View Full Version : NhỮng chƠn linh giác ngỘ
mynhan
10-10-2010, 02:34 AM
Quang Minh
1985
LỜI TỰA
Thế thường người ta nói chết là hết.Nhưng người có tôn giáo lại nói: ngoài cái xác phàm nầy, mỗi cá nhân đều có linh hồn. Cái linh hồn ấy sống mãi và có thể trở lại thế gian để trả quả, nếu vương mang tội lỗi. Như vậy muốn chứng minh người chết vẫn còn, chúng tôi xin sưu tầm những bài giáng bút của những chơn linh giác ngộ hầu cống hiến quí độc giả hiểu thêm về mặt vô hình ; người tội lỗi vẫn sống đau khổ, vẫn bị luật Thiêng Liêng trừng phạt. Nếu may duyên họ được phép thổ lộ tâm tình với chúng ta thì ta mới tin chắc rằng không một mãi lông qua khỏi lưới Trời hầu chúng ta bòn công lập đức lánh vòng ác nghiệp. Âu cũng là bài học bổ ích trợ chánh khử tà, làm kim chỉ nam dẫn dắt những kẻ lạ đường tìm về chánh Đạo.
Tòa Thánh ngày 28-5 Ất Sữu (1985)
Quang Minh
mynhan
10-10-2010, 02:40 AM
I.- ĐƠN HÙNG TÍN
Có một tướng cướp ở Cao Miên lối năm 1930 đã hoạt động vùng biển hồ rất nên lợi hại. Không biết y tên gì nhưng có biệt hiệu là Đơn Hùng Tín, thường bắt người cho chuộc với giá rất đắc. Y tuyên bố lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo nên một số em út thất nghiệp cũng chạy theo để kiếm sống.
Công an lúc ấy là thời Pháp thuộc, đã theo dõi Tín. Tín trốn xuống Mỹ Tho bị vây tại cầu tàu lục tỉnh, sau cùng bị bắn rớt xuống sông mất xác.
Báo chí bàn tán phê bình một độ, cho rằng làm ác thì gặp ác. Cái chết của kẻ tội lỗi như vậy thì tưởng hết chuyện, không dè có một hôm nọ Bà Thất Nương có dẫn độ một chơn linh nhập cơ, xưng tân Đơn Hùng Tín, tỏ lòng tâm sự và hối tiếc cuộc đời dọc ngang của mình đã gây ra nên bị cực hình chốn Phong Đô. Bài ấy như vầy:
Tôi bị trong vòng lửa đốt thiêu,
Vì chưng sát mạng quá nên nhiều.
Biển hồ tướng cướp oai lừng lẫy,
Thọ thủy máu oan chảy đỏ điều.
Của bất nghĩa nuôi quân bạc nghĩa,
Lương vô uyên dưỡng lũ ma yêu.
Mang danh bạc ác đầy dương thế,
Thác xuống Diêm cung tội nặng triều.
Như vậy ngoài dương pháp, linh hồn còn bị một luật hình Diêm Vương bị lửa thiêu đốt, chớ đâu phải chết là hết. Đền tội một thời gian còn phải trả quả bằng cách tái kiếp trở lại phàm gian, chuộc những lỗi lầm đã tạo.
Link to this thread : http://129.78.64.1/~cdao/booksv/BuiVanTiep/NhungChonLinhGiacNgo/NhungChonLinhGiacNgo.htm
mynhan
10-10-2010, 02:53 AM
II. - PIERRE PASQUIER
Ông Pasquier là cựu Toàn Quyền Đông Dương từ năm 1929 đến 1933. Ông vâng lịnh chính phủ Pháp sưu tầm tài liệu về Đạo Cao Đài. Ông cho Đạo làm quốc sự chống lại chánh quyền Pháp. Những tài liệu ấy được ông thâu thập đầy đủ chở về Pháp để đem ra cuộc nghiên cứu tìm phương diệt Đạo.
Tại phi trường Tân Sơn Nhứt Sài gòn, ông Pasquier mang theo tất cả tài liệu và sử dụng chiếc phi cơ thượng thặng Emenraude chở về Paris. Đức Hộ Pháp hay tin lấy làm lo lắng, nếu tài liệu đó được đem về Pháp thì Đạo không còn.
Nhưng khi máy bay chở Pasquier về tới nội địa Pháp, chỉ còn cách phi trường Orly không xa, chính là lúc bà nội trợ của Pasquier và người tùy tùng viên đang chờ đón. Người tùy viên mang máy vô tuyến theo dõi từng phút đoạn đường bay của chiếc phi cơ chở vị Tòan Quyền. Khi gần tới phi trường Orly thì máy bay phát hỏa và rớt. Pasquier cùng phi hành đoàn cháy rụi.
