giavui
02-27-2014, 03:09 AM
CHUYẾN TÀU NGÀY CUỐI NĂM
Truyện ngắn của NHẬT TIẾN
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1393470504_tau.jpg
Chuyến tầu Thống Nhất, vào dịp cuối năm, đếm tử đầu đến đuôi cả thẩy được mười bốn toa. Đó là chưa kể cái đầu máy.
Toa đầu tiên gọi là toa hàng ăn, nói đúng ra chỉ là một chỗ tập trung nấu nướng rồi đem chia thành từng khẩu phần và chỉ bán cho người có vé lên tầu. Khách mua xong rồi thì đem phần ăn của mình về chỗ, chứ không có bàn ghế riêng để ngồi, theo như cái nghĩa của toa xe. So với giá cả bên ngoài, đồ ăn quả có rẻ. Mỗi khẩu phần gồm một khúc bánh mì, một đĩa cơm trắng có trứng chiên được xịt thêm ít tàu vị yểu. Thêm trái chuối tráng miệng. Nếu chịu khó lặn lội tử toa dưới lên toa đầu thì cũng tiết kiệm được vài đồng mà vẫn ăn no.
Tuy nhiên ít ai quan tâm tới việc dè xẻn chỉ vài đồng trên một lộ trình dài hai ngày rưỡi này, mà lại phải nhai loại bánh mi cứng như gỗ, cơm thì hạt rời hạt nhão, cái ưu điểm duy nhất là không có độn mì. Trong khi đó, mỗi lần chuyến xe ngửng lại ở dọc đường, dân chúng ở mỗi đia phương vẫn ùa ra bán hàng đông vô số kể. Cơm nóng. Gà chiên. Xôi mỡ. Cháo hành. Và đủ thứ hoa quả. Có đắt hơn chút đỉnh, nhưng cũng là dịp được ăn gà thỏa thuê. Lâu lâu mới đi xa một lần, chi phí về ăn uống trên tầu chỉ là một khoản nhỏ. Tiền ăn uống bỏ ra đâu có tiếc xót bằng tiền phải mua cái vé chợ đen, giá chính thức có ba mươi tư đồng, nó chém sáu chục, tám chục vẫn phải nghiến răng mua lại. Tết nhất đến nơi rồi, ăn chực nằm chờ mãi ở nhà ga, tiền quà tiêu vặt trong hai ba ngày cũng quá tội. Đó là chưa kể ngày, đêm ngồi chờ, cứ phải ôm khư khư lấy hành lý, sểnh ra là mất cắp như chơi. Mưa, nắng, gió, sương, mặc kệ, trong cái rừng hành lý và người đông như kiến cỏ này, ngồi đâu là đông cứng ở đó, đâu còn nơi nào mà rời chỗ. Càng tới ngày cận Tết, khách trở ra miền Bắc càng đông. Cán bộ, công nhân viên, thường dân, bộ đội đi công tác, bộ đội nghỉ phép, bộ đội phục viên và cả những người thuộc thành phần "ngụy" ra Bắc thăm thân nhân học tập cải tạo nữa.
Tất cả ngồi chật khứ trong những toa xe ngột ngạt hơi người. Trừ một toa cuối cùng có giường ngủ dành cho cán bộ cao cấp và các cụ già yếu đuối, còn thì đồng loạt ghế gỗ. Mỗi dẫy ghế là ba chỗ ngồi, thay thế loại ghế trước đây chỉ có hai chỗ. Trên đầu là hành lý, dưới chân cũng hành lý, đồ đạc nhồi nhét tối đa, con người có khổ một tí nhưng cũng chỉ kéo dài hai ngày, ba đêm là cùng. Nhưng nếu đem thêm một bịch cau khô, một túi nan hoa (căm) xe đạp, một lố khóa đồng, một hộp đá lửa, hay những thứ linh tinh khác như kim may, chỉ thêu, nút áo, kẹp tóc, đồ chơi bằng nhựa dẻo ..v.v... thì bất cứ cái gì cũng có thể bán ra tiền để cải thiện bữa ăn, cải thiện đời sống. Cho nên có phải bó giò cách mấy cũng chẳng ai kêu ca. Leo lên tầu và ngồi yên chỗ rồi là đã vượt qua được hẳn một chặng đường khó khăn ăn chực nằm chờ khốn khổ trước nhà ga, mà hiện giờ hãy còn cả rừng người nằm, ngồi đen nghẹt ở đó.
