tieulacphong
10-07-2010, 11:46 AM
TÍN LÝ THẦN - HỌC
(THE DOGMATIC THEOLOGY)
Lm. Mark, CMC. tóm lược theo sách Tín lý của Linh mục. Drexel, SJ và sách Thần học Tín lý của Rev. Hugon, OP
PHẦN NHẤT
THIÊN CHÚA DUY NHẤT
(The One God)
Hiện hữu của Ngài
Thánh Danh
Yếu tính
Ưu phẩm
Tri thức
Ý muốn
Quan phòng
Tiền định
Lý trí nhân loại có thể nhận thức Yếu Tính Thiên Chúa bằng cách nào
-------------------------------------------------
Chương I
HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
(THE EXISTENCE OF GOD)
Vấn đề:
1) Có thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu không?
2) Chứng minh bằng cách nào?
1. CÓ THỂ CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU?
Các ý kiến:
a/ Không cần chứng minh
- Nhiều triết gia chủ trương không cần chứng minh vì chân lý đó tự nó đã rõ.
- Thánh Anselmo (1103-1109 tại Ý): "Hiểu được danh từ Thiên-Chúa là tất nhiên có Thiên Chúa".
- Phái Decartes (1596-1650 tại Pháp): "Chúng ta bẩm sinh đã có ý niệm về Thiên Chúa, ý niệm này không thể phát xuất do sự vật hữu hạn".
b/ Không thể chứng minh
- Vì lý trí nhân loại bất lực.
- Phái bất khả: "Lý trí con người bị đóng khung trong những hiện tượng không thể nâng mình lên tới Thiên Chúa được".
Giáo lý Công giáo:
Thiên Chúa hiện-hữu có thể nhận thức cách chắc chắn bằng ánh sáng lý trí tự nhiên qua các vật thụ tạo và do đó chứng minh được.
Chứng minh:
Kinh thánh (Sacred Scripture). Coi chú thích (1)
Wis. 13,1.5 "Sự vĩ đại và mĩ lệ của thụ tạo dẫn ta đến chiêm ngắm Đấng Tạo Hóa một cách suy diễn". (Analogous) (2).
Rom 1, 20 "Từ tạo thành vũ trụ, những điều vô hình từng được hiều biết qua các vật hữu hình.
Ps. 19,2 "Các tầng trời cao rao vinh quang Thiên Chúa, không trung tuyên dương công việc tay Ngài".
Thánh Truyền (Scared Tradition) (3)
Tertuliano (4): "Qủa thực từ khi có vạn vật, Đấng tạo hóa đã tự biểu lộ ra cho chúng để chúng thấy Ngài".
Thánh Gioan Kim khẩu (5) "Xin lấy vụ trũ này làm tâm, người khôn kẻ dại, người mọi rợ đều nhìn thấy vẽ đẹp của các vật hữu hình mà lên được tới chỗ hiểu biết Thiên Chúa".
Giáo Huấn Giáo Hội (The Teaching of the Church) (6)
Công Đồng Vatican 1 (7)
"Giáo Hội là Mẹ Thánh nắm giữ và dậy rằng: Thiên Chúa là nguồn gốc vạn vật có thể được nhận thức chắc chắn qua ánh sáng lý trí con người từ các vật thụ tạo". (D. 1785)
Công Đồng Vatican 2 (8): Thánh Công Đồng tuyên xưng rằng: Roma 1,20 "Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người". Do đó, họ không thể tự bào chữa được.
Công Đồng còn dạy: Chính nhờ Thiên Chúa mạc khải mà tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa, tự nó vốn không vượt quá khả năng lý trí con người trong hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, đều có thể biết được một cách dễ dàng chắc chắn mà không lẫn lộn sai lầm. (Hiến chế Mạc khải- Divine Revelation số 6).
