PDA

View Full Version : á thi lÃc náa đÃm



gioidinhhue
10-13-2010, 01:32 AM
ề thi lúc nửa đêm mệt đừ.



Cho bài thi không đúng lúc gì hết! (Tức là vừa đúng lúc.)

Lúc thân xác mệt đừ mà cứ cho thi chọn đinh sắt

Muốn chọn, không muốn chọn, đều là việc của bạn!

Thầy tôi kể lại lúc xây chùa Thừa Thiên, ai cũng góp sức [vào công tác này]. Một hôm, sau khi làm việc suốt ngày đến nửa đêm ai cũng mệt đừ, lão hòa thượng lấy một hộp đinh đã phân loại xong, rồi đem đinh trong đó [đổ ra và] trộn lẫn vào nhau, sau đó kêu mọi người đem đinh này phân loại lớn nhỏ trở lại. Thầy tôi kể lại lúc đó thầy khởi lên một tâm niệm:

Úi chà! Lão hòa thượng ơi, tại sao ngài lại chọn ngay đúng lúc tụi con đang mệt đừ như vầy mà kêu chúng con đi phân loại đinh?

Lão hòa thượng nghiêm nét mặt lại và nói: Không lẽ lúc lâm chung còn để cho các cô lựa chọn thời giờ hay sao?.

Thầy tôi hiểu được ý của lão hòa thượng, lập tức quỳ xuống và đáp: ệ tử đi làm ngay bây giờ.

Sau đó thầy rán chấn tỉnh tinh thần, tự khích lệ mình rồi chọn đinh một phân, hai phân, và phân loại lớn nhỏ ra. Làm đến quá khuya mới xong, rồi đi trình với lão hòa thượng: ệ tử đã phân loại xong.

Lão hòa thượng nói: Muốn chọn là việc của cô; không muốn chọn cũng là việc của cô!.



Khổ, đau, mệt, già đều phải chánh niệm phân minh (rõ ràng)

Lâm chung tức là ngày [mà mình] già nhất, mệt nhất.

Lúc lâm chung chúng ta không có biện pháp gì để lựa chọn thời điểm nào cho thoải mái, khoẻ khoắn một chút, không kể 30 tuổi hoặc 80 tuổi mới chết, lúc đó đều là ngày [mà mình] già nhất và mệt nhất. Vì vậy nên lúc bình thường phải nỗ lực luyện tập, không kể đau khổ mệt nhọc như thế nào, đều phải chánh niệm phân minh (rõ ràng).



Làm việc là mượn công việc để luyện tâm, khuất phục vọng niệm, phiền não ngã chấp.

Chúng ta nên biết lão hòa thượng cả đêm đều tĩnh tọa ngoài trời, bản thân ngài không cần phải xây chùa chiền gì cả. Có thể nói ngài lấy việc xây chùa làm công cụ dạy học, làm phương tiện để rèn luyện cho các đệ tử.



Phụ chú:

Xin đặc biệt chú ý việc xây chùa kể trên là sự thị hiện của lão hòa thượng đại Bồ Tát, vì căn cơ đặc biệt nên dùng phương pháp đặc biệt, không thể làm khuôn mẫu cho người khác học theo. Vì nói chung, y theo giới luật và kinh Di Giáo thì không thể lấy lý do duy trì sự sống và kiếm lợi cho mình mà sai khiến, ép buộc người xuất gia đi làm việc xây nhà, đào đất, cưa cây và các chuyện mậu dịch, mua bán khác. Vào đời ường vì ạo Xước đại sư đã làm những việc kể sau đây nên gây chướng ngại cho việc vãng sanh:

1. Từng để tượng Phật ở mái hiên ngoài cửa sổ, tự mình ở chỗ tốt hơn trong phòng (phải hướng về thập phương Phật cầu sám hối) (trọng mình (tự ngã), khinh mạn Phật)

2. Sai khiến người xuất gia (phải hướng về thập phương Tăng cầu sám hối) (bất kính Tăng bảo).

3. Xây dựng nhà cửa, làm tổn hại mạng sống của côn trùng (phải hướng về thập phương chúng sanh cầu sám hối) (trọng tự lợi, coi thường mạng sống của kẻ khác)

Vì ba tội kể trên trái ngược với Bồ ề tâm nên đã gây chướng ngại cho việc vãng sanh Tây Phương. May mắn nhờ Thiện ạo đại sư nhập định quán sát biết được rồi khuyên [ạo Xước đại sư] sám hối đúng như pháp. ạo Xước đại sư nghe theo lời khuyên, tự mình phản tỉnh quả thật đã có làm những việc như trên, nên một lòng dọn sạch tâm phát lồ sám hối. (Lúc bấy giờ ạo Xước đại sư đã 80 tuổi, Thiện ạo đại sư mới 29 tuổi) Sau khi sám hối thấy được bạch quang chiếu sáng và thấy tướng lành Hóa Phật, Bồ Tát hiện ở không trung, diệt sạch tội mới có thể vãng sanh một cách thuận lợi. Thế mới biết sai khiến người xuất gia xây chùa không phải là việc mà phàm phu chúng ta có thể làm càn, làm bừa. Bậc hiền đức như ạo Xước đại sư không cẩn thận còn phạm lỗi nên gây chướng ngại cho mình, phải thật lòng sám hối, huồng hồ là phàm phu chúng ta!

