sophienguyen
11-30-2014, 04:28 AM
Luật làm thơ
Thơ Lục Bát
Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.
Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
x B x T x B (v1)
x B x T x B (v1) x B (v2)
x B x T x B (v2)
x B x T x B (v2) x B (v3)
Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)
Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:
Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)
Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.
Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)
Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:
Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.
Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)
Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.
Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.
Cách gieo vần tiếp
x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)
Cách gieo vần tréo
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
Cách gieo vần ba tiếng
x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)
Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)
Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)
Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
Thơ Đường
Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.
Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).
cặp 1: gồm câu một và câu tám
cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).
Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)
Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)
Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.
(ST)
Note:
Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.
ST
Thơ Lục Bát
Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.
Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
x B x T x B (v1)
x B x T x B (v1) x B (v2)
x B x T x B (v2)
x B x T x B (v2) x B (v3)
Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)
Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:
Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)
Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.
Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)
Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:
Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.
Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.
Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.
Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)
Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.
Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.
Cách gieo vần tiếp
x B x T (v1)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x T x B (v2)
Cách gieo vần tréo
x B x T (v1)
x T x B (v2)
x B x T (v1)
x T x B (v2)
Cách gieo vần ba tiếng
x B x T (v1)
x T x B (v1)
x B x T (tự do)
x T x B (v2)
Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)
Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.
Cách gieo vần ôm
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v2)
x T x B x (v1)
Cách gieo vần tréo
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
x B x T x (v1)
x T x B x (v2)
Thơ Đường
Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.
Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).
cặp 1: gồm câu một và câu tám
cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).
Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x T x B x T b (vần)
câu 2: x B x T x B b (vần)
câu 3: x B x T x B t
câu 4: x T x B x T b (vần)
câu 5: x T x B x T t
câu 6: x B x T x B b (vần)
câu 7: x B x T x B t
câu 8: x T x B x T b (vần)
Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:
câu 1: x B x T x B b (vần)
câu 2: x T x B x T b (vần)
câu 3: x T x B x T t
câu 4: x B x T x B b (vần)
câu 5: x B x T x B t
câu 6: x T x B x T b (vần)
câu 7: x T x B x T t
câu 8: x B x T x B b (vần)
Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.
(ST)
Note:
Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.
ST