View Full Version : Tỉnh Tâm Tu Phật (Gồm Tụ Những Bài Viết và Đóng Góp của Huynh KKT và Thân Hữu)
Nonregister
10-11-2010, 03:30 PM
:innocent: TỈNH TÂM TU PHẬT :innocent:
1. Thế sự vô thường, nên sớm tỉnh!
Danh chẳng màng, lợi cũng chẳng ham,
Vinh hoa như bọt nước bổng trầm,
Phú quí ví vầng mây tan hiệp.
5. Sang cho mấy vẫn trong một kiếp,
Giàu đến đâu cũng chỉ nhất thời,
Nghiệp phàm phu sanh tử luân hồi,
Thân tứ đại chứa đầy uế trược.
9. Phần bịnh hoạn, già nua, thúc phược,
Nào ăn, ở, mặc, lại xã giao,
Nào ác duyên, nghịch cảnh lao đao,
Ái ly, oán hội, cầu bất đắc.
13. Đa mang năm uẩn hằng sâu sắc,
Các oan gia, trái chủ triền miên,
Còn thiên tai, ách nạn vô biên,
Tam giới bất an như nhà hỏa.
17. Nước mắt chúng sanh tràn biển cả,
Thọ trần duyên tất phải trần ai,
Sống ngày nay chưa biết ngày mai,
Đành luống những ưu tư phiền não.
21. Đã tạo nghiệp đương nhiên thọ báo,
Kiếp ta bà khó được bền lâu,
Mới mày xanh, kế chịu bạc đầu,
Rồi gặp phải nấm mồ ác nghiệt.
25. Cuộc đời có sanh thì có diệt,
Há dễ cầu trường cửu vinh quang,
Như phù dung sớm nở chiều tàn,
Sự còn mất, vô phương ức đạc.
29. Dầu có tài uyên thâm hoạt bát,
Dầu có chiếm địa vị đế vương,
Tất cả sĩ nông với công thương,
Gặp tử thần, thảy đều thúc thủ.
33. Mùi tục lụy, thế nhân nếm đủ,
Miếng đỉnh chung hàm súc chua cay,
Thấm thoát ba vạn sáu ngàn ngày,
Trải qua in như tuồng ảo mộng.
37. Vật chất xa hoa là hư vọng,
Pháp hữu vi thành trụ hoại không,
Muôn việc đời nương ít tấc hơi,
Hơi vừa dứt việc đời cũng dứt.
41. Nào sự nghiệp, oai quyền, thế lực.
Nào gia cư, tài sản, ruộng vườn.
Nhắm mắt rồi, nắm lấy tay không,
Thế mới rõ: đời là biển khổ!
45. Nguyên nhân vì vô minh cám dỗ,
Sai khiến người tham dục tối tăm,
Tạo hành vi mê muội sai lầm,
Khởi "huân" rồi "tập" lần tới "nhiễm".
49. Tứ Đế huyền vi cần thật nghiệm,
Nhân tập trừ, quả khổ tiêu tan,
Khổ tiêu tan, thể hiện Niết Bàn,
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh an nhiên hưởng.
53. Trước khi vào Niết Bàn vô thượng,
Có đạo Bát Chánh giúp tư lương,
Như: Thấy biết, suy nghĩ, nói năng,
Nghiệp, sanh hoạt, chuyên cần, tưởng niệm.
57. Thêm thiền định: tám môn mầu nhiệm,
Trừ vọng tà, mê tín, dị đoan,
Hướng dẫn người chân chánh hoàn toàn,
Diệt tham sân si, nghi mạn chấp.
61. Ở đời có trí ngu, cao thấp,
Cơ tuần hoàn cảm ứng phân minh,
Lành hoặc dữ thọ báo công bình,
Phước hay tội do tâm tạo tác.
65. Làm người biết đề cao cảnh giác,
Tuân hành luật nhân quả thiên nhiên,
Bảo toàn nền đạo đức chân truyền,
Chỉ sợ nhân, chớ không sợ quả.
