PDA

View Full Version : Điểm Chẳng Đồng Giữa Tiểu Thừa Và Đại Thừa



wagirl06
10-07-2010, 06:54 AM
So Sánh Sự Sai Biệt Giữa Đại Thừa Và Tiểu Thừa

(Đại thừa gồm Tối Thượng Thừa, Tiểu Thừa gồm Trung Thừa)

1/ Điểm xuất phát chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Bắt nguồn từ nhân sinh quan đắm khổ, nghiệp cảm duyên khởi, nhàm chán phiền não mà cầu nơi thanh tịnh.
b/ Đại thừa: Từ nhân sinh quan từ bi, chân như tỏa ra, lấy hóa tha tự tại làm chí nghiệp.

2/ Hành vi chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tự lợi tự độ, chỉ được giải thoát theo tiêu cực, tức là lấy đoạn dứt phiền não làm Niết Bàn và mục tiêu cuối cùng.
b/ Đại thừa: Tự độ độ tha, lấy hoạt động tích cực làm hành vi, đắc đại tự tại làm tư tưởng chung cuộc.

3/ Cảnh giới chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Ngừng nơi hiện tượng giới.
b/ Đại thừa: Vào nơi thật tại giới.

4/ Phương pháp chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Dứt lục căn, đoạn nhất niệm vô minh, vào nơi đoạn diệt, chủ nghĩa cấm dục.
b/ Đại thừa: Phá vô thủy vô minh, kiến Phật tánh, chủ nghĩa tự tại, chủ nghĩa thật tại (tức Chơn Như), Sắc tâm và pháp thể đều tồn tại vĩnh viễn.

5/ Lý luận chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tầm khảo sát ngưng nơi hiện tượng và cho rằng chủ khách thực tế tồn tại, là nhị nguyên luận, ngoài ra dùng chủ nghĩa cảm giác phủ định những thật tại ngoài cảm giác.
b/ Đại thừa: Siêu việt phạm vi nhận thức của bộ não, sự cùng tột của thật tại với hiện tượng giới chẳng khác, chủ khách như một, chơn vọng hiệp nhất, là nhất nguyên luận, là thật tại luận siêu việt Hình nhi Thượng.
Triết học phương Tây chỉ có hai giai đoạn: Ngã chấp và pháp chấp đều nằm trong phạm vi của nhất niệm vô minh, tức là tư duy và lý niệm. Nhưng tư duy và lý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, cũng là tác dụng của bộ não. Mục đích của Triết học phương Tây là nghiên cứu lý luận để tìm hiểu nên chẳng chịu rời bỏ nhất niệm vô minh, bởi vì nếu tiến vào phạm vi của vô thủy vô minh thì cảm giác trống rỗng chẳng có lý luận để truy cứu, cũng chẳng có gì để tìm hiểu, hoàn toàn trái ngược với mục đích của họ. Cho nên xưa nay các nhà Triết học phương Tây chưa ai từng đi vào cảnh giới của vô thủy vô minh, hễ chưa vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể đột phá cái chấp không, cũng chẳng vào được tuyệt đối. Phá được cái chấp không tức là kiến tánh, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn. Mục đích của nhà Triết học phương Tây là truy lý cầu tri, còn mục đích của tu trì Phật pháp là liễu thoát sanh tử; Triết học phương Tây chú trọng lý luận, còn Phật pháp thì chú trọng thực tiễn, tức là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng vào tuyệt đối vậy.

Free4fun
10-07-2010, 08:25 AM
đại Thừa có 7 nghĩa lớn sau đây ...

1.) Cãnh lớn:
-bỡi đạo Bồ Tát có liên quan đến vô lượng các kinh, là giáo pháp rộng lớn, nên gọi là Cãnh lớn.

2.) Hạnh lớn :
-chính thức thực hành tất cã hạnh nguyện rộng lớn để lợi mình, lợi người.

3.) Trí lớn :
-rõ biết cái thể lớn bằng Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã.

4.) Tinh tấn lớn :
-suốt cã 3 A tăng kỳ kiếp theo phương tiện năng tu tập vô lượng cái hạnh nghiệp nan hành ( Bồ Tát Đạo , Lục Độ Vạn Hạnh)

5.) Pháp dể, hay và khéo lớn :
-Vì chẳng trụ vào Sanh Tữ chúng sanh, chẳng ở Niết Bàn ( không sanh không diệt) của Nhị Thừa.

6.) Chứng đắc lớn :
-Vì đắc cái Pháp Thân Như Lai, và các Pháp thành tựu vô lượng vô số công đức lớn.

7.)Quã lớn :
- Vì đã tột mé sanh tữ, tỏ bày ra cã Pháp thành Bồ Đề, để gầy dựng Phật đạo rộng lớn.

Tóm lại 5 điều trước là nhân thuộc Pháp hành của Bồ Tát, 2 phần sau thuộc về Phật quã mà nói, tức là Pháp của Như Lai.

