PDA

View Full Version : Những người muôn năm cũ ...



hienchanh
09-29-2010, 03:16 AM
.

Thanh bảo kiếm của công tử Quý Trát

Công tử Quá Trát người nước Ngô, sống vào thời Xuân Thu bên Trung Quốc, có thanh kiếm báu. Trong dịp qua nước Từ, vua Từ tỏ ý thích thanh kiếm, cứ tấm tắc khen.

Vì còn phải đi qua nhiều nước du thuyết, cần có thanh kiếm hộ thân, nhưng thấy vua Từ thích quá, nên Quý Trát có ý định trong lòng rằng sau khi xong việc trở về sẽ tặng vua Từ thanh kiếm.

Nhưng khi Quý Trát trở về qua nước Từ thì hay tin vua Từ đã tạ thế. Quý Trát giữ lời tự hứa trong lòng khi trước, ra mộ vua Từ tháo thanh kiếm đeo bên mình treo lên thành mộ, lặng lẽ ra đi.


Bình luận:

Chỉ là lời tự hứa trong tâm mà người xưa cũng gìn giữ tôn trọng còn hơn thanh bảo kiếm hộ thân.

(Theo Đông Chu Liệt Quốc)


.

Be_True
09-29-2010, 03:54 AM
Câu chuyện trên còn cho chúng ta 1 bài học, phàm việc gì có thể làm vui lòng người khác thì hãy làm ngay chứ không nên chần chờ hứa hẹn , vì ngày mai không biết sẽ ra sao cho chúng ta. Giả như Ông Vua Từ còn sống & Công Tử quý Trát mất đột ngột vì lý do gì đó thì vĩnh viễn lời hứa trong lòng của ông ta đem xuống suối vàng chứ đâu có thực hiện được.

Nonregister
09-29-2010, 04:52 AM
.

Thanh bảo kiếm của công tử Quý Trát

Công tử Quá Trát người nước Ngô, sống vào thời Xuân Thu bên Trung Quốc, có thanh kiếm báu. Trong dịp qua nước Từ, vua Từ tỏ ý thích thanh kiếm, cứ tấm tắc khen.

Vì còn phải đi qua nhiều nước du thuyết, cần có thanh kiếm hộ thân, nhưng thấy vua Từ thích quá, nên Quý Trát có ý định trong lòng rằng sau khi xong việc trở về sẽ tặng vua Từ thanh kiếm.

Nhưng khi Quý Trát trở về qua nước Từ thì hay tin vua Từ đã tạ thế. Quý Trát giữ lời tự hứa trong lòng khi trước, ra mộ vua Từ tháo thanh kiếm đeo bên mình treo lên thành mộ, lặng lẽ ra đi.


Bình luận:

Chỉ là lời tự hứa trong tâm mà người xưa cũng gìn giữ tôn trọng còn hơn thanh bảo kiếm hộ thân.

(Theo Đông Chu Liệt Quốc)


.

Hay quá! Cảm ơn huynh HC bài post này! Kính huynh một ly bia chay! :cheers:

Thân mến

NR :cheers:

hienchanh
09-29-2010, 04:55 AM
Câu chuyện trên còn cho chúng ta 1 bài học, phàm việc gì có thể làm vui lòng người khác thì hãy làm ngay chứ không nên chần chờ hứa hẹn , vì ngày mai không biết sẽ ra sao cho chúng ta. Giả như Ông Vua Từ còn sống & Công Tử quý Trát mất đột ngột vì lý do gì đó thì vĩnh viễn lời hứa trong lòng của ông ta đem xuống suối vàng chứ đâu có thực hiện được.


Hoàn toàn tán thành ý kiến của bác. Bên đạo Phật, đối với những người đã thọ Bồ Tát Giới, là Tâm Giới, thì dù minh chỉ mới nghĩ trong tâm mình, đều coi như sẽ thành sự thực, bác ạ.

Rất vui gặp bác,
HC

.

hienchanh
09-29-2010, 04:59 AM
Hay quá! Cảm ơn huynh HC bài post này! Kính huynh một ly bia chay! :cheers:

Thân mến

NR :cheers:


Cảm ơn huynh NR sách tấn, xin cụng với huynh hẳn hai ly, huynh sợ say không, hì hì ...

