hienchanh
10-07-2010, 05:19 AM
.
Trích Thờ Kính Tổ Tiên
Quốc Văn, OP
Cứ mỗi độ xuân về, câu đối từ xa xưa lại gợi nhớ:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Có khi chẳng còn ai ăn thịt mỡ dưa hành, chẳng có bánh chưng xanh, cũng chẳng còn tràng pháo; thế nhưng ai cũng thấy lòng huyên náo, thấy cái rạo rực của xuân về.
Và rồi ai đó đã thành danh, hay đi xa học hành, công tác mà chẳng tìm đủ mọi cách về sống với gia đình ít là trong ba ngày xuân mới. Là người Việt Nam, những dịp lễ tết, mà không sửa lại được nấm mồ cho tổ tiên, không sắp được mâm cơm đạm bạc rước ông bà tổ tiên về ăn tết, thì thật là những người con bất hiếu. Ngày 23 tháng Chạp, người ta tổ chức tiễn ông Táo về trời, và sau đó là mời tổ tiên về ăn tết. Trong văn hóa Việt Nam, chữ Hiếu luôn được đề cao và trân trọng. Một trong những nét đặc trưng thể hiện chữ Hiếu ấy chính là Đạo Ông Bà.
I. Thờ kính tổ tiên
Trong bất cứ một gia đình Việt Nam nào cũng đều có bàn thờ gia tiên, thường là ở phòng khách nơi trang trọng nhất. Những gia đình khá giả thì có tủ thờ, nơi bài trí bàn thờ gia tiên, có câu đối, có lư hương ngày đêm đèn nhang nghi ngút khói, có cặp lộc bình với vài cành hoa tươi, có dĩa trái cây đặt trước di ảnh hay bài vị của người đã khuất. Đối với họ, ông bà tổ tiên không chết, nhưng chỉ đi xa, khuất núi; hay nói đúng hơn, ông bà hiện diện với con cháu một cách khác, thiêng liêng hơn, gần gũi hơn. Đạo bất viễn nhân là vậy. Bất cứ trong gia đình có chuyện gì dù to hay nhỏ, lúc con cháu thi cử, lúc công thành danh toại, lúc dựng vợ gả chồng, lúc sinh con đẻ cái, lúc bệnh tật ốm đau tất cả đều được cẩn cáo với tổ tiên, được tổ tiên chứng giám và chúc phúc. Cuộc sống gia đình có hạnh phúc, bình an, làm ăn phát đạt cũng chính là nhờ công đức và sự phù trợ của các ngài.
1. Đạo làm người
Việc thờ kính tổ tiên đã trở thành đạo, bởi đã bắt nguồn từ những gì rất sâu xa trong lòng con người. Từ khi mở mắt chào đời, chúng ta đã được ướp trong tiếng à ơi của mẹ; chập chững bước ngắn bước dài, bập bẹ gọi ba. Bầu trời tuổi thơ bát ngát tuyệt vời, đó là tình mẹ nghĩa cha. Nét bút nào kể hết được công cha, lời thơ nào toát được hết tấm lòng người mẹ!
Kinh Thi có câu:
Phụ hề sanh ngã
Mẫu hề cúc ngã
Ai ai phụ mẫu
Sanh ngã cù lao
Dục báo thâm ân
Hiệu thiên võng cực.
Tạm dịch là:
Cha thời sanh ta
Mẹ thời nuôi ta
Thương thương cha mẹ
Khó nhọc sanh ta
Muốn báo ân sâu
Trời cao không cùng
Đúng là:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cảm nhận trên là cảm nhận chung của mọi người, nhưng cũng có thể nói đó là một cảm nhận rất Việt Nam; hơn ai hết, người Việt Nam sống trọn vẹn đạo biết ơn này. Dẫu cho bao nỗi thăng trầm của lịch sử, bao cuộc kết duyên giữa văn hóa và tín ngưỡng, Đạo Ông Bà vẫn là nguồn chảy, là tâm hồn của người Việt Nam.