Lý chứng thần học (The testimony of reason)
Nhờ chứng minh hậu thiên (consequence)
Căn cứ vào hiệu quả, người ta có thể tìm ra nguyên nhân của một sự việc, vì giữa hiệu quả và nguyên nhân có một mối liên quan. Ví-dụ: Cái trứng- con gà, Con cái- cha mẹ
Mà giữa thụ tạo và Thiên Chúa có 1 mối liên quan rất mật thiết. (Thụ tạo nay còn mai mất đòi phải có Đấng Hằng hữu sáng tạo nên nó, tức là hiệu quả đòi nguyên nhân)
Vậy nhờ thụ tạo hữu hình, người ta có thể tìm thấy Thiên Chúa, có thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu. Đó là chứng minh hậu thiên.
2. CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU BẰNG CÁCH NÀO?
Năm cách chứng minh:
1. Thiên Chúa Trong cựu ước và tân ước.
Trong cựu ước, Thiên Chúa hiện diện khắp nơi:
Gn 1-3 Ngài nói năng với Adam, Evà nguyên tổ nhân loại.
Gn 12,1 Ngài tự mạc khải cho Abraham can thiệp vào cuộc sống của Ông. Ngài tuyển chọn dân riêng Ngài qua miêu duệ của Ông.
Gn 35, 2-4; Ex 4,1 & 6,3
Mt 16,16 Ngài sai con một mặc xác thể cứu nhân loại tội lỗi.
Jn 2,8 Ngài làm những phép lạ để chứng minh quyền phép Ngài.
Mt 28, 7 & Act 1,10 Ngài tự sống lại và lên trời.
2. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo:
Sự truyền bá mau lẹ.
Những lời tiên tri đã ứng nghiệm.
Các phép lạ xẩy ra minh chứng Giáo Hội luôn được Thiên Chúa là nguyên nhân cao cả bảo vệ qua những gian nan thử thách. (300 năm cấm cách ở Lamã ... Đọc Tông Đồ công vụ để hiều rõ thêm)
3. Đấng thưởng phạt nhân loại (moral law)
Từ thâm tâm con người thấy cần thiết đòi hori sự công bình, vì cuộc sống nhân loại trên đời nầy quá bất công: Người lành nhiều khi khổ cực, kẻ gian ác lại thịnh vượng, mà sự công bình không thể tìm thất trên đời này cách tuyệt đối. Vậy cần có một cuộc sống khác, một Đấng Tối Cao thông minh thưởng phạt cân xứng theo công và tội mỗi người. Đấng thông minh thưởng phạt ấy ta gọi là Thiên Chúa.
4. Ý muốn con người tìm hạnh phúc
"Con ngưòi không bao giờ thỏa mãn với những cái hiện có (tài, lộc, trí) vì trong cái hiện có, con người luôn thấy nó khiếm khuyết, con người muốn một hạnh phúc tối cao hoàn toàn thỏa mãn, không còn những rầy rà, phiền phức nhưng bền bỉ. Mà thứ hạnh phúc ấy không thể tìm thấy nơi trần gian. Vậy phải có một cuộc sống nào thỏa mãn những khát vọng ấy, phải có một Đấng có khả năng làm thỏa những khát vọng ấy, Đấng ấy là Thiên Chúa, Đấng dựng nên những khát vọng vĩnh cửu của nhân loại.
5. Tâm thức công cộng (Common sense)
(là sự xu hướng tự nhiên của trí khôn con người thuộc các dân tộc nhận có một số chân lý phổ quát, bền bỉ cần thiết )để làm hoàn hảo cuộc sống loài người. Ví dụ: Tìm Thượng Đế, quyền bính, lương tâm, đời sau ...). Mà: "trong lòng mọi người đều cảm thấy Thượng Đế và không có lý lẽ chối từ". (Pascal) Từ dân tộc mọi rợ tới văn minh đều tìm ra các thần để tôn thờ.
Vậy ...
