gioidinhhue
10-12-2010, 07:18 AM
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdo.htm
ĐỀ THI TU HÀNH CỦA LÃO HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
Xem Day Du Tai Day :
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm
ĐỀ THI TU HÀNH CỦA LÃO HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
(THI ĐỀ CŨ) (SÂU RÓM BIẾN THÀNH BƯỚM 2)
Pháp Sư ạo Chứng thuyết giảng
Lý Thụy Linh, Lâm Gia Văn, Trần Hoằng Học,
Lâm Thụy Trăn, Ngưỡng Liên Cư Sĩ kính ghi
Lời tựa
Lúc còn đi học, học trò thường gọi đùa đề thi cũ của các lớp lớn là đề khảo cổ. Học sinh nghiên cứu đề thi cũ có thể tìm những điểm trọng yếu của bài thi để những lần thi cử hôm nay và sau này có thể đạt được thành tích ưu tú. Tu hành cũng vậy, trên đường tu tập mỗi ngày đều có đề thi, giờ nào cũng có sự khảo nghiệm. Hành giả nghiên cứu đề thi cũ của những đại đức thuở xưa có thể biết được trọng điểm của sự tu hành, đề cao cảnh giác, đối với sự khảo nghiệm của sanh mạng hiện thời và tương lai luôn có lợi ích.
Lý thuyết: Ghi nhớ rõ ràng, nói một, hai, ba
Hiện thực: Máu thịt đầm đìa, thử thách trăm bề.
Trong trường Y Khoa [thầy giáo] dạy chúng ta phương pháp cấp cứu bịnh nhân từng bước: bước thứ nhất làm sao, bước thứ nhì làm sao, bước thứ ba làm như thế nào. Lúc thi viết chỉ cần nhớ thuộc làu bài ghi trong sách thì xong ngay; nhưng tình hình bịnh nhân trên thực tế hoàn toàn khác với sách vở!
Thí dụ lúc trực nửa đêm [trong bịnh viện] có người bị thương vì tai nạn xe cộ, nhìn thấy cả cái chân bị xe cán, da thịt nhày nhụa, máu chảy đầm đìa, lại dính rất nhiều miểng chai; người này biết đau, chảy máu, còn la hét om sòm; anh ta vừa la hét vừa văng tục chửi bác sĩ. Chúng tôi hết lòng muốn cứu anh ấy, không thể nhẹ tay và cũng không thể giận, càng không thể phiền muộn, vẫn phải bình tĩnh sáng suốt làm theo lời dạy trong sách, từng bước, từng bước chăm sóc vết thương. Lúc thi cử, viết câu trả lời trên giấy thì nhanh hơn, lúc thực hành làm theo [sách giáo khoa] thật sự không đơn giản, phải gắp từng miếng miểng chai cho sạch hết, phải ráp xương cho ngay ngắn, phải may vết thương lại đàng hoàng; có khi phải đứng suốt đêm, đứng đến sáng cũng làm chưa xong; phải nhịn đói, chịu mệt, thậm chí không thể đi nhà vệ sinh, quá trình chịu đựng này so với lúc thi viết trong trường học khác xa một trời một vực!
Nghiên cứu kinh điển: từ văn giải nghĩa, khổ công trăm bề.
Tu hành: chết đi sống lại, khảo nghiệm khó khăn.
Quá trình tu hành của chúng ta cũng giống như vậy, đọc kinh, tụng niệm khóa lễ thường nhật đã rất cực nhọc, noi theo kinh để thực hành càng khó hơn, thường thường đều thi không đậu, bị té bể đầu chảy máu cũng phải tiếp tục làm theo. Nói chung, những gì trong quá khứ ví như đã chết ngày hôm qua, những gì sau đó ví như sanh ra ngày hôm nay, ngay lúc tà tri tà kiến trong tâm chết đi thì chánh tri chánh kiến liền sanh ra. Phiền não vọng tưởng tiêu diệt rồi thì pháp thân huệ mạng liền sống lại.
Cảm tạ ân đức của sư trưởng [dìu dắt] trên con đường Bồ ề.
