Mặc Vũ
10-08-2010, 12:08 AM
Trường phái Siêu thực (siêu hiện thực) và nhiếp ảnh
Chủ nghĩa Siêu thực Chính xác hơn là siêu hiện thực ) được sáng lập bởi những thanh niên bị cú sốc mạnh của Thế chiến thứ nhất đã biến chiến trường Verdun thành một lò sát sinh và một nấm mộ tập thể. Họ chống văn minh, tư bản, chống khoa học, kỹ nghệ đã sáng chế ra những khẩu đại bác sát nhân (nhưng họ quên những phát minh có ích lợi cho con người). Họ muốn quay về với thiên nhiên hoang dại, cảnh vật điêu tàn hoang phế (tranh Dalí), mộng mị (Freud), siêu hình, dị đoan (cầu cơ / tables tournantes), phương Đông huyền bí, châu Phi, Oxêani man rợ, v.v... Tập thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên (http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=18)-
Nhóm văn nghệ sĩ phản chiến ở Huế như Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Bửu Chỉ... có nhiều nét tương đồng với nhóm văn nghệ sĩ siêu thực ở Paris. Họ cũng muốn quay về một "quê hương thần thoại" thanh bình, cổ kính, nguyên thủy, đông Phương... dù họ sử dụng các chất liệu du nhập từ phương Tây để sáng tạo . Trịnh Công Sơn sáng tác những tình khúc ảo não (mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cổ, như cánh vạc về phía xa xôi...), rồi nhạc phản chiến, rồi nhạc "thiền". . Tập thơ Lá của Văn Cao, Bức tranh "Hào" của Nguyễn Sáng …đấy là những ví dụ của chủ nghĩa Siêu thực tại Việt nam
Hoạ sĩ nổi tiếng với chủ nghĩa siêu thực là Salvador Dali người Tây Ban nha. Về hội hoạ xin dẫn một bức tranh nổi tiếng của ông
Bức "La persistencia de la memoria" hay "The Persistence of Memory "-"Sự dai dẳng của ký ức " co ngưòi dịch là "Kỷ niệm sống hoài" Dali hoàn thành năm 1931
http://www.fotos.org/galeria/data/520/3Salvador-Dali-Persistence-Of-Memory.jpg
Sự dai dẳng của ký ức thể hiện với những chiếc đồng hồ méo mó bị chảy,mềm Đây như một cái gì đó giằng xé trong tâm can, là những giấc mơ nối liền thực tại với hàng triệu năm về trước và hàng triệu năm chưa đến. Thời gian mềm rũ rượi trong những giấc mơ, hiện tại, tương lai và quá khứ giành giật nhau những mẩu ký ức còn sót lại sau những tô cháo lú của cuộc sống mà muốn hay không muốn người ta cũng sẽ phải có lần phải thử.
Ba chiếc đồng hồ, ba thời gian , giằng xé nhau, không tương thích nhau- Họa sỹ dường như muốn nói về những cái đã qua, những gì đang có và những điều chưa đến? Quá khứ chênh vênh, tương lai mong manh đều chẳng nằm trong tầm với của con người, chỉ có hiện tại luôn đè nặng trên bức chân dung méo mó dường như tan chảy trên nền nâu của đất núi và vàng của ráng mây và xanh thẳm của bầu trời.
Một bức ảnh khác của Dali cũng rất nổi tiếng là bức "Swans reflecting elephants"Dali vẽ năm 1937
http://docentes.uacj.mx/fgomez/museoglobal/images_2004/D_1/Dalí/Salvador%20Dali%20Swans%20Reflecting%20Elephants.j pg
Bức họa về những chiếc bóng của những con thiên nga. Những con thiên nga và những cành cây soi bóng xuống hồ nước, cũng là bóng, nhưng là những tấm ảnh màu, núi không có bóng, những đám mây hình nhân cũng không có bóng, con người đứng quay mặt về phía không có bóng cũng không có bóng. Nắng chỉ đổ bóng vào những cành cây hình thù kỳ lạ và những con thiên nga đang xòe cánh. Bóng cây đổ xuống hồ, bóng những con thiên nga đổ xuống hồ, mặt nước tĩnh lặng. Bóng của những con thiên nga duyên dáng là những chiếc tai voi thô ráp, “Swans Reflecting Elephants“.Chiếc bóng của những điều được quy ước là biểu tượng của cái đẹp mềm mại (Những con thiên nga) lại là một vật được biểu tượng cho sự to lớn, cho sức mạnh. Đó là “hình và bóng“ hay chỉ là sự nhiễu loạn do không thể tồn tại sự cô đơn tuyệt đối? Khi chú tâm vào những con thiên nga người ta sẽ không thấy những con voi, khi chăm chú vào những con voi người ta sẽ quên đi những con thiên nga. Nhìn và nghĩ về thiên nga-Cái đẹp thì sẽ không thấy cái mạnh cái to lớn, ngược lại khi ta tập chung đến con voi-Cái mạnh thì Cái đẹp biến mất! Hai mặt của một vấn đè nhưng không bao giờ cùng tồn tại trong ý niệm mỗi người !!!! Dali bất tử!!!