Ngày 18-9-1936 ông Pasquier có giáng cơ cho Đức Hộ Pháp và Ngài Tiếp Thế phò loan, tỏ tâm sự như vầy.
Salút Hantes Âme.
Tôi nói tiếng An Nam.
Tôi đã cầm đặng một cuốn sách Nho học thông Đạo lý. Cái tư tưởng của tôi bửa nọ có thiên thật về bên Khổng giáo chứ không phải hướng qua Phật giáo. Tôi càng suy nghĩ thì lấy làm lạ ,vì cớ nào tôi lại dựng Nhà Thiền đặng toan phá Đạo Cao Đài buổi nọ.
Quái dị thay !
Tôi đã dám xưng mình văn sĩ Nho phong, kinh luân văn chương trước mắt mà lại chịu thiệt thòi sai sót chẳng hiểu đặng rằng : Nho giáo chuyển luân, tạo dựng toàn cầu tận thế.
Sự lầm lạc ấy do đâu mà có ?
Ôi quan trường ! ôi nha lại !
Vì mi mà làm cho ta đui mắt, tối tâm linh hồn phạm tội, nghịch ý Chí Tôn Thiên Điầu tàn sát.
Hận thay ! Ngôi vị Đế Vương là đao kiếm trừ mạng linh hồn mà chớ ! gớm thay !
Thi
Vương Bá bữu ngôi thị ngục hình,
Thiên lao như thử cất công khanh.
Đồ thân phát phối cầm dân mạng,
Y phục cân đai thị tử thành.
Làm Toàn Quyền Đông Dương là làm vua của 3 nước Việt, Miên, Lào, ấy là ngồi tù cũng như kẻ đồ lưu, còn cầm sanh mạng của dân, mang cân đai có khác chi lên đoạn đầu đài, mà ông lạ không dè. Chỉ biết thế quyền là trọng, không hiểu máy trời đã câu nhữ kẻ ở thế gian ham mê vinh hoa phú quí đến đổi linh hồn phải đọa lạc Phong Đô. Ông Pasquier về cõi vô hình mới thấy nền Đạo Cao Đài là của Trời lập mà mình tìm phương phá hoại nó. Đây là bài học quí để kẻ cầm quyền dầu chế độ nào phải coi chừng đừng sắn tay phá Đạo Trời thì phải ân hận thiên thu, hối tiếc đã muộn.
mynhan
10-10-2010, 03:14 AM
III. - TỪ THỨ
Vì Trình Dục mạo tuồng chữ của Từ Mẫu nên Từ Thứ lầm mà từ giả Lưu Bị mà trở về Hứa Xương thăm mẹ đau nặng nên mang tiếng bất trung. Từ Mẫu quyên sinh để tỏ khí tiết làm cho Từ Thứ mang thêm câu bất hiếu, nên Ngài ăn năn sám hối tâm hồn.
Ngày 18-10 năm Qúi Dậu (1933) Ngài có gíang cơ tỏ hết uẩn khúc của đời mình và khuyên Chức Sắc Đại Đạo đừng đặt chữ trung sau chữ hiếu mà phải ân hận như Ngài. Nguyên bổn Thánh giáo như sau:
TỪ THỨ HUYỀN HẠO CHƠN NHƠN
Chào chư Đại Thiên Phong.
Bần tăng rất cảm tình trọng tiếp,
Cười
Hay dở của đời thường rằng do tài mạng. Bần tăng nhớ đến cảnh tình lúc hạ sanh gặp đời Tam Quốc, cả tài tình cả trí thức, cả quảng kiến, cả đà văn, đáng lẻ bần Tăng đủ phương tế thế chẳng phải không hiểu mà quên câu Trung Hiếu So Đồng. Nhưng cuộc trở cách oan gia vì một ơn báo bổ sanh thành đoạt đến phẩm Chơn Quân mà dở ấy ngày nay còn để thẹn. Cũng chẳng gì Hớn mà phụ Tào, song tại thất thời không trở vận.
Thưa Hộ Pháp cả Hội Thánh Đại Đạo của Chí Tôn ngày nay cũng vậy. Bần tăng tưởng gương trước để giáng sau. Thoản như chư Đại Nhân biết đặng toàn nhơn sanh là trọng mà khinh thế cuộc vô thường ,nói cho cùng dầu cho phủi sạch Đạo nhơn luân nạp thân vào cửa Thánh cũng đành có đâu bước sùi bước sụt, lỡ vỡ Đạo đời thì mong sao xây thế cuộc. Cười..
Chỉnh e ngày kia họ sẽ lưu hận y như Bần Tăng mà chớ. Nếu Ngài để hết dạ thương, cầm ngọn đuốc Thiêng Liêng dìu dẫn, thì xin quyết định buộc Tùng Đạo Thế Đời thì là Ngài tạo Thiên Đường cho họ đó.
