gioidinhhue
10-12-2010, 05:15 AM
Nầy ại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Nầy ại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Nầy ại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Đức Phật giảng dạy về bốn sự thật căn bản:
Sự có mặt của khổ đau, nguyên do của khổ đau, khả năng diệt khổ để kiến tạo an lạc và giải thoát, và con đường thực hiện diệt khổ và kiến tạo an lạc.
Ngoài những tai nạn như sinh, già, bệnh, chết, có người còn phải gánh chịu biết bao nhiêu khổ đau khác do mình tự tạo ra cho mình. Vì vô minh, nghĩa là vì nhận thức sai lầm, con người nghĩ, nói và làm những điều có thể tạo ra cho bản thân mình và cho những người xung quanh rất nhiều nỗi khổ. Những đau khổ vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ, ganh ghét, bất mãn ... đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra. Ta sống trong những khổ đau ấy như sống trong một nhà đang bốc cháy. Phần lớn những khổ đau mà ta chịu đều do ta tự tạo ra cho ta. Ta không thể thoát ra được khổ đau bằng cách cầu cứu một vị thần linh. Ta phải quán chiếu tâm ta và hoàn cảnh ta để loại trừ những nhận thức sai lầm đã từng là nguồn gốc phát sinh ra các khổ đau ấy. Ta phải tìm tới ngọn nguồn của đau khổ thì ta mới thật sự hiểu được bản chất của đau khổ. Một khi hiểu được bản chất của một niềm đau khổ thì ta thoát được ra khỏi niềm đau khổ.
Ví dụ có một người kia tới chửi mắng ta. Ta có thể nổi giận và chửi mắng trả lại người ấy. Trong trường hợp này ta khổ mà người ấy cũng khổ. Theo đạo lý tỉnh thức thì không nên vội nổi giận và chửi mắng người kia. Ta phải bình tâm quán chiếu để thấy được vì sao người kia lại tới chửi mắng ta, nghĩa là ta đi tìm tới cội nguồn của sự giận dữ của người ấy. Do công phu quán chiếu bình tĩnh đó mà ta có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa và chằng chịt nào đó đưa tới thái độ và hành động hôm nay của người ấy. Nếu ta thật sự có lỗi thì ta thấy sự chửi mắng đó là kết quả tất nhiên của lỗi lầm ta. Nếu ta quả không có lỗi lầm gì thì chắc chắn đã có một sự hiểu lầm nơi người ấy. Ta quán chiếu để tìm ra và chứng minh được sự hiểu lầm ấy cho người kia thấy. Làm như vậy, ta tránh được khổ đau cho ta và cũng giải tỏa được khổ đau cho người kia.
Tất cả mọi khổ đau của ta, ta đều có thể thoát ra khỏi bằng đường lối quán chiếu ấy, nhưng muốn quán chiếu cho thành công ta phải biết theo dõi hơi thở, biết thực tập sống theo tinh thần giới định tuệ. Giới là những nguyên tắc sống cho an lạc. Có sống theo các nguyên tắc này, ta mới thực hiện được định. Định là nếp sống có tỉnh thức, có chú tâm. Có tỉnh thức và chú tâm ta mới có khả năng quán chiếu về thực tánh của tâm ta và của hoàn cảnh, và có quán chiếu ta mới có Tuệ. Tuệ tức là sự hiểu biết.
Một khi đã có hiểu biết, ta có thể thương yêu và tha thứ. Cuộc đời sẽ bớt khổ rất nhiều khi ta có hiểu biết. Nếu không hiểu biết, ta không thể thương yêu và tha thứ. Cho nên con đường giải thoát chân thật là con đường thực hiện sự hiểu biết. Hiểu biết là trí tuệ, là bát nhã.
Mà trí tuệ chỉ có thể do quán chiếu đem lại. Con đường giới, định và tuệ vì vậy là con đường duy nhất đưa tới giải thoát.
Đức Phậtl ặng yên một lát rồi mỉm cười. Người nói tiếp:
Nhưng khổ đau chỉ là một mặt của sự sống. Sự sống còn có một mặt khác: đó là sự có mặt của những mầu nhiệm trong cuộc đời, và nếu con người được tiếp xúc với những mầu nhiệm ấy, con người sẽ có niềm vui và sự an lạc. Khi tâm ta được giải thoát, ta tiếp xúc ngay được với những mầu nhiệm ấy. Nếu ta chứng nghiệm được sự thật về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì ta có thể thấy được rằng tất cả đều là mầu nhiệm: từ tâm ý ta, thân thể ta cho đến cành tre tím, bông cúc vàng, dòng sông trong, mặt trăng sáng.