Chủ nghĩa siêu thực trong nhiếp ảnh cũng rất mạnh và ngưòi tác động trực tiếp cũng vẫn là Dali – Khá nhiều nhiếp ảnh gia đã đi theo hướng sáng tác với trí tưởng tượng chứ không phải bằng thói quen đi săn ảnh truyền thống. Trước khi tác phẩm được in lên phim thì bố cục, ánh sáng thậm chí cả khoảnh khắc nữa đã ở trong đầu người chụp rồi và việc bấm máy chỉ đơn thuần là thể hiện lại những gì đang diễn ra trong đầu thôi. Hai trong nhiều nhiếp ảnh gia bị ảnh hưởng Dalí là Philippe Halsman và Rommert Boonstra.
Bức ảnh "Dali Atomicus" do Philippe Halsman chụp năm 1948 sau 26 lần chụp đi chụp lại
http://www.vintageperiods.com/sites/Phenderson/_files/Image/5%20Salvador%20Dali(2).jpg
Hình lớn hơn sau khi đã crop ở đây
http://www.kunsthausgraz.steiermark.at/cms/dokumente/10241944_7775299/bd4f243a/Dali%20Atomicus_gr.jpg
26 lần chụp của Philippe Halsman với các đồng sự: Chiếc ghế bên trái do vợ Halsman đứng cầm, 3 con mèo và xô nước do mấy người bạn ném và hắt từ phải sang, hậu cảnh chính là Dalí đang nhảy lên với khung tranh và bút vẽ, bên phải là bức tranh khoả thân vợ Dalí. Cái siêu thực ở đây được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.
Romment Boonstra sinh năm 1942-Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Hà Lan
Những bức ảnh của ông sẽ nói lên tất cả[/B]
http://zonezero.com/exposiciones/fotografos/boonstra/images/grandes/01.jpg
http://zonezero.com/exposiciones/fotografos/boonstra/images/grandes/02.jpg
Còn tiếp
vnphoto
Chủ nghĩa Siêu thực Chính xác hơn là siêu hiện thực ) được sáng lập bởi những thanh niên bị cú sốc mạnh của Thế chiến thứ nhất đã biến chiến trường Verdun thành một lò sát sinh và một nấm mộ tập thể. Họ chống văn minh, tư bản, chống khoa học, kỹ nghệ đã sáng chế ra những khẩu đại bác sát nhân (nhưng họ quên những phát minh có ích lợi cho con người). Họ muốn quay về với thiên nhiên hoang dại, cảnh vật điêu tàn hoang phế (tranh Dalí), mộng mị (Freud), siêu hình, dị đoan (cầu cơ / tables tournantes), phương Đông huyền bí, châu Phi, Oxêani man rợ, v.v... Tập thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên (http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=18)-
Nhóm văn nghệ sĩ phản chiến ở Huế như Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Bửu Chỉ... có nhiều nét tương đồng với nhóm văn nghệ sĩ siêu thực ở Paris. Họ cũng muốn quay về một "quê hương thần thoại" thanh bình, cổ kính, nguyên thủy, đông Phương... dù họ sử dụng các chất liệu du nhập từ phương Tây để sáng tạo . Trịnh Công Sơn sáng tác những tình khúc ảo não (mưa vẫn mưa rơi trên tầng tháp cổ, như cánh vạc về phía xa xôi...), rồi nhạc phản chiến, rồi nhạc "thiền". . Tập thơ Lá của Văn Cao, Bức tranh "Hào" của Nguyễn Sáng …đấy là những ví dụ của chủ nghĩa Siêu thực tại Việt nam
Hoạ sĩ nổi tiếng với chủ nghĩa siêu thực là Salvador Dali người Tây Ban nha. Về hội hoạ xin dẫn một bức tranh nổi tiếng của ông
Bức "La persistencia de la memoria" hay "The Persistence of Memory "-"Sự dai dẳng của ký ức " co ngưòi dịch là "Kỷ niệm sống hoài" Dali hoàn thành năm 1931
http://www.fotos.org/galeria/data/520/3Salvador-Dali-Persistence-Of-Memory.jpg
Sự dai dẳng của ký ức thể hiện với những chiếc đồng hồ méo mó bị chảy,mềm Đây như một cái gì đó giằng xé trong tâm can, là những giấc mơ nối liền thực tại với hàng triệu năm về trước và hàng triệu năm chưa đến. Thời gian mềm rũ rượi trong những giấc mơ, hiện tại, tương lai và quá khứ giành giật nhau những mẩu ký ức còn sót lại sau những tô cháo lú của cuộc sống mà muốn hay không muốn người ta cũng sẽ phải có lần phải thử.
