giavui
11-28-2014, 09:05 PM
Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu
Nguyễn Vạn Lý
Tôi sinh năm 1949, năm thành lập nước cộng hòa Trung Hoa. Một nước cộng hòa ba mươi tuổi thì còn quá trẻ, nhưng một người đàn bà ba mươi tuổi thì đã quá trễ để có thể lấy chồng.
Tuy thế tôi cũng có một người theo đuổi hết lòng. Bạn có bao giờ trông thấy bức tượng “Lực sĩ ném đĩa” của điêu khắc gia Hy lạp danh tiếng Myron chưa? Kiều Lâm trông y hệt bức tượng ấy. Ngay cả quần áo độn bông của mùa lạnh cũng không che giấu được những đường nét tuyệt đẹp của thân thể chàng. Khuôn mặt chàng ngăm đen, nhưng sóng mũi và miệng nổi bật đường nét. Chàng có cặp mắt to dài dưới vầng trán rộng. Chỉ cần nhìn mặt và thân thể chàng là nhiều bà nhiều cô đã phải mê thích rồi.
Nhưng điều lạ lùng là chính tôi là người còn lưỡng lự chưa muốn kết duyên với chàng, bởi vì tôi chưa rõ tại sao tôi yêu chàng và tại sao chàng yêu tôi.
Tôi biết có nhiều người bàn tán sau lưng tôi. “Cô ả là cái gì mà làm cao, còn muốn ai hơn nữa?” Trong mắt họ, tôi là một kẻ chẳng có gì nhưng cố làm ra vẻ cao giá để kén cá chọn canh. Ðiều này làm họ tức giận như thể tôi làm một việc gì vô luân và xúc phạm.
Dĩ nhiên tôi không trách họ được. Trong một xã hội vẫn còn sự mua bán thì hôn nhân vẫn còn được coi như một sự trao đổi hàng hóa.
Kiều Lâm và tôi quen nhau gần hai năm rồi, nhưng tôi vẫn không hiểu được sự im lặng ít nói của chàng. Có phải chàng không thích nói chuyện hay không có gì để nói? Mỗi khi tôi muốn thử nghiệm sự thông minh bằng cách bắt chàng phải cho ý kiến về một điều gì đó, thì chàng chỉ dùng mấy chữ dơn sơ của bậc tiểu học, như “Tốt” hoặc “Không tốt”. Tất cả dường như được phân chia làm hai loại này mà thôi, không bao giờ thay đổi.
Một lần tôi hỏi chàng, “Kiều Lâm, tại sao anh yêu tôi?” Chàng suy nghĩ rất lâu, và từ những đường nhăn trên trán, tôi biết các tế bào bên trong cái đầu đẹp đẽ của chàng đã phải làm việc khẩn trương. Tôi không thể không ân hận và tội nghiệp chàng, như thể tôi đã phạm một lỗi lầm khi đặt câu hỏi này cho chàng.
Cuối cùng chàng ngẩng lên với đôi mắt trong sáng, ngây thơ như mắt trẻ, và nói, “Bởi vì cô tốt.”
Trong tim tôi là một nỗi cơ đơn sâu xa khi tôi nói, “Kiều Lâm, cám ơn anh.”
Tôi không thể không tự hỏi, khi chàng và tôi thành chồng vợ, liệu chúng tôi có thể hoàn thành bổn phận đối với nhau không. Có lẽ chúng tôi có thể, bởi vì luật lệ và luân lý sẽ trói buộc chúng tôi với nhau. Nhưng thực là buồn biết bao nếu chúng tôi chỉ cần làm đúng bổn phận luật pháp và đạo đức! Không còn cái gì tốt đẹp hơn, bền chặt hơn là luật pháp và luân lý kết hợp chúng tôi hay sao? Bất cứ khi nào nghĩ đến chuyện này, tôi có cảm tưởng là tôi không còn là một người đàn bà sắp sửa kết hôn, mà chỉ là một nhà xã hội học già chỉ biết sách vở.
Có lẽ tôi không nên bận tâm suy nghĩ về chuyện này. Chúng tôi có thể sống như mọi người, sinh con và ở với nhau, tuyệt đối trung thành với nhau theo luật định. Ðừng bận tâm bây giờ là thế kỷ hai mươi - về điểm này chúng tôi có thể theo những gì người ta làm từ mấy ngàn năm nay: coi hôn nhân như là một phương tiện bảo tồn gia đình, hay là một sự trao đổi buôn bán trong đó tình yêu và hôn nhân hoàn toàn tách biệt nhau. Vì mọi người đi theo con đường này, tôi là gì mà dám đi ngược lại truyền thống?
Tôi thường tự hỏi nếu mẹ tôi còn sống, bà sẽ nói thế nào về lời cầu hôn của Kiều Lâm và lòng hoài nghi của tôi. Liệu Mẹ có muốn tôi chấp nhận Kiều Lâm không?
Tôi nghĩ đến Mẹ không phải vì Mẹ là một bà mẹ độc đoán, muốn chỉ huy cuộc đời tôi từ dưới mộ. Thực ra, Mẹ là một người bạn, một người tâm sự hơn là một người mẹ. Tôi nghĩ đến Mẹ bởi vì tôi yêu Mẹ vô cùng, và cảm thấy mất mát lớn lao khi tôi nghĩ rằng Mẹ đã ra đi vĩnh viễn rồi.
Mẹ không bao giờ thuyết giảng tôi. Mẹ thường dịu dàng nói với tôi bằng cái giọng trầm gần như đàn ông, về những thành công và thất bại trong đời, và để tôi tự khám phá ra, tôi cần gì từ kinh nghiệm của Mẹ. Tuy nhiên những thành công của Mẹ quá ít ỏi, và đời Mẹ chỉ toàn là thất bại. Trong những ngày cuối cùng trước khi chết, Mẹ dõi nhìn theo tôi bằng cặp mắt đẹp và nhạy cảm, như thể Mẹ đang ước tính cơ hội sống sót của tôi, và cũng dường như Mẹ có điều gì quan trọng muốn nói với tôi mà không thể quyết định có nên nói không. Mẹ có lẽ rất lo lắng khi tôi có vẻ vô tư lự! Một lần Mẹ buột miệng nói: “San San, nếu con không thể quyết định con muốn gì ở người đàn ông, mẹ nghĩ tốt hơn là nên ở giá còn hơn là lấy chồng một cách điên rồ.”
Người khác có thể cho rằng một bà mẹ nói như thế với con gái là một lỗi lầm, nhưng tôi cảm thấy Mẹ cho tôi một lời khuyên rất giá trị qua kinh nghiệm đau đớn của bà. Tôi không tin rằng Mẹ muốn chống đối tôi hoặc coi thường sự hiểu đời của tôi. Mẹ chỉ vì yêu tôi và hy vọng tôi có thể sống mà không bị đau khổ.
Tôi trả lời, “Mẹ, con không muốn lấy chồng!” Tôi không phải chỉ bẽn lẽn hoặc e thẹn. Ðúng ra tôi không biết khi nào một cô gái nên e lệ, bởi vì Mẹ từ lâu đã nói với tôi mọi điều mà phần lớn người khác không nên nói với con cái.
“Nếu con tìm thấy đúng người thì con nên kết hôn. Nhưng mẹ muốn nói phải đúng người.”
“Người đúng với con có lẽ không có trên đời này.”
“Có chứ, nhưng không dễ tìm ra đâu. Thế giới này quá rộng, và mẹ sợ con sẽ không tìm thấy người ấy!”
Mẹ không lo lắng tôi có lấy chồng được không, mà chỉ bận tâm về cái loại hôn nhân mà tôi sẽ có.
Tôi hỏi, “Có thực mẹ sống thoải mái mà không cần có ai bên mẹ, phải không?”
“Ai nói mẹ thoải mái?”
“Con thấy dường như thế.”
“Mẹ không có lựa chọn nào khác.”
Mẹ im lặng và ngơ ngác trong suy tưởng. Một nét lo lắng mơ hồ hiện trên mặt Mẹ. Khuôn mặt buồn nhăn nheo ấy nhắc tôi đến những bông hoa, bây giờ đã héo, mà tôi ép trong những trang sách khi còn là một cô gái nhỏ.
“Tại sao mẹ không có lựa chọn khác?”
Mẹ khẽ trách, “Con có nhiều câu hỏi tại sao quá.” Mẹ muốn giấu tôi cái gì. Tôi biết không phải là Mẹ quá xấu hổ không muốn kể ra; có lẽ Mẹ sợ rằng tôi không thấu hiểu ý nghĩa. Hoặc có lẽ, như mọi người khác, Mẹ có điều gì giấu kín riêng cho mình. Ý tưởng ấy khiến tôi bồn chồn, và sự bồn chồn đẩy tôi hỏi những câu hỏi thiếu suy nghĩ.
“Mẹ vẫn còn yêu Ba phải không?”
“Không. Mẹ không bao giờ yêu ba con.”
“Ba có yêu mẹ không?”
“Không, ông ấy cũng không yêu mẹ.”
“Thế thì tại sao hai người kết hôn với nhau?”
Mẹ ngừng lại, lần mò tìm lời giải thích một cái gì có vẻ bất thường và khó hiểu. Khi lên tiếng, giọng của Mẹ đầy hối tiếc.
“Khi còn trẻ, người ta không nhất thiết biết họ cần gì, muốn gì ở đời này. Họ có thể kết hôn có khi chỉ vì người khác thúc đẩy. Chỉ khi nào con lớn tuổi và trưởng thành đôi chút rồi, con mới thực hiểu con cần gì. Nhưng vào lúc đó, con đã làm những điều mà con hối tiếc đến đau lòng. Con sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có cơ hội làm lại từ đầu, và lần thứ hai con có thể khôn ngoan hơn nhiều. Người ta thường nói kẻ dễ tính bao giờ cũng hạnh phúc, nhưng mẹ không bao giờ thích cái loại hạnh phúc ấy.”
Nói đến đây, Mẹ cười chua chát, “Mẹ sẽ luôn luôn là một người lý tưởng bất mãn!”
Ðấy là sự bất mãn cố hữu của tôi, cái thứ bất mãn di truyền từ Mẹ sang tôi một cách hoàn toàn chính xác và trọn vẹn.
“Tại sao Mẹ không tái giá?”
“Mẹ sợ mẹ không thực biết mẹ cần gì?” - Mẹ trả lời một cách miễn cưỡng, hiển nhiên là không muốn cho tôi biết sự thực.
Tôi không nhớ rõ cha tôi. Ông và Mẹ xa nhau khi tôi còn rất nhỏ. Tất cả những gì tôi nhớ về ông là một lần Mẹ bẽn lẽn công nhận ông là một người khá đẹp trai, một loại người tốt mã. Mẹ dường như cảm thấy xấu hổ đã đi theo một người nông cạn và tầm thường. Một lần Mẹ nói:
“Khi mẹ không ngủ được ban đêm, mẹ thường nhớ lại những lỗi lầm điên rồ mẹ làm lúc còn trẻ, chỉ để làm sáng tỏ trí óc mẹ. Dĩ nhiên đấy là một việc buồn tiếc, và đôi khi mẹ xấu hổ đến nỗi phải giấu mặt dưới khăn giường, như thể có người trong bóng tối đang nhìn mẹ. Tuy vậy sự khó chịu ấy cho mẹ sự an ủi chuộc lỗi một cái gì.”
