giavui
08-13-2014, 09:52 PM
Bản Nhạc Môi
Huỳnh Văn Quốc
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1407966748_index.jpg
Dễ chừng đã hơn mười năm tôi mới gặp lại chị. Vậy mà trông chị khoẻ hơn, trẻ hơn ngày ấy rất nhiều. Cho tới giờ tôi vẫn nhớ như in ngày chị quyết định rời khỏi thị xã nhỏ bé này, lên đường dõi theo dấu chân anh. Tôi nói dõi theo vì chị chỉ mới nghe tin anh qua lời nói của tôi. Lúc ấy tôi cứ băn khoăn liệu người chị cần tìm có phải là anh ta không, anh chàng điên ấy, hay đây chỉ là một sự trùng hợp?
Trưa hôm đó trời nóng như nung, nhiều quãng đường nhựa tươm lên đen sánh. Trời đứng bóng. Là người ra về sau cùng, tôi chuẩn bị đóng cửa cơ quan thì anh ta vào. Bộ quần áo bộ đội nhàu nhò trên người với chiếc ba lô con cóc cũng nhàu nhò không kém, lép kẹp. Trông dáng anh ta rách rưới, cũ kỹ, mẫu người mà ta có thể gặp ở bất cứ bến tàu, bến xe nào với chiếc mũ trên tay chìa ra cho mọi người... Duy chỉ có kkhuôn mặt anh ta tuy xương xẩu nhưng lạ một điều, lại cứ tươi hơn hớn. Thấy anh ta còn trẻ mà định làm cái việc "ngửa mũ", tôi định bước. Nhưng anh nhấc mũ chỉ để chào tôi, cung cách rất lịch sự. Tôi chưa kịp nói gì, anh đã lên tiếng trước:
- Mình không xin tiền ở cơ quan này đâu, có báo cũ cho mình vài tờ để đọc thôi.
Kèm theo câu nói là một nụ cười hiền lành trông thật dễ dãi. Tôi làm sao từ chối cho được. Hơn nữa tính tò mò đã bắt đầu níu tôi ngồi lại với anh ta.
- Tại sao anh có suy nghĩ vào đây không xin tiền? - Tôi thắc mắc.
- Các cậu thì làm gì có nhiều tiền. Nhiều giấy thôi. Cơ quan văn nghệ mà lại!
Dù có hơi tự ái, tôi vẫn phải công nhận rằng anh chàng này có học, có một vốn hiểu biết nhất định về xã hội. Vậy tại sao anh ta lại phải đi ăn xin trong bộ dạng thảm hại thế này, điều gì đã đưa đẩy?
Như đoán được suy nghĩ của tôi, anh cười khùng khục thành tiếng:
- Lạ lắm phải không?
Tôi khó hiểu lắc đầu. Còn anh ta lại gật gù:
- Mà lạ cũng phải, muốn nghe mình kể cho nghe.
Thấy tôi không nói gì, anh ta bắt đầu kể về bản thân với giọng nhỏ và thanh:
- Mình là thương binh, một dạng thương binh đặc biệt, chân tay còn lành lặn nhưng đầu óc bị mất mát, cậu ạ. Mình là bệnh nhân tâm thần của quân y viện đấy. Chữa mãi không dứt, đầu óc mình lúc tỉnh lúc say, như lúc này là mình đang tỉnh đấy. Các bác sĩ bảo cho xuất viện về quê, may gia đình chăm sóc có khá hơn chăng? Nhà mình tận quê Nam Định chứ ít đâu. Từ Biên Hoà ra đây mình phải ghé nhiều chỗ, không phải để xin tiền, mặc dù mình có giấy giới thiệu ngon lành đây.
Anh lục trong chiếc ba lô lép kẹp chìa cho tôi xem thẻ bệnh nhân của viện quân y, rồi giấy của Viện giới thiệu anh khi cần thì liên hệ với các cơ quan quân sự địa phương nhờ giúp đỡ thương bệnh binh trong lúc lỡ đường. Vẻ mặt anh trầm ngâm:
- Mình chưa dùng tới những giấy này bao giờ. À, mà mình kể đến đâu rồi nhỉ?
- Anh quên rồi à?
- Quên rồi. Ấy là mình có cái tật cứ mở ngoặc một tí là không nhớ trước đó đang nói gì. Thôi, để mình kể lại từ đầu vậy...