Trong quá trình tu hành tôi rất may mắn gặp được thầy tốt cũng giống như lúc lâm sàng gặp được giáo sư tốt vậy; họ thường vận dụng cơ duyên để ra đề thi, giúp cho chúng tôi bồi đắp thật lực, lúc gặp cảnh giới cũng dùng kinh nghiệm tu hành của họ và dùng những lời khai thị thích hợp giúp chúng tôi vượt qua khó khăn.
Lão hòa thượng Thượng Quảng Hạ Khâm.
ề thi không báo trước, phái diễn kịch, thiên tài dạy học
(không thường chú tâm vào Phật đạo, bảo đảm thi rớt te tua.)
Hai vị thầy thế độ cho tôi là hai vị tỳ kheo ni đã từng theo học với lão hòa thượng Thượng Quảng Hạ Khâm gần hai mươi năm. Họ thường nhắc lại những bài thi và những lời khai thị của lão hòa thượng, không những ngài có công phu tu hành cao thâm, nếu nói theo ngôn từ hiện thời thì ngài thật là một thiên tài giáo dục. Ngài ra đề thi không cần suy nghĩ, đều là lúc học sinh chưa chuẩn bị liền ra đề thi bất ngờ, nếu không thường chú tâm vào Phật đạo nhất định sẽ thi rớt te tua... Nếu ngài cho biết trước đương nhiên bạn sẽ đề cao cảnh giác, vấn đề là ngài không cho biết trước, đều là đột nhiên dùng cảnh giới [ngay lúc đó] để khảo sát xem thật lực của bạn khi chưa chuẩn bị ra sao. Tôi thường nghe ân sư kể lại quá trình tu hành của họ nên rất cảm động, đề thi của tôi so với đề thi và cảnh giới của họ thật đơn giản hơn nhiều.
Trong đời sống thực tế có phát hiện ra là chúng ta đang thi bài thị phi (đúng sai) không?
Nếu trong trường học chúng ta đang thi đề thị phi (trắc nghiệm đúng sai), trong đề thi thầy giáo sẽ ghi: Lúc qua ngã tư thấy đèn đỏ thì chạy qua, thấy đèn xanh thì dừng lại; bạn tự nhiên biết phải gạch chữ X (sai), biết thầy giáo đang thử xem bạn biết luật lệ giao thông hay không? Nhưng trong đời sống thường ngày, nếu có người cố ý uốn cong hoặc làm sai sự thật, chúng ta có phát hiện đây là dịp cho bạn khảo đề thị phi không? Chúng ta có thể bình tĩnh như lúc gạch trên bài thi viết, trả lời rõ ràng, lập thành tích không? Nếu trong đời sống chúng ta không phát hiện rằng mình đang bị khảo nghiệm, có thể chúng ta sẽ rất áo não âu sầu, chỗ nào cũng cảm thấy không hợp lý, rất tức giận, nhẫn nại không được, như vậy là thi rớt rồi.
Trong Tuyển Phật Trường, mỗi người nộp thành tích biểu của mình.
Các lần thi cử trong đời chúng ta mỗi người tự trình bày thành tích của mình. Cùng một câu hỏi của thầy giáo, câu trả lời của mỗi học sinh đều khác nhau, thành tích biểu của mỗi người sẽ khác nhau. Thí dụ bà má chồng mắng đám con dâu, sau khi nghe xong mỗi đứa con dâu suy nghĩ khác nhau, vì thế mỗi người trả lời khác nhau, lập thành tích khác nhau. Má chồng có thành tích của má chồng, con dâu có thành tích của con dâu; nội dung của đề thi không có gì là tốt hay xấu, nhưng tâm trạng của mỗi người chuẩn bị đi thi không giống nhau, câu trả lời của mỗi người sẽ có trình độ khác nhau. Thế gian này là một Tuyển Phật Trường (nơi tuyển chọn người thành Phật), những chuyện lớn nhỏ thường ngày là những cuộc thi lớn nhỏ để tuyển chọn, người nào trúng tuyển thì sẽ vãng sanh về Tây phương thành Phật.
