Mặc Vũ
10-08-2010, 07:28 PM
CHÍCH NGỪA NGƯỜI LỚN
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Bác sĩ Chuyên Khoa Nội Thương
Hiện Cali ta đang có dịch ho gà, một bệnh gây ho dữ dội, dai dẳng nhiều tuần, nhiều tháng và có thể gây tử vong, nhất là cho trẻ dưới 1 tuổi, nên Sở Y Tế Cali (California Department of Public Health) khuyên chúng ta, trong khoảng tuổi 19-64, nhất là những người hay tiếp xúc với trẻ dưới 1 tuổi, nên chích ngừa bệnh ho gà. Cơ quan Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) cũng khuyên vậy.
Trong bài này và bài kỳ sau, chúng ta cùng ôn lại những chích ngừa người lớn chúng ta cần làm theo định kỳ.
Vấn đề chích ngừa cho người lớn hay bị bỏ quên, vì nhiều lý do, trong đó có việc ít ai giữ được đầy đủ hồ sơ chích ngừa của mình từ bé, để xem chích ngừa nào đã đủ, chích ngừa nào chưa. Thêm vào đấy, khác với các chương trình phòng ngừa cho trẻ em, người lớn chúng ta không có một chương trình phòng ngừa rõ rệt hoạch định bởi các cơ quan y tế, nhiều chích ngừa không được trả tiền, muốn chích, phải bỏ tiền túi.
Ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà
Ở Mỹ, uốn ván, còn gọi phong đòn gánh (tetanus, bệnh khiến người thẳng đuỗn như tấm ván) là bệnh của người có tuổi, cũng dễ chết ở người có tuổi. Trẻ con cắp sách đến trường tại Mỹ được chích ngừa uốn ván hết rồi. Tính ra, 40-85% người trên 60 tuổi không có đủ lượng kháng thể trong máu chống uốn ván.
Đúng ra, mỗi người lớn chúng ta cần chích ngừa uốn ván một hơi 3 lần (lần đầu, lần thứ nhì 4 tuần sau, lần thứ ba 6-12 tháng sau lần nhì), rồi sau đó mỗi 10 năm. Thuốc ngừa uốn ván được pha chung với thuốc ngừa bệnh bạch hầu (diphtheria, gây nóng sốt, đau, nổi màng trắng trong cổ họng), gọi chung là “Td”. Một mũi thuốc, ngừa cả hai bệnh. Đa số các trường hợp bệnh uốn ván xảy ra là do không chích ngừa đủ 3 lần đầu.
Hiện ở Cali ta đang có dịch ho gà (pertussis hay whooping cough), nên California Department of Public Health và CDC khuyên chúng ta, trong khoảng tuổi 19-64, nhất là những người hay tiếp xúc với trẻ dưới 1 tuổi, nên chích ngừa ho gà. Thuốc ngừa ho gà được pha chung với thuốc ngừa uốn ván và bạch hầu (Td), nên có tên Tdap (Tetanus, diphtheria, acellular pertussis: uốn ván, bạch hầu, ho gà). Nếu chúng ta chích ngừa Td ít nhất đã 2 năm trước, nay chúng ta có thể chích ngừa Tdap.
Ngừa sưng phổi Pneumococcus
Sưng phổi (pneumonia) gây do nhiều thứ lắm: vi trùng (bacteria), siêu vi trùng (virus), có khi ký sinh trùng (parasites), nấm (fungus). Nhưng trong cái đám vô lại có thể gây sưng phổi làm phiền ta, vi trùng Pneumococcus là con nổi tiếng nhất, vì đa số các trường hợp sưng phổi do nó gây ra.
Ở Mỹ không thôi, sưng phổi do vi trùng Pneumococcus làm chết 40.000 người mỗi năm. Nó là một trong những nguyên nhân hay khiến các vị trên 65 phải rời nhà vào nhà thương. Những người đang mang sẵn các tật bệnh khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm (chẳng hạn như bệnh AIDS, bệnh thận...) cũng dễ bị sưng phổi Pneumococcus.
Từ phổi, vi trùng Pneumococcus có thể vào máu gây nhiễm trùng máu (bacteremia), rồi theo máu đến gieo họa nơi các cơ quan khác (màng óc, tim, khớp...). Một khi nhiễm trùng máu hoặc sưng màng óc xảy ra, tử vong sẽ rất cao.
Hiện chích ngừa là cách tốt để phòng bệnh sưng phổi gây do vi trùng Pneumococcus. Vi trùng Pneumococcus không phải chỉ có một con. Chúng có nhiều dòng, tuy cùng một giống. Thuốc ngừa sưng phổi Pneumococcus chứa những chất lấy từ 23 dòng vi trùng Pneumococcus khác nhau. Thuốc chích vào người để kích thích cơ thể ta tạo những kháng thể (antibodies) chống lại những dòng vi trùng này.