Tôi thực tình rất tiếc Mẹ không tái giá. Mẹ là một người vui tươi hoạt bát, và nếu Mẹ lấy một người Mẹ yêu, chắc chắn sẽ tạo ra một gia đình sống động vui vẻ. Mặc dù Mẹ không đẹp lắm, nhưng Mẹ rất duyên dáng, như cái giá trị kín đáo của một tấm ảnh phong cảnh trắng đen. Mẹ cũng viết văn rất hay nữa. Một người bạn của Mẹ cũng là nhà văn thường trêu chọc Mẹ khi nói, “Có người phải mê chị khi đọc tác phẩm của chị!”
Mẹ thường trả lời, “Rồi hoảng sợ ngay khi biết người yêu của mình chỉ là một mụ già tóc bạc nhăn nheo!”
Ở tuổi Mẹ, Mẹ không thể nào không biết mình muốn gì. Sự tự chê của Mẹ hiển nhiên là một cách tránh né cái gì. Tôi tin như thế vì từ lâu tôi đã nghi ngờ một vài thói quen kỳ lạ của Mẹ.
Chẳng hạn như: bất cứ khi nào đi xa vì công vụ, bao giờ Mẹ cũng đem theo một trong 27 cuốn của tuyển tập Chekov. Mẹ luôn nhắc nhở tôi: “Ðừng đụng vào tuyển tập Chekov của mẹ. Nếu con muốn đọc Chekov, hãy đọc cái bộ mẹ mua riêng cho con.” Lời cảnh cáo hiển nhiên là dư thừa. Tôi có một bộ tuyển tập riêng thì tại sao tôi phải đụng tới bộ tuyển tập của Mẹ? Hơn nữa, tại sao Mẹ cứ lập lại lời cảnh cáo nhiều lần như thế? Tuy vậy Mẹ vẫn sợ một kết quả nhỏ bé nhất không ngờ trước. Mẹ dường như say mê bộ tuyển tập ấy một cách bất bình thường.
Lý do có hai bộ sách của Chekov trong nhà tôi có thể chứng tỏ sự yêu thích Chekov là nét đặc biệt của gia đình tôi. Quan trọng hơn nữa là nó giúp Mẹ đối phó với sự yêu thích Chekov của tôi và người khác. Bất cứ khi nào có ai muốn mượn một tập, Mẹ bao giờ cũng cho mượn cái bộ trong phòng của tôi. Một lần, khi Mẹ vắng nhà, một người bạn rất thân lấy một cuốn trong bộ của Mẹ. Khi biết chuyện này, phản ứng của Mẹ cực kỳ mau lẹ như lửa cháy lông mày. Mẹ lập tức lấy cuốn trong bộ của tôi và chạy đi đổi lấy cuốn của Mẹ về.
Kể từ đó, tôi nhớ rằng bộ của Mẹ lúc nào cũng ở trong tủ sách riêng. Mặc dầu tôi rất ngưỡng mộ Chekov, nhưng tôi không thể hiểu tại sao trong suốt hơn hai mươi năm, tác phẩm của ông vẫn lôi cuốn Mẹ và Mẹ hàng ngày vẫn đọc ít nhất vài trang sách của ông.
Thỉnh thoảng, khi mệt mỏi vì viết văn, Mẹ thường ôm một tách trà đặc, và ngồi đối diện với tủ sách, thần trí ngẩn ngơ. Nếu tôi bước vào phòng lúc ấy, Mẹ sẽ có vẻ giật mình lo lắng, làm đổ cả trà lên người, hoặc là tái mặt như một cô gái nhỏ si tình khi gặp người yêu lần đầu.
Rồi tôi nghĩ: Có phải Mẹ yêu Chekov không? Nếu Chekov còn sống, ai có thể nói chuyện ấy không thể xảy ra?
Khi Mẹ mê man và sắp chết, những lời nói cuối cùng của Mẹ với tôi là: “Cái bộ sách kia – “ Mẹ không đủ hơi sức nói trọn một câu, nhưng tôi hiểu Mẹ có ý muốn nói cái bộ tuyển tập của Chekov kia. “Và cuốn sổ tay... cái cuốn mà mẹ viết bài “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”... hãy hoả thiêu cùng với mẹ.”
Một vài lời dặn cuối cùng của Mẹ - lời dặn liên quan tới bộ sách - tôi đã thi hành đúng theo ý Mẹ. Một vài lời khác, như lời dặn về cuốn sổ tay với nhan đề “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”, tôi không thi hành. Tôi không thể loại bỏ tập bản thảo đó được. Tôi thường nghĩ nếu có thể xuất bản, thì nó là bài văn cảm động nhất mà Mẹ từng viết. Nhưng dĩ nhiên là bài ấy không xuất bản.
Thoạt đầu, tôi nghĩ đấy chỉ là những tài liệu thu thập cho một tác phẩm tương lai, bởi vì nó không giống một cuốn tiểu thuyết, hoặc bản viết phác thảo, hoặc là thư hay nhật ký. Chỉ sau khi tôi đọc hết từ đầu đến cuối, rồi liên kết những câu viết rời rạc với những mảng ký ức của tôi, thì một cái gì mơ hồ hiện ra dần dần. Sau khi suy nghĩ một thời gian khá lâu thì tôi hiểu. Cái tôi cầm trong tay không phải là những lời nói không đầu mối, mà là một trái tim nóng bỏng đầy tình yêu và đau khổ. Tôi có thể trông thấy một trái tim đã phải phấn đấu và đau đớn thế nào vì nỗi sầu buồn và mối tình mà trái tim ấy trải qua. Trong suốt hơn hai mươi năm, một người đàn ông đã chiếm giữ hết mọi xúc cảm của Mẹ, thế mà Mẹ không có được ông ta. Mẹ chỉ có thể dùng cuốn sổ tay thay thế ông ta, và tuôn hết trái tim cho người ấy vào cuốn sổ tay - hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
Thảo nào Mẹ không bao giờ cảm động khi có những người đàn ông nồng nàn khác cầu hôn với Mẹ. Thảo nào Mẹ chỉ mỉm cười coi nhẹ tất cả những lời thiên hạ xầm xì về Mẹ. Là bởi vì trái tim Mẹ đã tràn đầy đến nỗi không còn chỗ cho bất cứ người nào khác.
Tôi biết phần lớn người đời không thể yêu đến mức độ ấy; và khi biết rằng không ai có thể yêu tôi đến như thế, tôi bỗng cảm thấy vô cùng chán nản.
° ° °
Hồi cuối thập niên 30, người yêu của Mẹ hoạt động bí mật tại Thượng Hải. Một hôm một công nhân già bị giết khi cố gắng bảo vệ cho ông ta, để lại vợ và con gái trong cảnh bơ vơ. Vì là người đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, và vì lòng biết ơn người công nhân già, người yêu của Mẹ đã quyết định kết hôn với con gái của người công nhân già mà không nghĩ ngợi đắn đo gì. Mỗi khi ông ta gặp những cặp lấy nhau vì tình và “tình yêu” của họ gây cho họ biết bao rắc rối, ông thường cám ơn cái số phận may mắn của ông. Ông có thể nghĩ: “Ta không kết hôn vì tình, nhưng chúng ta đã sống với nhau hoà thuận, như tay phải và tay trái.” Trong mấy chục năm, họ đã cùng nhau vượt qua bao sóng gió nghịch cảnh.
Người đàn ông này chắc làm việc cùng chỗ với Mẹ. Tôi có bao giờ trông thấy ông không? Tôi không thể nào tìm ra dấu vết của ông trong đám những khách đến thăm nhà tôi. Vậy thì ông ta là ai?
Tôi nhớ lại một ngày mùa xuân năm 1962 khi Mẹ và tôi đi dự một buổi hoà nhạc. Viện âm nhạc rất xa nhà, và chúng tôi không đi xe buýt.
Một chiếc xe hơi nhỏ màu đen có tài xế lái, lặng lẽ dừng bên lề đường ngay sau lưng chúng tôi. Một người đứng tuổi, tóc bạc, mặc áo đại cán đen bước xuống. Mái tóc bạc của ông thực là đẹp! Ông lộ ra một vẻ nghiêm khắc cương quyết, thanh lịch và cực kỳ trong sáng. Ðặc biệt là mắt ông có một nét trong sáng sắc bén khi ông liếc nhìn cái này cái kia, gợi người ta nhớ tới sự lấp lánh của một lưỡi kiếm. Nếu có sự dịu dàng chứa đầy đôi mắt lạnh lùng ấy, thì hẳn là nó phải tới từ một tình yêu thực mạnh mẽ cho một người đàn bà xứng đáng.
Ông bước lại và chào Mẹ, “Ðồng chí Chung Ngọc khoẻ không? Ðã lâu lắm không được gặp bà.”
“Tôi khoẻ lắm. Còn ông thì sao?”
Bàn tay Mẹ mà tôi đang nắm bỗng lạnh ngắt và bắt đầu hơi run rẩy. Hai người đứng trước mặt nhau, trông rất buồn tiếc và có vẻ trang nghiêm nữa, nhưng không nhìn nhau. Mẹ đang nhìn cái bụi cây bên lề đường. Còn ông thì nhìn tôi và nói:
“Cô bé mau lớn quá, thành một thiếu nữ rồi. Thật là tuyệt vời, con gái giống hệt mẹ.”
Ông không bắt tay Mẹ, nhưng lại bắt tay tôi. Bàn tay ông cũng lạnh và khẽ run, như tay Mẹ. Tôi cảm thấy tôi trở thành một vật dẫn điện, cảm thấy cả xung lực và điện trở. Tôi vội rụt tay khỏi tay ông, và nói:
“Không. Có gì tuyệt vời đâu.”
Ông giật mình hỏi tôi, “Tại sao không tuyệt vời?” Có thể tôi nghĩ ông thành thực tỏ ra ngạc nhiên. Bất cứ khi nào trẻ con nói một điều gì ngay thực dễ thương, người lớn thường có vẻ mặt như vậy.
Tôi nhìn mặt Mẹ. Phải, tôi trông giống Mẹ. Ðiều này làm tôi hơi buồn: “Tại vì Mẹ không đẹp!”
Ông bật cười và nói đùa, “Thực là tội nghiệp, có bao giờ con cái nào cảm thấy mẹ mình không đẹp? Cháu có nhớ năm 1953, khi mẹ cháu lần đầu được thuyên chuyển về Bắc Kinh, mẹ cháu đem cả cháu tới trình diện tại sở không? Mẹ cháu để cái con nhỏ nghịch ngợm này ngoài hành lang. Cháu đi hết cầu thang này tới cầu thang khác, tò mò thò tay qua khe cửa, và tay cháu bị kẹt tại cửa của bác. Cháu khóc chu chéo, và bác phải bồng cháu đi tìm mẹ cháu.”
Tôi khó chịu. “Không, cháu không nhớ”. Tại sao ông nhắc đến những sự việc từ ngày tôi còn mặc quần thủng đít.
“Phải, chỉ có người lớn là không quên được.”
Ông quay nhìn Mẹ. “Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết mới của bà. Tôi phải thành thực nói rằng có một chỗ bà viết không chính xác. Bà không nên thấy khó khăn khi viết về nhân vật nữ ấy... Bà biết đấy, tình yêu dành cho một người khác không có gì sai trái cả. Bà ta không làm hại cho đời sống người khác... Ðúng ra nhân vật nam có thể cũng thương yêu bà ta. Nhưng vì hạnh phúc của người khác, họ không còn lựa chọn nào khác là hy sinh tình yêu của họ...”