69. Trường đời vốn là nơi vay trả,
Vay rồi trả, trả đủ lại vay,
Mảng tranh đua danh lợi sắc tài,
Lẩn quẩn ở trong vòng tội lỗi.
73. Nên tu tỉnh, hồi quang sám hối,
Dùng Bát Nhã quán sát bên trong,
Đem ánh sáng soi xét cõi lòng,
Tùng Giác Đạo toàn Chân Thiện Mỹ.
77. Giác Đạo gốc ngụ nơi Chân Lý,
Chân Lý phát huy ở Tự Tâm,
Tỏ Tâm thì ngộ Lý thâm trầm,
Đạt Diệu Pháp, thành công đắc quả.
81. Ai có sẵn căn duyên cao cả,
Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi,
Phát thiện nguyện thọ phép Qui Y,
Lòng kính cẩn hướng về Tam Bảo.
85. Cầu Bồ Đề an vui vĩnh cửu,
Ngưỡng nhờ Phật, Pháp, Thanh Tịnh Tăng,
Đủ vô lượng phương tiện, khả năng,
Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.
89. Tu thuần túy Đan Tâm chân thật,
Tu dõng mãnh cải tiến hành vi,
Tu giới luật thanh tịnh nghiêm trì,
Tu hiếu thảo, khiêm cung, trung trực.
93. Tu hết lòng thủy chung như nhất,
Tu oai nghi tế hạnh đoan trang,
Tu công phu nhật tụng vẹn toàn,
Tu chuyển Bát Thức ra Tứ Trí.
97. Tu đại đồng vị tha Bố Thí,
Tu liêm khiết giúp ích nhân sanh,
Tu chí thành y giáo phụng hành,
Tu Đức Độ quang minh chánh đại.
101. Tu Giải Thoát siêu nhiên tự tại,
Tu cả phước lẫn huệ cao xa,
Tu Tự Giác kiêm nhiệm Giác Tha,
Nguồn Chân Như vuông tròn Giác Hạnh.
105. Nhất nguyện tu Minh Tâm Kiến Tánh,
Tọa kim liên, thường trụ Trọn lành,
Phổ nguyện pháp giới chúng sanh,
108. Tỉnh Tâm tu Phật, viên thành Như Lai.
Hạ Nhâm Ngọ (1942)
Chơn Đức Thiền Viện
Hòa Thượng Thiền Sư
Thích Từ Quang
KKT.
:innocent: BE A LIGHT UNTO THYSELF :innocent:
Nonregister
10-11-2010, 03:32 PM
:innocent: Chữ Ngã trong Phật Giáo có các nghĩa gì ? :innocent:
Chào bạn hoangle56,
Xin hỏi từ "Ngã" trong phật giáo có các nghĩa gì
Cám ơn nhiều!
Có hai nghĩa chính về NGÃ:
1. Cái NGÃ siêu hình (the metaphysical Self): gọi là siêu hình là vì không kiểm nghiệm được, cho nên những gì đã được luận bàn về cái NGÃ này thường chỉ là những speculation.
Cái NGÃ này được định nghĩa là một thực thể bất biến, thường còn, vĩnh cửu (an unchanging, permanent, eternal entity).
Thời Phật Thích Ca còn tại thế, có hai giả thuyết chính về cái Ngã này, một là Atman của Bà La Môn Giáo (Brahmanism) và một là Jiva của Kỳ Na Giáo (Jainism).
Theo Bà La Môn Giáo thì ẩn tàng bên dưới của tất cả sự sự vật vật có một Nguyên Lý Tuyệt Đối Chung (Absolute Principle) gọi là Brahman (Đại Ngã). Brahman có thể được hiểu trong nghĩa Thượng Đế, nhưng là một Thượng Đế Không Nhân Cách Hóa (Impersonal God) chứ không phải như Thượng Đế của Ki Tô Giáo là một Thượng Đế Tạo Hóa được Nhân Cách Hóa (Personified Creator-God). Như vậy thì, theo Bà La Môn Giáo, trong mỗi con người chúng ta cũng phải có nguyên lý này, được gọi là Atman (Tiểu Ngã, Self). Và như vậy thì sự Giải Thoát theo Bà La Môn Giáo là sự << trở về >> hay << hợp nhất >> của Atman trong ta với Brahman chung. Đó là công thức Atman = Brahman (tức là Bất Nhị / Advaita / Not-Two / Non-Duality / Không Hai).