Xin nghe:
Thi:
Căn quả nhơn luân trả khó cùng,
Đừng vì Hiếu, Nghĩa phế tâm Trung.
Vén mây đã thấy đường ngân hải,
Dựa truyện chớ nên núp bóng mùng.
Ngựa tứ rảnh chơn chơi cảnh trí ,
Hạc đồng khỏe cánh hứng Thanh Phong.
Trường công quả ấy không thường gặp,
Cửa võ Thiêng Liêng gắn vẫy vùng.
Cườixin Hộ Pháp và Tiếp Thế truyền lời ước vọng của Bần Tăng đây cho toàn Chức Sắc Thiên Phong Hội Thánh thì có lẽ cũng bổ ích tâm tình đôi chút. Đa tạ ! đa tạ !
Sau đây xin sơ lược tiểu sử của Từ Thứ.
Tào Tháo hỏi các quan: Đan Thúc là ai ?
Trình Dụch trả lời: Người ấy không phải là Đan Thúc đâu. Hắn từ nhỏ đã học nghề đánh gươm, cuối năm Trung Bình từng giết người để báo thù cho người rồi xõa tóc vẽ mặt khác đi để mà lẫn trốn. Kế bị quan bắt được hỏi họ tên nhứt định không khai, quan lại đành trói bỏ lên xe, sai lính đánh trống đẩy đi bên ngoài chợ cho thiên hạ nhìn mặt kẻ sát nhơn. Cũng có người biết tên họ y nhưng không dám nói. Nhờ có đồng bọn lén cứu thoát, y bèn đổi tên đổi họ trốn tránh tìm danh sư lo chuyện học hành, thường đi lại đàm luận với Tư Mã Huy. Người ấy vốn quê Vinh Châu họ Từ tên Thứ tự là Nguyên Trực; còn Đan Thúc chỉ là cái tên giã đó thôi.
Từ 1 người chém mướn mà giác ngộ lập thân làm đến Quân Sư cho Lưu Huyền Đức thật là người có chí lớn đáng mặt anh hùng. Bỏ nghĩa vụ nhỏ ra đại nghiệp lớn tức bỏ Hiếu theo Trung mới đúng với lẽ Trời định đoạt. Ngài khuyên Chức Sắc nên phế đời hành Đạo, đừng để ân hận như Ngài mà uổng kiếp tu. Ngài đã tự giác mà còn giác tha ấy là bậc đại đức đáng nên gương kim cổ.
mynhan
10-10-2010, 03:20 AM
IV. PHẠM TĂNG
Hể là hạng hữu học, đủ đầy trí mưu thì còn phải lựa minh chúa mà thờ. Nếu rũi thờ kẻ bạo chúa thì vì tội sát phạt sanh linh làm khổ sở thiên hạ mình phải gánh lấy trách nhiệm, lãnh tội liên quan Thiên Điều khó tránh.
Quí vị hãy nghe những lời hối tiếc của Phạm Tăng vì lầm thế Hạng Võ mà chơn linh phải đọa đày, ngàn năm chưa khuây khỏa.
Trong một đàn cơ năm 1934,Phạm Tăng giãi bày:
Chào chư Thiên Phong.
Tiện sĩ đến có điều minh bạch, và luôn dịp luôn dịp theo bảo hộ Ngô Quân là Sở Bá Vương, đến cầu xin chư quí vị giúp công độ rỗi, cầu nguyện Đức Chí Tôn tha thứ tình khiên tội khổ.
Tiếp Đạo:.
-Truy hồn Tệ Sỉ chẳng nở bỏ người, nên hằng theo bảo vệ.
Thảm thay ! người cũng còn xem Bần Tăng theo hàng Thần Sĩ, nên cam phận không nghe, đến ngày nay nhưng chưa tỉnh mộng.
Quyền Giáo Tông:..
-Bậc chi mà đã là tội nhơn rồi đó Ngài.
-Hộ Pháp:
-Giáo hóa, khuyên nhủ cho người tỉnh hồn.
-Hộ Pháp:.
-Tệ Sỉ không phép đến gần, xin chư vị tiến dẫn.
-Hộ Pháp :
-Dạ đặng.
Thi
Lỡ bước đầu quân hóa lỡ thì,
Mấy ngàn năm những chịu ai bi.
Hồng Môn đoạt nghiệp liên can tội,
Bành xử thí quân đủ thất nghì.
Đào mã Ly Sơn , Tần án định,
Đày binh Nhựt Bổn nghiệt còn ghi.
Diệt Lưu dám nghịch như Thiên ý,
Tái thế đền oan đã lắm kỳ.
-Tiếp Đạo:..
Tệ Sỉ đặng vào phần tự giác nơi Thanh Tịnh Đại Hải Chúng mà thôi.
.
.