Năm cách chứng minh khác theo Thánh Toma
(St. Thomas Aquinas, on the Truth of the Catholic Faith, book one, Image book, 1955, p. 85 và tiếp theo)
Năm cách chứng minh theo Thánh Toma:
1. Chuyển biến (Motion)
Kinh nghiệm cho thấy các sự vật quanh ta có sự chuyển vận rõ rệt: (chuyển về bản thể: Sinh, diệt, chuyển về phẩm tính: Tốt, xấu. Chuyển về lượng tính: Thêm, bớt. Chuyền về hành động: Bắt đầu, chấm dứt. Chuyển về nơi chốn: Đây, đó.) - mà chuyển biến này không thể tự nó "Whatever is being moved is being moved by another" (bất cứ cái gì bị )ộng đều phải nhờ một căn nguyên khác). Vậy điều cần là phải nhờ một căn nguyên khác giúp nó chuyển biến, nhưng ta không thể giả thử một chuỗi vô tận chuyển biến như vậy mà không thấy mâu thuẫn, nên phải nhân rằng có một nguyên nhân tự mình chuyển biến mà không nhờ căn nguyên khác. Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.
2. Nguyên nhân tác động (Efficient cause)
Theo kinh nghiệm ta thấy trong vũ trụ có những nguyên nhân tác thành tùy nhau. Ví dụ: Con tùy cha, búa thùy thợ ... mà không thể mỗi nguyên nhân tác thành lại tùy thuộc nhau một chuỗi vô cùng.
Vậy điều cần là phải có một nguyên nhân tác thành hoàn toàn dộc lập: Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.
3. Sự vật bất tất (Contingency of things- không cần thiết, có cũng được, không cũng được)
Chung quanh ta có nhưng vật có cũng được mà không có cũng chẳng sao, gọi là bất tất. Nhưng vật bất tất thì không đủ lý do để hiện hữu - mà không thể cứ đi mãi tới vô tận chỉ toàn những vật bất tất.
Vậy phải có một vật tất hữu (necessery being) cần thiết phải có và tự mình mà có.
Vật tất hữu ấy chính là Thiên Chúa.
4. Cấp bậc hoàn hảo (grade of perfection in being)
Trong vũ trụ, cũng như trong nhân loại có hơn có kém - Mà đã có hơn có kém thì phải có cái tốt nhất là căn nguyên của mọi các khác.
Vậy cái tốt nhất chính là Thiên Chúa.
5. Trật tự vũ trụ (The order of the world)
Mọi vật trong vũ trụ dầu muôn muôn ngàn thứ, cũng hành động theo một trật tụ lạ lùng hướng về đích riêng từng loại, và các loại đều hướng về đích chung, (khoáng vật nuôi thực vật, thực vật nuôi động vật, trời đất xoay vần đều hoà . . . ) - Mà chỉ con người trí tuệ mới có thể lựa chọn đích riêng mình.
Vậy trật tự vũ trụ tạp đa đòi một trí khôn cực kỳ thông minh, khôn ngoan điều khiển,
Trí khôn thông minh đó chính là Thiên Chúa.
Từ tất cả các chứng minh trên ta kết luận:
Có một động lực tiên khởi, một nguyên nhân tất hữu, một hữu thể tối cao, một nguyên nhân quản trị vạn vật theo trí tuệ và ý muốn, là hạnh phúc cao cả, là hạnh phúc chúng ta, là Thiên Chúa đáng ca tụng muôn đời.
Chú thích:
(từ chứng minh Kinh thánh trở đi)
1. "Vì phải xem mọi lời các tác giả (tức các Thánh sử) được linh ứng viết ra là những lời của Chúa Thánh Thần, nên phải công nhận rằng Kinh thánh dạy ta cách chắn chắn, trung tín và không sai lầm những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh thánh ghi lại vì phần rỗi chúng ta". (Divine Revelation số 11)
2. Không thề có những người lành mạnh mà lại nghĩ rằng không có Thiên Chúa, v́ sự quan pḥng êm dịu của Ngài không để ai thiếu trợ lực cần thiết đưa họ tới đích tối chung - Không kể những người vì thành kiến, vì theo triết lý sai lạc.