Theo Kỳ Na Giáo thì bên trong mỗi sinh vật hữu tình (Trời, người hay thú) hay vật vô tình (cây cỏ, gỗ đá) có một Nguyên Lý Sống (Life Principle) gọi là Jiva. Jiva là một nguyên lý tinh thần bị giam hãm trong phần vật chất. Thí dụ như trong con người thì Jiva là phần tinh thần bị giam hãm trong phần vật chất là thân thể (body) của chúng ta đây. Giải Thoát là khi Jiva thoát khỏi được sự giam hãm của phần vật chất và hưởng sự tự do tuyệt đối vĩnh cửu.
Jiva khác với Atman ở điểm là: mỗi người có một Atman, nhưng tất cả các Atman này đều << đồng nhất >> với một Brahman, nên có thể coi tất cả các Atman đều là MỘT, còn trong trường hợp của Jiva thì mỗi người có một Jiva << riêng rẽ >> và khi giải thoát thì mỗi Jiva đều enjoy một cái tự do riêng, không phải là << trở về >> hay << hợp nhất >> với Brahman (tức Thượng Đế ) như trường hợp Atman.
Những tôn giáo xuất hiện về sau này như Ki Tô Giáo và Hồi Giáo có nói về một cái Linh Hồn bất tử (Immortal Soul) thì cái Linh Hồn này cũng là một định nghĩa khác của cái NGÃ siêu hình nói ở bên trên.
2. Cái NGÃ thể nghiệm (the empirical Self): gọi là thể nghiệm là vì mỗi người chúng ta đều kinh nghiệm được cái NGÃ này. Đó là cái cảm giác TA, TÔI, của TA, của TÔI (the feeling of I, me, mine, myself). Cái cảm giác TA, TÔI này luôn luôn bàng bạc trong ta. Nó có thể rất mờ nhạt những khi không có chuyện gì xảy ra với ta, nhưng nó cũng rất rõ ràng thí dụ như những khi ta nổi giận vì bị sỉ nhục, vui mừng vì được khen ngợi, sợ hãi khi thân thể hay quyền lợi, tài sản của ta bị đe dọa, nó cũng hẫy hừng những lúc ta có dục vọng muốn chiếm đoạt hay tranh đua với người khác. Nói tóm tắt là lúc nào trong ta cũng bàng bạc cái cảm giác TA, TÔI này.
Không có ai định nghĩa cái NGÃ này rõ ràng hơn Descartes với câu nổi tiếng sau:
COGITO ERGO SUM
Je pense, donc je suis.
I think, therefore I am.
Tôi suy nghĩ, tức là tôi hiện hữu.
Tức là ngay khi ta suy nghĩ thì liền đó đã có một cái << identification >> với một cái chủ thể vô hình là TA, TÔI!
Theo PG thì PG PHỦ ĐỊNH CẢ HAI CÁI NGÃ TRÊN!
Đây chính là lý thuyết VÔ NGÃ, một lý thuyết nền tảng và cũng rất đặc biệt riêng của PG.
Cái NGÃ số 1 thì PG bảo rằng nó không hề có, chỉ là một cái speculation. Cho nên ta không cần để ý gì tới nó làm gì cho mất công, vì nó không hề có.
Cái NGÃ số 2 chính là cái Ngã mà PG << tấn công >>. PG bảo rằng cái cảm giác TA, TÔI đó chính là cái mê lầm căn bản của chúng sinh. Chính cái TA, TÔI đó là gốc của mọi hành vi ích kỷ, selfish, self-centered, khiến cho có sự phân biệt, chia rẽ người với người. Từ đó mới có tranh chấp, xung đột, chiến tranh.
