gioidinhhue
10-12-2010, 05:59 AM
Đức Phật dạy các đệ tử:
- Các thầy, bản chất của một tăng đoàn (sangha) là sự hòa hợp. Theo tôi, ta có thể minh định sự hòa hợp như sau:
- Thứ nhất là thân hòa đồng trú, nghĩa là cùng chia xẻ vói nhau một trung tâm tu học, một khu rừng hay một mái nhà.
- Thứ hai là lợi hòa đồng quân, nghĩa là cùng chia xẻ với nhau đồng đều những tiện nghi của cuộc sống.
- Thứ ba là giới hòa đồng tu, nghĩa là cùng hành trì với nhau những giới và những luật đã được truyền thọ và ban hành.
- Thứ tư là khẩu hòa vô tránh, nghĩa là chỉ sử dụng thứ ngôn ngữ hòa hợp, tránh tất cả những lời nói có thể gây ra sự xích mích và tranh cãi.
- Thứ năm là kiến hòa đồng giải, nghĩa là trao đổi và chia xẻ những hiểu biết và những kiến thức với nhau, không dấu diếm cái hiểu biết cho riêng mình, để cho mọi người cùng được học hiểu.
- Thứ sáu là ý hòa đồng duyệt, nghĩa là các ý kiến khác nhau phải được tổng hợp lại, và không ai có thể bắt buộc mọi người khác phải làm theo ý kiến riêng của mình như thế để tạo nên sự vui vẻ hòa hợp trong đoàn thể.
Các vị khất sĩ! Từ nay về sau, chúng ta phải lấy sáu nguyên tắc hòa hợp này mà sống với nhau.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Đức Phật dạy cả trẻ em lẫn người lớn về lòng từ bi. Ngài nói:
- Chúng ta phải làm sao để cho tất cả mọi loài đều cảm thấy có an ổn và có niềm vui trong sự sống. Chúng ta phải bảo vệ sự sống cho nhau và đem niềm vui cho nhau. Tất cả mọi loài, dù lớn, dù nhỏ, dù đi bằng hai chân hay đi bằng bốn chân, dù bò trên mặt đất hay bay trên hư không hoặc bơi lội trong nước cũng đều có quyền sống. Chúng ta không nên đem tâm hận thù nhau, sát hại nhau. Chúng ta nên che chở cho nhau.
Này các con, cũng như một bà mẹ đem thân mạng che chở cho đứa con yêu duy nhất của mình, mỗi người trong chúng ta phải mở lòng ra để đón nhận và che chở cho tất cả các loài có sinh mệnh. Lòng thương của chúng ta phải bao trùm tất cả mọi loài sinh vật đang có mặt trên, dưới, trong, ngoài và chung quanh ta. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, trái tim ta phải mang theo tình thương đó, và ta hãy an trú đêm ngày trong tình thương đó.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại. Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh. Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu. Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt thì phiền não diệt và khổ đau diệt. Đó là giải thoát. Cần gì phải có tự ngã mới có giải thoát.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Này các vị, thế nào là tìm về quá khứ? Tìm về quá khứ ở đây có nghĩa là tự đánh mất mình trong quá khứ, trôi dạt trong quá khứ trên những đợt sóng tư duy: trong quá khứ hình thể ta từng như thế đó, cảm thọ ta từng như thế đó, địa vị ta từng như thế đó, hạnh phúc ta từng như thế đó, hạnh phúc ta từng như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những gì thuộc về quá khứ, đó là tìm về quá khứ.
Này các vị, thế nào là tưởng tới tương lai? Tưởng tới tương lai ở đây có nghĩa là tự đánh mất mình trong tương lai, trôi dạt trong tương lai, trên những đợt sóng tư duy, lo sợ hoặc mơ tưởng: trong tương lai, hình thể ta sẽ được hay sẽ bị như thế đó, cảm thọ ta sẽ được hay bị như thế đó, hạnh phúc ta sẽ được như thế đó, khổ đau ta sẽ bị như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những ước mơ hoặc lo sợ về tương lai ... đó là tưởng tới tương lai.
