gioidinhhue
10-12-2010, 10:29 AM
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c3_2e0bca0d_a10.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c3_7711f081_a1.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c3_68277c99_a2.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c4_3df6aa62_a3.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c4_7de9552e_a4.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c4_29cc75a7_a5.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c5_5379755a_a6.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c5_62e80618_a7.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c5_3b53b16b_a8.jpg
http://img.tamtay.vn/files/photo2/2010/10/1/17/1594578/4ca5b4c6_2465b023_a9.jpg
http://photo.tamtay.vn/photo/view/325260/Xa-Loi.html
gioidinhhue
10-12-2010, 10:49 AM
http://www.asia-religion.com/TNAC/Xaloi.htm
Xá Lợi là gì?
Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.
Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Ngày xưa nói đến Xá Lợi, người ta nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.
Ngọc Xá Lợi là phần tũy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nhỏ như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá Lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. Ngọc Xá Lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.
Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ Ấn và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.
Sự Linh ứng Của Xá Lợi
Khi chiêm bái cùng một viên ngọc Xá Lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.
Tương truyền Ngọc Xá Lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm. Ngài Hư Vân kể rằng khi ngài tới lễ Xá Lợi của Đức Phật tại chùa A Dục, càng lễ thì hào quang từ Xá Lợi càng lúc càng tỏa rạng. Cũng nhờ thành tâm lễ bái Xá Lợi mà ngài hết bịnh.
Thời kỳ Phật Pháp mới truyền vào Trung Quốc có hai Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Trung Ấn sang để truyền bá Phật Pháp. Lúc ấy có Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín ở núi Ngũ Nhạc không hài lòng, dâng biểu lên nhà vua xin cho thi tài với hai Ngài. Họ để kinh sách của Lão giáo ở đàn phía đông và kinh Phật cùng Xá Lợi để trên Thất bảo hành điện ở phía tây. Xong rồi hai bên thi triển thần thông đốt kinh sách. Kinh bên Đạo giáo thì cháy, còn kinh Phật thì vẫn nguyên. Lúc ấy Xá Lợi năm màu chiếu sáng, bay lên hư không, xoay tròn như che trùm cả đại chúng. Vua cùng đại chúng đều hoan hỉ, được điều chưa từng có.
Thời kỳ nhà Ngô, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật Pháp nên đã chất vấn Ngài Khương Tăng Hội: ỀSa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì?Ể. Ngài trả lời rằng tuy Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng Xá Lợi của Ngài lưu lại vẫn hiển hiện bao điềm linh diệu. Ngô Tôn Quyền không tin buộc Ngài phải cầu cho được Xá Lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong hưng thịnh của Phật Pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu Xá Lợi hiển hiện oai linh. Đến ngày thứ hai mươi mốt, Xá Lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa Xá Lợi đổ lên mâm đồng. Hạt Xá Lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền bị bể tan. Ngô Tôn Quyền cho để Xá Lợi lên đe bằng sắt và dùng búa đập. Chỉ thấy đe lún xuống và Xá Lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm linh dị rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới có niềm tin trong Phật Pháp.
Riêng Xá Lợi Răng và Xương của Đức Phật thì không có sự biến hóa ít thành nhiều, do vậy bảo tháp thờ Xá Lợi Răng và Xương rất hiếm, riêng tháp thờ Ngọc Xá Lợi thì nhiều.
Nói chung, tất cả các Xá Lợi đều có một giai trò quan trọng đối với chúng ta, vì Xá Lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên.
Xá Lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức.
Cuộc Triển Lãm Gồm Những Xá Lợi:
*
Xá Lợi Phật Ca Diếp
*
Xá Lợi Phật Thích Ca Mâu Ni
*
Xá Lợi Ngài Mục Kiền Liên
*
Xá Lợi Ngài Xá Lợi Phất
*
Xá Lợi Ngài Ananda
*
Xá Lợi Ngài Yeshe Tsogyel
*
Xá Lợi Ngài Milarepa
*
Xá Lợi Ngài Gueshe Techekawa
*
Xá Lợi Ngài Lama Dje Tsong Khapa
*
Xá Lợi Ngài Gyalwa Ensapa
*
Xá Lợi Ngài Karmapa Đệ Nhứt
*
Xá Lợi Ngài Lama Yeshe
*
Xá Lợi Ngài Quảng Khâm
*
Xá Lợi của Dalai Lama thứ XIV
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.