Đột nhiên, anh ta buồn rầu nhìn tôi:
- Xem ra cậu chán nghe mình rồi, cậu đừng nghĩ mình tâm thần là muốn gạt gì thì gạt nhé. Cậu không muốn cho mình kể nữa chứ gì? Nhưng không thích thì thôi, mình có món khác tặng cậu, bù lại thời gian nãy giờ cậu đã ngồi lại để chia sẻ tâm sự của mình. Mình tâm thần thật đấy, nhưng không phải không biết buồn khi thấy trong xã hộ có người đối xử với mình bằng thái độ thờ ơ, rẻ rúng! Do đâu mà mình tâm thần, mình chiến đấu vì ai nào?
Tôi chưa hết ngạc nhiên về câu nói đó thì anh ta tiếp:
- Mình thấy cậu là người tốt. Cậu đã chịu khó nghe mình, cảm thông với cảnh ngộ của mình. Bây giờ mình tặng cậu một bản nhạc làm quà nhé. Hồi rời ghế đại học năm đầu để đi B, các em khóc mùi vì mình là cây văn nghệ nhất trường đấy. Vô chiến trường, ai đã nghe mình trổ tài một lần rồi là nhớ mãi, mà nhạc cụ thì có cái gì đâu, chỉ hai bàn tay và cái mồm thôi.
Thấy tôi cũng chưa có vẻ gì là đã "nghe ra", anh ta vội vàng tìm cơ hội để chứng minh:
- Bây giờ mình sẽ tặng cậu một bản nhạc như thế. Nào, thích bài gì cậu cứ đề nghị, bất cứ bài nào. Mình sẽ trình diễn không thua gì nhạc công chuyên nghiệp đâu nhá.
Tôi tò mò vì cung cách ăn nói của anh ta từ đầu đến giờ, nhất là việc anh tự ý thức được căn bệnh của mình, tôi thử gợi một bài xem sao:
- Này, bài gì mà có "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" ấy?
- Đó là bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây. Có ngay! Có ngay!
Không đợi tôi nói gì thêm, lập tức anh chọc hai ngón tay vào miệng một cách rất gãy gọn, dứt khoát, nếu tôi không muốn nói là có phần điệu nghệ nữa. Anh vận dụng luồng hơi, điều khiển nó theo hai ngón tay và lưỡi, anh sử dụng thành thạo và khá hoạt bát với "trò chơi" này của mình. Bản nhạc được tấu lên, tươi vui, rộn rã như thúc giục lòng người. Tôi không rành lắm về âm nhạc, nhưng có thể nói "món" này thuộc về bộ hơi. Và buồng phổi anh ta thật tốt. Cả bản nhạc cứ sục sôi réo rắt mà không hề bị gián đoạn câu nào. Vẻ mặt anh chăm chú say mê, không còn để ý gì đến xung quanh. Nhưng xung quanh lại bắt đầu tập trung vào anh. Mới đầu là đám con nít hiếu kỳ của những nhà lân cận, sau đến lượt người người lớn đi ngang cũng dừng lại ghé nhìn. Chỉ một lát, người ta vòng trong vòng ngoài vây kín anh, tò mò, háo hức như xem xiếc. Anh đứng giữa vô tư biểu diễn. Còn người xem mới đầu có ý coi thường anh qua những cái nhếch mép, qua những ánh mắt soi mói hiếu kỳ, rồi dần dần họ bị điệu nhạc giòn giã cuốn hút, không giấu nổi vẻ thán phục trên những gương mặt lấm tấm mồ hôi. Đến nỗi bản nhạc đã hết mà chưa ai muốn bỏ đi. Bỗng một giọng nói thốt lên làm ai cũng ngạc nhiên:
- Không ngờ thằng điên mà tài vặt cũng khá nhỉ!