Đa số người khỏe mạnh chúng ta, 2-3 tuần sau khi được chích ngừa, trong người sẽ có kháng thể chống lại hết hay hầu hết các dòng vi trùng này, giúp ta tránh được bệnh sưng phổi gây do chúng (kết quả bảo vệ 85-95%). Các vị lớn tuổi và nhiều người đang mang một số bệnh kinh niên không tạo được những kháng thể tốt như những người còn trẻ khỏe, nên sự bảo vệ của thuốc không được đến vậy. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng thế.
* Ai cần chích ngừa:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị chích ngừa sưng phổi Pneumococcus cho những quí vị thuộc các thành phần sau đây:
- Các vị từ 65 tuổi, dù không có bệnh gì quan trọng.
- Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 65 đang mang các bệnh kinh niên như bệnh tim, bệnh phổi, thận, tiểu đường, AIDS, ung thư..., hoặc người đang phải dùng những loại thuốc khiến sức kháng cự của cơ thể suy giảm, như thuốc Prednisone, các thuốc chống ung thư.
- Người có lá lách (spleen) đã cắt, hoặc lá lách bệnh, nên không làm việc bình thường (lá lách là cơ quan quan trọng tạo các kháng thể chống vi trùng Pneumococcus).
- Người đang ở trong viện chăm sóc đặc biệt (nursing homes).
- Người đã được thay ghép cơ quan (organ transplant recipients), chẳng hạn như thay ghép thận.
- Người xơ gan (cirrhosis), hoặc dù chưa, nhưng nghiện rượu nặng.
Trên nguyên tắc, một mũi thuốc ngừa sẽ bảo vệ ta suốt đời, song những vị sau đây nên được chích ngừa lại sau 6 năm, do sự bảo vệ nhạt dần theo thời gian: người không còn lá lách (hoặc lá lách bệnh, không làm việc đàng hoàng), người bệnh thận, người bị hội chứng “nephrotic” (nephrotic syndrome: thận không giữ được chất đạm, khiến chất đạm cứ thất thoát ra nước tiểu), người được thay ghép cơ quan, người mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease) do hút thuốc lá.
Còn tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương
8748 E. Valley Blvd., Ste H
Rosemead, CA 91770
Tel: (626) 288-3306
Yduocngaynay.com
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Bác sĩ Chuyên Khoa Nội Thương
Hiện Cali ta đang có dịch ho gà, một bệnh gây ho dữ dội, dai dẳng nhiều tuần, nhiều tháng và có thể gây tử vong, nhất là cho trẻ dưới 1 tuổi, nên Sở Y Tế Cali (California Department of Public Health) khuyên chúng ta, trong khoảng tuổi 19-64, nhất là những người hay tiếp xúc với trẻ dưới 1 tuổi, nên chích ngừa bệnh ho gà. Cơ quan Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) cũng khuyên vậy.
Trong bài này và bài kỳ sau, chúng ta cùng ôn lại những chích ngừa người lớn chúng ta cần làm theo định kỳ.
Vấn đề chích ngừa cho người lớn hay bị bỏ quên, vì nhiều lý do, trong đó có việc ít ai giữ được đầy đủ hồ sơ chích ngừa của mình từ bé, để xem chích ngừa nào đã đủ, chích ngừa nào chưa. Thêm vào đấy, khác với các chương trình phòng ngừa cho trẻ em, người lớn chúng ta không có một chương trình phòng ngừa rõ rệt hoạch định bởi các cơ quan y tế, nhiều chích ngừa không được trả tiền, muốn chích, phải bỏ tiền túi.
Ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà
Ở Mỹ, uốn ván, còn gọi phong đòn gánh (tetanus, bệnh khiến người thẳng đuỗn như tấm ván) là bệnh của người có tuổi, cũng dễ chết ở người có tuổi. Trẻ con cắp sách đến trường tại Mỹ được chích ngừa uốn ván hết rồi. Tính ra, 40-85% người trên 60 tuổi không có đủ lượng kháng thể trong máu chống uốn ván.
Đúng ra, mỗi người lớn chúng ta cần chích ngừa uốn ván một hơi 3 lần (lần đầu, lần thứ nhì 4 tuần sau, lần thứ ba 6-12 tháng sau lần nhì), rồi sau đó mỗi 10 năm. Thuốc ngừa uốn ván được pha chung với thuốc ngừa bệnh bạch hầu (diphtheria, gây nóng sốt, đau, nổi màng trắng trong cổ họng), gọi chung là “Td”. Một mũi thuốc, ngừa cả hai bệnh. Đa số các trường hợp bệnh uốn ván xảy ra là do không chích ngừa đủ 3 lần đầu.