Đấy là chưa kể lát nữa, khi tầu chuyển bánh rồi còn có cái sàn lối đi trống trơn ở chính giữa đó, mọi người sẽ thu xếp với nhau. Giải báo cũ xuống, chia ca thay nhau nằm ngả đỡ cái lưng, dù chân anh này có khoèo qua đầu chị kia, dù cái gậm ghế có chật khứ chỉ đủ lách vô được nửa cái mình thì cũng là cung cách giải quyết được phần nào cho xương cốt đỡ ê ẩm, cho cái cơ thể bớt mệt mỏi rã rời, do nóng, do chật, do ngập hơi người và do cái lắc lư, dồn ép của con tầu đã đến tuổi hồi hưu mà vẫn cứ phải hổn hển bò lê trên con đường mịt mù thăm thẳm hơn một ngàn cây số tử Nam ra Bắc.
Không còn đường nào khác! Vậy tốt hơn hết là chấp nhận như một sự bình thường. Và con tầu vào dịp cuối năm bữa đó đếm được mười bốn cái toa. Từ hơn một giờ qua, nhân viên hỏa xa kiểm soát xong các thủ tục an toàn, nhân viên soát vé kiểm tra xong các hành khách lên tầu, các toán công an đi kiểm soát xong giấy phép đi đường của mọi người, tất cả các hành khách đều đã ngồi yên chỗ. Tuy nhiên, tầu vẫn chưa khởi hành. Một nguồn tin loan đi dần dần từ toa nọ sang toa kia làm mọi người sầm xì: "Đầu máy hư, còn đang sửa!"
Không có ai kêu ca phàn nàn gì. Một thời gian ngắn chờ đợi yên ổn tại chỗ trong toa xe so với những ngày gối đất nằm sương chờ đợi vất vưởng ngoài cửa ga, thật chẳng nhằm nhỏ gì.
Trời sáng rõ dần. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy mặt nhau, những khuôn mặt bơ phờ, mệt mỏi nhưng không giấu được vẻ tươi cười, trừ một số kẻ đã lén lên tầu một cách bất hợp pháp.
Như Hùng là một. Anh ta đã phải dành ra hơn một tiếng đồng hồ để đấu trí với đám Công an tử sáng sớm. Trước hết, lối vào sân ga đã bị một hàng rào kẽm gai giăng kín chỉ chừa có một lối đi. Hành khách hợp pháp phải qua lối đó để vào sân ga. Nhưng điều đó không ăn thua gì với Hùng cả. Anh ta đã vào sân ga ngay từ tối hôm trước bằng ngả leo rào.
Con tầu Thống Nhất với mười bốn toa nằm dài yên vị ở đó để ngày mai sẵn sàng khởi hành. Chỉ việc leo lên, chui vào một xó kẹt nào đó đánh một giấc ngủ ngon lành cho tới khi hành khách khởi sự lên tầu. Trong bóng tối của một đêm tháng Chạp tẩm nhiều sương lạnh, Hùng nhận thấy không chỉ có một mình anh ta là dân đi lậu.
Họ cũng lố nhố như những con mèo hoang lẻn qua các ngõ ngách tối thui của sân ga để leo lên tầu. Hầu như tất cả đều là bộ đội đào ngũ. Hầu như tất cả đều đã là sinh viên, học sinh hãy còn đang học hành thì bị gọi đi B, nghĩa là vào chiến trường miền Nam ở giai đoạn khốc liệt.
Một số đông đã bỏ xác dưới những trận mưa bom, ở những chiến trường hiểm ác. Những kẻ may mắn còn sống sót thì đã được hưởng đủ cái vinh quang của những đoàn quân chiến thắng, được choàng vòng hoa, được đi diễn hành, được tham dự đủ loại hình thức liên hoan.
Đối với họ, niềm vui như một cơn sốt cao độ. Nó xoáy con người vào một cảm giác ngây ngất, bàng hoàng, ngạc nhiên đến sửng sốt vì chiến tranh chấm dứt một cách quả đột ngột, chiến thắng nở ra như một bông hoa trong thần thoại làm choáng ngợp hồn người đến nỗi chỉ tối đêm khi đã nhắm mắt ngủ họ mới tạm quên nỗi niềm háo hức, vui mừng.
Nhưng ngày mai mở mắt ra, cơn say lại kéo đến tức khắc với hình ảnh của những rừng cờ, rừng biểu ngữ và hàng vạn lời rổn rảng bên tai: 'Chiến thắng của mùa Xuân vĩ đại- mùa Xuân của thời đại Hồ Chí Minh- đỉnh cao văn minh trí tuệ của loài người."
Nhưng rồi như những bông hoa sau thời kỳ tỏa hương, phô sắc nhất thời của nó, mọi sự đều trở lại vị trí bình thường. Những anh hùng dù trong vinh quang cách mấy cũng quay về với nhu cầu giản dị hằng ngày. Đối với những cán binh trẻ, niềm ước ao duy nhất là được quay về quê cũ để tiếp tục học hành như lời hứa hẹn của Đảng và nhà nước đã ban ra khi vận động lứa tuổi của họ đi ra chiến trường.