Câu nói như búa giáng và đầu anh. Môi anh xám ngắt, run rẩy, uất ức không thốt nên lời. Thú thật, cho đến lúc này tôi vẫn không muốn tin rằng anh là người điên. Anh nói năng lịch sự và tỏ ra rất nhạy cảm. Một ánh mắt dè chừng, một câu nói bóng gió là anh nhận ra ngay. Tôi nhớ có ai đó nhận xét, người thông minh nhạy cảm đã đành, còn người điên lúc tỉnh cũng nhạy cảm không kém, khi ấy đừng hòng qua mắt anh ta được điều gì. Vậy lúc này với câu nói sỗ sàng kia, làm sao anh chịu được. Tôi nghĩ chắc anh sục sôi ghê lắm, nhưng anh chỉ cất giọng từ tốn, buồn rầu:
- Tớ điên là đúng rồi. Nhưng đừng cho những bản nhạc tớ diễn là điên, tội nghiệp. Tớ diễn cho cả người yêu đã khuất nghe đấy. Cô ấy thích tớ diễn lắm, giá cô ấy đừng hy sinh thì tớ đâu có điên.
Mọi người nhìn nhau sững sờ. Họ lại nhìn anh chàng kia bằng ánh mắt trách móc. Ai cũng áy náy, cảm thấy như mình có lỗi. Còn anh chàng kia chột dạ lỉnh ra ngoài, đi mất.
Mặc cho mọi người bàn tán về mình, anh lẳng lặng ký vào một cuốn sách mỏng rồi đưa cho tôi:
- Cảm ơn cậu đã cho mấy tờ báo, mình xin tặng lại tập sách này đọc cho vui.
Trời ơi, anh tỉnh quá! Tại sao anh không tỉnh hẳn mà hoà nhập với cộng đồng, hở trời? Tôi chưa hết ngỡ ngàng thì anh đã chìa tay ra bắt: Tạm biệt cậu!
Mọi người cũng ngạc nhiên không kém gì tôi. Họ nhìn theo cái dáng nhỏ nhắn vừa lẫn vào dòng người xuôi ngược, lắc đầu ái ngại.
Tôi đem câu chuyện này kể lại với chị, vì tôi có biết chị qua một dịp liên hoan nghệ thuật quần chúng mà chị đạt giải độc tấu sáo trúc. Tôi nói như khoe hộ anh: "Em được nghe anh ấy một lần. Không một nhạc cụ nào trên tay, vậy mà với sự khéo léo điêu luyện của mình, anh thể hiện được nào đàn, nào sáo với cả một dàn âm thanh làm cho ai nghe cũng phải sững sờ".Õ Chị lắp bắp: "Sao, em nói sao?". Tôi kể lại chuyện gặp anh lần ấy, rồi vài ngày sau cho chị xem nét chữ của anh trong tập sách đã tặng tôi. Chỉ có chữ ký mà không ghi rõ tên. Chị thẫn thờ: "Tuy nét chữ không hoàn toàn như hồi cùng đoàn văn công ở chiến trường nhưng vẫn có nét hao hao giống. Có lẽ đúng là anh ấy rồi". Chị quyết định lên đường tìm anh với hy vọng gặp lại người mà bấy lâu nay chị vẫn không quên tiếng đàn môi trong điều kiện sinh hoạt văn nghệ thiếu thốn ở chiến trường. Đoàn văn công của chị bị một trận bom tối tăm mặt mũi. Khi tỉnh lại ở trạm, chị được tin anh bị mất tích, có lẽ do bom vùi, mọi người bảo vậy. Song cho đến giờ chị vẫn không sao tin được là anh đã mất. Những kỷ niệm về anh cứ sống hoài trong chị, hễ có dịp là bùng lên mạnh mẽ.
Chuyện đã lâu rồi, cuộc sống có nhiều điều phải làm khiến người ta khó lòng nhớ tới. Vậy mà giờ này tình cờ tôi gặp lại chị và anh trên chuyến tàu Bắc - Nam. Mới đầu, tôi không nhận ra nhưng chính anh lại nhìn ra tôi trước. Chị à lên một tiếng rồi ôm chầm lấy tôi, đấm vào lưng thùm thụp:
- Cậu đấy ư? Tôi có nằm mơ không thế này?
- Em cũng định hỏi chị câu ấy đây. Anh chị gặp lại nhau thật rồi à? Anh đã hết bệnh chưa?
Chị cười vui nhưng vẫn thoáng một nét bối rối, hạ giọng:
- Anh và chị gặp nhau chứ không phải là "gặp lại nhau".
Tôi tròn mắt:
- Thế nghĩa là sao? Thật khó hiểu...
Nét mặt chị trở nên đăm chiêu, xa vắng:
- Ừ, chính chị cũng khó hiểu.