So sánh với Tiểu Thừa chỉ hạn chế trong Pháp Tứ Đế, 12 Nhân Duyên, chú trọng về sự chưa thông "Pháp Tánh", nên 1.cãnh nhò,....chỉ có tự lợi, chưa có lợi tha, nên 2.hạnh nhỏ,... chỉ rõ "lý" Nhân Vô Ngã , chứ chưa thông Pháp Vô Ngã, nên 3.Trí nhỏ,...trãi qua thời gian ngắn ngũi hơn để đạt quã vị, nên gọi là 4.tinh tấn nhỏ...chỉ ly, xuất thế gian chứ chưa nhập thế gian, nên 5. nên phương tiện nhỏ...chỉ mới chứng đắc cái "ngũ Uẩn pháp thân"...giới , định, huệ, giãi thoát, giãi thoát tri kiến, nên 6. chứng đắc nhỏ...xã thân dứt trí ở cõi phương tiện, nên xem là 7.quã nhỏ...
Qua sự so sánh trên tuy Tiểu Thừa và Đại Thừa đều là Pháp Phật phương tiện độ người, nhưng nông sâu có khác nhau, Đại Thừa là Chân Giáo còn Tiểu Thừa là Quyền Giáo, trong 2 thừa nầy ta thấy Đại Thừa phương tiện to lớn hơn , nên tích cực hơn ....Tiểu Thừa hạn hẹp hơn , nên tiêu cực hơn, nhưng cã 2 đều là phương tiện dẩn đến cứu cánh...

hienchanh
10-07-2010, 03:53 PM
So Sánh Sự Sai Biệt Giữa Đại Thừa Và Tiểu Thừa

(Đại thừa gồm Tối Thượng Thừa, Tiểu Thừa gồm Trung Thừa)

1/ Điểm xuất phát chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Bắt nguồn từ nhân sinh quan đắm khổ, nghiệp cảm duyên khởi, nhàm chán phiền não mà cầu nơi thanh tịnh.
b/ Đại thừa: Từ nhân sinh quan từ bi, chân như tỏa ra, lấy hóa tha tự tại làm chí nghiệp.

2/ Hành vi chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tự lợi tự độ, chỉ được giải thoát theo tiêu cực, tức là lấy đoạn dứt phiền não làm Niết Bàn và mục tiêu cuối cùng.
b/ Đại thừa: Tự độ độ tha, lấy hoạt động tích cực làm hành vi, đắc đại tự tại làm tư tưởng chung cuộc.

3/ Cảnh giới chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Ngừng nơi hiện tượng giới.
b/ Đại thừa: Vào nơi thật tại giới.

4/ Phương pháp chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Dứt lục căn, đoạn nhất niệm vô minh, vào nơi đoạn diệt, chủ nghĩa cấm dục.
b/ Đại thừa: Phá vô thủy vô minh, kiến Phật tánh, chủ nghĩa tự tại, chủ nghĩa thật tại (tức Chơn Như), Sắc tâm và pháp thể đều tồn tại vĩnh viễn.

5/ Lý luận chẳng đồng:
a/ Tiểu thừa: Tầm khảo sát ngưng nơi hiện tượng và cho rằng chủ khách thực tế tồn tại, là nhị nguyên luận, ngoài ra dùng chủ nghĩa cảm giác phủ định những thật tại ngoài cảm giác.
b/ Đại thừa: Siêu việt phạm vi nhận thức của bộ não, sự cùng tột của thật tại với hiện tượng giới chẳng khác, chủ khách như một, chơn vọng hiệp nhất, là nhất nguyên luận, là thật tại luận siêu việt Hình nhi Thượng.
Triết học phương Tây chỉ có hai giai đoạn: Ngã chấp và pháp chấp đều nằm trong phạm vi của nhất niệm vô minh, tức là tư duy và lý niệm. Nhưng tư duy và lý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, cũng là tác dụng của bộ não. Mục đích của Triết học phương Tây là nghiên cứu lý luận để tìm hiểu nên chẳng chịu rời bỏ nhất niệm vô minh, bởi vì nếu tiến vào phạm vi của vô thủy vô minh thì cảm giác trống rỗng chẳng có lý luận để truy cứu, cũng chẳng có gì để tìm hiểu, hoàn toàn trái ngược với mục đích của họ. Cho nên xưa nay các nhà Triết học phương Tây chưa ai từng đi vào cảnh giới của vô thủy vô minh, hễ chưa vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể đột phá cái chấp không, cũng chẳng vào được tuyệt đối. Phá được cái chấp không tức là kiến tánh, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn. Mục đích của nhà Triết học phương Tây là truy lý cầu tri, còn mục đích của tu trì Phật pháp là liễu thoát sanh tử; Triết học phương Tây chú trọng lý luận, còn Phật pháp thì chú trọng thực tiễn, tức là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng vào tuyệt đối vậy.


Thưa quý đạo hữu,

Nếu quý đạo hữu muốn nghiên cứu thêm về đề tài này, xin vào link:

http://www.tosuthien.com/kinh-sach/yeu-chi-phat-phap/so-sanh-su-sai-biet-giua-dai-thua-va-tieu-thua



.