3. "Lời các Giáo Phụ chứng thực có mặt sống động của Thánh truyền. Sự phong phú của Thánh truyền đã thấm nhập vào thực hành và đời sống của Giáo Hội. Nhờ Thánh truyền Giáo Hội biết được toàn bộ Kinh thánh, nhờ Thánh truyền mà Kinh thánh được hiểu thấu đáo hơn. Thánh truyền và Kinh thánh phối hợp mật thiết với nhau, vì cả hai phát nguồn tự Thiên Chúa . . . Kinh thánh và Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình qúi mến và tôn trọng như nhau. (Divine Revelation số 8 và 9)
4. Tertuliano sinh quãng năm 155-160 tại Carthage do cha mẹ ngoại giáo - Ông trở thành một luật gia danh tiếng. Sau khi nhập Giáo Hội Công giáo (năm 193) kiến thức của Ông trở thành hậu thuẫn cho Kitô Giáo. (William A. JurGens, the Faith of the Early Fathers, the Liturgical press p. 111)
5. Thánh Gioan kim khẩu là thượng phụ Giáo chủ thành Constantino, là Giáo Phụ và là Tiến Sĩ Giáo Hội, qua đời năm 397.
6. "Theo ý định khôn ngoan vô cũng của Thiên Chúa, rõ ràng là Kinh thánh, Thánh truyền và Giáo Huấn Giáo Hội liên kết và phối hợp với nhau đến nỗi không thực thể nào trong ba có thể đứng vững một mình được. Và dưới tác động của một Thánh Thần duy nhất cả ba theo phương cách riêng cũng góp phần vào việc cứu rỗi các Linh Hồn". (Divine Revelation số 10)
7. Công Đồng Vaticanô 1, họp từ 08.12.1869 đến 20.10.1870 đời Đức Pio X với sự tham dự cura 747 Giám Mục. Cũng ban bố hai hiến chế: Dei Filius và Pastor Aetermus. Công Đồng lên án thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập. Công Đồng tuyên bố tính cách bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng Roma.
8. Công Đồng Vatican 2, do Đức Gioan 23 triệu tập và kết thúc đời Đức Paulo 6. Họp từ 11.10.1962 - 8.12.1965 ban bố 4 hiến chế, 9 sắc lệnh, và 2 tuyên ngôn.
eheheh .. híc híc .. ehehehe
(THE DOGMATIC THEOLOGY)
Lm. Mark, CMC. tóm lược theo sách Tín lý của Linh mục. Drexel, SJ và sách Thần học Tín lý của Rev. Hugon, OP
PHẦN NHẤT
THIÊN CHÚA DUY NHẤT
(The One God)
Hiện hữu của Ngài
Thánh Danh
Yếu tính
Ưu phẩm
Tri thức
Ý muốn
Quan phòng
Tiền định
Lý trí nhân loại có thể nhận thức Yếu Tính Thiên Chúa bằng cách nào
-------------------------------------------------
Chương I
HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA
(THE EXISTENCE OF GOD)
Vấn đề:
1) Có thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu không?
2) Chứng minh bằng cách nào?
1. CÓ THỂ CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU?
Các ý kiến:
a/ Không cần chứng minh
- Nhiều triết gia chủ trương không cần chứng minh vì chân lý đó tự nó đã rõ.
- Thánh Anselmo (1103-1109 tại Ý): "Hiểu được danh từ Thiên-Chúa là tất nhiên có Thiên Chúa".
- Phái Decartes (1596-1650 tại Pháp): "Chúng ta bẩm sinh đã có ý niệm về Thiên Chúa, ý niệm này không thể phát xuất do sự vật hữu hạn".
b/ Không thể chứng minh
- Vì lý trí nhân loại bất lực.
- Phái bất khả: "Lý trí con người bị đóng khung trong những hiện tượng không thể nâng mình lên tới Thiên Chúa được".
Giáo lý Công giáo:
Thiên Chúa hiện-hữu có thể nhận thức cách chắc chắn bằng ánh sáng lý trí tự nhiên qua các vật thụ tạo và do đó chứng minh được.
Chứng minh:
Kinh thánh (Sacred Scripture). Coi chú thích (1)
Wis. 13,1.5 "Sự vĩ đại và mĩ lệ của thụ tạo dẫn ta đến chiêm ngắm Đấng Tạo Hóa một cách suy diễn". (Analogous) (2).