- Vậy thì tại sao...
Anh vỗ vào vai tôi, giọng anh thì thầm lọt thỏm trong tiếng rầm rạp chuyển động của đoàn tàu và tiếng ồn ã của xung quanh:
- Chị ấy của anh đã mất thật rồi, và anh ấy của chị cũng không thể nào tìm ra nữa.
Thì ra là vậy. Những nét giống nhau giữa hai cảnh ngộ đã gắn anh chị lại với nhau. Theo địa chỉ ghi trong sách anh tặng tôi, chị dò tìm tận quê anh mà không gặp. Người nhà cảm động đưa chị đi tìm khắp nơi. Rồi chị phát hiện ra anh ở một quán nước, lúc ấy cũng đang biểu diễn nhạc môi cho mọi người, nghe hay chẳng kém anh ấy ngày xưa. Vì quá xúc động, chị đứng đó khóc oà. Đến khi anh tiến lại an ủi, chị mới vỡ lẽ không phải anh ấy!
Vừa hụt hẫng, vừa xấu hổ, chị giằng ra khỏi tay anh, chạy mà không biết mình chạy đi đâu. Lạ một điều, bên tại chị cứ nhói lên tiếng anh đuổi vọng đằng sau:
- Mơ! Mơ ơi! Anh tìm em mãi, sao em bỏ anh mà đi!
Anh gào lên ai oán như trẻ nhỏ lạc mẹ, nghe khẩn khoản và run rẩy, làm cho người chị mềm lả đi, tê dại không còn nhận biết gì rõ rệt. Chị ngã dúi xuống vệ đường thì anh cũng vừa tới, nói hổn hển đến lạc giọng:
- Mơ ơi! Em... em... về... với anh...
Mặc dù thấy tội nghiệp anh quá, chị vẫn cay đắng nói: Nhưng tôi có phải là Mơ đâu. Anh cứ khăng khăng: Sao lại không phải? Mơ à, em đừng bỏ anh!
Chị hiểu, mối tình ngày xưa của anh đã ăn sâu vào máu thịt, và cô gái tên Mơ kia hy sinh đã mang theo một phần tâm trí anh, giống như cuộc đời chị. Một ý nghĩ trỗi dậy mà bây giờ nghĩ lại chị vẫn không hiểu nổi mình: Tại sao chị không là Mơ cho anh bớt khổ? Hoạ may anh có giảm được bệnh chăng? Thế là chẳng nói chẳng rằng, chị lại đứng dậy bước đi. Bỗng mẹ anh xuất hiện do cô em gái vừa đèo tới. Bà nhìn chị với ánh mắt vừa như cầu cứu vừa như thương hại:
- Con ơi, mẹ biết là con đã nhầm. Nhưng từ ngày đầu con tới tìm con trai mẹ, mẹ đã coi con như người trong nhà. Mẹ biết, người mà các con tìm đều đã hy sinh rồi. Mẹ không dám ép, nhưng nếu có con san sẻ, chắc con trai mẹ sẽ được giảm bệnh, các bác sĩ cũng bảo vậy, như thế con trai mẹ chẳng khác nào được sinh ra lần nữa. Số phận run rủi cho các con đi tìm đồng đội mà gặp nhau ở đây, sao các con không làm cho người đã khuất vui lòng.
Người chị như vỡ oà. Bao kìm nén xa lạ phút chốc bỗng tiêu tan trong chị, cả anh, cả mẹ anh giờ đã hoà tan trong hơi thở của chị, nhọc nhằn và thân thuộc lạ lùng. Chị nấc lên dụi đầu vào lòng mẹ như đứa trẻ rồi khóc oà: Mẹ ơi!
Những người chứng kiến đều rơi nước mắt. Lúc này chị thấy ai cũng gần gũi như trong một gia đình. Cha mẹ chị mất đã lâu, anh em lập nghiệp mỗi người một ngả, nhà chỉ còn mỗi mình chị, từ lâu cảm giác cô độc đã ăn vào trong từng nếp nghĩ. Vậy mà lúc này, tình gia đình như ngọn lửa ấm chợt bùng lên mãnh liệt không chỉ với mẹ, với anh, mà với cả những người không quen biết đang đứng lại an ủi chị với những ánh mắt cảm thông giữa một quê xa.
