giavui
09-29-2010, 04:19 AM
Tác Giả : Express news
Lần đầu tiên trong Lịch Sử, người ta mới thấy kẻ chiến bại đưa tối hậu thơ cho người chiến thắng mà lại thành công.
Từ trước tới nay, ai cũng nói rằng Hiệp Định Genève được ký kết ngày 20.7.1954 và Việt Nam mình thường nói rằng ngày nầy là ngày chia đôi đất nước. Nhưng vậy mà không phải vậy, Lịch Sử đã lầm. Văn bản của Hiệp Định đã được hoàn thành chiều ngày 19 và chỉ được ký kết chánh thức ngày 21.7, vào lúc 4 giờ sáng. Bản thảo cuối cùng được ký tắt vào lúc quá trưa.
Bảy năm trước, chính xác hơn là ngày 19.7.1949, Tướng Valluy, lúc bấy giờ Tổng Tư Lịnh Lực Lượng Viễn Chinh, viết trong một công văn chánh thức: Đây là nỗ lực cuối cùng (trước khi chiến thắng)... Thời hạn của chúng ta được ấn định khoảng chừng vài tháng... Chúng ta đánh ván bài cuối cùng. Và ông Bộ Trưởng Chiến Tranh, Paul Coste-Floret, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của tờ Figaro: Tôi nghĩ là từ nay không còn vấn đề quân sự nữa ở Đông Dương. Các quân chủng của chúng ta đã thành công hoàn toàn.
Hồi tháng 7 năm 1954, khi Pháp đối mặt với Việt Minh, kẻ thù của mình, một cuộc đối đầu bi thảm đã kéo dài ở Đông Dương 91 tháng qua, từ ngày 19.12.1946 là lúc cuộc nổi dậy đã bùng nổ tại Hà Nội và tiếp theo đó là cuộc chiến tranh Đông Dương.
Quân Viễn Chinh đã bị thiệt hại tại đó 92.000 người, trong đó có 19.000 người Pháp chính quốc, 30.000 lính Phi Châu và lính lê dương. Dẫu cho đã có 114.000 người bị thương, 30.000 tù binh, quân số lâm chiến chống Việt Minh cũng lên tới 561.000 người, trong thời hòa bình. Trên 3.000 tỷ quan tương đương với ngân sách trung bình của quốc gia Pháp trong một năm lúc bấy giờ đã bị chôn vùi trong cuộc phiêu lưu đó.
Sáu bộ trưởng, tám vị tướng lãnh tổng tư lịnh, bảy vị cao ủy đã kế tục nhau trong cuộc chiến đó. Ngày 19.10.1950, Pierre Mendès France tuyên bố tại diễn đàn Quốc Hội: Ý niệm toàn cầu của hành động chúng ta đã sai. Không thể tiếp tục như vậy được. Phải lựa chọn giữa hai giải pháp cùng khó khăn như nhau. Thứ nhứt là hoàn thành những mục tiêu của chúng ta ở Đông Dương bằng quân sự... Giải pháp kia là tìm một thỏa hiệp chánh trị, dĩ nhiên là một thỏa hiệp với những ngưòi đang chiến đấu chống lại chúng ta... Mình có thể từ chối cuộc thương thuyết nầy. Vậy thì chúng ta phải nói thật tình cùng với đất nước. Phải cho cả nước biết cái giá phải trả để đi đến cùng giải pháp kia.
Tất cả câu chuyện của bảy năm tranh đấu và nói dối nầy, bây giờ nằm trong những tập hồ sơ to lớn mang dấu MẬT, được tập trung lại ngày 20.7.1954, trong văn phòng làm việc ở biệt thự Joli-Port, trụ sở của phái đoàn Pháp tại Genève. Một biệt thự sang trọng, tầm thường, xung quanh có công viên lớn, do Bộ Trưởng Ngoại Giao mướn trong thời gian hội nghị, được mở cửa ngày 26 tháng tư. Dọc theo bờ hồ là những biệt thự tương tự của Eden, Molotov, Bedell Smith, Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng, trong đó người ta luân phiên nhau tiệc tùng và đối thoại riêng tư.