Ðúng lúc ấy, một cảnh sát lưu thông bước tới chỗ xe hơi đậu, và gay gắt bảo người tài xế không nên đậu xe tại đó. Người tài xế bối rối giải thích. Ông ta liền ngừng nói chuyện, quay lại, vội vàng chào từ giã chúng tôi, bước vội lại chiếc xe hơi, và nói với người cảnh sát, “Tôi xin lỗi. Ðừng trách anh tài xế. Chính tôi...”
Tôi cảm thấy thích thú nhìn người đàn ông lớn tuổi cúi đầu đứng nghe lời trách của cảnh sát. Khi tôi tinh nghịch quay lại nhìn Mẹ, tôi nhận thấy mẹ đang bối rối! Mẹ trông như một cô bé tiểu học e sợ đứng trước một ông hiệu trưởng nghiêm khắc, như thể người bị cảnh sát mắng là chính Mẹ chứ không phải là ông ta.
Chiếc xe lái đi, để lại một vệt khói. Ngay cả vệt khói cũng tan mau trong gió như thể không có chuyện gì xảy ra. Tôi không biết tại sao tôi không thể quên ngay buổi gặp gỡ này.
Bây giờ ngồi phân tích lại, tôi nghĩ có lẽ chỉ có một sức mạnh tinh thần vĩ đại mới làm trái tim Mẹ xúc động. Sức mạnh vĩ đại ấy đến từ phẩm chất của người đàn ông này: Ông có trí óc chính trị vững chắc và chín mùi, những kinh nghiệm nguy hiểm trong thời kỳ cách mạng bão táp, cách suy tưởng tiến bộ, tinh thần hăng say làm việc, và trình độ hiểu biết văn chương nghệ thuật... Hơn nữa, điều kỳ lạ là ông và Mẹ cùng thích sự cao cả. Phải, Mẹ tôn thờ ông. Một lần Mẹ nói, nếu Mẹ không tôn thờ người Mẹ yêu thì tình yêu không kéo dài đưọc một ngày.
Tôi không thể đoán được ông có yêu Mẹ không. Nhưng nếu ông không yêu thì tại sao lại có đoạn này trong nhật ký của Mẹ:
“Món quà ấy thực là quá lớn. Nhưng tại sao ông biết tôi thích Chekov?”
“Một lần bà nói như vậy!”
“Tôi không nhớ.”
“Tôi nhớ. Tôi thoáng nghe thấy một lần khi bà tình cờ nói chuyện với một người nào đó.”
Như vậy bộ tuyển tập Chekov là do ông tặng Mẹ. Ðối với Mẹ, đó thực là một tặng phẩm của tình yêu.
Ai có thể ngờ thế? Người đàn ông này không tin vào tình yêu, và mãi đến khi tóc bạc trắng rồi mới nhận thức có một cái gì trong tim ông có thể gọi là tình yêu. Ngay lúc ông tới giai đoạn không còn sức mạnh để yêu nữa thì xuất hiện một tình yêu mà đáng lẽ ông phải dành cả một đời người cho tình yêu ấy. Thực là bi thảm. Có lẽ nó không chỉ là một bi kịch, mà nó còn đi sâu hơn thế. Tất cả những gì tôi nhớ được về ông chỉ là những chi tiết nhỏ này.
Thực là vô cùng thất vọng; mẹ quá say mê ông mà không có được ông. Ðể thoáng nhìn được chiếc xe hơi nhỏ của ông và hình dáng ông hiện ra ở cửa xe, Mẹ đã phải khổ tâm tính toán con đường nào ông đi qua và giờ nào ông đi làm về. Bất cứ khi nào ông thuyết trình một vấn đề gì, Mẹ bao giờ cũng ngồi bên dưới, xa cách ông bởi khoảng cách, khói thuốc lá, ánh sáng lờ mờ và những cái đầu lắc lư phía trước. Nhìn cái khuôn mặt lờ mờ ấy, Mẹ cảm thấy như có một cái gì vững chắc hơn trong tim, và Mẹ không thể kiềm chế được lệ tràn lên mắt. Ðể tránh không cho ai biết Mẹ khóc, Mẹ đã phải cố gắng nuốt nước mắt đi. Bất cứ khi nào ông ho nhiều đến nỗi phải tạm ngừng nói, Mẹ thường cằn nhằn không có ai khuyên ông đừng hút thuốc nữa, và lo sợ ông có thể bị viêm cuống phổi trở lại. Mẹ không hiểu tại sao ông dường như gần Mẹ như thế, mà lại như vô cùng xa cách.
Và ông, để nhìn thoáng thấy Mẹ, mỗi ngày từ cửa sổ xe hơi, lo lắng nhìn những dòng xe đạp trên đường cho tới lúc ông chóng mặt. Ông lo lắng không biết thắng xe của Mẹ có ăn không, không biết Mẹ có gặp tai nạn không. Bất cứ khi nào có một buổi tối không phải đi họp, ông thường xuống xe, và đi bộ tới khu vực của chúng tôi, chẳng để làm gì ngoài việc đi nhanh qua cổng vào khu cư xá của chúng tôi. Ông bận hàng trăm thứ, nhưng ông không bao giờ quên lục tìm mọi loại báo chí, chỉ để xem có bài của Mẹ trong đó không.
Trong cuộc đời ông, mọi thứ đều rõ ràng, không nhầm lẫn, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Tuy vậy khi phải đương đầu với mối tình này, ông trở nên yếu đuối vô vọng. Ông không thể hiểu được: tại sao cuộc đời cố tình sắp đặt trớ trêu thế này?
Tuy nhiên, khi họ có một cơ hội hãn hữu gặp nhau tại văn phòng cư xá, cả hai đều có gắng tránh né nhau, vội vã gật đầu chào rồi hấp tấp bỏ đi. Chỉ việc này thôi cũng đủ làm Mẹ hoàn toàn đãng trí và mất hết thính giác, thị giác và khả năng suy nghĩ. Thế giới ngay lập tức trở thành một khoảng không... Ðôi khi Mẹ gặp một người tên là Lão Vương thì lại gọi người đó bằng Lão Quốc, và nói chuyện một cách ngay chính Mẹ cũng không hiểu.
Mẹ đã phải tuyệt vọng chiến đấu, bởi vì Mẹ đã viết:
Một lần chúng ta đã thề hứa là sẽ quên nhau đi. Nhưng em đã lừa dối anh, em không quên. Em nghĩ anh cũng không quên em được. Chúng ta chỉ lừa dối nhau, cố giấu nỗi đau sâu xuống tận đáy lòng. Không phải em cố tình lừa dối anh. Em thực sự đã cố gắng để quên. Ðã nhiều lần em tự ý xin đi công tác tại những nơi xa Bắc Kinh, đặt hy vọng của em vào thời gian và không gian. Em đã tưởng em có thể quên được anh. Nhưng mỗi khi chấm dứt công tác, em trở về Bắc Kinh, và khi xe lửa chạy tới nơi, em không thể nào chịu đựng được tim đập mạnh và hỗn loạn đến choáng váng. Em hăm hở đứng trên sân ga nhìn quanh như tìm người chờ đợi em. Nhưng dĩ nhiên là chẳng có ai cả. Lúc đó em hiểu là em không thể quên được anh; mọi thứ vẫn như cũ. Năm này qua năm khác, giống như một cây cổ thụ, rễ mỗi ngày một ăn sâu hơn. Bây giờ không thể nhổ được cái cây ấy nữa. Em chịu thua rồi.
Vào cuối mỗi ngày, em cảm thấy như em quên một cái gì quan trọng, và ban đêm em choàng tỉnh từ giấc mơ và tự hỏi: cái gì đã xảy ra? Không, chẳng có gì xảy ra cả. Rồi em nhận thức rõ ràng em không có anh! Như vậy tất cả đều thiếu xót, bất toàn và không gì có thể đền bù cho sự thiếu vắng này. Anh và em đã đi tới cuối cuộc đời rồi, vậy mà em vẫn đắm chìm trong cảm xúc ước mơ như trẻ con - tại sao vậy? Tại sao cuộc đời dẫn chúng ta trải qua một cuộc hành trình dài khó khăn và đến lúc đó mới bộc lộ cho chúng ta giấc mơ mà chúng ta theo đuổi cả đời? Và bởi vì anh và em một lần nhắm mắt trước giấc mơ của chúng ta, nên không những chúng ta lỡ cơ hội giữa ngã ba đường đời, mà chúng ta còn lạc nhau ở hai bên bờ vực thẳm.
° ° °
Bây giờ tôi biết tại sao mỗi lần Mẹ đi công tác xa về, Mẹ không cho tôi đến đón tại ga xe lửa. Hiển nhiên là Mẹ muốn đứng một mình tại sân ga, yêu thích cái ảo tưởng ông sẽ ra gặp Mẹ. Tóc của Mẹ đã bạc rồi, thế mà bà mẹ tội nghiệp của tôi vẫn chỉ là một cô gái nhỏ si mê.
Ðúng ra Mẹ viết rất ít về mối tình này, mà phần lớn là những việc nhỏ nhặt trong đời Mẹ: tại sao Mẹ viết văn không hay; sự lo lắng và nghi ngờ về tài năng của Mẹ; tại sao San San hư thế và nên trừng phạt đứa con gái tinh quái thế nào; vì đãng trí, mẹ đã đọc sai giờ trình diễn và lỡ xem một vở kịch hay; mẹ đi dạo mà quên mang dù và bị ướt sũng nước mưa... Linh hồn Mẹ ở với ông ta ngày đêm, như là một cặp tình nhân say đắm. Ðúng ra nếu tính toán thời gian hai người ở bên nhau trong suốt đời của họ, thì họ chỉ gần nhau khoảng hơn hai muơi bốn giờ thôi. Nhưng hai mươi bốn giờ này có lẽ phong phú và sâu xa hơn thời gian của những người sống bên nhau suốt cuộc đời.
Dường như ông ta chết một cách không bình thường trong cuộc Cách Mạng Vân Hóa. Có lẽ vì điều kiện chính trị đặc biệt của giai đoạn ấy nên nhật ký của Mẹ rất là mơ hồ. Tôi tự hỏi tại sao Mẹ bị tấn cống dữ dội vì tác phẩm của Mẹ, mà vẫn giữ thói quen viết nhật ký. Từ những chữ che giấu này, tôi có thể phỏng đoán ông ta bày tỏ sự nghi ngờ về lý thuyết cực đoan của người đang ở tột đỉnh quyền lực lúc ấy. Từ những trang nhật ký nhoè nước mắt của Mẹ, tôi có thể biết rằng ông bị đối xử tàn tệ, nhưng không bao giờ đầu hàng những kẻ quyền thế đang hành hạ ông. Ngay cả lúc sắp chết, lời cuối cùng của ông là, “Nếu các anh muốn gửi tôi đi gặp Các Mác, tôi cũng vẫn chống các anh trước mặt ông ta!”
Cái chết của ông ta có lẽ xảy ra vào mùa đông 1969, bởi vì mùa đông ấy, Mẹ mới xấp sỉ tuổi 50 mà bỗng nhiên tóc bạc trắng hết. Mẹ cũng đeo một băng tang đen nữa. Vào lúc đó, hoàn cảnh của Mẹ cũng rất khó khăn. Vì chiếc băng tang đen này, Mẹ đã bị đấu tố; người ta buộc tội Mẹ theo “bốn cổ hủ”, và bắt Mẹ phải cho biết Mẹ đeo băng tang cho ai.