Cái TA, TÔI đó chính là nguồn gốc của KHỔ: tự làm khổ mình và làm khổ mọi người khác. Tu theo PG là tu để thoát KHỔ và cứu cánh sự tu tập theo PG chính là để phá cái NGÃ này, được gọi là phá NGÃ CHẤP tức là phá cái mê lầm căn bản vậy.
Thân mến, KKT.
:innocent: BE A LIGHT UNTO THYSELF :innocent:
Nonregister
10-11-2010, 03:32 PM
:innocent: CÁI TUYỆT ĐỐI (THE ABSOLUTE) TRONG PHẬT GIÁO :innocent:
(hay: Phật Giáo quan niệm thế nào về Thượng Đế ?)
11-08-2004, 02:05 PM
Brahman có thể được hiểu trong nghĩa Thượng Đế, nhưng là một Thượng Đế Không Nhân Cách Hóa (Impersonal God) chứ không phải như Thượng Đế của Ki Tô Giáo là một Thượng Đế Tạo Hóa được Nhân Cách Hóa (Personified Creator-God).
Bài rất hay. Cám ơn bạn KKT. Tuy nhiên xin bạn khai triển rõ hơn về Thượng Đế Không Nhân Cách Hóa (Impersonal God) và Nhân Cách Hóa (Personified Creator-God).
KKT: Có một cái message cũ KKT post bên [vn-buddhism] về vấn đề này, nay xin gửi lại lên đây . Bài được viết dưới dạng hỏi đáp .
Hỏi: Trong PG có Thượng Đế không?
Đáp: CÓ và KHÔNG.
Có hai khái niệm chính về Thượng Đế:
1. Thượng Đế được nhân cách hóa và là đấng Tạo Hóa tạo ra muôn loài,
muôn vật.(Personal or Personified Creator-God)
Đây là Thượng Đế của Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo và họ chủ trương rằng
chỉ có << MỘT >> TĐ độc nhất và cũng là nguyên nhân đầu tiên.
Thượng Đế theo nghĩa này thì PG nói rằng << KHÔNG >> có,
vì theo PG thì KHÔNG CÓ NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN và
không có một vị Thần nào TẠO LẬP RA VŨ TRỤ CẢ.
PG có nói đến Chư Thiên (Gods) ở trong Tam Giới (Dục, Sắc, Vô Sắc)
nhưng những vị này cũng chỉ là các chúng sinh cũng phải chết
(mặc dầu tuổi thọ của họ rất cao) và họ cũng không << tạo >> ra
được cái gì cả (mặc dầu họ cũng có thần thông)
2. Thượng Đế như là một Nguyên Lý Tuyệt Đối (Absolute or Ultimate
Principle)
Thượng Đế theo nghĩa này thì trong PG << CÓ >>.
PG cũng không khác gì các tôn giáo khác cũng đi tìm cái Tuyệt Đối
là cái ước vọng muôn thuở của con người .
H: Tại sao con người lại có nhu cầu này ?
Đ: Vì lẽ tất cả mọi sự vật trong đời này đều << tương đối >>,
không bền vững, cho nên mới có ước vọng đi tìm cái Tuyệt Đối .
Như vậy Tuyệt Đối mang ý nghĩa đối lập của Tương Đối (relative).
Nghĩa chính của Tương Đối là << tùy thuộc vật khác >> (dependent).
Như vậy thì Tuyệt Đối phải mang nghĩa đối lập với nghĩa trên: tức là
mang nghĩa độc lập (independent) và tự hiện hữu (self-existing).
Từ hai nghĩa chính này ta có thể suy ra thêm nhiều nghĩa khác như:
Bất sinh (unborn) Bất diệt (unending).
Vĩnh cửu (eternal)
Thường hằng (permanent)
Không tùy thuộc nhân duyên (unconditioned)
Không được tạo ra (uncreated)
và nhiều nghĩa khác nữa .