ĐỀ THI TU HÀNH CỦA LÃO HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
Xem Day Du Tai Day :
http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm
ĐỀ THI TU HÀNH CỦA LÃO HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM
(THI ĐỀ CŨ) (SÂU RÓM BIẾN THÀNH BƯỚM 2)
Pháp Sư ạo Chứng thuyết giảng
Lý Thụy Linh, Lâm Gia Văn, Trần Hoằng Học,
Lâm Thụy Trăn, Ngưỡng Liên Cư Sĩ kính ghi
Lời tựa
Lúc còn đi học, học trò thường gọi đùa đề thi cũ của các lớp lớn là đề khảo cổ. Học sinh nghiên cứu đề thi cũ có thể tìm những điểm trọng yếu của bài thi để những lần thi cử hôm nay và sau này có thể đạt được thành tích ưu tú. Tu hành cũng vậy, trên đường tu tập mỗi ngày đều có đề thi, giờ nào cũng có sự khảo nghiệm. Hành giả nghiên cứu đề thi cũ của những đại đức thuở xưa có thể biết được trọng điểm của sự tu hành, đề cao cảnh giác, đối với sự khảo nghiệm của sanh mạng hiện thời và tương lai luôn có lợi ích.
Lý thuyết: Ghi nhớ rõ ràng, nói một, hai, ba
Hiện thực: Máu thịt đầm đìa, thử thách trăm bề.
Trong trường Y Khoa [thầy giáo] dạy chúng ta phương pháp cấp cứu bịnh nhân từng bước: bước thứ nhất làm sao, bước thứ nhì làm sao, bước thứ ba làm như thế nào. Lúc thi viết chỉ cần nhớ thuộc làu bài ghi trong sách thì xong ngay; nhưng tình hình bịnh nhân trên thực tế hoàn toàn khác với sách vở!
Thí dụ lúc trực nửa đêm [trong bịnh viện] có người bị thương vì tai nạn xe cộ, nhìn thấy cả cái chân bị xe cán, da thịt nhày nhụa, máu chảy đầm đìa, lại dính rất nhiều miểng chai; người này biết đau, chảy máu, còn la hét om sòm; anh ta vừa la hét vừa văng tục chửi bác sĩ. Chúng tôi hết lòng muốn cứu anh ấy, không thể nhẹ tay và cũng không thể giận, càng không thể phiền muộn, vẫn phải bình tĩnh sáng suốt làm theo lời dạy trong sách, từng bước, từng bước chăm sóc vết thương. Lúc thi cử, viết câu trả lời trên giấy thì nhanh hơn, lúc thực hành làm theo [sách giáo khoa] thật sự không đơn giản, phải gắp từng miếng miểng chai cho sạch hết, phải ráp xương cho ngay ngắn, phải may vết thương lại đàng hoàng; có khi phải đứng suốt đêm, đứng đến sáng cũng làm chưa xong; phải nhịn đói, chịu mệt, thậm chí không thể đi nhà vệ sinh, quá trình chịu đựng này so với lúc thi viết trong trường học khác xa một trời một vực!
Nghiên cứu kinh điển: từ văn giải nghĩa, khổ công trăm bề.
Tu hành: chết đi sống lại, khảo nghiệm khó khăn.
Quá trình tu hành của chúng ta cũng giống như vậy, đọc kinh, tụng niệm khóa lễ thường nhật đã rất cực nhọc, noi theo kinh để thực hành càng khó hơn, thường thường đều thi không đậu, bị té bể đầu chảy máu cũng phải tiếp tục làm theo. Nói chung, những gì trong quá khứ ví như đã chết ngày hôm qua, những gì sau đó ví như sanh ra ngày hôm nay, ngay lúc tà tri tà kiến trong tâm chết đi thì chánh tri chánh kiến liền sanh ra. Phiền não vọng tưởng tiêu diệt rồi thì pháp thân huệ mạng liền sống lại.
Cảm tạ ân đức của sư trưởng [dìu dắt] trên con đường Bồ ề.