Huỳnh Văn Quốc
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1407966748_index.jpg
Dễ chừng đã hơn mười năm tôi mới gặp lại chị. Vậy mà trông chị khoẻ hơn, trẻ hơn ngày ấy rất nhiều. Cho tới giờ tôi vẫn nhớ như in ngày chị quyết định rời khỏi thị xã nhỏ bé này, lên đường dõi theo dấu chân anh. Tôi nói dõi theo vì chị chỉ mới nghe tin anh qua lời nói của tôi. Lúc ấy tôi cứ băn khoăn liệu người chị cần tìm có phải là anh ta không, anh chàng điên ấy, hay đây chỉ là một sự trùng hợp?
Trưa hôm đó trời nóng như nung, nhiều quãng đường nhựa tươm lên đen sánh. Trời đứng bóng. Là người ra về sau cùng, tôi chuẩn bị đóng cửa cơ quan thì anh ta vào. Bộ quần áo bộ đội nhàu nhò trên người với chiếc ba lô con cóc cũng nhàu nhò không kém, lép kẹp. Trông dáng anh ta rách rưới, cũ kỹ, mẫu người mà ta có thể gặp ở bất cứ bến tàu, bến xe nào với chiếc mũ trên tay chìa ra cho mọi người... Duy chỉ có kkhuôn mặt anh ta tuy xương xẩu nhưng lạ một điều, lại cứ tươi hơn hớn. Thấy anh ta còn trẻ mà định làm cái việc "ngửa mũ", tôi định bước. Nhưng anh nhấc mũ chỉ để chào tôi, cung cách rất lịch sự. Tôi chưa kịp nói gì, anh đã lên tiếng trước:
- Mình không xin tiền ở cơ quan này đâu, có báo cũ cho mình vài tờ để đọc thôi.
Kèm theo câu nói là một nụ cười hiền lành trông thật dễ dãi. Tôi làm sao từ chối cho được. Hơn nữa tính tò mò đã bắt đầu níu tôi ngồi lại với anh ta.
- Tại sao anh có suy nghĩ vào đây không xin tiền? - Tôi thắc mắc.
- Các cậu thì làm gì có nhiều tiền. Nhiều giấy thôi. Cơ quan văn nghệ mà lại!
Dù có hơi tự ái, tôi vẫn phải công nhận rằng anh chàng này có học, có một vốn hiểu biết nhất định về xã hội. Vậy tại sao anh ta lại phải đi ăn xin trong bộ dạng thảm hại thế này, điều gì đã đưa đẩy?
Như đoán được suy nghĩ của tôi, anh cười khùng khục thành tiếng:
- Lạ lắm phải không?
Tôi khó hiểu lắc đầu. Còn anh ta lại gật gù:
- Mà lạ cũng phải, muốn nghe mình kể cho nghe.
Thấy tôi không nói gì, anh ta bắt đầu kể về bản thân với giọng nhỏ và thanh:
- Mình là thương binh, một dạng thương binh đặc biệt, chân tay còn lành lặn nhưng đầu óc bị mất mát, cậu ạ. Mình là bệnh nhân tâm thần của quân y viện đấy. Chữa mãi không dứt, đầu óc mình lúc tỉnh lúc say, như lúc này là mình đang tỉnh đấy. Các bác sĩ bảo cho xuất viện về quê, may gia đình chăm sóc có khá hơn chăng? Nhà mình tận quê Nam Định chứ ít đâu. Từ Biên Hoà ra đây mình phải ghé nhiều chỗ, không phải để xin tiền, mặc dù mình có giấy giới thiệu ngon lành đây.
Anh lục trong chiếc ba lô lép kẹp chìa cho tôi xem thẻ bệnh nhân của viện quân y, rồi giấy của Viện giới thiệu anh khi cần thì liên hệ với các cơ quan quân sự địa phương nhờ giúp đỡ thương bệnh binh trong lúc lỡ đường. Vẻ mặt anh trầm ngâm:
- Mình chưa dùng tới những giấy này bao giờ. À, mà mình kể đến đâu rồi nhỉ?
- Anh quên rồi à?
- Quên rồi. Ấy là mình có cái tật cứ mở ngoặc một tí là không nhớ trước đó đang nói gì. Thôi, để mình kể lại từ đầu vậy...