Những chiếc xe Zis đen to lớn của Liên Xô, những chiếc Cadillac của Huê Kỳ, những chiếc xe Rolls của Anh và mấy chiếc Citron khiêm nhường của Pháp, chạy ngược chạy xuôi trên các con đường của thành phố làm cho cảnh sát Thụy Sĩ phải bấn lên.
Đọc lại hồ sơ của Pháp mang tên Tình Hình Quân Sự, người ta thấy rằng những nhà lãnh đạo quân sự không có dối gạt chánh phủ. Ngày 19.12.1950, Tham Mưu Trưởng Lục Quân, Tướng Blanc, viết một văn thơ lên ông Bộ Trưởng: Từ năm 1945, Quân Đội Pháp đã đổ máu ở Đông Dương quá nhiều. Những tổn thất rất đáng kể và đều đều như vậy. Hiện nay thì tổn thất đã đến điểm không chịu đựng nổi nữa. Trước đó, Thống Chế Juin cũng đưa ra lập trường của ông lên Thủ Tướng ngày 24.5.1952: Việc thi hành kế hoạch nầy (duy trì quân Viễn Chinh ở Đông Dương) đưa đến hậu quả tai hại cho lực lượng của chúng ta ở Châu Âu và ở Bắc Phi. Tướng Blanc khuyên nên di tản khỏi Bắc Kỳ: Tiếp tục chiến đấu ở vùng Châu Thổ sông Hồng, mồ chôn quân sĩ ta, là một tội ác...
Tuy nhiên, đến Sài Gòn hai ngày sau, với những quyền hành rộng rãi, ông Pleven, Bộ Trưởng Quốc Phòng, và De Chevigné, Tổng Trưởng Chiến Tranh chấp thuận việc chọn lựa một điểm chiến lược lý tưởng để khiền quân Việt. Đó là Điện Biên Phủ. Một địa danh mà người Pháp khó quên, nơi 16.000 người bị mắc bẫy trong một lòng chảo thảm thương, bị các sư đoàn thiện chiến của Việt Minh bao vây và pháo nặng của họ nã vào. Một tài liệu trong hồ sơ Tình Hình Quân Sự cho thấy có rút kinh nghiệm. Đó là một bức thơ của Thống Chế Juin, đề ngày 6.7.1954: Điện Biên Phủ rơi rồi làm cho một phần lớn lực lượng chiến đấu của Việt Minh rảnh tay, đồng thời nó làm cho những lực lượng còn lại của ta bị phân tán và bị hao mòn kinh khủng vì phải hoàn thành những nhiệm vụ khác trong Kế Hoạch Navarre... Không còn chần chờ gì nữa, dẫu cho vì lý do đạo đức hay chánh trị. Phải tiếp tục đánh nhau...
Hồ sơ thứ nhì của Genève mang tên Ngoại Giao. Người ta có thể đặt cho nó cái tên Làm gì bây giờ?, vì trong đó, có ba giải pháp mà, từ nhiều tháng qua những người chánh trị Pháp đã lật tới lật lui: can thiệp võ trang của Mỹ vào cuộc chiến, sự chế tài của một hội nghị quốc tế hoặc là thương thuyết trực tiếp giữa Pháp và kẻ địch là Việt Minh.
Giải pháp thứ ba dường như nặng cân nhứt. Chiến tranh Đông Dương có hai đối thủ trực tiếp là Pháp và Việt Minh. Chính hai đương sự phải cùng nhau liên lạc trực tiếp tìm cách đem lại một giải pháp cho cuộc chiến. Nhưng những người nắm quyền thời đó như Bidault, Teitgen, Pleven, những ông chủ chốt thật sự trong chánh phủ Laniel, đã bát bỏ đường lối đó và chọn một cuộc hiệp thương quốc tế, một hội nghị lại đưa một số những quyền lợi phân tán thêm.
Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Tứ Cường, họp tại Bá Linh hồi tháng Giêng, sau 6 tháng thảo luận sơ khởi, đã quyết định triệu tập tại Genève một phiên họp về những vấn đề của Á Châu còn bỏ dở: Triều Tiên và Đông Dương. Phiên họp mở đầu ngày 26.4.
