giavui
10-12-2014, 08:28 PM
Thằng Chồng Quái Đản Của Tui
Tuệ Tâm
Tui có thằng chồng thuộc loại quái đản nhứt nhì thế giới. Nghe má chồng tui kể thì hồi nhỏ thằng chồng tui cũng thuộc loại khá thông minh nhưng không hiểu sao tới lớn nó vẫn không mần ra cái trò trống gì. Học không ra học, mần không ra mần, nửa thầy nửa thợ, chưa kể, 7 lần 3, 21 là nó nhảy từ nghề này qua nghề khác cái phọt, không bắt cầu, không đón ván, không hề ngó trước ngó sau gì hết. Lỡ té xuống sông thì nó lại hì hục trèo lên, rồi ... nhảy tiếp. Cuộc đời của nó y như là lục bình trôi sông, trôi dạt mọi nơi, mặc cho nước cuốn mây trôi. Mọi chuyện cứ như là chuyện chơi, và nó, má chồng tui than thở, cứ nghĩ nó có mặt trên cõi đời này là chuyện tạm. Rồi bà than thở, ai nói tạm thì nói, chứ má đâu có thấy cõi này là cõi tạm đâu con. Sống 70, 75 năm mới chết, có người còn sống lâu hơn, nào vợ, nào con, nào tiền nhà tiền cửa, nào buồn, nào vui, nào tủi nhục, trăm thứ lo. Tạm cái nổi gì mà tạm? Thiệt nghen con, hồi đó má lo cho nó hết sức ....
Hồi ở Việt Nam , nghe nói nó không bao giờ đi học. Bạn bè nó chê, nói nó là dân cúp cua. Nghĩ cũng tội cho nó, má chồng tui than, nó có đi học đâu mà cúp cua với cúp còng. Tới gần Tết, trường lớp có ăn uống vui chơi thì nó mới vác mặt tới, mà trước khi tới nó cũng phải hỏi đường má chồng của tui vì nó sợ nó đi lạc qua trường khác.
Tới khi đổi đời, nghe nói là nó đi bán cà phê, cà pháo gì đó. Nó bán mới có 1 năm mà má chồng tui năn nỉ nó đừng đi bán nữa, bả chồng tiền trả vốn, trả lời cho người ta hoài bả chịu không có nổi. Nghe đâu khách nó toàn là bạn của nó, họ tới uống chuyên môn ký, ký theo kiểu ký để đời, để đó, rồi để luôn chứ không bao giờ chịu tới trả nợ để lấy chữ ký lại.
Sau khi bán cà phê thì nó đi bán rượu với đồ nhậu. Theo lời má chồng tui thì cái xạp của nó bán cũng khắm khá lắm, khách ra khách vô nườm nượp. Lúc ấy nó có con Tư xích lô, ở đầu ngõ, trông cũng xinh xắn, chạy qua phụ nó. Má chồng tui kể, sở dĩ con nhỏ này có cái tên con Tư xích lô vì có cái tướng đi y như người ta đạp xích lô vậy, nhưng ... tính tình nó cũng dễ thương lắm con à. Má lúc đó cũng mong nó chịu lấy thằng chồng của con cho má nhẹ gánh. Má chồng tui tưởng như vậy là êm, ai ngờ được hơn 2 năm, tới đêm 30 Tết, cái đêm tối om đến độ chỉ có mấy con đom đóm là còn nhận ra mặt nhau chứ người với người thì chịu, nó nhậu với khách tớì độ lăn quay, khách nó vô lấy hết tiền, rượu, đồ đạc, rồi còn ẳm theo con Tư đạp xích lô của nó đi mất mà nó hổng hay gì ráo trọi. Thành thử sau đó nó dẹp tiệm. Từ đó nó cứ đi ra đi vô như người mất hồn. Má chồng tui thắc mắc, không biết nó tiếc cái xạp rượu của nó hay nó tiếc cái tướng đi của con Tư xích lô đầu ngõ.
Năm 80, 81 gì đó, nhà chồng tui lo cho nó đi. Nghe đâu khi qua Mỹ thì nó ở Texas . Được chừng một năm nó than nóng nó dọn qua Michigan . Ở Michigan được chừng 1 năm thì nó than lạnh, nó dọn về Florida . Ở Florida cũng hơi lâu, nghe đâu cũng được 5, 6 năm gì đó rồi nó than buồn, nó kể lể, nhìn biển nó cứ nhớ tới "người". Má chồng tui thắc mắc hỏi "người" nào thì nó không nói, chỉ nói được có chữ "người" rồi chấm dứt, một cái chủ từ "người" trống trơn như vậy đó chứ không có cái gì loằng ngoằng đằng sau nữa hết. Má chồng tui than, nó thì cũng dễ coi, nhưng con ơi má không biết có cái con nào trên cuộc đời này, ngoài con ra, mà chịu thương nó. Má nghĩ "người" đây là mấy ”người” chủ nợ của nó thì có... Xong nó dọn qua California .