Cái nhu cầu ấy, trước mới chỉ nhen nhúm trong những câu chuyện gẫu với nhau ở đơn vi, lúc gác súng quay ra đào mương, đốt rừng, cuốc sỏi để trồng khoai, trồng mì, rồi dần dần biến thành những câu hỏi thắc mắc nêu ra trong các buổi sinh hoạt đơn vị, rồi sau cùng nó âm thầm nầy nở thành niềm khát vọng làm thao thức họ trong những đêm đài mất ngủ. Nhưng cán bộ chỉ đạo bao giờ cũng chỉ đáp: "Giành được chính quyền mới chỉ là thành quả bước đầu của sự nghiệp cách mạng. Chúng ta còn phải tiếp tục hy sinh nhiều hơn nữa để duy trì và phát huy cái thành quả đó. Nhiệm vụ trước mắt rất là to lớn. Thanh niên là cánh tay mặt của Đảng. Các đồng chí hãy tỏ ra xứng đáng với câu: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
Thế là tan theo mây khói giấc mộng hồi hương mà khởi đầu anh nào cũng ngây thơ tưởng rằng chiến tranh chấm dứt rồi thì tan hàng ai về nhà nấy. Hùng ở vào một trong số đông các anh chàng ngây thơ đó, nhưng anh cũng là một trong số đông có đủ cái sức liều lĩnh để tự giải quyết vấn đề cho chính mình.
Từ ngày có lệnh lên đường đi Kampchia, đơn vị của Hùng đã có hơn mười trường hợp đào ngũ. Hùng đã nối gót họ, và bây giờ anh đang hiện diện ở đây, trong góc tối của một toa xe, dưới gậm của hai hàng ghế và giữa những cơn mộng mị quay về dĩ vãng như những khúc phim ám ảnh, rã rời.
Có lúc anh thấy mình như đang mắc võng giữa hai gốc thông già ẩn dưới cơn mưa rừng rả rích Trường Sơn. Có lúc anh thấy hiện ra cặp giò trắng ngần của đồng chí nữ giao liên hôm nào cũng xắn quần rửa chân bì bõm bên bờ suối. Hình ảnh này đeo đẳng anh như một cơn ám ảnh không bao giờ nguôi. Người nữ giao liên không tên tuổi, chợt đến, chợt đi, như cuộc sống của tất cả mọi người hiện diện trong cuộc chiến tranh dai dẳng này. Có thể cô ta đã quay về quê cũ. Có thể cô ta bỏ xác đâu đó trên đường công tác. Hình ảnh khuôn mặt của cô ta thì đã phai mở trong ý nghĩ của Hưng, nhưng cặp giò trắng như sữa đó vẫn còn lẩn quất trong trí nhớ. Nó hay hiện về trong mộng mị. Nó nằm giữa những kỷ niệm vui buồn của đời quân ngũ, với những người bạn thân của Hùng đã nằm xuống, với những tờ giấy khen mà Hùng chắt chiu đến dầy cộm cả chiếc ví da, và cả những lá thư nhà mờ nhạt mầu mực tím thấm đẫm vết mồ hôi xen lẫn với bụi đường.
Trong giấc mơ, Hùng hay bắt lại được những hình ảnh lộn xộn đó, và khi tỉnh dậy, anh có cảm giác như đang nằm ở một bên bờ vực. Anh nghiền ngẫm rất kỹ về cái cảm giác này và anh thấy rõ nó khơi nguồn tử ngày anh bắt đầu có ý tưởng trốn đi. Anh biết rõ hậu quả sẽ đến với mình khi ý tưởng đó trở thành sự thực, nhưng anh không cưỡng lại được hình ảnh còm cõi, già nua, gần đất xa trời của mẹ già và mấy đứa em nhỏ. Anh cũng không cưỡng lại được khung cảnh quen thuộc ở quê nhà, với những mái tranh xơ xác nghèo nàn giữa những con đường làng len lỏi qua những rặng tre xanh.
Cuối cùng anh dứt khoát chọn lựa. Giã tử đơn vị. Giã từ chiến công. Giã tử những tấm giấy khen nhầu nát chất đầy trong ví. Anh chấp nhận hoàn cảnh tủi nhục của kẻ chối bỏ vị trí của một anh hùng để trở về với chính con người của mình. Con người cũng chẳng có khát vọng gì nhiều ngoài niềm mơ ước được nhìn thấy lần cuối hình ảnh của mẹ già và được đi trở lại con đường xào xạc đầy bóng tre trước gió.