Cộng với Tứ Cường còn có phái đoàn Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc bước vào diễn đàn ngoại giao quốc tế. Cùng với các ông Molotov và Chu Ân Lai còn có những đại diện của Việt Minh. Cùng với Eden, Dulles và Bidault là ba nước Đông Dương, Việt, Miên, Lào.
[...]
Những ngày đầu, Bidault có vẻ tin tưởng. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ bỏ rơi Việt Minh để đánh đổi lấy quyền lợi kinh tế và việc Pháp cam kết sẽ bỏ phiếu cho Trung Quốc vào LHQ. Tháng Tư, ông nói với Foster Dulles: Trung Quốc đang bị đói kém, có thể bị bắt buộc phải từ chối ngay cả chuyện lãnh thổ để khỏi bị cô lập.
[...]
Nhưng đồng thời ông cũng chuẩn bị đương đầu với chuyện Hội Nhị Genève thất bại, nghĩa là khêu gợi chuyện Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc chiến. Các cuộc thăm dò dư luận rất phấn khởi. Phúc trình chánh thức của Bộ Ngoại Giao về phần đầu của hội nghị (tài liệu ngày 29.6.1954) viết về vấn đề nầy như sau: ...sự can thiệp của Mỹ bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện, trong số đó có sự đồng ý của Anh và như vậy chỉ là trên lý thuyết. Mặt khác, có vẻ như việc can thiệp nầy không nhứt thiết chỉ hạn chế ở Đông Dương không mà còn có nguy cơ mở rộng.
Riêng ông Đại Sứ Chauvel, người dẫn đầu phái đoàn Pháp, trong khi điều khiển phái đoàn dưới quyền Bidault hoặc trong khi ông nầy vắng mặt, có ghi nhận rằng ngày 4 tháng 5, trước khi ra đi Dulles có hỏi tôi Pháp có thể nào thu quân về hai vùng châu thổ, với sự yểm trợ của hàng không mẫu hạm Mỹ đậu ở Sài Gòn và Hải Phòng, và chờ hai năm cần thiết cho việc chuẩn bị mở lại cuộc hành quân rộng lớn hơn không... Những hai năm! Như vậy, tương lai có vẻ không thuận lợi. Do đó Bidault thảo luận thêm với Mỹ nhiều hơn.
[...]
Những cuộc thảo luận đã diễn ra [...]. Không có kết quả khả quan. Ngày 10.6, đại diện Pháp trong cuộc hội đàm quân sự giữa năm quốc gia tại Hoa Thạnh Đốn, Tướng Valluy, đánh điện cho biết: Về chuyện tăng cường ở mặt đất, chẳng một đồng minh nào nghĩ là có thể cung cấp... Để gỡ rối, ngày 15.6, Bidault gởi cho Henri Bonnet, Đại Sứ Pháp tại Huê Kỳ những chỉ thị mới. Ông Đại Sứ phải đọc cho Dulles nghe bức điện chủ yếu viết rằng: Thái độ của Mỹ cho chúng tôi có cảm tưởng rằng chuyện chúng tôi thử đe dọa Trung Quốc và Việt Minh, để làm yếu tố thương thuyết, là không đích thực... Cuộc vận động không thành vì ngày 18.6, ông Bonnet đánh điện: Qua cuộc trao đổi quan điểm, rõ ràng là chánh phủ Huê Kỳ không sẵn sàng cam kết dứt khoát về vấn đề Đông Dương... Trong lúc giao thời, thương thuyết không thành vấn đề nữa vì cùng ngày hôm đó ở Paris, nội các Laniel bị lật đổ, vừa mới trao quyền lại cho chánh phủ Mendès France đã được Quốc Hội tấn phong. Trên đà đó, Mendès France cam kết đem lại hòa bình cho Đông Dương trễ lắm là vào ngày 20.7.
Đồng thời, Mendès France cũng thận trọng loan báo dứt khoát là nếu thất bại, ngày 21.7, ông sẽ xin Quốc Hội gởi một toán quân nữa sang Đông Dương, trước khi từ chức. Như vậy, trong khi thách thức với hòa bình, ông cũng sẵn sàng đánh nhau tuy không liều mạng đi đến chiến tranh thế giới và đồng thời cũng giữ thế mạnh để thương thuyết trong một khuông khổ không phải do ông chọn lựa.