Hồi ở California , tui lại nghe bạn bè của thằng chồng tui kể, nó đi mần một thời gian rồi chán, nhảy ra đấu tranh cái gì đó với thiên hạ. Nó gặp gì cũng bênh, bênh đã rồi chắc nó chán nên nó quay qua chống. Đâu cũng được 3, 4 năm gì đó thì bên nào cũng chưởi nó, chống nó. 2 bên bênh Tư bản, Cộng sản chống nhau rồi 2 bên đều quay qua chống nó. Mấy tôn giáo nghe đâu cũng hục hặc với nhau sao đó nhưng rồi ai cũng quay qua chống nó. Nó bèn bỏ đi. Hỏi thì nó nói như văn sởi, nó coi đó là giấc mơ, chỉ xảy ra trong những lúc nó ngủ, mộng tưởng.
Mộng tưởng cái ô nội tui. Ở California , tui nghe nói, những người cổ võ cho hoà bình, những người chống phá thai, giết hại bào thai, còn cầm súng bắn nhau rùng rợn lắm. Lạng quạng, người ta nổi điên lên người ta giết nó thì sao? Mộng tưởng sao được mà mộng tưởng? Cái hòm bự tổ bố, nhìn thấy là lạnh xương sống rồi, mộng tưởng làm sao mà mộng tưởng được chứ?
Nghe nói nó đi đâu đó một thời gian rồi nó dọn về Virginia...
Hồi ở Virginia, tui cũng nghe bạn bè của thằng chồng tui nó kể, nó khá hơn, biết mần ăn, không có nghĩ lãng xẹt ngang xương như trước. Ngược lại, nó mần đâu là mần chết luôn chổ đó, nhưng chứng nào tật nấy, nó lại nhảy ra sinh hoạt, cứu giúp trẻ em mồ côi, phụ nữ bị chồng bỏ, chồng đánh gì đó hổng biết nữa. Sinh hoạt không được bao lâu thì những chỗ nó sinh hoạt chung đâm ra ghét nó. Không biết nó có cứu được trẻ mồ côi, mấy bà bị chồng bỏ, chồng đánh nào không mà xém chút nữa là người ta mần thịt nó. Sau đó nó lại bỏ đi. Hỏi thì nó cũng nói cái giọng của mấy ô văn sởi, nó coi đó là giấc mơ, chỉ xảy ra trong những lúc nó ngủ, mộng tưởng.
Cũng lại mộng tưởng. Lúc nào cũng mộng tưởng. Mộng tưởng mà thằng chồng tui tới lúc đó cũng còn cù bơ, phất phơ. Trên người - theo lời má chồng tui nhận xét - chỉ có cái chiếu quấn trên người là còn lành lặn, ngoài ra nó không có cái gì khác có thể được gọi là tài sản cá nhân nữa hết.
Lúc đó tui chưa gặp nó. Tui chỉ gặp nó sau nầy, khi nó bỏ Virginia về Iowa mần ruộng. Lúc đó tui và nhà tui mới qua, đi theo diện "con bà Phước" - có nghĩa là diện mồ côi, không có ai thân thuộc, và cũng không có ai muốn thân thuộc với mình. Vì đi theo diện cá kèo nầy nên người ta đì nhà tui về Iowa, ở với một nhà người Mỹ có nguyên một gia phả mần ruộng từ khi Kha Luân Bố qua cái xứ nầy, chắc lúc ấy cũng bị dân da đỏ nó cầm cung tên rượt chạy sút quần. Ông người Mỹ nầy tốt lắm, có điều, họ chỉ dạy nhà tui ... mần ruộng. Mấy thằng em tui nó khoái chạy nhảy, khoái phá phách nên tụi nó ham lắm. Sáng tinh sương là dậy, ra đồng, mần ruộng với ông Tom. Chiều nào về cũng khoe là bắt được con thỏ, hay con rắn, rồi tụi nó cùng với ông Tom hì hục mần món nhậu.
