PDA

View Full Version : Tiểu Sử Ca Sĩ HOÀNG OANH



tini
03-09-2014, 04:57 AM
Tiểu Sử Ca Sĩ HOÀNG OANH


http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1394341007_29_1.jpg (http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1394341007_29_1.jpg)

Hoàng Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi sinh ở Mỹ Tho nhưng trưởng thành ở Sài Gòn trong một gia đình có sáu chị em. Gia đình tuy có sự giáo dục nề nếp nghiêm khắc, nhưng cũng tạo điều kiện cho bà phát triển tài ca ngâm. Lên năm tuổi bà học hát với thân phụ cũng là một nghệ sĩ. Bà được thân phụ cho lên sân khấu lần đầu tiên tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc "Hương lúa miền Nam" và "Có một đàn chim". Bà có khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, điều đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của bà suốt sự nghiệp và được đánh giá là "đủ tài ca ngâm"

Bà xuất hiện trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền hình thời bấy giờ: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy...

http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/29_2.jpg

Về khía cạnh băng đĩa, Hoàng Oanh được đánh giá là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất thời bấy giờ. Suốt sự nghiệp của mình bà đã thâu khoảng hơn hai trăm dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental v.v…

Một đặc điểm nữa có thể thấy ở Hoàng Oanh là bà không xuất hiện ở các vũ trường, phòng trà. Khi được hỏi, bà giải thích: "Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi."

http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/29_3.jpg

Rời Sài Gòn ngày 28/04/1975, ban đầu Hoàng Oanh định cư ở tiểu bang New Jersey ở một thành phố gần New York và sau chuyển về hoạt động tại tiểu bang California. Bà mở trung tâm âm nhạc và tự vạch cho mình một lối đi: "Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại."

Bà xuất hiện thường xuyên nhất tại hải ngoại trong loạt chương trình "Paris by Night" của trung tâm Thúy Nga và được nhiều yêu mến từ khán giả với các bài hát Huế cũng như các dòng nhạc quê hương luôn đi kèm với giọng ngâm thơ ngọt ngào của bà.

Các lần xuất hiện gần đây của bà là: "Sao chưa thấy hồi âm" (Paris By Night 78), "Một người đi" (Paris By Night95), "Chiều tàn" (Paris By Night 88), "Thương về xứ Huế" (Minh Kỳ) (Paris By Night 91)...

http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/29_4.jpg

Hoàng Oanh được đánh giá là một giọng hát đa diện, có khả năng trình bày tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những bài tình tứ quê hương, từ những câu hò mái đẩy miền Trung đến bài vọng cổ miền Nam hay câu "sa mạc", hát ví của miền Bắc.

Về sự nghiệp bà có một cuộc đời nghệ sĩ không sóng gió. Hoàng Oanh đi hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả. Bà có nhiều tác phẩm thành công, tiêu biểu là: "Mưa trên phố Huế", "Trộm nhìn nhau", "Anh đi chiến dịch", "Sao chưa thấy hồi âm", "Chiều tàn", "Chuyến đò vĩ tuyến" hay "Hai vì sao lạc".

http://www.yeunhacvang.com/images/article/2013/7/12-7-2013/29_5.jpg

Hiện nay , Hoàng Oanh vẫn xuất hiện thường xuyên trong các chương trình Paris by Night cũng như các hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại. Tiếng hát của bà được xem là vượt thời gian và vẫn sống trong lòng nhiều thính giả và được đánh gà là 10 nữ ca sĩ ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam thời bấy giờ.