[...]
còn tiếp ...
Lần đầu tiên trong Lịch Sử, người ta mới thấy kẻ chiến bại đưa tối hậu thơ cho người chiến thắng mà lại thành công.
Từ trước tới nay, ai cũng nói rằng Hiệp Định Genève được ký kết ngày 20.7.1954 và Việt Nam mình thường nói rằng ngày nầy là ngày chia đôi đất nước. Nhưng vậy mà không phải vậy, Lịch Sử đã lầm. Văn bản của Hiệp Định đã được hoàn thành chiều ngày 19 và chỉ được ký kết chánh thức ngày 21.7, vào lúc 4 giờ sáng. Bản thảo cuối cùng được ký tắt vào lúc quá trưa.
Bảy năm trước, chính xác hơn là ngày 19.7.1949, Tướng Valluy, lúc bấy giờ Tổng Tư Lịnh Lực Lượng Viễn Chinh, viết trong một công văn chánh thức: Đây là nỗ lực cuối cùng (trước khi chiến thắng)... Thời hạn của chúng ta được ấn định khoảng chừng vài tháng... Chúng ta đánh ván bài cuối cùng. Và ông Bộ Trưởng Chiến Tranh, Paul Coste-Floret, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của tờ Figaro: Tôi nghĩ là từ nay không còn vấn đề quân sự nữa ở Đông Dương. Các quân chủng của chúng ta đã thành công hoàn toàn.
Hồi tháng 7 năm 1954, khi Pháp đối mặt với Việt Minh, kẻ thù của mình, một cuộc đối đầu bi thảm đã kéo dài ở Đông Dương 91 tháng qua, từ ngày 19.12.1946 là lúc cuộc nổi dậy đã bùng nổ tại Hà Nội và tiếp theo đó là cuộc chiến tranh Đông Dương.
Quân Viễn Chinh đã bị thiệt hại tại đó 92.000 người, trong đó có 19.000 người Pháp chính quốc, 30.000 lính Phi Châu và lính lê dương. Dẫu cho đã có 114.000 người bị thương, 30.000 tù binh, quân số lâm chiến chống Việt Minh cũng lên tới 561.000 người, trong thời hòa bình. Trên 3.000 tỷ quan tương đương với ngân sách trung bình của quốc gia Pháp trong một năm lúc bấy giờ đã bị chôn vùi trong cuộc phiêu lưu đó.
Sáu bộ trưởng, tám vị tướng lãnh tổng tư lịnh, bảy vị cao ủy đã kế tục nhau trong cuộc chiến đó. Ngày 19.10.1950, Pierre Mendès France tuyên bố tại diễn đàn Quốc Hội: Ý niệm toàn cầu của hành động chúng ta đã sai. Không thể tiếp tục như vậy được. Phải lựa chọn giữa hai giải pháp cùng khó khăn như nhau. Thứ nhứt là hoàn thành những mục tiêu của chúng ta ở Đông Dương bằng quân sự... Giải pháp kia là tìm một thỏa hiệp chánh trị, dĩ nhiên là một thỏa hiệp với những ngưòi đang chiến đấu chống lại chúng ta... Mình có thể từ chối cuộc thương thuyết nầy. Vậy thì chúng ta phải nói thật tình cùng với đất nước. Phải cho cả nước biết cái giá phải trả để đi đến cùng giải pháp kia.
Tất cả câu chuyện của bảy năm tranh đấu và nói dối nầy, bây giờ nằm trong những tập hồ sơ to lớn mang dấu MẬT, được tập trung lại ngày 20.7.1954, trong văn phòng làm việc ở biệt thự Joli-Port, trụ sở của phái đoàn Pháp tại Genève. Một biệt thự sang trọng, tầm thường, xung quanh có công viên lớn, do Bộ Trưởng Ngoại Giao mướn trong thời gian hội nghị, được mở cửa ngày 26 tháng tư. Dọc theo bờ hồ là những biệt thự tương tự của Eden, Molotov, Bedell Smith, Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng, trong đó người ta luân phiên nhau tiệc tùng và đối thoại riêng tư.