Tui lúc đó đi học tiếng Mỹ để cho biết tiếng Tây tiếng U với người ta, ba tui nói vậy, và trong lúc đi bộ giữa nhà và lớp học, tui mới gặp nó - cái thằng chồng của tui.
Nói nào ngay thằng chồng tui coi cũng dễ thương, ăn bận cũng lịch sự, và được việc. Nó giúp tui và gia đình tui đủ mọi chuyện. Nó biết nói tiếng Mỹ, nó có xe, nó biết đường xá, nên nhà tui cũng đỡ lo. Cái gì ba tui cũng nhờ tui gọi điện thoại cho nó. Hổng gọi thì thôi, chứ gọi thì nó qua tức thì, cái bụng nó coi vậy chứ cũng tốt lắm. Thành thử không bao lâu sau nó và nhà tui y như là họ hàng vậy. Còn nó với tui cũng vì vậy gần gũi với nhau hơn trước. Nhưng tui nói thiệt, cái thằng chồng tui nó đàng hoàng lắm à, nó chưa từng lén hén với tui, mà tui cũng giữ ý, gần thì gần chứ tui đời nào để nó nắm được cái bàn tay của mình. Ông bà mình hồi trước có nói, để cái thằng con trai nó nắm tay mình được là nó dẫn mình đi được. Cái thằng tốt bụng thì không nói mần gì chứ gặp nhầm thằng xấu thì nó dẫn mình đi quên mồ mả cha ông của mình luôn đó.
Sau một thời gian quen biết nó mới thú thiệt với nhà tui là hồi đó nó chán đời, nó bỏ về vùng này để mần ruộng. Mần không nổi nên nó mới mướn người. Một, hai năm đầu thì nghe đâu cũng khá lắm nhưng dạo sau nầy, không biết vì sự tình sao đó mà những người nó mướn hổng chịu đi mần, hay có mần thì cũng bữa đực bữa cái nên nó tính bán ruộng, bán máy móc bỏ đi qua Missouri. Nó rủ rê ba tui, mà nói thiệt chắc nó cũng không cần rủ rê gì nhiều ba tui cũng xuôi lòng vì ba tui đâu muốn suốt đời mần ruộng. Thành thử không tới năm bữa, ba tui bắt tụi tui dọn đồ dọn đạc ra đi với nó.
Qua Missouri được chừng hai năm thì tui và nó lấy nhau. Nhà tui với nhà chồng tui họp với nhau lắm, nhưng giữa tui và nó thì có cái gì đó mà tui thấy nó kỳ kỳ. Rạn nứt thì không, tay ôm tay ấp mà rạn nứt cái nổi gì, nhưng tui bắt đầu nhận ra cái tánh cứ coi-cái-cõi-đời-này-là-cõi-tạm của nó. Thú thiệt, ráng nghe lắm tui cũng không thấy cái giọng nhận xét về cuộc đời của nó vô lọt lỗ tai của tui một chút nào. Cái gì cũng là tạm. Không tạm thì là giấc mơ. Đi mần, trả tiền nhà, tiền điện tiền nước mệt thấy ông nội luôn mà tạm với mơ?
Cũng như bao cặp vợ chồng khác, tụi tui đã qua nhiều lúc khó khăn, nhưng nhờ Trời, rồi mọi chuyện cũng xong. Có điều, mỗi lần gặp khó khăn, cái mặt nó cứ tỉnh rụi. Nói thiệt đó nghen, nhiều khi tui cũng phát điên với nó đến nổi tui muốn chửi nó một phát. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ đêm nằm vắt tay lên trán, nhớ lời má chồng tui kể cuộc đời của nó, tánh tình của nó tui cũng hơi ơn ớn. Tui hổng biết hồi nhỏ nó có bị té sông hay không nhưng lỡ nó có té và cái đầu nó đã bị chạm dây, tui chửi phạm tới cái gì của nó, nó nổi điên lên thì ... bà hú. Thành ra tui tức thì tức vậy chứ tui không dám hó hé, tui định bụng hôm nào tui hỏi má chồng tui cách trị nó, nhưng quanh qua quẩn lại, chưa kịp hỏi thì tui ... đã có bầu thằng cu Tí với nó.
