PDA

View Full Version : Mê Kông đang chết



NBNTB
10-12-2010, 02:04 AM
Một vùng rộng lớn đất trồng lúa và nuôi thủy sản ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do nguồn cung cấp nước từ thượng nguồn giảm chưa từng thấy trong lịch sử.


Hàng loạt hậu quả cho môi trường và dân sinh ở vùng nông nghiệp lớn nhất nước đang hiển hiện khi dòng Mê Kông đã bên bờ vực của sự suy kiệt.

Chưa từng có trong lịch sử

Theo TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL (ĐH Cần Thơ), kể từ sau năm 2000 trở lại đây, mực nước lũ đo được ở hai nhánh của sông Mê Kông đổ vào VN là sông Tiền và sông Hậu thấp dần. Dù vậy, chưa năm nào mực nước lũ thấp ở mức kỷ lục như năm nay, dưới 1m so với mức lũ trung bình hằng năm. Tình trạng nước lũ thấp không chỉ ở vùng hạ nguồn ĐBSCL mà còn đến mức báo động ở phía thượng nguồn. Số liệu đo được trong tháng 10 (thời điểm diễn ra đỉnh lũ) thì tại Chiang Saen (Thái Lan) lũ thấp hơn trung bình 7,6m; tại Vientiene (Lào) thấp hơn 5,5m; tại Phnom Penh (Campuchia) 4,2m; tại Prek Kdam, vùng thượng nguồn Campuchia gần Việt Nam là 3,1m; tại Tân Châu mực nước thấp hơn trung bình hằng năm là 1,3m và tại Châu Đốc là 1m. Nhiều trạm quan trắc trên các tuyến sông tại hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp đều đo được mực nước thấp hơn cùng kỳ từ 5 cm đến 1m. Trong khi đó, mực nước đang rút dần đến cảng Phnom Penh về phía hạ nguồn. Tình trạng này chưa từng diễn ra trong lịch sử.

Kinh nghiệm của người dân ven lưu vực sông Mê Kông là năm nào lũ về nhiều thì sau đó sẽ trúng mùa, mang lại sự trù phú cho người dân vùng ĐBSCL. Theo TS Lê Anh Tuấn thì lũ ít sẽ làm hệ sinh thái bị cạn kiệt, kéo theo hàng loạt những hệ lụy cho môi trường và dân sinh cho vùng ĐBSCL.

Ảnh hưởng đầu tiên từ tình trạng "khan lũ" là ngư dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã không thể khai thác thủy sản vào mùa lũ để có tích lũy cho các tháng khác trong năm. Theo tính toán, tại An Giang, mỗi năm mùa nước nổi mang lại trên dưới 1.500 tỉ đồng thu nhập cho người dân từ các ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ, khai thác sản vật thiên nhiên; mang lại việc làm cho trên 650.000 lao động nông thôn trong tỉnh. Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhận xét: "Năm nào không có lũ coi như một bộ phận nông dân ĐBSCL gặp khó. Nước càng cao, đời sống người dân càng khấm khá, có dư. Không ít hộ dân thoát nghèo nhờ vào nước nổi...".

Nhưng mùa lũ năm nay, người dân hụt hẫng vì lũ lên muộn và thấp, cá tôm không về nhiều. Nhiều hộ dân vì thế phải đối mặt với tình cảnh khó khăn.

Không chỉ vậy, các làng nghề truyền thống vốn gắn liền với lũ ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... cũng trải qua một mùa điêu đứng. Các làng nghề làm câu, lưới lượng tiêu thụ giảm 30 - 40%; nhiều hộ dân làng nghề đóng xuồng Long Hậu (H.Lai Vung, Đồng Tháp) phải tạm chuyển nghề vì lỗ lã và ế ẩm. Theo thống kê, mực nước thấp vừa qua đã làm gián đoạn hoạt động kiếm ăn và sinh sản của hệ động vật trên sông Mê Kông, có nơi ảnh hưởng tới 70%.

Nguy cơ lũ mặn

Trước mắt, lũ không về, đất kém màu mỡ, nông dân phải tốn thêm chi phí dùng máy móc, chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... làm tăng giá thành sản xuất. Đây cũng sẽ là "cơ hội" cho các sinh vật gây bệnh trên lúa và lưu giữ dịch bệnh vào các mùa sau. Lũ thấp cũng là tác nhân "rước" nước mặn từ các cửa sông thông ra biển vào tấn công sâu trong vùng ngọt.

Theo TS Lê Anh Tuấn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ năm nay lên thấp có cả yếu tố thiên nhiên lẫn con người. Ngoài nguyên nhân thời tiết thất thường thì các nước thượng nguồn xây dựng nhiều đập chứa nước, xây dựng các công trình dẫn nước từ sông Mê Kông qua các lưu vực khác đã làm hạn chế và thất thoát lượng nước xuống hạ nguồn. Không chỉ thế, vùng hạ nguồn Mê Kông còn đứng trước nguy cơ suy giảm chất lượng nguồn nước và bị động trong thời gian điều tiết nước phục vụ sản xuất, làm cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Bên cạnh đó, hàng loạt các công trình công nghiệp mọc lên bên bờ sông gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mà vùng hạ nguồn ĐBSCL sẽ là khu vực "lãnh đủ".