:cheers: :cheers:

HC.

.

hienchanh
10-01-2010, 01:10 PM
.

Vua Solomon xử kiện

Truyền thuyết kể rằng vua Solomon được người đương thời ca ngợi là một người cực kỳ thông minh, thường dùng trí tuệ xử những vụ án khó giải quyết.

Bữa kia, có hai người phụ nữ giành nhau một đứa bé sơ sinh, bế đứa bé đến vua Solomon xin phân xử. Người phụ nữ thứ nhất khai:

- Tôi và người cô kia sống chung một nhà. Tôi sinh được đứa bé này. Ba ngày sau cô ta cũng sinh một đứa con trai, nhưng con trai của cô ta đến đêm thì chết. Cô ta đem tráo con, đặt đứa trẻ chết bên tôi, còn đứa trẻ sống thì ôm lấy trong lòng. Đến sáng, khi tôi muốn cho con bú thì thấy nó đã chết. Tôi nhận thấy nó không phải là con tôi.

Người phụ nữ thứ hai phủ nhận lời khai đó, ôm cứng đứa bé. Vua Solomon hạ lệnh:

- Hãy chặt đứa bé làm đôi, cho mỗi bên một nửa.

Trong khi người phụ nữ thứ nhất thản nhiên đứng nhìn, người phụ nữ thứ hai hoảng hốt kêu thất thanh:

- Xin đừng, tôi khai gian, tôi xin chịu tội. Nó là con cô kia, không phải con tôi.

Vua Solomon phán:

- Hãy trao đứa bé cho cô này, cô ấy thật lòng thương đứa bé, muốn cứu sống nó, cô ấy chính là mẹ nó.


Bình luận:
Yêu chân thật thì quên bản thân, vô ngã. Vua Solomon quả xứng đáng lời ca ngợi "cực kỳ thông minh".


.

hienchanh
10-18-2010, 12:20 AM
:cheers:


Bá Nha - Tử Kỳ:

Bá Nha và Tử Kỳ là đôi bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha làm quan, Tử Kỳ là tiều phu. Do đó, nơi bao lơn Tòa Thánh có đắp bức tranh Bá Nha - Tử Kỳ để tượng trưng TIỀU, một trong Tứ Dân Tứ Thú.

■ Bá Nha họ Du tên Thụy, người ở Sính ô nước Sở (nay là phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng). Tuy là người nước Sở, nhưng làm quan cho nước Tấn, chức Thượng ại Phu.

■ Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương, là một danh sĩ ẩn dật, báo hiếu cha mẹ tuổi già nua, làm nghề đốn củi (Tiều).

Một hôm, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua Sính ô nước Sở, vào triều kiến vua Sở, trình quốc thư và giải bày tình giao hiếu giữa hai nước, được vua Sở và quần thần thiết tiệc khoản đãi. Bá Nha nhơn dịp nầy đi thăm mộ phần tổ tiên, thăm họ hàng, xong vào từ biệt vua Sở trở về nước Tấn.

Khi thuyền trở về đến cửa sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu, trăng sáng vằng vặc, phong cảnh hữu tình, Bá Nha cho lịnh cắm thuyền dưới chân núi Mã Yên để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo chơi một vài khúc đàn, Bá Nha liền sai quân hầu lấy chiếc lư ra, đốt hương trầm xông cây dao cầm đặt trên án. Bá Nha trịnh trọng nâng đàn, so dây vặn trục, đặt hết tâm hồn đàn lên một khúc réo rắt âm thanh, quyện vào khói trầm, chưa dứt, bỗng đàn đứt dây.

Bá Nha giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế nầy ắt có người nghe lén tiếng đàn, bèn sai quân hầu lên bờ tìm xem có ai là người nghe đàn mà không lộ mặt. Quân hầu lãnh lịnh lên bờ thì bỗng có người từ trên bờ lên tiếng:

- Xin đại nhân chớ lấy làm lạ, tiểu dân là tiều phu kiếm củi về muộn, trộm nghe được khúc đàn tuyệt diệu của Ngài.