Chúng ta thử hỏi chơn linh của Phạm Tăng không dám gần Hạng Võ, lại đi cậy Đức Hộ Pháp làm trung gian để trình bày quan niệm của mình hầu tỏ dấu ăn năn?
Theo bài thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp trong đọan Trọng Tương Vấn Hớn thì :
Tiền kiếp Hạng Võ
Hậu kiếp Quan Công.
Quan Công nhờ tu nơi Phổ Tịnh Thiền Sư nên được giác ngộ tâm hồn và đắc Đạo, đoạt phật vị gọi là phật Già Lam.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ Ngài lại được phong Tam Trấn Oai Nghiêm nên quyền hạng rất nên to tác. Vì quyền hạng đó mà Phạm Tăng không dám lại gần nên phải nhờ Thiên Tôn Hộ Pháp bạch dùm. Nhơn dịp nầy chúng ta cũng rõ thêm quyền hành của Đức Hộ Pháp nơi cỏi vô hình rất đổi oai nghiêm cao trọng. Ngài thay mặt cho các chơn linh trình bày những uẩn khúc, can thiệp cùng Ngọc Hư để bênh vực họ, an ủi họ định phận họ làm Trạng Sư cho vạn linh đoạt kiếp.
Quan sát bài thi chúng ta thấy được Phạm Tăng khai cả tội tình của mình và đã lắm lần tái kiếp mà vẫn chưa trả hết nợ trong mấy ngàn năm nay.
Có lẻ tội nặng nhứt là tội giết hàng binh của Tần Thủy Hòang (20 muôn) và sát luôn nhân dân bá tánh Hàm Dương có mấy vạn người.
Tội tổ chức Hồng Môn Yến để giết Hớn Bái Công, nhờ Phàm Khoái và Hạng Bá múa gươm che chở Bái Công cho nên cơ mưu bại lộ, tà kế bất thành. Tần Thủy Hoàng đã chết mà còn đào mã người thì thật là vô nhân Đạo. Cái án đày một số người ra hoang đảo để sau nầy thành dân Nhựt Bổn là nghiệp nặng mà Phạm Tăng phải gánh. Đã tái thế lằm lần mà chưa dứt oan khiên, ấy cũng tại ác tâm thâm nhiểm, xem mạng người thua con sâu con kiến, nay lại trách Hạng Võ tại sao lại không cho lại gần.
Có lẻ hồn của 20 muôn binh và bá tánh Hàm Dương vướn vít nên khó giải nghiệt. Đó cũng là lẽ công bình của máy tạo.
mynhan
10-17-2010, 04:30 AM
V. - MÃ VIỆN
Chẳng có người Việt Nam nào mà không oán Mã Viện, kẻ đã đánh bại Hai Bà Trưng và đặt ách nô lệ trên đầu dân Nam trong thời gian 502 năm (từ năm 42 đến 544 sau Tây Lịch).
Đây chúng ta sẽ nghe những lời ân hận của của chơn linh Mã Viện nơi cỏi âm quang bằng bài thi tự thán, do đàn cơ tại Phạm Nghiệp ngày 21-7-1934, phò loan bởi Hộ Pháp và Ngài Cao Tiếp Đạo.
Thi:
Đồng Trụ Hớn Đề lưu hận oan,
Dục trí nhứt quốc Việt hành tàng.
Nam phân vương đảnh thân Trưng Trắc,
Bắc tận Hoàng triều phụ Mãn man.
Thao lược vân đài bên sĩ tiết,
Văn chương Thanh Hóa định qua cang.
Hoài ân Sĩ Nhiếp truyền phong hóa,
Chỉ oán Mã Gia hổ bất toàn.
Mã Viện hối hận rằng mình thắng cuộc, lẽ thì phải khai hóa dân Nam cho dân trí phát triển mới phải lẽ, có đâu lại đày đọa họ lên non tìm vàng, xuống biển mò châu, vào rừng kiếm ngà voi, sừng tê giác; bao nhiêu lúa thóc báu vật của nhà Nam đều tập trung về Trung Quốc. Sao ta không noi gương của Sĩ Nhíp mà khai hóa giống Việt Thường để lưu ân nghĩa. Trái lại dân Nam ngàn năm sau vẫn oán hận cái tên Mã Viện thì rất xấu hổ cho kẻ tàn bạo xăm lăng, tài trai đất Bắc chỉ đánh thắng đàn bà, chỉ làm nhục quốc thể Mãn Thanh, chịu danh mang rợ.
Chơn linh tàn bạo ấy ngày nay cũng giác ngộ mà nhắc Đồng trụ chết, Giao Chỉ diệt là những hành động vô Đạo của mình.
mynhan
10-20-2010, 05:14 AM
VI. - CÔ BA ĐẮC
Cô Ba Đắc là mộ ca kỹ có danh như Năm Phĩ, Phùng Há chẳng hạng của thời bấy giờ (lối 1930). Một người có sắc lại có tài, có lẽ chơn linh ấy cao trọng lắm mà xuống thế, rủi gặp một ông chồng tầm thường nên cô buồn duyên tủi phận mang bịnh mà lìa đời.