Tôi lo lắng hỏi Mẹ, “Mẹ để tang ai thế?”
“Một người bà con!” Rồi sợ rằng tôi không hiểu, Mẹ giải thích, “Một người bà con mà con không biết.” Tôi hỏi, “Con có nên để tang không?” Mẹ làm một cử chỉ mà đã lâu Mẹ không làm, là khẽ vuốt mặt tôi, như Mẹ thường làm khi tôi còn bé. Mẹ không bày tỏ sự dịu dàng âu yếm này đã lâu lắm rồi. Tôi thường cảm thấy với tuổi đời và kinh nghiệm chồng chất, đặc biệt là vài năm tranh đấu gian khổ, sự dịu dàng âu yếm mỗi ngày một mất dần ở Mẹ. Hoặc là Mẹ cố giấu kín khiến tôi cảm thấy Mẹ giống như một người đàn ông.
Mẹ cuời một cách buồn bã và lơ đãng, “Không, con không cần.”
Ðôi mắt khô và mệt mỏi của Mẹ không còn một chút ẩm ướt, như thể không còn lệ để khóc nữa. Tôi rất muốn an ủi Mẹ, hoặc làm gì cho Mẹ vui. Nhưng Mẹ bảo tôi, “Ði ra chỗ khác.” Tôi không hiểu tại sao lúc đó lòng tôi dâng lên một cảm tưởng kinh hoàng; tôi cảm thấy như bà mẹ thân yêu của tôi đã bỏ tôi và đang theo đuổi một cái gì khác. Tôi bất giác bật kêu lên, “Mẹ ơi!”
Bà mẹ nhạy cảm của tôi chắc hiểu thái độ của tôi. Bà khẽ nói: “Ðừng sợ, đi chỗ khác chơi! Ðể mẹ ở yên một lúc.”
Tôi đã không lầm, bởi vì Mẹ viết:
Anh đã đi rồi. Một nửa hồn của em cũng đi theo anh. Em cũng không thể tìm ra anh ở đâu, chứ đừng nói được nhìn thấy mặt anh lần cuối. Em cũng không có quyền hỏi họ nữa, bởi vì em không là người nhà của anh cũng không là bạn thân của anh khi anh còn sống... Chúng ta đã chia tay thế này đấy. Phải chi em có thể chịu đựng sự tra tấn vô nhân đạo ấy thay cho anh để anh có thể tiếp tục sống! Ðáng lẽ anh phải tiếp tục sống cho cái ngày anh được phục hồi, cho những người yêu anh, để tiếp tục làm việc cho cái xã hội này. Em sẽ không bao giờ tin anh là cái mà họ gọi là phần tử tam phản. Anh là người xuất chúng nhất trong số những người bị bức tử. Nếu anh không thế thì làm sao em có thể yêu anh? Em không còn sợ nói lên ba chữ ấy nữa.
Tuyết rơi không ngừng. Ngay Thượng Ðế cũng đạo đức giả nữa, khi dùng cái màn tuyết trắng để che giấu máu của anh và cái hành động sát nhân này.
Em chưa bao giờ quan tâm đến đời sống của em. Nhưng bây giờ em không ngừng tự hỏi có bất cứ lời nói hoặc hành động nào của em đã khiến anh phải cau mặt. Em chỉ muốn sống một cuộc đời xứng đáng như anh, và làm một cái gì cho xã hội của chúng ta.
Một mình em, em bước trên con đường lát gạch ấy, nơi trước kia có lần chúng ta sánh bước bên nhau, lắng nghe tiếng bước chân cô đơn của em vọng lên trong đêm tối im lặng... Em đã từng lang thang trên con đường ấy biết bao lần, nhưng chưa bao giờ đau đớn bằng lần này. Trước kia, ngay cả khi không có anh ở bên, em biết rằng anh vẫn còn trên đời này, và em cảm thấy như có anh đi bên em. Nhưng bây giờ, anh đã vĩnh viễn mất rồi; em thực không thể tin như thế!
Em bước tới cuối con đường, quay lại, và bước đi một lần nữa.
Theo thói quen, em tựa vào hàng rào và quay đầu lại, như thể có anh đang đứng đó, vẫy chào từ biệt em. Chính tại đây chúng ta lơ đãng khẽ mỉm cười, như hai kẻ không có tình ý thiết tha với nhau, để cố gắng che giấu tình yêu đã khắc sâu của chúng ta. Hôm ấy là một buổi tối đầu xuân không có vẻ thơ mộng chút nào; một làn gió lạnh giá vẫn thổi. Chúng ta im lặng bước, tuy bên nhau nhưng hơi cách xa. Anh thở khó khăn vì anh đang bị bệnh viêm cuống phổi kinh niên hành hạ. Em lo cho anh lắm, và muốn đi chậm lại đôi chút. Nhưng em không hiểu tại sao em không thể đi chậm được. Chúng ta cùng bước mau, như thể có việc quan trọng đang chờ chúng ta đến nỗi chúng ta phải vội vàng bước cho mau hết con đường. Ôi chúng ta trân quý biết bao cuộc đi dạo này, cuộc đi dạo duy nhất trong đời chúng ta! Tuy thế chúng ta đều sợ, sợ chúng ta không thể kiềm giữ được mình, để chúng ta sẽ bộc lộ ba chữ kinh khủng đã gây đau đớn cho chúng ta trong bao nhiêu năm: “Em Yêu Anh” và “Anh Yêu Em.” Ngoài anh và em ra, có lẽ không ai trên đời này có thể tin rằng chúng ta chưa một lần nắm tay nhau! Còn nói chi đến những chuyện khác!
° ° °
Không, Mẹ ơi, con tin thế. Không ai ngoài con có thể trông thấy phong cách Mẹ bộc lộ tâm hồn.
Ôi, con đường lát gạch ấy! Tôi thực không biết nó là một con đường đầy kỷ niệm chua chát. Tôi nghĩ chúng ta không nên coi thường bất cứ một cái góc nhỏ tầm thường nào trên đời này. Ai biết nhũng góc nhỏ bất ngờ lặng lẽ ấy che giấu biết bao đau đớn và niềm vui kín đáo?
��o nào mỗi khi Mẹ mệt mỏi vì viết văn, Mẹ thường chậm chạp đi lại trên con đường lát gạch ấy. Ðôi khi là một buổi sáng sớm sau một đêm mất ngủ, đôi khi có thể là một đêm tối giông gió; Mẹ không hề quan tâm đó là mùa đông hay giông gió gào rú như một con thú điên cuồng, hắt sỏi đá đập vào cửa sổ. Tôi nghĩ đó chỉ là một thói quên kỳ lạ của Mẹ; tôi không hề ngờ rằng Mẹ ra đi là để gặp linh hồn của ông ta.
Mẹ cũng thích đứng trầm tư suy nghĩ trước cửa sổ, nhìn con đường lát gạch bên ngoài. Một lần, vẻ mặt Mẹ cho tôi cảm tưởng một người khách thân nhất đang tới trên con đường lát gạch ấy. Tôi chạy vội ra cửa sổ; trong bóng tối của buổi tàn thu chỉ có gió lạnh quét những lá rụng trên con đường lát gạch vắng vẻ.
Như thể ông vẫn còn sống, thói quen của Mẹ nói chuyện tâm tình với ông bằng viết nhật ký vẫn tiếp tục sau khi ông đã chết. Thói quen ấy tiếp tục cho tới ngày Mẹ không thể cầm cây bút được nữa. Trên trang cuối, Mẹ nói những lời sau cùng với người yêu:
Em là người tin tưởng vào thuyết duy vật. Thế mà bây giờ em ao ước chờ đợi Thiên Ðường. Nếu thực có một nơi gọi là Thiên Ðường, thì em biết anh đang chờ em ở đó. Em đang tới đó để gặp anh đây; chúng ta sẽ ở bên nhau mãi mãi; chúng ta sẽ không bao giờ chia lìa. Chúng ta sẽ không bao giờ hy sinh tình yêu của mình vì sợ làm đau lòng người khác nữa. Anh ơi, hãy chờ em, em đang tới đây...
Tôi thực không ngờ nằm trên giường chết mà Mẹ vẫn có thể yêu sâu xa như vậy. Như tôi đã nói, tình yêu ấy khắc sâu vào xương cốt và trái tim Mẹ. Tôi cảm thấy đây không phải là tình yêu, mà là một nỗi thống khổ, hoặc là một sức mạnh lớn hơn cái chết. Nếu thực sự có tình yêu vĩnh cửu trên đời này thì tình yêu của Mẹ vượt tới giới hạn ấy. Mẹ đã cảm thấy hạnh phúc cho tới lúc chết; Mẹ thực sự yêu. Mẹ không hề có một hối tiếc nào.
Và bây giờ, thân xác của hai người đã trở về với cát bụi rồi. Tuy vậy tôi biết rằng dù trở thành gì, họ vẫn còn yêu nhau. Ngay cả không có luật lệ trần thế hoặc điều kiện luân lý trói buộc, và mặc dù khi còn sống, họ chưa hề nắm tay nhau lấy một lần, nhưng bây giờ họ thuộc về nhau hoàn toàn; không gì có thể phân ly họ được. Dù hàng ngàn năm trôi qua, nhưng chừng nào còn có những cụm mây đuổi theo nhau, những lá cỏ nghiêng xuống tựa vào nhau, những con sóng xô lấn tan vào nhau, và những làn gió bay đi tìm nhau.... Hãy tin tôi đi, những hình ảnh ấy chính là họ đấy.
Mỗi khi tôi đọc cuốn nhật ký “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi khóc và nức nở, và không chỉ một lần, như thể chính tôi là người trải qua mối tình khốn khổ đau buồn này. Nếu đây không phải là một bi kịch lớn thì nó phải là một hài kịch lớn. Nhưng dù tình yêu này đẹp đến thế nào, cảm động đến bao nhiêu, tôi không bao giờ muốn phải trải qua một cuộc tình như thế!
Tác giả Anh quốc danh tiếng Thomas Hardy một lần nói, “Tiếng gọi của tình yêu ít khi được đáp ứng; người để yêu rất hiếm trùng hợp với giờ yêu.” Tôi không còn dùng cái trình độ luân lý thông thường để lên án họ đã yêu hay là không yêu. Cái tôi muốn buộc tội là: Tại sao hai người không chờ đợi nhau?
Nếu chúng ta có thể chờ đợi nhau, và không kết hôn một cách cẩu thả, thì biết bao thảm kịch tương tự có thể tránh được!
Trong thế giới ngày nay, có còn sự phân biệt giữa hôn nhân và tình yêu không? Vì thế giới quá rộng lớn, sẽ có lúc những tiếng gọi nhau không được đáp ứng. Vậy thì người ta vẫn lấy nhau không cần tình yêu hay sao? Như vậy thực là bi thảm!
Tại sao tôi cứ tiếp tục theo con đường cùng này?
Tôi thực sự muốn la to: “Ðừng lo lắng về sự nhỏ nhen của người đời! Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi - chờ đợi tiếng gọi của tình yêu. Ngay cả khi chúng ta không được ai gọi, chúng ta cũng không nên kết hôn thiếu suy nghĩ! Ðừng lo ngại cái đời sống lẻ loi sẽ trở thành một tai họa khủng khiếp. Có lẽ đấy có thể là dấu hiệu tiến bộ xã hội trong lãnh vực văn hoá, giáo dục và phẩm chất của đời sống...”