Một số liệu từ Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trong vòng 60 năm qua, cứ mỗi năm bên lưu vực sông Mê Kông lại "xuất hiện" 100 công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đã gây nhiều tác động tiêu cực cho vùng hạ nguồn. Trong đó, hằng năm các đập thủy điện trên sông Mê Kông đã "chiếm dụng"

150 tỉ m3 nước, tạo nên hiện tượng "thượng điền tích thủy hạ điền khan", gây ra thiếu nước ảo cho phía hạ nguồn và đẩy vùng hạ lưu vào thế nguy hiểm. Tổ chức Bảo tồn toàn cầu phải đưa sông Mê Kông vào danh sách 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt trên thế giới.

Trong khi đó, mực nước ngọt đầu nguồn giảm tỷ lệ nghịch với nước biển xâm nhập sâu vào từ các nhánh sông trong mùa khô. Theo TS Lê Anh Tuấn, nguy cơ "lũ mặn" hoành hành trong mùa khô năm nay là rất lớn, thậm chí trở thành hiểm họa đe dọa đến diện tích lớn đất trồng lúa và nuôi thủy sản.


Theo Tiến Trình (Thanh Niên Online)

____________________________________________


Việc xây dựng các đập thủy điện ở khu vực thượng lưu, phá rừng làm mất lớp thảm phủ thực vật để giữ nước, tăng cường sử dụng nước cho nông nghiệp ảnh hưởng đến dòng chảy kiệt. Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện ở phần thượng lưu sông Mê Kông, thuộc tỉnh Vân Nam và mới đây đã hoàn thành đập nước Tiểu Loan cao 292m, cao nhất thế giới. Tính đến đầu năm 2010 này, đã có ba con đập đi vào hoạt động và hai con đập lớn khác đang thi công, dự trù hoàn tất vào năm 2012 và 2017. Tiếp đó, kế hoạch này còn bao gồm ít nhất hai đập thủy điện khác và cho đến năm 2030, một hệ thống 7 con đập "bậc thềm" có thể xuất hiện tại vùng Vân Nam.
(TS Tô Văn Trường)

____________________________________________

NBNTB
10-12-2010, 02:07 AM
Hiểm họa từ các con đập


Trao đổi với Thanh Niên, giáo sư Carl Thayer - chuyên gia Đông Nam Á học tại trường ĐH New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng những hậu quả từ những con đập do Trung Quốc xây dựng đối với các nước hạ nguồn sông Mê Kông là hết sức rõ ràng. "Hệ sinh thái của hạ lưu sông Mê Kông đang phải oằn mình gánh chịu những hệ lụy do những con đập trên mang lại. Nó ngăn chặn nguồn cung cấp phù sa cho ĐBSCL tại VN, ảnh hưởng đến sự di cư của các loài cá đẻ trứng," giáo sư Thayer nói.

Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Henry L.Stimson tại Washington (Mỹ), cũng cho rằng: "Các con đập thượng nguồn sẽ thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông, đe dọa nghiêm trọng đến vựa lúa ĐBSCL và có khả năng khiến một số cụm dân cư nơi này trở thành nơi không thể cư trú được nữa".

Nhưng chưa dừng ở đó. Khi tất cả những con đập do Trung Quốc xây dựng hoàn tất, hệ lụy của chúng còn khủng khiếp hơn thế, theo bà Aviva Imhof, Giám đốc chiến dịch của tổ chức phi chính phủ International Rivers có trụ sở tại Mỹ. "Khi các con đập thượng nguồn hoạt động hết công suất và bắt đầu trữ nước vào mùa mưa, điều này sẽ gây ra những thay đổi nghiêm trọng đối với dòng chảy ở các nước hạ lưu và nguồn cung cấp phù sa cho vùng ĐBSCL sẽ dần cạn kiệt hoàn toàn," bà Imhof nói.

"Điều tôi quan ngại là dường như giờ đây, phương kế sinh nhai của hàng triệu người ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đang lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc", GS Thayer lo lắng.

Trong khi mối lo về những con đập thượng nguồn vẫn còn đó, đang có kế hoạch xây dựng 12 con đập khác ở hạ nguồn sông Mê Kông. Trong đó, 8 con đập dự tính xây ở Lào, 2 ở Campuchia, và 2 ở biên giới Thái - Lào.

Theo ông Marc Goichot, cố vấn cấp cao về hạ tầng bền vững của Chương trình Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF): "Hạ nguồn sông

Mê Kông có thể mất từ 600.000 đến 1,4 triệu tấn cá mỗi năm vì các con đập hạ nguồn. Đó là chưa kể đến những hệ lụy khác như mất đất rừng cũng như xâm nhập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL... Kết hợp với những ảnh hưởng từ các con đập thượng nguồn mang lại, thì hậu quả đối với ĐBSCL đúng là họa chồng lên họa".

Ủy ban sông Mê Kông, bao gồm bốn nước thành viên Thái Lan, Campuchia, Lào, và VN, cũng vừa hoàn tất bản báo cáo đánh giá về những tác động môi trường của 12 con đập dự tính ở hạ nguồn, đồng thời đề xuất sự cần thiết của việc trì hoãn xây các con đập ở hạ nguồn trong khoảng thời gian ít nhất 10 năm. WWF cũng ủng hộ phương án này.

An Điền - (Thanh Niên Online)