Đột nhiên, anh ta buồn rầu nhìn tôi:
- Xem ra cậu chán nghe mình rồi, cậu đừng nghĩ mình tâm thần là muốn gạt gì thì gạt nhé. Cậu không muốn cho mình kể nữa chứ gì? Nhưng không thích thì thôi, mình có món khác tặng cậu, bù lại thời gian nãy giờ cậu đã ngồi lại để chia sẻ tâm sự của mình. Mình tâm thần thật đấy, nhưng không phải không biết buồn khi thấy trong xã hộ có người đối xử với mình bằng thái độ thờ ơ, rẻ rúng! Do đâu mà mình tâm thần, mình chiến đấu vì ai nào?
Tôi chưa hết ngạc nhiên về câu nói đó thì anh ta tiếp:
- Mình thấy cậu là người tốt. Cậu đã chịu khó nghe mình, cảm thông với cảnh ngộ của mình. Bây giờ mình tặng cậu một bản nhạc làm quà nhé. Hồi rời ghế đại học năm đầu để đi B, các em khóc mùi vì mình là cây văn nghệ nhất trường đấy. Vô chiến trường, ai đã nghe mình trổ tài một lần rồi là nhớ mãi, mà nhạc cụ thì có cái gì đâu, chỉ hai bàn tay và cái mồm thôi.
Thấy tôi cũng chưa có vẻ gì là đã "nghe ra", anh ta vội vàng tìm cơ hội để chứng minh:
- Bây giờ mình sẽ tặng cậu một bản nhạc như thế. Nào, thích bài gì cậu cứ đề nghị, bất cứ bài nào. Mình sẽ trình diễn không thua gì nhạc công chuyên nghiệp đâu nhá.
Tôi tò mò vì cung cách ăn nói của anh ta từ đầu đến giờ, nhất là việc anh tự ý thức được căn bệnh của mình, tôi thử gợi một bài xem sao:
- Này, bài gì mà có "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" ấy?
- Đó là bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây. Có ngay! Có ngay!
Không đợi tôi nói gì thêm, lập tức anh chọc hai ngón tay vào miệng một cách rất gãy gọn, dứt khoát, nếu tôi không muốn nói là có phần điệu nghệ nữa. Anh vận dụng luồng hơi, điều khiển nó theo hai ngón tay và lưỡi, anh sử dụng thành thạo và khá hoạt bát với "trò chơi" này của mình. Bản nhạc được tấu lên, tươi vui, rộn rã như thúc giục lòng người. Tôi không rành lắm về âm nhạc, nhưng có thể nói "món" này thuộc về bộ hơi. Và buồng phổi anh ta thật tốt. Cả bản nhạc cứ sục sôi réo rắt mà không hề bị gián đoạn câu nào. Vẻ mặt anh chăm chú say mê, không còn để ý gì đến xung quanh. Nhưng xung quanh lại bắt đầu tập trung vào anh. Mới đầu là đám con nít hiếu kỳ của những nhà lân cận, sau đến lượt người người lớn đi ngang cũng dừng lại ghé nhìn. Chỉ một lát, người ta vòng trong vòng ngoài vây kín anh, tò mò, háo hức như xem xiếc. Anh đứng giữa vô tư biểu diễn. Còn người xem mới đầu có ý coi thường anh qua những cái nhếch mép, qua những ánh mắt soi mói hiếu kỳ, rồi dần dần họ bị điệu nhạc giòn giã cuốn hút, không giấu nổi vẻ thán phục trên những gương mặt lấm tấm mồ hôi. Đến nỗi bản nhạc đã hết mà chưa ai muốn bỏ đi. Bỗng một giọng nói thốt lên làm ai cũng ngạc nhiên:
- Không ngờ thằng điên mà tài vặt cũng khá nhỉ!
