gioidinhhue
10-13-2010, 01:59 AM
Giữa đám đông ra đề thi bất ngờ. Dẹp ngã tướng
Lúc không chuẩn bị, chịu nổi cái đánh vô lý mới là thi đậu!
Có người đến chùa yêu cầu quý thầy đánh hương bản để tiêu trừ nghiệp chướng. Ân sư của tôi nói nếu mình nhờ người khác đánh hương bản thì tự mình trong tâm đã chuẩn bị, đương nhiên lúc bị đánh trong tâm sẽ không sanh phiền não. Nếu không chuẩn bị trước, lúc không để ý, bị người khác đánh bất ngờ một cách vô lý, đây mới là khảo nghiệm thiệt, mới biết rõ trình độ và phiền não của mình. Có lần ân sư quỳ xuống thỉnh cầu lão hòa thượng xin ngài từ bi giúp mình dẹp bỏ phiền não ngã chấp, nghe xong lão hòa thượng nói: ược, được, tốt lắm!, nhưng không dạy gì cả. Mỗi ngày ân sư đều quỳ xuống khẩn cầu lão hòa thượng, ngài cũng vẫn nói: ược, được, tốt lắm!, nhưng vẫn không có động tịnh chi cả. Nhiều ngày trôi qua, công việc của ân sư rất bận rộn nên từ từ quên mất.
Như vầy cũng mắng, như kia cũng mắng! (Thi -- có chấp tướng không? Có động tâm không?)
Như vầy không được, như thế cũng không được! (Thi có thành kính không? Có trí huệ không?)
Một hôm rất nhiều quan chức trong chánh phủ, giáo sư đại học ài ại, và giáo sư trường Bắc Nhất Nữ cùng đến chùa Thừa Thiên bái kiến lão hòa thượng, lão hòa thượng bèn kêu thầy tôi đến để phiên dịch. Theo thường lệ lúc thầy tôi vừa bước vào liền niệm một câu A Di à Phật, rồi chắp tay chào quan khách; lão hòa thượng đột nhiên dùng một giọng nói vô cùng khoa trương, dùng động tác quái gở bắt chước thầy tôi chắp tay và niệm: A Di à Phật! Ân sư vừa nhìn liền biết hôm nay có gì lạ rồi, nên quỳ xuống trước mặt lão hòa thượng, lão hòa thượng nói: Có nhiều cư sĩ tại gia ở đây, cô quỳ như vậy là để tổn phước của quan khách hay sao?
Ân sư không dám quỳ nữa và liền đứng dậy.
Lão hòa thượng lại nói: Cô lớn gan quá, dám đứng cao hơn sư trưởng!
Cứ như thế quỳ không đúng, đứng cũng không đúng, ngồi cùng hàng với sư trưởng càng không đúng, thiệt là làm cho người ta không biết phải làm thế nào.
Hôm đó có rất nhiều người xin quy y, chiếu theo lệ thường chứng chỉ quy y đều do ân sư của tôi hoặc các sư phụ khác thay thế lão hòa thượng viết, đặt pháp danh. Nhưng hôm đó lão hòa thượng lại nói với mọi người rằng: Quý vị hãy xem! Cô ta tự ý quyết định, chứng chỉ quy y đều do cô ta tự viết, trong tâm không coi ai ra gì cả, trong tâm đâu có tôn trọng sư trưởng, thật ra quý vị muốn tôi chứng minh quy y hay là muốn cổ chứng minh?
Ân sư tôi vừa nghe liền không dám viết tiếp, mau mau sắp xếp các chứng chỉ quy y đàng hoàng, đem để trước mặt lão hòa thượng. Sau đó lão hòa thượng nói:
Ui chao! Vừa nói cổ hai câu liền sanh phiền não, không muốn viết nữa, tất cả đều đẩy cho tôi viết hết!? Một chồng [chứng chỉ] cao như vầy làm sao tôi viết cho xong, làm sao đặt pháp danh? Lấy tên là Truyền Tròn, Truyền Méo, Truyền Mặn? Truyền Ngọt? Truyền Lồi? Hay là Truyền Lõm?
Kể ra thiệt tức cười, lão hòa thượng đích thật có công phu tu hành, người nào được lão hòa thượng đặt tên là Truyền Mặn hay Truyền Ngọt ai nấy đều vui vẻ.
Lúc bấy giờ ân sư thấy như vầy cũng không được, như kia cũng không xong, chịu không nổi nước mắt gần muốn tuôn ra.
