View Full Version : Kho Tàng Kỷ Niệm
khieman
01-21-2014, 06:10 AM
.
GRANADA Paso doble
gX-x0KkvLU4
.
khieman
01-21-2014, 05:05 PM
.
en aranjuez con tu amor
JlykUYq2orc
.
khieman
01-21-2014, 05:05 PM
.
World's Best Guitar Player Unbelievable
k4ixAfJ1LuI
.
khieman
06-10-2014, 02:51 AM
.
https://scontent-a-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/1549338_1463430333890622_557255107050109779_n.jpg
.
Ngan Ha
06-12-2014, 11:31 PM
.
https://scontent-a-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/1549338_1463430333890622_557255107050109779_n.jpg
.
:eyelove::giveflower::giveflower::cheer::xichdo::c heerleader4:
khieman
06-27-2014, 03:03 AM
.
Những pha thách thức tử thần
của khách du lịch
Nằm cheo leo trên vách núi dựng đứng hay chèo thuyền qua một đoạn thác dữ dội là những trải nghiệm không thể quên của du khách.
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/1-1403684401_660x0.jpg (http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/1-1403684401_660x0.jpg)
Không ít người đã thử cảm giác nằm ngủ trên những chiếc lều cheo nơi vách núi.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/2-1403684401_660x0.jpg (http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/2-1403684401_660x0.jpg)
Hoặc đạp xe địa hình đi qua những cung đường rộng chỉ hơn một gang tay.
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/3-1403684402_660x0.jpg (http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/3-1403684402_660x0.jpg)
Người đàn ông này đang cố trèo lên một ngọn thác đã bị đóng băng chỉ với một sợi dây cáp và dụng cụ thô sơ.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/4-1403684402_660x0.jpg (http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/4-1403684402_660x0.jpg)
Cô gái này đã có một bức ảnh gợi cảm, táo bạo nhưng cũng thật thót tim.
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/5-1403684402_660x0.jpg (http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/5-1403684402_660x0.jpg)
Người đàn ông này đang cố găng trèo lên một vách đá dựng đứng và cao chót vót.
http://c0.f36.img.vnecdn.net/2014/06/25/6-1403684403_660x0.jpg (http://c0.f36.img.vnecdn.net/2014/06/25/6-1403684403_660x0.jpg)
Chèo thuyền qua một đoạn thác dữ dội như thế này thực sự khá mạo hiểm.
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/7-1403684403_660x0.jpg (http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/7-1403684403_660x0.jpg)
Chàng trai này đang đi trên một đường vách có chiều rộng bằng một bàn chân.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/8-1403684405_660x0.jpg (http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/8-1403684405_660x0.jpg)
Khi xem những cảnh này, nhiều người đã phải toát mồ hôi trước mức độ mạo hiểm
cũng như "chịu chơi" của du khách.
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/9-1403684405_660x0.jpg (http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/9-1403684405_660x0.jpg)
Tình yêu luôn đẹp và lãng mạn nhưng không phải ai cũng dám thử thể hiện như thế này.
http://c0.f36.img.vnecdn.net/2014/06/25/10-1403684406_660x0.jpg (http://c0.f36.img.vnecdn.net/2014/06/25/10-1403684406_660x0.jpg)
Chơi xích đu bên mép vực.
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/11-1403684406_660x0.jpg (http://c0.f35.img.vnecdn.net/2014/06/25/11-1403684406_660x0.jpg)
Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ, con người luôn thật nhỏ bé.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/12-1403684406_660x0.jpg (http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/12-1403684406_660x0.jpg)
Đây quả là một trò thử thách không dành cho người yếu tim.
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/13-1403684406_660x0.jpg (http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/13-1403684406_660x0.jpg)
Ngắm hoàng hôn hay bình minh ở vị trí này
có thể sẽ khiến nhiều khách du lịch ưa mạo hiểm thích thú.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/14-1403684406_660x0.jpg (http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/06/25/14-1403684406_660x0.jpg)
Một người đàn ông đang trượt tuyết trên núi băng khổng lồ.
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/15-1403684407_660x0.jpg (http://c0.f34.img.vnecdn.net/2014/06/25/15-1403684407_660x0.jpg)
Liệu bạn có dám đọc sách thư giãn trên vách đá dựng đứng như thế này?
Anh Minh
Ảnh: Newslinq
khieman
07-25-2014, 08:23 PM
.
Thiên tài hội họa 11 tuổi
sở hữu khối tài sản gần… 4 triệu dollars
Mới 11 tuổi nhưng thiên tài hội họa “nhí” này đã có tới 9 triển lãm tranh. Cha mẹ của tỉ phú “nhí” cho biết giờ đây họ phải thuê một cố vấn tài chính để giúp quản lý những khoản thu nhập kếch xù của con. Bộ sưu tập tranh gồm 40 bức của một cậu bé người Anh 11 tuổi, sống ở hạt Norfolk, đã được định giá 400.000 bảng Anh bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hội họa ngay khi nó còn chưa chính thức ra mắt.
Cậu bé Kieron Williamson đã bắt đầu cầm cọ vẽ từ năm lên 5, hiện cậu được coi như một thiên tài hội họa của Anh. Bộ tranh mới nhất gồm 40 bức của Kieron sẽ được đem trưng bày triển lãm trong những ngày tới đây, ngay lập tức, nó đã được định giá “khủng”.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/1-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/1-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/1-fae52.jpg)
Một bức tranh khắc họa tu viện St. Benet ở hạt Norfolk, Anh,
nằm trong số 40 bức sắp được đem triển lãm của Kieron.
Mới 11 tuổi nhưng Kieron đã có tới 9 triển lãm tranh. Triển lãm lần thứ 9 này được cậu bé thực hiện nhằm mục đích kỷ niệm 40 năm ngày mất của họa sĩ Anh Edward Seago, một người mà cậu đã chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình sáng tạo mỹ thuật.
Triển lãm tranh lần thứ 9 này gồm 40 bức chưa từng công bố, được sáng tạo bằng chất liệu sơn dầu, màu nước và phấn màu. Những bức tranh của Kieron bán rất chạy, vì vậy, ngay khi thông tin về triển lãm mới của cậu được công bố, người ta đã nhanh chóng ước tính giá trị của loạt tranh mới, bởi chẳng mấy chốc chúng sẽ được bán “hết veo”.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/2-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/2-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/2-fae52.jpg)
Mới 11 tuổi nhưng nhờ khối tài sản lớn kiếm được từ việc bán tranh,
Kieron đã mua được nhà cho cha mẹ từ năm lên 8.
Những bức tranh trong triển lãm lần này của Kieron vẫn xoay quanh chủ đề quen thuộc của cậu bé - cảnh vật thiên nhiên và địa danh nổi tiếng. Tính đến nay, Kieron đã kiếm được hơn 2 triệu bảng Anh (gần 73 tỉ đồng) từ việc vẽ tranh.
Giờ đây, mong muốn của Kieron là có thể ra nước ngoài du lịch để vẽ tranh, bởi Kieron thường chỉ thích vẽ cảnh quan thiên nhiên, mà cậu đã đến thăm gần hết những địa danh nổi tiếng ở Anh.
Cha mẹ của Kieron cho biết giờ đây họ phải thuê một cố vấn tài chính để giúp việc quản lý những khoản thu nhập kếch xù của cậu con trai nhỏ.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/3-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/3-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/3-fae52.jpg)
Bức “Ánh nắng mặt trời đan xen hòa sắc” -
một trong 40 bức tranh mới sẽ tham gia vào triển lãm sắp tới của Kieron.
Những buổi đấu giá tranh của Kieron thường diễn ra rất nhanh chóng, các bức tranh được bán "hết veo" chỉ trong vòng vài chục phút, và mang về cho cậu những món tiền khổng lồ.
Cậu bé 10 tuổi Kieron Williamson được người Anh tự hào so sánh với danh họa Claude Monet của Pháp, một họa sĩ nổi tiếng ở dòng tranh phong cảnh. Bản thân Kieron cũng chỉ thích vẽ tranh phong cảnh nên cậu thường được gọi là “Monet nhí”.
Kieron bắt đầu vẽ tranh phong cảnh cách đây 5 năm, nhân dịp gia đình có một chuyến đi chơi xa. Kể từ đó tới nay, mỗi khi gia đình đi chơi ở đâu, Kieron đều lấy cảm hứng vẽ tranh từ những chuyến đi đó.
Kieron đã khiến giới hội họa bất ngờ trước khả năng vẽ tranh phong cảnh của cậu. Những gam màu mà cậu bé 10 tuổi pha trộn khiến người xem phải kinh ngạc.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/4-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/4-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/4-fae52.jpg)
Hiện giờ, giá bán tranh của Kieron dao động từ khoảng 2.500 bảng Anh đối với một bức tranh màu nước cỡ nhỏ cho tới 30.000 bảng Anh cho một bức tranh sơn dầu cỡ lớn.
Với số tiền kiếm được, Kieron giúp cuộc sống của gia đình dễ chịu hơn, đồng thời, cậu bé đầu tư thêm bằng cách mua tranh của những họa sĩ tên tuổi.
Cha của Kieron vốn là một chuyên gia mua bán tranh, ông chia sẻ rằng:
“Những người trong nghề đều nghi ngờ liệu giá trị những bức tranh của Kieron có tiếp tục tăng lên. Quả thực những tác phẩm mà cháu thực hiện đã tạo thành một hiện tượng kỳ lạ. Chúng tôi không đặt ra bất cứ áp lực nào cho cháu, cháu chỉ vẽ những gì cháu thích”.
Những tác phẩm của Kieron vẽ ra giờ đây được các triển lãm mời gọi tham dự. Nhờ đó, giá trị tranh của cậu tăng lên không ngừng.
Tài năng của Kieron được những người trong nghề nhận định là vẫn đang tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên ấn tượng hơn. Kể từ sau khi hoàn tất chương trình tiểu học, Kieron đã học tập ở nhà cùng với gia sư riêng để có thể tập trung hơn vào việc vẽ tranh.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/5-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/5-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/5-fae52.jpg)
Trước khi đến với hội họa đích thực, cậu bé thường vẽ những con khủng long đủ màu. Giờ đây, với số lượng tranh sáng tác ngày càng lớn, cha của Kieron dự định sẽ thành lập một triển lãm tranh cho con trai tại nhà riêng.
Hiện tại Kieron cũng phải nộp thuế như bất cứ người trưởng thành nào, thậm chí hóa đơn thuế của cậu còn lớn hơn nhiều người khác.
Khi không vẽ tranh, Kieron cũng rất thích chơi thể thao, cậu bé khỏe mạnh và vui tươi, đúng với lứa tuổi của mình.
Hiệp hội Họa sĩ Hoàng gia Anh từng khen ngợi Kieron và gọi cậu là “tương lai của nền mỹ thuật nước nhà”.
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/6-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/6-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/6-fae52.jpg)
Kieron khá thông minh, vì vậy, cha mẹ cậu hy vọng con trai có thể đẩy nhanh quá trình học tập và sẽ tốt nghiệp trung học vào năm 13-14 tuổi. Bình thường ở Anh, học sinh tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi.
Có những giai đoạn, cậu bé vẽ liên tục hàng tháng trời để rồi sau đó, Kieron sẽ nghỉ ngơi vài tuần, điều đó khiến lịch học của cậu không thích hợp với việc học ở lớp cùng với các bạn.
Chiêm ngưỡng một số tác phẩm hội họa
của thần đồng hội họa “nhí” Kieron Williamson:
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/7-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/7-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/7-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/8-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/8-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/8-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/9-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/9-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/9-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/10-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/10-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/10-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/11-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/11-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/11-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/12-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/12-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/12-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/13-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/13-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/13-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/14-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/14-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/14-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/15-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/15-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/15-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/16-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/16-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/16-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/17-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/17-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/17-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/18-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/18-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/18-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/19-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/19-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/19-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/20-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/20-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/20-fae52.jpg)
(http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/21-fae52.jpg)http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/21-fae52.jpg (http://dantri4.vcmedia.vn/a3HWDOlTcvMNT73KRccc/Image/2014/07/21-fae52.jpg)
Bích Ngọc
Theo BBC/Daily Mail
Dân trí online
khieman
08-01-2014, 03:36 AM
.
Today at 7:48 PM
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc8cd33a109f45cf8b8434406deee7f6.jpg
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/2abe2d22a07349558f5e936feab45ad7.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/2abe2d22a07349558f5e936feab45ad7.jpg)
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg)
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/dbc18b21381442978a146e0ac775d1cd.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/dbc18b21381442978a146e0ac775d1cd.jpg)
khieman
08-01-2014, 03:59 AM
.
Nhà của một bác mà tớ được hân hạnh đến thăm. Thật là duyên lành hiếm có trên đời vì tớ chỉ được quen bác ấy trên mạng thôi nhưng lòng quí mến và sự đón tiếp ân cần làm không những tớ mà cả vợ con tớ đều rất cảm động!
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg)
Bác ấy lớn tuổi rồi, đã về hưu sau bao nhiêu năm làm việc - rất vất vả - trên đất Mỹ. Tớ cảm động quá sức ngắm nhìn các tủ sách cực quí của bác ý. Sách Triết, Kinh sách Phật giáo, sách về Văn hoá... Tớ cũng chỉ mong đến lúc về hưu mình còn đủ sức mà học tập, nghiên cứu để phụng sự cho đời, cho quê hương, cho dân tộc như bác ý thôi:
(http://imageshack.us/photo/my-images/651/cali2011110.jpg/)
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc8cd33a109f45cf8b8434406deee7f6.jpg
Xin bác ý tha thứ cho tội đã tự tiện đưa hình lên mạng mà chưa xin phép trước:
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg)
Dân Việt chúng mình đã khổ quá nhiều rồi! Trời cao có thấu cho chúng con?
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg)
Lê Hồng Hà
khieman
08-01-2014, 02:35 PM
.
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/d298fa8ce1aa459ea14b2f7e0f9972b5.jpg
.
khieman
08-02-2014, 03:25 PM
.
Seattle - S.J. - Little SG, mong các bác chỉ đường giúp
Hồng Hà viết:
Lần đi Cali vừa rồi, tới giờ chót tớ vẫn phân vân không biềt có nên đưa vợ con theo không. Bà xã tớ, tớ biết cũng tò mò muốn biết thủ đô của cộng đồng người Việt tại Mỹ nó ra sao, nhưng thấy tốn kém quá lại đâm ngại, sợ sau đó về tớ lại phải cày hai jobs mà trang trải. Tớ cũng biết chuyến đi bằng xe sẽ rất vất vả và bà xã thì hay bị say xe nên cứ chần chờ chưa dám quyết.
Tớ có một người "bạn" trên mạng, đang sống ở Bolsa, Nam cali. Gọi là "bạn", nhưng thực ra đó là một người Mẹ mà tuổi tớ chỉ bằng tuổi đứa con út của Bà. Ngay từ trước chuyến đi, tớ đã rất cảm động vì Bà liên tục gọi điện hỏi thăm, lo lắng chỉ vẽ cho tớ từng chút một. Cảm động nhất là khi nghe tớ kể chuyện, Bà một mực khuyên tớ nên thuyết phục vợ cùng đi. Chính những lời Bà khuyên làm ớ thêm quyết tâm thuyết phục "gấu mẹ" của tớ trong khi tớ đã thấy là "thua" rồi!
Phụ nữ quả là rất hiểu nhau. Chính Bà đã "mách nước" cho tớ để tớ nói được nhưng câu mà bà xã tớ xiêu lòng ngay tắp lự. Chuyến đi bỗng trở thành một chuyến "trăng mật" thật sự cho bọn tớ. Không phải chỉ sau 5 năm rất nặng nhọc từ khi đến Mỹ, mà phải nói là sau 14 năm bọn tớ kết hôn, trải qua biết bao nhiêu sóng gió và gian khổ, chưa bao giờ bọn tớ lại thấy đồng cảm và biết ơn nhau như trong chuyến du hành thật xa vừa rồi!
Đó là điều mà người "bạn online" quí giá - một người Mẹ - đã tặng tớ! Không phải là Mẹ ruột tớ nhưng những điều Bà làm cho tớ thực không khác gì một người Mẹ.
(Chưa hết đâu. Tớ xin ngưng cái đã và sẽ còn kể tiếp)
Người Mẹ - người bạn online - mà bọn tớ đến thăm đó, đã cư xử với tớ y hệt như Mẹ tớ! Bà biết tớ có việc phải điCali, nhưng Bà muốn tớ - và lo lắng cho tớ từng chút để tớ có thể - xem đó như một chuyến du lịch! Và còn hơn thế nữa: một chuyến du lịch với "Một Người Đàn Bà Khác!".
Tụi con hãy đến đây! Hãy thuyết phục vợ con theo, tin Bác đi, vì đã sống ở Mỹ lâu rồi, Bác biết, tụi con sẽ rất ít có dịp mà du lịch cùng nhau như thế lắm! Sau này tụi con mới thấy chuyến đi chơi chung thế này quí biết bao! Bác đã xếp sẵn một phòng riêng cho gia đình tụi con, dọn dẹp sạch sẽ đâu đó rồi. Và hãy nhớ rằng, để tụi con tới đây chơi với Bác mà tụi con phải tốn một đồng là Bác giận đây!
Suốt dọc đường, tớ biết là dù rất lo, nhưng Bà rất cân nhắc mỗi khi muốn gọi phone hỏi thăm bọn tớ, cốt để tớ an toàn khi lái xe.
Bọn tớ đến thì đã tối lắm rồi. Chỉ cho bọn tớ phòng nghỉ, bảo bọn tớ nhớ tắm nước nóng cho tình người, loáng một cái, bàn ăn đã dọn ra, tươm tất, tỉ mỉ, chu đáo đền từng chi tiết nhỏ... Trời đất ơi! Mẹ tớ cũng chỉ có thể chu đáo đến thế là cùng! Và tớ tin là vợ tớ cũng có cảm tưởng như tớ: một Bà Mẹ Chồng đón nàng dâu cũng chỉ chu đáo đến thế là cùng. Ắn xong rồi cũng không cho vợ tớ dọn. "Con mệt rồi. Con lo cho cháu đi nghỉ sớm đi!". Con bé nhà tớ thì vui thích y như là đến nhà Bà Nội của nó vậy!
Bà Mẹ mà tớ được gặp thì cũng như nhiêu bà mẹ VN khác, có nhiều con. Nếu tớ nhớ không lầm thì tất cả là 6 người, cả trai lẫn gái. Tớ đã hân hạnh được gặp hai anh và một chị trong số ấy. Và tớ còn được gặp cả dâu và rể của Bà nữa. Chính vì thế mà mấy chữ "Người Đàn Bà Khác" (của con trai mình) hay "Người Đàn Ông Khác" (của con gái mình) nó thấm thía dường nào!
Phải là một Người Mẹ tuyệt vời thì dâu và rể mới quí bà đến thế, quí thực lòng, như tớ đã chứng kiến!
Phải là một Người Mẹ tuyệt vời, cho nên cái đứa lạ hoắc lạ hươ lần đầu biết mặt là tớ, "bạn online vong niên" của Mẹ, vẫn được các anh các chị đón tiếp rất cởi mở, thân tình, tế nhị... chẳng khác đứa em trong nhà.
Bà xã tớ ít khi nào táy máy cái máy chụp hình. Thế mà tớ ngạc nhiên thấy bả canh tới canh lui để chụp tấm này, bức tranh treo trên tường nhà Bà do các con tặng Mẹ. Bà xã tớ chụp không rõ nét nhưng vẫn đọc ra chữ được:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/5246d9470e114e4287a5e60f1d6fc193.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/5246d9470e114e4287a5e60f1d6fc193.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/5246d9470e114e4287a5e60f1d6fc193.jpg)
Mom,
The days seem to pass so quickly
that sometimes we forget to say
how much we really care for you
Thank you for you patience
and for always being there for us
We love you.
Nhà của một bác mà tớ được hân hạnh đến thăm. Thật là duyên lành hiếm có trên đời vì tớ chỉ được quen bác ấy trên mạng thôi nhưng lòng quí mến và sự đón tiếp ân cần làm không những tớ mà cả vợ con tớ đều rất cảm động!
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/7d23683c42cb443b9b9c886821d0c29c.jpg)
Bác ấy lớn tuổi rồi, đã về hưu sau bao nhiêu năm làm việc - rất vất vả - trên đất Mỹ. Tớ cảm động quá sức ngắm nhìn các tủ sách cực quí của bác ý. Sách Triết, Kinh sách Phật giáo, sách về Văn hoá... Tớ cũng chỉ mong đến lúc về hưu mình còn đủ sức mà học tập, nghiên cứu để phụng sự cho đời, cho quê hương, cho dân tộc như bác ý thôi:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc8cd33a109f45cf8b8434406deee7f6.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc8cd33a109f45cf8b8434406deee7f6.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc8cd33a109f45cf8b8434406deee7f6.jpg)
Xin bác ý tha thứ cho tội đã tự tiện đưa hình lên mạng mà chưa xin phép trước:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c245c585049d4eca91af68adbb6c3796.jpg)
Dân Việt chúng mình đã khổ quá nhiều rồi! Trời cao có thấu cho chúng con ?
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/d298fa8ce1aa459ea14b2f7e0f9972b5.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/d298fa8ce1aa459ea14b2f7e0f9972b5.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/d298fa8ce1aa459ea14b2f7e0f9972b5.jpg)
Nhà cửa của người Việt mình ở Cali. Trước hết là ở một khu cư xá có cổng gác đàng hòang ở Bolsa, khung cảnh làm tớ nhớ tới cư xá sĩ quan ở Chí Hoà Sài Gòn dạo trước:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc11dfc6d9ca4607a5ad35126524eab6.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc11dfc6d9ca4607a5ad35126524eab6.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/fc11dfc6d9ca4607a5ad35126524eab6.jpg)
Dạng khu cư xá thế này quen gọi là khu "mobil home" nhưng thực ra chưa chính xác, vì không phải dạng sàn nhà có bánh xe để có thể di chuyển. Nghe bẩu kêu chính xác là dạng "manufactory house". Mỗi nhà có một khoảng sân và garage riêng. Khu mà tớ tới thăm đây rất yên tĩnh, rất an ninh. Sướng thật! Về già mà có một nơi qui ẩn thế này thì thiệt lý tưởng:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/2abe2d22a07349558f5e936feab45ad7.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/2abe2d22a07349558f5e936feab45ad7.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/2abe2d22a07349558f5e936feab45ad7.jpg)
Không chạy đi đâu được: nhà dưới đây phải là của người Việt: giàn bông giấy trước sân, có cây chanh mà trái rất sai và to, chứng tỏ đất đai ở Cali rất tốt cho trồng trọt:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/dbc18b21381442978a146e0ac775d1cd.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/dbc18b21381442978a146e0ac775d1cd.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/dbc18b21381442978a146e0ac775d1cd.jpg)
Nhà ở Cali hầu hết làm thấp thôi vì sợ động đất. Nhờ thế tuy ít cây cối hơn "bang xanh" - Green State - của tớ, nhưng lúc nào cũng thấy bầu trời cao lồng lộng và mùa này thì trời luôn trong vắt, nhìn bắt ham:
(http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg)http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg (http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/c3218189079b46f4ac4f0e4c55eaca13.jpg)
Mỗi căn ở đây trị giá khoảng trăm ngàn đô, có điều tiền thuê đất theo hợp đồng thì mỗi năm phải chịu tăng vài phần trăm, nên càng ở lâu càng phải thêm tốn kém.
http://www.thaoluanvietnam.com/forum/showthread.php?t=1378
khieman
08-02-2014, 04:53 PM
.
6weuvY9O5e4#t=66
.
khieman
08-03-2014, 03:30 PM
.
Phở ... Nguồn Gốc Từ Đâu?
Hàm Đan
http://www.tongsan.net/images/stories/pho1.jpg (http://www.tongsan.net/images/stories/pho1.jpg)
Phở là niềm vinh dự của người Việt và đất Việt, nhưng nhắc đến phở là người ta đột nhiên gắn nó với Hà Nội. Người Hà Nội được tiếng thế lấy làm tự hào lắm. Tự hào là một chuyện còn có hiểu biết về phở thì dám chắc trừ mấy ông bên ngành xã hội “nhăn răng” (nhân văn) thì cũng chẳng mấy ai biết rõ. Nguồn gốc của phở đang còn nhiều tồn nghi vì nhiều người cho rằng quê hương của phở là ở Nam Định; nhưng có điều chắc chắn những bước thăng trầm của phở đều diễn ra ở Hà Nội. Người ta có thể viết lịch sử Hà Nội thế kỷ 20 thông qua các cuộc chiến nhưng cũng có thể viết song hành lịch sử Hà Nội cùng với phở. Phở không chỉ là món ăn, phở là một kí ức.
Năm 1909, nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi bắt đầu kinh doanh vận tải đường sông. Với tinh thần dân tộc, ông chỉ tuyển dụng nhân công người Việt. Bến sông Hồng trở nên đông đúc, hệ quả là tạo ra nhu cầu ẩm thực cho người bình dân. Các hàng quán ăn dựng ở bến sông, trong đó có món “xáo trâu”. Hình ảnh gánh “xáo trâu” đầu thế kỷ có thể hình dung được qua gánh đánh đa riêu cua bây giờ. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Nhiều người sẽ thắc mắc: Sao lại là trâu mà không phải là bò từ đầu? Vì hồi đầu thế kỷ, người Việt không khoái ăn thịt bò. Bữa cơm người Việt có cơ cấu gồm: cơm, rau, cá (nhà sang thì thịt lợn) kèm nước mắm hoặc tương. Một thời gian sau, cũng không rõ vì sao người ta lại chuyển sang “xáo bò”? Phải chăng trâu thời đó để kéo cày, đắt đỏ hơn chăng? Thịt bò sẵn hơn, xương bò vốn cho không trước đây, nay lại hữu dụng, ninh lên làm nước dùng.
Thấy món quà người Việt đắt hàng, các chú khách (cách gọi người Hoa) cũng quảy gánh bán “xáo bò”. Từ Ô Quan Chưởng lan khắp Hà Nội. Các chú khách gọi món này là “Ngưu nhục phấn” (bánh thịt trâu) nhưng khi rao lên lai Hán Việt thành ra: “Ngầu nhục phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hoá, rút gọn thành: “phắn a”! “phớ ơ”! cuối cùng định ra cái tên “Phở”. Điều này có thể đúng, vì người Việt là chuyên nói tắt như Vũng Tàu được người Pháp gọi Cap Saint Jacques nhưng người Việt gọi tắt là Cấp cho nó tiện. Danh từ “Phở” được chính thức hoá ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (xuất bản năm 1931) do hội Khai trí Tiến Đức soạn có ghi rõ tên phở bắt nguồn từ chữ “phấn” và giải thích đó là món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò.
Trên kia là cái thuyết ra đời của phở được nhiều người chấp nhận nhất. Việc tìm chính xác năm ra đời của phở gần như không thể. Chỉ có mấy tư liệu vắn tắt đáng tin cậy:
Nguyễn Công Hoan (sinh năm 1904) người được xem là có trí nhớ tốt nhất trong số các nhà văn đã viết: “1913…trọ số 8 Hàng Hài…thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3xu, 5 xu)”. Phở rong đã khá thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế: “…người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày. Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.
Đặc biệt, Henri Oger chỉ ở Việt Nam có hai năm 1908 - 1909 đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh trong cuốn sách tranh: “Kỹ thuật của người An Nam” (bản tiếng Việt xuất bản năm 2009).
Vậy phở ra đời chỉ trong khoảng 1900 đến 1910, tính ra vào dịp kỷ niệm Hà Nội nghìn năm cũng có thể kỷ niệm một trăm năm phở.
Nói kỷ niệm phở cho có không khí long trọng, thêm hoạt động cho đất rồng bay nghìn tuổi chứ phở đã quá nổi tiếng, kỷ niệm chỉ tốn tiền thuế. Và nhất là vui vẻ gì khi phở đang khiến người ta “ăn phở khó thấy ngon”.
Lúc sắp qua đời, Nguyễn Tuân có đồng ý với ý kiến của một bạn văn rằng: phở phản ánh trung thực cho bộ mặt xã hội. Nói thế e quá chăng? Hay lại cái bệnh “cường điệu”, “ngoa dụ” từ các ông nhà văn? Thực tế ý nghĩ đó lại hoàn toàn chính xác.
Phở ra đời từ nhu cầu cuộc sống của nhân dân đầu thế kỷ. Thời điểm này, Hà Nội là mảnh đất mà các nền văn minh va chạm với nhau. Sau phở nước, có thêm phở xào. Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng (1929 - 1933). Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước sốt xệt thêm rau xà lách búp, cà rốt xu hào ngâm dấm ăn kèm. Rõ ràng ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng mạnh như thế nào. Dấu ấn ẩm thực Tàu cũng hiện diện trong phở. Đầu năm 1928, ở con phố Jean De Puis (nay là phố Hàng Chiếu) có món phở có vị hung lìu, dầu vừng, đậu phụ. Thạch Lam đại diện cho khẩu vị người Việt đầu thế kỷ chê thẳng thừng những “phát minh” với cách “nói mát” là “phở cải lương”.
Những năm sau, chiến tranh liên miên. Cuộc sống thời chiến là cuộc sống đặc biệt, bất bình thường. Phở cũng thích ứng thời chiến trở nên có nhiều điều kì quái. “Phở không người lái” 3 hào lõng bõng nước và bánh phở, 5 hào có thịt nhưng thời chiến đào đâu ra thịt ngon. Đến cả gia vị là chanh ớt, hạt tiêu bói cũng không có. Tất cả đều phân phối, tem phiếu. Không khí ăn càng tệ hại. Tô Hoài hay ăn phở đêm ở chỗ hàng ông Thìn Hàng Dầu, đang ăn mà máy bay rú ầm lên, lại bưng cả bát phở xuống hầm tránh bom. Phở vẫn sống nhưng dưới mác “phở mậu dịch”. Thực phẩm khan hiếm, dân gian nghĩ ra phở cơm nguội, phở quẩy. Người ta ăn phở để no. Từ cái thời ăn dễ dãi đó di họa không ít cho “gu” phở ngày nay.
Phở mang đặc tính linh hoạt mềm dẻo của người Việt. Thời thực dân có lệnh cấm thứ sáu không được bán thịt bò. Trong cái khó ló cái khôn, người ta nghĩ ra phở gà. Bát phở gà với húng láng, gà ta, thêm ít lá chanh… khiến từ sản phẩm “chính thống” phở bò lao đao. Phở gần giống một thứ đạo, đi đâu nó cũng tự biến đổi thành các tùy thể để phù hợp cái “gu” của dân bản xứ. Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư miền Nam, phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài gòn đẩy các xe, quán hủ tiếu, mì vằn thắn vào đường hẻm hoặc cứ địa người Hoa trong Chợ lớn. Phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi, dễ thích nghi thêm giá sống, rau thơm, thêm sắc ngọt của đường. Tô phở trong Nam đầy nước và cái đến nỗi người Bắc vào chơi ít khi ăn hết một tô.
Hà Nội – thánh địa của phở, giờ đây luôn đầy rẫy cửa hàng chuyên về phở. Loạn đến độ không biết thế nào là phở ngon. Hồi trước 1954, giới sành ăn đánh giá một bát phở ngon là: Nước dùng ninh từ xương bò đúng 6 tiếng, thịt bò thứ thiệt không lẫn các thứ thịt “giời ơi” khác. Bánh phở không nát. Thịt bò chín thái mỏng. Thường người ta chỉ dùng hạt tiêu không dùng chanh, ớt, đường để được hưởng vị ngọt của nước dùng xương. Nay, có vẻ như sự ngon của phở gắn với sở thích của từng cái nhân. Có vị chỉ chuyên ăn phở gà, độc hơn chỉ ăn phở… phao câu. Có vị ăn phở cho mấy thìa nước tương cay như ăn bún bò Huế… Đến đây, thiết nghĩ, có thể gắn cho phở hiện nay thêm một ý nghĩa nữa theo một câu cách ngôn nổi tiếng: hãy nói cho tôi biết anh ăn phở gì tôi sẽ nói anh là người thế nào!
Cũng có những người ở thời hiện đại ăn phở như đặc sản. Họ không ăn hàng ngày mà chỉ thỉnh thoảng thưởng thức. Họ quan niệm: phở ngon là phở do mình nấu. Các hàng phở ngày nay chạy theo lợi nhuận. Nước dùng có thể ninh 6 tiếng nhưng không hẳn chỉ mỗi xương bò. Đã thế lại còn pha chế để bán được nhiều thành thử khiến nước dùng chẳng còn vị ngọt nguyên chất nữa. Họ cứu chữa bằng cách cho mì chính. Chẳng thế mà, lắm khi đến hàng phở cứ phải dặn nhà bếp: “Một bát phở không mì chính”. Không trách các nhà hàng được vì họ kinh doanh thì phải lời, với lại phở xuống cấp mà có ai kêu đâu người ta vẫn cứ ăn phở rào rào, thành thử cần gì phải nghiêm túc học tập các “cụ âm lịch”.
Những kẻ ngoan cố cuối cùng có tôn chỉ riêng: Muốn ăn phở ngon hãy tự nấu lấy. Nguyên liệu sẵn và thực ra nấu phở cũng không mất thời gian như người ta hay nghĩ. Về cách nấu phở ngon đã có sách. Nhiệm vụ của bài báo này không phải để dạy cách nấu phở! Mà là thứ “văn chơi” loanh quanh về phở như cách “ăn chơi” phở từ trăm năm nay.
Hàm Đan
khieman
08-03-2014, 03:38 PM
.
Nguồn Gốc Của Phở
Vương Trung Hiếu
Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóanguồn gốc của phở vào ô tìm kiếm Google chúng tôi thấy hàng trăm bài viết về vấn đề này và nhận ra rằng… người ta đã nói quá nhiều về phở, nhưng chưa thống nhất quan điểm về nguồn gốc. Vì thế, chúng tôi xin phép tham gia “cuộc tọa đàm”này, hy vọng rằng có thể làm sáng tỏ đôi điều...
Phở ra đời từ năm nào?
Có thể khẳng định rằng tính đến năm 1838, từ “phở” chưa xuất hiện trong từ điển, bởi vì trong năm này, quyển Dictionarium Anamitico Latinum của AJ.L Taberd (còn gọi là Từ điển Taberd) được xuất bản lần đầu, nhưng trong đó không có từ “phở”. Theo nhà nghiên cứu Đinh Trọng Hiếu, chữphở lở xuất hiện trong từ điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của (1896) với nghĩa là “nổi tiếng tăm”(trang 200). Năm 1898, phởcó mặt trong Dictionnaire Annamite-Français của J.F.M. Génibrel với nghĩa là “ồn ào” (trang 614). Trong bài Essai sur les Tonkinois (Khảo luận về người Bắc Kỳ) đăng trên Revue Indochinoise (Tạp chí Đông Dương) ngày 15-9-1907, Georges Dumonutier đã giới thiệu nhiều thức ăn uống phổ biến ở miền Bắc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng không hề nhắc tới món phở. Đến năm 1931, từ phở có nghĩa là một món ăn mới bắt đầu xuất hiện, ít nhất là trong quyển Việt Nam Tự Điển của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức (NXB Mặc Lâm): phở “do chữ phấn mà ra. Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò: Phở xào, phở tái” (trang 443) (1). Một khi từ phở đã xuất hiện trong từ điển thì ta có quyền tin rằng món ăn này đã phổ biến. Thật vậy, trong tác phẩm Nhớ và ghi về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Công Hoan viết: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)”(2). Từ yếu tố này ta có thể khẳng định phở đã ra đời từ đầu thế kỷ 20.
Nguồn gốc của phở
Hiện nay, có ba quan điểm chính, cho thấy sự khác nhau về nguồn gốc của phở, đó là : phở xuất phát từ món pot-au-feu của Pháp, từ món ngưu nhục phấn của Trung Quốc và cuối cùng là món xáo trâu của Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt tham khảo từng quan điểm để xem phở thật sự có nguồn gốc từ đâu.
Gốc Pháp
Có giả thuyết cho rằng phở bắt nguồn từ món pot-au-feu của Pháp. Phở là cách nói tắt của pot-au-feu (nói trại âm tiết feu). Quan điểm này được củng cố bằng quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français của Gustave Hue (1937) với định nghĩa: “Cháo phở: pot-au-feu” (trang 745).
Món pot-au-feu (ảnh: Wikipedia)
Chúng tôi thật sự không hiểu: pot-au-feu là món thịt bò hầm của Pháp, nước có thể làm súp, chế biến nước sốt, nấu rau hay mì ống, tại sao lại có thể ghép món này với cháo phở của Việt Nam, cho dù trong giai đoạn ấy, do ảnh hưởng người Pháp, người Việt đã bắt đầu làm quen với việc ăn thịt bò và đã biết nấu món cháo thịt bò. Trên thực tế, xét về nguyên liệu, cách chế biến và cả cách ăn thì phở và pot-au-feu là hai món hoàn toàn khác nhau,. Theo Wikipedia, pot-au-feu là món thịt bò hầm với cà rốt, củ cải, tỏi tây, cần tây, hành tây; kết hợp với rau thơm, muối, tiêu đen và đinh hương… Thịt bò sử dụng cho món này thường dầy và to (chưa kể đuôi, xương sườn, sụn, cổ chân…), trong khi đó thịt bò trong phở lại mỏng và nhỏ; mặt khác, những thứ như cà rốt, củ cải, tỏi tây… không phải là nguyên liệu để làm phở, mùi vị pot-au-feu cũng không giống như phở. Người Pháp ăn món này với bánh mì, khoai tây, dùng muối thô, mù tạt Dijon, đôi khi cũng ăn với dưa chuột ri ngâm giấm chứ không ăn với bánh phở. Do đó, thật sai lầm khi cho rằng phở có nguồn gốc từ món pot-au-feu.