Trong quá trình tu hành tôi rất may mắn gặp được thầy tốt cũng giống như lúc lâm sàng gặp được giáo sư tốt vậy; họ thường vận dụng cơ duyên để ra đề thi, giúp cho chúng tôi bồi đắp thật lực, lúc gặp cảnh giới cũng dùng kinh nghiệm tu hành của họ và dùng những lời khai thị thích hợp giúp chúng tôi vượt qua khó khăn.
Lão hòa thượng Thượng Quảng Hạ Khâm.
ề thi không báo trước, phái diễn kịch, thiên tài dạy học
(không thường chú tâm vào Phật đạo, bảo đảm thi rớt te tua.)
Hai vị thầy thế độ cho tôi là hai vị tỳ kheo ni đã từng theo học với lão hòa thượng Thượng Quảng Hạ Khâm gần hai mươi năm. Họ thường nhắc lại những bài thi và những lời khai thị của lão hòa thượng, không những ngài có công phu tu hành cao thâm, nếu nói theo ngôn từ hiện thời thì ngài thật là một thiên tài giáo dục. Ngài ra đề thi không cần suy nghĩ, đều là lúc học sinh chưa chuẩn bị liền ra đề thi bất ngờ, nếu không thường chú tâm vào Phật đạo nhất định sẽ thi rớt te tua... Nếu ngài cho biết trước đương nhiên bạn sẽ đề cao cảnh giác, vấn đề là ngài không cho biết trước, đều là đột nhiên dùng cảnh giới [ngay lúc đó] để khảo sát xem thật lực của bạn khi chưa chuẩn bị ra sao. Tôi thường nghe ân sư kể lại quá trình tu hành của họ nên rất cảm động, đề thi của tôi so với đề thi và cảnh giới của họ thật đơn giản hơn nhiều.
Trong đời sống thực tế có phát hiện ra là chúng ta đang thi bài thị phi (đúng sai) không?
Nếu trong trường học chúng ta đang thi đề thị phi (trắc nghiệm đúng sai), trong đề thi thầy giáo sẽ ghi: Lúc qua ngã tư thấy đèn đỏ thì chạy qua, thấy đèn xanh thì dừng lại; bạn tự nhiên biết phải gạch chữ X (sai), biết thầy giáo đang thử xem bạn biết luật lệ giao thông hay không? Nhưng trong đời sống thường ngày, nếu có người cố ý uốn cong hoặc làm sai sự thật, chúng ta có phát hiện đây là dịp cho bạn khảo đề thị phi không? Chúng ta có thể bình tĩnh như lúc gạch trên bài thi viết, trả lời rõ ràng, lập thành tích không? Nếu trong đời sống chúng ta không phát hiện rằng mình đang bị khảo nghiệm, có thể chúng ta sẽ rất áo não âu sầu, chỗ nào cũng cảm thấy không hợp lý, rất tức giận, nhẫn nại không được, như vậy là thi rớt rồi.
Trong Tuyển Phật Trường, mỗi người nộp thành tích biểu của mình.
Các lần thi cử trong đời chúng ta mỗi người tự trình bày thành tích của mình. Cùng một câu hỏi của thầy giáo, câu trả lời của mỗi học sinh đều khác nhau, thành tích biểu của mỗi người sẽ khác nhau. Thí dụ bà má chồng mắng đám con dâu, sau khi nghe xong mỗi đứa con dâu suy nghĩ khác nhau, vì thế mỗi người trả lời khác nhau, lập thành tích khác nhau. Má chồng có thành tích của má chồng, con dâu có thành tích của con dâu; nội dung của đề thi không có gì là tốt hay xấu, nhưng tâm trạng của mỗi người chuẩn bị đi thi không giống nhau, câu trả lời của mỗi người sẽ có trình độ khác nhau. Thế gian này là một Tuyển Phật Trường (nơi tuyển chọn người thành Phật), những chuyện lớn nhỏ thường ngày là những cuộc thi lớn nhỏ để tuyển chọn, người nào trúng tuyển thì sẽ vãng sanh về Tây phương thành Phật.