giavui
10-09-2010, 03:12 AM
Vừa cầm bát cơm, Mạnh vừa thét lên: “Sao cứ bắt con ăn nhiều? Cái hạch nó lại ăn hết của con mà!”. Vội nén quay mặt đi, đôi mắt trũng sâu đỏ hoe ầng ậc nước, anh Tự vẫn lẳng lặng xé từng miếng thịt cho con…
Những cảnh đời…
Bước vào tầng 7, khoa Ung bướu – Bệnh viện Nhi TW, ám ảnh đầu tiên là hình ảnh những bệnh nhi đầu trọc lóc, chân tay, thậm chí cả cổ và đầu quấn đầy những sợi dây cắm truyền.
Vừa thấy người lạ, cậu bé Hoàng Trọng Thiện (Thanh Hóa) đã quay mặt, nép vội vào lòng bà. Trên gương mặt của cậu bé 2 tuổi ấy, hiếm khi bắt gặp nụ cười hay nhìn thấy Thiện chơi đùa cùng các bạn.
Trong đôi mắt to tròn luôn mỏi mệt của em dường như chỉ có những cơn đau của khối u đang lớn dần trong gan và hơn hết còn là nỗi nhớ mẹ đến cháy bỏng.
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/images2026819_DSC01713.jpg
Hình ảnh Thiện lúc nào cũng mỏi mệt, buồn và nhớ mẹ
Ôm cháu vào lòng, người bà ngoại hơn 70 tuổi nghẹn ngào: “Mẹ vừa đi xuất khẩu lao động sang bên Đài Loan được một tháng thì con lại phải vào đây nhập viện vì phát hiện có u ở gan”.
Chạy vạy ngược xuôi được hơn 20 triệu cho chị Nga đi, giờ đây gia đình anh chị lại tiếp tục vay mượn để bà cháu, bố con bồng bế nhau lên viện Nhi TW mong có thể chữa khỏi bệnh cho cháu. Mỗi lần nhắc tới chị Nga, anh Thụ chỉ biết tặc lưỡi: “Đành để mẹ cháu bên ấy yên tâm làm việc chứ không dám nói con bị bệnh. Bây giờ nói cũng không giải quyết được gì rồi tiền đâu trả nợ, tiền đâu chữa bệnh cho con”.
Nhiều đêm, cậu bé quằn quại với những cơn đau rồi lả người đi vì mệt nhưng vẫn ú ớ gọi mẹ. Bao lần, chị Nga gọi điện về mong được gặp con mà gia đình cũng chỉ biết nói dối: “Chúng nó đi chơi rồi! Ở nhà mọi người vẫn khỏe”.
Ngọ nguậy đôi bàn tay, bàn chân bé xíu, trên lớp da non, mỏng chỉ như dính vào xương của bé Nguyễn Quang Thành (Hải Dương) đã thâm tím những vết chích lấy ven.
Hết tay rồi chân, nhiều khi không lấy được ven, ống truyền còn được cắm vào cổ, lên đầu. Có chỗ tím bầm, sưng tấy. Chưa tròn 7 tháng tuổi, Thành đã phải gồng mình chống chọi với nỗi đau ung thư, hơn nữa bệnh của em giờ đây đã đang trong quá trình di căn.
Ung thư thực sự là nỗi đau quá lớn với chị Nguyễn Thị Trang (Phú Thọ) có thể cướp đi cả chồng và con chị. 4 năm điều trị bệnh Bạch cầu (Ung thư máu) cho đứa con gái duy nhất của anh chị, khi con có những dấu hiệu tái lên tới 95% thì chị cũng biết rằng chồng chị - anh Bùi Tiến Dũng cũng đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư phổi.
Những ngày qua, khi gọi điện cho chị, tôi được biết anh Dũng đã tự ý trốn viện về nhà, còn cháu Huyền những ngày này đang bị sốt phát ban. Trốn viện, đồng nghĩa với việc anh đã tự mình ký tên vào bản án tử hình còn chị Trang sẽ phải làm gì với số tiền hơn 30 triệu anh chị đã vay khi điều trị cho con lần trước.
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/images2026820_DSC01823_2_.jpg
Những tiếng khóc xé lòng
Hốt hoảng đi tìm bác sĩ, anh Hưởng sợ hãi: “Bác ơi, cháu Thành lại bị vỡ ven rồi”. Vừa truyền được 1/3 chai hóa chất, da tay quá non, chỉ cựa mình mạnh trong giấc ngủ Thành đã làm vỡ ven.