Câu nói như búa giáng và đầu anh. Môi anh xám ngắt, run rẩy, uất ức không thốt nên lời. Thú thật, cho đến lúc này tôi vẫn không muốn tin rằng anh là người điên. Anh nói năng lịch sự và tỏ ra rất nhạy cảm. Một ánh mắt dè chừng, một câu nói bóng gió là anh nhận ra ngay. Tôi nhớ có ai đó nhận xét, người thông minh nhạy cảm đã đành, còn người điên lúc tỉnh cũng nhạy cảm không kém, khi ấy đừng hòng qua mắt anh ta được điều gì. Vậy lúc này với câu nói sỗ sàng kia, làm sao anh chịu được. Tôi nghĩ chắc anh sục sôi ghê lắm, nhưng anh chỉ cất giọng từ tốn, buồn rầu:
- Tớ điên là đúng rồi. Nhưng đừng cho những bản nhạc tớ diễn là điên, tội nghiệp. Tớ diễn cho cả người yêu đã khuất nghe đấy. Cô ấy thích tớ diễn lắm, giá cô ấy đừng hy sinh thì tớ đâu có điên.
Mọi người nhìn nhau sững sờ. Họ lại nhìn anh chàng kia bằng ánh mắt trách móc. Ai cũng áy náy, cảm thấy như mình có lỗi. Còn anh chàng kia chột dạ lỉnh ra ngoài, đi mất.
Mặc cho mọi người bàn tán về mình, anh lẳng lặng ký vào một cuốn sách mỏng rồi đưa cho tôi:
- Cảm ơn cậu đã cho mấy tờ báo, mình xin tặng lại tập sách này đọc cho vui.
Trời ơi, anh tỉnh quá! Tại sao anh không tỉnh hẳn mà hoà nhập với cộng đồng, hở trời? Tôi chưa hết ngỡ ngàng thì anh đã chìa tay ra bắt: Tạm biệt cậu!
Mọi người cũng ngạc nhiên không kém gì tôi. Họ nhìn theo cái dáng nhỏ nhắn vừa lẫn vào dòng người xuôi ngược, lắc đầu ái ngại.
Tôi đem câu chuyện này kể lại với chị, vì tôi có biết chị qua một dịp liên hoan nghệ thuật quần chúng mà chị đạt giải độc tấu sáo trúc. Tôi nói như khoe hộ anh: "Em được nghe anh ấy một lần. Không một nhạc cụ nào trên tay, vậy mà với sự khéo léo điêu luyện của mình, anh thể hiện được nào đàn, nào sáo với cả một dàn âm thanh làm cho ai nghe cũng phải sững sờ".Õ Chị lắp bắp: "Sao, em nói sao?". Tôi kể lại chuyện gặp anh lần ấy, rồi vài ngày sau cho chị xem nét chữ của anh trong tập sách đã tặng tôi. Chỉ có chữ ký mà không ghi rõ tên. Chị thẫn thờ: "Tuy nét chữ không hoàn toàn như hồi cùng đoàn văn công ở chiến trường nhưng vẫn có nét hao hao giống. Có lẽ đúng là anh ấy rồi". Chị quyết định lên đường tìm anh với hy vọng gặp lại người mà bấy lâu nay chị vẫn không quên tiếng đàn môi trong điều kiện sinh hoạt văn nghệ thiếu thốn ở chiến trường. Đoàn văn công của chị bị một trận bom tối tăm mặt mũi. Khi tỉnh lại ở trạm, chị được tin anh bị mất tích, có lẽ do bom vùi, mọi người bảo vậy. Song cho đến giờ chị vẫn không sao tin được là anh đã mất. Những kỷ niệm về anh cứ sống hoài trong chị, hễ có dịp là bùng lên mạnh mẽ.
Chuyện đã lâu rồi, cuộc sống có nhiều điều phải làm khiến người ta khó lòng nhớ tới. Vậy mà giờ này tình cờ tôi gặp lại chị và anh trên chuyến tàu Bắc - Nam. Mới đầu, tôi không nhận ra nhưng chính anh lại nhìn ra tôi trước. Chị à lên một tiếng rồi ôm chầm lấy tôi, đấm vào lưng thùm thụp:
- Cậu đấy ư? Tôi có nằm mơ không thế này?
- Em cũng định hỏi chị câu ấy đây. Anh chị gặp lại nhau thật rồi à? Anh đã hết bệnh chưa?
Chị cười vui nhưng vẫn thoáng một nét bối rối, hạ giọng:
- Anh và chị gặp nhau chứ không phải là "gặp lại nhau".
Tôi tròn mắt:
- Thế nghĩa là sao? Thật khó hiểu...
Nét mặt chị trở nên đăm chiêu, xa vắng:
- Ừ, chính chị cũng khó hiểu.