Bá Nha cười lớn bảo:

- Người tiều phu nào đó dám nói hai tiếng nghe đàn với ta, sao ngông cuồng thế?

- ại nhân nói sai quá vậy. Há chẳng nghe: Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín (Một ấp 10 nhà ắt có nhà trung tín). Nếu đại nhân khinh chỗ quê mùa không người biết nghe đàn, thì cũng không nên có người khảy lên khúc đàn tuyệt diệu.

Nghe đáp xong, Bá Nha hơi choáng váng, hối hận những lời vừa thốt ra, vội bước ra mũi thuyền, dịu giọng nói:

- Người quân tử ở trên bờ, nếu thực biết nghe đàn, biết vừa rồi ta khảy khúc gì không?

- Khúc đàn đại nhân vừa tấu đó là: ức Khổng Tử khóc Nhan Hồi, phổ vào tiếng đàn, lời rằng:

Khá tiếc Nhan Hồi yểu mạng vong,
Dạy người tư tưởng tóc như sương.
àn, bầu, ngõ hẹp vui cùng đạo,

ến cuối câu ba thì dây đàn đứt, còn lại câu bốn là:

Lưu mãi danh hiền với kỹ cương.

Bá Nha nghe xong, đúng quá, mừng rỡ sai quân hầu bắc cầu lên bờ mời người quân tử xuống thuyền đàm đạo.

Người tiều phu ung dung xuống thuyền, chấp tay vái Bá Nha. Bá Nha vội đưa tay đáp lễ, nói:

- Xin quí hữu miễn lễ cho.

Rồi bắc ghế mời ngồi, phân ngôi chủ khách.

- Quí hữu biết nghe đàn, ắt biết ai chế ra đàn?

- Mong ơn Ngài hỏi tới, kẻ tiểu dân đâu chẳng dám nói hết cái biết của mình.

Khi xưa, vua Phục Hy thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng, chim phượng hoàng liền đến đậu. Vua Phục Hy biết ngô đồng là gỗ quí, hấp thụ tinh hoa Trời ất, có thể làm đồ nhã nhạc, liền sai người đốn cây ngô đồng xuống, cắt làm ba đoạn để phân Thiên, ịa, Nhơn.

oạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ,
đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng,
duy đoạn giữa thì tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được, liền đem ra giữa dòng sông nước chảy ngâm 72 ngày đêm, rồi lấy lên phơi khô, chọn ngày tốt, thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm.

Dao cầm nầy dài 3 thước 6 tấc, án theo 360 độ chu Thiên , phía trước rộng 8 tấc án theo Bát tiết, sau rộng 4 tấc án theo Tứ Tượng, dầy 2 tấc án theo Lưỡng Nghi, đầu như Kim đồng, lưng như Ngọc Nữ, trên chạm Long Phụng, gắn phím vàng trục ngọc.

àn ấy có 12 phím tượng trưng 12 tháng, lại thêm một phím giữa tượng trưng tháng nhuận, trên mắc 5 dây, ngoài tượng Ngũ Hành, trong tượng Ngũ Âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ.

Vua Thuấn khảy Dao cầm, ca bài Nam phong, thiên hạ đại trị.

Vua Văn vương bị Trụ vương giam cầm nơi Dũ Lý, con trưởng Bá Ấp Khảo thương nhớ không nguôi, nên thêm một dây nữa gọi là dây Văn (Văn huyền), đàn nghe thêm ai oán.

Võ vương đem quân phạt Trụ, thêm vào Dao cầm một dây phấn khích gọi là dây Võ (Võ huyền).

Như thế, Dao cầm lúc đầu có 5 dây, sau thêm 2 dây Văn và Võ nữa thành 7 dây, gọi là Thất huyền cầm.

àn ấy có Sáu kỵ, Bảy không, Tám tuyệt, kể ra:

* Sáu Kỵ là: Rét lớn, nắng lớn, gió lớn, mưa lớn, sét lớn, tuyết rơi nhiều.

* Bảy Không là: Nghe tiếng bi ai và đám tang thì không đàn, lòng nhiễu loạn thì không đàn, việc bận rộn thì không đàn, thân thể không sạch thì không đàn, y quan không tề chỉnh thì không đàn, không đốt lò hương thì không đàn, không gặp tri âm thì không đàn.