Gốc Trung Quốc
Đây là giả thuyết mà nhiều người đồng ý nhất. Người ta cho rằng phở có nguồn gốc từ món Ngưu nhục phấn 牛肉粉 của Trung Quốc, một món làm từ bún và thịt bò (ngưu牛: bò; nhục 肉: thịt và phấn 粉: bún, bột gạo dạng sợi). Món này đọc theo tiếng Quảng Đông là Ngầu- yụk -phẳn. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều người Trung Quốc đã bán món Ngưu nhục phấn tại Hà Nội. Ban đêm họ đi rao hàng “ngầu.. yụk..phẳn ..a” rồi dần dần hô tắt còn “yụk …phẳn…a” rồi “phẳn…a” và cuối cùng hô trại thành “phở”. Quan điểm này giống như ghi nhận trong quyển Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (đã nêu trên): phở “do chữ phấn mà ra”.
Củng cố thêm là định nghĩa về phở trong quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Từ điển An Nam-Trung Hoa –Pháp) của Gustave Hue (1937), trong đó có đoạn: “Abréviation de “lục phở: phở xào: beignet farci et sauté” nghĩa là “viết tắt của từ “lục phở”: phở xào: thứ bánh có nhân và được chiên”. Nhiều người thắc mắc, không biết “lục phở” là cái gì. Theo chúng tôi đây là từ có thật. Tương truyền rằng ngày xưa, các cụ đồ làng Mịn (xã Văn môn, Yên phong, Bắc Ninh) có sáng tác một bài thơ nói về chợ Đồng Xuân, để các cô đi chợ ngâm nga giải trí trên đường đi, trong đó có câu liên quan tới “lục phở”, xin trích đoạn sau:
----
Cổng chợ có chị bán hoa
Có chú đổi bạc đi ra đi vào
Có hàng lục phở bán rao
Kẹo cao, kẹo đoạn, miến sào, bún bung
Lại thêm bánh rán, kẹo vừng
Trước mặt hàng trả, sau lưng hàng giò
……
Trong quyển Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais của Eugèn Gouin (Saigon, 1957) có một đoạn viết về từ “lục phở”: “abréviation de "lục phở": bouilli - cháo - pot au feu”…, “Lục phở: prononciation cantonaise des caractères chinois: (ngưu) nhục phấn" bouilli de boeuf. Vậy, “phở” là từ rút ngắn của " lục phở", còn "lục phở" là từ phát âm của "(ngưu) nhục phấn" trong tiếng Trung Hoa.
Đến năm 1970, Nhà sách Khai Trí ( Sài-gòn) xuất bản quyển Việt Nam Tự-điển, do Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì quan điểm này càng thêm phần vững chắc hơn, trong đó định nghĩa “phở” như sau: “Món ăn bằng bột gạo tráng mỏng hấp chín xắt thành sợi nấu với thịt bò (do tiếng Tàu “Ngầu-dục-phảnh” tức “Ngưu-nhục-phấn” mà ra: Ăn phở, bán phở”, trang 1169, tập 2).
Thật ra, những quan điểm trên chỉ cho thấy chữ “phở” có nguồn gốc từ tênNgưu nhục phấn, nhưng đáng tiếc là nhiều người lại nghĩ rằng phở là Ngưu nhục phấn, hoặc “cách tân” từ món Ngưu nhục phấn, chế biến cho hợp với khẩu vị của người Việt. Một số người lại dựa theo bài “Phở, phởn, phịa…” của Nguyễn Dư, dẫn chứng quyển Technique du peuple annamite(Kỹ thuật của người An Nam, 1908 - 1909) của Henri Oger (3) để củng cố quan điểm này. Họ giới thiệu hai bức tranh khắc, bức đầu tiên (mang số 26 trong tập tranh 4577 bức) miêu tả một người đàn ông với gánh hàng rong, kèm theo chú thích “Chinois vendeur ambulant à la tombée de la nuit” (Người Tàu bán hàng trong buổi tối - Trần Đình Bình dịch). Nhưng họ không thể khẳng định người đàn ông ấy bán cái gì, chỉ bảo rằng gánh hàng trông giống như gánh phở ở Hà Nội ngày xưa); bức còn lại là hình vẽ một thùng chứa có dòng chữ hàng nhục phấn 行肉粉, họ cho rằng giống như thùng của gánh hàng trong bức đầu tiên. Thế là họ vội khẳng định dòng chữ ấy nói về món Ngưu nhục phấn 牛肉粉, và bán Ngưu nhục phấncó nghĩa là bán phở, hay nói cách khác, phở chính là Ngưu nhục phấn (!). Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ bức tranh thứ nhất ta sẽ thấy rằng người bán hàng có tóc đuôi sam, vậy người đó là Hoa kiều, bán món nhục phấn 肉粉 ở Hà Nội chứ không phải người Việt Nam bán phở. Rất tiếc là không ai miêu tả gánh hàng Ngưu nhục phấn ra làm sao để đối chiếu với gánh phở. Có khả năng gánh “nhục phấn” giống gánh “phở” chăng?
Theo chúng tôi, ngưu nhục phấn và phở là hai món ăn khác nhau. Từ điển bách khoa Baike của Trung Quốc cho biết, tùy theo địa phương, nguyên liệu và cách chế biến ngưu nhục phấn có thay đổi đôi chút, song nhìn chung, nguyên liệu gồm có: thịt bò, nước súp, bánh bột sợi, củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, hành, tiêu, hồi, dâu tây, rau thì là, quế, muối, gừng, hạt tiêu đỏ sấy khô, rau mùi tây, ớt khô, bột ngọt, tinh dầu hạt cải…Trong khi đó, thành phần chính của phở gồm có sợi phở, nước dùng (ninh từ xương ống lợn/bò và một số gia vị khác), thịt bò bắp (để làm thịt chín), thịt thăn mềm (để làm thịt tái), con sá sùng, tôm nõn, hành khô, gừng, dứa, hạt nêm, thảo quả nướng, hành tây, hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt, rau thơm…
Xét về nguyên liệu, ngưu nhục phấn sử dụng củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, tinh dầu hạt cải…những thứ không dùng để chế biến phở; ngược lại phở sử dụng con sá sùng (có thể thay bằng bột ngọt), tôm nõn, dứa, chanh, ớt, rau thơm…những thứ không thấy khi làm món ngưu nhục phấn.
Cách chế biến hai món này cũng khác nhau, do khá dài dòng nên chúng tôi không trình bày ở đây, mời bạn đọc tìm hiểu thêm từ những clip giới thiệu cách làm ngưu nhục phấn và phở trên YouTube. Còn khi nhìn hình dưới đây (bên trái) bạn sẽ thấy nước phở trong, bánh phở nhỏ; còn hình bên phải là món ngưu nhục phấn 牛肉粉, có nước sẫm màu, cọng to như bún, nhìn trông giống món bún bò Việt Nam.
Gốc Việt Nam
Trước hết, xin phép nhắc lại đôi điều về chữ Nôm để nhằm khẳng định món phở là của Việt Nam. Song song với việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm dần dần trở thành văn tự chính của nước ta đến cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp quyết định giải thể việc thi cữ bằng chữ Nho (năm 1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ). Họ dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm để làm văn tự chính thức ở nước ta từ năm 1908. May mắn thay, cái từ phở viết bằng chữ Nôm đã kịp thời xuất hiện để chúng ta thấy rằng phở chẳng liên quan gì tới phấn 粉 trong Ngưu nhục phấn 牛肉粉. Nhìn chung, có một số cách cấu tạo chữ Nôm, ở đây chúng tôi nêu một cách tạo ra chữ phở để bạn đọc đối chiếu với từ phấn:
- Thứ nhất, cách vay mượn nguyên xi một chữ Hán để tạo ra một chữ Nôm có cách đọc và nghĩa khác với chữ Hán đó. Thí dụ: mượn chữ biệt別(cách biệt, khác biệt) để tạo chữ Nôm biết 別(hiểu biết); mược chữ đế帝 (vua chúa) để tạo ra chữ Nôm đấy 帝 (tại đấy, xem đấy…).
- Thứ hai, cách ghép hai chữ Hán với nhau để tạo ra một chữ Nôm. Chữ thứ nhất là thành tố biểu ý, chữ thứ hai là thành tố biểu âm. Thí dụ: mượn chữ nguyệt 月 (biểu ý) + thượng 尚 (biểu âm) để tạo chữ Nôm tháng; mượn chữ thượng 上 (biểu ý) + thiên 天 (biểu âm) để tạo chữ Nôm trời.
Vậy có bao nhiêu chữ Nôm đọc là phở?
Theo những tự điển mà chúng tôi đã tham khảo, từ phở xuất hiện trong phở lở gồm có ba chữ (������ và 㗞, đều thuộc bộ khẩu; 頗, thuộc bộ hiệt); còn từ phở trong bánh phở bò có một chữ (普, thuộc bộ Nhật, âm Hán Việt là phổ); riêng từ phở với nghĩa là món phở thì gồm hai chữ Hán ghép lại: mễ 米+ phả 頗 (http://about<strong></strong>:blank).
Những thí dụ trên cho thấy hai chi tiết đáng chú ý sau:
1. Bánh phở bò: trong Từ điển nhật dụng thường đàm, mục Thực phẩm (食 品 門 Thực phẩm môn) có đoạn giải thích về “bánh phở bò” bằng chữ Nôm. Chúng tôi sắp xếp lại cho dễ đọc: “Chữ Hán: 玉 酥 餅 (âm Hán Việt: ngọc tô bính) giải thích bằng chữ Nôm: 羅 普 (là 羅 bánhphở 普 bò); tiếng Anh : rice noodle. Ta thấy gì?
普 là một chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt là phổ. Người Việt xưa đã mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở. Tuy nhiên, cách giải thích của Từ điển nhật dụng thường đàm khiến chúng tôi rất phân vân, bởi vì từ tiếng Anh rice noodle có nghĩa là phở, tức món phở mà ta đang bàn, song chữ Hán玉 酥 餅 (ngọc tô bính) lại nói về một loại bánh khác, vì trong đó tô 酥 có nghĩa là món ăn làm bằng bột nhào với dầu. Thí dụ: hồng đậu ngọc tô bính 红豆玉酥餅 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%A4%85) (bánh ngọt nhân đậu đỏ), hạch đào tô 核 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%A0%B8)桃 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%A1%83)酥 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%85%A5)( bánh bột trái đào). Vậy từ phở 普 ở đây dùng để chỉ món phở hay bánh bột? Đây là điều cần phải xem lại.
2. Theo Từ điển chữ Nôm của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), hai chữ Hán: mễ 米 (biểu ý) kết hợp với phả 頗 (http://about<strong></strong>:blank) (biểu âm) tạo thành một chữ Nôm có nghĩa là phở(trong cơm phở). Đây là cách ghép từ rất đáng chú ý, vì mễ 米 có nghĩa là gạo, biểu ý cho món ăn chế biến từ gạo (bánh phở); còn phả 頗 (http://about<strong></strong>:blank) đọc theo tiếng Hoa là “pho” hoặc “phỏ”, dùng làm từ biểu âm để tạo ra chữ phở là rất hợp lý.
Bây giờ, xét về ngôn ngữ, chúng ta xem thử những chữ Nôm phở (������, 㗞, 頗, 普) có liên quan gì với chữ Hán phấn 粉 trong ngưu nhục phấn 牛肉粉 không, đặc biệt là chữ phở trong món phở? Xin thưa, chẳng có liên quan gì cả. Nếu thật sự phở là từ đọc trại từ chữ phấn 粉, tại sao người Việt xưa không mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở ? Vì điều này tiện hơn là mượn một chữ khác? Nói rộng hơn, chữ Nôm bò ������ trong phở bò cũng chẳng có liên quan gì tới chữ ngưu 牛 trong tiếng Hán.
Tóm lại, chữ Nôm phở hay phở bò ������ cho thấy rằng người Việt xưa rất chủ động trong cách dùng từ, mục đích nhằm khẳng định rằng “phở” là một món ăn hoàn toàn Việt Nam, chẳng dính dáng gì tới ngưu nhục phấn牛肉粉 của Trung Quốc.
Vậy phở có nguồn gốc từ đâu?
Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng phở có nguồn gốc từ món xáo trâu rất phổ biến ở miền bắc, đặc biệt là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Để làm món này người ta chuẩn bị nguyên liệu : thịt trâu thái mỏng (ướp gia vị cho thấm), hành lá, hành ta (tím), tỏi, mỡ, rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay, khế chua cắt ngang…Sau đó họ xáo (xào) thịt trong chảo khoảng 30 giây rồi đổ ra bát riêng, kế tiếp bỏ khế vào, đảo đều tới lúc khế chuyển sang màu trắng; rồi cho thịt, rau răm và hành vào, đảo cho tới lúc tỏa mùi thơm (khoảng một phút) ; cuối cùng họ chế nước vào, để lửa liu riu. Khi ăn, họ lấy bún cho vào bát, sau đó gắp vài miếng thịt trâu bày trên mặt bún rồi chan nước xáo thịt vào.
Nhìn chung, xáo trâu là món ăn thông thường ở các chợ nông thôn, xóm bình dân của Hà Nội ngày xưa. Trước năm 1884, việc nuôi bò ở miền bắc chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, người Việt chưa có thói quen ăn thịt bò, nhưng ít nhiều gì người Hà Nội cũng đã từng ăn món Ngưu nhục phấn do Hoa kiều bán rong trên đường phố.
Có nhà nghiên cứu cho rằng vào thời đó, thịt bò bị chê là nóng và gây nên chẳng mấy người mua, giá bán rất rẻ, chỉ có người Pháp mới ăn thịt bò. Và chính vì thế một số người bán xáo trâu mới chuyển sang bán xáo bò. Thật ra không phải vậy. Thịt bò thời đó khan hiếm và đắt tiền. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Long, trước năm 1885 “các quan chức Tây còn không có đủ thịt bò mà ăn nói chi đến người Việt. Ngay cả đến những năm 40-50 của thế kỉ trước, khi phở đã khá thịnh hành và thành món ăn “gây nghiện” cho một tầng lớp người khá giả ở Hà Nội thì việc cung cấp thịt bò ở Hà Nội cũng không phải dư giả cho lắm. Trong bài Phở Gà, Nhà văn vũ Bằng đã phải thốt lên: “Ở Hà nội có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ sáu và thứ hai. Hai ngày đó là hai ngày không có thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ thịt bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái”…”.
Nhìn chung, từ khi người Pháp vào nước ta, người Việt đã chịu ảnh hưởng phần nào thói quen ăn uống của người Pháp. Dân ta đã bắt đầu ăn khoai tây, súp lơ, su hào, cà rốt, bánh mì, bơ, phó mát…, đặc biệt là thịt bò. Những món ăn mới có thịt bò dần dần xuất hiện, đó là cháo bò và xáo bò... Xáo bò là một món “biến tấu” từ xáo trâu. Tuy nhiên, do thịt bò ăn với bún không hợp lắm nên người ta mới nghĩ ra cách ăn với những loại bánh khác, trong đó có loại bánh cuốn chay mỏng phổ biến ở Hà Nội rồi cuối cùng “sánh duyên” lâu dài với bánh phở. Phải chăng, để phân biệt với món xáo bò, người ta đã nghĩ ra từ phở bò, xuất phát từ việc ăn bánh phở với thịt bò ? Nếu bánh phở là từ xuất hiện trước món phở thì ta có quyền tin vào giả thuyết này. Và nếu đúng vậy thì phở là từ nằm trong bánh phở chứ không phải do đọc trại chữ phẳn 粉 theo giọng Quảng Đông.
Phần viết thêm
Trong từ điển Wikipedia bản tiếng Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều có mục riêng viết về phở và gọi đích danh là “ Phở”, chứ không gọi bằng tên món ăn nào đó của Pháp hay Trung Quốc. Điều này cho thấy thế giới công nhận “phở” là một món ăn của Việt Nam. Riêng bản Trung văn, mục viết về phở có tựa đề là 越南粉 (Việt Nam phấn), cũng cho thấy rằng người Trung Quốc công nhận “phở” là món ăn Việt Nam. Do đặc điểm về ngôn ngữ, trong phần nói về nguồn gốc của từ phở, họ chú thích hình ảnh tô phở là 越 南牛肉粉 (Việt Nam ngưu nhục phấn), có thể dịch là “phở bò Việt Nam”. Viết như thế thì chấp nhận được. Nhưng có những website dạy tiếng Trung Quốc lại ngang nhiên giảng phở bò là Ngưu nhục phấn 牛肉粉 thì thật đáng báo động (!).
(1) Nguồn gốc và sự ra đời của phở của Vũ Thế Long.
(2) Nguyễn Công Hoan. Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ 2004.
(3) “Kỹ thuật của người An Nam” (tựa tiếng Pháp: “Technique du peuple Annamite”, tựa tiếng Anh: “Mechanics and crafts of the Annamites”) là một công trình nghiên cứu văn minh vật chất ở An Nam khoảng 100 năm về trước, chủ yếu phản ánh cuộc sống của người Hà Nội. Quyển này tập hợp 4577 bức tranh khắc, do Monsier Henri Oger (người Pháp) và những nghệ nhân người Việt Nam thực hiện trong hai năm (1908 – 1909), phát hành với số lượng hạn chế (60 bản). (theo Wikipedia tiếng Việt).
Vương Trung Hiếu
khieman
08-03-2014, 03:48 PM
.
Phở Việt Nam
Nhiều Tác Giả
SƯU TẦM : nếu ai biết tác giả bài viết này xin gửi đến BBT của VCV.
Bài 1: NGUỒN GỐC
Khởi nguồn của phở từng được tranh cãi triền miên, tốn khá nhiều giấy mực song vẫn chưa đến được hồi ngã ngũ. Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp mọi người tìm được cho mình một kiến giải khách quan và chuẩn xác nhất, ngõ hầu quét sạch đi những khoảng tối còn chưa rõ về phở.
Giới Nho học nói nhiều đến nguồn gốc Trung Hoa của phở. Theo họ, phở sinh ra từ món “trư nhục phấn” Quảng Đông. Vẫn theo cái mô tip nghe đến nhàm tai: tiếng “phở” được đọc trẹo đi từ chữ “phấn” của món trư nhục phấn. Song thực trớ trêu, “trư nhục phấn” đã có từ rất lâu và đến nay vẫn vậy, chỉ âm thầm khu trú một cách yên ả, khiêm tốn ở chính nơi nó sinh ra, không hề gây nên một tiếng vang nào và cũng như chẳng hề lan tỏa đi bất cứ đâu như phở Việt. Về kỹ thuật chế biến, nó hoàn toàn xa lạ với hương vị phở, thêm nữa thay cho bánh phở là một loại sợi bột gạo làm như kiểu bánh canh và nấu với thịt heo! Xét một cách tổng thể, hai món này không thể có cùng gốc gác.
Lại có một thuyết khác, thấy phở ngày càng được quốc tế hóa và nổi tiếng khắp nơi, liền cố vơ vào cho rằng phở có nguồn gốc “Phú Lang Sa” xa xôi, từ một món ăn Pháp có tên “pot-au-feu” và phở chính là tiếng “bồi” của từ feu (tiếng Pháp: lửa). Nghe ra có vẻ rất hợp logic, tuy nhiên khi tra cứu về món pot-au-feu trong tự điển Larousse của Pháp, kết quả hoàn toàn thất vọng! Pot- au-feu là món xúp nấu “hằm bà lằng” bằng thịt bò hầm với nhiều loại rau củ: cà rốt, tỏi tây, củ cải... chẳng ăn nhập gì với món phở Việt, cả về hình thức đến nội dung. Hơn nữa về bản chất, pot-au-feu vốn là món thức ăn mặn dùng với bánh mì của người Pháp, tự thân nó không dùng để ăn no. Vậy nên dù có thiện ý đến mấy, cũng không có lý do gì để nghĩ rằng “tổ tiên” của phở là “monsieur pot-au-feu”. Vậy mà cũng có lúc, có người lớn tiếng đòi bản quyền phở!
Truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20: phở có tiền thân từ món “xáo trâu”, ra đời một cách dân dã từ bến bãi sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ trước (Trăm năm chuyện Thăng Long Hà Nội, NXB Trẻ 2004). Khởi đầu, đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ mà không ai ngờ rằng, chỉ vài thập niên sau nó có một tương lai huy hoàng đến thế. Dân tộc Việt rất ít ăn thịt bò. Cuối TK 19, đầu TK 20, ở Hà Nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò, thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì. Khoảng năm 1908 - 1909 có khá nhiều tuyến tàu thủy hơi nước từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lạng Thương của chủ người Pháp, chủ Hoa kiều và phu phen chủ yếu là người Hoa từ Vân Nam qua.
Đến 1909 mới có tàu thủy của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, ông chỉ tuyển dụng nhân công, thợ người Việt. Lại thêm các thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh - Nghệ ra tạo nên một quang cảnh sầm uất nơi bến sông khiến xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông. Và theo quy luật tự nhiên “hữu xạ tự nên hương”, món “xáo trâu” được đông đảo lựa chọn, ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông. Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được “khuyến mãi” cho không khi mua thịt khiến người ta nảy ra sáng kiến.
Các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển thành xáo bò. Thịt bò gây mùi khi nguội, nên lò lửa liu riu được cải tiến thêm vào gánh. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. Dĩ nhiên quyền bán hàng không thuộc riêng người Việt, thực khách phu phen người Hoa rất đông đảo ở bến sông nên các chú Chiệc (cách gọi Hoa kiều thời đó) cũng tích cực tham gia vào tiến trình phát triển xáo bò, đến nỗi được Henri Oger lưu lại hình ảnh gánh phở rong trong tập “Technique du people Annamite” (Kỹ thuật của người An Nam 1908 - 1909). Các chú Chiệc có ưu thế trong việc thu xếp gánh xáo bò, vì họ vốn có sẵn nền nếp “văn minh mì gánh”, về căn bản rất phù hợp cho món ẩm thực mới.
Từ bãi sông Hồng, trên những đôi vai gầy guộc “phở gánh” đã lan tỏa khắp “ hang cùng ngõ hẻm” Hà Nội rồi lan qua cái đô thị khác. Rầm rộ nhất có lẽ là thành Nam nhằm phục vụ công nhân nhà máy dệt Nam Định mới mở hồi cuối thập kỷ 20 thế kỷ trước. Rồi phở phát triển mạnh ở đây đến nỗi nhiều người ngộ nhận, muốn gán cái vinh hạnh “Nơi khai sinh ra phở”cho Nam Định. Theo tư liệu của các gia đình hành nghề phở ở Vân Cù, khoảng năm 1925, ông Vạn là người Nam Định đầu tiên trong làng ra Hà Nội mở quán ở phố hàng Hành mạn tây bắc hồ Gươm, song phở Hà Nội đã xuất hiện trước thời điểm đó ít nhất 15 năm (Phở - a speciality of HN, NXB Thế giới, 2006). Dẫu sao, không ai có thể phủ nhận công lao to lớn phát triển nghiệp phở của “phở Nam Định”với những gia đình truyền nghề phở đến đời thứ tư và là chủ nhân của thương hiệu “Phở gia truyền” ngày nay.
Tên gọi “phở” xuất phát từ đâu?
Tên gọi phở vốn còn nhiều uẩn khúc, hy vọng rằng trong dịp sinh nhật thứ 100 này nó sẽ được giãi bày và soi sáng. Ta hãy cùng lội ngược dòng thời gian trở về thời kỳ phở ra đời mà truy căn, làm sáng tỏ cái danh xưng “Phở”! Lúc phở xuất hiện ở thập niên đầu của thế kỷ XX, Nho học vẫn còn ngự trị xã hội Việt Nam, cho dù đang bước vào thời kỳ tàn tạ (từ sau 1919 khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam). Chữ Hán - Nôm vẫn giữ vị trí chính thống với xã hội người Việt. Đại đa số dân chúng vẫn còn mù chữ quốc ngữ, số người Việt biết nó thật ít ỏi, chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé trong cộng đồng.
Thêm nữa bến bãi sông Hồng rất nhiều phu phen người Hoa, trong bối cảnh ấy, tiếng rao âm Hán - Việt “ngưu nhục phấn” phổ biến là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nó cần được hiểu chính xác là món “xáo bò”, chứ không hề là chứng cứ, gốc gác món “ngưu nhục phấn Quảng Đông” như nhiều người lầm tưởng. Con bò trong tiếng Hán là hoàng ngưu, nên ngưu nhục chỉ nghĩa thịt bò; phấn nghĩa là bột chỉ món bánh bột gạo dạng sợi.Tiếng rao dần được nghe “lái âm” Hán - Việt như “ngầu nhục phắn a!.. ngầu phắn a!”. Dần dần nó được dân gian hóa, giản thể thành “phắn a!”... rồi “phớ ơ!” cuối cùng định ra cái tên “phở”.
Danh từ phở được chính thức hóa ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (trước 1930) do Hội khai trí Tiến Đức Hà Nội khởi thảo. Trong cuốn tự điển định rõ tên phở bắt nguồn từ chữ phấn và giải thích đó là món ăn bằng bánh xắt nhỏ nấu với thịt bò.
Nhà thơ chữ tình tài hoa Tản Đà từng là nhân chứng cho cách gọi này. Tiên sinh thuộc số ít người sành sỏi có “tâm hồn” ăn uống, từng được xếp vào hàng “đầu bếp siêu hạng” của những món ăn “đượm hồn dân tộc”. Chả thế, ẩm thực Việt đi vào văn nghiệp Tản Đà một cách tự nhiên như hơi thở cuộc sống thường nhật. Ông từng thổ lộ:
Nghề ăn cũng lắm công phu
Làng ăn ta phải biết cho đủ mùi!
Có lẽ tiên sinh là lớp văn nghệ sĩ Việt đầu tiên thưởng thức và “nghiền phở”ngay từ khi nó mới ra đời. Trong bài “Đánh bạc” (1905 - 1907) ông đã viết: “Có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ” (Khơi lại dòng xưa, NXB Lao Động, 2007). Ông đã gọi “nhục phấn” là “nhục phơ”... trong tác phẩm của mình và rồi dân chúng đổi đi một cách vô thức thành phở lúc nào không hay.
Tuổi khai sinh của phở chẳng được “sử liệu”nào ghi nhận cũng là lẽ hiển nhiên, vậy nên nhà báo Frank Renaud từng bỏ nhiều công sức tìm tòi tư liệu về cội nguồn phở tại Viễn đông Bác Cổ Pháp, nhưng mọi cố gắng đều vô vọng. Song nếu cứ nói theo kiểu dân gian khác gì “ăn ốc nói mò” chẳng có cơ sở xác thực nào thuyết phục quần chúng.
May thay! chính thi sĩ Tản Đà từng là nhân chứng sống xác nhận phở đã hiện diện ở Hà Nội khoảng 1907. Nhà văn lão làng Nguyễn Công Hoan, cây đại thụ trong làng văn Việt lại khẳng định và cho biết khá chính xác cái tuổi 100 của món ăn độc đáo thuộc hạng “quốc hồn - quốc túy” này. Ông ghi nhận: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)” (Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ 2004).
Mặc nhiên, chính Nguyễn Công Hoan đã là người xác định tuổi cho phở trong cuốn biên tự chuyện về đời mình “Nhớ và ghi về Hà Nội”. Không những vậy, ông còn cho chúng ta biết thêm, lúc này phở rong đã khá thịnh hành, chả thế mà ngành kinh doanh phở đã bị chính quyền đánh thuế: “... người bán phở phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày.Tính ra mỗi năm là 73 đồng”.
Chính Henri Oger là một nhân chứng quan trọng và khách quan khác. Ông là một thanh niên Pháp chỉ ở Việt Nam 2 năm 1908 - 1909 (theo chế độ thay cho quân dịch) đã cho vẽ lại hình ảnh phở gánh hiếm hoi ngay từ đầu thế kỷ 20. G. Dumoutier (1850 - 1904) nhà Việt Nam học xuất sắc để lại rất nhiều tư liệu giá trị trong mọi lĩnh vực nghiên cứu cũng từng khẳng định: “Phở chưa từng xuất hiện ở Việt Nam trước năm 1907!”. Đó chính là những nguồn tư liệu thuyết phục nhất về 100 năm tuổi của phở.
Bài 2: MUÔN MÀU MUÔN VẺ
Tuổi 100 năm của phở được khẳng định qua cuộc “tầm nguyên” trong các cuốn tự điển Việt. Tìm cuốn tự điển giải thích đầu tiên của nước ta bằng tiếng Nôm “Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa” do hoàng hậu Trịnh Ngọc Thị Trúc (1576 - 1657), một nữ danh sĩ đương thời biên soạn chưa hề có dấu vết của phở.
Giáo sĩ Alexandre Rhodes (1593 - 1660) tuy đã ở Đàng ngoài và Đàng trong tới 5 năm, song ông chưa biết đến khái niệm phở để đưa vào tự điển Việt - Bồ-La của mình xuất bản vào năm 1651. Tiếp theo, những từ điển điển hình khác như tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), tự điển Genibrel (1898) đều chưa nhắc tới phở. Phải chờ tới tự điển của Hội khai trí Tiến Đức (1930), từ phở mới chính thức trình làng và được ghi rõ: “... Món đồ ăn bằng bánh, thái nhỏ nấu với thịt bò” và có ghi thêm cả phở xào, phở tái. Gustave Hue lại bổ sung thêm vào tự điển 1937 từ “cháo phở” và cả cái “mũ phở”, biểu trưng một thuở cho phở gánh Việt.
Cho tới tận 1957, danh từ phở đã được hoàn chỉnh trong tự điển của Eugene Gouin với đủ cả “phở bắc, phở bò, phở gà, phở chín, phở tái, phở xào...”. Bằng chứng này củng cố thêm cho luận chứng phở chỉ có thể sinh ra trong khoảng từ 1900 -1910, hay nói một cách khác cho phép ta đoán định chính xác về 100 năm phở Việt.
Những hàng phở đầu tiên ở Hà Nội phải kể đến quán Cát Tường có chủ người Việt chuyên bán phở bò ở số 108 phố Cầu Gỗ và quán phở Tàu bán cả đồ xào nấu trước bến xe điện Bờ Hồ. Năm 1918 xuất hiện thêm hai quán phở hàng đầu khác, một ở hàng Quạt, một ở phố hàng Đồng. Phở Trưởng Ca số 24 phố Hàng Bạc từng là một quán phở sớm nổi danh ngay từ thời đầu. Cuốn biên niên sử “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” cho biết “đền Thôn Dũng Thọ... còn gọi là đền Trưởng Ca, tên một người vừa làm từ coi đền vừa làm nghề bán phở”. “Đình phở” này bán tới 4 giờ sáng hàng ngày. Sau này khi ông Trưởng Ca mất, lại có ông phở “Sửa sai” thay thế kế nghiệp thức khuya “hầu phở” cho đời.
Chỉ trong một thời gian ngắn, cửa hàng phở mở thêm nhiều và đến năm 1930 hàng phở đã lan tràn khắp phố phường Hà Nội. Thoạt đầu người ta chỉ bán phở chín (vì nguồn gốc từ xáo bò). Sau các hàng phở sáng tạo thêm phở tái và được nhiều người hưởng ứng chấp nhận, chính thức khai sinh thêm một kiểu phở mới. Song từ sau 1954, phở tái lấn dần phở chín và chiếm lấy vị trí chủ soái.
Chỉ dăm năm sau khi ra đời, nhiều ông chủ phở không ngừng tìm tòi sáng tác, cho ra đời “món phở cải lương” muôn màu muôn vẻ. Đầu năm 1928 ở con phố mang tên Jean De Puis (nay là phố hàng Chiếu) món phở có vị húng lìu, dầu vừng, đậu phụ. Anh phở Sứt sáng chế ra món phở giò (thịt bò cuốn lại xắt mỏng lừng lát như khoanh giò), phở Phủ Doãn nhỏ thêm giọt cà cuống, cái hương vị từng làm thăng hoa “anh bún chả”, “bác bún thang” tới cái đỉnh tuyệt tác lại có vẻ giết chết vị của phở. Nhìn chung trường phái “phở cải lương” đều sinh non chết yểu không thọ với thời gian, song nó cũng vương vấn đôi nét mờ nhạt không thể không nhắc tới trong cuộc hành trình 100 năm của phở.
Năm 1939 phở gà xuất hiện. Khi ấy một tuần có hai ngày là thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán, các tiệm phở đành bó tay (lúc này tủ lạnh chưa ra đời). Chưa rõ vì sao có sự cố này. Có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến do trâu bò là sức kéo chính. Song giới hâm mộ phở không thể thiếu nó dù chỉ một ngày! Và để đáp ứng thịnh tình ấy, một số quán xoay sang thử nghiệm món phở gà. Buổi ban đầu, các bậc “trưởng lão” cho rằng phở gà không thể sánh với phở bò bởi cái nước dùng từ xương gà nhạt nhẽo đâu thể địch nổi vị nước cốt ninh trên bếp lửa hồng suốt 6 giờ của xương bò.
Nhưng rồi vị thơm ngon từ những chú gà đi bộ, sợi thịt trắng phau, lớp da giòn vàng óng, đặc biệt độ bùi, ngậy của buồng trứng non đã dần làm thay đổi định kiến của thực khách. Đặc biệt vị thơm hành hoa xắt lẫn rau mùi và của lá chanh bánh tẻ xắt chỉ dường như đã mang lại cho phở gà một sức sống mới, một cái gì rất hương đồng gió nội.
Cụ Vũ Bằng (1913 - 1984) từng thi vị hóa vị phở gà thành “hương thanh tân” con gái tuổi dậy thì so với cái “hào khí ngùn ngụt” của anh phở bò cục súc. Nhà văn Lý Khắc Cung còn đi xa hơn, ông mạnh dạn hình tượng hóa phở gà như bức “tranh lụa mong manh” hư hư thực thực bên bức “tranh sơn dầu” hoành tráng - phở bò. Dù rất nhiều người phản đối, dòng phở gà vẫn chính thức ra đời và phát triển, thậm chí nhiều hàng chỉ chuyên bán phở gà đối đáp lại các môn đệ chuyên phở bò nhất định “gác đòn gánh, treo dao, đóng cửa” vào hai ngày không có thịt bò trong tuần. Từ sau 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành trong lòng thực khách Việt.
Chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần dinh dưỡng của phở, song dù có hay không cái công việc ấy, phở vẫn mặc nhiên được coi là món ăn “siêu bổ” trong tâm thức người Việt. Ngay từ năm 1937, nhà thơ Tú Mỡ từng “tâm phục khẩu phục” reo những vần thơ bất hủ ca tụng dinh dưỡng trong phở:
“...Phở đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc
Quế-phụ-sâm nhung chưa chắc đã hơn gì
Phở bổ âm-dương-phế-thận-can-tỳ
Bổ cả ngũ tạng tứ chi bát mạch...”.
Khi có người lâm bệnh hay thi thoảng thấy “nhạt miệng chê cơm” thì món ăn bổ dưỡng đầu tiên được chọn chắc chắn là phở. Nuôi người bệnh, người ta luôn ưu tiên chọn phở. Bởi vậy hồi còn nhỏ, cũng như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, mỗi khi thèm phở, tôi bèn giả ốm để vòi bố mẹ cho ăn phở. Trong suốt thời kỳ nền kinh tế Việt Nam eo khó, phở là “món ăn tươi” cải thiện dinh dưỡng cho mọi nhà, cùng nhau lăn lộn chống trả với cái khắc nghiệt của cuộc đời.
Không một món ăn Việt nào có không gian ẩm thực rộng như phở - quả xứng danh món ăn phi thời gian. Gần như duy nhất trong nghệ thuật ẩm thực Việt, phở có thể dùng vào mọi lúc trong ngày, mọi mùa trong năm. Phở ăn sáng, món điểm tâm phổ biến nhất được hầu hết người Việt ưa chuộng. Bữa trưa - phở, bữa chiều - phở cũng thường là lựa chọn của nhiều người bởi đặc tính đủ chất, dễ ăn, vừa túi tiền, lại giàu năng lượng. Tuy nhiên ở các đô thị lớn, người ta còn cần đến bữa ăn khuya sau 10 giờ tối và một lần nữa phở lọt vào “tầm ngắm” một cách tự nhiên của công chúng. Phở còn “tận tụy” phục vụ nhân gian suốt bốn: xuân, hạ, thu, đông... Tuy nhiên, cái lạnh se se tiết thu đông, mưa xuân lất phất vẫn là “gia vị” thiên nhiên làm tăng thêm giá trị ẩm thực của bát phở nóng!
Phở xào được xác định ra đời sau thời kỳ kinh tế khủng khoảng, một sáng tạo ẩm thực độc đáo. Thực sự phở xào như một nét giao duyên ẩm thực Đông Tây đầy quyến rũ. Bánh phở cháy cạnh, thịt bò xào cần tây, hành tây với nước xốt sệt đổ lên trên thật hấp dẫn, lại thêm rau xà lách búp, cà rốt su hào ngâm giấm ăn kèm đưa đẩy không chê vào đâu được.