Chỉ vì ta tự giam hãm ta trong thế giới khổ đau cho nên ta mới không xúc tiếp được với thực tại mầu nhiệm. Phá được vô minh rồi, ta sẽ thênh thang trong thế giới của an lạc, của giải thoát, của niết bàn. Niết bàn là sự chấm dứt của vô minh, tham đắm và giận hờn. Niết bàn cũng là sự hiển lộ của niềm an lạc và giải thoát. Quý vị cứ thử ra nhìn một dòng sông trong hay một tia nắng sớm. Qúy vị sẽ thấy mình đã tiếp xúc được với thế giới của an lạc và giải thoát chưa. Nếu bị giam hãm trong ngục tù của phiền não, ta vẫn còn chưa tiếp xúc thật sự được với những nhiệm mầu của vũ trụ, trong đó có hơi thở ta, thân và tâm ta. Phá giặc phiền não bằng phép quán chiếu, đó là con đường tôi đã tìm ra được. Tôi đã thực nghiệm, đã thành công và đã chỉ bày cho nhiều người khác. Nhiều người thực hành theo phương pháp ấy cũng đã thành công.
Còn tiếp.
Đường Xưa Mây Trắng.
TS Nhất Hạnh.
Quangduc.com
"Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo qủy thần. Hạng trên thành tựu đại lực qủy, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại qủy soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại qủy thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề....
".....Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi.
"Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật !
"A Nan ! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát, đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm lên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh ?
"Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang dày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ.. thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo nầy nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào ba cõi. Tại sao ? Vì những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sinh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát." [2]
Lời Phật dạy.
Kinh Lăng Nghiêm.
"Này các Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ". (Trung Bộ I. 140)
"Này các Tỷ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc, cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh". (Tương Ưng I. 128)
Lời Phật dạy.
Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh chấp với đời. Chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời". (Tương Ưng III. 165)
www.quangduc.com
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Nầy ại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Nầy ại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.
Lời Phật Dạy.
Kinh Lăng Già.
Đức Phật giảng dạy về bốn sự thật căn bản:
Sự có mặt của khổ đau, nguyên do của khổ đau, khả năng diệt khổ để kiến tạo an lạc và giải thoát, và con đường thực hiện diệt khổ và kiến tạo an lạc.
Ngoài những tai nạn như sinh, già, bệnh, chết, có người còn phải gánh chịu biết bao nhiêu khổ đau khác do mình tự tạo ra cho mình. Vì vô minh, nghĩa là vì nhận thức sai lầm, con người nghĩ, nói và làm những điều có thể tạo ra cho bản thân mình và cho những người xung quanh rất nhiều nỗi khổ. Những đau khổ vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ, ganh ghét, bất mãn ... đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra. Ta sống trong những khổ đau ấy như sống trong một nhà đang bốc cháy. Phần lớn những khổ đau mà ta chịu đều do ta tự tạo ra cho ta. Ta không thể thoát ra được khổ đau bằng cách cầu cứu một vị thần linh. Ta phải quán chiếu tâm ta và hoàn cảnh ta để loại trừ những nhận thức sai lầm đã từng là nguồn gốc phát sinh ra các khổ đau ấy. Ta phải tìm tới ngọn nguồn của đau khổ thì ta mới thật sự hiểu được bản chất của đau khổ. Một khi hiểu được bản chất của một niềm đau khổ thì ta thoát được ra khỏi niềm đau khổ.
Ví dụ có một người kia tới chửi mắng ta. Ta có thể nổi giận và chửi mắng trả lại người ấy. Trong trường hợp này ta khổ mà người ấy cũng khổ. Theo đạo lý tỉnh thức thì không nên vội nổi giận và chửi mắng người kia. Ta phải bình tâm quán chiếu để thấy được vì sao người kia lại tới chửi mắng ta, nghĩa là ta đi tìm tới cội nguồn của sự giận dữ của người ấy. Do công phu quán chiếu bình tĩnh đó mà ta có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa và chằng chịt nào đó đưa tới thái độ và hành động hôm nay của người ấy. Nếu ta thật sự có lỗi thì ta thấy sự chửi mắng đó là kết quả tất nhiên của lỗi lầm ta. Nếu ta quả không có lỗi lầm gì thì chắc chắn đã có một sự hiểu lầm nơi người ấy. Ta quán chiếu để tìm ra và chứng minh được sự hiểu lầm ấy cho người kia thấy. Làm như vậy, ta tránh được khổ đau cho ta và cũng giải tỏa được khổ đau cho người kia.