* Tám Tuyệt là: Thanh cao, kỳ diệu, u uất, nhàn nhã, bi đát, hùng tráng, xa vời, dằng dặc.
àn ấy đạt đến tận thiện tận mỹ, hổ nghe không kêu, vượn nghe không hú, một thứ nhã nhạc tuyệt vời vậy.

Bá Nha nghe xong , kính phục bội phần, hỏi thêm:

- Quí hữu quả thấu triệt nhạc lý. Khi xưa, ức Khổng Tử đang khảy đàn, Nhan Hồi từ ngoài bước vào, thoảng nghe tiếng đàn u trầm, nghi là có ý tham sát, lấy làm lạ, liền hỏi ức Khổng Tử. Ngài đáp: Ta đang khảy đàn, bỗng thấy mèo bắt được chuột, liền khởi lên ý niệm tham sát mà hiện ra tơ đồng.

- Nhan Hồi đã nghe tiếng đàn mà biết lòng người khảy đàn. Nay Hạ quan khảy đàn, lòng tư lự điều gì, quí hữu có thể đoán biết chăng?

- ại nhân thử dạo một khúc xem.

Bá Nha nối lại dây đàn, tập trung tinh thần đến chốn non cao, khảy lên một khúc. Tiều phu khen rằng:

- ẹp thay vòi vọi kìa, chí tại non cao.

Bá Nha ngưng thần, ý tại lưu thủy, khảy lên một khúc nữa. Tiều phu lại khen rằng:

- ẹp thay, mông mênh kìa, chí tại lưu thủy.

Bá Nha thấy tiều phu đã thấy rõ lòng mình qua tiếng đàn, lấy làm kính phục, liền gác đàn, sai bày tiệc rượu, đối ẩm luận đàm. Hai người hỏi nhau tên họ, nguyên quán, nghề nghiệp.

Bá Nha lại sanh lòng cảm mến Tử Kỳ về sự hiếu với phụ mẫu, nên xin kết nghĩa anh em với Tử Kỳ, để không phụ cái nghĩa TRI ÂM mà suốt đời Bá Nha chưa từng gặp.

Hai người đến trước bàn hương án lạy Trời ất, rồi lạy nhau 8 lạy kết làm anh em. Tử Kỳ nhỏ hơn Bá Nha 10 tuổi nên làm em.

Hai anh em đối ẩm cùng nhau tâm sự mãi cho đến sáng mà không hay. Tử Kỳ vội đứng lên từ biệt.
Bá Nha bùi ngùi xúc động, hẹn ước Tử Kỳ, đúng ngày Trung Thu năm sau, hai anh em sẽ hội ngộ nhau tại ghềnh đá nầy. Bá Nha lấy ra hai đỉnh vàng, hai tay nâng lên nói:

- ây là chút lễ, kính dâng bá phụ và bá mẫu. Tấm tình chí thành, em đừng từ chối.

Hai người từ biệt, lòng đầy lưu luyến.

Chẳng bao lâu, thuyền về tới bến. Bá Nha vào kinh đô tâu trình Tấn Vương các việc, được Tấn vương khen tặng.

(còn tiếp)


http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/b/b1-012.htm



:cheers:

hienchanh
10-18-2010, 01:01 AM
:cheers:

Bá Nha - Tử Kỳ:

(tiếp theo)


Thời gian lặng lẽ trôi qua. . . Nhớ ngày ước hẹn với Tử Kỳ, Tử Nha tâu xin vua Tấn cho nghỉ phép về thăm quê nhà.

Bá Nha thu xếp hành trang đến núi Mã Yên kịp ngày Trung Thu ước hẹn. Kìa là núi Mã Yên mờ mờ sương lạnh, tịch mịch, không một bóng người.

Bá Nha nghĩ thầm, năm trước nhờ tiếng đàn mà gặp được tri âm, đêm nay ta phải đàn một khúc để gọi Tử Kỳ. Rồi sai đốt hương trầm, đem Dao cầm ra so dây. Bá Nha đặt hết lòng nhớ nhung của mình vào tiếng đàn réo rắt, bỗng trong tiếng đàn lại có hơi ai oán nổi lên. Bá Nha dừng tay suy nghĩ: Cung Thương có hơi ai oán thảm thê, ắt Tử Kỳ gặp nạn lớn. Sáng mai ta phải lên bờ dọ hỏi tin tức về Tử Kỳ.