Nguyễn Vạn Lý dịch
Nguyễn Vạn Lý
Tôi sinh năm 1949, năm thành lập nước cộng hòa Trung Hoa. Một nước cộng hòa ba mươi tuổi thì còn quá trẻ, nhưng một người đàn bà ba mươi tuổi thì đã quá trễ để có thể lấy chồng.
Tuy thế tôi cũng có một người theo đuổi hết lòng. Bạn có bao giờ trông thấy bức tượng “Lực sĩ ném đĩa” của điêu khắc gia Hy lạp danh tiếng Myron chưa? Kiều Lâm trông y hệt bức tượng ấy. Ngay cả quần áo độn bông của mùa lạnh cũng không che giấu được những đường nét tuyệt đẹp của thân thể chàng. Khuôn mặt chàng ngăm đen, nhưng sóng mũi và miệng nổi bật đường nét. Chàng có cặp mắt to dài dưới vầng trán rộng. Chỉ cần nhìn mặt và thân thể chàng là nhiều bà nhiều cô đã phải mê thích rồi.
Nhưng điều lạ lùng là chính tôi là người còn lưỡng lự chưa muốn kết duyên với chàng, bởi vì tôi chưa rõ tại sao tôi yêu chàng và tại sao chàng yêu tôi.
Tôi biết có nhiều người bàn tán sau lưng tôi. “Cô ả là cái gì mà làm cao, còn muốn ai hơn nữa?” Trong mắt họ, tôi là một kẻ chẳng có gì nhưng cố làm ra vẻ cao giá để kén cá chọn canh. Ðiều này làm họ tức giận như thể tôi làm một việc gì vô luân và xúc phạm.
Dĩ nhiên tôi không trách họ được. Trong một xã hội vẫn còn sự mua bán thì hôn nhân vẫn còn được coi như một sự trao đổi hàng hóa.
Kiều Lâm và tôi quen nhau gần hai năm rồi, nhưng tôi vẫn không hiểu được sự im lặng ít nói của chàng. Có phải chàng không thích nói chuyện hay không có gì để nói? Mỗi khi tôi muốn thử nghiệm sự thông minh bằng cách bắt chàng phải cho ý kiến về một điều gì đó, thì chàng chỉ dùng mấy chữ dơn sơ của bậc tiểu học, như “Tốt” hoặc “Không tốt”. Tất cả dường như được phân chia làm hai loại này mà thôi, không bao giờ thay đổi.
Một lần tôi hỏi chàng, “Kiều Lâm, tại sao anh yêu tôi?” Chàng suy nghĩ rất lâu, và từ những đường nhăn trên trán, tôi biết các tế bào bên trong cái đầu đẹp đẽ của chàng đã phải làm việc khẩn trương. Tôi không thể không ân hận và tội nghiệp chàng, như thể tôi đã phạm một lỗi lầm khi đặt câu hỏi này cho chàng.
Cuối cùng chàng ngẩng lên với đôi mắt trong sáng, ngây thơ như mắt trẻ, và nói, “Bởi vì cô tốt.”
Trong tim tôi là một nỗi cơ đơn sâu xa khi tôi nói, “Kiều Lâm, cám ơn anh.”
Tôi không thể không tự hỏi, khi chàng và tôi thành chồng vợ, liệu chúng tôi có thể hoàn thành bổn phận đối với nhau không. Có lẽ chúng tôi có thể, bởi vì luật lệ và luân lý sẽ trói buộc chúng tôi với nhau. Nhưng thực là buồn biết bao nếu chúng tôi chỉ cần làm đúng bổn phận luật pháp và đạo đức! Không còn cái gì tốt đẹp hơn, bền chặt hơn là luật pháp và luân lý kết hợp chúng tôi hay sao? Bất cứ khi nào nghĩ đến chuyện này, tôi có cảm tưởng là tôi không còn là một người đàn bà sắp sửa kết hôn, mà chỉ là một nhà xã hội học già chỉ biết sách vở.
Có lẽ tôi không nên bận tâm suy nghĩ về chuyện này. Chúng tôi có thể sống như mọi người, sinh con và ở với nhau, tuyệt đối trung thành với nhau theo luật định. Ðừng bận tâm bây giờ là thế kỷ hai mươi - về điểm này chúng tôi có thể theo những gì người ta làm từ mấy ngàn năm nay: coi hôn nhân như là một phương tiện bảo tồn gia đình, hay là một sự trao đổi buôn bán trong đó tình yêu và hôn nhân hoàn toàn tách biệt nhau. Vì mọi người đi theo con đường này, tôi là gì mà dám đi ngược lại truyền thống?
Tôi thường tự hỏi nếu mẹ tôi còn sống, bà sẽ nói thế nào về lời cầu hôn của Kiều Lâm và lòng hoài nghi của tôi. Liệu Mẹ có muốn tôi chấp nhận Kiều Lâm không?
Tôi nghĩ đến Mẹ không phải vì Mẹ là một bà mẹ độc đoán, muốn chỉ huy cuộc đời tôi từ dưới mộ. Thực ra, Mẹ là một người bạn, một người tâm sự hơn là một người mẹ. Tôi nghĩ đến Mẹ bởi vì tôi yêu Mẹ vô cùng, và cảm thấy mất mát lớn lao khi tôi nghĩ rằng Mẹ đã ra đi vĩnh viễn rồi.
Mẹ không bao giờ thuyết giảng tôi. Mẹ thường dịu dàng nói với tôi bằng cái giọng trầm gần như đàn ông, về những thành công và thất bại trong đời, và để tôi tự khám phá ra, tôi cần gì từ kinh nghiệm của Mẹ. Tuy nhiên những thành công của Mẹ quá ít ỏi, và đời Mẹ chỉ toàn là thất bại. Trong những ngày cuối cùng trước khi chết, Mẹ dõi nhìn theo tôi bằng cặp mắt đẹp và nhạy cảm, như thể Mẹ đang ước tính cơ hội sống sót của tôi, và cũng dường như Mẹ có điều gì quan trọng muốn nói với tôi mà không thể quyết định có nên nói không. Mẹ có lẽ rất lo lắng khi tôi có vẻ vô tư lự! Một lần Mẹ buột miệng nói: “San San, nếu con không thể quyết định con muốn gì ở người đàn ông, mẹ nghĩ tốt hơn là nên ở giá còn hơn là lấy chồng một cách điên rồ.”
Người khác có thể cho rằng một bà mẹ nói như thế với con gái là một lỗi lầm, nhưng tôi cảm thấy Mẹ cho tôi một lời khuyên rất giá trị qua kinh nghiệm đau đớn của bà. Tôi không tin rằng Mẹ muốn chống đối tôi hoặc coi thường sự hiểu đời của tôi. Mẹ chỉ vì yêu tôi và hy vọng tôi có thể sống mà không bị đau khổ.
Tôi trả lời, “Mẹ, con không muốn lấy chồng!” Tôi không phải chỉ bẽn lẽn hoặc e thẹn. Ðúng ra tôi không biết khi nào một cô gái nên e lệ, bởi vì Mẹ từ lâu đã nói với tôi mọi điều mà phần lớn người khác không nên nói với con cái.
“Nếu con tìm thấy đúng người thì con nên kết hôn. Nhưng mẹ muốn nói phải đúng người.”
“Người đúng với con có lẽ không có trên đời này.”
“Có chứ, nhưng không dễ tìm ra đâu. Thế giới này quá rộng, và mẹ sợ con sẽ không tìm thấy người ấy!”
Mẹ không lo lắng tôi có lấy chồng được không, mà chỉ bận tâm về cái loại hôn nhân mà tôi sẽ có.
Tôi hỏi, “Có thực mẹ sống thoải mái mà không cần có ai bên mẹ, phải không?”
“Ai nói mẹ thoải mái?”
“Con thấy dường như thế.”
“Mẹ không có lựa chọn nào khác.”
Mẹ im lặng và ngơ ngác trong suy tưởng. Một nét lo lắng mơ hồ hiện trên mặt Mẹ. Khuôn mặt buồn nhăn nheo ấy nhắc tôi đến những bông hoa, bây giờ đã héo, mà tôi ép trong những trang sách khi còn là một cô gái nhỏ.
“Tại sao mẹ không có lựa chọn khác?”
Mẹ khẽ trách, “Con có nhiều câu hỏi tại sao quá.” Mẹ muốn giấu tôi cái gì. Tôi biết không phải là Mẹ quá xấu hổ không muốn kể ra; có lẽ Mẹ sợ rằng tôi không thấu hiểu ý nghĩa. Hoặc có lẽ, như mọi người khác, Mẹ có điều gì giấu kín riêng cho mình. Ý tưởng ấy khiến tôi bồn chồn, và sự bồn chồn đẩy tôi hỏi những câu hỏi thiếu suy nghĩ.
“Mẹ vẫn còn yêu Ba phải không?”
“Không. Mẹ không bao giờ yêu ba con.”
“Ba có yêu mẹ không?”
“Không, ông ấy cũng không yêu mẹ.”
“Thế thì tại sao hai người kết hôn với nhau?”
Mẹ ngừng lại, lần mò tìm lời giải thích một cái gì có vẻ bất thường và khó hiểu. Khi lên tiếng, giọng của Mẹ đầy hối tiếc.
“Khi còn trẻ, người ta không nhất thiết biết họ cần gì, muốn gì ở đời này. Họ có thể kết hôn có khi chỉ vì người khác thúc đẩy. Chỉ khi nào con lớn tuổi và trưởng thành đôi chút rồi, con mới thực hiểu con cần gì. Nhưng vào lúc đó, con đã làm những điều mà con hối tiếc đến đau lòng. Con sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có cơ hội làm lại từ đầu, và lần thứ hai con có thể khôn ngoan hơn nhiều. Người ta thường nói kẻ dễ tính bao giờ cũng hạnh phúc, nhưng mẹ không bao giờ thích cái loại hạnh phúc ấy.”
Nói đến đây, Mẹ cười chua chát, “Mẹ sẽ luôn luôn là một người lý tưởng bất mãn!”
Ðấy là sự bất mãn cố hữu của tôi, cái thứ bất mãn di truyền từ Mẹ sang tôi một cách hoàn toàn chính xác và trọn vẹn.
“Tại sao Mẹ không tái giá?”
“Mẹ sợ mẹ không thực biết mẹ cần gì?” - Mẹ trả lời một cách miễn cưỡng, hiển nhiên là không muốn cho tôi biết sự thực.
Tôi không nhớ rõ cha tôi. Ông và Mẹ xa nhau khi tôi còn rất nhỏ. Tất cả những gì tôi nhớ về ông là một lần Mẹ bẽn lẽn công nhận ông là một người khá đẹp trai, một loại người tốt mã. Mẹ dường như cảm thấy xấu hổ đã đi theo một người nông cạn và tầm thường. Một lần Mẹ nói:
“Khi mẹ không ngủ được ban đêm, mẹ thường nhớ lại những lỗi lầm điên rồ mẹ làm lúc còn trẻ, chỉ để làm sáng tỏ trí óc mẹ. Dĩ nhiên đấy là một việc buồn tiếc, và đôi khi mẹ xấu hổ đến nỗi phải giấu mặt dưới khăn giường, như thể có người trong bóng tối đang nhìn mẹ. Tuy vậy sự khó chịu ấy cho mẹ sự an ủi chuộc lỗi một cái gì.”