Rom 1, 20 "Từ tạo thành vũ trụ, những điều vô hình từng được hiều biết qua các vật hữu hình.
Ps. 19,2 "Các tầng trời cao rao vinh quang Thiên Chúa, không trung tuyên dương công việc tay Ngài".
Thánh Truyền (Scared Tradition) (3)
Tertuliano (4): "Qủa thực từ khi có vạn vật, Đấng tạo hóa đã tự biểu lộ ra cho chúng để chúng thấy Ngài".
Thánh Gioan Kim khẩu (5) "Xin lấy vụ trũ này làm tâm, người khôn kẻ dại, người mọi rợ đều nhìn thấy vẽ đẹp của các vật hữu hình mà lên được tới chỗ hiểu biết Thiên Chúa".
Giáo Huấn Giáo Hội (The Teaching of the Church) (6)
Công Đồng Vatican 1 (7)
"Giáo Hội là Mẹ Thánh nắm giữ và dậy rằng: Thiên Chúa là nguồn gốc vạn vật có thể được nhận thức chắc chắn qua ánh sáng lý trí con người từ các vật thụ tạo". (D. 1785)
Công Đồng Vatican 2 (8): Thánh Công Đồng tuyên xưng rằng: Roma 1,20 "Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người". Do đó, họ không thể tự bào chữa được.
Công Đồng còn dạy: Chính nhờ Thiên Chúa mạc khải mà tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa, tự nó vốn không vượt quá khả năng lý trí con người trong hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, đều có thể biết được một cách dễ dàng chắc chắn mà không lẫn lộn sai lầm. (Hiến chế Mạc khải- Divine Revelation số 6).
Lý chứng thần học (The testimony of reason)
Nhờ chứng minh hậu thiên (consequence)
Căn cứ vào hiệu quả, người ta có thể tìm ra nguyên nhân của một sự việc, vì giữa hiệu quả và nguyên nhân có một mối liên quan. Ví-dụ: Cái trứng- con gà, Con cái- cha mẹ
Mà giữa thụ tạo và Thiên Chúa có 1 mối liên quan rất mật thiết. (Thụ tạo nay còn mai mất đòi phải có Đấng Hằng hữu sáng tạo nên nó, tức là hiệu quả đòi nguyên nhân)
Vậy nhờ thụ tạo hữu hình, người ta có thể tìm thấy Thiên Chúa, có thể chứng minh Thiên Chúa hiện hữu. Đó là chứng minh hậu thiên.
2. CHỨNG MINH THIÊN CHÚA HIỆN HỮU BẰNG CÁCH NÀO?
Năm cách chứng minh:
1. Thiên Chúa Trong cựu ước và tân ước.
Trong cựu ước, Thiên Chúa hiện diện khắp nơi:
Gn 1-3 Ngài nói năng với Adam, Evà nguyên tổ nhân loại.
Gn 12,1 Ngài tự mạc khải cho Abraham can thiệp vào cuộc sống của Ông. Ngài tuyển chọn dân riêng Ngài qua miêu duệ của Ông.
Gn 35, 2-4; Ex 4,1 & 6,3
Mt 16,16 Ngài sai con một mặc xác thể cứu nhân loại tội lỗi.
Jn 2,8 Ngài làm những phép lạ để chứng minh quyền phép Ngài.
Mt 28, 7 & Act 1,10 Ngài tự sống lại và lên trời.
2. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo:
Sự truyền bá mau lẹ.
Những lời tiên tri đã ứng nghiệm.
Các phép lạ xẩy ra minh chứng Giáo Hội luôn được Thiên Chúa là nguyên nhân cao cả bảo vệ qua những gian nan thử thách. (300 năm cấm cách ở Lamã ... Đọc Tông Đồ công vụ để hiều rõ thêm)
3. Đấng thưởng phạt nhân loại (moral law)
Từ thâm tâm con người thấy cần thiết đòi hori sự công bình, vì cuộc sống nhân loại trên đời nầy quá bất công: Người lành nhiều khi khổ cực, kẻ gian ác lại thịnh vượng, mà sự công bình không thể tìm thất trên đời này cách tuyệt đối. Vậy cần có một cuộc sống khác, một Đấng Tối Cao thông minh thưởng phạt cân xứng theo công và tội mỗi người. Đấng thông minh thưởng phạt ấy ta gọi là Thiên Chúa.