Ngoài những lý do thầm kín, riêng tư, còn có một lý do quan trọng khác nữa đã khiến anh thay đổi vị trí của mình. Đó là anh cùng các bạn đồng ngũ bị đẩy tới một con đường ra đi khó thấy ngày về. Chiến trường Kampuchia. Hùng không thấy mảy may liên hệ gì đến phần đất này. Không hiểu biết. Không gắn bó. Không ràng buộc. Không thấy cả cái lý do mà mình phải đổ mồ hôi và xương máu xuống đó. Chỉ có một điều duy nhất là anh và bạn bè đã bị đẩy xô tới bằng những chỉ thị tuy lạnh lùng nhưng lại đốt cháy cả tương lai, cả cuộc đời của anh. Đó là điều thậm vô lý. Hùng đã phản kháng sự vô lý đó bằng hành động bỏ đi, hết sức tiêu cực. Anh tặc lỡi, chết ở đâu thì cũng là chết. Ai có thể nói mình đã khôn ngoan để chọn ra được con đường đúng nhất.
Tuy nhiên, khi quyết định xong rồi thì Hùng bắt đầu rơi vào tâm trạng của một con thú bị săn đuổi. Quá khứ, chiến công, và những tấm giấy khen nhầu nát không còn giúp gì cho anh trong hoàn cảnh này. Không gian của thế giới này bây giở chỉ dành cho anh một khoảng nhỏ, trong cái gậm giữa hai hàng ghế trên một con tầu nằm im lìm trên sân ga chờ giở khởi hành. Hùng chua chát nghĩ đến cuộc hồi hương đen tối của mình, thật trái ngược với lòng hăng hái của anh lúc ra đi với lời phát biểu trong buổi liên hoan tiễn đưa các chiến sĩ lên đường: Hứa sẽ lập nhiều chiến công để trở về trong vinh quang!
Hùng thấy rõ hồi đó anh chỉ như một người sống khép kín trong thế giới bao quanh bởi những ngôn từ: Chủ nghĩa anh hùng. Thi đua lập chiến công. Tiến lên gánh nhiệm vụ hàng đầu xây dựng tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa vinh quang. Và đủ loại thuốc đốp khác.
Nhưng càng đi sâu vào cuộc sống, những ngôn từ đó càng trở nên những mảnh hoa giấy cài trên chiếc mũ phường chèo đã bị rã nát sau cơn mưa. Hùng không còn gì ngoài bản năng sinh tồn của chính anh. Anh đã qua khỏi cái giai đoạn bị huyễn hoặc bởi các loại ngôn ngữ tuyên truyền. Người chiến sĩ đã nhìn thấy bề mặt trái của tấm huy chương. Và đó cũng chính là sổ phận không may của anh đã an bài như thế. Bởi trong cái xã hội đầy cơ cực này, càng biết nhiều, biết rõ thì chỉ đầy dọa thêm cho chính bản thân của mình. Biết mà có thay đổi được gì đâu. Sau hơn ba mươi năm bị mài nhẵn, bào mòn, con người chỉ rút ra được một triết lý duy nhất để tồn tại, đó là câu "Không còn đường nào khác!", hiểu như một sự an phận, cúi đầu, như một con ngựa chấp nhận số phận khi đã được đeo lên mình tất cả yên cương.
Nhưng tử ngày dặt chân lên Sài Gòn và lui tới nơi đó vài lần khi được nghỉ phép, Hùng khám phá thấy một điều mới lạ, hơn tất cả kiến thức về kinh nghiệm sống của dân chúng miền Bắc cộng lại từ ba mươi năm. Đó là sức đề kháng của dân Sài Gòn. Thái độ của họ. Cách sống của họ. Cảm nghĩ của họ, sau ba năm chung đụng với chế độ mới, họ chỉ hòa nhưng không đồng.
Rõ ràng ở họ có một thế giới riêng, có cách nhìn riêng, có lề lối thích ứng riêng. Họ như một con suối len lỏi qua những rừng cây, những hốc đá, những khe rạch. Nhưng dù ở đâu nước vẫn là nước, nó vẫn tồn tại trong chia cắt, trong rã rời từng mảnh vụn, nhưng vẫn có điều kiện đổ về nguồn khi có dịp.
Hùng muốn bàn luận thêm với bạn bè về ý nghĩ đó, nhưng bây giờ thì họ đã ở quá xa, cả ngoài không gian lẫn trong ý nghĩ. Với họ, Hùng không còn là kẻ đồng hành. Chỗ của anh bây giờ là ở đây, trong hốc kẹt giữa hai gậm ghế của một toa tầu. Như một con thú bị săn đuổi, Hùng sợ ánh sáng, sợ tiếng người, sợ tiếng xe cộ lao xao, sợ ngay đến cả tiếng chân người coi ga lê dép lẹp xẹp qua lại trên sân xi măng in bóng ngọn đèn héo úa lúc về đêm.