Phở xốt vang, một sản phẩm thử nghiệm khác của giao lưu ẩm thực Á - Âu khá thành công. Thịt bò xắt miếng vuông ướp rượu vang và hầm nhừ chan lên bánh phở. Gia vị châu Âu kết hợp với gia vị châu Á tạo cho phở xốt vang một hương vị là lạ không món nào có được. Tuy không mấy phổ biến nhưng loại phở này đã khẳng định được vị trí trong “menu phở”, ít nhất cũng đã trên 50 năm trải nghiệm.
Phở chua ngọt là một biến tấu khác của phở mà ngày nay đã gần như vắng bóng. Ở Hà Nội, người ta chỉ còn được thưởng thức ở một quán nhỏ khiêm tốn trên đường Lương Văn Can, quãng gần đầu Hàng Gai. Món phở này chế biến bằng thịt xá xíu, dạ dày, đồ lòng (không có dồi) xếp trên bánh phở và rưới nước xốt chua ngọt lên trên. Món xốt chua ngọt vừa miệng là bí quyết quyết định cho một bát phở chua ngọt ngon lành. Hơn 40 năm trước phở chua ngọt còn khá phổ biến, ngay đầu ngõ Trung Yên giao với Đinh Liệt hay ngách vào chợ Đồng Xuân người ta có thể thưởng thức nó.
Bài 3: THEO THỜI CUỘC
Kháng chiến bùng nổ, người người tản cư về nông thôn và phở gánh cũng lên đường cùng cộng đồng dân tộc. Cuộc trường chinh ấy mang lại cơ hội để phở phát tán len lỏi, xâm nhập tới nhiều làng xóm, thôn dã Việt Nam. Tuy nhiên sự lan tỏa chỉ giới hạn trong khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng trung du bắc Việt Nam. Nguyễn Tuân - ông “tiên chỉ làng phở”cho chúng ta biết cái không khí rộn rã, tất bật một thời của “phở kháng chiến”.
Trong vùng tự do nổi danh phở Giơi; phở Đất; phở Cống không thua gì phở vùng tạm chiếm. Trong vùng căn cứ địa, các cơ quan thường hay tổ chức nấu phở khi chung nhau làm bò để bồi dưỡng theo kế hoạch hàng tháng. Một chủ hiệu phở Hà Thành trở thành anh nuôi cho tiểu đoàn Lũng Vài hành quân lủng củng với nồi xoong cồng kềnh hễ có dịp là tổ chức món phở ăn tươi bồi dưỡng sức quân.
Đặc điểm của món “phở kháng chiến” là có gì nấu nấy, bánh phở thế bằng bánh đa khô, thiếu nước mắm, rau húng thơm, chẳng sao! Tuy vậy phở chiến khu lúc nào cũng thấy ngon đến kỳ lạ, đặc biệt phở thành nguồn động viên làm vợi đi nỗi nhớ miền xuôi, nhớ Hà Nội và biết bao gian nan, thiếu thốn thường nhật.
Phở có thể đã có ở miền Nam trước 1954 song đó là loại phở lai,“nhập nhằng” với món hủ tiếu của người Hoa và không có một vị trí đáng kể nào trong ẩm thực phương nam. Tình hình hoàn toàn đổi khác sau 1954, khi phở Bắc chiếm lĩnh dần mặt tiền các khu phố trung tâm Sài Gòn. Sau khi nam tiến, ngay lập tức, phở Nam bộ mang một phong cách riêng. Cái phong cách dễ dãi của vùng đất Nam kỳ thể hiện ngay trong phở: thêm giá sống, rau thơm, húng quế, ngò gai cho bổ bã mát ruột, thêm sắc ngọt của đường và các vị tương đen, tương đỏ của người Hoa.
Con cháu của một số gánh phở nổi tiếng Hà Nội đã vào nam lập nghiệp, trong đó có phở “Tàu bay”. Vốn là quán phở do ông nội mở vào 1950 (chưa đặt tên) ở Hà Nội, khi di cư vào Nam, được người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay, ông rất thích nên thường xuyên đội nó khi bán phở. Thực khách thấy lạ, gọi ông bằng cái tên “ông Tàu bay”. Riết rồi thành tên quán.
Điểm mặt các hiệu phở Nam nổi tiếng Sài Gòn, phải điểm danh phở Hòa - Pasteur. Ban đầu lúc ra đời khoảng năm 1960, tiệm mang tên Hòa Lộc, sau khách truyền miệng “cắt” mất chữ Lộc chỉ còn lại phở Hòa: gọn dễ nhớ đúng theo quy luật bất thành văn về loại tên “nhất tự” đặc thù của phở. Đáp ứng thói quen mạnh mẽ, khoáng đạt của hậu duệ lớp người từng khai hoang mở cõi, phở tàu bay, tô xe lửa lần lượt ra đời. Những tô phở “khủng long” ấy hoàn toàn phá bỏ tính chất “quà” của phở phương Bắc và khiến các cô chiêu cậu ấm “cành vàng lá ngọc” thoáng trông thấy cũng đủ hoảng hồn!
Năm 1964 mở màn cuộc chiến tranh chống Mỹ khốc liệt ở miền Bắc đã khoác cho phở một diện mạo đặc biệt. Do sự xuất hiện loại máy bay do thám không người lái của Mỹ mà người đời sáng tạo nên cụm từ “phở không người lái”, món đặc sản của một thời bom đạn. Nghe nó ngộ nghĩnh, hài hước xong xét về nghĩa đen là rất chuẩn. Cái thủa ăn “phở không người lái” để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm khảm nhiều thế hệ người Việt; dư vị một thời gian lao song đầy tự hào của dân tộc Việt trong trang sử hào hùng: dân tộc duy nhất trên thế giới đánh bại Mỹ, một quốc gia hùng mạnh.
Thủa ấy ăn phở mậu dịch (phở do các cửa hàng nhà nước bán) phải xếp hàng và xé 250 g phiếu tem gạo trừ vào khẩu phần lương thực đã được nhà nước ấn định. Chất lượng phở ở các cửa hàng này hoàn toàn tuy thuộc vào tay nghề hạn chế của các nhân viên mậu dịch không chuyên nhưng có rất nhiều sáng kiến. Họ biến tấu các loại gia vị, cách nấu nước dùng theo những gì họ có, họ kiếm được trong hoàn cảnh thời chiến. Một “phát kiến vĩ đại” của thời kỳ này là bản “hợp tấu” phở không người lái ăn với bánh mì hoặc cơm nguội. Cho dù tệ đến mấy, loại phở này vẫn là “sơn hào hải vị” so với món “quả đấm”, “cái tát” (món bột mì vo lại như nắm đấm hoặc cán bẹt đem luộc).
Trong hàng phở độn tiết kiệm thời chiến tranh lại có kiểu độn mà sau khi qua thời gian khó vẫn được bảo tồn và trở thành “mốt mới” được nhiều thực khách chấp nhận: phở quẩy! Những mẩu quẩy giòn được bẻ bỏ vào bát phở hút nước dùng béo thơm ngon đáo để, dù giới sành phở không bao giờ chấp thuận kiểu ăn uống xô bồ làm mất đi cái vị ngon cao quý của “món ăn Vua” mà họ luôn tôn sùng.
Phở “Thìn” bờ hồ là điểm lựa chọn của nhiều người. Ông chủ tiệm người nhỏ thó tay thớt tay dao làm bát phở như múa với nhịp đập thịt tái, hành củ chan chát vui tai nhưng cũng một kiểu quảng bá thương hiệu riêng của mình. Ăn phở Thìn phải xếp hàng, trả tiền trước (phở mậu dịch cũng vậy) và tự phục vụ. Bù lại, ông chủ luôn miệng kể chuyện thời sự như một chương trình phát thanh miễn phí. Cái tiện nhất của phở Thìn là an toàn, bởi đang ăn dở, gặp báo động máy bay có thể bê bát chạy xuống hầm trú ẩn công cộng bên đền Ngọc Sơn thưởng thức tiếp.
Để tránh đi lính cho Pháp, năm 1949 ông Thìn phải bôn tẩu lên Hà Nội chọn kiếm sống bằng gánh phở lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm thủ đô. Dần có uy tín, năm 1955 ông quyết định dừng chân mở quán ở 41 đường Đinh Tiên Hoàng đối diện đền Ngọc Sơn và sống chết với thủ đô. Ông có chín người con, có tới 5 người kế nghiệp ông mở quán đều mang tên “phở Thìn”, ông tự bộc bạch: “Phở là cuộc sống của tôi!”.
Trong thời chống Mỹ ở miền Nam, phở Bình Sài Gòn là cơ sở cách mạng nội đô đóng góp không ít vào chiến công oanh liệt của biệt động thành Sài Gòn Gia Định.
Sau năm 1975, hậu duệ của phở Thìn, phở gia truyền Nam Định, phở Lò đúc, phở Bắc Hải, phở hàng Nón... chính thức chinh phục đất phương nam trên từng cây số.
Sau 1975, mở đầu thời kỳ toàn cầu hóa của phở. Phở sang kinh đô ánh sáng - Paris hoa lệ trú ngụ quận 13. Tôi từng được đãi phở ở Pháp tới 30 quan/bát (tiền tệ Pháp, khoảng 6 USD) - vừa ăn vừa xót ruột bởi chất lượng quá tệ vì bánh phở khô, thịt bò tủ lạnh cắt ra và nước dùng nhạt thếch.
Phở sang hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp. Nếu theo định nghĩa trong tự điển Việt Nam, “bát phở” nơi đây phải gọi là “chậu phở”! Rồi lần lần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xichlo xứ sở sương mù, phở chợ Sapa Cộng hòa Séc, phở Viên Chăn Lào, phở Phnompenh Campuchia...
Đặc biệt ở Úc, Lê Phú Cường, một chàng trai Việt dám “chơi ngông” dựng lên môn “đạo phở” hy hữu với bàn thờ phở tại gia, mặc chíếc áo phông in hình “Tôi yêu phở”, tay cầm cuốn kinh “I love phở”.
Đặc tính chung của phở hải ngoại thủa ban đầu là dùng bánh phở khô, thịt đông lạnh, hương vị phần nào biến tấu theo gu của cư dân bản địa mà nếu chiếu theo quan điểm truyền thống về phở của các bậc kỳ lão trong nghệ thuật ẩm thực thì đó chỉ là một loại phở “nhái” vụng về khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên sau 30 năm ly hương, cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày càng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, Mỹ, Úc... bộ mặt và chất lượng phở hải ngoại đã cải thiện rõ ràng. Các món gia vị cốt yếu được tuyển chọn từ quê nhà theo những cánh bay sang phục vụ đồng bào.
Năm 2006, PGS.TS. Trần Doãn Sơn, Đại học bách khoa TP.HCM, còn sáng chế thành công máy làm bánh phở tươi theo kiểu “one touch” (1 nút nhấn) xuất sang Mỹ, đầu này cho bột vào, đầu kia ra bánh phở tươi chỉ trong một phút, giúp cho phở thăng hoa ngay trên quê hương xứ “hambơgơ”. Chỉ cần diện tích 2 m vuông, “máy phở mini” cho 15 kg bánh phở/giờ. Thực khách vừa ăn vừa tận mắt thưởng lãm chu trình làm bánh phở tươi, thật tuyệt! Chả thế mà ngay lập tức, tháng 1/2007, Công ty Imperial (Mỹ) ký nhập khẩu 7 máy của ông Doãn với giá 6.500 USD/máy. Phở đã mang lại không ít lợi nhuận cho mọi người.
Bài 4: HỘI NHẬP
Chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế Việt Nam cất cánh và hòa nhập cùng thế giới. Đặc biệt sang thế kỷ 21, xuất hiện một xu thế mới của thế hệ@. Sự ra đời của phở 2000, phở vuông hay phở 24, phở 5 sao, phở Việt... mở đầu cho cung bậc mới của bản giao hưởng “phở thời hội nhập WTO” ở đầu thế kỷ 21.
Phát pháo mở đầu cho dòng phở @ chính là sự kiện ra đời tiệm phở 2000. Món phở Việt đã được gia đình tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton lựa chọn trong thực đơn khi đến thăm Việt Namvào năm 2000. Chuyện hậu trường lý thú được kể lại khi ngài tổng thống quá ngon miệng với hương vị phở Việt đã yêu cầu ăn thêm bát phở thứ hai ngoài chương trình khiến cho đội bảo vệ ngỡ ngàng lúng túng (vì chỉ kiểm tra an toàn thực phẩm có một bát).
Vị tổng tư lệnh quân đội Nam Phi khả kính cũng không thể làm ngơ trước hương vị phở Việt khi tới Việt Nam và ông cũng đã tới nếm phở tại hiệu phở 2000. Ca sĩ danh tiếng Hàn Quốc Bi Rain thú nhận “Tôi rất thích phở mỗi khi đến Việt Nam”. Chàng ca sĩ “vua nhạc pop châu Á” đã đi thẳng từ sân bay tới tiệm phở trước khi về khách sạn.
Đại diện nặng ký nhất cho phở thời @ chính là phở 24. Ánh sáng rất có gu, trang trí nội thất lịch lãm, máy lạnh mát rượi, các đầu bếp nấu phở đội mũ bồng, mặc áo khoác trắng toát. Đặc biệt đũa dùng một lần, các lát chanh cắt đều tăm tắp, những cọng rau thơm, giá rửa sạch sẽ, xếp ngăn nắp trên đĩa men trắng như theo một chương trình máy tính. Tuy nhiên giá cả ở đây khá cao và ít ai có thể rời nó với số tiền ít ỏi ấy mà đều gấp đôi, gấp ba, gấp bốn bởi những nghệ thuật moi tiền hoàn hảo khi cửa hàng mời chào nhiều dịch vụ kèm theo khó có thể từ chối: nước uống, tái ăn thêm, trứng lòng đỏ...
Ra đời năm 2003 ở TP.HCM, phở 24 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lan tỏa ra Hà Nội, rồi Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Tới nay, chuỗi hàng chục cửa hàng phở 24 bề thế ẩn hiện khắp nơi, chưa kể tới dịch vụ giao phở tận nhà bằng xe máy thật là tiện. Phở 24 còn bành trướng sang Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, Mỹ và sắp tới sẽ chinh phục châu Âu nhằm hoàn tất cái vị thết toàn cầu của phở Việt.
Phở thời @ là một biểu hiện cao của tính hòa nhập của nền kinh tế Việt Nam vào cộng đồng thế giới thời kỳ hậu WTO. Và theo quy luật bù trừ bất biến của trời đất, vị phở @ nhìn chung khác xa của phở truyền thống. Nói một cách khác, chất lượng kém cỏi của nó chỉ vượt các loại phở tỉnh lẻ hay phở ăn liền... và vì vậy những người hâm mộ phở chân truyền không bao giờ đến đây. Thực khách của loại phở @ chỉ là giới làm ăn trẻ luôn trang phục chỉnh tề ra dáng doanh nhân, tây balô và lứa trẻ Việt “tuổi teen” luôn vã mồ hôi chạy theo nếp sống Âu - Mỹ cho ra vẻ thời thượng.
Phở OZO thời “ngoại nhập” có khác. Một ông Nhật lặn lội từ xứ “mặt trời mọc” dám sang thánh địa phở “múa rìu qua mắt thợ” thật chẳng khác nào chàng “samurai Việt” vượt trùng dương sang so kiếm tận “xứ hoa anh đào”. Ấy vậy mà phở OZO có vẻ thành công! Chễm chệ tọa lạc trên con đường đẹp nhất và xưa nhất TP.HCM (đường Đồng Khởi) của khu vực vàng, phở OZO bắt mắt người qua lại bằng một vẻ sang trọng trang nghiêm bởi cách trang trí kiểu cung đình truyền thống Việt Nam.
Trang trí nội thất với những phù điêu, hoành phi câu đối sơn son thếp vàng đưa thực khách lạc về thời vàng son của phong kiến Việt Nam. Có lẽ cũng chẳng nên chê bai và bàn về chất lượng bởi phở OZO chỉ mượn ánh hào quang chói lọi của phở Việt để kinh doanh chứ trên thực tế nó đã biến tấu đến mức độ không còn mùi vị phở truyền thống. Thực khách tiệm phở OZO luôn đông đúc, giới bình dân ít ai dám vào bởi giá khá cao. Tuy nhiên, quả thực phở OZO biểu tượng cho một tinh thần “Đại đông Á” trước thực khách phương tây.
Hào quang của phở Việt còn thu hút các nhà làm phim Hàn Quốc và hãng phim VIFA khai thác dựng bộ phim truyền hình dài tập “Mùi ngò gai”. Xoay quanh phở, biết bao cảnh đời éo le cùng các số phận trớ trêu làm say mê hàng triệu lượt khán giả truyền hình suốt mấy tháng trời.
Hành trình xuyên thế kỷ của phở đã được các bậc trưởng lão làng phở tổng kết: giai đoạn 1908 - 1930 xuất hiện và định hình món phở; 1930 - 1954 phở phát triển và đạt đến đỉnh cực thịnh. Mọi “khuôn vàng thước ngọc” về phở được định nghĩa, chọn lọc, chuẩn hóa, tôn vinh lên hàng văn hóa và người ta phong cho nó cái mỹ danh “Phở kinh điển”. Giai đoạn 1954 - 2000 ghi nhận một thời kỳ đầy biến động mang lại cho phở dung mạo đa sắc như tấm kính vạn hoa. Thời kỳ này chính thức hình thành hai trường phái phở Bắc và phở Nam.
Phở trở nên thực dụng, bỗ bã hơn, thành “cơm bữa” không còn là “món quà” thanh cảnh có thể “ăn liền hai ba bát” như thuở mới chào đời. Rồi bột ngọt, viên vị phở cạnh tranh gay gắt với gia vị truyền thống đẩy “phở kinh điển” bước dần vào “sách đỏ” để lại nhiều hoài niệm cho đời.
Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ của thế hệ phở @ chính thức đánh dấu thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa “Nghiệp phở Việt”.
Phở là món ăn duy nhất được nâng tầm triết lý để có “Hội thảo về phở”. Ông Didier Corlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Metropol Hà Nội là một môn đồ của phở. Sự hấp dẫn của món ăn lạ lùng này đã thuyết phục được vị đại sứ liên minh châu Âu Frederic Baron tổ chức hẳn một hội thảo tầm quốc tế với chủ đề “Phở: di sản Việt Nam” năm 2006.
Các đại biểu tham dự được thưởng thức món phở kinh điển đúng theo phong cách cổ điển đầu thế kỷ 20. Để quảng bá rộng rãi, một cuốn sách về phở, in song ngữ Việt - Pháp đã được Liên minh châu Âu ấn hành. Ông F. Baron cho biết “Chúng tôi đã dành hơn một năm chuẩn bị cho sự kiện này”. Một điều kỳ diệu khác được D. Corlou bật mí: “Tôi thường ăn phở tại hiệu phở gần phố Cửa Bắc, đó là nơi tôi đã gặp vợ tôi”, phở Việt thành bà mối, đã xe duyên cho ông!
Nhiều văn nghệ sĩ trên thế giới đã dành cho phở mối quan tâm đặc biệt. Tác giả Alain Guillemin còn viết hẳn một bài báo “Lịch sử phở Việt Nam”, một công việc trọng đại chính người Việt còn chưa làm được. Tháng 7/2006 cuộc triển lãm 10 ngày về chủ đề “I love phở” thành công rực rỡ chính tại bảo tàng Liverpool nước Úc. Theo một dự án 5 năm của chàng Việt kiều trẻ Lê Phú Cường cùng các văn nghệ sĩ Úc một cuốn sách “Tiểu sử phở” và bộ phim tài liệu “Rất gần và rất xa” sẽ ra đời. Nhà đạo diễn Úc gốc Ý Teresa Crea còn dựng vở kịch “Bữa tiệc cho mọi giác quan” thực hiện ý tưởng độc đáo của ông muốn tôn vinh phở như điểm hẹn gặp gỡ của các nền văn hóa! Chúng ta còn có thể hy vọng viếng thăm Nhà bảo tàng Phở sẽ ra đời nay mai trong dự án có một không hai này.
TS. Nguyễn Nhã tâm huyết với phở qua làn điệu ca trù khoan nhặt, huyền ảo “Mười thương món phở”. Như những đệ tử sành phở chân truyền, ông chỉ tâm huyết với loại phở truyền thống: “Dĩ nhiên phải phở quốc truyền. Giữ được cốt cách tự nhiên ban đầu”.
Ít món ăn nào của Việt Nam và trên toàn thế giới được thời sự hóa, văn nghệ hóa như “phở”. Ngay lúc ra đời, phở lập tức được Tản Đà (Đánh bạc), rồi Nguyễn Công Hoan (Nhớ và ghi về Hà Nội) đưa vào tác phẩm như đã có dịp nhắc ở phần truy căn tên gọi của phở. Phở ẩn hiện trong nhiều tác phẩm văn chương trong suốt thế kỷ 20, bởi nó trăn trở cùng dân tộc, mang đậm hồn Việt lãng du với thời gian. Phở đi vào họa phẩm của giới nghệ sĩ tạo hình, lay động tâm hồn họ một cách tự nhiên khiến họ cầm bút mà đỉnh cao chính là bức tranh “Phở gánh” của cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí, cây đại thụ làng mỹ thuật Việt Nam cận đại.
Để cho đầy đủ các gam màu về bức “chân dung phở” nhân kỷ niệm 100 năm tuổi, hy vọng rồi đây sẽ có một nhạc sĩ tài hoa cảm nhận và thăng hoa để cho ra đời một ca khúc mượt mà về phở, âu cũng là nét chấm phá cuối cùng hoàn thiện diện mạo văn hóa phở cho đủ cả: cầm - kỳ - thi - họa, kịch nghệ, phim ảnh!
SƯU TẦM
( Sài gòn 2012. 07)
Nhiều Tác Giả
khieman
08-09-2014, 02:23 PM
.
http://pp2.s3.amazonaws.com/c095e10f2de7428f/243e30c339464678bedf2a2506d9fb44.jpg
:kisslove:
khieman
08-14-2014, 07:34 PM
.
http://i2.wp.com/memecollection.net/wp-content/uploads/2013/07/obama-hes-not-your-dad.jpg?w=900 (http://i2.wp.com/memecollection.net/wp-content/uploads/2013/07/obama-hes-not-your-dad.jpg?w=900)
.
khieman
09-01-2014, 08:36 AM
.
SIIjCzkpfBw
.
khieman
09-01-2014, 08:58 AM
.
https://www.youtube.com/watch?v=8ic-TfPUXao#t=81
.
khieman
09-01-2014, 09:07 AM
.
https://www.youtube.com/watch?v=NhJlY_FGvmQ#t=111
.
khieman
09-02-2014, 06:35 AM
.
https://www.youtube.com/watch?v=pDY9Sdu7f5Q
.
khieman
09-14-2014, 10:08 PM
.
https://www.youtube.com/watch?v=KG51pW7MBpQ
.
khieman
10-07-2014, 07:08 PM
.
Tranh của Họa sĩ Koukei Kojima
(Japanese)
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/loihay.png (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/loihay.png)
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp3.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp3.jpg)
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp9.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp9.jpg)
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp8.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp8.jpg)
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp7.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp7.jpg)
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp6.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp6.jpg)
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp5.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp5.jpg)
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp4.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp4.jpg)
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp2.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp2.jpg)
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp1.jpg (http://img.photobucket.com/albums/v224/trucle_90/VB/tp1.jpg)
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
Đăng bởi Cội Nguồn
Thứ Hai, tháng 11 19, 2012
khieman
10-08-2014, 01:24 AM
.
http://www.youtube.com/watch?v=9rJoB7y6Ncs
.
khieman
10-12-2014, 01:12 AM
.
Chó mẹ nuôi con khỉ sơ sinh
Sau khi con khỉ đột mẹ trong sở thú chết, một nhân viên sở thú đem con khỉ sơ sinh về nhà để chăm nuôi. Chẳng bao giờ ông ta có thể nghĩ rằng con chó cái mới đẻ của ông lại có thể nuôi luôn con khỉ con cùng với đàn con mới đẻ của nó. Nhìn gương mặt chó mẹ, dường như nó ngạc nhiên chẳng hiểu tại sao đứa bé này lại có những bàn tay ôm lấy nó thế.
Loài vật còn có trái tim đầy lòng trắc ẩn, tình thương vô điều kiện như vậy, tiếc thay, đôi khi có những con người lại vô cảm cả với đồng loại.
Triết gia Immanual Kant nói:
-"Chúng ta có thể nhận định tấm lòng của một người qua cách hắn đối xử với loài vật".
("We can judge the heart of a man by his treatment of animals."
Immanual Kant)
http://cdn.animaltalk.us/wp/wp-content/uploads/2012/08/Ahhhhh8-600x449.jpg (http://cdn.animaltalk.us/wp/wp-content/uploads/2012/08/Ahhhhh8-600x449.jpg)
https://images.nonexiste.net/popular/wp-content/uploads/2012/06/After-a-mother-chimpanzee-who-lived-in-a-zoo-died-one-of-the-zoo-s-employees-took-the-baby-chimp-home-to-care-for-it-It-never-crossed-his-mind-that-his-dog-who-had-recently-given-birth-would-adopt-the-chimp-and-raise-it-with-her-pups1.jpeg (https://images.nonexiste.net/popular/wp-content/uploads/2012/06/After-a-mother-chimpanzee-who-lived-in-a-zoo-died-one-of-the-zoo-s-employees-took-the-baby-chimp-home-to-care-for-it-It-never-crossed-his-mind-that-his-dog-who-had-recently-given-birth-would-adopt-the-chimp-and-raise-it-with-her-pups1.jpeg)
http://i.imgur.com/bV1p3.jpg (http://i.imgur.com/bV1p3.jpg)
http://25.media.tumblr.com/tumblr_m5cakeKER01qcrpsio1_500.jpg (http://25.media.tumblr.com/tumblr_m5cakeKER01qcrpsio1_500.jpg)
http://www.royaloakpetclinic.com/wp-content/uploads/vet.jpg (http://www.royaloakpetclinic.com/wp-content/uploads/vet.jpg)
http://cuteoverload.files.wordpress.com/2012/07/rqs5q.jpg%3Fw%3D560%26h%3D408 (http://cuteoverload.files.wordpress.com/2012/07/rqs5q.jpg%3Fw%3D560%26h%3D408)
http://www.petforums.com/showthread.php/1084-Dog-Adopts-Baby-Chimp
khieman
10-12-2014, 01:53 AM
.
Chàng trai sinh năm 1995
có biệt tài vẽ bút bi màu sống động
Ngô Quang Vinh (nghệ danh: Thợ xây thiên đường) là tân sinh viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Vinh có nhiều bức tranh vẽ bằng bút bi màu rất ấn tượng.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau2.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau2.jpg)
Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, Quang Vinh luyện thi vẽ mỹ thuật từ tháng 3 năm ngoái.
Chàng trai này tự học vẽ chân dung và truyền thần, khởi đầu bằng thể loại bút chì.
Trong bức tranh vẽ diễn viên Mckellen, Vinh miêu tả chi tiết từng nếp nhăn trên gương mặt.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau5.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau5.jpg)
Quang Vinh sinh ra trong gia đình không ai theo nghệ thuật, bố mẹ là nông dân.
Chàng trai 9X yêu thích hội họa từ ngày học mẫu giáo, tự mày mò vẽ nhân vật hoạt hình.
Đối với thể loại tranh vẽ bút bi, Vinh thử sức và ngay lập tức yêu thích từ tháng 2 năm nay.
Đây là bức tranh được Vinh vẽ trong 20 giờ. Nhân vật Người sói trông rất có sức hút.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau1.jpg)
Đối với Vinh, tranh vẽ bút bi đòi hỏi sự kiên trì, cẩn thận trong từng nét:
“Nếu vẽ sai mà không thể sửa được mình sẽ làm lại từ đầu".
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau3.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau3.jpg)
Để hoàn thiện một bức tranh, bước đầu Quang Vinh đánh nét tổng thể gương mặt
rồi đi sâu tả chi tiết như mắt, mũi, miệng. Đây là bức tranh bằng bút bi màu đầu tiên của Quang Vinh,
được vẽ trong 15 giờ, đã đạt giải thưởng trong một cuộc thi của "Hội anh em thích vẽ tranh bút chì."
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau4.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau4.jpg)
Quang Vinh chia sẻ: "Mình thích vẽ bút bi màu sắc hơn màu xanh truyền thống.
Bút bi có tất cả 9 màu và để vẽ tốt cần biết cách nhận biết sắc độ:
"Màu sẵn có của bút bi bị hạn chế vì đôi khi không giống màu của mẫu,
nhưng có thể phối lại sao cho hài hòa, sống động".
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau6.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau6.jpg)
Đôi mắt luôn tạo cảm hứng nhiều nhất cho Quang Vinh
khi thể hiện thần thái của nhân vật.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau7.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau7.jpg)
Đây là bức tranh Quang Vinh yêu thích vì ánh sáng tương phản trên gương mặt của nhân vật nữ.
Thời gian rảnh rỗi, Quang Vinh nhận vẽ thuê kiếm thêm thu nhập.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau8.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/bimau8.jpg)
Với chủ đề tình mẫu tử, Quang Vinh đạt giải nhì của một cuộc thi trong cộng đồng mỹ thuật.
Bức tranh Quang Vinh vẽ tặng bạn gái.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/10353269_406800599457998_6690526857341324754_o.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Ycgmvlbp/2014_08_29/10353269_406800599457998_6690526857341324754_o.jpg )
Nguyễn Quang Vinh (áo kẻ) mong muốn có thể vẽ theo nhiều trường phái khác trong tương lai.
Vinh tâm sự: "Sau khi ra trường mình sẽ trở thành kiến trúc sư
nhưng vẫn theo đuổi hội họa vì đó là đam mê”.
Quyên Quyên
Nguồn: baomoi online
khieman
10-20-2014, 07:09 PM
.
2 người chìm cùng tàu Titanic
được "lổ hổng thời gian" trả về
Đây là một sự kiện lớn khiến các nhà khoa học đau đầu trong 1 thời gian dài và bắt đầu nghiên cứu về "lổ hỏng thời gian"
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
(http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362434-04-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg)http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362434-04-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg (http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362434-04-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg)
Tàu Titanic huyền thoại
(ảnh internet)
1. Hành khách Wenni Kate, 29 tuổi
Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.
Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói:
“Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”.
Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.
Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.
2. Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic
(http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362426-56-thuyen-truong-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg)http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362426-56-thuyen-truong-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg (http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/46-8-1331362426-56-thuyen-truong-Titanic-quocte-giaoduc.net.vn.jpg)
Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic
(ảnh internet)
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.
Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.
Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.
3. "Lổ hổng thời gian" là có thật?
(http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/9035009-L-hng-thi-gian1.jpg)http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/9035009-L-hng-thi-gian1.jpg (http://vdc.ringring-thumbnail.vegacdn.vn/handbook/0/0/21/22421/9035009-L-hng-thi-gian1.jpg)
Hình nghiên cứu về "lổ hỏng thời gian"
(ảnh internet)
Vậy chuyện gì đã xảy ra với họ, trong khi cả 2 đều nói rằng họ bị chìm cùng con tàu và ngày được phát hiện chỉ sau khi bị chìm 1 ngày, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng họ không già đi so với lúc tàu Titanic bị chìm.
Các nhà khoa học, tâm thần học, tâm lý,... sau khi tiếp xúc và làm rất nhiều nghiên cứu trên thân thể họ cũng không có bằng chứng gì về khả năng nói dối, và sự già đi theo thời gian. Họ khẳng định chắc chắn rằng đây là 2 nhân vật đều xuất hiện trên chiếc tàu bị chìm vào ngày 15/9/1912.
Vì thế, dư luận lúc ấy và cả sau này đều đặt nghi vấn rằng 2 người đã bị "lổ hổng thời gian" cuốn về hiện tại. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về "lổ hổng thời gian"
Thần Vũ (Tổng hợp)
howto.ringring online
NGÀY 21/10/2014.
khieman
10-23-2014, 11:33 PM
.
Life is so beautiful !
"Now... One, Two, Three, Down... Can You Do That, Junior?"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"WHOA! WHAT A SMELL ...But I Love You Just The Same!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=3&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=3&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Mom, I Thiiiink, I Thiiink...It's kind of...Cold, Brrrr!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=4&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=4&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Heavenly ...Surrounded By Unconditional Love!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=5&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=5&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Rest assured, I Am Always Here, With You!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=6&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=6&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
Yeeeeew...!!!
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=7&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=7&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Good Nature, Some Animals Are Luckier Than Some...kids from Human Parents!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=8&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=8&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"It's tickling... But I Just Love The Way You Kiss Me!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=9&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=9&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Forget About Life, We Have Each Other!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=10&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=10&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Picture Of A Lovely Being!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=11&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=11&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
" Will you adopt .....Moi?"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=12&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=12&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Some Parents Should Be Ashamed Being Called ...Parents!"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=13&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=13&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Hey Stupid. Try Me !"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=14&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=14&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Unconditional Love "
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=15&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=15&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Would you be... my copycat?"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=16&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=16&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
"Be Safe Sweetheart"
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=17&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=17&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=18&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=18&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=19&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=19&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=20&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=20&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=21&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f59720772%5fAMYbDUwAAB B4VEllHwAH0CMEvcc&m=YaDownload&pid=21&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
From Internet
khieman
11-02-2014, 01:04 AM
.
Tình Yêu Chân Thực
Một buổi sáng bận rộn, khoảng 8:30, một người đàn ông nghiêm trang độ hơn 80 tuổi đến để được lấy chỉ ra trong ngón tay cái của ông ra. Ổng nói ông đang vội là vì ông có hẹn vào lúc 9 giờ sáng.
Tôi lấy nhiệt độ, đo áp huyết và mời ông ngồi, tôi biết là hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có thể có người khám ông. Tôi thấy ông nhìn đồng hồ và trong khi đó tôi không bận với bịnh nhân khác nên tôi quyết định khám vết thương của ông.
Theo sự khám nghiệm thì vết thương đã gần lành, tôi nói với một trong những bác sĩ rồi lấy dụng cụ cần thiết để lấy chỉ ra rồi băng bó vết thương lại. Trong khi săn sóc vết thương, tôi hỏi có phải ông có hẹn với bác sĩ khác sáng nay hay sao mà ông gấp rút như vậy.
Ổng nói với tôi không, ông cần đi đến viện dưởng lão để ăn sáng với vợ ông.
Tôi hỏi thăm sức khỏe của vợ ông. Ổng nói với tôi là vợ ông ở trong viện dưởng lảo một thời gian khá lâu và bà là nạn nhân của bịnh lảng trí. Trong câu chuyện, tôi hỏi nếu ông đến trể một chút bà có giận không. Ổng trả lời rằng từ 5 năm nay bà không còn nhận biết ông là ai nữa.
Tôi ngạc nhiên và hỏi ông, “Và ông vẫn đến đó mỗi buổi sáng mặc dầu bà không biết ông là ai?”
Ông cười, vỗ nhẹ tay tôi và nói, “Bà không biết tôi, nhưng tôi còn biết bà là ai.”
Tôi phải cố gắng cầm nước mắt trong khi ông đi khỏi, cánh tay tôi nổi da gà và nghĩ rằng, “Đó là thứ tình yêu mà tôi muốn có cho đời tôi.”
Tình yêu chân thực không chỉ nhằm vào thể chất hay yêu đương lãng mạn. Tình yêu chân thực là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, sẽ có và sẽ không có.
Phỏng dịch, SND
Nguyên tác
TRUE LOVE
It was a busy morning, about 8:30 , when an elderly gentleman in his 80's, arrived to have stitches removed from his thumb. He said he was in a hurry as he had an appointment at 9:00 am.
I took his vital signs and had him take a seat, knowing it would be over an hour before someone would to able to see him. I saw him looking at his watch and decided, since I was not busy with another patient, I would evaluate his wound.
On exam, it was well healed, so I talked to one of the doctors, got the needed supplies to remove his sutures and redress his wound. While taking care of his wound, I asked him if he had another doctor's appointment this morning, as he was in such a hurry.
The gentleman told me no, that he needed to go to the nursing home to eat breakfast with his wife.
I inquired as to her health. He told me that she had been there for a while and that she was a victim of Alzheimer's Disease. As we talked, I asked if she would be upset if he was a bit late. He replied that she no longer knew who he was, that she had not recognized him in five years now.
I was surprised, and asked him, "And you still go every morning, even though she doesn't know who you are?"
He smiled as he patted my hand and said, "She doesn't know me, but I still know who she is."
I had to hold back tears as he left, I had goose bumps on my arm, and thought, "That is the kind of love I want in my life."
True love is neither physical, nor romantic. True Love is an acceptance of all that is, has been, will be, and will not be.
Nhận được từ email...
Cảm ơn chị Thanh Thủy
khieman
11-04-2014, 05:17 AM
.
Phiên Tòa Lương Tâm
http://2.bp.blogspot.com/_BWqWl2mYPtE/Sw79STz47PI/AAAAAAAAAH8/iDExhPLn374/s1600/DSCN0967.JPG (http://2.bp.blogspot.com/_BWqWl2mYPtE/Sw79STz47PI/AAAAAAAAAH8/iDExhPLn374/s1600/DSCN0967.JPG)
Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah.
Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bệnh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :
- Xin lỗi, thưa bà…-- Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ -- nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp:
- Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.
Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký :
- Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.
https://www.facebook.com/Truyenngantinhyeu28/posts/592287890881520
khieman
11-04-2014, 05:52 AM
.
Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/aca85e7977ab4d399900d5adea67f739.jpg
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.
Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều là dân ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền… một loại ma túy tinh thần nào đó.
Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.
Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.
Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.
Tuổi già và Internet tại Hoa Kỳ
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/dc766b12eff8494bb35aeb4a4b63d5cb.jpg
Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ Nov 2004 lên 17.5 triệu Nov 2009. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.
Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter.
Trong số 1360 cụ được thăm dò thì có 27% đã kết nối vào các trang mạng xã hội.
Internet giúp họ có thêm kiến thức về thế giới. 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và con cháu.
Phúc trình của Nielson Company cho biết email cá nhân là cách liên lạc phổ biến nhất của các cụ trên 65 tuổi, sau đó là xem và in bản đồ, thời tiết, xem hóa đơn, trả tiền online, xem và gởi hình ảnh, đọc và nghe tin tức, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, hoạch định kế hoạch đi du lịch, nghiên cứu thực đơn nấu nướng, tham khảo tình hình tài chánh, thị trường chứng khoán…
Một cái ghiền dễ thương
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/bdf8b46812d0423eb6363ff0a4d118fd.jpg
Một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT Survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.
Cao niên và Internet.
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/a29ca953b50343928ed2ec01fa474171.jpg
Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì:
* 21% trả lời hai ngày
* 19% trả lời vài ngày
* một trong năm người trả lời là họ có thể chịu đựng được một tuần lễ.
*Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi.
Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như hơi thiếu một cái gì đó rất quan trọng.
Nói chung, 28% người được thăm dò nhìn nhận họ dành rất ít thời giờ cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử.
Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vật lộn trên giừơng!
Xem email bất cứ chỗ nào
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/a6adcf1b3bb6414089f3cac4ac999119.jpg
- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem. Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.
- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.
- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.
- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.
- 37% check email lúc họ đang lái xe.
- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng toilet.
Chơi game và nghe nhạc
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/5613429d096e4b8cae3af69e3150adf0.jpg
Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.
34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.
Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.
Internet thay đổi lối sống của nhiều người
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/3b0e3cb8a2014c7daee1468e1deb8163.jpg
- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.
- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.
- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái laptop hoặc qua iphone cá nhân.
Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua iphone. Giới trẻ thường trao đổi tin tức cho nhau qua email.
Mười websites dẫn đầu về số lần truy cập 2011-2012
1- Google-USA
2-Facebook-USA
3- Youtube- USA
4- Yahoo-USA
5- Baidu.com-China
6- Wikipedia-USA
7- Blogger-USA
8- Window Live-USA
9- Twitter-USA
10- QQ.com-China
Internet sau khi qua đời:
nỗi lo của người thân còn sống
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/ad5d693978fa446aa2da0ce9222f0c14.jpg
Chúng ta tự hỏi, sau khi mình chết thì những trang mạng, facebook, compte email, v.v… của mình sẽ ra sao?
Sau đây là tóm lược từ bài "Internet après la mort" của Protegez vous.ca
Facebook:
Trên 300 triệu người sử dụng. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v.v…
Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người quá cố. Lúc đó chỉ có những bạn của facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng.
Khi có lời yêu cầu từ gia đình, facebook sẽ đóng compte lại.
Gmail
Thân nhân có thể xin phép để được xem Gmail của người quá cố. Họ phải chứng minh là đại diện chánh thức và là người có trách nhiệm trong việc thừa kế. Phải trưng giấy khai tử và các bằng chứng đã có gởi message Gmail lúc trước, khi người đó còn sống. Các chứng từ có thể gởi cho Gmail bằng Fax hoặc qua bưu điện.
Yahoo
Lề lối bảo mật của Yahoo cao hơn Gmail và Hotmail. Trong bất cứ trường hợp, Yahoo không bao giờ cho phép người thân vào xem compte điện thư của người đã quá cố. Thân nhân có quyền xin Yahoo đóng compte lại.
Theo Yahoo, thân nhân có quyền vào xem compte người quá cố nếu tên của họ có ghi trong di chúc.
Window live hotmail
Hotmail tự động đóng bất cứ compte nào nếu không sử dụng trong 270 ngày và địa chỉ sẽ được phân phát cho người mới.
Muốn vào xem compte của người quá cố, người thân phải chứng ninh họ là người thừa kế, trình bằng lái xe và tờ khai tử. Có thể gởi qua fax hoặc bằng bưu điện.
Myspace
Không có đường lối rõ rệt. Khi có yêu cầu của thân nhân, Myspace có thể xóa bỏ compte của người đã chết.
Internet và tôi
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/58c68782a35a4a91a6bd48797e4f4895.jpg
Internet đã giúp tôi trau giồi thêm kiến thức, giải trí và thoát ly phần nào ra khỏi nỗi niềm cô đơn của tuổi hoàng hôn.
Bước đầu làm quen với Internet cũng rất khó khăn vì lớn tuổi nên rất bảo thủ và rất e ngại những kỹ thuật quá mới mẻ.
Nhưng các con tôi thì nhất quyết kéo, đẩy ông già tía của chúng nó vô làm quen với internet cho kịp với bước tiến của xã hội. Thú thật tôi rất lo.
Chủ động là thằng con trai của tôi. Lúc đó đang học trung học. Nó đi mua máy móc, lúc đầu thì mấy cái desktop PC to tổ chảng. Mua về nó tháo mở bung cái máy ra, lấp ráp thêm bộ phận nầy, gắn thêm cái nọ, load thêm chương trình kia…Nó tự làm. Tôi không biết nó học ở đâu và từ bao giờ nên tôi ngại quá. Lỡ ráp vô máy không chạy thì mất toi tiền. Nhưng rồi mọi việc cũng đều tốt đẹp.
Sau một thời gian vài năm, nó biểu tôi quăng bỏ đi vì máy đó “hết hay”, chạy chậm và to quá, quê lắm. Mua laptop hay hơn, nhanh hơn và gọn hơn. Nó nói sao thì tôi nghe vậy chớ mình có biết ất giáp gì đâu. Chỉ biết hỏi nó là có tốn tiền lắm không.
Rồi nó chỉ tôi các cách sử dụng căn bản, load cho tôi cái fonts VN và một số program cần thiết khác, chỉ cách mở file, gởi bài đi v,v…Mấy cái chuyện như scan virus thì nó làm cho tôi lúc nào thấy cần vì nó nghĩ là nếu có chỉ tôi cũng không chắc gì tôi làm được như ý nó muốn.
Thế rồi năm 2006, nó lấy vợ và dọn sang miền Tây Canada lập nghiệp và làm việc luôn trong ngành computer… Nó đi qua bên dó xa gần 4000 km làm tôi chới với, biết hỏi ai bây giờ mỗi khi có problem về computer hay internet? Lo lắm. Lúc còn ở chung nhà với tôi, mỗi khi có rắc rối về máy móc, TV, đèn đuốc, laptop, v.v… hay không hiểu cái gì thì tôi chỉ cần réo lên một tiếng là nó chạy lại liền. Nó chỉ cần gõ lên bàn phím lốc cốc 6-7 cái là ok hết. Tôi cố nhìn theo nhưng không kịp. Có khi nó làm chậm lại và nói tôi phải nhìn cho kỹ, kỳ tới nếu có xảy ra problem nầy thì gõ y như vậy. Rồi nó trấn an tôi. “Không có gì phải lo hết. Nếu có problem, báo cho con biết con sẽ sửa cho”. Lúc đầu tôi không mấy hiểu nó muốn nói gì nhưng lúc sau nầy hễ có problem là tôi email hay phone cho nó. Nó trả lời là phải gõ nút nầy nút nọ thì mình làm y vậy là ok.
Nếu thấy trường hợp khó thì nó nói “ Đừng tắt Internet, để tối con sửa cho. Goodnight Pa” Khi đó thi tôi mới hiểu là nó làm remote assistance.
Sáng sớm hôm sau, khi nhìn lên màn hình laptop thấy Notepad ghi chữ DONE.
Thở phào nhẹ nhõm.
Thật ra, có nhiều khi chuyện không có gì, chỉ cần gõ “đúng nút” là được. Sau nầy tôi “biết khôn” hơn, mỗi khi có problem lạ thì tôi vô google tìm trong các forum của những nạn nhân có cùng một vấn đề như mình. Họ chỉ cách giải quyết. Tóm lại vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu thì thấy khó vì chưa quen cách sử dụng mà thôi.
Tại sở làm, các đồng nghiệp của tôi đều thuộc thế hệ trẻ tuổi nên sử dụng computer và internet là chuyện quá tự nhiên. Họ chỉ dẫn tôi làm cái gì thì tôi biết cái đó, đủ để làm việc mà thôi. Tây họ gọi kiểu nầy là vừa làm vừa học (apprendre sur le tas). Còn khó quá, thì phone cho technical assistance của cơ quan nó giúp.
Còn nhớ, vào những năm 90, mỗi khi gởi rapport hay công văn thì thường là phải đánh máy và gởi qua bưu điện, vừa mất thời gian và vừa lâu lắc hết sức. Sau đó thì lần lần các thủ tục hành chánh đều đuợc làm bằng computer hết. Mỗi nhân viên CFIA đều được cơ quan cấp cho một địa chỉ email cá nhân với mã số đặc biệt của nhà nước… để sử dụng trong nội bộ với nhau.
Cao niên và Internet.
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/515f87f857fc4cda8472c07797c5ef8c.jpg
Vui buồn một kiếp tha hương
“…Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, nên các bạn lớn tuổi của tôi đã có thêm được một nguồn vui mới – khiến làm tăng thêm phẩm chất của cuộc sống – và như vậy là có thêm điều kiện để thực hiện được cái lý tưởng “Sống lâu và Sống có ích” như nhiều người đã tâm niệm từ bấy lâu nay...”(Ngưng trích, Đoàn Thanh Liêm- Niềm vui của tuổi già trong thời đại internet)
Nhờ internet mà từ hơn 8 năm nay tôi thưòng xuyên gõ bài gởi đi khắp bốn phương trời…Đó là một niềm vui, một hobby của tôi trong tuổi xế chiều.
Tôi gõ để tự mình trau giồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị trầm cảm, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn.
Tôi rất vui sướng vì ít ra mình cũng có nhiều may mắn và tự do làm được những gì mình ưa thích trên đời.
“Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương”
(Lam Phương- Kiếp tha hương)
Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không?
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/6de7608d70ad4562af794ab0d9727581.jpg
Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, xì ke, ghiền casino, v.v…
Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, cải thiện mối giao tiếp xã hội, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức, v.v…
Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống!
Có nghiên cứu gần đây của Đại học Los Angeles cho thấy người già cả mà ghiền Internet thì tốt lắm vì các cụ sẽ cải thiện được trí nhớ rất nhiều. Theo thăm dò cá nhân, có lối 90% cao niên thường xem Internet trong ngày. Nhờ sử dụng internet mà các cụ cảm thấy bớt lẻ loi trống vắng nên bớt bị trầm cảm.
Theo Phoenix Center, việc sử dụng thường xuyên internet rất tốt cho sức khỏe tâm thần của người già và giúp cho họ tránh được bệnh trầm cảm và bệnh lú lẫn Alzheimer. Một khảo cứu của Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior, đại học UCLA Hoa Kỳ cũng kết luận là Internet giúp kích thích não và cải thiện trí phán đoán.
[Theo các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần thì vấn đề trầm cảm (depression) có khuynh hướng gia tăng trong nhóm người trung niên và cao niên VN sống tại Little Saigon-Quận Cam]. (Theo newamericamedia. org-More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression)
“Mental health professional and community volunteer Suzie Dong-Matsuda explained that although mental problems tends to be stigmatized among Vietnamese Americans, she is witnessing an increase in adults in midlife and older who seek help for depression among Vietnamese Americans in Orange County’s Little Saigon.”
Kết luận
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/fbf003b0bddb4d57bc635d2ca5b65739.jpg
Càng về già, cái gì cũng lần lần mất bớt đi hết…Cũng may, Internet đem đến những nguồn vui ảo giúp chúng ta sống những ngày còn lại không đến đổi quá vô vị.
Duy chỉ còn lại một vấn đề nho nhỏ là đôi khi em LapTop bị một số bà xem như là một tình địch đáng ngại của họ. Chuyện các bà ghen với cái computer cũng rất thường hay thấy xảy ra lắm.
Nhiều ông ôm computer suốt ngày, không thèm ngó ngàng gì đến chuyện trong nhà ngoài ngõ và thậm chí còn quên luôn sự hiện diện của bà nhà nữa nên bị mấy bả ghen, tức, cằn nhằn cự nự thì cũng không có gì là oan đâu.
Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó.
Nó là kho tàng kiến thức, nhưng đồng thời cũng là một cái thùng rác vĩ đại.
Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?
Câu trả lời cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.
Thôi, nếu thích quá thì cứ việc làm, cứ việc ghiền thả cửa đi. Đây là xứ tự do mà.
Lo làm chi cho thêm mệt. Cứ vui vẻ an hưởng tuổi già phải không các bạn./.
Bs Nguyễn Thượng Chánh
Tham khảo:
- JWT Survey: US users seriously addicted to Internet, cell phone
_http://www.marketingcharts.com/telev...ers-seriously- addicted-to-internet-cell-phones-1718/
- 10 most visited websites 2011-2012
_http://exploredia.com/10-most-visite...tes-2011-2012/
- Internet usage among seniors increasing
_http://www.holidaytouch.com/Retireme...ors-increasing
- Internet addict…Jusqu’où êtes vous prêt à aller.
_http://www.selda-prey.com/article-13074785.html
- Internet après la mort
_http://www.protegez-vous.ca/technolo...t-et-mort.html
- Bùi Văn Đỗ- Internet với người Việt cao niên ở nước ngoài
_http://www.viethoa.nl/pagina66.html
- More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression
_http://newamericamedia.org/2012/04/m...depression.php
- Đoàn Thanh Liêm-Niềm vui của tuổi già trong thời đại Internet
_http://www.danchimviet.info/archives...ternet/2013/07
- Đất Việt-Khi tình nhân là... cái laptop
_http://news.zing.vn/Khi-tinh-nhan-la-cai-laptop-post39987.html
Nguồn: baomaiblogspot online
khieman
11-06-2014, 06:14 AM
.
Độc đáo xe kéo Nhật Bản
Kể từ năm 1945, Việt Nam đã không còn xe kéo tay. Nhưng ở Nhật Bản, xe kéo vẫn còn hoạt động ở Tokyo và cố đô Kyoto, nơi du khách có thể chọn cho mình một chiếc xe và một thanh niên khỏe mạnh để được kéo đi dạo phố phường.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/kyoto11.jpg?width=600
Xe kéo tay (tiếng Nhật là jinrikisha) được cho là xuất phát đầu tiên ở đất nước mặt trời mọc vào năm 1869. Thiết kế ghế ngồi cho tối đa 2 người và có hai càng để người kéo chạy bộ ở phía trước.
Năm 1872, xe kéo tay trở thành phương tiện chính ở Nhật khi có tới hơn 40.000 chiếc. Đến những năm 1930, xe kéo tay được trang bị máy móc để chạy xăng dầu nhưng sau thế chiến thứ hai, xe kéo lại trở về phong cách truyền thống là được kéo bằng tay.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/asakusa13.jpg?width=600
Ở khu vực phố cổ Kyoto có rất nhiều xe kéo hoạt động, nhất là đoạn đường lên chùa Thanh Thủy (Kiyomizu). Những thanh niên khỏe mạnh, mặc quần ngắn và áo bó sát chào mời du khách đi xe kéo tay. Những chiếc xe kéo để ngay ngắn trên lề đường và cách thức mà họ mời khách đi xe rất lịch sự.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/asakusa11.jpg?width=600
Không chỉ du khách nước ngoài muốn thử một lần ngồi xe kéo mà cả khách Nhật cũng thích thú với phương tiện từng được nhiều nước xem là phân biệt giai cấp này. Nhiều khách ngồi xe kéo tay chỉ với mục đích để chụp hình lưu niệm.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/asakusa15.jpg?width=600
Asakusa là quận ở khu vực Taito thuộc Tokyo, nơi nổi tiếng có chùa Asakura lớn nhất thủ đô và tháp truyền hình Sky Tree cao nhất thế giới. Bên ngoài cổng vào chùa Asakusa tập trung rất nhiều nhóm thanh niên làm nghề kéo xe, đa phần trong số họ là sinh viên đi làm thêm.
Mỗi nhóm người kéo xe mặc quần áo theo các kiểu khác nhau, nhưng rất dễ dàng nhận ra họ bởi cách ăn mặc rất khác. Ngay cả trong thời tiết giá lạnh họ cũng chỉ mặc chiếc áo và quần ngắn.
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/kyoto1.jpg?width=600
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/kyoto4.jpg?width=600
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/kyoto9.jpg?width=600
http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures201407/cong_dong/240714/asakusa7.jpg?width=600
Xe kéo tay là nét đẹp rất khác biệt của du lịch Nhật Bản, bởi ở một đất nước mà mọi thứ đều được máy móc hóa, thậm chí phải nhập khẩu lao động nước ngoài ồ ạt để phục vụ sản xuất, nhưng vẫn tồn tại những người kéo xe tay. Nhật Bản hiện đại nhưng cũng rất truyền thống.
Các nhóm người kéo xe đều có người phụ trách. Giá của một chuyến xe tùy thuộc vào thời gian bao lâu, nhưng nói chung là rất đắt. Giá cao nhất cho 2 người đi trong 180 phút là 10 triệu đồng. Khách có thể trả bằng các loại thẻ tín dụng khác nhau.
Phượt ký của Nguyễn Trần Tâm
.thanhnien online
khieman
11-07-2014, 02:39 AM
.
7 câu nói ý nghĩa dành cho phụ nữ
từ Marilyn Monroe
Người đàn bà đẹp của điện ảnh khuyên phụ nữ nên có thái độ sống tích cực, lạc quan và không đánh mất giá trị của bản thân.
Trong suốt cuộc đời đầy vinh quang và biến động của mình, nữ hoàng sắc đẹp Marilyn Monroe đã có nhiều lời khuyên đáng giá về cuộc sống, công việc và tình yêu dành cho phụ nữ. Để có được hạnh phúc, phái đẹp nên sống cuộc đời của chính mình, yêu thương bản thân, tìm niềm vui từ những điều xung quanh.
'Hãy mỉm cười với cuộc sống vì có nhiều điều tươi đẹp trong đó'
Bạn đang chán nản với hiện tại? Tương lai mờ mịt trước hết? Hay mọi thứ thật là khó khăn? Thật sự thì ai cũng có vấn đề phải bận tâm nhưng lo lắng lại chẳng mang lại lợi ích gì. Ngược lại, lạc quan mới là “liều thuốc” hữu hiệu.
Cho dù có xảy ra chuyện gì, gặp khó khăn đến đâu thì phái đẹp hãy nhìn nó trên khía cạnh tích cực nhất. Có như vậy, bạn mới đủ sức mạnh để vượt qua trở ngại và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy khám phá những niềm vui nhỏ bé xung quanh mình và luôn nhớ rằng, ngày mai vẫn luôn là một ngày mới.
'Đôi khi xui xẻo xảy ra đơn lẻ, tốt đẹp thường đến cùng lúc'
Khi có những điều xảy ra ngoài mong muốn của bạn như một tình yêu đổ vỡ, rắc rối trong công việc, các mối quan hệ đến đâu…hãy nhớ rằng, những xui xẻo này chỉ là nhất thời tìm đến đến thử thách bạn. Nếu vượt qua được nó, bạn hẳn sẽ được nếm mùi quả ngọt. Điều quan trọng là chỉ cần bạn giữ vững niềm tin, không phản bội lại lý tưởng của chính mình thì mọi rắc rối sẽ không có cơ hội đánh gục bạn.
'Có công việc thật tuyệt, nhưng bạn không thể cuộn mình vào nó trong đêm đông'
Công việc không thể sưởi ấm phụ nữ trong đêm đông, còn vòng tay của người chồng thì có thể. Theo quan điểm của Marilyn Monroe, phụ nữ cần học cách cân bằng giữa công việc và gia đình. Phái đẹp cần công việc để độc lập về tài chính và thể hiện bản thân, nhưng mải mê theo đuổi sự nghiệp thì không nên. Những người phụ nữ thành công thường rất cô đơn. Họ có thể được chào đón ngoài xã hội, nhưng lại lẻ loi trong chiếc căn nhà của mình. Xét cho cùng, không phải là công việc mà chính tình thân mới là thứ đồng hành cùng ta đến cuối cuộc đời.
http://c0.f21.img.vnecdn.net/2014/10/10/marilyn1-4744-1412909796.jpg (http://c0.f21.img.vnecdn.net/2014/10/10/marilyn1-4744-1412909796.jpg)
'Cố gắng trở thành người khác là một sự lãng phí bản thân'
Bạn không có nghĩa vụ phải lòng hài lòng tất cả và làm hài lòng tất cả cũng chưa chắc là điều hay ho. Có câu nói rằng:
“Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người”.
Hãy nhớ rằng, trăm năm chỉ là hữu hạn, hãy sống cuộc đời của chính mình để không hối tiếc về sau.
'Phụ nữ chẳng nên thiết tha người không cần họ'
Là phụ nữ, hãy hiểu và trân trọng giá trị bản thân. Với một người đã không cần đến bạn thì không nên níu kéo làm gì, nhất là trong vấn đề tình cảm. Tình yêu có muôn hình vạn trạng nhưng chẳng có cuộc tình nào bền vững nếu một trong hai bên không cần đến nhau.
'Đừng vì một lần thất bại mà tưởng rằng sẽ luôn thất bại'
Sai lầm, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng có sai lầm mới có trưởng thành, có vấp ngã mới có lớn khôn. Vì thế, bạn chẳng nên vì một lần vấp váp mà đã vội chùn bước. Thất bại trong quá khứ đã mang lại cho bạn một bài học vô giá trong tương lai.
'Nếu có thể làm phụ nữ mỉm cười, cô ấy nguyện làm tất cả vì bạn'
Câu nói này gần như là một lời khuyên mà Marilyn Moroe dành cho các đấng mày râu. Phụ nữ tưởng phức tạp mà thực ra rất đơn giản. Chỉ cần được yêu thương và trân trọng, nàng sẵn sàng làm tất cả vì đối phương. Muốn trở thành người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới, trước hết hãy trân trọng người phụ nữ ở bên cạnh mình.
Tường Vi
Theo Bright
Nguồn: ngoisao online
khieman
11-09-2014, 06:20 AM
.
Bí ẩn về vụ hủy diệt thành cổ Pompeii
Thành phố Pompeii là thành phố cổ có lịch sử lâu đời, nằm phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesuvius.
http://www.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/Vesuvius1.jpg
Núi lửa Vesuvius
Theo sử sách, thành Pompeii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng. Đến năm 79, nơi đây đã trở thành câu lạc bộ của những người giàu. Tầng lớp quý tộc thương gia giàu có kéo nhau đến đây tìm lạc thú, bởi vậy thành Pompeii đã trở thành một Thủ đô Tửu Sắc.
Núi lửa Vesuvius là ngọn núi lửa đang hoạt động.
Đến đầu Công nguyên, nhà địa lý học nổi tiếng Strabo căn cứ vào đặc trưng mẫu đất Vesuvius xác định rằng núi lửa này đã ngừng hoạt động. Người dân Pompeii lúc đó hoàn toàn tin vào lời suy luận, phán đoán của Strabo nên rất an tâm sinh sống dưới chân núi lửa Vesuvius. Hai bên sườn ngọn núi lửa, người ta trồng những cánh đồng màu xanh ngát, trên bình nguyên đi đâu cũng thấy rừng chanh, quất và các loại cây khác như nho... Họ đâu ngờ "ngọn núi lửa đã chết" kia vẫn đang chuẩn bị gây ra một tai họa lớn mang tính hủy diệt.
http://www.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/HAnhieunguoichetommat5_199.jpg
Hình ảnh người chết ôm mặt
Vào năm 62, ở đây đã xảy ra một trận động đất cực mạnh tàn phá thành phố Pompeii, nhiều công trình kiến trúc bị đổ nát. Những tàn tích kiến trúc thấy hiện nay ở thành phố Pompeii là kết qủa của trận động đất này gây ra. Sau trận động đất, người Pompeii tiếp tục bắt tay vào xây dựng lại thành phố, thậm chí họ còn muốn xây dựng một thành phố hào hoa hơn.
Nhưng thành phố Pompeii mới chưa chịp phục hồi thì ngày 24 tháng 8 năm 79, ngọn núi lửa Vesuvius lại bất ngờ phun nham thạch.
Hồi đó toàn thành phố Pompeii có 25 nghìn dân. Tuy phần lớn chạy thoát những vẫn có hơn 2000 người bị vùi dưới tro bụi và dung nham của núi lửa. Sau khi núi lửa ngừng hoạt động, một số người sống sót đã quay trở lại thành cổ dưới chân núi Vesuvius để tìm kiếm tài sản khi tháo chạy không kịp mang theo; nhưng họ đã không tìm thấy một thứ gì. Cùng với dòng chảy của thời gian, mọi người dần quên lãng thành phố Pompeii và thành phố cũng mất tích từ đó.
Năm 1594, một người nông dân xây dựng kênh dẫn nước trên vùng đất thuộc thành cổ Pompeii năm xưa tình cờ phát hiện thấy một mảnh đá cẩm thạch lớn bị vỡ và cả tiền đá. Năm 1689, một người ở ngoại ô Napoli trong khi đào giếng đã nhặt được vài mảnh đá khắc chữ, trong đó có một mảnh khắc tên Pompeii. Căn cứ vào các phát hiện đó có người dự đoán thành phố Pompeii được xây dựng tại khu vực này.
http://www.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/HAnhieunguoichet1_250.jpg
Hình ảnh người chết bị chôn vùi
Năm 1748, nông dân địa phương tiếp tục phát hiện thấy một số di vật ở di chỉ thành cổ Pompeii.
Và công các tìm kiếm thành cổ Pompeii của các nhà khảo cổ được bắt đầu.
Dưới đống tro núi lửa chỗ cây cọ đỏ, người ta tìm thấy bức họa kỳ diệu và khai quật được bộ hài cốt đầu tiên, bên cạnh rơi một vài đồng tiền vàng, tiền bạc cổ đại. Từ dấu vết để lại trên nền đất có thể thể suy đoán người này đang vội vàng nhặt những đồng tiền vàng rơi vãi không may bị ngã chết.
Năm 1763, John Winckeman - người Đức (1717-1768) phụng lệnh làm tổng giám sát những văn vật trong thành Rome và khu vực lân cận. Với chức vụ này, John Winckeman đã đến thăm Vesuvius và Herculaneun. Ông đã đánh gá rất cao những văn vật được tìm thấy trong thành cổ Pompeii. Ông còn bỏ công chỉnh lý lại trật tự các văn vật bị thất lạc, phác họa hình dáng lịch sử của Pompeii.
http://www.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/pompeii_huhu1.jpg
Hình ảnh người chết bị chôn vùi
Năm 1808 - 1815, học giả người Pháp đã chỉ đạo công tác khai quật thành phố chết Pompeii. Nhưng phải đến1860 người ta mới bắt đầu tiến hành khai quật có hệ thống.
Năm 1890, nhà khảo cổ học Usepi - Fuaurouli chính thức đưa công tác khai quật đi vào hoạt động. Ông đã nghiên cứu ra kỹ thuật khai quật mới giúp người chết bị chôn vùi, động vật, đồ dùng gia đình và các kiến trúc bằng gỗ đều được tái hiện diện mạo vốn sẵn có. Du khách có thể nhìn thấy hàng trăm tư thế của người bị nạn trước khi chết: Hai tay ôm đầu người co tròn thành một cục; hoặc tay ôm mặt gục đầu xuống đất; hoặc tay ôm túi tiền tháo chạy hoảng hốt; hoặc người mẹ bồng con cùng chết; hoặc những đấu sỹ nô lệ tìm cách phá khóa nhưng không được nên khi chết vẫn còn bị nằm trong dây xích... Đây quả là một màn thảm kịch ghê rợn. Trong tư dinh hào hoa phú quý, căn phòng đang được tu sửa, khi cả chủ nhân và đám thợ mộc gặp nạn trốn dưới hành lang đều bị chết. Một biệt thự khác ở ngoại ô, chủ nhân và hai mươi nô lệ khi gặp nạn cùng bị chết khi đang trốn dưới hầm ngầm.
Đến nay, thành cổ Pompeii mới chỉ có 3/5 diện tích được khai quật.
Cũng giống như Herculaneun, ở đây vẫn còn nhiều người bị nạn và các khí cụ bị chôn sâu dưới đống đổ nát trong lòng đất. Nhưng sự huy hoàng tráng lệ xưa kia của thành cổ Pompeii cũng được được bày ra một cách khá rõ ràng.
http://img.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/toancanh_580.jpg
Toàn cảnh thành cổ Pompeii
Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp hoành tráng; 4 con phố lớn rải đá cắt ngang, dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa vừa đi qua.
http://img.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/sanvandong_250.jpg
Sân vận động
Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân. Máng nước thông với tháp nước được dẫn từ nguồn nước của một ngọn núi cao ngoài thành bằng một máy treo xây bằng đá. Sau đó, các tháp nước này phân phối nước đến những máng nước công cộng ở các ngã tư. Suối phun và ao cá của các gia đình quý tộc, thương gia giàu có cũng đều dựa vào hệ thống cung cấp nước này.
Người Pompeii còn xây dựng hai rạp hát.
Rạp hát lớn nhất nằm ở phía Đông Nam thành phố được xây năm 70 trước Công nguyên có sức chứa 2 vạn người. Rạp này còn được dùng làm sân thi đấu vật giữa người với người và người với dã thú.
http://img.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/nhahatPompeii_300.jpg
Rạp hát
Ở sườn Đông của rạp hát lớn có một sân thể thao, mỗi góc dài khoảng 130m. Sân thể thao này rất hào hoa tráng lệ, có bể bơi đặt ở giữa. Theo dự đoán, sân có thể chứa được hơn một vạn người và cũng có thể ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị và tôn giáo của toàn thành phố Pompeii.
Phía Tây Nam thành phố có một quảng trường hình chữ nhật, xung quanh xây dựng dinh thự, tòa án, miếu thần và chợ.
Có ít nhất 3 phòng tắm công cộng gồm phòng tắm nóng lạnh, tắm hơi và phòng trang điểm. Trên tường những phòng tắm đó được trang trí các bức bích họa và điêu khắc bằng đá.
http://img.khoahoc.tv/photos/Image/2005/11/28/Adamdang_tuong_300.jpg
Những cảnh dâm đãng vẽ trên tường quán rượu
Di chỉ thành cổ Pompeii phản ánh đầy đủ sự suy đồi đạo đức của xã hội La Mã cổ đại.
Thời bấy giờ, ở đây đã có một bộ phận người đắm chìm trong tửu sắc với lối sống dâm ô đồi bại, xa hoa lãng phí. Chẳng thế mà trong thành phố Pompeii có rất nhiều kỹ viện và quán rượu. Trên tường các kỹ viện vẽ đầy những cảnh dâm đãng. Các quán rượu có lò và quầy rượu đặt ở ngay lối vào để khách có thể đứng ngoài quầy mà vẫn uống được rượu. Trên tường một số quầy rượu đặt còn lưu lại những dòng văn ngoệch ngoạc do chính tay các bợm rượu viết và tẩy xóa. Cho đến nay, các dòng chữ đó vẫn còn lờ mờ có thể phân biệt được.
Do thành Pompeii bảo tồn những tư liệu quý và toàn bộ diện mạo của đời sống xã hội thời La Mã cổ đại nên nó đã trở thành Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên hiếm thấy trên thế giới.
Nguồn: khoahoc online
https://www.youtube.com/watch?v=dY_3ggKg0Bc
.
.
khieman
11-11-2014, 06:08 PM
http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvX2FDRzVHcnNXUjQ&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvX2FDRzVHcnNXUjQ&e=view)
Đó là vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập của tòan dân Việt Nam. Khi cuộc chiến giữa Việt Nam và Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 thì gia đình chúng tôi từ Hà Nội tản cư ra khỏi thủ đô theo đường ngược mà di chuyển dần lên tới tỉnh Hòa Bình.
http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvUmhOYlRTYnVKMG8&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvUmhOYlRTYnVKMG8&e=view)
......Hòa Bình là quê hương của dân tộc Mường. Họ là những người rất chất phác, sống hồn nhiên, đơn thuần như những người Việt Nam cổ xưa. Tiếng nói của họ đôi khi nghe từa tựa như tiếng Việt. Những người lớn tuổi được gọi là “ông bố” và “bà mế”, như các từ “bố mẹ” vậy.
Họ ở nhà sàn để tránh lam sơm chướng khí, dưới gầm nhà sàn họ nuôi gia súc, không cần hàng rào mà không sợ mất trộm vì họ rất thật thà, tin tưởng chòm xóm. Họ cũng không e ngại người lạ đến ăn trộm vì họ tin tưởng ở “ma xó”, nó sẽ đếm từng món bị trộm và tên trộm sẽ đền tội bằng sự đau ốm nặng nề cho đến lúc phải mang trả lại những món đồ đã trộm được, họ tin chắc như thế.
Người Mường thường ăn gạo nếp đồ lên bằng những cái trõ (xửng hấp) được khóet từ những khúc cây mít rồi đục lỗ cho hơi nước xông lên sẽ chín cơm nếp. Mùa gặt, họ đem những bó lúa về nhà, chất lên gác bếp, mỗi ngày rút xuống vừa đủ ăn, đem ra tuốt hạt, bỏ vào cối để ngay nơi chân cầu thang, mấy thanh niên thiếu nữ trong nhà cùng nhau dùng chầy giã ra rồi sàng xảy, lọai bỏ trấu, cám, rửa sạch, trút vào trõ đồ lên, ăn ngày nào thì giã gạo, đồ xôi cho ngày đó.
Có một câu như là quy ước mà sau bao nhiêu năm tôi vẫn nhớ là:
“Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày kể lùi, tháng kể lên”.
http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvS2oxZmVzNTRmTDQ&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvS2oxZmVzNTRmTDQ&e=view)
......Cây luồng
Hai câu đầu tôi đã trình bày, câu thứ ba là “nước vác”, họ dùng những cây luồng, là lọai cây họ nhà tre, nhưng rất cao lớn, chiều cao thân cây có thể lên tới trên 10 mét, đường kính trên một tấc. Họ cưa một khúc khỏang 2 mét, khóet ruột, đục thủng những đốt cho thông nhau, chỉ để một đốt dưới đáy, rồi dùng những khúc luồng đó vác lên đầu nguồn hứng nước từ khe chảy ra cho đầy ống rồi vác về đổ vào lu ngay dưới chân bậc thang, là khỏang 5, 7 bậc cấp làm bằng gỗ bước lên nhà sàn. Lu nước đó có thể để uống sống, có thể để nấu ăn hoặc rửa chân cho sạch trước khi leo lên bậc cấp để vào nhà sàn.
"Lợn thui" là mỗi khi có hội hè đình đám, họ mổ lợn (heo), đem thui chín rồi trải lá chuối lên trên mặt sân, bày rượu cần và thịt ra ăn uống say sưa.
"Ngày kể lùi" là người Mường tính theo âm lịch rồi lùi lại một ngày là ngày của họ, "tháng kể lên" là về tháng thì cộng thêm 1 tháng vào âm lịch là tháng của người Mường, thí dụ ngày 15 tháng 2 âm lịch tức là ngày 14 tháng 3 của người Mường.
.......http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvamlrU3hqRUpwM2M&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvamlrU3hqRUpwM2M&e=view)
.....Nước Vác
Đời sống của những người Mường mà tôi biết khi còn nhỏ rất trong sáng và tin cậy lẫn nhau. Họ sống kiểu đại gia đình. Ngay giữa nhà là cái bếp gần như hình vuông, quanh năm có hơi ấm. Buổi sáng cả nhà ngồi chung quanh bếp, trên những cây gỗ xếp chạy quanh bếp như những chíêc ghế dài. Một cái điếu cầy được chuyền tay từ ông bà cho tới cháu chắt, hết người này tới người kia, thay nhau rít hơi ấm của khói thuốc. Họ bắt đầu ra đồng làm việc lúc mặt trời lên. Mặt trời miền rừng núi thường lên trễ, cảnh trí âm u cho tới khỏang 10 giờ sáng mọi nguời mới lục tục “đi làm”. Trâu kéo cầy trên Mường cũng chỉ bắt đầu làm việc lúc 10 giờ sáng.
...............
http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvU3NTMW5NcXdxMUE&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvU3NTMW5NcXdxMUE&e=view)
.Lợn thui
Họ bắt đầu ra đồng làm việc lúc mặt trời lên. Mặt trời miền rừng núi thường lên trễ, cảnh trí âm u cho tới khỏang 10 giờ sáng mọi nguời mới lục tục “đi làm”. Trâu kéo cầy trên Mường cũng chỉ bắt đầu làm việc lúc 10 giờ sáng.
Đây là tôi nói về những người Mường đơn thuần sống vào khỏang những năm 1940, thời gia đình tôi đi tản cư lưu ngụ tại miền núi tỉnh Hòa Bình, cách nay đã trên sáu chục năm, khi đó tôi mới khỏang 12 tuổi. Thời đó dường như người dân Việt Nam trên cả nước đều còn rất chất phác, dù đời sống có khó khăn, nhưng chưa bị nhuộm bởi chủ nghĩa vô thần, phi luân lý.
...................
Những gia đình Mường đã dung chứa chúng tôi trong lúc quốc phá gia vong... ôi ... tôi không quên được họ... không thể quên được ...