4. Ý muốn con người tìm hạnh phúc
"Con ngưòi không bao giờ thỏa mãn với những cái hiện có (tài, lộc, trí) vì trong cái hiện có, con người luôn thấy nó khiếm khuyết, con người muốn một hạnh phúc tối cao hoàn toàn thỏa mãn, không còn những rầy rà, phiền phức nhưng bền bỉ. Mà thứ hạnh phúc ấy không thể tìm thấy nơi trần gian. Vậy phải có một cuộc sống nào thỏa mãn những khát vọng ấy, phải có một Đấng có khả năng làm thỏa những khát vọng ấy, Đấng ấy là Thiên Chúa, Đấng dựng nên những khát vọng vĩnh cửu của nhân loại.
5. Tâm thức công cộng (Common sense)
(là sự xu hướng tự nhiên của trí khôn con người thuộc các dân tộc nhận có một số chân lý phổ quát, bền bỉ cần thiết )để làm hoàn hảo cuộc sống loài người. Ví dụ: Tìm Thượng Đế, quyền bính, lương tâm, đời sau ...). Mà: "trong lòng mọi người đều cảm thấy Thượng Đế và không có lý lẽ chối từ". (Pascal) Từ dân tộc mọi rợ tới văn minh đều tìm ra các thần để tôn thờ.
Vậy ...
Năm cách chứng minh khác theo Thánh Toma
(St. Thomas Aquinas, on the Truth of the Catholic Faith, book one, Image book, 1955, p. 85 và tiếp theo)
Năm cách chứng minh theo Thánh Toma:
1. Chuyển biến (Motion)
Kinh nghiệm cho thấy các sự vật quanh ta có sự chuyển vận rõ rệt: (chuyển về bản thể: Sinh, diệt, chuyển về phẩm tính: Tốt, xấu. Chuyển về lượng tính: Thêm, bớt. Chuyền về hành động: Bắt đầu, chấm dứt. Chuyển về nơi chốn: Đây, đó.) - mà chuyển biến này không thể tự nó "Whatever is being moved is being moved by another" (bất cứ cái gì bị )ộng đều phải nhờ một căn nguyên khác). Vậy điều cần là phải nhờ một căn nguyên khác giúp nó chuyển biến, nhưng ta không thể giả thử một chuỗi vô tận chuyển biến như vậy mà không thấy mâu thuẫn, nên phải nhân rằng có một nguyên nhân tự mình chuyển biến mà không nhờ căn nguyên khác. Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.
2. Nguyên nhân tác động (Efficient cause)
Theo kinh nghiệm ta thấy trong vũ trụ có những nguyên nhân tác thành tùy nhau. Ví dụ: Con tùy cha, búa thùy thợ ... mà không thể mỗi nguyên nhân tác thành lại tùy thuộc nhau một chuỗi vô cùng.
Vậy điều cần là phải có một nguyên nhân tác thành hoàn toàn dộc lập: Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.
3. Sự vật bất tất (Contingency of things- không cần thiết, có cũng được, không cũng được)
Chung quanh ta có nhưng vật có cũng được mà không có cũng chẳng sao, gọi là bất tất. Nhưng vật bất tất thì không đủ lý do để hiện hữu - mà không thể cứ đi mãi tới vô tận chỉ toàn những vật bất tất.
Vậy phải có một vật tất hữu (necessery being) cần thiết phải có và tự mình mà có.
Vật tất hữu ấy chính là Thiên Chúa.
4. Cấp bậc hoàn hảo (grade of perfection in being)
Trong vũ trụ, cũng như trong nhân loại có hơn có kém - Mà đã có hơn có kém thì phải có cái tốt nhất là căn nguyên của mọi các khác.
Vậy cái tốt nhất chính là Thiên Chúa.