Một hôm cô giáng cơ cho một bài thi tả nổi hồng nhan bạc phận.
Thi:
Xót liễu vì oanh đã lạc chừng,
Bơ vơ âm cảnh dạ băn khuăn.
Thề duyên trăm tuổi duyên chưa thõa,
Hẹn liễu non chung nghĩa lỡ mừng.
Giá ngọc nâng niu tay khách chạ,
Tiếng vàng lỡ vỡ một giai nhân.
Nấm mồ bạc mạng sầu sương khóc,
Một kiếp hồng nhan lắm nợ nần.
Thời gian lâu sau không thấy cô giáng bút. Chợt ngày 21-7-1934 tại Phạm Nghiệp cô xuất hiện nhờ sự nâng loan Đức Hộ Pháp và Ngài Tiếp Đạo, tỏ hết tâm tình, nguyên văn như sau:
Dạ, em nhớ lại lúc trước có hứa lời chừng nào tái kiếp xứ Yougoslavie thì đến bạch cho chư vị tri âm hay trước. Nay em định thu nầy tái thế nên đến từ nhau.
Thảm thay nhiều đêm nhớ bạn muốn giáng văn tự thuật chút tình, song Thiên Mạng cấm ngăn Thánh Địa, em lai vãng đến nhà Thầy Ba mà rũi chẳng ngộ cơ bày tỏ.
Từ Thi:
Chấm lụy đề thi vĩnh biệt nhau,
Buồn vui âu đủ kiếp hoa đào (đào hát).
Liệng vành cánh bướm xôn xao gió,
Hòa tiếng vè ong thánh thót chào.
Ngó tiết lạnh lo mai nở lở buổi,
Dòm trăng chỉnh sợ ánh mòn hao.
Tùng căn thinh sắc theo cơ tạo,
Bán giởn buôn vui vẽ thử màu.
Ô ! chưa biết con đường của em đi tới đâu mới gọi là cùng tận. Cái nguy trạng thấy ngờ ngờ biết âu mà để đến phần hy vọng. Nay còn sang thì còn than thở, ngày kia mang mảnh thi hài rồi thì phàm chất cũng như ai, mong chi vẹn lánh oan nghiệt tội tình cho đặng.
Con đò tạo đưa đâu dựa đó, không bến không bờ.
-.
-Không nên cho biết ấy là điều cấm của Ngọc Hư.
-.
-Tại Thiên Điều cấm oan gia, buộc căn kiếp định sao hay vậy, nhưng nhờ Chí Tôn trong kỳ khai Đạo nầy cầm quyền hành chiếu cố thì chỉ cho định thời giờ và nơi tái kiếp mà thôi.
Em xin từ giã vì có người đợi.
Văn chương thật tài tình lại còn thổ lộ huyền vi của tạo hóa, bởi không tu thân lập đức tạo nền âm chất nên kiếp thác phải long đong như cánh bướm trước ngọn gió đùa. Cuộc đời bán giỡn buôn vui của kiếp hoa đào phải trả quả bằng cách đày qua viễn xứ.
mynhan
10-20-2010, 05:16 AM
VII. PAUL DOUMER
Paul Doumer là một chánh trị gia Pháp sanh năm 1857 tại Aurillac, cựu Toàn Quyền Đông Dương. Ông là người có thẩm quyền trong bộ Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại tức là định phận cho các thuộc địa Pháp trên thế giới.
Vì không chấp nhận đề nghị cho Đạo Cao Đài tự do tín ngưỡng mà quyền Ngọc Hư truất ông hết 12 tuổi.
Ông giáng cơ bằng Pháp Văn ngày 11-9-1934 tại Phạm Nghiệp do Đức Hộ Pháp và Ngài Tiếp Thế phò loan,đại ý cho biết:
Paul Doumer
Bonjour mes chers Venérables,
-Q. Giáo Tông
-Merci
-Oui ! Mais jai manque un ultine devoir avant de mourir..
Chúng tôi xin dịch ra việt văn:
Chào Chư Tôn thân mến.
-Q. Giáo Tông:
-Cám ơn.
-Q.Giáo Tông:
-Phải nhưng tôi đã không làm tròn một bổn phận tối hậu trước khi chết, đó là không chấp thuận đúng lúc sự tự do tín ngưỡng cho Chư Tôn.
-Tiếp Thế:
-Phải, nhưng Chư Tôn biết chăng rằng , khó cho một chơn linh thay đổi được một quả tim con người. Biết họ có nghe lời tôi không ?
