giavui
10-10-2010, 08:11 PM
Cứ chạng vạng, khi bóng tối đổ sẫm màu một góc rừng U Minh, những tia nắng rụng góc trời cháy rực. Khi đàn muỗi bắt đầu cất mình lên như đám mây nặng trĩu những giọt sương máu từ đầm lầy. Khi đàn quạ khạc ra tiếng khàn đặc rên rẩm trên những chạc cây bị sét đánh cụt ngọn. Đó là lúc người đi rừng chậm chân bắt đầu nghe từng tràng tiếng hú ghê rợn.
Không rõ cất lên từ đâu. Loạt tiếng hú làm nổi gai lưng này. Chúng rên từng hồi đứt đoạn. Luồn như rắn dưới những tàn lá rậm rịt. Dán mình trườn trên mặt bùn nhão sệt nham hiểm của đầm lầy rồi trôi dạt trong bầu không khí u uẩn bốc lên từ những xác cây mục, đe nẹt ngay cả những kẻ làm nghề sơn tràng táo gan nhất.
Dân quanh vùng chỉ dám kiếm ăn von ven ngoài bìa rừng, ruột cứ cuộn lên nỗi thòm thèm tiếc của. Đời ông đời cha họ truyền lại, ở trong sâu kia, có vô khối chim thú lạ mà chỉ cần bắt được một con cũng đủ để sung sướng cả đời. Chưa kể đến bao nhiêu trầm, kỳ nam đang lặng lẽ toả mùi thơm trong những thân cây huyền hoặc. Nhưng có thèm khát đến mấy, dân sơn tràng cũng chỉ dừng lại ở những lời than tiếc nắc nỏm. Đã không ít kẻ bạo gan chẳng chịu nổi sự cám dỗ, liều mạng dấn sâu vào đầm lầy, đặt chân lên lớp bùn mịn và lập tức cái lớp bùn gian manh kia sụt xuống nuốt từ chân đến bụng rồi đầu kẻ xấu số. Tiếng kêu cứu của người sắp chết chỉ còn ằng ặc sủi bọt trong cái đầm lầy không đáy trước khi mất dạng.
Và cứ kéo nhằng nhẵng theo những buổi chiều ngằn ngặt tiếng hú là đoàn người lê thê lết đi không một tiếng động trong sương mờ. Đoàn người không rõ hình hài, được xâu thành chuỗi qua lòng bàn tay bằng một sợi thép gai rỉ bê bết máu khô lẫn máu tươi. Nhìn kỹ, chuỗi người bị xâu đều thiếu gan bàn tay, gan bàn chân. Thiếu tai. Máu đổ ri rỉ chảy dọc lối họ qua. Những bàn tay chìa ra phía trước, rên xiết đòi lại thứ mà họ đã bị cắt, bị chặt, bị xẻo. Cuộc diễu hành rùng rợn kéo cho đến khi mặt trời khuất hẳn sau rừng cây. Thì những tiếng rú ghê rợn cũng dứt. Không gian gần như bình yên,cho đến lúc gà gáy canh tư.
Khi tiếng gà đầu tiên vừa cất lên, cuộc diễu hành lại tiếp tục theo hướng ngược lại. Đoàn người trở về. Họ dong theo đoàn một gã to con, mặt trắng bệch với nụ cười gằn ẩn sau khuôn miệng đỏ bầm lượn cong cong như miệng đàn bà. Hai chân hắn bị xiềng. Tiếng xiềng khua xủng xoẻng như kẻng báo giờ chết. Hai tay hắn đỡ một chiếc mâm khổng lồ đầy ụ thức ăn đã chế biến và được bầy biện rất tinh tế, khiến chúng đẹp rực rỡ như một chiếc lẵng lớn đầy hoa lá. Nhìn kỹ, đó là món nộm tai người và món hầm gan bàn tay, gan bàn chân người, dù chúng đã được cắt tỉa, nhuộm màu với một nghệ thuật sành sỏi. Gã to con chìa cái mâm ra trước mặt đoàn người : "Này là chân, là tay, là tai các người. Nhặt lấy !". Đoàn người xúm lại, chen chúc, vừa rên rẩm vừa rạp xuống, lẩy bẩy lục lọi. Cố tìm ra đâu là tai, đâu là gan bàn chân bàn tay họ đã bị thái nát ra, tẩm ướt mắm muối mỡ đường, nhuộm màu sặc sỡ dưới hình hài những mỹ vị. Sau một hồi tìm kiếm, đoàn người rú lên tuyệt vọng, xô lại túm lấy gã quật xuống đất. Gã chẳng hề hấn gì, nhăn nhở cười với đôi môi bầm đỏ máu thêm nhành rộng trên khuôn mặt trắng bệch.
Một ngày của đặc khu Thủy Yến được bắt đầu và kết thúc như vậy. Tiếng súng đạn của những trận kịch chiến qua đã ba mươi năm, nhưng những cuộc diễu hành thì chưa ngơi lấy một ngày.
* *
Con hổ mang bành dữ dằn gồng mình quấn xoắn lấy cánh tay trần mảnh mai rám nâu của vợ Ba Xà. Cái đuôi chơm chởm vảy sừng của nó chọc lên tận cổ chị muốn đâm thủng da thịt. Con rắn rút sống lưng dồn vảy dựng đứng định bẻ gẫy cánh tay. Cái giống vật mốc xì và nồng nặc mùi hôi đầm lầy này lớn cỡ cổ chân, dài gần sải tay. Cổ bạnh ra phun phì phì . Đôi mắt độc địa chằm chằm nhìn,snh sáng rờn rợnnhòng thôi miên người đàn bà nhỏ thó mồ hôi chảy thành dòng ướt đẫm mặt.
Vợ Ba Xà không ngán. Dù sao thì ông chồng chị cũng đã nổi tiếng là người bắt rắn giỏi nhất vùng. Nhà lại sẵn môn thuốc gia truyền chữa rắn cắn thần diệu sống để dạ chết mang đi. Vợ Ba Xà bặm môi. Ngón tay cái và ngón trỏ thoăn thoắt lừa miếng thít chặt lấy mang , sát cái miệng đang há ra đỏ lòm của con rắn, khiến nó không có cách gì cắn được và phải nhả nọc độc vào một chiếc lọ nhỏ. Rồi tay trái chị nhúng vào một thứ nước ngải có mùi thơm ngai ngái ,vuốt hờ trên đầu rắn. Lập tức con hổ mang bành trở nên ngoan ngoãn, nới lỏng vòng quấn. Vợ Ba Xà thảnh thơi cho nó tuồn vào một chiếc lồng sắt ken dày và cài chặt then lại. Chị cất chiếc bình chứa nọc vào một thùng xốp lớn đựng đầy nước đá. Khi chị trút bỏ quần áo xuống sông tắm, lằn lưng con rắn vẫn hằn đỏ cánh tay.
Nước phù sa ưng ửng màu vỏ trứng gà ve vuốt bộ ngực nở vồng vì căng sữa và cặp mông cũng màu vỏ trứng gà rắn chắc của chị. Mặt sông mênh mang lấp loá nắng. Gió lay lá cây đọng mỡ phù sa long lanh ngọc bích. Nắng soi rõ cái xóm chỉ có bốn căn nhà lẻ loi bên bìa rừng đang đổ bóng nhỏ xíu xuống vệ sông. Tiếng gà gáy trưa loang dài cũng vàng rười rượi. Vợ Ba Xà khoả nước, mỉm cười. Ba Xà người chắc như cây lim, bắt được nhiều rắn nhất xóm. Thằng Rồng đã đầy tuổi thôi nôi, hay ăn chóng lớn. Ghe của cái ông bụng phệ cứ đến đúng hẹn lấy nọc rắn. Nhà chị có bộn tiền mua dưa mắm.
Bóng cây trứng cá đổ dài trên mặt sông, nghiêng xuống bờ vai lấp lánh nước của vợ Ba Xà một vệt đen mờ. Vợ Ba Xà hối hả vơ vội chiếc áo, chạy tấp vào nhà. Trên bộ ván ngựa, thằng Rồng đang giơ cả bốn chân lên trời khóc. Thằng bé có đôi mắt nâu hình lá trâm bầu của mẹ, đường viền môi rõ nét như cánh cung của cha. Không chỉ vợ chồng Ba Xà, mà cả xóm đều cưng thằng bé hết cỡ. Người mẹ vội ấn vú vào miệng con. Vừa kịp ngẩng đầu lên đã thấy có bóng người đổ tối sầm trước cửa. Chị há miệng kêu không ra tiếng.
Ba Xà không về một mình. Nằm thượt trên lưng anh, trông như đã chết là một người tóc tai râu ria lòng thòng, mặt sưng phù bầm tím, chân dài quết đất. Ba Xà thở hồng hộc, nặng nhọc bước qua bậc cửa, ghé vai đặt cái gã trên lưng xuống bộ ván ngựa duy nhất trong nhà, rối rít gọi vợ:
- Để thằng Rồng đó ! Mở khạp lấy cho tui chai thuốc chữa rắn cắn. Cầu may. Thằng này bị rắn lục cắn. Không chắc sống...!