Họ là những người rất hiếu khách. Trong mỗi nhà đều có một cái “sập vía”, tức là một cái divan bằng gỗ quý, chỉ dành khi các quan lang tới thì “ngự”. Dân tản cư chúng tôi được họ nhường cái “sập vía” đó cho xài. Họ rất hiếu học, các cô cậu bé trố mắt nhìn chúng tôi đọc thông cáo, tin tức ... vanh vách, bèn mè nheo với bố mẹ ra sao không biết, một hôm có ông trửơng làng đến thăm bố mẹ tôi, đề nghị gia đình tôi cử một người con đi dạy cho các cô cậu tại nhà hội họp của làng mỗi tối. Sở dĩ họ tìm đến nhà bố tôi vì trước đây bố tôi khai mỏ diêm tiêu trên khu vực Hòa Bình nên quen biết quan lang tỉnh, có giao dịch thành ra đối với dân làng có uy tín. Năm đó anh tôi 15 tuổi, cao lớn, nên họ hy vọng mời anh tôi làm “thày giáo”.
Nhưng anh tôi dứt khóat không nhận, đùn cho tôi, khi đó mới 12 tuổi. Tôi hăng hái nhận liền, tôi thích phiêu lưu. Thế là dù chỉ mới học lực tiểu học, nhưng ông trưởng làng rất hoan hỉ có “cô giáo".
Và rồi tối tối họ cử người tới cõng tôi ra nhà làng để “leo lên sập vía” ngồi dạy đám học trò vây quanh, sau giờ học lại chia nhau cõng tôi trả về nhà bố mẹ tôi. Đôi khi có phụ huynh học sinh nào ban ngày săn bắn được con gì thì họ xào lên để đến tối sau khi tan học thì tiếp đãi cô giáo nhí món ăn chơi lấy thảo.
Tôi dậy học như thế cũng được một thời gian trước khi Pháp càn quét khắp châu Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Khi đó chúng tôi phải tiếp tục chạy lên cao hơn nữa thì lại chính những trai tráng của các gia đình người sơn cước hồn nhiên chất phác kia giúp gánh cho chúng tôi những vật dụng tùy thân ít ỏi mà dù ít ỏi, bọn dân thành thị chúng tôi vốn yếu ớt với những bàn chân giẫm lên đá dăm đã xưng vù, phải dùng gậy chống để lần từng bước, không còn mang nổi cái gì ngòai tấm thân đã rã rời.
Dài dòng mô tả về sự tử tế và chân thành của những người sơn cước hiền lương để rồi tôi sẽ nói về “Bức Ảnh Kỷ Niệm”, bức ảnh mà đã trên 60 năm qua, không hề phai mờ trong tâm tưởng của tôi.
Tết năm đó có đòan Tuyên Truyền Xung Phong ghé qua làng chúng tôi đang tạm trú. Buổi tối họ đốt lửa trại, hầu hết dân làng quây chung quanh các thanh niên trong đòan, say sưa xem những mẩu kịch ngắn, hầu hết là cảnh quân Pháp mới đánh nhau đã lăn ra chết, tiếng cười vang rân xóm làng.
Sáng hôm sau trước khi đi, anh đòan trưởng có nhã ý mời tất cả những ai muốn chụp ảnh kỷ niệm ngày Xuân thì anh ta sẽ chụp để tặng. Anh ta còn đưa ra cuốn albumn trong có rất nhiều ảnh cho mọi người coi. Đó đây, những ánh mắt thán phục và những tiếng cười khúc khích của các cô nàng sơn nữ nổi lên tưng bừng như ngày hội.
Và rồi tất cả mọi người chạy về nhà thay bộ đồ đẹp nhất để anh cán bộ sẽ chụp rồi in ra cho mỗi người một tấm, ngàn năm một thuở mà. Mẹ tôi cũng lôi anh chị em chúng tôi về nhà thay bộ “đồ hộp” (là đồ đẹp nhất để dành có việc quan trọng mới mặc) và cùng chúng tôi ra sân đứng chung với dân làng.
Sau khi sắp xếp chỗ đứng rất lâu, người này thấp ra phía trước, người kia ra đầu nọ cho cân đối... cuối cùng anh ta hô:
- Không chớp mắt ... một hai ba...
Anh ta làm lại vài lần và tất cả chúng tôi quây lấy anh ta hỏi han khi nào sẽ có ảnh... anh ta trả lời chắc nịch:
- Tuần tới anh sẽ trở lại, mọi người sẽ đều có ảnh rất đẹp.
Gia đình chúng tôi không có dịp gặp lại anh ta vì chiến sự lan rộng. Trên đường tản cư ngược xuôi, một hôm bố tôi gặp lại anh phó đòan, bố tôi hỏi về tình hình những bức ảnh. Anh phó đòan cười:
- Làm gì có ảnh, anh Bảo muốn vận động quần chúng nên dùng tâm lý chiến để tạo sự quý mến thân thiện thôi. Máy không có phim chú ạ.
Bố tôi giật mình:
- Chết, thế cả làng họ hy vọng thì sao?
- Ôi, đã gọi là “tâm lý chiến” mà, chú không nhớ “cứu cánh biện minh cho phương tiện” sao? Miễn đến khi kết thúc, cách mạng thành công là chẳng ai còn nhớ chuyện ảnh iếc làm gì. Mà ngay bây giờ, chắc gì dân bản còn nhớ ...
Tối đó bố tôi kể lại câu chuyện cho mẹ tôi nghe, rồi bố thở dài... đăm chiêu...
Anh cán bộ cho là dân làng không nhớ, nhưng tôi biết chắc chắn là họ nhớ và vẫn đang hy vọng có ngày nhận được bức ảnh có họ đứng trong, bức ảnh có họ với tấm áo đẹp dành riêng cho ngày Tết, miệng nở nụ cười tươi hy vọng của mùa Xuân.
Riêng tôi, hình ảnh đám người xúng xính - trong đó có cả tôi - lăng xăng chạy qua chạy lại, cười nói rộn ràng, cặp mắt sáng trưng... này là mế Vinh đứng sau cô nàng Thảo... này là chú ... gì nhỉ... tên thì tôi quên nhưng gương mặt tôi vẫn nhớ như in... chú cười lộ hàm răng xỉn vì khói thuốc... em bé ... đang chen ra phía trước ... chao ơi... nước mắt tôi đã lưng tròng... ôi... những con người hồn nhiên hiền lành, tử tế lương thiện ấy - những con người chất phác thật thà ấy đã bị lừa như cả nước bị lừa - có biết rằng ít nhất họ vẫn có một bức ảnh, bức ảnh trong trái tim tôi... sẽ mãi mãi cùng với tôi đi hết con đường đời... không bao giờ phai mờ.
Một buổi sáng đón Xuân Giáp Ngọ
Tháng 1 năm 2014
Đỗ Phương Khanh
http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvRTNEd1pKeWtDUWc&e=view (http://drive.google.com/uc?id=0B6xyajM5riVvRTNEd1pKeWtDUWc&e=view)
khieman
11-16-2014, 10:43 PM
.
https://www.youtube.com/watch?v=rI2M8Uq_L-k#t=131
.
khieman
11-16-2014, 10:44 PM
.
https://www.youtube.com/watch?v=A4oATmaTmOY
.
khieman
11-16-2014, 10:50 PM
.
https://www.youtube.com/watch?v=j6ythBJBizI
.
khieman
11-16-2014, 10:53 PM
.
https://www.youtube.com/watch?v=z3Q1Nx_mzpQ
.
khieman
11-18-2014, 06:42 PM
.
Cảm Ơn Tình Bạn Tuyệt Vời
https://1.bp.blogspot.com/-qS-R2BFQWAU/UqK1b81LM3I/AAAAAAAABaA/AX0S0QyZqnE/s1600/ban+be+3.jpg (http://1.bp.blogspot.com/-qS-R2BFQWAU/UqK1b81LM3I/AAAAAAAABaA/AX0S0QyZqnE/s1600/ban+be+3.jpg)
Trân trọng gởi đến tất cả những NGƯỜI BẠN QUÍ đã nâng NMH khi sóng đời xô xuống.
BẠN - BÈ thường thấy đi chung
Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau
BẠN thì trước cũng như sau
Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay
BẠN, khi ta gặp không may
Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần
BẠN, khi ta xuống tinh thần
Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia
BẠN, không mốt nọ mai kia
Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân
BẠN, trong suốt quãng đường trần
Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn
BẠN thì trong mọi nguồn cơn
Buồn vui chung với vui buồn của ta
*
BÈ, thường cùng nhịp hoan ca
Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng
Khi ta gặp chuyện khốn cùng
BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen
BÈ, luôn biến trắng thành đen
BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ
Khi ta lỡ vận sa cơ
BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm
BÈ, nào ngần ngại đi đêm
Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương
BÈ, luôn miệng chữ mến thương
Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng
BÈ, tay ảo thuật vô chừng
Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta
BÈ, tâm đầy những quỉ ma
Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào
*
BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào
Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên
BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN !
BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI
.....
CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI
SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN
Ngô Minh Hằng
http://i10.photobucket.com/albums/a134/lonconxx/linh%20tinh/thuphap.gif
http://i115.photobucket.com/albums/n285/thachbichdaonguyen/animation/great_day.gif
khieman
11-27-2014, 02:46 AM
Những Hình Ảnh Hiếm Khi Chụp Được
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/QQDcEL0GspR07EAYoAxUbF4Pokthew5b-6SEmlnDM9v2Bcj7whaWbZhsJseclGajIhZQVQpUOMtC85GdKK9 ewmnOOqrn1e38lXHPpIecPK7i2lxUkw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=539355971460&photoType=0 (https://ci3.googleusercontent.com/proxy/QQDcEL0GspR07EAYoAxUbF4Pokthew5b-6SEmlnDM9v2Bcj7whaWbZhsJseclGajIhZQVQpUOMtC85GdKK9 ewmnOOqrn1e38lXHPpIecPK7i2lxUkw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=539355971460&photoType=0)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/g9zSzZoEHCC8cc1riw1UXmIW_hg2flotu-OWLQcYloRJyzQrTnGdc39-vf8D1V46VIdcbgr3w3FRyaReD5fmFWnGr_7aYWDSt2Dh2Y7CeB x6uYFD5w=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=538920428932&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/g9zSzZoEHCC8cc1riw1UXmIW_hg2flotu-OWLQcYloRJyzQrTnGdc39-vf8D1V46VIdcbgr3w3FRyaReD5fmFWnGr_7aYWDSt2Dh2Y7CeB x6uYFD5w=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=538920428932&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/oVvZr8TNoYBdnZLMe1d23LFmlaWYWN8i2nZElYTFZKI_nS08Eb bIgaYlBiHx94mL8pxQQfKX9V5-NQ2KJE30LEuSkz7PKo_lBXLBf3VYivS3G9JYdw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=531835599236&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/oVvZr8TNoYBdnZLMe1d23LFmlaWYWN8i2nZElYTFZKI_nS08Eb bIgaYlBiHx94mL8pxQQfKX9V5-NQ2KJE30LEuSkz7PKo_lBXLBf3VYivS3G9JYdw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=531835599236&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/SrudntJTX6IZbT7R0O5oiOXaLRbyf8Ejb3tIm8lg-RIoBv8WuRM8wdZSpc76dO-XG_zbc2fRNZ9MB98J6Qq0O0A2nBAj6Pp1WVOlgDuJd8FVodCmx A=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470683524&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/SrudntJTX6IZbT7R0O5oiOXaLRbyf8Ejb3tIm8lg-RIoBv8WuRM8wdZSpc76dO-XG_zbc2fRNZ9MB98J6Qq0O0A2nBAj6Pp1WVOlgDuJd8FVodCmx A=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470683524&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/8GQ-D8O7v8FvRvUqXeeKNz_zUdLxhVFCaZqQ8utWF4gtWNkGLGP_nP jag1ndwpmwXy-D3YreFJnC7xuzfPrzwb5ggXrXJeNTzRbk50IaBs6IjK-f3w=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978245764&photoType=0 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/8GQ-D8O7v8FvRvUqXeeKNz_zUdLxhVFCaZqQ8utWF4gtWNkGLGP_nP jag1ndwpmwXy-D3YreFJnC7xuzfPrzwb5ggXrXJeNTzRbk50IaBs6IjK-f3w=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978245764&photoType=0)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/Jv9UydauXx8wAKYq8YNa1S1Za-0Oy-tDSHI-u4dEf7QRHDJ4R44ORtTEbgi2YZFrktu-GngODe4gFQnm1H367Q2PwO_1ATDRqdEbbQboEkYuGdhIjg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=529553811844&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/Jv9UydauXx8wAKYq8YNa1S1Za-0Oy-tDSHI-u4dEf7QRHDJ4R44ORtTEbgi2YZFrktu-GngODe4gFQnm1H367Q2PwO_1ATDRqdEbbQboEkYuGdhIjg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=529553811844&photoType=3)
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/qLnUkF9ItjvGmEyHdb8NLK64ueiRqVFhmyfMD5KcqF2DwO6zYH 9-eDeshhCOcYekRAiCtKw8Kv2rKjhJGmDzjE8DSzOXAtMwJR6VeB _hFKeIMzbUtw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470684036&photoType=3 (https://ci3.googleusercontent.com/proxy/qLnUkF9ItjvGmEyHdb8NLK64ueiRqVFhmyfMD5KcqF2DwO6zYH 9-eDeshhCOcYekRAiCtKw8Kv2rKjhJGmDzjE8DSzOXAtMwJR6VeB _hFKeIMzbUtw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470684036&photoType=3)
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/yvnOCWKgRWaEOb5HLxuGrg6VUhl0ULdio2jr2Am2m8VhpSNnaG BOVl3ojCqDXeX0gKyjkMyFIVozOow_IjM2fJPhKMGmmvH5Vsua O9wYpjdC0q--SQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528467945860&photoType=3 (https://ci3.googleusercontent.com/proxy/yvnOCWKgRWaEOb5HLxuGrg6VUhl0ULdio2jr2Am2m8VhpSNnaG BOVl3ojCqDXeX0gKyjkMyFIVozOow_IjM2fJPhKMGmmvH5Vsua O9wYpjdC0q--SQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528467945860&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/sE1hTfebvFLHjKrkyfSfVXJnH74POcZf8qWqprRPAYGBjgjabD UTuucNyXo4_WXE9yg7_DXTS_YKaf09EdIetV177SMPSyjvlKkd g5Rf6lnzbNn7kA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470685060&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/sE1hTfebvFLHjKrkyfSfVXJnH74POcZf8qWqprRPAYGBjgjabD UTuucNyXo4_WXE9yg7_DXTS_YKaf09EdIetV177SMPSyjvlKkd g5Rf6lnzbNn7kA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470685060&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/XeWDflUP2U74gVxmJLQEAO1GpEZc69V9HL0_XmHf_Qi1OztQls pkaWN6tRvfl4_bjwlAcxcHH7_pwY-sav02yCaozJGXrkTio7lwZTsp8-8eXUmCGQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528467946116&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/XeWDflUP2U74gVxmJLQEAO1GpEZc69V9HL0_XmHf_Qi1OztQls pkaWN6tRvfl4_bjwlAcxcHH7_pwY-sav02yCaozJGXrkTio7lwZTsp8-8eXUmCGQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528467946116&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/9bxHw0KmLJae6SqXh39sPpHZldYC6Rv5uG6iePfPCRSwi2K5YJ KFVGpRP9jiyFMt1SxnBhwXu9e8HvNL6QvMjIjP63oAq4LwTGcL vRVBtcfOH2ZCzw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470683268&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/9bxHw0KmLJae6SqXh39sPpHZldYC6Rv5uG6iePfPCRSwi2K5YJ KFVGpRP9jiyFMt1SxnBhwXu9e8HvNL6QvMjIjP63oAq4LwTGcL vRVBtcfOH2ZCzw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470683268&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/yvui8EbnRo7ZdfOTa6Pq-rszek9DE7UjTSuMnyqjqiaU4k366VBgfna3up4tyXtygO8dYSR wtZl245KQRDh-TmFo4XZm2W3vc18U9zsYWCsvYsd1IQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476317316&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/yvui8EbnRo7ZdfOTa6Pq-rszek9DE7UjTSuMnyqjqiaU4k366VBgfna3up4tyXtygO8dYSR wtZl245KQRDh-TmFo4XZm2W3vc18U9zsYWCsvYsd1IQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476317316&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/dDd48IjOeE5kYp2nYDGmR0phQNR4RSLnCOjN6WlCAq_OL6Fnox wDhxtHMQQGu79WDejndJfiU5CplznC4x_ZIXQXYjHaYzMZ0ibR R7SwoS2_qP9R6g=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476317060&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/dDd48IjOeE5kYp2nYDGmR0phQNR4RSLnCOjN6WlCAq_OL6Fnox wDhxtHMQQGu79WDejndJfiU5CplznC4x_ZIXQXYjHaYzMZ0ibR R7SwoS2_qP9R6g=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476317060&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/lHMSpFlzbxL_ABseVajYjKRmWhukLhUsJlIvRVmILLkFleZ7Wf e4oH8tGHAM1qxVrAafJXHTGUAaMRXzNtzbA3Z65BQFc8M3uNnl FPHtN4_l0ZaXQQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=535241108612&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/lHMSpFlzbxL_ABseVajYjKRmWhukLhUsJlIvRVmILLkFleZ7Wf e4oH8tGHAM1qxVrAafJXHTGUAaMRXzNtzbA3Z65BQFc8M3uNnl FPHtN4_l0ZaXQQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=535241108612&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/u-RlVM9VEhbuacT-e6iftADODJK9tPyEGGT4XeY4l70GGDCW9xUjiBzRMh7aSsVeWI lp4QRPeOACFWOX9ZTW0j8D9iRiYHCBEtmUASrKxgGJnt-NkA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476113284&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/u-RlVM9VEhbuacT-e6iftADODJK9tPyEGGT4XeY4l70GGDCW9xUjiBzRMh7aSsVeWI lp4QRPeOACFWOX9ZTW0j8D9iRiYHCBEtmUASrKxgGJnt-NkA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476113284&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/OzScgoxE9_CcyyUUUKBaEhdQv9gkgx-k8v6uHEHadYmDD94xaXsmIQYT9zla2vMKkcIqd3bDipKPgDXJj zmqGYUhtAT00-lAOVYnpAKoB7xN-uAD_Q=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978723716&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/OzScgoxE9_CcyyUUUKBaEhdQv9gkgx-k8v6uHEHadYmDD94xaXsmIQYT9zla2vMKkcIqd3bDipKPgDXJj zmqGYUhtAT00-lAOVYnpAKoB7xN-uAD_Q=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978723716&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/2jsU_hezG5FbZv1epguM21B1niZWeR-S0HKEac1zEm8gCMEr4v2YKH0IcsfaNF8q9QzqB3sgEJIUlsI9s XXfofFxcL0i76m-7jiUrCNc9bSBWc7K_Q=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476113028&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/2jsU_hezG5FbZv1epguM21B1niZWeR-S0HKEac1zEm8gCMEr4v2YKH0IcsfaNF8q9QzqB3sgEJIUlsI9s XXfofFxcL0i76m-7jiUrCNc9bSBWc7K_Q=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=536476113028&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/o99J7Zyt9DqHmtUh-yJKJEaQ5XQ17WHlthkdyurAs77l3gdFVc5wvoyVhW3aAya4RbW 9phrpDUKFHPI8dylj0fFGrxbUWV67DWoiJ-1vR9x739-ucQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=533235477124&photoType=0 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/o99J7Zyt9DqHmtUh-yJKJEaQ5XQ17WHlthkdyurAs77l3gdFVc5wvoyVhW3aAya4RbW 9phrpDUKFHPI8dylj0fFGrxbUWV67DWoiJ-1vR9x739-ucQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=533235477124&photoType=0)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/VEdebLhohN_QyXzEyhtX2k8gKcVLebmNNIYFwLG8qnAr5x6sgK Ci1S1KXDe7L0d5XzzCafRp1jMCZs_YfQIakLg_ADN3F9fqH3Zk vf3v46Toe85KCA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468115076&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/VEdebLhohN_QyXzEyhtX2k8gKcVLebmNNIYFwLG8qnAr5x6sgK Ci1S1KXDe7L0d5XzzCafRp1jMCZs_YfQIakLg_ADN3F9fqH3Zk vf3v46Toe85KCA=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468115076&photoType=3)
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/S6FAOsmmVhslzQ9EJFxSPX05xwJQ_8EAglcE5kbInqFp6YpFLW i_Khpx5csbXdE1GWuqeSZozBozndeankOzs675l81cMiMbKk66 nFlR7lI-gUzHTw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534614490756&photoType=3 (https://ci5.googleusercontent.com/proxy/S6FAOsmmVhslzQ9EJFxSPX05xwJQ_8EAglcE5kbInqFp6YpFLW i_Khpx5csbXdE1GWuqeSZozBozndeankOzs675l81cMiMbKk66 nFlR7lI-gUzHTw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534614490756&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/U2uyp2n-KfDL9sS7iHVXjx-N1CeiYF5kYcG37XLAc6GB1b2Aui7uijhxSDFgBIP8TPkJJJX-96xmictTYDbJ1q3T5lCY4C3pKbIh565jUhOc_fgWAg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468239748&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/U2uyp2n-KfDL9sS7iHVXjx-N1CeiYF5kYcG37XLAc6GB1b2Aui7uijhxSDFgBIP8TPkJJJX-96xmictTYDbJ1q3T5lCY4C3pKbIh565jUhOc_fgWAg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468239748&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/ZolA9gI8x1w7jdwDUpxayg2T5KMIR3ISrykvsjoSAG6TB1WAnn NBYZYth5w994wyzLVCtoF1-L_LXWHfXjEccppgh-_TLGOA_W9_DjynshC7BunGiw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468240516&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/ZolA9gI8x1w7jdwDUpxayg2T5KMIR3ISrykvsjoSAG6TB1WAnn NBYZYth5w994wyzLVCtoF1-L_LXWHfXjEccppgh-_TLGOA_W9_DjynshC7BunGiw=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468240516&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/Kb-4cCj2FKteyUJbPatAyGwzxLUJknokd1QIP2HrbxQSQmv4x_wxH H0eqTPEVOIp1wRx2YMDAU0o725vYXPwc4uupbq-tFUX57kqw_VFZHM76vYqZQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468240772&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/Kb-4cCj2FKteyUJbPatAyGwzxLUJknokd1QIP2HrbxQSQmv4x_wxH H0eqTPEVOIp1wRx2YMDAU0o725vYXPwc4uupbq-tFUX57kqw_VFZHM76vYqZQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468240772&photoType=3)
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/MPENtIhSLoUku_mIZnb9ha-HfGGAHvA7iW4JJJU3jAv3UTdq3Tbzh4r5CshA-uX66Z4-yHwQ96-Ha0pIGtefe4d98SPnUMxqwIFvaFvDXVcfu-g0PQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468114308&photoType=3 (https://ci6.googleusercontent.com/proxy/MPENtIhSLoUku_mIZnb9ha-HfGGAHvA7iW4JJJU3jAv3UTdq3Tbzh4r5CshA-uX66Z4-yHwQ96-Ha0pIGtefe4d98SPnUMxqwIFvaFvDXVcfu-g0PQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528468114308&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/qOOZyll0_vL-BFKsdiph3RwKLoDlSqhykM7xxvfvi9tgxZXAAstzn5SzW--PA-mNjNV_DNXO_ATrXe7p4HLaFz5f3SExad5F0pVuHNxqryq-8hR8zg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978245252&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/qOOZyll0_vL-BFKsdiph3RwKLoDlSqhykM7xxvfvi9tgxZXAAstzn5SzW--PA-mNjNV_DNXO_ATrXe7p4HLaFz5f3SExad5F0pVuHNxqryq-8hR8zg=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528978245252&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/8vtPhd9_qG3N9gJSsWcLxSnp38L89YDcA1bC5txUzCSLVFOySM cO0-miK_W7SI1xRk4oMEdaZMYIDEy2V3YwyYA0c2M_LcXJ1_hYmBPa qNMfd3YAug=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470684548&photoType=3 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/8vtPhd9_qG3N9gJSsWcLxSnp38L89YDcA1bC5txUzCSLVFOySM cO0-miK_W7SI1xRk4oMEdaZMYIDEy2V3YwyYA0c2M_LcXJ1_hYmBPa qNMfd3YAug=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=528470684548&photoType=3)
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/oCvP2m4bMh8sKK5o_CZBO8DQfgr1HUxB4SeV5jqABmOqRBtyv3 mEf7Sk3I7Nq8f3E93OtgzaL_g3S_TsHSBom3XuVlSywokSyqyz bRfMcJO2ADNf6g=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534046042244&photoType=0 (https://ci4.googleusercontent.com/proxy/oCvP2m4bMh8sKK5o_CZBO8DQfgr1HUxB4SeV5jqABmOqRBtyv3 mEf7Sk3I7Nq8f3E93OtgzaL_g3S_TsHSBom3XuVlSywokSyqyz bRfMcJO2ADNf6g=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534046042244&photoType=0)
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/JWCP9EubeSGOqG1ZtlL5ViMPt32nBOxAqjIsKDiIMYZMZ75w-LoVlSO9CBu8rEfEtrxnMOTbz7Pdn1MT7jICB_2UJaGOojgvqWl 39i3DSoLQUPFkeQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534034625924&photoType=0 (https://ci3.googleusercontent.com/proxy/JWCP9EubeSGOqG1ZtlL5ViMPt32nBOxAqjIsKDiIMYZMZ75w-LoVlSO9CBu8rEfEtrxnMOTbz7Pdn1MT7jICB_2UJaGOojgvqWl 39i3DSoLQUPFkeQ=s0-d-e1-ft#http://ia116.mycdn.me/getImage?photoId=534034625924&photoType=0)
Nguồn: Do một bạn đọc sưu tầm gửi đến, chưa rõ tác giả.
_http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/10/nhung-hinh-anh-hiem-khi-chup-uoc.html
khieman
12-31-2014, 11:12 PM
.
Nhân viên Amazon làm việc ra sao
trong kho hàng khổng lồ?
Amazon có hơn 90 trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng khổng lồ đặt trên khắp thế giới. Riêng tại Mỹ, hãng này có 50 cơ sở và 15 trung tâm mới sẽ hoàn thành cuối năm 2014.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/1_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/1_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/1_1.jpg)
Theo Business Insider, Amazon gọi các kho hàng của mình là "Trung tâm hoàn thiện đơn hàng"
(viết tắt là FC). Hãng cũng có các trung tâm phân loại, nơi hàng hóa đã đóng gói
được phân loại trước khi gửi tới bưu điện.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/2_3.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/2_3.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/2_3.jpg)
Dịp cao điểm của Amazon là các kỳ nghỉ lễ.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/3_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/3_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/3_1.jpg)
Trong dịp cao điểm (tháng 11-12), nhân viên Amazon
thỉnh thoảng phải làm việc 12 giờ một ngày.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/4_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/4_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/4_1.jpg)
Đa số nhân viên được tuyển dụng qua một đơn vị thầu chứ không phải Amazon.
Năm nay, hãng bán lẻ khổng lồ tuyển thêm 80.000 nhân viên thời vụ
cho các trung tâm phân loại và hoàn thiện đơn hàng của mình.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/5_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/5_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/5_1.jpg)
Nhân viên tại kho hàng thường được trả 11-14 USD mỗi giờ làm việc.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/6_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/6_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/6_1.jpg)
Kho hàng lớn nhất của Amazon được đặt tại Phoenix, bang Arizona
với diện tích khoảng 111.500 m2, đủ để chứa 28 sân bóng đá.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/7_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/7_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/7_1.jpg)
Công việc tại kho hàng của Amazon đa số là chân tay. Nhân viên làm việc tại đây
phải nâng được tới 22 kg và đứng hoặc đi lại 10-12 giờ mỗi ngày.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/8_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/8_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/8_1.jpg)
Họ có thể phải di chuyển khoảng 11-24 km bên trong kho hàng mỗi ngày.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/9_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/9_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/9_1.jpg)
Hàng hóa tại các kho của Amazon không được phân theo chủng loại. Thay vào đó,
những sản phẩm giống nhau được xếp khắp nơi trong kho, giúp nhân viên
không phải di chuyển quá nhiều để lấy được thứ mình cần.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/10_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/10_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/10_1.jpg)
Mỗi khi khách đặt mua hàng trên Amazon, đơn hàng sẽ được chuyển tới máy quét cầm tay
của một nhân viên. Máy này sẽ chỉ cho họ tới khu vực có món hàng đó.
Nhân viên sẽ quét món hàng, đặt lên xe đẩy, quét mã,
rồi sau đó chuyển lên băng chuyền chuẩn bị giao hàng.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/11_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/11_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/11_1.jpg)
Băng chuyền của kho hàng chạy rất nhanh. Tại kho của Amazon ở Campbellsive, Kentucky,
băng chuyền có thể chuyển 426 đơn hàng trong một giây.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/12_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/12_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/12_1.jpg)
Nhân viên lấy hàng từ kho sau khi nhận được đơn hàng gọi là "người lấy hàng",
còn "người gói hàng" sẽ phụ trách đóng gói sản phẩm vào hộp của Amazon.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/13_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/13_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/13_1.jpg)
Nhân viên gói hàng được yêu cầu phải xử lý mọi món hàng
như thể đó là quà giáng sinh.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/14_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/14_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/14_1.jpg)
Các thuật toán được sử dụng để xác định loại hộp nào phù hợp với từng đơn hàng.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/15_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/15_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/15_1.jpg)
Phần mềm vi tính đóng vai trò lớn trong hoạt động của các kho hàng. Amazon tối ưu hóa
hoặc tự động hóa bằng thuật toán đối với mọi công đoạn có thể. Theo Wired,
"Kho hàng của Amazon giống như một robot khổng lồ".
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/16_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/16_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/16_1.jpg)
Nhân viên kho của Amazon phải làm việc vô cùng hiệu quả. Thiết bị cầm tay
của mỗi người sẽ cho biết họ nên lấy mỗi sản phẩm trong thời gian bao lâu.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/17_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/17_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/17_1.jpg)
Một số nhân viên cho biết, Amazon theo sát mỗi bước chân của họ trong kho hàng,
và sẽ cảnh báo nếu họ không làm việc năng suất bằng đồng nghiệp.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/18_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/18_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/18_1.jpg)
Một số khác phàn nàn rằng, kho hàng của Amazon quá rộng và họ bị mất bớt
thời gian nghỉ ngơi để di chuyển từ nơi làm việc tới khu vực nghỉ.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/19_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/19_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/19_1.jpg)
Mỗi ngày, trước khi ra và vào kho hàng, nhân viên phải đi qua máy dò kim loại.
Trong một vụ kiện gần đây, nhân viên Amazon cho biết, công đoạn
iểm tra an ninh cuối ngày có thể kéo dài tới 25 phút.
(http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/20_1.jpg)http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/20_1.jpg (http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/abfluua/2014_11_30/20_1.jpg)
Vài năm trước đây, một nguồn tin cho biết, Amazon có những quy định rất nghặt nghèo
đối với nhân viên làm việc tại kho hàng. Ví dụ như nhân viên không được tô son,
và chỉ được uống nước từ chai trong suốt để người giám sát
nhìn thấy chất lỏng họ uống là gì.
Hoài Thu
Business Insider
newszingvn online
khieman
01-06-2015, 05:08 AM
.
https://www.youtube.com/watch?v=DvAF3TgMGVU
.
khieman
02-04-2015, 03:55 PM
.
Trầm ngâm
bên quán cà phê Sài Gòn xưa
Cây cà phê không phải ở đâu trồng cũng được. Nhưng quán, tiệm cà phê thì ở đâu cũng có. Sài Gòn bao năm chiến tranh và hòa bình liên tục xuất hiện vô số quán, tiệm cà phê từ bình dân đến sang trọng, từ rẻ tiền đến đắt tiền, từ ồn ào đến lặng lẽ và kể cả từ tối hù đến sáng trưng. Tựu chung có thể Sài Gòn còn thiếu nhiều thứ, nhưng riêng quán, tiệm cà phê thời nào cũng không thiếu. Đơn giản, bởi đó là nơi để ngồi và để nhâm nhi giọt đắng thơm lừng hương vị không thể lẫn vào đâu được vốn dĩ ngày càng trở thành thói quen của nhiều người, kể cả không ít phụ nữ
(http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/Ca%20phe%20SG/01_hinh_dai_dien_2_FBQS.jpg?width=600&height=300&crop=auto)http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/Ca%20phe%20SG/01_hinh_dai_dien_2_FBQS.jpg?width=600&height=300&crop=auto (http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/Ca%20phe%20SG/01_hinh_dai_dien_2_FBQS.jpg?width=600&height=300&crop=auto)
Không chỉ cà phê mà còn chỗ ngồi
Bất kỳ người nào từng trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn cũng đều dễ dàng đồng ý cà phê nói chung là một loại thức uống không phải để giải khát, mà là để đánh thức, làm sống động tinh thần – nhất là sau một đêm ngủ vùi trong hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Nếu ai ghiền cà phê thiển nghĩ đó là cái ghiền dễ thương, không hề gây hại, gây khổ cho người xung quanh như ghiền rượu bia, ma túy, cờ bạc. Hầu như người ghiền cà phê thường ghiền luôn cái chỗ ngồi uống cà phê. Trong hai cái ghiền này, cái ghiền nào quan trọng hơn tùy từng người. Có quán, tiệm cà phê pha chế rất ngon, chỗ ngồi lịch thiệp nhưng khách vào và ra chớp nhoáng. Có quán, tiệm chỗ ngồi lùi xùi, bàn ghế thô mộc nhưng khách vào “như nước sông Đà”, khách ra “như giọt cà phê phin”, lúc nào cũng kín bàn kín ghế.
Không ai uống cà phê mà bị say xỉn như uống rượu bia. Nên trong quán, tiệm cà phê rất kỵ nói, cười, văng tục lớn tiếng tưởng quê nhà nào cũng là nhà quê. Đây dường như là sự khác biệt khó nhận ra giữa cà phê Sài Gòn ngày xưa và cà phê Sài Gòn ngày nay đối với những ai chưa trải qua trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn chí ít khoảng từ 40 năm trở lên, tính đến khi đọc bài viết này. Vào quán, tiệm cà phê Sài Gòn mà nói oang oang, cười hô hố, văng tục ỏm tỏi, a lô a lô như tại tư gia cầm bằng không khác gì trường hợp “giàu mà không sang” – dù tiền uống cà phê thua xa tiền ăn nhậu.
Bằng hữu đồng lứa tuổi trên “60 năm cuộc đời” cho rằng tôi có thâm niên nhất trong đám về cái khoản trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn. Có lẽ do tôi đã ghiền cà phê và ghiền luôn thú ngồi quán, tiệm cà phê ở Sài Gòn từ năm 1963 liên tục dài dài xuyên suốt cho tới giờ. Nhờ vậy mà được tiếng gắn bó với quê hương trong ý nghĩa “con thảo không chê cha mẹ nghèo”.
Trong khi bằng hữu của tôi đứa nào cũng thật lòng muốn được vậy, nhưng vì một thời khổ quá, sự sống và lẽ sống không như ý, nên hầu hết đều lần lượt trở thành “mây bốn phương trời”, đôi ba năm mới có điều kiện quay về cùng tôi trầm ngâm cà phê Sài Gòn mười ngày, nửa tháng rồi lại ra đi cùng trời cuối đất vì nợ áo cơm và vì bao điều ràng buộc của kiếp nhân sinh.
(http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/caphe_sai_gon_2_kuxn.jpg?width=600)http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/caphe_sai_gon_2_kuxn.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/caphe_sai_gon_2_kuxn.jpg?width=600)
"Mai tao đi, mày ở lại"
Không biết có phải vì tuổi tác gia tăng thường kéo theo nỗi niềm hoài niệm một thời đã xa hay không mà hầu như bạn bè tôi mỗi khi có dịp tái ngộ thường hay nhắc lại, nhớ về những địa chỉ cà phê Sài Gòn xưa. Làm sao liệt kê cho hết tiệm, quán cà phê Sài Gòn xưa được cho là nổi tiếng khi mà chỗ ngồi uống cà phê phụ thuộc ý thích, ý muốn từng người và từng nhóm người. Chưa nói có khi sự nổi tiếng chỉ là giai thoại hoặc chỉ là sự thật của người này mà không phải là sự thật đối với người kia.
Cà phê Sài Gòn ngày xưa cũng muôn mặt lắm trong một không gian chung bình yên tạm thời được mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” ngày đêm bị vây bủa bởi vô vàn tin tức chiến sự đẫm máu diễn ra cách đó không bao xa. Dường như vì vậy nhìn chung cà phê Sài Gòn xưa luôn chứa đựng đầy ắp sự lịch sự trong từng cử chỉ nhỏ, nhưng thường tràn ngập sự đăm chiêu, trầm ngâm khó tả, tựa hồ bóng dáng chiến tranh quyện trong khói thuốc, quyện trong tách cà phê nóng hổi và rồi lơ lửng trên đầu nhiều người ưa ngồi quán, tiệm cà phê để gặp gỡ bày tỏ, tranh luận và không ít trường hợp chỉ để nói câu “mai tao đi, mày ở lại ráng sống qua cuộc chiến này”. Rồi người ra đi mãi mãi không trở về, mặc cho cây cà phê bao mùa trổ hoa, mặc cho người ở lại trầm ngâm kéo dài nỗi nhớ thương bên tách cà phê lúc sớm mai, khi chiều hôm.