Sau khi nghe kể chuyện hoặc xem đề thi cũ chúng ta phải tìm ý chính để học hỏi, không nên học sai phương hướng. Thí dụ nếu không biết dùng dao, tay cầm lưỡi dao rồi cắt đồ vật bằng cán dao thì nhất định sẽ hại mình và không làm lợi cho người. Trọng điểm của đề thi cũ ở trên là để dạy chúng ta không kể làm việc gì cũng nên mượn công việc để luyện tâm, đề khởi chánh niệm, buông bỏ ngã chấp, dẹp trừ năm thứ rác rến: tham, sân, si, mạn, nghi. Chứ không phải dạy chúng ta đi xây chùa chiền hoặc làm một việc gì đó, càng không phải để khuyến khích đại chúng dùng việc xây chùa để rèn luyện đệ tử, xin mọi người đừng hiểu lầm. Vì có thể giúp chúng ta thành Phật hay đọa lạc đều do cách dụng tâm của chúng ta chứ không phải làm sự nghiệp gì cả. Thế nên điểm chánh yếu của việc tu hành cũng chỉ là việc luyện tâm, thanh lọc tâm cho thanh tịnh. Từ việc khéo dùng tâm, khéo điều phục tâm, xả tâm vọng tưởng, chấp trước, hướng về chân tâm (tâm Phật), khai mở Phật tánh, mới có thể phát huy cái diệu dụng của tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch, thành tựu tất cả công việc độ hóa chúng sanh.

Nếu lầm lẫn và đặt tiêu điểm nơi sự, hoặc trên cảm giác thành tựu của mình (tăng thêm ngã chấp) mà không đặt trên sự thanh lọc tâm cho thanh tịnh, xả vọng quy chánh thì sẽ biến thành pháp hữu vi của thế tục, làm nô lệ cho sự tướng huyễn hóa, cùng lắm cũng chỉ đạt được phước báo hữu lậu của thế gian, không thể đạt được lợi ích thâm diệu xuất thế gian. Nếu khi làm việc trong tâm lại xen tạp năm thứ rác rến (tham, sân, si, mạn, nghi) thì phước báo mà mình tu được chỉ có thể thọ hưởng trong ba đường ác. Thế nên phải chú ý sự dụng tâm mới không đến nỗi bận hết cả đời chỉ để vào tam ác đạo hưởng một chút phước mà thôi.



Hiểu rõ: tu hành tức là rèn luyện mình.

Có lý, vô lý, đều nộp bài chánh niệm.

Lúc chúng ta rất mệt, nếu có người kêu mình đi làm một chuyện gì đó, có thể chúng ta sẽ cảm thấy họ rất vô lý, không lịch sự. Thí dụ lúc chúng ta đang ngủ ngon giấc bị người khác kêu thức dậy đi làm, chúng ta sẽ rất bực bội và sẽ trợn mắt kên người đó. Nhưng lão hòa thượng thường huấn luyện đệ tử bằng cách này! ương nhiên sẽ có người không vui, không nể lão hòa thượng, cứ tiếp tục ngủ. Nhưng cũng có người hiểu được tu hành là phải rèn luyện mình, thời thời khắc khắc tỉnh giác, họ sẽ không kể chuyện này có lý hay không có lý, đều khởi lên chánh niệm và làm theo việc mình nên làm, nộp bài của mình phải nộp. Lão hòa thượng dạy tu hành không phải ở nơi thảo luận chuyện có lý hay không có lý mà là lúc gặp cảnh giới bạn có thể nhẫn chịu hay không!



i Tây phương là việc của mình.

Lúc kiệt sức chịu hết nổi cũng phải cười lên rồi phấn chấn tinh thần trở lại, cũng như trong đêm khuya phân loại đinh vậy. Biến đau khổ thành quang minh, thành hoa sen.



Chúng ta phải chú ý lời của lão hòa thượng: muốn chọn là chuyện của bạn, không chọn cũng là chuyện của bạn. Thiệt đó:

Muốn đi Tây phương là chuyện của bạn, không đi Tây phương cũng là chuyện của bạn!.



Phải thường đề cao tinh thần, chánh niệm phân minh là chuyện của bạn, nếu bạn muốn hồ đồ, muốn vọng tưởng phiền não cũng là việc của bạn!

Lúc tôi bị bịnh rất đau đớn, thầy tôi đến bên giường kể lại lời khai thị của lão hòa thượng và quá trình tu hành của thầy, nghe xong tôi rất cảm động nên chấn tỉnh trở lại, ngồi dậy niệm Phật, bởi vì muốn niệm là việc của tôi, không niệm cũng là việc của tôi. Muốn niệm Phật vãng sanh Tây phương là sự giải thoát vui sướng của tôi, không niệm Phật và đau khổ luân hồi cũng là việc của tôi, cũng là tự mình chịu khổ.

Chúng ta đều là phàm phu, sức nhẫn nại còn chưa thành tựu, tuy biết các sự giày vò thân tâm là nghiệp báo mình phải chịu, cũng có lúc không thể mỉm cười an vui, chịu đựng hết nổi, nhưng chỉ cần khởi lên tín nguyện, cũng giống như nửa đêm phấn chấn tinh thần phân loại đinh vậy, khởi lên tín tâm niệm Phật nhất định có thể trở về Tây phương Cực Lạc thế giới. Con đường này là con đường phải không ngừng khởi tín tâm, nguyện lực, là con đường biến đau khổ thành quang minh và hoa sen.

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm