PDA

View Full Version : Từ Cơn Khủng Hoảng Nợ Âu Châu, Xét Tác Động Và Rút Bài Học Sớm



Mặc Vũ
10-08-2010, 07:08 PM
Từ Cơn Khủng Hoảng Nợ Âu Châu, Xét Tác Động Và Rút Bài Học Sớm


TS. Phạm Đỗ Chí
Cựu chuyên gia IMF

Sau cơn bão nợ của Hy Lạp và gói tài chính tiếp cứu khẩn cấp của khối Euro và IMF lên đến 147 tỷ USD, đã tưởng tình hình có thể tạm yên với các vòi rồng lớn chữa cháy và sự chờ đợi thực hiện chính sách kinh tế đáp ứng mạnh mẽ của nước này cũng như các biện pháp phòng ngừa của vài nước láng giềng Nam Âu, nhất là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Nhưng phản ứng tệ hại trên các thị trường tài chính thế giới, nhất là khi các thị trường chứng khoán Âu Mỹ và Nhật Bản mất từ 10%-15% giá trị trong tuần lễ ngay sau đó, đã cho thấy tác động của cơn bão này quan trọng hơn mọi quan sát viên quốc tế đang nghĩ rất nhiều. Phản ứng mới nhất cho là cơn hồi phục kinh tế thế giới sau khủng hoảng 2008-2009 có thể sẽ mang hình chữ W thay vì chữ V như mọi người hy vọng dạo đầu năm 2010.
Vì tính cách quan trọng của vấn đề lây lan sang các nước láng giềng, bài này sẽ dựa trên các số liệu sơ khởi trên Internet về nợ công và chồng chéo của các nước có vấn đề ở Nam Âu, các giải pháp có thể bàn đến cũng như tác động lên việc duy trì khối Euro và ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính thế giới, tiếp đến là các nhận định khởi đầu cho ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Và sau cùng, thử rút ra vài bài học sớm có thể cho vấn đề nợ công liên hệ đến chính sách đầu tư công quá lớn đang được dùng ở Việt Nam.

Nợ công lớn và chồng chéo ở Nam Âu

Từ hình kèm đây được trích từ trên mạng Internet như một tham khảo sơ khởi, các món nợ của các nước phía Nam châu Âu thật khổng lồ đối với ba cường quốc châu lục là Đức, Pháp và Anh, và cả các món nợ chồng chéo với nhau.

Trước hết là Hy Lạp đã được biết đến rộng rãi với món nợ 236 tỷ USD, quan trọng nhất là gồm nợ Pháp 75 tỷ, Đức 45 tỷ và Anh 15 tỷ. Tuy nhiên còn chưa thấm với hai nước láng giềng được nói đến cũng đang trên bờ khủng hoảng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Tây Ban Nha có món nợ tổng cộng là 1.100 tỷ USD, tức hơn 4 lần món nợ Hy Lạp, bao gồm 238 tỷ với Đức, 220 tỷ với Pháp và 114 tỷ với Anh. Nước này đang có tỷ lệ thất nghiệp là 20% và có nền kinh tế gần như yếu nhất châu lục.

Bồ Đào Nha có món nợ tổng cộng là 286 tỷ USD, bao gồm 1/3 là nợ Tây Ban Nha (86 tỷ), rồi đến nợ Đức 47 tỷ, Pháp 45 tỷ và Anh 24 tỷ; nhưng Tây Ban Nha cũng nợ chéo lại là 28 tỷ. Hy Lạp cũng nợ Bồ Đào Nha gần 10 tỷ.

Ngoài ra, cũng đáng để ý là Ý (Italy) có món nợ lớn tới 1.400 tỷ USD và Ireland nợ 867 tỷ USD, và cả hai đều mang nợ lớn với 3 nước đã kể là Đức, Pháp và Anh, dù hai nước chưa bị xếp vào tình trạng “báo động nợ”.


http://i53.tinypic.com/2e67iiu.jpg
Nguồn: Bank for International Settlements (Internet)

Chuyện gì sẽ xảy ra cho khối Euro?

Từ nỗ lực cứu Hy Lạp đã dấy lên một làn sóng sợ hãi cho rằng một cuộc khủng hoảng nợ công tương tự có thể xảy ra tại một số nước khác như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng như những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với phục hồi kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế mới so với khủng hoảng của châu Á
Cuộc khủng hoảng diễn ra tại Hy Lạp làm cho chúng ta nhớ lại khủng hoảng châu Á diễn ra vào năm 1997-1998, bắt nguồn từ Thái Lan sau đó lan sang Hàn Quốc và Inđônêsia. Tuy nhiên, sự giống nhau chỉ giới hạn ở bản chất của sự lây lan và các khoản nợ bên ngoài.

Còn ngoài ra có nhiều sự khác nhau giữa cuộc khủng hoảng mới tại châu Âu so với cuộc khủng hoảng tại châu Á:

- Các khoản nợ từ cuộc khủng hoảng cũ gần như là nợ tư, ngắn hạn, trong khi các khoản nợ hiện nay của châu Âu là các khoản nợ công trung và dài hạn với quy mô lớn hơn rất nhiều so với khoản nợ trước;

- Tổng các khoản nợ trong cuộc khủng hoảng châu Á là 40 tỷ USD trong khi đó ước tính ban đầu của các khoản nợ tại 3 nước châu Âu lên tới 400-450 tỷ USD (riêng gói cứu trợ cho Hy Lạp lên tới 147 tỷ USD), gấp hơn 10 lần so với quy mô nợ tại châu Á;
- Những nỗ lực cứu chữa cuộc khủng hoảng châu Á tuy rất khó khăn nhưng được khởi động nhanh chóng từ các chương trình của riêng IMF và được sự đồng tình chấp thuận từ các nước tham gia;

- Trong khi đó, chương trình cứu trợ của EU-IMF thực hiện dưới sự phản kháng quyết liệt từ phía người dân Hy Lạp, điều này dấy lên nỗi lo lắng về tính khả thi của lập trình chính sách chữa trị.

Sự chi tiêu bừa bãi cũng như sự nhập nhằng trong số liệu tài chính và nợ công nhằm vội vã thực hiện đủ tiêu chí gia nhập vào cộng đồng châu Âu của Hy Lạp được coi như nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng như hiện nay;

- Điều phi lý là chỉ trong thời gian ngắn trước đó, khó tin được là một số nước châu Âu sẽ có ngày chấp nhận các biện pháp cứu trợ hà khắc của IMF. Sự hy sinh và gian khổ cần có khó có thể được chấp nhận từ phía người dân châu Âu. Do vậy, sự cứu trợ chắc chắn sẽ dài hơn, khó khăn hơn và cần huy động vốn nhiều hơn.

Liệu Đức và Pháp đủ sức hay bằng lòng ra tay cứu khối Euro?
Trong khi gói cứu trợ các nước châu Á chỉ có từ IMF, thì cuộc khủng hoảng tại châu Âu lớn hơn rất nhiều và cần sự hỗ trợ to lớn từ phía các nước châu Âu giàu có khác như Đức, Pháp nếu muốn duy trì cộng đồng này và đồng tiền chung Euro.

Tin tức cho biết Đức sẽ tổ chức cuộc trưng cau dân ý về việc “cứu” Hy Lạp nhưng gói nợ quá lớn của các đối tác châu lục khác cho thấy chính nền kinh tế của họ sẽ bị đe dọa lớn, và điều này có thể làm chính Đức muốn rút lui ra khỏi khối Euro.

Liệu Hy Lạp và vài nước nợ lớn khác có thể tiếp tục ở lại trong khối Euro lâu dài?

Thất thu tài khóa của Hy Lạp hiện tương đương với 13% GDP. Muốn giảm xuống mức đòi hỏi khoảng 3% GDP, họ phải tăng thuế và cắt chi tiêu công tương đương với 10% GDP trong vài năm tới: một gánh điều chỉnh không thể kham nổi với tỷ lệ thất nghiệp đã cao hiện nay là 10%.

Ngoài ra với cán cân nhập siêu hàng hóa đang là 15% của GDP, Hy Lạp không thể sớm giảm nhập khẩu hay tăng xuất khẩu khi họ không có được chính sách tiền tệ lẫn tỷ giá độc lập với tính cách thành viên khối Euro và dùng chung đồng tiền Euro. Thời gian để điều chỉnh chính sách sẽ rất dài hay gần như không thể được.

Một số chuyên gia quốc tế, như Martin Feldstein, đề nghị Hy Lạp có thể tạm rút ra khỏi khối Euro trong ít năm và dùng trở lại đồng tiền riêng của mình là Drachma với tỷ giá mới là 1 Euro = 1.3 Drachmas (tức là chấp nhận phá giá tiền nội tệ riêng của mình 30% so với tiền Euro) để có được chính sách điều chỉnh và cạnh tranh hàng hóa hữu hiệu hơn nhằm sớm thu hẹp cả hai mối thất thu: ngân sách và nhập siêu. Sau độ vài năm lúc tình hình cải thiện trở lại, Hy Lạp có thể trở lại khối Euro.

Tuy nhiên các nước thành viên có thể chống lại giải pháp giúp Hy Lạp cải cách như trên vì các nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể bắt chước như vậy. Nước cờ lưỡng nan cho các thành viên giàu có của khối Euro là ở chỗ đó: cứu trợ toàn diện cho Hy Lạp thì không kham nổi và cho phép tạm rút ra thì sợ mối đoàn kết toàn khối sẽ lung lay. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng sâu đậm đến nền kinh tế toàn cầu.

Ảnh hưởng tới nền kinh tế và tài chính thế giới

Trước tiên, có thể thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu sẽ chậm hơn và khá khiêm tốn khi mà Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng do vậy nguồn lực cho những chính sách tài khóa trong nước họ sẽ ít hơn;

Sự hồi phục nhanh của kinh tế Mỹ vì thế cũng không chắc chắn, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trở lại gần mức 2 con số (9.9% trong tháng 4 từ mức 9.7% trong tháng 3). Sự phục hồi kinh tế Mỹ và toàn cầu do đó có thể chững lại sau 6 tháng tới và có thể mang hình chữ W thay vì chữ V như mong muốn;

Đặc biệt lúc này khó loại trừ trường hợp cơn khủng hoảng nợ các xứ Nam Âu có thể lan rộng thành một cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mới do sự vỡ nợ của thị trường tài chính Âu châu với các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap—CDS). Các hợp đồng này là các giấy tờ bảo hiểm có giá thường được mua bởi các nhà đầu tư tài chính cho trường hợp vỡ nợ của các trái phiếu, cũng sẽ xuống giá nặng nếu thị trường cho là các nước phát hành trái phiếu ban đầu cùng không đủ sức chi trả nợ công.

Nhiều nhà phân tích quốc tế đã kết nối cơn khủng hoảng nợ công hiện tại với đợt đầu của mối lo CDS, giống hệt như sự đổ vỡ của món nợ 7 nghìn tỷ USD của thị trường cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ phát hiện vào giữa năm 2007 đã gây nên cơn đại họa tài chính không lường được cho Mỹ đúng một năm sau, vào giữa năm 2008, tiếp nối bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tương tự, thị trường CDS hiện tại được ước tính ở mức trên 20,000 tỷ CDS, tức là trị giá gấp 3 lần thị trường thế chấp BĐS dưới chuẩn của Mỹ, nếu gây phá sản lan rộng sẽ có tác động lớn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mới đây.

Đó chính là nguyên nhân lo lắng khiến các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới lại sụp đổ mới trong tuần đầu tháng 6. Các thị trường chứng khoán sẽ trải qua những rối ren mới do sự thiếu tin tưởng từ phía các nhà đầu tư gây ra bởi cuộc khủng hoảng sâu rộng này mà ít ai tiên đoán được tầm hậu quả;

Đồng US và đặc biệt là đồng Yen sẽ tiếp tục trên đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này;
Giá dầu quốc tế giảm xuống sau khi đạt mốc cao 87-89 USD/thùng vài tuần trước khủng hoảng Hy Lạp hiện rơi xuống 75 USD và có thể rơi xuống còn khoảng 60-65 USD/thùng do tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn của thế giới;

Giá các hàng hoá khác, bao gồm các sản phẩm trong ngành công nghiệp và nông nghiệp, có thể sẽ theo đó giảm xuống;
Chỉ có một ngoại lệ đó là giá vàng khi mà giá mặt hàng này đã nhẩy vọt trở lên mức 1,200 $/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu mua vàng như tài sản dự trữ an toàn hơn so với các đồng tiền giấy sau khi các cá nhân và tổ chức châu Âu và châu Á đua nhau mua vàng ngay sau khủng hoảng Hy Lạp. Giá vàng tăng lên mức cao mới 1,249 USD/ounce cùng với xu hướng tăng mạnh của đồng USD từ vài tuần qua là điều hiếm khi xảy ra. Cho các nhà đầu tư cá nhân, lúc này họ muốn tăng phần tiền mặt lưu giữ cùng với vàng và có thể ngay cả địa ốc ở Mỹ là món “bị chán” từ 3 năm nay.

Ảnh hưởng có thể xảy ra đối với Việt Nam

Khi tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, triển vọng đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ kém thuận lợi hơn so với dự kiến trong năm nay và có thể trong trung hạn. Đặc biệt là khi mãi lực mua hàng kém đi cho toàn châu Âu và tiền VND lên giá nhiều so với Euro (do VND được kết dính với USD), xuất khẩu sang châu lục này sẽ giảm sút lớn.

Trong trường hợp đồng USD được coi là phương tiện dự trữ an toàn cao và tiếp tục đạt mức tỷ giá cao trên thế giới, và các thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức cao, dự báo mới đây của một vài quan sát viên địa phương cho rằng tiền VND sắp lên giá so với USD trong phần còn lại của năm 2010 e rằng hơi lạc quan. Những khó khăn về thanh toán quốc tế vẫn là một thực tại của năm 2010, tiếp tục cần đến các chính sách hiệu quả để duy trì đồng Việt Nam ổn định.

Cùng với việc tiếp tục duy trì chính sách tín dụng chặt, xu hướng giảm giá của dầu xăng và các mặt hàng hóa khác có thể làm giảm áp lực về lạm phát trong những tháng tới so với quý I. Theo đó, mặt bằng lãi suất ngân hàng cũng có thể giảm theo.

Tuy nhiên, giá xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp sẽ giảm và điều này sẽ là một mối quan tâm đối với khu vực nông nghiệp. Những biện pháp sớm nên được chuẩn bị.

Tương tự như vậy, thị trường chứng khoán VN cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, giống như các thị trường chứng khoán khác trên thế giới đang suy giảm.

Còn tiếp.

Diễn Đàn Thế Kỹ.

Mặc Vũ
10-08-2010, 07:11 PM
Từ Cơn Khủng Hoảng Nợ Âu Châu, Xét Tác Động Và Rút Bài Học Sớm


TS. Phạm Đỗ Chí
Cựu chuyên gia IMF

B]Ảnh hưởng có thể xảy ra đối với Việt Nam[/B]

Khi tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, triển vọng đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ kém thuận lợi hơn so với dự kiến trong năm nay và có thể trong trung hạn. Đặc biệt là khi mãi lực mua hàng kém đi cho toàn châu Âu và tiền VND lên giá nhiều so với Euro (do VND được kết dính với USD), xuất khẩu sang châu lục này sẽ giảm sút lớn.

Trong trường hợp đồng USD được coi là phương tiện dự trữ an toàn cao và tiếp tục đạt mức tỷ giá cao trên thế giới, và các thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức cao, dự báo mới đây của một vài quan sát viên địa phương cho rằng tiền VND sắp lên giá so với USD trong phần còn lại của năm 2010 e rằng hơi lạc quan. Những khó khăn về thanh toán quốc tế vẫn là một thực tại của năm 2010, tiếp tục cần đến các chính sách hiệu quả để duy trì đồng Việt Nam ổn định.

Cùng với việc tiếp tục duy trì chính sách tín dụng chặt, xu hướng giảm giá của dầu xăng và các mặt hàng hóa khác có thể làm giảm áp lực về lạm phát trong những tháng tới so với quý I. Theo đó, mặt bằng lãi suất ngân hàng cũng có thể giảm theo.

Tuy nhiên, giá xuất khẩu đối với các mặt hàng nông nghiệp sẽ giảm và điều này sẽ là một mối quan tâm đối với khu vực nông nghiệp. Những biện pháp sớm nên được chuẩn bị.

Tương tự như vậy, thị trường chứng khoán VN cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, giống như các thị trường chứng khoán khác trên thế giới đang suy giảm.

Và bài học nào cho Việt Nam từ khủng hoảng châu Âu?

Với cơ cấu sản xuất hiện có luôn đưa đến nhập siêu cao và từ đó áp lực thường trực trên cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá, đã đến lúc Việt Nam phải nghĩ đến việc tái cấu trúc nền kinh tế để giải quyết vấn đề nhập siêu khi có tốc độ tăng trưởng bền vững hơn. Các nền kinh tế khác ở Đông Á, sau khi có cùng vấn đề nhập siêu và thất thu cán cân vãng lai cao ở 1-2 thập niên đầu của chu kỳ tăng trưởng nhanh, thường đạt được mức xuất siêu đáng kể sau đó để có tăng trưởng bền vững do không bị áp lực của cán cân thanh toán và sau đó còn có thể tăng nhanh quỹ dự trữ ngoại hối như một gối dựa (cushion) tài chính vững chắc.

Ngoài ra, khủng hoảng nợ tại châu Âu đang làm thức tỉnh toàn thế giới về nhu cầu duy trì tính ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường thắt chặt hoạt động tài khóa để giảm bớt nợ công nếu không thật cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng bền vững.

Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ trong việc cần áp dụng thêm kỷ luật tài khóa, đặc biệt trong bối cảnh của món thất thu kép (twin deficit) càng ngày càng lớn trong cán cân tài khóa và cán cân ngoại thương. Đặc biệt là với tình hình rối ren mới đây của VND so với USD và sự khó khăn bán trái phiếu chính phủ ở thị trường trong nước.

Khi nói về nợ công, trước hết cần duy trì và thông báo các số thống kê đầy đủ và chính xác hơn về các món nợ này gồm nợ của chính phủ và của cả các xí nghiệp công do chính phủ bảo lãnh.

Mới đây con số tổng nợ công được thông báo đã tăng rất nhanh lên mức 44,6% của GDP cho năm 2010. Và con số này cần làm VN thận trọng hơn khi cứu xét một số dự án đầu tư công “hấp dẫn” rất lớn vừa được công bố như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với vốn đầu tư ban đầu ước lượng là 56 tỷ USD (tương đương hơn 50% GDP), hay ngay cả một dự án trên 90 tỷ USD khác được nói trên báo chí để mở rộng và tân trang Hà Nội.

Tất nhiên nguồn tài trợ là nợ công, dù là với điều kiện ưu đãi của nợ ODA hay nợ thương mại. Do đó, vài vấn đề cần được cứu xét ưu tiên là:

- Vấn đề thêm nợ công để chi tiêu công ở mức lớn như vậy đã được xét đến kỹ lưỡng trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư quá cao so với GDP (trên 42%) của Việt Nam, hay nói cách khác là với hệ số ICOR rất cao của Việt Nam từ nhiều năm (hàm ý hiệu quả đầu tư vốn rất thấp), chưa?

- Đành rằng đầu tư cho các dự án này rất cần thiết cho vấn đề phát triển, nhưng đã có làm các nghiên cứu khác so sánh hiệu quả đầu tư thí dụ của dự án đường sắt cao tốc với, lại thí dụ, vài dự án căn bản khác cùng số vốn đầu tư khổng lồ trên 50 tỷ USD như:

(i) một dự án cải cách toàn diện nền giáo dục - nhất là giáo dục đại học - để chuyển dịch nhanh hơn nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp với nhiều chú trọng hơn về công nghệ thông tin chẳng hạn; hay

(ii) một dự án công nghiệp hóa nông thôn nhanh hơn và với các công nghệ cao hơn để tăng năng suất nông nghiệp và cải thiện mãi lực của khu vực nông thôn; hay

(iii) một dự án tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế để giải quyết lâu dài vấn đề nhập siên như đã nêu trên đây.

-Sau nữa, đã tính kỹ các phương án tài trợ và ảnh hưởng lên tổng nợ công cho các dự án mới chưa, so với hiệu quả kinh tế của dự án ra sao, và tác động lên các cân bằng kinh tế vĩ mô ra sao cho 5 năm tới?

-Đặc biệt cho vấn đề nợ công, đây là lúc cần xem lại vấn đề định nghĩa nợ công và thống kê chính xác, giải quyết sự khác biệt giữa công bố tỷ lệ nợ/GDP là 41% về phía Việt Nam và cùng tỷ lệ tính bởi Ngân hàng Thế giới là 47% cho năm 2009. Ngoài ra ảnh hưởng của các dự án lớn đang xét lên tỷ lệ nợ trên cần xét đến cho 10-20-30 năm tới cũng như khả năng chi trả của VN, trong đó cần xem vấn đề thực tế là tổn phí có thể tăng 25%-50% vượt dự tính ban đầu trong thời gian dài thực hiện dự án. ./.

Diễn Đàn Thế Kỹ.