Không rõ cất lên từ đâu. Loạt tiếng hú làm nổi gai lưng này. Chúng rên từng hồi đứt đoạn. Luồn như rắn dưới những tàn lá rậm rịt. Dán mình trườn trên mặt bùn nhão sệt nham hiểm của đầm lầy rồi trôi dạt trong bầu không khí u uẩn bốc lên từ những xác cây mục, đe nẹt ngay cả những kẻ làm nghề sơn tràng táo gan nhất.
Dân quanh vùng chỉ dám kiếm ăn von ven ngoài bìa rừng, ruột cứ cuộn lên nỗi thòm thèm tiếc của. Đời ông đời cha họ truyền lại, ở trong sâu kia, có vô khối chim thú lạ mà chỉ cần bắt được một con cũng đủ để sung sướng cả đời. Chưa kể đến bao nhiêu trầm, kỳ nam đang lặng lẽ toả mùi thơm trong những thân cây huyền hoặc. Nhưng có thèm khát đến mấy, dân sơn tràng cũng chỉ dừng lại ở những lời than tiếc nắc nỏm. Đã không ít kẻ bạo gan chẳng chịu nổi sự cám dỗ, liều mạng dấn sâu vào đầm lầy, đặt chân lên lớp bùn mịn và lập tức cái lớp bùn gian manh kia sụt xuống nuốt từ chân đến bụng rồi đầu kẻ xấu số. Tiếng kêu cứu của người sắp chết chỉ còn ằng ặc sủi bọt trong cái đầm lầy không đáy trước khi mất dạng.
Và cứ kéo nhằng nhẵng theo những buổi chiều ngằn ngặt tiếng hú là đoàn người lê thê lết đi không một tiếng động trong sương mờ. Đoàn người không rõ hình hài, được xâu thành chuỗi qua lòng bàn tay bằng một sợi thép gai rỉ bê bết máu khô lẫn máu tươi. Nhìn kỹ, chuỗi người bị xâu đều thiếu gan bàn tay, gan bàn chân. Thiếu tai. Máu đổ ri rỉ chảy dọc lối họ qua. Những bàn tay chìa ra phía trước, rên xiết đòi lại thứ mà họ đã bị cắt, bị chặt, bị xẻo. Cuộc diễu hành rùng rợn kéo cho đến khi mặt trời khuất hẳn sau rừng cây. Thì những tiếng rú ghê rợn cũng dứt. Không gian gần như bình yên,cho đến lúc gà gáy canh tư.
Khi tiếng gà đầu tiên vừa cất lên, cuộc diễu hành lại tiếp tục theo hướng ngược lại. Đoàn người trở về. Họ dong theo đoàn một gã to con, mặt trắng bệch với nụ cười gằn ẩn sau khuôn miệng đỏ bầm lượn cong cong như miệng đàn bà. Hai chân hắn bị xiềng. Tiếng xiềng khua xủng xoẻng như kẻng báo giờ chết. Hai tay hắn đỡ một chiếc mâm khổng lồ đầy ụ thức ăn đã chế biến và được bầy biện rất tinh tế, khiến chúng đẹp rực rỡ như một chiếc lẵng lớn đầy hoa lá. Nhìn kỹ, đó là món nộm tai người và món hầm gan bàn tay, gan bàn chân người, dù chúng đã được cắt tỉa, nhuộm màu với một nghệ thuật sành sỏi. Gã to con chìa cái mâm ra trước mặt đoàn người : "Này là chân, là tay, là tai các người. Nhặt lấy !". Đoàn người xúm lại, chen chúc, vừa rên rẩm vừa rạp xuống, lẩy bẩy lục lọi. Cố tìm ra đâu là tai, đâu là gan bàn chân bàn tay họ đã bị thái nát ra, tẩm ướt mắm muối mỡ đường, nhuộm màu sặc sỡ dưới hình hài những mỹ vị. Sau một hồi tìm kiếm, đoàn người rú lên tuyệt vọng, xô lại túm lấy gã quật xuống đất. Gã chẳng hề hấn gì, nhăn nhở cười với đôi môi bầm đỏ máu thêm nhành rộng trên khuôn mặt trắng bệch.