êm ấy, Bá Nha hồi hộp lo âu, trằn trọc suốt đêm, chờ cho mau sáng, truyền quân hầu mang theo Dao cầm, 10 đỉnh vàng, vội vã lên bờ, tiến vào núi Mã Yên. Khi qua cửa núi, gặp ngã ba đường, chưa biết nên đi đường nào, đành ngồi chờ người trong xóm đi ra hỏi thăm. Không bao lâu, gặp một lão trượng tay chống gậy, tay xách giỏ, từ từ đi lại. Bá Nha thi lễ, hỏi:

- Xin lão trượng chỉ giùm đường đi Tập Hiền Thôn?

- Thượng quan muốn tìm nhà ai?

- Nhà của Chung Tử Kỳ.

Vừa nghe 3 tiếng Chung Tử Kỳ, lão trượng nhòa lệ, nói:

- Chung Tử Kỳ là con của lão. Ngày Trung thu năm ngoái, nó đi đốn củi về muộn, gặp quan ại Phu là Du Bá Nha kết bạn tri âm. Khi chia tay, Bá Nha tặng hai đỉnh vàng, nó dùng tiền nầy mua sách học thêm, ngày đi đốn củi, tối về học sách, mãi như vậy, sức khỏe hao mòn, sanh bệnh rồi mất.

Bá Nha nghe vậy thì khóc nức nở, thương cảm vô cùng. Lão trượng ngạc nhiên hỏi quân hầu thì biết thượng quan đây chính là Du Bá Nha, bạn tri âm của Chung Tử Kỳ. Chung lão biết vậy lại càng bi thảm hơn nữa nói:

- Mong ơn thượng quan không chê con lão hàn tiện. Lúc mất, nó dặn rằng: Con lúc sống không vẹn niềm hiếu dưỡng, lúc chết không vẹn nghĩa tri giao, xin cha chôn con nơi cửa núi Mã Yên để thực hiện lời ước hẹn với quan ại Phu Bá Nha.

Lão phu y lời con trối lại. Con đường mà thượng quan vừa đi qua, bên phải có một nấm mộ mới, đó là mộ của Tử Kỳ. Hôm nay là đúng 100 ngày, lão mang vàng hương ra cúng mộ.

- Việc đời biến đổi, may rủi không lường. Xin Lão bá đưa đến mộ Tử Kỳ, bốn lạy cho vẹn tình tri kỷ.

Khi đến phần mộ, Bá Nha sửa lại áo mũ, sụp lạy khóc rằng:

- Hiền đệ ơi, lúc sống thông minh anh tuấn tuyệt vời, nay chết, khí thiêng còn phảng phất, xin chứng giám cho ngu huynh một lạy ngàn thu vĩnh biệt.

Lạy xong, Bá Nha phục bên mồ, khóc nức nở. Sau đó, Bá Nha gọi mang Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách nghiêm trang, so dây tấu lên một khúc nhạc thiên thu, tiễn người tri âm tài hoa yểu mạng.

Bỗng thấy gió rừng thổi mạnh, mây đen kéo lại, u ám bầu trời, hồi lâu mới tan. Có lẽ đó là anh hồn của Tử Kỳ hiển linh chứng giám. Tấu khúc nhạc xong, Bá Nha phổ lời ai oán, thay lời ai điếu, vĩnh biệt bạn tri âm, rồi đến vái cây Dao cầm một vái, tay nâng đàn lên cao, đập mạnh vào phiến đá trước mộ Tử Kỳ, đàn vỡ tan nát, trục ngọc phím vàng rơi lả tả.

Chung lão không kịp ngăn, sợ hãi nói rằng:

- Sao đại quan hủy cây đàn quí giá nầy?

Bá Nha liền ngâm 4 câu thơ thay câu trả lời:

Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
àn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió Xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!


- Nguyên do là vậy. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật cao siêu. Nhân đây, xin mời thượng quan đến nhà lão để lão cảm tạ tấm lòng tốt đẹp của thuợng quan đối với con lão.