Tôi thực tình rất tiếc Mẹ không tái giá. Mẹ là một người vui tươi hoạt bát, và nếu Mẹ lấy một người Mẹ yêu, chắc chắn sẽ tạo ra một gia đình sống động vui vẻ. Mặc dù Mẹ không đẹp lắm, nhưng Mẹ rất duyên dáng, như cái giá trị kín đáo của một tấm ảnh phong cảnh trắng đen. Mẹ cũng viết văn rất hay nữa. Một người bạn của Mẹ cũng là nhà văn thường trêu chọc Mẹ khi nói, “Có người phải mê chị khi đọc tác phẩm của chị!”
Mẹ thường trả lời, “Rồi hoảng sợ ngay khi biết người yêu của mình chỉ là một mụ già tóc bạc nhăn nheo!”
Ở tuổi Mẹ, Mẹ không thể nào không biết mình muốn gì. Sự tự chê của Mẹ hiển nhiên là một cách tránh né cái gì. Tôi tin như thế vì từ lâu tôi đã nghi ngờ một vài thói quen kỳ lạ của Mẹ.
Chẳng hạn như: bất cứ khi nào đi xa vì công vụ, bao giờ Mẹ cũng đem theo một trong 27 cuốn của tuyển tập Chekov. Mẹ luôn nhắc nhở tôi: “Ðừng đụng vào tuyển tập Chekov của mẹ. Nếu con muốn đọc Chekov, hãy đọc cái bộ mẹ mua riêng cho con.” Lời cảnh cáo hiển nhiên là dư thừa. Tôi có một bộ tuyển tập riêng thì tại sao tôi phải đụng tới bộ tuyển tập của Mẹ? Hơn nữa, tại sao Mẹ cứ lập lại lời cảnh cáo nhiều lần như thế? Tuy vậy Mẹ vẫn sợ một kết quả nhỏ bé nhất không ngờ trước. Mẹ dường như say mê bộ tuyển tập ấy một cách bất bình thường.
Lý do có hai bộ sách của Chekov trong nhà tôi có thể chứng tỏ sự yêu thích Chekov là nét đặc biệt của gia đình tôi. Quan trọng hơn nữa là nó giúp Mẹ đối phó với sự yêu thích Chekov của tôi và người khác. Bất cứ khi nào có ai muốn mượn một tập, Mẹ bao giờ cũng cho mượn cái bộ trong phòng của tôi. Một lần, khi Mẹ vắng nhà, một người bạn rất thân lấy một cuốn trong bộ của Mẹ. Khi biết chuyện này, phản ứng của Mẹ cực kỳ mau lẹ như lửa cháy lông mày. Mẹ lập tức lấy cuốn trong bộ của tôi và chạy đi đổi lấy cuốn của Mẹ về.
Kể từ đó, tôi nhớ rằng bộ của Mẹ lúc nào cũng ở trong tủ sách riêng. Mặc dầu tôi rất ngưỡng mộ Chekov, nhưng tôi không thể hiểu tại sao trong suốt hơn hai mươi năm, tác phẩm của ông vẫn lôi cuốn Mẹ và Mẹ hàng ngày vẫn đọc ít nhất vài trang sách của ông.
Thỉnh thoảng, khi mệt mỏi vì viết văn, Mẹ thường ôm một tách trà đặc, và ngồi đối diện với tủ sách, thần trí ngẩn ngơ. Nếu tôi bước vào phòng lúc ấy, Mẹ sẽ có vẻ giật mình lo lắng, làm đổ cả trà lên người, hoặc là tái mặt như một cô gái nhỏ si tình khi gặp người yêu lần đầu.
Rồi tôi nghĩ: Có phải Mẹ yêu Chekov không? Nếu Chekov còn sống, ai có thể nói chuyện ấy không thể xảy ra?
Khi Mẹ mê man và sắp chết, những lời nói cuối cùng của Mẹ với tôi là: “Cái bộ sách kia – “ Mẹ không đủ hơi sức nói trọn một câu, nhưng tôi hiểu Mẹ có ý muốn nói cái bộ tuyển tập của Chekov kia. “Và cuốn sổ tay... cái cuốn mà mẹ viết bài “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”... hãy hoả thiêu cùng với mẹ.”
Một vài lời dặn cuối cùng của Mẹ - lời dặn liên quan tới bộ sách - tôi đã thi hành đúng theo ý Mẹ. Một vài lời khác, như lời dặn về cuốn sổ tay với nhan đề “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”, tôi không thi hành. Tôi không thể loại bỏ tập bản thảo đó được. Tôi thường nghĩ nếu có thể xuất bản, thì nó là bài văn cảm động nhất mà Mẹ từng viết. Nhưng dĩ nhiên là bài ấy không xuất bản.
Thoạt đầu, tôi nghĩ đấy chỉ là những tài liệu thu thập cho một tác phẩm tương lai, bởi vì nó không giống một cuốn tiểu thuyết, hoặc bản viết phác thảo, hoặc là thư hay nhật ký. Chỉ sau khi tôi đọc hết từ đầu đến cuối, rồi liên kết những câu viết rời rạc với những mảng ký ức của tôi, thì một cái gì mơ hồ hiện ra dần dần. Sau khi suy nghĩ một thời gian khá lâu thì tôi hiểu. Cái tôi cầm trong tay không phải là những lời nói không đầu mối, mà là một trái tim nóng bỏng đầy tình yêu và đau khổ. Tôi có thể trông thấy một trái tim đã phải phấn đấu và đau đớn thế nào vì nỗi sầu buồn và mối tình mà trái tim ấy trải qua. Trong suốt hơn hai mươi năm, một người đàn ông đã chiếm giữ hết mọi xúc cảm của Mẹ, thế mà Mẹ không có được ông ta. Mẹ chỉ có thể dùng cuốn sổ tay thay thế ông ta, và tuôn hết trái tim cho người ấy vào cuốn sổ tay - hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
Thảo nào Mẹ không bao giờ cảm động khi có những người đàn ông nồng nàn khác cầu hôn với Mẹ. Thảo nào Mẹ chỉ mỉm cười coi nhẹ tất cả những lời thiên hạ xầm xì về Mẹ. Là bởi vì trái tim Mẹ đã tràn đầy đến nỗi không còn chỗ cho bất cứ người nào khác.
Tôi biết phần lớn người đời không thể yêu đến mức độ ấy; và khi biết rằng không ai có thể yêu tôi đến như thế, tôi bỗng cảm thấy vô cùng chán nản.
° ° °
Hồi cuối thập niên 30, người yêu của Mẹ hoạt động bí mật tại Thượng Hải. Một hôm một công nhân già bị giết khi cố gắng bảo vệ cho ông ta, để lại vợ và con gái trong cảnh bơ vơ. Vì là người đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, và vì lòng biết ơn người công nhân già, người yêu của Mẹ đã quyết định kết hôn với con gái của người công nhân già mà không nghĩ ngợi đắn đo gì. Mỗi khi ông ta gặp những cặp lấy nhau vì tình và “tình yêu” của họ gây cho họ biết bao rắc rối, ông thường cám ơn cái số phận may mắn của ông. Ông có thể nghĩ: “Ta không kết hôn vì tình, nhưng chúng ta đã sống với nhau hoà thuận, như tay phải và tay trái.” Trong mấy chục năm, họ đã cùng nhau vượt qua bao sóng gió nghịch cảnh.
Người đàn ông này chắc làm việc cùng chỗ với Mẹ. Tôi có bao giờ trông thấy ông không? Tôi không thể nào tìm ra dấu vết của ông trong đám những khách đến thăm nhà tôi. Vậy thì ông ta là ai?
Tôi nhớ lại một ngày mùa xuân năm 1962 khi Mẹ và tôi đi dự một buổi hoà nhạc. Viện âm nhạc rất xa nhà, và chúng tôi không đi xe buýt.
Một chiếc xe hơi nhỏ màu đen có tài xế lái, lặng lẽ dừng bên lề đường ngay sau lưng chúng tôi. Một người đứng tuổi, tóc bạc, mặc áo đại cán đen bước xuống. Mái tóc bạc của ông thực là đẹp! Ông lộ ra một vẻ nghiêm khắc cương quyết, thanh lịch và cực kỳ trong sáng. Ðặc biệt là mắt ông có một nét trong sáng sắc bén khi ông liếc nhìn cái này cái kia, gợi người ta nhớ tới sự lấp lánh của một lưỡi kiếm. Nếu có sự dịu dàng chứa đầy đôi mắt lạnh lùng ấy, thì hẳn là nó phải tới từ một tình yêu thực mạnh mẽ cho một người đàn bà xứng đáng.
Ông bước lại và chào Mẹ, “Ðồng chí Chung Ngọc khoẻ không? Ðã lâu lắm không được gặp bà.”
“Tôi khoẻ lắm. Còn ông thì sao?”
Bàn tay Mẹ mà tôi đang nắm bỗng lạnh ngắt và bắt đầu hơi run rẩy. Hai người đứng trước mặt nhau, trông rất buồn tiếc và có vẻ trang nghiêm nữa, nhưng không nhìn nhau. Mẹ đang nhìn cái bụi cây bên lề đường. Còn ông thì nhìn tôi và nói:
“Cô bé mau lớn quá, thành một thiếu nữ rồi. Thật là tuyệt vời, con gái giống hệt mẹ.”
Ông không bắt tay Mẹ, nhưng lại bắt tay tôi. Bàn tay ông cũng lạnh và khẽ run, như tay Mẹ. Tôi cảm thấy tôi trở thành một vật dẫn điện, cảm thấy cả xung lực và điện trở. Tôi vội rụt tay khỏi tay ông, và nói:
“Không. Có gì tuyệt vời đâu.”
Ông giật mình hỏi tôi, “Tại sao không tuyệt vời?” Có thể tôi nghĩ ông thành thực tỏ ra ngạc nhiên. Bất cứ khi nào trẻ con nói một điều gì ngay thực dễ thương, người lớn thường có vẻ mặt như vậy.
Tôi nhìn mặt Mẹ. Phải, tôi trông giống Mẹ. Ðiều này làm tôi hơi buồn: “Tại vì Mẹ không đẹp!”
Ông bật cười và nói đùa, “Thực là tội nghiệp, có bao giờ con cái nào cảm thấy mẹ mình không đẹp? Cháu có nhớ năm 1953, khi mẹ cháu lần đầu được thuyên chuyển về Bắc Kinh, mẹ cháu đem cả cháu tới trình diện tại sở không? Mẹ cháu để cái con nhỏ nghịch ngợm này ngoài hành lang. Cháu đi hết cầu thang này tới cầu thang khác, tò mò thò tay qua khe cửa, và tay cháu bị kẹt tại cửa của bác. Cháu khóc chu chéo, và bác phải bồng cháu đi tìm mẹ cháu.”
Tôi khó chịu. “Không, cháu không nhớ”. Tại sao ông nhắc đến những sự việc từ ngày tôi còn mặc quần thủng đít.
“Phải, chỉ có người lớn là không quên được.”
Ông quay nhìn Mẹ. “Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết mới của bà. Tôi phải thành thực nói rằng có một chỗ bà viết không chính xác. Bà không nên thấy khó khăn khi viết về nhân vật nữ ấy... Bà biết đấy, tình yêu dành cho một người khác không có gì sai trái cả. Bà ta không làm hại cho đời sống người khác... Ðúng ra nhân vật nam có thể cũng thương yêu bà ta. Nhưng vì hạnh phúc của người khác, họ không còn lựa chọn nào khác là hy sinh tình yêu của họ...”