Trời ơi, tui hên ghê vậy đó, nhà tui lo cho tui mà nhà chồng tui cũng lo cho tui nữa. Nói nào ngay, cháu đầu tiên ở xứ lạ quê người, không thương cũng uổng. Chưa kể, y khoa bây giờ ngon lành lắm chứ đâu như hồi má tui đẻ tụi tui ra. Thành thử, người ta nói mang nặng đẻ đau thì tui nghe vậy thôi chứ tui hổng hiểu mang nặng đẻ đau cái chỗ nào. Đẻ cu Tí chừng 6 tháng tui còn muốn đẻ tiếp nữa. Từ ngày đẻ cu Tí ra, thằng chồng của tui đổi tánh đột ngột, nó ít nói hơn, nhưng mặt mày vui tươi và miệng nó bao giờ cũng cười. Chưa kể, ra ngoài thì nó mần ăn đàng hoàng, siêng năng, lái xe cũng cẩn thận gấp 10 lần hơn trước, về nhà thì phụ giúp tui mần đủ thứ chuyện trong nhà. Nó còn dành tắm con, thay tả và ngủ với con nữa chứ. Tui hỏi ba tui, ổng nói chắc nó có con nó đổi tánh. Tui hỏi má chồng tui thì bả hỏi ngược lại tui coi thằng chồng tui có mới bị té ở đâu không. Bả nghĩ, chắc hồi trước nó té nên chạm dây, nhưng nếu bây giờ té nữa, hổng chừng dây nhợ vô tình được sắp sếp lại thứ tự nên nó mới dễ thương như vậy. Tui không cần biết tại sao nó đổi nhưng ai thấy cũng mừng, nhất là tui, và tui nói thiệt, tui thấy tui thương nó hơn hồi trước. Tui không còn thấy có cái gì kỳ kỳ giữa nó và tui như tui thường thấy trước ngày tui đẻ ra thằng cu Tí.
Ở Missouri được cũng 5 năm, nhà tui và vợ chồng tui dọn về Arizona mà sống. Thằng con tui cũng được 8 tuổi, đã đi học, về nói tiếng Mỹ nghe muốn điếc tai. Thằng chồng tui bây giờ mở cửa tiệm sửa xe, khéo tay cho nên khách ra vô không đếm nổi. Mần ăn có tiền, vợ chồng tui lo nhà chồng tui qua Arizona luôn để ở gần nhau, nửa đêm nửa hôm, gió mái gì cũng có thể chạy qua, chạy lại, ba tui nói vậy. Có hôm, thằng con tui đi học về, lúc bước xuống xe buýt, chưa kịp xuống hẳn mặt đường mà xe buýt đã chạy trong khi một cái chân nó còn để ở trên xe. Thằng con tui bị té từ trên xe buýt xuống mặt đường, rồi còn bị xe kéo đi một khoảng. Ba tui đứng trong nhà chờ cháu về, ổng thấy ổng la ới ới. Tui với con nhỏ em tui liền chạy ra chở thằng con tui vô nhà thương.
Vô nhà thương không được nữa giờ đồng hồ thì thằng chồng tui chạy vô, đầu tóc, tay chân còn dính dầu mở, miệng nói không ra lời, ú a ú ớ tìm thằng con tui. Khi tìm ra được thằng con tui rồi thì nó ôm lấy thằng con tui vô lòng nó không buông, rồi nó còn khóc bù la bù lốc. Tui thấy kỳ quá tui mới nói với nó, con chỉ bị trầy trụa sơ sơ thui mà anh, anh khóc quá người ta vô người ta la cho mà coi, nó mới chịu nín. Tối đó, sau khi đem thằng cu Tí về nhà, 2 vợ chồng tui nằm với thằng con của mình, hổng hiểu sao tui lại nhớ chuyện xưa nên tui hỏi nó. Tui hỏi, nó còn coi cái cõi đời này là cõi tạm không thì nó liền ôm lấy tui, và thằng con tui, rươm rướm nước mắt mà nói, cái gì trước đây cũng tạm, gia đình của nó - là tụi tui - không bao giờ tạm.
Nói thiệt nghen, cái thằng chồng của tui - dù trước đây có quái đản cái cỡ nào đi chăng nữa - nó vẫn là thằng có tình, có nghĩa với tui, với con tui, với nhà tui, với nhà của nó. Bây giờ, tui coi nó như là thân cổ thụ, vững chắc, che chở bóng mát cho má con tui, không phải vì nó mần ăn có đồng ra đồng vô, mà vì nó không thấy cái vòng tay nhỏ xíu của tui, cái miệng răng sún của thằng con tui, là tạm.
Cái mãng lục bình trôi sông lạc chợ hồi trước chắc nay đã rã mục ở bến bờ nào rồi chứ không rã mục ở bến bờ của má con tui.