Truyện ngắn của NHẬT TIẾN
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1393470504_tau.jpg
Chuyến tầu Thống Nhất, vào dịp cuối năm, đếm tử đầu đến đuôi cả thẩy được mười bốn toa. Đó là chưa kể cái đầu máy.
Toa đầu tiên gọi là toa hàng ăn, nói đúng ra chỉ là một chỗ tập trung nấu nướng rồi đem chia thành từng khẩu phần và chỉ bán cho người có vé lên tầu. Khách mua xong rồi thì đem phần ăn của mình về chỗ, chứ không có bàn ghế riêng để ngồi, theo như cái nghĩa của toa xe. So với giá cả bên ngoài, đồ ăn quả có rẻ. Mỗi khẩu phần gồm một khúc bánh mì, một đĩa cơm trắng có trứng chiên được xịt thêm ít tàu vị yểu. Thêm trái chuối tráng miệng. Nếu chịu khó lặn lội tử toa dưới lên toa đầu thì cũng tiết kiệm được vài đồng mà vẫn ăn no.
Tuy nhiên ít ai quan tâm tới việc dè xẻn chỉ vài đồng trên một lộ trình dài hai ngày rưỡi này, mà lại phải nhai loại bánh mi cứng như gỗ, cơm thì hạt rời hạt nhão, cái ưu điểm duy nhất là không có độn mì. Trong khi đó, mỗi lần chuyến xe ngửng lại ở dọc đường, dân chúng ở mỗi đia phương vẫn ùa ra bán hàng đông vô số kể. Cơm nóng. Gà chiên. Xôi mỡ. Cháo hành. Và đủ thứ hoa quả. Có đắt hơn chút đỉnh, nhưng cũng là dịp được ăn gà thỏa thuê. Lâu lâu mới đi xa một lần, chi phí về ăn uống trên tầu chỉ là một khoản nhỏ. Tiền ăn uống bỏ ra đâu có tiếc xót bằng tiền phải mua cái vé chợ đen, giá chính thức có ba mươi tư đồng, nó chém sáu chục, tám chục vẫn phải nghiến răng mua lại. Tết nhất đến nơi rồi, ăn chực nằm chờ mãi ở nhà ga, tiền quà tiêu vặt trong hai ba ngày cũng quá tội. Đó là chưa kể ngày, đêm ngồi chờ, cứ phải ôm khư khư lấy hành lý, sểnh ra là mất cắp như chơi. Mưa, nắng, gió, sương, mặc kệ, trong cái rừng hành lý và người đông như kiến cỏ này, ngồi đâu là đông cứng ở đó, đâu còn nơi nào mà rời chỗ. Càng tới ngày cận Tết, khách trở ra miền Bắc càng đông. Cán bộ, công nhân viên, thường dân, bộ đội đi công tác, bộ đội nghỉ phép, bộ đội phục viên và cả những người thuộc thành phần "ngụy" ra Bắc thăm thân nhân học tập cải tạo nữa.
Tất cả ngồi chật khứ trong những toa xe ngột ngạt hơi người. Trừ một toa cuối cùng có giường ngủ dành cho cán bộ cao cấp và các cụ già yếu đuối, còn thì đồng loạt ghế gỗ. Mỗi dẫy ghế là ba chỗ ngồi, thay thế loại ghế trước đây chỉ có hai chỗ. Trên đầu là hành lý, dưới chân cũng hành lý, đồ đạc nhồi nhét tối đa, con người có khổ một tí nhưng cũng chỉ kéo dài hai ngày, ba đêm là cùng. Nhưng nếu đem thêm một bịch cau khô, một túi nan hoa (căm) xe đạp, một lố khóa đồng, một hộp đá lửa, hay những thứ linh tinh khác như kim may, chỉ thêu, nút áo, kẹp tóc, đồ chơi bằng nhựa dẻo ..v.v... thì bất cứ cái gì cũng có thể bán ra tiền để cải thiện bữa ăn, cải thiện đời sống. Cho nên có phải bó giò cách mấy cũng chẳng ai kêu ca. Leo lên tầu và ngồi yên chỗ rồi là đã vượt qua được hẳn một chặng đường khó khăn ăn chực nằm chờ khốn khổ trước nhà ga, mà hiện giờ hãy còn cả rừng người nằm, ngồi đen nghẹt ở đó.