- Vậy thì tại sao...
Anh vỗ vào vai tôi, giọng anh thì thầm lọt thỏm trong tiếng rầm rạp chuyển động của đoàn tàu và tiếng ồn ã của xung quanh:
- Chị ấy của anh đã mất thật rồi, và anh ấy của chị cũng không thể nào tìm ra nữa.
Thì ra là vậy. Những nét giống nhau giữa hai cảnh ngộ đã gắn anh chị lại với nhau. Theo địa chỉ ghi trong sách anh tặng tôi, chị dò tìm tận quê anh mà không gặp. Người nhà cảm động đưa chị đi tìm khắp nơi. Rồi chị phát hiện ra anh ở một quán nước, lúc ấy cũng đang biểu diễn nhạc môi cho mọi người, nghe hay chẳng kém anh ấy ngày xưa. Vì quá xúc động, chị đứng đó khóc oà. Đến khi anh tiến lại an ủi, chị mới vỡ lẽ không phải anh ấy!
Vừa hụt hẫng, vừa xấu hổ, chị giằng ra khỏi tay anh, chạy mà không biết mình chạy đi đâu. Lạ một điều, bên tại chị cứ nhói lên tiếng anh đuổi vọng đằng sau:
- Mơ! Mơ ơi! Anh tìm em mãi, sao em bỏ anh mà đi!
Anh gào lên ai oán như trẻ nhỏ lạc mẹ, nghe khẩn khoản và run rẩy, làm cho người chị mềm lả đi, tê dại không còn nhận biết gì rõ rệt. Chị ngã dúi xuống vệ đường thì anh cũng vừa tới, nói hổn hển đến lạc giọng:
- Mơ ơi! Em... em... về... với anh...
Mặc dù thấy tội nghiệp anh quá, chị vẫn cay đắng nói: Nhưng tôi có phải là Mơ đâu. Anh cứ khăng khăng: Sao lại không phải? Mơ à, em đừng bỏ anh!
Chị hiểu, mối tình ngày xưa của anh đã ăn sâu vào máu thịt, và cô gái tên Mơ kia hy sinh đã mang theo một phần tâm trí anh, giống như cuộc đời chị. Một ý nghĩ trỗi dậy mà bây giờ nghĩ lại chị vẫn không hiểu nổi mình: Tại sao chị không là Mơ cho anh bớt khổ? Hoạ may anh có giảm được bệnh chăng? Thế là chẳng nói chẳng rằng, chị lại đứng dậy bước đi. Bỗng mẹ anh xuất hiện do cô em gái vừa đèo tới. Bà nhìn chị với ánh mắt vừa như cầu cứu vừa như thương hại:
- Con ơi, mẹ biết là con đã nhầm. Nhưng từ ngày đầu con tới tìm con trai mẹ, mẹ đã coi con như người trong nhà. Mẹ biết, người mà các con tìm đều đã hy sinh rồi. Mẹ không dám ép, nhưng nếu có con san sẻ, chắc con trai mẹ sẽ được giảm bệnh, các bác sĩ cũng bảo vậy, như thế con trai mẹ chẳng khác nào được sinh ra lần nữa. Số phận run rủi cho các con đi tìm đồng đội mà gặp nhau ở đây, sao các con không làm cho người đã khuất vui lòng.
Người chị như vỡ oà. Bao kìm nén xa lạ phút chốc bỗng tiêu tan trong chị, cả anh, cả mẹ anh giờ đã hoà tan trong hơi thở của chị, nhọc nhằn và thân thuộc lạ lùng. Chị nấc lên dụi đầu vào lòng mẹ như đứa trẻ rồi khóc oà: Mẹ ơi!
Những người chứng kiến đều rơi nước mắt. Lúc này chị thấy ai cũng gần gũi như trong một gia đình. Cha mẹ chị mất đã lâu, anh em lập nghiệp mỗi người một ngả, nhà chỉ còn mỗi mình chị, từ lâu cảm giác cô độc đã ăn vào trong từng nếp nghĩ. Vậy mà lúc này, tình gia đình như ngọn lửa ấm chợt bùng lên mãnh liệt không chỉ với mẹ, với anh, mà với cả những người không quen biết đang đứng lại an ủi chị với những ánh mắt cảm thông giữa một quê xa.