Lão hòa thượng còn nói thêm: Quý vị xem kìa, vừa nói cổ hai ba câu thì khóc rồi, cổ muốn mọi người thấy cổ rất đáng thương đấy!
Khóc cũng không được, ân sư chỉ còn có cách nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu, niệm Phật, bắt đầu tư duy quán tưởng: Không có một cái ổng đang mắng tôi, cũng không có một cái tôi bị ổng mắng, và không có lời mắng của ổng . (Tam luân thể không)
Kết cuộc lão hòa thượng lại nói: Quý vị xem kìa! Cổ đang dùng mắt quán mũi, mũi quán tâm, giả vờ ra vẻ rất có tu dưỡng lắm vậy! Mọi người hiện diện lúc đó nghe xong đều không biết ất giáp gì hết, mọi người đều chăm chú nhìn ân sư. Ân sư nói lúc bấy giờ thật rất muốn tìm một hang động chui vào hay chạy thoát ra khỏi chỗ đó.
Thế nhưng lão hòa thượng còn nói: Chạy đi đâu? ứng lại!. Thật là vừa khởi tâm liền sai, vừa động niệm tức quai (trái ngược, không đúng), trong lúc không biết làm sao mới đúng cũng phải nhẫn chịu cho đến cùng.
Mắng xong rồi, dường như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng đợi đến giờ tiếp khách trôi qua, lão hòa thượng tự nhiên [tỏ vẻ] xem như không có chuyện lúc nãy, hình như không có chuyện gì xảy ra hết, êm đềm yên tĩnh, còn cười hì hì rót sữa cho ân sư và nói: Cho con uống ly sữa này.
ợi đến giờ tiếp khách buổi chiều, lão hòa thượng lại làm như buổi sáng, bắt đầu như vầy cũng không phải, như thế cũng không phải, chê cái này, chê cái kia, chê đến nỗi làm cho người ta không biết làm sao mới được, nhưng sau khi giờ tiếp khách chấm dứt, ngài tỏ vẻ như không có việc gì xảy ra.
Vừa nói cô ấy hai câu liền muốn đến hỏi thử xem!
Nếu đánh hương bản chắc có lẽ đã đi kêu cảnh sát rồi!
Ân sư của tôi hồi tưởng lại: Cả ngày hôm nay thiệt không biết mình đã phạm lỗi gì, không biết tại sao chuyện gì lão hòa thượng cũng mắng hết? Trong tâm ân sư liền khởi lên một niệm mình phải đi hỏi cho ra lẽ, hỏi coi mình làm sai chuyện gì! Vừa mới nghĩ xong liền đến phòng phương trượng, gõ cửa đi vào, lão hòa thượng thấy thầy tôi bước vào liền hiện ra vẻ rất kinh ngạc, dùng tay vỗ ngực và nói: Kêu người ta giúp cô ấy dẹp trừ phiền não ngã tướng, vừa nói cổ hai câu liền muốn đến hỏi cho ra lẽ! Nếu đánh hương bản chắc phải đi kêu cảnh sát rồi!?. Vừa mới khởi lên một tâm niệm bất bình, muốn đi hỏi thử xem, lão hòa thượng đã thu nhận được làn sóng, thập phương chư Phật linh minh, chúng ta có tâm niệm gì có thể che dấu thánh hiền được?
Lột lớp da này ra
Cái gì là tôi? Cái gì là thể diện của tôi?
Lúc thường ngày chúng ta niệm kinh Kim Cang, trong đó ghi Không có tướng tôi, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả, và Nếu Bồ Tát có tướng tôi, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải là Bồ Tát. Lúc niệm kinh thì niệm như vậy, lúc nghe kinh cũng nghe như vậy, lúc nghe hình như rất tự tại giải thoát, nhưng lúc đề thi vừa đưa ra, có người chê chúng ta, mắng chúng ta, vừa nghe xong chúng ta lập tức khởi lên ý niệm phải bảo vệ và [bào chữa] cho mình, thậm chí rất không vừa lòng. Trong tâm có quan niệm tôi này, cảm thấy có cái tôi bị người ta mắng tức là tướng tôi và tướng người (ngã tướng và nhân tướng) đều biểu hiện ra! Ngoài việc chứng minh mình là một phàm phu đáng thương chứ chẳng phải Bồ Tát thì không có ích lợi gì hết!
Mỗi ngày làm trái ngược với Phật?
