PDA

View Full Version : Gương Chiến Đấu



anbinh
10-11-2010, 03:12 AM
Nguyễn Hiến Lê

Gương Chiến Đấu


MỤC LỤC

Thay lời giới thiệu

DOSTOЇEVSKY
JACK LONDON
VOLTAIRE
MUSTAPHA KÃMAL
IBN SÃOUD
GEORGE GORDON BYRON


Thay lời giới thiệu

Sách chép tiểu sử sáu danh nhân: Dostoevsky, Jack London, Voltaire, Mustapha Kémal, Ibn Séoud và Byon. [1]

Bìa sau sách in đoạn kết tiểu sử Dostoevsky như sau:

Ngày 28 tháng giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ. Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lính canh phải đóng cửa nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo nhận là bà Dostoevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó.

Giống như Dostoevsky, cụ Nguyễn Hiến Lê cũng mấy lần thổ huyết, và cũng giống như Jack London, cụ cũng muốn được hoả táng, nên ở đây tôi xin được chép thêm đoạn kết bài viết tiếp theo:

Trước khi chết ông (tức Jack London) viết thư cho một bạn thân, bác sĩ Ecrison, dặn dò những lời cuối cùng: Hoả tán là cách độc nhất thích nghi, hợp lý và đoan chính để cho đời khỏi bận về ta (). Như vậy cũng tiện cho con cháu nữa. Tại sao để cho thể xác thối nát của ta làm xấu cảnh thiên nhiên đi ()? Vả lại đọc sử ta chẳng thấy rằng bao nhiêu những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn sau khi chết đều thất bại cả ư? Trong các Kim tự tháp, vua Ai Cập chỉ lưu lại cho ta ít di tích để bày trong các viện bảo cổ, chứ có gì khác đâu?.

Những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn thì tất phải thất bại, nhưng những gắng sức vị tha trong lúc sống thì bao giờ cũng thành công. Còn thanh niên, thì tên ông còn nhắc tới, và những tác phẩm của ông như Tiếng gọi của rừng, Đứa con của sói, Nanh trắng, Truyện biển miền nam còn được trân tàng trong mỗi tủ sách gia đình vì ai cũng nhận ông là một trong số các nhà văn có công nhất với bọn trẻ: ông đã dạy họ bài học can đảm, mạo hiểm, kiên nhẫn, thương người trong những truyện mà nghệ thuật hấp dẫn rất cao.

Ta tìm đọc tiểu sử các danh nhân Dostoevsky, Jack London chẳng những là để tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp các nhà đó mà còn để hiểu được ít nhiều quan điểm của tác giả về văn học, nghệ thuật, về chính trị, xã hội, nhân sinh Hơn nữa, đọc Gương chiến đấu của cụ Nguyễn Hiến Lê, ta còn thỉnh thoảng thấy thấp thoáng cuộc đời của chính tác giả, một người luôn phải chiến đấu với nghịch cảnh, chiến đấu với bệnh tật để học và để viết; còn sự nghiệp của cụ, tôi cho rằng, cũng không khác mấy với những lời cụ nhận định về sự nghiệp các danh nhân đó: danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm, và còn thanh niên, thì tên ông còn được nhắc tới, và những tác phẩm của ông như () còn được trân tàng trong mỗi tủ sách gia đình.

Vâng, nếu ta bảo rằng Danh cụ Nguyễn Hiến Lê mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm; còn thanh niên, thì tên cụ còn được nhắc tới, và những tác phẩm của cụ như các sách thuộc loại Gương danh nhân - trong đó có cuốn Gương chiến đấu này - chẳng hạn, còn được trân tàng trong mỗi tủ sách gia đình, thì lời nhận xét đó cũng có phần hợp lý.


Goldfish
Tháng 04 năm 2010
____________________

Chú thích:

[1] Cuốn Gương chiến đấu in lần đầu tiên năm 1966 (Nxb Nguyễn Hiến Lê). Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết bài Voltaire đăng trên Giáo dục phổ thông (số 39, 40 - năm 1959), và ba bài sau đăng trên Bách khoa: Dostoevsky (số 82, 83 - năm 1960), Mustapha Kémal (số 86, 87 - cũng năm 1960), Ibn Séoud (số 107, 109, 110, 111 - năm 1961). (Goldfish).

(Nguồn: vnthuquan.net)

anbinh
10-11-2010, 01:02 PM
http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/Dostoievsky.gif

Dostoevsky (1821-1881)[1]


Một người suốt đời chịu đau khổ để viết


Trong đại chiến vừa rồi, giới đọc sách và chơi sách ở Sài Gòn thường gặp nhau ở một tiệm ở góc đường Gia Long và Thủ Khoa Huân ngày nay[2]. Lúc đó sách báo ngoại quốc không nhập cảng được, người ta phải tìm những sách báo cũ để đọc. Chủ nhân kiếm sách báo cũng ở đâu mà tài thế, luôn mấy năm tiệm lúc nào cũng đầy và thỉnh thoảng thấy bày những bộ rất quí. Chính ở đó tôi đã tìm được cuốn Le roman Russe (Tiểu thuyết Nga) của E.M de Vogue[3]. Giá năm cắc, mà bây giờ có ai bán 500 đồng tôi cũng mua liền. Tôi chưa thấy một cuốn phê bình văn chương nào làm cho tôi say mê như cuốn ấy. Đọc xong, tôi cất kỹ, tính sau sẽ dịch, nhưng rồi phải tản cư; đến khi về thì sách không còn. Không biết nó ở đâu hay đã trở về với tro bụi? A! Sách mà cũng phong trần nhỉ?

Tác giả là người Pháp, hình như có máu Nga, làm lãnh sự ở Nga trong một thời gian khá lâu, giao thiệp với nhiều văn thi sĩ Nga, đem tất cả tấm lòng yêu văn học và dân tộc Nga để viết cuốn đó mà theo tôi tới nay vẫn chưa có cuốn nào hơn. Đọc nó, tôi trông thấy những cánh đồng tuyết mênh mông, trên đó văng vẳng tiếng chuông nhà thờ và tiếng nhạc của những con chó kéo xe trượt băng; trông thấy nét mặt căm hờn, thái độ khúm núm của các nông nô Nga, và tưởng như sống chung cái đời lúc nào cũng thắc mắc, hối hận, sôi nổi, đầy tội lỗi mặc dầu tâm hồn thì đầy cao cả của những văn hào Nga ở thế kỷ thứ 19.

Tôi nhớ Vogue không khen Dostoevsky bằng Tolstoi, bằng Tourguéniev[4]. Trong một bức thư cho nhà xuất bản Plon (Pháp), ông chê cuốn Ba anh em Karamazov (Les frès Karamazov) của Dostoevsky là kém, nặng nề, lê thê, đọc rất chán, và khuyên nhà xuất bản đó dịch cuốn Địa ngục trên trần (Souvenirs de la maison des morts). Ông đã lầm, và cả thế hệ Pháp của ông cũng lầm như ông. Hồi đó người Pháp chưa biết thích Dostoevsky, mãi qua đầu thế kỷ này người ta mới biết thưởng thức văn hào đó, và danh Dostoevsky mỗi ngày một tăng, bỏ xa Tourgéniev, muốn lướt Tolstoi. Các nhà phê bình ngày nay cho Tourgéniev là không thuần tuý Nga, chịu ảnh hưởng của Tây Âu nhiều quá, hời hợt, kém sâu sắc, mạnh mẽ; chê Tolstoi là đôi khi rườm, cổ lỗ, ngây thơ, truyện nào cũng xem tiểu sử mình vô cho được. Hai nhà đó chỉ có tài thôi; đáng gọi là thiên tài chỉ có Dostoevsky, mà khắp thế giới, có thể đứng ngang hàng với Shakespeare thì cũng chỉ có Dostoevsky, vì chỉ trong kịch của Shakespeare và trong tiểu thuyết của Dostoevsky ta mới gặp những tính mãnh liệt phi thường, những tâm hồn đau khổ, và thành thực một cách đáng sợ, những thắc mắc, u ẩn của nội tâm mà không ai tả nổi hoặc có gan tả ra, một bút pháp mới mẽ kì dị, vượt hẳn các quy tắc, tới cái mức gần như cuồng loạn. Hơn Shakespeare, hơn cả Tolstoi, Dostoevsky đã nêu lên được trong tác phẩm nhiều vấn đề hoang mang về chính trị, xã hội, tôn giáo.

Henri Troyat trong cuốn Dostoevsky (Arthème Fayart – 1940) nói: “Đọc xong Ba anh em Karamazov của ông, chúng ta thành những con người khác trước. Trước kia chúng ta tưởng mình đã cấm rễ sau trong một thế giới già cỗi mấy ngàn năm mà những luật khoa học, những lễ giáo, tập tục xã hội là thiêng liêng, bất đi bất dịch. Và thình lình, cảnh trí nghiêng ngã hết, sụp dưới chân ta. Xung quanh chúng ta ta toàn là những vực thẳm”. Cảm giác đó đúng. Bất kỳ trong truyện nào, Dostoevsky cũng nắm tay ta kéo tới và chỉ cho ta nhìn những vực thẳm tâm hồn của nhân loại. Mà sở dĩ ông thấy được những sự đó, chính vì ông đã rớt xuống đó, dẫy dụa trong đó gần trọn đời ông.


*******

Coi tướng ông cũng biết là con người cực khổ. Lưỡng quyền nhô ra, hai má hóp lại, da xạm, mắt sâu hoắm, vẻ mặt như người nông phu, gần như một kẻ hành khất. Gia đình ông không được giàu như Tolstoi nhưng cũng vào hàng quý phái, phong lưu: cha làm giám đốc ở một bệnh viện ở Moscou (ông sanh ở bệnh viện đó ngày 30-10-1821)[5]; mẹ vốn dòng dõi phú thương. Đáng lẽ ông được sung sướng, nhưng chỉ vì tính keo kiết, và tàn nhẫn của thân phụ, mà ba anh em ông (ông thứ nhì tên là Fédor, anh là Michel, em là André)[6] sống trong những ngày buồn tẻ, sợ sệt, hễ nghe tiếng quát của tháo của cha là run rẫy, nép vào lòng mẹ.

Năm mười sáu tuổi thân mẫu mất, ông thi đậu vào trường Công binh. Ngồi xe với cha tới Péterbourg, ông mục kích một cảnh thương tâm: một người cai trạm bạt tai một tên đánh xe, tên này nổi điên, quất túi bụi vào mặt con ngựa như trả thù, vừa quất vừa la: “Mầy không kéo được hả, thì mầy cũng phải kéo. Chết thì chết đi, nhưng phải kéo đã”. Nghĩ cảnh mấy anh em mình, rồi nghĩ cảnh con ngựa, ông thấy rõ nỗi khổ trên trần. Và cho rằng càng đau khổ càng cao quý, càng gột được hết tội lỗi. Tư tưởng đó ám ảnh ông suốt đời.

Chương trình trường Công binh rất nặng, kỷ luật lại nghiêm. Thân phụ ông lúc đó goá vợ[7], tính tình càng khó chịu, bỏ thí các con, dư tiền mà không gởi cho con; nhiều lần Fédor tập trận về không tiền mua trà uống sinh ra oán cha, than thở với anh là Michel: “Em có một dự định: thành một thằng điên”. Hai anh em đều thích văn thơ, hăm hở đọc Hofmann, Balzac, Goethe, Hugo, Schiller, Racine, Corneille.

Năm 1939 thân phụ ông gần như điên, tàn ác không tưởng tượng được, suốt ngày đánh đập nông dân. Họ gặp ông mà không chào thì ông quất; mà chào thì ông cũng quất: “À, mầy cất cái mũ để rồi lạnh đầu lạnh cổ, đau, khỏi làm việc hả?”. Chịu không nổi, họ lập mưu ám sát ông. Cả nhà hay mà không dám đưa ra toà, sợ nếu trừng trị mấy người chủ mưu thì cả đám 500 nông dân sẽ phản kháng, nổi dậy đập phá, hoặc đi nơi khác hết. Hay tin cha chết, Dostoevsky hối hận, tự cho mình là phạm tội vì đã có lần nguyền rủa thầm thân phụ. Tâm trạng đó sau này ông tả rất hay trong truyện Ba anh em Karamazov, có ý như để chuộc tội.

Năm 1843, Fédor thi đậu ra trường, làm thiếu uý trong một phòng vẽ của bộ Quốc phòng. Ngoài một số lương còn lãnh một số huê lợi về gia tài do một người anh rể quản lý gởi cho, nhưng tánh tiêu hoang, lại không biết tính toán, để cho người ta ăn bớt, ăn cắp nên lúc nào cũng túng tiền. Hồi đó, thi hào Balzac qua Nga chơi, trí thức và thanh niên Nga đón tiếp trọng hậu. Fédor vẫn ngưỡng mộ Balzac, dịch cuốn Eugénie Grandet để giới thiệu với đồng bào.

Rất ghét nghề đeo lon, ngồi vẽ cầu cống, năm sau ông viết một bức thơ cho Michel, trong đó có câu: “Khi người ta phí cái thời quý nhất của đời mình vào những công việc vô nghĩa lý như vậy thì sống chỉ là khổ”, rồi đệ đơn từ chức.

Ông trả nhà, kiếm chỗ khác cho đỡ tốn thì may gặp bạn học cũ là Grigorovitch, hiện đương viết văn, làm báo. Ông về ở chung với bạn, chính trong thời gian đó ông viết tiểu thuyết đầu tay: “Những kẻ đáng thương” (Les pauvres gens).


Truyện viết theo thể thư từ. Một công chức ngạch thấp, độc thân, già, nghèo, thuê một phòng đối diện với phòng một thiếu phụ cũng nghèo, cũng độc thân, nhưng có học. Hai người có họ hàng xa với nhau, nhưng không dám đi lại thăm nhau sợ thiên hạ dị nghị, chỉ viết thư san sẻ nỗi buồn khổ lẫn cho nhau. Thiếu phụ dạy ông bạn già sửa văn, và ông này tìm cách giúp đỡ cô trong lúc túng thiếu, hoặc trong mọi công việc lặt vặt. Nhưng rồi một người giàu có hỏi cưới cô thiếu phụ; nàng nhận lời mà không nghĩ gì tới cái khổ tâm của ông bạn già, gần tới ngày cưới, lại còn nhờ ông mua sắm, sửa soạn hôn lễ cho mình. Ông chua sót trong lòng mà vẫn vui vẻ làm hết mọi việc. Tới lúc nàng sắp lên xe hoa, ông trao cho nàng một bức thư mà giọng như nghẹn ngào, nứt nở: “Không thể nào bức thư này là bức thư cuối cùng… Có lẽ nào thư từ chúng ta lại ngừng thình lình như vậy được?... Không, tôi cũng sẽ còn viết thư cho cô và cô cũng sẽ viết thư cho tôi… Cô Veranka, văn tôi lúc này đã thành hình rồi. Chao ôi! Nói làm chi tới văn! Lúc này đây tôi có biết là tôi viết gì đâu, chẳng hiểu biết là viết gì hết, tôi chẳng biết chút xíu gì cả, tôi không đọc lại, tôi không sửa văn nữa. Tôi chỉ nghĩ tới viết cho cô thôi, viết cho cô thật nhiều… Ôi, bạn yêu quý của tôi, em, em…”. Truyện chấm dứt ở đó.

Grigorovitch đọc tới bức thư ấy, ôm lấy bạn mà khóc, đem ngay bản thảo lại khoe thi sĩ Nékrassov. Nékrassov mới đầu nghi ngờ, bảo hãy đọc thử mươi trang xem sao, rồi mãi say mê, đọc luôn tới hết, nước mắt chảy ròng ròng, miệng không ngớt khen: “Thiên tài! Thực là một thiên tài!”.

Hôm sau, Nékrassov đưa bản thảo cho nhà phê bình Biélinsky, bảo: “Một Gogol[8] thứ nhì mới ra đời”. Biélinsky bĩu môi: “Ở nước mình, Gogol mọc như nấm”, nhưng khi đọc xong, nhắn Nékrassov mời tác giả lại chơi tức thì.

Dostoevsky rụt rè vào, Biélinsky khen: “Phải là nghệ sĩ cảm xúc mạnh mới viết được một tác phẩm như vậy”. Trên đường về Dostoevsky lảo đảo, bước không vững, tự hỏi: Có thể nào tài của mình lớn như vậy ư?

Bản thảo truyền tay các nhà văn, ai cũng khen là một “tài hoa chớm nở”, ngay Tourguéniev cũng thích, và Dostoevsky được các giới trí thức, quý phái Saint Péterbourg tiếp đón nồng nhiệt. Cổ nhân nói nhỏ tuổi mà đỗ cao là bất hạnh. Nhỏ tuổi mà nổi danh bất hạnh càng lớn. Càng được nhiều người khen, Dostoevsky càng sinh ra tự đắc, lố lăng, làm cho người xung quanh không chịu nổi. Truyện Những kẻ đáng thương xuất bản rồi, ông viết truyện Hai mặt (Le double), chủ trương rằng mỗi con người có phần thiện và phần ác và hai phần đó luôn luôn xung đột nhau. Tác phẩm đó cũng như tiểu thuyết Người thuê phòng (Le logeuse) đều bị chê là kém và những người trước ngưỡng mộ ông lần lần xa ông.


*******

Hồi Dostoevsky mới bốn tuổi, ở nước Nga có một cuộc vận động để cải cách chính thể. Một nhóm nhà cách mạng ở Saint Péterbourg muốn đổi nền quân chủ độc tài ra nền quân chủ lập hiến, bãi bỏ chế độ nông nô và chính sách thể hình. Họ chưa bạo động, mới chỉ hô hào, thì quân đội Nga hoàng đàn áp, giết một số, còn bao nhiêu thì đày qua Sibérie. Vụ đó xảy ra tháng chạp năm 1825, cho nên trong lịch sử gọi là vụ tháng chạp.

Nhưng trong lịch sử nhân loại có bao giờ chỉ dùng võ lực mà diệt nỗi tư tưởng cách mạng đâu. Các nhà trí thức Nga so sánh chế độ lạc hậu của nước mình với chế độ tương đối tự do, duy tân của các nước Ây Tây thì không thể nào không bất bình, không mong mỏi ít nhiều cải cách. Pétrachevsky là một trong những người đó. Ông là một công chức, họp một nhóm đồng chí để bàn về chính sách chính trị. Dostoevsky nhập bọn. Họ chỉ mới “thanh đàm” về thời cuộc chứ chưa có chương trình hoạt động mà cũng chẳng tuyên thệ gì cả. Chưa thành một hội kín nữa. Nhưng rồi xảy ra nhiều vụ nông dân nổi dậy giết các lãnh chúa tàn nhẫn, kế đến, cách mạng 1848 ở Pháp vang vội tới Nga. Hoàng đế Nicolas đệ Nhất đâm hoảng, ra lệnh cho công an phải hoạt động mạnh, và một đêm, Dostoevsky đương ngủ ở nhà thì có lính tới lục soát rồi lôi đi, đem nhốt ở pháo đài Pierre et Paul. Ông cho là người ta bắt lầm, sớm muộn gì cũng được thả nên cứ ung dung viết tiểu thuyết mới. Một tuần, hai tuần, cả tháng cũng chẳng thấy gì. Không phải là lầm rồi. Người ta buộc tội ông thật. Ông nghĩ: “Vô lý quá! Nếu phát biểu vài ý kiến chính trị trong đám bạn bè thân mật mà cũng bị khép tội thì người nào thoát được tội?”. Nhưng toà án không cho vậy là vô lý, mà tuyên bố rằng nội cái ý làm cách mạng cũng đủ buộc tội rồi, và quyết định xử tử một số non 20 người.

Ngày 21-12-1849 Dostoevsky bị đưa ra pháp trường với một số tội nhân khác nữa.

Họ ngơ ngác hỏi nhau:

- Ủa, người ta đem bắn chúng mình chăng?

- Có lý nào? Tội gì mà bắn?

Một lát sau, một vị linh mục tới để làm lễ thánh thể. Họ không nghi ngờ gì nữa, la lên: “Tôi không đáng tội chết”. Trước sự bất công tàn nhẫn đó họ không còn biết sợ, chỉ phẫn uất và tự cho mình là những người tuẫn đạo. Dostoevsky từ biệt bạn bè, nhìn vũ trụ lần cuối cùng, bỗng thấy một người phất một chiếc khăn, phi ngựa tới truyền lệnh ân xá, đổi tội tử hình ra tội đi đày. Phút đầu, tội nhân thấy sướng như cuồng, ôm nhau nhảy; nhưng rồi nghĩ lại, biết đó chỉ là một màn hài kịch mà Nga Hoàng đã sắp đặt rất vụng để tỏ ra ta đây đại lượng, thì họ chỉ có thái độ khinh bỉ.

Trở về khám, Dostoevsky viết thư cho anh là Michel: “Em bị đày bốn năm, anh ạ; em không thất vọng đâu. Ở đâu, đời sống cũng là đời sống, nó ở trong bản thân ta chứ không phải ở thế giới xung quanh ta. Ở nơi tù đày thì ở bên cạnh em cũng sẽ có những con người và làm một con người ở giữa đám người, giữ được hoài như vậy dù hoàn cảnh ra sao thì ra, không nản chí bỏ cuộc; đó, đời là vậy, chân ý nghĩa của cuộc đời là vậy. Em đã lĩnh hội được rồi”.

Đêm giáng sinh năm đó, ông lên đường đi Sibérie. Tới Tobolsk, ông được thấy tâm hồn hy sinh của phụ nữ Nga. Họ là vợ con của những nhà “Cách mạng tháng chạp”, bỏ nhà cửa, quê hương, theo chồng cha tới nơi xa xôi này để săn sóc, an ủi người thân. Hàng trăm gia đình toàn đàn bà sống đoàn kết với nhau như một nhà, chia tất cả các gian lao với nhau, và mỗi khi có một đoàn tội nhân tới, thì họ đón tiếp niềm nở. Dostoevsky được họ tặng một cuốn Phúc âm, rồi tiễn chân một khúc đường. Khi từ biệt họ, ông bùi ngùi như từ biệt mẹ hay em, nhớ lại đời xa hoa ở Saint Péterbourg mà ân hận. Những vị vợ hiền đó làm cho ông tin ở tương lai dân tộc Nga và ông thấy rằng đàn ông không thể làm được việc gì lớn nếu không có sự hy sinh của đàn bà.

Người ta giải bọn ông tới pháo đài Omsk và ở đấy, suốt bốn năm, ông sống chung với bọn ăn cắp, hiếp dâm… trong những phòng giam bằng gỗ cất trên một khu đất hoang xơ xác, bốn bề là một hàng rào cắm một ngàn rưỡi cây nọc. Tên coi ngục vào hạng khát máu, tàn nhẫn, muốn giết ai thì giết, có lần đánh một giáo sư Đại học già đến chết ngất chỉ vì ông ta đã phản đối thái độ của hắn và nói: “Chúng tôi là chính trị phạm chứ không phải là những tên cướp”. Dostoevsky cũng bị cạo nửa đầu và nửa râu như những tội nhân khác. Mỗi buổi sáng họ chỉ được một hớp nước, có kẻ súc miệng xong rồi nhổ lên bàn tay rồi chùi mặt. Phòng giam cũng đầy rệp và hôi thối vì nước tiểu và phân. Ông muốn làm quen với họ, làm việc chung với họ, tranh đấu với họ, từ bỏ cái đời quý phái hồi trước của mình để sống cái đời của bình dân, của hạ lưu, muốn tìm cái cao cả trong cái cặn bả của xã hội, nhưng họ từ chối ông, không cho ông nhập bọn chỉ vì ông sinh ra trong một gia đình địa chủ. Buồn chán, ông chỉ còn cách đọc Phúc âm để hy vọng, và gom tài liệu để khi nào mãn hạn, sẽ tả lại đời sống trong cảnh địa ngục đó cho quốc dân biết.

Tháng 2 năm 1854, người ta đem búa vào tháo xích sắt cho ông. Tiếng búa rang rảng, xích rớt xuống đất! Dostoevsky lượm lên, ngắm một hồi lâu, rồi nhìn xuống vết thẹo ở chân do xích cà vào, mà bùi ngùi; nhìn bước đường sau này mà ngại: sức đã suy, cơ thể đã già mà bây giờ phải chiến đấu, đau khổ để làm lại cuộc đời từ tên lính nhì! Nhưng nghĩ tới những bài học ở trong ngục, ông tin tưởng được một chút: trong bốn năm ông đã hiểu được bài học bác ái trong Phúc âm, đã tin ở dân tộc Nga, một dân tộc mà tinh thần hy sinh, nhẫn nại của phụ nữ rất cao. Một dân tộc mà “bề ngoài tưởng là rác nhưng trong thì là vàng”. Và ông nhất quyết sẽ phụng sự dân chúng Nga. Sau này, có ai bắt bẻ ông: “Ai cho ông cái quyền lên tiếng thay dân tộc Nga?”, ông vén quần lên, chỉ vết thẹo ở chân, đáp: “Đây, quyền của tôi ở đây”.

___________________________________

[1] ẢNH:
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dd/Dostoievski_-_Les_Pauvres_Gens.djvu
Trang cuối cuốn Les pauvres gens
(Bản Pháp dịch của Victor Derély)
(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/w/index.php?title=File:Dostoievski_-_Les_Pauvres_Gens.djvu&page=291)

anbinh
10-11-2010, 01:36 PM
Một người suốt đời chịu đau khổ để viết (tt)

Ở ngục thất Osmk ra, ông bị đưa tới Semipalatinsk làm lính trong đại đội thứ bảy. Semipalatinsk là một tỉnh lỵ nhỏ ở giữa một nơi hoang vu miền Sibérie. Mới tới, ông được gia đình một nhà giáo, chồng là Issaiev, vợ là Marie, tiếp đón niềm nở, không khinh thị ông là một tên lính, một tên tù mới được trả tự do. Ông cảm ơn tri ngộ đó, tận tình giúp đỡ họ, rồi lần thương cảnh nàng Marie có sắc, có học mà gặp một ông chồng nghiện rượu be bét, mất cả tư cách, để vợ con sống cơ cực. Ông lại gặp một bạn tri kỉ nữa là Nam tước Vrangel, mới tới làm thống đốc. Vrangel còn trẻ, sống độc thân, đọc cuốn Những kẻ đáng thương rồi mến tài Dostoevsky, mời về ở chung nhà, coi như khách quý. Issaiev vì say rượu mà bị đuổi, Dostoevsky xin với Vrangel cho được làm ở toà án Kouznetzk, cách Semipalatinsk mấy ngày đường. Marie phải theo chồng, Dostoevsky đi tiễn gia đình nàng một quảng đường xa, khi trở về, bỗng thấy mình cô độc. Tình thương thầm đó, ông chưa dám thú với Marie, mới chỉ kể cho Vrangel nghe.

Ít lâu sau, hay tin Issaiev chết bệnh, ông vội vàng mượn tiền của Vrangel gởi giúp Marie, rồi viết một bức thư nồng nàn để tỏ tình và xin cưới nàng. Mới đầu nàng nhận lời rồi ít bữa sau lại do dự. Ông tuy có học thức, gia đình quý phái thật đấy, nhưng tướng xấu, lại bệnh tật (cứ lâu lâu nổi cơn động kinh)[9], mà chỉ làm một tên lính thì làm sao cưu mang nổi nàng và đứa con trai nhỏ của nàng. Dostoevsky điều tra mới hay Marie đã yêu một thầy giáo trẻ tuổi ở Kouznetzk, muốn tỏ vẻ quân tử, ông không tỏ lời trách móc gì cả mà còn muốn giúp tiền cho họ cưới nhau nữa. Chính nỗi lòng chua chát đó đã giúp đề tài cho ông viết cuốn Những kẻ nhục nhã và bị xúc phạm (Humiliés et Offensés) xuất bản năm 1861. Nhưng ý đó chưa được thi hành thì Dostoevsky được tin đặc cách thăng chức thiếu uý nhờ sự vận động của Vrangel ở Saint Péterbourg. Ông chạy đi vay ngay 600 rúp (Nga kim) rồi tức tốc lại Kouznetzk báo tin cho Marie và một lần nữa xin cưới nàng. Ông hứa thế nào Nam tước Vrangel cũng xin Nga Hoàng cho ông được về Nga, và ngoài tiền lương thiếu uý ra, ông sẽ kiếm thêm được nhiều tiền nhờ viết sách. Nàng nhận lời, hai người trở về Semipalatinsk làm lễ cưới ở nhà thờ rồi lên xe đi du lịch, tính hưởng một tuần trăng mật, nhưng đau đớn thay, xe mới chạy được nửa ngày thì Dostoevsky bỗng lăn đùng ra, tay chân dãy đành đạch, mắt trợn trừng, mép sùi bọt, rồi toàn thân cứng đơ, không nhúc nhích. Marie hoảng hốt, ôm lấy đầu chồng, bảo người đánh xe kiếm một nhà thương. Nàng than thân trách phận: lần trước vì nghe theo lời cha mẹ phải sống với người chồng nghiện rượu, lần này vì Dostoevsky đeo đuổi quá mà nhận lời để đến nỗi như vầy. Khi Dostoevsky hết cơn động kinh, tỉnh dậy, ông xin lỗi vợ vì đã làm cho nàng lo, buồn, tủi.

Từ đó cuộc sống chung của hai người chỉ là một bi kịch, vợ lúc nào cũng quạo quọ, gây gổ, chồng lúc nào cũng chán chường, chua chát.

Sống ở Semipalatinsk được năm năm, Dostoevsky viết xong tập hồi ký Địa ngục trên trần, tả đời sống trong ngục Omsk.

Năm 1857, ông được giải ngũ, rồi năm 1859 được phép trở về Nga, mới đầu tại Tver, sau nhờ sự vận động của bạn bè, được về Saint Péterbourg, sau mười năm cách biệt. Lúc đó Nga Hoàng Nicolas đệ Nhất đã mất.

Về Péterbourg được một năm, ông xuất bản cuốn Địa ngục trên trần. Tác phẩm đó làm cho biết bao người Nga sùi sụt, từ vua chúa tới thường dân. Cả một dân tộc kinh khủng thấy rằng dưới cái bề mặt phẳng lặng, rực rỡ của xã hội, lại có những cảnh rùng rợn không kém cảnh địa ngục tả trong thi phẩm bất hủ Thần linh hài kịch (Divine comédie) của Dante. Người ta không tưởng tượng nổi một xã hội đã có ngàn năm văn hiến, một xã hội thờ đức Chúa Kytô, mà có những kẻ thông minh đạo đức bị hành hạ ghê tởm như vậy chỉ vì khác chủ trương với nhà cầm quyền, chỉ vì thành tâm cầu hạnh phúc cho đồng bào. Cảnh những thân thể loã lồ đi đi lại lại bên cạnh một lò hấp nồng nặc hơi nước hôi thối, cảnh tra tấn đến vọt máu, đến chết giấc, cảnh tội nhân bị gọt đầu một nửa, chân đeo xích lên sân khấu diễn những hài kịch mua vui cho bạn, làm cho độc giả khâm phục thiên tài tả thực của Dostoevsky và danh ông, đã không được ai nhắc tới trong mười năm, bỗng vang lên khắp nước.

Ông cùng với người anh là Michel cho ra tạp chí Thời báo. Viết suốt đêm, ngày nghỉ. Thỉnh thoảng lại lên cơn động kinh. Mỗi lần như vậy, trước khi lên cơn, ông được hưởng vài giây xuất thần khoan khoái lạ lùng[10]; nhưng tỉnh cơn rồi thì mệt mỏi quên hết mọi việc, phải nghỉ vài ngày rồi mới lần lần nhớ lại. Bạn bè phải giúp ông, đọc những đoạn văn viết sau mỗi cơn động kinh, thấy chỗ nào mâu thuẫn hoặc không liên tiếp với đoạn trên thì cho ông hay để sửa lại.

Năm 1862 vừa mệt vừa chán (cuốn Những kẻ nhục nhã và bị xúc phạm không được hoan nghênh), ông du lịch ngoại quốc, để vợ ở nhà. Ông thăm Ba Lê, Luân Đôn, Genève, Florence, để tìm hiểu văn minh Âu Tây. Về nước ông viết bài chỉ trích văn minh đó và chủ trương chỉ có dân tộc Nga là chưa bị nhiễm, còn giữ được tính giản dị, gần với tự nhiên, và giữ được đức tin chất phác, trung hậu.

Năm sau, ông lại đi du lịch, lần này với một tình nhân, nàng Pauline Souslova.

Năm 1864 vợ chết, rồi anh là Michel cũng chết. Dostoevsky lãnh hết những món nợ của anh, lại nhận nuôi con cho anh. Ông làm việc như trâu: một mình trông nom tờ báo, rồi viết bài, viết sách. Có những món nợ phải trả gấp, ông phải thương lượng với một nhà xuất bản để bán non bản quyền. Nhà xuất bản đó bất lương đến nỗi cứa cổ ông một cách tàn nhẫn không tưởng tượng được: đưa cho ông ba ngàn rúp, và bắt ông bán đứt bản quyền hết thảy những tác phẩm viết từ trước; lại phải viết một tác phẩm để giao cho y trước ngày mùng một tháng mười một[11] năm 1866, nếu không thì Dostoevsky sẽ mất hết bản quyền về những tác phẩm hiện đang và sẽ viết. Nói một cách khác là nếu tới hạn mà ông không viết kịp thì đành liệng cây bút đi, kiếm nghề khác mà sống, chứ viết để làm gì nữa, còn chút bản quyền nào đâu? Quẫn bách quá, ông đành đưa đầu vào tròng cho hắn thắt, nhưng độc giả sẽ thấy chính cái rủi đó lại hoá may, và tờ hợp đồng kỳ dị đó đã thay đổi hẳn đời ông sau này.

Trả hết những món nợ gấp cho anh, thu xếp xong chỗ ăn chỗ ở cho các cháu và đứa con riêng của vợ, ông lại đi du lịch ngoại quốc và từ đây bắt đầu quãng đời lang thang, cơ hàn đê nhục nhất của Dostoevsky.

Chỉ tại cái máu cờ bạc của ông. Tới tỉnh nào có sòng bạc lớn, ông cũng ghé, rồi la cà suốt đêm ngày ở bên tấm thảm xanh, say mê trong cuộc đen đỏ. Hễ được thì tiêu xài trong vài ngày, lại tiệm cầm đồ chuộc quần áo, rồi khi thua cháy túi thì cầm đồ đạc, nhịn đói, viết thư xin tiền, chịu những cảnh rất nhục nhã. Có một lần chủ một khách sạn mắng vào mặt ông: “Chú không cần ăn vì chú không biết kiếm ăn. Tôi sẽ bảo bồi pha trà cho chú. Thế thôi”. Ba ngày như vậy, sáng tối chỉ có trà, mà ông không thấy đói, chỉ oán chủ khách sạn không đốt cho ông một cây nến để cho ông viết. Ông gởi đi khắp nơi những bức thư không dán cò – tiền đâu mà mua cò? – giọng như mếu, như khóc, năn nỉ, van lơn, thề sống thề chết sẽ không dám quấy rầy nữa, sẽ chừa hẳn, không cờ bạc nữa, để xin năm mười rúp. Các tiệm cầm đồ nhẵn mặt ông, các ngân hàng cũng nhẵn mặt ông vì ngày nào ông cũng khoát áo lem luốc, vác bộ mặt thiểu não lại hỏi đôi ba lần xem thư gởi tiền cho ông đã tới chưa.

Càng túng lại càng phải viết cho nhiều để trả nợ, vì chủ nợ thúc mỗi ngày mỗi gấp. Trong nhật ký, ta thấy đoạn này:

“Làm sao tôi có thể viết được bây giờ? Tôi đi đi lại lại trong phòng, tôi bứt tóc và ban đêm tôi không ngủ được. Tôi nghĩ đến cảnh cùng quẫn mà tôi hoá điên! Và tôi đợi! Trời ơi, tôi thề rằng không thể nào tả tỉ mỉ nỗi cơ hàn của tôi lúc này! Nghĩ tới mà xấu hổ… Vậy mà người ta buộc tôi phải viết cho có nghệ thuật, phải trong trẻo, phải nên thơ một cách tự nhiên, không cuồng nhiệt, và người ta bảo tôi phải noi gương Tourguéniev với Gontcharov! Sao họ không xét giùm hoàn cảnh của tôi làm việc ra sao!”.

Nhưng rồi ông cũng viết xong và cẩn thận bộ Tội lỗi và hình phạt (Crime et Châtiment – xuất bản năm 1866) dày năm trăm trang. Raskolnikov, một sinh viên nghèo, tự đắc, tìm cách thoát cảnh túng bấn. Chàng thấy một mụ già giàu có, chuyên sống về nghề cho vay nặng lãi, nảy ra ý giết mụ. Chàng nghĩ: “Mụ đó hút máu xã hội như một con chí. Để cho mụ sống chỉ hại cho xã hội. Giết mụ rồi dùng tiền của mụ để giúp mẹ chàng, em gái chàng, để tiếp tục sự học của chàng rồi sau này thành tài, giúp lại những người khác, như vậy có phải là hữu ích hơn không: diệt một mạng để cứu cả ngàn mạng khác”. Nghĩ vậy, chàng thực hành ý định, ám sát mụ già và vì bắt buộc giết luôn cả người chị (hay em) của mụ, vơ vét hết tiền nong, vàng bạc, trốn khỏi, không lưu lại dấu vết gì cả, thành thử công an và tư pháp không kiếm ra được thủ phạm.

Nhưng chàng không được yên ổn sống. Vài bữa sau hình phạt của lương tâm bắt đầu. Mỗi ngày lương tâm cắn rứt một chút, rồi lần lần chàng tìm thấy được nguyên do đích xác của tội lỗi: chàng giết người không phải vì mụ đó đáng ghét, không phải vì mẹ chàng và em chàng nghèo, không phải vì chàng muốn giúp xã hội, mà cũng không phải vì chàng cần tiền. Chàng giết người vì chàng tự đắc, tự cho mình là cao cả không cần phải theo luân lý của quần chúng. Chàng cũng như Nã Phá Luân, hoặc những nhà độc tài, tin rằng mục đích đủ biện hộ cho phương tiện. Nhưng chàng đã lầm, giết mụ già mà chính là tự giết mình, diệt cái “ánh sáng thần linh” trong bản thân mình. Và chàng ân hận nhận rằng một nhân mạng dù thấp hèn đến đâu cũng có giá trị hơn một tư tưởng trừu tượng dù là cao cả. Không có mục đích nào biện hộ cho sự giết người được, vì một người, dù độc ác, dù vô ích cho xã hội, cũng là hình ảnh của Thượng đế, cũng được Thượng đế yêu thương, không nỡ bỏ.

Muốn cho vơi nỗi lòng, chàng thú tội với một gái điếm, tên là Sonia. Sonia khuyên chàng thú tội với cảnh sát để chịu sự trừng phạt. Chàng nghe lời, ra ty Cảnh sát tự thú… Toà án đày chàng đi Sibérie. Sonia đi theo. Sự ân hận đã chuộc được tội cho Raskolnikov.

Tiểu thuyết Tội lỗi và hình phạt được mọi giới hoan nghênh, vì vừa là một truyện trinh thám (truyện trinh thám đầu tiên có giá trị của nhân loại), vừa là một truyện tình cảm, lại là một luận đề luân lý.


*******

Ngày mùng một tháng 10 năm 1866 (lúc đó ông đã về nước) ông sực nhớ rằng chỉ còn một tháng nữa phải giao cuốn tiểu thuyết cho nhà xuất bản đã đưa cho ông ba ngàn rúp hồi hai năm trước. Mà ông chưa viết được một trang nào, cũng chưa nghĩ được cốt truyện. Ông quên bẵng hẳn đi. Ông lýnh quýnh, hoảng hốt nói với bạn:

- Thôi, chết rồi. Hỏng cả đời tôi rồi. Đây anh coi tờ hợp đồng này thì biết. Làm sao giữ hẹn được bây giờ?

- Thế này thì nguy thật. Có một cách là nghĩ cốt truyện đi, rồi kể sơ cho bốn năm bạn thân, nhờ mỗi người viết tiếp cho anh một chương, như vậy mới kịp được.

- Nhờ người khác viết rồi ký tên tôi? Không khi nào tôi chịu như vậy.

Người bạn suy nghĩ một lát rồi nói:

- Còn một cách nữa: anh đọc cho người khác chép bằng tốc ký rồi người đó đánh máy lại.

Dostoevsky bằng lòng, ông kiếm một cô có tốc ký, gia đình khá giả mới 20 tuổi, tên Anna Grigorievna, và ngay hôm đó, Dostoevsky bắt đầu sáng tác bằng miệng tiểu thuyết Con bạc (le jouer)[12] trong đó ông tả những ngày ham mê cờ bạc khi du lịch Tây Âu với Pauline Souslov. Ông đi đi lại lại trong phòng, đọc rất nhanh đến nỗi cô Anna ngày đầu chép không kịp, muốn khóc. Ít bữa sau cô quen lần và tới người 30-10, thì tác phẩm đánh máy xong, sửa chữa xong, ông đem lại cho nhà xuất bản nhưng hắn đi vắng. Ông tinh ý, hiểu mưu gian của hắn, đi thẳng lại ty Cảnh sát, kể rõ đầu đuôi, giao cho Cảnh sát trưởng, lấy biên lai, như vậy nhà xuất bản không thể kiện ông vào đâu được.

Sau một tháng làm việc chung với cô Anna, Dostoevsky thấy yêu cô, giữ cô lại làm thư ký đánh máy. Ông muốn hỏi cô làm vợ, nhưng cũng như Tolstoi, ông ngượng ngùng chỉ sợ bị từ chối: người ta con nhà tử tế, có học, còn hơ hớ cái xuân, mà mình thì hỡi ơi! Đã 44 tuổi lại goá vợ, phải gánh vác hai gia đình mà lại nghèo, lại cờ bạc. Ông do dự lâu lắm rồi dùng một kế, một kế không nên thơ như kế hỏi vợ của Tolstoi, nhưng cũng là tài tình, chỉ một tiểu thuyết gia mới nghĩ nổi. Ông hỏi cô:

- Cô Anna này, tôi mới nghĩ xong một cốt truyện nhưng còn một đoạn về tâm lý tôi giải quyết không được, cô giúp tôi nhé?

Cô mừng lắm. Được một đại văn hào mời góp ý kiến thì còn gì vinh dự cho bằng? Cô đáp:

- Em sẵn lòng lắm, chỉ sợ không giúp được cho ông thôi.

- Tôi chắc cô giúp được, vì là vấn đề tâm lý của một thiếu nữ như cô. Trước kia, hễ viết về thiếu nữ thì tôi hỏi một cô em họ tôi, nhưng nay cô ấy ở xa nên tôi phải hỏi cô. Truyện như vầy: một hoạ sĩ không còn trẻ… tuổi cũng vào khoảng tuổi tôi vậy… sống cô độc, khổ sở lắm, chỉ ước ao trời ban cho một chút hạnh phúc, được an ủi một chút… rồi tình cờ gặp một thiếu nữ, thông minh, nhu mì, đa cảm. Vấn đề tâm lý ở chỗ này: thiếu nữ đó có thể thành thực yêu hoạ sĩ đó được không? Một hoạ sĩ có tài… Thí dụ hoạ sĩ đó là tôi đi, còn thiếu nữ đó là cô đi, và tôi… thú thực lòng tôi với cô, thì…

- Thì em sẽ trả lời rằng: Em yêu ông, sẽ yêu ông suốt đời.

Đúng là một trang tiểu thuyết. Song thân cô Anna trọng tài Dostoevsky bằng lòng gã con, nhưng họ hàng ông thì tỏ ý phản đối, một phần vì tư lợi (họ sợ tác quyền của ông sẽ về tay người khác), một phần vì ngại cho hạnh phúc của ông (chồng già, vợ trẻ như vậy thì hoà thuận với nhau sao được).

Ông nhất định theo ý mình: năm sau (1887) làm lễ cưới, và đó là một điều đáng mừng cho ông. Lạ lùng thật! Hai văn hào bậc nhất Nga, Tolstoi và Dostoevsky đều có những bà vợ rất trẻ, các bà không hiểu gì nhiều về văn chương nghệ thuật, nhưng đều giúp chồng được nhiều trong cuộc sáng tác, bà Tolstoi thì chép lại bảy lần bộ Chiến tranh và Hoà bình còn bà Dostoevsky thì suốt mười mấy năm, đánh máy tác phẩm cho chồng, cả hai đều có óc thực tế, biết tính toán, trong nom việc nhà. Nhưng Tolstoi khổ vì vợ thì trái lại Dostoevsky làm cho vợ khổ.

Cô Anna nhà chỉ khá giả chứ không giàu. Mới cưới xong cô phải xin cha mẹ một số tiền để trả bớt nợ cho chồng. Nhưng con nợ nhiều quá, ngày nào cũng tới thúc, ông lại tính tới việc đi du lịch ngoại quốc để trốn nợ.


*******

Hai ông bà xa quê lần này tới bốn năm. Tới Berlin, Dresde, rồi Dostoevsky lại sa vào sòng bạc.

Stéfan Zweig bảo ông đánh bạc không phải vì tham tiền, mà vì muốn tìm những cảm xúc mãnh liệt, muốn sống một cách thực say mê, muốn được hưởng cái thú rờn rợn của một kẻ “đứng trên đỉnh một ngọn tháp cao, nghiêng mình ngó xuống vực thẳm”. Lời đó đúng. Chính Dostoevsky trong truyện Con bạc cũng tự thú: “Tôi thấy hình như có một dục vọng phá mưu toan của định mạng, ngạo mạn, thách đố định mạng”. Hình như ông nghĩ rằng đời đã bắt mình nghèo khổ hoài, thì thôi chẳng cần gì nữa, chơi cho thua hết đi, xem cái nghèo túng cùng cực nó ra sao.

Ông bỏ bà vợ trẻ mới cưới nằm ở khách sạn để đi đánh bạc thâu đêm. Có khi ông đi tới một tỉnh khác để tìm sòng bạc, cả tuần mới về với vợ một lần, mà lần nào về, mặt cũng bơ phờ, túi cũng rỗng tuếch. Ông quỳ xuống, khóc lóc, năn nỉ: “Mình tha lỗi cho anh, đừng coi anh như đồ chó má. Anh đã mang một tội lớn. Anh đã thua hết, hết nhẵn rồi”. Nhưng chỉ hôm sau, hay ngay hôm đó, ông lại xin bà một số tiền nữa để đem nướng. Nướng hết rồi lại trở về, rồi lại khóc lóc, năn nỉ, ân hận, hứa đủ thứ, cũng chỉ giữ lời được vài ngày rồi đâu lại vào đó. Như vậy trong bốn năm. Ta thử tưởng tượng nỗi khổ của bà ra sao. Ở xứ lạ quê người, con thì mới sanh (con gái đầu lòng sanh năm 1867, được ít tháng rồi chết) mà chồng thì suốt đêm mê mẫn trong cuộc đen đỏ, có lần ông cầm bán hết tư trang, quần áo của bà và hai ông bà sống trong cảnh đói rét, thất vọng, muốn hoá điên trong một tháng! Đúng như Stéfan Zweig nói: Dostoevsky trong mấy năm đó như bị ma dắt lối, quỷ đưa đường vậy. Nhưng Stéfan Zweig có ý bênh vực ông, bảo chúng ta không nên lấy quy tắc luân lý trưởng giả, nhỏ mọn, hẹp hòi mà xét các thiên tài. Jacques Madaule, trong cuốn Dostoevsky (Editions Universitaires 1956) ngược lại, cho rằng “đời sống một văn hào là một đời sống lạ lùng thật, nhưng nó không có lợi gì cho ta hơn đời một thường nhân là bao nhiêu”, “và từ một đời như đời Dostoevsky, ta chỉ rút ra được cái gì tầm thường thôi”, vậy “chỉ có tác phẩm là đáng kể” chứ không phải là đời sống của tác giả.