Tất cả mọi khổ đau của ta, ta đều có thể thoát ra khỏi bằng đường lối quán chiếu ấy, nhưng muốn quán chiếu cho thành công ta phải biết theo dõi hơi thở, biết thực tập sống theo tinh thần giới định tuệ. Giới là những nguyên tắc sống cho an lạc. Có sống theo các nguyên tắc này, ta mới thực hiện được định. Định là nếp sống có tỉnh thức, có chú tâm. Có tỉnh thức và chú tâm ta mới có khả năng quán chiếu về thực tánh của tâm ta và của hoàn cảnh, và có quán chiếu ta mới có Tuệ. Tuệ tức là sự hiểu biết.
Một khi đã có hiểu biết, ta có thể thương yêu và tha thứ. Cuộc đời sẽ bớt khổ rất nhiều khi ta có hiểu biết. Nếu không hiểu biết, ta không thể thương yêu và tha thứ. Cho nên con đường giải thoát chân thật là con đường thực hiện sự hiểu biết. Hiểu biết là trí tuệ, là bát nhã.
Mà trí tuệ chỉ có thể do quán chiếu đem lại. Con đường giới, định và tuệ vì vậy là con đường duy nhất đưa tới giải thoát.
Đức Phậtl ặng yên một lát rồi mỉm cười. Người nói tiếp:
Nhưng khổ đau chỉ là một mặt của sự sống. Sự sống còn có một mặt khác: đó là sự có mặt của những mầu nhiệm trong cuộc đời, và nếu con người được tiếp xúc với những mầu nhiệm ấy, con người sẽ có niềm vui và sự an lạc. Khi tâm ta được giải thoát, ta tiếp xúc ngay được với những mầu nhiệm ấy. Nếu ta chứng nghiệm được sự thật về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì ta có thể thấy được rằng tất cả đều là mầu nhiệm: từ tâm ý ta, thân thể ta cho đến cành tre tím, bông cúc vàng, dòng sông trong, mặt trăng sáng.
Chỉ vì ta tự giam hãm ta trong thế giới khổ đau cho nên ta mới không xúc tiếp được với thực tại mầu nhiệm. Phá được vô minh rồi, ta sẽ thênh thang trong thế giới của an lạc, của giải thoát, của niết bàn. Niết bàn là sự chấm dứt của vô minh, tham đắm và giận hờn. Niết bàn cũng là sự hiển lộ của niềm an lạc và giải thoát. Quý vị cứ thử ra nhìn một dòng sông trong hay một tia nắng sớm. Qúy vị sẽ thấy mình đã tiếp xúc được với thế giới của an lạc và giải thoát chưa. Nếu bị giam hãm trong ngục tù của phiền não, ta vẫn còn chưa tiếp xúc thật sự được với những nhiệm mầu của vũ trụ, trong đó có hơi thở ta, thân và tâm ta. Phá giặc phiền não bằng phép quán chiếu, đó là con đường tôi đã tìm ra được. Tôi đã thực nghiệm, đã thành công và đã chỉ bày cho nhiều người khác. Nhiều người thực hành theo phương pháp ấy cũng đã thành công.
Còn tiếp.
Đường Xưa Mây Trắng.
TS Nhất Hạnh.
Quangduc.com
"Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo qủy thần. Hạng trên thành tựu đại lực qủy, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại qủy soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại qủy thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề....
".....Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi.
"Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật !
"A Nan ! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát, đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm lên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh ?
"Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang dày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ.. thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo nầy nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào ba cõi. Tại sao ? Vì những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sinh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát." [2]
Lời Phật dạy.
Kinh Lăng Nghiêm.
"Này các Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ". (Trung Bộ I. 140)
"Này các Tỷ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc, cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh". (Tương Ưng I. 128)
Lời Phật dạy.
Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh chấp với đời. Chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời". (Tương Ưng III. 165)
www.quangduc.com