H: Hai chữ Tuyệt Đối và Tương Đối trong PG là gì?
Đ: Tuyệt Đối = Asamskrita (chữ Sanskrit) hay Asankhata (chữ Pali).
Tương Đối = Samskrita/Sankhata .
Hai chữ này người Tàu khi dịch kinh Phật ra Hán văn, họ mượn thuật
ngữ của Đạo Lão mà dịch thành (pháp) VÔ VI và (pháp) HỮU VI .
Cho nên khi đọc Kinh Phật thấy chữ Vô Vi thì đừng hiểu theo nghĩa
Vô Vi của đạo Lão (tức là Non-action) mà phải hiểu theo nghĩa
<< Tuyệt Đối >> bên trên.
H: Cái gì trong PG là Tuyệt Đối ?
Đ: Chính là NIẾT BÀN đó !
Như đã nói nhiều lần, lời dạy nguyên thủy của Phật TC rất đơn giản
và có thể tóm gọn trong ba bài thuyết pháp đầu tiên của Phật mà
bài đầu là Tứ Diệu Đế thì đế thứ 3 là Diệt Đế chính là Niết Bàn đó.
Tức là cảnh giới Giải Thoát.
Trong Udana 8, Phật nói về Niết Bàn như sau:
There is, monks,
an UNBORN, UNORIGINATED, UNCREATED, UNFORMED.
If, monks, there were no unborn, unoriginated, uncreated, unformed,
there would likewise be no escape from the born, originated, created, formed.
But as, monks, there is this unborn, unoriginated, uncreated, unformed,
therefore escape from the born, originated, created, formed, is possible.
Sau này các tông phái PG << phăng >> ra thêm nhiều cái Tuyệt Đối
khác, tuy nhiên Niết Bàn vẫn là cái tuyệt đối mà mọi tông phái đều
cùng đồng ý.
Thí dụ như phái Theravada chỉ công nhận có << một >> tuyệt đối là
Niết Bàn mà thôi .
Phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu Bộ ) cũng thuộc Tiểu Thừa như
Theravada thì nói rằng có 3 tuyệt đối .
Người ta đếm thấy số cái Tuyệt Đối mà các tông phái PG chủ trương
(Đại Thừa và Tiểu Thừa) thay đổi từ 1 đến 9 !
H: Sao mà nhiều dữ vậy !
Bạn có thể kể ra một vài cái Tuyệt Đối được không?
Đ: Ngoài Niết Bàn là cái Tuyệt Đối mà tất cả các tông phái đều cùng
công nhận, một vài tuyệt đối khác như:
_Không gian (empty space)
_Thập Nhị Nhân Duyên, (tức cái << lý >> TNND vì luôn luôn đúng
và luôn vận hành nên là tuyệt đối, chứ không phải 12 mắt xích
của TNND là tuyệt đối )
_Con đường giải thoát của Tứ Diệu Đế,
_Tứ Định của Vô Sắc giới, (Không Vô Biên Xứ Định,
Thức Vô Biên Xứ Định, Vô Sở Hữu Xứ Định, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định)
_Diệt Thọ Tưởng Định
_Chân Như (Tathata/Suchness/Thusness)
_Pháp Thân (Dharmakaya)
_Phật Tánh, Như Lai Tạng, etc.
H: Như vậy thì PG lại là tôn giáo có nhiều cái tuyệt đối nhất sao ?
Tuy nhiên tôi << mờ mờ mịt mịt >> về cái vụ << nhiều >> tuyệt đối
này quá, bạn có thể giải thích ?
Đ: Tuy có nhiều tuyệt đối như vậy, nhưng thật ra chỉ là tên gọi khác
nhau mà thôi, còn nói cho đúng thì chỉ có << một >> tuyệt đối và
điều này có thể tạm hiểu theo cách chứng minh toán học như sau
(a pseudo-mathematical demonstration):
<< Giả sử >> có hai tuyệt đối A và B.
Vì A và B khác nhau nên ta có thể << so sánh >> A và B.