Tôi nghĩ khác hai nhà phê bình đó. Hễ có tài thì có tật. Nhất là nghệ sĩ phương Tây thường có nhiều tật hơn nghệ sĩ phương Đông. Ta không thể so sánh họ với các vị thánh được, ta không thể trách họ sao không có đạo đức như Khổng Tử, Thích Ca được, nhưng ta thấy họ có tật, thì ta vẫn có quyền chê vì chính họ cũng xấu hổ về những yếu đuối của họ. Còn như bảo đời của họ chỉ cho những bài học tầm thường thì cũng không đúng hẳn. Dù họ có truỵ lạc như Tolstoi, Dostoevsky, thì tâm hồn họ cũng có những vẻ đẹp đáng cho ta soi, mà những vẻ đẹp đó ở những người thường không làm cho ta cảm xúc mạnh bằng ở những danh nhân, vì vậy mà ta thích đọc tiểu sử danh nhân hơn là những thường nhân. Nếu ta lại học được tinh thần của Khổng Tử trong câu “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” thì tôi tưởng đọc tiểu sử của các nghệ sĩ dù là truỵ lạc, ta cũng vẫn học được rất nhiều.

Dostoevsky đam mê cờ bạc làm đau khổ cho vợ con thật, nhưng ông có một đức rất quý là tận tâm với nghệ thuật. Ngoài cái vui bên tấm thảm xanh, ông chỉ còn biết bên tờ giấy trắng. Mà vui này cũng chua sót như vui kia.

Viết đến mệt lả, viết đến động kinh. Hồi hai mươi tuổi, ông viết truyện Những kẻ đáng thương mà nước mắt ròng ròng. Suốt đời, ông “viết bằng thần kinh, trong cơn thống khổ và lo lắng”, ông phải gắng sức hoài, mà hễ gắng sức lâu thì đau. Có lần ông than thở: “Đã ghê chưa? Tôi ngồi đây, trong ghế bành của tôi, đầu nặng như đá, tay mỏi như dần, không thể gắng sức một chút được nữa… Mà bên cạnh tôi, con bé cháu nó la… mà tôi không có tiền mua thuốc cho nó uống”. Sáng tác đối với ông là một nỗi khoan khoái mà đồng thời cũng là một cực hình. Khổ nhất là những lúc viết để trừ nợ. Biết là phải moi óc thâu đêm trong hàng tháng đằng đẵng, phải rút cả tinh tuỷ, khí huyết, để rồi giao cho người ta, chẳng lãnh được đồng nào hết, mà cũng vẫn phải viết, viết gấp cho kịp kỳ hạn nữa, và viết kỹ cho khỏi phụ cây bút nữa! Ta thương Dostoevsky và trọng Dostoevsky ở đó. Nội một thái độ từ chối sự giúp đỡ của bạn văn khi viết cuốn Con bạc cũng là bài học cho ta. Mà ta nên nhớ lần đó sở dĩ ông vay ba ngàn rúp là để trả nợ cho anh và nuôi các cháu. Ai bảo đời ông là tầm thường?

anbinh
10-11-2010, 01:48 PM
Một người suốt đời chịu đau khổ để viết
(tt và hết)


Ở Đức ít lâu, hai ông bà đi Genève. Tại đây ông viết truyện Chàng ngốc (LIdiot xuất bản năm 1868). Truyện tầm thường, nhiều đoạn không cân xứng. Nhân vật chính là một anh chàng quý phái, trẻ tuổi, nhưng ngốc, từ trước sống ngoài lề xã hội rồi bỗng lạc loài vào giữa bọn gian tham, điếm đàng, mà biến đổi được tính tình của bọn đó nhờ tính ngây thơ của mình. Truyện khó tin mà vai chính không phải là một vị thánh như Giêsu, cũng không ra vẻ một chàng Don Quichotte, thành thử lố bịch.

Sau truyện đó, Dostoevsky viết truyện Người chồng vĩnh cửu (Léternel mari) cũng tầm thường, và truyện Bọn quỉ (Les possédés)[13] có chút tiếng vang. Bọn quỉ đó là một nhóm người Nga theo chính sách xã hội của Tây Âu. Ta nên nhớ ông viết vào năm 1870; hồi ấy những tư tưởng mới ở Pháp chưa bành trướng mạnh ở Nga, mà trong truyện ông đã tiên đoán trước rằng nước Nga sẽ bị một cuộc cách mạng tàn phá. Ông hô hào quốc dân đừng bắt chước Tây Âu. Sau này người ta mới thấy tài tiên tri của ông. Ông cho rằng Giáo hội La Mã tham lam, muốn xen vô chính quyền, muốn chỉ huy chính quyền nên ở Tây Âu phong trào xã hội mới nổi lên để lật đổ Giáo hội, và như vậy gây mầm loạn trong quần chúng, vì theo ông cái luật nhân sinh chỉ ở điều này: loài người phải có một cái gì mênh mông để luôn luôn có thể cúi đầu sùng bái. Nếu làm cho loài người mất cái mênh mông đó thì họ không còn muốn sống nữa. Họ sẽ chết vì thất vọng. Phương Tây (tức Tây Âu) mất chúa Giêsu (do lỗi của Giáo hội La Mã), vì vậy phương Tây đương hấp hối, chỉ vì vậy mà thôi. Ông lại nói: Loài người đã tạo ra Thượng đế chỉ là để có thể sống mà không đâm giết nhau. Và ông khuyên Giáo hội La Mã theo Giáo hội Nga, qui thuận chính quyền, đừng xen vô chính trị mà chỉ dùng lòng bác ái để hoàn thành sứ mạng của mình.

Những tư tưởng đó chẳng siêu việt gì, chỉ nhờ tài phô diễn, lòng nhiệt thành của Dostoevsky mà nó có tiếng vang: phe thủ cựu hoan hô ông vì ông đả đảo chính sách gây loạn của phe xã hội mà phe xã hội cũng hoan hô ông vì ông đả đảo Giáo đường La Mã.

Viết xong hai truyện Người chồng vĩnh cửu và Bọn quỉ, ông đột nhiên bỏ hẳn tánh cờ bạc không hiểu vì nguyên do gì rồi về nước, viết cho tờ Công dân (Citoyen). Con nợ bu lại, hăm bỏ tù ông. Ông chỉ trơ mặt ra, không biết nói năng gì cả. Bà Anna phải che chở cho chồng, bảo họ: Các ông cứ để nhà tôi trả các ông lần lần, nếu các ông bỏ tù nhà tôi thì chúng tôi chẳng buồn gì đâu, các ông phải nuôi cơm nhà tôi mà cảnh khám đường thì các ông còn lạ gì nữa, nhà tôi thừa biết nó rồi.


*******

Năm 1874 ông lại đi du lịch Tây Âu, viết truyện Người thanh niên (Adolescent xuất bản năm 1875). Truyện tầm thường, tả tâm trạng một thanh niên vì nghèo mà bị khinh bỉ, uất ức, muốn làm giàu như các tỉ phú Mỹ, Dostoevsky muốn chứng minh rằng luân lý của mỗi người tuỳ theo gia tài của họ. Nhờ chừa tật cờ bạc, lại nhờ tài nội trợ của bà, đời sống đã có mòi phong lưu, đỡ lo lắng. Bà đánh máy tác phẩm cho ông, thu xếp mọi việc trong nhà, giao thiệp với các nhà xuất bản, định số in, giá tiền, quyền tác giả, giữ sổ sách. Coi tập nhật ký của bà, ta không khỏi mỉm cười. Vợ một nhà văn hào mà không có chút cảm tưởng gì về tác phẩm của chồng cả, chỉ thấy ghi: hôm nay thu được bao nhiêu tiền sách, chi tiêu bao nhiêu, như vậy suốt năm này qua năm khác.

Năm 1877, Dostoevsky làm việc rất mạnh, viết tập Nhật ký một nhà văn (Journal dun écrivain) để đăng báo phổ biến những tư tưởng chính trị, tôn giáo, những nhận xét về dân tộc Nga và các dân tộc Tây Âu. Báo bán chạy, và ai nấy đều coi ông như bậc đàn anh trên văn đàn.

Đồng thời ông tìm tài liệu để viết bộ truyện nhan đề là Ba anh em Karamazov (Les frères Karamazov), một bộ mà ông định dùng hết tâm lục để diễn tất cả những luận thuyết của ông. Ông tra cứu, nhận xét sự làm việc của trẻ em trong các xưởng, cách dạy dỗ ở nhà trường, tình cảnh trong các viện cô nhi, có lần lại viết thư hỏi sở Hoả xa một người nằm sát mặt đất ở giữ 2 đường rây thì xe lửa chạy qua có thể thoát chết được không?
Hình như ông biết trước sẽ không thọ được lâu, nên hăng hái làm việc, vạch một chương trình trứ tác. Trong di cảo của ông, sau này người ta thấy một miếng giấy nhỏ ghi những hàng này:

Ngày 24 tháng chạp năm 1877.

Ghi chú:

I. Viết cuốn Candide[14] Nga
II. Viết một cuốn về chúa Giêsu
III. Viết hồi ký
IV. Làm bài thơ: Ngày thứ bốn mươi.
Làm tất cả những công việc đó ít nhất phải mười năm mà năm nay tôi đã 56 tuổi, ấy là chưa kể tiểu thuyết tôi đang viết và tập nhật ký tôi định in.

Ông xin mười năm, nhưng trời chỉ cho ông ba năm đủ để ông hoàn thành tác phẩm bất hủ Ba anh em Karamazov (xuất bản năm 1879) dày khoảng 700 trang. Truyện rất rắc rối, chằng chịt, phức tạp, bố cục khác hẳn các tiểu thuyết Pháp. Ta có thể tóm tắt trong mười hàng như vầy:

"Ông già Fiodor Palovitch Karamazov, truỵ lạc, bủn xỉn, tàn nhẫn, có hai người vợ. Người vợ cả gia đình quý phái, lãng mạn, tàn bạo, sinh một người con trai là Dimitri, cũng tàn bạo như cha mẹ, nhưng còn có chút lương tâm. Người vợ thứ nhì thích cô liêu, thần bí, sanh được hai người con: Ivan, một chàng thông minh, hay suy nghĩ, không tin Trời, gắt gỏng; và Alexis, hiền lương, có nghị lực và tin Trời. Fiodor sau khi đi lại với một gái điếm ngu xuẩn, sanh ra Smerdiakov, tính tình đê tiện, xấu xa; Fiodor nhận hắn làm con nhưng cả nhà chỉ coi hắn như một tên đầy tớ. Hắn rất ngưỡng mộ Ivan.

Cha và hai người con là Dimitri và Ivan cùng mê một thiếu nữ tên là Grouschenka, tranh nhau vì nàng, gây ra biết bao nhiêu chuyện bỉ ổi. Sau Smerdiakov giết cha, tưởng như vậy là làm vừa lòng Ivan, vì hắn ngờ rằng Ivan muốn thế mà không dám thi hành. Rốt cuộc Dimitri bị nghi ngờ và kết tội: đi đày Sibérie. Ivan biết Dimitri vô tôi nhưng làm ngơ. Dimitri nhẫn nhục chịu, vì chàng muốn chuộc cái tội mà đã có lần chàng mong cha chết.

Và đây, luân lý của truyện mà ông mượn lời một nhân vật để phô diễn: Anh nên tin rằng Thượng đế yêu anh tới cái mức anh không tưởng tượng nổi. Người yêu anh trong tội lỗi của anh và với tội của anh. Mà anh có lòng yêu là đủ cho anh thuộc về Thượng đế rồi. Lòng yêu chuộc được hết thảy, cứu được hết thảy. Tóm lại chúng ta phải tin ở Thượng đế, phải nhận tội và phải yêu. Trong tác phẩm này cũng như trong tác phẩm trước, luôn luôn ông muốn gởi trong lòng độc giả hình ảnh của Thượng đế, muốn tìm một giải pháp thần linh cho cái kiếp con người.

Tư tưởng chẳng có gì sâu sắc; tác phẩm chỉ bất hủ nhờ nghệ thuật.

Ba anh em Karamazov điển hình cho ba hạng người. Dimitri điển hình cho hạng người bình dị, không thắc mắc suy nghĩ gì về lẽ sống cả, không có mục đích, một nhân sinh quan gì, cứ việc để cho bản năng và dục vọng lôi cuốn. Họ là phần đông, không tốt hẳn, không xấu hẳn. Ivan điển hình cho hạng người có học, biết suy nghĩ, nhưng dục vọng cũng mạnh, thấy những bất bình trong xã hội muốn cải tổ lại xã hội bằng cách lập ra một hệ thống mới, một trật tự mới, rút bớt tự do cá nhân đi mà bắt mỗi người vào trong khuôn khổ đã định (ông chống chủ nghĩa xã hội ở chỗ đó). Sau cùng Alexis điển hình cho hạng hiền triết, hạng thánh, chỉ muốn lấy lòng nhân mà cảm hoá con người.

Trong mỗi con người có hai phần: thiện và ác, luôn luôn mâu thuẫn với nhau, (Xin bạn đừng tin sự duy nhất của con người Dostoevsky), lúc thì thiện thắng, lúc thì ác thắng, thật là khó hiểu. Trên đường đời, chúng ta đi rồi ngừng, tiến rồi lui, lảo đảo như người say rượu, không có mục đích nhất định, có khi lao xuống vực thẳm mà không biết. Sự mâu thuẫn hiện rất rõ và tả rất khéo trong nhân vật Ivan và Smerdiakov. Hai anh em cùng cha khác mẹ đó như hình với bóng. Smerdiakov là cái bóng, là cái phần ác, phần thú tính trong con người Ivan, cái gì cũng nghe lời Ivan, giết cha vì tưởng làm như vậy vui lòng Ivan. Mà tâm trạng Ivan thì chính Ivan cũng không biết. Y có ý định giết cha hay không, y không rõ. Đoạn Dostoevsky tả tâm trạng đó thực sâu sắc, tế nhị. Ông Nhất Linh trong Văn Hoá Ngày Nay số 3 (Viết và đọc tiểu thuyết) khen nghệ thuật đó như vầy:

dưới những cái mà tác giả viết ra lại còn ẩn một thứ gì khác, tuy tác giả không nói đến nhưng mình cảm thấy rõ và cái đó như chiếu sáng những xấu xa của cuộc đời khiến mình cảm thấy hơi sờ sợ tưởng tác giả như một đấng tạo hoá đã mở cửa cho mình thấy những cái mà mình không bao giờ tự hiểu thấu được.

Nghệ thuật đó, theo nhiều nhà phê bình, từ xưa đến nay chỉ có ba nhà đạt được: Shakespeare ở Anh, Tolstoi và Dostoevsky ở Nga.

Dostoevsky lại có tài làm cho ta hồi hộp đến phút cuối cùng. Truyện đầy những tình tiết gay go, biến chuyển đột ngột, dồn ép lại trong có mấy ngày (tôi không kể đoạn xảy ra sau khi Fiodor bị giết)[15]. Ngay từ đầu, ta có cảm tưởng rằng sẽ có một cuộc biến động lớn lao, ta hồi hộp theo dõi, ta tưởng nó sắp xảy ra mà rồi lại không, ta ngờ nhân vật này, nhân vật nọ sẽ gây ra tai nạn (Dimitri chăng? Ivan chăng?) rồi đùng một cái tại nạn xảy ra, làm cho ta ngạc nhiên, thủ phạm không phải là Ivan mà là Smerdiakov. Y như cơn sét đánh.

Tác phẩm in ra, được các nhà phê bình Nga đặt ngang hàng với Anna Karénine (xuất bản 1877) của Tolstoi. Như tôi nói ở đầu thiên thảo luận này, người Pháp thời đó chưa hiểu được giá trị của nó vì nghệ thuật Dostoevsky khác hẳn với nghệ thuật sáng sủa, cổ điển của Pháp, nhất là tâm lý dân tộc Nga một dân tộc như có vẻ man rợ đối với người Tây Âu càng khác xa tâm lý dân tộc Pháp. Nhưng bây giờ thì họ nhận rằng Ba anh em Karamazov đứng trên Anna Karénine cả Chiến tranh và hoà bình của Tolstoi nữa.

Đối với dân tộc ta, Dostoevsky còn khó hiểu hơn. Chúng ta thấy nhân vật của ông kỳ dị quá, du côn, tàn bạo, truỵ lạc, cuồng loạn, điên khùng, tưởng đâu quỉ ở dưới Âm ty hiện lên. Ta không nhận ra được họ, họ hành động, suy nghĩ khác xa ta quá, ta ghê sợ, không có thiện cảm chút nào. Phần đông chúng ta quen với những nhân vật của Tự Lực Văn Đoàn, hay của Nguyễn Tuân, gần đây của Võ Phiến, có thích chăng là thích Le Grand Meaulnes của Alain Fournier, chứ chưa hiểu nổi tâm trạng Dimitri, Ivan vì ta đã được uốn nắn từ nhỏ theo cái nếp sống bình dị, thuần hậu của Nho, Lão, Phật. Cho nên phải đọc đi đọc lại, suy nghĩ khá lâu mới có thể tin được lời phê bình này của Henri Troyat: Thái độ bình thường của ta khác hẳn thái độ của họ (tức của nhân vật trong tiểu thuyết Dostoevsky). Vậy mà họ quen thuộc với ta một cách huyền bí. Ta hiểu họ, ta yêu họ. Sau cùng ta nhận thấy ta trong họ (). Họ làm, họ nói những điều mà chúng ta không dám làm, không dám nói. Họ đưa ra ánh sáng những cái mà ta vùi trong bóng tối của tiềm thức. Ta nhận xét thâm tâm ta thì ta thấy họ ở trong đó. Có thể như vậy được lắm! Và suy nghĩ thêm một tầng, ta sẽ hiểu rằng trong đời sống cái ác và cái thiện chằng chịt nhau trong mỗi con người, mà kẻ công bằng không phải là kẻ tự tin mình là không khi nào lầm lỗi, trái lại, kẻ tự biết mình cũng bỉ ổi như ai, nên tỏ vẻ khoan hồng với mọi người. Tự nhận lỗi mình, nhận cái xấu của mình, khiêm tốn và bác ái: đó, bài học của Dostoevsky và sở dĩ ông tìm ra được bài học đó là nhờ gần suốt đời, sống chung với những cặn bả của xã hội, và thành thực phân tích tâm lý mình. Lạ thay! Cả hai văn hào bậc nhất của Nga, Tolstoi và Dostoevsky đều dùng tiểu thuyết dạy cho ta đạo khiêm tốn và bác ái.


*******

Dostoevsky vốn trọng thi sĩ Pouchkine. Năm 1860 dân tộc Nga làm lễ truy điệu Pouckine, mời Dostoevsky tới Moscou diễn thuyết. Lúc đó giới trí thức Nga chia làm hai phe: phe bảo thủ muốn giữ quốc hồn quốc tuý; và phe cấp tiến muốn cải cách theo Tây Âu. Cả hai đều muốn đăng đàn chứng minh rằng tư tưởng của mình hợp với tư tưởng của Pouchkine, nghĩa là muốn giành Pouchkine về phía mình. Tình hình có thể rắc rối, Dostoevsky đọc một bài diễn văn hùng hồn để giảng hoà hai bên, nhấn mạnh rằng Pouchkine có óc quốc gia thuần tuý nhưng cũng có tài thu thập tinh hoa các dân tộc khác. Thanh niên hoan nghênh ông nhiệt liệt. Tiếng vỗ tay vang như sấm. Một bọn thiếu nữ vội chay đi mua hoa về đeo đầy người ông. Ông đã leo tới bực thang chót của đài danh vọng. Nhờ kiên nhẫn, làm việc tận tuỵ trong ba chục năm trời và nhờ bà vợ giúp sức, ông đã thắng được định mạng, trả hết nợ, nhà cửa phong quang, gia đình êm ấm.

Nhưng ông chỉ hưởng được cảnh đó chỉ có sáu bảy tháng. Ngày 28 tháng giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ. Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lính canh phải đóng cửa nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo nhận là bà Dostoevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó.


_____________________________________________

[1] Trong sách chỉ in bản đồ Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, các hình ảnh khác trong ebook này đều do tôi sưu tầm trên mạng. (Goldfish).
[2] Ngày nay tức là vào năm 1960: bài Dostoevsky đăng trên hai số báo Bách Khoa 82 và 83, năm 1960; Gương chiến đấu in lần đầu tiên vào năm 1966 (Nguyễn Hiến Lê, Đời viết văn của tôi) . Đường Gia Long, ngày nay là Lý Tự Trọng. (Goldfish).
[3] Xuất bản lần đầu tiên năm 1889.

[4] Hai tiểu thuyết gia đồng thời với Dostoevsky, về Tolstoi (1821-1910) coi cuốn Gương danh nhân. Tourguénev (1818-1883) tả đời sống dân quê Nga và đả đảo chế độ nông nô trong cuốn Récit dun chasseur (Truyện một người thợ săn kể).
[Về các nhà văn Nga, sau năm 1975, cụ Nguyễn Hiến Lê viết thêm một bộ gồm ba cuốn: Gogol, Touguéniev, Tchékov. (Goldfish)]

[5] Theo Wikipedia thì ông sinh ngày 11-11-1821. (Goldfish).
[6] Tức ba người trong số sáu anh chị em của ông. (Goldfish).
[7] Thân mẫu ông mất năm 1937. (Goldfish).
[8] Văn hào Nga, soạn kịch và viết tiểu thuyết (1809-1852). Tác phẩm: Tarass-Boulba tả dân Cosaque; Những tâm hồn chết (Les âmes morte) giọng mạnh mẽ, trào phúng, tả nông dân.
[9] Theo Wikipedia thì ông bị chứng động kinh từ hồi chín tuổi. (Goldfish).
[10] Mahomet cũng mắc bệnh đó, và mỗi khi tỉnh cơn, thường bảo các đồ đệ rằng mình đã được gặp Thượng Đế, đã sung sướng mê li và được Thượng Đế dạy bảo cho điều này điều nọ. Tâm trạng đó có thực, chứ không phải hoàn toàn do Mahomet bịa đặt để mê hoặc quần chúng.
[11] Có sách nói là tháng Chạp.
[12] Để có tiền, Dostoevsky định bán non một tác phẩm đang viết, tức Tội lỗi và hình phạt, nhưng nhà xuất bản buộc ông chẳng những phải bán cuốn đó mà còn phải bán tác quyền các tác phẩm đã xuất bản trước đó và một cuốn tiểu thuyết chưa viết nữa với giá 3.000 rúp; do vậy mà sau viết xong và giao Tội lỗi và hình phạt cho nhà xuất bản rồi, ông phải viết và giao thêm cuốn Con bạc. (Goldfish).
[13] Ông Henri Troyat trong cuốn Dostoevsky bảo phải dịch là Les démons mới đúng; nhưng nhan đề Les possédés đã quen dùng ở Pháp.
[14] Candide là một truyện có tính cách trào phùng, triết lý của văn hào Pháp Voltaire, tả một anh chàng ngây thơ cho cái gì ở đời cũng hoàn hảo cả.
[15] Truyện Chàng ngốc xảy ra trong 12 giờ, truyện Tội lỗi và hình phạt xảy ra trong một tuần và tôi nhớ hình như truyện Con bạc cũng xảy ra trong vài đêm.

An Nhien
10-13-2010, 09:28 PM
Hello huynh AB,

Có sách nào tựa đề "Gương chiến đấu ...trên giường" không vậy ?

AN rất cần để có thể đá 3, 4 sân trong 1 ngày :lol:

anbinh
10-13-2010, 09:42 PM
Đại gia An Nhiên,

Có ngay, là cuốn Tự Luyện Bát Đoạn Cẩm Thiêu Lâm đấy. :smile:

:cheers:

anbinh
10-17-2010, 05:15 PM
Một người quyết chí thắng nghịch cảnh,
Ba tháng học hết chương trình trung học
và viết 51 cuốn sách trong 18 năm


http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/JackLondon.jpg

Jack London (1876-1916)


Những danh nhân mà thiếu thời phải làm những nghề mà hồi xưa cho là ti tiện, thì ta thường thấy: Abraham Lincoln đốn củi, cày ruộng, chăn bò chó các chủ trại; Heinrich Schliemann đong rượu, cân cá, đếm khoai cho các tiệm tạp hoá; Quản Trọng làm chú bán dầu; J.J. Rousseau làm đầy tớ cho các nhà quyền quí, nhưng chưa có nhà nào như Jack London, trôi dạt khắp nơi, từ Nhật tới Alaska (miền tây bắc Gia Nã Đại), làm đủ các nghề cực khổ: thuỷ thủ phụ rỡ hàng, hải khấu, gác dan, thợ trong các xưởng, rửa chén dĩa trong các khách sạn, cọ nhà, đào vàng; có hồi đói quá phải xin ăn, bị nhốt khám. Theo Dale Carnegie thì Jack London bị nhốt khám cả trăm lần ở Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, Mãn Châu, Nhựt Bản và Triều Tiên; lần lâu nhất là ở Buffalo (Huê Kỳ) vì tội du thủ du thực. Hồi đó ông ngoài hai mươi, hết tiền, trốn trong toa xe lửa tới Buffalo, đi xin ăn từng nhà. Cảnh sát bắt ông và xử ông ba mươi ngày khổ sai. Vậy mà chỉ sáu năm sau ông nổi danh khắp xứ, được các nhà xuất bản và các nhà phê bình coi là văn hào bậc nhất đương thời.

Ông thành công đột ngột và rực rỡ như vậy chính là nhờ cuộc đời ba đào của ông, nhờ ông đã gặp được rất nhiều nghịch cảnh ấy, nghĩa là ông say mê chép thành truyện những bước gian truân của ông cùng những cảnh hải hùng của vũ trụ, những nỗi đau lòng trong xã hội. Ít khi ta thấy văn chương dào dạt nhựa sống như tác phẩm của ông.


* * *

Đời Jack London gồm hai thời kỳ, thời kỳ thứ nhất là thời kỳ hỗn độn, lưu lạc, cơ cực, vừa kiếm ăn vừa tự học; thời kỳ thứ nhì là thời kỳ thành công, tài năng phát triển, sáng tác liên tiếp.

Ông cố ông gốc gác ở Anh, qua Huê Kỳ lập nghiệp và chiến đấu anh dũng trong hàng ngũ của Washington. Than phụ ông bị thương trong trận Nam Bắc phân tranh, được giải ngũ, về nhà làm ruộng, cưới vợ, sinh một con gái tên là Eliza và sáu người con nữa; rồi goá vợ, tục huyền với cô Flora Wellman.

Jack London là con dòng sau, sanh ở San Francisco ngày 12 tháng giêng năm 1876. Cho tới hồi mười tuổi, đời sống của cậu bình thường; khoẻ mạnh, thịt chắc, ngực nở, ít đau ốm. Thân phụ cậu có hồi buôn bán thua lỗ vì bị lường gạt, nhưng làm ruộng cũng đủ ăn. Cậu lại được cô Eliza, người chị cùng cha khác mẹ, âu yếm săn sóc. Nhưng gia đình vì đông con, nên phải cần kiệm, trong nhà ít khi được ăn thịt. Sau này lớn lên, Jack London có lần thú với bạn là hồi bảy tuổi, đi học ở trường San Pecho, thèm thịt tới nỗi khi thấy bạn bè gặm xương gà xong rồi liệng xuống đất, cậu muốn lượm lên để gỡ thịt thừa, có lần cậu gắp một miếng thịt trong rổ một người đàn bà nhai ngấu nghiến, nhưng xong rồi thì biết xấu hổ và không tái phạm nữa.

Cậu sớm thích đọc sách và cũng như phần đông trẻ khác, ưa loại mạo hiểm, du lịch, như Đời Garfield (La vie de Garfield) của Paul du Chaillu, Alhambra của Washinton Irving; nhất là cuốn Signa của Ouida đã làm cho cậu tin rằng tương lai ở trong tay những người có đại đởm.


* * *

Từ năm 11 tuổi, đời Jack London bắt đầu vất vả, cô Eliza xuất giá: chồng là một đại uý già, goá vợ. Thân phụ cậu làm ăn thất bại, gia đình mỗi ngày mỗi suy. Vì không ưa lối dạy nhồi sọ của bà giáo, cậu không tấn tới, suốt ngày ở thư viện thành phố, đọc hết cuốn này đến cuốn khác, từ sử ký, du lịch, rồi chép đặc cả nhiều tập vở, tới nỗi hoá đau: mắt mờ, đầu lảo đảo.

Chẳng bao lâu cậu phải làm việc giúp nhà. Tuổi thơ của cậu tới đó là hết: dậy từ ba giờ sáng để bán báo, xong rồi mới đi học. Chiều về lại bán báo. Chủ nhật thì quét dọn cho các tiệm nước, hoặc giao nước đá cho từng nhà. Có lúc lại gác đêm cho một công ty, lượm quân ki (quille)[1] cho những người chơi say rượu. Được đồng nào cậu mang về đưa hết cho mẹ.

Năm 13 tuổi, quần áo rách rưới, lam lũ quá, cậu mắc cỡ không dám tới trường để thi tiểu học. Những phút vui nhất trong thời đó là khi mọi việc xong rồi cậu xuống một chiếc thuyền nhỏ dài độ bốn thước, giương buồm lên, thả theo bờ biển để đánh cá. Nhìn cảnh biển bao la, tâm hồn cậu lâng lâng, mơ mộng những cuộc viễn du tả trong sách, rồi chỉ muốn đâm thẳng ra khơi, theo cánh chim mà tới những nơi xa lạ ở bên kia chân trời mù mịt.

Hai năm sau, cậu không được hưởng những lúc vui ngắn ngủi đó nữa và phải vào làm thợ trong một hãng chế tạo hộp sắt để chứa đồ hộp. Xưởng là một chuồng ngựa dơ dáy, hôi hám, không cửa sổ, ánh nắng chỉ lọt vào qua khe ván. Công việc của cậu là phải coi một bộ phận máy mà chỉ vô ý một chút là đủ mất ngón tay. Tai nạn xảy ra rất thường, nhất là thợ đàn bà.

Sau này kể lại thời đó, Jack London viết:

Dù là mệt lữ đi nữa, chúng tôi chúng tôi cũng không có thì giờ ngước mắt lên, hoặc thở dài. Chỉ vô ý một giây thôi là ngón tay văng ra. Tôi may lắm mà không bị thương (). Buổi chiều bọn con trai chúng tôi được nghỉ vài phút để nói chuyện. Con gái cũng làm việc nhiều như con trai mà không được nghỉ như vậy. Ngoài những phút đó ra, chúng tôi phải chăm chú làm như bị cự hình, tới đứt gãy gân cốt được.

Sự bốc lột của chủ nhân thật tàn nhẫn. Có khi cậu phải làm đến nửa đêm, mệt quá, không còn biết gì nữa, bước về nhà như một người máy. Có lần cậu phải ngồi luôn ở máy suốt ba mươi giờ liên tiếp. Thường thì cứ 11 giờ khuya về tới nhà, ăn xong, 12 giờ đi ngủ, 5 giờ sáng dậy để 7 giờ có mặt tại hãng. Trong nhật ký của cậu, ta đọc:

Như vậy đời còn có nghĩa gì đối với tôi? Phải làm cái kiếp trâu ngựa hay sao? Tới con ngựa cũng không phải làm cực khổ như tôi (). Tôi phải làm việc trong hãng đó ba tháng hè để có tiền học trong ba tháng () tiền công rất ít, song nhờ làm thêm giờ nên tôi lãnh được năm chục đô la mỗi tháng. Nhưng tiền đó, tôi không giữ lấy một xu (). Mùa thu năm ngoái tôi rán để dành được năm đô la. Má tôi lại hãng lấy hết số tiền đó vì người có việc phải tiêu gấp. Tối hôm đó tôi muốn tự tử.

Chán nản quá, cậu bỏ nghề đó, theo một bọn hải khấu, chuyên đoạt sò ở ngoài khơi San Francisco. Nghề đó lậu thuế có thể đưa câu vô khám được lắm, nhưng bề gì cũng thú hơn là làm mọi trong xưởng đóng hộp. Cậu xin tiền người vú nuôi, mua một chiếc tàu nhỏ. Sướng quá, cậu ghi trong nhật ký:

Tôi tháo dây cho buồm khỏi căng rồi theo thuỷ triều, cho tàu trôi tới quần đảo Asperges, bỏ neo ở ngoài khơi, cách bờ vài hải lý. Mộng của tôi đã thực hiện được! Tôi sắp được ngủ trên nước, thức dậy trên nước, sống suốt đời trên nước!.


* * *

Năm đó Jack London mới mười sáu tuổi nhưng lực lưỡng nhờ bản chất, và hiểu đời ít nhiều nhờ mấy năm lăn lộn để kiếm miếng ăn, cho nên trong nghề đoạt sò chàng không thua kém ai. Cũng truỵ lạc, nóc hết ly huýt ky này tới ly khác rồi say mèm, cũng cướp nhân tình của người khác một cô cùng tuổi với chàng rồi sống với chàng như vợ chồng, cũng kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có đêm thua bạc tới một trăm tám mươi đô la mà không hề ân hận. Gì thì gì cũng còn hơn là làm như trâu mười hai giờ một ngày trong một xưởng hôi hám để lãnh mỗi giờ một cắc.

Được mấy tháng như vậy, sau một đêm say sưa chàng tỉnh dậy thấy túi thì rỗng mà tàu thì hư, không còn tiền sửa, chàng bán tàu, hùn vốn với một người khác cũng làm cái nghề bất lương đó trong ít lâu rồi bỏ luôn, xin làm lính tuần tiểu. Sự thay đổi lạ lùng nhưng dễ hiểu: chàng chỉ muốn sống hết những cảnh nguy hiểm, đã trải qua đời ăn cướp, nay muốn thử nghề bắt đồ lậu. Chàng vào hạng nhân viên phụ, không được ăn lương, chỉ được hưởng một phần tiền phạt mà kẻ bị bắt phải đóng cho ty quan thuế. Nhưng khi tàu đoan[2] rượt một tàu buôn lậu trong cơn giông tố, chàng rất sung sướng: Tôi như điên! Tàu chạy thú quá! Nó nhảy đâm vào ngọn sóng trắng xoá như một con ngựa đua. Tôi không ném nỗi nổi vui. Buồm căng, con tàu bổ nhào xuống, và tôi, một thằng người chim chích ở giữa cơn giông tố, tôi chỉ huy sự chiến đấu trong gió. Chàng luyện tinh thần chiến đấu đó để sau này thắng nghịch cảnh trong nghề cầm bút.

Chàng uống rượu dữ, say bí tỉ không biết bao nhiêu lần, có lần liên tiếp ba tuần lễ. Người ta đã tưởng chàng truỵ lạc thành con người bỏ đi. Nhưng rồi một hôm chàng biết nghĩ lại. Lần đó, chàng say quá, té xuống nước, dòng nước cuống chàng ra biển. Chàng hồi tỉnh lại, lờ mờ hiểu tình cảnh, đập chân đập tay cho khỏi chìm. Trong khi để mặc cho dòng nước trôi đi, chàng bỗng cảm thấy tủi nhục cho cái đời mình mà trào lệ, muốn tự tử và trước khi tự tử, chàng hát lên một điệu lìa đời. Chàng nằm ngửa trên nước mà ngó sao lấp lánh trên trời và hát hết khúc này đến khúc khác, toàn một giọng ai oán cho tới sáng thì chàng tỉnh hẳn, lạnh muốn cóng tay chân, không đủ sức lội vào bờ nữa. Một người đánh cá vừa kịp vớt được chàng. Từ đó chàng bớt uống rượu.

Một lần chàng bị một tên buôn lậu Trung Hoa bắt được trói lại, quẳng lên một đảo hẻo lánh; may phúc chàng tự gỡ trói trốn thoát được trước khi nó về. Truyện đó sau chép lại trong cuốn Le mouchoir jaune (Chiếc mùi xoa vàng) tả đời nguy hiểm của bọn lính tuần biển.

Sau vụ đó, chàng xin nghỉ, đổi qua làm thuỷ thủ trong một chiếc tàu chạy dọc theo bờ biển Nhật Bản và biển Behring (ở phía bắc Thái Bình Dương). Chàng siêng năng làm đủ các công việc nặng nhọc trong tàu, có thì giờ thì đọc sách, nhận xét bạn bè và đủ các hạng người mà chàng gặp. Lần đầu tiên đặt chân lên Yokohama, chàng thán phục dân tộc Nhựt đã tiến hoá rất mau, trong hai mươi năm đã xây dựng được những châu thành tối tân và đông đúc bực nhất thế giới.

Về tới nhà, bao nhiêu tiền bạc dành dụm được chàng đưa hết cho cha mẹ, muốn xin làm thuỷ thủ trong một chiếc tàu đi nam Thái Bình Dương, mà không gặp chiếc nào, nên ở lại San Francisco để kiếm việc khác.


* * *

Vì phải kiếm tiền gắp để nuôi nhà, chàng xin vô làm trong một xưởng dệt. Và lần này chàng nhất định đem hết tâm lực ra yêu công việc, để cho người ta thấy rằng công nhân cũng có người đáng trọng.

Lúc rãnh chàng ra thành phố để đọc sách, đọc rất kỹ, nhận thấy các du ký và truyện phiêu lưu viết rất nhạt nhẽo, so với những cảnh chàng đã mục kích, so với cuộc đời chàng đã sống thì không có nghĩa gì cả. Chàng bắt đầu có một ý thức về giá trị của mình.

Cũng vừa đúng lúc đó, thân mẫu chàng đọc trong báo San Francisco Call tin tức về một cuộc thi văn nghệ. Bà thúc đẩy con dự thi. Làm việc mười giờ một ngày ở xưởng, chàng mệt quá rồi, nhưng cũng rán chiều lòng mẹ, song còn do dự không biết nên viết truyện gì. Bà cụ bảo: Con thử viết một truyện gì về biển cả hoặc về Nhựt Bản xem sao. Đêm đó Jack London suy nghĩ rồi năm giờ rưỡi sáng, lấy một tập vở, viết một hơi tới bữa cơm trưa, trên cái bàn nhỏ kê trong bếp. Bài dự thi hạn là hai ngàn tiếng, chàng đã viết quá số đó mà mới hết nửa câu chuyện. Đêm hôm đó, chàng viết nốt, được thêm hai ngàn tiếng nữa; rồi đêm sau, chàng sửa chữa, tóm tắt lại cho không quá số hạn định.

Ít lâu sau, chàng ngạc nhiên thấy báo tuyên bố kết quả bài Một cơn bảo ngoài khơi biển Nhựt Bản được giải nhất mà những người được giải nhì và ba đều là những sinh viên đại học. Thân phụ chàng hãnh diện, và chàng vui quá, mất ngủ trong một thời gian. Chàng lãnh được hai mươi lăm đô la, mà tiền công cả tháng ở xưởng dệt chỉ có bốn chục đô la. Chàng tự tin, thầm cảm ơn tác giả cuốn Signa hồi nhỏ đã dạy cho chàng bài học này: hễ đại đởm thì thành công. Đúng, phải có đại đởm nói cho đúng phải tự tin thì mới làm nên sự nghiệp, nhưng đức đó chưa đủ, Jack London viết thêm vài truyện nữa gởi cho tờ San Francisco Call và thất bại liên tiếp. Bài Một cơn bảo ngoài biển khơi Nhựt Bản kỹ thuật chưa được già giặn, nhưng lời văn có chỗ vừa hùng vừa đẹp nhờ tài quan sát và óc mỹ quan của tác giả, như đoạn dưới đây:

Trong boong tàu, gió thổi mạnh lạ lùng (), nó dựng đứng lên, y như một bức tường, làm cho ta đứng không vững mà lảo đảo muốn té, và những ngọn sóng ghê gớm làm cho ta ngạt thở () đêm tăm tối thành thử công việc của chúng tôi khó khăn hơn. Nhưng, mặc dù không có ánh sao ánh trăng nào xuyên qua được đám mây đặc nó chạy trốn trước cơn giông, hoá công cũng giúp chúng tôi được một chút. Một ánh sáng êm đềm phát từ mặt biển gào thét dữ dội, vì trong những ngọn sóng mạnh mẽ, hàng tỉ tỉ những vi ti vật chiếu ra, những điểm lân quang nhỏ rực rỡ như muốn bao phủ chúng tôi như một trận lụt lửa. Ngọn sóng càng dưng lên thì càng mỏng đi, cong lại, sẵn sàng để tan vụng ra. Nó gầm lên, đập vào bao lơn tàu, đánh văng thuỷ thủ ra khắp phía và trải lên tàu một lớp ánh sáng, khi nó rút lui, những mảnh nhấp nhánh rung rung vương lại trong các kẹt, rồi một ngọn sóng khác lại quét hết cả đi để chiếm chỗ những mãnh đó.

Năm đó ông mười tám tuổi.

Sau ông lại đổi nghề để kiếm thêm tiền, vào làm một nhà máy điện, lại bị thiên hạ bóc lột. Phải làm những công việc nặng nhọc nhất, gấp hai người phu thường, mà mỗi tháng chỉ nghỉ được một ngày. Ông mệt tới nỗi, buổi tối lên xe điện về nhà, ông ngủ trên xe, đến nơi mà không hay, người ta phải đánh thức ông dậy, rồi đỡ ông xuống xe vì ông đứng không nổi. Về tới nhà, ông vừa nhai bánh vừa lim dim, ăn xong lăn ra ngáy, người thân phải thay quần áo cho rồi khiêng lên giường. Chịu không nổi, ông xin thôi. Nghỉ ít lâu và ngày đầu ngủ một giấc luôn hai mươi bốn giờ.


* * *

Kế đó là thời kỳ lang thang. Nạn thất nghiệp đang lan tràn khắp Huê Kỳ. Vài người như Kelly và Coxy hô hào bọn thất nghiệp hợp nhau thành từng đoàn ở mỗi châu thành rồi tiến tới Washington bằng mọi cách đi nhờ xe lửa, nhờ ghe, nhờ xe, hoặc đi bộ. Đoàn này nhập với đoàn khác, mỗi ngày một đông, định đóng trại ở thủ đô, chiếm các công viên, công trường, nằm ăn vạ cho tới khi nào chính phủ kiếm cho có công ăn việc làm mới thôi. Những đoàn như vậy tất nhiên không có kỷ luật, tới đâu phá phách đó, dân chúng phải nuôi họ, đôi khi tặng tiền lộ phí cho nữa để tống khứ họ đi cho mau.

Jack London nhập bọn ngày 6-4-1894, sau khi nhận một số tiền của chị, là cô Eliza. Ông sống chung với bọn thất nghiệp, lúc hết tiền, đói quá, cũng ăn xin như họ. Nhưng trong mấy tháng màn trời chiếu đất, thất thiểu suốt Bắc Mỹ từ tây qua đông đó, ông đã thấy biết bao cảnh rừng núi chót vót, đồng nội bao la, gặp biết bao hạng người trong các giới, người ta gọi họ là cặn bã của xã hội, nhất thiết ông đều ghi trong óc để sau này viết sách.

Nửa đường ông bỏ đoàn, đi một mình tới Washington nhờ một chút tiền thân mẫu gởi theo. Tại Washington ông tò mò vào coi một sòng bạc, thình lình lính lại bổ vây, ông nhảy qua cửa sổ trốn thoát.

Nhưng sau đó ông bị bắt gần thác Niagara, nhốt khám vì tội du thủ du thực (ông kể lại những cực khổ thời đó trong cuốn Con đường La route). Ở khám ra, ông lại Nữu Ước, hành khất để độ nhật, suýt bị nhốt khám lần nữa vì vô gia cư, nhưng nhờ khéo tán, khéo kể những chuyện, tả những cảnh Nhựt Bản cho viên cảnh sát nghe mà viên này chẳng những quên bổn phận của mình lại còn tặng ông tiền uống rượu cho ấm bụng nữa. Trong thời gian trôi giạt ở Boston, Gia Nã Đại, ông được thấy bao vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ tráng lệ của đô thị, nhưng cũng chịu biết bao nỗi đói rét, có đêm lạnh quá, không nằm ở công viên được, phải xin vô khám ngủ. Ông phiêu bạt như vậy một là để kiếm việc làm, hai là để biết xứ lạ, sau thấy làm cách nào cũng chỉ đủ miếng ăn là may, mà quần áo và giày rách quá, không thể chịu được nữa, ông đành trở về San Francisco.


* * *

anbinh
10-17-2010, 05:30 PM
Jack London (1876-1916)


Cũng may lúc đó gia đình ông qua cơn túng bấn. Thân phụ ông làm sở Cảnh sát, đủ bao bọc cả nhà. Ông xin người nối lại việc học, xin được vô trường Trung học Berkely, mặc dầu đương giữa niên khoá. Ông đóng cửa để học suốt ngày, có khi suốt đêm, nhất định thi vô đại học. Khi nào mệt quá ông gục đầu trên bàn học để ngủ, rồi tỉnh dậy học tiếp cho tới sáng, làm cho láng giềng phải ngạc nhiên sao nhà ông để đèn suốt thâu đêm. Vừa học vừa viết truyện đăng báo của trường, thành thử ông vốn vạm vỡ mà sau mấy tháng, da tái mét, mắt thâm quầng, sức mạnh sút trông thấy. Nhất là ông vừa học vừa hoạt động cho đảng Xã hội mà ông mới gia nhập, tổ chức các mít tinh, diễn thuyết trước công chúng. Báo chí mạt sát ông, cảnh sát mấy lần bắt ông và hiệu trưởng trường trung học ghét ông. Gần cuối năm đó, Jack Lonlon lại phải đi làm kiếm thêm tiền chi tiêu, hoặc gát cổng, hoặc chuì rửa nhà cửa. Ông thấy tương lai còn xa lắc: hai năm trung học rồi bốn năm đại học cộng là sáu năm, mà tuổi đã 20 mươi, không thể trông mong ở sự giúp đỡ của gia đình lâu như vậy được. Ông quyết định học nhảy, bỏ trường công, xin bà Eliza một số tiền vô học một trường tư để trong bốn tháng có thể thi vô đại học. Trong năm tuần lễ ông học ngày học đêm rồi một hôm viên hiệu trưởng trường tư không dám nhận ông nữa, vì ông học tấn tới quá, sợ hiệu trưởng trường công sẽ ghen và làm khó dễ. Ông bất bình, không thèm nói năng gì bước ra liền, về nhà học lấy, và thi vào đại học, đậu[3].

Ở đại học, Jack London muốn chuyên luyện văn chương, không thích lối dạy của các giáo sư, vì những vị này chỉ chú trọng tới ngữ pháp, không biết hướng dẫn tài năng của mỗi sinh viên, nên ông phải đọc thêm rất nhiều và đồng thời tập viết đủ loại: truyện ngắn, thơ, văn trào phúng, tuỳ bút, tiểu luận

Lúc đó ông đã có chủ trương rõ rệt là muốn viết văn thì trước hết phải sống, sống mãnh liệt. Ông bảo một người bạn: Trong óc anh chưa có gì để kể lại đâu. Đi nhiều và học trong đời như tôi đã học. Bất kỳ ai cũng có thể viết đúng ngữ pháp được, nhưng điều cốt yếu là phải biết diễn tả một cái gì sống (). Tôi cam đoan với anh rằng tôi không khi nào thiếu đề tài để viết (). Những cảnh đời ta đã trải, dù ghê gớm đến đâu cũng có cái đẹp của nó. Rồi ông nói thêm, giọng áo não: Tuy vậy, tôi không cầu cho con tôi tập vào đời một cách khổ cực như tôi.

Quan niệm đó đúng, nhưng ông lại chưa luyện được một lối hành văn mà lại khinh thường ngữ pháp, nên các bài ông viết không báo nào chịu đăng. Ông buồn rầu nhưng không thất giọng, đọc lại truyện ngắn được tờ San Francisco Call thưởng mấy năm trước để tìm nguyên nhân tại sao lần đó thành công mà lần này thì thất bại. Ông thấy lỗi tại ông dùng một lối văn quá trừu tượng, mà phương pháp diễn tả chưa hoàn hảo.

Ông xin vô làm trong một tiệm giặt để kiếm ăn, ít lâu sau ông bị đuổi vì một lý do rất lạ lùng: ông tìm được một cách giặt ủi ít mệt mà nhiều kết quả, có thể vừa làm việc vừa đọc sách được. Ai cũng nhận cách đó là tiện lợi, nhưng người ta không ưa những người thợ có sáng kiến và ông thất nghiệp một lần nữa.


* * *

Thì vừa nhằm lúc ở Mỹ có phong trào đua nhau lên miền Klondike ở Alaska để đào vàng. Năm đó là năm 1897, Jack London tìm một người hoặc một công ty nào chịu mướn ông mà không ra, thì may người anh rể ông, đại tá Shepard tức chồng bà Eliza ngỏ ý muốn hợp tác với ông, kẻ công người của. Bà Eliza đem cầm cố ngôi nhà được vài trăm đô la đưa cho chồng mua sắm thức ăn, vật liệu và ngày 25-7-1897 hai anh em xuống tàu Umatilla, tiến lên miền tây bắc. Tới bãi biển làng Dyea, hai người nhập bọn với ba người nữa, chia nhau khuân vác tới Sheep Camp, vì không đủ tiền mướn bọn da đỏ. Từ Sheep Camp bắt đầu con đường nguy hiểm nhất, tức lối mòn Chilcoot mà nhiều người đã đặt tên là đường địa ngục. Đại tá Shepard già yếu, không dám tiến, trở về San Francisco, và London phải khuân một mình những dụng cụ đại tá để lại. Có một khúc đường dài năm cây số rưỡi, ông phải vác 80 kg mà đi bốn lần, về bốn lần trong một ngày; tính ra ngày đó ông đi trên 40 cây số mà trên hai chục cây số phải vác nặng. Rồi phải lội qua những con sông đóng băng, qua những đồng lầy, bùn ngập tới đầu gối, leo những đường núi dốc ngược, không có chỗ đặt chân. Nguy hiểm nhất là lúc qua sông Sixty Mile. Ở Box Canyon sông rộng bốn trăm thước, mà chỗ đó chỉ hẹp 24 thước, nước chảy băng băng giữa hai thành núi cao, dựng đứng như bức vách, thành những xoáy nước sâu hun hút, trong tiếng vang động ầm ầm của gió và sóng. Hàng trăm người cũng đi tìm vàng đứng trên bờ mà ngó, vẻ sợ hiện trên mặt.

Nhưng Jack London nhất định cho thuyền qua để được lợi hai ngày mà tới Klondike cho kịp lúc tuyết chưa đổ, băng chưa đóng. Cả bốn người uống rượu cho say rồi đẩy thuyền ra giữa dòng; thuyền chơi vơi lảo đảo, mấy lần suýt đắm, suý đâm vào bờ đá mà tan tành ra từng mãnh. May, London lái được cho xuôi dòng, rồi ghé vào bờ ở mạn dưới.

Trung tuần tháng mười, bọn ông tới miền Klondike, và bắt đầu cắm đất tìm vàng. Nhưng chưa đào được thì ông mắc bệnh hoại huyết do thiếu sinh tố C. Ông ăn toàn đồ hộp mà miền đó không có một ngọn rau. Ông phải vào nhà thương dưỡng bệnh, rồi đầu hè, khi băng bắt đầu tan, ông bỏ mộng kiếm vàng, trở về cố hương, và hay thân phụ ông đã mất. Nhưng một năm mạo hiểm đó không phải là uổng. Tôi đã nói Jack London là người biết lợi dụng nghịch cảnh: nhờ sống ở miền băng tuyết, mà sau ông viết được hai truyện danh tiếng: truyện Tiếng gọi của rừng (Lapel de la forêt) trong đó con chó Buck đóng một vai trò quan trọng, chính con chó tinh khôn ông đã thấy ở miền Klondike; và truyện Đứa con của chó sói (Le fils du loup) tả những cuộc xung đột tàn bạo giữa người da đỏ và người da trắng, những hiềm khích, ghen ghét, thù oán giữa người da trắng với nhau vì tham vàng mà tán tận lương tâm.


* * *

Năm đó ông đã hai mươi hai tuổi mà vẫn chưa có nghề gì trong tay, vẫn thỉnh thoảng phải nhờ bà Eliza chu cấp. Bà tuy khác mẹ với ông mà mến ông hơn em ruột, gần như con. Một người bạn gái khuyên ông kiếm một chân thư ký. Ông bất bình, tuyệt giao, mặc dù biết rằng cô đó thật tình thương ông, rồi kể lể tâm sự với một người thân:

Nếu tôi nghe lời cô ấy thì bây giờ tôi đã thành một thư ký của một luật sư nào đó, lãnh mỗi tháng bốn chục đô la, hoặc một nhân viên hoả xa, một anh chàng cạo giấy. Tôi có quần áo lạnh, tôi đi coi hát, tôi vô một hội vô nghĩa lý, tôi giao thiệp với một nhóm anh em vui vẻ, nói năng như họ, suy nghĩ như họ, hành động như họ, tóm lại, bao tử tôi được đầy, thân tôi được ấm, óc tôi khỏi lo, lòng tôi khỏi chua chát, không có tham vọng gì quá đáng mà cũng chẳng ham muốn gì, trừ cái ham muốn sắm đồ đạc và cưới vợ. Và tôi sẽ mãn nguyện được sống như một thằng múa rối. Cô đó sẽ yêu tôi, nhưng ít hơn bây giờ. Vì tôi không chịu làm một người thợ, vì tôi chứng thực trí óc tôi hơn bực trung bình, vì tôi khác phần đông những người trong giới tôi, vì những lẽ đó mà cô ấy để ý đến tôi. Nếu sau này tôi vượt lên trên mọi người thì không ai vui sướng bằng cô ấy. Nhưng bây giờ đây, thì cô ấy khuyên tôi đừng nghĩ gì đến thành công, muốn cho tôi sa lầy trong cái hạnh phúc của một đời sống thú vật. Học để làm gì kìa? Đọc một bài thơ hay có thú gì đâu? Cô ấy không hề tìm cái vui đó, mà những anh Tom, anh Dick, anh Harry chẳng biết cái vui đó và rất mực sung sướng đấy. Luyện trí tuệ để làm gì kìa? Có cần thiết gì cho hạnh phúc đâu? Không, tôi không thể thoả mãn về những câu chuyện nhạt nhẽo, về những truỵ lạc nho nhỏ, những cái phù phiếm ti tiện đó được mà lẽ ra nó làm cho tôi mãn nguyện được chứ vì nó đã làm cho anh Tom, anh Dick, anh Harry mãn nguyện.

Nếu ngày nào má tôi mất mà tôi phải sống ở Oakland này với những điều kiện như vậy, ngồi bôi nguệch ngoạc trong một phòng giấy thì tôi sẽ tự cứa cổ cho xong cái kiếp nợ này đi.

Đói, đói! Từ cái ngày tôi chỉ tuân theo cái luật của bao tử, không còn biết luật lệ nào khác mà ăn cắp một miếng thịt, cho tới bây giờ, tôi lúc nào cũng thấy đói, hết cái đói về dinh dưỡng thì tới cái đói về tinh thần! Nhưng cô ấy không hiểu được tôi đâu. Mà cô ấy cũng chẳng bao giờ rán tìm hiểu tôi cả.

Và ông tiếp tục sống cái đời mà người ta cho là ti tiện, ai mướn làm cái gì cũng nhận, làm phu phen, quét tước, coi nhà, có lúc ôi chua xót lại làm người kiểu cho một hoạ sĩ nữa. Và vẫn tiếp tục viết, lần lần có nghệ thuật hơn, vì ông hiểu rằng nghệ thuật tự hạn chế là thuật khó nhất trong nghề viết văn: có cái gì để diễn tả, chưa đủ; phải biết cách diễn tả cho đừng rườm, cho mạnh mẽ mới được. Kết quả là hai tác phẩm: Người trên đường mòn (Lhomme sur la piste) và Tĩnh mịch trắng (Silence blanc) được báo đăng và độc giả rất khen ngợi.

Thắng lợi đó kích thích ông. Ông nghiên cứu nghệ thuật viết của Kippling, nhà văn ông ngưỡng mộ nhất, và cấm cổ viết, nhất định viết mỗi ngày một ngàn tiếng, mỗi tuần sáu ngày. Trong một bức thư cho bạn, ông khoe:

Tuần trước tôi viết dư một ngàn mốt tiếng, hôm nay tôi viết dư được một trăm bảy mươi hai tiếng, nhưng không vì vậy mai tôi viết bớt đi, trái lại khi nào tôi viết ít mà hoá chậm trễ thì hôm sau tôi làm việc tăng lên. Tôi tin chắc rằng viết theo cách đó thì hay hơn mà được nhiều hơn là viết không đều, tuỳ hứng.

Victor Hugo, Balzac và nhiều văn hào khác nữa khắp thế giới tất nhận lời đó là đúng. Không thể tuỳ hứng được, không thể cho cái hứng sai khiến được, phải sai khiến nó. Dù không viết cũng ngồi vào bàn, rồi bắt nó tới. Jack London ghét cái đời công chức, nhưng ông viết văn đều đều như một công chức. Đó là một bí quyết thành công của ông. Ít lâu sau, viết đã quen, ông viết tăng lên mỗi ngày ngàn rưỡi, có ngày hai ngàn tiếng. Và mỗi ngày phải sửa từ 16 đến 46 trang ấn cảo nữa. Tôi tính ra mỗi giờ sửa nhiều lắm 15 trang ấn cảo. Như vậy mỗi ngày ông phải làm việc một ngày bao nhiêu giờ để xong hai công việc đó. Viết văn đâu phải là việc nhẹ nhàng như việc cạo giấy; mà lại làm đều đều như vậy hàng chục năm. Đáng kính chưa? Trách chi con người vạm vỡ như vậy mà mới bốn mươi bốn tuổi đã lìa đời! Có ai đọc tiểu thuyết của London mà thương khóc London không?


* * *

Danh ông đã có mà tiền cũng bắt đầu vô; trước kia hai ngàn tiếng, người ta trả ông 25 đô la, bây giờ một ngàn tiếng ông được lãnh 20 đô la. Ông hoan hỉ, viết thư cho bạn: càng có nhiều tiền tôi càng sống mãnh liệt.

Bây giờ ông mới nghĩ tới việc lập gia đình. Ông cưới cô Elizabeth Maddern một cách chớp nhoáng, quyết định trong một hai ngày, rồi chịu khổ trong năm năm. Vì tánh tình hai người không hợp nhau.

Cưới xong ít lâu, ông qua Anh để điều tra chiến tranh giữa nước Anh và dân Boers ở Nam Phi, và viết phóng sự về đời sống tối tăm, cực khổ của dân nghèo ở London. Ông ăn ngủ với hạng bần dân có trong khu vực East End mà ông gọi là địa ngục trần gian.

Ở Anh ông qua chơi Pháp, Đức, Ý. Rồi trở về Mỹ viết ba cuốn làm cho giới văn nghệ ngạc nhiên: Những đứa con của miền băng giá (Les enfants de la terre glacée), Cuộc tuần du của chiếc Dazzles (La croisière du Dazzles), và Cô con gái của xứ tuyết (La fille de neiges). Báo chí ca tụng ông là Kippling của Mỹ.

Ít lâu sau, cuốn Tiếng gọi của rừng[4] tác phẩm có giá trị nhất của ông ra mắt độc giả. Nhưng ông chỉ lãnh được có hai ngàn đô la, mà nhà xuất bản chắc lời gấp trăm số đó vì tác phẩm được dịch ra hai chục thứ tiếng và đã bán được hai triệu cuốn.

Năm 1904, tình hình giữa Nga và Nhựt căng thẳng, tờ San Francisco Examiner biết trước thế nào cũng có chiến tranh, yêu cầu Jack London qua Nhựt làm đặt phái viên cho báo. Ông nhận lời. Xuống tàu Sibéria trước khi chiến tranh nổ.

Tới Moji, một điểm quân sự, ông bị nhà cầm quyền Nhựt giữ lại điều tra, rồi gởi về Kokura để điều tra thêm; rốt cuộc ông bị giam, máy chụp hình bị tịch thu, viên đại sứ Huê Kỳ ở Tokyo phản đối, công an Nhựt phải thả ông.

Sau nhiều gian nan ông tới được Séoul, kinh đô Triều Tiên, nơi đó đại đội đầu tiên của Nhựt đóng binh. Tướng Nhựt tiếp đãi ông nhã nhặn, phái năm sáu người theo hầu ông, nhưng không cho ông làm được việc gì cả, bài viết phải đưa họ kiểm duyệt, hình chụp cũng vậy và ông không được ra khỏi châu thành ngoài hai cây số. Nhưng ông cũng có dịp nhận xét tâm lý dân tộc Nhựt mà cảnh cáo người Mỹ: Cái hoạ Nhựt Bản về kinh thế không đáng lo bằng cái hoạ về chiến tranh. Nếu họ thắng Nga, thì họ sẽ kiêu căng lắm, mà những người da trắng sẽ khó sống trên đất họ.

Trong khi ông ở Triều Tiên thì bà vợ ở San Francisco đưa đơn xin ly thân, nhờ trưởng toà niêm phong gia sản cùng thư viện của ông. Cố giấu nỗi khổ tâm, ông cặm cụi viết cuốn Nanh trắng (Croc blanc). Cũng may ông được một thiếu nữ, cô Charmian, mến tài, hiểu lòng và an ủi ông; và cuối năm 1905, khi toà tuyên phán ly dị, ông làm lễ thành hôn với cô. Lần này ông thành công trong hôn nhân, hai ông bà tâm đầu ý hợp. Hồi sắp cưới, ông viết một bức thư dài bốn năm trang giấy, kể lể tâm sự:

Nếu cô không hiểu tôi nữa thì đời tôi sẽ hỏng, vì luôn luôn tôi hi vọng thực hiện một ý muốn xa xôi, mờ mờ. Ông phàn nàn là từ trước sống một đời như cô độc, không tỏ tâm sự với ai, không gặp được người tri kỷ, có thể cùng với ông than thở khi nghe bản nhạc hay, đọc một bài thơ đẹp; một người vừa biết sống trong thực tế mà vừa yêu cái thế giới tưởng tượng, nhận thấy những nỗi khổ của nhân loại mà mơ ước một xã hội hoàn thiện hơn.

Hai ông bà qua đảo Jamaique hưởng tuần trăng mật, rồi trở về Glen Ellen, sống trong một biệt thự, ông lại viết đều đều, phần nhiều là những tác phẩm có tính cách xã hội như cuốn Gót sắt (Le talon de fer), cuốn Con đường (La route). Cả hai cuốn đều bị chỉ trích, cuốn trên vì lời tiên đoán buồn thảm quá, cuốn dưới vì tả xã hội bằng những nét hiện thực tối tăm quá.


* * *

Năm 1907, ông thuê đóng xong một chiếc tàu đặt tên là Snark, tính tháng mười sẽ đi Hawai, lênh đênh trên biển miền nam Thái Bình Dương, ghé Samoa, Tasmanio, Nouvelle Zélande châu Úc, Nouvelle Guinée, Phi Luật Tân, Nhựt Bản, Triều Tiên, Trung Hoa, Ấn Độ, rồi về châu Âu, thăm Đức, Áo, Nga, để nhận xét và tả đời sống hoạt động của nhân loại.

Chương trình du lịch của ông là bảy năm. Trong hai năm đầu, nằm dưới tàu ông viết được những cuốn: Chuyến đi của tàu Snark (La croisière du Snark), Martin Eden, truyện một chiến sĩ xã hội, Mạo hiểm (Aventures) tả đời sống ở quần đảo Salomon, Truyện biển miền nam (Les récits des mers du sud), Dòng dõi kiêu hãnh (La maison de la fierté) gồm những truyện về đảo Hawai, Bình minh rực rỡ (Radieuse aurore).

Tới Hawai, hai ông bà phải ngưng cuộc du lịch vì ông mắc một bệnh lạ: tay phù lên, lớn gấp hai, tróc một lớp da dày gấp sáu bảy lần lớp da thường. Móng chân cũng mọc ra rất nhanh và dày. Các y sĩ chuyên môn cho là một bệnh thần kinh, khuyên ông bớt làm việc tinh thần. Ông bà phải về Mỹ, lập trại ở Glen Ellen.

Nghỉ ngơi ít lâu, ông lại thèm gió biển, xuống một chiếc tàu đi xuống hải giác Horn ở cực nam châu Mỹ. Thời sướng nhất của ông là những tháng lênh đênh trên biển, nằm dài ở boong tàu đọc sách, đọc chán thì viết. Trong năm tháng đó, ông viết được ba cuốn: Thung lũng trăng (La vallé de la lune), Cuộc nổi loạn của Elsineur (La mutinerie dElsineur) và John Barleycorn mà nhiều chương là tự truyện của ông.

Nhiều thanh niên mới cầm bút gởi tác phẩm nhờ ông phê bình và chỉ giáo. Ông trả lời một người:

Có cái gì để mà nói, điều đó chưa đủ, còn phải rán diễn ý của mình một cách khéo léo nhất, hấp dẫn nữa (). Nếu cần tập sự năm năm mới thành một người thợ rèn giỏi, một nghề tương đối dễ - thì phải cần bao nhiêu năm làm việc dữ dội, mười chín giờ một ngày, nghiên cứu về hình thức, về cách diễn, về nghệ thuật và cách luyện nghệ thuật, để cho một người có thiên tư, có cái gì để mà nói, thành được một nhà văn có tên tuổi trên văn đàn? Cậu mới hai mươi tuổi, làm sao có đủ thì giờ luyện tài được. Cậu phải nhận rằng cậu mới học độ năm tháng nay (). Sự học nghề của cậu chưa bắt đầu mà, chứng cứ là bản thảo cậu gởi cho tôi đó; nếu cậu đọc những sách báo đương xuất bản thì sẽ nhận thấy ngay rằng truyện cậu viết không thể đăng được.

Ta thấy càng từng trải, càng về già ông lại càng trọng hình thức, và bài học đó ông đã phải dò dẫm tìm lấy trong khoảng mười năm.

Mùa xuân năm 1914, khi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ không tránh khỏi, Jack London được một tờ báo mời làm thông tín viên. Ông vui vẻ nhận lời, hy vọng sẽ viết được nhiều bài tường thuật có giá trị. Trước khi ra chiến trường, ông đi thăm các cơ quan quân đội, thốt lên lời này:

Nếu người ta áp dụng cách tổ chức, cùng nhau phát minh khoa học để cải thiện nhân sinh, chứ không phải để chém giết nhau thì thế giới này sẽ đẹp biết bao!. Thấy sự tàn phá ghê gớm của bom đạn, ông không tin rằng có đại chiến giữa các cường quốc, vì theo ông, không dân tộc nào ngu dại tới nỗi tự tử bằng cách dùng súng ống để giải quyết những xích mích với một dân tộc khác, ông còn ngây thơ mà tuyên bố rằng nghề đi lính sẽ yên ổn hơn nghề làm thợ: nghề làm thợ còn thường bị tai nạn về máy móc chứ đi lính thì không bao giờ phải bắn nhau vì không có đại chiến nữa.

Không một dân tộc nào muốn chém giết nhau cả, những kẻ gây chiến để thủ lợi thì vẫn còn, mà dân chúng thì răm rắp theo họ, và ít tháng sau đại chiến nổ ở châu Âu. Lúc đó Jack London đau bao tử, mất ngủ, về trại dưỡng sức.

Thấy đảng Xã hội bất lực, ông tuyên bố ra khỏi đảng rồi xuất bản thêm cuốn Hải báo (Loup de mer).

Năm 1916, sức ông mỗi ngày mỗi suy, mà ông vẫn tiếp tục viết. Bệnh bao tử nặng quá, không sao chữa được, ông mê man rồi tắt thở ngày 21 tháng 11, để lại bản thảo cuốn Cherry chưa viết xong.

Trước khi chết ông viết thư cho một bạn thân, bác sĩ Ecrison, dặn dò những lời cuối cùng: Hoả tán là cách độc nhất thích nghi, hợp lý và đoan chính để cho đời khỏi bận về ta (). Như vậy cũng tiện cho con cháu nữa. Tại sao để cho thể xác thối nát của ta làm xấu cảnh thiên nhiên đi ()? Vả lại đọc sử ta chẳng thấy rằng bao nhiêu những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn sau khi chết đều thất bại cả ư? Trong các Kim tự tháp, vua Ai Cập chỉ lưu lại cho ta ít di tích để bày trong các viện bảo cổ, chứ có gì khác đâu?.

Những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn thì tất phải thất bại, nhưng những gắng sức vị tha trong lúc sống thì bao giờ cũng thành công. Còn thanh niên, thì tên ông còn nhắc tới, và những tác phẩm của ông như Tiếng gọi của rừng, Đứa con của sói, Nanh trắng, Truyện biển miền nam còn được trân tàng trong mỗi tủ sách gia đình vì ai cũng nhận ông là một trong số các nhà văn có công nhất với bọn trẻ: ông đã dạy họ bài học can đảm, mạo hiểm, kiên nhẫn, thương người trong những truyện mà nghệ thuật hấp dẫn rất cao.


__________________________________________________ __

Chú thích:

[1] Một khúc gỗ tròn, dài dựng đứng trên đất, người chơi lăn những cục tròn để lật những quân ki đó.
[2] Đoan (douane): quan thuế, hải quan. (Goldfish).
[3] Theo Wikipedia thì ông thi đậu vào Đại học California tại Berkeley vào năm ông 19 tuổi. (Goldfish).
[4] Nhan đề của nguyên tác là The Call of the Wild, bản Pháp dịch của Louis Postif là Lappel de la forêt và bản Việt dịch của Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương là Tiếng gọi nơi hoang dã. (Để khỏi rườm, tôi chỉ chú thích tên tác phẩm tiêu biểu này thôi). (Goldfish).

anbinh
10-24-2010, 09:56 PM
VOLTAIRE

Một ông vua không ngôi



http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/voltaire.jpg

Voltaire (1694-1778)


Có sách chép rằng bà Nhan thị trước khi sanh ra Khổng tử, nằm mộng thấy một con kỳ lân nhả tờ ngọc thư có hàng chữ: Thuỷ tinh chi tử, kế suy Chu vi tố vương, nghĩa là con của Thuỷ tinh, nối nhà Chu đã suy mà làm vua không ngôi. Chuyện đó tất nhiên khó tin mà dù có thực chăng nữa thì cũng chỉ có thân quyến và môn đệ của Khổng tử mới coi ông như một ông vua không ngôi, chứ những người khác ở đương thời, nhất là những người ở ngoài nước Lỗ không trọng ông tới bực đó. Chả vậy mà có lần cả đoàn thấy trò Khổng phải bơ vơ ba năm trường từ Trần sang Thái, cơ cực đến nỗi ông phải thốt ra lời trào phúng mỉa mai này với môn đệ: Chúng mình như một bầy không phải trâu, không phải cọp, lang thang trong sa mạc. Ông mất non ba trăm rưỡi năm, tới thời vua Hán Vũ Đế dân Trung Hoa mới tôn sùng ông vào hàng Vạn thế sư biểu.

Một triết gia khác ở phương Tây may mắn hơn ông nhiều, ngay khi còn sống đã được dân chúng châu Âu tặng cái mỹ hiệu là ông vua không ngôi, vua Voltaire, rồi sau khi chết lại được phương Tây dùng tên mình để chỉ một thế kỷ, thế kỷ Voltaire, tức thế kỷ XVIII. Chính Victor Hugo già nửa đời chỉ mong tên mình được dùng để thay tên Paris mà không được, cũng phải nhận rằng Voltaire tiêu biểu cho cả thế kỷ XVIII. Thật là từ xưa tới nay chưa một văn hào được những vinh dự như vậy. Mà xét học thuyết của Voltaire, đức hạnh của Voltaire thì ta thấy chẳng những kém xa Khổng tử mà còn kém xa cả nhiều triết gia châu Âu đương thời như Montesquieu, Rousseau, Kant, Adam Smith... thế thì nguyên do tại đâu mà Voltaire được ngưỡng mộ lạ lùng như vậy?


* * *

Muốn hiểu đời ông vua không ngôi đó, ta nên biết qua tinh thần của thế kỷ XVIII.

Nhiều sử gia gọi thế kỷ đó là thế kỷ cuối cùng của chế độ quân chủ ở châu Âu. Nhận xét đó rất đúng. Sau cuộc cách mạng 1789 ở Pháp, qua thế kỷ XIX, ở châu Âu và ngay ở Pháp cũng còn ít nhiều ông vua nhưng chế độ quân chủ đã khác, không như chế độ từ Louis XIV trở về trước. Ông vua nào độc tài như Nã Phá Luân thì cầm quyền không bền, mà dù độc tài cũng không dám coi thường dân chúng nữa, còn những ông khác thì quyền hành không có bao nhiêu. Sự thay đổi lớn lao đó nảy mầm từ thế kỷ XVIII. Dưới thời Louis XIV, dân chúng vẫn trọng vua nhưng đã ngờ rằng nhiều ông vua bất lực, không đủ tài cán để hiểu tình thế, không đủ sáng suốt để trị dân. Mới đầu người ta nghi ngờ rồi sau người ta chỉ trích.

Hạng quý phái thì mỗi ngày một sa đoạ. Họ đầu cơ, phung phí, cờ bạc, rượu chè, trai gái. Cái tội dâm loạn mà phương Đông chúng ta thời đó cho là ghê tởm, thì họ, các ông Công, ông Hầu, bà Bá, bà Nam của phương Tây cho là một cái mốt, một mốt quý phái. Chung tình với vợ, với chồng ư? Phì! Đồ lạc hậu, quê mùa! Phải nay đi với bà này, mai đi với bà khác mới là thiệp thế. Tới một số luân lý gia cũng bị lôi cuốn theo trào lưu. Họ vẫn dạy luân lý, nhưng một thứ luân lý mới dựng trên cái thuyết, cái đạo hưởng lạc. Họ rán chứng minh được rằng bổn phận, cả tới lòng thờ Chúa nữa cũng có thể đi đôi với đạo hưởng lạc được. Lạc thú vẫn có nhiều thứ tao nhã, có thứ còn cao cả nữa, nhưng bạn tưởng tượng khi bọn trí thức đề xướng thuyết hưởng lạc trong xã hội như vậy thì ảnh hưởng phải ra sao.

Tinh thần tôn giáo cũng xuống. Người ta đã bắt đầu hoài nghi. Người ta chưa hoài nghi Chúa. Descartes ở thế kỷ trước tuy phản đối triết lý kinh viện và đề cao tinh thần lý luận, phán đoán, song vẫn tin Chúa, chứng minh rằng có Chúa. Nhưng tinh thần hoài nghi, lý luận của Descartes cũng có hại cho tôn giáo, cho nên qua đầu thế kỷ XVIII, một đệ tử của ông, Tyssot de Patot, năm 1727 đã viết: Đã bao lâu nay tôi dạo chơi trên những con đường thênh thang và sáng sủa của môn Hình học, thành thử tôi cực khổ mới chịu được những con đường mòn chật hẹp tối tăm của tôn giáo.

Số người như Tyssot de Patot còn ít, nhưng số người nghi ngờ hành vi luật lệ của giáo hội thì nhiều, nhất là khi người ta thấy những giáo phái cùng thờ một Chúa mà bài bác lẫn nhau, tấn công lẫn nhau.

Trong khi đó, một tinh thần mới đã xuất hiện rồi phát triển mạnh, tinh thần triết lý. Mới đầu chỉ là óc tò mò, cái gì cũng muốn biết, muốn học, chưa bao giờ người ta ham học như thời đó. Từ vua chúa tới thường dân, cả tới các bà lớn, các tiểu thư đều đua nhau học hỏi. Trong nửa đầu thế kỷ, riêng nước Pháp đã thành lập hai chục Hàn lâm viện để khảo cứu. Báo chí đua nhau ra, mới đầu là tạp chí dành cho các nhà bác học, sau tới những báo chí để phổ thông khoa học trong quần chúng. Phòng các bà Công, bà Hầu biến thành những phòng thí nghiệm, chứa đủ các mẫu cây, cỏ, đá, loài vật và các dụng cụ để thí nghiệm. Chính vua Louis XIV cũng có nhiều phòng thí nghiệm. Nhà vật lý học Nollet giảng ở trường trung học De Navarre, có tới 600 người tới nghe, các bà hoàng, bà chúa chen chúc nhau lại coi và yêu cầu Nollet cho điện giật chơi. Bà Roland, con một người thợ khắc, cũng học toán, vật lý, hoá, thiên văn. Hoàng tử Pháp học về thảo mộc. Diderot, J.J.Rousseau, Franklin học đủ các môn. Sách khoa học phổ thông xuất bản nườm nượp, nhiều cuốn có giá trị như bộ Vạn vật học của Buffon, cuốn Điện tử của Priestly. Tóm lại, phong trào học hỏi thổi khắp nơi mà các vua chúa cũng bị lôi cuốn theo, không ngờ rằng ngai vàng của họ sau này bị lật đổ một phần lớn do phong trào đó, vì dân chúng đã hiểu biết rồi thì tất phải đòi hỏi, và sau khi đã tò mò học những môn vật lý, hoá, họ muốn biết thêm các môn xã hội, chính trị của Montesquieu, Rousseau, mà những môn này đã đưa họ vào con đường cách mạng.

Đó là những nét đại cương của tinh thần thế kỷ XVIII. Trong thời đại như vậy, một nhà văn như Voltaire, có tài bút chiến, có cây viết sắc bén, cay độc, lại dám can đảm hy sinh cho lý tưởng, tất lập nên sự nghiệp lớn.


* * *

Voltaire sanh trước thế kỷ đó sáu năm (1694) và sống trên bốn phần năm thế kỷ. Ông mất năm 1778 thì mười một năm sau Cách mạng ở Pháp nổ.

Tên ông là Franois Marie Arouet, sau mới đổi ra Voltaire, có người bảo tên Voltaire là do lối đảo những mẫu tự Arouet L(e) J(eune)[1] mà ra, nhưng điều đó chưa chắc, vì bên ngoại của ông, mấy đời trước, đã có một người tên Voltaire.

Thân phụ ông là một viên công chức phong lưu, thân mẫu ông dòng dõi cũng hơi quý tộc. Có lẽ ông đã chịu di truyền cả óc tinh tế và tính hay quạu của cha lẫn tính phù phiếm, hơi bỡn cợt mỉa mai của mẹ. Ông mới sanh thì mồ côi mẹ, ông lại yếu ớt đến nỗi người vú nuôi ngại ông chỉ sống được 24 giờ. Thực là bé cái nhầm! Ông đã sống 84 tuổi, nhưng suốt đời phải chiến đấu với bệnh tật và sở dĩ ông thọ được là nhờ tinh thần ông mạnh mẽ phi thường.

Ngay từ hồi mới biết viết, Franois đã tập tễnh làm thơ; cha cậu thất vọng, cho cậu là vô dụng. Cậu theo học một tu viện trưởng vô hạnh, rồi thụ giáo các thầy dòng Tên. Các ông này dạy cho cậu thuật biện luận nói cho đúng là thuật nguỵ biện, mồm mép - mà tinh thần biện luận đó là tinh thần nghi ngờ hết thảy, không tin một cái gì cả.

Trong khi các bạn chơi giỡn ngoài đồng thì cậu bàn cãi về thần học với các giáo sư. Ai cũng nhận cậu là thông minh lanh lợi.

Ở trường trung học ra, cậu xin phép cha được sống về nghề cầm bút. Ông cụ đập bàn la: Nghề viết văn là nghề của những kẻ vô ích cho xã hội. Sống bám vào vợ để chờ ngày chết đói. Cha la thì la, ý cậu, cậu vẫn giữ.

Cái nghề đó sướng quá mà! Không có gì bó buộc, không phải tới sở, tới hãng, muốn ngủ lúc nào thì ngủ, thức lúc nào thì thức, mà khi người ta mới hai mươi tuổi thì ai chẳng ham vui, cho nên cậu lấy đêm làm ngày, không phải để khảo cứu, viết lách gì đâu, mà để bốc đồng với một bọn phóng đãng, đến nỗi nhà cầm quyền phải để ý tới cậu. Ông cụ phải tống cậu về Caen ở với một người trong họ và dặn người này coi chừng thằng quỉ đó, đừng cho ra khỏi nhà. Nhưng thằng quỉ đó mồm mép vào bậc nhất, không biết thuyết cách nào mà người bà con phải mê, không câu thúc cậu nữa. Cụ ông tức giận, lần này đày cậu qua La Haye, nhờ viên sứ thần Pháp ở Hoà Lan cầm chân giùm. Bị cầm chân cách nào không biết mà ngày nào cậu cũng lén đi thăm một thiếu phụ xinh đẹp, nàng Pimpette[2]. Cậu gởi cho nàng những bức thư nồng nàn, bức nào cũng chấm dứt bằng câu: Anh yêu em mãi mãi. Thế là viên sứ thần phải trả cậu về Paris.

Năm đó là năm 1715, vua Louis XIV mới băng, vua Louis XV kế vị; vì Louis XV còn nhỏ tuổi, quyền hành ở trong tay một viên phụ chánh. Viên này muốn tiết kiệm, đem bán một nửa số ngựa trong các chuồng ngựa hoàng gia. Cậu Franois lúc đó 21 tuổi, đang ở trong cái thời ngông nghênh, hay tin đó, mỉm cười phê bình: Giá đuổi cổ một nửa bầy lừa nó làm chật triều đình đi thì hay hơn. Cậu nổi danh về hàng chục câu hóm hỉnh, mỉa mai cay độc như câu đó. Cậu làm hai bài thơ để đả kích viên phụ chánh, ông này hay được, một hôm gặp cậu bảo: Cậu Arouet, tôi cam đoan với cậu rằng tôi có thể cho cậu coi một cái mà chưa bao giờ thấy Cái gì vậy, thưa ngài? Cái bề trong của ngục thất Bastille. Ngay hôm sau cậu vô khám.

Ở trong khám cậu chọn tên hiệu là Voltaire, và để tiêu sầu, cậu làm thơ, viết kịch, soạn được tập La Henriade một tập anh hùng ca khá dài kể đời Henri de Navrre, viết nốt kịch dipe mà cốt truyện mượn trong thoại kịch Hi Lạp. Được một năm, viên phụ chánh thấy chàng thanh niên đó chỉ ngông nghênh chứ vô hại mà lại có tài nên tha tội và cho một số tiền cấp dưỡng hàng năm. Vẫn không chừa cái tật hóm hỉnh, cậu viết thư cảm ơn ông đã giúp cho mình sự ăn uống, còn chỗ ở thì xin phép được tự lo lấy!

dipe giá trị quá tầm thường, tâm lý không sâu sắc mà được diễn liên tiếp bốn mươi đêm ở Paris, đêm nào khán giả cũng đông nghẹt. Chính cụ Arouet tò mò lại coi cũng phải khen: Cái thằng ranh đó? mỗi khi nghe được một câu lý thú.

Chàng nhận được 4.000 quan về tiền tác giả. Vốn có óc kinh doanh thực tế hiếm thấy trong văn nhân, chàng dùng hết cả số tiền để đầu cơ trong một cuộc sổ số và lời một số tiền quá lớn đến nỗi chính phủ cũng phải ghen. Nhưng chàng cũng có tính hào phóng, càng giàu lại càng giúp đỡ người nghèo, che chở kẻ yếu.

Tập anh hùng ca La Henriade làm cho danh chàng vang thêm chút nữa. Chàng được các gia đình quý phái tiếp đón niềm nở, ai cũng thích nghe những lời hóm hỉnh, hùng hồn của chàng. Nhưng một hôm chàng bị một ông quý phái làm nhục trong một cuộc hội họp sang trọng. Chàng đương thao thao bất tuyệt thì ông quý phái đó lớn tiếng: Thanh niên nào mà vô lễ la lối như vậy hả?. Chàng đâu có nhịn: Thưa ngài, thằng thanh niên đó là một kẻ không mang tên quý tộc nào cả, nhưng nó trọng cái tên nó mang. Ông quý phái kia bà con với ông Thượng thư bộ Công an, và ít bữa sau Voltaire vô ngục một lần nữa. Người ta giam chàng vài ngày rồi thả, nhưng buộc chàng phải qua bên Anh. Lần đi đày này (1726-1729) ảnh hưởng lớn đến đời chàng.


* * *

Ở Luân Đôn, Voltaire cặm cụi học tiếng Anh, đọc hết các tác giả Anh đương thời và làm quen với nhiều nhà trí thức. Ông ngạc nhiên nhận thấy rằng dân tộc Anh được hưởng nhiều tự do hơn dân tộc Pháp. Các văn sĩ của họ muốn viết gì thì viết, dân chúng có quyền phát biểu ý kiến, đã cải lương tôn giáo, lại treo cổ được một ông vua. Ông hết lời khen:

Dân tộc Anh là dân tộc độc nhất trên thế giới đã quy định được quyền của vua và sau nhiều lần gắng sức đã lập được một chính thể minh trí, nó cho nhà vua đủ quyền để làm điều thiện mà phải bó tay khi muốn làm một điều ác.

Nhất là các nhà bác học của họ làm việc rất hăng hái, phát minh được nhiều điều lạ. Ông được dịp đưa đám ma Newton mà thầm phục chính phủ Anh biết tôn trọng nhân tài, dùng lễ quốc táng đãi nhà bác học đó.

Ông ghi vắn tắt cảm tưởng trong tập Những bức thư về dân tộc Anh[3] rồi truyền tay bản thảo cho bạn bè chứ không xuất bản, vì chính phủ Pháp đương ghét chính phủ Anh mà trong tập đó ông ca tụng người Anh quá, so sánh chế độ áp bức của Pháp với chế độ tự do của Anh, so sánh hạng quý phái Pháp sa đoạ, biếng nhác với hạng quý phái có tinh thần khoáng đạt của Anh. Chính những bức thư đó đã đánh dấu một bước tiến trong tư tưởng của ông: ông không muốn dùng ngọn bút phù phiếm để bỡn cợt, làm vui thiên hạ nữa, mài cho nó bén để chiến đấu cho xứ sở, cho nhân loại.


* * *

Năm 1729 ông được ân xá về Paris. Một nhà xuất bản giảo quyệt, đọc bản chép tay tập Những bức thư về dân tộc Anh, không xin phép tác giả, cho in bừa rồi tung ra thị trường làm cho mọi người, kể của tác giả phải ngạc nhiên. Chính quyền ra lệnh tịch thu và thiêu huỷ trước đám đông, coi đó là cuốn trái với tôn giáo, với luân lý mà khinh mạn chính phủ. Có người cho Voltaire hay rằng ông sẽ bị nhốt khám. Ông nghĩ đào tẩu sẽ là thượng sách và ông dẫn theo một thiếu phụ còn đương xuân mới hai mươi tám tuổi hầu tước phu nhân Du Châtelet mà ông chồng thì đã sắp về già, ngoài bốn chục tuổi. Chúng ta cho hành động của chàng chẳng đẹp chút nào, nhưng phái thượng lưu Pháp thời đó lại cho là phong nhã, là đúng mốt, cho nên chẳng ai chê ông mà chính ông chồng mất vợ cũng không lấy thế làm phiền. Ta phải nhận rằng phu nhân Du Châtelet rất đáng là bạn tình của một triết gia: học toán với Maupertuis, dịch tập Quy tắc[4] của Newton, sau lại được giải thưởng của Hàn lâm viện Pháp về môn vật lý.

Cặp tình nhân đó dắt nhau về ở một lâu đài của bà Du Châtelet tại Cirey (miền Lorraine) trong mười năm[5], từ 1733 đến 1743. Họ lập một phòng thí nghiệm, ganh đua nhau nghiên cứu khoa học. Khách khứa tới rất đông. Buổi tối người ta diễn kịch hoặc bình văn. Ai cũng thích nghe tài kể truyện của Voltaire: Cười và làm cho người khác cười, đó là châm ngôn của ông. Chính trong thời đó ông viết những truyện nổi danh như Zadig, Micromégas

Truyện có giá trị nhất là Zadig. Tác phẩm đó không phải là tiểu thuyết mà là một truyện triết lý.

Zadig là một hiền triết học rộng nhưng gặp toàn những bước rủi, đi khắp nơi, từ Ba Bi Lôn tới Ai Cập, trải đủ các nghề, có hồi được phong làm tể tướng trong một triều đình, được hoàng hậu yêu dấu, nhưng rồi phải trốn đi, sợ cơn ghen của nhà vua; có hồi làm nô lệ cho một con buôn Ả Rập; sau cùng được lên ngôi báu. Voltaire tưởng tượng nhiều tình tiết ngộ nghĩnh, cho dồn dập xảy ra từ đầu truyện tới cuối truyện, thỉnh thoảng chêm những câu triết lý hóm hỉnh, chủ ý chứng thực rằng trong xã hội chỉ có mỗi luật chi phối hết cả, là luật may rủi, mà tất cả những lố lăng, điên khùng, những đau khổ bi thảm của loài người đều có ích cho sự điều hoà vũ trụ do Thượng Đế tạo ra.

Dưới đây tôi xin giới thiệu một đoạn thường trích dẫn trong các sách giảng văn của Pháp dưới nhan đề là Lối hẻm cám dỗ. Một ông vua nọ bị các quan giữ kho đua nhau ăn cắp mà không tìm được cách trị, vấn kế Zadig. Zadig bảo không có gì khó cả, chỉ bắt những người xin chức giữ kho phải khiêu vũ, người nào khiêu vũ nhẹ nhàng là liêm khiết nhất. Rồi:

Ngày hôm nay, ông ta (tức Zadig) sai yết thị rằng theo lệnh nhà vua, ai muốn sung vào chức chưởng khố đại thần trong triều Đại vương Nabussan, kế vị cho Đại vương Nussanab, thì ngày sóc tháng cá sấu phải bận quần áo bằng hàng nhẹ tới chực ở tiền sảnh trong hoàng cung. Có tới sáu mươi bốn người tất cả. Người ta đã gọi bọn nhạc công tới một phòng bên cạnh rồi sửa soạn cho cuộc khiêu vũ; nhưng cửa phòng đó khép và muốn vô thì phải đi theo một lối hẻm tối tăm. Một tên thị vệ dắt từng thí viên qua lối hẻm đó, xong người này mới tới người khác, và để cho mỗi người ở một mình trong lối hẻm độ vài phút. Nhà vua đã biết trước mưu mô rồi, cho bày hết cả vàng bạc châu báu trong lối hẻm. Khi họ vô đủ mặt trong phòng, nhà vua ra lệnh cho họ khiêu vũ. Không lần nào người ta khiêu vũ nặng nề và vụng về như lần đó: kẻ nào đầu cũng cúi xuống, lưng cũng gập lại, hai tay ôm lấy sườn. Zadig mừng thầm: Quân ăn cắp!. Chỉ có một người tiến lui nhẹ nhàng, đầu ngửng, mắt ngó ngay, tay duỗi, mình thẳng, chân cứng. Zadig nói: À! Người này thật chân chính đáng khen. Nhà vua niềm nở ôm người đó, phong chức chưởng khố, còn hết thảy những kẻ kia đều bị trừng trị và phạt vạ một cách công bình nhất đời, vì bọn họ khi ở trong lối hẻm đã thồn châu báu vào đầy túi đến nỗi đi không muốn nổi nữa. Nhà vua thấy trong số sáu mươi bốn người có tới sáu mươi ba quân ăn cắp mà giận cho tính tình con người. Từ đó lối hẻm tối tăm đó được gọi là Lối hẻm cám dỗ.

Trong thời gian ở Cirey, Voltaire sáng tác rất mạnh: ngoài những truyện kể trên, ông còn thu thập tài liệu để viết sử. Năm 1731, ông đã hoàn thành bộ Truyện Charles XII vua Thuỵ Điển, lúc này ông đã kê cứu để soạn bộ Cảo luận về phong tục và tinh thần các dân tộc, nhất là bộ Thế kỷ Louis XIV. Quan niệm về sử học của ông cũng hơi mới mẻ. Ông bảo: Sử không phải là một bảng chép những tội ác cùng những đau khổ và ông có ý muốn môn sử học cao cả hơn, bổ ích hơn bằng cách rán tim trong những biến cố tựa như vô nghĩa, cái tinh thần của nhân loại. Rồi ông kết luận: Chỉ những triết gia mới được viết sử, vì theo ông, khi viết sử, phải bỏ những tiểu tiết để có thể nhìn bao quát hơn, mà chỉ những triết gia mới có đủ sáng suốt nhìn bao quát được một thời đại.

Nhưng như vậy không phải ông có định kiến rồi chỉ dùng những tài liệu nào hợp với định kiến đó mà gạt bỏ tất cả những tài liệu khác. Trái lại, ông trọng tinh thần khoa học, cho nên tốn công phê phán kỹ lưỡng các tài liệu, chắc có đúng rồi mới dùng.

Nhờ tinh thần khoa học và triết học đó mà ông được hậu thế khen là người sáng lập ra môn sử hiện đại. Trong những bộ sử của ông, ông không chú trọng một cách quá đáng tới đời các vua chúa, ông bỏ qua những nhà cầm quyền tầm thường mà chỉ chép hành động của những vị có ảnh hưởng lớn đến nhân loại, quốc gia về phong tục, lối sinh hoạt văn hóa. Ông Will Durant trong cuốn The Story of philosophy (triết học sử) cuốn mà tôi dùng nhiều nhất để soạn bài này phê bình Voltaire: Chính vì rút phần sử về các vua xuống mà sử gia Voltaire đã mở đường cho cách mạng: bộ Cảo luận về phong tục và tinh thần các dân tộc báo trước sự sụp đổ của dòng Bourbon; lời đó rất đúng.


* * *

Cũng trong thời ở Cirey, ông thường thư từ với hoàng tử nước Phổ. Hoàng tử ngưỡng mộ ông, khen ông là vĩ nhân bực nhất của Pháp, mà ta nên nhớ thời đó nước Pháp được coi là nước văn minh nhất châu Âu tất cả các nhà trí thức châu Âu đều nói tiếng Pháp như nói tiếng mẹ đẻ của họ, mà phần nhiều các nhà bác học châu Âu đều soạn sách bằng tiếng Pháp vậy vĩ nhân bực nhất của Pháp cũng có nghĩa là vĩ nhân bực nhất châu Âu. Hoàng tử lại còn khoe Tôi cho rằng một cái vinh dự lớn nhất trong thời tôi là được sanh làm người đồng thời với Voltarie. Hai bên thư từ với nhau rất nhiều và Voltaire hy vọng rằng khi hoàng tử lên ngôi thì sẽ thành một ông vua hiền triết, sẽ mở một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên ánh sáng mà mình thì được đóng cái vai vừa là thầy học vừa là cố vấn tối cao của một minh quân. Ông sung sướng biết bao khi hoàng tử gởi cho ông một bài thơ chê cái thói bợ đỡ của bọn nịnh thần và một bài phản đối Michiavali[6] để hùng hồn mạt sát thói hay gây chiến tranh của các nhà cầm quyền. Nhưng chỉ vài tháng sau, khi hoàng tử lên ngôi, tức vua Frédéric[7], thì nhà vua hiền triết đó xua quân chiếm xứ Silésie làm cho khắp châu Âu đổ máu suốt một thế hệ.


* * *

anbinh
10-24-2010, 10:07 PM
VOLTAIRE

Một ông vua không ngôi (tt)


Ở Cirey lâu quá cũng chán, Voltaire lại về Paris tất nhiên có phu nhân Du Châtelet đi theo lại sống đời sống phù phiếm. Ông muốn ứng cử vào Hàn lâm viện, nên chịu khó chiều đời, tỏ ra rất ngoan đạo, nịnh nọt các nhà quyền thế, có khi nói dối một cách trân tráo, y như những kẻ tầm thường nhất. Mới hay các bực vĩ nhân cũng rất có thể bị dấu son đỏ choét nó mê hoặc; chứ cái danh Ông Hàn so sao được với cái danh đệ nhất văn hào châu Âu! Nhờ bà Pompadour, một thiên quốc sắc, sủng phi của vua Louis XV, Voltaire tranh được một ghế trong Hàn lâm. Và các phòng khách quý phái ở kinh đô niềm nở tiếp đón ông.