(http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/120816livedrinkvncf01-cd4a1_fxwq.jpg?width=600)http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/120816livedrinkvncf01-cd4a1_fxwq.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/120816livedrinkvncf01-cd4a1_fxwq.jpg?width=600)
Những thương hiệu của một thời
Với dấu ấn như vậy, đến cà phê La Pagode ở góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do (nay là Đồng Khởi) gặp nhiều khuôn mặt nhà văn, nhà thơ kiêm nhà binh. Đến cà phê Givral góc Lê Lợi – Tự Do gặp nhiều nhà báo, phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn quốc tế, trong đó có nhà báo Phạm Xuân Ẩn, tay lúc nào cũng có điếu thuốc và miệng lúc nào cũng nhả khói, đối đáp ào ào bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp râu ria xồm xoàm, áo giáp, máy chụp, máy quay kè kè bên mình. Đến cà phê Brodard góc Nguyễn Thiệp – Tự Do gặp nhiều gương mặt chưa thôi hướng về trời Tây hoài niệm một thời vàng son “Bonjour Monsieur”, “Bonjuor Madame”, kể cả sau khi Chủ tịch Ủy ban hành pháp trung ương Nguyễn Cao Kỳ ra lệnh cấm các trường dạy chương trình Pháp, cùng lúc cho thiết lập “pháp trường cát” trước chợ Bến Thành xử bắn trùm lúa gạo Tạ Vinh về tội “đầu cơ” để mọi người được nhìn thấy tận mắt.
Cả ba địa chỉ cà phê nêu trên đều cùng tọa lạc ở những vị trí đẹp nhất trên con đường Tự Do thẳng tắp với hai hàng cây cổ thụ giờ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Nhưng cả ba địa chỉ cà phê lâu đời này đã lần lượt bị khai tử, đầu tiên là La Pagode bị khai tử vào năm 1987. Khá nhiều bài báo đã viết về sự kiện này, nhưng biết sao hơn khi nhận thức thay cũ đổi mới được thực thi một cách bò sát, có khi thuần túy chỉ vì chút tiền “xơi liền” mà thôi.
(http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/cafe_brodard_2_wdnw.jpg?width=600)http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/cafe_brodard_2_wdnw.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/cafe_brodard_2_wdnw.jpg?width=600)
Quán cà phê BRODARD ngày trước
Tuy nhiên, cà phê Sài Gòn xưa không phải chỉ có bấy nhiêu địa chỉ đó. Còn nhiều địa chỉ khác. Ví dụ ở khu vực Ngã ba ông Tạ có cà phê Thăng Long nằm trong con hẻm khá rộng dắt vô tòa soạn nhật báo Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lãm (bút danh Thiên Hổ). Đến đây gặp nhiều khuôn mặt cộm cán trên “trường văn trận bút” gốc Bắc di cư 1954 và kể cả vài tên tuổi giang hồ mặc áo lính cùng gốc, như Sơn Đảo (Vũ Đình Khánh) chẳng hạn. Đến khu vực Bàn Cờ, phía gần đầu đường Nguyễn Thiện Thuật tiếp giáp với đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.3) có con hẻm rộng dẫn vô cà phê Năm Dưỡng uống là ghiền vì nghe nói có tuyệt chiêu riêng, đủ sức hấp dẫn nhiều vị khách ban ngày làm dân, ban tối làm vua, nhưng là làm vua trên sân khấu. Rong xe vô khu vực Q.10, gần nhà máy bia, sân banh, trên đường Đào Duy Từ khá rộng và yên tĩnh có cà phê Đa La mở cửa từ sáng sớm tới tối khuya lúc nào cũng đầy khách, đa phần là các chú em học trò những trường Chu Văn An, Petrus Ký sắp thi Tú tài 1 hoặc Tú tài 2, thảy đều bắt chước nhau hút thuốc lá Batos xanh khét lẹt, mặt mũi thường trực vẻ ưu tư bởi mấy câu vè“rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con, mai này thống nhất nước non, anh về anh thấy Mỹ con đầy nhà”. Chiến tranh sản sinh bao nỗi ám ảnh khó ngờ là vậy!
(http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/trong_mot_quan_ca_phe_ngo_ra_duong_catinat_dong_kh oi_bay_gio__anh_chup_nam_1948_1_ezjn.jpg?width=600 )http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/trong_mot_quan_ca_phe_ngo_ra_duong_catinat_dong_kh oi_bay_gio__anh_chup_nam_1948_1_ezjn.jpg?width=600 (http://motthegioi.vn/Uploaded/nguyentruong/2014_09_16/ca%20phe%20sg/trong_mot_quan_ca_phe_ngo_ra_duong_catinat_dong_kh oi_bay_gio__anh_chup_nam_1948_1_ezjn.jpg?width=600 )
Trong một quán cà phê ngó ra đường Catinat (Đồng Khởi) bây giờ.
Ảnh chụp năm 1948
Còn một địa chỉ cà phê nữa, rất quen thuộc với nhiều nhà báo quốc nội, nhưng sau 1975 ít thấy nhắc tới. Đó là cà phê Nam Thái tọa lạc đầu con hẻm trên đường Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Trãi Q.1) thông qua đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng Q.1). Ông chủ tiệm ốm nhom, bà chủ tiệm mập ú, cả hai rất thích nuôi chó mèo. Trên đường Võ Tánh, đoạn từ Ngã Sáu Phù Đổng đến nhà thờ Huyện Sĩ, có nhiều tòa soạn, nhà in báo. Vì vậy, khách uống cà phê Nam Thái hầu hết đều trong làng báo. Ngồi ở đây khỏi cần bỏ tiền ra mua báo đọc cũng biết đủ thứ tin tức trên trời dưới đất.
Tôi đến cà phê Nam Thái lần đầu tiên theo cuộc hẹn của Duyên Anh. Sau đó tiếp tục đến nhiều lần, gặp gỡ nhiều nhà báo mà mãi về sau này mỗi lần chợt nhớ tôi vẫn không nguôi lòng trân quý. Bởi, như tôi biết, đó là những nhà báo thường trầm ngâm cùng cà phê Sài Gòn để có cho được sự trung thực, sòng phẳng với bản thân và với cuộc đời trước mỗi bài viết ký tên mình.
Cà phê Sài Gòn xưa luôn chứa đựng đầy ắp sự lịch sự trong từng cử chỉ nhỏ, nhưng thường tràn ngập sự đăm chiêu, trầm ngâm khó tả, tựa hồ bóng dáng chiến tranh quyện trong khói thuốc, quyện trong tách cà phê nóng hổi và rồi lơ lửng trên đầu nhiều người ưa ngồi quán, tiệm cà phê để gặp gỡ bày tỏ, tranh luận và không ít trường hợp chỉ để nói câu “mai tao đi, mày ở lại ráng sống qua cuộc chiến này”.
Đến cà phê Givral góc Lê Lợi – Tự Do gặp nhiều nhà báo, phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn quốc tế, trong đó có nhà báo Phạm Xuân Ẩn, tay lúc nào cũng có điếu thuốc và miệng lúc nào cũng nhả khói, đối đáp ào ào bằng tiếng Anh với các đồng nghiệp râu ria xồm xoàm, áo giáp, máy chụp, máy quay kè kè bên mình.
(Theo DDVN)
baomoi online
khieman
05-08-2015, 02:40 AM
.
The Story Of The Weeping Camel
Nước Mắt Lạc Đà
https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f74133091%5fAFuti2IAAG pGVUwUeQusSNUlCGw&m=YaDownload&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail (https://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f74133091%5fAFuti2IAAG pGVUwUeQusSNUlCGw&m=YaDownload&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail)
Một chuyện có thật rất xúc động và ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu thương, giữa người và thú vật, giữa mẹ và con...
Tại vùng sa mạc Gobi phía Nam Mông Cổ, mùa Xuân là mùa sinh nở của lạc đà. Cả đàn đều êm xuôi mẹ tròn con vuông, nhưng con lạc đà sau cùng trở dạ hai ngày không sinh được. Dân du mục xúm lại giúp đỡ. Một chú lạc đà trắng ra đời, thuộc giống hiếm Camelus bactrianus...
Dù đám du mục tận tình giúp đỡ, khuyến khích, vuốt ve trìu mến, lạc đà mẹ không nhìn con, không cho con bú, tỏ ý hất hủi và bỏ đi...
Đám dân du mục Mông Cổ tìm cách gợi tình mẫu tử sống lại trong lòng mẹ lạc đà, bằng cách chơi bản "Hoos", một bản nhạc tuyền thống của dân du mục, du dương dịu dàng âm hưởng như tiếng đàn vĩ cầm.
Điều kỳ diệu sau khi bản nhạc trổi đi tấu lại, những dòng lệ mẫn cảm từ đôi mắt hiền lành của mẹ lạc đà tuôn trào... trong khi chú lạc đà con rúc vào bụng mẹ ngậm bầu sữa ấm của tình mẫu tử...
https://www.youtube.com/watch?v=tVUE5PZfJLE
HAPPY MOTHER DAY !
khieman
05-08-2015, 02:41 AM
.
https://www.youtube.com/watch?v=ca9rptz0mDI
.
khieman
09-21-2015, 04:10 AM
.
Quá Khứ, Hiện Tại Và Tương Lai Liệu Có Cùng Tồn Tại ?
Nghiên Cứu Phát Hiện: Việc Xuyên Qua Thời Không Là Có Thể Xảy Ra
Tác giả: Trịnh Hiếu Kỳ |
Dịch giả: Nhóm biên tập Việt Nguyên
19 Tháng Chín , 2014
http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205108985.jpg (http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205108985.jpg)
Một nhà vật lý học đến từ trường Đại học Cambridge của Anh cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời không (thời gian và không gian) là có thể được, nếu một wormhole mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta sẽ có thể sử dụng mạch ánh sáng để truyền đi những tin tức vượt qua thời gian và không gian. (fotolia)
Những ký ức về những cảnh tượng trong bộ phim “Back to the Future” (Trở lại tương lai) đối với nhiều người vẫn còn như mới, vậy con người liệu có thể thực sự thông qua đường hầm vượt thời không để thu nhận các thông tin trong tương lai và quá khứ hay không? Liệu có thể tiến nhập vào một thời không khác, hoặc gửi một tin nhắn SMS đến chính bạn trong tương lai không? Nhiều người nghĩ rằng điều này là không thể nhưng họ vẫn luôn hy vọng rằng ý tưởng này có thể trở thành hiện thực, đây cũng chính là điều mà một số nhà khoa học đang cố gắng để phá vỡ các câu đố.
Một nhà vật lý học đến từ trường Đại học Cambridge của Anh cho rằng, về mặt lý thuyết, việc thực hiện đi xuyên qua thời không (thời gian và không gian) là có thể được, nếu một wormhole (Lỗ sâu) mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một thời gian đủ lâu, người ta sẽ có thể sử dụng mạch ánh sáng để truyền đi những tin tức vượt qua thời gian và không gian.
(http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205059985-ss21.jpg)http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205059985-ss21.jpg (http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205059985-ss21.jpg)
Lỗ Sâu (Wormhole) là đường hầm chật hẹp có thể tồn tại, nó có thể liên kết hai thời không khác nhau trong vũ trụ. (fotolia)
Theo Wikipedia, Lỗ Sâu (Wormhole), hay còn được dịch là Hố Sâu hay Động Sâu, còn được gọi là cầu Einstein – Rosen, là đường thông đạo chật hẹp liên kết hai thời không với nhau, nó có thể tồn tại trong vũ trụ. Wormhole là một khái niệm được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1916 bởi nhà vật lý người Áo Ludwig (Ludwig Flamm), vào những năm 1930, trong khi Albert Einstein và Nathan Rosen nghiên cứu các phương trình trường hấp dẫn, hai người họ đã đưa ra một giả thiết: Thông qua các wormhole có thể trong chốc lát làm dịch chuyển thời gian của không gian hoặc có thể du hành vượt thời gian.
Nhưng vấn đề là trong lý thuyết của Einstein, cho dù wormhole có tồn tại, thời gian mà nó bảo trì trạng thái mở vẫn không đủ để cho con người, thậm chí là chỉ một hạt lạp tử xuyên qua. Loại trạng thái đóng này được gọi là “Sự sụp đổ đường hầm” (Collapsing tunnel).
Chiều dài lớn hơn chiều rộng, trạng thái mở của wormhole có thể được bảo trì khá lâu
(http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205118985-ss11.jpg)http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205118985-ss11.jpg (http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205118985-ss11.jpg)
Giáo sư đại học Cambridge là Luke Butcher đã đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của wormhole lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, trong đó tự nhiên sản sinh “Năng lượng Casimir”, như vậy sẽ có thể khiến cho một wormhole giữ được trạng thái mở lâu hơn. (Fotolia)
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất tại Đại học Cambridge cho thấy, một số wormhole có thể bảo trì trạng thái mở với thời gian khá lâu, đủ để con người truyền đi thông tin qua lại tại hai đầu của hai thời không. Năm 1988, nhà vật lý tại học viện Caltech là Kip Thorne cho rằng, việc đi xuyên qua được gọi là “Hiệu ứng Casimir” (Casimir Effect) của năng lượng phụ, hoặc giả có thể khiến cho wormhole bảo trì trạng thái mở trong thời gian tương đối lâu.
“Hiệu ứng Casimir” dựa trên khái niệm “chân không không phải là trống rỗng” của lý thuyết trường lượng tử rằng: nếu chân không không tồn tại vật chất mà vẫn có sự tăng giảm năng lượng, hai bản kim loại trung tính (không mang theo điện) trong chân không sẽ xuất hiện lực hút. Hiệu ứng này chỉ xảy ra trong tình huống mà khoảng cách giữa hai vật thể rất nhỏ, khi đó mới có thể đo thấy được.
Tại đại học Cambridge giáo sư Butcher (Luke Butcher) đề xuất một lý thuyết: Nếu chiều dài của wormhole lớn hơn nhiều so với chiều rộng của nó, “năng lượng Casimir” được sản sinh tự nhiên ở bên trong, sẽ có thể bảo trì trạng thái mở cho wormhole trong thời gian lâu hơn.
Butcher cho biết: “wormhole là một cấu trúc hình ống, nghiên cứu này là để xem liệu bản thân các wormhole có thể tạo ra các hiệu ứng tương tự như đối với tấm bản hình bình hành hay không. Nghiên cứu tính toán cho thấy rằng nếu chiều dài wormhole lớn hơn chiều rộng nhiều lần, trung tâm wormhole có thể sản xuất ra năng lượng phụ.
“Đầu kia của wormhole sẽ xuyên suốt thời gian tới một điểm. Butcher cho biết, wormhole bảo trì khoảng thời gian đủ dài để cho một quang tử (photon) xuyên việt thời không. Theo lý thuyết, các photon có thể giúp chúng ta truyền tải các tin tức và nội dung, gửi đến tương lai, hoặc quá khứ xa xôi.Nhà khoa học Mỹ nổi tiếng, giáo sư John Bukai cũng cho rằng “đường hầm thời không” tồn tại một cách khách quan, không thể nhìn thấy, không thể sờ thấy, nó không hoàn toàn đóng cửa đối với con người, mà nó có thể ngẫu nhiên được khai mở; “đường hầm thời không” và thời không mà nhân loại đang tồn tại trong đó là không cùng một hệ thống, trong “đường hầm thời không”, thời gian có mang tính đảo ngược, có thể chuyển xuôi, cũng có thể chuyển ngược, nó là tương đối tĩnh chỉ.
Di chuyển vượt không gian – đi 6000 km trong khoảnh khắc.
(http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205108985-ss11.jpg)http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205108985-ss11.jpg (http://img.vietdaikynguyen.com/2014/09/140822205108985-ss11.jpg)
Một nhà vật lý học tại trường Đại học Cambridge cho rằng, về mặt lý thuyết, việc xuyên việt thời không là có khả năng thực hiện, nếu một wormhole mỏng được bảo trì trạng thái mở trong một khoảng thời gian đủ lâu, mọi người sẽ có thể sử dụng xung mạch ánh sáng xuyên qua thời không để truyền thông tin đi. (Fotolia)
Trong khi các nhà khoa học đang chứng thực tính khả thi của việc xuyên việt thời không một cách không biết mệt mỏi, thì trong lịch sử đã phát sinh một số sự kiện siêu nhiên không thể giải thích được, có lẽ đây chính là những bằng chứng thực tiễn về việc xuyên việt qua thời không.
Một tờ báo địa phương của Argentina đã từng lấy thông tin “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” (Teleportation from Chascomus to Mexico) làm tiêu đề, một báo cáo năm 1968 cho biết sự kiện “Di chuyển vượt không gian từ Chascomus đến Mexico” của cặp vợ chồng Tiến sĩ Dahl Gaylard ở Argentina là có thật.
Một buổi tối vào ngày 1 tháng 6 năm 1968, hai chiếc xe Limousine ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina đang chạy tốc độ cao về phía trước, một luật sư địa phương – Tiến sĩ Dahl Gaylard đang lái một trong hai chiếc xe đó, ở bên cạnh là người vợ của ông, họ theo sau chiếc xe của hai vợ chồng người bạn ở phía trước, cùng đi thăm một người bạn cũ. Họ khởi hành từ phía nam thành phố Buenos Aires, đi 150 km về phía nam, và lái xe qua đêm.
Khi chiếc xe của người bạn đi phía trước tiếp cận ngoại ô thành phố, nhìn lại đằng sau chỉ thấy một màn sương mờ, chiếc xe của tiến sĩ Dahl Gaylard hoàn toàn biến mất. Sau khi dừng lại một thời gian dài nhưng không thấy, họ đã lái xe trở lại tìm kiếm, nhưng cũng không tìm thấy. Đây là một con đường thẳng không có ngã rẽ, hai bên đường không có một chiếc xe hay mảnh xe vỡ nào.
Ngày hôm sau, họ hối thúc người thân và bạn bè tìm kiếm xung quanh các khu vực có thể phát sinh sự cố, nhưng vẫn không thấy bóng dáng của cặp vợ chồng tiến sĩ đâu cả.
Hai ngày sau đó – ngày 3 tháng 6, họ nhận được một cuộc gọi điện thoại từ lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Điện thoại cho biết:
“Có một cặp đôi tự xưng là vợ chồng luật sư Dahl đang được chúng tôi bảo vệ. Bạn có biết họ không?”
Cặp vợ chồng tiến sĩ Dahl hóa ra đang ở thành phố Mexico. Họ đã đi từ thành phố Chascomus ở Argentina đến một thành phố khác ở Mexico, khoảng cách từ hai địa điểm lên tới 6000 km. Kỳ lạ hơn nữa là ngay cả chiếc xe của cặp vợ chồng tiến sĩ cũng xuất hiện tại lãnh sự quán Argentina tại Mexico. Trưởng lãnh sự quán ở đó xác nhận, vào ngày 3 tháng 6 vợ chồng tiến sĩ Dahl quả thực đã ở đó.
Theo tiến sĩ Dahl kể lại, khi họ lái xe rời khỏi thành phố Chascomus không lâu, vào khoảng 12 giờ 10 phút đêm, phía trước xe bất ngờ xuất hiện một màn sương trắng, bỗng chốc bao vây chiếc xe lại. Họ lập tức phanh gấp, và rất nhanh chóng trở nên mất tri giác. Khi họ tỉnh giấc thì trời cũng đã sáng, cảnh tượng bên ngoài cửa sổ xe không giống chút nào so với vùng đồng bằng ở Argentina. Sau khi xuống xe tìm hiểu, họ thấy mình đang ở Mexico. Hai vợ chồng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, liền chạy tới lãnh sự quán Argentina để xin được giúp đỡ, họ phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay đã dừng lại đúng vào thời khắc họ bất tỉnh –12 giờ 10 phút, còn lúc họ bước vào lãnh sự quán đã là ngày 3 tháng 6
Khinh khí cầu xuất hiện trở lại sau 36 năm
Năm 1954, trong một cuộc đua khinh khí cầu, Harry Logan và Derek Norton ngồi trong một khinh khí cầu bay qua tam giác quỷ Bermuda đã biến mất một cách thần bí. Đến mùa xuân năm 1990, trong một cuộc thi đấu khinh khí cầu ở Cuba, chiếc khinh khí cầu đã mất tích 36 năm trước, đột nhiên xuất hiện. Người Cuba khi ấy còn cho rằng nó là vũ khí bí mật của Mỹ.
Logan và Norton cho biết, khi hai ông đang tham gia một cuộc thi đấu khinh khí cầu vào năm 1954 tại San Juan Puerto Rico, bỗng thấy khắp người đau nhức như bị kim châm, giống như thể có một dòng điện nhẹ chạy qua cơ thể vậy, sau đó họ cảm thấy một cơn đau kịch liệt. Tất cả mọi thứ xung quanh, bao gồm cả bầu trời và đại dương đều chuyển sang màu đỏ, sư việc tiếp theo mà họ biết là có một chiếc máy bay chiến đấu theo dõi khinh khí cầu, ra lệnh cho họ hạ xuống.
Chuyên gia chuyên nghiên cứu các hiện tượng siêu tự nhiên tại Chicago là Calvin Callaway, cùng một số người, xác nhận chiếc khinh khí cầu đã bị tam giác quỷ Bermuda hút vào. Những gì Logan và Norton đã trải qua có vẻ như chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, vậy mà ở trên Trái đất đã trải qua 36 năm rồi.
Những sự kiện xuyên việt thời không khác trong lịch sử cùng các sự kiện các con tàu và máy bay biến mất một cách thần bí tại tam giác quỷ Bermuda, và phát minh dịch chuyển tức thời trong thí nghiệm Philadelphia, cho tới bài báo cáo về hiện tượng “đường hầm thời gian” ngày 23 tháng 5 năm 2013 v.v ….
Những hiện tượng xuyên việt thời không xảy ra ở những nơi ấy, liệu có phải là lối vào của các wormhole?
Giáo sư Longboat Key cho biết, trong thế giới vật chất tại địa cầu này, sự tiến nhập vào “đường hầm thời gian” đồng nghĩa với việc biến mất một cách bí ẩn; và việc từ “đường hầm thời gian” đi ra, có nghĩa là sự tái hiện bí ẩn. Vì thời gian trong “đường hầm thời gian” có thể tương đối tĩnh, do đó việc mất tích mấy chục năm cũng chỉ giống như một ngày hay nửa ngày.
Cảm giác sai về thời gian: quá khứ, hiện tại và thời gian là đồng thời tồn tại
Trung Quốc có một câu nói cổ rằng “một ngày ở trên trời, ngàn năm dưới mặt đất”, xuất phát từ câu chuyện về “Lạn Kha Sơn”. Đông Tấn Ngu Hỉ trong “Chí Lâm” có ghi:
“Tại núi Tín An có một động đá, Vương Chất vào trong nhìn thấy hai cậu bé đang chơi cờ, liền đứng xem. Ván cờ chưa kết thúc, nhìn thấy thế cờ đã đi vào tàn cuộc, bèn quay trở ra, thì thấy làng quê đã biến đổi hoàn toàn. Những câu chuyện tương tự như vậy trong các tác phẩm cổ thư khác như “Tấn Thư”, “Thủy Kinh Chú”, “Thuật Dị Ký”, “Động Tiên Truyền” đều có ghi chép, điều này cho thấy người thời đó cũng đã trải nghiệm qua việc xuyên việt thời không , và với sự sai biệt thời gian giữa các không gian khác nhau.
Einstein nói:
“Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai mà con người nhìn nhận chỉ là một sự trì hoãn tồn tại một cách ảo tưởng, thời gian không chỉ như chúng ta nhìn thấy, nó không chỉ chuyển động theo một hướng, mà hiện tại, quá khứ và tương lai là đồng thời tồn tại. “
Giáo sư Đại học Columbia về vật lý và toán học, nhà vật lý lý thuyết Brian Greene, đã làm một chủ đề diễn thuyết mang tên “Ảo tưởng về thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại”, trong đó nói rằng chúng ta thông thường đều đã có sự hiểu lầm về thời gian.
Bài diễn thuyết nói rằng toàn thể vũ trụ giống như một ổ bánh mì lớn. Mỗi một điểm thời gian độc lập giống như từng lát cắt bánh mỳ đồng thời tồn tại trong một miếng bánh mì. Quá khứ không hề biến mất, và tương lai đã tồn tại ở một nơi nào đó. Toàn bộ vũ trụ là một cấu trúc thông tin thời không lập thể (Hologram). Mỗi thời gian, không gian tồn tại những tín tức khác nhau, và đồng thời tồn tại trong vũ trụ.
Video:
Các nhà khoa học khẳng định vũ trụ ba chiều của chúng ta phản ánh tình hình vật thể tồn tại trong các không gian.
https://www.youtube.com/watch?v=YGAo5uLCPio
Phụ trách biên tập: Y Bình
Chia sẻ bài viết này
khieman
01-08-2016, 04:12 PM
.
Tuan Du (https://www.facebook.com/tuan.du.5623) added 2 new photos (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972) — with Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1).
December 15, 2014 (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972) ·
Một góc làm việc của Sư Tỷ
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-ash2/v/t1.0-0/s480x480/10801520_10202092333789911_9105675805290692583_n.j pg?oh=c1ea3a7bab44ec65ae3d094c19c47e44&oe=5714470B
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333789911&set=pcb.10202092336229972&type=3)https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-frc3/v/t1.0-0/s480x480/10277717_10202092333509904_3932712753648081342_n.j pg?oh=9f8525c46783ba8005895600f2b4d003&oe=56FE8726
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=pcb.10202092336229972&type=3)
Like CommentShare (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
You, Truong Thinh (https://www.facebook.com/ba.thinh.9?hc_location=ufi), Bach-Tuyet Tran (https://www.facebook.com/profile.php?id=100009142612667&hc_location=ufi), Minh Trinh (https://www.facebook.com/minh.trinh.1428?hc_location=ufi) and 12 others (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202092336229972&actorid=1834459112) like this.
17 comments
4 shares (https://www.facebook.com/shares/view?id=10202092336229972)
Comments
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Cảm ơn hiền đệ, nhiếp ảnh gia hành nghề tuyệt quá, mỗi tội nhà bừa bộn tùm lum ...hiền đệ ơi ......
December 15, 2014 at 4:31pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202093823867162&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xaf1/v/t1.0-1/c170.50.621.621/s32x32/480205_603719419648343_1582531608_n.jpg?oh=ba9fe64 29dfa8cd037ec80a8793a4519&oe=570E8DA4 (https://www.facebook.com/canh.bui.35?fref=ufi)
Canh Bui (https://www.facebook.com/canh.bui.35?fref=ufi) Chao chi, Mong chi an lanh mai mai
December 15, 2014 at 8:35pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094592006365&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Xin cảm ơn thày Cảnh, tôi nhớ võ đường lắm mà không biết kiếp này còn có dịp thọ giáo thày nữa không ...KÍnh chúc thày vạn an...
December 15, 2014 at 8:53pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094634087417&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xtp1/v/t1.0-1/p32x32/12003987_10200834915712771_5466527581534313690_n.j pg?oh=1f810793939bd0e439b593edd9e7ec56&oe=5741C25D (https://www.facebook.com/nhat.tuan1?fref=ufi)
Nhat Tuan (https://www.facebook.com/nhat.tuan1?fref=ufi) Nom như phòng điều hành của NASA...hi hi
December 15, 2014 at 9:11pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094684088667&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202094684088667)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Ông nhà văn chọc quê tui hả ... haha ...
December 15, 2014 at 9:12pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094685168694&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Phòng điều hành của BAGIA đấy ông nhà văn ơi ...
December 15, 2014 at 9:14pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094689568804&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xtp1/v/t1.0-1/p32x32/12316246_979400175466058_6128500376075311798_n.jpg ?oh=3c0760cbd0039bff33e65b7fac207494&oe=5712E603 (https://www.facebook.com/thanh.ngatran.5454?fref=ufi)
Thanh Nga Trần (https://www.facebook.com/thanh.ngatran.5454?fref=ufi) Thật đáng ngưỡng mộ........
December 15, 2014 at 9:16pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202094693648906&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202094693648906)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xap1/v/t1.0-1/p32x32/10409204_10201157413537489_9086302266021715311_n.j pg?oh=646022829114decf79f83c75e90c88d2&oe=57408C6A (https://www.facebook.com/tuan.du.5623?fref=ufi)
Tuan Du (https://www.facebook.com/tuan.du.5623?fref=ufi) Nơi này là cả một kho tàng về Phật Học
kính phục nhất là sức làm việc của Sư Tỷ,
nhanh nhẹn quyết đoán như một cô gái tràn đầy tuổi xuân
Nam mô a di đà Phật
December 17, 2014 at 6:20am (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202099392726380&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R8%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202099392726380)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xfp1/v/t1.0-1/c5.0.32.32/p32x32/10484729_601091110007330_6368205586719427642_n.jpg ?oh=f29424eaf26bf0b19bb9a698f50c81ee&oe=56FD3873 (https://www.facebook.com/ngahang.nguyen.5?fref=ufi)
Ngahang Nguyen (https://www.facebook.com/ngahang.nguyen.5?fref=ufi) Cho em ké một ...góc nha Sư tỷ !hi...hi...
December 17, 2014 at 7:07pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202101763145639&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R7%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202101763145639)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xaf1/v/t1.0-1/c170.50.621.621/s32x32/480205_603719419648343_1582531608_n.jpg?oh=ba9fe64 29dfa8cd037ec80a8793a4519&oe=570E8DA4 (https://www.facebook.com/canh.bui.35?fref=ufi)
Canh Bui (https://www.facebook.com/canh.bui.35?fref=ufi) Chuc chi suc khoe,an lanh trong cuoc song
December 18, 2014 at 5:07pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202105656082960&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R6%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202105656082960)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) To Tuan Du: Ôi trời, hiền đê không ngán bà con cười "chị hát em khen hay" sao, tui đã nói đây là phòng điều hành của BÀ GIÀ mà, trên bàn có mấy chai thuốc trị đau xương đấy thôi ... hihi ..
December 18, 2014 at 5:15pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202105692203863&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R5%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202105692203863)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Cảm ơn thày Cảnh, bữa nào tôi sẽ nhờ các cháu cho quá giang ra võ đường thăm quý thày và sư muội của tôi. Kính chúc thày vạn an...
December 18, 2014 at 5:25pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202105713484395&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R4%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202105713484395)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xap1/v/t1.0-1/p32x32/10409204_10201157413537489_9086302266021715311_n.j pg?oh=646022829114decf79f83c75e90c88d2&oe=57408C6A (https://www.facebook.com/tuan.du.5623?fref=ufi)
Tuan Du (https://www.facebook.com/tuan.du.5623?fref=ufi) Ai cười, tuổi trẻ như Tỷ mà còn lướt Net để tìm hiểu và giúp đỡ mọi người là rất hiếm, Đệ đếm trên đầu ngón tay.
Mong rằng Tỷ càng ngày càng trẻ ra, và gia tăng tốc độ trên net, hihi
December 19, 2014 at 5:12am (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202107582971131&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R3%22%7D) · Unlike (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 2 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202107582971131)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Rất cảm ơn lời chúc lành của hiền đệ ...hihi ...
December 19, 2014 at 9:10am (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202108408231762&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R2%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202108408231762)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xal1/v/t1.0-1/p32x32/10620713_10208332744014986_8401035603154506605_n.j pg?oh=0ac8de894180ad2cdc711da048bc5909&oe=57454854 (https://www.facebook.com/minh.trinh.1428?fref=ufi)
Minh Trinh (https://www.facebook.com/minh.trinh.1428?fref=ufi) Trời ơi, chị Hienchanh Tran quen biết toàn những sư phụ lão thành không hà ... em hẹn chị 1 buổi gặp gỡ ngày 7/1 này nhé ... nhà chị còn chỗ cho vợ chồng em tá túc không ?
December 19, 2014 at 11:36am (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202108780961080&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R1%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Vợ chồng Hồng Hà và ái nữ đã ''dừng bước giang hồ'' mấy ngày tại nhà chị. Nếu hai em không chê "quá tệ xá" thì chị rất hoan nghênh hai em...
December 19, 2014 at 4:27pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202109584701173&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R0%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202109584701173)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) To Ngahang Nguyen : Mời mãi mà Sí Mụi chẳng thèm qua, còn giả bộ ... huhu ...
December 19, 2014 at 6:11pm (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?comment_id=10202109897028981&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R%22%7D) · Like (https://www.facebook.com/tuan.du.5623/posts/10202092336229972?notif_t=like_tagged#)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9
Write a comment...
Comments
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xtf1/v/t1.0-1/p32x32/10584083_921894104524851_9149457031301900747_n.jpg ?oh=001b28ac133c40aa6fe4f9ed3c16879e&oe=574A1BF2 (https://www.facebook.com/chuly.tran.5?fref=ufi)
Chuly Tran (https://www.facebook.com/chuly.tran.5?fref=ufi) Kính tặng bác.
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpl1/v/t1.0-0/p235x165/11108843_827286257318970_6664012851597432257_n.jpg ?oh=4d37f099d997b6ee3c7b101d86682573&oe=57050991
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=827286257318970&set=p.827286257318970&type=3)
Like (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=pcb.10202092336229972&type=3&theater#) · Reply (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=pcb.10202092336229972&type=3&theater#) · 1 (https://www.facebook.com/browse/likes?id=10202890183495655) · May 18, 2015 at 5:46pm (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=a.4832677634867.1073741826.1834459112&type=3&comment_id=10202890183495655&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R1%22%7D)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xfa1/v/t1.0-1/c9.0.32.32/p32x32/10354686_10150004552801856_220367501106153455_n.jp g?oh=2b9e11c05df64ab7a23f8f7d8b8900b3&oe=570F63E4 (https://www.facebook.com/bui.truc.50?fref=ufi)
Bui Truc (https://www.facebook.com/bui.truc.50?fref=ufi) Em cang biet cang kinh trong chi .
Like (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=pcb.10202092336229972&type=3&theater#) · Reply (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=pcb.10202092336229972&type=3&theater#) · 10 hrs (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202092333509904&set=a.4832677634867.1073741826.1834459112&type=3&comment_id=10203969074707261&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R0%22%7D)
https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/hprofile-xat1/v/t1.0-1/p32x32/11178297_863640580376032_4894317451182662380_n.jpg ?oh=4de0c8ed66a9ef631b7a7bef067e4b51&oe=570F23A9 (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1)
Hienchanh Tran (https://www.facebook.com/hienchanh.tran.1) Xin đa tạ chú ạ....
khieman
10-30-2016, 01:58 AM
.
HÀ-NỘI: Hoài Niệm Một Thời Chưa Cộng Sản
Trần Nhật Kim
(https://travel.com.vn/Images/tour/tfd_20150707_Ha%20noi%201.jpg)https://travel.com.vn/Images/tour/tfd_20150707_Ha%20noi%201.jpg (https://travel.com.vn/Images/tour/tfd_20150707_Ha%20noi%201.jpg)
Chúng tôi quyết định về thăm nhà khi cô em tôi cho hay sức khoẻ không mấy khả quan của mẹ tôi.
Tôi lấy vé đi Hà Nội bằng chuyến bay của hãng Hàng Không Cathay Pacific theo lộ trình: khởi hành từ Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) tới phi trường Frankfurst (Đức). Sau một giờ đồng hồ chờ tại phòng đợi của sân bay, chúng tôi bay tiếp tới Hong Kong. Từ Hong Kong chúng tôi đổi chuyến bay đi Hà Nội và sau đó lấy chuyến bay đi Saigon.
Chúng tôi ghé phi trường Hong Kong đã 6 tiếng đồng hồ để chờ chuyến bay đi Hà Nội. Theo thống kê, phi trường Hong Kong là một trong những phi trường bận rộn nhất thế giới, cách 7 phút lại có một chuyến bay cất cánh. Thành phố này vừa trả lại cho Trung Hoa vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, mới cách đây 5 tháng.
Trước thời gian đổi chủ, nhà nước Trung Hoa cộng sản đã đoan chắc vùng đất này sẽ được hưởng quy chế “một quốc gia có hai chế độ hành chánh riêng biệt”. Nhưng giờ phút này, người dân Hong Kong vẫn không mấy tin tưởng vào lời hứa của chế độ mới, mà cách đây không lâu, khu vực này được mệnh danh là một nơi có đời sống lý tưởng nhất. Trục nối Hong Kong – Saigon – Singapore đã mang đến cho những vùng đất này một sự phát triển đặc biệt cả về kinh tế và văn hóa.
Theo tài liệu về Hong Kong, Jorge A1lvares, người Bồ Đào Nha đầu tiên đến khu vực Hong Kong năm 1513. Sau đó các thương gia Bồ Đào Nha bắt đầu tới buôn bán ở miền Nam Trung Hoa và xây dựng công sự tại Đồn Môn. Do các cuộc xung đột quân sự giữa Trung Hoa và Bồ Đào Nha, khiến người Bồ Đào Nha bị trục xuất. Năm 1685, vua Khang Hy cho mở cửa giao dịch hạn chế với người ngoại quốc bắt đầu từ Quảng Châu.
Năm 1839, chiến tranh Nha Phiến xẩy ra giữa Đại Thanh và Anh quốc. Đảo Hong Kong bị Anh chiếm vào ngày 20-1-1841và theo thỏa ước Xuyên Tị để thực hiện cuộc ngưng bắn, Trung Hoa đã nhượng Hong Kong cho nước Anh. Đến ngày 29-8-1842, Hong Kong mới chính thức nhượng cho nước Anh theo điều ước Nam Kinh.
Dưới sự cai trị của người Anh, dân số Hong Kong từ 7.450 người Hán vào năm 1841,đã nhanh chóng tăng lên 115.000 người Hán và 8.754 người Âu vào năm 1870. Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định, nước Anh được quyền thuê đảo Lạn Đầu trong vòng 99 năm. Từ đó lãnh thổ Hong Kong không thay đổi, với diện tích 1.103 Km2.