Phật dạy chúng ta buông xả ngã chấp, chúng ta lại hết lòng bồi dưỡng chúng.
Lúc nào cũng bảo vệ cái ngã (tôi) này, vì tôi bị người khác chê một chút liền cảm thấy mất mặt, xấu hổ, không tự tại, hy vọng người khác quan tâm đến mình, tôn trọng mình, công nhận là mình tốt, tất cả đều vun bồi thêm cho ngã tướng và ngã chấp. ức Phật dạy chúng ta phải nhìn thấu, phải buông xả, chúng ta ngược lại mỗi ngày đều bồi dưỡng thêm, cứ tưởng là mình đang học Phật, thiệt ra mỗi ngày đang làm trái ngược với điều Phật dạy, chỉ vì chúng ta rất ít khi hiểu được hiện tượng này, cảm thấy chăm sóc cho thể diện của mình là việc đương nhiên. Chuyện này không cần ai dạy, cả con nít cũng biết. Chúng ta hãy quan sát: nếu cha mẹ đang mắng anh chị mình chứ không mắng mình, chúng ta nghe xong chẳng cảm thấy khó chịu tí nào, có phải vậy không? Ngược lại nếu cha mẹ mắng mình thì mình không vui thích; nếu ông xếp của bạn khiển trách một người làm chung trong sở mà không trách bạn, nghe xong bạn sẽ không cảm thấy mất mặt. Vì vậy vấn đề là mắng tôi, nội dung mắng ra sao không thành vấn đề, vấn đề ở tại chữ tôi.
Tu hành -- sửa đổi tâm niệm hành vi --
Không phát hiện mình có khuyết điểm thì sẽ không thể nào sửa.
Lão hòa thượng có nghệ thuật diễn kịch khéo léo, có thể tìm ra khuyết điểm để cho chúng ta cảnh giác mà sửa đổi.
Lúc đó nếu chúng ta không phát hiện mình đang chấp trước một cái ngã, không phát hiện được khuyết điểm của mình, thì không cách nào buông xả, khử trừ [ngã chấp này]. Lão hòa thượng từ bi biểu diễn và dạy dỗ, phô bày cái ngã của mình ra ngoài, làm cho chúng ta phát hiện và đương đầu với bịnh chấp ngã của mình, phải cải tiến và dẹp bỏ.
Khởi tâm liền sai, động niệm cũng sai.
Nhất tâm niệm Phật, xả vọng quy chân.
Người khác mắng lén chúng ta, chúng ta còn không vui thích, huống hồ lão hòa thượng chọn ngay lúc đông người, quan chức, học giả đến thăm, cố ý trách mắng trước mặt nhiều người như vậy, mắng đến khi bạn thể hội được lúc đó khởi tâm động niệm gì cũng sai hết, lúc đó chỉ có niệm Phật, không phân biệt, không chấp trước, không có tướng tôi, không có tướng người ngoài ra không còn cách nào khác. Người nào hiểu được ngay lúc đó liền xả bỏ vọng quay về với chân, thể giải đại đạo, xả Sa Bà đạt được Cực Lạc. Người không hiểu được trên hư vọng giả tướng còn tăng thêm hư vọng phân biệt, kết quả vẫn là một ác mộng đầy hư vọng, ngoại trừ sanh tử bì lao (sanh tử mệt mỏi) ra thì không đạt được gì hết.
Vừa cười, vừa khóc, vừa cảm động, vừa xấu hổ.
Mỗi lần ân sư kể lại những cuộc khảo nghiệm và dạy bảo của lão hòa thượng, tôi nghe xong vừa cười, vừa khóc, vừa cảm động, vừa xấu hổ, sám hối. Cười là vì có nhân duyên nghe được những lời khai thị này, có cơ hội hiểu được khuyết điểm của mình. Khóc là vì cảm thấy từ trước đến giờ mình vẫn không thức tỉnh, vẫn bị ngã tướng lôi kéo, quay vòng vòng. Cảm động là vì ân sư có thể theo học dưới trướng của lão hòa thượng và được lão hòa thượng rèn luyện hết gần hai mươi năm, trải qua những cuộc khảo nghiệm như trên, mỗi ngày đổi hình thức, đổi cảnh giới, khảo đi khảo lại, chỉ có đích thân trải qua mới hiểu được kinh nghiệm và mùi vị này. Xấu hổ là vì nếu tôi phải trải qua những cuộc khảo nghiệm như vậy chắc có lẽ sẽ [thi] rớt te tua.
Không hiểu mục đích của sự tu hành, trước sau cũng rơi vào pháp môn Nhân Ngã Thị Phi (người, mình, đúng, sai)
Nếu không hiểu rõ mục đích của sự tu hành là để Dẹp trừ phiền não của mình, buông xả những chấp trước của mình, khôi phục Phật tánh vốn sẵn thanh tịnh, mỗi ngày gặp cảnh giới và khảo nghiệm đều tranh giành để nói: Tôi đâu có gì không đúng, tại sao ông lại mắng tôi? ều nói Chỉ có ông vô lý, tôi có lý, tranh tới tranh lui cũng chỉ là vấn đề ai đúng ai sai, như vậy gọi là nhân ngã thị phi.
Có lúc chúng ta cứ tưởng là mình đang tu pháp môn Niệm Phật, pháp môn Tịnh ộ, thiệt ra phần đông vẫn là tu pháp môn nhân ngã thị phi. Nếu kêu niệm Phật thì nói sức lực không đủ, rất dễ ngủ gục, nếu kêu đi tranh cãi biện luận thì rất hăng hái và không bao giờ ngủ gục. Kinh A Di à dạy niệm Phật phải nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung tâm phải không điên đảo, nhưng đừng đợi đến lúc lâm chung, đến cảnh giới quan trọng lúc sanh tử, chỉ lúc ngày thường người ta chê mình một câu, hoặc mắng mình giữa đám đông, vu oan mình, mình liền loạn cho họ thấy. Không những cho rằng những chuyện lặt vặt ở thế giới Sa Bà này rất quan trọng mà còn quên mất đức Phật, không những loạn cho họ xem mà còn chết cho họ xem!
Làm tăng trưởng chí khí của người khác, diệt oai phong của Phật Tổ
Tu Tín, Nguyện, Hạnh tam lương? Nhất tâm niệm Phật? [hay là]
Tu tham, sân, si tam độc? Nhất tâm niệm Ngã (tôi) ?
ức Phật dạy chúng ta phải tu ba thứ tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh, và một lòng niệm Phật. Ngược lại chúng ta thường tu ba độc: tham, sân, si, một lòng niệm tự ngã, đây không phải chuyên làm trái ngược với đức Phật hay sao? úng là Làm tăng trưởng chí khí của người khác, diệt oai phong của Phật Tổ!. Người ta mắng mình hai câu liền coi quan trọng như vậy, đức Phật giảng kinh 49 năm từ bi muốn cứu độ chúng ta, chúng ta nghe rồi chẳng coi trọng chút nào, như vậy đối với bạn, có phải người mắng bạn có oai lực hơn đức Phật không? Cũng thế, đối với bạn, người mắng bạn quan trọng và có sức ảnh hưởng nhiều, đức Phật không quan trọng gì hết, không có sức ảnh hưởng gì cả. Họ mắng bạn một câu còn nặng hơn đức Phật thuyết giảng cả bộ ại Tạng kinh. So sánh hai sức ảnh hưởng này có phải bạn sẽ bị họ kéo vào lục đạo luân hồi, không thể được đức Phật tiếp dẫn đến Tây phương Cực Lạc thế giới? Vì đối với bạn hai câu của họ có sức hấp dẫn mạnh hơn, đã thu hút đến nỗi bạn quên mất đức Phật, tâm cũng loạn mất luôn!
Họ nói hai câu còn mạnh hơn sức thu hút của Liên Trì hải hội!?
Lúc bị chê là lúc khảo nghiệm. Phật quan trọng hay Nhân ngã thị phi quan trọng?
Lúc bình thường còn như vậy, đến lúc lâm chung chỉ sợ họ sẽ làm mình loạn, họ nói hai câu thì liền mạnh hơn sức thu hút của chư Phật, Bồ Tát trong Liên Trì hải hội đến tiếp dẫn! Như vậy là bạn chọn họ mà không chọn Liên Trì hải hội! Vậy thì không thể trách chư Phật, Bồ Tát không từ bi, là bạn không tương ứng với từ bi. Chúng ta phải chú ý, lúc bình thường người ta chê chúng ta, chửi mắng chúng ta tức là đang khảo nghiệm, đang trắc nghiệm tín nguyện vãng sanh Tây phương của chúng ta, là đang trắc nghiệm xem chúng ta coi trọng đức Phật hay coi trọng nhân ngã thị phi?
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm
Lúc không chuẩn bị, chịu nổi cái đánh vô lý mới là thi đậu!
Có người đến chùa yêu cầu quý thầy đánh hương bản để tiêu trừ nghiệp chướng. Ân sư của tôi nói nếu mình nhờ người khác đánh hương bản thì tự mình trong tâm đã chuẩn bị, đương nhiên lúc bị đánh trong tâm sẽ không sanh phiền não. Nếu không chuẩn bị trước, lúc không để ý, bị người khác đánh bất ngờ một cách vô lý, đây mới là khảo nghiệm thiệt, mới biết rõ trình độ và phiền não của mình. Có lần ân sư quỳ xuống thỉnh cầu lão hòa thượng xin ngài từ bi giúp mình dẹp bỏ phiền não ngã chấp, nghe xong lão hòa thượng nói: ược, được, tốt lắm!, nhưng không dạy gì cả. Mỗi ngày ân sư đều quỳ xuống khẩn cầu lão hòa thượng, ngài cũng vẫn nói: ược, được, tốt lắm!, nhưng vẫn không có động tịnh chi cả. Nhiều ngày trôi qua, công việc của ân sư rất bận rộn nên từ từ quên mất.
Như vầy cũng mắng, như kia cũng mắng! (Thi -- có chấp tướng không? Có động tâm không?)
Như vầy không được, như thế cũng không được! (Thi có thành kính không? Có trí huệ không?)
Một hôm rất nhiều quan chức trong chánh phủ, giáo sư đại học ài ại, và giáo sư trường Bắc Nhất Nữ cùng đến chùa Thừa Thiên bái kiến lão hòa thượng, lão hòa thượng bèn kêu thầy tôi đến để phiên dịch. Theo thường lệ lúc thầy tôi vừa bước vào liền niệm một câu A Di à Phật, rồi chắp tay chào quan khách; lão hòa thượng đột nhiên dùng một giọng nói vô cùng khoa trương, dùng động tác quái gở bắt chước thầy tôi chắp tay và niệm: A Di à Phật! Ân sư vừa nhìn liền biết hôm nay có gì lạ rồi, nên quỳ xuống trước mặt lão hòa thượng, lão hòa thượng nói: Có nhiều cư sĩ tại gia ở đây, cô quỳ như vậy là để tổn phước của quan khách hay sao?
Ân sư không dám quỳ nữa và liền đứng dậy.
Lão hòa thượng lại nói: Cô lớn gan quá, dám đứng cao hơn sư trưởng!
Cứ như thế quỳ không đúng, đứng cũng không đúng, ngồi cùng hàng với sư trưởng càng không đúng, thiệt là làm cho người ta không biết phải làm thế nào.
Hôm đó có rất nhiều người xin quy y, chiếu theo lệ thường chứng chỉ quy y đều do ân sư của tôi hoặc các sư phụ khác thay thế lão hòa thượng viết, đặt pháp danh. Nhưng hôm đó lão hòa thượng lại nói với mọi người rằng: Quý vị hãy xem! Cô ta tự ý quyết định, chứng chỉ quy y đều do cô ta tự viết, trong tâm không coi ai ra gì cả, trong tâm đâu có tôn trọng sư trưởng, thật ra quý vị muốn tôi chứng minh quy y hay là muốn cổ chứng minh?
Ân sư tôi vừa nghe liền không dám viết tiếp, mau mau sắp xếp các chứng chỉ quy y đàng hoàng, đem để trước mặt lão hòa thượng. Sau đó lão hòa thượng nói:
Ui chao! Vừa nói cổ hai câu liền sanh phiền não, không muốn viết nữa, tất cả đều đẩy cho tôi viết hết!? Một chồng [chứng chỉ] cao như vầy làm sao tôi viết cho xong, làm sao đặt pháp danh? Lấy tên là Truyền Tròn, Truyền Méo, Truyền Mặn? Truyền Ngọt? Truyền Lồi? Hay là Truyền Lõm?
Kể ra thiệt tức cười, lão hòa thượng đích thật có công phu tu hành, người nào được lão hòa thượng đặt tên là Truyền Mặn hay Truyền Ngọt ai nấy đều vui vẻ.
Lúc bấy giờ ân sư thấy như vầy cũng không được, như kia cũng không xong, chịu không nổi nước mắt gần muốn tuôn ra.