- Cháu quá bi thương, không dám theo bá phụ về quí phủ e gợi thêm nỗi đau lòng. Nay nghĩa đệ vắn số mất rồi, cháu kính dâng lên bá phụ và bá mẫu 10 đỉnh vàng, một nửa dùng mua mấy mẫu ruộng làm Xuân Thu tế tự cho Tử Kỳ, một nửa xin để phụng dưỡng bá phụ và bá mẫu trong tuổi già. Chừng cháu trở về triều, dâng biểu lên vua xin cáo quan, cháu xin đến rước bá phụ, bá mẫu đến an hưởng tuổi già.

Nói xong, Bá Nha lấy vàng dâng lên, rồi khóc lạy mộ Tử Kỳ một lần nữa, mới trở về thuyền.

Chung lão cảm động không cùng, nghẹn ngào đứng lặng nhìn theo bóng Bá Nha cho đến khi khuất bóng.


http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/b/b1-012.htm


:cheers:

khieman
02-13-2015, 02:53 AM
.


Cái DŨNG của người viết Sử



Vào thời Xuân Thu, sau khi tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua Tề là Trang Công để thâu tóm quyền lực, bèn gọi quan Thái sử Bá đến ra lệnh:

- “Ông phải viết rằng Tiên Vương chết vì bị bệnh nặng.

Thái sử Bá nói:

– Lịch sử không thể ghi chép hồ đồ. Viết theo sự thật là bổn phận của Thái sử.

Thôi Trữ không ngờ Thái sử Bá dám chống lệnh, nổi giận:

– Ông định viết thế nào?

Thái sử Bá đáp:

– Tôi viết xong rồi, ông sẽ biết ngay thôi.

Thôi Trữ cầm lên đọc thấy rõ:

– Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân (nghĩa là vào tháng 5 mùa hạ, Thôi Trữ giết vua).

Thôi Trữ nói:

– Ông phải viết khác đi, nếu không ta giết ông.

Thái sử Bá lắc đầu:

– Giết thì giết, tôi không thể viết khác.

Thôi Trữ liền chém đầu Thái sử Bá.

Thái sử Trọng là em trai Thái sử Bá, nghe tin anh bị giết liền đến thay chức vụ của anh. Thôi Trữ kinh ngạc vì thấy Trọng vẫn viết đúng như anh trai mình, liền rít lên:

– Ông không biết Thái sử Bá đã bị chém hay sao?

Trọng đáp:

– Thái sử chỉ sợ viết không trung thực chứ không sợ chết.

Thôi Trữ lại chém Thái sử Trọng.

Thái sử Thúc, em trai Thái sử Bá và Thái sử Trọng được vào thay. Ông cũng chép đúng như hai anh của mình và lại bị chém. Thái sử Quý, em út của ba Thái sử trên vào thay, vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”. Viết xong ông nói với Thôi Trữ:

– Ông càng giết người thì càng chứng tỏ sự tàn bạo. Nếu tôi không viết thì người khác sẽ viết và thiên hạ cũng biết. Ông có thể giết chết Thái sử nhưng không thể giết chết được sự thật.

Thôi Trữ nghe xong lắc đầu, thở dài, không dám giết tiếp.

Được Thôi Trữ tha mạng, Thái sử Quý cầm cái thẻ trên viết việc Thôi Trữ giết vua đi ra, sắp đến cửa sử quán, lại gặp Nam Sử Thị. Thái sử Quý hỏi đi đâu, Nam Sử Thị nói:

– Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa Hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép .

Quý đưa cái thẻ của mình đã chép cho Nam Sử Thị xem . Nam Sử Thị mới cáo từ mà về .

Lời bàn của người post bài:

Ngày nay nếu có thể bịa đặt, xuyên tạc sự thật để làm vừa lòng bề trên hoặc chụp mũ, vu cáo cho hấp dẫn để lôi cuốn độc giả ngu dốt trên báo lá cải kiếm chút lợi thì cũng chẳng thiếu gì người sẵn sàng bán lương tâm.

Ôi, “Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?” (Thơ Vũ Đình Liên)

(Theo Sử Ký Tư Mã Thiên)