Khi so sánh thì chỉ có 2 trường hợp:
A < B hay B < A
Tuy nhiên vì A và B đều là << tuyệt đối >>, tức là đều là
<< lớn nhất >>, nên không thể nào có chuyện:
A < B (A nhỏ hơn B) hay B < A (B nhỏ hơn A)
Có nghĩa là chỉ có thể A = B.
Nói cách khác chỉ có << một >> tuyệt đối mà thôi .
Điều này cũng thấy ngay trong một Kinh Phật là Kinh Đại Bát Niết Bàn
của Đại Thừa là kinh xiển dương giáo lý về Phật Tánh, sau khi định
nghĩa Niết Bàn có 4 đặc tính là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, và rằng
Phật Tánh cũng có 4 đặc tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh thì Kinh kết luận:
Phật Tánh = Niết Bàn .
H: Bạn có kết luận gì ?
Đ: Chỉ có << một >> tuyệt đối mà thôi, và như vậy thì các tôn giáo
đều đồng quy ở cái điểm cao nhất của mỗi tôn giáo .
Cho nên tự hào rằng PG là << cao >> hơn các tôn giáo khác thì KKT
không nghĩ như vậy .
Sở dĩ các tôn giáo thấy dường như là khác nhau là vì: ví như các
con đường mòn dẫn từ chân núi lên đỉnh núi, khi còn ở chân núi thì
ta thấy các con đường khác nhau, nhưng càng lên gần đến đỉnh núi
mới thấy chúng hội tụ vào một điểm!
Nếu muốn nói đến << cao thấp >> giữa các tôn giáo thì có thể tạm
so sánh xem cách tu nào nhanh nhất, dẫn đến đỉnh núi lẹ nhất và
dễ dàng nhất thì có thể tạm coi là << cao >> nhất
(có nhiều tôn giáo dẫn người ta đi lòng vòng đó )
Còn mô hình của cái tuyệt đối thì KKT thấy như sau:
1. Có một cái tuyệt đối là bản thể của mọi sự vật.
PG có chữ rất hay để chỉ cái tuyệt đối này là chữ CHÂN NHƯ
(Suchness, Thusness).
Nếu muốn dùng những chữ << thời thượng >> cho hợp với
khoa học thời nay thì có những chữ này cũng rất hay là
THE GROUND OF BEING, THE SOURCE OF ALL ENERGY, THE SUPER-INTELLIGENCE .
2. Cái tuyệt đối này cũng có ở trong mỗi chúng ta, PG gọi là PHẬT TÁNH .
3. Mô hình chính là:
PHẬT TÁNH = CHÂN NHƯ (hay NIẾT BÀN)
Mô hình này trong Ấn Giáo là:
Atman (Tiểu Ngã) = Brahman (Đại Ngã)
Mô hình này nói lên điều gì ???
Đó là: nếu muốn tìm cái tuyệt đối thì không cần phải
<< quay ra bên ngoài >> tìm kiếm, mà chỉ cần dòm vào
<< BÊN TRONG MÌNH >> nhận ra Phật Tánh là xong ngay .
Nhìn vào bên trong chính là nghĩa QUÁN TÂM hay SELF-KNOWLEDGE vậy!
Nonregister
10-11-2010, 03:35 PM
Chesster: - H: Như vậy thì PG lại là tôn giáo có nhiều cái tuyệt đối nhất sao ?
Tuy nhiên tôi << mờ mờ mịt mịt >> về cái vụ << nhiều >> tuyệt đối
này quá, bạn có thể giải thích ?
Đ: Tuy có nhiều tuyệt đối như vậy, nhưng thật ra chỉ là tên gọi khác
nhau mà thôi, còn nói cho đúng thì chỉ có << một >> tuyệt đối và
điều này có thể tạm hiểu theo cách chứng minh toán học như sau
(a pseudo-mathematical demonstration):]
Không phải bất cứ cái gì củng có thể so sánh được đâu . Có những cái không thể so sánh một cách đơn giản như vậy được . (nói trên phương diện toán học đó).