Lão hòa thượng còn nói thêm: Quý vị xem kìa, vừa nói cổ hai ba câu thì khóc rồi, cổ muốn mọi người thấy cổ rất đáng thương đấy!
Khóc cũng không được, ân sư chỉ còn có cách nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu, niệm Phật, bắt đầu tư duy quán tưởng: Không có một cái ổng đang mắng tôi, cũng không có một cái tôi bị ổng mắng, và không có lời mắng của ổng . (Tam luân thể không)
Kết cuộc lão hòa thượng lại nói: Quý vị xem kìa! Cổ đang dùng mắt quán mũi, mũi quán tâm, giả vờ ra vẻ rất có tu dưỡng lắm vậy! Mọi người hiện diện lúc đó nghe xong đều không biết ất giáp gì hết, mọi người đều chăm chú nhìn ân sư. Ân sư nói lúc bấy giờ thật rất muốn tìm một hang động chui vào hay chạy thoát ra khỏi chỗ đó.
Thế nhưng lão hòa thượng còn nói: Chạy đi đâu? ứng lại!. Thật là vừa khởi tâm liền sai, vừa động niệm tức quai (trái ngược, không đúng), trong lúc không biết làm sao mới đúng cũng phải nhẫn chịu cho đến cùng.
Mắng xong rồi, dường như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng đợi đến giờ tiếp khách trôi qua, lão hòa thượng tự nhiên [tỏ vẻ] xem như không có chuyện lúc nãy, hình như không có chuyện gì xảy ra hết, êm đềm yên tĩnh, còn cười hì hì rót sữa cho ân sư và nói: Cho con uống ly sữa này.
ợi đến giờ tiếp khách buổi chiều, lão hòa thượng lại làm như buổi sáng, bắt đầu như vầy cũng không phải, như thế cũng không phải, chê cái này, chê cái kia, chê đến nỗi làm cho người ta không biết làm sao mới được, nhưng sau khi giờ tiếp khách chấm dứt, ngài tỏ vẻ như không có việc gì xảy ra.
Vừa nói cô ấy hai câu liền muốn đến hỏi thử xem!
Nếu đánh hương bản chắc có lẽ đã đi kêu cảnh sát rồi!
Ân sư của tôi hồi tưởng lại: Cả ngày hôm nay thiệt không biết mình đã phạm lỗi gì, không biết tại sao chuyện gì lão hòa thượng cũng mắng hết? Trong tâm ân sư liền khởi lên một niệm mình phải đi hỏi cho ra lẽ, hỏi coi mình làm sai chuyện gì! Vừa mới nghĩ xong liền đến phòng phương trượng, gõ cửa đi vào, lão hòa thượng thấy thầy tôi bước vào liền hiện ra vẻ rất kinh ngạc, dùng tay vỗ ngực và nói: Kêu người ta giúp cô ấy dẹp trừ phiền não ngã tướng, vừa nói cổ hai câu liền muốn đến hỏi cho ra lẽ! Nếu đánh hương bản chắc phải đi kêu cảnh sát rồi!?. Vừa mới khởi lên một tâm niệm bất bình, muốn đi hỏi thử xem, lão hòa thượng đã thu nhận được làn sóng, thập phương chư Phật linh minh, chúng ta có tâm niệm gì có thể che dấu thánh hiền được?
Lột lớp da này ra
Cái gì là tôi? Cái gì là thể diện của tôi?
Lúc thường ngày chúng ta niệm kinh Kim Cang, trong đó ghi Không có tướng tôi, không có tướng người, không có tướng chúng sanh, không có tướng thọ giả, và Nếu Bồ Tát có tướng tôi, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải là Bồ Tát. Lúc niệm kinh thì niệm như vậy, lúc nghe kinh cũng nghe như vậy, lúc nghe hình như rất tự tại giải thoát, nhưng lúc đề thi vừa đưa ra, có người chê chúng ta, mắng chúng ta, vừa nghe xong chúng ta lập tức khởi lên ý niệm phải bảo vệ và [bào chữa] cho mình, thậm chí rất không vừa lòng. Trong tâm có quan niệm tôi này, cảm thấy có cái tôi bị người ta mắng tức là tướng tôi và tướng người (ngã tướng và nhân tướng) đều biểu hiện ra! Ngoài việc chứng minh mình là một phàm phu đáng thương chứ chẳng phải Bồ Tát thì không có ích lợi gì hết!
Mỗi ngày làm trái ngược với Phật?