Ðúng lúc ấy, một cảnh sát lưu thông bước tới chỗ xe hơi đậu, và gay gắt bảo người tài xế không nên đậu xe tại đó. Người tài xế bối rối giải thích. Ông ta liền ngừng nói chuyện, quay lại, vội vàng chào từ giã chúng tôi, bước vội lại chiếc xe hơi, và nói với người cảnh sát, “Tôi xin lỗi. Ðừng trách anh tài xế. Chính tôi...”
Tôi cảm thấy thích thú nhìn người đàn ông lớn tuổi cúi đầu đứng nghe lời trách của cảnh sát. Khi tôi tinh nghịch quay lại nhìn Mẹ, tôi nhận thấy mẹ đang bối rối! Mẹ trông như một cô bé tiểu học e sợ đứng trước một ông hiệu trưởng nghiêm khắc, như thể người bị cảnh sát mắng là chính Mẹ chứ không phải là ông ta.
Chiếc xe lái đi, để lại một vệt khói. Ngay cả vệt khói cũng tan mau trong gió như thể không có chuyện gì xảy ra. Tôi không biết tại sao tôi không thể quên ngay buổi gặp gỡ này.
Bây giờ ngồi phân tích lại, tôi nghĩ có lẽ chỉ có một sức mạnh tinh thần vĩ đại mới làm trái tim Mẹ xúc động. Sức mạnh vĩ đại ấy đến từ phẩm chất của người đàn ông này: Ông có trí óc chính trị vững chắc và chín mùi, những kinh nghiệm nguy hiểm trong thời kỳ cách mạng bão táp, cách suy tưởng tiến bộ, tinh thần hăng say làm việc, và trình độ hiểu biết văn chương nghệ thuật... Hơn nữa, điều kỳ lạ là ông và Mẹ cùng thích sự cao cả. Phải, Mẹ tôn thờ ông. Một lần Mẹ nói, nếu Mẹ không tôn thờ người Mẹ yêu thì tình yêu không kéo dài đưọc một ngày.
Tôi không thể đoán được ông có yêu Mẹ không. Nhưng nếu ông không yêu thì tại sao lại có đoạn này trong nhật ký của Mẹ:
“Món quà ấy thực là quá lớn. Nhưng tại sao ông biết tôi thích Chekov?”
“Một lần bà nói như vậy!”
“Tôi không nhớ.”
“Tôi nhớ. Tôi thoáng nghe thấy một lần khi bà tình cờ nói chuyện với một người nào đó.”
Như vậy bộ tuyển tập Chekov là do ông tặng Mẹ. Ðối với Mẹ, đó thực là một tặng phẩm của tình yêu.
Ai có thể ngờ thế? Người đàn ông này không tin vào tình yêu, và mãi đến khi tóc bạc trắng rồi mới nhận thức có một cái gì trong tim ông có thể gọi là tình yêu. Ngay lúc ông tới giai đoạn không còn sức mạnh để yêu nữa thì xuất hiện một tình yêu mà đáng lẽ ông phải dành cả một đời người cho tình yêu ấy. Thực là bi thảm. Có lẽ nó không chỉ là một bi kịch, mà nó còn đi sâu hơn thế. Tất cả những gì tôi nhớ được về ông chỉ là những chi tiết nhỏ này.
Thực là vô cùng thất vọng; mẹ quá say mê ông mà không có được ông. Ðể thoáng nhìn được chiếc xe hơi nhỏ của ông và hình dáng ông hiện ra ở cửa xe, Mẹ đã phải khổ tâm tính toán con đường nào ông đi qua và giờ nào ông đi làm về. Bất cứ khi nào ông thuyết trình một vấn đề gì, Mẹ bao giờ cũng ngồi bên dưới, xa cách ông bởi khoảng cách, khói thuốc lá, ánh sáng lờ mờ và những cái đầu lắc lư phía trước. Nhìn cái khuôn mặt lờ mờ ấy, Mẹ cảm thấy như có một cái gì vững chắc hơn trong tim, và Mẹ không thể kiềm chế được lệ tràn lên mắt. Ðể tránh không cho ai biết Mẹ khóc, Mẹ đã phải cố gắng nuốt nước mắt đi. Bất cứ khi nào ông ho nhiều đến nỗi phải tạm ngừng nói, Mẹ thường cằn nhằn không có ai khuyên ông đừng hút thuốc nữa, và lo sợ ông có thể bị viêm cuống phổi trở lại. Mẹ không hiểu tại sao ông dường như gần Mẹ như thế, mà lại như vô cùng xa cách.
Và ông, để nhìn thoáng thấy Mẹ, mỗi ngày từ cửa sổ xe hơi, lo lắng nhìn những dòng xe đạp trên đường cho tới lúc ông chóng mặt. Ông lo lắng không biết thắng xe của Mẹ có ăn không, không biết Mẹ có gặp tai nạn không. Bất cứ khi nào có một buổi tối không phải đi họp, ông thường xuống xe, và đi bộ tới khu vực của chúng tôi, chẳng để làm gì ngoài việc đi nhanh qua cổng vào khu cư xá của chúng tôi. Ông bận hàng trăm thứ, nhưng ông không bao giờ quên lục tìm mọi loại báo chí, chỉ để xem có bài của Mẹ trong đó không.
Trong cuộc đời ông, mọi thứ đều rõ ràng, không nhầm lẫn, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Tuy vậy khi phải đương đầu với mối tình này, ông trở nên yếu đuối vô vọng. Ông không thể hiểu được: tại sao cuộc đời cố tình sắp đặt trớ trêu thế này?
Tuy nhiên, khi họ có một cơ hội hãn hữu gặp nhau tại văn phòng cư xá, cả hai đều có gắng tránh né nhau, vội vã gật đầu chào rồi hấp tấp bỏ đi. Chỉ việc này thôi cũng đủ làm Mẹ hoàn toàn đãng trí và mất hết thính giác, thị giác và khả năng suy nghĩ. Thế giới ngay lập tức trở thành một khoảng không... Ðôi khi Mẹ gặp một người tên là Lão Vương thì lại gọi người đó bằng Lão Quốc, và nói chuyện một cách ngay chính Mẹ cũng không hiểu.
Mẹ đã phải tuyệt vọng chiến đấu, bởi vì Mẹ đã viết:
Một lần chúng ta đã thề hứa là sẽ quên nhau đi. Nhưng em đã lừa dối anh, em không quên. Em nghĩ anh cũng không quên em được. Chúng ta chỉ lừa dối nhau, cố giấu nỗi đau sâu xuống tận đáy lòng. Không phải em cố tình lừa dối anh. Em thực sự đã cố gắng để quên. Ðã nhiều lần em tự ý xin đi công tác tại những nơi xa Bắc Kinh, đặt hy vọng của em vào thời gian và không gian. Em đã tưởng em có thể quên được anh. Nhưng mỗi khi chấm dứt công tác, em trở về Bắc Kinh, và khi xe lửa chạy tới nơi, em không thể nào chịu đựng được tim đập mạnh và hỗn loạn đến choáng váng. Em hăm hở đứng trên sân ga nhìn quanh như tìm người chờ đợi em. Nhưng dĩ nhiên là chẳng có ai cả. Lúc đó em hiểu là em không thể quên được anh; mọi thứ vẫn như cũ. Năm này qua năm khác, giống như một cây cổ thụ, rễ mỗi ngày một ăn sâu hơn. Bây giờ không thể nhổ được cái cây ấy nữa. Em chịu thua rồi.
Vào cuối mỗi ngày, em cảm thấy như em quên một cái gì quan trọng, và ban đêm em choàng tỉnh từ giấc mơ và tự hỏi: cái gì đã xảy ra? Không, chẳng có gì xảy ra cả. Rồi em nhận thức rõ ràng em không có anh! Như vậy tất cả đều thiếu xót, bất toàn và không gì có thể đền bù cho sự thiếu vắng này. Anh và em đã đi tới cuối cuộc đời rồi, vậy mà em vẫn đắm chìm trong cảm xúc ước mơ như trẻ con - tại sao vậy? Tại sao cuộc đời dẫn chúng ta trải qua một cuộc hành trình dài khó khăn và đến lúc đó mới bộc lộ cho chúng ta giấc mơ mà chúng ta theo đuổi cả đời? Và bởi vì anh và em một lần nhắm mắt trước giấc mơ của chúng ta, nên không những chúng ta lỡ cơ hội giữa ngã ba đường đời, mà chúng ta còn lạc nhau ở hai bên bờ vực thẳm.
° ° °
Bây giờ tôi biết tại sao mỗi lần Mẹ đi công tác xa về, Mẹ không cho tôi đến đón tại ga xe lửa. Hiển nhiên là Mẹ muốn đứng một mình tại sân ga, yêu thích cái ảo tưởng ông sẽ ra gặp Mẹ. Tóc của Mẹ đã bạc rồi, thế mà bà mẹ tội nghiệp của tôi vẫn chỉ là một cô gái nhỏ si mê.
Ðúng ra Mẹ viết rất ít về mối tình này, mà phần lớn là những việc nhỏ nhặt trong đời Mẹ: tại sao Mẹ viết văn không hay; sự lo lắng và nghi ngờ về tài năng của Mẹ; tại sao San San hư thế và nên trừng phạt đứa con gái tinh quái thế nào; vì đãng trí, mẹ đã đọc sai giờ trình diễn và lỡ xem một vở kịch hay; mẹ đi dạo mà quên mang dù và bị ướt sũng nước mưa... Linh hồn Mẹ ở với ông ta ngày đêm, như là một cặp tình nhân say đắm. Ðúng ra nếu tính toán thời gian hai người ở bên nhau trong suốt đời của họ, thì họ chỉ gần nhau khoảng hơn hai muơi bốn giờ thôi. Nhưng hai mươi bốn giờ này có lẽ phong phú và sâu xa hơn thời gian của những người sống bên nhau suốt cuộc đời.
Dường như ông ta chết một cách không bình thường trong cuộc Cách Mạng Vân Hóa. Có lẽ vì điều kiện chính trị đặc biệt của giai đoạn ấy nên nhật ký của Mẹ rất là mơ hồ. Tôi tự hỏi tại sao Mẹ bị tấn cống dữ dội vì tác phẩm của Mẹ, mà vẫn giữ thói quen viết nhật ký. Từ những chữ che giấu này, tôi có thể phỏng đoán ông ta bày tỏ sự nghi ngờ về lý thuyết cực đoan của người đang ở tột đỉnh quyền lực lúc ấy. Từ những trang nhật ký nhoè nước mắt của Mẹ, tôi có thể biết rằng ông bị đối xử tàn tệ, nhưng không bao giờ đầu hàng những kẻ quyền thế đang hành hạ ông. Ngay cả lúc sắp chết, lời cuối cùng của ông là, “Nếu các anh muốn gửi tôi đi gặp Các Mác, tôi cũng vẫn chống các anh trước mặt ông ta!”
Cái chết của ông ta có lẽ xảy ra vào mùa đông 1969, bởi vì mùa đông ấy, Mẹ mới xấp sỉ tuổi 50 mà bỗng nhiên tóc bạc trắng hết. Mẹ cũng đeo một băng tang đen nữa. Vào lúc đó, hoàn cảnh của Mẹ cũng rất khó khăn. Vì chiếc băng tang đen này, Mẹ đã bị đấu tố; người ta buộc tội Mẹ theo “bốn cổ hủ”, và bắt Mẹ phải cho biết Mẹ đeo băng tang cho ai.
Tôi lo lắng hỏi Mẹ, “Mẹ để tang ai thế?”