Cho nên cái "demonstration" này không có sức thuyết phục lắm .
Nonregister
10-11-2010, 03:37 PM
Chesrter: Cái TA, TÔI đó chính là nguồn gốc của KHỔ: tự làm khổ mình và làm khổ mọi người khác. Tu theo PG là tu để thoát KHỔ và cứu cánh sự tu tập theo PG chính là để phá cái NGÃ này, được gọi là phá NGÃ CHẤP tức là phá cái mê lầm căn bản vậy.]
Đây là một tiên đề của PG mà nó hết sức chủ quan . "Tôi là nguồn gốc của cái khổ" là nhìn một cách bi quan vào cuộc sống . Có nghĩa là, làm người tức là khổ . Cái triết lý na`y không thể nào là sự thật tuyệt đối được .
Nonregister
10-11-2010, 03:37 PM
KKT: Chào bạn chesster,
[Cái TA, TÔI đó chính là nguồn gốc của KHỔ: tự làm khổ mình và làm khổ mọi người khác. Tu theo PG là tu để thoát KHỔ và cứu cánh sự tu tập theo PG chính là để phá cái NGÃ này, được gọi là phá NGÃ CHẤP tức là phá cái mê lầm căn bản vậy.]
chesster: Đây là một tiên đề của PG mà nó hết sức chủ quan . "Tôi là nguồn gốc của cái khổ" là nhìn một cách bi quan vào cuộc sống . Có nghĩa là, làm người tức là khổ . Cái triết lý na`y không thể nào là sự thật tuyệt đối được .
KKT: Đạo Phật không dễ đâu bạn chesster . Phải là người yêu thích sự tìm kiếm CHÂN LÝ tức là các SỰ THẬT thì mới ham thích đạo Phật được . Là vì đạo Phật chỉ ra cho thấy những SỰ THẬT và hơn thế nữa đạo Phật còn cho những phương tiện để CHỨNG NGỘ được những SỰ THẬT đó .
Và đã gọi là SỰ THẬT thì không hẳn là nó phải đúng như ý mình muốn . Thí dụ như chúng ta sống ở đời ai chẳng muốn sự sung sướng và nghĩ rằng SỰ THẬT của đời sống phải là sự sung sướng chứ, giống như bạn chesster nghĩ ở bên trên .
Tuy nhiên SỰ THẬT của đời sống không phải như vậy . SỰ THẬT của đời sống là ĐỜI LÀ BỂ KHỔ . Dù mình không thích như vậy nhưng SỰ THẬT vẫn là ĐỜI LÀ BỂ KHỔ! Sinh, Lão, Bệnh, Tử là KHỔ rõ ràng! Muốn phủ nhận cũng không được, vì Sinh, Lão, Bệnh, Tử là UNAVOIDABLE REALITY! Phật Thích Ca lúc còn là thái tử Tất Đạt Đa một hôm đi chơi 4 cửa thành thì thấy ba cảnh là một người già, một người bệnh, và một người chết . Ba cảnh này là ấn tượng đầu tiên khiến Tất Đạt Đa ý thức được sự đau khổ của kiếp người và từ đó nhất quyết đi tìm con đường GIẢI THOÁT SỰ KHỔ cho nhân loại .
Cái NGÃ cũng là một SỰ THẬT khác: cái NGÃ là NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU . SỰ THẬT này cũng không mấy người thích vì sống trong đời ai cũng yêu thích cái NGÃ của mình, yêu thương chiều chuộng cái NGÃ hết mực . Bao nhiêu những cố gắng trong đời sống đều là để cho cái NGÃ: self-fulfilment, self-gratification, self-aggrandizement . Chính vì vậy mới tạo nên một xã hội highly competitive, very stressful . Để đạt tới mục tiêu là danh vọng, địa vị, quyền lực thì nhiều khi cần loại trừ kẻ khác cũng không từ nan . Cho nên cái NGÃ cũng là nguồn gốc gây khổ đau cho bản thân mình và cho người khác .