Một ngày của đặc khu Thủy Yến được bắt đầu và kết thúc như vậy. Tiếng súng đạn của những trận kịch chiến qua đã ba mươi năm, nhưng những cuộc diễu hành thì chưa ngơi lấy một ngày.
* *
Con hổ mang bành dữ dằn gồng mình quấn xoắn lấy cánh tay trần mảnh mai rám nâu của vợ Ba Xà. Cái đuôi chơm chởm vảy sừng của nó chọc lên tận cổ chị muốn đâm thủng da thịt. Con rắn rút sống lưng dồn vảy dựng đứng định bẻ gẫy cánh tay. Cái giống vật mốc xì và nồng nặc mùi hôi đầm lầy này lớn cỡ cổ chân, dài gần sải tay. Cổ bạnh ra phun phì phì . Đôi mắt độc địa chằm chằm nhìn,snh sáng rờn rợnnhòng thôi miên người đàn bà nhỏ thó mồ hôi chảy thành dòng ướt đẫm mặt.
Vợ Ba Xà không ngán. Dù sao thì ông chồng chị cũng đã nổi tiếng là người bắt rắn giỏi nhất vùng. Nhà lại sẵn môn thuốc gia truyền chữa rắn cắn thần diệu sống để dạ chết mang đi. Vợ Ba Xà bặm môi. Ngón tay cái và ngón trỏ thoăn thoắt lừa miếng thít chặt lấy mang , sát cái miệng đang há ra đỏ lòm của con rắn, khiến nó không có cách gì cắn được và phải nhả nọc độc vào một chiếc lọ nhỏ. Rồi tay trái chị nhúng vào một thứ nước ngải có mùi thơm ngai ngái ,vuốt hờ trên đầu rắn. Lập tức con hổ mang bành trở nên ngoan ngoãn, nới lỏng vòng quấn. Vợ Ba Xà thảnh thơi cho nó tuồn vào một chiếc lồng sắt ken dày và cài chặt then lại. Chị cất chiếc bình chứa nọc vào một thùng xốp lớn đựng đầy nước đá. Khi chị trút bỏ quần áo xuống sông tắm, lằn lưng con rắn vẫn hằn đỏ cánh tay.
Nước phù sa ưng ửng màu vỏ trứng gà ve vuốt bộ ngực nở vồng vì căng sữa và cặp mông cũng màu vỏ trứng gà rắn chắc của chị. Mặt sông mênh mang lấp loá nắng. Gió lay lá cây đọng mỡ phù sa long lanh ngọc bích. Nắng soi rõ cái xóm chỉ có bốn căn nhà lẻ loi bên bìa rừng đang đổ bóng nhỏ xíu xuống vệ sông. Tiếng gà gáy trưa loang dài cũng vàng rười rượi. Vợ Ba Xà khoả nước, mỉm cười. Ba Xà người chắc như cây lim, bắt được nhiều rắn nhất xóm. Thằng Rồng đã đầy tuổi thôi nôi, hay ăn chóng lớn. Ghe của cái ông bụng phệ cứ đến đúng hẹn lấy nọc rắn. Nhà chị có bộn tiền mua dưa mắm.
Bóng cây trứng cá đổ dài trên mặt sông, nghiêng xuống bờ vai lấp lánh nước của vợ Ba Xà một vệt đen mờ. Vợ Ba Xà hối hả vơ vội chiếc áo, chạy tấp vào nhà. Trên bộ ván ngựa, thằng Rồng đang giơ cả bốn chân lên trời khóc. Thằng bé có đôi mắt nâu hình lá trâm bầu của mẹ, đường viền môi rõ nét như cánh cung của cha. Không chỉ vợ chồng Ba Xà, mà cả xóm đều cưng thằng bé hết cỡ. Người mẹ vội ấn vú vào miệng con. Vừa kịp ngẩng đầu lên đã thấy có bóng người đổ tối sầm trước cửa. Chị há miệng kêu không ra tiếng.
Ba Xà không về một mình. Nằm thượt trên lưng anh, trông như đã chết là một người tóc tai râu ria lòng thòng, mặt sưng phù bầm tím, chân dài quết đất. Ba Xà thở hồng hộc, nặng nhọc bước qua bậc cửa, ghé vai đặt cái gã trên lưng xuống bộ ván ngựa duy nhất trong nhà, rối rít gọi vợ:
- Để thằng Rồng đó ! Mở khạp lấy cho tui chai thuốc chữa rắn cắn. Cầu may. Thằng này bị rắn lục cắn. Không chắc sống...!