Sự thiếu sót bổn phận tôn nghiêm nói trên đối với Thiêng Liêng đã làm giãm kỹ tôi 12 năm.
Tôi đến tỏ cùng Chư Tôn bấy nhiêu đó thôi.
Vĩnh biệt
(Dịch giã, Sĩ Tải Nguyễn Văn Ngời).
Đáng sợ thật, những kẻ can ngăn phép Trời hãy coi chừng luật vô hình mà ăn năn rất muộn.
Chúng ta để ý 2 ông Toàn Quyền Đông Dương bị 2 hình phạt khác nhau, vì một mục đích phá Đạo .
Ông Pasquier bị bị chết cháy trên phi cơ.
Ông Doumer bị giãm thọ 12 tuổi.
Có lẻ họ còn phải tái kiếp để lập công chuộc tội hoặc lãnh một Thiên Sứ để tạo liên đài mỗi lúc mỗi cao trọng hơn.
mynhan
10-21-2010, 06:25 AM
VIII. - TÂY SƠN NGUYỄN NHẠC
Người viết sử thường hay định danh theo tư ý của mình, họ thường gọi Tây Sơn là Ngụy, là lọan. Thời Gia Long,Minh Mạng mãi đến Bảo Đại thì Tây Sơn phải mang danh Loạn Tây Sơn một cách ức lòng, nên ông Nguyễn Nhạc mới đính chính với dư luận quần chúng Việt Nam rằng mình làm theo ý dân, thuận theo lòng dân, hợp với ý Trời. Nhờ ông mà ra thời thế, loạn trở nên trị , dân chúng được hưởng thái bình không còn bị bọn vua bất minh, chúa bất trung bóc lột nữa.
Ngày 26-3-1934 tại Phạm Môn Nguyễn Nhạc bày tỏ như vầy:
Tây Sơn Nguyễn Nhạc
Xin chào chư Đại Triết. Cười .
Cám ơn hoài cố hậu tình. Thưa cùng chư vị tục ngữ có câu:
Đồng bịnh tương thân,
Đồng khí tương cầu.
Nên tiểu nhân nầy mạo hiểm đến thỏ thẻ đôi lời.
Ôi ! chẳng biết công trình của thế là dường nào mà ngẩm lại nhiều mặt anh hào oan để nhục nơi cỏi hư không thanh bạch, mà thỉnh thỏang lại nghe Tây Sơn thế nầy, Tây Sơn lẽ nọ chiếu theo một đoạn lịch sử láo xược, dối gian, làm cho nhục đến kẻ tận trung vì nước, thật là buồn !
Tiểu nhân nhớ khi sanh sanh thời, nhầm một thế kỷ Việt Quốc khuynh nguy, thần gian nghịch thạnh, nào là xua quyền nào là cầu mị, Trịnh thắng Mạc suy, Nguyễn cường Bắc phản. Trong vua không biết cầu hiền, ngoài Chúa cả lòng soán nghiệp. Ai đã để trí cùng suy thì thấy rõ ác cường hiền bại.
Một khoảnh đất Thanh Hóa sản xuất lắm tài tình, nhưng mỗi khoa mục tại kinh thì bị quan gian đánh rớt. Dân đồng dân, nước đồng nước mà thân tôi tớ với quan viên xa xách như Trời với vực.
Thưa cùng chư vị, lẽ thử đổi quốc quyền chưa dễ tự nhiên gây loạn lạc. Cái sợ oai quyền cho đến nổi ngoại hình hèn yếu là bịnh của nhà Nam ,chẳng dể chi một đứa tiểu nhơn nầy làm cho nao động sôi nổi dạn khí. Dân Nam khi ấy vì ân óan nuốt hờn nên mới giúp cho Tệ đây ra khởi nghĩa vì dân vì nước, đành dùng mảnh tâm hồn phá hoại Chúa điêu tàn giúp Nam Bang thống nhứt. Hỏi nếu nói lẻ công suy đoán thì tội phước định lẽ nào ? chư vị phân dùm nghe thử ?
-
-Dạ đa tạ.
-
-Dạ nhục vinh chẳng qua thắng bại mà thôi có phải ?
-
-vậy thì sở hành quyết thắng của chư vị sẽ mỹ mãn, nồng nàn.
Ước sao chư vị lớn gan như chúng tôi buổi nọ.