Tuệ Tâm
Tuệ Tâm
Tui có thằng chồng thuộc loại quái đản nhứt nhì thế giới. Nghe má chồng tui kể thì hồi nhỏ thằng chồng tui cũng thuộc loại khá thông minh nhưng không hiểu sao tới lớn nó vẫn không mần ra cái trò trống gì. Học không ra học, mần không ra mần, nửa thầy nửa thợ, chưa kể, 7 lần 3, 21 là nó nhảy từ nghề này qua nghề khác cái phọt, không bắt cầu, không đón ván, không hề ngó trước ngó sau gì hết. Lỡ té xuống sông thì nó lại hì hục trèo lên, rồi ... nhảy tiếp. Cuộc đời của nó y như là lục bình trôi sông, trôi dạt mọi nơi, mặc cho nước cuốn mây trôi. Mọi chuyện cứ như là chuyện chơi, và nó, má chồng tui than thở, cứ nghĩ nó có mặt trên cõi đời này là chuyện tạm. Rồi bà than thở, ai nói tạm thì nói, chứ má đâu có thấy cõi này là cõi tạm đâu con. Sống 70, 75 năm mới chết, có người còn sống lâu hơn, nào vợ, nào con, nào tiền nhà tiền cửa, nào buồn, nào vui, nào tủi nhục, trăm thứ lo. Tạm cái nổi gì mà tạm? Thiệt nghen con, hồi đó má lo cho nó hết sức ....
Hồi ở Việt Nam , nghe nói nó không bao giờ đi học. Bạn bè nó chê, nói nó là dân cúp cua. Nghĩ cũng tội cho nó, má chồng tui than, nó có đi học đâu mà cúp cua với cúp còng. Tới gần Tết, trường lớp có ăn uống vui chơi thì nó mới vác mặt tới, mà trước khi tới nó cũng phải hỏi đường má chồng của tui vì nó sợ nó đi lạc qua trường khác.
Tới khi đổi đời, nghe nói là nó đi bán cà phê, cà pháo gì đó. Nó bán mới có 1 năm mà má chồng tui năn nỉ nó đừng đi bán nữa, bả chồng tiền trả vốn, trả lời cho người ta hoài bả chịu không có nổi. Nghe đâu khách nó toàn là bạn của nó, họ tới uống chuyên môn ký, ký theo kiểu ký để đời, để đó, rồi để luôn chứ không bao giờ chịu tới trả nợ để lấy chữ ký lại.
Sau khi bán cà phê thì nó đi bán rượu với đồ nhậu. Theo lời má chồng tui thì cái xạp của nó bán cũng khắm khá lắm, khách ra khách vô nườm nượp. Lúc ấy nó có con Tư xích lô, ở đầu ngõ, trông cũng xinh xắn, chạy qua phụ nó. Má chồng tui kể, sở dĩ con nhỏ này có cái tên con Tư xích lô vì có cái tướng đi y như người ta đạp xích lô vậy, nhưng ... tính tình nó cũng dễ thương lắm con à. Má lúc đó cũng mong nó chịu lấy thằng chồng của con cho má nhẹ gánh. Má chồng tui tưởng như vậy là êm, ai ngờ được hơn 2 năm, tới đêm 30 Tết, cái đêm tối om đến độ chỉ có mấy con đom đóm là còn nhận ra mặt nhau chứ người với người thì chịu, nó nhậu với khách tớì độ lăn quay, khách nó vô lấy hết tiền, rượu, đồ đạc, rồi còn ẳm theo con Tư đạp xích lô của nó đi mất mà nó hổng hay gì ráo trọi. Thành thử sau đó nó dẹp tiệm. Từ đó nó cứ đi ra đi vô như người mất hồn. Má chồng tui thắc mắc, không biết nó tiếc cái xạp rượu của nó hay nó tiếc cái tướng đi của con Tư xích lô đầu ngõ.
Năm 80, 81 gì đó, nhà chồng tui lo cho nó đi. Nghe đâu khi qua Mỹ thì nó ở Texas . Được chừng một năm nó than nóng nó dọn qua Michigan . Ở Michigan được chừng 1 năm thì nó than lạnh, nó dọn về Florida . Ở Florida cũng hơi lâu, nghe đâu cũng được 5, 6 năm gì đó rồi nó than buồn, nó kể lể, nhìn biển nó cứ nhớ tới "người". Má chồng tui thắc mắc hỏi "người" nào thì nó không nói, chỉ nói được có chữ "người" rồi chấm dứt, một cái chủ từ "người" trống trơn như vậy đó chứ không có cái gì loằng ngoằng đằng sau nữa hết. Má chồng tui than, nó thì cũng dễ coi, nhưng con ơi má không biết có cái con nào trên cuộc đời này, ngoài con ra, mà chịu thương nó. Má nghĩ "người" đây là mấy ”người” chủ nợ của nó thì có... Xong nó dọn qua California .