Phật dạy chúng ta buông xả ngã chấp, chúng ta lại hết lòng bồi dưỡng chúng.
Lúc nào cũng bảo vệ cái ngã (tôi) này, vì tôi bị người khác chê một chút liền cảm thấy mất mặt, xấu hổ, không tự tại, hy vọng người khác quan tâm đến mình, tôn trọng mình, công nhận là mình tốt, tất cả đều vun bồi thêm cho ngã tướng và ngã chấp. ức Phật dạy chúng ta phải nhìn thấu, phải buông xả, chúng ta ngược lại mỗi ngày đều bồi dưỡng thêm, cứ tưởng là mình đang học Phật, thiệt ra mỗi ngày đang làm trái ngược với điều Phật dạy, chỉ vì chúng ta rất ít khi hiểu được hiện tượng này, cảm thấy chăm sóc cho thể diện của mình là việc đương nhiên. Chuyện này không cần ai dạy, cả con nít cũng biết. Chúng ta hãy quan sát: nếu cha mẹ đang mắng anh chị mình chứ không mắng mình, chúng ta nghe xong chẳng cảm thấy khó chịu tí nào, có phải vậy không? Ngược lại nếu cha mẹ mắng mình thì mình không vui thích; nếu ông xếp của bạn khiển trách một người làm chung trong sở mà không trách bạn, nghe xong bạn sẽ không cảm thấy mất mặt. Vì vậy vấn đề là mắng tôi, nội dung mắng ra sao không thành vấn đề, vấn đề ở tại chữ tôi.
Tu hành -- sửa đổi tâm niệm hành vi --
Không phát hiện mình có khuyết điểm thì sẽ không thể nào sửa.
Lão hòa thượng có nghệ thuật diễn kịch khéo léo, có thể tìm ra khuyết điểm để cho chúng ta cảnh giác mà sửa đổi.
Lúc đó nếu chúng ta không phát hiện mình đang chấp trước một cái ngã, không phát hiện được khuyết điểm của mình, thì không cách nào buông xả, khử trừ [ngã chấp này]. Lão hòa thượng từ bi biểu diễn và dạy dỗ, phô bày cái ngã của mình ra ngoài, làm cho chúng ta phát hiện và đương đầu với bịnh chấp ngã của mình, phải cải tiến và dẹp bỏ.
Khởi tâm liền sai, động niệm cũng sai.
Nhất tâm niệm Phật, xả vọng quy chân.
Người khác mắng lén chúng ta, chúng ta còn không vui thích, huống hồ lão hòa thượng chọn ngay lúc đông người, quan chức, học giả đến thăm, cố ý trách mắng trước mặt nhiều người như vậy, mắng đến khi bạn thể hội được lúc đó khởi tâm động niệm gì cũng sai hết, lúc đó chỉ có niệm Phật, không phân biệt, không chấp trước, không có tướng tôi, không có tướng người ngoài ra không còn cách nào khác. Người nào hiểu được ngay lúc đó liền xả bỏ vọng quay về với chân, thể giải đại đạo, xả Sa Bà đạt được Cực Lạc. Người không hiểu được trên hư vọng giả tướng còn tăng thêm hư vọng phân biệt, kết quả vẫn là một ác mộng đầy hư vọng, ngoại trừ sanh tử bì lao (sanh tử mệt mỏi) ra thì không đạt được gì hết.
Vừa cười, vừa khóc, vừa cảm động, vừa xấu hổ.
Mỗi lần ân sư kể lại những cuộc khảo nghiệm và dạy bảo của lão hòa thượng, tôi nghe xong vừa cười, vừa khóc, vừa cảm động, vừa xấu hổ, sám hối. Cười là vì có nhân duyên nghe được những lời khai thị này, có cơ hội hiểu được khuyết điểm của mình. Khóc là vì cảm thấy từ trước đến giờ mình vẫn không thức tỉnh, vẫn bị ngã tướng lôi kéo, quay vòng vòng. Cảm động là vì ân sư có thể theo học dưới trướng của lão hòa thượng và được lão hòa thượng rèn luyện hết gần hai mươi năm, trải qua những cuộc khảo nghiệm như trên, mỗi ngày đổi hình thức, đổi cảnh giới, khảo đi khảo lại, chỉ có đích thân trải qua mới hiểu được kinh nghiệm và mùi vị này. Xấu hổ là vì nếu tôi phải trải qua những cuộc khảo nghiệm như vậy chắc có lẽ sẽ [thi] rớt te tua.