Hiện ở Cali ta đang có dịch ho gà (pertussis hay whooping cough), nên California Department of Public Health và CDC khuyên chúng ta, trong khoảng tuổi 19-64, nhất là những người hay tiếp xúc với trẻ dưới 1 tuổi, nên chích ngừa ho gà. Thuốc ngừa ho gà được pha chung với thuốc ngừa uốn ván và bạch hầu (Td), nên có tên Tdap (Tetanus, diphtheria, acellular pertussis: uốn ván, bạch hầu, ho gà). Nếu chúng ta chích ngừa Td ít nhất đã 2 năm trước, nay chúng ta có thể chích ngừa Tdap.
Ngừa sưng phổi Pneumococcus
Sưng phổi (pneumonia) gây do nhiều thứ lắm: vi trùng (bacteria), siêu vi trùng (virus), có khi ký sinh trùng (parasites), nấm (fungus). Nhưng trong cái đám vô lại có thể gây sưng phổi làm phiền ta, vi trùng Pneumococcus là con nổi tiếng nhất, vì đa số các trường hợp sưng phổi do nó gây ra.
Ở Mỹ không thôi, sưng phổi do vi trùng Pneumococcus làm chết 40.000 người mỗi năm. Nó là một trong những nguyên nhân hay khiến các vị trên 65 phải rời nhà vào nhà thương. Những người đang mang sẵn các tật bệnh khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm (chẳng hạn như bệnh AIDS, bệnh thận...) cũng dễ bị sưng phổi Pneumococcus.
Từ phổi, vi trùng Pneumococcus có thể vào máu gây nhiễm trùng máu (bacteremia), rồi theo máu đến gieo họa nơi các cơ quan khác (màng óc, tim, khớp...). Một khi nhiễm trùng máu hoặc sưng màng óc xảy ra, tử vong sẽ rất cao.
Hiện chích ngừa là cách tốt để phòng bệnh sưng phổi gây do vi trùng Pneumococcus. Vi trùng Pneumococcus không phải chỉ có một con. Chúng có nhiều dòng, tuy cùng một giống. Thuốc ngừa sưng phổi Pneumococcus chứa những chất lấy từ 23 dòng vi trùng Pneumococcus khác nhau. Thuốc chích vào người để kích thích cơ thể ta tạo những kháng thể (antibodies) chống lại những dòng vi trùng này.
Đa số người khỏe mạnh chúng ta, 2-3 tuần sau khi được chích ngừa, trong người sẽ có kháng thể chống lại hết hay hầu hết các dòng vi trùng này, giúp ta tránh được bệnh sưng phổi gây do chúng (kết quả bảo vệ 85-95%). Các vị lớn tuổi và nhiều người đang mang một số bệnh kinh niên không tạo được những kháng thể tốt như những người còn trẻ khỏe, nên sự bảo vệ của thuốc không được đến vậy. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng thế.
* Ai cần chích ngừa:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị chích ngừa sưng phổi Pneumococcus cho những quí vị thuộc các thành phần sau đây:
- Các vị từ 65 tuổi, dù không có bệnh gì quan trọng.
- Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 65 đang mang các bệnh kinh niên như bệnh tim, bệnh phổi, thận, tiểu đường, AIDS, ung thư..., hoặc người đang phải dùng những loại thuốc khiến sức kháng cự của cơ thể suy giảm, như thuốc Prednisone, các thuốc chống ung thư.
- Người có lá lách (spleen) đã cắt, hoặc lá lách bệnh, nên không làm việc bình thường (lá lách là cơ quan quan trọng tạo các kháng thể chống vi trùng Pneumococcus).
- Người đang ở trong viện chăm sóc đặc biệt (nursing homes).
- Người đã được thay ghép cơ quan (organ transplant recipients), chẳng hạn như thay ghép thận.
- Người xơ gan (cirrhosis), hoặc dù chưa, nhưng nghiện rượu nặng.
Trên nguyên tắc, một mũi thuốc ngừa sẽ bảo vệ ta suốt đời, song những vị sau đây nên được chích ngừa lại sau 6 năm, do sự bảo vệ nhạt dần theo thời gian: người không còn lá lách (hoặc lá lách bệnh, không làm việc đàng hoàng), người bệnh thận, người bị hội chứng “nephrotic” (nephrotic syndrome: thận không giữ được chất đạm, khiến chất đạm cứ thất thoát ra nước tiểu), người được thay ghép cơ quan, người mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease) do hút thuốc lá.
Còn tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương
8748 E. Valley Blvd., Ste H
Rosemead, CA 91770
Tel: (626) 288-3306
Yduocngaynay.com