Hồi ở California , tui lại nghe bạn bè của thằng chồng tui kể, nó đi mần một thời gian rồi chán, nhảy ra đấu tranh cái gì đó với thiên hạ. Nó gặp gì cũng bênh, bênh đã rồi chắc nó chán nên nó quay qua chống. Đâu cũng được 3, 4 năm gì đó thì bên nào cũng chưởi nó, chống nó. 2 bên bênh Tư bản, Cộng sản chống nhau rồi 2 bên đều quay qua chống nó. Mấy tôn giáo nghe đâu cũng hục hặc với nhau sao đó nhưng rồi ai cũng quay qua chống nó. Nó bèn bỏ đi. Hỏi thì nó nói như văn sởi, nó coi đó là giấc mơ, chỉ xảy ra trong những lúc nó ngủ, mộng tưởng.
Mộng tưởng cái ô nội tui. Ở California , tui nghe nói, những người cổ võ cho hoà bình, những người chống phá thai, giết hại bào thai, còn cầm súng bắn nhau rùng rợn lắm. Lạng quạng, người ta nổi điên lên người ta giết nó thì sao? Mộng tưởng sao được mà mộng tưởng? Cái hòm bự tổ bố, nhìn thấy là lạnh xương sống rồi, mộng tưởng làm sao mà mộng tưởng được chứ?
Nghe nói nó đi đâu đó một thời gian rồi nó dọn về Virginia...
Hồi ở Virginia, tui cũng nghe bạn bè của thằng chồng tui nó kể, nó khá hơn, biết mần ăn, không có nghĩ lãng xẹt ngang xương như trước. Ngược lại, nó mần đâu là mần chết luôn chổ đó, nhưng chứng nào tật nấy, nó lại nhảy ra sinh hoạt, cứu giúp trẻ em mồ côi, phụ nữ bị chồng bỏ, chồng đánh gì đó hổng biết nữa. Sinh hoạt không được bao lâu thì những chỗ nó sinh hoạt chung đâm ra ghét nó. Không biết nó có cứu được trẻ mồ côi, mấy bà bị chồng bỏ, chồng đánh nào không mà xém chút nữa là người ta mần thịt nó. Sau đó nó lại bỏ đi. Hỏi thì nó cũng nói cái giọng của mấy ô văn sởi, nó coi đó là giấc mơ, chỉ xảy ra trong những lúc nó ngủ, mộng tưởng.
Cũng lại mộng tưởng. Lúc nào cũng mộng tưởng. Mộng tưởng mà thằng chồng tui tới lúc đó cũng còn cù bơ, phất phơ. Trên người - theo lời má chồng tui nhận xét - chỉ có cái chiếu quấn trên người là còn lành lặn, ngoài ra nó không có cái gì khác có thể được gọi là tài sản cá nhân nữa hết.
Lúc đó tui chưa gặp nó. Tui chỉ gặp nó sau nầy, khi nó bỏ Virginia về Iowa mần ruộng. Lúc đó tui và nhà tui mới qua, đi theo diện "con bà Phước" - có nghĩa là diện mồ côi, không có ai thân thuộc, và cũng không có ai muốn thân thuộc với mình. Vì đi theo diện cá kèo nầy nên người ta đì nhà tui về Iowa, ở với một nhà người Mỹ có nguyên một gia phả mần ruộng từ khi Kha Luân Bố qua cái xứ nầy, chắc lúc ấy cũng bị dân da đỏ nó cầm cung tên rượt chạy sút quần. Ông người Mỹ nầy tốt lắm, có điều, họ chỉ dạy nhà tui ... mần ruộng. Mấy thằng em tui nó khoái chạy nhảy, khoái phá phách nên tụi nó ham lắm. Sáng tinh sương là dậy, ra đồng, mần ruộng với ông Tom. Chiều nào về cũng khoe là bắt được con thỏ, hay con rắn, rồi tụi nó cùng với ông Tom hì hục mần món nhậu.