Những chiếc xe Zis đen to lớn của Liên Xô, những chiếc Cadillac của Huê Kỳ, những chiếc xe Rolls của Anh và mấy chiếc Citron khiêm nhường của Pháp, chạy ngược chạy xuôi trên các con đường của thành phố làm cho cảnh sát Thụy Sĩ phải bấn lên.
Đọc lại hồ sơ của Pháp mang tên Tình Hình Quân Sự, người ta thấy rằng những nhà lãnh đạo quân sự không có dối gạt chánh phủ. Ngày 19.12.1950, Tham Mưu Trưởng Lục Quân, Tướng Blanc, viết một văn thơ lên ông Bộ Trưởng: Từ năm 1945, Quân Đội Pháp đã đổ máu ở Đông Dương quá nhiều. Những tổn thất rất đáng kể và đều đều như vậy. Hiện nay thì tổn thất đã đến điểm không chịu đựng nổi nữa. Trước đó, Thống Chế Juin cũng đưa ra lập trường của ông lên Thủ Tướng ngày 24.5.1952: Việc thi hành kế hoạch nầy (duy trì quân Viễn Chinh ở Đông Dương) đưa đến hậu quả tai hại cho lực lượng của chúng ta ở Châu Âu và ở Bắc Phi. Tướng Blanc khuyên nên di tản khỏi Bắc Kỳ: Tiếp tục chiến đấu ở vùng Châu Thổ sông Hồng, mồ chôn quân sĩ ta, là một tội ác...
Tuy nhiên, đến Sài Gòn hai ngày sau, với những quyền hành rộng rãi, ông Pleven, Bộ Trưởng Quốc Phòng, và De Chevigné, Tổng Trưởng Chiến Tranh chấp thuận việc chọn lựa một điểm chiến lược lý tưởng để khiền quân Việt. Đó là Điện Biên Phủ. Một địa danh mà người Pháp khó quên, nơi 16.000 người bị mắc bẫy trong một lòng chảo thảm thương, bị các sư đoàn thiện chiến của Việt Minh bao vây và pháo nặng của họ nã vào. Một tài liệu trong hồ sơ Tình Hình Quân Sự cho thấy có rút kinh nghiệm. Đó là một bức thơ của Thống Chế Juin, đề ngày 6.7.1954: Điện Biên Phủ rơi rồi làm cho một phần lớn lực lượng chiến đấu của Việt Minh rảnh tay, đồng thời nó làm cho những lực lượng còn lại của ta bị phân tán và bị hao mòn kinh khủng vì phải hoàn thành những nhiệm vụ khác trong Kế Hoạch Navarre... Không còn chần chờ gì nữa, dẫu cho vì lý do đạo đức hay chánh trị. Phải tiếp tục đánh nhau...
Hồ sơ thứ nhì của Genève mang tên Ngoại Giao. Người ta có thể đặt cho nó cái tên Làm gì bây giờ?, vì trong đó, có ba giải pháp mà, từ nhiều tháng qua những người chánh trị Pháp đã lật tới lật lui: can thiệp võ trang của Mỹ vào cuộc chiến, sự chế tài của một hội nghị quốc tế hoặc là thương thuyết trực tiếp giữa Pháp và kẻ địch là Việt Minh.
Giải pháp thứ ba dường như nặng cân nhứt. Chiến tranh Đông Dương có hai đối thủ trực tiếp là Pháp và Việt Minh. Chính hai đương sự phải cùng nhau liên lạc trực tiếp tìm cách đem lại một giải pháp cho cuộc chiến. Nhưng những người nắm quyền thời đó như Bidault, Teitgen, Pleven, những ông chủ chốt thật sự trong chánh phủ Laniel, đã bát bỏ đường lối đó và chọn một cuộc hiệp thương quốc tế, một hội nghị lại đưa một số những quyền lợi phân tán thêm.
Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Tứ Cường, họp tại Bá Linh hồi tháng Giêng, sau 6 tháng thảo luận sơ khởi, đã quyết định triệu tập tại Genève một phiên họp về những vấn đề của Á Châu còn bỏ dở: Triều Tiên và Đông Dương. Phiên họp mở đầu ngày 26.4.