Chiến tranh Thế giới lần thứ II xẩy ra. Nhật chiếm Hong Kong ngày 8-12-1941. Các lực lượng bảo hộ của Anh và Canada phải giao quyền kiểm soát Hong Kong cho Nhật vào ngày 25-12-1941. Dưới quyền kiểm soát của Nhật, nạn đói hoành hành vì thiếu lương thực. Sau khi Nhật bại trận năm 1945, dân số Hong Kong chỉ còn 600.000 người.
Sau Thế chiến II, kinh tế Hong Kong phát triển nhanh chóng. Người Trung quốc rời khỏi lục địa xin tị nạn tại Hong Kong để tránh nội chiến đang xẩy ra. Sau khi Trung quốc trở thành Cộng hòa Nhân dân Trung hoa vào năm 1949, nhiều người dân lục địa nhập cư Hong Kong vì sợ Trung cộng ngược đãi.
Việc chuyển giao chủ quyền Hong Kong cho Trung quốc được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997. Khoảng 10% dân số Hong Kong đã di dân tới các quốc gia khác trước ngày trao trả vì không muốn sống dưới chế độ cộng sản.
Sau thời gian đổi chủ, người Hong Kong vẫn quen với nếp sống cũ, do ảnh hưởng sâu đậm của 99 năm trong không khí tự do dân chủ, họ không chịu gò bó dưới sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản. Đảng và nhà nước CS Trung hoa phải miễn cưỡng để người dân Hong Kong sống theo ý họ. Vì đây là cửa ngõ kinh tế giao tiếp với các nước trên thế giới. Nó sẽ vực dậy một nước Trung hoa nghèo đói hay sẽ là một ngòi nổ lảm suy sụp chế độ cộng sản của quốc gia này.
Thiên An Môn vẫn là một ám ảnh đe dọa cho nếp sống vốn êm đềm ở đây, mà cách đây không lâu, hàng ngàn người tay cầm nến thắp sáng các con phố, bước âm thầm trong bóng đêm, để tưởng nhớ các tấm gương kiêu hùng đã gục ngã trước lằn đạn, dưới lớp xích sắt của đoàn xe thiết giáp tại quảng trường Thiên An Môn ngày nào. Những hành động này chứng tỏ sự quyết tâm cho khát vọng tự do dân chủ, mà cũng là lời cảnh cáo của người dân Hong Kong đối với chế độ cộng sản.
(http://www.phathoc.net/UserImages/2010/10/08/1/imageview_aspx_thumbnailid_452423_jpg.jpg)http://www.phathoc.net/UserImages/2010/10/08/1/imageview_aspx_thumbnailid_452423_jpg.jpg (http://www.phathoc.net/UserImages/2010/10/08/1/imageview_aspx_thumbnailid_452423_jpg.jpg)
Đến giờ khởi hành, hành khách lần lượt lên tầu…
Tôi yên lòng khi rời Hong Kong trên chiếc máy bay Air Bus trông còn mới của hãng Hàng Không Việt Nam, ít nhiều khác với tâm trạng của tôi khi xa Sài Gòn vào năm 1984, trên chiếc máy bay “TU” sản xuất tại Nga Sô, đường bay Sài Gòn – Bangkok.
Mọi người đã yên vị. Phi cơ rời phi đạo, bay cao mãi, để lại phi trường Hong Kong nhỏ dần như một miệng giếng nằm gọn giữa rừng cao ốc chọc trời đang lẫn trong màn sương buổi sáng. Xa xa chân trời vừa ửng hồng, ánh vàng đang đổi mầu bóng đêm.
Tôi nghĩ đến thời gian sắp tới, liệu có gì xẩy ra cho tôi không. Thân nhân tôi cho hay không có gì phải lo ngại, nhưng những việc xẩy ra ở đây, theo những người mới ra đi cho hay, khiến tôi khó yên tâm. Tôi ở miền Bắc gần chục năm từ sau ngày 30 tháng 4 đen tối, đã di chuyển bất kể ngày đêm, từ trại tù này đến trại cải tạo khác, từ vùng Châu thổ sông Hồng đến miền núi rừng Việt Bắc. Vừa chán vừa sợ nên tôi không muốn trở lại những nơi đó nữa.
Nhiều người lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản Việt Nam về chính sách hai quốc tịch của người Việt đã nhập quốc tịch của quốc gia khác. Nếu vì lý do nào đó nhà nước CS muốn giữ lại, những người này được coi là người Việt vì quốc tịch gốc vẫn còn. Do đó, dù mang nặng tình cảm quyến luyến gia đình sau nhiều năm xa xứ, những người muốn về thăm quê vẫn ngần ngại, vì luật pháp của chế độ này thay đổi bất chợt.
Đặc biệt hơn nữa, những người có dự phần vào các hoạt động ở hải ngoại, như đòi dân chủ tự do cho người Việt trong nước, được cấp thông hành về thăm quê, nhưng khi đến phi trường Nội Bài của miền bắc hay Tân Sơn Nhất tại miền Nam, một số đã bị giữ lại. Nếu may mắn, sau một đêm ngụ tại khách sạn phi trường, ngày hôm sau bị đưa lên máy bay trở về nước cư trú. Trong trường hợp khác, thời gian ở phi trường sẽ kéo dài cho đến ngày hết hạn, đã gây thiệt hại cho người về thăm quê. Nhà nước cho hay họ thuộc thành phần tham gia các hoạt động gây bất lợi cho chế độ cộng sản.
Nhiều người có nhận xét, nếu biết họ là thành phần gây bất lợi cho chế độ, Tòa Đại sứ tại các quốc gia liên hệ, nên từ chối cấp giấy thông hành, vừa tránh thiệt hại vô lý cho người về thăm quê, mà cũng che dấu được phần nào bản chất vô luật pháp, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chế độ CS Hà Nội.
(http://giacngo.vn/UserImages/2010/10/06/1/imageview_aspx_thumbnailid_452422.jpg)http://giacngo.vn/UserImages/2010/10/06/1/imageview_aspx_thumbnailid_452422.jpg (http://giacngo.vn/UserImages/2010/10/06/1/imageview_aspx_thumbnailid_452422.jpg)
Trở lại chuyện cũ…
Tôi mừng rỡ khi thoát khỏi phòng cách ly của phi trường Tân Sơn Nhất vào năm 1984. Lòng tôi lâng lâng, cảm thấy không khí bên ngoài thoáng hơn không khí ngột ngạt ở trong kia, như trút bỏ được một phần gánh nặng, như tôi có cảm giác bước ra khỏi cổng trại tù cải tạo, dù rằng vào lúc đó, tôi mang cảm giác vừa thoát khỏi trại tù nhỏ để bước vào một trại tù lớn hơn, một nơi có vợ con tôi đang sống. Tôi đang trốn chạy khỏi quê hương yêu dấu của tôi để đến một nơi xa lạ, mà mọi người ở đây gọi đó là “Miền đất hứa.” Vợ chồng tôi nắm tay các con tôi theo đoàn người lên tầu. Hành trang của chúng tôi nhẹ tênh. Vì còn có gì để mà mang theo.
Hành khách đã yên vị. Động cơ được khởi động trước khi khởi hành. Tôi mong máy bay cất cánh càng sớm càng tốt, như mang nỗi sợ của cánh chim trên cành cây cong. Tôi hổ thẹn khi có ý nghĩ coi đây là một vùng đất nguy hiểm, đầy đe dọa bất trắc, mà không lâu trước đây, tại vùng đất thân yêu này, tôi đã sống những ngày vô cùng hạnh phúc. Tôi cảm thấy quá ích kỷ, vì trong giây phút chỉ nghĩ tới an nguy của cá nhân mình, mà quên đi số phận hẩm hiu của những người còn ở lại.
Bất chợt từ máy phóng thanh, một âm thanh giọng nữ nghe thật ấm dịu: “Xin hành khách có tên Nguyễn Văn Ba đến phòng hải quan có việc cần”. Một người đàn ông trạc tuổi tôi, vẻ mặt ngơ ngác, mang theo túi xách tay bước ra khỏi tầu. Khi máy bay cất cánh vẫn không thấy vị khách ấy trở lại.
Trán tôi đổ mồ hôi khi nghe máy gọi. Vợ tôi lặng lẽ nắm tay tôi thầm chia xẻ với tôi niềm ưu tư lo lắng. Trước khi đi tôi đã nghe nhiều chuyện như thế này. Những vụ vì không biết phải trái với địa phương, người ra đi bị giữ lại sau khi hoàn tất thủ tục lên tầu.
Về phần tôi, khi từ trại tù cải tạo trở về, tôi luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Đám công an khu vực vẫn theo rõi, quan sát tôi từng bước không kể hàng tháng phải trình diện phường khóm, và hàng tuần phải có mặt tại các buổi họp khu phố để nghe đọc về thành quả cách mạng dưới tài lãnh đạo ưu việt của đảng và nhà nước CS. Tôi nghe đã chán tai, vì đây là những thứ đã được lập lại như một máy thu băng dưới tên “học tập”, nên trong suốt thời gian dài tại các trại tù cải tạo, tôi không có lấy một chữ vào đầu. Tôi phải có mặt các buổi học tập tại quận không ngoài mục đích điểm danh, vì nhân số mỗi ngày một ít do tình trạng vượt biên hay bị bắt trở lại trại tù cải tạo. Tôi có cảm tưởng mình đang sống trong một nhà tù, chỉ khác trại cải tạo ở chỗ tôi được gần gũi gia đình.
Khi có giấy xuất cảnh tôi cũng chẳng được yên thân, vì trước ngày đi sở công an thành phố có gửi “giấy mời làm việc”. Tôi không quên lời người công an nhấn mạnh nhiều lần: “Tôi lưu ý anh sang Mỹ đừng ồn ào. Anh nhớ còn thân nhân ở đây…” Gia đình tôi cả đêm với một ngày lo lắng khi tôi nhận được giấy mời. Tôi hiểu luật pháp bây giờ là thế, quyền sống con người ở đất nước này là thế và ý nghĩa “Tự Do” dưới chế độ này là thế…
(http://vietlandmarks.com/upload/5065476c5c780.jpg)http://vietlandmarks.com/upload/5065476c5c780.jpg (http://vietlandmarks.com/upload/5065476c5c780.jpg)
Quay sang nhà tôi, nàng tựa sát ghế ngồi, nhắm mắt như cố dỗ giấc ngủ sau thời gian dài vất vả đợi chờ tại phi trường, cũng như lo âu cho thời gian sắp tới.
Tôi lơ đãng nhìn qua khung cửa kính, ngoài trời nắng đã chan hòa, những giải mây trắng ngần như tấm thảm bông bồng bềnh lót dưới thân tầu. Tôi chợt mỉm cười, hình ảnh Hà Nội gợi nhớ trong tâm tư của tôi cả một thời tuổi trẻ, ở tuổi khi vừa biết yêu, bị “mê hoặc” bởi vẻ đẹp và giọng nói ngọt lịm của người con gái Bắc Hà. Có người cho rằng, người con gái Hà Nội có vẻ kênh kiệu, bề ngoài trong giao tiếp. Nhưng thực ra, đó chỉ là do ảnh hưởng của giáo dục gia đình về công, dung, ngôn, hạnh đã trở thành một nếp sống. Vì vậy, người con gái Hà Nội dịu dàng nhưng ý tứ, ánh mắt thân mật nhưng không sàm sỡ, tế nhị nhưng không gò bó trong cách giao tiếp hàng ngày.
Nét đẹp đặc biệt ấy của người con gái Hà Nội như được thiên nhiên ưu đãi thêm sắc hương diễm lệ. Nhất là vào mùa Xuân, mưa phùn giăng kín bầu trời như làn lụa mỏng đã tạo cho Hà Nội không khí ấm cúng, gần gũi và điểm tô cho người con gái Hà Nội nét óng ả vui tươi. Mưa nhẹ như những hạt bông bám trên mái tóc mây óng ả, vương trên bờ vai thon nhỏ, lăn dài trên các tà áo mầu…Mưa không thấm ướt đôi má, không làm hoen mầu son trên môi, chỉ lấp lánh trên rèm mi như những hạt châu muôn sắc.
Tôi không biết danh từ mưa phùn có từ bao giờ, diễn tả động tác nào, hay đó chỉ là những hạt nước nhỏ li ti, đan quyện vào nhau tạo thành một tấm màn mỏng như khói sương buổi sớm, phủ mờ Tháp Rùa và những tàng cây xung quanh hồ, tạo thành một bức tranh thủy mạc thiên nhiên mờ ảo. Vừa mang nét cổ kính, vừa đượm vẻ thơ mộng hữu tình.
Mưa phùn đẹp thật, nhất là mưa phùn trên thành phố Hà Nội. Những hạt mưa bé nhỏ mỏng manh đã làm xanh các chồi nhánh, làm mơn mởn các cánh hoa đào, làm lòng người thêm phấn khởi vào dịp Xuân về.
Người Hà Nội tự hào về nét thanh lịch trong nếp sống, qua lời ăn tiếng nói với ngôn ngữ chính xác, mẫu mực, không quen dùng danh từ thô tục. Luôn nhún mình, mềm mỏng mà không khoe khoang, biết tôn trọng mọi người.
Dù sau nhiều thăng trầm biến đổi, dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào, người Hà Nội vẫn giữ được nét hào hoa phong nhã. Điểm đặc biệt này được ca ngợi qua ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.”
Hà Nội có nhiều di tích cổ xưa. Theo truyền thuyết, năm 1009, khi Thái Tổ Lý Công Uẩn đi ngang qua thành Đại La, thấy nơi chân thành có một đám mây hình con rồng bay lên, Vua cho là điềm báo tốt nên đã dời đô về Đại La và cho đổi tên là thành Thăng Long vào năm 1010.
Vào đời nhà Trần, Thăng Long vẫn được tiếp tục mở rộng và phát triển. Đến đời nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng thứ 13 cho thành lập Tỉnh Hà Nội vào năm 1931. Tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức, Ứng Hòa, Lý Nhân và Thường Tín. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Ngày 1-10-1888, Vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng cho Pháp thành phố Hà Nội. Sau Hiệp Ước Patenotre, Tổng Thống Pháp, Sadi Carnot, ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Năm 1902 Hà Nội là Thủ phủ của Liên Bang Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Mên).
Hà Nội nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng, còn gọi là Nhị Hà, vì trước khi tới Hà Nội sông Hồng tách ra một nhánh nhỏ chẩy tới tỉnh Hải Dương mang tên sông Đuống. Từ đây, Hà Nội ngày một mở mang, trong đó phải kể tới khu “phố Cổ Hà Nội”, xây dựng từ cuối thế kỷ XIX sang nửa thế kỷ XX. Hà Nội trở lên sầm uất hơn, trung tâm thành phố được mở rộng. Các ao, hồ, đầm dần dần bị lấp kín để phát triển thành phố, hầu đáp ứng dân số ngày một gia tăng.
“Hà Nội ba mươi sáu phố phường” là biểu tượng của khu phố Cổ, được giới hạn về phía Bắc bởi đường Hàng Đậu, phía Tây là đường Phùng Hưng, phiá Đông là đường Trần Nhật Duật và đường Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng. Khi xưa, “khu vực 36 phố phường” có nhiều ao hồ. Khu này được bao bọc bởi sông Tô Lịch ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và Hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Vào thế kỷ XV, khu Kinh Thành Thăng Long gọi là Phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường.
Theo sử cũ, vào thời Nhà Lê, Thăng Long còn gọi là Phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện có 18 Phường. Phường là tổ chức theo nghề nghiệp, chỉ dùng riêng cho kinh thành Thăng Long, tương đương với Xã của nông thôn.
“Phố” khác với Phường. Phường là một khu vực hành chánh, còn Phố là một chỗ bán hàng, nơi bầy hàng, (cũng có nghĩa là cửa hàng cửa hiệu), nằm sát nhau thành một dẫy.
“Hàng” chỉ là tên gọi của các cửa hiệu bầy bán một mặt hàng giống nhau nằm sát nhau trong một khu phố (Hàng đào, Hàng đường…) Sau bao nhiêu thay đổi, có nhiều phố nguyên là tên Hàng đã mang tên mới như: Hàng Cỏ đổi thành phố Trần Hưng Đạo, Hàng Đẫy là Nguyễn Thái Học…
Sau khi Pháp chiếm Hà Nội, khu Phố Cổ có nhiều thay đổi, các con đường được chỉnh trang , có hệ thống thoát nước, nhà cửa hai bên đường được xây gạch, lợp ngói. Mở mang các khu buôn bán như chợ Đồng Xuân…Kể từ năm 1945 đến 1985, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được cư ngụ tại Phố Cổ. Mỗi căn nhà có hai, ba gia đình. Nhân số trong mỗi gia đình cũng tăng, khiến Phổ Cổ ngày càng đông. Kể từ năm 1960 đến1983, khu Phố Cổ vốn là nơi buôn bán sầm uất trước kia, đã trở thành khu dân cư thuộc các gia đình cán bộ.
Như vậy, chỉ “Kinh Thành Thăng Long” thời Nhà Lê mới có 36 Phường. Còn “Hà Nội 36 Phố Phường” mà chúng ta gọi hiện tại chỉ là một danh xưng không có trong thực tế.
Trong tác phẩm “Việt Nam thi văn hợp tuyển” của ông Dương Quảng Hàm có ghi những câu ca dao về 36 phố ở Hà Nội:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Những Đền đài Lăng miếu có từ thời dựng nước, khiến hình ảnh của Hà Nội đã đậm nét trong tâm tư mỗi người, nhất là Hồ Hoàn Kiếm với Tháp Rùa.
Về địa lý, Hồ Hoàn Kiếm nằm theo hướng Bắc Nam, song song với sông Hồng và cách sông Hồng gần một cây số. Theo sử lược, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện từ Thế kỷ 15 với truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. Theo bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu của sông Hồng chẩy qua vị trí các phố Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường kiệt, Hàng Chuối trước khi chẩy vào nhánh chính của sông Hồng.
Đến thời Lê Trung Hưng, Thế kỷ 16, Chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long. Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng dùng làm nơi duyệt quân thủy chiến. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy quân, còn hồ Hữu Vọng là hồ Hoàn Kiếm. Năm 1884, chính quyền Bảo Hộ Pháp cho lấp hồ Thủy quân để mở mang Hà Nội.
Ngoài Tháp Rùa nằm ở trung tâm của hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng vào khoảng giữa năm 1884 đến tháng 6-1886, còn có các di tích khác bao quanh hồ như:
Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc (1) nằm về phía Bắc, do nhà từ thiện tên Tín Trai lập ra nằm trên nền cung Thụy Khánh. Đền Ngọc Sơn có tên là Tượng Nhĩ, sau đó vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đền Ngọc sơn thờ thần Văn Xương, hiện thân của văn chương, khoa cử. Đền cũng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo,vị anh hùng của dân tộc.
(http://disanxanh.cinet.vn/userfiles/image/2012/den-ngoc-son-8.jpg)http://disanxanh.cinet.vn/userfiles/image/2012/den-ngoc-son-8.jpg (http://disanxanh.cinet.vn/userfiles/image/2012/den-ngoc-son-8.jpg)
Ngoài Đền Ngọc Sơn còn có nhiều nơi mang dấu ấn lịch sử, trong đó phải kể là Cầu Thê Húc xây dựng năm 1865, mang ý nghĩa “một nơi chan hòa ánh sáng mặt trời buổi sáng”. Kế đến là “Tháp Bút” gồm 5 tầng xây dựng vào năm 1865, nằm về hướng Đông Bắc của hồ. Trên đỉnh tượng trưng cho một ngòi bút hướng lên trời. Phần thân tháp có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Tầng thứ ba có khắc bài “Tháp Bút Chí”. Gần Tháp Bút có “Đài Nghiên” cũng được xây dựng cùng thời với Tháp Bút. Ba chân kê Nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân Nghiên có khắc một bài “Minh”, gồm 64 chữ Hán.
Trên bờ phía Đông của hồ có “Tháp Hòa Phong”, là di vật còn lại của chùa “Báo Ân” (Chùa bị phá bỏ vào năm 1898). Tháp gồm ba tầng, các cửa hướng về bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều có ghi: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hòa Phong tháp và Báo Thiên tháp. Tầng tháp dưới đáy cao và lớn hơn hai tầng trên. Bốn mặt của tầng thứ hai có hình Bát quái. Tầng ngọn Tháp có chữ “Hòa Phong Tháp.”
(http://tourdulich.org.vn/wp-content/uploads/2013/11/Ho-Hoan-Kiem-Ha-Noi.jpg)http://tourdulich.org.vn/wp-content/uploads/2013/11/Ho-Hoan-Kiem-Ha-Noi.jpg (http://tourdulich.org.vn/wp-content/uploads/2013/11/Ho-Hoan-Kiem-Ha-Noi.jpg)
Trên bờ phía Đông Bắc của hồ có Đền Bà Kiệu xây dựng từ thời Lê Trung Hưng. Do việc mở đường nên Đền chia làm hai: Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền nằm phía bên kia con đường. Đền Bà Kiệu thờ ba vị nữ thần: Liễn Hạnh Công Chúa, Đệ Nhị Ngọc Nữ và Đệ Tam Ngọc Nữ.
Về bờ phía Tây có Đền thờ vua Lê, sát với đình Nam Hương. Tượng Vua Lê đứng trên bệ cao, tay cầm kiếm như phóng xuống hồ.
Các di tích lịch sử ấy đã tạo cho Hà Nội nét hào hùng, giữ được bản chất dân tộc Việt sau hàng ngàn năm bị đô hộ, đồng hóa. Những hình ảnh này luôn nhắc nhở con dân nước Việt phải một lòng bảo toàn đất Tổ trước họa ngoại xâm.
Phong cách và nếp sống hài hòa của người dân, đã mang đến cho Hà Nội một sắc thái riêng biệt. Từ nét đặc biệt của giọng nói ấy đã toát ra những âm điệu trong sáng mà thanh tao, nhẹ nhàng mà quyến rũ. Mà chỉ những ai sinh ra và lớn lên tại thành phố này mới giữ được âm hưởng đó, tiếp nối kế thừa như một dòng chảy từ nhiều đời trước. Sau những biến chuyển của xã hội vào năm 1954, “Tiếng Hà Nội” đã theo bước chân người Hà Nội dàn trải tới các nơi trên thế giới. Mặc dù xa quê hương, nhưng người con Hà Nội vẫn giữ được phong thái cũ.
Như vậy, do phong thổ và mạch nước uống đã tạo cho Hà Nội nét đặc biệt trong giọng nói “Thành thị” khác hẳn với các vùng khác, dù ở sát bên. Theo lịch sử, “kinh thành Thăng Long” là vượng địa, được Vua Lý Thái Tổ dời đô về đây vào năm 1009. Một vùng đất bao bọc bởi 3 con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô Lịch ở phía Bắc và sông Kim Ngưu ở phía Nam.
Sông Kim Ngưu ít khi được nhắc tới, trước kia là một phân lưu của sông Tô Lịch, từ Ô Cầu Giấy chảy theo hướng Tây-Đông tới Đội Cấn, khi tới Ô Thụy Chương (Thụy Khê) chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, Kim Liên, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác, Yên Sở rồi hợp lưu trở lại. (2)
Nhiều người thiết tha với Hà Nội đã phải lên tiếng vì sự thay đổi trong giọng nói của Người Hà Nội bây giờ. Đành rằng, Hà Nội là vùng đất của dân tứ chiếng, nơi kết hợp sắc thái của mọi thành phần dân chúng tới vùng đất này sinh sống, là nơi hội tụ văn hóa, đã tạo cho Hà Nội nét đặc biệt về ngôn ngữ. Giọng nói của Hà Nội vẫn không thay đổi dù 1.000 năm bị Tầu đô hộ và 100 năm dưới sự thống trị của Thực dân Pháp.
Bản chất của ngôn ngữ luôn gắn liền với hiện tượng xã hội. Theo thống kê, vào thập niên 1940, dân số thành phố Hà Nội là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954, khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội, dân số thành phố giảm xuống chỉ còn 53.000 người trên một diện tích 152 Km2. Đến năm 1961, thành phố được mở rộng diện tích lên tới 584 Km2 với dân số 91.000 người.
Nhìn vào con số sai biệt về dân số trên, chúng ta nhận ra vào thời điểm này, nhiều người đã rời Hà Nội ra ngoại quốc hay theo đoàn người di cư vào miền Nam sau ngày chia đôi đất nước, khiến người Hà Nội gốc không còn nhiều như trước. Những người Hà Nội vì nặng gánh gia đình còn ở lại, dù đã từng tham gia Việt Minh, cũng đành ngậm miệng trước bạo lực để sống vì họ thuộc thành phần trí thức tư sản, không được trọng dụng khi “cách mạng” thành công.
Nhưng đó có phải là lý do chính để mất giọng Hà Nội? Hay vào thời gian này số gia đình cán bộ từ các tỉnh Thanh-Nghệ đã nhập cư Hà Nội, nhận nhiệm vụ giáo dục lớp trẻ, uốn nắn cả tinh thần lẫn nếp sống mới, nên giọng Hà Nội đã biến đổi, không còn như trước kia.
Hình ảnh của Hà Nội níu kéo tôi mãi trong suốt 20 năm xa cách, từ ngày đất nước chia đôi năm 1954 đến ngày miền Nam bị chiếm đoạt vào ngày 30-4-1975. Những kỷ niệm, những thắng cảnh đậm nét trong lòng người Hà Nội, thấm đượm trong tâm hồn mỗi người đã từng sống, đã lớn lên ở vùng đất yêu thương này. Tôi ấp ủ nét đẹp Hà Nội thanh bình, một nếp sống hài hòa của thời niên thiếu, được điểm tô qua áng văn của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam trong Tự Văn Đoàn.
Hà Nội với vóc dáng cổ xưa trở lên duyên dáng, dù các con phố có nhỏ hẹp, nhưng tự nó có trật tự và điểm tô bằng thứ tình cảm gần gũi, ấm cúng mà phải ở một thời gian đủ lâu mới tìm thấy cái cảm giác yêu thương, quen thuộc không thể thiếu đó. Vì thế, đi xa vẫn nhớ.
Tôi chợt nhớ tới thiên phóng sự “Một ngày ở Hà Nội” của Thiếu Tá Phạm Huấn, một nhà báo quân đội kỳ cựu của VNCH, đã cùng Thiếu Tá Đinh Công Chất và Thiếu Úy Dương Phục, thành viên của Ban Liên hợp quân sự 4 bên, đã “ghé thăm” Hà Nội nhân dịp quan sát vụ trao trả tù binh Mỹ vào ngày 18-2-1973. Hành trình của cuộc “viếng thăm” này và những gì “mắt thấy tai nghe” đã được Đài Saigon truyền đi vào tối ngày 19-2-1973.
Trong buổi mạn đàm, Thiếu Tá Phạm Huấn tâm sự, đối với những người khác thì trong chuyến đi này người ta có thể nói là ra Bắc hay ra Hà Nội, nhưng đối với ông, một người từng sống ở Hà Nội nhiều năm, thì gọi đó là một chuyến trở về Hà Nội. Ông cho hay, những đường phố chính mà trước kia rất sang trọng như đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Gia Long, Tràng Tiền, khu chung quanh hồ Hoàn Kiếm…thì còn nguyên vẹn, nhưng còn các phố khác của thủ đô Hà Nội bây giờ tiêu điều xơ xác quá. Không có một kiến trúc nào đặc biệt so với năm 1954. Hà Nội trông tiêu điều, nhưng không ngờ sự thay đổi đến quá sức tưởng tượng như ông nghĩ.
Khu trung tâm thành phố như Gia Long, Tràng Tiền…nhà cửa trông rất cũ kỹ, như đã 10, 15 năm không được quét vôi lại. Cầu Thê Húc không có mầu sắc gì, cũ kỹ theo thời gian. Điểm nổi bật nhất ở hồ Hoàn kiếm không phải là Tháp Rùa mà là tấm bảng lớn sơn mầu đỏ chót với khẩu hiệu tuyên truyền…
Tôi miên man suy nghĩ, liệu những gì còn được giữ lại của một Hà Nội ngày xưa, một Hà Nội chưa bị đổi đời.
Tiếng cô tiếp viên kéo tôi trở lại thực tế. Nhà tôi thức giấc. Chúng tôi cài giây an tòan, chỉ còn mươi phút nữa là tới sân bay Nội Bài, cách Hà Nội 40 cây số. Máy bay hạ cánh thấp dần. Nhà tôi nghiêng người gần ô cửa kính. Khung cảnh phía dưới mỗi lúc một rõ qua làn khói mỏng. Giòng sông Hồng hiện ra một mầu nâu tía, giống như con trăn khổng lồ uốn khúc giữa vùng cây cỏ.
Tiếng bánh xe rít lên khi chạm đường băng…
Bước ra khỏi khoang tầu, đứng trên đầu thang xuống, tôi dừng lại giây phút, hít hơi dài không khí, thứ không khí trong lành mát rượi của quê hương, như lưu luyến thuở xưa đang vội vã trở về. Tôi vẫn mong có ngày hôm nay và ao ước trở về nhìn lại mảnh đất thân yêu này. Lòng tôi háo hức như những thủy thủ xa nhà, gửi nụ hôn trên cát khi trở về bến cũ, mà năm tháng vừa qua nơi đất khách quê người, dù chăn ấm nệm êm, dù nhà cao cửa rộng, tôi vẫn cảm thấy tha phương, lạc lõng trong một xã hội xa lạ với mình.
Hành khách bước vào phòng Hải quan dành cho khách nước ngoài. Tôi gặp lại “mầu áo vàng” với nhiều kỷ niệm cay đắng xa xưa. Những giây người xếp hàng một trước bàn cán bộ để làm thủ tục nhập cảnh. Vợ chồng tôi vào sau nên đứng gần cuối hàng. Bất chợt, người cán bộ đường giây bên cạnh đứng bật dậy, lớn tiếng chỉ tay về những người cuối hàng đang nói chuyện. Mấy người ngoại quốc ngơ ngác, tỏ ý phàn nàn về hành động không mấy đẹp của nhân viên nhà nước, không giống phong thái “Customer No.1″ của xã hội tự do.
Đây có phải là hậu quả của thời Cải cách, dẹp bỏ Hương Ước xóm làng, truyền thống sau lũy tre xanh, mà thành phần “chân lấm tay bùn” một sớm một chiều vươn lên theo tiếng loa gọi, để tự hào là “Đỉnh cao trí tuệ loài người”, tự xưng là “Anh hùng” bởi súng đạn của nước ngoài. Tôi trở lại ý nghĩ “yên lòng” mà thân nhân nhắn nhủ trước khi chúng tôi về. Đấy! Pháp quyền của một đơn vị nhỏ hạ tầng là như thế.
Tôi ưu tư, liệu đến bao giờ những người đại diện chính quyền của chế độ này mới ý thức được thế nào là một đời sống vì dân, hầu xây dựng một quốc gia tiến bộ trong giai đoạn mở đầu của kỷ nguyên mới. Để đời sống người dân thể hiện đúng nghĩa là một đời sống được tôn trọng, an toàn và hạnh phúc.
Nhà tôi chợt hỏi nhỏ phía sau:
- “Mình có làm thủ tục “đầu tiên” không anh. Em thấy bảng lưu ý hành khách không để tiền trong hộ chiếu?”
Tôi đã quan sát hành động của người đứng trước, cũng như nhớ lời khuyên của người về cùng khi gặp họ tại phi trường Hong Kong, nên lặng lẽ gật đầu, mặc dù hành động này làm tôi hổ thẹn. Một điều tôi không gặp dù đến phi trường của bất cứ quốc gia nào ngoài quê hương của tôi. Tôi đành phải làm theo mọi người, vì tới “ Nước Lào” tôi phải ăn “Mắm Ngóe”như các cụ xưa đã dậy.
Tôi cũng thấy khung kính hình chữ nhật có kẻ chữ mầu sơn đỏ treo phía trên bàn cán bộ Hải quan, cũng như đọc nhiều lần Pháp lệnh đến Quyết định của nhà nước. Kể từ ngày quân, cán, chính miền Nam theo lệnh gọi khăn gói lên đường trình diện học tập, đến án lệnh 3 năm tập trung cải tạo. Gần đây, nhà nước đã đưa ra nhiều điều luật nghiêm khắc hầu chặn đứng nạn tham nhũng cửa quyền đang đục khoét làm rữa nát quốc gia nghèo khó này. Nhưng pháp luật vẫn để lại nhiều khe hở, hay vì con người làm ra luật nên quyền hành ở trên luật pháp. Một thứ pháp luật chỉ áp dụng cho đám dân nghèo thấp cổ bé miệng. Người ta tìm giết những con tép và để lỗ hổng cho con cá voi chui lọt.
Trước đời sống xa hoa của giới lãnh đạo và gia đình họ, người dân cay đắng tự hỏi, liệu lương tháng của những người cầm quyền và các cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước còn quy theo tiêu chuẩn mấy chục ký gạo không. Hay sau ngày xâm chiếm miền Nam mọi thứ đã thay đổi, người ta dùng vàng để định mức lương bổng cho giới lãnh đạo sau thời gian “nằm gai nếm mật, giải phóng dân tộc”. Của cải chiếm được của miền Nam được giữ làm của riêng. Do đó, nạn tham nhũng từ trên xuống dưới vẫn được nuôi dưỡng, mà theo người xưa: “thượng bất chính, hạ tắc loạn” đã xẩy ra.
Tôi hiểu hoàn cảnh của người cán bộ Hải quan, Tết nhất đến nơi, hắn cần đủ sở hụi nộp cho thượng cấp để được ở chỗ này lâu hơn. Hắn ta phải thu lại vốn cộng thêm một chút tiền lời số tiền đã bỏ ra. Lại còn vợ con hắn, ngày Tết vật giá leo thang đến chóng mặt, mà lương tháng chỉ mua được hơn một thùng bia ngoại, trong khi các cán bộ lớn mua vui hàng đêm bằng số tiền lương mà cả đời hắn làm việc vất vả.
Thấy hắn, tôi nghĩ tới anh em, con cháu của tôi, đến lớp người không có dịp may như hắn, không có đảng tịch, thì đời sống của gia đình họ sẽ ra sao?
(http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Ha%20Noi%20Xua/Hanoi%20xua%202/003_001-1.jpg)http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Ha%20Noi%20Xua/Hanoi%20xua%202/003_001-1.jpg (http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Ha%20Noi%20Xua/Hanoi%20xua%202/003_001-1.jpg)
Trời về chiều, thời tiết những ngày cuối năm trở lạnh. Trước mắt tôi chói lòa mầu đỏ thắm. Những biểu ngữ và mầu cờ che khuất tầm nhìn. Tôi chợt nhớ tới câu thơ của Trần Dần vào thời “Trăm hoa đua nở”:
“…Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa, trên mầu cờ đỏ…”
Đường phố nhộn nhịp. Khách bộ hành, xe hai bánh và xe gắn máy đan nhau trong trong lớp khói mù. Nhìn quang cảnh trước mắt, tôi liên tưởng tới ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao vào thời “Cách mạng Tháng 8”:
“…Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”
còn ầm vang bước quân hành đã một thời khích động lòng người yêu nước ồ ạt “Bài Phong, Đả Thực”.
Hà Nội còn đó, nhưng mọi thứ đã thay đổi, như vừa trải qua cơn “bạo bệnh” chưa hoàn hồn, của thời tem phiếu bao cấp, với hình
“Bắt không quần phải không quần,
Cho may-ô mới được phần may-ô.”
Mặc dù sau ngày 30-4-1975, “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”, tài sản của miền Nam, của công cũng như thuộc tư nhân, lên tới hàng trăm Tỷ Mỹ kim đã theo nhau ra Bắc, nhưng vẫn không vực dậy được một đất nước thiếu khả năng xây dựng cũng như tinh thần vì dân tộc. Miền Nam vốn là một vựa thóc, có thể nuôi sống cả nước, nhưng sau ngày gọi là “giải phóng miền Nam” cả nước phải ăn bo-bo, một loại thực phẩm để nuôi trâu ngựa. Mà nhiều năm trước đó, năm 1960, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ao ước, chỉ mong đảo quốc Singapore có đời sống như Sài Gòn. Với nhận thức thiển cận của người cầm quyền, chỉ bồi đắp cho gia đình, phe cánh mà quên đi tương lai của cả dân tộc, nên đời sống người dân lâm vào cảnh:
“Đầu đường Đại Tá vá xe,
Cuối đường Trung Tá bán chè đậu đen.”
Hà nội chưa có công trình nào đáng kể ngoại trừ lăng ông Hồ tại trung tâm thành phố. Tôi đặt câu hỏi, tại sao người ta xây ngôi nhà mồ giữa trung tâm thành phố, một kiến trúc góc cạnh thô cứng mang mầu sắc ảm đạm, chen giữa các công trình có đường nét dịu dàng, nghệ thuật. Ngôi nhà mồ mang hình ảnh của một tội đồ tàn ác, diệt chủng, mất hết tính người, mà sự hiện diện của nó tại giữa Thủ đô, chỉ là điềm báo về sự bất hạnh của quốc gia này.
