kết-hợp của cả hai, con người có thể lặp lại một cách hoàn chỉnh những mắc nối cần-thiết giữa các cấu-trúc-nơron để tìm thấy lại lịch-sử của chính-mình, gánh vác nó, vượt nó, khiến nó nên lời. Là sản-phẩm của lịch-sử, nó tự-tái-tạo một cách có ý-thức – ở nó, do nó, cho mọi người – bằng cách đưa lịch-sử đó ra ánh sáng của tư-duy và ngôn-ngữ23. Qua hành-động ấy, nó nhân-hóa ký-ức âm u kia, nó tự-nhân-hóa. Nó là thực-thể khiến cho thế-giới này ngày càng đậm nhân-tính, do con người làm ra cho con người, thực-thể khiến – một cách có ý-thức – nhân-tính nhập thế-gian."


eheheheh .. híc híc ... ehehhee

tieulacphong
10-13-2010, 02:13 PM
Tư tưởng của Darwin, với hai khái niệm tiến hoá và sự chọn lựa tự nhiên, mở đường cho sự hiểu biết sinh giới trong kích thước lịch sử của nó. Hiện nay, nhiều ngành khoa học khác nhau ngày ngày khiến cho sự hiểu biết ấy chắc chắn, vững vàng, phong phú hơn. Và… đắc dụng ! Sự hiểu biết ấy đã khẳng định : mục đích của định trình gien của một loài vật là tái tạo chính nó "y như" nó. Nếu lịch sử vận động của sinh giới đã tạo ra nhiều hình thái sống khác nhau, nhiều loài vật khác nhau, ngược với mục đích của các định trình gien sẵn có, đó là vì :

1/ ngẫu nhiên.
Nhưng những sự kiện ngẫu nhiên, đột biến, cũng chỉ có tác dụng trong khung vận động của sự sống thôi. Phần sáng tạo trong quá trình tiến hoá sinh hoá học không xuất phát từ số không. Thực chất đó là làm cái mới với cái cũ. Chính là điều tôi gọi là "quá trình xào nấu phân tử"24.


2/ sự uyển chuyển hầu như vô tận của định trình gien.
Bản thân sự uyển chuyển ấy dựa vào rất ít nhân tố : Đa số gien và protein là những loại hình ráp do lắp ghép một vài nguyên tố, một vài môtíp liên quan tới một địa bàn nhận diện. Số luợng những môtíp ấy giới hạn, một hay hai nghìn. Sự tổng hợp những môtíp ấy khiến cho protein có khả năng khác nhau vô tận. Sự tổng hợp của một vài môtíp đặc biệt tạo cho một protein những thuộc tính đặc thù của nó25.

Nhưng ngược lại, mỗi nguyên tố ấy và một số tổng hợp cơ bản của chúng lại cực kỳ ổn định xuyên qua lịch sử phát triển của sinh giới : Ở con ruồi, đã hưởng một lịch sử gien lâu dài, người ta đã minh bạch vạch ra những gien đảm bảo, ngay trong quả trứng, phương thức cấu tạo những trục phôi thai tương lai của con vật và những gien quyết định định mệnh và hình thù của từng khúc. Mọi người đều kinh ngạc khi tìm thấy những gien ấy ở tất cả những con thú được quan sát : liên tiếp, con ếch, con giun, con chuột và con người. Chỉ cách đây mười lăm năm thôi, ai có thể tưởng tượng rằng những gien điều khiển quá trình cấu tạo cấu trúc của một con người cũng là những gien tiến hành điều ấy ở một con ruồi hay một con giun. Đành phải chấp nhận rằng những thú vật hiện có trên quả đất đều xuất phát từ một sinh thể đã sống cách đây sáu trăm triệu năm và đã có bộ gien này26.

Sự hiểu biết ấy cũng đã khẳng định điều quan trọng này : khi chào đời, con người chưa có khả năng tư duy bằng ngôn ngữ. Nếu nó không được người khác dạy, quá một tuổi nào đó, nó mất luôn khả năng học nói : quá muộn, những cơ cấu tế bào não cho phép hiện thực khả năng ấy đã hụt thời cơ để hình thành trong đầu nó ở tuổi thơ, qua quá trình phát triển của óc não27.

Học thuyết của Darwin và những kiến thức hiện đại về sinh giới cho ta ý thức rõ : trong tư cách một thú vật, ta "đồng chất" với mọi thú vật. Quan trọng hơn : ta không thể tiếp tục sống ngoài một sinh giới có đầy hình thái sống khác ta. Quan trọng hơn nữa : ta không thể nên người, làm người một mình được. Điều đó khuyến khích ta khiêm tốn, học tiếp cận sinh giới và chính ta một cách nhân bản : thận trọng, quý mến, che chở, bảo vệ mọi hình thái của sự sống không uy hiếp sự sống của chính ta hay của tha nhân. Qua đó, giá gì thú hoá nhân giới, ta nhân hoá chính mình và ta nhân hoá quan hệ của ta với sinh giới. Điều ấy không thuộc lĩnh vực sinh học nữa. Nó thuộc lĩnh vực văn hoá, trong đó khoa học chỉ là một bộ phận, tuy rất cơ bản.

Có nhà văn đã từng thành danh nhờ ý tưởng bất hủ này : so sánh thú vật với con người là sỉ nhục thú vật28. Đằng sau câu ấy, có ý này : bình thường thú vật không độc ác như con người. Nó giết để ăn và ngừng giết ngay khi đã no trong khi đó con người có thể giết, kể cả con người, để… vui chơi. Nó không ăn thịt đồng loại trong khi đó con người thì cứ thoải mái, có khi với nội dung sau, trong truyện ngắn Qua sông của Cung Tich Biền :

Một hôm bà mẹ nói – đúng hơn là một bộ xương nói:

– Nếu tôi chết, rất mong mình và các con hãy ăn thịt tôi để sống qua ngày.

Liêu cắn môi, rít qua kẽ răng:

– Đừng nói điều vô đạo.

Bà mẹ nghiêm chỉnh, nói lời nguyện cầu; như một sấm truyền đầy cảm ứng thần linh, như máu trong mẹ nói:

– Sao lại vô đạo? Tôi là vũ trụ tạo ra chúng. Lúc nằm trong bụng tôi, chúng chẳng từng hít máu tôi, thở trong tôi, ăn hút tủy xương tôi đó sao? Khi là bào thai lại hoang vu ăn thịt người, lúc thành người lại mang đạo đức ra trá hình đối với những dâng hiến cuối cùng.

Để ?

để tiếp tục làm cái việc muôn đời cho muôn người.

eheheheh .. híc híc .. ehehehe