Đấy là chưa kể lát nữa, khi tầu chuyển bánh rồi còn có cái sàn lối đi trống trơn ở chính giữa đó, mọi người sẽ thu xếp với nhau. Giải báo cũ xuống, chia ca thay nhau nằm ngả đỡ cái lưng, dù chân anh này có khoèo qua đầu chị kia, dù cái gậm ghế có chật khứ chỉ đủ lách vô được nửa cái mình thì cũng là cung cách giải quyết được phần nào cho xương cốt đỡ ê ẩm, cho cái cơ thể bớt mệt mỏi rã rời, do nóng, do chật, do ngập hơi người và do cái lắc lư, dồn ép của con tầu đã đến tuổi hồi hưu mà vẫn cứ phải hổn hển bò lê trên con đường mịt mù thăm thẳm hơn một ngàn cây số tử Nam ra Bắc.
Không còn đường nào khác! Vậy tốt hơn hết là chấp nhận như một sự bình thường. Và con tầu vào dịp cuối năm bữa đó đếm được mười bốn cái toa. Từ hơn một giờ qua, nhân viên hỏa xa kiểm soát xong các thủ tục an toàn, nhân viên soát vé kiểm tra xong các hành khách lên tầu, các toán công an đi kiểm soát xong giấy phép đi đường của mọi người, tất cả các hành khách đều đã ngồi yên chỗ. Tuy nhiên, tầu vẫn chưa khởi hành. Một nguồn tin loan đi dần dần từ toa nọ sang toa kia làm mọi người sầm xì: "Đầu máy hư, còn đang sửa!"
Không có ai kêu ca phàn nàn gì. Một thời gian ngắn chờ đợi yên ổn tại chỗ trong toa xe so với những ngày gối đất nằm sương chờ đợi vất vưởng ngoài cửa ga, thật chẳng nhằm nhỏ gì.
Trời sáng rõ dần. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy mặt nhau, những khuôn mặt bơ phờ, mệt mỏi nhưng không giấu được vẻ tươi cười, trừ một số kẻ đã lén lên tầu một cách bất hợp pháp.
Như Hùng là một. Anh ta đã phải dành ra hơn một tiếng đồng hồ để đấu trí với đám Công an tử sáng sớm. Trước hết, lối vào sân ga đã bị một hàng rào kẽm gai giăng kín chỉ chừa có một lối đi. Hành khách hợp pháp phải qua lối đó để vào sân ga. Nhưng điều đó không ăn thua gì với Hùng cả. Anh ta đã vào sân ga ngay từ tối hôm trước bằng ngả leo rào.
Con tầu Thống Nhất với mười bốn toa nằm dài yên vị ở đó để ngày mai sẵn sàng khởi hành. Chỉ việc leo lên, chui vào một xó kẹt nào đó đánh một giấc ngủ ngon lành cho tới khi hành khách khởi sự lên tầu. Trong bóng tối của một đêm tháng Chạp tẩm nhiều sương lạnh, Hùng nhận thấy không chỉ có một mình anh ta là dân đi lậu.
Họ cũng lố nhố như những con mèo hoang lẻn qua các ngõ ngách tối thui của sân ga để leo lên tầu. Hầu như tất cả đều là bộ đội đào ngũ. Hầu như tất cả đều đã là sinh viên, học sinh hãy còn đang học hành thì bị gọi đi B, nghĩa là vào chiến trường miền Nam ở giai đoạn khốc liệt.
Một số đông đã bỏ xác dưới những trận mưa bom, ở những chiến trường hiểm ác. Những kẻ may mắn còn sống sót thì đã được hưởng đủ cái vinh quang của những đoàn quân chiến thắng, được choàng vòng hoa, được đi diễn hành, được tham dự đủ loại hình thức liên hoan.
Đối với họ, niềm vui như một cơn sốt cao độ. Nó xoáy con người vào một cảm giác ngây ngất, bàng hoàng, ngạc nhiên đến sửng sốt vì chiến tranh chấm dứt một cách quả đột ngột, chiến thắng nở ra như một bông hoa trong thần thoại làm choáng ngợp hồn người đến nỗi chỉ tối đêm khi đã nhắm mắt ngủ họ mới tạm quên nỗi niềm háo hức, vui mừng.
Nhưng ngày mai mở mắt ra, cơn say lại kéo đến tức khắc với hình ảnh của những rừng cờ, rừng biểu ngữ và hàng vạn lời rổn rảng bên tai: 'Chiến thắng của mùa Xuân vĩ đại- mùa Xuân của thời đại Hồ Chí Minh- đỉnh cao văn minh trí tuệ của loài người."
Nhưng rồi như những bông hoa sau thời kỳ tỏa hương, phô sắc nhất thời của nó, mọi sự đều trở lại vị trí bình thường. Những anh hùng dù trong vinh quang cách mấy cũng quay về với nhu cầu giản dị hằng ngày. Đối với những cán binh trẻ, niềm ước ao duy nhất là được quay về quê cũ để tiếp tục học hành như lời hứa hẹn của Đảng và nhà nước đã ban ra khi vận động lứa tuổi của họ đi ra chiến trường.