Đặc biệt khi nền văn hóa Khổng Mạnh đến Việt Nam, Đạo Ông Bà lại càng được củng cố, càng bám rễ sâu vào lòng con dân đất Việt. Chữ Đạo và chữ Hiếu đã giao thoa tạo nên nét độc đáo người dân ôn hoà trọng tình, giàu nghĩa.
http://www.cdcgvn.dk/modules.php?name=News&file=article&sid=860
Trích Thờ Kính Tổ Tiên
Quốc Văn, OP
Cứ mỗi độ xuân về, câu đối từ xa xưa lại gợi nhớ:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Có khi chẳng còn ai ăn thịt mỡ dưa hành, chẳng có bánh chưng xanh, cũng chẳng còn tràng pháo; thế nhưng ai cũng thấy lòng huyên náo, thấy cái rạo rực của xuân về.
Và rồi ai đó đã thành danh, hay đi xa học hành, công tác mà chẳng tìm đủ mọi cách về sống với gia đình ít là trong ba ngày xuân mới. Là người Việt Nam, những dịp lễ tết, mà không sửa lại được nấm mồ cho tổ tiên, không sắp được mâm cơm đạm bạc rước ông bà tổ tiên về ăn tết, thì thật là những người con bất hiếu. Ngày 23 tháng Chạp, người ta tổ chức tiễn ông Táo về trời, và sau đó là mời tổ tiên về ăn tết. Trong văn hóa Việt Nam, chữ Hiếu luôn được đề cao và trân trọng. Một trong những nét đặc trưng thể hiện chữ Hiếu ấy chính là Đạo Ông Bà.
I. Thờ kính tổ tiên
Trong bất cứ một gia đình Việt Nam nào cũng đều có bàn thờ gia tiên, thường là ở phòng khách nơi trang trọng nhất. Những gia đình khá giả thì có tủ thờ, nơi bài trí bàn thờ gia tiên, có câu đối, có lư hương ngày đêm đèn nhang nghi ngút khói, có cặp lộc bình với vài cành hoa tươi, có dĩa trái cây đặt trước di ảnh hay bài vị của người đã khuất. Đối với họ, ông bà tổ tiên không chết, nhưng chỉ đi xa, khuất núi; hay nói đúng hơn, ông bà hiện diện với con cháu một cách khác, thiêng liêng hơn, gần gũi hơn. Đạo bất viễn nhân là vậy. Bất cứ trong gia đình có chuyện gì dù to hay nhỏ, lúc con cháu thi cử, lúc công thành danh toại, lúc dựng vợ gả chồng, lúc sinh con đẻ cái, lúc bệnh tật ốm đau tất cả đều được cẩn cáo với tổ tiên, được tổ tiên chứng giám và chúc phúc. Cuộc sống gia đình có hạnh phúc, bình an, làm ăn phát đạt cũng chính là nhờ công đức và sự phù trợ của các ngài.
1. Đạo làm người
Việc thờ kính tổ tiên đã trở thành đạo, bởi đã bắt nguồn từ những gì rất sâu xa trong lòng con người. Từ khi mở mắt chào đời, chúng ta đã được ướp trong tiếng à ơi của mẹ; chập chững bước ngắn bước dài, bập bẹ gọi ba. Bầu trời tuổi thơ bát ngát tuyệt vời, đó là tình mẹ nghĩa cha. Nét bút nào kể hết được công cha, lời thơ nào toát được hết tấm lòng người mẹ!
Kinh Thi có câu:
Phụ hề sanh ngã
Mẫu hề cúc ngã
Ai ai phụ mẫu
Sanh ngã cù lao
Dục báo thâm ân
Hiệu thiên võng cực.
Tạm dịch là:
Cha thời sanh ta
Mẹ thời nuôi ta
Thương thương cha mẹ
Khó nhọc sanh ta
Muốn báo ân sâu
Trời cao không cùng
Đúng là:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cảm nhận trên là cảm nhận chung của mọi người, nhưng cũng có thể nói đó là một cảm nhận rất Việt Nam; hơn ai hết, người Việt Nam sống trọn vẹn đạo biết ơn này. Dẫu cho bao nỗi thăng trầm của lịch sử, bao cuộc kết duyên giữa văn hóa và tín ngưỡng, Đạo Ông Bà vẫn là nguồn chảy, là tâm hồn của người Việt Nam.
Đặc biệt khi nền văn hóa Khổng Mạnh đến Việt Nam, Đạo Ông Bà lại càng được củng cố, càng bám rễ sâu vào lòng con dân đất Việt. Chữ Đạo và chữ Hiếu đã giao thoa tạo nên nét độc đáo người dân ôn hoà trọng tình, giàu nghĩa.
http://www.cdcgvn.dk/modules.php?name=News&file=article&sid=860