Hòan cảnh của Đạo Cao Đài hôm nay cũng giống như hoàn cảnh của Nguyễn Nhạc buổi nọ : công đảo chánh Pháp để đem lại độc lập ngày mùng 9-3-1945 bị thiên hạ phủ nhận bằng cách gở tay giành giựt. Không ai nhìn nhận công hạng mà lập quốc của chiến sĩ tầm vong, chịu bom đạn nơi hảng tàu Nitinan, chịu đày ải Sơn La, Lao Bảo , Côn Lôn, Madagasca, chịu chết rục nơi các khám đường..
mynhan
10-22-2010, 06:50 AM
IX. - ÔNG THÁI THƠ THANH
Phần đông Chức Sắc Đại Đạo đều biết chơn linh của ông Đầu Sư Thái Thơ Thanh là Từ Hàng Đạo Nhơn. Không hiểu vì cớ nào, một chơn linh cao trọng dường ấy mà dám nghịch lại Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp muốn soán đọat ngôi Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nhờ sự nắm nghiêm luật của Đức Hộ Pháp nên mộng không thành phải lui về lập chi phái. Nay về Thiêng Liêng phải mắc tội cùng Ngọc Hư.
Chúng ta muốn biết rõ thực hư xin xem Thánh Giáo sau đây:
Phạm Môn ngày 26-3-`934
TỪ HÀNG ĐẠO NHƠN
Nhà bạc phước kính chào mấy vị ân nhân.
Thưa cùng Lý hiền hữu, xin đứng dậy.
Quan Thơ đại nghiệt, đã gây lắm oan khiên rồi ,còn thêm vô Đạo , Thiên vị ngày nay đã khó nổi cầm, Ngọc Hư biếm trị thật là một tộc phái phải cam phần sỉ hổ.
Thưa cùng Hộ Pháp ! Bần Đạo đã buộc rút chơn linh, không chịu còn nhập thể. Nếu chư vị thương tình giúp lời để Chí Linh giải nạn thì Bần Đạo cám ơn quá trọng.
-.
-Phải !
Thăng
Đây là 1 hình phạt khác với các hình phạt trước. Đức Từ Hàng Đạo Nhơn đã rút chơn linh , không còn chịu nhập thể vào xác thân của ông Thơ nữa.
Bài học thật là quí trọng để cảnh tỉnh cho những ai ỷ lại vào căn kiếp của mình. Nếu làm sai thất Đạo thì chơn linh phải lìa mình, mình chỉ còn phàm thân, chỉ còn giác tánh tức mất chơn tánh. Mà hễ chơn linh không nhập thể thì rất dể lạc nẻo lầm đường, rất nên hệ trọng cho kiếp sanh cỏi thế.
mynhan
10-25-2010, 04:49 AM
X.- ÔNG NGỌC TRANG THANH
Phần đông Chức Sắc ai cũng biết ông Đầu Sư Ngọc Trang Thanh là chơn linh của Đức Quan Thánh Đế Quân. Buổi đầu tiên mới khai Đạo thì ông hành sự rất đắc lực, nên được Đức Chí Tôn hằng khen là người ngoan Đạo. Nhưng đến niên Đạo thứ 8 ông nghịch lại với Đức Quyền Giáo Tông, phản loạn chơn truyền nên phạm Thiên Điều.
Chúng ta hãy nghe lời đức Quan Thánh giác ngộ ông như thế nào với mục đích lấy làm bài học chứ chẳng phải dám chê trách ai.
Hai câu đầu Đức Châu Xương cho hay có Quan Thánh đến, còn cả đoạn sau lời của Đức Quan Thánh.
Hiệp Thiên Đài le 5 Jauvier 1934 (20-11 Quí Dậu,Tý Thời)
Phò loan
Hộ Pháp
Tiếp Đạo
Hầu Đàn
Ngọc Trang Thanh
Nhứt Trấn Thiên Quan vạn thế thừa
CHÂU TƯỚNG QUÂN
Gia gia đáo tại tiền, linh nhơn tu khả đảo
Quang Minh chánh khí Hớn triều di.
Khảo lai ngã tích tồn linh tử,
Hữu chí hà do bất thức thì.
Tiện phụ rất đau lòng khi thấy ngọc chỉ Đức Chí Tôn giải tội. Hận cho kẻ bất lương thừa chánh khí của Linh Tử mà cầu mưu, hại cho danh thể của Tiện Phụ, phải ô danh sỉ tiết. Tiện phụ đã chán biết cầm quyền lịnh trị đời vốn không phải dể, nên để cho Linh Tử vào đầu đường hoạn lộ trót một đời, gian thấy, minh thấy, tà thấy, mị thấy. Cuốn sách thế tình Linh Tử thông suốt cũng như Tiện Phụ học Xuân Thu buổi nọ. Hỏi vì cớ đâu Linh Tử cầm Huệ Kiếm chẳng đủ hay để đến đổi tội tình gây quá đáng vậy hữ?
-Ngọc Trang Thanh bạch: Vì đau chưa trọn bình phục, trí hóa còn mờ mệt lây lất trí hóa không kềm nổi xác phàm, nên mới để gây tội ra đến đổi vậy. Xin Từ Phụ dạy bảo dùm cho một phen.
-Tiện Phụ đã đắc mạng lịnh Ngọc Hư từ đây gần Linh Tử . Vậy Tiện Phụ xin mấy lời nầy, tua để lòng từ buổi.