Những SỰ THẬT như trên không mấy người thích và xã hội cũng không khuyến khích người ta chấp nhận những SỰ THẬT này . Cho nên tu theo đạo Phật là đi ngược dòng đời và chắc chắn rằng đạo Phật không phải là con đường cho số đông mọi người vậy . Thân mến, KKT.
Nonregister
11-07-2010, 04:25 AM
Chesster:
D mnh khng thch như vậy nhưng SỰ THẬT vẫn l ĐỜI L BỂ KHỔ! Sinh, Lo, Bệnh, Tử l KHỔ r rng! Muốn phủ nhận cũng khng được, v Sinh, Lo, Bệnh, Tử l UNAVOIDABLE REALITY!]
Tại sao KHỔ lại r rng ? Unavoidable reality m l khổ sao ? Ti chẳng thấy đ l khổ cht no .
Khổ l g ? (xin đừng circular reasoning nh).
[ ci NG l NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU . SỰ THẬT ny cũng khng mấy người thch v sống trong đời ai cũng yu thch ci NG của mnh, yu thương chiều chuộng ci NG hết mực .]
V thm ci ny nữa . Tại sao Ng l nguồn gốc của khổ đau ?
Khổ l g ?
[Chnh v vậy mới tạo nn một x hội highly competitive, very stressful . Để đạt tới mục tiu l danh vọng, địa vị, quyền lực th nhiều khi cần loại trừ kẻ khc cũng khng từ nan .]
Khng hẳn l để đạt được mục tiu, danh vọng, quyền lực, phải nhất thiết "loại trừ" kẻ khc (theo ci v nhn đạo ở đy).
Competitive, stressful ? Chẳng lẻ đy l khổ ?
Khổ l g ? Ci Ng thuyết ny ni nhiều về khổ nhưng khng định nghĩa r rng khổ l g .
Theo ti, khỗ chỉ l ci nhn c nhn của mỗi người, c thể ni hon ton chủ quan . Một người c tất cả, vẫn cảm thấy khổ v ci nhn của chnh hắn . Khi khng c khổ, nhưng củng c thể mang khổ vo thn một cch khng cần thiết . KKT, bạn nghỉ ci thuyết V Ng ny c phải như thế khng ?
Nonregister
11-07-2010, 04:26 AM
Cho bạn chesster,
Bạn ni cũng c ci đng của bạn . ĐỜI L BỂ KHỔ v CI NG L GỐC KHỔ chỉ l SỰ THẬT cho những ai thấy được như vậy . Cho nn KKT đ ni rồi, l đạo Phật khng phải l con đường cho tất cả mọi người .
Thn mến
KKT
Nonregister
11-07-2010, 04:27 AM
Chesster:
Ci nhn của ti rất đơn giản . Con người đ được lm người th nn lm người một cch trọn vẹn, v nn cảm thấy hạnh phc v mọi kha cạnh của n . Sinh Lo Bệnh Tử đều l những đặc điểm của con người . Nếu đ lm người m lại từ chối ci Ti, diệt ci Ng, th tự dưng chuốc Khổ vo thn .
Nonregister
11-07-2010, 04:28 AM
NDH2
Triết l PG c nhiều điểm rất hay nếu ta chịu kh tm hiểu một cch nghim tc v đng đắn, đừng tm hiểu kiểu như mấy xm, thấy một m khng thấy hai, biết một nhưng lại ngỡ l mnh biết mười rồi cho l người khc ngu dốt cn mnh l tr tuệ nhất.
Nonregister
11-07-2010, 04:28 AM
Chesster: Nếu đ lm người m lại từ chối ci Ti, diệt ci Ng, th tự dưng chuốc Khổ vo thn .
KKT: chesster qu lo xa . chesster dm ra đời sống xem c ai chịu bỏ ci Ti, ci Ng đu ? Chuyện đ khng bao giờ c đu . Tu tập V NG chỉ dnh cho những người thật sự thấy được rằng ci Ng l khng kh .
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.