5. Trật tự vũ trụ (The order of the world)
Mọi vật trong vũ trụ dầu muôn muôn ngàn thứ, cũng hành động theo một trật tụ lạ lùng hướng về đích riêng từng loại, và các loại đều hướng về đích chung, (khoáng vật nuôi thực vật, thực vật nuôi động vật, trời đất xoay vần đều hoà . . . ) - Mà chỉ con người trí tuệ mới có thể lựa chọn đích riêng mình.
Vậy trật tự vũ trụ tạp đa đòi một trí khôn cực kỳ thông minh, khôn ngoan điều khiển,
Trí khôn thông minh đó chính là Thiên Chúa.
Từ tất cả các chứng minh trên ta kết luận:
Có một động lực tiên khởi, một nguyên nhân tất hữu, một hữu thể tối cao, một nguyên nhân quản trị vạn vật theo trí tuệ và ý muốn, là hạnh phúc cao cả, là hạnh phúc chúng ta, là Thiên Chúa đáng ca tụng muôn đời.
Chú thích:
(từ chứng minh Kinh thánh trở đi)
1. "Vì phải xem mọi lời các tác giả (tức các Thánh sử) được linh ứng viết ra là những lời của Chúa Thánh Thần, nên phải công nhận rằng Kinh thánh dạy ta cách chắn chắn, trung tín và không sai lầm những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh thánh ghi lại vì phần rỗi chúng ta". (Divine Revelation số 11)
2. Không thề có những người lành mạnh mà lại nghĩ rằng không có Thiên Chúa, v́ sự quan pḥng êm dịu của Ngài không để ai thiếu trợ lực cần thiết đưa họ tới đích tối chung - Không kể những người vì thành kiến, vì theo triết lý sai lạc.
3. "Lời các Giáo Phụ chứng thực có mặt sống động của Thánh truyền. Sự phong phú của Thánh truyền đã thấm nhập vào thực hành và đời sống của Giáo Hội. Nhờ Thánh truyền Giáo Hội biết được toàn bộ Kinh thánh, nhờ Thánh truyền mà Kinh thánh được hiểu thấu đáo hơn. Thánh truyền và Kinh thánh phối hợp mật thiết với nhau, vì cả hai phát nguồn tự Thiên Chúa . . . Kinh thánh và Thánh Truyền đều phải được đón nhận và tôn kính bằng một tâm tình qúi mến và tôn trọng như nhau. (Divine Revelation số 8 và 9)
4. Tertuliano sinh quãng năm 155-160 tại Carthage do cha mẹ ngoại giáo - Ông trở thành một luật gia danh tiếng. Sau khi nhập Giáo Hội Công giáo (năm 193) kiến thức của Ông trở thành hậu thuẫn cho Kitô Giáo. (William A. JurGens, the Faith of the Early Fathers, the Liturgical press p. 111)
5. Thánh Gioan kim khẩu là thượng phụ Giáo chủ thành Constantino, là Giáo Phụ và là Tiến Sĩ Giáo Hội, qua đời năm 397.
6. "Theo ý định khôn ngoan vô cũng của Thiên Chúa, rõ ràng là Kinh thánh, Thánh truyền và Giáo Huấn Giáo Hội liên kết và phối hợp với nhau đến nỗi không thực thể nào trong ba có thể đứng vững một mình được. Và dưới tác động của một Thánh Thần duy nhất cả ba theo phương cách riêng cũng góp phần vào việc cứu rỗi các Linh Hồn". (Divine Revelation số 10)
7. Công Đồng Vaticanô 1, họp từ 08.12.1869 đến 20.10.1870 đời Đức Pio X với sự tham dự cura 747 Giám Mục. Cũng ban bố hai hiến chế: Dei Filius và Pastor Aetermus. Công Đồng lên án thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập. Công Đồng tuyên bố tính cách bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng Roma.
8. Công Đồng Vatican 2, do Đức Gioan 23 triệu tập và kết thúc đời Đức Paulo 6. Họp từ 11.10.1962 - 8.12.1965 ban bố 4 hiến chế, 9 sắc lệnh, và 2 tuyên ngôn.
eheheh .. híc híc .. ehehehe