Này các vị, trở về giây phút hiện tại là để tiếp xúc với sụ sống và để quán chiếu sự sống. Nếu không tiếp xúc thì không thể quán chiếu. Chánh niệm giúp ta trở về hiện tại, tiếp xúc với hiện tại và quán chiếu sự sống trong hiện tại. Trở về hiện tại không có nghĩa là tự đánh mất mình trong những đam mê hoặc sầu khổ về hiện tại. Nếu bị ràng buộc bởi những đam mê và sầu khổ về những gì đang xảy ra trong hiện tại thì sự sống cũng không có mặt. Sự sống không có mặt vì chánh niệm không có mặt.
Này các vị khất sĩ, người biết sống một mình là người biết an trú trong hiện tại, dù người ấy đang ngồi giữa đám đông. Một người ngồi trong rừng sâu mà nếu không có chánh niệm, nếu bị những con ma quá khứ và tương lai lôi cuốn và ám ảnh thì người ấy vẫn không phải là người biết sống một mình.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Lời Phật Dạy.
"Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Bỗng ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Ngưòi Biết Sống Một Mình.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
www.*******hoasen.org
__________________
May all living Beings always live happily,
Free from animosity.
May all share in the blessings
Springing from the good I have done.
Cũng có trường hợp, khi ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuy thế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tu tập. Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:
-- "Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.
Tiến Sĩ Bình An Sơn.
www.busas.org
Niệm Xứ là an trú trong Chánh niệm. Theo phép tu này người hành giả ý thức được những gì đang xảy ra trong các lĩnh vực thân thể, cảm giác, tâm ý và đối tượng tâm ý mình. Ý thức ấy tức là chánh niệm. Bốn lĩnh vực ấy là bốn lĩnh vực quán niệm.
Trong lĩnh vực thứ nhất là thân thể, người hành giả quán niệm về hơi thở của mình, về bốn tư thế của thân thể mình là đi, đứng, nằm, ngồi, về những động tác của thân thể mình như đi tới, đi lui, nhìn, mặc áo, ăn, uống, đại tiểu tiện, nói chuyện, giặt áo ... về những bộ phận của cơ thể như tóc, lông, răng, gân, xương, thận, tủy, ruột, nước miếng, mồ hôi, v.v... về những yếu tố tạo nên cơ thể như nước, sức nóng, không khí, vật thể ... và về sự tàn hoại của một tử thi từ khi nó trương phồng lên cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quán niệm về thân thể bằng cách phát khởi ý thức về những hiện tượng thuộc về thân thể. Ví dụ khi đang thở vào, hành giả biết là mình đang thở vào; khi đang thở ra, hành giả biết là mình đang thở ra; khi đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh, hành giả biết là mình đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Khi đi, hành giả biết là mình đi, khi ngồi xuống, hành giả biết là mình đang ngồi xuống. Khi làm những động tác như mặc áo, uống nước, hành giả biết là mình đang mặc áo, uống nước v.v...
Như vậy công phu quán niệm về thân thể không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền mà phải được thực hiện suốt ngày, ngay cả những lúc đi khất thực, ăn cơm và rửa bát.
Trong lĩnh vực thứ hai là cảm giác, người hành giả quán niệm về những cảm giác đang phát sinh, tồn tại hoặc tàn hoại nơi mình, những cảm giác dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) và những cảm giác trung tính (xả thọ). Những cảm thọ ấy có thể có nguồn gốc sinh lý hay tâm lý. Quán niệm cảm giác bằng cách phát khởi ý thức về sự phát sinh, tồn tại và hoại diệt của những cảm giác ấy. Ví dụ khi đang bị nhức răng, hành giả biết là mình đang bị nhức răng, khi đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi, hành giả biết là mình đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi. Hành giả còn quán chiếu để an tịnh hóa những cảm giác của mình và để thấy rõ nguồn gốc phát sinh của mọi cảm giác. Công phu quán niệm về cảm giác, do đó cũng không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền, trái lại, đây là một công phu được thực hiện suốt ngày.
Trong lĩnh vực thứ ba là tâm ý, người hành giả quán niệm về những trạng thái tâm lý đang có mặt. Khi có tham dục, biết là có tham dục, khi không có tham dục, biết là không có tham dục. Khi có giận hờn, lầm lạc, biết là có giận hờn hay lầm lạc, khi không có giận hờn hay lầm lạc thì biết không có giận hờn hay lầm lạc. Khi tâm ý tập trung hay tán loạn, thì biết là có tập trung hay tán loạn. Những lúc tâm ý mở rộng, khép kín, có giới hạn, cố định hay có giải thoát thì hành giả liền biết; không có thì cũng liền biết. Nói tóm lại, hành giả nhận diện và có ý thức về tất cả những trạng thái tâm ý có mặt trong giờ phút hiện tại.
Trong lĩnh vực thứ tư là đối tượng tâm ý, người hành giả quán niệm về năm trạng thái chướng ngại của giải thoát (tham đắm, giận hờn, hôn trầm, kích thích và nghi ngờ) mỗi khi chúng có mặt; về năm yếu tố cấu tạo nên con người gọi là năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức); về sáu giác quan và đối tượng của chúng; về bảy yếu tố giác ngộ (chánh niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ lạc, khinh an, định và hành xả) và về bốn sự thật là khổ đau, nguyên do của khổ đau, sự giải thoát khổ đau và con đường thực hiện giải thoát. Tất cả những thứ ấy đều là đối tượng của tâm ý. Vạn pháp đều bao hàm trong những đối tượng ấy.
Đức Phật chỉ dạy cặn kẽ về từng phép quán niệm trong cả bốn lĩnh vực. Người dạy tinh chuyên hành trì phép quán này trong bảy năm thì chắc chắn sẽ đạt được giải thoát. Người lại nói: có người có thể đạt tới giải thoát trong bảy tháng, hoặc nội trong bảy ngày, nhờ hành trì phép quán niệm này.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
- Các thầy, bản chất của một tăng đoàn (sangha) là sự hòa hợp. Theo tôi, ta có thể minh định sự hòa hợp như sau:
- Thứ nhất là thân hòa đồng trú, nghĩa là cùng chia xẻ vói nhau một trung tâm tu học, một khu rừng hay một mái nhà.
- Thứ hai là lợi hòa đồng quân, nghĩa là cùng chia xẻ với nhau đồng đều những tiện nghi của cuộc sống.
- Thứ ba là giới hòa đồng tu, nghĩa là cùng hành trì với nhau những giới và những luật đã được truyền thọ và ban hành.
- Thứ tư là khẩu hòa vô tránh, nghĩa là chỉ sử dụng thứ ngôn ngữ hòa hợp, tránh tất cả những lời nói có thể gây ra sự xích mích và tranh cãi.
- Thứ năm là kiến hòa đồng giải, nghĩa là trao đổi và chia xẻ những hiểu biết và những kiến thức với nhau, không dấu diếm cái hiểu biết cho riêng mình, để cho mọi người cùng được học hiểu.
- Thứ sáu là ý hòa đồng duyệt, nghĩa là các ý kiến khác nhau phải được tổng hợp lại, và không ai có thể bắt buộc mọi người khác phải làm theo ý kiến riêng của mình như thế để tạo nên sự vui vẻ hòa hợp trong đoàn thể.
Các vị khất sĩ! Từ nay về sau, chúng ta phải lấy sáu nguyên tắc hòa hợp này mà sống với nhau.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Đức Phật dạy cả trẻ em lẫn người lớn về lòng từ bi. Ngài nói:
- Chúng ta phải làm sao để cho tất cả mọi loài đều cảm thấy có an ổn và có niềm vui trong sự sống. Chúng ta phải bảo vệ sự sống cho nhau và đem niềm vui cho nhau. Tất cả mọi loài, dù lớn, dù nhỏ, dù đi bằng hai chân hay đi bằng bốn chân, dù bò trên mặt đất hay bay trên hư không hoặc bơi lội trong nước cũng đều có quyền sống. Chúng ta không nên đem tâm hận thù nhau, sát hại nhau. Chúng ta nên che chở cho nhau.
Này các con, cũng như một bà mẹ đem thân mạng che chở cho đứa con yêu duy nhất của mình, mỗi người trong chúng ta phải mở lòng ra để đón nhận và che chở cho tất cả các loài có sinh mệnh. Lòng thương của chúng ta phải bao trùm tất cả mọi loài sinh vật đang có mặt trên, dưới, trong, ngoài và chung quanh ta. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, trái tim ta phải mang theo tình thương đó, và ta hãy an trú đêm ngày trong tình thương đó.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại. Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh. Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu. Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt thì phiền não diệt và khổ đau diệt. Đó là giải thoát. Cần gì phải có tự ngã mới có giải thoát.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Này các vị, thế nào là tìm về quá khứ? Tìm về quá khứ ở đây có nghĩa là tự đánh mất mình trong quá khứ, trôi dạt trong quá khứ trên những đợt sóng tư duy: trong quá khứ hình thể ta từng như thế đó, cảm thọ ta từng như thế đó, địa vị ta từng như thế đó, hạnh phúc ta từng như thế đó, hạnh phúc ta từng như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những gì thuộc về quá khứ, đó là tìm về quá khứ.
Này các vị, thế nào là tưởng tới tương lai? Tưởng tới tương lai ở đây có nghĩa là tự đánh mất mình trong tương lai, trôi dạt trong tương lai, trên những đợt sóng tư duy, lo sợ hoặc mơ tưởng: trong tương lai, hình thể ta sẽ được hay sẽ bị như thế đó, cảm thọ ta sẽ được hay bị như thế đó, hạnh phúc ta sẽ được như thế đó, khổ đau ta sẽ bị như thế đó ... Phát khởi lên những tư duy như thế và bị ràng buộc bởi những ước mơ hoặc lo sợ về tương lai ... đó là tưởng tới tương lai.
Này các vị, trở về giây phút hiện tại là để tiếp xúc với sụ sống và để quán chiếu sự sống. Nếu không tiếp xúc thì không thể quán chiếu. Chánh niệm giúp ta trở về hiện tại, tiếp xúc với hiện tại và quán chiếu sự sống trong hiện tại. Trở về hiện tại không có nghĩa là tự đánh mất mình trong những đam mê hoặc sầu khổ về hiện tại. Nếu bị ràng buộc bởi những đam mê và sầu khổ về những gì đang xảy ra trong hiện tại thì sự sống cũng không có mặt. Sự sống không có mặt vì chánh niệm không có mặt.
Này các vị khất sĩ, người biết sống một mình là người biết an trú trong hiện tại, dù người ấy đang ngồi giữa đám đông. Một người ngồi trong rừng sâu mà nếu không có chánh niệm, nếu bị những con ma quá khứ và tương lai lôi cuốn và ám ảnh thì người ấy vẫn không phải là người biết sống một mình.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Lời Phật Dạy.
"Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Bỗng ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Ngưòi Biết Sống Một Mình.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
www.*******hoasen.org
__________________
May all living Beings always live happily,
Free from animosity.
May all share in the blessings
Springing from the good I have done.
Cũng có trường hợp, khi ta nói chân thật và lễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác, khiến họ phật lòng. Tuy thế, đôi khi cần phải nói sự thật dù có mất lòng nhưng hữu ích, có khả năng đem đến lợi lạc trên đường tu tập. Trong kinh số 58, Trung Bộ, Vương tử Vô Úy hỏi Đức Phật rằng có thể nào lời nói của Ngài làm phật ý người khác hay không. Ngài trả lời:
-- "Này Vương tử Vô Úy, lời nói nào Như Lai biết không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là không như thật, không như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa thích, Như Lại không nói lời nói ấy.
Lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, như chân, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, ở đây, Như Lai biết đúng thời mà giải thích lời nói ấy".
Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật chọn đúng thời để giảng dạy người khác, với những lời lẽ như thật, như chân, đưa đến mục đích giải thoát giác ngộ, cho dù lời ấy được người nghe ưa thích hoặc không ưa thích.
Tiến Sĩ Bình An Sơn.
www.busas.org
Niệm Xứ là an trú trong Chánh niệm. Theo phép tu này người hành giả ý thức được những gì đang xảy ra trong các lĩnh vực thân thể, cảm giác, tâm ý và đối tượng tâm ý mình. Ý thức ấy tức là chánh niệm. Bốn lĩnh vực ấy là bốn lĩnh vực quán niệm.
Trong lĩnh vực thứ nhất là thân thể, người hành giả quán niệm về hơi thở của mình, về bốn tư thế của thân thể mình là đi, đứng, nằm, ngồi, về những động tác của thân thể mình như đi tới, đi lui, nhìn, mặc áo, ăn, uống, đại tiểu tiện, nói chuyện, giặt áo ... về những bộ phận của cơ thể như tóc, lông, răng, gân, xương, thận, tủy, ruột, nước miếng, mồ hôi, v.v... về những yếu tố tạo nên cơ thể như nước, sức nóng, không khí, vật thể ... và về sự tàn hoại của một tử thi từ khi nó trương phồng lên cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quán niệm về thân thể bằng cách phát khởi ý thức về những hiện tượng thuộc về thân thể. Ví dụ khi đang thở vào, hành giả biết là mình đang thở vào; khi đang thở ra, hành giả biết là mình đang thở ra; khi đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh, hành giả biết là mình đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Khi đi, hành giả biết là mình đi, khi ngồi xuống, hành giả biết là mình đang ngồi xuống. Khi làm những động tác như mặc áo, uống nước, hành giả biết là mình đang mặc áo, uống nước v.v...
Như vậy công phu quán niệm về thân thể không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền mà phải được thực hiện suốt ngày, ngay cả những lúc đi khất thực, ăn cơm và rửa bát.
Trong lĩnh vực thứ hai là cảm giác, người hành giả quán niệm về những cảm giác đang phát sinh, tồn tại hoặc tàn hoại nơi mình, những cảm giác dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) và những cảm giác trung tính (xả thọ). Những cảm thọ ấy có thể có nguồn gốc sinh lý hay tâm lý. Quán niệm cảm giác bằng cách phát khởi ý thức về sự phát sinh, tồn tại và hoại diệt của những cảm giác ấy. Ví dụ khi đang bị nhức răng, hành giả biết là mình đang bị nhức răng, khi đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi, hành giả biết là mình đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi. Hành giả còn quán chiếu để an tịnh hóa những cảm giác của mình và để thấy rõ nguồn gốc phát sinh của mọi cảm giác. Công phu quán niệm về cảm giác, do đó cũng không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền, trái lại, đây là một công phu được thực hiện suốt ngày.
Trong lĩnh vực thứ ba là tâm ý, người hành giả quán niệm về những trạng thái tâm lý đang có mặt. Khi có tham dục, biết là có tham dục, khi không có tham dục, biết là không có tham dục. Khi có giận hờn, lầm lạc, biết là có giận hờn hay lầm lạc, khi không có giận hờn hay lầm lạc thì biết không có giận hờn hay lầm lạc. Khi tâm ý tập trung hay tán loạn, thì biết là có tập trung hay tán loạn. Những lúc tâm ý mở rộng, khép kín, có giới hạn, cố định hay có giải thoát thì hành giả liền biết; không có thì cũng liền biết. Nói tóm lại, hành giả nhận diện và có ý thức về tất cả những trạng thái tâm ý có mặt trong giờ phút hiện tại.
Trong lĩnh vực thứ tư là đối tượng tâm ý, người hành giả quán niệm về năm trạng thái chướng ngại của giải thoát (tham đắm, giận hờn, hôn trầm, kích thích và nghi ngờ) mỗi khi chúng có mặt; về năm yếu tố cấu tạo nên con người gọi là năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức); về sáu giác quan và đối tượng của chúng; về bảy yếu tố giác ngộ (chánh niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ lạc, khinh an, định và hành xả) và về bốn sự thật là khổ đau, nguyên do của khổ đau, sự giải thoát khổ đau và con đường thực hiện giải thoát. Tất cả những thứ ấy đều là đối tượng của tâm ý. Vạn pháp đều bao hàm trong những đối tượng ấy.
Đức Phật chỉ dạy cặn kẽ về từng phép quán niệm trong cả bốn lĩnh vực. Người dạy tinh chuyên hành trì phép quán này trong bảy năm thì chắc chắn sẽ đạt được giải thoát. Người lại nói: có người có thể đạt tới giải thoát trong bảy tháng, hoặc nội trong bảy ngày, nhờ hành trì phép quán niệm này.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.