Ba chiếc đồng hồ, ba thời gian , giằng xé nhau, không tương thích nhau- Họa sỹ dường như muốn nói về những cái đã qua, những gì đang có và những điều chưa đến? Quá khứ chênh vênh, tương lai mong manh đều chẳng nằm trong tầm với của con người, chỉ có hiện tại luôn đè nặng trên bức chân dung méo mó dường như tan chảy trên nền nâu của đất núi và vàng của ráng mây và xanh thẳm của bầu trời.
Một bức ảnh khác của Dali cũng rất nổi tiếng là bức "Swans reflecting elephants"Dali vẽ năm 1937
http://docentes.uacj.mx/fgomez/museoglobal/images_2004/D_1/Dalí/Salvador%20Dali%20Swans%20Reflecting%20Elephants.j pg
Bức họa về những chiếc bóng của những con thiên nga. Những con thiên nga và những cành cây soi bóng xuống hồ nước, cũng là bóng, nhưng là những tấm ảnh màu, núi không có bóng, những đám mây hình nhân cũng không có bóng, con người đứng quay mặt về phía không có bóng cũng không có bóng. Nắng chỉ đổ bóng vào những cành cây hình thù kỳ lạ và những con thiên nga đang xòe cánh. Bóng cây đổ xuống hồ, bóng những con thiên nga đổ xuống hồ, mặt nước tĩnh lặng. Bóng của những con thiên nga duyên dáng là những chiếc tai voi thô ráp, “Swans Reflecting Elephants“.Chiếc bóng của những điều được quy ước là biểu tượng của cái đẹp mềm mại (Những con thiên nga) lại là một vật được biểu tượng cho sự to lớn, cho sức mạnh. Đó là “hình và bóng“ hay chỉ là sự nhiễu loạn do không thể tồn tại sự cô đơn tuyệt đối? Khi chú tâm vào những con thiên nga người ta sẽ không thấy những con voi, khi chăm chú vào những con voi người ta sẽ quên đi những con thiên nga. Nhìn và nghĩ về thiên nga-Cái đẹp thì sẽ không thấy cái mạnh cái to lớn, ngược lại khi ta tập chung đến con voi-Cái mạnh thì Cái đẹp biến mất! Hai mặt của một vấn đè nhưng không bao giờ cùng tồn tại trong ý niệm mỗi người !!!! Dali bất tử!!!
Chủ nghĩa siêu thực trong nhiếp ảnh cũng rất mạnh và ngưòi tác động trực tiếp cũng vẫn là Dali – Khá nhiều nhiếp ảnh gia đã đi theo hướng sáng tác với trí tưởng tượng chứ không phải bằng thói quen đi săn ảnh truyền thống. Trước khi tác phẩm được in lên phim thì bố cục, ánh sáng thậm chí cả khoảnh khắc nữa đã ở trong đầu người chụp rồi và việc bấm máy chỉ đơn thuần là thể hiện lại những gì đang diễn ra trong đầu thôi. Hai trong nhiều nhiếp ảnh gia bị ảnh hưởng Dalí là Philippe Halsman và Rommert Boonstra.
Bức ảnh "Dali Atomicus" do Philippe Halsman chụp năm 1948 sau 26 lần chụp đi chụp lại
http://www.vintageperiods.com/sites/Phenderson/_files/Image/5%20Salvador%20Dali(2).jpg
Hình lớn hơn sau khi đã crop ở đây
http://www.kunsthausgraz.steiermark.at/cms/dokumente/10241944_7775299/bd4f243a/Dali%20Atomicus_gr.jpg
26 lần chụp của Philippe Halsman với các đồng sự: Chiếc ghế bên trái do vợ Halsman đứng cầm, 3 con mèo và xô nước do mấy người bạn ném và hắt từ phải sang, hậu cảnh chính là Dalí đang nhảy lên với khung tranh và bút vẽ, bên phải là bức tranh khoả thân vợ Dalí. Cái siêu thực ở đây được lồng ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.
Romment Boonstra sinh năm 1942-Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Hà Lan
Những bức ảnh của ông sẽ nói lên tất cả[/B]
http://zonezero.com/exposiciones/fotografos/boonstra/images/grandes/01.jpg
http://zonezero.com/exposiciones/fotografos/boonstra/images/grandes/02.jpg
Còn tiếp
vnphoto