Tui lúc đó đi học tiếng Mỹ để cho biết tiếng Tây tiếng U với người ta, ba tui nói vậy, và trong lúc đi bộ giữa nhà và lớp học, tui mới gặp nó - cái thằng chồng của tui.
Nói nào ngay thằng chồng tui coi cũng dễ thương, ăn bận cũng lịch sự, và được việc. Nó giúp tui và gia đình tui đủ mọi chuyện. Nó biết nói tiếng Mỹ, nó có xe, nó biết đường xá, nên nhà tui cũng đỡ lo. Cái gì ba tui cũng nhờ tui gọi điện thoại cho nó. Hổng gọi thì thôi, chứ gọi thì nó qua tức thì, cái bụng nó coi vậy chứ cũng tốt lắm. Thành thử không bao lâu sau nó và nhà tui y như là họ hàng vậy. Còn nó với tui cũng vì vậy gần gũi với nhau hơn trước. Nhưng tui nói thiệt, cái thằng chồng tui nó đàng hoàng lắm à, nó chưa từng lén hén với tui, mà tui cũng giữ ý, gần thì gần chứ tui đời nào để nó nắm được cái bàn tay của mình. Ông bà mình hồi trước có nói, để cái thằng con trai nó nắm tay mình được là nó dẫn mình đi được. Cái thằng tốt bụng thì không nói mần gì chứ gặp nhầm thằng xấu thì nó dẫn mình đi quên mồ mả cha ông của mình luôn đó.
Sau một thời gian quen biết nó mới thú thiệt với nhà tui là hồi đó nó chán đời, nó bỏ về vùng này để mần ruộng. Mần không nổi nên nó mới mướn người. Một, hai năm đầu thì nghe đâu cũng khá lắm nhưng dạo sau nầy, không biết vì sự tình sao đó mà những người nó mướn hổng chịu đi mần, hay có mần thì cũng bữa đực bữa cái nên nó tính bán ruộng, bán máy móc bỏ đi qua Missouri. Nó rủ rê ba tui, mà nói thiệt chắc nó cũng không cần rủ rê gì nhiều ba tui cũng xuôi lòng vì ba tui đâu muốn suốt đời mần ruộng. Thành thử không tới năm bữa, ba tui bắt tụi tui dọn đồ dọn đạc ra đi với nó.
Qua Missouri được chừng hai năm thì tui và nó lấy nhau. Nhà tui với nhà chồng tui họp với nhau lắm, nhưng giữa tui và nó thì có cái gì đó mà tui thấy nó kỳ kỳ. Rạn nứt thì không, tay ôm tay ấp mà rạn nứt cái nổi gì, nhưng tui bắt đầu nhận ra cái tánh cứ coi-cái-cõi-đời-này-là-cõi-tạm của nó. Thú thiệt, ráng nghe lắm tui cũng không thấy cái giọng nhận xét về cuộc đời của nó vô lọt lỗ tai của tui một chút nào. Cái gì cũng là tạm. Không tạm thì là giấc mơ. Đi mần, trả tiền nhà, tiền điện tiền nước mệt thấy ông nội luôn mà tạm với mơ?
Cũng như bao cặp vợ chồng khác, tụi tui đã qua nhiều lúc khó khăn, nhưng nhờ Trời, rồi mọi chuyện cũng xong. Có điều, mỗi lần gặp khó khăn, cái mặt nó cứ tỉnh rụi. Nói thiệt đó nghen, nhiều khi tui cũng phát điên với nó đến nổi tui muốn chửi nó một phát. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ đêm nằm vắt tay lên trán, nhớ lời má chồng tui kể cuộc đời của nó, tánh tình của nó tui cũng hơi ơn ớn. Tui hổng biết hồi nhỏ nó có bị té sông hay không nhưng lỡ nó có té và cái đầu nó đã bị chạm dây, tui chửi phạm tới cái gì của nó, nó nổi điên lên thì ... bà hú. Thành ra tui tức thì tức vậy chứ tui không dám hó hé, tui định bụng hôm nào tui hỏi má chồng tui cách trị nó, nhưng quanh qua quẩn lại, chưa kịp hỏi thì tui ... đã có bầu thằng cu Tí với nó.