Cái nhu cầu ấy, trước mới chỉ nhen nhúm trong những câu chuyện gẫu với nhau ở đơn vi, lúc gác súng quay ra đào mương, đốt rừng, cuốc sỏi để trồng khoai, trồng mì, rồi dần dần biến thành những câu hỏi thắc mắc nêu ra trong các buổi sinh hoạt đơn vị, rồi sau cùng nó âm thầm nầy nở thành niềm khát vọng làm thao thức họ trong những đêm đài mất ngủ. Nhưng cán bộ chỉ đạo bao giờ cũng chỉ đáp: "Giành được chính quyền mới chỉ là thành quả bước đầu của sự nghiệp cách mạng. Chúng ta còn phải tiếp tục hy sinh nhiều hơn nữa để duy trì và phát huy cái thành quả đó. Nhiệm vụ trước mắt rất là to lớn. Thanh niên là cánh tay mặt của Đảng. Các đồng chí hãy tỏ ra xứng đáng với câu: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
Thế là tan theo mây khói giấc mộng hồi hương mà khởi đầu anh nào cũng ngây thơ tưởng rằng chiến tranh chấm dứt rồi thì tan hàng ai về nhà nấy. Hùng ở vào một trong số đông các anh chàng ngây thơ đó, nhưng anh cũng là một trong số đông có đủ cái sức liều lĩnh để tự giải quyết vấn đề cho chính mình.
Từ ngày có lệnh lên đường đi Kampchia, đơn vị của Hùng đã có hơn mười trường hợp đào ngũ. Hùng đã nối gót họ, và bây giờ anh đang hiện diện ở đây, trong góc tối của một toa xe, dưới gậm của hai hàng ghế và giữa những cơn mộng mị quay về dĩ vãng như những khúc phim ám ảnh, rã rời.
Có lúc anh thấy mình như đang mắc võng giữa hai gốc thông già ẩn dưới cơn mưa rừng rả rích Trường Sơn. Có lúc anh thấy hiện ra cặp giò trắng ngần của đồng chí nữ giao liên hôm nào cũng xắn quần rửa chân bì bõm bên bờ suối. Hình ảnh này đeo đẳng anh như một cơn ám ảnh không bao giờ nguôi. Người nữ giao liên không tên tuổi, chợt đến, chợt đi, như cuộc sống của tất cả mọi người hiện diện trong cuộc chiến tranh dai dẳng này. Có thể cô ta đã quay về quê cũ. Có thể cô ta bỏ xác đâu đó trên đường công tác. Hình ảnh khuôn mặt của cô ta thì đã phai mở trong ý nghĩ của Hưng, nhưng cặp giò trắng như sữa đó vẫn còn lẩn quất trong trí nhớ. Nó hay hiện về trong mộng mị. Nó nằm giữa những kỷ niệm vui buồn của đời quân ngũ, với những người bạn thân của Hùng đã nằm xuống, với những tờ giấy khen mà Hùng chắt chiu đến dầy cộm cả chiếc ví da, và cả những lá thư nhà mờ nhạt mầu mực tím thấm đẫm vết mồ hôi xen lẫn với bụi đường.
Trong giấc mơ, Hùng hay bắt lại được những hình ảnh lộn xộn đó, và khi tỉnh dậy, anh có cảm giác như đang nằm ở một bên bờ vực. Anh nghiền ngẫm rất kỹ về cái cảm giác này và anh thấy rõ nó khơi nguồn tử ngày anh bắt đầu có ý tưởng trốn đi. Anh biết rõ hậu quả sẽ đến với mình khi ý tưởng đó trở thành sự thực, nhưng anh không cưỡng lại được hình ảnh còm cõi, già nua, gần đất xa trời của mẹ già và mấy đứa em nhỏ. Anh cũng không cưỡng lại được khung cảnh quen thuộc ở quê nhà, với những mái tranh xơ xác nghèo nàn giữa những con đường làng len lỏi qua những rặng tre xanh.
Cuối cùng anh dứt khoát chọn lựa. Giã tử đơn vị. Giã từ chiến công. Giã tử những tấm giấy khen nhầu nát chất đầy trong ví. Anh chấp nhận hoàn cảnh tủi nhục của kẻ chối bỏ vị trí của một anh hùng để trở về với chính con người của mình. Con người cũng chẳng có khát vọng gì nhiều ngoài niềm mơ ước được nhìn thấy lần cuối hình ảnh của mẹ già và được đi trở lại con đường xào xạc đầy bóng tre trước gió.