“Một người bà con!” Rồi sợ rằng tôi không hiểu, Mẹ giải thích, “Một người bà con mà con không biết.” Tôi hỏi, “Con có nên để tang không?” Mẹ làm một cử chỉ mà đã lâu Mẹ không làm, là khẽ vuốt mặt tôi, như Mẹ thường làm khi tôi còn bé. Mẹ không bày tỏ sự dịu dàng âu yếm này đã lâu lắm rồi. Tôi thường cảm thấy với tuổi đời và kinh nghiệm chồng chất, đặc biệt là vài năm tranh đấu gian khổ, sự dịu dàng âu yếm mỗi ngày một mất dần ở Mẹ. Hoặc là Mẹ cố giấu kín khiến tôi cảm thấy Mẹ giống như một người đàn ông.
Mẹ cuời một cách buồn bã và lơ đãng, “Không, con không cần.”
Ðôi mắt khô và mệt mỏi của Mẹ không còn một chút ẩm ướt, như thể không còn lệ để khóc nữa. Tôi rất muốn an ủi Mẹ, hoặc làm gì cho Mẹ vui. Nhưng Mẹ bảo tôi, “Ði ra chỗ khác.” Tôi không hiểu tại sao lúc đó lòng tôi dâng lên một cảm tưởng kinh hoàng; tôi cảm thấy như bà mẹ thân yêu của tôi đã bỏ tôi và đang theo đuổi một cái gì khác. Tôi bất giác bật kêu lên, “Mẹ ơi!”
Bà mẹ nhạy cảm của tôi chắc hiểu thái độ của tôi. Bà khẽ nói: “Ðừng sợ, đi chỗ khác chơi! Ðể mẹ ở yên một lúc.”
Tôi đã không lầm, bởi vì Mẹ viết:
Anh đã đi rồi. Một nửa hồn của em cũng đi theo anh. Em cũng không thể tìm ra anh ở đâu, chứ đừng nói được nhìn thấy mặt anh lần cuối. Em cũng không có quyền hỏi họ nữa, bởi vì em không là người nhà của anh cũng không là bạn thân của anh khi anh còn sống... Chúng ta đã chia tay thế này đấy. Phải chi em có thể chịu đựng sự tra tấn vô nhân đạo ấy thay cho anh để anh có thể tiếp tục sống! Ðáng lẽ anh phải tiếp tục sống cho cái ngày anh được phục hồi, cho những người yêu anh, để tiếp tục làm việc cho cái xã hội này. Em sẽ không bao giờ tin anh là cái mà họ gọi là phần tử tam phản. Anh là người xuất chúng nhất trong số những người bị bức tử. Nếu anh không thế thì làm sao em có thể yêu anh? Em không còn sợ nói lên ba chữ ấy nữa.
Tuyết rơi không ngừng. Ngay Thượng Ðế cũng đạo đức giả nữa, khi dùng cái màn tuyết trắng để che giấu máu của anh và cái hành động sát nhân này.
Em chưa bao giờ quan tâm đến đời sống của em. Nhưng bây giờ em không ngừng tự hỏi có bất cứ lời nói hoặc hành động nào của em đã khiến anh phải cau mặt. Em chỉ muốn sống một cuộc đời xứng đáng như anh, và làm một cái gì cho xã hội của chúng ta.
Một mình em, em bước trên con đường lát gạch ấy, nơi trước kia có lần chúng ta sánh bước bên nhau, lắng nghe tiếng bước chân cô đơn của em vọng lên trong đêm tối im lặng... Em đã từng lang thang trên con đường ấy biết bao lần, nhưng chưa bao giờ đau đớn bằng lần này. Trước kia, ngay cả khi không có anh ở bên, em biết rằng anh vẫn còn trên đời này, và em cảm thấy như có anh đi bên em. Nhưng bây giờ, anh đã vĩnh viễn mất rồi; em thực không thể tin như thế!
Em bước tới cuối con đường, quay lại, và bước đi một lần nữa.
Theo thói quen, em tựa vào hàng rào và quay đầu lại, như thể có anh đang đứng đó, vẫy chào từ biệt em. Chính tại đây chúng ta lơ đãng khẽ mỉm cười, như hai kẻ không có tình ý thiết tha với nhau, để cố gắng che giấu tình yêu đã khắc sâu của chúng ta. Hôm ấy là một buổi tối đầu xuân không có vẻ thơ mộng chút nào; một làn gió lạnh giá vẫn thổi. Chúng ta im lặng bước, tuy bên nhau nhưng hơi cách xa. Anh thở khó khăn vì anh đang bị bệnh viêm cuống phổi kinh niên hành hạ. Em lo cho anh lắm, và muốn đi chậm lại đôi chút. Nhưng em không hiểu tại sao em không thể đi chậm được. Chúng ta cùng bước mau, như thể có việc quan trọng đang chờ chúng ta đến nỗi chúng ta phải vội vàng bước cho mau hết con đường. Ôi chúng ta trân quý biết bao cuộc đi dạo này, cuộc đi dạo duy nhất trong đời chúng ta! Tuy thế chúng ta đều sợ, sợ chúng ta không thể kiềm giữ được mình, để chúng ta sẽ bộc lộ ba chữ kinh khủng đã gây đau đớn cho chúng ta trong bao nhiêu năm: “Em Yêu Anh” và “Anh Yêu Em.” Ngoài anh và em ra, có lẽ không ai trên đời này có thể tin rằng chúng ta chưa một lần nắm tay nhau! Còn nói chi đến những chuyện khác!
° ° °
Không, Mẹ ơi, con tin thế. Không ai ngoài con có thể trông thấy phong cách Mẹ bộc lộ tâm hồn.
Ôi, con đường lát gạch ấy! Tôi thực không biết nó là một con đường đầy kỷ niệm chua chát. Tôi nghĩ chúng ta không nên coi thường bất cứ một cái góc nhỏ tầm thường nào trên đời này. Ai biết nhũng góc nhỏ bất ngờ lặng lẽ ấy che giấu biết bao đau đớn và niềm vui kín đáo?
��o nào mỗi khi Mẹ mệt mỏi vì viết văn, Mẹ thường chậm chạp đi lại trên con đường lát gạch ấy. Ðôi khi là một buổi sáng sớm sau một đêm mất ngủ, đôi khi có thể là một đêm tối giông gió; Mẹ không hề quan tâm đó là mùa đông hay giông gió gào rú như một con thú điên cuồng, hắt sỏi đá đập vào cửa sổ. Tôi nghĩ đó chỉ là một thói quên kỳ lạ của Mẹ; tôi không hề ngờ rằng Mẹ ra đi là để gặp linh hồn của ông ta.
Mẹ cũng thích đứng trầm tư suy nghĩ trước cửa sổ, nhìn con đường lát gạch bên ngoài. Một lần, vẻ mặt Mẹ cho tôi cảm tưởng một người khách thân nhất đang tới trên con đường lát gạch ấy. Tôi chạy vội ra cửa sổ; trong bóng tối của buổi tàn thu chỉ có gió lạnh quét những lá rụng trên con đường lát gạch vắng vẻ.
Như thể ông vẫn còn sống, thói quen của Mẹ nói chuyện tâm tình với ông bằng viết nhật ký vẫn tiếp tục sau khi ông đã chết. Thói quen ấy tiếp tục cho tới ngày Mẹ không thể cầm cây bút được nữa. Trên trang cuối, Mẹ nói những lời sau cùng với người yêu:
Em là người tin tưởng vào thuyết duy vật. Thế mà bây giờ em ao ước chờ đợi Thiên Ðường. Nếu thực có một nơi gọi là Thiên Ðường, thì em biết anh đang chờ em ở đó. Em đang tới đó để gặp anh đây; chúng ta sẽ ở bên nhau mãi mãi; chúng ta sẽ không bao giờ chia lìa. Chúng ta sẽ không bao giờ hy sinh tình yêu của mình vì sợ làm đau lòng người khác nữa. Anh ơi, hãy chờ em, em đang tới đây...
Tôi thực không ngờ nằm trên giường chết mà Mẹ vẫn có thể yêu sâu xa như vậy. Như tôi đã nói, tình yêu ấy khắc sâu vào xương cốt và trái tim Mẹ. Tôi cảm thấy đây không phải là tình yêu, mà là một nỗi thống khổ, hoặc là một sức mạnh lớn hơn cái chết. Nếu thực sự có tình yêu vĩnh cửu trên đời này thì tình yêu của Mẹ vượt tới giới hạn ấy. Mẹ đã cảm thấy hạnh phúc cho tới lúc chết; Mẹ thực sự yêu. Mẹ không hề có một hối tiếc nào.
Và bây giờ, thân xác của hai người đã trở về với cát bụi rồi. Tuy vậy tôi biết rằng dù trở thành gì, họ vẫn còn yêu nhau. Ngay cả không có luật lệ trần thế hoặc điều kiện luân lý trói buộc, và mặc dù khi còn sống, họ chưa hề nắm tay nhau lấy một lần, nhưng bây giờ họ thuộc về nhau hoàn toàn; không gì có thể phân ly họ được. Dù hàng ngàn năm trôi qua, nhưng chừng nào còn có những cụm mây đuổi theo nhau, những lá cỏ nghiêng xuống tựa vào nhau, những con sóng xô lấn tan vào nhau, và những làn gió bay đi tìm nhau.... Hãy tin tôi đi, những hình ảnh ấy chính là họ đấy.
Mỗi khi tôi đọc cuốn nhật ký “Hôn Nhân Không Thể Thiếu Tình Yêu”, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi khóc và nức nở, và không chỉ một lần, như thể chính tôi là người trải qua mối tình khốn khổ đau buồn này. Nếu đây không phải là một bi kịch lớn thì nó phải là một hài kịch lớn. Nhưng dù tình yêu này đẹp đến thế nào, cảm động đến bao nhiêu, tôi không bao giờ muốn phải trải qua một cuộc tình như thế!
Tác giả Anh quốc danh tiếng Thomas Hardy một lần nói, “Tiếng gọi của tình yêu ít khi được đáp ứng; người để yêu rất hiếm trùng hợp với giờ yêu.” Tôi không còn dùng cái trình độ luân lý thông thường để lên án họ đã yêu hay là không yêu. Cái tôi muốn buộc tội là: Tại sao hai người không chờ đợi nhau?
Nếu chúng ta có thể chờ đợi nhau, và không kết hôn một cách cẩu thả, thì biết bao thảm kịch tương tự có thể tránh được!
Trong thế giới ngày nay, có còn sự phân biệt giữa hôn nhân và tình yêu không? Vì thế giới quá rộng lớn, sẽ có lúc những tiếng gọi nhau không được đáp ứng. Vậy thì người ta vẫn lấy nhau không cần tình yêu hay sao? Như vậy thực là bi thảm!
Tại sao tôi cứ tiếp tục theo con đường cùng này?
Tôi thực sự muốn la to: “Ðừng lo lắng về sự nhỏ nhen của người đời! Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi - chờ đợi tiếng gọi của tình yêu. Ngay cả khi chúng ta không được ai gọi, chúng ta cũng không nên kết hôn thiếu suy nghĩ! Ðừng lo ngại cái đời sống lẻ loi sẽ trở thành một tai họa khủng khiếp. Có lẽ đấy có thể là dấu hiệu tiến bộ xã hội trong lãnh vực văn hoá, giáo dục và phẩm chất của đời sống...”
Nguyễn Vạn Lý dịch