Mệt mỏi đến lả người mới chỉ vừa thiếp đi, cậu bé bỗng khóc nấc không ra tiếng khi bị mũi kim chọc vào cánh tay lấy lại ven để tiếp tục truyền.
Lấy ven dường như là một nỗi ám ảnh đau đớn đối với mỗi bệnh nhi khi điều trị ung thư. Nhưng do còn quá nhỏ, trong quá trình điều trị lại phải truyền nhiều dịch và hóa chất nên các em thường xuyên bị mất ven.
Có khi, một ngày có em phải lấy ven lại 2 – 3 lần và mỗi lần không đơn giản chỉ là một vết chích có thể lấy được ngay.
Tôi đã từng giật mình khi cùng cô bé Việt Quỳnh (2 tuổi – Hà Nội) chơi trò bác sĩ với những câu nói ngây thơ nhưng rành mạch đến đáng sợ: “Lấy máu đi xét nghiệm nhé!” rồi có lúc em quát lên “Mềm tay ra”…
Đặc biệt trong những lúc khỏe, được vui đùa thoải mái dù mới chỉ 2 – 3 tuổi nhưng các em đã rất ý thức giữ gìn bàn tay có cắm ống truyền, không bao giờ các em nâng lên hay hạ xuống mạnh vì các em biết rằng: “Hỏng ven này sẽ phải lấy lại ven khác”.
Là một bác sĩ tại khoa Sản – Bệnh viện Việt Pháp, chị Thu Hiền nhớ mãi những ngày đầu điều trị tại Bệnh viện, bé Việt Dũng đã khóc nấc lên dù được mẹ lấy ven: “Mẹ ác lắm! Mẹ chọc con đau lắm! Mẹ có bị lấy ven đâu mà mẹ biết con đau như thế nào?”.
Vừa truyền hóa chất, vừa tựa vào người bố Nguyễn Đức Mạnh (Thanh Hóa) vừa cẩn thận đưa bàn tay không cắm truyền nắm nót viết từng dòng chữ: Bố Tự, mẹ Hương, chị Ly.
6 tuổi, nhập viện được 1 tháng, bắt đầu phác đồ hóa trị được 3 ngày, ung thư hạch đã không cho em có cơ hội được cắp sách tới trường, được học viết những con chữ đầu tiên.
Hành trình với những con chữ của em giờ đây chỉ gắn với giường bệnh, với hóa chất mỗi khi em thấy người mình khỏe.
Những cảnh đời…
Bước vào tầng 7, khoa Ung bướu – Bệnh viện Nhi TW, ám ảnh đầu tiên là hình ảnh những bệnh nhi đầu trọc lóc, chân tay, thậm chí cả cổ và đầu quấn đầy những sợi dây cắm truyền.
Vừa thấy người lạ, cậu bé Hoàng Trọng Thiện (Thanh Hóa) đã quay mặt, nép vội vào lòng bà. Trên gương mặt của cậu bé 2 tuổi ấy, hiếm khi bắt gặp nụ cười hay nhìn thấy Thiện chơi đùa cùng các bạn.
Trong đôi mắt to tròn luôn mỏi mệt của em dường như chỉ có những cơn đau của khối u đang lớn dần trong gan và hơn hết còn là nỗi nhớ mẹ đến cháy bỏng.
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/images2026819_DSC01713.jpg
Hình ảnh Thiện lúc nào cũng mỏi mệt, buồn và nhớ mẹ
Ôm cháu vào lòng, người bà ngoại hơn 70 tuổi nghẹn ngào: “Mẹ vừa đi xuất khẩu lao động sang bên Đài Loan được một tháng thì con lại phải vào đây nhập viện vì phát hiện có u ở gan”.
Chạy vạy ngược xuôi được hơn 20 triệu cho chị Nga đi, giờ đây gia đình anh chị lại tiếp tục vay mượn để bà cháu, bố con bồng bế nhau lên viện Nhi TW mong có thể chữa khỏi bệnh cho cháu. Mỗi lần nhắc tới chị Nga, anh Thụ chỉ biết tặc lưỡi: “Đành để mẹ cháu bên ấy yên tâm làm việc chứ không dám nói con bị bệnh. Bây giờ nói cũng không giải quyết được gì rồi tiền đâu trả nợ, tiền đâu chữa bệnh cho con”.