Những kịch Zaire, Mahomet, Mérope của ông được diễn lại một thời mà chính ông và phu nhân Du Châtelet sắp diễn một bi hài kịch sống. Năm 1748, hầu tước phu nhân gặp một ông hầu tước trẻ đẹp trai, mà cái trang sức đẹp nhất của nước Pháp thì da đã nhăn, răng đã rụng Voltaire đã 54 tuổi rồi nên mê hầu tước trẻ đó, hầu tước de Saint Lambert, mà nhạt tình với Voltaire. Voltaire bắt được quả tang, giận dữ, chua chát, nhưng khi de Saint Lambert ân hận xin lỗi thì nhà hiền triết của ta dịu lại mà còn cầu trời phù hộ cho tình địch của mình nữa, sau khi thở dài: Lòng đàn bà như vậy đó. Mình chiếm chỗ của Richelieu thì bây giờ Saint Lambert lại chiếm chỗ của mình. Luật tuần hoàn là như thế. Năm sau bà Du Châtelet mất[8], chồng bà, Voltaire và Saint Lambert, đủ bộ ba gặp nhau ở bên giường người chết, chẳng ai trách nhau một lời mà lại còn thân mật với nhau như bạn thiết. Người ta gọi cái thế kỷ XVIII ở Pháp là thế kỷ hiền triết. Quả không sai!


* * *

Từ hồi đó, Voltaire cô độc, chán nản, cặm cụi soạn nốt bộ Thế kỷ Louis XIV. Vua Frédéric thiết tha mới ông qua triều đình Postdam, lại tặng ba ngàn quan làm lộ phí. Voltaire nhận lời và năm 1750 tới Berlin.

Được một hoàng đế uy quyền nhất đương thời tiếp đãi vào hàng quốc khách, được cả triều đình tôn trọng, ông hoan hỉ vô cùng, viết thư về cho bạn bè ở Paris: Tôi đương ở một nơi hồi xưa bỉ lậu mà bây giờ thì rực rỡ vì nghệ thuật, cao quý vì danh vọng. Một trăm năm chục ngàn binh sĩ thắng trận ông không mạt sát chiến tranh nữa không có biện lý mà có ca kịch, hài kịch, triết lý, thơ, một anh hùng hiền triết và thi sĩ ám chỉ Frédéric cao cả và thanh nhã!.

Mỗi tối một tiệc nhỏ, dăm bữa lại tiệc lớn. Chủ khách tương đắc, vừa ăn uống vừa làm thơ, làm triết lý. Ở đây người ta dám có những ý mới, người ta được tự do Không ai làm gì trái ý tôi cả sau ba chục năm dông tố, tôi đã tìm được một hải cảng yên tĩnh. Tôi được một ông vua che chở, được bạn luận với một triết gia, trò chuyện với một người dễ thương, tất cả những đức đó quy cả vào một người từ mười sáu năm nay chỉ muốn an ủi những đau khổ của tôi và che chở tôi khỏi nanh vuốt của kẻ thù.

Nhưng ông vua không ngôi lại quá tham tiền, đầu cơ lén, mặc dù Frédéric khuyên không nên. Vận đỏ, Voltaire lời vô số; một kẻ trung gian muốn tống tiền, doạ lột mặt nạ của ông cho dân Phổ thấy. Voltaire nhảy tới bóp cổ, xô hắn té. Già mà còn mạnh dữ! Tới nước đó thì không thể bịt kín nữa rồi. Vua Frédéric hay, nỗi cơn lôi đình, bảo một cận thần: Ta chỉ cần dùng hắn một năm nữa là cùng, hễ vắt nước xong thì liệng vỏ cam đi. Viên cận thần đó nói lại với Voltaire. Từ đó Voltaire chỉ nghĩ tới vỏ cam.

Rốt cuộc vì một chuyện lôi thôi gì đó, cuối năm 1753, Voltaire phải trốn đi. Tới biên giới, lính của Frédéric đuổi theo kịp, lục xét, suýt cầm tù ông. Sắp bước chân qua biên giới tổ quốc thì hay tin tổ quốc không nhận ông nữa: Vua Pháp ra lệnh trục xuất ông trong khi ông vắng mặt vì cuốn Cảo luận phong tục và tinh thần các dân tộc mới xuất bản có tính cách chống chánh quyền. Thực là tiến thoái lưỡng nan. Chán nản quá ông muốn qua châu Mỹ ở; nhưng sau kiếm được cái mồ yên ở gần Genève, kinh đô Thuỵ Sĩ, ông tới đó, mua một lâu đài cũ mà ông đặt tên là Lạc thú, để trồng rau và di dưỡng tuổi già. Ai cũng tin từ nay ông chỉ còn chờ chết, ngờ đâu ông cụ sáu chục tuổi đó, người gầy như con mắm, thiếu ăn thiếu ngủ, bị chứng phong thấp, lại hoạt động hơn bao giờ hết. Tinh thần của ông ghê thật!

Voltaire chỉ ở biệt thự Lạc thú có ba bốn năm để dưỡng sức, rồi năm 1758, di cư lại Ferney, một nơi ở biên giới Thuỵ Sĩ và Pháp. Ông lựa chỗ đó để nếu chính phủ Thuỵ Sĩ muốn bắt ông thì ông lẻn qua bên Pháp, mà chính phủ Pháp muốn bắt ông thì ông lẻ qua Thuỵ Sĩ. Như vậy là ông đã dự bị, đã vạch một chương trình hoạt động rồi. Ông gọi một cô cháu[9] lại phụng dưỡng ông.

Ông vừa trồng cây bốn ngàn cây vừa viết sách, tiếp khách, nhất là tung những bức thư ra khắp bốn phương trời. Chẳng bao lâu Ferney thành một cái xưởng đúc tư tưởng, thành kinh đô tinh thần của châu Âu. Tất cả các nhà bác học, các văn nhân, các vua chúa lại thăm ông hoặc thư từ với ông. Những số tiền đầu cơ được, ông đem phung phí trong việc tiếp tân. Một người bạn lại chơi, ngỏ ý muốn ở lại sáu tuần; vị Mạnh Thường Quân phương Tây hỏi người đó: Bác có biết bác với Don Quichotte khác nhau ra sao không? Khác nhau chỗ này: Don Quichotte gặp khách sạn nào cũng cho là lâu đài, còn bác thì cho lâu đài này là khách sạn. Cả hai cùng cười.

Nhưng khách chưa nhiều bằng thư. Đủ các hạng người khắp nơi viết thư hỏi ông về mọi vấn đề. Một người Đức xin ông cho biết một cách kín đáo rằng có Thượng đế hay không. Có những người đàn bà bị hiếp đáp năn nỉ ông bênh vực, can thiệp giùm với nhà cầm quyền. Vua Thuỵ Điển Gustave III, vua Đan Mạch Christian VII, Nga hoàng Catherine II đều lấy làm vinh hạnh được trao đổi ý kiến với ông. Chính vua nước Phổ cũng làm lành và tiếp tục thư từ, tự thú là mê cái thiên tài rực rỡ của vua Ferney.

Mà quả thực thiên tài ông rực rỡ. Môn gì ông cũng biết, loại nào ông cũng viết. Thơ của ông rất tầm thường thật, nhưng ta nên nhớ cả thế kỷ XVIII, ở Pháp chỉ có mỗi một người đáng mang danh thi sĩ là André Chenier, còn thơ của các nhà khác thì không hơn gì thơ của Voltaire. Kịch của ông cũng được được, những bộ sử của ông mới mẻ, những khảo cứu về khoa học, triết học tuy không sâu sắc nhưng sáng sủa, hấp dẫn, có giọng nồng nhiệt, còn truyện thì tới nay đọc vẫn còn thú vị. Thiên tài của ông hiện rõ nhất trong hàng ngàn bức thư của ông. Cổ kim Đông Tây chưa người nào viết thư nhiều như vậy mà hay như vậy. Đủ giọng: bỡn cợt, hóm hỉnh, châm biếm, mỉa mai, cảm động, nhẹ nhàng, sâu sắc mà luôn luôn tự nhiên, luôn luôn tự đáy lòng phát ra, tuôn ra, lưu loát, mạnh mẽ. Năm 1742, ông yêu cầu cô Dumesnil trổ tài để lột hết tinh thần trong vở kịch Mérope của ông, cô đáp: Khó quá, phải như có quỷ nhập xác mới diễn được như ý ông. Ông đáp: Đúng vậy, muốn thành công trong bất kỳ nghệ thuật nào phải có quỷ nhập vào xác mình mới được. Hết thảy những nhà phê bình ông, kể cả kẻ thù ông cũng phải nhận rằng ông có điều kiện ấy. Sainte Beuve, một phê bình gia ở thế kỷ XIX, bảo: Quỷ nhập xác ông ấy. Một nhà phê bình khác cũng nói: Diêm vương đã trao hết quyền hành trong tay Voltaire.

Đọc những bức thư của ông, ta thấy những lời đó không ngoa. Đọc giả chắc còn nhớ giọng ông mỉa mai chua chát viên phụ chính, đoạn sau sẽ đọc thêm lời chỉ trích cay độc J.J. Rouseau; ở đây tôi xin giới thiệu một bức thư ông đùa cợt một y sĩ:

Thư gởi ông Bagieu, Y sĩ thủ thuật

Thưa ông, bức thư, những lời cảm động, những lời khuyên của ông làm tôi xúc động rất mạnh và tôi xin thâm tạ ông. Tôi muốn đi ngay tức thì để nhờ tay ông săn sóc (). Tôi đã mang qua Berlin khoảng hai chục cái răng, nay còn độ sáu cái; tôi mang theo hai con mắt, nay đã gần như mất một con; tôi không mang theo bệnh đan độc, tôi đã lời được bệnh đó và tôi phải ân cần với nó dữ. Tôi không có vẻ là một thanh niên sắp cưới vợ, nhưng tôi nghĩ rằng tôi đã gần sáu chục tuổi, mà Pascal và Alexandre chỉ sống vào khoảng nửa cái tuổi đó

Cái mà người ta gọi là linh hồn của tôi, Hoá công đã phó cho nó một cái túi mỏng manh nhất và tàn tệ nhất. Tuy vậy, tôi đã chôn gần hết các y sĩ của tôi, tới cả ông Mettrie[10] nữa. Chỉ còn chưa chôn được Codénius, ngự y của Phổ vương; nhưng cái ông đó có vẻ sống dai hơn tôi. Ít nhất tôi cũng chết do tay ông ấy. Thỉnh thoảng ông ấy biên cho tôi những cái toa dài thậm thượt bằng tiếng Đức, tôi liệng cả vào lửa, mà cũng chẳng thấy khó chịu gì hơn. Ông ấy là một người rất tốt, cũng biết nhiều như những người khác; và khi ông ta thấy răng tôi rụng và tôi bị chứng hoại huyết thì ông ta bảo rằng tôi mắc hoại huyết bệnh.

Ở đây[11], có nhiều triết gia nghĩ rằng người ta có thể thọ như Bành Tổ nếu như chịu bịt kín các lỗ chân lông mà sống như con tằm trong cái kén (). Tôi không biết phương pháp đó có kết quả hay không; tôi chỉ biết rằng mùa đông này tôi không thể đi xa được. Tôi đã dùng lò sưởi để tạo cho tôi một mùa xuân, và khi mùa xuân thiên nhiên trở về, tôi mong, nếu tôi còn sống, được mang lại ông bộ xương của tôi. Ông sẽ mổ xẻ nó nếu ông muốn; trong đó ông sẽ thấy trái tim còn đập vì cảm tạ và quyến luyến ông.

Berlin, ngày 19 tháng 12 năm 1952


* * *

Khi người ta có cái giọng mỉa mai chua chát, cay đắng thì khó mà sung sướng được lắm. Ngay từ hồi trẻ, Voltaire đã chống lại cái mốt lạc quan cho rằng thế giới này là thế giới tốt đẹp nhất mà Hoá công có thể tạo ra được, huống hồ là lúc này về già, đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, trông thấy bao nhiêu nhân tình thế thái thì đức tin và lòng hy vọng của ông làm sao mà chẳng nhụt nhiều.

Năm 1755, tháng 11, ông hay tin một cơn động đất ghê gớm ở Lisbonne chôn sống ba chục ngàn người một lúc, đúng vào Vạn thánh tiết, trong khi thiện nam tín nữ lễ bái chật các nhà thờ. Rồi ít tháng sau, chiến tranh lại nổ, kéo dài tới bảy năm. Vì tranh giành nhau thuộc địa, Pháp Anh kéo phe gây chiến với nhau. Phe Pháp có Áo, Nga thua phe Anh và Phổ. Ông cho rằng thiên hạ điên khùng mới chém giết nhau vì vài mẫu đất đầy tuyết ở Gia Nã Đại.

Giận nhất là thiên hạ nghe theo Rousseau, cho rằng tai nạn ở Lisbonne là do loài người tự gây ra; vì không sống giữa thiên nhiên, đi chui rút trong các thành thị nghẹt thở, mới đến nỗi chết cả đống như vậy; rồi lại giễu ông là bi quan một cách vô lý. Ông phát điên lên, vung ra thứ vũ khí ghê gớm nhất mà loài người chưa bao giờ dùng tới, tức giọng mỉa mai của Voltaire. Trong ba ngày ông viết xong truyện Candide (Ngây thơ) (1759), tác phẩm có giá trị nhất của ông. Anatole France bảo: Dưới ngón tay của Voltaire, ngọn bút chạy và cười. Nhưng trong nụ cười của Voltaire người ta thấy một giọng buồn chán, chua xót. Truyện không dùng phép tả cảnh, chỉ xem tự sự và đàm thoại. Động tác biến chuyển rất nhanh.

Candide nhân vật chính trong truyện là môn đệ của Pangloss, một triết gia trong phái lạc quan chủ trương rằng cái gì cũng tuyệt hảo trong cái thế giới tuyệt hảo, tức thế giới chúng ta. Candide tin thuyết đó lắm, nhưng lại mê nàng Cunégonde nên bị chủ đuổi và quảng đời gian truân của chàng bắt đầu từ đó. Thôi thì đủ cả, không thiếu một tai nạn nào. Bị cưỡng bức nhập ngũ, suýt bị bắn vì đào ngũ. Chiến tranh tàn phá hết. Mất tin tức người yêu, gặp thầy là Pangloss. Hai thầy trò bỏ xứ Westphalie để qua Lisbonne. Giữa đường bị dông tố, đấm tàu. Thoát chết, tới Lisbonne nhằm lúc châu thành đó bị nạn động đất. Rồi bị giam cầm, tra khảo. Tình cờ gặp được người yêu lúc đó đương ở với một người Do Thái. Giết người Do Thái rồi hai vợ chồng dắt nhau qua châu Mỹ, tới Buenos Ayres, phiêu bạt từ Buenos Ayres[12] tới Paraguay, sau đó thoát chết ở Eldorado, một xứ bạc vàng châu báu rất nhiều mà dân thì hiền lương, vui vẻ, không bài kích ngoại đạo. Chàng rời Eldorado với một đoàn cừu chở rất nhiều bảo vật nhưng dọc đường bị lường gạt, cướp bóc hết. Vượt biển qua Pháp, lại bị đủ các hạng người lường gạt nữa. Qua Anh, qua Ý, lại thăm một nhà quý phái chán đời, dự tiệc với sáu ông vua mất ngôi. Sau cùng Candide tới Constantinople, gặp lại được Pangloss và nàng Cunégonde lúc này đã già nua, xấu xí, bệnh tật. Cả ba nghèo xác, sống chung với nhau, an phận làm vườn.

Voltaire tả đủ nỗi khổ của nhân loại: bệnh tật, chiến tranh, tàn sát, nô lệ, lường gạt, cướp bóc, và đủ các tật xấu con người: ngu độn, gian trá, tàn nhẫn, truỵ lạc, bạc ác Pangloss trong truyện ám chỉ Leibniz, cho ở đời cái gì cũng tuyệt hảo, rồi hô hào hưởng hết lạc thú ở đời, vì trong vũ trụ, bất kỳ cái gì Hoá công tạo ra là cũng để cho đời người được đủ bề tiện lợi và sung sướng: gà heo lê táo để ta ăn, hoa đẹp để ta ngắm, thuỷ triều để tàu vô bến được, chân để cho ta đi giày, và mũi chẳng những để cho ta ngửi mà còn cho ta đeo kính nữa.

Rousseau nối gót Leibniz, cũng chủ trương rằng đời sống thiên nhiên là hoàn toàn hơn cả, mà nhân loại phải trở lại đời sống sơ khai hồi ăn lông ở lổ vì cái gì tạo hoá sanh ra cũng tốt mà cái gì loài người tạo ra cũng xấu. Voltaire nhắm Leibniz mà đồng thời cũng chỉ trích cả Rousseau.

Thú vị nhất là đoạn kết, sau khi bộ ba Pangloss, Candide, Cunégonde kiếm được miếng vườn an phận sống đời tàn ở Constantinople, Pangloss còn thuyết Candide:

Tất cả những biến cố đó đều có liên quan với nhau trong cái thế giới tuyệt hảo vì nếu anh không bị chủ đuổi ra khỏi một lâu đài đẹp; nếu không bị tra xét, nếu không phải đi bộ khắp châu Mỹ; nếu không mất hết những con cừu ở xứ thần tiên Eldorado, thì làm sao bây giờ anh được ăn những trái thanh yên dầm đường và những hột đậu phụng này phải không?.

Candide đáp: Rất đúng, nhưng chúng ta phải làm vườn đi thôi.

Năm tiếng Phải làm vườn đi thôi mỉa mai mà thâm thuý làm sao! Nó thành một châm ngôn, cũng như hai câu dưới đây ở những đoạn khác trong truyện:

Sự làm việc tránh cho ta được ba đại hoạ: buồn chán, tàn ác và nghèo khốn.

Làm việc mà đừng lý luận: đó là cách độc nhất để làm cho đời sống khả kham.

Nhưng cái chán đời của Voltaire không có tính cách tiêu cực. Trong truyện Candite, bên cạnh những quân truỵ lạc, tàn nhẫn, ti tiện, vẫn có người lương thiện, quảng đại, trung thành. Chính Pangloss cũng là một người rất dễ thương. Cunégonde cũng có nhiều đức, còn Candide thì chỉ có mỗi tật là ngây thơ. Lời khuyên của ông: Phải làm vườn đi thôi, có ý nghĩa lạc quan. Ông không tin rằng thế giới này hoàn toàn, nhưng nếu mọi người chịu làm mãnh vườn của mình, nghĩa là làm bổn phận của mình thì xã hội sẽ tàm tạm được. Và ông cũng siêng làm vườn của ông, khu vườn cây ở Ferney ông trồng bốn ngàn cây như tôi đã nói và khu vườn tinh thần: soạn sách, viết báo, viết thư để đả đảo sự ngu muội, sự bất công.

Ông hợp tác với Diderot để soạn bộ Bách khoa tự điển. Diderot là một triết gia duy vật, có lẽ chịu ảnh hưởng của một tư tưởng gia đương thời: La Mettri. La Mettri bị đày vì xuất bản một cuốn nhan đề Người máy trong đó ông tuyên bố rằng toàn thể vũ trụ, cả đến con người nữa, cũng chỉ là một bộ máy, không có gì là linh hồn cả, và sở dĩ loài người thông minh hơn vạn vật là vì có nhiều nhu cầu hơn chúng. Tư tưởng đó quả thật là táo bạo, quá khích, tới nay nhân loại chưa dám nhận là đúng. Một số đông triết gia khác hưởng ứng, muốn cải tạo môn luân lý, xây dựng nó lại trên một nền tảng mới là xã hội học. Trong số các triết gia đó, người nổi tiếng nhất là Diderot.

Mới đầu Diderot chỉ có ý dịch bộ Bách khoa tự điển Anh của Chamber, nhưng sau ông muốn làm một công trình rộng rãi hơn, đặc sắc hơn. Ông muốn soạn một bộ có thể chứa hết thảy những hiểu biết của nhân loại, giảng giải theo lý trí, nên phải kiếm thêm nhiều người cộng tác, trước sau tới 130 nhà đủ các giới: triết gia, khoa học gia, sử gia, văn nhân như DAlembert, Buffon, Rousseau, Condillac, DHolbach, Voltaire Cuốn đầu ra năm 1751 và cuốn cuối, cuốn 17, ra năm 1772, mặc dầu gặp nhiều trở ngại vì bị nhà cầm quyền cấm đoán.

Diderot và DAlembert nhờ Voltaire viết vài mục. Ông viết xong, được cả bọn hoan nghênh, tôn ông như anh cả. Sau vì nhiều trở ngại, ông tách riêng ra, soạn một mình bộ Tự điển triết lý, đem hết bầu nhiệt huyết để khảo biện mọi vấn đề. Bộ đó thành một tác phẩm cổ điển: bài nào cũng sáng sủa, gọn gàng và hóm hỉnh.

Tư tưởng của ông trong bộ đó không có gì là độc đáo mà cũng không quá khích như Diderot. Có lẽ vì vậy ông tách ra khỏi nhóm Bách Khoa. Ông là một người hoạt động, không có thì giờ phối hợp thành một hệ thống. Mà có lẽ ông cũng không thích như vậy. Về già chắc ông thấy sở đoản đó, tự xét mình một cách quá nhũn: Văn tôi hơi sáng sủa, tôi như những dòng suối nhỏ, trong vì không sâu.

Về huyền học, ông yên lòng ngừng lại ở câu: Chúng ta biết gì đâu? của Montaigne, nghĩa là chỉ nghi ngờ hoàn toàn chứ không chịu tìm tòi thêm. Ông nhận là có Trời, có linh hồn, nhưng lòng tin của ông hình như không mạnh mà lại có tính cách thực tế.

Ông tự hỏi: Theo tôi, mục tiêu quan trọng, lợi ích lớn, không phải biện luận về huyền học mà là cân nhắc có nên vì cái lợi ích chung cho những con người tội nghiệp, khốn khổ, biết suy nghĩ là chúng ta nhận rằng có một đứng Thượng đế ban hành thưởng phạt để vừa kìm hãn vừa an ủi chúng ta, hay là nên phủ nhận ý đó rồi buông xuôi trong tai ách vô hy vọng và phóng túng trong tội lỗi mà không hối hận.

Rồi ông tự trả lời: Nếu không có Trời thì chúng ta phải tạo ra một ông Trời. Vậy về điểm đó, ông phản nhóm Diderot, nhưng chỉ phản một cách yếu ớt rồi bỏ qua. Ông bảo quốc gia phải có một tôn giáo và chính trị độc lập. Ông thiết tha cầu cho dân được tự do, miễn là đừng hại đến trật tự của nhà nước. Tóm lại, ta có thể nói tư tưởng của ông rất ôn hoà. Nhưng hành động của ông rất mạnh. Ông đòi hỏi rất nhiều cải cách cho đời sống của dân chúng được dễ thở hơn, chế độ được công bằng hơn và đó là một công lớn của ông đối với dân tộc Pháp.


* * *

anbinh
10-24-2010, 10:16 PM
VOLTAIRE

Một ông vua không ngôi (tt)


Năm 1598, vua Henri IV ký một đạo sắc cho phép Cơ Đốc tân giáo[13] được truyền trong nước, trừ ở kinh đô Paris, và các tín đồ tân giáo được làm mọi nghề, trừ những chức quan trọng trong triều. Nhưng đến năm 1685, vua Louis XIV vụng về ban một đạo sắc để thủ tiêu sắc đó, làm cho nhiều tín đồ phải bỏ tài sản, quê hương, xin ngụ cư ở các nước láng giềng. Vua Louis XV vẫn giữ chính sách tai hại ấy. Tỉnh Toulouse chẳng hạn, tín đố tân giáo không được làm y sĩ, bán sách, in sách, bán thực phẩm; thậm chí không được đi ở cho một người cựu giáo nữa; năm 1748, một người đàn bà bị phạt vạ ba ngàn quan (một số tiền rất lớn thời đó) vì đã kêu một bà mụ tân giáo đỡ đẻ.

Nhưng chuyện đó còn là chuyện nhỏ. Năm 1761, một người theo tân giáo tên là Jean Calas có hai đứa con, một trai một gái. Con gái theo cựu giáo, con trai theo tân giáo. Có lẽ vì làm ăn thất bại, người con trai tự ải. Theo luật thời đó, thây của kẻ tự tử phải lột hết quần áo, đặt trên tấm phên, đầu dốc ngược, kéo đi khắp châu thành, rồi treo cổ ở pháp trường. Người cha muốn tránh cái nhục đó, năn nỉ bà con họ hàng chứng thực rằng con mình bị bệnh mà chết. Thiên hạ xì xào đồn rằng trong nhà có án mạng, và cha đã giết con vì con muốn theo cựu giáo. Calas bị bắt, tra tấn rồi chết. Gia đình phải bỏ xứ, lại Ferney xin Voltaire che chở. Voltaire vừa uất hận, vừa thương tâm, bằng lòng giúp đỡ.

Năm sau, Elisabeth Sirven, con gái một người theo tân giáo, hoá điên, nhảy xuống giếng chết. Người ta phao tin rằng những người đồng đạo của cô đã giết cô, vì cô muốn theo cựu giáo.

Năm 1765, một cậu thanh niên mười chín tuổi cũng bị vu oan rồi bị tra tấn, bị chặt đầu, còn thây thì ném vào một đống lửa, giữa đám đông. Trong túi chàng đó có một cuốn Tự điển triết lý của Voltaire.

Lần này thì Voltaire không còn mỉa mai, giễu cợt nữa. Ông viết cho DAlembert: Không còn là lúc giỡn nữa; những lời nói đùa không hợp với những cuộc tàn sát. Bất bình vì những cảnh bất công đó, ông thành một nhà hoạt động, tận lực tấn công, phất ngọn cờ Tẩy uế. Ông hô hào bạn bè, môn đồ xa gần tiếp tay ông. Triều đình hơi núng vì ta nên nhớ rằng tiếng tăm Voltaire đã vang khắp châu Âu, phải nhờ bà Pompadour nói giùm cho ông dịu xuống. Ông không dịu, lại còn tấn công mạnh hơn, cuối bức thư nào ông cũng ký bằng khẩu hiệu Tẩy uế. Ông cho xuất bản cuốn Bàn về đức bao dung, trong đó có đoạn Quyền của nhân loại trong bất kỳ trường hợp nào chỉ có thể xây dựng trên quyền tự nhiên, mà quy tắc quan trọng, quy tắc phổ biến của cái quyền đó là Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Theo quy tắc ấy thì không có lý gì một người có thể bảo một người khác: Mày phải tin điều tao tin, dù mày không tin được thì cũng phải tin, nếu không thì mày phải chết[14].

Rồi từ xưởng Ferney, từ kinh đô Ferney, ông tung ra không biết bao nhiêu bài thuộc đủ loại: phê bình, cảo luận, thơ, truyện ngắn, ngụ ngôn, văn đàm thoại, văn phúng thích ký tên Voltaire và hàng chục biệt hiệu khác. Bài nào cũng sáng sủa, linh động, nồng nhiệt. Đây là một đoạn trong một bức thư của ông:

Tôi biết rằng cuồng tín chống với triết lý hăng hái tới bực nào. Triết lý có hai đứa con mà cuồng tín muốn giết như Calas, hai đứa con đó là Sự thực và lòng Bao dung; còn triết lý chỉ muốn hạ những đứa con của cuồng tín là Sự nói dối và Sự ngược đãi.

Chưa bao giờ mà sức một người làm nổi một công việc tuyên truyền mạnh mẽ như vậy. Cả châu Âu kính phục tinh thần của ông già 72 tuổi, bệnh tật, gầy đét đó.

Ông chỉ công kích tinh thần bài xích ngoại đạo chứ không công kích tôn giáo, ông vẫn nhận có Trời, lại thường cầu nguyện:

Tôi cầu Thượng đế cho loài người nhớ rằng họ là anh em ruột thịt, cho họ ghê tởm sự áp chế linh hồn! Nếu chiến tranh không thể tránh được thì chúng ta rán đừng oán ghét nhau, đừng phân xẻ nhau trong cảnh thanh bình.

Người theo đạo hữu thần là một người tin chắc rằng có một Đấng tối cao vừa nhân từ vừa vạn năng sinh ra muôn loài thấy tội thì phạt mà không tàn nhẫn, thấy đức thì thưởng một cách quảng đại. Tôn giáo của người đó là tôn giáo cổ nhất và rộng nhất; vì sự sùng bái một vị Thần xuất hiện trước tất cả các tín ngưỡng của nhân loại Huynh đệ người đó ở khắp tứ hải, từ Bắc kinh tới Cayenne, hễ ai hiền triết thì đều là anh em người đó cả. Người đó tin rằng tôn giáo không phải là cái phần huyền học khó hiểu, cũng không phải ở những lễ nghi vô ích, mà ở lòng sùng bái và ở tinh thần công bằng. Làm thiện, đó là tế tự, thuận Thiên, đó là giáo lý. Tín đồ Hồi giáo rầy người đó: Nếu anh không hành hương ở La Mecque thì coi chừng đấy. Một thầy tu bảo người đó: Nếu anh không đi lễ nhà thờ Đức Bà ở Lorette thì tai hoạ sẽ giáng xuống anh đấy. Người đó không cần biết Lorette và La Mecque; nhưng giúp đỡ kẻ nghèo khổ và bênh vực kẻ bị áp bức.

Chúng ta đọc cuốn Bàn về đức bao dung không thấy gì mới mẻ vì dân tộc ta từ xưa tới nay vốn không có tinh thần bài xích ngoại đạo; nhưng nếu chúng ta nhớ lại rằng mười mấy năm trước đây, thánh Gandhi đã tuyệt thực vì những vụ đổ máu giữa Ấn và Hồi, rồi lại bị một kẻ cuồng tín ám sát[15], và nếu chúng ta nghĩ rằng ở khắp thế giới ngày nay, vẫn có những kẻ chủ trương phải diệt kẻ khác để sống, không chịu cho ai có những quan điểm khác với quan niệm của mình thì chúng ta sẽ thấy tác phẩm đó của Voltaire vẫn còn hợp thời, và tuy phần đông chúng ta bây giờ đã biết khoan dung về tôn giáo, mà về nhiều khu vực khác, vẫn còn tinh thần hẹp hòi, cố chấp.


* * *

Trong thế kỷ XVIII, văn minh phương Đông, nhất là văn minh Trung Hoa truyền bá khá mạnh vào châu Âu nhờ tác phẩm của các giáo sĩ dòng Tên, như cuốn Chân tướng Trung Hoa của P. du Halde, cuốn Bút ký về dân tộc Trung Hoa của các nhà truyền giáo Âu ở Bắc Kinh. Những tác phẩm đó được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức và các triết gia, tức nhóm Diderot, Montesqieu, Voltaire, say mê rồi thán phục văn minh phương Đông. Montesqieu ca tụng Trung Hoa trong cuốn Vạn pháp tinh lý, Diderot viết một mục về triết lý Trung Hoa trong bộ Bách khoa tự điển, còn Voltaire thì thường nhắc tới các hiền triết Trung Hoa trong cuốn Tự điển triết lý, lại soạn một kịch nhan đề Đứa trẻ mồ côi Trung Hoa. Kịch được diễn nhiều lần vì đập vào tính hiếu kỳ của quần chúng.

Vậy Voltaire có lẽ đã chịu ảnh hưởng của các triết gia Trung Hoa nhất là của Khổng Tử. Khi ông chế giễu các nhà lập pháp châu Âu Bất lực, không trị nổi vợ con và đầy tớ, các ông ấy khoái chí đặt luật pháp để trị thiên hạ thì tôi ngờ rằng ông đã đọc qua thuyết tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Khổng học. Rồi câu này của ông nữa: Khi quần chúng xen vào việc lý luận thì hỏng hết cũng phảng phất cái ý của Khổng Tử trong câu: Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị.

Nhưng đó chỉ là giả thuyết tôi đưa ra thôi; có thể rằng hai triết gia đó không hẹn mà gặp nhau. Có điều chắc chắn là tư tưởng chính trị của Voltaire có vẻ ôn hoà, bảo thủ, nhân đạo, nhiều chỗ hợp với đạo Khổng, mà trái hẳn với thuyết của Rousseau.

Chưa muốn cho dân làm chủ vì dân còn ngu muội, nhiều tật, ông chủ trương chế độ sáng suốt, bắt các vị quân chủ phải có đức như Marc Aurèle, phải thực tâm giáo hoá dân, nhưng kém Mạnh Tử ở chỗ không chỉ cho ta trong trường hợp bị một bạo chúa cai trị thì phải làm sao.

Ông ghét chiến tranh như Mạnh Tử, bảo: Cái tội nặng nhất là nội chiến, nhưng không có kẻ gây chiến nào lại không tô điểm cái tội của mình, lấy lẽ rằng phải bảo vệ sự công bằng.

Ông cho quan niệm quốc gia là hơi hẹp: Nghĩ mà buồn, nhiều khi muốn làm một nhà ái quốc thì lại phải làm kẻ thù của những dân tộc khác, cầu cho nước mình hùng cường và cầu cho nước láng giềng suy bại. Vì có tinh thần đó cho nên khi Pháp giao chiến với các nước Anh và Phổ ông vẫn can đảm ca tụng văn chương Anh và Phổ. Ông nói: Các dân tộc còn chém giết nhau thì không có lý gì để yêu một dân tộc này hơn một dân tộc khác.

Cũng vì tinh thần ghét đổ máu đó mà ông không ưa cách mạng, chỉ muốn cải thiện lần lần xã hội. Về điểm đó ông phản đối Rousseau, người hô hào dân chúng phải đoàn kết nhau lại trong tinh thần tương thân tương ái mà huỷ bỏ hết những luật lệ cũ bất công để xây dựng lại một xã hội bình đẳng. Cũng như Mạnh Tử, Voltaire bảo bất bình đẳng là bản chất của xã hội, hễ còn cạnh tranh để sinh tồn thì loài người không thể bình đẳng được. Có bình đẳng chỉ là bình đẳng ở phương diện tự do, phương diện pháp luật: Tất cả các người dân không có uy quyền ngang nhau, nhưng hết thảy đều được tự do như nhau; và điều đó dân tộc Anh nhờ kiên nhẫn mà thực hiện được. Tự do tức là chỉ tuỳ thuộc pháp luật.

Khi Rousseau gởi tặng ông một cuốn Luận về nguồn gốc sự bất bình đẳng, trong đó Rousseau mạt sát văn minh, mạt sát văn học, khoa học và đề nghị trở về đời sống thiên nhiên như các dân tộc dã man, ông trả lời, giọng cực kỳ mỉa mai:

Thưa ông, tôi đã nhận được cuốn sách ông mới viết để mạt sát nhân loại; tôi xin cảm ơn ông

Chưa bao giờ người ta dùng nhiều trí xảo đến như vậy để muốn cảm hoá chúng ta thành loài thú.

Đọc tác phẩm của ông, người ta sinh ra cái ý muốn bò bốn cẳng. Nhưng vì trên sáu chục năm nay, tôi đã bỏ mất thói quen bò rồi, cho nên tôi đau khổ nói rằng không thể tập lại thói lại thói đó được nữa ()

(Thư ngày 20-8-1755)


Khi Rousseau cho xuất bản cuốn Dân ước luận cũng để diễn tả cái thuyết trở về đời sống cổ sơ đó, ông chán nản bảo một người bạn:

Ông coi đấy, loài khỉ giống loài người ra sao, thì Jean Jacques giống triết gia làm vậy.

Mỉa mai không phải là phê bình mà triết lý của Voltaire cũng kém triết lý của Rousseau. Nhưng ta phải nhận Voltaire có những hành động rất đẹp. Khi hay tin nhà cầm quyền Thuỵ Sĩ ra lệnh đốt tác phẩm đó thì giữ đúng nguyên tắc tự do ngôn luận, Voltaire viết thư cho Rousseau:

Tôi không cùng ý kiến với ông, nhưng suốt đời tôi, tôi sẽ bênh vực quyền của ông được bày tỏ ý kiến đó.

Sau khi Rousseau phải trốn tránh cho khỏi bị bắt bớ, Voltaire mời lại ở chung với mình. Thái độ đó thật là quảng đại, đáng cho ta cảm phục.


* * *

Đọc tiểu sử danh nhân phương Đông, đôi khi ta bực mình vì không thấy chép một tật xấu nào của các vị đó. Không nói Khổng Tử, Mạnh Tử, ngay đến Án Tử, Khổng Minh, Đỗ Phủ, Vương Vương Minh cũng đều là những bậc đại đức ngay từ nhỏ. Và tuy Quản Trọng hồi trẻ đi buôn chung với Bảo Thúc, có hành vi mờ ám, chia lời thì giữ phần nhiều cho mình, nhưng tật đó vẫn được Bảo Thúc biện hộ cho là do lòng hiếu, vì còn mẹ già, phải tiêu nhiều chứ không phải vì gian tham, và sử gia cũng chép lại như vậy. Thành thử những vị nào được coi là vĩ nhân cũng đều hoàn toàn hết.

Người phương Tây có quan niệm khác, chép thì chép đủ, dở cũng như hay, cho nên ta thấy danh nhân của họ rất gần chúng ta. Alexandre đại đế kiêu căng và tàn nhẫn, Tolstoi nhu nhược và truỵ lạc, Dostoevsky ham mê cờ bạc, Voltaire còn nhiều tật hơn nữa: phù phiếm, ham danh, cay độc, dụ dỗ vợ người ta, ham tiền đến nỗi làm thượng khách một đại vương mà lén lúc đầu cơ Nhưng có tật lớn thì ông cũng có những đức rất lớn. Ông già làm vườn ở Ferney đó rất thương người mà trại của ông thành một hội phước thiện. Ở xa cũng như ở gần, ai hỏi công việc gì, muốn nhờ cậy ông điều gì, ông cũng sẵn lòng giúp đỡ. Che chở, an ủi kẻ cô đơn, kiếm việc cho làm, chỉ bảo, khuyên lơn. Có kẻ ăn cắp của ông rồi ân hận lại quỳ gối xin lỗi ông, ông cúi xuống, đỡ dậy, bảo: Ấy chết, sao lại quỳ như vậy? Chỉ trước mặt Thượng đế cháu mới nên quỳ thôi. Thôi, chuyện đó bỏ qua, đừng nghĩ tới nữa. Thấy một người cháu gái của Corneille nghèo khổ, ông thương tâm, đem về nuôi, cho đi học rồi lại chia cho một số tiền hồi môn nữa. Ông bảo: Sự nghiệp của tôi là vài ba việc thiện mà tôi làm được đó. Khi ai chỉ trích tôi thì tôi chống cự lại, hung dữ như quỷ, tôi không chịu thua ai hết; nhưng thực ra tôi là một con quỷ hiền và rốt cuộc, tôi cười hìu hì.

Vì có lòng quảng đại và nhân từ đó, về già Voltaire được quốc dân kính mến và danh ông mỗi ngày một rực rỡ.


* * *

Năm 1770, bạn bè quyên tiền để đúc tượng bán thân cho ông. Hàng ngàn người, từ vua chúa tới thường dân tranh nhau cái vinh dự được quyên. Ông ngần ngại không muốn, nhưng không ai nghe và vầng trán cao, nụ cười mỉa mai của ông đã được lưu lại hậu thế.

Ít tháng trước khi mất, Voltaire muốn thăm Paris mà ông đã xa cách ba chục năm. Các y sĩ khuyên không nên đi, ông cương quyết: Nếu tôi muốn làm một việc điên khùng thì không ai ngăn cản được tôi. Ông nhớ Paris quá, muốn chết tại kinh đô văn hoá đó. Ông đi từng chặng một, tới Paris thì xương cốt muốn rã rời. Ông lại nhà một bạn cố tri, bảo: Tôi ngừng chết để lại thăm bác đây. Hôm sau ba trăm người lại kính cẩn chào ông đến nỗi vua Louis XVI[16] phải ghen. Trong số tân khách đó có một danh nhân ở Hoa Kỳ mới qua với một đứa cháu. Danh nhân đó là Franklin, kém ông 12 tuổi và cũng suốt đời chiến đấu cho tự do.

Tuy bệnh tật, đi không vững ông cũng rán lại Hàn lâm viện. Quần chúng hoan hô nhiệt liệt, có kẻ lên xe, cắt một miếng áo của ông để làm kỷ niệm. Tới viện ông đề nghị sửa lại bộ tự điển và hăng hái như hồi còn trẻ, tự lãnh việc coi lại phần chữ A.

Ở hý viện, người ta diễn kịch Irène của ông. Ông tới coi, khán giả kinh ngạc không hiểu sao một ông lão 83 tuổi mà còn soạn được kịch, reo hò vang rạp khi thấy ông, làm một người ngoại quốc tưởng rằng họ điên, phải bỏ ra về. Được hưởng hết những vinh dự mà nhân loại chưa bao giờ ban cho một người đồng thời như vậy, ông bình tĩnh tắt nghỉ ngày 30-5-1778.

Nhưng ở Paris người ta không cho mai táng danh nhân đó theo lễ và bạn bè ông phải đặt thây ông ngồi trong một chiếc xe như còn sống, chở tới Scellière, nơi đó một mục sư khoáng đạt hiểu rằng thiên tài không bắt buộc phải theo luật lệ, bằng lòng cho chôn ở đất thánh. Năm 1791, thi hài ông được đem về điện Panthéon ở Paris. Một trăm ngàn người đi theo quan tài và sáu trăm ngàn người đứng đón ở vệ đường. Nhiều ông vua có ngôi cũng không được cái vinh dự đó.


* * *

Ngày nay xét lại công lao của Voltaire, ta thấy về lãnh vực triết lý, ông không cống hiến được một hệ thống nào mới mẻ cho nhân loại. Tất cả sự nghiệp của ông chỉ ở ngọn bút bén và mạnh như búa rìu. Ai cũng phải nhận ông già Ferney này có tài bút chiến nhất cổ kim và đã biết dùng nó, kiên nhẫn, nhiệt tâm dùng nó, bất chấp mọi nguy hiểm, để phô diễn, bênh vực những tư tưởng tân tiến và cao cả, để vạch đường cho nhân loại tiến tới tự do.

Từ khi ông mất tới nay, đã non hai thế kỷ, sao không thấy xuất hiện một thiên tài như ông nữa? Tại nhân loại đã được tự do cả rồi ư?

_____________________________

Chú thích:

[1] Sách in thiếu mẫu tự L. Ngoài giả thuyết đó, còn có giả thuyết cho rằng tên Voltaire là do các từ sau mà ra: Le Volontaire, hoặc Veautaire, hoặc Valet Roi, hoặc Airvault (theo http://www.jstor.org/pss/4172351). (Goldfish).
[2] Tên là Catherine Olympe Dunoyer. (Goldfish).
[3] Cũng có tên là Những bức thư triết lý (Lettres philosophiques).
[4] Tức tập Principia. (Goldfish).
[5] Larousse Universel nói là bảy năm. Will Durant trong cuốn The Story of Philosophy nói là 12 năm. Tôi theo Daniel Mornet trong Histoire générale de la Littérature Franaise.
[6] Michiaveli là một chính khách Ý (1469-1527), rất ái quốc nhưng rất quỉ quyệt, tàn nhẫn, độc tài, tác giả cuốn Prince (Thuật làm vua) trong đó ông trình bày chính sách bá đạo của ông.
[7] Tức Frédéric II (1712-1786). (Goldfish).
[8] Năm đó bà mới 43 tuổi. (Goldfish).
[9] Tức Marie Louise Mignot (1712-1790). Có người bảo Voltaire sống với bà như vợ chồng, và khi ông mất, bà thừa hưởng phần lớn tài sản của ông. Vì thích xã hội ở Paris, bà bán lâu đài Ferney và quay trở về Paris. (Goldfish).
[10] Một y sĩ Pháp di cư ở Berlin.
[11] Tức ở Berlin.
[12] Hình như Candide rời Buenos Ayres mà không đưa nàng Cunégonde đi theo. (Goldfish).
[13] Tức đạo Tin Lành. (Goldfish).
[14] Bàn về đức bao dung, Chương VI.
[15] Thánh Gandhi bị ám sát năm 1948. (Goldfish).
[16] Kế vị vua Louis XV từ năm 1774. (Goldfish).

anbinh
10-31-2010, 11:03 PM
MUSTAPHA KMAL

Một nh cch mạng sng suốt, cương quyết, biết nắm lấy cơ hội


http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/Kemal.gif

Mustapha Kmal (1881-1938)


Ti nhớ hồi mười bảy tuổi, ci tuổi phơi phới, lng mạn, được đọc tiểu thuyết Les dsenchantes của Pierre Loti. Về nghệ thuật cng tnh tiết th truyện đ km xa Pchurs dIslande. Non nửa cuốn gồm những bức thư của ba thiếu nữ Thổ v một văn sĩ Php gởi cho nhau. Truyện xảy ra hồi đầu thế kỷ ny[1]. Ba thiếu nữ đ đều l hạng qu phi, v được học tiếng Php, chịu ảnh hưởng văn minh u Ty, sinh ra thất vọng (do đ truyện c nhan đề Les dsenchantes) về thn phận của họ v buồn tủi chung cho thn phận của đn b Thổ. Cha v chồng họ tuy nhiều khi chiều chuộng họ rất mực, nhưng theo phong tục cổ truyền, bắt họ sống một đời cấm cung, khng được tiếp bạn trai hay anh em ch bc, v hẽ bước ra khỏi phng the, d l chỉ để dạo vườn, th cũng phải trm ln mặt một tấm khăn voan kn mt. Đi đu cũng c b c, b d hoặc gia nhn gi hộ tống v d xt. Họ thấy họ chỉ l một đồ trang sức, một đồ chơi của phi nam nhi m họ phải suốt đời thờ phụng như một tn lệ thờ lnh cha vậy. Ba thiếu nữ đ tnh cờ gặp một nhn vin trong sứ qun Php, kim văn sĩ, đứng tuổi v nghim trang. Trước kia họ đ đọc nhiều tc phẩm của văn sĩ đ, từ khi được tiếp xc họ cng thm thiện cảm, coi như một người anh cả, lập mưu m, tm đủ cch để chuyện tr, thư từ với nh văn.

Họ biết rằng ln lc giao thiệp như vậy th thế no cũng c ngy tiết lộ m nguy hiểm đến tnh mạng cả đi bn, nhưng họ khng sợ, một l v họ rn giữ tnh cho được trong sạch m họ giữ được thật hai l v họ coi đời họ như bỏ đi rồi, nn nhất định by tỏ hết những tnh cảnh th thảm tủi nhục của họ - tức của cả giới phụ nữ Thổ - cho người bạn ngoại quốc để bạn sẽ viết thnh sch cho thế giới biết, v may ra nhờ vậy m nh cầm quyền Thổ sẽ cải thiện tnh trạng của phụ nữ chăng.

Đoạn kết rất buồn: văn sĩ về Php t lu th được tin hai người bạn gi Thổ chết, tuổi mới ngoi hai mươi, kẻ th v bệnh, kẻ th v chn đời.

Ti nhớ hồi đ đọc xong, ti ngy ngất trọn một buổi v lng lng mấy ngy liền, v tự hỏi khng biết dn tộc Thổ tm cch no để cải thiện tnh trạng cho phụ nữ. Mười năm sau coi cuốn Mustapha Kmal của Sherrill (nh xuất bản Plon - 1937) ti mới biết chnh ci lc ti đọc Les dsenchantes th một vị anh hng Thổ, Mustapha Kmal đương giải thot cho cả dn tộc mnh, nhất l cho phụ nữ Thổ, v ti ngưỡng mộ nh cch mạng đ. Gần đy được đọc thm cuốn Mustapha Kmal của Benoist Mchin (Albin Michel 1954), lng ngưỡng mộ của ti c hơi km v tc giả v tư hơn Sherrill, đ vạch cho ti thấy vi ci tật lớn của Mustapha như tật qu tự cao tự đại v qu độc ti, nhưng ti vẫn cn phục đức sng suốt, kin quyết v biết nắm lấy cơ hội của nh cch mạng Thổ.