Không hiểu mục đích của sự tu hành, trước sau cũng rơi vào pháp môn Nhân Ngã Thị Phi (người, mình, đúng, sai)
Nếu không hiểu rõ mục đích của sự tu hành là để Dẹp trừ phiền não của mình, buông xả những chấp trước của mình, khôi phục Phật tánh vốn sẵn thanh tịnh, mỗi ngày gặp cảnh giới và khảo nghiệm đều tranh giành để nói: Tôi đâu có gì không đúng, tại sao ông lại mắng tôi? ều nói Chỉ có ông vô lý, tôi có lý, tranh tới tranh lui cũng chỉ là vấn đề ai đúng ai sai, như vậy gọi là nhân ngã thị phi.
Có lúc chúng ta cứ tưởng là mình đang tu pháp môn Niệm Phật, pháp môn Tịnh ộ, thiệt ra phần đông vẫn là tu pháp môn nhân ngã thị phi. Nếu kêu niệm Phật thì nói sức lực không đủ, rất dễ ngủ gục, nếu kêu đi tranh cãi biện luận thì rất hăng hái và không bao giờ ngủ gục. Kinh A Di à dạy niệm Phật phải nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung tâm phải không điên đảo, nhưng đừng đợi đến lúc lâm chung, đến cảnh giới quan trọng lúc sanh tử, chỉ lúc ngày thường người ta chê mình một câu, hoặc mắng mình giữa đám đông, vu oan mình, mình liền loạn cho họ thấy. Không những cho rằng những chuyện lặt vặt ở thế giới Sa Bà này rất quan trọng mà còn quên mất đức Phật, không những loạn cho họ xem mà còn chết cho họ xem!
Làm tăng trưởng chí khí của người khác, diệt oai phong của Phật Tổ
Tu Tín, Nguyện, Hạnh tam lương? Nhất tâm niệm Phật? [hay là]
Tu tham, sân, si tam độc? Nhất tâm niệm Ngã (tôi) ?
ức Phật dạy chúng ta phải tu ba thứ tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh, và một lòng niệm Phật. Ngược lại chúng ta thường tu ba độc: tham, sân, si, một lòng niệm tự ngã, đây không phải chuyên làm trái ngược với đức Phật hay sao? úng là Làm tăng trưởng chí khí của người khác, diệt oai phong của Phật Tổ!. Người ta mắng mình hai câu liền coi quan trọng như vậy, đức Phật giảng kinh 49 năm từ bi muốn cứu độ chúng ta, chúng ta nghe rồi chẳng coi trọng chút nào, như vậy đối với bạn, có phải người mắng bạn có oai lực hơn đức Phật không? Cũng thế, đối với bạn, người mắng bạn quan trọng và có sức ảnh hưởng nhiều, đức Phật không quan trọng gì hết, không có sức ảnh hưởng gì cả. Họ mắng bạn một câu còn nặng hơn đức Phật thuyết giảng cả bộ ại Tạng kinh. So sánh hai sức ảnh hưởng này có phải bạn sẽ bị họ kéo vào lục đạo luân hồi, không thể được đức Phật tiếp dẫn đến Tây phương Cực Lạc thế giới? Vì đối với bạn hai câu của họ có sức hấp dẫn mạnh hơn, đã thu hút đến nỗi bạn quên mất đức Phật, tâm cũng loạn mất luôn!
Họ nói hai câu còn mạnh hơn sức thu hút của Liên Trì hải hội!?
Lúc bị chê là lúc khảo nghiệm. Phật quan trọng hay Nhân ngã thị phi quan trọng?
Lúc bình thường còn như vậy, đến lúc lâm chung chỉ sợ họ sẽ làm mình loạn, họ nói hai câu thì liền mạnh hơn sức thu hút của chư Phật, Bồ Tát trong Liên Trì hải hội đến tiếp dẫn! Như vậy là bạn chọn họ mà không chọn Liên Trì hải hội! Vậy thì không thể trách chư Phật, Bồ Tát không từ bi, là bạn không tương ứng với từ bi. Chúng ta phải chú ý, lúc bình thường người ta chê chúng ta, chửi mắng chúng ta tức là đang khảo nghiệm, đang trắc nghiệm tín nguyện vãng sanh Tây phương của chúng ta, là đang trắc nghiệm xem chúng ta coi trọng đức Phật hay coi trọng nhân ngã thị phi?
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm