gioidinhhue
10-12-2010, 05:39 AM
Pháp này đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này... (như trên)... hòa hợp, nhất trí. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến như vậy, cùng với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp này, cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí". (Trung Bộ I. 321 B)
Lời dạy của Đức Phật.
"Này các Tỷ - kheo, các Thầy nghĩ thế nào? Trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy các Thầy có an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không?" - "Bạch Thế Tôn, không". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy đã chấp nhận rằng, trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy không an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Như vậy, này các kẻ ngu kia, do biết gì, do thấy gì các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, và các Thầy không tự thông cảm nhau, không chấp nhận hòa giải. Như vậy, này các kẻ ngu kia, các Thầy sẽ phải chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài ". (Trung Bộ I. 321A-321B)
Lời dạy của Đức Phật.
Đức Phật dạy: Lòng tham và dục vọng là những nhân của khổ đau. Mọi sự mọi vật đều đổi thay không sớm thì muộn, vậy chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì. Mà cần phải tinh cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy hạnh phúc miên viễn.
Lời Phật Dạy: Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.
Trích Dẫn: Đường Xưa Mây Trắng:
Nguyên Tác: The Old Path White Cloud
Tác Giả: Thiền Sư Nhất Hạnh.
Lời dạy của ta không phải đến để tin, mà đến để thấy và thực hành"
Lời dạy của Đức Phật.
(My teaching is not to come and believe, but to come, see and practise).
Lời Đức Phật dạy cho các cư sĩ.
"Ở đây này các Gia chủ, người phạm giới sống trái với luật sẽ bị tiêu hao tiền của rất nhiều, vì sống phóng dật. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật bị tiếng dữ đồn xa. Đó là điều nguy hiểm thứ hai cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật khi vào đồ chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thân sợ hãi bối rối. Đó là điều nguy hiểm thứ ba cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái với luật sẽ chết với tâm hồn rối loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Này các Gia chủ, đó là năm điều nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Này các Gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?
"Ở đây này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào, vì sống không phóng dật. Đó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật".
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Đó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào đồ chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Đó là lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân hoại mệnh chung với tâm hồn không rối loạn. Đó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới, c õi đời này. Đó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Này các Gia chủ, đó là năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
www.quangduc.com
ức Phật dạy Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có quang minh cùng những loài chúng sinh cư ngụ. Trong bầu trời, có vô vàn, vô số Thế giới nhiều như số cát sông Hằng.
Đức Phậtdạy:
- Muốn an trú trong chánh niệm thì phải duy trì hơi thở có ý thức. Trong khi đi khất thực, ta phải thực tập thiền quán. Ta có thể quán sát về tính cách vô thường và vô ngã của những yếu tố tạo nên muôn loại. Những yếu tố đó là sắc, thân, cảm thọ, tri giác, tâm ý và nhận thức. Nếu ta duy trì hơi thở có ý thức thì ta có thể tiếp tục việc thiền quán ngay trong khi ta đi khất thực, và ta sẽ không bị rơi vào tình trạng thất niệm.
Phật dạy :
---Khi đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt theo vọng trần, tức là câu "bất tùy phân biệt", nghĩa là , xoay các cảm giác như "thấy, nghe, hay, biết" đều trở về thể tánh chân tâm. Nếu vọng niệm không khởi thì chân tâm hiện bày . Đây là pháp tu trực chỉ của bậc thượng căn.
www.*******hoasen.org
Phật dạy:
Vì các ông còn ở trong vòng mê, nên chỉ gọi là các cảm giác -- thấy, nghe, hay, biết-- của chúng sanh. Đến khi ngộ rồi
thì gọi là bốn đức Niết-bàn của Phật -- Thường, lạc, ngã, tịnh.
www.*******hoasen.org
Đức Phật dạy:
Thở một hơi dài mình biết là mình thở một hơi dài, thở một hơi ngắn mình biết là mình thở một hơi ngắn. Như vậy có nghĩa là mình ý thức được trọn vẹn hơi thở của mình. Duy trì ý thức và hơi thở, ta thiết lập được định tâm. Lúc bấy giờ ta mới nương theo hơi thở để quán chiếu thân thể ta, cảm giác ta, tâm ý ta và mọi sự vật trong ta và ngoài ta. Các sự vật ấy gọi là các pháp (sarvadharma).
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Đức Phật dạy:
- Này Rahula, con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.
Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể ca những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.
Rahula, con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợi sự đền trả. Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự khổ đau nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả. Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao cho kẻ khác được an vui, mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc. Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài; cái này như thế này vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi nắm bắt một cái khác.
Rahula, Từ, Bi, Hỷ và Xả là bốn tâm tư lớn, rộng rãi không có bờ bến và cũng đẹp đẽ không cùng, đó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ.
Rahula, con lại phải quán chiếu về vô thường để phá trừ ảo tưởng về cái ta. Con phải quán chiếu về tính sinh diệt và thành hoại của thân thể để hiểu sâu về sống chết và để thoát ly tham dục, và nhất là con phải tập quán niệm hơi thở. Quán niệm hơi thở sẽ đem lại nhiều thành quả lợi lạc lớn.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Lời dạy của Đức Phật.
"Này các Tỷ - kheo, các Thầy nghĩ thế nào? Trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy các Thầy có an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng không? Các Thầy có an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng không?" - "Bạch Thế Tôn, không". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy đã chấp nhận rằng, trong khi các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy không an trú từ thân hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng, không an trú từ ý hành đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Như vậy, này các kẻ ngu kia, do biết gì, do thấy gì các Thầy sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi, và các Thầy không tự thông cảm nhau, không chấp nhận hòa giải. Như vậy, này các kẻ ngu kia, các Thầy sẽ phải chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài ". (Trung Bộ I. 321A-321B)
Lời dạy của Đức Phật.
Đức Phật dạy: Lòng tham và dục vọng là những nhân của khổ đau. Mọi sự mọi vật đều đổi thay không sớm thì muộn, vậy chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì. Mà cần phải tinh cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy hạnh phúc miên viễn.
Lời Phật Dạy: Điều quan yếu nhất là phải nắm lấy tâm ý của mình. Phải học phương pháp theo dõi hơi thở và quán niệm về bốn lãnh vực thân thể, cảm thọ tâm ý và đối tượng tâm ý. Quán niệm như thế nào để càng ngày càng thấy phát triển nơi mình các đức khiêm nhường, thanh thản, buông bỏ, thanh bần và an lạc. Khi những phẩm chất ấy của tâm ý được phát triển, mình có thể an tâm là mình đang đi trên con đường chánh pháp, con đường tỉnh thức và giác ngộ.
Trích Dẫn: Đường Xưa Mây Trắng:
Nguyên Tác: The Old Path White Cloud
Tác Giả: Thiền Sư Nhất Hạnh.
Lời dạy của ta không phải đến để tin, mà đến để thấy và thực hành"
Lời dạy của Đức Phật.
(My teaching is not to come and believe, but to come, see and practise).
Lời Đức Phật dạy cho các cư sĩ.
"Ở đây này các Gia chủ, người phạm giới sống trái với luật sẽ bị tiêu hao tiền của rất nhiều, vì sống phóng dật. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật bị tiếng dữ đồn xa. Đó là điều nguy hiểm thứ hai cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật khi vào đồ chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thân sợ hãi bối rối. Đó là điều nguy hiểm thứ ba cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái với luật sẽ chết với tâm hồn rối loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Này các Gia chủ, đó là năm điều nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
"Này các Gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?
"Ở đây này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào, vì sống không phóng dật. Đó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật".
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Đó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào đồ chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Đó là lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân hoại mệnh chung với tâm hồn không rối loạn. Đó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
"Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới, c õi đời này. Đó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Này các Gia chủ, đó là năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
www.quangduc.com
ức Phật dạy Khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có quang minh cùng những loài chúng sinh cư ngụ. Trong bầu trời, có vô vàn, vô số Thế giới nhiều như số cát sông Hằng.
Đức Phậtdạy:
- Muốn an trú trong chánh niệm thì phải duy trì hơi thở có ý thức. Trong khi đi khất thực, ta phải thực tập thiền quán. Ta có thể quán sát về tính cách vô thường và vô ngã của những yếu tố tạo nên muôn loại. Những yếu tố đó là sắc, thân, cảm thọ, tri giác, tâm ý và nhận thức. Nếu ta duy trì hơi thở có ý thức thì ta có thể tiếp tục việc thiền quán ngay trong khi ta đi khất thực, và ta sẽ không bị rơi vào tình trạng thất niệm.
Phật dạy :
---Khi đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt theo vọng trần, tức là câu "bất tùy phân biệt", nghĩa là , xoay các cảm giác như "thấy, nghe, hay, biết" đều trở về thể tánh chân tâm. Nếu vọng niệm không khởi thì chân tâm hiện bày . Đây là pháp tu trực chỉ của bậc thượng căn.
www.*******hoasen.org
Phật dạy:
Vì các ông còn ở trong vòng mê, nên chỉ gọi là các cảm giác -- thấy, nghe, hay, biết-- của chúng sanh. Đến khi ngộ rồi
thì gọi là bốn đức Niết-bàn của Phật -- Thường, lạc, ngã, tịnh.
www.*******hoasen.org
Đức Phật dạy:
Thở một hơi dài mình biết là mình thở một hơi dài, thở một hơi ngắn mình biết là mình thở một hơi ngắn. Như vậy có nghĩa là mình ý thức được trọn vẹn hơi thở của mình. Duy trì ý thức và hơi thở, ta thiết lập được định tâm. Lúc bấy giờ ta mới nương theo hơi thở để quán chiếu thân thể ta, cảm giác ta, tâm ý ta và mọi sự vật trong ta và ngoài ta. Các sự vật ấy gọi là các pháp (sarvadharma).
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.
Đức Phật dạy:
- Này Rahula, con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.
Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể ca những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.
Rahula, con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợi sự đền trả. Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự khổ đau nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả. Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao cho kẻ khác được an vui, mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc. Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài; cái này như thế này vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi nắm bắt một cái khác.
Rahula, Từ, Bi, Hỷ và Xả là bốn tâm tư lớn, rộng rãi không có bờ bến và cũng đẹp đẽ không cùng, đó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ.
Rahula, con lại phải quán chiếu về vô thường để phá trừ ảo tưởng về cái ta. Con phải quán chiếu về tính sinh diệt và thành hoại của thân thể để hiểu sâu về sống chết và để thoát ly tham dục, và nhất là con phải tập quán niệm hơi thở. Quán niệm hơi thở sẽ đem lại nhiều thành quả lợi lạc lớn.
Trích Từ Đường Xưa Mây Trắng.
TS Thích Nhất Hạnh.