*
* *

Benoist Mchin đ khen sự nghiệp của Mustapha Kmal l v tiền trong lịch sử. ng bảo: Xin độc giả tưởng tượng giữa ci thời nguy kịch nhất của triều đại Justinien, thế kỷ thứ 5, một người xuất hiện trong cảnh đổ nt của đế quốc La M m xy dựng được một quốc gia v trang đầy đủ; th đo, chnh sự nghiệp đ l sự nghiệp m người chiến thắng ở Sakharaya đ lm được cho nước Thổ.

Dn tộc Thổ Nhĩ Kỳ cng một giồng giống với dn tộc Mng Cổ, cả hai đều xuất hiện ở trung bộ chu c lẽ từ ba, bốn ngn năm trước. Họ đều l những dn du mục, sống rất giản dị v coi thường sự chết. Lời dưới đy của một sử gia gn cho Attila[2]: Ngựa ta đ qua miền no th cỏ nơi đ khng mọc lại được nữa. Chnh l lời miệng của chiến sĩ Thổ. Họ rất hiếu chiến v rất thiện chiến, tấn cng như vũ bảo, tn st gh gớm, cc dn tộc khc đều kinh khủng. Cuối thế kỷ 13, họ rời trung bộ chu , tiến về phương Ty, đi qua Ba Tư, Armnie, tới bờ sng Sakharya ở Tiểu (miền Angola[3] ngy nay), thấy đất đai ph nhiu, định cư lun tại đ v bắt đầu xm chiếm cc miền chung quanh. Tới giữa thế kỷ 16, họ cường thịnh nhất, lập được một đế quốc[4] rộng gần bằng đế quốc La M thời xưa, pha bắc gip o, Ba Lan, Nga, pha đng gip Ba Tư, pha nam gồm một dy từ vịnh Ba Tư qua Hồng Hải, Ai Cập, Tripolitaine, Tunisie, Algrie (coi bản đồ trang 108). Họ kiểm sot ba phần tư Địa Trung Hải v một nửa Vịnh Ba Tư. C thể ni rằng miền phong ph nhất phương Ty hồi đ ở trong tay họ.

http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/bando.jpg

Bản đồ in trn trang 108

Nhưng họ c hai nhược điểm:

- Một l khng văn minh, khng khai ho được những dn tộc họ đ thắng (về điểm đ họ km xa Trung Hoa v La M) thnh thử đế quốc của họ do gươm đao tạo thnh, phải giữ bằng gươm đao, m trong lịch sử nhn loại chưa hề c dn tộc no thịnh hoi về v bị được.

- Hai l đế quốc đ gồm nhiều dn tộc qu, no l Ba Tư, Ả Rập, Ai Cập, Nga, Hung, Lỗ, Hi Lạp, khc nhau xa về tnh tnh, ngn ngữ, tn gio, khng thể sống đồng ho để thống nhất thnh một quốc gia, nn rất dễ tan r.

Tới thế kỷ 17 họ suy lần. Cc dn tộc ở chu u thời đ văn minh hơn họ nhiều, bắt đầu nổi dậy chống cự với họ, v họ thất bại nặng ở Vienne (o), mất Budapesth (Hung), lần lượt phải nhượng cho Đức xứ Hung v Transylvanie, cho Nga hải cảng Azov, cho Ba Lan ty bộ Uy Kin.

Qua thế kỷ 18, họ mất thm Besnie Serbie, v đạo Hồi m người Thổ học được của người Ả Rập, bắt đầu bị đạo Ki T lấn p.

Thế kỷ sau, tnh hnh cn trầm trọng hơn. Đất đai tuy bị khot một miếng ở phương Bắc, nhưng vẫn cn mnh mng, m địa thế rất quan trọng: nằm ngay trn ng ba, chỗ tiếp xc của u, , Phi. Như vậy m trong nước loạn lạc, vua cha yếu hn, triều đnh khng kỷ cương, cường thần chiếm mỗi người một nơi, quan lại tham nhũng, qun lnh chuyn mn ăn cướp, th tất thuộc địa phải nổi ln chống, m cc cường quốc chu u lm sao khỏi dm ng? Cho nn Hi Lạp tuyn bố độc lập v Php đổ bộ ln Angiri. Thổ chống cự lại yếu ớt đến nỗi Nga Hong Nicholas I đ gọi Thổ l con bệnh của chu u. Một bức h hoạ đương thời vẽ vua Thổ thim thiếp trn giường bệnh, thần chết Nga hiện ln muốn bắt Thổ đi; bn cạnh l hai bc sĩ Anh v Php đương bn phương cứu chữa. Chẳng phải Anh Php thương g Thổ; chỉ v miếng mồi qu lớn m địa thế quan trọng qu, khng muốn để cho Nga nuốt trọn. Coi bản đồ ta hiểu được tại sao Nga chỉ lăm le chiếm Thổ. Nga tm đường thng ra biển. Nhưng Bắc Băng Dương suốt năm đầy băng v tuyết, hon ton v dụng. Trn biển Baltique, c hạm đội của Đức, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan. Nga kh len ra được, dầu c được th tới Bắc Hải cũng đụng đầu với hải qun Anh mạnh nhất thế giới. Vậy Nga như bị vy hm, chỉ c hai đường thot ra ngoi: một l tiến qua Đng, chiếm trọn Ty B Lợi , vươn tới Thi Bnh Dương, đường đ qu xa m lại chạm trn với Nhật; hai l do Bắc Hải thng ra Địa Trung Hải, đường ny tiện, nhưng cửa ngỏ Constantinople do Thổ gc, nn Nga nhất định phải diệt Thổ.

Anh khng chịu vậy, v nếu Nga chiếm Constantinople th hạm đội Nga tung honh trn Địa Trung Hải m con đường của Anh qua Ấn Độ sẽ lm nguy. Php cũng khng muốn cho Nga lui tới Địa Trung Hải v Php đương muốn chiếm Bắc Phi. V thế Anh Php chống Nga m bnh Thổ, th để Constantinople cho Thổ, v Thổ yếu khng lm hại mnh được, chứ khng chịu để cho Nga. Rốt cuộc sau chiến tranh Crime (1854-1856), Nga thua, Thổ giữ được Constantinople nhưng đ kiệt sức, v Anh, Php mừng rằng chnh sch Để cho Thổ suy m đừng bắt Thổ chết, đ thực hnh được đng.

Thổ th cứ lịm dần, tnh cảnh khng khc Trung Hoa thời đ. Ngn khố rỗng khng, Thổ phải vay mượn của Anh, Php, Đức, o. Ring của Php đ phải vay đến một tỷ rưỡi quan. Vậy th tất phải c g bảo đảm, v Thổ đem những nguồn lợi v thuế kho trong nước ra bảo đảm, y như Trung Hoa. Thnh thử những bến tu, kho hng ở Constantinople, những đường xe lửa, mỏ khong chất, nhất l mỏ dầu lửa, rồi thuế đoan, độc quyền giao thng lần lần thuộc về cc cường quốc chu u hết. Cc cường quốc theo đạo Ki T đ, như bầy kn kn đi kht, đậu chung quanh một con bệnh bất tỉnh v kin nhẫn đợi. Họ sợ lẫn nhau, ganh tị, d xt nhau v sẵn sng xu x nhau. Khng một nước no dm ra tay trước. V nhờ vậy đế quốc Thổ tiếp tục thoi thp.

*
* *

Rồi đại chiến thứ nhất bng nổ. Thổ đứng về phe Đức, c lẽ tưởng rằng Đức sẽ thắng, m nếu Đức thắng th sẽ khng qun đồng minh, d đồng minh đn em. Khốn thay! Đức lại thua, v khi hiệp ước Verseille k xong, Anh Php mới xử ci vụ phản bội của Thổ. Hồi trước ti gip ch thắng Nga, nếu khng ch đ bị Nga đ bẹp rồi, ch thiếu tiền, chng ti cho vay, ch thiếu sng ống để dẹp phiến loạn th chng ti cung cấp, m rồi ch trả ơn chng ti như vậy đ, theo tụi Đức để đập chng ti. Được lắm. Lần ny th chng ti xo tn ch trn bản đồ. Anh, Php nghĩ thầm như vậy, v họp nhau ở Svres năm 1920 để cắt xẻ đế quốc Thổ, chia hai miếng ở pha Ty (miền Thrace v miền chung quanh Smyrne) cho Hi Lạp; một miếng lớn ở pha Ty Nam trn bờ Địa Trung Hải, ng ra đảo Chypre cho ; cắt một miếng pha Ty Bắc (miền Armnie) cho độc lập, thnh nước Cộng ho Armnie; một miếng nữa ở pha Nam, miếng đ thnh xứ tự trị của dn tộc Krude, cn hai miếng, miếng Malatie ở Bắc Syrie dnh cho Php v Php đ chiếm Syrie, với miếng Irak gip giới Ba Tư dnh cho Anh. Thế l đế quốc Thổ bị cắt xn gần hết, chỉ cn một mảnh đồi ni kh chy ở bờ biển pha Nam Hắc Hải, rộng khoảng 120.000 cy số vung. Ngay trong khu vực cn lại đ, chủ quyền của Thổ cũng mất: đời sống dn Thổ do cc luật lệ của cc cường quốc định đoạt chặt chẽ; ti chnh Thổ do ngoại quốc sử dụng, ti nguyn trong nước do ngoại quốc chiếm để nui bọn chiếm đng, m qun đội Thổ phải giải tn, chỉ cn giữ lnh cng an, tới nền gio dục cũng do ngoại quốc kiểm sot nữa. Người ta tưởng vua Thổ Mhmet VI khng chịu k một hiệp ước nhục nh như vậy, nhưng người ta đ đon lầm. Thế l một trong những đế quốc lớn nhất thời hiện đại sụp đổ, nếu khng c một vị anh hng nhảy ra cứu tnh thế. Vị anh hng đ l Mustapha Kmal.

*
* *

Mustapha hồi đ 39 tuổi. ng sanh năm 1881 trong một gia đnh trung lưu ở Salonique. Cha l Ali Rhiza Efendi, lm một tiểu cng chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về bun cy, nhưng khng pht đạt. Mẹ l Zobeida Hanim.

Ngay từ hồi nhỏ, Mustapha đ c tnh bướng bỉnh, nng nảy. Coi hnh ng, ta thấy ngay một người hoạt động, cương quyết, tn bạo: trn cao, mi mỏng m mm lại, lưỡng quyền nh ra, lng my rậm, nhất l cặp mắt sắc, dữ.

Mồ ci cha sớm. Mới mười hai tuổi đ biết hướng về nghề v. Học ở trường sĩ quan ba năm, vo hạng giỏi, rồi học ba năm nữa ở trường Tham mưu, hai năm sau nữa được ln chức đại u. C khiếu về Ton v Sinh ngữ, thng tiếng Php, tiếng Đức, v ngay từ hồi đi học, đ ham học mn chnh trị, ln kiếm những tc phẩm của Montesquieu, Voltaire, Rousseau để đọc. Hong gia Thổ cấm những sch đ, kẻ no tri lệnh th bị nhốt khm v tội phản quốc. Tất nhin cng cấm, ng lại cng kiếm cch đọc.

ng bất bnh về d tm của ngoại quốc v thi độ bất lực của hong gia, gia nhập hội kn, viết những bi h ho quốc dn chống lại ngoại quốc, tranh đấu cho nước được tự do, cng với bạn b bị bắt giam (1904) ở Stamboul. Suốt ngy ng đi lại lại trong x lim, bực bội như con hổ bị nhốt. Bạn b lo rằng ng c thể bị thủ tiu, khng cần xt xử g cả. Nhưng rồi một hm hai người lnh đeo kh giới lại dẫn ng tới Bộ Quốc phng. Người ta biết ti cầm qun của ng, muốn thu phục ng, tha cho ng tội chết v đổi ng tới Damas để dẹp giặc.

Người ta lầm: con người đ khng thể no thu phục được nếu tnh cảnh trong nước khng thay đổi. t lu sau, ng lại v một đảng cch mạng khc, đảng Cấp Tiến v Đon Kết, nhưng v khng được lnh trch nhiệm quan trọng, nn ng chn nản, phản đối v bị loại. ng khng chịu dưới quyền ai hết.

Ma xun 1908, đảng đ tuyn bố chống lại hong gia, khng ngờ m thnh cng. Chnh phủ phi qun đội tới dẹp, qun lnh m sng qua phe cch mạng. Nhưng vua Abdul Hamid, khn như con co gi, giả đ nhượng bộ, đổ hết cc lỗi cho cc cận thần v tuyn bố chế độ lập hiến, niềm nở tiếp đn cc nh cch mạng. Quốc dn tưởng l bước vo một kỷ nguyn mới rực rỡ, khng ngờ su thng sau, tnh thế cn loạn hơn trước: đảng cch mạng chỉ c ba trăm đảng vin, khng được huấn luyện, khng c chương trnh, hoạt động lộn xộn, Abdul Hamid vu họ l bọn v thần, l kẻ th của Cha, nn dn chng v qun đội nhiều nơi nổi ln chống cch mạng. Nhờ sự hy sinh v ti cầm qun của một số sĩ quan cch mạng, trong đ người xuất sắc nhất l Mustapha Kmal, qun cch mạng thắng. Abdul Hamid bị truất ngi, em ln thay, tức vua Mhmet V, v quyền hnh ở trong tay nh cch mạng Enver.

Enver trước đ h ho đuổi người u ra khỏi nước, by giờ kết thn với Đức, nhờ Đức tổ chức, huấn luyện qun đội. Rốt cuộc tnh thế khng hơn trước cht no. Mustapha Kmal bất bnh, tới đu cũng h ho chống Đức, chống chnh sch của chnh phủ. ng ni:

Cc cường quốc cn tham tn hơn bao giờ nữa; Đức đ bp cổ Thổ. Cc nh ti chnh của họ m lấy hết cc độc quyền v nhượng quyền (). Thổ bị b tay để cho si lang v kn kn rt rỉa () Tnh trạng đ khng thể dung tng được nữa (). Phải trả giang sơn Thổ lại cho người Thổ.

Enver tất nhin ght ng, nhưng vẫn phục ti cầm qun của ng, tm cch đưa ng đi xa, v từ 1911 đến 1914, ng phải đi chiến đấu với ở Tripoli, với Montngro, Serbie, Hi Lạp v Bulgarie, Andrinople. Thắng bại chưa phn th đại chiến thứ nhất nổ ra.

Thổ đứng về phe Đức như ti đ ni. Năm 1915, lin qun Anh Php liền đem hải qun tới Dardanielles, cuống họng của Thổ, rồi đổ bộ ln bn đảo Gallipoli. ng cầm đầu một lin đội, chống cự lại. Nhờ đon được đng chiến thuật của địch, nhờ tnh ton rất kỹ lưỡng, hnh qun gan dạ v cấp tốc khng đợi lệnh trn, Mustapha Kmal chặn đứng được địch.

Một thng sau, một đại t Đức đem viện binh tới. Lc đ ng mới đeo lon trung t. Vin sĩ quan Đức nh nhặn đề nghị thoả thuận với ng về việc chỉ huy. ng trả lời ngay: Ti biết r địa thế v địch hơn ng. Ti phải chỉ huy. ng tự tin lạ lng v lm cho người khc cũng phải tin ng. Bộ Tham mưu Đức đnh để ng chỉ huy mặt trận Dardanielles, v ba lần ng chặn đứng được lin qun Anh Php. Rốt cuộc, Anh Php phải nhận rằng đ đem non nửa triệu binh sĩ qua Dardanielles m chẳng c kết quả g cả, khng lm cho Đức phải rt qun ở mặt trận Php về, v cuối năm đ, họ quyết định thi tấn cng Thổ nữa. Trận đ rất lớn: mỗi bn thiệt 250.000 sĩ tốt. Anh Php mất mặt m danh tiếng Mustapha Kmal nổi ln như cồn.

Rồi Đức thua. Đnh chiến. Mustapha trở về Constantinople, thấy sự sụp đổ tới nơi: Anh chiếm cứ Dardanielles v Bosphore, Php chiếm Stamboul, đng ở Pera, kiểm sot những đường xe lửa. Bao nhiu thuộc địa của Thổ đều mất hết, từ Ai Cập, Syrie, Ả Rập, Palestine tới bn đảo Balkan, Hi Lạp, Tripoli.

anbinh
10-31-2010, 11:07 PM
Mustapha Kmal (1881-1938)


Enver đ trốn qua Đức để khỏi bị Đồng minh trị tội. Mustapha Kmal v yết kiến Mhmet VI[5], tưởng nh vua ny cn nghị lực, c tm hồn hơn Mhmet V, đề nghị:

- Xin bệ hạ cho lập ngay một nội cc mạnh mẽ, c thể thương thuyết ngang hng với Đồng minh. Diệt hết mặc cảm rằng mnh l kẻ chiến bại đi. Phải h ho quốc dn can đảm ln. Xin bệ hạ nghe ti. Ti đ suy nghĩ kỹ rồi. Bệ hạ giao cho ti ghế Thượng thư bộ Binh v cho ti quyền hnh, ti sẽ cứu được nước.

Mhmet VI biết r ti ng, sợ ng sẽ lật ngai vng nếu giao cả quyền hnh cho ng, nn chỉ ừ hử, rồi t lu sau phong ng chức Khm sai đại thần ở miền Bắc kim Thống đốc cc tỉnh miền Đng, chủ yếu đưa ng ra miền bin giới, xa hẳn kinh đ, khng ngờ như vậy l tạo cho ng hai điều kiện rất tốt để lm cch mạng, tức địa ho v nhn ho, v những miền đ qun đội chiếm đng của Anh, Php, chưa tới, ng c thể dụng v được m dn chng cảm phục ng đ đnh thắng Anh Php ở Dardanelles. ng nắm lấy ngay cơ hội đầu tin l dự bị, đợi cơ hội nữa đem lại cho ng điều kiện thứ ba tức thin thời để hoạt động.

ng đ c chủ kiến: vua Mhmet VI nhu nhược m cố bm lấy địa vị, khng thể trng cậy g được ở triều đnh nữa. ng sẽ chống lại Hong gia, đồng thời chống với ngoại quốc. Chống với ngoại quốc th phải dng v lực, chống với Hong gia th phải dng chnh trị. Muốn vậy phải dựa vo dn chng, phải gy một niềm tin tưởng mnh liệt trong quần chng, nhắc lại những thời oanh liệt của đế quốc Thổ m gợi lng i quốc của đồng bo. Ta thử tưởng tượng tnh thế của Thổ lc đ, một nước chiến bại, ngho khổ, sắp bị chia xẻ, mới thấy sứ mạng của ng nặng nhọc, kh khăn ra sao.

Khi đ h ho quần chng theo ng, ng đnh điện về triều xin từ chức, rồi họp hội nghị Erzeroum v ở Sivas. Đại biểu cc nơi nghe tiếng gọi của ng, kẻ th cưỡi ngựa, cưỡi lừa, kẻ th ngồi xe hoặc đi bộ, cải trang lm thương nhn, thợ thuyền, từ cc hang cng ng hẻm tựu cả lại ở Sivas ngy 13 thng 9 năm 1919. kiến họ khc nhau, tư tưởng chnh trị của họ cũng khc nhau nhưng hết thảy đều nhất tr hi sinh để cứu quốc, đi cho được hon ton độc lập, được quyền tự quyết theo lời tuyn bố của Tổng Thống Hu Kỳ Wilson, chứ khng chịu để Đồng minh chia xẻ.

Hong gia phi nhiều đội qun Krude một giống sơn nhn nổi tiếng tn bạo tới dẹp hội nghị. Mustapha Kmal cầm đầu hai đon kỵ binh, tấn cng tức th, khng cho qun Krude đề phng, v vi ngy sau trở về Sivas, được dn chng coi như một vị cứu quốc.

Hội nghị đổi tn l Quốc hội, lựa Angora lm kinh đ. Nhưng Quốc hội vẫn chưa tuyn bố phế Mhmet VI, cn hi vọng nh vua nghĩ lại m theo lng dn, chống lại cc cường quốc.

Tới khi hay tin nh vua đ phản quốc, hạ bt một cch nhục nh vo hiệp ước Svres, dn chng mới hết trng cậy vo Hong gia, nổi ln phản đối. Điều kiện thứ ba tức thin thời chờ đợi một năm nay, by giờ đ tới, m cơ hội đ, chnh cc cường quốc tham tn Anh, Php, đ đem lại cho Mustapha Kmal. ng nắm lấy liền. C tuyn truyền, huấn luyện quần chng hng chục năm cũng khng lm họ hăng hi, mắm mi quyết tm diệt kẻ th chung, bằng những điều khoản v nhn đạo trong hiệp định Svres đ.

Khắp nước Thổ, dn chng khng tun lệnh Hong gia nữa.

Khắp nước Thổ từ thnh thị đến thn qu, đến thm sơn cng cốc, đến cả những phng khu kn mt, gi trẻ trai gi khng ai bảo ai, cng đứng phắt dậy, nghiến răng hướng về Constantinople, nơi qun đội Đồng minh đương chiếm đng, quyết diệt tan bọn xm lăng; người mi gươm, kẻ đc đạn, người may o cho chiến sĩ, kẻ quyn tiền cho quỹ cứu quốc. Những bi ca trầm hng vang ln ở cc cửa miệng, những tia lửa căm hờn hiện ln ở cc kho mắt. Khng đợi lệnh triệu tập, họ tự động dắt nhau từng đon đến Angora, tnh nguyện nhập ngũ.

Cc tu Nga chở kh giới tới bờ biển Hắc Hải tiếp tế qun cch mạng. Tu gh nơi no, tức th dn cư chung quanh, cả trai lẫn gi, tự động khing vc sng ống, đạn dược, cấp tốc chuyển qua lng bn, cứ tiến từng lng từng lng như vậy cho tới Angora. Một người Mỹ mục kch cảnh một thiếu phụ buộc con trn lưng rồi đẩy chiếc xe hai bnh chở tri ph. Trời đổ cơn mưa. Khng do dự, nng cởi chiếc khăn chong cho đứa b để ln tri ph. Cc phụ nữ qu phi thấy gương hi sinh của nng dn đ, cũng đạp cửa phng khu, x khăn voan che mặt, tnh nguyện vo gip việc trong cc đon cứu thương. Thế l chỉ trong mấy ngy, dn Thổ đ ph được hủ tục ngn năm của họ. Hiện nay ở Angora, dưới tượng Mustapha Kmal, cn một bức tượng một thn nữ khing tạc đạn trn lưng, đứng sau hai tượng dn qun cch mạng.

Triều đnh đem qun tới diệt, nhưng chưa tới Angora th qun đội đ tiu tan: một số đo ngũ, trốn về qu với vợ con, một số quay kh giới giết chủ tướng rồi ko nhau nhập vo đon qun cch mạng. Như vậy l đ trnh được nội chiến m khỏi lo về mặt triều đnh nữa, Mustapha Kmal c thể đem ton lực diệt qun đội ngoại quốc.

Ở Ba L, ba chnh khch Anh, Php, : Lloyd George, Clmenceau v Orlando chẳng hiểu cht g cả, ngơ ngc hỏi nhau: Thế l nghĩa l g? Vua Thổ k hiệp ước Svres rồi m sao dn Thổ lại phủ nhận n? Kẻ no cầm đầu bọn phiến loạn đ? Sao m chng tiến mau vậy? Đ gần tới thủ đ rồi ư? Thế th triều đnh Thổ l ci g? B nhn ?. Họ ngu qu, cứ tưởng hễ nắm đầu nắm cổ được vua Thổ l c thể sai khiến được cả dn tộc Thổ! Khi họ hay tin rằng kẻ cầm đầu phiến loạn chnh l Mustapha Kmal, vị anh hng đ lm cho họ mất mặt ở Dardanelles, rằng đảng phiến loạn l cả mười mấy triệu dn Thổ, nhất l khi họ được mật bo rằng Nga tiếp tế kh giới cho bọn phiến loạn th họ thấy chn nản qu chừng. Mới qua khỏi ci nạn đại chiến, Anh, Php, đều mệt mỏi, kiệt sức như những con bệnh mất mu nặng, nay phải theo đuổi với một chiến tranh với Thổ v Nga th chắc g đ thắng nổi, m dư luận quần chng sẽ phản đối, địa vị của họ sẽ lung lay mất. Cho nn Anh, theo chnh sch ch kỷ cổ truyền, lảng ra trước, Php, cũng lảng theo. Nhưng lảng th mất thể diện. May sao, Hi Lạp nhảy ra tnh nguyện diệt Thổ. Qun đội Hi Lạp chưa giải ngũ, cn được 200.000 người m lại ở ngay đối diện với Thổ. Cơ hội tốt qu. Hai bn thương lượng với nhau: hễ Hi Lạp tấn cng ngay th khi thnh cng, muốn g sẽ được nấy. Hi Lạp mừng rơn: mấy chục năm nay vẫn đợi cơ hội trả th Thổ, nay được Anh, Php, gip sức th quả l cờ đ đến tay, khng ngờ ba cường quốc đ chẳng gip được cht g, chỉ đứng ngoi ng, m dn tộc Thổ thấu ci tm l hn của Anh, Php, , cng phấn, hăng hi chiến đấu, quyết tm khng chịu ci nhục thua Hi Lạp, dn tộc m mới thế kỷ trước, cn phải phục tng họ.

Mustapha Kmal phi Ismet Pacha tấn cng Hi Lạp ở pha Ty. Lực lượng Hi Lạp gấp đi lực lượng Thổ, vậy m nhờ lng can đảm của qun cch mạng, nhờ ti điều khiển của Ismet, đầu năm 1921, Thổ thắng được hai trận lớn ở Ineunu.

Được tin đ, Mustapha viết thư khen Ismet:

Trong lịch sử thế giới, hiếm thất những nh cầm qun m sứ mạng nặng nề như sứ mạng của ng trong những trận Ineunu (), ng khng những thắng kẻ th m cn cứu được quốc gia nữa. Hm nay ton quốc, kể cả những miền đau đớn cn bị chiếm đng, ăn mừng sự thắng trận của ng ().

Sau trận đ, Thổ cn thắng một trận nữa, ở bn bờ sng Sakaraya. Mustapha đ chỉ huy v cứu kinh đ Angora khỏi lm nguy, nn được mỹ hiệu l Gazi (người thắng trận).

Chnh những bại trận lin tiếp đ của Hi Lạp lm cho Anh, Php, chn nản, khng muốn ủng hộ Hi nữa. Họ cn hn hạ đến nỗi trở mặt, đề nghị đứng ra điều đnh giữa Hi v Thổ, v họ biết rằng Thổ sẽ thắng m như vậy th lc ny lm bộ nhn từ, gip Thổ ho giải với Hi, tất Thổ sẽ mang ơn m sau ny sẽ vớt vt được it nhiều quyền lợi ở Thổ. Nhưng đề nghị đ bị Hi gạt bỏ. Anh, Php, bất bnh với Hi, quay lại mơn trớn với Thổ. th bn ngầm kh giới cho Thổ, cn Php th ngoại giao ln với Thổ, ve vn Mustapha Kmal, phi Franklin Bouillon qua Thổ k một mật ước với chnh phủ cch mạng. Thế l Php đ gạt Mhmet VI ra ngoi v mặc nhận rằng hiệp ước Svres khng cn hiệu lực. Rồi Php rt qun chiếm đng ra khỏi Cilicie, nhờ vậy Mustapha ko được tm vạn qun ở miền đ về mặt trận Hi (cuối năm 1921).

Thắng lợi đ rất lớn v Mustapha cng tin thế no cũng đnh bại được Hi, nn đầu năm sau, ng gọi thm lnh, chuẩn bị thm qun nhu. Ton dn hưởng ứng; nh no cũng gip đỡ qun đội: quần o, giy dp, mền mng, la, muối, rơm, đường, đn cầy, đinh, bột Khắp miền Anatolie, đường x chật những xe b, xe ngựa, xe lừa, chở đủ cc thức ăn, dụng cụ để tiếp tế qun đội, vui hơn l chợ phin. Đầu ma h đ, một đạo qun mới, hăng hi v tinh nhuệ, đ sẵn sng tc chiến.

Lc ny qun lực Thổ gần ngang qun lực Hi: 103.000 Thổ v 132.000 Hi.

Hừng sng hm 26 thng 8 năm 1922, Mustapha Kmal h ho qun lnh:

Anh em sĩ tốt! Tiến!ục tiu: Địa Trung Hải.

ng đ định r chiến thuật, xuất kỳ bất , tấn cng ồ ạt, lm qun Hi trở tay khng kịp, thua to ở Dumulu Punar, v lun mười ngy, bị qun Thổ đuổi theo chm giết cho tới bờ biển Địa Trung Hải. Tướng Tricopis, tổng tư lệnh v tướng Dionys, tham mưu trưởng Hi đều bị bắt. Hng vạn lnh Hi bị giết, non năm trăm ngn bị cầm t. Chỉ một số t chạy được tới bờ biển, nhờ tu biển v thuyền cu m trốn thot. Dọc một con đường từ Dumulu Punar tới Smyrne[6], nhất vl tại chu thnh Smyrne, thy binh sĩ v thường dn Hi chồng chất ln nhau thnh đống.

Khi người ta dắt Tricopis v Dionys vo liều của Mustapha Kmal, ng tiếp đi họ nh nhặn; mời họ giải kht rồi cng ph bnh chiến lược của hai bn, lm cho họ phải khm phục.

Sau trận đ, qun đội Hi tụ cả ở Thrace để đợi lệnh trn. Mustapha Kmal nhất định đuổi họ ra khỏi Thrace, nếu khng th chưa yn tm được; nhưng muốn tới Thrace th phải qua Chanak m qun đội Anh hiện đương đng ở Chanak. Mustapha suy nghĩ kỹ rồi dng một kế to bạo.

ng ku hai đội qun thiện chiến lại giảng cho họ hiểu mục đch của ng. Rồi ra lệnh cho họ tiến về pha qun đội Anh, họng sng chĩa xuống đất, d qun đội Anh c ra lệnh ngừng th cũng khng được ngừng, cứ việc yn lặng tiến, nhất định khng được nổ một pht sng. Như vậy hai đội qun đ phải bnh tĩnh, gan dạ v c kỹ luật phi thường.

Sng ngy 29 thng 9, hiểu v nhớ kỹ chỉ thị rồi, họ khởi hnh. Trong một cảnh yn lặng lạnh lẽo kinh khủng, người ta chỉ nghe tiếng giy rp rộp của họ. Họ đ tới gần Chanak, đ trng thấy trại qun Anh ở Chanak. Thần kinh họ căn thẳng gần như muốn đứt. Chỉ một kẻ no đ hoảng hốt, đưa bậy cy sng ln hay bỏ chạy l chiến tranh với Anh sẽ nổ m nếu nổ th Thổ sẽ lm nguy.

Về pha Anh, tổng tư lệnh Chales Haring ton ra lệnh khng cho qun đội Thổ qua, nhưng cũng khng nổ sng đầu tin. Qun đội Thổ đ thấy hng ngũ Anh. Họ vẫn yn lặng tiến, họng sng chĩa xuống đất. Họ khng chịu ngừng m cũng khng tấn cng. Rộp, rộp, họ cứ tiến đều đều. Sĩ quan Anh khng biết xử tr ra sao, tinh thần rối loạn. Khng kh hừng hực như cơn dng. Hai bn cch nhau vi chục thước.

Một sĩ quan Anh ra lệnh:

- Nhắm!

Người ta nghe một tiếng cắc, sng chĩa cả về pha Thổ. Qun Thổ vẫn bnh tĩnh tiến.

Vừa đng lc đ, một người chạy xe my dầu, phất một cy cờ chạy tới, ngừng trước vin đại t Anh.

Sĩ quan Anh ra lệnh:

- Hạ sng!

Đồng thời, sĩ quan Thổ cũng ra lệnh:

- Ngừng!

Thế l Mustapha Kmal nhờ nghị lực phi thường đ thắng. V Charles Harington đ nhường bước. Thực ra cũng do cng của Franklin Bouillon, người đại diện cho chnh phủ Php. Php khng muốn chu u bị vi trong cơn binh hoả một lần nữa, nn Boillon đ cam đoan Mustapha rằng sẽ điều đnh với Anh, để buộc Hi phải rt qun ra khỏi Thrace, v sẽ trả lại Thrace cho Thổ. Mustapha bằng lng rt qun về.

Thng 10 năm 1922, Anh, Php, muốn k hiệp ước mới với Thổ; mời cả phe triều đnh v phe cch mạng Thổ tới Lausanne. Tại sao họ lại vụng về như vậy được nhỉ? Lại thm một cơ hội tốt cho Mustapha Kmal nắm trọn quyền hnh, v dn chng nổi ln phản đối kịch liệt đề nghị của đồng minh. Mustapha Kmal đợi cho Quốc hội phẫn uất đến cực điểm, mới bnh tĩnh ln diễn đn đề nghị.

Chỉ cn một cch l Quốc hội ban hnh một luật tch biệt Vương vị của Thổ Nhĩ Kỳ v Vương vị của Hồi gio, huỷ bỏ Vương vị Thổ đi v đuổi Mhmet VI ra khỏi ci.

Ta nn nhớ rằng Vương vị của Hồi gio l chức do nh sng lập ra Hồi gio, tức Mahomet, truyền lại cho con chu để trị v cc tn đồ Hồi. Mới đầu chức đ gồm cả gio quyền (quyền về tn gio) v thế quyền (quyền trong thế tục). Sau thế quyền tch ra giao cho Vương vị của mỗi nước.

Dn tộc Thổ, trước khi theo Hồi gio của Ả Rập, đ c vua, nhưng vua hồi đ chỉ c thế quyền thi; từ khi theo Hồi gio, th nh vua kim lun cả gio quyền nữa. Như vậy vua Mhmet VI vừa l một hong đế vừa l l một gio hong[7]. Mustapha biết rằng dn chng chỉ khinh Mhmet VI ở địa vị thế quyền, chưa dm đ động đến tn gio, nn ng đề nghị tch hai quyền đ ra để c thể trục xuất nh vua được.

Quốc hội mới nghe đề nghị đ, kinh hoảng, khng dm đi qu xa như vậy. ng phải giảng giải cho họ hiểu rồi dng uy quyền bức họ, họ mới dm k vo đạo luật cch mạng đ. Họ sợ mất lng dn, m khng ngờ dn chng mang ơn họ, ko nhau lại Quốc hội để hoan h.

Mhmet vội thu nhặt chu bu trong cung, ln xuống tu Anh trốn qua chu u. Khi xuống tu rồi, đức ch tn xt lại đồ đạt, thấy thiếu một chiếc va li, mắng chửi thậm tệ một tn thi gim. Người ta phải tm khắp nơi cho ngi. Tm được rồi, ngi mở ra coi, sot lại thấy đủ cả, khoan khoi. H hồn, tất cả những chu bu v bộ đồ pha c ph bằng vng của ngi ở trong va li đ.

*
* *

Ngy mng một thng 11 năm 1922, Mhmet VI bị truất ngi rồi, Quốc hội Thổ ln cầm quyền. Mustapha Kmal lập một đảng dn chủ, lấy tn l Quốc dn đảng v ng h ho cc nh i quốc, cc nghệ sĩ, cc nh bc học gp kiến để lập chương trnh hnh động của đảng. ng viết thư hỏi kiến những người được dn chng ngưỡng mộ v tn trọng tất cả cc kiến đ. Đảng lập xong, ng được bầu lm chủ tịch, rồi sau được bầu lm Tổng thống nước Cộng ho Thổ.

Cũng cuối năm đ ng phi Ismet Pacha vị anh hng ở Ineunu cầm đầu một phi đon qua Lausanne họp hội nghị với cc cường quốc chu u. Mới đầu Anh, Php, muốn ăn hiếp Thổ, đưa ra những đề nghị Thổ khng thể nhận được. Ismet Pacha giả điếc, lm thinh. Hội nghị bn cải hai thng khng c kết quả, phải gin đoạn hai thng nữa, tới đầu thng tư năm 1923, họp lại, bn ci thm bốn thng nữa, rốt cuộc phải nhượng bộ Thổ: qun chiếm đng phải rt về hết; miền ở chung quanh eo biển Dardanelles khng cn qun đội nước no lại đng nữa, Thổ thu lại hết đất đai m khng phải bồi thường qun sự cho một nước no cả.

Hiệp ước Lausanne l một thnh cng lớn trn đường ngoại giao của Thổ: sau đại chiến thứ nhất, ngoi Thổ ra khng một nước chiến bại no m lại ginh được ci quyền thương thuyết với kẻ chiến thắng như vậy.

Thnh cng đ đ lm cho thế giới ngạc nhin, cc quốc gia ở Cận Đng v Trung Đng bừng tỉnh. Ấn Độ, Ba Tư, A Ph Hn, cc nước chu Phi, cả Trung Hoa nữa đnh điện mừng Mustapha Kmal v ca tụng ng. Cc nước nhược tiểu bị p bức hướng về vị anh hng đ, coi ng như một người anh cả c thể gip đỡ bnh vực mnh được; người ta kết thn với ng, yu cầu ng cầm đầu một phong tro chỉ huy một thnh chiến để cho Hồi gio chống lại Cng gio, phương Đng chống lại phương Ty. Tm lại, Thổ lc đ đng ci vai của Nhật sau khi thắng Nga năm 1905. Nhưng Mustapha Kmal chưa tnh xa như vậy, cn lo canh tn, ti thiết quốc gia cho mạnh đ. Tuần tự v cương quyết, ng thực hnh trong su năm nhiều cuộc cch mạng nữa, lm cho Thổ từ một nước hủ lậu nhất thế giới thnh một nước tn tiến gần theo kịp cc cường quốc u chu.

*
* *

Ở trn ta thấy ng thực hnh được hai cuộc cch mạng tch vương quyền v gio quyền v thnh lập chnh thể Cộng ho. Thnh lập chnh thể Cộng ho tức thị l huỷ bỏ vương quyền (Sultanat), by giờ năm 1924 ng lại huỷ bỏ lun cả gio quyền nữa (Califat) nữa.

Mhmet VI bị truất ngi, th mất lun cả gio quyền. Quốc hội đề cử một người trong hong tộc l Abdul Mejid lm Calife m giữ gio quyền. Giải quyết như vậy chỉ l tạm bợ v Mustapha Kmal hiểu r rằng bất kỳ ở nước no, bao giờ cũng c một số người thng minh hoặc v tnh hoặc cố lợi dụng tn gio để lm chnh trị, lợi dụng lng m tn của quốc dn để mưu quyền lợi ring cho mnh hoặc cho đảng mnh. Cho nn ng nhất định truất lun cả hai chức gio gio chủ. Ta phải khen ng điều ny: ng đ lm Tổng thống Thổ rất c thể giảng giảng cho Quốc hội để Quốc hội trao lun gio quyền cho ng, như vậy chắc Quốc hội sẽ khng từ chối m quyền hnh của ng tăng ln gắp đi; chnh một số dn biểu đề nghị với ng như vậy, nhưng ng khng chịu v như thế tri với nguyn tắc tch thế quyền với gio quyền m ng đ long trọng tuyn bố hai năm trước. ng cũng biết rằng phế ngi gio chủ đi th quốc dn sẽ phản đối (dn Thổ rất ngoan đạo) m qun đội cũng c thể phản đối nữa. Nhưng ng cương quyết giữ clập trường, giảng cho quốc dn hiểu rằng ng vẫn tn trọng tn ngưỡng của mọi người, chỉ bỏ gio quyền đi thi, v quyền đ l di tch của thời cổ, thời m dn tộc Ả Rập bị dn tộc Thổ đnh bại, muốn lợi dụng tn gio để ngấm ngầm ảnh hưởng đến tm hồn dn Thổ rồi đến chnh trị của người Thổ. Quốc hội hiểu ng v thng 3 năm 1924, biểu quyết một đạo luật bi bỏ gio quyền, dẹp Bộ Tn gio, dẹp cc to n tn gio, v dẹp lun cả cc trường học thuộc về gio hội m trong đ ngoi thnh kinh Koran ra, người ta khng dạy học sinh một mn no khc. Thế l cc dn tộc khc theo đạo Hồi hồi, nhất l dn tộc Ả Rập khng cn cơ hội để xen vo chnh trị của Thổ được nữa.

*
* *

anbinh
10-31-2010, 11:14 PM
Mustapha Kmal (1881-1938)

Một nh cch mạng sng suốt, cương quyết, biết nắm lấy cơ hội


Sau đạo luật đ, Thổ thnh một nước Cộng ho dn chủ khng c quốc gio, v tn gio no cũng ngang hng nhau. Đế quốc Thổ xưa kia gồm cả người u, người lẫn người Phi, tnh ra c đến hơn chục giống: Ả Rập, Ai Cập, Ba Tư, Ma Rốc, Nga, Hi Lạp, Lỗ By giờ Thổ mất hết thuộc địa, giang sơn thu vo một khu hnh chữ nhật từ Armnie qua biển Ege, từ Hắc Hải xuống Syrie v bờ biển ng ra đảo Chypre (coi bản đồ trn) nhưng trong khu đ cũng cn đủ cc giống người, m trừ Thổ ra, th đng nhất l Ả Rập v Hi Lạp.


http://www.shunya.net/Pictures/Turkey/turkey.gif
Bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ ngy nay
(Nguồn: maurymccown.com)

Đối với người Hi Lạp ng đ c cch giải quyết: trong hiệp ước Lausanne đ c một khoản buộc hai triệu người Hi Lạp phải trở về xứ sở của họ m họ chưa hề được thấy; ngược lại những người Thổ lập nghiệp trn đất Hi Lạp phải trở về Thổ. Chnh sch đ c vẻ tn bạo qu, lm cho dn chng cả Hi lẫn Thổ - ta on rất nhiều; nhưng đứng về phương diện quốc gia m xt, th ta phải nhận rằng hễ muốn cho Thổ mau thnh một nước mạnh mẻ, thống nhất, th khng thể lm cch khc được.

Cn đối với người phương Đng như Ả Rập, Ba Tư, Ai Cập, Syrie tức những người cng tn gio với Thổ, lại đa số đồng ho với Thổ, c kẻ nắm những địa vị quan trọng trong chnh quyền, trn thương trường của Thổ th Mustapha Kmal khng thể dng chnh sch trn được. ng nghĩ ra một giải php: Buộc những người dn Thổ v những người ngoại quốc nhập tịch Thổ, phải bỏ ci nn ph (fez) để phn biệt với cc người phương Đng ở trn đất Thổ m c quốc tịch khc. Chắc độc giả đ đi lần trng thấy chiếc nn đ ở Si Gn: n lm bằng len hay nhung mu đỏ hoặc trắng, hnh nn cụt, dưới rộng trn hẹp. Hầu hết cc dn tộc Cận Đng đều dng n từ thế kỷ 18, n thnh một thứ quốc tu của họ, nay nhất đn bảo họ bỏ th lm sao họ chịu nghe? Nhất l khi bảo họ phải đội ci nn Ty c lưỡi trai, c vnh che trn của cc tn đồ Ki T th họ lại cng phẫn uất: Tn đồ Ki T đội thứ nn c lưỡi trai đ v họ c tội lỗi, giả dối, khng dm cho Thượng đế ng thấy mặt họ; chứ bọn ti, chnh trực quang minh, tội lỗi g m phải đội?

ng cố gắng giảng giải dẫn dụ họ hiểu rằng cc dn tộc văn minh ở u, Mỹ, theo đạo Ki T hay khng đều đội thứ nn đ để che nắng, người Thổ nn bắt chước họ để tỏ rằng mnh cũng văn minh như họ. Nhưng khng, nhất định dn chng khng chịu nghe. ng phải dng bạo lực, mới đầu bắt cc cng chức bỏ nn ph (thng chn năm 1929), rồi một thng sau cấm tất cả cc dn chng đội nn đ. ng lại độc ti đến nỗi sai cảnh st đnh đập, nhốt khm những kẻ no tri lệnh. Thật l qu tn nhẫn, cần g phải gấp như vậy? Vả lại muốn phn biệt người Thổ với cc giống người khc th thiếu g cc m phải ch đạp tm l của dn chng, những kẻ đ cng với ng hi sinh tnh mạng ti sản cho Tổ quốc? Loạn nổi ln ở mười hai tỉnh, một số cảnh st bị dn chng giết. Cc linh mục Hồi hồi ngầm tưới dầu vo lửa. Mustapha lại cng giận, ra lệnh chm, bắn hng ngn người. Dn chng bị đn p qu, phải miễn cưỡng theo, sau ny Mustapha mới thấy ảnh hưởng của chnh sch độc ti đến tn nhẫn đ.

*
* *

Trừ cải cch đ ra, những cải cch khc tuy cũng mạnh bạo m c lợi cho dn Thổ.

Năm 1926, Quốc hội biểu quyết một đạo luật bắt buộc quốc dn phải dng Ty lịch v ngy kế ngy 31 thng 12 năm 1341 của cựu lịch sẽ l ngy mng một thng ging năm 1926. Thế l kỷ nguyn Hồi gio (bắt đầu từ năm 622 tức năm Mahomet ở thnh Mecque trốn sang Mdine) đ dng trn một ngn ba trăm năm nay bị bi bỏ. Nhưng cũng nng nảy qu, Mustapha ra hạn trong bốn ngy l lệnh phải thi hnh liền.

Cũng trong năm đ, Quốc hội cho thi hnh những bộ luật mới. Sau khi những to n tn gio đ bi bỏ năm 1924, Mustapha Kmal cho lập một cơ quan tư php tạm thời v yu cầu cc luật gia soạn ngay những bộ luật mới. Chỉ trong hai năm cng việc hon thnh, trn thế giới khng c nước no tiến nhanh như vậy. M tiến rất vững: cc cường quốc chu u đều nhận rằng php điển Thổ hon hảo, c tnh cch dn chủ v hợp với nhu cầu của Thổ l nng cao địa vị phụ nữ. Được như vậy l nhờ cc luật gia Thổ đ sng suốt chm chước bộ luật dn sự của Thuỵ Sĩ, bộ hnh luật của v bộ thương luật của Đức, tức l những bộ luật c tiếng thế giới. Ta cứ xt một điều ny đủ r: hơn cả hnh luật của Php, Anh thời đ, hnh luật Thổ c những mục về sự cải ho tm hồn tội nhn: trong khi bị giam, họ được dạy dỗ m những kẻ mới phạm lần đầu, d l tội nặng, cũng được giam ring, khng cho sống lẫn lộn với những kẻ ti phạm nhiều lần. Hiện nay nước ta vẫn chưa c được một đạo luật như vậy.

Đầu năm 1929, Quốc hội ban hnh hai đạo luật nữa để cch mạng văn tự Thổ. Trước kia người Thổ dng chữ Ả Rập v chữ số Thổ. Lối chữ đ vừa bất tiện, vừa kh học thnh thử 90 phần trăm dn chng m chữ. Mustapha Kmal quyết định huỷ bỏ hết m dng chữ La tinh v những sp quốc tế tức những sp m ta gọi l sp Ả Rập. ng giao một nhm nh ngn ngữ học nghin cứu việc La tinh ho tiếng Thổ; khi những mẫu tự v vần Thổ đ định rồi, ng cho đc những mẫu tự bằng vng rồi gắn ln một tấm bảng, v nu gương cho quốc dn, ng bắt đầu học liền. Lối viết mới hon ton st theo cch ni, cho nn rất dễ học, v khi đch thn học thuộc, ng ra lệnh cho ton quốc dng.

Dn chng rất hoan nghnh lối chữ mới: người ta gỡ cc bảng đề tn sở, tn tiệm, bi bỏ chữ Ả Rập m theo chữ mới; ở gc đường, đầu chợ chỗ no cũng dựng những tm bảng ghi mẫu chữ mới; nh thờ, cung điện biến thnh trường học, ton dn thnh những học sinh chăm chỉ. Chnh Mustapha Kmal cũng mang theo một bảng đen, một hộp phấn đi khắp xứ, từ tỉnh ny qua tỉnh khc, c khi len lỏi cả ở thn qu, như một anh Sơn Đng bn cao đơn hon tn, để giảng những lợi ch của lối viết mới, v chỉ cho ton dn cch học, cch viết. Chỉ một năm sau, số người m chữ giảm xuống qu nửa. Chữ quốc ngữ của ta khng kh g hơn chữ mới của Thổ, lại được dạy trong nước hơn nửa thế kỷ rồi, m hiện nay số người m chữ cn l bao nhiu? C chắc g bằng Thỗ năm 1930 khng?

Đ c văn tự ring của mnh, tất nhin dn tộc Thổ khng chịu đọc kinh Coran trong nguyn văn bằng tiếng Ả Rập nữa. Mustapha Kmal cho dịch kinh đ ra tiếng Thổ, in theo lối mới, để cho người dn no cũng đọc được m ci việc giảng kinh khng cn l đặc quyền của một nhm nh tu hnh nữa. Cng đ của ng c thể snh với cng của Martin Luther được.

Ngoi ra, cn những ci cch lớn lao về mọi phương diện. ng bi bỏ hệ thống đo lường cũ: n bất tiện, rắc rối, thay đổi tuỳ tiện, v bắt phải p dụng hệ thống mt như cc nước chu u. Ta tưởng tượng sự thay đổi đ xo trộn đời sống Thổ ra sao: mỗi người dn phải học cch cn, cch đo, cch đếm; từ những khế ước đến những tờ hn th đều phải thảo theo lối mới hết. Cứ nghĩ rằng người Php p dụng mt hệ ở nước ta đ non một trăm năm rồi m hiện nay những dn qu miền Trung v miền Nam vẫn đo ruộng theo tục ring, ở Trung một mẫu l năm ngn mt vung, ở Nam mỗi mẫu mười cng tầm điền, khoảng mười ngn mt vung; m tại cc tiệm thuốc Bắc, người ta vẫn cn dng cn ta, th mới thấy được những cải cch của Mustapha Kmal cấp tiến tới mực no.

Khng biết nước ta hiện nay c đạo luật no che chở thanh nin chưa, chứ ở Thổ ba chục năm trước, đ c luật đ, lại c tuần lễ thanh nin. Trong tuần lễ đ, mỗi cng chức được thay thế một cch hữu danh v thực bằng tn một thanh nin, nghĩa l cng chức đ vẫn lm việc nhưng mang tn một thanh nin trong khu, xm v k tn thanh nin đ. Chnh sch đ c thể lm cho ta mỉm cười, nhưng ta phải hiểu thm của Mustapha l tập cho người Thổ tn trọng thanh nin v cho thanh nin thấy ci nhiệm vụ lớn lao của họ sau ny. Ta chỉ ch ng tỏ ra độc ti một cch khả ố, treo cổ một k giả v vị k giả đ hỏi một cch mỉa mai ng: ng c lập một nội cc thanh nin để điều khiển điều khiển quốc gia khng?. Khng chấp nhận một lời ni đa m xử tử người th thật hẹp hi tn bạo vo hng Kiệt, Trụ rồi.

Nhưng đối với Phụ nữ th chnh sch của ng sng suốt v rộng ri. Ở đầu bi ny, ti đ tả tnh trạng của họ, tnh trạng của một bọn n lệ nhn cư trong cc khu phng, cc hậu cung, suốt ngy buồn chn cho thn phận của mnh. Mustapha Kmal muốn giải phng họ, để họ dự phần kiến thiết quốc gia. Sự thực th ngay từ khi ton dn Thổ nổi ln chống Anh, Php, sau đại chiến thứ nhất, họ đ tự giải phng m bỏ khu phng ra chiến địa tiếp tay cha, chồng, anh, em. Nhưng đ chỉ l sự bồng bột trong một thời do hon cảnh thc đẩy. Khi dn Thổ đ dnh lại được non sng, họ lại trở về chốn phng khu, sống cuộc đời cũ. Mustapha Kmal chống lại hủ tục đ, giữa Quốc hội tuyn bố:

Tương lai của quốc gia cần những người mới c tinh thần mới, m chnh phụ nữ ngy nay phải đo tạo cho ta những người đ. Trong lịch sử của ta về đời tư cũng như đời cng, đn b khng bao giờ tỏ ra thua km đn ng. Thế th tại sao by giờ họ cn chong một ci khăn voan che kn mặt, tại sao họ quay mặt đi khi thấy một người đn ng? Ci đ khng xứng với một dn tộc văn minh. Ti xin hỏi cc đồng ch, phụ nữ chng ta c phải l người c l tr như chng ta khng? Thế th họ ngại ngng g m khng nhn thẳng thế giới? Một dn tộc ham tấn bộ khng thể khng biết tới phn nửa quần chng được. Dn tộc Thổ đ thề nhất định thnh một quốc gia mạnh th vợ chng ta, con gi chng ta phải gip chng ta phụng sự Tổ quốc, chỉ huy vận mạng Tổ quốc; sự an ton v danh dự của tn quốc gia Thổ sẽ giao ph cho họ.

Quốc hội biểu quyết đạo luật v từ đ Phụ nữ Thổ cởi bỏ được ci ch của hủ tục trong mấy thế kỷ.

*
* *

Thổ vốn l một xứ nng nghiệp cũng như nước ta. Khi mới cầm quyền, Mustapha Kmal đ nghĩ ngay đến sự pht triển canh nng, đo knh, đắp đập để dẫn thuỷ nhập điền, mua my cy, my đập, cải thiện cch trồng trọt, lập hợp tc x nng nghiệp lm cho diện tch cy cấy trong 13 năm, từ năm 1925 đến năm 1938, tăng ln gấp bốn.

Phương tiện giao thng được pht triển v cải thiện: trong 9 năm, từ 1930 đến 1939, tổng số bề di đường ci tăng ln gấp đi, từ 8.000 đến 15.000 cy số; lại thm, mỗi năm trung bnh xy cất được 200 cy số đường xe lửa.

Nhờ đ m kỹ nghệ tiến cũng rất mau, nhất l trong cng việc chế tạo đường, xi măng v sợi vải.

Đng phục nhất l Thổ năm 1923, sau 11 năm chiến tranh, gần như kiệt quệ, dn số chỉ cn c mười triệu người, quốc khố rỗng khng, vậy m khng cần vay vốn của ngoại quốc, khng thm nhờ sự viện trợ của quốc gia no, tự mnh thực hiện được chương trnh kinh tế đ. Quả thực l một php mầu.

Cc cường quốc chu u ve vn Thổ, cc nh kinh tế gia chuyn mn đều nhận rằng ngoi cch mượn vốn, khng cn giải php no khc, Mustapha Kmal nhất định khng chịu. ng nhắc đi nhắc lại rằng muốn mất độc lập th khng g bằng tiu tiền của kẻ khc. ng đ thấy tai hại của chnh sch vay tiền của cc triều đại Thổ. ng đ thấy sự nhục nh của một quốc gia để cho quốc gia khc kiểm sot cả nền ti chnh của mnh. Khng, hễ ng cn sống ngy no th chnh phủ Thổ khng khi no tự trng cổ vo thng lọng như vậy, nếu phải chịu khổ hng chục năm th cũng rn m chịu.

Nhưng ta đừng nn hiểu lầm ng th on cc cường quốc phương Ty. Khng. ng cương quyết khng cho họ xen vo nội bộ của Thổ bằng cch ny hay cch khc, thế thi. Ngoi ra ng vẫn giữ tnh ho hảo với mọi dn tộc. Ngay như với Hi Lạp, kẻ th của Thổ, m ng vẫn khng ght. Năm 1922, sau khi đ thắng Hi, ng khng đi Hi một số bồi thường no hết. Anh, Php, , trong trường hợp đ, tất đ cắt xn của Hi, đi quyền lợi ny, quyền lợi khc, v bắt Hi k giấy nợ rồi! Mustapha Kmal sng suốt hơn. Một chnh khch u hỏi ng tại sao dại vậy? ng đp: Giữ tnh ho hảo với nhau, rồi bun bn với nhau, chẳng c lợi hơn l bắt người ta bồi thường, rồi sau ny lại gy xch mch với nhau nữa ư?. Nội một điểm đ cũng đng cho ta khen ng c nhn quang thin l, khng phải hạng Lloyd George v Clmentceau b kịp. ng k những hiệp ước thn thiện với Anh, Php, Nga, , Bảo[8] v với cc nước ở Trung Đng, chủ l để được yn ổn kiến thiết lại xứ sở.

Khng những vậy, ng cn biết hợp tc với cc nước văn minh trong cc cng cuộc nhn đạo. Ngy lễ Ging sinh năm 1931, một tin tức của đi pht thanh Angora lm thế giới ngạc nhin: chnh phủ Thổ đ gia nhập hiệp ước Genve về việc kiểm sot nha phiến ở khắp thế giới v đ đề nghị một chương trnh kiểm sot tại Thổ, c vạn quốc tiếp sức. Ta nn nhớ rằng lc đ khắp thế giới mới c chn nước: Gia N Đại, Ấn Độ, Nicaguara, Ba Tư, Prou, Soudan, Thuỵ Điển, Hu Kỳ chịu k tn vo hiệp ước Genve. Vậy Thổ đi trước bốn cường quốc chu u tức Anh, Php, Đức, , m chnh Thổ l nước trước kia bun lậu nha phiến nhiều nhất. Sau cng, năm 1953[9], khi vạn quốc họp lại ở Genve để quyết định th c 28 phiếu thuận, 27 phiếu nghịch. Như vậy l nhờ l phiếu của Thổ m cng việc bi trừ nha phiến mới thực hnh được. Ti khng biết lần đ Php c bỏ phiếu thuận khng, nhưng ti nhớ r rng năm 1948 hay 1949, khi qun Php ti xm lăng nước ta, th nha phiến vẫn được bn cng khai ở Si Gn. Ni g đến ci thời từ 1932 đến 1945, thuế nha phiến l một nguồn lợi lớn của chnh phủ thực dn m những cuốn như Tn đn dầu lạc của Nguyễn Tun bn chạy hơn Mười điều tm niệm của Hong Đạo.

*
* *

Mustapha Kmal thực hiện được những cải cch lớn nhờ ng chn thnh yu nước, c sng suốt v ch cương quyết. Bẩm tnh ng độc ti. Mới đầu ng cn biết tham khảo kiến của người khc, chẳng hạn như lập Quốc dn đảng, ng viết thơ nhờ cc nhn sĩ, cc người c danh vọng lập chương trnh cho đảng. Nhưng từ khi ng nắm quyền, vừa lm chủ tịch Quốc dn đảng, vừa lm Tổng thống nước Cộng ho Thổ, th ng cũng như đa số cc chnh khch khc, say quyền m quyết tm diệt phe đối lập, thnh thử chnh thể dn chủ của Thổ hữu danh m v thực. Chỉ những người của đảng mới được bầu vo Quốc hội, ni l bầu chứ kỳ thực l do ng chỉ định trước. Rồi Quốc hội lại bầu Tổng thống th Tổng thống tất phải l ng chứ cn ai vo đ? Thế l vng trn đ khp, khp kn ng nắm quyền bằng cả hai đầu: đầu dưới, v đch thn ng lựa ứng vin vo Quốc hội, đầu trn, v ng c quyền rất lớn của Tổng thống[10].

Ngy mng 8 thng 8 năm 1926, giữa Quốc hội, ng mn nguyện tuyn bố: Ti đ chinh phục được qun đội, ti đ chinh phục được quyền hnh, ti đ chinh phục được xứ sở. Rồi ng la ln: Ti c quyền chinh phục dn tộc ti chớ. Tất nhin l ng c quyền đ rồi! Điều đng hỏi l: ng c chinh phục nổi hay khng? Chinh phục được quyền hnh l một việc m chinh phục lng dn l một việc khc. ng sống c độc ở trn cao, khng dung sự đối lập với ng, khng muốn nghe tiếng than của dn m bịt miệng họ (vụ cấm dng nn ph) th lm sao chinh phục lng dn được? Chỉ bảy năm sau khi ng ln cầm quyền, ng đ thấy tai hại của chnh sch độc ti đ, v đầu năm 1930 ng cảm thấy rằng mnh hoạt động trong bi sa mạc. Trước kia, nhờ quần chng ủng hộ m ng mạnh, by giờ quần chng xa ng, khng chống đối lại, nhưng cứ lẳng lặng xa ng; ng như con c ra khỏi nước.

Biết vậy v hơi lo, thnh lnh ng đi kinh l khắp nước v chua xt nhận rằng mọi việc khng được tốt đẹp như trong cc bản phc trnh của cc bộ trưởng. Ton l bo co lo. Nh nng mang nợ v thất ma. Thuế th khng thu được đủ. Dn chng chn nản, v giữa họ với đảng c một hố rất su. ng đổ quạu: Tại sao người ta bịt mắt ti như vậy? Chắc c kẻ th ph hoại!. Nhưng ai đu m dm ph ng? Chnh ng tự ph ng! ng bịt miệng người ta, hễ ai hơi c g tri ng, l ng treo cổ, đem bắn th ai cn dm mở mắt cho ng nữa?

Bực mnh ng đm ra m qung. C th phải cần nước. Đng lẽ c phải đi kiếm nước, m ng lại bắt nước phải về với c. Cũng tại ci tật qu tự i, qu độc ti, ng ra lệnh tạo tức th một phe đối lập. Trong lịch sử chưa bao giờ c ci chuyện ngược đời đ; k sắc lệnh bắt buộc thin hạ phải chỉ trch ng, chỉ trch kịch liệt khng tiếc lời, khng nể nang, v kẻ no muốn lật đổ ng th cứ việc tuyn truyền m kiếm cch lật đổ. Chn nghe người ta vng vng dạ dạ rồi, by giờ ng muốn nghe những lời mạt st. ng than thở: Một đời sống m khng gặp sự phản đối g th v vị qu đi!. th ra suốt đời ng, ng chỉ muốn tm ci vị của đời, trước kia tm n trong sự hoan h, rồi nay tm n trong sự chống đối của quần chng.

Tin lời tuyn bố của ng, cc đảng phi mọc ra, chỉ trch ng v chnh phủ kịch liệt, lm cho cc nhn vin cng an, cc cng chức xanh mặt v hoang mang. Mustapha Kmal ra lệnh cho cng an khng được đn p, lại thẳng tay trừng trị kẻ no đn p nữa. Thế l loạn khắp nước. Người ta đập ph cc to bo, cc trụ sở, cng sở. Một vị thống đốc phải xin từ chức: v phương lm việc trong sự hỗn loạn ny.

Kết quả ra sao, chắc độc giả đ đon được. Trị dn đu phải l một tr chơi; m muốn được lng dn đu phải l cứ việc cho dn muốn lm g th lm. Mustapha Kmal thất bại một lần nữa v rốt cuộc ng lại trở về chnh sch độc ti: hai đội qun Krude được phi đi khủng bố nhn dn, hng ngn người bị xử tử hay bị đy. Đ l một vết nhơ lớn trong đời ng, một vết nhơ lm cho c người gọi ng l tn st nhn.

ng mất ngy 10 thng 11 năm 1938, sau khi trao lại quyền cho Ismet Ineunu[11], người bạn trung thnh của ng. Sử chp: Ton dn để tang ng. Điều đ c thể tin được.



Ch thch:

[1] ni thế kỷ XX. (Goldfish).
[2] Attila l hong đế của đế quốc Hung N (từ năm 434 đến năm 453). Đế quốc ny trải di từ Đức đến sng Ural v từ sng Danube tới biển Baltic. (Goldfish).
[3] C sch gọi l Ankara.
[4] Tức vương quốc Thổ (vương quốc Ottoman). (Goldfish).
[5] Mhmet VI kế vị Mhmet V từ năm 1918. (Goldfish).
[6] Tức Izmir. (Goldfish).
[7] Cũng gọi l gio chủ. (Goldfish).
[8] Tức Bảo Gia Lợi (Bulgarie). (Goldfish).
[9] C lẽ l năm 1933 bị in lần thnh 1953. Ti cho rằng hai chữ vạn quốc m chỉ Hội Quốc Lin, m Hội đ th chnh thức giải thể từ năm 1946. (Golfish).
[10] Bnoist-Mchin trong Mustapha Kmal trang 356 (Albin Michel).
[11] Mustapha Kmal chết được một năm th đại chiến thứ nh bng nổ. Thổ k hiệp ước thn thiện với Đức, nhưng vẫn trung lập cho tới 1944, rồi thấy nguy cơ của Đức, tuyệt giao với Đức m theo phe Đồng minh (1945). Tổng thống Ismet Ineunu dng chnh sch dn chủ hơn Mustapha Kmal.

anbinh
11-18-2010, 03:09 PM
IBN SOUD

Một vị anh hng nhờ chiến đấu trong nửa thế kỷ
m tạo nn được một quốc gia ở giữa sa mạc


Con đ học được ci đạo cao nhất
ở đời rồi đ, con đ học được
đạo Vạn năng tức đạo Kin nhẫn
(CỔ VĂN Ả RẬP)


http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/seoud.jpg

Ibn Soud (1881-1953)


Ngy 14 thng 11 năm 1928, trong một đại hội của cc quốc gia lin hiệp Ả Rập, Ibn Soud[1] dng dạt tuyn bố:

Khi ti tới với cc ng th ti thấy cc ng chia rẽ nhau, chm giết lẫn nhau, cướp bc lẫn nhau khng ngừng. Những kẻ thương lượng cng việc cho cc ng, m mưu để hại cc ng, họ gy mối bất ha giữa cc ng để cc ng khng đon kết với nhau được m mạnh ln. Khi ti tới với cc ng th ti yếu lắm, khng c một sức mạnh no cả, trừ sự ph hộ của Thượng đế, v, như cc ng đ biết, lc đ chỉ c bốn chục người gip ti. Vậy m ti đ lm cho cc ng thnh một dn tộc, một dn tộc hng cường....

Những tiếng: kẻ thương lượng cng việc cho cc ng m chỉ cc đế quốc chu u, nhất l đế quốc Anh. Trong lịch sử đế quốc của Anh, chưa lần no họ bị thất bại trn đường ngoại giao, bị hất cẳng một cch chua xt, nhục nh bằng lần họ đương đầu với Ibn Soud. Lc th cương quyết kịch liệt, lc th mềm mỏng, chờ thời, nhưng lun lun khn kho v nhẫn nại, Ibn Soud, vị anh hng Ả Rập, đ lần hồi trong nửa thế kỷ, gạt ảnh hưởng của người Anh m dựng nn một quốc gia ph cường ở giữa sa mạc, từ bờ biển Hồng Hải tới vịnh Ba Tư.

Khi ng chết, năm 1953, cc cường quốc u Mỹ đều phục ng. Tờ Paris Match đ viết:

Quốc vương Ibn Soud mất đi, để lại cho con ng một vương quốc rộng bằng nửa chu u[2], đứng hng ba trn thế giới về sự sản xuất dầu lửa, v lm lnh tụ tinh thần cho dn tộc Ả Rập. Một nửa thế kỷ đầy những thủ đoạn anh hng, rực rỡ, đầy những truyện du hiệp lạ lng m chưa c nh tiểu thuyết kiếm hiệp no tưởng tượng nổi, đ tạo nn được php mầu đ. Ở giữa thế kỷ XX m quốc vương Ibn Soud đ dựng ln một quốc gia mới ở trn sa mạc[3].

Tờ Illustration thn phục:

Đời của vị quốc vương đ l một sự kiện lạ lng bực nhất của thế kỷ chng ta.

Ngay như kẻ th của Ibn Soud, tức người Anh cũng phải khm phục ng. Tờ Daily Express ở Lun Đn nhận rằng:

ng l người dẻo dai nhất, khn kho nhất, thnh cng nhất trong số cc nh thủ lnh Ả Rập. ng chiếm được một vương quốc, bất chấp cả đường lối chnh trị của người Anh; ng hợp tc với người Mỹ để khai thc mỏ dầu lửa của ng. Người Anh m ng thắng trn bn cờ quốc tế v người Mỹ m ng bắt phải trả 50 triệu Anh kim mỗi năm, đều phải trọng những đức tnh phi thường của ng.

M đức tnh của ng đng cho ta phục nhất l đức kin nhẫn. Khng biết ng c phải l dng di người thanh nin Bagdad trong cu chuyện Ả Rập thời xưa khng? Vng, chnh người thanh nin đ, người đ thụ nghiệp một nh hiền triết lm thợ rn, v chịu nhẫn nhục ko bễ lun mười năm, cho tới ngy sư phụ bảo: Thi đừng ko nữa con. Con đ học được đạo Vạn năng, tức đạo Kin nhẫn. Suốt nửa thế kỷ, ng vững ch khng lc no qun mục đch.

So snh Ibn Soud với Mustapha Kmal th cả hai đều gan dạ, c nghị lực gang thp, c ti cầm qun, tổ chức, biết nắm lấy cơ hội, lợi dụng những mu thuẫn giữa cc đế quốc u, Mỹ để khuếch trương, củng cố thế lực của mnh, nhưng Ibn Soud mềm dẻo hơn nhiều, khn kho hơn nhiều, khng mắc những lỗi lớn, khng mang tiếng l qun độc ti st nhn như Mustapha Kmal hồi về gi, mặc dầu nhiều khi cũng phải dng những phương php cương quyết gần như khốc liệt. Coi nt mặt hai ng, ta cũng thấy khc xa: Ibn Soud tuy to lớn, lực lưỡng, cao tới hai thước năm phn, m vẻ mặt lại đn hậu, mắt su m sng, mi dy, miệng mỉm cười hiền từ, khng mm chặt lại như Mustapha Kmal.

Sự nghiệp của hai ng cũng khng giống nhau. Kmal sinh vo thời đế quốc Thổ qu rộng m suy tn, phải cắt bớt đất đai đi để giữ lực lượng, rồi tm cch thống nhất những dn tộc khc nhau về ngn ngữ, tn gio, phong tục thnh một khối chặt chẽ, sau cng u ha hon ton khối đ để theo kịp cc nước văn minh. Ibn Soud tri lại, sinh ở giữa một sa mạc mnh mng, gồm nhiều bộ lạc cng một ngn ngữ, lịch sử, tn gio, nhưng ở rải rc khắp nơi, chia rẽ nhau, cướp bc lẫn nhau nn cng việc đầu tin của ng l phải dng sức mạnh bắt những bộ lạc đ phải phục tng mnh rồi xm chiếm những tiểu quốc ở chung quanh, lập thnh một quốc gia cường thịnh, c thể lm cc quốc gia u, Mỹ phải knh nể, v muốn cho những tiểu quốc đ đon kết với nhau, ng chủ trương giữ tinh thần cổ truyền, khng cho phong tục, tn gio chịu ảnh hưởng của phương Ty. ng l một tn đồ thnh knh của đạo Hồi; cn Mustapha Kmal l một nh cch mạng c tn học, m những học thuyết của Rousseau, Montesquieu. Nhưng cả hai đều thnh cng rực rỡ, v nhờ hai ng m dn tộc Thổ v dn tộc Ả Rập mở mặt được với thế giới.

*
* *

BN ĐẢO Ả RẬP QUA CC THỜI ĐẠI

Muốn hiểu sự nghiệp của Ibn Soud, chng ta cần biết qua về địa thế, dn tộc v lịch sử Ả Rập.

Xứ Ả Rập l một bn đảo rộng 2,2 triệu cy số vung, ba pha l biển, ở giữa l một cao nguyn mnh mng trn ct dưới đ, chy kh dưới nh nắng chang chang, đi hng chục hng trăm cy số mới gặp một giếng nước, chung quanh c t cy ch l v vi ci lều của bọn người du mục. Chỉ ở bờ biển mới thấy ruộng rẫy. Hai miền ph nhiu nhất l miền Yemen ở pha Nam trn ci mỏm, một bn l Hồng Hải (Mer Rouge), một bn l vịnh Aden, v miền Syrie ở pha Bắc, trn bờ Địa Trung Hải. Dn cư miền Yemen rất đng đc v tăng ln rất mau, m diện tch trồng trọt được th c hạn, kỹ nghệ cng thương mi tới dầu thế kỷ XX vẫn cn thấp km nn miền đ lun lun bị nạn nhn mn. Dn chng nếu vượt biển để qua miền Soudan th gặp một xứ cn kh khan, hoang d hơn xứ Ả Rập nữa, sống khng nổi; m cũng khng thể ngược theo bờ biển Hồng Hải v bị cc dn tộc khc chận đường, nhất định khng cho nhập cảnh, nn họ phải dắt du nhau di cư vo giữa bn đảo, tới miền Nedjd, miền Quasim, miền Hamad để tm cch sinh nhai. Thnh thử trong hng chục thế kỷ, c những luồng sng người cuồn cuộn từ phương Nam tiến ln phương Bắc, rồi phn tn trong sa mạc. Nhưng sa mạc chy kh lm sao nui nổi những bọn người di cư mỗi ngy một đng đ? Họ phải chm giết lẫn nhau để sống, để chiếm một giếng nước, mươi gốc ch l v vi mẫu đồng cỏ. Khắp thế giới khng đu đời sống cực khổ, gay go như ở đy. Phải chiến đấu suốt đời, nn kẻ no sống st được cũng l những chiến sĩ gan dạ, rất giỏi chịu cực, chỉ c một bầu nước v một gi ch l, cũng đủ sống ba bốn ngy.

http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/bando.jpg

Bản đồ Ả Rập Saudi

Nhưng khi người ta đ quen với đời sống rồi th người ta thấy yu ci cảnh sa mạc hơn l người nng dn yu đồng ruộng. Một nh tm l no đ đ nhận xt đng: cảnh vật cng kh khan, đời sống cng cực khổ bao nhiu, người ta cng quyến luyến với qu hương bấy nhiu. Sống giữa sa mạc, người Ả Rập m những cảnh hong hn rực rỡ, những cảnh ct bụi mịt trời, những cy ch l xanh mướt bn bờ nước, nhất l sau những cơn nắng chy da, mặt trời đ lặn, gi mt hiu hiu, nằm trn ct, bn cạnh con lạc đ, gối đầu ln cnh tay m ngắm những ngi sao lấp lnh trn nn trời thăm thẳm, hoặc nhn bng trăng xanh dịu trải ln những động ct thoai thoải, trong một cảnh v bin, tịch mịch, th lng họ rung ln một điệu trầm trầm, họ nhớ lại những thời oanh liệt, m muốn ca ngợi cng lao tổ tin; hoặc suy nghĩ về ci mnh mng huyền b của vũ trụ, do đ họ thnh một thi sĩ hoặc một nh tu hnh.

Tm lại, sa mạc đ tạo ra ba hạng người: hạng chiến sĩ coi ci chết nhẹ như khng; hạng thi sĩ thch một cuộc đời phng đng; v hạng tu sĩ knh ngưỡng Thượng đế, muốn hiểu ci b mật của tương lai. Người Ả Rập tự ho rằng đ tặng cho nhn loại bốn vạn người tin tri, đ để lại cho chng ta v số những lời sấm truyền, m lịch sử cũng chứng thực rằng t g cũng c trn trăm nh tin tri sinh trn bi sa mạc Ả Rập.

*
* *

Nh tin tri nổi danh nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến dn tộc Ả Rập l Mahomet (570-632).
Chẳng những ng l một nh tin tri m cn l một thi sĩ, một chiến sĩ nữa; ng ấp ủ tất cả những hoi bo của dn tộc Ả Rập v c đủ ti, ch để thực hiện những hoi bo đ, nn lập nn cng nghiệp rất lớn cho ni giống.

Hồi trẻ ngho, ng phải lm hướng đạo cho cc thương đội qua sa mạc, đi khắp nơi ny nơi khc, tiếp xc với mọi giống người. ng thấy người Ả Rập chia rẽ, tranh ginh nhau, cướp bc nhau m đau lng; nui ci mộng một ngy kia quy tụ họ được, thống nhất họ được để tạo nn một quốc gia mạnh mẽ.

Năm 25 tuổi, ng v ni Hira, gần thnh Mecque[4] trầm tư trong một thời gian, như Đức Phật dưới gốc Bồ đề, v lần lần nh sng hiện ra trong c ng. ng nghĩ ra rằng được nếu muốn thống nhất dn tộc th phải tạo cho họ một tn gio chung - hồi đ người Ả Rập cn theo đạo đa thần, mỗi bộ lạc thờ một vị thần ring - m muốn cho tn gio được mọi người theo th phải dng v lực, chiến thắng tất cả những bộ lạc khc.

Tm được chnh đạo rồi, ng hạ san, tự xưng l nh tin tri, đem truyền b tư tưởng của mnh trong số người thn, rồi trong một nhm mn đệ gồm ba, bốn chục người. Nhờ hồi trước tiếp xc với những người theo đạo Ki T v Do Thi, ng hiểu được t nhiều về hai đạo đ, phỏng theo m lập nn đạo Hồi hồi. Gio điều căn bản tm tắt trong cu: Chỉ c một đức cha duy nhất l Allah v một tin tri của ngi l Mahomet. Sống th phải phục tng muốn của Cha. Sự phục tng ấy gọi l Islam, chết th phải theo sự phn quyết của Cha. Đại loại những lời khuyn răn cc tn đồ tức l Mulsuman, cũng như cc cấm điều trong cc tn gio khc. Khc hẳn Đạo Phật l điều ny: Chiến tranh no c mục đch truyền b chnh đạo sẽ l thnh chiến. Bất kỳ ai, cả những kẻ đui v cụt tay đều phải nhập ngũ để chiến đấu v Cha. Chỉ những kẻ đin, con nt v đn b l được ở nh, nhưng c bổn phận phải tố co, phải giết những kẻ đo ngũ. Khẩu hiệu của tn đố l: Thin đng ở trước mặt, m địa ngục ở sau lưng.

Một lần đứng trước một nhm đồ đệ khoảng bốn chục người, Mahomet tuyn bố:

- Từ nay ta sẽ sống v chết với cc ngươi, mu của cc ngươi l mu của ta, cc người thua l ta thua, m cc ngươi thắng l ta thắng.

Một người trong đm hỏi:

- Nhưng nếu chng ti bị giết v ngi th được phần thưởng no?

Mahomet đp liền:

- Được ln Thin đng.

Những cuộc đm thoại như vậy được tn đồ ghi chp lại Thnh kinh Coran, lời rất trau chuốt, hoa mỹ v Mahomet c tm hồn thi sĩ. Ngoi những đoạn giảng về đức tin, kinh cn dạy về khoa học, vệ sinh, luật php. Cc sử gia hiện nay phải nhận rằng thời Trung cổ, khắp thế giới khng c bộ luật no đầy đủ chi tiết v thực tế như kinh Coran.

Khi đ c một số tn đồ cảm tử theo, ng bắt đầu dng ti cầm qun của mnh để đnh cướp cc thương đội, gy lực lượng để xm chiếm cc bộ lạc, bắt họ qui phục, theo đạo Hồi hồi. Lần ny ng chiếm được Mdine, Mecque, v khi lm chung, hồi 62 tuổi, ng lm chủ ton xứ Ả Rập. Quốc gia Ả Rập thnh lập, v từ đ mỗi ngy một mạnh.

Sau Mahomet, Omar tiếp tục cng việc xm lăng để truyền đạo, v tới thế kỷ thứ VIII th đế quốc Ả Rập ton thịnh, rộng hơn cả đế quốc Hi Lạp hồi xưa: pha Đng lan qua Ba Tư v một phần Ấn Độ, pha Ty gồm một vng mnh mng từ Ai Cập tới bn đảo Y Pha Nho, pha Bắc gip Caucase v Ty B Lợi , bao nhiu đảo lớn nhỏ trong Địa Trung Hải đều thuộc Ả Rập cả. Họ tới đu thắng đấy, bắt kẻ địch phải lựa một trong hai con đường: hoặc thừa nhận Cha Allah của họ v phục tng họ, hoặc chết. Họ dm sai sứ qua Trung Hoa buộc hong đế Trung Hoa theo đạo họ (khoảng 705-707) nhưng v xa xi qu, họ khng dm tiến qun. Mi tới năm 732, họ sắp tới sng Loire trn đất Gaule th dn tộc Franc dưới sự chỉ huy của Charles Martel đnh cho đại bại ở gần Poitiers. Trận đ đ cứu chu u khỏi bị Ả Rập đ hộ, v cứu đạo Ki T khỏi bị đạo Hồi lấn p.

Cng thắng, họ cng phục lời tin tri của Mahomet: Thin đng ở trước mặt, Địa ngục ở sau lưng l đng. Họ tiến tới đu cũng thấy những cảnh rực rỡ, những đời sống vui tươi y như cảnh thin đng tả trong Thnh kinh của họ. Trong Thnh kinh cũng c đoạn ny đấy ư?

Sau khi giải kht ở hồ nước của đấng Tin tri, tn đồ sẽ v Thin đng v được hưởng những của cải mnh mng. Ma xun ở đ bất tận, vườn tược xanh tốt quanh năm, đủ cc thứ suối rc rch dưới tn cy: suối nước thơm tho, suối rượu, suối sữa, suối mật. Cy th cao, bng th mt m c đủ cc thứ tri. Rồi nem cng chả phượng - ba trăm mn ăn mỗi bữa- ăn khng chn... Thượng đế ban lệnh: Cc con ăn uống cho thỏa thu đi để b cng kh nhọc ở dưới trần. Bảy mươi hai nng tin mắt đen lnh, xim y rực rỡ, y như những ngọc trai trong vỏ xa cừ, sẽ ma ht tưng bừng để tăng ci vui cho bữa tiệc.

Những lời hứa hẹn đ lm cho dn Ả Rập đi kht trong sa mạc mơ ước bao lu nay th by giờ, nhờ chiến thắng, nhờ hi sinh cho Cha, họ được Cha cho hưởng đủ: ny l những suối mật ở Ai Cập, những suối sữa ở Y Pha Nho, những l, cam ở Ba Tư, nho, to ở Y Pha Nho v hng vạn, hng ức nng tin ở Bagdad, ở Caire, ở Byzance, ở Crte, ở Cordoue. Nhn lại sau lưng họ th bn đảo Ả Rập ton đ với ct, quả thực l một cảnh địa ngục! Vạn vạn tuế Mahomet!

Một khi đ được ln Thin đng th khng cn ai muốn trở lại cảnh Địa ngục nữa, cho nn dn Ả Rập định cư ngay ở những thuộc địa của họ, khng nhắc tới những tn Yemen, Nedjid, nơi chn nhau cắt rốn của họ nữa. V bi sa mạc mnh mng yn tĩnh trở lại, gần như bất động, gần như chết hẳn. Chỉ cn t đon du mục đi rch lang thang dưới nh nắng thiu người với mấy con lạc đ ốm yếu, đi tm t ngụm nước, t tri ch l chung quanh những giếng nước.

Sống xa hoa th phải suy. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XI, những thuộc địa của họ mạnh ln, chống cự lại họ. Trước hết l người Franc chiếm miền Bắc bn đảo: Syrie, Palestine, Transjordanie. Rồi tới những đon Thập tự qun tiến tới Mdine (cuối thế kỷ XII). Qua thế kỷ sau, những đon kỵ sĩ Mng cổ, dưới sự chỉ huy của Gengis Khan[5], Tamerlan, xm nhập Anatolie, tn ph Smyrne, Alep, Damas. Sau cng người Thổ chiếm hết những tỉnh ở bờ biển, dồn họ vo sa mạc, bắt họ phải phục tng, v dn tộc Ả Rập trở lại tnh trạng cũ, trước khi Mahomet ra đời.

Cuối thế kỷ XII, một vị anh hng Ả Rập, Abdul Wahab theo đường lối của Mohamet, dng đng chnh sch của Mahomet - nghĩa l mượn sức của tn gio v của binh sĩ - muốn gy lại thời oanh liệt cũ, thống nhất được xứ Nedjd v Hasa. Qua thế kỷ sau, Soud[6] chiếm thm được Hedjaz, v Thnh địa Mecque, nhưng khi Soud tử trận, cc con bất ti, bị Thổ diệt hết.

Dn Ả Rập vẫy vng được một thời rồi lại np mnh dưới chn Thổ, lại thim thiếp ngủ dưới nh nắng gay gắt, trong một cảnh yn tĩnh, chỉ thỉnh thoảng giật mnh v một tiếng sng nổ hoặc tiếng v ngựa của một tn cướp đường ban ngy.

anbinh
11-18-2010, 03:22 PM
Ibn Soud (1881-1953)


MẤT NƯỚC V LANG THANG

Ibn Soud sinh ra trong hon cảnh đ, ở Ryhad, năm 1881, cha mẹ đặt tn l Abdul Aziz.

Thời đ, bn đảo Ả Rập chia ra lm mười lăm, mười su tiểu bang, Ryhad l kinh đ của tiểu bang Nedjd, ở trung tm bn đảo.

Thn mẫu ng l con gi một ho mục ở phương Nam; thn phụ ng, Abdul Rahman l bo đệ của quốc vương Nejd. Vốn mộ đạo, Abdul Rahman sống cuộc đời khắc khổ như cc nh tu hnh: nh cửa khng trang hoang g cả, khng uống rượu, ht thuốc, khng ăn đồ ngon, khng bận đồ lụa, cấm người trong nh ca ht, suốt ngy đăm đăm tụng niệm, khng bao giờ nụ cười hiện trn mi. Tuy l hong thn, nhưng ngho: xứ Nedjd vốn chỉ c ct v đ, m kinh đ Ryhad mấy chục năm trước bị người Thổ tn ph, vẫn chưa xy cất lại được, v lun lun bị quốc vương tiểu bang Hail dm ng.

Tới tuổi đi học, Abdul Aziz, theo lệnh cha vo nh tu học thuộc lng kinh Coran, tới bảy tuổi đ phải theo người lớn dự lễ v tụng kinh mỗi ngy năm lần ở gio đường. Tm tuổi đ biết cầm gươm, bắn sng, cưỡi ngựa, phi nước đại m khng cần yn cương. Phải đi theo cc thương đội khắp xứ để tạp chịu cực khổ, chn đi khng trn những phiến đ nng như nung. Ăn uống th chỉ c một nắm ch l v một bầu nước giếng. Ngủ th c khi chỉ ba giờ một đm, v sng no cũng phải dậy hai giờ trước khi mặt trời mọc, d l ma đng, gi bấc thổi buốt tới xương cũng vậy.

Nhờ tin thin rất mạnh, Abdul Aziz chịu được những cực khổ đ - sau ny ng cao tới hai thước năm phn, to lớn như một người khổng lồ - hoạt động suốt ngy khng nghỉ, thắng tất cả bạn b trong những cuộc vật lộn v chạy đua. Tnh tnh nng nảy: mỗi lần nng giận th mắt đ ngầu, nhưng cơn giận ngui đi th lại vui vẻ, ha nh.

Sở dĩ thn phụ ng tập cho ng sống khắc khổ l muốn cho ng lập được sự nghiệp lớn. Hồi bảy tuổi c lần ng nghe cha dạy:

“Con phải hiểu bổn phận của con. Sau ny con phải thống nhất tổ quốc v con sẽ gặp nhiều trở ngại. Con phải tập sống một đời thiếu thốn, chiến đấu, v tập trung nghĩ vo mục đch duy nhất đ. Đừng bao giờ thất vọng v nghịch cảnh. V khi no thấy m mịt trn đường đời th con phải chịu kin nhẫn, đợi lc Cha chỉ dẫn cho”.

Suốt đời ng nhớ lời gia huấn đ, v cũng nhớ bi học kinh khủng sau ny nữa.

Như trn ti đ ni, hai tiểu bang Hail v Nedjd vốn c hiềm khch với nhau. Đầu năm 1890, quốc vương Hail l Rashid đem qun diệt hai người anh của Abdul Rahman, chiếm kinh đ Ryhad, đặt một vin tướng l Salin lm thống đốc Ryhad. Theo tục th Rahman được ln ngi kế vị hai anh. Salim muốn từ cho tuyệt hậu họa, ngoi mặt lm bộ thn mật, xin được v yết kiến Rahman, nhưng dặn cc lnh thị vệ theo hầu l hễ khi no c gia đnh Rahman hội họp đủ mặt ở đại diện th sẽ bủa vy v giết cho khng cn một đứa con đỏ.

Rahman biết được m mưu đ, ra tay trước. Khi Salim lm lễ rồi, ung dung ngồi uống c ph, bỗng ng chung quanh hỏi:

- Thưa Ngi, ti muốn được tỏ lng tn knh tất cả gia đnh của Ngi, vậy Ngi c thể cho vời chư vị đ lại cả đy được khng?

Th Rahman rt ngay con găm ra v tất cả bộ hạ tuốt gươm a vo trong điện, tri Salim lại, giết tn lnh thị vệ của y, rồi quẳng Salim xuống một giếng nước. Abdul Aziz lc đ mới mười tuổi, đứng sau lưng một tn n lệ lực lưỡng, c bổn phận che chở cho ng, kinh khủng nhn cảnh chm giết gh gớm đ. Mnh ng vấy mu v hnh ảnh khắc ghi trong đầu ng. Sau ny nhắc lại chuyện ấy, ng bảo:

- Lần ấy ti đ học được điều ny l gặp nguy cơ th phải ra tay trước.

Nhưng Rahman chống cự khng nổi với Rashid, nn phải bỏ kinh đ, trốn xuống phương Nam, ở nhờ dn tộc Mourra, lang thang hết nơi ny, nơi khc trong một miền hoang vu kh chy với một bọn ty tng mỗi ngy một thưa thớt. Họ chịu đi, chịu kht, lại lm cữ nữa, phải đo rễ cy m ăn. Một hm, tuyệt vọng, Rahman ku Aziz v ba người thị vệ trung kin lại, bảo:

- Cha bắt chng ta chết ở nơi ny rồi. Chng ta phải tun lệnh Cha. Thi, quỳ cả xuống m tụng kinh v cảm ơn Cha.

Aziz phản khng:

- Khng! khng chịu chết ở đy! Phản rn sống. Lớn ln con sẽ lm vua xứ Ả Rập.

Sng hm sau c cứu tinh tới. Một đon kỵ sĩ của vua Koweit lại đn gia đnh Rahman về Koweit lnh nạn. Koweit l một xứ nhỏ nhưng giu ở pha Ty Bắc vịnh Ba Tư. Rahman tin l được Allah cứu. Đều chắc chắn l vua Koweit l tay sai của vua Thổ, m vua Thổ thấy Rashid chiếm trọn tiểu bang Nedjd, ngại rằng uy thế của Nedjd qu lớn, sau ny kh trị, nn muốn cứu Rahman để khi no cần, sẽ gip đỡ cho m chống lại với Rashid. Vẫn l chnh sch vạn cổ: “Chia để trị”.

Ở Koweit, gia đnh Rahman được tiếp đi long trọng. Chu thnh l một tỉnh lớn nằm trn bờ biển - người ta gọi l Marseille của phương Đng - ghe tu tấp nập, ngoi phố chen vai đủ cc giống người từ phương Đng qua (Ấn Độ, Ba Tư, cả Nhật Bổn nữa), từ phương Ty tới (Anh, Php, Đức, ...) v từ phương Bắc xuống (Nga, Thổ). Nơi đ l ngưỡng cửa thng chu u với chu . Người Đức muốn mở một đường xe lửa từ B Linh tới vịnh Ba Tư, m ga cuối cng l Koweit. Nga cũng muốn c một trục giao thng từ Moscou tới Bagdad, Bassorah trn con sng Tigre ở pha Bắc Koweit. Cn Anh th định lập một đường khởi từ Ấn Độ, xuyn Ba Tư, v trạm cuối l Bassorah hay Koweit. Nhất l từ khi Anh, Php khai thc những mỏ dầu lửa ở Ba Tư v Ả Rập th hải cảng Koweit v Bassorah thnh những căn cứ điểm qun sự quan trọng nhất thế giới, hơn cả Gibraltar, cả Aden, cả Singapour, cả Hương Cảng... cho nn thương mi ở đ pht triển lạ lng, m gin điệp th cũng vậy. Tất cả cc cường quốc đều gởi đại diện tới, chnh thức v khng chnh thức: những vị sứ thần v những nhn vin mật vụ tr hnh thnh con bun, nh truyền gio, nh khảo cổ... Họ dm ng nhau, ngầm tranh ginh nhau từng cht, vi tiền ra để mua chuộc cc nh quyền thế bản xứ, tm đủ cc mưu m, mnh kho để hất cẳng nhau, lật tẩy nhau m ngoi mặt th vẫn niềm nở, rất lịch sự với nhau.

Một trong những nh quyền thế bị người Anh mua chuộc l Mubarak, bo đệ của quốc vương Koweit. Mubarak l một tn cờ bạc, điếm đng, tiu hết gia sản của ng cha để lại rồi qua Ấn Độ “lm ăn”. Khng biết hắn lm ăn ci g m tiền bạc v như nước. Ai hỏi hắn th hắn ci mặt, nhũn nhặn đp: “Nhờ Allah ph hộ độ tr”.

Năm 1897, hắn về Koweit, bị vua anh mắng chửi tn tệ, hắn nhẫn nhục chịu. Nhưng Aziz thch hắn lắm m hắn cũng thương Aziz v thấy chng thng minh, dĩnh ngộ. Hồi đ Aziz đ c vợ - chng kết hn với cng cha Janhara - vẫn nui ci mộng tiễu phạt Rashid, để khi phục lại sơn h, c lần nhảy ln lưng một con lạc đ băng vo sa mạc để h ho cc bộ lạc nổi ln chống Rashid, nhưng bộ lạc no m nghe lời một em b miệng cn hơi sữa đ, cho nn ba ngy sau chng lủi thủi trở về Koweit, lm tr cười cho thin hạ.

Shaikh Mubarak đ khng mỉa mai Aziz m tri lại, n cần đn về nh, dạy cho một cht sử k, địa l, ton học v Anh văn, rồi lại cho lm thư k ring. Khch khứa tới lui nh Mubarak sao m nhiều thế! Đủ cc hạng người, từ con bun đến cc nh thm hiểm, chủ ngn hng, chnh khch... đủ cc giống người, từ Anh, Php đến Đức, Nga...

Rồi một đm, Mubarak lẻn vo cung, giết anh, ln ngi vua. Vua Thổ cho như vậy l phản nghịch, ra lệnh cho Rashid đem qun lại dẹp. Xứ Koweit đ nhỏ m qun đội lại khng luyện tập. Mubarak thua, chạy về thnh trốn. Nguy cơ đ tới. Nhưng lạ chưa, đng lc đ một thiết gip hạm của Anh hiện ở bờ biển Koweit n sng về pha qun của Rashid v Rashid phải nuốt hận m rt qun về. By giờ người ta mới hay l Mubarak lm tay sai cho người Anh. Thổ đ thua Anh một nước cờ, địa điểm Koweit quan trọng qu, Anh khng cướp của Thổ th Đức hay Nga cũng chiếm mất.

Biến chuyển lạ lng đ lm cho Aziz suy nghĩ v mở mắt ra. Trng cậy ở đường gươm lưỡi kiếm, ở lng dũng cảm, trung thnh của qun đội th hỏng bt. Phải c ngoại giao, c mnh kho chnh trị nữa. V ci xứ Ả Rập ngy nay vậy m quan trọng chứ. Từ trước cứ tưởng đuổi được tụi Thổ th sẽ được độc lập, by giờ mới thấy rằng cng việc kh khăn v cng: bn cạnh Thổ cn c Anh, Đức, Nga nữa m đn kn kn ny mới nguy hiểm hơn nhiều. Vậy chnh sch l phải chiến đấu đ đnh rồi, m đồng thời cũng phải tnh ton mưu m, ty gi xoay chiều, đợi hon cảnh thuận tiện để len li, tiến lui, chớ khng thể sơ suất được. Lần ny l lần thứ ba, chng học được một bi học quan trọng.

Lc đ Anh đương mạnh, Aziz hướng về Anh, muốn nhờ Anh gip để trả th Rashid, nhưng người Anh ch chng l con nt, khng thm trả lời. Chng quay lại năn nỉ Mubarak năm lần bảy lượt. Bực mnh qu muốn tống chng đi cho rảnh, Mubarak th cho chng ba chục con lạc đ ốm yếu, ba chục cy sng cũ kỹ, hai trăm đồng tiền vng v dặn kỹ nn việc hay khng cũng mặc, khng được lại quấy rầy nữa.

Chng khng đi g hơn. Được điều khiển một binh lực d nhỏ mọn cũng th rồi. Chng định kế hoạch: phải đch thn vo hang cọp, chiếm lấy cung điện Ryhad - ni l cung điện chứ thực sự khng bằng một biệt thự trung bnh ở Saigon - rồi kiểm sot cả kinh đ, kiểm sot bộ lạc Nedjd. Lc đ c đất dụng v rồi, mới sai “sứ thần” tiếp xc với người Anh, xem người Anh cn ch ci mặt ny nữa khng no.

Chng đem đại sự bn với cha, cha mắng l vọng động, chng khng nghe, để vợ v con thơ lại cho cha trng nom rồi tiến su vo sa mạc với ba chục con lạc đ ghẻ v 30 cy sng tồi. Lc đ nhằm ma thu năm 1901, chng mới được hai mươi tuổi.

KHI PHỤC LẠI GIANG SAN

V chuyến đi đ đ thnh cng mới lạ chứ. Thực gan dạ phi thường.

Nhưng khng phải l thnh cng một cch dễ dng. Mới đầu Aziz đnh du kch những đồn nhỏ v thương đội, cướp được kh giới v tiền bạc rồi lưu động đi nơi khc liền. Chiến lợi phẩm phn pht hết cho thủ hạ. Người ta đồn nhau rằng Aziz giu c vẻ ho phng, trả lương qun lnh rất hậu, nn một số đng qun lưu manh a theo chng. Nhưng cc ho mục khng dm theo v thấy lực lượng của chng chưa c g m sự trừng phạt của Rashid th đng kinh. Chng tới đu, người ta cũng đề phng trước, khng cướp ph thm được g nữa. Tiền cạn, lạc đ chết mn, thủ hạ trốn đi lần lần. Chng đnh phải ẩn nu ở phương Nam, nơi m gia đnh chng lang thang trước khi được đn tại Koweit.

Abdul Rahman sai người tới đ khuyn chng về đợi một cơ hội khc. Chng triệu tập thủ hạ lại, bảo họ:

- Tương lai khng c g l sng sủa. Chng ta cn phải chịu đi kht, cực khổ nhiều hơn nữa. Ring phần ti, ti nhất định chiến đấu cho đến cng, d l chiến đấu một mnh, d chết cũng khng sợ. Nhưng ti khng nỡ bắt buộc cc anh em phải theo ti. Vậy ai muốn quay về với cha mẹ, vợ con th cứ về.

Họ bỏ đi gần hết, chỉ cn lại một chiến sĩ can đảm tn Jilouy, em trai chng tn l Mohammed, ba chục người Ả Rập đi theo chng từ Koweit, với mười người mới theo sau ny, tổng cộng khoảng bốn chục người.

Họ thề đồng sinh đồng tử với nhau.

Aziz đổi chiến lược, phải chiếm kinh thnh một cch chớp nhong. Muốn vậy phải ẩn nu trong hai thng sao cho địch tưởng mnh chết rồi. Thời kỳ ny l thời kỳ gian trun nhất đời chng. Trốn vo đu by giờ? Trong sa mạc khng c rừng, ni, nh cửa, m hễ bắn một pht sng để giết con mồi th tiếng sng vang dội ln hng chục cy số chung quanh, đốt một cnh cy để thui con d th khi bay ln cch năm cy số cũng trng thấy. M no c phải trốn một mnh. Trn bốn chục người! Họ phải np suốt ngy sau những động ct, xa đường đi, nhịn ăn, nhịn uống, đm xuống mới dm b đi kiếm nước hoặc ch l. Thủ hạ của chng bất bnh, th chiến đấu rồi chết chứ khng chịu nổi một cuộc đời như vậy. Ny no chng cũng phải an ủi họ, nhắc lại lời thề đồng sinh đồng tử v ban đm phải canh gt cho họ ngủ. Cc nh cầm quyền Ryhad tưởng chng đ chết v đi kht nn khng đề phng cẩn mật nữa.

Lc đ chng mới ra tay, lặng lẽ đm đi, ngy nghỉ, tiến ln phương Bắc. Khi cch Ryhad mười cy số, để một số người ở lại bn cạnh một giếng nước với bầy lạc đ, bảo họ nếu hai mươi bốn gờ sau m khng được tin tức g của chng th coi chng như chết rồi, v ai nấy tm đường m về Koweit.

Rồi chng dẫn ba chục thủ hạ tiến tới st chn thnh, đến một cy ch l, để Mohammed ở lại với hơn hai chục người lm hậu thuẫn, dặn nếu trưa hm sau khng c tin tức g th đại sự đ hỏng, mau mau rt lui đi: chỉ cn chng, Jilouy v su người nữa l leo v thnh, g cửa nh một người quen hỏi thăm tin tức, biết rằng vin thống đốc ở trong đồn Mamak với 24 tn lnh, mỗi buổi sng ra cửa đồn khm ngựa một lần, cn tư dinh của ng ta th khng c lnh canh. Bọn Aziz leo tường v được tư dinh, tri chặt vợ vin thống đốc lại m gia nhn khng hay.

Sng hm sau, vin thống đốc vừa ra khỏi đồn để khm ngựa th Aziz v Alouy phng lai đm, trong khi su thủ hạ của chng cản đường lnh trong đồn. Chỉ trong một giờ l đồn bị chiếm, vin thống đốc bị giết, những lnh sống st bị cầm t. Bn Aziz c hai thủ hạ thiệt mạng. Dn chng Ryhad hay tin đ, tự động đnh ph những đồn khc trong tỉnh. Tới giữa trưa, Aziz đ khi phục lại kinh đ của tổ tin. Đng giờ đ ở Koweit, vợ chng sanh thm một đứa con trai, đặt tn l Saud, sau ny nối nghiệp chng. Danh của chng bắt đầu vang ln khắp sa mạc.

t lu sau, quốc vương Rahman về Ryhad bo co với dn chng rằng, từ nay Abdul Aziz sẽ thay ng nắm quyền chnh trị, cn ng chỉ giữ quyền tn gio.

Hay tin đ, Rashid vỗ đi cười ha hả:

- Mắc bẫy ta rồi

Rồi đem qun vy đnh Aziz. Nhưng Aziz đu c dại, ngồi đ cho bị vy; chng rt qun xuống phương Nam, v dng thuật du kch để tỉa lần qun địch. Trong hai năm 1903, 1904, hai bn chiến đấu rất hăng, nhưng bất phn thắng bại.

Một lần đạn nổ ở trước mặt, Aziz văng mất một ngn tay v bị thương nặng ở đầu gối, mu ra rất nhiều, t xỉu, nhưng khi thấy hng ngũ rối loạn, chng nghiến răng leo ln lưng ngựa, tiếp tục chiến đu để gy lại lng tin cho sĩ tốt.

Tnh hnh c vẻ nguy ngập, chng phải chống nạng đi khắp tỉnh nay đến tỉnh nọ, h ho dn chng, giảng cho họ hiểu rằng chiến tranh ny khng phải một sự tranh ginh ngi bu m l vấn đề sinh tử cho ton dn v Rashid l tay sai của Thổ. Thấy gương can đảm của chng, mọi người vững bụng, hăng hi chiến đấu, bao vy v diệt được một đại đội Thổ ở Shinanah.

Lợi dụng thắng thế đ, Aziz nhờ Mubarrak lm trung gian để điều đnh với Thổ v chng biết khng đủ sức chống cự với cả Thổ lẫn Rashid. Vua Thổ thấy hao qun tổn tướng m miền Nedjd khng phong ph g, lại ngại nếu diệt Nedjd th xứ Hail sẽ qu mạnh, nn bằng lng nhận Abdul Aziz lm vua xứ Nedjd, nhưng Aziz phải để cho qun đội Thổ đng ở hai nơi tại pha Bắc Nedjd, gần bin giới Hail.

Dn chng Nedjd hay tin hiệp ước đ, bất bnh cho rằng mnh bị bn đứng. Aziz phải giảng cho họ:

- Hy khoan, đừng vội nng. Cn dở cuộc m, đ xong đu.

ng đổi chiến lược: khng vật lộn nữa, m thoi ngầm. Lnh Thổ lại đng ở Quasim. Aziz sai qun lnh giả lm qun bất lương đnh ph, cướp bc lnh Thổ trn cc đường giao thng. Đm no cũng c những vụ nho nhỏ xảy ra, qun Thổ khng sao tiểu trừ được, mất lương thực, mất kh giới, tối ngủ khng yn. Chỉ trong một năm, họ mất tinh thần, chỉ mong được về xứ sở. Chnh phủ Thổ yu cầu Aziz trị gim những khảo thấu đ, Aziz mỉm cười nhận lời, nhưng tnh hnh đ chẳng giảm m cn tăng. Thời đ Thổ đ l một con bệnh hấp hối, bị Anh, Nga, Php dm ng, cc thuộc địa muốn nổi ln m trong nước cc đảng cch mạng bắt đầu hoạt động dữ. Aziz biết vậy, chờ tri cy chn mi rồi lượm, khỏi phải ph sức. Quả nhin, vua Thổ thấy tnh hnh ở Quasim khng m, muốn hối lộ Aziz để tiểu loạn gim cho, Aziz đp rằng khng ai mua chuộc được mnh. Cuối năm 1905, Thổ đnh rt hết qun ở Quasim về.

Lc đ Aziz mới đem ton lực tấn cng Rashid. Một đm bo ct m mịt, xuất kỳ bất , ng cầm đầu một đội qun tiến như bay về về pha trại Rashid. Qun của Rashid khng kịp trở tay, hầu hết bị đm chết ở trong lều.

Khi khải hon về Ryhad, ng được ton dn hoan h. Rashman nhường nốt quyền tn gio cho ng, v ng chnh thức ln ngi vua, lấy hiệu l Ibn Soud[7]. ng triệu tập qun sĩ, dng dạc tuyn bố:

- Chng ta đ lm được nhiều việc, nhưng so với những việc cn phải lm th bấy nhiu chưa thấm vo đu cả. Ta khng bắt buộc ai phải tun lệnh ta đu. Nếu cc người theo ta th ta hứa chắc với cc người rằng, nhờ Allah ph hộ, cc người sẽ được vẻ vang. Ta sẽ lm cho cc người thnh một dn tộc lớn, thịnh vượng hơn tất cả những thời trước. Tn gio chng ta sẽ được phục hưng, qun ngoại xm sẽ bị đuổi ra khỏi ci. Cho nn ta dặn cc người: đừng để binh kh st đi! Phải sẵn sng để chiến đấu nữa! Tiến tới! Phục hưng tn gio v chiếm ci Ả Rập.

Năm đ ng mới hai mươi lăm tuổi. Trong lịch sử nhn loại, c lẽ khng c một vị qun vương khai quốc no m thnh cng sớm như vậy.

anbinh
11-18-2010, 03:29 PM
Ibn Soud (1881-1953)

THỐNG NHẤT XỨ Ả RẬP

Tuy Rashid bị giết, nhưng xứ Hail chưa qui thuận. Một bộ lạc ở gip ranh Koweit, bộ lạc Mutair, khng chịu phục tng. Ibn Soud đem qun tới, đốt chy lng mạc, treo cổ ho mục. Vừa xong th ng phải trở về phương Nam để diệt bộ lạc Ajman. Cũng san bằng hết cc chu thnh, bắt được mười chn tn trong đảng m st, đem chm đầu mười tm tn ở giữa chợ, cn một tn, tha chết để về kể lại chuyện đ cho mọi người nghe. Trước khi giải tn, ng vỗ về quần chng:

- Cc người l thần dn yu mến của ta. Phải trừng trị cc người, ta đau lng lắm. Vậy đừng bắt ta phải ra tay lần nữa. Cc người về lựa lấy một vin thống đốc no trung thnh ta c thể tin được, ta sẽ để cho cc người tự cai trị lấy nhau, miễn l đừng phản ta.

ng dư biết tnh tnh của người Ả Rập, họ trọng nhất sức mạnh v sự cng bằng. ng đ tỏ cho họ thấy rằng ng c đủ hai đức đ. Từ nay họ sẽ theo ng. Thế l tnh hnh nội bộ được yn.

Nhưng tnh hnh ở ngoi c vẻ đng lo. Năm 1908, đảng Thanh nin Thổ lm cch mạng, thnh cng, vua Mhmet V ln thay Abdul Hamid, v nội cc mới của Thổ muốn gy lại lực lượng, củng cố cc thuộc địa trong số đ c Ả Rập

Lại thm những hoạt động của Anh mỗi ngy một tăng. Anh trước kia gip Mubarrak chống lại với Rashid l c dm ng Koweit. Quả nhin năm 1903, Koweit phải nhận sự bảo hộ của Anh. Rồi Anh với Nga thỏa thuận nhau để chia xẻ Ba Tư: pha Bắc Ba Tư về Nga, pha Nam về Anh. Anh lại chiếm kinh Suez v “đấm mm” cho Php xứ Maroc.

Ibn Soud đm lo: bầy ch si đ bao vy khắp pha rồi, khng cn đường ra biển nữa, chịu chết chy trn bi ct v đ ny ư? Chưa hết ci nạn Thổ, đ đến ci nạn Anh, m tụi Anh mạnh mẽ, xảo quyệt gấp mười tụi Thổ.

Cng nguy th cng phải tnh gấp. Phải mở một đường ra biển. Con đường gần nhất l chiếm cứ xứ Hasa ở pha Đng Nedjd. Xứ đ l thuộc địa của Thổ, m Koweit ở pha Bắc Hasa l xứ bảo hộ của Anh. Chiếm Hasa th sợ Anh can thiệp, như vậy phải đương đầu với cả Anh lẫn Thổ. Đnh phải nhờ Mubarrak d người Anh trước đ. Mubarrak bảo chnh phủ Anh rằng cần phải đuổi người Thổ ra khỏi vịnh Ba Tư, m chnh người Anh chiếm Hasa th cc nước khc sẽ la , cn để Ibn Soud chiếm th chỉ l nội bộ giữa cc dn tộc Ả Rập với nhau, sẽ khng lớn chuyện. Anh nghe bi tai, bằng lng lm ngơ.

Ibn Soud bn cho người vo nội địa Hasa do thm, rồi xuất kỳ bất , đương đm cho qun lnh leo thnh, tới sng th chiếm được kinh đ Hasa m dn chng ngủ say khng hay g cả.

Cc nh cch mạng Syrie thấy chiến cng của ng oanh liệt, muốn nhờ ng tiếp tay để đuổi Thổ ra khỏi Syrie, ng từ chối, tự xt sức chưa đủ, cần phải tổ chức lại nội bộ cho mạnh đ.

Thần dn của ng gồm c hai hạng người: hạng lm ruộng, bun bn định cư ở lng mạc, chu thnh - hạng ny l thiểu số - v hạng du mục, lang thang khắp nơi, nay đy mai đ. Hạng trn trung thnh với ng, cn hạng dưới th khng thể tin được. Họ rời rạc như những hạt ct, hễ nắm chắt lại th cn ở trong tay m mở tay ra th tri theo những kẽ tay mất. Tinh thần c nhn của họ rất mạnh, họ rất phng tng, khng chịu một sự b buộc no, tnh tnh thay đổi, nay thn người ny, mai đ phản lại, sản xuất th t m ph hoại, cướp bc th nhiều, khng thể dng lm lnh được v khng chịu kỷ luật, chỉ ha theo kẻ thắng để lột kẻ bại.

Muốn cho quốc gia Ả Rập mạnh ln, phải nho họ thnh một khối bằng tinh thần tn gio như Mahomet hồi xưa đ lm, rồi phải định cư họ, biến họ thnh nng dn để kiểm sot họ, bắt họ sản xuất, khỏi cướp bc nữa. Chương trnh ny thực sự mới mẻ v to bạo, từ xưa cc vua Ả Rập chưa ai nghĩ tới.

Ibn Soud biết rằng sức phản động của cc gio phi sẽ mnh liệt v chẳng những ng đi ngược tục lệ cổ truyền m cn lm tri cả lời trong thnh kinh Coran. Trong kinh c cu: “Ci cy vo gia đnh no th sự nhục nh vo theo gia đnh ấy. ng phải triệu tập cc nh tu hnh lại, giảng cho họ hiểu kế hoạch ph quốc cường binh của ng, trả lời tất cả những lời chất vấn, đả đảo tất cả những l lẽ cổ hủ của họ, vừa mềm mỏng, vừa cương quyết, như vậy suốt một tuần lễ họ mới chịu nghe v bằng lng tạo một đội qun phụng sự Cha, đội Ikwan. Họ đi khắp xứ tuyn truyền cho chnh sch mới, chnh sch lập đồn điền, v họ kho tm đu cho được một cu cũng như Mahomet đại ni rằng “tn đồ no cy ruộng l lm một việc thiện” để bnh vực chủ trương của nh vua.

Mặc dầu vậy, dn chng vẫn thờ ơ. Họ vẫn thch ci đời phiu bạt hơn, vẫn sống theo cu tục ngữ: “Tất cả hạnh phc trong đời người l ở trn lưng ngựa”, vẫn chỉ muốn nghe tiếng gọi của gi trn sa mạc, tiếng h của ngựa trn đồi vắng dưới nền trời lng lnh những v sao. Rốt cuộc khắp nước chỉ c ba chục người chịu nghe ng m định cư. Ibn Soud khng cần g hơn. Trước kia ng chỉ c bốn chục thủ hạ cn chiếm lại nổi sơn h trong tay địch, nay c ba chục người sao khng tạo nổi một đồn điền? ng biết ci luật bất di bất dịch ny l muốn tạo ci g vĩ đại th bắt đầu phải tạo một ci nho nhỏ đ.

ng dẫn ba chục người đ lại ốc đảo Artawiya ở giữa đường từ Nedjd tới Hasa, một nơi hoang vu vo bựcc nhất, chỉ c bốn năm ci giếng nước cạn, dăm chục cy ch l v vi mẫu đất cằn. Tuyệt nhin khng c lấy một ci chi. ng cho họ rất t tiền, sai người chỉ họ cch cy bừa, tt nước, xy cất nh ở v một gio đường nho nhỏ. Rồi ng bảo họ:

“Cc ngưi c nhiệm vụ thing ling l mở đường cho một cuộc cải cch lớn lao. Tương lai xứ sở ở trong tay cc người... Phải tin tưởng. Kẻ no ngy nay chế giễu cc người sau ny sẽ n hận. Ta muốn cứu vớt họ ra khỏi cảnh đi khổ, ngu dốt m họ khng biết. Phải đon kết với nhau. Cha sẽ che chở cc người v ta cũng che chở cc người.”

ng thường lại thăm họ, c khi tr chuyện với họ suốt đm, ngủ chung với họ. Lần lần la mọc ln tươi tốt. Xm nh đ thnh một lng c trường học, rồi thnh một chu thnh. Dn lng trong c mấy năm đ ra khỏi thời Trung cổ m bước vo thời Hiện đại. Cc nơi khc cũng bắt chước, v trong vng năm năm, đội Ikwan mới đầu chỉ c ba chục người, tăng ln tới năm vạn người. M năm vạn người đ l năm vạn chiến sĩ c kỷ luật, đon kết với nhau thnh một khối.

ng c một qun đội đng kể rồi, muốn khuếch trương thế lực, phải chinh phục xứ Hedjas chiếm những thnh địa Mdine v Mecque, c vậy mới thống nhất xứ Ả Rập được. Nhưng người Anh c để yn cho ng hoạt động khng?

*
* *

Vừa may thời cơ tới. Đại chiến thứ Nhất bng nổ, vang dội qua phương Đng. Cc chnh khch Anh, Đức, Php, , Thổ, Nga v cả Nhật nữa n n tới Suez, Bassorah, Thran để mua chuộc dn bản xứ. Thổ đứng về phe Đức, chống lại Anh. Anh, Thổ, Đức đều ve vn Ibn Soud.

Mới đầu ng do dự, xt tnh hnh xem phe no thắng sẽ nhập vo phe đ, cho nn tiếp đi sứ thần Anh rất niềm nở, nhưng khng hứa hẹn g cả. Thổ hay tin Anh thương thuyết với ng, đem qun đnh, ng chống cự kịch liệt, sau cng thắng, nhưng tổn thất kh nặng. Anh thấy lực lượng của ng mạnh, tặng ng một số tiền[8] v kh giới, để cho ng đứng trung lập.

ng vẫn rnh cơ hội để chiếm Hedjaz, nhưng Anh gip Hedjaz để Hedjaz tuyệt giao với Thổ m đứng về phe mnh, thnh thử ng khng dm tấn cng Hedjaz, đnh chờ cơ hội khc, nhưng ng bảo thẳng vo mặt sứ thần Anh rằng viện trợ cho Hussein, quốc vương Hedjaz, l một điều lầm lẫn v Hussein v dụng, dn chng Hedjaz theo ng chứ khng theo Hussein.

Thực vậy, Hussein rất thất nhn tm, khng c tinh thần quốc gia, trước lm tay sai của Thổ, giờ lm tay sai của Anh, mục đch chỉ l để củng cố địa vị, vơ vt của dn, bắt những tn đồ hnh hương tới nơi thnh địa Mecque phải chịu một thuế cư tr rất nặng, biến đổi thnh địa thnh một nơi bun bn v trụy lạc.

Đại t Lawrence trong cơ quan Arabia Office của Anh ở Caire nhận xt lầm Hussein, tưởng ng ta c uy tn, mua chộc ng ta để lm hậu thuẫn trong khi Anh chiến đấu với Thổ ở Syrie, lại hứa với ng ta khi chiến tranh kết liễu sẽ cho lm thủ lnh cc quốc gia Ả Rập.

Nhưng một cơ quan khc, Indian Office, khng ty thuộc chnh phủ Anh m ty thuộc chnh phủ Ấn, lại ủng hộ Ibn Soud, biết rằng ng ny c ti. Do đ m chnh sch của Anh ở Ả Rập c nhiều mu thuẫn, lm cho cả Hussein lẫn Ibn Soud bất bnh. Tệ hơn nữa, Anh lại ngầm thương thuyết với Thổ để k một hiệp ước tay đi, ko Thổ về mnh hầu diệt Đức cho lẹ. Hiệp ước đ bn đứt Ả Rập. Ibn Soud lợi dụng những mu thuẫn đ để sau ny đập lại Anh.

http://i46.photobucket.com/albums/f110/GoldenEra/DanhNhan/bando3.jpg

Xứ Ả Rập sau 1818
(http://vietsciences.free.fr)

Đại chiến thứ nhất kết liễu. Đế quốc Thổ bị phn ra thnh v số tiểu bang, hoặc độc lập, hoặc tự trị, hoặc bn tự trị. Cc cường quốc Php, Anh, trong hội nghị Ba L cắt xn, v v vu những xứ như Kurdistan, Irak, Syrie, Liban, Palestine, Transjordanie, Hedjaz, Yemen, gy ra nhiều vấn đề rất kh giải quyết cho ổn thỏa. Anh lc đ mạnh nhất, chiếm trọn từ Ai Cập tới Ba Tư. Miền ny hợp với Ấn Độ, thnh một đế quốc mnh mng m họ gọi l Đế quốc Trung Đng (Middle Eastern Empire). Thế l ci mộng của Disraeli, Gladstow đ thực hiện được. Chnh phủ Anh xoa tay khoan khoi.

Nhưng lm sao giữ nổi những thuộc địa v bn đảo thuộc địa đ? Lnh Anh, sau bốn năm trn mặt trận chỉ đi được giải ngũ để về với cha mẹ, vợ con. Ở Lun Đn, dn chng biểu tnh rầm rộ, h ln khẩu hiệu: “Cho con trai chng ti về nh”. Quốc hội lại đi giảm ngn sch đến mức tối thiểu để nhẹ thuế cho dn v dn đ hy sinh qu lớn trong bốn năm rồi. Chiến tranh đ hết th người ta phải nghỉ ngơi, vui th với gia đnh, may sắm, tiu khiển chứ!

V vậy chnh phủ Anh phải rt bớt qun ở cc thuộc địa, tm những tay sai Ả Rập để đưa họ ln hng thủ lnh giữ trật tự trn bn đảo Ả Rập. Lawrence trong cơ quan Arabia Office đề nghị Hussein, Philby trong Indian Office lại đề nghị Ibn Soud. Danh tiếng Lawrence lc đ đương ln, nn đề nghị của Lawrence được chấp thuận. Ibn Soud chua xt nhận thấy rằng mnh vẫn chỉ được lm chủ ba miền Nedjd, Hail, Hasa, m ci mộng thống nhất Ả Rập cng kh thực hiện hơn trước: Thổ đi th Anh tới m tụi Anh th tro trở v co gi khng tưởng tượng được. Đnh lại phải nhẫn nhục đợi nữa.

Vậy Hussein được chnh phủ Anh đề cử lm thủ lnh cc quốc gia lin hiệp Ả Rập. Nhưng quốc gia no m chịu phục Hussein, con người gi nua, quạu quọ, v tham lam đ. “Chỉ biết c vng thi, kiếm vng cho thật nhiều, mỗi ngy một nhiều”. Thuế m tăng vn vụt. Người ta tm mọi cch để rt rỉa của dn đen. Dọc đường hnh hương lại thnh địa Mecque, tn đồ thập phương muốn uống nước trong cc giếng ở sa mạc, phải trả tiền cho Hussein. C những kẻ khng c tiền phải chịu chết kht. Dn chng phẫn uất v cng.

Hussein lại nng nảy, cầm gậy đuổi sĩ quan Anh ra khỏi cung điện, mắng thẳng vo mặt Lawrence - ng vua khng ngai ở Ả Rập - l qun gian tr, hứa ho, lừa gạt mọi người, bn đứng dn Ả Rập, v chnh phủ Anh khng cho ng ta quyền hnh g cả, m người Php vẫn đng ở Syrie, người Do Thi vẫn cn ở Palestine. “Ả Rập về người Ả Rập!” m như vậy ? Thế l Hussein bị c lập: dn chng đ ght m người Anh cũng ght. Hết hậu thuẫn v cũng hết kẻ đỡ đầu.

Thời cơ thuận lợi đ tới. Ibn Soud động vin qun Ikwan tinh nhuệ nhất, tấn cng chớp nhong qun Hedjaz ở Taif như qut l kh rồi tiến tới Mecque. Dn chng nổi ln, bắt Hussein phải nhường ngi cho con:

- Đuổi giặc đi, nếu khng được th ct đi!

C kẻ ph hng ro, a vo cung. Hussein đnh thu thập vng bạc, chu bu v cc tấm thảm qu, chất ln mười hai chiếc xe hơi - cả xứ Hedjaz thời đ chỉ c mười hai chiếc xe đ, đều l của nh vua - rồi chạy lại Djeddah. Một chiếc du thuyền của Anh đ chực sẵn ở đđấy để đưa ng ta lại đảo Chypre. Sao m giống Mhmet VI, vua Thổ đến thế? t năm sau, Hussein v thiếu nợ m bị kết n.

Chnh phủ Anh khng ngờ rằng tay sai của mnh lại yếu hn đến thế, miệng th ni thnh ni tướng m chống cự với Ibn Soud khng được bốn mươi tm giờ đ bỏ cả giang san m chạy trốn. Tự nghĩ nếu gip đỡ Ali, con trai của Hussein th thất sch v gy th với người Ả Rập m lại phải đem thm qun từ Anh qua, dn chng Anh sẽ bất bnh, nn Anh lm bộ qun tử, tuyn bố y như cc chnh phủ thực dn mun thuở rằng “việc đ l việc nội bộ của người Ả Rập, người Anh khng muốn can thiệp vo”. Thế l Ali, người nối ngi Hussein, cũng phải trốn lun.

Ibn Soud lc đ cn đng qun ở Taif, vội quay về Ryhad, phi sứ giả đi khắp cc nơi trong sa mạc để bo tin thắng trận v yu cầu cc tiểu quốc đng hẹn, phi đại diện tới thnh địa Mecque để cng bn với nhau về sự bầu cử người thay quyền cc tn đồ m giữ thnh địa.

Rồi gin nhạc dẫn đầu, đội qun tập hậu, ng cưỡi lạc đ, tiến vo thnh địa. Suốt hai bn đường, dn chng dắt du đi đn ng.

Khi ng đ vượt qua dy ni ở chung quanh thnh Mecque, khi đ nhn thấy thnh địa rực rỡ trong nh chiều ở dưới thung lũng, ng xuống lạc đ, cởi bỏ ngự bo, trao gươm cho một thị vệ rồi bận bộ đồ vải trắng, đi dp da, đầu trần, ln ngựa đi y như cc tn đồ hnh hương khc. Tới dy lũy bao thnh địa, ng xuống ngựa, đi chn đất; tới cửa chnh điện, ng để cc thị vệ đứng ngoi, một mnh bước vo sn điện. Pht đ cảm động nhất trong đời ng. Giọng sang sảng, mặt ci xuống, ng tụng kinh:

Knh lạy Cha

Đy l Thnh địa của Ngi.

Kẻ no v điện của Ngi sẽ được giải thot.

Điện ny l nh của Ngi, chỗ ở của Ngi, Thnh đường của Ngi;

L chỗ lưu tr của sự giải thot.

Hỡi Cha!

Xin Cha cứu con khỏi cảnh lửa địa ngục!

Xin Cha da thịt v mu con khỏi bị lửa đốt,

V cứu con khỏi cơn thịnh nộ của Cha,

Vo ci ngy phục sinh của những kẻ phụng sự Cha!

ng hn phiến đ đen ở trong điện rồi quỳ xuống cầu nguyện cho tới tối.

Hm sau ng tiếp đại diện của cc dn tộc theo đạo Hồi hồi ở trong điện của Hussein. Chng ta biết rằng đạo đ c tn đồ ở khắp thế giới, từ Ai Cập, Ả Rập, Ba Tư tới Ấn độ, M Lai... Vấn đề đem ra bn l giao Thnh địa cho ai cai quản. Người Ấn Độ đi quyền đ về họ v số người Ấn theo đạo đng hơn số cc dn tộc khc. Người Ai Cập phản đối, viện lẽ rằng từ mấy thế kỷ nay họ vẫn kiểm sot sự hnh hương. Khng ai nhịn nhường ai. Ibn Soud cương quyết tuyn bố:

“Thưa chư vị đại biểu, xin chư vị tin chắc điều ny l khng khi no ti để cho người ngoại quốc kiểm sot đất đai của ti. Nhờ Cha ph hộ, ti giữ cho miền ny được độc lập. M ti nghĩ rằng khng c dn tộc theo Hồi hồi no gởi đại diện lại đy hm nay c thể đảm bảo sự tự do cho xứ Hedjaz v lẽ rất giản dị rằng trong số những dn tộc đ khng c một dn tộc no tự do. Người Ấn Độ, người Irak, người Transjordanie, v người Ai Cập đều ở dưới quyền người Anh. Cn Syrie, Liban th l thuộc địa của Php; Tripolitaine l thuộc địa của . Giao sự cai quản Thnh địa cho những dn tộc đ c khc g đem dng Thnh địa cho thế lực Ki T khng?

Ti đ chiếm được Thnh địa do ch của Allah, nhờ sức mạnh của cnh tay ti v sự trung thnh của dn tộc ti. Ở đy, chỉ c một mnh ti l tự do. Vậy chỉ c mnh ti l đng cai trị khu đất thing ling ny...

Khng phải ti muốn thống trị xứ Hedjaz đu. Tuyệt nhin ti khng c đ! Cha đ trao cho ti xứ đ th ti xin nhận cho tới khi no dn xứ Hedjaz c thể tự bầu cử một vị thống đốc - một vị thống đốc tự do, chỉ biết phụng sự cho Islam thi - th ti sẽ trả lại.”

Cc đại biểu cm miệng. Ibn Soud đ theo gt được Mahomed. Lm chủ được thnh địa l lm chủ được xứ Ả Rập. ng phải chiến đấu t nữa để đuổi Ali ra khỏi Djeddah m chiếm nốt Hedjaz. Người Anh lc đ mới thấy ngi sao của ng l rực rỡ.

Lawrence trước kia ủng hộ Hussein, gạt Ibn Soud, “tn đầu cơ lưu manh” ra, nay thấy chnh phủ bỏ rơi Hussein lm cho mnh mang tiếng với người Ả Rập, với thế giới, đm ra phẫn uất viết một bức thư cay đắng cho Anh hong George V, khng thm tiếp thủ tướng Anh m Anh hong phi tới để an ủi; trả hết những bằng cấp, huy chương cho bộ Quốc phng; rồi lm những nghề đ tiện, bẩn thỉu nhất, như nghề giữ ngựa, thợ lặn, chăn heo… tự đọa đy tấm thn, c như để chửi vo mặt chnh phủ Anh: “Khi người ta khng giữ được lời hứa với bạn đồng minh của mnh, th lm tn chăn heo cn vinh dự hơn l ngồi trn ngai vng”.

Mặc dầu vậy, lương tm của ng vẫn bứt rứt, sau cng ng đổi tn, đầu qun lm binh nh - chng ta nhớ trước kia ng lm đại t v được biệt hiệu l “vua khng ngai của xứ Ả Rập” - rồi chết năm 1935 trong một tai nạn xe my dầu. Khi chết, nt mặt ng vẫn giữ vẻ buồn v tả. Một người bạn thn, nhớ lại hai cu thơ ng viết trong sa mạc Ả Rập, đặt một b hồng bn thi hi ng. Hai cu thơ ấy như vầy:

“Thưa Cha, được tự do lựa tất cả tất cả những bng hoa của Cha đ tạo ra, con đ lựa những bng hồng ủ rũ của thế giới.

V vậy chn con by giờ mới rớm mu v mắt con mới mờ v mồ hi”.

Vị “Gentleman” của Anh đ đ phải thua Ibn Soud[9]

anbinh
11-18-2010, 03:38 PM
Ibn Soud (1881-1953)
(tt 3)

Năm 1926, Ibn Soud giải thot xứ Asiz ở pha Nam Hedjaz khỏi nanh vuốt của một ng vua tn bạo. ng muốn tiến qun xuống thẳng miền Yemen, miền tr ph nhất trn bn đảo, nhưng người Anh lm chủ Aden, một địa điểm quan trọng trn đường qua Ấn Độ, vội phi sứ giả lại yết kiến ng để điều đnh.

Lần ny người Anh tỏ ra rất lễ độ, khng xấc lo như những lần trước. ng thấy vậy, giữ một thi độ cương quyết, rốt cuộc hai bn thỏa thuận với nhau rằng Ibn Soud hon ton lm chủ cc xứ Nedjd, Hail, Hasa, Ataiba, Hedjaz, Asir, Ruba. Al Khali lm chủ những thnh địa Mecque v Mdine, cn những xứ Oman, Hadramount, Yemen th được độc lập, khng thuộc ảnh hưởng của một nước no hết. Người Anh lại hứa sẽ thuyết phục cc cường quốc u chu để họ nhận rằng Ibn Soud l quốc vương chnh thức của xứ Ả Rập.

Năm đ l năm1928. Sau khi chiến đấu trong một phần tư thế kỷ, Ibn Soud đ xy dựng được một quốc gia mnh mng từ bờ Hồng Hải qua vịnh Ba Tư. Trn bn đảo Ả Rập, chỉ cn một dy ở Ty Bắc, bn bờ Địa Trung Hải v một dy ở Đng Nam, bn bờ Ấn Độ Dương l ở ngoi ảnh hưởng của ng. Quốc gia đ, người ta gọi l xứ Ả Rập của dng Soud (Arabie Soudite).

Ngy 4 thng 11 năm 1928, ng triệu tập hết đại biểu cc miền lại Ryhad để nghe lời b co của ng.

ng nhập đề cu m ti đ dẫn ở đầu bi ny:

“Khi ti tới với cc ng, th ti thấy cc ng chia rẽ nhau, chm giết lẫn nhau, cướp bc lẫn nhau khng ngừng...”

Rồi ng giảng l do ng đ mời họ lại. ng muốn mở lng cho họ hiểu ng, giải với họ những nỗi xch mch ngầm giữa họ v ng. ng bảo:

“Nếu c ai muốn trch ti điều g th cứ ni thẳng ra cho ti biết rằng c muốn cho ti cầm quyền khng hay l muốn cho người khc thay ti. Kẻ no dng cch dọa dẫm hay sức mạnh m cướp quyền của ti th khng khi no ti nhường. Nhưng ti sẽ vui vẻ trao quyền lại cc ng nếu cc ng muốn, v ti tuyệt nhin khng muốn cai trị một dn tộc khng thch cho ti lm vua của họ... Cc ng quyết định đi”.

Ngạc nhin v những lời đ - từ xưa tới nay c ng vua no lại ni với thần dn như vậy đu - quần chng đứng im phăng phắc rồi bỗng nhin mun miệng như một, họ hoan h Ibn Soud, yu cầu Ibn Soud giữ quyền bnh.

ng đưa tay ra hiệu cho họ im, nghe ng ni tiếp:

“Vậy cc ng giao cho ti trch nhiệm cai trị cc ng. Nếu ti lm điều phải th cc ng gip ti. Nếu ti lm điều tri th cc ng uốn nắn lại cho ti. Ni sự thực ra cho nh cầm quyền thấy l tỏ lng sing năng v tận tm. Giấu sự thực l phản bội... Nếu ti lm tri luật Cha v luật đấng Tin tri[10] th ti khng c quyền bắt thần dn vng lời ti nữa... Vậy c ai mun trch ti điều g, muốn phn nn điều g, hoặc thấy bị thương tổn về quyền lợi, th cứ thẳng thắn cho ti hay... Ti sẽ ra lệnh cho cc ng thẩm phn lấy cng tm m xt. Nếu ti c lỗi th cc ng thẩm phn cứ lấy php cng m xử ti, như xử một người dn thường... Lại cho ti biết c điều g phn nn về cc ng Thống đốc khng. Nếu cc ng ấy lm bậy th ti chịu trch nhiệm v chnh ti đ bổ nhiệm họ... Cứ ni thực đi, đừng sợ ai hết.”

Ti c thể chắc chắn rằng Ibn Soud khng hề biết Tứ thi v Ngũ kinh của đạo Khổng; nhưng đọc lời b co đ ti nhớ lời b co của vua Thang chp trong Thượng thư:

“Kỳ nhĩ vạn phương hữu tội tại dư bất nhn; dư nhất nhn hữu tội, v dĩ nhĩ vạn phương”.(Mun phương cc người c tội l tại một mnh ta; một mnh ta c tội, khng việc g đến mun phương cc người).

nghĩa phảng phất như nhau.

Ibn Soud giữ đng lời hứa: mấy hm sau ng lập một ta n đặc biệt để xt những lời phn nn v thỉnh nguyện của quốc dn. ng hiểu tm l họ: cng để cho họ bn ci, ph bnh về hnh động của mnh th họ cng dễ bảo. Nhưng ng cấm tuyệt họ giải quyết lấy những tranh chấp giữa c nhn v giữa cc bộ lạc. Quyền đ phải thuộc về ng, nếu khng th loạn, khng cn kỷ cương g nữa.

Trước khi giải tn cc đại biểu, ng thết đại yến. Dn chng hoan h nhiệt liệt khi thấy sứ thần Thổ, , Php, Anh, Đức, Ha Lan, cả Mỹ v Nhật nữa, dng quốc thư ln ng. Họ thực l mau chn, nhưng vẫn cn đi sau một nước, nước Nga, v ba tuần lễ trước, xứ Ả Rập của dng Soud đ được Nga s thừa nhận.

*
* *

CNG VIỆC KIẾN THIẾT

Khi chiếm xong một xứ th chỉ mới l bắt tay vo việc. Năm đ, Ibn Soud bốn mươi tm tuổi. Một chiến sĩ vạm vỡ như ng, th tuổi bốn mươi tm cn l tuổi xun. ng hăng hi đem hết tinh thần để kiến thiết nước Ả Rập Soud.

Tinh thần tn gio của dn chng dưới thời Hussein đ xuống qu rồi. Thnh địa Mecque thnh một nơi bun bn, điếm đng, trụy lạc. ng triệu tập một hội nghị cc dn tộc Ả Rập lin hiệp để họ giải quyết lấy với nhau, vấn đề chấn hưng lun l v tn gio; ng khng dự những buổi họp, chỉ theo di thi.

Nhưng họ chẳng lm nn chuyện g cả, sau mười lăm ngy bn ci, vấn đề cng ha rối thm. Họ ci nhau như mổ b, mạnh ai nấy ni, m kẻ no ni th kẻ ấy nghe. C người bỏ vấn đề tn gio, bn đến chnh trị m mất lần trước Ibn Soud đ tuyn bố rằng quyền chnh trị phải ở trong tay ng v chỉ c ng mới khng phải l tay sai của ngoại quốc, mới giữ cho Thnh địa khỏi chịu ảnh hưởng của Anh, Php, ... C kẻ vốn quen tnh n lệ, nhất định xổ tiếng Anh ra khoe giọng Oxford hay Cambridge, khinh miệt tiếng của tổ tin, tiếng trong kinh Coran.

ng bất bnh, ra lệnh giải tn rồi đặt những luật để trừng trị những kẻ no phạm những điều cấm trong kinh Coran.

Việc thứ nh l lập lại sự trị an trong sa mạc. Dưới triều đại Hussein, đời sống ở Hedjaz khng được bảo đảm. Cướp bc, giết chc lin min. Ngy no cũng gặp thy ma trn đường. Tới ma hnh hương, số tn đồ bị giết v cướp bc tăng vọt ln. Người ta đm chm nhau v một miếng bnh, một đồng tiền. Khng một con đường no l yn ổn, khng một lng no khng bị cướp đnh. Nạn hối lộ trn lan khắp xứ. Kẻ phạm tội khng bị xử. Thnh thử dn phải tự xử lấy. Hễ bị cướp th cướp lại, bị giết th c người thn trả th. Mu đổi mu.

Ibn Soud ra lệnh rất nghim. Hễ bắt được kẻ trộm th ta xử chặt một bn tay, ti phạm th chặt nốt tay kia. Hễ giết người th bị xử tử. Say rượu m ni bậy th phạt ba mươi ho.

Cc chiến sĩ trong qun đội Ikwan ngy đm đi khắp nơi để trừ kẻ gian. Luật lệ thi hnh răng rắc, khng vị tnh, khng thương hại, khng sợ kẻ quyền qu. Chỉ trong t thng, xứ Hedjaz khng cn đạo tặc nữa. Đồn lũy của người Thổ ngy xưa cất ln, ha ra v ch. Một thương nhn để qun một gi đồ trn đường th một thng sau trở lại vẫn y nguyn ở chỗ cũ, v khng một bộ hnh no dm m tới.

ng Grald de Gaury viết trong cuốn Arabia Phoenix: “Sự trị an ở xứ Ả Rập Soud thực lạ lng, khắp u chu c lẽ khng nước no được như vậy.”

ng Jean Paul Penez trong bi Une enqute chez les les fils d Ibn Soud cũng nhận: “Xứ đ l xứ yn ổn nhất thế giới, một xứ m đức, hạnh l sự bắt buộc... Trn khắp ci Ả Rập trong suốt năm, tội st nhn cướp bc lại t hơn Paris một ngy”. Được như vậy l nhờ dn chng theo đng kinh Coran.

*
* *

Từ trước, Soud với vi cận thần lo mọi việc trong nước. Nay ng thấy cần phải lập nội cc như cc nước tn tiến, cũng c đủ cc bộ: Nội vụ, Ti chnh, Ngoại giao, Canh nng, Tư php, Quốc phng... Nhưng lựa đu được người để giao những trch nhiệm đ? Trong xứ Nedjd thiếu hẳn nh tr thức c tn học th lm sao canh tn quốc gia được? ng c c rộng ri, khng kỳ thị ngoại tộc, tiếp đn tất cả cc nhn ti d l Ba Tư, Ấn Độ, Syrie, Ai Cập... miễn họ c huyết thống Ả Rập v theo đạo Hồi hồi. Thnh thử nội cc đầu tin của ng gồm một người ở Quasim, một người ở Ai Cập, một người Syrie, một người Palestine, một người Liban...

Khi trưởng nam của ng mất, hong tử Saud được ln lm đng cung thi tử. Độc giả cn nhớ Saud sinh ở Koweit đng vo lc ng chinh phục được kinh đ Ryhad. Từ hồi mười tm tuổi, chng theo cha trong cc cuộc hnh qun, tỏ ra rất can đảm, được lng sĩ tốt, v sống chung với sĩ tốt một cch rất bnh dị. Năm 1934, trong một cuộc hnh hương ở Mecque, chng lấy thn che cho cha để cha khỏi bị bốn tn thch khch m hại.

Fayal, em của Saud, được lm ph vương ở Hedjaz, rồi sau lm thủ tướng nhờ c sng suốt, cấp tiến, hiểu biết nhiều về Ty phương.

*
* *

Cn nh vua th lnh nhiệm vụ khuếch trương v tn thức ha đội qun Ikwan. Ta nn nhớ khi ng mới ln ngi th Ả Rập cn l một xứ lạc hậu, bn khai, năm 1928 m cả xứ Hedjaz chỉ c mười hai chiếc xe hơi đều l của hong gia, kh giới th chỉ c t sng trường v gươm gio. Đất đai th mnh mng m dn số th thưa thớt. Xứ Ả Rập Soud c 1.750.000 cy số vung (ton thể bn đảo Ả Rập l 2.000.000 cy số vung) m dn số sau đại chiến thứ nh, theo Larousse Universel, được su triệu người[11], ring miền Nedjd chỉ c ba triệu. Ba triệu dn phải nui 50.000 sĩ tốt của đội Ikwan, kể cũng đ l một gnh nặng; v nếu theo tỉ số đ th nước Việt Nam Cộng Ho của chng ta 12.000.000 dn, phải nui 200.000 qun lnh v một nước 300.000.000 dn như Ấn Độ phải nui 5.000.000 qun lnh.

Khi đ bnh định xong, ng vẫn giữ qun số đ, nhưng một nửa l hiện dịch, cn một nửa l trừ bị, cho về lm ruộng tại cc đồn điền, khi no hữu sự sẽ gọi ra. Tuy nhin, ng bắt họ phải thường luyện tập. ng mua sng lin thinh, xe thiết gip, đại bc rồi nhờ cc nh qun sự Anh, Mỹ huấn luyện. Cc kỵ sĩ Ả Rập phản khng, vẫn chỉ thch ma gươm, cưỡi ngựa, khng chịu dng những my mc của tụi “quỷ” đ, nghĩa l khng chịu li xe, bắn sng. Họ bảo: “Thắng trận khng nhờ kh giới m nhờ Allah. Chnh Mahomet nếu khng c thin thần xuống trợ chiến th khng thắng được trận Beder. Nếu ta dng những kh giới của tụi quỷ đ th thin thần sẽ sợ hi, Allah sẽ nổi giận, khng được ơn trn gip nữa, ta tất phải thua. Muốn mạnh th phải tăng lng tin ln, tụng kinh ăn chay cho nhiều vo, chứ đừng dng những kh giới mới”.

Chng ta đừng cười họ. Mới hồi đầu đại chiến thứ nhất tại đất Nam ny, một số đng n n theo Phan Xch Long v tin rằng hễ đeo ba của Phan th sng bắn cũng khng thủng. M c lẽ trong đại chiến vừa rồi cũng vẫn cn một số người tin như vậy. Ti sở dĩ chp lại lời cc kỵ sĩ Ả Rập chỉ để độc giả thấy Ibn Soud đ gặp những nỗi kh khăn ra sao khi muốn tn thức ha xứ sở. Kh khăn hơn Mustapha Kmal trong kế hoạch tn thức ha Thổ Khĩ Kỳ nữa. V dn Thổ đng hơn, lại tiếp xc với phương Ty nhiều hơn, thiếu nữ qu phi của họ tuy bị cấm cung thật nhưng cũng c nữ gio sư Php lại dạy v được đọc những sch Php từ Rousseau tới Hugo. Cn cc nh tu hnh Ả Rập, tức hạng người c học, c uy tn đối vơi dn chng, th tới khoảng 1930, vẫn khng tin rằng dng một ci my nhỏ, c thể cch nhau hng trăm cy số ni chuyện với nhau được. Thnh kinh Coran c dạy điều đ đu? Đng l bị quỷ lừa gạt rồi. Nghe n th chết.

Ibn Soud phải triệu tập cc vị tu hnh lại ở trong điện, bảo một vị đọc những cu đầu trong kinh Coran trước ống điện thoại rồi một vị khc ngồi trong một phng rất xa cũng ở trong cung, cầm ống nghe. Lc đ họ mới nhận rằng khng phải l lời của quỷ, v giọng ni rất quen thuộc, vả lại quỷ no m lại tụng kinh của Cha?

Một lần khc, một vị đạo sư no đ c đức hạnh, ngấm ngầm chống ng, ph ng, ng được ty mật vụ cho hay, bn phi người mời vị đ lại một phng giấy, cầm ống điện thoại ln nghe. Nghe được mấy cu, vị đ xanh mặt ln: hnh động của mnh được kể tỉ mỉ, rnh rọt ở trong my. Sau cng c cu: “Ta tha lỗi cho đấy, nhưng từ đy đừng ni xấu nh vua nữa nh”. ng ta vội vng quỳ xuống, hứa sẽ trung thnh.

Đ, Ibn Soud phải dng những thuật như vậy, lc th ngọt, lc th xẳng, mới thuyết phục được quốc dn theo con đường mới.

*
* *

Muốn cho nước ph cường th phải nhờ canh nng v kỹ nghệ. Ả Rập vốn l một xứ mục sc, phải tiến tới giai đoạn nng nghiệp trước rồi sau cng mới qua giai đoạn kỹ nghệ. V vậy, từ khi mới khi phục được giang sơn, Ibn Sous đ lập ngay những khu đồn điền. Nhưng những khu đ chỉ pht triển tới một lc no thi v thiếu nước. M nước kiếm ở đu by giờ? Cả xứ khng c một con sng lớn, suốt năm chỉ mưa xuống c bảy phn nước. Chỉ cn mỗi một cch l đo giếng trong sa mạc.

Từ xưa dn bản xứ vẫn truyền khẩu những chuyện c vẻ hoang đường. Họ kể rằng c một thời xa xăm no đ xứ Ả Rập khng kh chy như ngy nay, tri lại cy cỏ khắp nơi xanh tốt, rừng r m u[12]. Họ lại tin rằng những giếng nước cch nhau hng trăm cy số nhưng vẫn thng ngầm với nhau ở dưới đất; họ cam đoan rằng c lần liệng một ci chn bằng gỗ xuống một ci giếng, t lu sau thấy chn đ hiện ln ở mặt nước trong một ci giếng cch nơi đ hai trăm cy số. Họ cn bảo nhn mức nước trong giếng ln cao, họ biết chắc rằng ở một miền xa no đ đ mưa lớn. Ở bờ vịnh Ba Tư, những người m trai gặp những luồng nước ngọt ở đy biển, dưới lớp nước mặn.

Ibn Soud khng cho những chuyện đ l hoang đường. ng ngờ rằng dưới lớp ct c nhiều dng nước, hễ đo ln tất gặp. ng mời cc nh chuyn mn Mỹ tới tm nước cho ng, v họ tm thấy rất nhiều nước ở dưới ct, cả trong những vng kh khan nhất. Họ nhận xt rằng dn Ả Rập như c một gic quan thứ su, đon chỗ no c nước th quả nhin chỗ đ c nước[13].

Một lần họ đo tại Ryhad một ci giếng su 120 thước, rộng 30 thước, gặp một dng nước lớn. Ibn Soud hay tin lại coi, đứng trn miệng giếng ng mặt nước lấp lnh ở dưới su một hồi, khi ngửng mặt ln, nước mắt chảy rng rng. Nh vua thch qu, vỗ vai vin kỹ sư, bảo:

- ng Edwards, ng đ lm được một php mầu. Ở đy với ti mười lăm năm nữa v chng ta sẽ biến đổi địa ngục ny thnh thin đường.

Từ đ, khắp nơi, ton dn hăng hi tiếp tay sửa lại những giếng cũ, khai thm những giếng mới, đo kinh, đắp đập, kết quả l kiếm thm được nước để nui được 400.000 người v 2.000.000 sc vật nữa. Hng trăm ngn dn du mục dắt lạc đ, d, cừu đi lại cc giếng nước, vừa đi vừa tụng kinh y như để dự những cuộc lễ, nhộn nhịp khng km cuộc di cư của dn Mỹ trong thế kỷ trước để tm vng ở miền Ty.

C nước rồi th thm ruộng, thm vườn, thm gia sc. Một bọn kỹ sư canh nng Mỹ lại được mời qua để nghin cứu đất đai v phương php trồng trọt. Những đất đ bỏ hoang từ mấy ngn năm, nhờ c nước m ph nhiu lạ lng, hơn cả miền Texas ở Mỹ. La m, la mạch, c chua, c rốt, dưa, tỏi, c... chỉ cần gieo xuống l mọc ln xum xu. Mỗi mẫu ở Texas chỉ sản xuất được bốn tạ rưỡi la m, th ở đy sản xuất được tới mười bảy tạ. Ibn Soud vội vng lập ra một bộ canh nng m từ xưa tới nay xứ Ả Rập chưa hề c.

anbinh
11-18-2010, 03:41 PM
Ibn Soud (1881-1953)
(tt 4)

Sản xuất được nhiều rồi th phải nghĩ đến vấn đề vận tải, giao thng. Khng thể dng hoi phương php cổ lỗ l chở trn lưng lạc đ, m phải lập những đường xe lửa. Nhưng tiền đu? Lợi tức của dn qu thấp, dn số lại t, sa mạc th mnh mng, khng thể tăng thuế qu sức chịu đựng của dn được. Vấn đề quả thực l nan giải.

May thay, một php mầu nữa lại xuất hiện, nhờ Allah ph hộ. Năm 1920, một người Anh tn l Frank Holmes, đo giếng ở c lao Bahrein, trn vịnh Ba Tư, ngoi khơi Hasa, chủ l để kiếm nước m khng ngờ lại kiếm được dầu lửa, m người u gọi l “hắc kim” (vng đen), l ci “gn của chiến tranh”.

Từ thời thượng cổ, người Chalde đ biết dng chất đ để lm hồ cất nh, người Ai Cập dng để ướp xc. Họ khng biết lọc, để nguyn chất ở dưới mỏ đo ln m dng. Rồi tới giữa thế kỷ XIX, một đại t Mỹ tn l Drake tm được nhiều mỏ ở Pennsylvannie, dầu lửa mới dng để đốt đn. Đầu thế kỷ XX, người Anh khai được nhiều mỏ ở Ba Tư.

Frank Holmes mua được mỏ Bahrein của một ho mục bản xứ, về Lun Đn gạ bn lại cho cc cng ty dầu lửa Anh. Nhưng những cng ty ny đương khai thc những mỏ ở Ba Tư khng xuể, vả lại khng tin rằng ở Ả Rập c những mỏ lớn, cho nn khng thm mua, Holmes phải bn lại cho một cng ty nhỏ của Mỹ, cng ty Gulf Oil.

Rồi bỗng tới năm 1930, người ta thấy một nhm du mục Bắc Phi (Bdouin) đổ bộ ln Hasa, c kẻ rất khả nghi. Ả Rập g m khng tụng kinh, khng biết tiếng Ả Rập, m đi đu cũng ln lt, lẩn mặt, khng muốn tiếp xc với ai cả. Ibn cho điều tra kn. Ty mật vụ phc trnh rằng họ l những người ngoại quốc giả trang. Ibn Soud ra lệnh bắt, tra hỏi. Họ th l người Mỹ lại tm mỏ dầu lửa. ng thả họ ra v để họ tự hoạt động. Họ đo nhiều nơi, thấy rằng c một lớp dầu lửa lin tục từ dy ni Caucase ở Nga tới Ả Rập, ngang qua Msopotamie v Ba Tư. Dầu lửa tm được rất tốt m c lẽ cũng rất nhiều.

Tin đ bay ra, cc cường quốc nhao nhao ln. Mỹ, Anh, Ha Lan, Đức, Nga, cả Nhật nữa phi đại diện tới xin yết kiến Ibn Soud.

Phng khch bộ Ti chnh lc no cũng chật những nh kinh ti. Nh no cũng năn nỉ được tiếp kiến trước, nh no cũng nguyện lm lợi cho Ả Rập chớ khng nghĩ đến tư lợi. Sao m họ tốt thế? Nhưng nh vua khng gấp. C người tu rằng bắt họ đợi cả tuần lễ, e phật lng họ, ng đp:

- Để mặc Trẫm, Trẫm l nh tu hnh, biết cch cư xử với hạng tn đồ hnh hương đ m!

ng suy nghĩ kỹ, sau cng nhận lời của cng ty Gulf Oil, tức cng ty đ mua lại quyền khai thc những mỏ ở Bahrein của Holmes. C người hỏi sao ng lại chọn lựa một cng ty nhỏ nhất, ng đp:

- Cng ty đ l cng ty Mỹ. Cng ty Mỹ khng bị chnh phủ Mỹ chi phối mạnh mẽ, vả lại Mỹ ở xa ta, t dm ng ta; lẽ nữa l người Mỹ đ gip ta được nhiều việc như đo giếng, cải thiện nng nghiệp.

Bạn bảo l khn ư? Khng, dại đấy. ng chưa biết những mnh kho của bọn kinh doanh Anh, nn đ đi si một nước cờ.

Anh bị hất cẳng, đổ quạu, tm cch ph. Thời đ cc cng ty Anh lm cha tể trn khu vực từ Ba Tư tới Ai Cập. Hầu hết cc mỏ dầu lửa lớn l về họ. Họ muốn lm mưa lm gi g th lm. Lịch sử cạnh tranh về dầu lửa ở Ty [14] trong nửa thế kỷ nay, gi chp kỹ lại th hng ngn trang vẫn chưa đủ. Những bậc thng minh nhất trong giới kinh ti, chnh khch, luật gia của mọi cường quốc đấu tr với nhau kịch liệt, tm mọi cch để hất cẳng nhau, ngầm ph nhau, nay kết lin rồi mai phản bội, thi th đủ mnh kho trng tro nhất, ti tnh nhất, chng ta khng thể no tưởng tượng nổi. Ti chỉ xin tm tắt trong t hng vụ Gulf Oil thi.

Ti đ ni Ibn Soud đi lỡ một nước cờ; ng khng ngờ bị người Anh ph, viện những hiệp ước ny nọ k với Php, Thổ, Ba Tư, Đức, Ha Lan... để yu cầu cng ty Gulf Oil đừng đo thm giếng no nữa, nếu khng c sự thỏa thuận của cng ty quốc tế dầu lửa, v nếu khng nghe lời th chết, chịu, v tất cả cc cng ty kia sẽ ph gi, ngăn cản trong việc chở chuyn. Ibn Soud c ngờ đu Anh muốn giữ độc quyền dầu lửa ở miền Ty v thnh tr của họ kin cố đến thế.

Ch chch cho Gulf Oil đnh chịu thua, bn lại quyền khai thc cho cng ty Mỹ Bahrein Oil, m cng ty ny chỉ l chi nhnh của cng ty khổng lồ Standard Oil ở Californie. Bn với gi rẻ mạt : năm vạn Mỹ kim. Trong lịch sử hiện đại chưa c vụ no m hời cho người mua như vậy. Cng ty Standard Oil lại hợp tc với cng ty Texas Oil cũng của Mỹ, thnh cng ty California Arabian Standard Oil, viết tắt l C.A.S.O.C, như vậy đủ sức cạnh tranh với những cng ty của Anh trn thị trường chu. Ở đời ny, phải c nanh vuốt mới sống được.

Từ đ dầu lửa Ả Rập mới sản xuất mạnh mẽ, năm 1935 l 174.000 tấn, năm năm sau tăng ln tới 3.000.000 tấn. Cc nh my lọc dầu mọc ln như nấm ở bờ vịnh Ba Tư, tu b ra v tấp nập, m vng cứ tiếp tục tun vo kho của Ibn Soud. ng khn kho, khng bn đứt, ng bảo đất ct trong xứ l của ton dn chứ khng phải của ng, ng chỉ bằng lng cho thu trong một thời hạn no đ thi, hết hạn nghĩa l tới năm 2.000 th tất cả my mc, nh cửa sẽ về ng hết.

V ng lo xa, dạy dỗ dn chng để đến năm 2000, người Ả Rập c thể tự khai lấy ph nguyn của họ, khỏi phải nhờ người ngoại quốc, nn một mặt ng pht triển những đường giao thng, nhất l đường hỏa xa, một mặt mở trường dạy chữ, dạy nghề. Trong một diễn văn, ng bảo:

“Độc lập về chnh trị m lm g nếu khng c sự độc lập về kinh tế? Chng ti tn thức ha xứ ny khng phải để cho n mất tự do, m chnh l để cho n c thể hưởng được sự tự do. Xin cc bạn phương Ty đừng hiểu lầm ti... Xưa kia, dn tộc Ả Rập ngi ngại người ngoại quốc thật đấy, v nỗi khốn khổ của họ lun lun do người ngoại quốc gy ra cả; nhưng tinh thần đ đ thay đổi rồi, v ti thấy giới thượng lưu Ả Rập rất thn thiện với cc kỹ thuật gia ngoại quốc.

“Nhưng xin cc bạn ngoại quốc đừng nui ảo vọng: tnh thn thiện đ, muốn giữ n th cc bạn phải biết trọng tục lệ v tn ngưỡng của chng ti. Ti muốn rằng cc bạn tới đy với tư cch gio sư, chứ khng phải với tư cch ng chủ, tới đy lm khch chứ khng phải lm kẻ xm lăng. Xứ Ả Rập nhờ Trời lớn lắm, c thể thỏa mn tất cả cc tham vọng, trừ tham vọng ny: chiếm đất của n”.

Thực l khng cn p mở g cả. Ibn Soud nhắm ai đ? Cc kỹ thuật gia đ l dn nước no vậy, chắc độc giả cn nhớ. Nhưng chnh những kỹ thuật gia đ nghe diễn văn lại khng thấy kh chịu, cn mến phục nữa. V chnh họ cũng l những dn thuộc địa đ tự giải phng, chnh họ đ phải chiến đấu như người Ả Rập để ginh lại quyền tự do.

*
* *

Mới bắt đầu thịnh vượng được trong mấy năm th đại chiến lại nổ. Lần ny, Ibn Soud khng chưng hửng nữa. ng đ đon trước n phải tới. Vả lại ng đ l một quốc vương đng kể rồi, chứ khng cn l hạng tầm thường hồi 1914 nữa.

Chiến tranh vừa pht, ng đem ngay đội qun thiện chiến Ikwan ln đng ở phương Bắc v phương Ty. Biết đu chừng đại chiến thứ nhất lm cho đế quốc Thổ sập th đại chiến ny chẳng lm cho đế quốc Anh sập theo. V nếu đế quốc Anh sập th ng sẵn sng để thay thế họ, chiếm lấy Irak v cả một miền theo bờ Địa Trung Hải, từ Ai Cập tới Thổ.

Chỉ sau mấy thng, Php phải nằm bẹp dưới gt giy của Đức, rồi Anh lm nguy. Chnh thủ tướng Churchill phải nhận rằng những năm 1940, 1941, “người Anh chỉ rn giữ cho khỏi chm lỉm cũng đủ mệt đừ rồi”. Nhưng nguy th nguy, họ vẫn cố nắm lấy miền Ty , để khỏi phải mất ci “gn của chiến tranh” tại Ba Tư, khỏi mất lin lạc với Ấn Độ, hn ngọc của đế quốc Anh. Cho nn họ đem qun Ấn lại đổ bộ ở Bassorah, bất chấp cả hiệp ước Anh-Irak.

Irak chống lại, họ nhanh tay dẹp được. Dẹp xong, Churchill tuyn bố giữa quốc hội: “H hồn, nhưng nay mọi sự đ yn rồi”.

Kế đ, Anh đuổi được người Php ra khỏi Syrie mặc dầu bị tổn thất rất nặng.

Sau cng họ mới quay lại yu cầu Ibn rt hết qun đội đng ở bin giới Koweit đi, đừng dm ng mồi đ nữa. Ibn biết chưa phải lc, đnh nghe lời, đợi cơ hội khc.

Anh đ khn, chiếm Bassorah trước v căn cứ đ quan trọng vo bực nhất trong đại chiến vừa rồi. Tướng Rommel của Đức cũng đ nhắm điểm đ, hẹn với Nhật sẽ gặp nhau ở đ, nhưng Anh cố giữ v Đức khng dm tấn cng.

Nhờ lm chủ vịnh Ba Tư, Anh mới tiếp tế được kh giới, nguyn liệu cho Nga từ năm 1941 trở đi. Anh, Nga phn cng với nhau: Anh chở tới Bassorah rồi Nga chở tiếp tới dy ni Caucase.

Anh gởi cho Nga cao su Singapore, thiếc M Lai, ch Miến Điện v c, nhưng bao nhiu cũng khng đủ. Staline cứ đi tăng hoi, tăng gấp đi gấp ba vẫn chưa bằng lng. Churchill đnh cầu cứu Roosevelt. Roosevelt vui vẻ nhận liền, cuối năm 1942 tuyn bố rằng Mỹ sẽ lo hết vấn đề tiếp tế Nga để cho Anh được rảnh tay. Bạn Đồng Minh với nhau m! V một khi Mỹ đ tận lực gip th phải biết l đắc lực! Năm 1943 chở được 3.000.000 tấn cho Nga, v con số đ năm sau tăng ln nữa. Thi th đủ thứ : 4.100 phi cơ, 138.000 xe cam nhng, 912.000 tấn thp, 100.000 tấn thuốc sng, hằng trăm cy số đường rầy, 1.500.000 tấn thức ăn, 9.000 tấn hạt giống v v số my mc đủ loại.

Cảng Bassorah hẹp qu v nằm trn sng, khng tiếp nhận hết những vật đ, người Anh muốn mượn hải cảng v đường lộ của Ả Rập Soud, trn vịnh Ba Tư.

Ibn Soud lc đ đương tng tiền, đ mượn trước 6.800.000 Mỹ kim của cng ty C.A.S.O.C. để mua kh giới cho đội qun Ikwan m vẫn cn thiếu, cần dng 10.000.000 Mỹ kim nữa. Cho nn ng đp:

“B con muốn mượn đường th được nhưng xin trả tiền cho chng ti! Muốn mượn hải cảng cũng được, nhưng xin trả tiền cho chng ti! M trả bằng vng rng hoặc bằng Mỹ kim kia, chứ chng ti khng chịu nhận Anh kim”.

Anh đổ quạu. Qun v ơn ny, trước kia ngửa tay xin mnh năm ngn Anh kim một thng m by giờ ln chn, đi tống tiền mnh m lại ch khng thm Anh kim! Anh muốn trừng phạt cho biết tay, nhưng Mỹ vội can: “Tụi Ả Rập đ l tụi cuồng tn. Tấn cng n th n chống cự lại tới cng. N c thể đốt hết cc mỏ dầu lửa được lắm. M thuật du kch của n cũng đng sợ dấy. Ti mới cho bc mượn 425.000.000 Mỹ kim, thi th cho n 10.000.000 đi”. Anh bắt buộc phải nghe lời. Ibn mỉm cười nhận tiền v c nhn vin cho hay trước rằng tiền đ chẳng phải l của Anh đu.

Sở dĩ Roosevelt chơi cay với Anh như vậy v mấy năm trước, người con trai của ng, đại y James đ lnh sứ mạng qua d xt tnh hnh miền Ty , Trung rồi về tường trnh rằng dn chng miền đ khng ưa người Anh, m ti nguyn lại rất nhiều, Mỹ nn len chn vo đi.

Anh trao tiền cho Ibn Soud v đi hỏi những quyền lợi ny nọ về chnh trị. Mỹ đu chịu để cho Anh dng tiền của Mỹ để lm lợi cho Anh, phản đối lại liền, ghi ngay Ả Rập vo danh sch những xứ được hưởng luật cho mượn v cho thu; thế l tha hồ muốn tiếp tế cho Ibn Soude bao nhiu cũng được, chẳng cường quốc no ni ra ni vo nữa, v hồi đ Anh, Php đều phải ngửa tay xin Mỹ viện trợ cả.

Chnh ra đạo luật đ chỉ để gip những nước dn chủ bị bọn pht xt hăm dọa. Ả Rập Soud khng bị pht xt hăm dọa m lại cng khng phải l một nước dn chủ. Nhưng Thượng nghị viện khng chất vấn v thng qua với đại đa số thăm thuận.

Tới thng hai năm 1945, Roosevelt nhn gh Ai Cập, mời Ibn Soud lại đ để cng nhau hn huyn. ng đ khng mời Churchill dự m đến pht cht mới ni qua cho Churchill hay. Churchill tm mặt. Ci thn tnh trong trường ngoại giao n như vậy.

Roosevelt tiếp đi Ibn cực kỳ long trọng, y như một gentleman tiếp một cng cha Ả Rập vậy. Mỹ phi một khu trục hạm đặc biệt tới Djeddah để đn, rồi biết tnh nh vua quen ngủ lều, nn may một ci lều trắng căng trn boong tu.

Khi hai bn gặp nhau, Roosevelt nh nhặn cho trước:

- Được gặp nh vua, ti mừng qu. Ti c thể gip Ngi được g?

Ibn Soud đp:

- Được Tổng thống tiếp đn n cần như vậy, thực qu vinh dự cho ti, nhưng ti khng c xin ngi điều g hết. Thưa Tổng thống, ti cứ tưởng ngi muốn gặp ti tức ngi c điều g muốn hỏi ti chứ?

Roosevelt vẫn giữ nụ cười duyn của ng, nhưng trong lng đ ngi ngại. “B cng cha” phương Đng ny cao tới hai thước năm phn, kh xử thật.

Hn huyn một lt, Roosevelt vo đề, xin Ibn Soud cho một số dn Do Thi trốn Hitler được lập nghiệp ở Palestine. Ibn Soud cương quyết đp: “Khng”. Lấy tư cch l gio chủ của đạo Hồi hồi ng phải bnh vực đồng bo của ng ở Palestine nếu khng th cc dn tộc Ả Rập sẽ coi ng cn ra g nữa. L do đ hợp với “hong kim quy tắc” của người Mỹ qu[15], Roosevelt khng biết đp ra sao.

Rồi tới vấn đề chnh trị, Ibn Soud hứa cho Mỹ thu vi căn cứ trong thời hạn năm năm, hứa khng tấn cng đồng minh, khng gip sức Đức, - độc giả để lc đ vo thng 2 năm 1945, chiến tranh đ sắp kết liễu - b lại, Mỹ phải tn trọng sự độc lập của Ả Rập, phải gip kh giới cho ng, phải gip ng giải thot những dn tộc Ả Rập cn bị ch ngoại xm. Mỹ khng thể từ chối được v chnh Mỹ đ tuyn bố chnh sch thuộc địa phải chấm dứt kia m.

Sau cng mới tới vấn đề quan trọng nhất, vấn đề dầu lửa. Hai bn bn ci kh gay gắt, rốt cuộc thỏa thuận với nhau rằng:

- Ibn Soud chỉ cho thu mỏ thi, khng bn - chỉ cho thu trong thời hạn su chục năm, tới năm 2005, hết hạn, tất cả cc giếng dầu, nh my, dụng cụ đều thuộc về Ả Rập.

- Mỹ phải trả cho Ả Rập từ 12 đến 21 xu, cho mỗi thng dầu chở ra khỏi xứ - cng ty Aramco c thể khai thc trn một khu vực rộng 1.500.000 cy số vung[16] (từ năm 1944 cng ty C.A.S.O.C đ đổi tn l Arabian American Oil Co, viết tắt l Aramco).

Sau ny Roosevelt ni rằng trong đời ng chưa gặp một người no m “đ” như quốc vương Ả Rập; ng rt rỉa được rất t của con người nghị lực gang thp đ.

Rất t? C lẽ Roosevelt qu tham. Nội hiệp ước về dầu lửa đ đủ cho Mỹ thu lại hết những ph tổn trong thế chiến vừa rồi, c lẽ cn lợi nhiều nữa l khc.

Chnh phủ Anh hay tin đ, nhăn mặt. Bị Mỹ hất cẳng ở Ả Rập Soud th uy thế ở phương Đng từ nay bị giảm nhiều. Ai biểu trước kia khinh thường Ibn Soud?

*
* *

anbinh
11-18-2010, 03:48 PM
Ibn Soud (1881-1953)
(tt v hết)


KINH Đ DẦU LỬA
V ĐỒN TIỀN TUYẾN CỦA CHU U

Roosevelt v Ibn Soud mới thỏa thuận với nhau thng hai, th thng ba cng việc khai thc bắt đầu liền. Xứ Ả Rập Soud khng ngờ m nhiều dầu lửa đến thế. Người ta phỏng đon rằng n c tới 42% dầu lửa của thế giới; mới đy đo su thm, người ta lại thấy một lớp dầu nữa, cn nhiều hơn lớp đương khai thc, như vậy th Ả Rập Soud c tới 80% dầu lửa thế giới.

Thời hạn 60 năm ngắn qu. Lm sao m khai thc cho hết được? Cc nh kinh ti ở Wall Street phải tnh gấp lm sao chứ? Cc kỹ sư Mỹ phải tổ chức lm sao cho c hiệu quả hơn nữa chứ? Anh đm hoảng: cạnh tranh sao nổi với Mỹ?

Sa mạc Ả Rập khng cn l một nơi hoang vu nữa. Con chu của ch Sam dắt du nhau tới lập nghiệp. Chỉ trong năm năm, một chu thnh hiện ln ở giữa bi ct y như trong truyện Ngn lẻ một đm, tức chu thnh Dahran, kinh đ dầu lửa, với cc khch sạn, cc tiệm c ph, tiệm tạp ha, sn banh, hồ tắm, rạp ht bng chiếu những vũ khc m ly ở Broadway v những phim cao bồi giật gn ở Texas, nhất l lại đủ cả những vườn hoa, sn cỏ m cng tưới tốn km gh gớm. Người ta bứng những cy trc đo, những nệm cỏ từ bn Mỹ qua. Lave, thịt b hộp, sữa, dĩa ht, sinh tố, bo ch, s lch, đều nhập cảng từ Mỹ. Cng ty Aramco cung cấp cho ba ngn nhn vin Mỹ đủ những tiện nghi để giữ được lối sống Mỹ trn sa mạc Ả Rập. Ngoi ra c năm ngn nhn vin bản xứ cũng được hưởng những xa hoa của văn minh ở giữa một cảnh mu sắc rực rỡ: trời xanh, ct vng, xe cam nhng đỏ; v đm xuống, những cy đuốc ở cc giếng dầu phun lửa ln như những khăn chong mềm mại, hồng hồng, cch trăm rưỡi cy số cũng trng thấy.

Năm 1950, cng ty sản xuất được khoảng 80 triệu lt dầu mỗi ngy, đng gp cho nh vua khoảng 160 triệu Mỹ kim mỗi năm. Chỉ c mấy năm, Ibn Soud thnh một trong bốn người giu nhất thế giới.

ng dng số tiền đ để:

- nhập cảng những vật dụng cần thiết cho dn chng như gạo, đường, c ph, vải

- mắc điện tại những tỉnh lớn

- mở mang việc học

- xy cất thm đường xe hơi, xe lửa v phi trường.

Hiện nay đ c hai chục ngn cy số đường trải đ nối liền cc chu thnh v cc ốc đảo lớn với nhau. ng ch nhất đến việc lập đường xe lửa nối Dahran với Ryhad, tức nối kinh đ dầu lửa với thủ phủ của Ả Rập Soud. Đường di su trăm cy số m băng qua một miền ton ct.

Đặt đường rầy trn ct l một việc rất kh khăn v ct dễ ln m một cơn gi nổi ln l n bay đi, muốn giữ n lại phải đc n thnh một khối. Một khối rộng năm su thước, di su trăm cy số, độc giả thử tưởng tượng cng phu v ph tổn ra sao. Cc nh chuyn mn Mỹ nghin cứu kỹ trong mấy thng rồi trả lời Ibn Soud l khng sao lm nổi. ng gạt hết những phc trnh cng bản đồ của họ, bảo: “Ti mời cc ng lại đy để lm đường xe lửa. Nếu cc ng bất lực th ti sẽ gọi một cng ty ngoại quốc khc”.

Thế l thng sau, họ bắt tay vo việc. Lun bốn năm, hai nghn thợ lm suốt ngy đm, đổ hng ngn tấm b tng, hng ngn tấn dầu lửa nguyn chất để đc ct lại thnh khối. Cuối năm 1951, cng việc hon thnh.

Rồi tiếp tục:

- Lm con đường xe lửa xuyn Ả Rập, di 1.100 cy số, nối vịnh Ba Tư với Hồng Hải, chạy ngang qua Ryhad, ph tổn khoảng 32.000.000 Mỹ kim.

- Nối di con đường Damas - Mdine cho tới Aden, đi ngang qua thnh địa Mecque v nối liền với đường xuyn Ả Rập.

Cc chuyn vin đều lắc đầu, ngn ng vua m đường xe lửa đ (the rail-minded king).

Tấn bộ nhất l cng việc lập những phi trường tối tn ở Hasa v một đội hải qun. Thế l chỉ trong khoảng tm năm (1945-1953), xứ Ả Rập Soud đ tn thức ha. Kinh đ Ryhad xy cất lại, nguy nga v trng lệ, c cung điện, vườn thượng uyển trồng hằng vạn gốc trc đo; đủ cc kỳ hoa dị thảo rung rinh dưới nh một vạn ngọn đn điện, y như “cung điện Versailles giữa sa mạc”. Nhưng khng phải l để ng hưởng một mnh, v Ibn Soud tuyn bố rằng bất kỳ người no đặt chn ln kinh đ tức thị khch của ng rồi, cứ v cung điện, sẽ được đi ăn.

Vậy th vị Quốc vương Ả Rập ny biết ci đạo “dữ dn đồng lạc” của Mạnh Tử chăng? M ci vườn thượng uyển của ng giống ci vườn bảy chục dặm của Văn Vương chăng?

Khng biết Ibn Soud đi khch tứ xứ quan trọng ra sao, chứ đời sống của ng vẫn giản dị như hồi lang thang trong sa mạc Ruba-al-Khali. Khng nằm giường, chỉ cần một chiếc chiếu trải trn đất. Lu đi th rực rỡ vng son m ng vẫn thch ở lều. Thức ăn th chỉ c sữa lạc đ, t miếng thịt v vi tri ch l, tuyệt nhin khng uống rượu. ng đ giữ đng lời dạy trong thnh kinh Coran v lời gia huấn của vua cha. V ai vo yết kiến ng th cứ gọi thẳng tn ng, chẳng phải “mun tu bệ hạ”, “vạn vạn tuế hong thượng” g cả. Bất kỳ người dn thường no cũng c thể tỏ nỗi oan ức với ng, ng khng cấm cửa ai hết. M ng lại rất yu thơ. Ti đ chẳng ni rằng người Ả Rập no cũng l một nh tu hnh, kim chiến sĩ v thi sĩ đ ư?

C lẽ khắp thế giới, ng l ng vua độc nhất khng bị quyền thế lm hư hỏng thin lương.

*
* *

Cng ty Aramco cũng khn kho, trng xa, biết rằng tới năm 2005, khi mn khế ước, thế no cũng phải trả lại hết, muốn sau ny vớt vt được cht quyền lợi th ngay từ by giờ phải lấy lng người Ả Rập. Nn họ bỏ ra hai mươi su triệu Mỹ kim cất nh cho nhn cng bản xứ với đủ tiện nghi: nước my, đn điện, cả bếp điện nữa; rồi cất trường cho trẻ em Ả Rập học tới năm 18 tuổi. Mỗi năm tuyển 500 sinh vin ưu t cho ăn học rồi gởi qua bn Mỹ tập sự.

Cng ty lại rất tn trọng luật lệ của nh vua. Như ti đ ni, Ibn Soud theo một chnh sch tri hẳn với Mustapha Kmal, muốn thần dn của ng phải giữ cổ tục. Bận sơ mi ni lng th được, nhưng phải theo đng những điều cấm trong kinh Coran. Cấm tuyệt khng được uống rượu. V muốn cho dn khỏi bắt chước người Mỹ rối uống ln, ng cấm cả người Mỹ uống Whisky, hễ bắt được họ chở Whisky vo xứ th tịch thu, d l rượu gởi cho ta đại sứ Mỹ cũng mặc. Gan thật! Bắt người Mỹ nhịn Whisky th chỉ c Ibn Soud mới lm nổi. Chẳng những vậy, ng cn yu cầu nh thờ của Mỹ c lm lễ th cứ lẳng lặng m lm, đừng ko chung ầm ỉ v “những gio phi của ng nghe tiếng chung nh thờ c thể nổi giận được”.

Aramco v cả ta đại sứ Mỹ nữa răm rắp theo. Quả thực nghị lực của ng l gan thp.

*
* *

Vo khoảng 1946, 1947 c tin đồn rằng cc mỏ dầu ở Mỹ sắp cạn. Chnh phủ Mỹ đm hoảng. Cũng may tin đ sai, nhưng Tổng thống Truman phải lo xa, cng bm chặt vo những mỏ dầu Ả Rập. Lại thm Nga vẫn dm ng Ty , thnh thử miền ny quan trọng nhất thế giới về chiến lược. Cc nh chuyn mn đ tnh phỏng cứ theo ci đ khai thc hiện nay th cc mỏ dầu lửa ở Mỹ vi chục năm nữa sẽ cạn, ở Nga cn được dăm chục năm nữa, ở vịnh Ba Tư cn được tới trăm rưỡi năm nữa. Như vậy ai lm chủ xứ Ả Rập sẽ lm chủ cả cựu lục địa.

V thế năm 1951, vừa mn hạn, Mỹ vội k ngay với Ibn Soud một hiệp ước, xin mướn phi trường Dahran thm năm năm nữa, rồi lập thm nhiều căn cứ qun sự ở bờ pha Bắc bn đảo Ả Rập.

Mặt khc chnh phủ Mỹ hạn chế sự khai thc những mỏ dầu ở Mỹ, m cch cng hiệu nhất để hạn chế l sản xuất dầu lửa Ả Rập cho thật rẻ, đem bn ở chu u, như vậy dầu sản xuất ở Mỹ chỉ dng trong nước thi, khng xuất cảng được nữa.

Muốn hạ gi bn th phải hạ gi chuyn chở, m dầu lửa vịnh Ba Tư muốn đem qua u chu phải đi vng lại Aden, v Hồng Hải, qua knh Suez. Cc cng ty Mỹ thiếu tu dầu, phải thu Anh chở. Anh tnh gi cao lại bắt chịu thuế qua knh Suez (lc đ knh Suez vẫn cn thuộc Anh, thnh thử gi dầu lửa ở vịnh Ba tư hơi cao.

Muốn, thot ly sự lệ thuộc vo Anh, Mỹ đng thm tu dầu v dự định đặt ống dẫn dầu xuyn Ả Rập, nối Dahran với Địa Trung Hải. Thế l c sự cạnh tranh ngấm ngầm giữa “dầu lửa Mỹ kim” v “dầu lửa Anh kim”.

Ống dẫn dầu lửa đ di khoảng 1750 cy số, ph tổn bao nhiu, người Mỹ cũng chịu nổi. Duy c điều ny kh khăn l n phải qua xứ Transjordanie v Palestine, tức những xứ chịu ảnh hưởng của Anh. Anh dại g cho php. Mỹ phải tm một lối thot khc: Syrie, một xứ độc lập từ 1945. Anh lại cản đường nữa v đ sớm mua chuộc chnh phủ Syrie. Nhưng trong chnh phủ Syrie c một nhn vật rất ght Anh, đ c hồi bị Anh giam v ngờ rằng thn Đức. Nhn vật đ l tướng Zam. Thực ra Zam chỉ thn Php v rất tn sng Mustapha Kmal, muốn u ha Syrie, diệt hết những thối nt trong chnh phủ.

ng lm tổng tư lệnh qun đội Syrie, cng với đồng ch lật đổ chnh phủ ngy 23-3- 1949, được quốc dn hoan h như một vị cứu tinh. Ba thng sau Ibn Soud cho chnh phủ Zam một số tiền l 6 triệu Mỹ kim trả lm mười năm v Zam k hiệp ước cho Mỹ đặt ống dầu qua đất Syrie. Chẳng cần phải ni, ai cũng biết rằng 6 triệu Mỹ kim đ l của Mỹ. Thế l Mỹ đ vật được Anh trong keo đầu.

Hai thng sau, ống dẫn dầu chưa kịp đặt th bỗng một đm ba chiếc xe thiết gip đậu trước dinh Zam, qun lnh xuống bao vy, giết vi tn lnh hầu, xng vo phng Zam, bắn chết tươi ng ny. Người cầm đầu vụ đ l đại t Hennaoui, bạn thn nhất của Zam. Anh đ vật lại Mỹ v thắng trong keo nh.

Rồi Anh lo củng cố địa vị ở Ty , lin kết Syrie, Irak, Transjordanie; Ả Rập Soud, Ai Cập, Yemen chống lại. Thời gian ny cực kỳ lộn xộn; trong cc nước ở bờ biển Địa Trung Hải từ Ai Cập đến Irak, Syrie, lun lun c những cuộc đảo chnh, thầy tr giết nhau, anh em giết nhau kết cuộc l Hennaoui bị một người trong đảng hạ st. Anh thua keo thứ ba, v cuối cng năm 1950 th ống dẫn dầu xuyn Ả Rập đặt tới bờ Địa Trung Hải.

Ống đ di 1783 cy số, trực knh rộng một thước, ph tổn 280 triệu Mỹ kim, mỗi ngy tun ra được 41 triệu lt, con đường chở dầu rt ngắn đi được, gi dầu hạ xuống. Nhờ vậy cng ty Aramco sản xuất tăng ln gấp năm, số lợi tức của Ibn Soud cũng tăng ln gấp năm.

Cuối năm 1951, Anh lại bị một vố nữa. Ở Syrie, Ai Cập, Irak, Iran, nơi no cũng c những vụ lưu huyết, đảo chnh. Nhất l ở Ai Cập, cc đảng phi quốc gia, cc gio phi lin kết nhau để đi x hiệp ước Anh - Ai 1936, đuổi người Anh ra khỏi knh Suez v “người Anh lm dơ ci khng kh tự do ở Ai Cập”. Nhưng người Anh cứ phớt tỉnh, theo chnh sch “ta đ ở đy th ta khng đi đu cả”. Ai Cập bn tẩy chay Anh, rt tiền gởi trong cc ngn hng Anh, xui 40.000 thợ lm với Anh đnh cng, tố co Anh đ hứa rt qun đi m trn su chục lần rồi, nuốt lời hứa như chơi. Thanh nin lo đc kh giới, bom, đạn để ph khuấy Anh chứ chưa dm tấn cng thẳng. Đầu năm 1952, qun đội Anh, dưới sự chỉ huy của tướng Erskine giết 46 cảnh st Ai Cập. Thế l hm sau một cuộc biểu tnh vĩ đại xảy ra ở Caire, gy ra 400 đm chy tn ph những nh cửa, ti sản của người Anh, thiệt hại 40 triệu Anh kim. Chn người Anh bị thiu sống. Ta đại sứ Anh sut bị ph. Anh đối ph lại dữ dội, nhưng cũng chỉ ko di tnh trạng được thm t năm. (Coi tiểu sử của Nasser trong Gương kin nhẫn)

Cng ty Aramco thấy vậy, hnh động cực kỳ khn kho, tự động hủy bỏ khế ước cũ, k một khế ước mới với Ibn Soud, tặng nh vua tới 50% số lời - chnh sch chia đi: fifty-fifty - lại yu cầu nh vua cứ việc đnh thuế vo số lời của cng ty như “Ngi” muốn, v “Ngi” l chủ. Như vậy khng cn l 50-50 nữa, m c lẽ l 55-45, 55% về nh vua, 45% về Aramco[17]. Ibn Soud mỉm cười nhưng Anh lại nhăn mặt.

V Irak thấy vậy cũng yu cầu cng ty Irak Petroleum của Anh “xt lại gim cho”. Anh khng chịu. Đảng quốc gia Irak nổi ln m st thủ tướng Ali Razmara, con người thn Anh, v đưa Mossadegh ln. Mossadegh đi quốc hữu ha cc mỏ dầu v đuổi người Anh ra khỏi ci. Anh cương quyết bm lấy địa vị, Mossadegh thua mặc dầu nhiều lần đ khc hết nước mắt để quốc dn v người ngoại quốc hiểu mnh. Hiện nay Anh đ mất hết địa vị ở kinh Suez v khng biết cn giữ địa vị ở Irak được bao lu nữa.

*
* *

Đ, tnh hnh Ty như vậy khi Ibn Soud từ trần ở một ly cung tại Taif, cch Mecque 50 cy số. ng bị chứng đau tim từ mấy thng trước, mắt đ la, quyền hnh đều giao cho hong tử Saud.

Ngy 9-11-1953, khi đi pht thanh ở thnh địa loan tin đ ra th dn chng khắp nơi, từ Nedjd tới Hail, từ Hasa tới Hedjaz đề sững sờ. “Thợ thuyền trong cc xưởng lọc đều ngừng tay; phu khun vc liệng đồ xuống bến, dn du mục hạ m, lnh trong trại đặt sng xuống; my bay, xe lửa, xe cam nhng, nhất nhất đều đứng lại. Su triệu người Ả Rập, đều quỳ xuống đất, quay mặt về Mecque”.

Theo tục Ả Rập, người ta liệm ng ngay trước khi mặt trời lặn, đưa ng về Ryhad. Theo di ngn của ng, đm tng cử hnh rất đơn giản, y như đm tng của một người thường dn. Trn mộ cũng khng c một tấm bia ghi tn nữa, chỉ c một phiến đ trắng, dưới vm trời mnh mng.

*
* *

Ti nghĩ khắp thế giới c lẽ khng c một dn tộc no l hn cả. Hễ gặp người chỉ huy c ti c đức th dn tộc no cũng c thể vươn ln, lm cho cc cường quốc phải knh nể. Dn tộc Nedjd ở đầu thế kỷ ny nhiều lắm l được ba triệu người – một phần tư dn số nước Việt Nam Cộng Ho - m lại ngho, dốt: sống nhờ mấy tri ch l, một bầu nước giếng, khng hề trng thấy xe hơi, ngoi kinh Coran, cơ hồ khng cn biết g khc; m lại chia rẽ, rời rạc như những hạt ct, tệ hơn nữa, cn cướp bc nhau, đm chm nhau; vậy m trong c nửa thế kỷ hất chn được Thổ v Anh, lm cho Mỹ phải tn trọng, l nhờ ở đu? Đ đnh một phần l nhờ may, nhờ những giếng dầu lửa, nhưng v thử những giếng dầu đ ở trong tay một kẻ tham bỉ như Hussein, quốc vương Hedjaz, hoặc nhu nhược như Mhemed VI, quốc vương Thổ, th tất phải cong lưng lm n lệ cho người m may lắm l khỏi chết đi. Vậy th lm dn, ci việc chọn mặt gởi vng l quan trọng nhất. Nhưng c phải người xứ no cũng chọn mặt được đu? Cn c vận chăng? Suốt hai ngn năm lịch sử, dn Ả Rập chỉ gặp vận c ba lần: lần thứ nhất với Mahomet, từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII; lần thứ nh với Abdul Wahab trong hai thế kỷ XVIII v XIX, lần đ chỉ thnh cng được một nửa; lần thứ ba với Ibn Soud, khng biết lần ny ko di được bao lu? D sao cũng nn mừng cho họ đ gặp được vị lnh tụ anh hng v khn kho. Mustapha Kmal khng thm nhận tiền của người để giữ được nền độc lập; cn Ibn Soud cứ nhận tiền của Anh, Mỹ m vẫn giữ được nền độc lập, lại lm cho kẻ đưa tiền phải knh phục th tư cch v ti năng của ng đ vượt Mustapha Kmal được một bực chăng.

Sign ngy 27/09/1960

Nguyễn Hiến L

Trch từ tạp ch Bch Khoa số 111, thng 8 năm 1961[18]



Ch thch:

[1] Ibn Soud hay Ibn Saoud tức l vua Abdul Aziz Al-Saud, cn gọi l Abdul Aziz Ibn Saud. (Goldfish)
[2] Chắc khng kể Nga.
[3] Tức: Arabie Saoudite hoặc Arabie Soudite (tiếng Php), Saudi Arabia (tiếng Anh); ta thường gọi l Ả Rập Saudi hoặc Ả Rập X-t. (Goldfish).
[4] Tức La Mecque. (Goldfish).
[5] Tức Thnh Ct Tư Hn. (Goldfish).
[6] Tức l Muhammad ibn Saud (trị v từ 1744 đến năm 1765), khng phải l nhn vật chnh của bi ny (Goldfish).
[7] Ibn: Tiếng Ả Rập c nghĩa l con trai, Soud l tn dng họ. ng tổ bảy đời của của Abdul Aziz tn l Soud.
[8] Năm ngn Anh kim mỗi thng.
[9] T.E. Lawrence l một qun nhn kim chnh trị gia v thi sĩ, hồi trẻ lm những nghể rất cực khổ ở Said, hiểu tm l người Ả Rập, được dn Ả Rập yu mến. Chỉ v ng qu tin chnh phủ Anh v khng nhận thấy gi trị của Ibn Soud m ra nỗi đ. ng viết ba, bốn cuốn sch, cuốn nổi danh nhất đ được dịch ra tiếng Php, nhan đề l Les sept pillers de la Sagesse.
[10] Tức Mahomet.
[11] Chng ta cũng nn ngờ con số ny. Bộ La Rousse Universel nổi tiếng m chứa những lỗi rất lớn. Như về Arabie bản in năm 1948 của bộ đđ ghi: 2 triệu cy số vung, 5.000.000 dn, rồi t hng sau về Arabie Soudite ghi 1.750.000 cy số vung, 6.000.000 dn. Về Yemen ghi: 62.000 cy số vung, 3.500.000 dn. Như vậy Arabie bao trm Arabie Soudite, Yemen với nhiều xứ nữa m dn số lại km Arabie Soudite tới một triệu?
[12] Lời đ đng: hng vạn năm trước, khi u Chu cn bị băng phủ th Ả Rập xanh tốt. Sau khi băng li về Bắc cực th Ả Rập mới thnh sa mạc.
[13] Cc con lạc đ v ngựa sống trong sa mạc cũng đnh hơi nước rất ti. Trong cuốn Sur les traces de Bouddha, ng Ren Grousset c kể rằng một lần con ngựa của Huyền Trang khng chịu tiến theo đường đ định, m đi theo một đường khc. Huyền Trang lấy lm lạ, để cho n đi theo n: một lc sau, n đưa ng tới một giếng nước.
[14] Chng ti dng danh từ ny để gọi miền m người Php gọi l Proche Orient (Cận Đng).
[15] Golden rule: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhn.
[16] Trước kia cng ty C.A.S.O.C. chỉ được khai thc vng Bahrein.
[17] Bo Journal d Extrme Orient ngy 27/08/1960 ni một nh kinh doanh , Enrico Mattei, thương thuyết với Iran, Lybie để khai thc những mỏ mới v đề nghị để cho quốc gia đ 75% số lời. Anh, Mỹ bất bnh, nhưng chnh sch fifty-fifty thế no rồi cũng sẽ co chung.
[18] Bi ny đ đăng trn website Vietsciences từ năm 2005, ti chp cả bi rồi đối chiếu với bi trong sch (bi trong sch khng c ba dng cuối cng) v tham khảo thm cc ti liệu khc - trong đ c cuốn Bn đảo Ả Rập cng tc giả - để chỉnh sửa, ghi thm vi ch thch. Trong Đời viết văn của ti, cụ Nguyễn Hiến L cho biết bi ny đăng trn bốn số bo Bch Khoa năm 1961: 107, 109, 110 v 111. Xin chn thnh cảm ơn Vietsciences. (Goldfish).