Một là tránh kẻ gian,
Hai là xa đứa nịnh,
Ba là đừng hiệp đảng,
Bốn là tránh phụ nhơn,
Năm là nghiêm quyền lịnh.
Con khá nhớ thì Tiện Phụ hằng ở bên con đặng điều đình chánh pháp.
Ngày lễ Đức Chí Tôn Tiện Phụ sẽ cho Bửu Pháp.
Thăng.
Lời cải hóa của Đức Quan Thánh khác với lối rút chơn linh của Đức Từ Hàng Đạo Nhơn. Ngài ra 5 điều: tránh kẻ gian, xa đứa nịnh, đừng hiệp đảng, tránh đàn bà và nghiêm quyền lịnh. Thời gian làm Đốc Phủ Sứ, ngồi các quận khắp Nam Kỳ, ông trang được học cách xử thế, đã lảu thông mà nay phải vấp ngã hỏi xem quyền Đạo quá lỏng lẻo : không khám đường, không tù tội, không phạt và không đồ lưu, nhưng quyền Hội Thánh vẫn oai nghiêm, khó ai qua khỏi. Nghịch với Giáo Tông tức là nghịch với Thánh Thể Đức Chí Tôn thì chơn linh phải chịu trách nhiệm. Chơn linh càng cao trọng chừng nào thì phải kiêng nể quyền Hội Thánh chừng nấy, bởi Trọng quyền ắt trọng phạt, nếu Đức Quan Thánh cải hóa người mình chọn thay mặt mình tại thế . Hễ làm nên thì chơn linh đắc công, làm hư thì chơn linh đắc tội.
Ngài buồn cho ông Trung làm ô danh sĩ tiết Ngài.
Đây cũng là bài học quí giá để chúng ta lấy đó làm gương, đừng ỷ lại mà mang tội.
(Linh nhơn là người mà chơn linh mượn thể xác để lập công).
mynhan
11-15-2010, 05:29 AM
XI.- TỰ ĐỨC
Sau khi băng h, chơn linh của Vua Tự Đức được Ngọc Hư Cung định vị vo hng Thin Thnh tức ngang hng với Phối Sư . Ngi đ hữu hạnh được ging cơ ngy 30-8-1934 do Đức Hộ Php v Ngi Tiếp Thế ph loan cho biết mọi điều b ẩn trong kiếp sanh mnh.
Tự Đức
Cho chư vị Thin Phong.
Ngy nọ c Hong Bảo (tức Hong Tử Hồng Bảo anh của Tự Đức) đến tự thuật mấy Ngi về lọan triều buổi nọ. Trẫm tưởng chư Thin Phong đều hiểu rằng co trạng của Hong bảo dn ln mấy Ngi cũng đồng gi Ngọc Hư định an, v cớ Trẫm mới định đến minh tỏ đi điều.
-.
-C m khng ấy l triều đnh mạng lịnh, cn Trẫm l cha của triều đnh dầu khng cũng đnh c.
-Đức Quyền Gio Tng:.
-Luật Hang Gia dầu Trẩm phạm tội Triều đnh xử n th tử hnh Trẩm đy cũng khng trnh khỏi.
-Đức Quyền Gio Tng :
Xin nghe:
Thi
Cầm ấn Việt Nam nối Nguyễn Triều,
Văn Minh Tự Đức hiệu vua nu.
Phục quyền Nhị Quản Thanh H Bắc,
Chng vững Tam Quan Hải Kiếu Tiều.
Hồng cẩm Tam Kỳ văn hiến chỉnh,
Bạch ma ngưu chử (Bến Ngh) tướng qun tiu.
Trch cơn no loạn nh thm loạn,
Đến nổi trị gia dụng ba riều.
V tnh cảm ấy thương nhau nn trẩm đến để thố lộ.
-..
Thin Thnh.
Cn Nội Tổ đ l Thanh Loan Cẩm T nơi cung Diu Tr nn nay cn ở cung Diu Tr.
Giải:
Thanh Loan Cẩm T l đi hầu.
Hồng cẩm l chiếu vua.
Bạch ma l ma trắng, tức Php.
Tam Quan l ải đầu trấn Trung Hu.
Quan st bi Thnh Gio, chng ta thấy tại thế m đng bậc minh qun, thương dn mến nước th chẳng khc kẻ tu hnh. Về phần thế Đạo chơn linh vẫn đoạt vị như thường. Cn như Pasquier, Paul Pouwes, M Viện cũng cầm quyền trị thế m đy Đọa nhơn sanh, cấm điều lễ nghĩa, bp nghẹt tn ngưỡng nơi Phật Trời th hnh phạt Thing Ling phải mang lấy. Đ l cng bnh cơ tạo chẳng sai my no.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.