Nhiều đêm, cậu bé quằn quại với những cơn đau rồi lả người đi vì mệt nhưng vẫn ú ớ gọi mẹ. Bao lần, chị Nga gọi điện về mong được gặp con mà gia đình cũng chỉ biết nói dối: “Chúng nó đi chơi rồi! Ở nhà mọi người vẫn khỏe”.
Ngọ nguậy đôi bàn tay, bàn chân bé xíu, trên lớp da non, mỏng chỉ như dính vào xương của bé Nguyễn Quang Thành (Hải Dương) đã thâm tím những vết chích lấy ven.
Hết tay rồi chân, nhiều khi không lấy được ven, ống truyền còn được cắm vào cổ, lên đầu. Có chỗ tím bầm, sưng tấy. Chưa tròn 7 tháng tuổi, Thành đã phải gồng mình chống chọi với nỗi đau ung thư, hơn nữa bệnh của em giờ đây đã đang trong quá trình di căn.
Ung thư thực sự là nỗi đau quá lớn với chị Nguyễn Thị Trang (Phú Thọ) có thể cướp đi cả chồng và con chị. 4 năm điều trị bệnh Bạch cầu (Ung thư máu) cho đứa con gái duy nhất của anh chị, khi con có những dấu hiệu tái lên tới 95% thì chị cũng biết rằng chồng chị - anh Bùi Tiến Dũng cũng đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư phổi.
Những ngày qua, khi gọi điện cho chị, tôi được biết anh Dũng đã tự ý trốn viện về nhà, còn cháu Huyền những ngày này đang bị sốt phát ban. Trốn viện, đồng nghĩa với việc anh đã tự mình ký tên vào bản án tử hình còn chị Trang sẽ phải làm gì với số tiền hơn 30 triệu anh chị đã vay khi điều trị cho con lần trước.
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/images2026820_DSC01823_2_.jpg
Những tiếng khóc xé lòng
Hốt hoảng đi tìm bác sĩ, anh Hưởng sợ hãi: “Bác ơi, cháu Thành lại bị vỡ ven rồi”. Vừa truyền được 1/3 chai hóa chất, da tay quá non, chỉ cựa mình mạnh trong giấc ngủ Thành đã làm vỡ ven.
Mệt mỏi đến lả người mới chỉ vừa thiếp đi, cậu bé bỗng khóc nấc không ra tiếng khi bị mũi kim chọc vào cánh tay lấy lại ven để tiếp tục truyền.
Lấy ven dường như là một nỗi ám ảnh đau đớn đối với mỗi bệnh nhi khi điều trị ung thư. Nhưng do còn quá nhỏ, trong quá trình điều trị lại phải truyền nhiều dịch và hóa chất nên các em thường xuyên bị mất ven.
Có khi, một ngày có em phải lấy ven lại 2 – 3 lần và mỗi lần không đơn giản chỉ là một vết chích có thể lấy được ngay.
Tôi đã từng giật mình khi cùng cô bé Việt Quỳnh (2 tuổi – Hà Nội) chơi trò bác sĩ với những câu nói ngây thơ nhưng rành mạch đến đáng sợ: “Lấy máu đi xét nghiệm nhé!” rồi có lúc em quát lên “Mềm tay ra”…
Đặc biệt trong những lúc khỏe, được vui đùa thoải mái dù mới chỉ 2 – 3 tuổi nhưng các em đã rất ý thức giữ gìn bàn tay có cắm ống truyền, không bao giờ các em nâng lên hay hạ xuống mạnh vì các em biết rằng: “Hỏng ven này sẽ phải lấy lại ven khác”.
Là một bác sĩ tại khoa Sản – Bệnh viện Việt Pháp, chị Thu Hiền nhớ mãi những ngày đầu điều trị tại Bệnh viện, bé Việt Dũng đã khóc nấc lên dù được mẹ lấy ven: “Mẹ ác lắm! Mẹ chọc con đau lắm! Mẹ có bị lấy ven đâu mà mẹ biết con đau như thế nào?”.
Vừa truyền hóa chất, vừa tựa vào người bố Nguyễn Đức Mạnh (Thanh Hóa) vừa cẩn thận đưa bàn tay không cắm truyền nắm nót viết từng dòng chữ: Bố Tự, mẹ Hương, chị Ly.
6 tuổi, nhập viện được 1 tháng, bắt đầu phác đồ hóa trị được 3 ngày, ung thư hạch đã không cho em có cơ hội được cắp sách tới trường, được học viết những con chữ đầu tiên.
Hành trình với những con chữ của em giờ đây chỉ gắn với giường bệnh, với hóa chất mỗi khi em thấy người mình khỏe.