Cộng với Tứ Cường còn có phái đoàn Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc bước vào diễn đàn ngoại giao quốc tế. Cùng với các ông Molotov và Chu Ân Lai còn có những đại diện của Việt Minh. Cùng với Eden, Dulles và Bidault là ba nước Đông Dương, Việt, Miên, Lào.
[...]
Những ngày đầu, Bidault có vẻ tin tưởng. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ bỏ rơi Việt Minh để đánh đổi lấy quyền lợi kinh tế và việc Pháp cam kết sẽ bỏ phiếu cho Trung Quốc vào LHQ. Tháng Tư, ông nói với Foster Dulles: Trung Quốc đang bị đói kém, có thể bị bắt buộc phải từ chối ngay cả chuyện lãnh thổ để khỏi bị cô lập.
[...]
Nhưng đồng thời ông cũng chuẩn bị đương đầu với chuyện Hội Nhị Genève thất bại, nghĩa là khêu gợi chuyện Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc chiến. Các cuộc thăm dò dư luận rất phấn khởi. Phúc trình chánh thức của Bộ Ngoại Giao về phần đầu của hội nghị (tài liệu ngày 29.6.1954) viết về vấn đề nầy như sau: ...sự can thiệp của Mỹ bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện, trong số đó có sự đồng ý của Anh và như vậy chỉ là trên lý thuyết. Mặt khác, có vẻ như việc can thiệp nầy không nhứt thiết chỉ hạn chế ở Đông Dương không mà còn có nguy cơ mở rộng.
Riêng ông Đại Sứ Chauvel, người dẫn đầu phái đoàn Pháp, trong khi điều khiển phái đoàn dưới quyền Bidault hoặc trong khi ông nầy vắng mặt, có ghi nhận rằng ngày 4 tháng 5, trước khi ra đi Dulles có hỏi tôi Pháp có thể nào thu quân về hai vùng châu thổ, với sự yểm trợ của hàng không mẫu hạm Mỹ đậu ở Sài Gòn và Hải Phòng, và chờ hai năm cần thiết cho việc chuẩn bị mở lại cuộc hành quân rộng lớn hơn không... Những hai năm! Như vậy, tương lai có vẻ không thuận lợi. Do đó Bidault thảo luận thêm với Mỹ nhiều hơn.
[...]
Những cuộc thảo luận đã diễn ra [...]. Không có kết quả khả quan. Ngày 10.6, đại diện Pháp trong cuộc hội đàm quân sự giữa năm quốc gia tại Hoa Thạnh Đốn, Tướng Valluy, đánh điện cho biết: Về chuyện tăng cường ở mặt đất, chẳng một đồng minh nào nghĩ là có thể cung cấp... Để gỡ rối, ngày 15.6, Bidault gởi cho Henri Bonnet, Đại Sứ Pháp tại Huê Kỳ những chỉ thị mới. Ông Đại Sứ phải đọc cho Dulles nghe bức điện chủ yếu viết rằng: Thái độ của Mỹ cho chúng tôi có cảm tưởng rằng chuyện chúng tôi thử đe dọa Trung Quốc và Việt Minh, để làm yếu tố thương thuyết, là không đích thực... Cuộc vận động không thành vì ngày 18.6, ông Bonnet đánh điện: Qua cuộc trao đổi quan điểm, rõ ràng là chánh phủ Huê Kỳ không sẵn sàng cam kết dứt khoát về vấn đề Đông Dương... Trong lúc giao thời, thương thuyết không thành vấn đề nữa vì cùng ngày hôm đó ở Paris, nội các Laniel bị lật đổ, vừa mới trao quyền lại cho chánh phủ Mendès France đã được Quốc Hội tấn phong. Trên đà đó, Mendès France cam kết đem lại hòa bình cho Đông Dương trễ lắm là vào ngày 20.7.
Đồng thời, Mendès France cũng thận trọng loan báo dứt khoát là nếu thất bại, ngày 21.7, ông sẽ xin Quốc Hội gởi một toán quân nữa sang Đông Dương, trước khi từ chức. Như vậy, trong khi thách thức với hòa bình, ông cũng sẵn sàng đánh nhau tuy không liều mạng đi đến chiến tranh thế giới và đồng thời cũng giữ thế mạnh để thương thuyết trong một khuông khổ không phải do ông chọn lựa.
[...]
còn tiếp ...