Ngoài những lý do thầm kín, riêng tư, còn có một lý do quan trọng khác nữa đã khiến anh thay đổi vị trí của mình. Đó là anh cùng các bạn đồng ngũ bị đẩy tới một con đường ra đi khó thấy ngày về. Chiến trường Kampuchia. Hùng không thấy mảy may liên hệ gì đến phần đất này. Không hiểu biết. Không gắn bó. Không ràng buộc. Không thấy cả cái lý do mà mình phải đổ mồ hôi và xương máu xuống đó. Chỉ có một điều duy nhất là anh và bạn bè đã bị đẩy xô tới bằng những chỉ thị tuy lạnh lùng nhưng lại đốt cháy cả tương lai, cả cuộc đời của anh. Đó là điều thậm vô lý. Hùng đã phản kháng sự vô lý đó bằng hành động bỏ đi, hết sức tiêu cực. Anh tặc lỡi, chết ở đâu thì cũng là chết. Ai có thể nói mình đã khôn ngoan để chọn ra được con đường đúng nhất.
Tuy nhiên, khi quyết định xong rồi thì Hùng bắt đầu rơi vào tâm trạng của một con thú bị săn đuổi. Quá khứ, chiến công, và những tấm giấy khen nhầu nát không còn giúp gì cho anh trong hoàn cảnh này. Không gian của thế giới này bây giở chỉ dành cho anh một khoảng nhỏ, trong cái gậm giữa hai hàng ghế trên một con tầu nằm im lìm trên sân ga chờ giở khởi hành. Hùng chua chát nghĩ đến cuộc hồi hương đen tối của mình, thật trái ngược với lòng hăng hái của anh lúc ra đi với lời phát biểu trong buổi liên hoan tiễn đưa các chiến sĩ lên đường: Hứa sẽ lập nhiều chiến công để trở về trong vinh quang!
Hùng thấy rõ hồi đó anh chỉ như một người sống khép kín trong thế giới bao quanh bởi những ngôn từ: Chủ nghĩa anh hùng. Thi đua lập chiến công. Tiến lên gánh nhiệm vụ hàng đầu xây dựng tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa vinh quang. Và đủ loại thuốc đốp khác.
Nhưng càng đi sâu vào cuộc sống, những ngôn từ đó càng trở nên những mảnh hoa giấy cài trên chiếc mũ phường chèo đã bị rã nát sau cơn mưa. Hùng không còn gì ngoài bản năng sinh tồn của chính anh. Anh đã qua khỏi cái giai đoạn bị huyễn hoặc bởi các loại ngôn ngữ tuyên truyền. Người chiến sĩ đã nhìn thấy bề mặt trái của tấm huy chương. Và đó cũng chính là sổ phận không may của anh đã an bài như thế. Bởi trong cái xã hội đầy cơ cực này, càng biết nhiều, biết rõ thì chỉ đầy dọa thêm cho chính bản thân của mình. Biết mà có thay đổi được gì đâu. Sau hơn ba mươi năm bị mài nhẵn, bào mòn, con người chỉ rút ra được một triết lý duy nhất để tồn tại, đó là câu "Không còn đường nào khác!", hiểu như một sự an phận, cúi đầu, như một con ngựa chấp nhận số phận khi đã được đeo lên mình tất cả yên cương.
Nhưng tử ngày dặt chân lên Sài Gòn và lui tới nơi đó vài lần khi được nghỉ phép, Hùng khám phá thấy một điều mới lạ, hơn tất cả kiến thức về kinh nghiệm sống của dân chúng miền Bắc cộng lại từ ba mươi năm. Đó là sức đề kháng của dân Sài Gòn. Thái độ của họ. Cách sống của họ. Cảm nghĩ của họ, sau ba năm chung đụng với chế độ mới, họ chỉ hòa nhưng không đồng.
Rõ ràng ở họ có một thế giới riêng, có cách nhìn riêng, có lề lối thích ứng riêng. Họ như một con suối len lỏi qua những rừng cây, những hốc đá, những khe rạch. Nhưng dù ở đâu nước vẫn là nước, nó vẫn tồn tại trong chia cắt, trong rã rời từng mảnh vụn, nhưng vẫn có điều kiện đổ về nguồn khi có dịp.
Hùng muốn bàn luận thêm với bạn bè về ý nghĩ đó, nhưng bây giờ thì họ đã ở quá xa, cả ngoài không gian lẫn trong ý nghĩ. Với họ, Hùng không còn là kẻ đồng hành. Chỗ của anh bây giờ là ở đây, trong hốc kẹt giữa hai gậm ghế của một toa tầu. Như một con thú bị săn đuổi, Hùng sợ ánh sáng, sợ tiếng người, sợ tiếng xe cộ lao xao, sợ ngay đến cả tiếng chân người coi ga lê dép lẹp xẹp qua lại trên sân xi măng in bóng ngọn đèn héo úa lúc về đêm.