Trời ơi, tui hên ghê vậy đó, nhà tui lo cho tui mà nhà chồng tui cũng lo cho tui nữa. Nói nào ngay, cháu đầu tiên ở xứ lạ quê người, không thương cũng uổng. Chưa kể, y khoa bây giờ ngon lành lắm chứ đâu như hồi má tui đẻ tụi tui ra. Thành thử, người ta nói mang nặng đẻ đau thì tui nghe vậy thôi chứ tui hổng hiểu mang nặng đẻ đau cái chỗ nào. Đẻ cu Tí chừng 6 tháng tui còn muốn đẻ tiếp nữa. Từ ngày đẻ cu Tí ra, thằng chồng của tui đổi tánh đột ngột, nó ít nói hơn, nhưng mặt mày vui tươi và miệng nó bao giờ cũng cười. Chưa kể, ra ngoài thì nó mần ăn đàng hoàng, siêng năng, lái xe cũng cẩn thận gấp 10 lần hơn trước, về nhà thì phụ giúp tui mần đủ thứ chuyện trong nhà. Nó còn dành tắm con, thay tả và ngủ với con nữa chứ. Tui hỏi ba tui, ổng nói chắc nó có con nó đổi tánh. Tui hỏi má chồng tui thì bả hỏi ngược lại tui coi thằng chồng tui có mới bị té ở đâu không. Bả nghĩ, chắc hồi trước nó té nên chạm dây, nhưng nếu bây giờ té nữa, hổng chừng dây nhợ vô tình được sắp sếp lại thứ tự nên nó mới dễ thương như vậy. Tui không cần biết tại sao nó đổi nhưng ai thấy cũng mừng, nhất là tui, và tui nói thiệt, tui thấy tui thương nó hơn hồi trước. Tui không còn thấy có cái gì kỳ kỳ giữa nó và tui như tui thường thấy trước ngày tui đẻ ra thằng cu Tí.
Ở Missouri được cũng 5 năm, nhà tui và vợ chồng tui dọn về Arizona mà sống. Thằng con tui cũng được 8 tuổi, đã đi học, về nói tiếng Mỹ nghe muốn điếc tai. Thằng chồng tui bây giờ mở cửa tiệm sửa xe, khéo tay cho nên khách ra vô không đếm nổi. Mần ăn có tiền, vợ chồng tui lo nhà chồng tui qua Arizona luôn để ở gần nhau, nửa đêm nửa hôm, gió mái gì cũng có thể chạy qua, chạy lại, ba tui nói vậy. Có hôm, thằng con tui đi học về, lúc bước xuống xe buýt, chưa kịp xuống hẳn mặt đường mà xe buýt đã chạy trong khi một cái chân nó còn để ở trên xe. Thằng con tui bị té từ trên xe buýt xuống mặt đường, rồi còn bị xe kéo đi một khoảng. Ba tui đứng trong nhà chờ cháu về, ổng thấy ổng la ới ới. Tui với con nhỏ em tui liền chạy ra chở thằng con tui vô nhà thương.
Vô nhà thương không được nữa giờ đồng hồ thì thằng chồng tui chạy vô, đầu tóc, tay chân còn dính dầu mở, miệng nói không ra lời, ú a ú ớ tìm thằng con tui. Khi tìm ra được thằng con tui rồi thì nó ôm lấy thằng con tui vô lòng nó không buông, rồi nó còn khóc bù la bù lốc. Tui thấy kỳ quá tui mới nói với nó, con chỉ bị trầy trụa sơ sơ thui mà anh, anh khóc quá người ta vô người ta la cho mà coi, nó mới chịu nín. Tối đó, sau khi đem thằng cu Tí về nhà, 2 vợ chồng tui nằm với thằng con của mình, hổng hiểu sao tui lại nhớ chuyện xưa nên tui hỏi nó. Tui hỏi, nó còn coi cái cõi đời này là cõi tạm không thì nó liền ôm lấy tui, và thằng con tui, rươm rướm nước mắt mà nói, cái gì trước đây cũng tạm, gia đình của nó - là tụi tui - không bao giờ tạm.
Nói thiệt nghen, cái thằng chồng của tui - dù trước đây có quái đản cái cỡ nào đi chăng nữa - nó vẫn là thằng có tình, có nghĩa với tui, với con tui, với nhà tui, với nhà của nó. Bây giờ, tui coi nó như là thân cổ thụ, vững chắc, che chở bóng mát cho má con tui, không phải vì nó mần ăn có đồng ra đồng vô, mà vì nó không thấy cái vòng tay nhỏ xíu của tui, cái miệng răng sún của thằng con tui, là tạm.
Cái mãng lục bình trôi sông lạc chợ hồi trước chắc nay đã rã mục ở bến bờ nào rồi chứ không rã mục ở bến bờ của má con tui.
Tuệ Tâm