Trong khi đất nước đang chìm đắm trong chiến tranh, đời sống của người dân nghèo không đủ cơm ăn ngày hai bữa, oằn người đóng thuế, phải ngậm miệng cung cấp các vật liệu tốt nhất để xây dựng ngôi nhà mồ. Theo tài liệu ghi lại, “Cát lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương thuộc Chiêm Hóa và Ngòi Thìa thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đá xây nhà gồm đá Nhồi ở Thanh Hóa, đá Hoa Cương thuộc khu vực Chùa Thày, đá đỏ núi Non Nước, đá dăm từ mỏ đá Hoàng Thi thuộc Thác Bà tỉnh Yên Bái…chưa kể đá ngọc mầu đỏ, đá hoa cương được các địa phương cung cấp. Gỗ quý mang về từ Tây Nguyên. Riêng dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do” được dát bằng vàng. Thật là một công trình “vĩ đại”, đã làm tiêu hao tiền của và sức người của nhân dân.
Ngân khoản xây dựng ngôi nhà mồ không thấy đảng CS thông báo. Số người bị tai nạn, thương tật trong khi cung ứng vật liệu xây cất cũng không được nêu ra.
Một cuộc chiến hao tổn nhiều xương máu của người dân, cũng chỉ nhằm mục đích trung thành với Quốc tế CS, như ông Hồ trả lời Mao Trạch Đông khi yêu cầu Trung quốc cung cấp quân trang quân dụng để đánh chiếm miền Nam: “Chúng tôi đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, dù phải đốt sạch dẫy trường Sơn.” Câu nói “để đời” này được Lê Duẩn nhắc lại rõ hơn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc”…
Sau hơn hai mươi năm ngưng tiếng súng, nhất là từ sau ngày mở cửa, người Việt hải ngoại đã chuyển về nước hàng Tỷ Mỹ kim mỗi năm, một ngân khoản không hoàn trả, khiến Hà Nội thay đổi. Nhưng rất tiếc, chỉ thay đổi bộ mặt thành phố, một sự thay đổi đoản kỳ, đã bỏ mặc nông thôn ngày một sa sút. Các danh lam thắng cảnh được tô vẽ vì mục đích lợi nhuận nhất thời, hơn là bảo tồn nét đẹp về văn hóa cổ truyền.
Có người cho rằng, sinh hoạt về văn hóa và đạo đức của Hà Nội thay đổi sau ngày 30-4-1975, nhất là về “Văn hóa chửi” đã xâm nhập mọi tầng lớp dân chúng tại miền Bắc. Thực ra, chính sách “Cải cách ruộng đất” đã phá tan truyền thống đạo đức dân tộc, trong đó phải kể tới “Đấu tố”, con tố cha vợ tố chồng, một hình thức ảnh hưởng trầm trọng tới đạo đức gia đình. Sau khi chính sách “Trăm hoa đua nở” được thực hiện, những người trí thức không đi theo đường lối của cộng sản đã bị đầy ải trong các nhà tù hay tại các vùng núi rừng miền Bắc. Sách báo, cả về nghiên cứu văn học, lịch sử lẫn phong tục tập quán đã bị thiêu hủy, để đi theo nếp sống văn hóa mới của cộng sản. Quan trọng nhất là xuyên tạc lịch sử, khiến văn hóa dân tộc bị mất gốc. Đạo đức học đường và xã hội vì vậy ngày một tệ hại. Trước tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, người dân đã nhận định: “ra ngõ không còn gặp anh hùng”.
Với đường lối cai trị độc tài, không chấp nhận mọi ý kiến xây dựng xã hội để theo kịp với đà tiến văn minh thế giới, khiến đất nước ngày càng tụt hậu. Với chính sách kinh tế đoản kỳ, chân trong chân ngoài của người cầm quyền, niềm tự hào trở thành con rồng Á Châu về kinh tế, qua mặt Nhật Bản Đại Hàn như thường được rêu rao, vẫn chỉ là ảo tưởng.
(http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/eoHYEODgnccccccccccccLcNvK07A/Image/2012/11/ha-noi/hn-xc-(15)-eeade/anh-doc-pho-ha-noi-binh-di-cua-ngay-xua.jpg)http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/eoHYEODgnccccccccccccLcNvK07A/Image/2012/11/ha-noi/hn-xc-(15)-eeade/anh-doc-pho-ha-noi-binh-di-cua-ngay-xua.jpg (http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/eoHYEODgnccccccccccccLcNvK07A/Image/2012/11/ha-noi/hn-xc-(15)-eeade/anh-doc-pho-ha-noi-binh-di-cua-ngay-xua.jpg)
Hình ảnh đẹp về nếp sống của Hà Nội trong tâm tư của tôi vẫn còn đó. Nhưng vào lúc này, xung quanh tôi mọi thứ đều xa lạ, hiếm thấy giọng nói ngọt ngào, ấm dịu của người Hà Nội năm xưa. Một giọng nói “xa lạ” đang hiện diện ở thành phố cổ kính này. Tôi tự hỏi, thành phố này đã để mất giọng nói yêu thương kia trong hoàn cảnh nào? Phải chăng, theo bước chân ồ ạt “tiến về Hà Nội” từ vùng đất Thanh Nghệ “quê hương Bác” nơi được vinh danh là “thành đồng của cách mạng Mùa Thu”, đã thay đổi, xoá tan nếp sống và phong thái cũ?
Nét đẹp của Hà Nội vào những ngày tháng cũ chỉ còn là hoài niệm. Không còn sắc thái cổ kính mà tiềm ẩn vẻ thơ mộng, trang trọng nhưng hàm chứa nét trữ tình của thành phố ngàn năm văn vật. Sinh hoạt đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt đã nhường chỗ cho một nếp sống “Văn hóa mới”, chỉ thể hiện sự lạc lõng nửa vời, khiến tôi có cảm tưởng xa lạ tại chính nơi quê hương yêu dấu của mình.
Hà Nội đang ở trước mắt tôi. Tôi lặng nhìn mà tâm tư tìm về dĩ vãng, nuối tiếc nếp sống của một thời đã qua. Đành rằng, “Kỷ niệm không bao giờ chết”. Nhưng đã “tàn phai” trước những đổi thay hiện tại.
Hà Nội vẫn còn đó, nhưng “Hồn Dân tộc” ở đâu bây giờ?
Trần Nhật Kim
2-2016
Chú thích:
(1) Nguồn: Hình trên Google
(2) Nguồn: Trần Quốc Vượng)
khieman
03-16-2017, 10:18 PM
.
Hướng dẫn resize hàng loạt hình digital cùng lúc
https://www.youtube.com/watch?v=T7hCwf-LdoQ
JC5DXGIC8s8#t=75
Kho archives VFF
J. KRISHNAMURTI và NHỮNG LỜI CỐT TỦY (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-30.html)
Những người muôn năm cũ ... (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-54.html)
Nguyên Lý của Không (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-84.html)
Ngậm ngùi ... (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-87.html)
Khổng Tử, Tội Đồ của Nhân Loại (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-93.html)
Tôi Là Ai ? Friedrich Nietzsche (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-249.html)
Lão Tử - Đạo Đức Kinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-301.html)
Chết có thật đáng sợ không ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-307.html)
Những Triết Gia Lừng Danh Thế Giới (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-895.html)
Nho Giáo và Chủ Nghĩa Dân Tộc ở Việt Nam trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-1367.html)
Tầm Đao và Đao Sư (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-1544.html)
Yêu và Đau Khổ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-1747.html)
Sưa Thơ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-1975.html)
Bài học từ Lã Thị Xuân Thu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2083.html)
Tâm Tĩnh Lặng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2204.html)
Trí Tuệ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2362.html)
Vẻ đẹp của Thiên Nhiên (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2364.html)
Tự do tư tưởng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2366.html)
Về thẩm quyền (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2368.html)
Giải thoát khỏi dính mắc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2370.html)
"Vạn Thế Sư Biểu" Nhìn Từ Phương Tây (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2381.html)
Giáo Dục (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2424.html)
Sống Đơn Giản (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2428.html)
Vượt Ngoài Sự Suy Tưởng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2429.html)
Tự Quan Sát (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2489.html)
Đường Tới Đoạn Đầu Đài -- Arriving to the slaughterhouse (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2511.html)
Sự Sống Vĩnh Cửu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2517.html)
Đến với Thượng Đế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2519.html)
Tiểu sử Nhà Triết học thế kỷ 20, KrishnaMurti. (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2521.html)
Tôi Sợ Chết (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2608.html)
Giải Trừ Phiền Muộn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2614.html)
Bản Thân và Sự Sợ Hãi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2658.html)
Sự Thay Đổi Cấp Thiết (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2717.html)
Tầm Đạo và Đạo Sư (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2776.html)
Sống và Chết (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-2777.html)
Chiến Tranh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3013.html)
"Cái Mới" Tuyệt Diệu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3014.html)
Khi Tâm Hồn Được Khai Phóng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3153.html)
Cái "Mới" Tuyệt Diệu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3154.html)
Tự Do (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3217.html)
Thẩm Quyền Cản Trở sự Học Hỏi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3218.html)
Yêu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3259.html)
Tình cảm của đứa trẻ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3303.html)
Tâm Trí Tĩnh Lặng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3394.html)
Tu Thân (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3502.html)
Cuộc đời triết gia Aristotle (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3507.html)
Các tác phẩm và ảnh hưởng của Aristotle. (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3508.html)
Yukichi Fukuzawa và công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật bản (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3520.html)
Lòng Cương Trực (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3521.html)
Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3532.html)
Phép thử của Socrates (Three Filter Test) (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3580.html)
Trí tuệ của Socrates (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3634.html)
Cái chết - (The Prophet) - Kahlil Gibran (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3658.html)
Thơ Rabindranath Tagore -- Thi sĩ Đông Hồ dịch (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3691.html)
Ẩn dụ "Crito, chúng ta nợ Asclepius một con gà trống" (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3726.html)
Trí thức cận thần và trí thức độc lập (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3803.html)
Khổng Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3809.html)
Tâm Cảm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3834.html)
Mặc Tử và thuyết Kiêm Ái (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3846.html)
Khổng Tử - Nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại thời cổ đại (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-3952.html)
Tư tưởng của Tuân Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4015.html)
Hy Lạp, Vùng Ðất Của Anh Hùng Và Triết Gia (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4061.html)
Cảm Nhận Thực Tại (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4124.html)
Sự Hài Hòa Trong Đời Sống (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4269.html)
Niềm Hãnh Diện (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4332.html)
B.RUSSELL: Triết Gia, Nhà Văn Học Kiệt Xuất Của Thế Kỹ XX (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4459.html)
Sự Sợ Hãi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4501.html)
Có phải thời gian chỉ là một ảo giác ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-4767.html)
Nhà Giáo Dục Chân Chính (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-6129.html)
Lão Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-10879.html)
Trang Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-10887.html)
Friedrich Nietzsche (1844-1900) (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-10925.html)
Hàn Phi Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-11001.html)
Triết gia Trần Đức Thảo - người chiến binh của niềm hy vọng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-11193.html)
Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-11321.html)
Trần Đức Thảo: Những phủ định trớ trêu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-11728.html)
Plato (427 - 347 TCN) , nhà đại Hiền triết cổ Hy Lạp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-25734.html)
Sức Mạnh của Tĩnh Lặng - Eckhart Tolle (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-27444.html)
Những Chủ Đề Lớn Trong Triết Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-30450.html)
Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Albert Einstein (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-31171.html)
Nguyên nhân chính của bạo lực (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-33868.html)
Ánh sáng từ chính mình - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-33999.html)
Đạo Đức Kinh - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch và bình luận (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-42197.html)
Nguyễn Hiến Lê viết về Khổng Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-42316.html)
Khổng Tử và Luận Ngữ - Trần Mộng Lâm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-42355.html)
Bữa cơm của Khổng Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-42431.html)
Nguyên nhân của sự sợ hãi - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-42621.html)
Kim Dung (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-43413.html)
Văn hóa Nho Gia, hiện tượng thâm nhập của Pháp Gia, Mưu Lược Gia (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-43460.html)
René Descartes (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-43514.html)
Tự Do Tư Tưởng - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-43936.html)
Đơn Giản và Khiêm Tốn - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-44350.html)
Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn (Bài 1) (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-44912.html)
Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn (Bài 2) (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-45393.html)
Niềm Tin (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-46345.html)
J. Krishnamurti - Về thói ngồi lê mách lẻo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-46789.html)
Giao Cảm với Thiên Nhiên (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-47231.html)
J. Krishnamurti - Tự Do Đích Thực (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-48784.html)
Nỗi sợ không rời (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-50725.html)
Lễ độ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-50848.html)
Sự hài hòa giữa Sinh và Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-53229.html)
Trần Đức Thảo - triết gia dám nói lên sự thật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-54010.html)
J. Krishnamurti - Chết là thế nào ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-55593.html)
J. Krishnamurti - Tự tìm hiểu chính mình (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-56664.html)
Lòng Ngờ Vực (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-57030.html)
J. Krishnamurti - Cái Đẹp và Nhà Nghệ Sĩ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-63972.html)
J. Krishnamurti - Niềm An Lạc Chân Thật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-72864.html)
Học thuyết về “Đạo” của Lão Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-90879.html)
J. Krishnamurti - Tại sao chúng ta lệ thuộc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-92708.html)
Lão Tử - Đạo Đức Kinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-94802.html)
Tầm Đạo và Đạo Sư - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-97977.html)
Thiền Sư Charlotte Joko Beck (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-106477.html)
Vị trí của trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-110088.html)
Tư Tưởng của Đông Phương và Tây Phương (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-112517.html)
Chữ Tín của Dịch Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-113482.html)
Hàn Phi Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-117214.html)
Nho giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-117470.html)
J. Krishnamurti - Giao Cảm với Muôn Loài (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118342.html)
Đạo Đức Kinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118818.html)
Tứ Thư - Ngũ Kinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118836.html)
Lai lịch Kinh Thư - Nhượng Tống (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118846.html)
Đốt sách chôn Nho, tội đâu phải ở Tần Thủy Hoàng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118898.html)
Vì nghĩa công quên thù riêng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118956.html)
Jean Paul Sartre – Thiên Thần hay Ác Quỷ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118958.html)
Lương tâm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118963.html)
Vài nét về Vương Dương Minh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118979.html)
Yêu Nên Tốt, Ghét Nên Xấu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-118991.html)
Mạn đàm về Đại học Việt Nam (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-119091.html)
Tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-120724.html)
Ôn Cố Tri Tân - Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-120814.html)
Triết Tây với nhà văn Đặng Phùng Quân (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-120826.html)
Giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-120933.html)
Cư dân mười quốc gia học thức nhất trên thế giới (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-120974.html)
Giáo dục hiện đại: Thế giới đào tạo "sư phạm" thế nào? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-121021.html)
Vấn đề giáo dục nhân cách ở Việt Nam hiện nay (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-121330.html)
Nền Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Phá Sản (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-121660.html)
Minh Nho (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-122332.html)
Khổng Tử bàn luận về đạo đối nhân xử thế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-122349.html)
Ðường vào Triết Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-122680.html)
Diễn từ Nobel của Pearl Buck (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-122681.html)
Bertrand Russell và tư duy triết học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-123174.html)
Vấn đề triết học căn bản (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-123879.html)
CẤP DƯỚI và BỀ TRÊN - J. Khrishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-124006.html)
Khí công là gì ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-124119.html)
Chúng ta ... - J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-124423.html)
Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của Đạo Phật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-125679.html)
J. Krishnamurti, Cuộc Đời và Tư Tưởng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-127025.html)
Tiềm thức và nhận thức (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-138180.html)
Vũ Trụ Nhân Linh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-151625.html)
Chuyện Mặc Tử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-153051.html)
Nhà tư tưởng Jiddu Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-167604.html)
Lưới Trời Ai Dệt ? (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-182692.html)
ThuyẾt dung hÒa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-188061.html)
Tình cảm của đứa trẻ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-194421.html)
Trí Tuệ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-194558.html)
Yêu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-202864.html)
Nền giáo dục chân chính (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-204473.html)
J. Krishnamurti, Cuộc Đời và Tư Tưởng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-204504.html)
Cái DŨNG của người viết Sử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-204572.html)
Lưới Trời Ai Dệt ? Tiểu Luận về Khoa Học và Triết Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-204593.html)
"Vạn Thế Sư Biểu" Nhìn Từ Phương Tây (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205244.html)
Bí mật của một trí nhớ siêu phàm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205578.html)
Trí tuệ của Socrates (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205690.html)
Cuộc đời triết gia Aristotle (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205776.html)
Bá Nha và Chung Tử Kỳ - Ngậm ngùi tình bạn tri âm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205796.html)
Tại sao Tần Thủy Hoàng phải đốt sách chôn học trò (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205804.html)
Điều Đó Rồi Cũng Sẽ Qua (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205865.html)
Con đường chân chính của Võ Đạo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-205866.html)
Chuyện...tưởng đúng, mà không đúng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206163.html)
Trí tuệ của Socrates (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206195.html)
Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore đến Đông Hồ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206198.html)
"Tủ rượu" của người Việt và "tủ sách" của người Do Thái (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206228.html)
Thú Chơi Sách - Vương Hồng Sển (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206230.html)
Cái Dũng Của Thánh Nhân (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206256.html)
Khổng Tử - vị Thày của muôn đời (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206350.html)
Nguồn gốc - Dịch cân kinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206487.html)
Khổng Tử - Nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại thời cổ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206488.html)
Thiền và J. Krishnamurti (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206864.html)
Thực tại của David Bohm và Chân Như Quan Phật Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206978.html)
Võ sư Koichi Tohei - Bậc thày về Khí (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-206994.html)
Yêu Nên Tốt, Ghét Nên Xấu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-207302.html)
J. Krishnamurti – Cốt tủy những lời thuyết giảng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-207460.html)
Hiệp Khí Đao - Koichi Tohei (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-207478.html)
Ignace Philippe Semmelweis - Chết cho người khác sống (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-207821.html)
Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Albert Einstein (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-208126.html)
Vấn đề thẩm quyền (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/t-208850.html)
http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-13.html
Kho Vietfreefun
Archive
http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-26.html
· SINH HOẠT DIỄN ĐÀN
o Thông Báo & Hướng Dẫn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-2.html)
§ Hướng Dẫn Gởi Bài Viết (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-186.html)
o Góp Ý Từ Thành Viên (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-3.html)
o Tiếp Tân - Báo Tin (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-77.html)
§ Báo Hỷ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-143.html)
§ Chúc Mừng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-144.html)
§ CÁO PHÓ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-145.html)
§ Phân Ưu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-146.html)
o Quán Ông 8 Bà 8 (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-130.html)
§ Đố Hình Bắt Chữ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-152.html)
o Phố Biệt Thự (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-149.html)
o Thiện Tâm - Cứu Trợ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-169.html)
· TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
o Tự Do Tôn Giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-5.html)
o Tôn Giáo Trang Nghiêm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-6.html)
§ Trang Phật Giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-7.html)
§ Đàm Luận Phật Pháp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-80.html)
§ Kinh Tụng & Hình Ảnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-74.html)
§ Duy Thức Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-170.html)
§ Trang Công Giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-8.html)
§ Thánh Ca & Hình Ảnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-75.html)
§ Trang Tin Lành (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-9.html)
§ Trang Cao Đài (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-10.html)
§ Kinh Đọc & Nhạc Đạo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-76.html)
o Tôn Giáo - Tín Ngưỡng Khác (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-12.html)
§ Triết Học Cổ Kim Đông Tây (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-13.html)
§ Thế Giới Osho (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-153.html)
§ Thông Thiên Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-220.html)
§ Trang Hiếu Đạo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-60.html)
§ Pháp Môn Quán Âm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-11.html)
§ Thể Hoa Nghi Tình Giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-84.html)
§ Thế Giới Huyền Bí (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-102.html)
o Phong Thủy & Tướng Số (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-78.html)
· BẢN TIN THỜI SỰ
o Thời Sự Chính Trị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-15.html)
§ Nhìn Lại Lịch Sử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-176.html)
o Sự Kiện Đời Sống (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-65.html)
§ Chuyện Lạ Đó Đây (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-50.html)
§ Du Lịch (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-218.html)
§ Thể Thao (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-55.html)
§ Mảnh Đời Nghiệt Ngã (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-58.html)
§ Tôi - Người Việt Nam (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-171.html)
o Tin tức (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-63.html)
§ Sinh Hoạt Hải Ngoại (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-44.html)
§ Tin Tức Việt Nam (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-45.html)
§ Tin Tức Quốc Tế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-46.html)
§ Tin Tức Văn Nghệ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-57.html)
o Văn Hóa - Xã Hội - Kinh Tế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-14.html)
§ Văn Hóa - Văn Nghệ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-66.html)
§ Tình Hình Kinh Tế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-47.html)
o Khoa Học - Kỹ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-64.html)
§ Automobile - Xe Hơi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-173.html)
§ Thế Giới Apple (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-181.html)
§ MobilePhone (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-184.html)
§ Computer - Máy Tính (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-185.html)
o Thông Tin Y Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-48.html)
§ Phòng Bệnh Chữa Bệnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-134.html)
· TÂM TÌNH NHỎ TO
o Xóm Nhỏ Thương Yêu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-18.html)
o Gỡ Rối Tơ Lòng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-19.html)
§ Tậm Sự Bạn Trai (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-20.html)
§ Thủ Thỉ Bạn Gái (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-21.html)
o Tìm Bạn Bốn Phương (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-49.html)
§ Tìm Bạn Trai (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-71.html)
§ Tìm Bạn Gái (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-72.html)
§ Tìm Thế Giới Thứ 3 (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-73.html)
o Tình Dục - Giới tính (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-174.html)
khieman
03-16-2017, 10:18 PM
.
· NỮ CÔNG GIA CHÁNH
o Món Ăn Sưu Tầm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-23.html)
§ Món Ăn Chay (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-96.html)
§ Món Khai Vị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-97.html)
§ Món Chính Chọn Lọc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-98.html)
§ Món Tráng Miệng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-99.html)
o Góc Bếp Ngũ Vị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-24.html)
§ Video Món Chay - Chè - Bánh Ngọt (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-112.html)
§ Video Nấu Ăn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-111.html)
o Mẹo Vặt - Khéo Tay - Tin Ẩm Thực (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-25.html)
§ Nghệ Thuật Cắm Hoa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-100.html)
o Thời Trang & Thẩm Mỹ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-86.html)
§ Nghệ Thuật Làm Đẹp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-87.html)
§ Thời Trang Bạn Gái (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-88.html)
§ Phong Cách Bạn Trai (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-89.html)
§ Thẩm Mỹ Nails (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-104.html)
· THƯ VIỆN AUDIO BOOKS
o Truyện Audio Giải Trí (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-101.html)
§ Truyện Dài Audio (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-234.html)
§ Truyện Ngắn Audio (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-235.html)
§ Audio Kiếm Hiệp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-236.html)
§ Audio Ma Kinh Dị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-237.html)
§ Audio Cổ Tích Thiếu Nhi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-238.html)
§ Audio Trinh Thám hình Sự (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-248.html)
§ Audio Tiểu Thuyết Tinh Cảm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-249.html)
§ Audio Tiếu Lâm Vui Cười (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-250.html)
o Audio Sách Tham Khảo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-230.html)
§ Audio Giáo Dục Kỹ Năng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-239.html)
§ Audio Hạt Giống Tâm Hồn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-240.html)
§ Audio Y Học Sức Khỏe (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-241.html)
§ Audio Kinh Doanh Kinh Tế (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-242.html)
§ Audio Khoa Học Xã Hội (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-243.html)
o Audio Văn Hóa Nghệ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-231.html)
§ Ngâm & Đọc Thơ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-244.html)
§ Audio Tác Giả & Tác Phẩm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-245.html)
§ Audio Văn Học Nghệ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-246.html)
o Audio Tôn Giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-232.html)
§ Audio Bài Giảng & Kinh Sách Phật giáo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-247.html)
o Audio Sinh Hoạt Đời Sống (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-233.html)
· VĂN CHƯƠNG THI PHÚ
o Vườn Thơ Hội Ngộ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-27.html)
§ Thơ Lãng Mạn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-83.html)
§ Thơ Trào Phúng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-29.html)
§ Thơ Sưu Tầm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-28.html)
o Thư Viện Truyện (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-30.html)
§ Truyện Tranh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-190.html)
§ Truyện Tranh Download (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-192.html)
§ Truyện Thiếu Nhi (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-191.html)
§ Truyện Ngắn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-81.html)
§ Truyện Dài (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-82.html)
§ Truyện Cười Dí Dỏm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-32.html)
§ Truyện Kiếm Hiệp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-33.html)
§ Truyện Ma - Kinh Dị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-31.html)
o Ca Dao - Tục Ngữ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-94.html)
o Danh Ngôn - Lời Hay Ý Đẹp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-95.html)
o Cảm Xúc Tự Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-172.html)
§ Truyện Sáng Tác (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-175.html)
o Download & Request Truyện (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-227.html)
· ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG
o Nhạc Việt Nam (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-35.html)
o Nhạc Nước Ngoài (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-36.html)
§ Nhạc Pháp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-122.html)
§ Nhạc Latin (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-221.html)
§ Nhạc Mỹ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-123.html)
§ Nhạc Nga (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-124.html)
§ Nhạc Ý (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-125.html)
§ Nhạc Nhật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-126.html)
§ Nhạc Trung Hoa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-127.html)
§ Nhạc Ấn Độ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-128.html)
o Nhạc Cổ Điển (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-113.html)
§ Piano (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-117.html)
§ Violin (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-118.html)
§ Guitar (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-119.html)
§ Ochestra (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-120.html)
§ Voice (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-121.html)
o Hòa Tấu - Relaxation (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-217.html)
§ Instrumental (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-224.html)
§ Relaxation (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-225.html)
§ Meditation (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-226.html)
o Thư Viện Âm Nhạc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-222.html)
§ Lời Bài Nhạc (Lyrics) (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-79.html)
§ Tiểu Sử Ca Nhạc Sỹ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-114.html)
o Tặng Nhau Âm Điệu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-116.html)
§ Hát Cho Nhau Nghe (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-115.html)
o Nhạc Tổng Hợp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-223.html)
§ Audio Hài - Nhạc Chế Lời (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-148.html)
§ Cải Lương - Chèo - Quan họ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-139.html)
o Download & Yêu Cầu Nhạc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-141.html)
· VĂN NGHỆ ĐIỆN ẢNH
o Xem Video Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-193.html)
§ Phim Lẻ Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-194.html)
§ Show Nhạc - Hài Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-147.html)
§ Cartoon Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-197.html)
§ Phóng Sự Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-198.html)
§ Video Clip Hay - Vui (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-42.html)
§ Hát Nhép (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-142.html)
§ Clip Hay (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-189.html)
o Phim Bộ Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-40.html)
§ Phim HongKong Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-199.html)
§ Phim Việt Nam Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-200.html)
§ Phim Hàn Quốc Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-201.html)
§ Phim Thái Lan Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-202.html)
§ Phim Đài Loan Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-203.html)
§ Phim Trung Quốc Online (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-204.html)
o Điện Ảnh Nghệ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-61.html)
§ DVD Sưu Tầm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-107.html)
§ Phim Lẻ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-38.html)
§ Phim Hoạt Hình (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-62.html)
§ Phóng Sự - Tài Liệu Lịch Sử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-103.html)
§ Yêu Cầu Phim (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-219.html)
o Phim Bộ (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-39.html)
§ Phim HK-TVB (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-90.html)
§ Phim Việt Nam (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-91.html)
§ Phim Hàn Quốc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-92.html)
§ Phim Thái Lan (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-93.html)
§ Phim Trung Quốc (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-162.html)
§ Phim Tai Seng - Đài Loan (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-163.html)
§ SanYang - FFVN - Thuyết Minh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-164.html)
§ English Phụ Đề (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-165.html)
o Show Ca Nhạc - Hài (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-37.html)
§ Show TV Series (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-135.html)
§ Hài Kịch (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-154.html)
§ Asia (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-155.html)
§ Paris By Night (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-156.html)
§ Vân Sơn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-157.html)
o KARAOKE Club (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-137.html)
§ Asia Karaoke (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-150.html)
§ Paris by Night Karaoke (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-151.html)
o Video Cải Lương - Chèo (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-41.html)
§ Tân Cổ Giao Duyên (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-140.html)
· HỌC VIỆN HỌC ĐẠI
o Sách Hay Sưu Tầm (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-51.html)
§ Thư Viện E-Books (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-129.html)
§ Engish E-books (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-132.html)
§ Việt E-books (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-133.html)
§ Audio-Book (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-166.html)
§ Tủ Sách Thu Giang (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-180.html)
§ Nobel Văn Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-188.html)
o Triển Lãm Tranh Ảnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-53.html)
§ Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-54.html)
§ Nghệ Thuật Hội Họa (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-85.html)
§ Nhà Đẹp (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-207.html)
§ Vườn Xinh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-208.html)
§ Phong Cảnh (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-209.html)
§ WallPapers (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-210.html)
§ Animals (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-211.html)
§ Cars (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-216.html)
o Kỹ Nghệ Thông Tin (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-67.html)
§ Phần Mềm Ứng Dụng (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-68.html)
§ Lập Trình & Thiết Kế Web (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-69.html)
§ Bảo Trì Máy Vi Tính (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-70.html)
§ Vbulletin Modification (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-136.html)
§ Kỹ Thuật Photoshop - Flash (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-179.html)
o Trao Đổi Kỹ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-178.html)
o Ngôn Ngữ Học (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-108.html)
§ Học Việt Văn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-109.html)
§ Học Anh Văn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-110.html)
§ Học Pháp Văn (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-138.html)
o Tài Liệu Lịch Sử (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-16.html)
· VUI CHƠI GIẢI TRÍ
o Hình Ảnh Giới Showbiz (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-159.html)
§ Nam Vương (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-182.html)
§ Hoa Hậu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-183.html)
§ Diễn Viên Nam Á (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-205.html)
§ Diễn Viên Nữ Á (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-206.html)
§ Diễn Viên Nam Âu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-214.html)
§ Diễn Viên Nữ Âu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-215.html)
o Thông Tin Giới Showbiz (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-161.html)
o Tranh Ảnh Hài Hước (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-168.html)
o GAMES (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-160.html)
§ Download (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-167.html)
o Ảnh Nude Nghệ Thuật (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-177.html)
§ Adam Á (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-195.html)
§ Eva Á (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-196.html)
§ Adam Âu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-212.html)
§ Eva Âu (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-213.html)
· TUYỆT TÌNH CỐC
o Chợ Trời VietFreeFun (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-131.html)
o Giang Hồ Tự Trị (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-228.html)
o Red Box (http://www.vietfreefun.com/forum/archive/index.php/f-106.html)
khieman
04-29-2017, 12:55 PM
.
http://img4.hostingpics.net/pics/7379302a516pk.png
.
khieman
05-12-2017, 10:45 PM
.
Unexpected method of losing belly fat
of a Japanese doctor
Belly is the most difficult part on the body to reduce abdominal fat. However, there is now a very simple way to help reducing belly fat. That is walking.
Most people want to lose weight but they choose miserable fasting methods, even spend a large expenses for the gym just to gain a slender body like the desired image.
http://kenheva.vn/fileupload/source/tran-giang/lam-dep/6-16-2016/3/Untitled-1.jpg
Nowadays, there is a method which is extremely effective for weight loss without sufferings. The famous Japanese doctor Masashi Kawamura introduced a “three-day-walking method to compact belly”, indicating that just walk properly can easily reduce fat!
Together we examine miraculous method below.
What is three-day-walking method to compact belly
The “three-day-walking method to compact belly” is actually quite easy to practice, you just need to walk while having sunken abdomen, then bulging abdomen, coordinated with breathing in and breathing out.
http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-1.jpg (http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-1.jpg)
As you step right up, you silently count one, while having sunken abdomen.
Next step on left foot, silently count two, and relaxed to bulge abdomen.
Weight loss methods have proven effective
You may have many doubts whether this approach is effective or not. But Doctor Masashi Kawamura has tested it himself.
He not only lost ten kilograms in three months, but his waist also was down about 17cm. Moreover, the weight was not gained back after three years.
http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-2.jpg (http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-2.jpg)
You also must remember to puff up when walking. If you hump down, the method would be counterproductive, which is not only reducing needed caloric consumption but also creating a burden for the waist and back.
Your bellies often accumulate a thick layer of fat because you did not know how to use and exercise abdominal muscle properly.
http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-3.jpg (http://sirhealth.com/wp-content/uploads/2016/05/unexpected-method-of-losing-belly-fat-of-a-japanese-doctor-1070-3.jpg)
Therefore after just learning to walk while practicing sunken belly and bulging belly, you should keep a regular habit and you will not only feel smaller waistline but even your gait becomes more beautiful. Furthermore, breathing – walking combination is good for the intestine so that it will cure constipation.
_http://sirhealth.com/unexpected-method-losing-belly-fat-japanese-doctor/
khieman
05-12-2017, 11:17 PM
.
Bác sĩ Nhật Bản bày cách giảm
10kg và 17cm vòng eo sau 72 giờ
Phương pháp “đi bộ 3 ngày” của bác sĩ Nhật Masashi Kawamura đã giúp bóp nhỏ lại không ít “bụng bia” của nhiều người.
https://1.bp.blogspot.com/-k6DnRvS7bqk/Vwpsi_c2XlI/AAAAAAAAC04/JawGMiQX3UY0VJyjPdgrdvw2YuNgwZMeQ/s1600/gcan11.jpg
Bác sĩ Masashi Kawamura đưa ra “phương pháp đi bộ 3 ngày cho bụng nhỏ”
để nhanh chóng “giảm cân” cho “bụng bia” của các quý ông. (Ảnh: Internet)
Mới đây, một bác sĩ Nhật tên là Masashi Kawamura đã đưa ra “phương pháp đi bộ 3 ngày cho bụng nhỏ” để nhanh chóng “giảm cân” cho “bụng bia” của các quý ông. Một số người đang phấn khích thử qua, số khác lại tò mò lẫn hoài nghi trước tính đơn giản mà hiệu quả tức thì của phương pháp này.
https://3.bp.blogspot.com/-4Fkgo0aLNaU/VwpsqezgIEI/AAAAAAAAC08/cM1m_zXnEl4sEewWJIfa5yl87EI5tZO5g/s1600/gcan12%2B%25281%2529.jpg
Tất cả những gì bạn cần làm đó là hóp bụng khi hít vào
và phình bụng khi thở ra theo từng bước chân. (Ảnh: Internet)
Bạn sẽ rất bất ngờ trước cách thức thực hiện cực kì đơn giản và dễ dàng của phương pháp “phương pháp đi bộ 3 ngày cho bụng nhỏ”. Theo bác sĩ Nhật, phương pháp này áp dụng cách thở đều theo bước chân. Tất cả những gì bạn cần làm đó là hóp bụng khi hít vào và phình bụng khi thở ra theo từng bước chân. Điển hình, khi đưa chân trái lên bạn sẽ hóp bụng, hít vào thật chặt. Đến bước kế tiếp, bạn thở ra và phình bụng và thả lỏng người.
https://3.bp.blogspot.com/-02o48Tx85fc/Vwps2rKV8bI/AAAAAAAAC1A/NgmnD27U4kc9fPuhWDp0AxgJ3iQQ5hEFA/s1600/gcan13%2B%25281%2529.jpg
Bác sĩ Masashi Kawamura lưu ý một điều rằng nên ưỡn ngực,
thẳng lưng khi thực hiện đi bộ hít thở. (Ảnh: Internet)
Bác sĩ Masashi Kawamura lưu ý một điều rằng nên ưỡn ngực và thẳng lưng khi thực hiện đi bộ hít thở. Ông giải thích rằng, nếu đi “gù” lưng, việc hóp và phình bụng sẽ gây áp lực nặng lên lưng của bạn. Điều này không những làm giảm hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.
https://1.bp.blogspot.com/-UgQvZe1Ztc0/Vwps8GnwPEI/AAAAAAAAC1E/l5vzRbS5LIY78gZQWq65DTuUQoHRYMrGg/s1600/gcan14.jpg
Ngoài tác dụng thu nhỏ vùng bụng,
phương pháp này còn hỗ trợ bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn. (Ảnh: Internet)
Việc hít thở nhẹ nhàng kết hợp đồng điệu với từng bước đi sẽ giúp hệ tiêu hóa co thắt nhịp nhàng, chống tình trạng táo bón.
https://1.bp.blogspot.com/-59s2_i8xct4/VwptDKZYszI/AAAAAAAAC1I/Q2ia8xujq30wpvHySqB0NE4qan6Tiprkw/s1600/gcan15%2B%25281%2529.jpg
Bạn cũng nên ngồi thẳng lưng và thường xuyên xiết cơ bụng khi ngồi
để hỗ trợ thêm cho phương pháp này. (Ảnh: Internet)
Hỗ trợ thêm cho phương pháp đi bộ này, bạn nên ngồi thẳng lưng và thường xuyên xiết cơ bụng khi ngồi. Như vậy, không cần vận động nhiều mà vòng eo của bạn cũng trở nên thon gọn hơn.
https://4.bp.blogspot.com/-QDMBzhj2a1I/VwptI2U4_ZI/AAAAAAAAC1Q/oaMNFAPYjfgK-1s0vdqUfabOwdgPIUdqg/s1600/gcan16.jpg
Nhờ việc luyện tập điều độ, vị bác sĩ này không những giảm được 10 cân
mà vòng 2 gọn lại đến 17cm. (Ảnh: Internet)
Để chứng minh tính hiệu quả của “phương pháp đi bộ 3 ngày cho bụng nhỏ”, bản thân bác sĩ Masashi Kawamura đã tự mình thực hiện các bài tập này.
Để có một vòng eo thon gọn như mong ước, bạn đừng ngại thử qua phương pháp đi kết hợp phình bụng và hóp bụng này nhé.
Gửi bởi linhmilk
tintuc.congdongnuoicon online
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.